Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và đạt được các sản phẩm đã đăng
ký, bao gồm:
- Đã xây dựng được quy trình kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian của đất
phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ, cho phép tính đến nhiều chỉ tiêu đánh giá
khác nhau và thể hiện kết quả đánh giá dưới dạng các chỉ số định lượng. Để nâng cao
hiệu quả triển khai, đề tài đã phát triển được phần mềm tiện ích LUPA có khả năng
thực hiện phần lớn các bước của quy trình đánh giá.
- Đã xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối
tượng quy hoạch sử dụng đất thuộc 06 loại đất phi nông nghiệp có tính nhạy cảm cao.
- Đã phát triển được hệ thống thông tin hỗ trợ công bố và theo dõi tình hình thực
hiện phương án QHSDĐ trên nền tảng công nghệ WebGIS mã nguồn mở với các chức
năng nâng cao về thu thập, quản lý thông tin phản hồi của các bên liên quan và thông
tin về tiến độ triển khai QHSDĐ
33 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng gis hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian một số loại đất phi nông nghiệp, công bố và theo dõi thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để chuyển đổi từ bài toán đánh giá định tính về bài toán định lượng, cần giải
quyết các vấn đề có tính mấu chốt sau:
- Chuyển đổi các đánh giá định tính (“thích hợp”, “không thích hợp”,...) thành
điểm số theo một thang điểm nhất định. Việc chuyển đổi này không mang tính cơ
học mà đòi hỏi phải dựa trên tri thức chuyên gia và kinh nghiệm thực tế.
- Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố và thể hiện dưới dạng trọng số
của chúng. Các trọng số có sự phụ thuộc vào thang điểm được lựa chọn và cũng phải
được đánh giá trên cơ sở tri thức chuyên gia và kinh nghiệm thực tế. Đây là vấn đề
khó nhất và có ý nghĩa quyết định tới kết quả đánh giá tính hợp lý về vị trí cho đối
tượng QHSDĐ.
Hiện nay, hai vấn đề nêu trên thường được giải quyết bằng phương pháp MCA.
Sau khi đã giải quyết được các vấn đề này thì các công việc còn lại là tương đối đơn
giản, có thể vận dụng GIS để thực hiện các quy trình đánh giá [7].
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và MCA trong QHSDĐ
1.3.1. Trên thế giới
Trong vài thập kỷ trở lại đây, với sự nhận thức ngày càng cao của cộng đồng về
các vấn đề môi trường và sức khoẻ, việc lựa chọn địa điểm xây dựng các công trình này
ngày càng trở nên khó khăn và trở thành một vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia như
Mỹ, Canada, Mexico, Hà Lan, Áo, Anh, Thụy Sỹ, Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Úc, Nhật, Hàn
Quốc, Đài Loan. Một thuật ngữ thường dùng để gọi chung cho nhưng công trình gây
tranh cãi này là “Sử dụng đất không được địa phương chấp thuận” (Locally Unwanted
Land Uses - LULUs) [16]. Một trong những ứng dụng rõ nét nhất của GIS trong
8
QHSDĐ là kết hợp với phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (Multi Criteria Analysis -
MCA) để lựa chọn địa điểm bố trí một số loại công trình QHSDĐ, thường là các bãi rác.
Trong các công trình của Shrivastava (2003), Javaheri (2006), Huang (2006), Basac
(2006), Sharifi (2004) và Alshehri (2008), MCA được sử dụng để tính mức độ ảnh
hưởng của các chỉ tiêu, còn GIS được sử dụng để đánh giá chỉ tiêu và tích hợp kết quả.
Ngoài các nghiên cứu ứng dụng GIS để lựa chọn vị trí xây dựng bãi xử lý rác thải trên,
còn một số nghiên cứu ứng dụng GIS để tìm vị trí xây dựng cho các công trình khác
như: xác định vị trí tối ưu cho xây dựng bệnh viện mới tại vùng đô thị Tehran, Iran
[21]; bố trí khu công nghiệp tại Nakuru, Kenya [9]; lựa chọn vị trí Trung tâm mua sắm
ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ [14]; lựa chọn vị trí tốt nhất cho trạm xử lý nước thải ở El-
Mahala, El-Kubra, bắc Ai Cập [10]; tìm vị trí vui chơi trong nhà tại Taleghan [17].
Nhìn chung, các ứng dụng của GIS trong công trình này là khá thiết thực, tuy
nhiên việc ứng dụng mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản (chồng xếp các lớp dữ liệu,
hiển thị bản đồ, ), hay mới chỉ tính toán đến cách xác định vị trí thích hợp cho lựa
chọn vị trí tối ưu cho một số loại công trình có tính nhạy cảm cao như bãi chôn lấp chất
thải, khu công nghiệp,... [9, 10, 21].
