Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu chính thức về những kiến thức
giáo dục địa phương của tỉnh Đồng Nai dùng trong hệ thống trường học của tỉnh.
Đề nghị Nhà Xuất bản Đồng Nai xuất bản dưới dạng sách phục vụ nhiệm vụ chính
trị, kinh phí do nguồn tài trợ xuất bản của tỉnh.
2. Sở Giáo dục Đào tạo nghiên cứu triển khai nội dung dạy và học ở các cấp
học, thực hiện giảng dạy nội dung kiến thức giáo dục địa phương trong tòan ngành
theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục Đào tạo. Tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán cấp tỉnh
và cho giáo viên trực tiếp đứng lớp những nội dung giáo dục địa phương, chỉ đạo
thống nhất thực hiện nội dung giảng dạy trên địa bàn tỉnh, tổ ch ức kiểm tra, đánh
giá chất lượng dạy và học nội dung như các môn học khác.
3. Trường Chính trị, các trường Cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp
do sở Giáo dục Đào tạo và sở LĐTBXH quản lí, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp
huyện trên cơ sở tài liệu này biên soạn nội dung giảng dạy phù hợp cho các lớp đào
tạo và bồi dưỡng do các trường quản lí.
4. Các đòan thể, mặt trận Tổ quốc nghiên cứu chọn lọc những nội dung phù
hợp để tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ của đòan thể mình. Đặc biệt Tỉnh đòan
Đồng Nai nên có hình thức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho cán bộ đòan, đòan
viên, hội viên. Nghiên cứu để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức văn hóa, lịch
sử, phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong đòan viên thanh niên, đội viên.
5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn việc đưa nội dung kiến thức
giáo dục điạ phương vào chương trình các lớp bồi dưỡng của tỉnh: Chương trình
bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo cơ sở, chương trình bồi dưỡng cán bộ các đoàn thể ,
mặt trận của trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi d ưỡng chính trị các huyện và
các lớp bồi dưỡng của các ngành, đoàn thể.
206 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, tuyển chọn xây dựng hệ thống các giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn đưa vào giảng dạy trong các trường học tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quét
sạch tàn dư văn hoá nô dịch, thực dân mới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã
hội; không ngừng củng cố hệ thống chuyên chính vô sản, nâng cao năng lực lãnh
đạo của Đảng bộ, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy
hiệu lực của chính quyền. Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ
nhất là sự vận dụng Nghị quyết Đại hội IV của Đảng vào điều kiện cụ thể của tỉnh.
Với những kết quả đã đạt được sau gần 2 năm khắc phục hậu quả chiến tranh,
Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm (1976–1980).
Đại hội bầu 41 ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, trong đó 39 ủy viên chính thức,
đồng chí Lê Quang Chữ Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Phó
Bí thư Tỉnh ủy. Nguyễn Văn Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy Chủ tịch UBND tỉnh.
3.5.2. Đại hội Đảng bộ Đồng Nai lần thứ II (1979–1983):
Được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12 -7-1979 tại thành phố Biên Hòa. Đại
hội đã kiểm điểm, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ
nhất, đề ra nhiệm vụ, phương hướng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, Hòan
thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 2 (1976–1980).
Kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
nhất, Đại hội đánh giá: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp
hành Trung ương, bám sát thực tế địa phương, đã huy động được sức mạnh của
quần chúng, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất của chủ
nghĩa xã hội, đạt nhiều chỉ tiêu kế hoạch so với năm 1976 . Năng lực lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước được nâng lên một bước; an ninh quốc phòng được
192
giữ vững; huy động được sức mạnh của quần chúng xây dựng và bảo vệ tuyến
phòng thủ biên giới Tây – Nam.
Xác định năm 1979–1980 đóng vai trò quan trọng trong việc Hòan thành kế
hoạch 5 năm (1976–1980), Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chính trị trong hai năm
1979–1980 là: “Nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, thực sự phát
huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy những thế mạnh của
địa phương, ra sức xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, nhất là phát triển toàn
diện, vượt bậc sản xuất nông nghiệp, ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân; tăng
cường quốc phòng an ninh Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ với tiền tuyến lớn, xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu trước mắt, đồng thời chuẩn bị điều kiện
phát triển những năm sau”.
Đại hội bầu 45 ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, trong đó 43 ủy viên chính thức,
đồng chí Lê Quang Chữ Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Thị Bạch Tuyết,
Phạm Văn Hy Phó Bí thư Tỉnh ủy. Nguyễn Văn Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy Chủ
tịch UBND tỉnh. Tháng 6/1982, Ban Bí thư điều động đồng chí Phạm Văn Hy giữ
chức vụ Bí thư Đặc khu ủy Vũng Tàu-Côn Đảo.
3.5.3. Đại hội Đảng bộ Đồng Nai lần thứ III (1983 - 1986)
Được tổ chức 2 vòng, tại thành phố Biên Hòa. Vòng 1 từ ngày 07 đến ngày
16-01-1982. Vòng 2 từ ngày 24 đến ngày 28-01-1983.
Đại hội đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
II đã thu được những thành tích nhất định và có ý nghĩa trên các lĩnh vực kinh tế ,
chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Bên cạnh những thành tích và kết
quả đạt được, Đại hội đã nghiêm túc thừa nhận trong bước đi ban đầu thực hiện
nhiệm vụ lãnh đạo, Đảng bộ còn nhiều thiếu sót, nhất là trong quản lý kinh tế. Điều
này dẫn đến tình trạng sản xuất có phát triển nhưng hiệu quả còn thấp, chưa tương
xứng tiềm năng có thể khai thác, chưa tạo được cơ cấu kinh tế mới. Hoạt động
phân phối lưu thông chưa tác động tích cực đối với sản xuất và phục vụ đời sống.
Công tác quản lý thị trường còn lỏng lẻo. Các hoạt động văn hoá - xã hội chưa phối
hợp chặt chẽ, sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới, con người mới.
Công tác xây dựng, củng cố và tăng cường cơ sở tiến hành còn chậm, chưa đáp
ứng yêu cầu và nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và tình hình thực
tế ở địa phương, Đại hội đã nêu phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội từ năm
1983 đến năm 1985. Yêu cầu cơ bản về kinh tế, xã hội từ năm 1983 đến năm 1985
là: “phải nhằm tập trung đẩy mạnh cải tạo, kết hợp với sắp xếp lại một bước và
phát triển thêm sản xuất để nhanh chóng ổn định được tình hình kinh tế - xã hội,
đáp ứng được những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân,
giảm bớt các mặt còn mất cân đối gay gắt nhất của địa phương, thiết lập trật tự xã
hội chủ nghĩa trên lĩnh vực phân phối lưu thông, tạo điều kiện cho những năm sau
tiến lên mạnh mẽ, vững chắc hơn”.
