Đề tài Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa Vmware Vsphere

Chọn ExtensionManager, sau đó chọn Register Extension, gõ tên của Extension mà chúng ta muốn xóa khỏi plug-ins, ở đây chúng tôi xóa plug-ins của vShieldManager gõ như sau: com.vmware.vShieldManager. Chọn Invoke Method.

pdf100 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4362 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa Vmware Vsphere, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải download License về, chọn Install License B13. Chỉ đường dẫn đến license đã download về trước đó B14. Nhấp phải vào Targer chọn Add Targer và nhập tên bất kì vào, nhấn Next B15. Hard Disk, chọn Next B16. Basic Virtual, chọn Next B17. Image File device, chọn Next B18. Create new vitual disk, chọn Next B19. Chọn ổ thứ 2, ở đây là ổ S, nhập tên image, ví dụ: SAN.img, chọn Next->Next- >Next->Finish Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 44 8. Kiểm chứng các chức năng của vSphere 8.1. Các thao tác cơ bản 8.1.1. Liên kết máy ESX vào vCenter Server (Add Host) B1. Sử dụng VMware vSphere Client để đăng nhập vào vCenter Server, sử dụng username và password trên máy vCenter Server B2. Đầu tiên ta sẽ tạo một datacenter để chứa các máy chủ ESX ( ESXi) B3. Liên kết máy chủ vào vCenter bằng cách click phải chuột vào datacenter và chọn Add host Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 45 B4. Trong Add Host Wizard, ta điền IP hoặc tên host cần thêm và username, password của máy chủ đó B5. Chọn Yes để tiếp tục B6. Kiểm tra thông tin máy chủ rồi chọn Next B7. Nếu không có license thì ta chọn tùy chọn 1. Nếu có license thì ta chọn tùy chọn 2 để nhập license key vào. Sau đó ta chọn Next B8. Chọn Datacenter (Cluster) sẽ chứa máy chủ ( lưu ý có thể có nhiều datacenter tùy vào mục đích sử dụng) B9. Kiểm tra lại thông tin rồi chọn Finish để kết thúc 8.1.2. Tạo Cluster B1. Tạo Cluster bằng cách click phải chuột vào datacenter và chọn Add Cluster Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 46 B2. Đặt tên cho cluster và chọn Turn on VMware HA và DRS ( nếu có sử dụng) rồi chọn Next B3. Nếu máy chủ có hỗ trợ tính năng EVC ( Enhanced vMotion Compatibility ) thì tùy vào CPU ( AMD hoặc Intel) mà chọn , nếu không có hỗ trợ thì chọn Disable. Chọn Next B4. Chọn nơi lưu swapfile ( nếu chọn lưu cùng nơi với máy ảo để dễ quản lý). Chọn Next để tiếp tục B5. Kiểm tra lại các thông tin đã cấu hình, Chọn Finish để kết thúc 8.1.3. Đưa host vào trong cluster Ta có thể Add host vào Cluster giống như đã hướng dẫn ở trên. Ta cũng có thể di chuyển host đã thêm sẵn vào trong cluster bằng cách: B1. Nhấp chuột vào tên host và kéo vào cluster. Ta chọn Yes đối với thông báo vừa hiện ra để đồng ý chuyển host vào trong cluster B2. Ta chọn tùy chọn 1 nếu muốn máy chủ có thể sử dụng được hết tài nguyên trong cluster hoặc tùy chọn 2 để chỉ cho phép máy chủ sử dụng tài nguyên trong một resource pool đã định sẵn. Chọn Next để tiếp tục. B3. Kiểm tra lại và chọn Finish để kết thúc B4. Sau khi đã add host vào trong cluster thì các host sẽ được cấu hình HA.( nếu chức năng HA được kích hoạt). Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 47 (Lưu ý nếu ta không có thêm một card mạng dự phòng thì trên host sẽ có dấu warning do thiếu network redundancy) 8.1.4. Sử dụng vSphere Client Để có thể sử dụng hiệu quả vSphere Client vào việc quản lý hệ thống mạng, ta nên tìm hiểu về giao diện quản lý của vSphere Client. vSphere Client là một giao diện người dùng mang lại khả năng quản trị, cấu hình một hệ thống mạng ảo với những thao tác đơn giản, dễ dàng. Một điểm đặc biệt trong vSphere Client là nó có Navigation (đường dẫn). Đường dẫn này sẽ cho ta biết ta đang ở phần nào trong cơ sở hạ tầng mạng Điều này giúp việc quản lý được dễ dàng do các thành phần trong hệ thống ảo hóa được phân thành ba nhóm chức năng lớn: - Inventory (Nhóm hạ tầng cơ sở) : Hosts and Cluster, VMs and Templates, Datastores, Networking, Search. - Administration (Nhóm quản trị) : Roles, Sessions, Licensing, System Logs, vCenter Server Settings, vCenter Service Status. - Management (Nhóm quản lý) : Scheduled Tasks, Events, Maps, Host Profiles, Customization Specifications Manager. - Plug-in ( Nhóm chương trình phụ) : VMware Data Recovery ... ( chỉ xuất hiện khi đã cài đặt Plug-in) Không kém phần quan trọng là những thanh tab ở cửa sổ bên phải khi ta nhấp chọn một cluster hoặc một máy chủ hoặc một máy ảo. Những thanh tab này cho phép ta xem và thay đổi các thông tin liên quan đến cluster, host, máy ảo. Các thanh tab chung và quan trọng là : - Summary : cho phép ta xem các thông tin cơ bản về đối tượng được chọn cũng như thay đổi trạng thái của đói tượng đó ( ngắt kết nối với máy chủ, tắt nguồn máy ảo ... ) - Virtual Machines : hiển thị các máy ảo chạy trên máy chủ , cluster. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 48 - Performance : hiện thị hiệu suất công việc của đối tượng về nhiều mặt ( CPU, RAM , storage, networking ... ) - Configuration : cho phép ta cấu hình và thay đổi thông tin trên đối tượng được chọn về CPU, RAM, storage, network, adapter, DNS .... - Tasks & Events : ghi nhận và liên kết các công việc, sự kiện xảy ra trong hệ thống lại giúp việc kiểm tra và sửa lỗi được dễ dàng hơn. - Alarms : hiện thị các cảnh báo đã được thiết lập nhằm mục đích hỗ trợ việc quản lý cũng như ngăn chặn sự cố xảy ra. - Permission : hiện thị các user, group có quyền truy cập, thực thi đối với đối tượng được chọn. - Maps : hiện thị sơ đồ mạng. Ngoài ra vSphere Client còn có chức năng tìm kiếm (search) rất hiệu quả và chức năng "back" cho phép ta lui trở về một thời điểm nào đó như một trình duyệt web. 8.2. Kết nối SAN vào hệ thống (Add Networking và Add Storage) B1. Trên máy chủ ESX, ta click vào tab Configuration > Networking. Click vào Add Networking để tạo kết nối đến SAN. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 49 B2. Chọn kiểu kết nối là VMkernel rồi chọn Next B3. Chọn card mạng sẽ dùng cho kết nối này ( vSphere sẽ tạo ra một vSwitch để kết nối với card này). Chọn Next B4. Ta có thể đặt lại tên và vlan id nếu cần. Click chọn Use this port group for vMotion và FT. Chọn Next để tiếp tục B5. Chọn Yes để tiếp tục ( do sử dụng vMotion và FT chung thì có thể làm nặng băng thông) B6. Đặt IP cho kết nối ( sử dụng DHCP nếu có). Click chọn edit để điền thêm gateway vào B7. Sau khi điền gateway, chọn OK B8. Kiểm tra lại IP và chọn Next để tiếp tục B9. Chọn Finish để kết thúc B10. Cũng trong tab Configuration ta chọn Storage Adapters. Click chọn iSCSI Software Adapter ( nếu ta sử dụng SAN ảo). Chọn Properties. B11. Trong tab General, chọn Configure B12. Click chọn Enable. Chọn Ok B13. Sau đó ta click vào Configure một lần nữa và kiểm tra xem đã có thông tin về ổ SAN chưa . Nếu có rồi thì chọn OK Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 50 B14. Chuyển sang tab Dynamic Discovery. Chọn Add. Điền IP và port của SAN vào. Chọn OK. B15. Sau đó chuyển sang tab Static Discovery kiểm tra xem đã có IP của SAN chưa. Chọn Close để hoàn tất. B16. Chọn Yes để rescan lại thiết bị B17. Chọn mayESX1.vt081a.com, chọn tab Configuration, chọn Storage -> Add Storage. B18. Chọn Disk/LUN, nhấn Next -> Next -> Next B19. Đặt tên cho datastore, ví dụ: SAN STORAGE. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 51 B20. Chọn Maximum file size, chọn Finish B21. Ta chuyển qua Storage để kiểm tra đã có ổ SAN chưa Cấu hình tương tự đối với các máy chủ còn lại 8.3. Tạo máy ảo trên máy chủ ESX (ESXi) B1. Trước tiên ta phải upload file iso lên ổ SAN hoặc datastore của chính host. Ta vào Home > Inventory > Datastore. Click phải chuột vào SAN. Chọn Browse Datastore. B2. Click vào biểu tượng tạo New Folder và đặt tên là ISO. Chọn OK B3. Click vào biểu tượng Upload chọn Upload File để tải file iso lên ổ SAN B4. Chọn iso cần tải lên và click OK B5. Chọn Yes để tiếp tục ( lưu ý nếu đã có file trùng tên thì sẽ bị thay thế bằng file mới) Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 52 B6. Sau khi hoàn tất, ta vào lại Home > Inventory > Hosts and Clusters. Click phải chuột vào máy chủ. Chọn New Virtual Machine để tạo máy ảo. B7. Chọn Typical để thao tác đơn giản ( có thể chọn Custom để chỉnh thêm một số thiết lập). Chọn Next để tiếp tục B8. Đặt tên cho máy ảo và chọn Datacenter sẽ lưu trữ. Chọn Next B9. Chọn nơi lưu trữ ( Nên chọn SAN để có thể sử dụng các chức năng như HA, FT, vMotion ...). Chọn Next B10. Chọn hệ điều hành phù hợp. Chọn Next để tiếp tục B11. Chọn dung lượng tối đa cho máy ảo. Có thể chọn Thin Provisioning để nén dữ liệu hoặc bật các chức năng hỗ trợ cluster như FT. Chọn Next B12. Kiểm tra thông tin và chọn Finish B13. Sau đó ta khởi động máy ảo và sử dụng một cách bình thường. Ta có thể thay đổi thiết lập của máy ảo bằng cách click phải chuột vào máy ảo và chọn Edit Settings. 8.4. Di chuyển máy ảo giữa các host và datastore 8.4.1. Di chuyển máy ảo đã tắt nguồn B1. Di chuyển máy ảo đang tắt bằng cách click phải chuột vào máy ảo chọn Migrate Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 53 B2. Có ba kiểu di chuyển. Ở đây ta sẽ chọn Change both host and datastore, tùy chọn này chỉ hiện khi máy ảo đã tắt. Chọn Next để tiếp tục B3. Chọn máy chủ sẽ chuyển đến ( ở đây ta chuyển từ máy esx1 sang esx2). Chọn Next B4. Chọn ổ lưu trữ cần chuyển đến ( ở đây ta chuyển từ ổ SAN sang ổ cứng của máy esx2). Chọn Next B5. Chọn định dạng cho dữ liệu nên chọn Same format as source để đảm bảo an toàn dữ liệu. Chọn Next Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 54 B6. Kiểm tra thông tin và chọn Finish để bắt đầu chuyển sang host và datastore khác. Di chuyển hoàn tất. Máy ảo win xp đã được chuyển sang máy chủ esx2 và ổ esx2 storage. 8.4.2. Di chuyển máy ảo đang chạy bằng Storage vMotion Storage VMotion được dùng để di chuyển ổ cứng của máy ảo đang chạy từ kho dữ liệu này sang kho dữ liệu khác tuy nhiên máy ảo sẽ vẫn chạy trên máy ESX ban đầu. SVMotion thường được dùng trong việc cân bằng không gian sử dụng trên các kho dữ liệu hoặc khi cần bảo trì kho dự liệu... Cách thiết lập cũng tương tự như VMotion, DRS, DPM, HA mà không xảy ra thời gian chết. Các yêu cầu để sử dụng Storage vMotion: - Chỉ sử dụng được trên vSphere Enterprise và Enterprise Plus - Các kho dữ liệu phải được kết nối với máy ESX và có thể truy cập được đến máy ESX có chứa máy ảo Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 55 - Không hỗ trợ di chuyển máy ảo đang chạy có chứa snapshot - Máy ảo phải tắt nguồn khi sử dụng tùy chọn "Change both host and datastore" - Khi di chuyển ổ cứng ta có thể thay đổi định dạng từ "thin" sang "thick" và ngược lại (nén dữ liệu hoặc không nén dữ liệu) Ta sẽ thực hiện Storage vMotion để chuyển máy ảo từ Esx2 Storage sang SAN Storage. B1. Ta cũng click phải chuột vào máy ảo và chọn Migrate. B2. Ta chọn Change datastore rồi chọn Next B3. Chọn SAN Storage. Chọn Next B4. Chọn Same Format as source. Chọn Next B5. Kiểm tra lại thông tin rồi chọn Finish B6. Kiểm tra lại SAN Storage và Esx2 Storage. 8.4.3. Di chuyển máy ảo đang chạy bằng vMotion VMotion được dùng để di chuyển các máy ảo đang chạy từ một máy ESX sang một máy ESX khác mà không làm gián đoạn công việc cũng như di chuyển các file vmdk nếu chúng được lưu trên kho lưu trữ chung. VMotion thường được dùng trong việc Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 56 cân bằng tải trên các máy chủ ESX cùng với DRS hoặc khi cần phải cập nhập và bảo trì một máy ESX nào đó Các yêu cầu để sử dụng VMotion: - Sử dụng vSphere phiên bản Advanced, Enterprise hoặc Enterprise Plus - Có kho lưu trữ chung giữa các máy ESX như iSCSI, FC, NFS - Các file máy ảo phải được lưu trên kho lưu trữ chung - VMotion trên cổng VMkernel trên hai máy ESX phải được kích hoạt - Chạy được trên vSwitch và dvswitch (vDS) Tương tự như Storage vMotion, để sử dụng vMotion di chuyển máy ảo từ máy chủ esx2 về esx1 thì: B1. Click phải chuột vào máy ảo và chọn Migrate. B2. Chọn Change host để di chuyển máy ảo sang máy chủ khác. Chọn Next B3. Chọn máy chủ cần chuyển đến. Chọn Next B4. Chọn High priority để ưu tiên việc di chuyển cao nhất. Chọn Next B5. Kiểm tra lại và chọn Finish. Di chuyển thành công. Máy ảo winxp đang chạy đã được chuyển sang máy chủ esx1. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 57 8.5. Thực hiện VMware DRS Distributed Resource Scheduler giúp hệ thống cân bằng trong việc sử dụng tài nguyên nhằm tận dụng hiệu quả phần cứng hệ thống. DRS có thể tự động di chuyển các máy ảo trong cluster và ta có thể tạo ra các rule để giúp các máy ảo luôn được gắn với nhau hoặc được tách riêng ra cũng như thay đổi độ ưu tiên về CPU và RAM cho máy ảo theo các mức cao/bình thường thấp với tỉ lệ tương ứng 4/2/1. Các yêu cầu khi sử dụng DRS: - vSphere Enterprise hoặc Enterprise Plus - Sử dụng kho dữ liệu chung giữa các máy ESX - Tất cả các máy ảo trong cluster phải được lưu trên kho dữ liệu chung đó - DRS sử dụng VMotion để di chuyển - Cluster phải kích hoạt chức năng DRS Để thực hiện DRS, ta tiến hành các bước sau: B1. Ta nhấp phải chuột vào Cluster và chọn Edit Settings. B2. Ta click chọn chức năng DRS trên cluster cluster-HOASEN B3. Chọn mức độ hoạt động cho VMware DRS. Chọn Next để tiếp tục - Manual : Chỉ di chuyển máy ảo khi có yêu cầu của quản trị viên. - Partially automated : Chỉ tự động di chuyển máy ảo khi máy ảo được khởi động. - Fully automated : Tự động di chuyển máy ảo khi máy ảo được khởi động và khi có tranh chấp về tài nguyên B4. Chọn mức độ cho việc quản lý điện năng ( VMware DPM) - Off : Không sử dụng DPM - Manual : vCenter sẽ gửi thông báo để quản trị viên tắt máy chủ khi tài nguyên cạn kiệt và mở lại máy chủ khi cần thiết - Automatic : vCenter sẽ tự động thực hiện công việc trên. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 58 B5. Ta chọn OK để kíck hoạt chức năng DRS. B6. Ở đây ta có 2 máy ảo trên cùng một máy chủ Esx1. Ta tiến hành khởi động từng máy ảo. Máy ảo win xp sau khi được khởi động vẫn nằm trên máy chủ Esx1. B7. Sau đó ta khởi động tiếp máy win xp2 thì sẽ thấy máy win xp2 được chạy trên máy chủ esx2 mà không có thông báo chuyển host nào cả Ta click vào Cluster Hoasen, chọn tab DRS thì sẽ thấy quá trình làm việc của DRS Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 59 8.6. Thực hiện VMware HA High Availability giúp máy ảo nhanh chóng trở lại làm việc trong trường hợp một máy ESX bị lỗi góp phần làm giảm thời gian chết và tăng tính sẵn sàng của hệ thống. Khi một máy ESX bị lỗi phần cứng hoặc bị mất kết nối ... thì VMware HA sẽ khởi động lại tất cả các máy ảo đang chạy trên máy ESX đó trên các máy ESX khác trong cùng một cluster. HA còn có chức năng khởi động lại máy ảo khi máy ảo bị lỗi. HA hỗ trợ đến 32 máy ESX trong một cluster và tất cả các máy ảo bất kể hệ điều hành. HA có thể được sử dụng kết hợp với DRS để đạt hiệu quả cao nhất. Các yêu cầu khi sử dụng HA: - Hỗ trợ cho các phiên bản vSphere ngoại trừ Essentials - Các máy ảo đang chạy trên HA cluster được lưu trên kho dữ liệu chung - Cluster phải được kích hoạt chức năng HA Để thực hiện HA, ta tiến hành các bước sau: B1. Ta nhấp phải chuột vào Cluster và chọn Edit Settings. B2. Ta click chọn chức năng HA trên cluster Hoasen B3. Chọn một số tính năng của HA trên Cluster - EnableHost Monitoring: bật chức năng theo dõi máy chủ - Admission Control: là một chính sách được sử dụng bởi VMware HA. Khi được kích hoạt thì nó sẽ không khởi động các máy ảo có xảy ra lỗi, xung đột tài nguyên - Admission Control Policy: cho phép thay đổi các thông số như số lần bị lỗi, lượng tài nguyên dự phòng … B6. Chọn thiết lập cho các máy ảo như độ ưu tiên và hoạt động của máy ảo khi máy chủ bị cô lập B7. Chọn mức độ theo dõi máy chủ khi máy chủ bị sự cố . ( nên chọn VM Monitoring Only để chỉ quan sát khi có sự cố) B8. Ta chọn OK để kích hoạt chức năng HA. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 60 B9. Sau khi vCenter cấu hình HA cho các máy ESX xong, ta sẽ tiến hành tắt máy esx1 đang chứa máy ảo win xp đang chạy và VMware HA sẽ khởi động lại máy ảo win xp tren máy esx2. B10. Kiểm tra các máy ảo trên esx1 và esx2. Máy winxp chạy trên mayESX1, máy winxp2 chạy trên mayESX2 B11. Sau khi tắt máy chủ esx1 thì sẽ thấy máy esx1 rơi vào trạng thái "not responding" và máy ảo win xp trên máy esx1 đã được khởi động lại trên máy esx2. Trên cluster, ta vào tab Tasks & Events để xem thêm thông tin. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 61 8.7. Sử dụng Snapshot B1. Ta click phải chuột vào máy ảo đang chạy. Chọn Snapshot > Take Snapshot. B2. Đặt tên cho snapshot và chọn OK để tạo Snapshot B3. Để trở về thời điểm snapshot hoặc để xóa snapshot, ta click phải chuột vào máy ảo chọn Snapshot > Snapshot Manager B4. Để sử dụng snapshot, ta chọn Go To. Còn để xóa snapshot, ta chọn Delete. Lưu ý: Snapshot sẽ lưu lại tình trạng bộ nhớ, ổ cứng ... của máy tại thời điểm chụp nên thường được dùng để phục hồi máy khi nâng cấp xảy ra lỗi ... Và sau khi snapshot thì toàn bộ thông tin, dữ liệu của máy ảo sẽ được lưu vào một file vmdk khác cho đến khi snapshot bị xóa. 8.8. Sử dụng VMware vShield Zones 8.8.1. Giới thiệu về bộ sản phẩm vShield vShield là một bộ sản phẩm của VMware được dùng để tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu và các ứng dụng , cải thiện tốc độ cũng như khả năng kiểm soát trên toàn bộ hệ thống trong môi trường ảo hóa. Yêu cầu tối thiểu để sử dụng các sản phẩm vShield là vSphere 4.0 ( từ Essentials Plus trở lên), vCenter 4.0 và vSphere Client 4.1 (vShield Endpoint yêu cầu vSphere 4.1). Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 62 vShield bao gồm nhiều phần với các chức năng khác nhau: - VMware vShield Manager được xây dựng trên nền linux và có hỗ trợ SSH, WEB console, vSphere Client ... Đồng thời vShield Manager cũng hỗ trợ cài đặt và quản lý các thành phần khác của vShield như vShield Zones, vShield App, vShield Edge và vShield Endpoint. - VMware vShield Zones là một sản phẩm firewall cơ bản và vShield App là phiên bản cải tiến của Zones. Ta có thể sử dụng vShield Manager để cài đặt Zones vào máy ESX qua file ova. Sau khi cài đặt, Zones sẽ được chạy trên máy ESX đó như một phần của kernel module và nó sẽ tạo ra vSwitch của riêng nó để lọc luồng dữ liệu. Mỗi máy sẽ phải cài đặt Zones riêng và máy ảo Zones không thể di chuyển sang host khác. - VMware vShield App là một phiên bản firewall hoàn thiện hơn so với Zones. App có thể đọc được luồng dữ liệu ở mức độ ứng dụng. Chính điều này cho phép App có thể nhóm các máy ảo lại dựa theo chức năng thay vì IP hoặc VLAN. - VMware vShield Edge giúp vDS tạo ra nhiều nhóm mạng riêng lẻ, tách biệt nhau trên cùng một hệ thống. vShield Edge được thiết kế như một chương trình ảo cung cấp các dịch vụ như firewall, VPN, web load-balancing, NAT, DHCP ... - VMware vShield Endpoint là giải pháp của VMware trong việc tăng cường khả năng bảo vệ máy ảo, phòng chống virus, malware trên máy ảo. 8.8.2. Tạo máy ảo Vshield Manager B1. Trong cửa sổ vSphere Client, ta chọn File -> Deploy Template B2. Chọn Browse B3. Chọn file VSM.ovf (có chứa vShield Manager), nhấn Open Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 63 B4. Chon Next B5. Chọn Next B6. Chọn Accept -> Next B7. Chấp nhận tên mặc định, nhấn Next B8. Chọn máy chủ, nhấn Next B9. Next để tiếp tục B10. Finish Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 64 Sau khi tạo thành công máy ảo vShield Manager : B11. Chọn máy chủ mayESX1, chọn tab Configuration -> Networking -> Properties để tạo add một card mạng cho máy manager B12. Chọn vSwitch, nhấn Add B13. Chọn Vitual Machine -> Next B14. Đặt tên vsmgmt (vSwitch management) -> Next B15. Finish B16. Chọn Edit Settings để chỉnh card mang lại cho máy ảo Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 65 B17. Chọn vsmgmt vừa tạo -> OK. Sau đó power on B18. Cấu hình vShield Manager, login bằng admin, password defaut B19. Cấu hình địa chỉ ip, defalt gateway, dns cho máy vShield Manager B20. Ta log out rồi log in vào lại để thay đổi có hiệu lực 8.8.3. Tạo máy vShield Zones B1. Trong cửa sổ vSphere Client, ta chọn File -> Deploy Template B2. Chọn vshield.ovf (có chứa vshield zones) và làm tương tự các bước như như với vShield Manager B3. Mở trình duyệt web và truy nhập vào vShield Manager, ví dụ: https://192.168.1.103 với username là admin và password là default B4. Điền thông tin vCenter Server rồi chọn Save. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 66 B5. Tạo plug-in cho vShield manager bằng cách nhấp vào nút Register Plug-in. B6. Ở cửa sổ bên trái, mở rộng phần Datacenter và chọn máy chủ muốn cài đặt vShield Zones (lưu ý nếu có xây dựng cluster thì phải cài đặt cho tất cả các máy chủ trong cluster) B7. Nhấp vào nút Install ứng với ứng dụng cần sử dụng ( Zones là ứng dụng miễn phí, còn App, Edge, Endpoint cần có license để sử dụng). B8. Chọn datastore, port group, IP, netmask, gateway cho máy ảo vShield Zones. Sau đó chọn Install. B9. Sau khi cài đặt xong máy ảo vShield Zones sẽ xuất hiện trong Inventory của vCenter Server. Chọn máy chủ đã cài vShield Zones và chọn Tab vShield > Zones Firewall để cấu hình firewall. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 67 B10. Chọn Add để tạo một rule mới. Ta thay đổi các thông tin như source, destination, port , protocol , action ... tuỳ theo mục đích. (Lưu ý : vShield Zones là một firewall cơ bản nên chỉ có thể lọc các luồng lưu thông dựa vào IP và port ) B11. Chọn Commit để thực hiện rule. 8.9. Sử dụng VCB để sao lưu và phục hồi dữ liệu VMware Consolidated Backup (VCB) là một phần mềm khung dùng để sao lưu máy ảo và có thể tích hợp với các phần mềm backup của hãng thứ ba. VCB bao gồm một chuỗi các câu lệnh cho phép backup trực tuyến hoặc qua mạng LAN các máy ảo hoặc dữ liệu trong máy ảo. Mặc dù ta có thể sử dụng VCB để thực hiện việc backup, tuy nhiên VCB vẫn thiếu một số tính năng hữu ích khác của các phần mềm backup của hãng thứ ba như lập lịch backup, sắp xếp thứ tự backup, quản lý dữ liệu sau khi backup ... Các yêu cầu để sử dụng VCB 1.5 trở lên: - Sử dụng một máy thật hoặc ảo chạy Window Server 2003 hoặc 2008 để làm Backup Proxy. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 68 - Kết nối mạng ổn định và có thể truy cập đến vCenter Server, ESX (ESXi) Server. - Truy cập được SAN nếu có sử dụng SAN 8.9.1. Sử dụng VCB để backup máy ảo B1. Download file VMware-vcb-226297.exe từ trang chủ VMware và cài đặt trên máy VCB proxy. B2. Mở cmd và thay đổi đường dẫn đến VMware Consilodated Backup Framework #cd C:\Program Files\VMware \VMware Consilodated Backup Framework B3. Sử dụng hàm vcbVmName để liệt kê các thông tin về máy ảo như tên, IP, ID ... #vcbVmName -h -u -p -s (name | ipaddr | uuid): B4. Sau đó điền thông tin về máy ảo cần backup vào hàm vcbMounter để backup máy ảo đó. #vcbMounter -h -u -p - a (name | ipaddr | uuid): -t (fullvm | file) -r Tùy chọn fullvm sẽ cho phép ta backup máy ảo thành file vmdk Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 69 Còn tùy chọn file sẽ backup máy ảo thành một thư mục gồm toàn bộ các file dữ liệu của máy ảo. 8.9.2. Sử dụng VCB để restore máy ảo B1. Download Window Services for Unix 3.5 từ trang chủ Microsoft và tiến hành cài đặt. B2. Trước khi reboot máy, ta vào Start > Administrators > Services và mở hai dịch vụ Server for NFS và User Name Mapping B3. Sau khi reboot máy, ta chạy Service for Unix Administration B4. Ở cửa sổ bên trái, chọn User Name Mapping rồi chọn tùy chọn Use Password and Group files. Và điền đường dẫn chứa 2 file trên vào ( 2 file passwd và group ta có thể chép từ máy ESX bằng vCenter hoặc sử dụng WinSCP) rồi click vào nút Apply Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 70 B5. Trong tab Maps, ta check vào ô Simple maps và click vào Show User Maps B6. Sau đó ta click vào hai nút List Windows Users và List Unix User và lần lượt chọn Administrator, root rồi click vào Add. B7. Ta click vào Apply để save và tắt cửa sổ Service for Unix Administration. B8. Trên máy VCB Proxy ta tạo một thư mục chứa file backup. Click phải chuột chọn Properties > NFS Sharing. Chọn Share this folder và click vào nút Permissions. Chọn Allow root access. Việc chia sẽ nơi chứa backup trên VCB Proxy hoàn tất. B9. Sau đó ta sử dụng putty.exe để truy cập vào máy ESX với quyền root. B10. Mở port cho NFS client #esxcfg-firewall -e nfsClient B11. Tạo một điểm mount đến nơi lưu backup (C:\restore trên VCB Proxy #mkdir -p /mnt/restore #mount -t nfs :/restore /mnt/restore B12. Sử dụng lệnh vcbRestore để phục hồi lại máy ảo #vcbRestore -h -u -p -s /mnt/restore