1.3.2. Tại Việt Nam
Ứng dụng GIS trong QHSDĐ đã bắt đầu được một số nhà khoa học quan tâm
trong những năm gần đây. Trong đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công
tác lập QHSDĐ nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Nghiên cứu ứng dụng GIS để xây
dựng CSDL của một số nhà khoa học trong nước như: Nhữ Thị Xuân và Đinh Thị Bảo
Hoa (2008) đã thiết kế và xây dựng một CSDL GIS về các đơn vị đất nhằm phục vụ
cho công tác QHSDĐ ở tỉnh Thái Bình; Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Thế Lân (2010)
đã thiết lập được thông tin và cơ sở dữ liệu về đất chính qui có tính tổng hợp, hệ thống,
có tính khái quát cao, dễ cập nhật và khai thác sử dụng để trợ giúp ra quyết định trong
đánh giá sự thích hợp đất, quy hoạch sử dụng đất ở xã Phú Sơn, huyện Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyễn Hiếu Trung và nnk đã ứng dụng GIS trong QHSDĐ ở
hai xã là Vĩnh Mỹ A và Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Trong thời gian
qua, vấn đề ứng dụng GIS và MCA trong lựa chọn địa điểm bố trí công trình QHSDĐ
cũng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu trong nước. Bùi Văn Ga
và nnk (2001) đã nghiên cứu ứng dụng GIS và MCA để quy hoạch vị trí bãi chôn lấp
chất thải rắn sinh hoạt ở xã Đông Nam, Khánh Sơn, Đà Nẵng. Nghiên cứu Trần Quốc
Bình và nnk (2008) đã ứng dụng GIS và MCA để tìm địa điểm thích hợp cho bãi chôn
lấp chất thải rắn sinh hoạt của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Cùng lĩnh vực
nghiên cứu này còn có nghiên cứu của Nguyễn Đăng Phương Thảo và nnk (2011) đã
9
ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong lựa chọn địa điểm bãi chôn
lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm hỗ trợ công tác QHSDĐ tại quận Thủ Đức - Thành
phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các nghiên mới chỉ đưa ra một quy trình đánh giá còn
đơn giản, chủ yếu dựa trên phân tích khoảng cách Euclidean, và chưa có sản phẩm
phần mềm hỗ trợ. Vì vậy, các ý tưởng này cần tiếp tục phát triển, hiện thực hóa theo
các quy định của Luật đất đai 2013.
1.4. Đánh giá tình hình ứng dụng WebGIS trong phổ biến thông tin đất đai ở
trong nƣớc và trên thế giới
1.4.1. Trên Thế giới
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin - truyền
thông đã thúc đẩy sự ra đời của một loạt hệ thống thông tin QHSDĐ nhằm phổ biến
thông tin QHSDĐ và giúp người dân tham gia vào các hoạt động QHSDĐ, qua đó làm
tăng tính minh bạch của QHSDĐ. Với đặc thù là đặc tính không gian rất quan trọng của
thông tin QHSDĐ nên hầu hết các hệ thống thông tin QHSDĐ đều phát triển trên nền
tảng GIS, đặc biệt là công nghệ WebGIS - GIS trên mạng Internet. Một số nghiên cứu
tiêu biểu như Diaz và nnk (2009); Kari Mikkonen (2010); Miler, Odobasic và Medak
(2010); Blankenbach và Schaffert (2010) [13]. Một số nước cũng đã xây dựng được
WebGIS phục vụ quản lý đất đai như Úc [24], Mỹ [23], Phần Lan [13], Singapore [25].
1.4.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, mặc dù các hãng GIS nổi tiếng trên thế giới như ESRI, Intergraph,
Mapinfo đã vào thị trường trong nước từ lâu nhưng số lượng ứng dụng WebGIS trên
Internet lại rất ít, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, công nghệ
WebGIS vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa phát triển ở Việt Nam. Một số địa phương như
Cần Thơ, Đà Lạt, Hà Nội, TP TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bến Tre, Khánh Hòa đã sử
dụng công nghệ WebGIS để công khai các thông tin về đất đai trên bản đồ nhưng vẫn
còn nhiều hạn chế như bản đồ trên trang Web còn khá đơn giản.
Như vậy, việc ứng dụng WebGIS trong những trang Web nói trên để cung cấp về
thông tin quy hoạch sử dụng đất thực sự rất hữu ích với người dân nhưng trên thực tế lại
rất ít đơn vị thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất tận dụng được lợi thế này.