Đại hội bầu 46 ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, trong đó 45 ủy viên chính thức,
đồng chí Lê Quang Chữ Bí thư Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy
Chủ tịch UBND tỉnh. Tháng 12-1984, đồng chí Lê Thành Ba giữ chức Phó Bí thư
Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Tháng 10/1984, Ban Bí thư điều động đồng chí
193
Phạm Văn Hy, Bí thư Đặc khu ủy Vũng Tàu - Côn Đảo giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy
Đồng Nai, đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Liên, Bí thư huyện ủy Thống Nhất giữ chức
vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy.
3.5.4. Đại hội Đảng bộ Đồng Nai lần thứ IV (1986–1991)
Tổ chức từ ngày 20-10 đến ngày 26-10-1986. Đại hội khẳng định những
thành tựu đã đạt được trong 5 năm (1981–1985) về tất cả các mặt kinh tế, chính trị,
an ninh, quốc phòng của tỉnh trong tình hình chung có nhiều khó khăn. đề ra
phương hướng “nhằm phát triển mạnh nền kinh tế Đồng Nai theo cơ cấu công –
nông nghiệp hợp lý; tiếp tục phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, lương thực là trọng tâm theo hướng đi lên sản xuất
lớn xã hội chủ nghĩa. Phát huy mạnh các mũi nhọn: công nghiệp chế biến, nông
sản xuất khẩu và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, giải quyết tích cực và có
hiệu quả thiết thực 3 chương trình lớn về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng
thiết yếu và hàng xuất khẩu ”.
Đại hội đề ra những biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh kinh tế phát triển,
nhấn mạnh tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện, coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm và hàng xuất khẩu,
phát triển công nghiệp bao gồm công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho sản xuất
phục vụ nông nghiệp; sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và các mặt hàng
xuất khẩu, trong xây dựng cơ bản bố trí lại cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm
tập trung vốn Hòan thành các công trình trọng điểm có tác dụng phát triển sản
xuất... Trên mặt trận phân phối lưu thông xây dựng củng cố và tăng cường thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa (kể cả thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán,
trong đó, thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo). Các ngành thương
nghiệp, lương thực, ngân hàng, tài chính vật giá... phải lấy nhiệm vụ phục vụ sản
xuất làm gốc, và phục vụ đời s ống làm trọng tâm. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất
khẩu, nhằm đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu để phát triển sản xuất và ổn định đời
sống. Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế,
coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục tron g 5 năm tới. Thực hiện đẩy mạnh
việc ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào quản lý kinh tế, phát triển kinh tế
xã hội, đồng thời đưa các hoạt động văn hóa – xã hội lên bước phát triển, phù hợp
với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.
Đại hội bầu 58 ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, trong đó 45 ủy viên chính thức,
đồng chí Phạm Văn Hy, Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Liên, Phó Bí
thư Tỉnh ủy, đồng chí Lê Thành Ba, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Tháng 2/1987, Bộ Chính trị điều động đồng chí Phạm Văn Hy giữ chức vụ Tổng
Cục trưởng Tổng cục Cao su. Tháng 3/1987 Bộ Chính trị quyết định đồng chí
Nguyễn Thị Ngọc Liên Bí thư Tỉnh uỷ thay đồng chí Phạm Văn Hy, đồng chí
Phạm Văn Nà giữ chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy. Tháng 7/1987 Bộ Chính trị quyết
định đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Liên thôi giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy, các đồng chí
Lê Thành Ba, Phạm Văn Nà nghỉ hưu. Tháng 8/1989 Bộ Chính trị điều động đồng
chí Phạm Văn Hy, Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy.
Tháng 9/1989 Ban Bí thư quyết định các đồng chí Huỳnh Văn Bình, Phan Văn
194
Trang giữ chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy. Chủ tịch UBND tỉnh: Đồng chí Huỳnh Văn
Bình.
3.5.5. Đại hội Đảng bộ Đồng Nai lần thứ V (1981–1995)
Được tiến hành 2 vòng. Vòng 1 từ ngày 23 đến 25-4-1991. Vòng 2 từ ngày
28-10 đến ngày 01-11-1991.
Căn cứ vào tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, Đại hội V đã đề ra mục tiêu,
nhiệm vụ 5 năm (1991–1995) và đến năm 2000 là: “phát triển kinh tế toàn diện
theo cơ cấu công – nông nghiệp và dịch vụ, nhằm khai thác mọi tiềm năng của các
thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đổi mới quản lý kinh
tế quốc doanh, mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, đẩy mạnh sản xuất
hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tích cực
ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, y tế,
giáo dục và đào tạo. Thực hiện phổ cập tiểu học, xoá mù chữ. Cải thiện đời sống
nhân dân. Thực hiện một xã hội bình đẳng, dân chủ, kỷ cương. Tăng cường quốc
phòng, giữ vững an ninh, ổn định về chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội” .
Đại hội bầu 47 ủy viên chính thức BCH Đảng bộ tỉnh, đồng chí Phan Văn
Trang Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Trần Thị Minh Hoàng, Phó Bí thư Tỉnh ủy. Đồng
chí Huỳnh văn Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tháng 3 /1994, bầu
bổ sung 5 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
3.5.6. Đại hội Đảng bộ Đồng Nai lần thứ VI (1996–2000)
Tổ chức từ ngày 2-5 đến ngày 4-5-1996. Đại hội khẳng định những thành
tựu đã đạt được là: Kinh tế liên tục tăng trưởng cao, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đạt và vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V
đề ra, tạo tiền đề quan trọng để bước vào thời kỳ phát triển mới. Sự nghiệp giáo
dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần,
giải quyết việc làm, chăm lo các đối tượng chính sách có nhiều tiến bộ. An ninh
quốc phòng được bảo đảm vững chắc, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ
vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Không ngừng nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước, đổi mới công tác vận động quần chúng, phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa. Công tác xây dựng Đảng có những chuyển biến quan trọng, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đả ng bộ, lòng tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước được củng cố và nâng lên. Đại hội cũng chỉ ra những mặt yếu
kém và khuyết điểm: Mức tăng trưởng kinh tế còn có những yếu tố chưa ổn định.
Trên lĩnh vực xã hội còn những tồn tại lớn, bức xúc. Tỷ lệ tăng dâ n số tự nhiên còn
cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật còn thấp. Các tệ nạn xã hội chưa giảm.
Đầu tư cho văn hóa – xã hội, giáo dục – y tế chưa đáp ứng yêu cầu. Phân hóa giàu
nghèo còn cao. Đời sống nhân dân một số vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng
chiến cũ còn khó khăn. Tình hình an ninh, trật tự xã hội còn diễn biến phức tạp. Kỷ
cương phép nước có nơi, có lúc chưa nghiêm.Thủ tục hành chính còn nhiều phiền
hà chậm được sửa đổi. Công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng chuyển biến tích cực
song chưa đều ở các địa phương và trong loại hình cơ sở Đảng .