B13. Sau khi phục hồi hoàn tất, ta nên xóa mount point #umount /mnt/restore Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 71 8.10. Sử dụng chương trình backup của hãng thứ ba 8.10.1 Cấu hình Netbackup và VCB B1. Mở cửa cổ cmd và thực hiện các lệnh sau để tắt chức năng automount #diskpart automount disable automount scrub B2. Reboot máy B3. Cấu hình sao cho VCB proxy truy cập được nơi lưu trữ các máy ảo. Ở đây ta dùng chương trình Microsoft iSCSI initiator để kết nối đến SAN ảo. B4. Cài đặt VCB 1.5 và một chương trình backup của hãng thứ ba (Netbackup, Backupexec, Tivoli Storage Manager, Legato Networker ...). Ở đây ta sử dụng Netbackup 6.5.6 của hãng Symantec. B5. Sau khi cài đặt xong VCB 1.5 và Netbackup 6.5.6 (Master Server), ta tiến hành cài đặt chương trình tương thích bằng cách giải nén file VMware-veritas-netbackup- integration-150805.zip vào thư mục C:\Program Files\VMware \VMware Consolidated Backup Framework\netbackup. B6. Sau đó ta chạy file install.bat. B7. Ấn Enter hai lần và ấn Y để đồng ý sử dụng đường dẫn mặc định của VCB. B8. Sau đó ấn Y để xem file cấu hình và ta sẽ thay đổi một số thông tin sau: - IP hoặc FQDN của máy vCenter Server (ESX Server). - Username và password để truy cập máy vCenter Server (ESX Server). - Port VCB sử dụng (443 hoặc 902). - Kiểu kết nối đến nơi lưu trữ máy ảo (SAN, NBD …) B9. Tạo hai thư mục rỗng C:\mnt và C:\vmbackups trên máy VCB Proxy B10. Chạy chương trình Netbackup Administration Console Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 72 B11. Ở cửa sổ bên trái, ta mở rộng phần Storage và nhấp phải chuột vào Storage Units và chọn New Storage Unit B12. Đặt tên rồi ấn Browse và chỉ đến thư mục C:\vmbackups. Chọn nút "This directory can exits on the root file system or system disk”. Sau đó ấn OK. B13. Mở rộng phần Media and Device Management > Credentials rồi nhấp phải chuột vào Virtual Machine Servers và chọn New. B14. Điền IP hoặc FQDN của máy vCenter Server vào rồi chọn OK. Trong cửa sổ vừa hiện ra, ta chọn VMware Virtual Center Server và nhập username, password, port và chọn OK. B15. Một cửa sổ cảnh báo hiện ra và yêu cầu restart dịch vụ. Ta chọn OK và sẽ restart các dịch vụ sau. B16. Mở rộng phần Netbackup Management > Host Properties và chọn Master Servers B17.Nhấp phải chuột vào máy VCB Proxy và chọn Properties > Virtual Machine Proxy Servers. Ấn nút Add và điền FQDN của máy VCB Proxy vào và chọn Add > OK > OK. B18. Sau đó chuyển sang Netbackup Management > Host Properties > Clients. Nhấp vào nút Client trên thanh menu và điền FQDN của VCB Proxy vào cửa sổ vừa hiện ra rồi chọn OK. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 73 B19. Trong cửa sổ Client Properties, mở rộng phần Windows Client và chọn Client Settings. Ở phần cửa sổ bên phải, ta chọn tùy chọn Based on timestamp ở ô Incrementals và đảm bảo rằng ô "Use Change Journal in incrementals" không được chọn. Sau đó, chọn OK. B20. Cấu hình cho Netbackup hoàn tất, ta tiến hành reboot máy VCB Proxy. 8.10.2 Tạo công việc backup máy ảo trên Netbackup B1. Chạy chương trình Netbackup Administration Console B2. Ở phần cửa sổ bên trái, nhấp phải chuột vào Policies và chọn New Policy. Đặt tên cho việc backup này và chọn OK. B3. Trong tab Attributes, ta chọn kiểu Policy: - MS-Windows-NT : sao lưu từng ổ, thư mục , file trên máy khách. - FlashBackup-Windows : thực hiện sao lưu trọn vẹn máy ảo hoặc từng ổ đĩa riêng lẻ trên máy khách. B4. Trong ô Policy storage unit, ta chọn Storage Unit đã tạo trước đó (storage1). B5. Bỏ chọn đối với ô "Collect disaster recovery information for Bare Metal Restore" và chọn đối với các ô "Perform snapshot backup" và "Perform off-host backup" và "Use Virtual Machine Proxy". Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 74 B6. Nhấp vào Snapshot Options. Nhấp vào Snapshot mount point và đổi thành C:\mnt. B7. Sau đó ta chọn mức độ backup: - 0-File : sao lưu từng ổ , thư mục , file riêng lẻ. - 1-FullVM : sao lưu toàn bộ máy ảo. - 2-Mapped FullVM : sao lưu toàn bộ máy ảo nhưng có thể phục hồi từng file, thư mục riêng lẻ. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 75 B8. Sau khi chọn mức độ backup xong, ta chọn OK. B9. Trong tab Schedules, ta chọn New. B10 Đặt tên cho nó và tùy chỉnh thời gian cho phù hợp. Sau đó chọn OK B11. Trong tab Clients, ta chọn New. Đánh dấu vào ô Browse virtual Machines và chọn máy ảo cần backup. Sau đó chọn OK. B12. Trong tab Backup Selections, ta chọn New. Điền vào đường dẫn nơi cần backup ( E:\ , C:\My documents ...) hoặc ALL_LOCAL_DRIVES để backup toàn bộ máy ảo. B13. Sau đó chọn OK và OK lần nữa để tạo Policy. B14. Nhấp phải chuột vào Policy vừa tạo và chọn Manual Backup để thực hiện backup liền. Chọn OK để bắt đầu công việc. B15. Ta có thể chuyển qua cửa sổ Activity Monitor để theo dõi công việc. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 76 8.10.3 Phục hồi máy ảo bằng NetBackup B1. Trên Netbackup, chạy ứng dụng Backup, Archive and Restore. B2. Trên menu, chọn File > Specify NetBackup Machines and Policy Type - Server to use for backups and restores : VCB Proxy Server - Source client for restores : chọn máy ảo cần phục hồi ( nếu không có, ta chọn Edit Client List và điền FQDN của máy ảo vào) - Destination client for restores : VCB Proxy Server - Policy type for restore : MS-Windows-NT hoặc FlashBackup-Windows. B3. Sau đó chọn OK. B4. Trên thanh menu, chọn Select for Restore Để backup một hoặc nhiều file riêng lẻ, ta chọn Restore from Normal Backup. Sau đó ta chọn công việc backup và file cần phục hồi rồi nhấp vào nút Restore. Trong cửa sổ Restore Marked Files, ta chọn nơi chứa file được phục hồi và chọn Start Restore để bắt đầu phục hồi. Sau đó ta chép file đã phục hồi lại vào máy ảo. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 77 Để backup toàn bộ máy ảo, ta chọn Restore from Virtual Machine Backup. Sau đó ta chọn công việc backup và máy ảo cần phục hồi và nhấp vào nút Restore. Trong cửa sổ Restore Marked Files, ta chọn một trong hai tùy chọn sau: - Restore the entire virtual machine : chọn máy vCenter Server trong ô đầu tiên, chọn máy VCB Proxy làm staging machine và điền nơi chứa file backup vào. Lưu ý: máy ảo không thể tồn tại trong inventory của vCenter Server trước khi phục hồi. - Restore all virtual machine files to the staging machine : chọn VCB Proxy làm staging machine và sử dụng vcbRestore hoặc vCenter Converter để phục hồi máy ảo. 8.11. Sử dụng chức năng Alarm trên vCenter Server Trên vCenter Server, chức năng báo động có thể được dùng để giám sát lượng tài nguyên tiêu thụ hoặc trạng thái của một đối tượng nào đó (máy ảo, máy chủ, cluster) và báo động cho quản trị viên khi điều kiện đặt ra được thỏa mãn như lượng tài nguyên sử dụng cao hoặc thậm chí lượng tài nguyên sử dụng thấp ... Những cảnh báo này sẽ thực hiện những hành động mà quản trị viên đã đặt ra ví dụ như gửi mail thông báo, chạy một đoạn mã (script) hoặc tắt nguồn máy ảo (máy chủ) ... Tạo Alarm với các bước sau: B1. Click phải chuột vào đối tượng cần đặt cảnh báo ( máy ảo, máy chủ, cluster) rồi chọn Alarm > Add Alarm. B2.Trong Tab General, đặt tên và ghi chú cho cảnh báo mới. Trong hộp Monitor chọn đối tượng cần đặt cảnh báo (Virtual Machines, Hosts, Clusters). Chọn một trong hai tùy chọn sau tùy theo ý muốn: - Monitor for specific conditions or state : sẽ giám sát với các điều kiện như lượng CPU, RAM sử dụng hoặc trạng thái máy ảo (máy chủ) ... (tùy chọn này không hiển thị đối với cluster) - Monitor for specific event occurring on this object : sẽ giám sát dựa vào các sự kiện xảy ra trên đối tượng. Ví dụ như mở nguồn hoặc tắt nguồn máy ảo, di chuyển máy ảo, một máy ảo mới được tạo trên máy chủ, cluster thực hiện HA, DRS hoặc FT Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 78 B3. Trong tab Triggers, ta sẽ đặt ra các điều kiện để kích hoạt cảnh báo. Chọn Add để đặt điều kiện (có thể tạo nhiều điều kiện trong một cảnh báo). Sau đó ta click vào các ô tương ứng để thay đổi các thông số như loại cảnh báo, điều kiện lớn nhỏ ... Tùy chọn Trigger if any of the conditions are satisfied cho phép cảnh báo xảy ra khi một trong các điều kiện được thỏa mãn. Còn tùy chọn Trigger if all of the conditions are satisfied thì chỉ cho phép cảnh báo xảy ra khi tất cả các điều kiện đều được thỏa mãn. B4. Trong tab Action, ta tạo ra các hành động để vCenter Server thực hiện khi cảnh báo được kích hoạt. Chọn Add để tạo ra các hành động như gửi email thông báo cho quản trị viên, chạy một đoạn script, mở nguồn hoặc tắt nguồn máy ảo hoặc máy chủ ... Ta có thể chọn thực hiện một lần hoặc nhiều lần ở các giai đoạn khác nhau như khi chuyển từ xanh sang vàng hoặc từ vàng sang đỏ ... Thay đổi thông số trong ô Frequency để chỉnh số phút cho mỗi lần lặp. B5. Chọn OK để hoàn tất việc tạo alarm. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 79 8.12. Sử dụng chức năng Hot Add và Hot Plug Thông thường thì USB, Ethernet và ổ cứng là những thiết bị phần cứng mà máy tự động nhận biết khi gắn vào mà không cần khởi động lại máy. Và chức năng Hot add và Hot plug đã được VMware đưa vào vSphere cho phép ta có thể gắn thêm RAM và CPU vào máy ảo mà không cần khởi động lại máy để nhận thêm RAM, CPU mới. Hot Add được dùng để gắn thêm RAM và Hot Plug được dùng để gắn thêm CPU. Tuy nhiên vSphere không hỗ trợ việc tháo nóng các thiết bị trên và khả năng hỗ trợ việc gắn nóng phụ thuộc nhiều vào hệ điều hành của các máy ảo. Lưu ý: mặc định chức năng Hot Add, Hot Plug chưa được kích hoạt và để kích hoạt ta phải tắt nguồn máy ảo. Chức năng Hot Add, Hot Plug không tương thích với VMware Fault Tolerance (FT). Hot Add và Hot Plug hỗ trợ trên các hệ điều hành sau : Hệ điều hành Hỗ trợ Hot Add (RAM) Hỗ trợ Hot Plug (CPU) Window Server 2003 Standard x86 (x64) Không Không Window Server 2003 Enterprise x86 (x64) Có Không Window Server 2008 Standard x86 Có (*) Không Window Server 2008 Standard x64 Có (*) Có (*) Window Server 2008 Enterprise x86 Có Không Window Server 2008 Enterprise x64 Có Có (*) Window Server 2008 DATACENTER x64 Có Có Window 7 Enterprise x64 Có Có Window 7 Ultimate x64 Có Có Linux (kernel 2.6.14 trở lên) Có Có Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 80 (*) Máy ảo nhận thiết bị mới nhưng để có thể sử dụng ta nên khởi động lại máy ảo. Để bật chức năng Hot Add & Hot Plug, ta nhấp phải chuột vào máy ảo và chọn Edit Settings. Trong Tab Options, chọn Memory/CPU Hotplug và chọn tùy chọn Enable memory hot add for this VM và Enable CPU hot add for this VM. Sau đó chọn OK. 8.13. Sử dụng Host Profiles trên vSphere Chức năng Host Profiles cho phép ta có thể chuẩn hóa trong việc cấu hình các máy chủ ESX (ESXi) trong hệ thống ảo hóa. Host Profiles tạo ra một chuẩn cấu hình cho các máy chủ có chung chức năng và thay đổi cấu hình trên nhiều máy chủ chỉ với một lần cấu hình giúp tạo nên sự đơn giản trong việc thiết lập và quản trị một hệ thống ảo hóa. Để sử dụng chức năng Host Profiles ta thực hiện các bước sau : B1. Cấu hình đầy đủ trên một máy chủ ESX (ESXi) để lấy đó làm chuẩn chung cho các máy chủ còn lại. B2. Ta vào đường dẫn Home > Management > Host Profiles. Chọn Create a Host Profile. B3. Chọn Create Profile from existing host để tạo profile từ máy chủ đã cấu hình sẵn hoặc chọn Import profile nếu ta đã có sẵn một profile. Chọn Next. B4. Chọn máy chủ ESX (ESXi) sẽ sử dụng để làm host profile. Chọn Next. B5. Đặt tên cho Profile. Chọn Next. B6. Kiểm tra thông tin rồi chọn Finish. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 81 B7. Nhấp vào profile vừa tạo và chọn Edit Host Profile để thay đổi cấu hình của Host Profile. Trong cửa sổ Edit Profile ta có thể tùy chỉnh các thông tin cấu hình về storage, network, ngày giờ hệ thống, firewall, service, user, group ... Chọn OK để lưu lại cấu hình. B8. Nhấp chuột vào nút "Attach Host/Cluster" B9. Chọn Cluster hoặc các Host sẽ áp dụng Host Profile đã tạo. Chọn OK. B10. Trong Tab Hosts and Clusters, chọn Check compliance now để kiểm tra xem các máy chủ (trong cluster) có cấu hình phù hợp với Host Profile chưa. B11. Nhấp phải chuột vào máy chủ cấu hình chưa phù hợp với profile (Noncompliant) chọn Enter Maintenance Mode. Lưu ý: nếu trên máy chủ đó có máy ảo đang chạy thì máy ảo đó sẽ được chức năng DRS di chuyển sang một máy chủ khác trong cùng Cluster. B12. Sau khi máy chủ rơi vào trạng thái bảo trì, ta chọn Apply Profile. Một cửa sổ sẽ hiện ra vào thông báo các cấu hình đã được thay đổi. B13. Nhấp phải chuột vào máy chủ và chọn Exit Maintenance Mode. Việc cấu hình và sử dụng Host Profile hoàn tất. 8.14. Tạo và sử dụng vNetwork Distributed Switch vNetwork Distributed Switch (vDS) cung cấp cho ta một switch ảo duy nhất cho toàn bộ máy chủ trong cùng một datacenter. vDS có các tính năng như một Switch thông thường như kết nối máy ảo, kết nối ngoại mạng, kết nối với các switch của hãng thứ Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 82 ba (Cisco Nexus 1000-V, Cisco N1KV)... Một vDS có thể có một hoặc nhiều dvPortGroup được quy định trên nó. dvPortGroup là một nhóm các port có cùng cấu hình mạng do đó tăng tính an toàn, bảo mật, khả năng quản lý luồng dữ liệu và nhiều tính năng khác. Để tạo và sử dụng vNetwork Distributed Switch, ta tiến hành các bước sau: B1. Vào đường dẫn Home > Inventory > Networking. B2. Nhấp phải chuột vào datacenter cần tạo vDS. Chọn New vNetwork Distributed Switch. B3. Đặt tên cho vDS. Chọn số lượng uplink port sử dụng. Chọn Next. B4. Chọn Add now và chọn các NIC (vmnic) sẽ sử dụng làm uplink cho các máy chủ. Chọn Next. Lưu ý : chỉ những NIC chưa được sử dụng mới có thể được chọn. B5. Chọn Finish. B6. Nhấp chọn vDS vừa tạo. Chọn Create a new port group. B7. Đặt tên cho port group, số lượng port, kiểu VLAN (nếu có sử dụng VLAN). Chọn Next > Finish. B8. Di chuyển các máy ảo từ vSwitch thông thường sang vDS. - Cách 1: Trong Home > Inventory > Hosts and Clusters, nhấp phải chuột vào máy ảo và chọn Edit Settings. Trong phần Network Adapter > Network Label, chọn dvPortGroup vừa tạo. Chọn OK. - Cách 2: Trong Home > Inventory > Networking, nhấp phải chuột vào vDS và chọn Migrate Virtual Machine Networking. Chọn Source và Destination Network (vDS) phù hợp. Sau đó chọn Show Virtual Machines và chọn máy ảo cần thay đổi kết nối mạng. Cuối cùng ta chọn OK. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 83 B9. Trong mục Hosts and Clusters, chọn một máy chủ. Trong Tab Configuration, chọn Networking > Distributed Virtual Switch > Manage Virtual Adapters. B10. Chọn Migrate existing virtual adapters để chuyển Service Console và VMkernel sang vDS. Chọn Next. B11. Chọn port group cho VMkernel và Service Console. Chọn Next. B12. Kiểm tra sơ đồ mạng và chọn Finish. B13. Việc tạo vDS hoàn tất. Ta có thể cấu hình load-balancing, security ... cho dvPortGroup hoặc Uplink port bằng cách nhấp phải chuột và chọn Edit Settings. 8.15. Sử dụng Scheduled Tasks Với Scheduled Tasks, quản trị viên có thể thực hiện công việc mà không cần phải có mặt vào thời điểm thực hiện công việc. Cũng như Scheduled Tasks trong Windows thì Scheduled Tasks trong vSphere cũng sẽ tự động thực hiện công việc đã được thiết lập vào một thời điểm định sẵn. Để tạo một Scheduled Task, ta thực hiện các bước sau : B1. Vào đường dẫn Home > Management > Scheduled Tasks. B2. Nhấp vào nút New trên thanh Toolbars. B3. Chọn một công việc phù hợp trong danh sách rồi chọn OK. - Tạo hoặc di chuyển hoặc nhân đôi một máy ảo. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 84 - Mở nguồn hoặc tắt nguồn một máy ảo. - Chụp Snapshot cho một máy ảo. - Thêm vào một máy chủ. - Thay đổi lượng tài nguyên được cấp cho một hồ tài nguyên hoặc một máy ảo. - Kiểm tra mức độ tương thích của một host profile. B4. Chọn máy ảo hoặc máy chủ tùy theo công việc cần thực hiện. Chọn Next. B5. Chọn cấu hình công việc phù hợp ( Ví dụ với việc thay đổi trạng thái máy ảo, ta có thể chọn Power off hoặc Power on hoặc Shut down ...) Tùy vào từng công việc mà các tùy chọn này có thể thay đổi. Sau khi cấu hình xong, ta chọn Next. B6. Đặt tên cho công việc. Rồi chọn cường độ thực hiện (Frequency) và thời gian thực hiện công việc. Chọn Next. B7. Đánh dấu chọn gửi email và điền email vào nếu ta cần được thông báo khi công việc được thực hiện. Nếu không thì ta bỏ chọn. Sau đó ta chọn Next B8. Kiểm tra lại thông tin công việc rồi chọn Finish. Việc tạo một Scheduled Task đơn giản hoàn tất. Ta có thể thay đổi Scheduled Task bằng cách nhấp phải vào nó và chọn Properties. Vào đúng thời điểm được định sẵn thì Scheduled Task này sẽ được vSphere tự động thực hiện. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 85 8.16. Cài đặt và cấu hình VMware Tools cho các máy ảo VMware Tools là một nhóm các driver và các ứng dụng nhỏ được cài đặt trên các máy ảo. Việc cài đặt VMware Tools trên máy ảo là rất quan trọng. Dù rằng các máy ảo có thể chạy mà không cần đến VMware Tools nhưng việc này sẽ làm mất đi những tính năng quan trọng và tiện dụng. VMware Tools cung cấp các chức năng sau: - Tạo sự đồng bộ về thời gian giữa máy chủ và máy ảo. - Cho phép di chuyển chuột trong và ngoài máy ảo. - Có chứa các driver sau: SVGA, vmxnet network driver, BusLogic SCSI, memory control driver, sync I/O driver, VMware mouse driver ... - Hỗ trợ việc điều chỉnh cấu hình, kết nối với các thiết bị ảo. - Hỗ trợ việc copy & paste giữa máy ảo và máy chủ - Không có VMware Tools thì ta không thể tắt hoặc khởi động lại các máy ảo trong vSphere Client. 8.16.1. Cài đặt VMware Tools trên Linux B1. Mở cửa sổ Console đối với máy ảo Linux cần cài đặt VMware Tools. B2. Trong thanh Menu, chọn VM > Guest > Install/Upgrade VMware Tools B3. Chọn OK B4. Trong thư mục mount vào hiện ra, ta chọn một trong hai cách : - Cách 1: Nhấp đúp vào file .rpm hoặc mở cửa sổ Terminal gõ lệnh "rpm -ivh file.rpm" và tiến hành cài đặt với các cấu hình mặc định. - Cách 2: Giải nén file .tar.gz bằng lệnh "tar xzvf file.tar.gz" và chạy file “vmware-install.pl” và tiến hành cài đặt theo các thông số mặc định. B5. Khởi động lại máy ảo. 8.16.2. Cài đặt VMware Tools trên Windows B1. Mở cửa sổ Console đối với máy ảo Windows cần cài đặt VMware Tools. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 86 B2. Trong thanh Menu, chọn VM > Guest > Install/Upgrade VMware Tools B3. Chọn OK B4. Chạy file setup.exe và bắt đầu quá trình cài đặt. B5. Chọn Next B6. Chọn kiểu cài đặt : Typical , Complete, Custom . Chọn Next > Install. B7. Chọn Finish và reboot lại máy ảo. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 87 9. Đánh giá và hướng phát triển Sau 14 tuần thực hiện khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi đã nghiên cứu kĩ về VMware vSphere, về các thành phần chính cũng như nguyên tắc hoạt động của VMware vSphere và nhiều kiến thức mới lạ khác. Từ đó chúng tôi đã kết hợp với kiến thức đã học từ nhà trường và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách thuận lợi. Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi đã xây dựng thành công mô hình mạng VMware vSphere với hai máy chủ ESX và một máy vCenter Server cùng một số máy chủ phụ. Với mô hình này chúng tôi đã kiểm chứng được các tính năng mới lạ trên VMware vSphere như Vmware High Availability (HA), VMotion và Storage VMotion, VMware Consolidated Backup (VCB), VMware Distributed Resource Scheduler (DRS), VMware vShield Zones. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đầu tiên, chúng tôi sử dụng VMware vSphere phiên bản Trial nên không thể sử dụng một số tính năng yêu cầu bản quyền như vShield App, vShield Edge, vShield Endpoint, VMware vCenter Orchestrator ... Do hạn chế về thiết bị nên chúng tôi không thể kiểm chứng được các tính năng như VMware Fault Tolerance, VMware Data Recovery. Và cuối cùng, do thời gian hạn hẹp nên chúng tôi đã tập trung vào việc xây dựng một mô hình đơn giản để thực hiện các tính năng của VMware vSphere chứ không xây dựng một mô hình mạng hoàn chỉnh với các máy chủ ảo đã được cấu hình web, mail ... trên nhiều hệ điều hành như Windows Server,CentOS, Fedora, Ubuntu ... Với tư cách là nhà cung cấp sản phẩm ảo hóa hàng đầu thế giới, VMware sẽ không ngừng phát triển và cải tiến công nghệ ảo hóa VMware vSphere. Hiện nay, có nhiều công ty đã và đang bắt đầu đưa vào sử dụng mô hình ảo hóa VMware vSphere và số lượng sẽ còn tăng lên khi ngày càng có nhiều nghiên cứu, báo cáo, mô hình về VMware vSphere được đưa vào sử dụng. Chúng tôi tin rằng với những gì đã được trình bày trong khóa luận này sẽ giúp các quản trị viên có thể xây dựng một hệ thống mạng với đầy đủ tính năng nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 88 10. Kết luận Sau thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp về đề tài "Nghiên cứu - ứng dụng công nghệ ảo hóa VMware vSphere", nhóm chúng tôi đã được trau dồi thêm một lượng kiến thức mới lạ cũng như kinh nghiệm cho việc quản lý hệ thống mạng. Với những gì mà chúng tôi đạt được sau khóa luận này, chúng tôi tin rằng VMware vSphere sẽ là một giải pháp mạng, một hệ thống mạng ảo tốt nhất cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. VMware vSphere cho phép thực hiện những thao tác đơn giản nhưng lại đạt được những kết quả to lớn. VMware vSphere có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp từ tính an toàn, tính ổn định, tính sẵn sàng, tính bảo mật ... cũng như khả năng nâng cấp, mở rộng hệ thống một cách dễ dàng. Với mức độ nghiên cứu còn hạn chế, cũng như giới hạn về trang thiết bị nhưng chúng tôi đã hiểu rõ các khái niệm về VMware vSphere và xây dựng được một mô hình ảo hóa với đầy đủ các thành phần chính trong vSphere cùng với các tính năng cần thiết như High Availability, Distributed Resource Scheduler, vMotion, Storage vMotion, VCB, vShield Zones. Chúng tôi tin rằng khóa luận này sẽ mang lại một cái nhìn tổng quát hơn về công nghệ ảo hóa VMware vSphere. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 89 11. Phụ lục 11.1. Xóa Plug-ins Trong quá trình cài đặt vcenter update manager, datarecovery hay vShieldManager nếu gặp phải lỗi thì chúng ta phải xóa plug-ins trước khi cài đặt lại. Mở trình duyệt Web gõ địa chỉ của vCenter server: https://192.168.1.101/mob. Chọn content Chọn ExtensionManager, sau đó chọn Register Extension, gõ tên của Extension mà chúng ta muốn xóa khỏi plug-ins, ở đây chúng tôi xóa plug-ins của vShieldManager gõ như sau: com.vmware.vShieldManager. Chọn Invoke Method. 11.2. Cấu hình Update Manager Do chúng tôi đang sử dụng phiên bản mới nhất nên ở phần này tôi sẽ hướng dẫn cách cấu hình update đơn giản. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 90 Sau khi cài đặt Update Manager, chọn lại thể Home, nhâp vào biểu tượng của Update Manager Trong thẻ Getting Started, chọn Create a new base line. Ở đây chúng ta ở thể chọn gói phiên bản cần download hay các bản vá lỗi, bên cạnh đó chúng ta có thể chọn khoảng thời gian muốn update. Trong thẻ Configuration, chúng ta chọn Patch Download Settings để kết nối đến các máy chủ mà chúng ta cần download. Chọn Download now để bắt đầu tiến trình update Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 91 11.3. Kiểm tra máy chủ có hỗ trợ Fault Tolerance Sử dụng phần mêm Site Survey để kiểm tra, sau khi cài đặt phần mềm, chon máy chủ cần kiểm tra, chọn thẻ Site Survey, tại cửa sổ này sẽ hiển thị kết quả xem máy chủ có hỗ trợ Fault Tolerance hay không. Nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ ảo hóa VMWARE vSphere 92 12. Một số tài liệu tham khảo và công cụ hỗ trợ 12.1. Tài liệu tham khảo [1] IT Comparison, “Microsoft Windows 2008 R2 Hyper-V VS VMware vSphere”, wareESX4vWindows2008R2HyperV.htm, 16/04/2010 [2] Lowe S., “Mastering VMware vSphere 4”, Wiley Publishing, Inc., Indianapolis, Indiana, 2009. [3] Perry B., Huss C., Fields J., “VCP - VMware Certified Professional for vSphere 4”, Wiley Publishing, Inc., Indianapolis, Indiana, 2010. [4] Skinner C. C., “Configuring Veritas Netbackup 6.5.1 with VCB 1.1 Proxy Server”, VMware Inc., 2008. [5] VMware® Education Services, “VMware vSphere 4.1: Install, Configure, Manage”, VMware Inc., 2010. [6] VMware Inc., "What's New in VMware vSphere 4.0”, [7] Wikipedia, “Virtualization”, 12.2. Công cụ hỗ trợ [1] Starwind 5.6: Chương trình dùng để giả lập iSCSI SAN. [2] Window Services for Unix 3.5: Phần mềm thay đổi quyền user khi sử dụng NFS. [3] Netbackup 6.5.6: Chương trình dùng để backup có thể tích hợp với VCB. [4] Putty: Phần mềm dùng để truy cập từ xa vào máy chủ ESX. [5] CamStudio 2.0: Chương trình dùng để quay phim màn hình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf08_aohoavmwarevsphere_4802.pdf
Luận văn liên quan