1.5. Khái quát về kỹ thuật MCA sử dụng trong đánh giá tính hợp lý về vị trí
không gian của đối tƣợng QHSDĐ
Qua các nghiên cứu ứng dụng GIS và MCA trong QHSDĐ cho thấy có nhiều kỹ
thuật MCA được sử dụng như: kỹ thuật phân tích thứ bậc (AHP), kỹ thuật phân tích
thứ bậc mờ (FAHP), kỹ thuật TOPSIS,... nhưng trong đó có kỹ thuật AHP và FAHP
được các nghiên cứu sử dụng nhiều nhất. Để lựa chọn kỹ thuật phù hợp, đề tài tiến
10
hành nghiên cứu và đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng kỹ thuật trong đánh giá
tính hợp lý về vị trí không gian của đối tượng QHSDĐ.
1.5.1. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật AHP
Kỹ thuật AHP có những ưu điểm sau: AHP cho phép phân tích những yếu tố một
cách có hệ thống [12], sâu hơn và là một trong những kỹ thuật tốt nhất trong đánh giá
đa chỉ tiêu không gian [22]. Những yếu tố này có thể được hiểu tốt hơn khi “tách rời”
hoặc “phân chia” thành các hình thức hoặc các chỉ số đặc biệt hơn và thấp hơn yếu tố
ban đầu [12]. AHP ít dựa vào tính đầy đủ của bộ dữ liệu mà dựa nhiều vào các ý kiến
của chuyên gia hoặc các nhà quan sát về các yếu tố khác nhau và các tác động nhận
thức của họ trên tính thích hợp về vị trí [12]. AHP cho phép các chuyên gia và các bên
liên quan tham gia trong việc cung cấp phương pháp đo tính thích hợp của một vị trí có
liên quan đến sử dụng đất đã được đề xuất. Cơ cấu tổ chức như vậy cho phép thỏa hiệp
và hợp nhất chỉ tiêu cả về chất lượng và số lượng trong đánh giá các sự thích hợp về vị
trí [12, 22].
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, AHP cũng tồn tại những vấn đề sau: không
phải là một giải pháp cho các phương trình tuyến tính [15]; nếu có nhiều người cùng
tham gia vào phương pháp này, các ý kiến khác nhau sẽ cho các trọng số của chỉ tiêu
khác nhau có thể làm phức tạp vấn đề [19]; khi số lượng các cấp trong hệ thống cấp bậc
tăng, số lượng các cặp so sánh cũng tăng lên, do đó để xây dựng mô hình AHP mất
nhiều thời gian và công sức [15]; Do sự mơ hồ và không chắc chắn của người đánh giá
nên kết quả đánh giá bằng kỹ thuật AHP chưa đủ và chưa chính xác để ra quyết định [8].
1.5.2. Ưu điểm và nhược điểm của FAHP
Ưu điểm của FAHP là khắc phục được những hạn chế của AHP gốc trong môi
trường rõ (original crisp AHP) và đã được áp dụng trong nhiều công trình nghiên cứu
khoa học. Tuy nhiên, kỹ thuật FAHP có nhược điểm là số lượng tính toán nhiều và các
công thức tính toán phức tạp hơn so với AHP. Qua phân tích ưu điểm và nhược điểm
của từng kỹ thuật, đề tài lựa chọn kỹ thuật FAHP để tính toán trọng số cho các chỉ tiêu,
nhược điểm của kỹ thuật FAHP là số lượng tính toán nhiều và phức tạp sẽ được khắc
phục bằng cách lập các biểu thức tính toán tự động trên Excel hay xây dựng phần mềm
tính toán.
1.6. Phƣơng pháp phân tích không gian bằng GIS
Công nghệ GIS dùng trong phân tích mối quan hệ không gian giữa các đối tượng,
chiết xuất thông tin thứ cấp, đánh giá định lượng các chỉ tiêu không gian. Các phép
phân tích không gian bằng GIS được sử dụng trong đánh giá tính hợp lý về vị trí
không gian của các đối tượng QHSDĐ gồm: các phép phân tích khoảng cách, phân
tích chồng xếp các lớp dữ liệu.
11
Chƣơng 2: QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ VỊ TRÍ KHÔNG GIAN
CỦA PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG GIS VÀ MCA
Bài toán ứng dụng GIS và MCA trong lựa chọn vị trí quy hoạch được coi là bài
toán thuận trong QHSDĐ thì bài toán ứng dụng GIS và MCA trong đánh giá tính hợp
lý về vị trí quy hoạch sẽ là bài toán nghịch. Do đó, quy trình đánh giá tính hợp lý về vị
trí không gian của phương án QHSDĐ bằng GIS và MCA sẽ căn cứ vào quy trình lựa
chọn vị trí tối ưu cho công trình trong các nghiên cứu trước đó như: quy trình lựa chọn
vị trí xây dựng bệnh viện trong nghiên cứu của Ali Soltani (2011); quy trình lựa chọn
vị trí khu vui chơi trong nhà của Parvane Rezakhani (2011); quy trình lựa chọn vị trí
khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và trạm xử lý nước thải của Ni-Bin Chang (2008), E.