Đại hội đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh 5 năm
1996–2000. Phương hướng, mục tiêu tổng quát là: “Giữ gìn và tăng cường ổn định
195
chính trị; nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách; khai thác và tận dụng mọi
nguồn lực cho yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp phát
triển, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh
phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế công –
nông nghiệp – dịch vụ với mức tăng trưởng cao, liên tục, bền vững để đến năm
2000 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Bảo đảm hài
Hòa giữa tăng trưởng kinh tế liên tục, vững chắc với giải quyết các vấn đề văn hóa
– xã hội, an ninh quốc phòng, nâng dần mức sống vật chất, tinh thần của nhân
dân; góp phần cùng cả nước thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn
diện và đồng bộ, tạo tiền đề cơ bản cho bước phát triển cao hơn trong những năm
đầu thế kỷ XXI
Đại hội bầu 47 ủy viên chính thức BCH Đảng bộ tỉnh, đồng chí Trần Thị
Minh Hoàng Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Trần Bửu Hiền, Phó Bí thư Tỉnh ủy. Đồng
chí Lê Hoàng Quân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
3.5.7. Đại hội Đảng bộ Đồng Nai lần thứ VII (2001 - 2005)
Tổ chức từ ngày 28-12 đến ngày 29-12-2000, tại Biên Hòa. Đại hội khẳng
định những thành tựu đã đạt được, nhìn nhận những yếu kém, tồn tại trong giai
đoạn 1995 – 2000. Trên cở sở đó, Đại hội đã đề ra phương hướng, mục tiêu tổng
quát của Đảng bộ tỉnh đến năm 2010 là: Tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, giữ
vững ổn định chính trị, phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh
tranh phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, góp phần tích cực đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tập trung sức phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, lợi thế ở địa phương; ứng
dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, tạo
nền tảng để đến năm 2010 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; gắn tăng
trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân với
thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái. Phấn đấu đến
năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với năm
2000, với cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý , làm giảm đáng kể tình trạng
chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
Để thực hiện phương hướng, mục tiêu trên, trong giai đoạn 5 năm (2001–
2005) cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ các thành
phần kinh tế, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, đặc biệt là phát huy nhân tố con
người, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo; mở rộng quan hệ hợp tác
kinh tế vùng và khu vực, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về sức cạnh tranh và hiệu
quả kinh tế để đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, nhất là công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tiếp tục
thực hiện cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp với mức tăng trưởng
cao, liên tục và bền vững. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện công
bằng và tiến bộ xã hội, nhằm gi ải quyết vấn đề bức xúc về việc làm, ổn định và cải
thiện đời sống nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an
ninh, giữ gìn và phát huy truyền thống 300 năm Biên Hòa – Đồng Nai, phát huy
196
bản sắc văn hoá dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh việc cải cách
bộ máy nhà nước và hệ thống hành chính các cấp. Đổi mới nội dung, phương thức,
nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể. Thực hiện có hiệu quả
cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch,
vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Đại hội bầu 47 ủy viên chính thức BCH Đảng bộ tỉnh, đồng chí Lê Hoàng
Quân Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Trần Đình Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Võ
Văn Một, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tháng 11/2004, Ban Bí thư
điều động đồng chí Lê Hoàng Quân về thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Trần
Đình Thành giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy.
3.5.8. Đại hội Đảng bộ Đồng Nai lần thứ VIII (2005 - 2010)
Tổ chức từ ngày 21- 12 đến ngày 23 -12 năm 2005, tại Biên Hòa. Đại hội
đánh giá trong 5 năm qua, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã phát huy những thuận lợi về
tình hình chính trị - xã hội ổn định, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế và đạt nhiều thành tựu quan trọng
trên các lĩnh vực. Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ 2005-2010 là tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, nâng cao năng lực lãnh đạo và và sức chiến
đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại". Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, phương hướng
chung là: "Phát huy tối đa nguồn nội lực, đặc biệt là nhân tố con người. Đẩy mạnh
phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ. Mở rộng quan hệ
hợp tác kinh tế với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực và thế giới. Duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về
chất, nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển kinh tế với cơ cấu hợp lý, nâng cao tỷ trọng
khu vực dịch vụ. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh; phát
triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn
đề xã hội bức xúc. Coi văn hóa là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội. Tập trung cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu qủa công tác chỉ
đạo, điều hành của bộ máy Nhà nước các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động
xây dựng và chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng bộ. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của
MTTQ và các đoàn thể, phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn
kết toàn dân".
Đại hội bầu 49 ủy viên chính thức BCH Đảng bộ tỉnh, đồng chí Trần Đình
Thành Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Lê Hồng Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí
Võ Văn Một, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
3.5.9. Đại hội Đảng bộ Đồng Nai lần thứ IX (2010-2015)
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX tổ chức từ ngày 22/9 đến 25/9/2010 tại
Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Tham dự đại hội có 350 đại
biểu, trong đó có 45 đại biểu là ủy viên Ban chấp hành đảng bộ khóa VIII, 305 đại
biểu được bầu từ 16 đảng bộ huyện, thị thành phố và 5 đảng bộ trực thuộc. Đồng
197
chí Hồ Đức Việt, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ
chức Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo.
Về thực hiện Nghị quyết đại hội nhiệm kì 2005-2010, đại hội đánh giá: Toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn
đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh, đạt được những kết quả rất
quan trọng và khá toàn diện. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đúng định hướng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa; Công tác quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường có tiến bộ, đạt được một số kết quả nhất định; Sự nghiệp giáo
dục- đào tạo, khoa học công nghệ có tiến bộ; Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao
phát triển; Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm, đào tạo
nghề, giảm nghèo đạt những kết quả quan trọng; Tiềm lực quốc phòng an ninh, thế
trận quốc phòng toàn dân, thế t rận an ninh nhân dân được tăng cường và củng cố
vững chắc; Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hoạt động bộ
máy nhà nước các cấp, các cơ quan dân cử; đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp;
Công tác vận động quần chúng tiếp tục đổi mới và đi vào chiều sâu. Khối đại đoàn
kết toàn dân được mở rộng và phát huy; Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả
tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy đảng được nâng lên, cơ
bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới
Mục tiêu tổng quát của nhiệm kì 2010-2015 của tỉnh được Đại hội xác định
“Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế với tốc độ
tăng trưởng cao, bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi
với bảo vệ môi trường; thực hiện tốt và đồng bộ các chính sách an sinh xã hội;
nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc
phòng an ninh; xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa - hiện đại
hóa vào năm 2015”
Đại hội bầu 51 ủy viên chính thức BCH Đảng bộ tỉnh, 13 ủy viên Ban
Thường vụ tỉnh ủy nhiệm kì 2010-2015, bầu 16 đại biểu dự Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI. Đồng chí Trần Đình Thành, ủy viên Trung ương Đảng được tái cử
chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Lê Hồng Phương, Đinh Quốc Thái giữ chức
vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Tại Đại hội toàn quốc của đảng lần thứ XI (tháng 1/2011), đồng chí Trần
Đình Thành, Bí thư Tỉnh ủy tái đắc cử ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đồng chí Nguyễn Phú Cường, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa,
đắc cử ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương khóa XI.
Phần thứ 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Biên Hòa- Đồng Nai vùng đất hơn 310năm phát triển.
198
Biên Hòa – Đồng Nai là một bộ phận của đất nước và dân tộc Việt Nam,
vùng đất này là một trong những chiếc nôi của buổi bình minh xã hội loài người
trên dải đất phương nam của Tổ quốc. Sự xuất hiện của người cổ với nền văn minh
tiền sử phát triển đã đánh dấu một thời kỳ lịch sử quan trọng trong tiến trình lịch sử
của vùng đất Biên Hòa -Đồng Nai. Hơn 300 năm qua, đất Đồng Nai được biết đến
như là một vùng đất mở "địa đầu" đón nhận nhiều luồng di dân từ các nơi khác đến
khai khẩn miền đất phía Nam của Tổ quốc. Lịch sử khẩn hoang Đồng Nai nói riêng
và Nam bộ nói chung được nhắc đến với cột mốc thời gian l698 với chuyến kinh
lược của Nguyễn Hữu Cảnh. Bằng những việc làm có ý nghĩa thiết thực tro ng một
thời điểm lịch sử quan trọng, ông trở thành con người đặt nền móng hành chánh
đầu tiên trên vùng đất mới Đồng Nai, và cũng từ đó trở đi, người ta mới biết đến
địa danh Đồng Nai. Từ đó đến nay, địa lý hành chính của Đồng Nai nhiều lần thay
đổi với các tên gọi: Trấn Biên (1698), trấn Biên Hòa (1808), tỉnh Biên Hòa (1832),
đến năm 1957, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long Khánh.
Tháng 1 năm 1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở sát nhập các
tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh, Tân Phú. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới
hiện tại tỉnh Đồng Nai gồm 1 thành phố, 1 thị xã cà 9 huyện với 171 phường, xã,
thị trấn. Là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nối liền Nam bộ, cực Nam Trung
bộ và Tây Nguyên. Đồng Nai giáp giới với 6 tỉnh, thành phố: Phía bắc giáp tỉ nh
Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía tây giáp tỉnh Bình Dương,
tỉnh Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận. Diện
tích tự nhiên 5.864,4 km2, theo kết quả Tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009 toàn
tỉnh có 2.483.211 người. Đồng Nai có 5 tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên Chúa giáo,
Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo. Trong đó Phật giáo và Thiên Chúa giáo là 2 tôn giáo
có tín đồ đông nhất.
Đồng Nai có 2 vùng địa hình, vùng trung du tiếp giáp với cao nguyên Lâm
Đồng, vùng đồi thoai thoải và đồng bằng. Đồng Nai không có nhiều núi cao, có
rừng Nam Cát Tiên là rừng nguyên sinh nhiệt đới, độ ẩm cao có hệ động thực vật
phong phú được Nhà nước công nhận là “Vườn Quốc gia”. Đồng bằng nghiêng về
phía Đông, là vùng đất phù sa màu mỡ mới, nằm dọc hai bên triền sông Đồng Nai,
là vùng cây trái xum xuê bốn mùa xanh tốt với các loại cây ăn trái nổi tiếng. Là tỉnh
nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lòng đất c hứa nhiều khoáng sản
quý, nổi tiếng như đá xây dựng, đất sét, cao lanh, sản phẩm hàng gốm mỹ nghệ.
Hệ thống đường giao thông thuận lợi: Quốc lộ 1 nối liền Bắc Nam; quốc lộ
51 đi Vũng Tàu; quốc lộ 20 đi Tây Nguyên. Ngoài ra còn có hệ thống đường liên
tỉnh thuận lợi cho giao thông. Đồng Nai có đường sắt xuyên suốt từ đầu đến cuối
tỉnh, có nhiều sông suối. Sông Đồng Nai là sông lớn nhất ở miền Đông Nam bộ bắt
nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, , có nhiều phụ lưu như sông Bé, sông La Ngà.
Ngoài nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp, sinh hoạt, hệ thống sông ở Đồng Nai
còn là đường giao thông thủy quan trọng.
Với vị trí địa lí thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu tốt mưa thuận gió hòa,
Đồng Nai là mảnh đất được con người tìm đến rất sớm và phát triển nhanh vùng đất
này. Từ giữa thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, cù lao Đại Phố đã trở thành thương
199
cảng lớn, một trung tâm thương mại sầm uất ở Nam Bộ, đầu mối giao lưu với kinh
tế nước ngoài. Đồng thời các quốc gia phát triển cũng sớm nhận ra đây là mảnh đất
có thể khai thác thuộc địa hiệu quả để làm giàu chính quốc. Trong 30 năm chiến
tranh, Đồng Nai luôn là một chiến lược quan trọng được thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ và xây dựng thành một hậu cứ trực tiếp cho Sài Gòn. Đặc biệt trong chiến tranh
xâm lược, địch xây dựng Đồng Nai thành một trung tâm chỉ huy đánh phá cách
mạng ở miền Đông Nam bộ. Chúng mở rộng, hiện đại hóa sân bay chiến lược Biên
Hòa và 18 sân bay dã chiến khác, xây dựng nhiều căn cứ quân sự lớn (Quân đoàn 3
ngụy, Nha Cảnh sát, Bộ Tư lệnh dã chiến II Mỹ, căn cứ huấn luyện Nước
Trong), kho tàng (lớn nhất là kho liên hợp Long Bình), trung tâm huấn luyện
Nước Trong. Biên Hòa cũng là nơi địch lập “phòng tuyến thép” cuối cùng để bảo
vệ chế độ Sài Gòn. Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đồng Nai là
một chiến trường trọng điểm ở miền Đông Nam bộ, nơi có Chiến khu Đ, Chiến khu
Rừng Sác, Phước An nơi đứng chân của nhiều cơ quan chỉ huy của Miền, của
Khu và nhiều lực lượng vũ trang. Đồng Nai cũng là nơi đế quốc Mỹ đặt các cơ
quan đầu não đánh phá phong trào cách mạng miền Đông, nhiều căn cứ quân sự
lớn. Do đó, Đồng Nai trong 21 năm là chiến trường đấu tranh rất ác liệt giữa lực
lượng cách mạng và đế quốc Mỹ, tay sai.
Dân cư xứ Biên Hòa- Đồng Nai ngày nay chủ yếu do dân từ các vùng miền
khác hội tụ về, có đủ các xứ Bắc, Trung, miền Tây Nam bộ, người Hoa. Những lớp
cư dân người Việt vào đất Biên Hòa Đồng Nai là những tầng lớp phản kháng
mọi áp bức, hà khắc của chế độ phong kiến. Họ là những người yêu lao động,
muốn được phóng khoáng tự do, những lớp người này đã cùng chống chọi với thiên
nhiên tạo dựng nên một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú. “Trong đấu
tranh người miền Đông anh dũng, trong lao động người lại cũng anh hùng”, lời
của một bài ca đã phản ánh khá đầy đủ nhân cách, khí phách con người vùng đấ t
Biên Hoà – Đồng Nai có lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển. Giáo sĩ
người Pháp Chritipho Boris có dịp đến đất Đồng Nai đã nhận xét: “ Dân ở đây sống
thuận hòa, cư xử với nhau thẳng thắn, thật thà như anh em ruột thịt”. Họ có tinh
thần đoàn kết, cần cù lao động, những người dân Việt cùng cư dân tại chỗ đã “biến
những đám rừng hoang vu và cỏ rậm, mỗi đám rừng có thể rộng hơn nghìn dặm”
thành xóm làng trù phú, những cánh đồng xanh tươi và cuộc sống ấm no hạnh
phúc. Ngay từ khi mở đất, thiên nhiên khắc nghiệt ở Biên Hòa đã buộc người dân
Việt, dân bản địa đoàn kết một lòng chống lại thú dữ, thiên tai, lam sơn chướng khí.