H. Ibrahim (2011), Trần Quốc Bình và nnk (2010), Nguyễn Đăng Phương Thảo
(2011). Đề tài sẽ điều chỉnh bổ sung thêm nội dung để đưa ra quy trình đánh giá tính
hợp lý về vị trí không gian của đối tượng QHSDĐ như hình 2.1. Quy trình đánh giá
tính hợp lý về vị trí không gian của đối tượng QHSDĐ gồm các bước sau:
2.1. Chuẩn bị dữ liệu
Đây là bước đầu tiên trong quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của
đối tượng QHSDĐ. Mục đích là tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực
nghiên cứu. Đồng thời thu thập các tài liệu bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất, bản đồ địa chất, các số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch, của khu vực. Các tài
liệu chuyên môn cần thu thập là các quy định của pháp luật, quy phạm kỹ thuật về vị
trí quy hoạch của một số loại đất, các báo cáo và bản đồ QHSDĐ. Từ các nguồn bản
đồ thu thập được, tiến hành chuyển sang định dạng dữ liệu trong phần mềm GIS và
tách các lớp cần thiết, giữ và tạo thêm các trường thuộc tính quan trọng liên quan đến
vấn đề đánh giá. Nhiệm vụ quan trọng của bước này là cung cấp dữ liệu đầu vào và
đảm bảo mối quan hệ topology giữa các đối tượng. Muốn vậy, cần thiết lập quy tắc
topology và tiến hành kiểm tra, sửa lỗi để tạo ra dữ liệu có chất lượng.
2.2. Lựa chọn loại đất đánh giá
Có nhiều loại đất được quy hoạch trên bản đồ QHSDĐ. Để đánh giá quy hoạch
sử dụng đất của một khu vực ta cần đánh giá tất cả các loại đất được quy hoạch trong
khu vực đó xem có phù hợp không. Tuy nhiên, ta cũng có thể xem xét đánh giá một số
loại đất mang tính phổ biến ở khu vực đó và có tính quyết định lớn đến kinh tế, xã hội,
môi trường ở khu vực đó để đánh giá. Như vậy, dựa trên 03 chỉ tiêu là kinh tế, xã hội
và môi trường thì tại các địa phương nên lựa chọn các loại đất sau để đánh giá: đất ở
(đất ở tại đô thị và đất ở tại nông thôn); đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh và cấp huyện
(giới hạn trong đất xây dựng bệnh viện; đất xây dựng trạm y tế, trung tâm y tế; đất xây
dựng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; đất xây dựng trường tiểu học, mầm
non; đất xây dựng chợ); đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (giới hạn trong đất xây
12
dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, đất xây dựng cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp);
đất bãi thải, xử lý chất thải (giới hạn trong đất làm bãi chôn lấp chất thải rắn sinh
hoạt); đất nghĩa trang, nghĩa địa (giới hạn trong đất xây dựng nghĩa trang quy mô nhỏ
và trung bình).
Hình 2.1. Quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án
QHSDĐ bằng GIS và MCA
2.3. Xác định các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý của phƣơng án QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất là một quy hoạch mang tính tổng thể vì vậy việc xác định
các yêu cầu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch đòi hỏi
phải có những kiến thức chuyên môn về nhiều lĩnh vực. Các yêu cầu này liên quan
chặt chẽ với mục đích (loại đất được quy hoạch) và các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã
hội của địa phương.
Các chỉ tiêu đưa ra phải dựa trên các căn cứ pháp lý và khoa học như: các văn bản
pháp luật quy định về việc bố trí vị trí các công trình quy hoạch; các chỉ tiêu đã được
đưa ra trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và trên Thế
13
giới; điều tra ý kiến của các cán bộ làm quy hoạch, của chính quyền địa phương và các
đơn vị có liên quan đến QHSDĐ;
Các chỉ tiêu đánh giá cùng một loại đất nhưng ở các địa phương khác nhau có
thể khác nhau do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở mỗi nơi là khác nhau.
Đề tài đã xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí QHSDĐ cho
các loại đất đã lựa chọn trong mục 2.2 dựa vào các căn cứ pháp lý và khoa học. Các
chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các loại đất phi nông nghiệp được
trình bày chi tiết trong nội dung báo cáo tổng kết và sản phẩm của đề tài. Dưới đây là
chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất ở đô thị. Cụ thể:
Chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian cho đất ở tại đô thị được xây
dựng dựa vào các căn cứ sau: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 4449-1987 về
Quy hoạch xây dựng đô thị thì lựa chọn, đánh giá đơn vị đất ở đô thị [2] và một số
nghiên cứu trên thế giới như: Ấn Độ [18]; Anh [20]. Căn cứ vào các nghiên cứu trên,
đề tài đã xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất ở
như bảng 2.1.