Sự bóc lột của thực dân và địa chủ đã làm cho tình thương yêu, đoàn kết tương ái
giai cấp trong nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác ngày càng gắn bó
hơn. Giai cấp công nhân Biên Hòa, đại đa số xuất thân từ nông dân đã liên kết với
giai cấp này thành “đồng minh” tự nhiên với nhau. Cùng với truyền thống văn hóa,
tinh thần lao động cần cù đã tạo nên lòng yêu thương quê hương tha thiết, tinh thần
đoàn kết giai cấp, đoàn kết trong nhân dân, là truyền thống quý báu của nhân dân
Biên Hòa.
Đồng Nai, vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử
Lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của xứ Đồng Nai là lịch sử
chiến đấu, lao động, sản xuất của nhiều thế hệ người sinh sống trên mảnh đất này.
200
Trong từng thời kỳ, nhiều thế hệ người Đồng Nai bằng tài năng lòng quả cảm và sự
hy sinh to lớn với cả mồ hôi, xương máu của mình đã chinh phục thiên nhiên chống
ngoại xâm giữ gìn cương thổ, đấu tranh chống cường hào áp bức... để bảo vệ, xây
dựng xứ sở. Những con người, những chặng đường gian khó nhưng vẻ vang ấy viết
nên những trang sử bất khuất, kiên cường, tạo dựng nên một hào khí của xứ Đồng
Nai rất riêng.
Tổ chức Cộng sản ở Đồng Nai được hình thành khá sớm. Tháng 10/1935
Chi bộ cộng sản Bình Phước -Tân Triều được thành lập, lịch sử Biên Hòa -Đồng Nai
bước sang trang mới. Ngay từ khi ra đời, Đảng chỉ đạo xây dựng cơ sở cốt cán
trong quần chúng để lãnh đạo quần chúng hành động cách mạng. Tro ng hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đồng Nai là một trong
những trung tâm cách mạng với hệ thống căn cứ địa liên hoàn, nơi đứng chân chỉ
đạo của Khu ủy miền Đông, Xứ ủy Nam bộ, Trung ương Cục; là địa bàn quan
trọng đứng chân của quân chủ lực ta tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh
Mỹ ngụy, là một hành lang, đầu cầu tiếp nhận hàng chi viện từ hậu phương miền
Bắc cho miền Đông. Chiến khu D trong hai cuộc kháng chiến đã đóng vai trò vô
cùng quan trọng của chiến trường miền Nam, giống như chiến khu Việt Bắc là nơi
trú quân, bảo toàn lực lượng và cũng là nơi xuất quân những trận đ1nh xuất thần
vào sào huyệt Mĩ ngụy như Tổng kho Long Bình, sân bay Biên Hòa và cả cơ quan
đầu não của kẻ địch ở Sài Gòn. Đồng Nai cũng là nơi diễn ra trận đánh đầu tiên vào
bọn cố vấn xâm lược Mĩ trên chiến trường miền Nam Việt Nam, là nơi diễn ra trận
quyết chiến chiến lược trên địa bàn Xuân Lộc, có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ, đập tan tuyến phòng thủ phía đông Sài Gòn củ a địch, tạo điều kiện
cho chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Trọn thế kỷ 20 dưới ngọn cờ của Đảng
Cộng sản Việt Nam, quân dân Đồng Nai đã vì cả nước, cùng cả nước chiến đấu cho
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, góp phần làm nên những chiến công ,
những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là sau khi đảng nhà nước
ta chủ trương tiến hành đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, với điều kiện sẵn có, với
ý thức năng động trong phát triển kinh tế, Đồng Nai sớm trở thành địa phương có
tốc độ tăng trưởng nhanh, là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Với một lịch sử phát triển hào hùng như vậy không những đã hội đủ những
phẩm chất truyền thống văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, mà còn hình
thành nên hệ giá trị văn hóa truyền thống gắn với đặc điểm hình thành và phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương: Lòng yêu nước, đức tính cần cù lao động, tinh thần
đoàn kết, truyền thống hiếu học, óc sáng tạo, phẩm chất anh hùng, lòng thương yêu
con người, tình yêu đối với gia đình, xóm làng, ý chí độc lập, tự cường, đức tính
chịu khó, nhẫn nhịn. Do hình thành và phát triển trên cơ sở hội nhập từ nhiều
nguồn cư dân tứ xứ nên giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam ở Đồng Nai có đặc
điểm đa nguồn, đa giá trị, trên nền tảng văn hóa Việt Nam, mang sắc thái của vùng
đất mới. Quá trình phát triển theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh” và định hướng “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” làm
xuất hiện nhiều nhân tố mới, nhiều nhu cầu mới, nhiều giá trị văn hóa mới. Với sự
xuất hiện nhiều khu công nghiệp, hơn 500.000 người lao động công nghiệp, dịch vụ
201
trong đó có một số lớn là lao động nhập cư từ nơi khác đến, đã làm “gia tài văn hóa
truyền thống” giàu thêm nhiều giá trị mới
Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, Đồng Nai với
vị thế một tỉnh trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, đã tiếp nối truyền thống
yêu nước, nắm thời cơ, phát huy sức mạnh nội lực kết hợp sức mạnh thời đại, từng
bước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa tiến tới mục tiêu
cách mạng mà Đảng ta đề ra. Ngày nay Đồng Nai cùng cả nước đã có bước tiến
dài, là nơi mà cả nước tin cậy giao cho “đi trước, về đích trước” trong công cuộc
đổi mới, xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh”. Đi đôi với phát triển kinh tế, Đồng Nai không ngừng chăm lo đời sông
văn hóa tinh thần, quan tâm phát triển giáo dục đào tạo phát triển nguốn nhân lực,
chăm sóc sức khỏe, xóa đói giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội. Đã
gần một thập kỉ qua, Đồng Nai không còn hộ đói, xóa xã đặc biệt khó khăn từ năm
2005, chuẩn nghèo hiện tại của tỉnh xấp xỉ 2 lần chuẩn nghèo của cả nước. Năm
1998 hoàn thành phổ cập Tiểu học và xóa mù chữ, năm 2006 hoàn thành phổ cập
THCS, năm 2006 hoàn thành phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi.
Quá trình xây dựng đất nước đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu
vừa là động lực và phát triển kinh tế là mục tiêu, văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã xác định rõ mục tiêu, quan điểm và nhiệm vụ xây
dựng nền văn hóa Việt Nam trong tương lai. Ở đó trách nhiệm là của các cấp ủy
đảng, chính quyến và của từng người dân, phải làm cho mỗi người dâ n ý thức được
vai trò của văn hóa trong phát triển và trách nhiệm phải làm gì để xây dựng nền văn
hóa theo mục tiêu đã xác định. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt
Nam, giáo dục đào tạo có vai trò rất lớn, không thể thay thế. Thế hệ trẻ phải đ ược
giáo dục những nét tinh hoa truyền thống của dân tộc, hiểu biết về lịch sử văn hóa,
biết phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông, biết chọn lọc những giá trị
văn hóa tiến bộ của các quốc gia để làm phong phú vốn văn hóa của nước mình.
Trong đó, những giá trị truyền thống của vùng đất mình sinh ra và lớn lên là một bộ
phận không thể tách rời những giá trị chung của dân tộc. Do lịch sử hình thành và
phát triển trên cơ sở hội nhập từ nhiều nguồn cư dân cư nên giá trị văn hóa truyền
thống ở Đồng Nai có đặc điểm đa nguồn, đa giá trị, trên nền tảng văn hóa Việt
Nam, thể hiện sắc thái của vùng đất mới, có những nét rất riêng. Quá trình phát
triển đó, bản sắc văn hóa Đồng Nai không những không bị mai một mà ngày càng
dung nạp, hội tụ văn hóa nhiều vùng miền của đât nước, thâm chí cả những nét văn
hóa nước ngoài cũng được chọn lọc, tiếp thu. Lịch sử phát triển hơn 300 năm qua
của vùng đất Biên Hòa -Đồng Nai với những giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử rất
đáng được lớp trẻ ngày nay học tập, noi gương, phát huy trong thời đại mới, thời
đại xây dựng quê hương Đồng Nai giàu đẹp văn minh.
Mặt khác thực tiễn trong đời sống, ở một mức độ nào đó văn hóa đã trở
thành nhu cầu tự thân của mỗi con người, của từng cộng đồng, mặc nhiên cũng
được chọn lọc, nâng niu và nuôi dưỡng. Nhiều giá trị văn hóa, lịch sử có tác động
sâu sắc đến cộng đồng, trở thành nhu cầu không thể thiếu, đặc biệt là lĩnh vực lễ
hội, văn nghệ, tập quán, tâm linh và tín ngưỡng, vì vậy văn hóa, lịch sử như một
202
dòng chảy liên tục không hề đứt đoạn. Trong quá trình phát triển tự nhiên đó có cả
cái hay, cái tiến bộ, lẫn những cái chưa hay, cái lạc hậu. Nhiều phong tục lạc hâu
vẫn duy trì, nhiều lễ hội diễn ra gây lãng phí thì giờ và tiền bạc, nhiều hoạt động
văn hóa ngoại lai đã xâm nhập vào cuộc sống trái với thuần phong, mĩ tục của dân
tộc, nhiều trò mê tín, dị đoan ảnh hưởng đến tâm hồn và sức khỏe. Những giá trị
lịch sử, văn hóa vùng đất Biên Hòa-Đồng Nai chưa được đúc kết, phổ biến sâu rộng
trong giới trẻ, nhất là những gương điển hình trong c ông cuộc bảo vệ và xây dựng
đất nước, những danh lam, thắng cảnh, những tác phẩm viết về Đồng Nai chưa
được giời thiệu rộng rãi. Trong thực tế có hiện tượng là trong học sinh, sinh viên
ngày càng am hiểu rộng hơn, nhiều hơn những kiến thức về khoa học, về thế giới
nhưng lại biết rất ít về kiến thức xã hội, đặc biệt là kiến thức về văn hóa, lịch s ử,
địa lí ngay địa phương mình.
Giảng dạy kiến thức văn hóa lịch sử địa phương, điều cần thiết phải làm .
Kiến thức về những giá trị lịch sử, văn hóa tỉnh Đồng Nai không chỉ cần
thiết cho học sinh các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung cấp
chuyên nghiệp theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà còn rất cần thiết cho
tất cả cán bộ các cấp, các ngành đang công tác trong hệ thống chính trị của tỉnh.
Đây là những kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, giúp ích rất nhiều cho cán
bộ, có thể vận dụng để xử lí nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Đặc biệt là những
cán bộ làm công tác dân vận, công tác phong trào có nhiều điều kiện công tác tại cơ
sở, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Những kiến thức này cũng là tài liệu làm
cơ sở để biên sọan các nội dung bài giảng về kiến thừc địa phương trong các lớp
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh tại trường Chính trị, các Trung tâm Bồi dưỡng
Chính trị huyện, các chương trình đào tạo nghề do sở Lao động Thương binh và Xã
hội quản lí. Đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho những người nghiên cứu
về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử Đồng Nai.
Cho đến nay ở Đồng Nai đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, các xuất
bản phẩm của Nhà Xuất bản Đồng Nai và các Nhà Xuất bản trong nước xuất bản.
Có thể kể một số công trình, tác phẩm tiêu biểu như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng
Nai (3 tập), Địa chí Đồng Nai dưới dạng sách và đĩa DVD (5 tập), các tác phẩm
văn học của các tác giả Đồng Nai như Lí Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn, Bình Nguyên
Lộc, các tác phẩm văn học dân gian như truyện cổ người Mạ... và rất nhều công
trình khác nữa. Tuy nhiên với thời lượng giảng dạy kiến thức giáo dục địa phương
thì lại rất ít: 72 tiết dạy cho toàn bộ chương trình 12 lớp phổ thông. Chọn lọc kiến
thức giáo dục địa phương như thế nào để giảng dạy cho phù hợp thời gian, nội
dung, kiến thức phải có hệ thống là điều khó khăn với giáo viên phổ thông, khi mà
họ chưa được tiếp cận nội dung này từ các trường s ư phạm. Mặt khác đây là kiến
thức tổng hợp nhiều lĩnh vực, nên việc chọn lọc kiến thức không chỉ 1 giáo viên, 1
trường, 1 địa phương có thể làm được, mà cần được chọn lọc một cách có hệ thống,
lien thông từ lớp dưới lên lớp trên và thuận tiện cho việc chỉ đạo chuyên môn của
ngành.
Nhiều năm qua, ngành giáo dục đào tạo đã cố gắng biên soạn tài liệu, tổ
chức giảng dạy những kiến thức giáo dục địa phương trong các nhà trường. Một số
tài liệu giảng dạy kiến thức Lịch sử, Địa lí, Văn học địa phương Đồng Nai đã được
203
biên soạn của các tác giả Nguyễn Sĩ Bá, Nguyễn Yên Tri, một số tài liệu tham khảo
về đất nước con người Đồng Nai dùng trong nhà trường như Đồng Nai quê hương
em của trường Trung học Sư phạm... Trường Chính trị tỉnh thực hiện chỉ đạo của
Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, mấy năm gần đây đã thực
hiện nội dung giảng dạy các kiến thức lịch sử, truyền thống địa phương trong các
lớp đào tạo chương trình Trung cấp chính trị tại trường.