Bảng 2.1. Chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí của đất ở
Nhóm Chỉ tiêu Giới hạn
A
Kinh tế
(Giảm
thiểu chi
phí xây
dựng và
hoạt
động)
1. Khoảng cách tới trạm cung cấp
điện, nước
Giảm thiểu chi phí xây dựng mạng lưới cấp
điện, nước → càng gần càng tốt
2. Khoảng cách tới đường giao
thông thường (không phải đường
quốc lộ, đường cao tốc, tỉnh lộ)
Thuận tiện đi lại, chuyên chở vật liệu xây
dựng,...
3. Hiện trạng sử dụng đất (thể hiện
sự phân bố của các loại hình sử
dụng đất tại 1 thời điểm nhất định
của khu vực. Ví dụ đất trồng lúa,
đất ở đô thị, đất trụ sở cơ quan,...)
Giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng
cho xây dựng → Ưu tiên đất chưa sử dụng,
đất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp.
4. Độ dốc của địa hình Địa hình càng dốc thì chi phí về san lấp sẽ
nhiều hơn → Lựa chọn khu vực có độ dốc
vừa phải
B
Xã hội
(Đảm
bảo ổn
định xã
hội)
1. Khoảng cách đến trung tâm y tế Thuận tiện việc khám chữa bệnh đồng thời
có khoảng cách nhất định tránh ô nhiễm
không khí, lây lan dịch bệnh và không bị
tác động bởi tiếng ồn của bệnh viện.
2. Khoảng cách đến trường học Thuận tiện cho trẻ đến trường. Khoảng
cách đến trường cấp 1,2 ≤ 1500 m. Vùng
miền núi cấp 1 ≤ 2000 m, cấp 2 ≤ 3000 m
(theo quy định của TCXDVN 3978:1984)
3. Chấp thuận của cộng đồng Tăng tối đa sự chấp thuận của cộng đồng
14
Nhóm Chỉ tiêu Giới hạn
4. Chấp thuận của chính quyền địa
phương
Tăng tối đa sự chấp thuận của chính quyền
địa phương
C
Môi
trƣờng
(Giảm
thiểu tác
động tới
môi
trƣờng)
1. Khoảng cách đến bãi rác Tăng tối đa khoảng cách đến bãi rác . Theo
TCXDVN 4449 :1987 thì khoảng cách đến
bãi rác ≥ 3000 m (đất ở tại đô thị), ≥ 1000
m (đất ở tại nông thôn)
2. Khoảng cách đến nghĩa trang,
nghĩa địa
Tăng tối đa khoảng cách đến nghĩa trang,
nghĩa địa. Theo TCXDVN về xây dựng
nghĩa trang đô thị thì Khoảng cách đến
nghĩa địa ≥ 1500 m (đất ở tại đô thị); ≥
1000 m (đất ở tại nông thôn)
3. Khoảng cách đến khu công
nghiệp
Tạo khoảng cách an toàn đến khu công
nghiệp, đồng thời phải thuận tiện để đi làm
tại các khu công nghiệp
4. Khoảng cách tới đường giao
thông chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh
lộ, đường sắt)
Tránh ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi cho
khu dân cư, đảm bảo an toàn cần thiết.
Khoảng cách đến đường giao thông
chính > 100 m (đất ở tại đô thị); > 50 m
(đất ở tại nông thôn)
2.4. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào
Trong quá trình xác định các yêu cầu đánh giá thì các yếu tố cần để đánh giá sẽ
được đặt ra. Có rất nhiều các yếu tố dùng để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian
của phương án quy hoạch, chẳng hạn như yếu tố về hiện trạng sử dụng đất, thổ nhưỡng,
địa chất, thủy văn, giao thông,... Những yếu tố này sẽ được phân loại và cho điểm theo
từng trường hợp cụ thể dựa vào các tài liệu tham khảo cũng như xin ý kiến các chuyên
gia về QHSDĐ. Đề tài đã xây dựng được thang điểm đánh giá cho các chỉ tiêu trong
từng bộ chỉ tiêu. Thang điểm đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất ở tại đô
thị. Thang điểm đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất ở tại đô thị được trình
bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá tính hợp lý về vị trí của đất ở đô thị
TT Chỉ tiêu
Khoảng giá trị
có thể nhận
Điểm
phù
hợp
TT Chỉ tiêu
Khoảng giá trị
có thể nhận
Điểm
phù
hợp
1
Khoảng cách
tới trạm cấp
điện
0 - 1000m
1000 - 3000 m
3000 - 5000 m
> 5000 m
4
3
2
1
6
Khoảng cách
đến trung tâm
y tế lớn
0 - 200 m
200 - 500 m
500 - 1000 m
1000 - 2000 m
2000 - 4000 m
> 4000 m
1
2
3
4
3
2
15
TT Chỉ tiêu
Khoảng giá trị
có thể nhận
Điểm
phù
hợp
TT Chỉ tiêu
Khoảng giá trị
có thể nhận
Điểm
phù
hợp
2
Khoảng cách
đến đường
giao thông
thường (liên
huyện, liên
xã, đường
trong khu dân
cư,...)