Tuy nhiên những tài liệu trên viết chưa đầy đủ, thiếu tí nh hệ thống, thống
nhất giữa các bậc học và các tài liệu này chưa có sự thẩm định của một hội đồng
khoa học, nhiều nội dung hiện tại đã lạc hậu, không còn sử dụng được nữa, nhiều
nội dung giảng dạy chưa có tài liệu. Giáo viên phải thực hành tiết dạy nhưng hiểu
biết về kiến thức địa phương còn nhiều hạn chế, khó khăn cho việc giảng dạy nội
dung giáo dục địa phương theo qui định của Bộ Giáo dục Đào tạo. Việc tổ chức
dạy học thiếu thống nhất giữa các địa phương, một số nơi chưa thực hiện được, và
đánh giá kết quả học tập của học sinh còn mang tính hình thức. Các trường đào tạo,
các lớp bồi dưỡng cán bộ, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chưa tổ
chức bối dưỡng kiến thức đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, truyền thống của
vùng đất Biên Hòa- Đồng Nai, mặc dù những kiến thức này giúp ích rất nhiều cho
cán bộ trong quá trình công tác.
Trong điều kiện Đồng Nai cùng với cả nước phát triển kinh tế theo cơ chế
thị trường, đã tạo được nền kinh tế năng động, đạt được những thành tựu to lớn, đời
sống vật chất được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, những mặt trái không mong muốn
của cơ chế thị trường đã có tác động xấu về mặt văn hóa xã hội: Những giá trị văn
hóa truyền thống đang có phần xuống cấp, mai một nhất là ở lớp trẻ. Trong điều
kiện dễ dàng giao lưu với các nền văn hóa khác, nhiều nét văn hóa du nhập vào
sinh hoạt của giới trẻ thiếu chọn lọc, làm cho văn hóa truyền thống it được lớp trẻ
quan tâm. Vì vậy việc nghiên cứu, xây dựng, tuyển chọn những giá trị văn hóa, lịch
sử đưa vào giảng dạy trong các trường họ c tỉnh Đồng Nai một cách hệ thống là việc
phải làm, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc
dân tộc như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã xác định.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu qui định về nội dung, phân phối chương trình
giảng dạy kiến thức giáo dục địa phương của Bộ Giáo dục Đào tạo cho các bậc học,
tìm hiểu những kiến thức cần thiết về địa phương của cán bộ các ngành, các cấp,
tham khảo cách làm của một số địa phương như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, tỉnh Cà Mau và thực tiễn dạy học nội dung này của các trường trên địa
bàn tỉnh những năm qua để tổ chức biên soạn tài liệu này. Nội dung biên soạn gồm
các vấn đề:
- Các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT và thực trạng tình hình giảng dạy nội
dung kiến thức văn hóa, lịch sử trong các trường phổ thông.
- Tổng quan về vùng đất, con người Đồng Nai
- Địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế
- Quá trình hình thành, phát triển và lịch sử đấu tranh xây dựng.
- Văn hóa, xã hội
- Tín ngưỡng, tôn giáo
204
- Đồng Nai trong thời kì hội nhập
- Định hướng qui hoạch xây dựng tỉnh Đồng Nai trong tương lai.
- Các phụ lục tham khảo về quê hương, đất nước, con người Đồng Nai.
Nhóm tác giả còn biên soan nội dung văn bản giáo khoa cho các tiết dạy, đay
là nội dung phát sinh do yêu cầu từ đơn vị hưởng thụ đề tài là sở giáo dục và Đào
tạo. Nội dung giáo khoa nhóm tác giả chỉ chọn lọc, sưu tầm, biên tập và in ấn
những tác phẩm chưa được “số hóa”, chưa có trong các trang Website của tỉnh, còn
những nội dung đã được “số hóa” như Địa chí Đồng Nai (5 tập), Lịch sử Đảng bộ
tỉnh (3 tập), các di tích danh thắng, các công trình kiến trúc tiêu biểu, các bài hát về
Đồng Nai sẽ được chỉ đường dẫn cụ thể để giáo viên, học sinh dễ truy cập. Mặt
khác khi sử dụng tài liệu kĩ thuật số có đủ cả kênh chữ, kênh tiếng, kênh hình n ên
hiêu quả nghe nhìn sẽ tốt hơn cho dạy học. Nhóm tác giả cũng đã viết hướng dẫn
nội dung giảng dạy về kiến thức giáo dục địa phương, tổ chức ghi hình 15 tiết dạy
minh họa cho các bậc học Tiểu học, THCS, THPT làm cơ sở cho việc triển khai
giảng dạy nội dung này trong ngành giáo dục đào tạo khi đề tài được nghiệm thu.
Sở Giáo dục Đào tạo Đồng Nai đã cam kết sẽ tiếp nhận kết quả nghiên cứu sau khi
đề tài nghiệm thu và tổ chức triển khai giảng dạy ở các cấp học theo qui định phân
phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung nghiên cứu nhóm nghiên
cứu đã bám sát chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quyết định số 16/2006/QĐ-
GDĐT ngày 05/5/2006 qui định về nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy, thời
lượng cho từng phân môn ở các khối lớp về kiến thức giáo dục địa phương, Công
văn hướng dẫn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 “Hướng dẫn thực hiện
nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 -2009”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và gần đây nhất là Hội nghị của Bộ tổ chức tháng
3/2010 chỉ đạo cụ thể về biên soạn chương trình, kiến thức giáo dục địa phương.
Về nội dung thực hiện, đề tài đã nghiên cứu, xây dựng và tuyển chọn những
giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu nhất của vùng đất Biên Hòa -Đồng Nai trong suốt
hơn 310 năm qua, đồng thời khái quát định hướng phát triển của tỉnh Đồng Nai,
một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về định hướng phát triển trong tương lai của tỉnh, quá
trình biên sọan nhóm tác giả đã căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng của
Quyết định số 73-QĐ-TTg ngày 4/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt
qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai giai đọan 2010-2020”.
Những nội dung này cơ bản đủ dùng làm tài liệu giáo khoa cho giáo viên các cấp
học phổ thông thực hiện nội dung giáo dục địa phương. Theo qui định hiện hành
chương trình giáo dục địa phương cụ thể như sau:
+ Ngành học phổ thông: Tất cả có 72 tiết (Bậc Tiểu học 28 tiết cho 5 môn
Âm nhạc, Nghệ thuật, Tự nhiên xã hội, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Việt; Bậc THCS 39
tiết cho 4 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc; Bậc THPT 5 tiết cho 2 môn Lịch
sử và Địa lí).
+ Ngành học Sư phạm : Bộ Giáo dục Đào tạo có qui định cho chương trình
đào tạo giáo viên Ngữ văn , Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân bậc THCS, THPT về
kiến thức Văn học, Lịch sử, Địa lí địa phương, với các nội dung cụ và thời lượng cụ
thể.