0 - 100 m
100 - 500 m
500 - 1000 m
> 1000 m
4
3
2
1
7
Khoảng cách
đến bãi rác
0 - 1000 m
1000 - 2000 m
2000 - 3000 m
> 3000 m
1
2
3
4
3
Hiện trạng sử
dụng đất
Đất CSD
Đất NN
Đất CSHT
Đất SX phi NN
Đất ở
4
3
2
1
0
8
Khoảng cách
đến nghĩa
trang, nghĩa
địa
0 - 1000 m
1000 - 2000 m
2000 - 3000 m
> 3000 m
1
2
3
4
4
Độ dốc của
địa hình
< 5
0
5
0
- 10
0
10
0
- 15
0
15
0
- 20
0
> 20
0
4
3
2
1
0
9
Khoảng cách
đến khu công
nghiệp
0 - 100 m
100 - 300 m
300 - 500 m
500 - 1000m
>1 000m
1
2
3
4
3
5
Khoảng cách
đến trường
học cấp 2, 3
0 - 1500 m
1500 - 3000 m
3000 - 5000 m
> 5000 m
4
3
2
1
10
Khoảng cách
đến đường
giao thông
chính (quốc
lộ, tỉnh lộ, cao
tốc)
0 - 50 m
50 - 100 m
100 - 500 m
> 500 m
1
2
3
4
Để phân loại và tính điểm cho các yếu tố đầu vào theo các chỉ tiêu trên, ta sử dụng
GIS để tạo ra các raster khoảng cách đến các đối tượng đầu vào như giao thông, dân cư,
trường học,... và tính điểm cho các yếu tố liên quan đến tính chất như hiện trạng sử dụng
đất, thổ nhưỡng, địa hình,... Các dữ liệu đầu vào tốt nhất là dựa theo phương án quy
hoạch, tức là lấy ở thời điểm cuối kỳ quy hoạch chứ không phải ở thời điểm hiện tại.
2.5. Tính trọng số cho từng chỉ tiêu
Các chỉ tiêu được dùng để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương
án quy hoạch sử dụng đất là tương đối nhiều và không đồng nhất về mức độ ảnh
hưởng của nó đến việc đánh giá phương án quy hoạch. Để đánh giá nhanh được mức
độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu trên thì có rất nhiều phương pháp để xác định như:
phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia,... Với
những ưu điểm của quá trình phân tích thứ bậc (AHP/FAHP) như đã trình bày ở trên,
đề tài đã sử dụng AHP/FAHP để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu bằng
phương pháp chuyên gia.
- Tính trọng số của nhóm: ở bước trên ta đã thành lập được các nhóm chỉ tiêu
nhờ vào việc phân loại các chỉ tiêu. Các nhóm chỉ tiêu gồm một số các chỉ tiêu cùng
16
loại hay có tính đồng nhất về giá trị cần đánh giá hoặc có những ảnh hưởng giống
nhau lên đối tượng quy hoạch. Đây chính là quá trình phân cấp đánh giá, nhóm được
coi là chỉ tiêu cấp 1, các chỉ tiêu trong nhóm đó được coi là chỉ tiêu cấp 2. Việc đầu
tiên là xác định trọng số của chỉ tiêu cấp 1 (trọng số của các nhóm chỉ tiêu). Chúng ta
lập một ma trận vuông (gọi là ma trận ưu tiên) của các nhóm gồm n dòng và n cột (n
là số nhóm). Các giá trị trong ma trận là mức độ ưu tiên của nhóm hàng i so với nhóm
cột j. Chúng được lập dựa trên căn cứ vào tình hình thực tế của khu vực, ý kiến của
các chuyên gia, của người ra quyết định. Các bước tính toán trọng số được thực hiện
theo phương pháp AHP đã trình bày ở trên.
Trọng số chung m x m1, m x m2, m x m3, l x
l1, l x 12, k x k1, k x k2
Hình 2.2. Cách tính trọng số của các chỉ tiêu
(TS: trọng số)
Hình 2.3. Phương pháp tính điểm cho
phương án quy hoạch
- Tính trọng số của các chỉ tiêu trong từng nhóm: sau khi tính trọng số của các
nhóm chỉ tiêu, ta tiến hành lập ma trận ưu tiên cho các chỉ tiêu trong từng nhóm và
tính trọng số cho các chỉ tiêu.
- Tính trọng số cuối cùng của từng chỉ tiêu: trọng số cuối cùng của từng chỉ tiêu
được tính bằng cách tích hợp trọng số của nhóm với trọng số của chỉ tiêu đó trong
từng nhóm. Hình 2.2 thể hiện kết quả tổng hợp của việc tính trọng số cho các chỉ tiêu.
2.6. Tính giá trị hợp lý
Raster giá trị hợp lý được tính toán từ việc kết hợp các raster giá trị đầu vào đã
được phân loại và tính điểm ở trên với các trọng số tương ứng của từng lớp chỉ tiêu cụ
thể. Với ví dụ như hình 2.4 thì lớp raster giá trị hợp lý sẽ được tính toán như sau:
Raster giá trị hợp lý = (Raster al x mml) + (Raster a2 x mm2) + (Raster a3 x mm3) +
(Raster bl x lll) + (Raster b2 x 112) +(Raster cl x kkl) + (Raster c2 x kk2)
Trong đó: Raster al, a2, a3, bl, b2, cl, c2 là các raster điểm đã được thực hiện ở bước
phân loại và tính điểm các lớp đầu vào; mm1 = m x ml là trọng số cuối cùng của chỉ
tiêu a1, tương tự là trọng số cuối cùng của các chỉ tiêu tương ứng).
2.7. Tính điểm phƣơng án QHSDĐ
QHSDĐ mang tính bao quát lớn cho nên việc quy hoạch một loại đất sẽ có nhiều
vị trí quy hoạch khác nhau, đòi hỏi phải tính điểm cho tất cả các vị trí quy hoạch đó.
17
Việc tính điểm trung bình cho các đối tượng quy hoạch được dựa trên việc thống kê,
tính toán các pixel điểm trong vùng được quy hoạch, nghĩa là mỗi thửa đất quy hoạch
(vị trí quy hoạch) sẽ được tính điểm trung bình dựa trên việc lấy tổng giá trị của tất cả
các pixel trên raster giá trị hợp lý nằm trong vùng thửa quy đất quy hoạch chiếm dụng
chia cho số lượng pixel (hình 2.3).
Sau khi đánh giá xong cho loại đất này ta tiến hành đánh giá cho loại đất tiếp
theo trong QHSDĐ. Khi tất cả các loại đất cần đánh giá đã được tính điểm ta chuyển
sang bước tiếp theo là đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng
trong phương án QHSDĐ.
2.8. Phân tích tính hợp lý và hiển thị của phƣơng án QHSDĐ
Mỗi một loại đất quy hoạch trong bản đồ QHSDĐ sẽ có nhiều vị trí quy hoạch
khác nhau do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương khác nhau mà
sự bố trí của chúng cũng khác nhau. Việc đánh giá được những vị trí quy hoạch đó có
hợp lý hay không hợp lý về mặt không gian là một vấn đề cần giải quyết. Nó không
giống như một bài toán lựa chọn là chúng ta có một khu vực hoặc một vài vị trí đã
định để khảo sát đặt một địa điểm tối ưu nhất nhưng đánh giá thì ngược lại chúng ta có
một vài địa điểm đã được bố trí và xem sự bố trí đó đã hợp lý chưa, nghĩa là chấm
điểm cho tất cả các vị trí và đưa ra một mức điểm để làm ngưỡng điểm hợp lý. Như
vậy nếu vị trí nào qua ngưỡng điểm hợp lý thì có nghĩa là đã đạt được tính hợp lý nhất
định. Tuy nhiên việc xác định ngưỡng điểm này là một vấn đề khó bởi nó còn liên
quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực quy hoạch. Chẳng hạn tại
khu vực nghiên cứu A thì các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch X là rất thuận lợi cho
nên điểm giá trị hợp lý cho việc lựa chọn hay đánh giá các vị trí quy hoạch X trong
khu vực A là rất cao, còn khu vực B các yếu tố này lại có nhiều bất lợi cho việc quy
hoạch X nên điểm đánh giá cho các vị trí quy hoạch X sẽ ở mức thấp.
Sau khi đã có ngưỡng điểm hợp lý, để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian
của phương án quy hoạch ta tiến hành phân loại, đánh giá dựa trên ngưỡng điểm
chuẩn. Việc phân loại này có thể phân làm nhiều mức như hợp lý cao, hợp lý, không
hợp lý và rất không hợp lý.
Việc trình bày kết quả là một khâu quan trọng giúp người xem hiểu được những
điều mà người phân tích muốn chỉ ra hay những thông tin mà người xem quan tâm, tìm
hiểu. Do đó, kết quả có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau như: bảng thống kê,
biểu đồ hay bản đồ. Tuy nhiên, kết quả trình dưới dạng bản đồ sẽ thể hiện được vị trí
không gian của từng kết quả đánh giá.