205
+ Trường Chính trị tỉnh: Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia qui định
Chương trình lí luận chính trị trung cấp có 45 tiết các kiến thức về địa phương (lịch
sử, địa lí, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng..).
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã tổ chức dạy và ghi hình 15 tiết dạy minh họa
các môn. Đây chưa phải là những tiết dạy mẫu, nhưng nhóm nghiên cứu đã tạo điều
kiện tốt nhất có thể cho người dạy về thời gian, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy
học, phương tiện nghe nhìn...Đặc biệt là tôn trọng ý tưởng sáng tạo của người dạy,
không gò ép người dạy, để có kết quả tiết dạy tốt nhất theo hướng phương pháp
dạy học tích cực mà các trường đang phấn đấu thực hiện. Các đĩa DVD ghi hình
các tiết dạy là tài liệu tham khảo giúp ích cho sở Giáo dục Đào tạo khi triển khai
tập huấn giảng dạy nội dung này cho các trường phổ thông.
Phần hướng dẫn giảng dạy: Việc dạy kiến thức giáo dục địa phương cũng
giống như thực hiện các tiết dạy khác, không có phương pháp giảng dạy riêng. Nội
dung hướng dẫn chỉ mang tính chất tham khảo trong việc chọn các nội dung cụ thể
cho phù hợp từng địa phương, những điểm lưu ý khi thực hiện giảng dạy, hướng
dẫn các tài liệu tham k hảo liên quan, lồng ghép nội dung kiến thức địa phương với
sách giáo khoa.
NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu chính thức về những kiến thức
giáo dục địa phương của tỉnh Đồng Nai dùng trong hệ thống trường học của tỉnh.
Đề nghị Nhà Xuất bản Đồng Nai xuất bản dưới dạng sách phục vụ nhiệm vụ chính
trị, kinh phí do nguồn tài trợ xuất bản của tỉnh.
2. Sở Giáo dục Đào tạo nghiên cứu triển khai nội dung dạy và học ở các cấp
học, thực hiện giảng dạy nội dung kiến thức giáo dục địa phương trong tòan ngành
theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục Đào tạo. Tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán cấp tỉnh
và cho giáo viên trực tiếp đứng lớp những nội dung giáo dục địa phương, chỉ đạo
thống nhất thực hiện nội dung giảng dạy trên địa bàn tỉnh, tổ ch ức kiểm tra, đánh
giá chất lượng dạy và học nội dung như các môn học khác.
3. Trường Chính trị, các trường Cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp
do sở Giáo dục Đào tạo và sở LĐTBXH quản lí, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp
huyện trên cơ sở tài liệu này biên soạn nội dung giảng dạy phù hợp cho các lớp đào
tạo và bồi dưỡng do các trường quản lí.
4. Các đòan thể, mặt trận Tổ quốc nghiên cứu chọn lọc những nội dung phù
hợp để tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ của đòan thể mình. Đặc biệt Tỉnh đòan
Đồng Nai nên có hình thức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho cán bộ đòan, đòan
viên, hội viên. Nghiên cứu để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức văn hóa, lịch
sử, phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong đòan viên thanh niên, đội viên.
5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn việc đưa nội dung kiến thức
giáo dục điạ phương vào chương trình các lớp bồi dưỡng của tỉnh: Chương trình
bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo cơ sở, chương trình bồi dưỡng cán bộ các đoàn thể ,
mặt trậncủa trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi d ưỡng chính trị các huyện và
các lớp bồi dưỡng của các ngành, đoàn thể.
206
6. Những kiến nghị cụ thể với sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan tiếp nhận và
triển khai kết quả nghiên cứu:
- Theo phân phối chương trình của Bộ GDĐT về các tiết dạy kiến thức giáo
dục địa phương ở các cấp học có 1 số tiết không phù hợp. Đề nghị khi triển khai sở
cho điều chỉnh thứ tự tiết dạy, nội dung các khối lớp cho phù hợp.
- Sau khi nghiệm thu, đề tài chỉ chuyển giao 1 bản tài liệu gốc cho sở Giáo
dục đào tạo, trong khi yêu cầu d ạy, học phải có tài liệu cho giáo viên và học sinh.
Vì vậy cần có kế hoạch tiếp theo về in ấn tài liệu văn bản giáo khoa đủ dùng. Có 1
số hiện vật lịch sử, ảnh tư liệu khi giảng dạy giáo viên sẽ rất khó có điều kiện sử
dụng hiện vật mà chỉ có thể sử dụng h ình ảnh, âm thanh, khi tập huấn cần chỉ dẫn
các truy cập địa chỉ của tư liệu cần tìm cho giáo viên.
- Về văn bản chỉ đạo thực hiện nội dung này, cần hướng dẫn kĩ, thống nhất
để các trường dễ thực hiện. Trong đó chú ý đến việc ưu tiên tính địa phương của
từng bài học, từng môn học do giáo viên chọn lựa để học sinh có thể cảm nhận
được những nội dung kiến thức gần gũi nhất, dễ tiếp cận nhất về danh lam, thắng
cảnh, nhân vật, sự kiện lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡngtrên địa bàn
mà các em đang sinh sống
- Riêng trường Đại học Đồng Nai, nhất là khoa đào tạo ngành Sư phạm cần
tổ chức giảng dạy nội dung kiến thức cho sinh viên phù hợp với cấp đào tạo giáo
viên, đồng thời tổ chức dạy phương pháp dạy học nội dung này để giáo sinh khi ra
trường có thể đảm nhận giảng dạy các nội dung kiến thức giáo dục địa phương của
bậc học. Chú ý những ngành đào tạo giáo viên có nhiều nội dung gắn nhiều với
kiến thức giáo dục địa phương như: Ngành đào tạo giáo viên Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Đoàn đội. Quá trình đào tạo cần giành thời gian
cho giáo sinh tham quan bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh,
tiếp xúc các lễ hội văn hóa, các vùng miền tỉnh Đồng Nai để làm phong phú hơn
vốn kiến thức địa phương. Nếu có điều kiện hàng năm nên tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu kiến thức địa phương, thông qua hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội
Sinh viên. Các ngành đào tạo ngoài Sư phạm thực hiện như những trường chuyên
nghiệp khác.
7. Để có thể triển khai kết quả nghiên cứu ứng dụng được trong thực tế, đề
nghị sở KHCN cho Ban Chủ nhiệm Đề tài tiếp tục thực hiện nội dung này bằng
một Dự án mang tên “Triển khai giảng dạy nội dung giáo dục địa phương trong hệ
thống trường học tỉnh Đồng Nai”. Nội dung Dự án bao gồm biên soạn Sách giáo
khoa từ Văn bản giáo khoa, Sách giáo viên, tổ chức tập huấn giáo viên, báo cáo
viên cốt cán của các trường, các đoàn thể.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_ket_khoa_hoc_va_ky_thuat_nghien_cuu_tuyen_chon_xay_dung_he_thong_cac_gia_tri_van_hoa_li.pdf