18
Chƣơng 3: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM PHỤC VỤ QHSDĐ
3.1. Xây dựng phần mềm hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý của phƣơng án QHSDĐ
Để thực hiện quy trình đánh giá, kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian của
đất phi nông nghiệp, đề tài đã thiết kế và xây dựng phần mềm đánh giá, kiểm tra tính
hợp lý về vị trí không gian của đất phi nông nghiệp (Land Use Planning Assessment -
LUPA) dựa trên nền tảng phần mềm là ArcGIS Desktop và Microsoft Excel để phát
triển giao diện quản lý chỉ tiêu và tính toán trọng số. Đề tài đã sử dụng ngôn ngữ lập
trình VBA (Visual Basic for Application) cùng với Java để phát triển giao diện quản lý
chỉ tiêu và tính trọng số của các chỉ tiêu trong Microsoft Excel. Đây là một ngôn ngữ
scripting, tuy không mạnh như các ngôn ngữ như Java, C++, C# nhưng lại rất đơn
giản, tiện lợi trong việc tự động hóa thao tác hay phát triển các ứng dụng nhỏ trên nền
phần mềm mà VBA được tích hợp.
Phần mềm gồm 2 thành phần chính:
1. Phần quản lý các chỉ tiêu được xây dựng dưới dạng bảng tính Excel nhằm tạo
điều kiện thuận tiện cho người sử dụng, đa số đã có năng lực sử dụng tốt phần mềm
Microsoft Excel (hình 3.1).
2. Phần xử lý dữ liệu được viết bằng ngôn ngữ Java, cài đặt và hoạt động dưới dạng
một Add-in của phần mềm ArcMap trong bộ phần mềm ArcGIS Desktop (hình 3.2).
Hình 3.1. Giao diện chính của phần mềm LUPA
(trang tổng hợp thông tin về chỉ tiêu đánh giá).
Hình 3.2. Thanh thực đơn của phân hệ xử lý dữ liệu
19
3.2. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công bố và theo dõi thực hiện phƣơng án
QHSDĐ
Việc thiết kế hệ thống thông tin QHSDĐ được thực hiện bằng ngôn ngữ UML
(Unified Modeling Language - Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất). Đây là một ngôn
ngữ mô hình gồm các ký hiệu đồ họa mà các phương pháp hướng đối tượng sử dụng
để thiết kế các hệ thống thông tin một cách nhanh chóng. Để thiết kế hệ thống thông
tin QHSDĐ, đề tài đã sử dụng các loại sơ đồ là: sơ đồ ca sử dụng (hình 3.3) với một số
ca sử dụng cơ bản như: xem thông tin, quản lý bản đồ, hiện thị dữ liệu chuyên đề, xuất
dữ liệu, quản lý thông tin lược sử, gửi phản hồi, xem thông tin phản hồi, trả lời phản
hồi, cập nhật tiến độ QHSDĐ; sơ đồ hoạt động (hình 3.4) và sơ đồ lớp (hình 3.5).
Qua tìm hiểu và phân tích các chức năng của phần mềm trên thị trường, nghiên
cứu đã lựa chọn các giải pháp phần mềm mã nguồn mở để xây dựng phần mềm HTTT
QHSDĐ. Công nghệ lựa chọn gồm: Postgre SQL (hệ quản trị CSDL thuộc tính),
PostGIS (hệ quản trị CSDL không gian), MapServer (máy chủ bản đồ), Apache (máy
chủ Internet) và một trình duyệt Web bất kỳ
Hình 3.3. Mô hình sơ đồ ca sử dụng tổng quát của Hệ thống thông tin QHSDĐ
Hình 3.4. Một số sơ đồ hoạt động trong Hệ thống thông tin QHSDĐ
uc 0. HTTT_QHSDD
Cán bộ quy hoạch
(from
Actors)
Chính quyền địa phương
(from
Actors)
Người dân
(from
Actors)
Quản trị hệ thống
(from
Actors)
Hệ thống thông tin
quy hoạch sử dụng
đất
Quản trị người sử
dụng
Đăng nhập
Xem thông tin đơn
giản
Xem thông tin nâng
cao
Quản lý bản đồ
Hiển thị các lớp
thông tin chuyên đề
Gửi phản hồi
Xem thông tin phản
hồi
Trả lời phản hồi
Quản trị thông tin
phản hồi
Trao đổi thông điệp
Cập nhật dữ liệu
Cập nhật thông tin
tiến độ
Thống kê số liệuXuất dữ liệu
Quản lý thông tin
lịch sử
act 2. Đăng nhập
Bắt đầu
Kết thúc
Đăng nhập
Truy cập trang chủ hệ
thống
Lưu v ết lịch sử đăng
nhập
act 6. Hiển thị các lớp thông ...
Bắt đầu
Kết thúc
Đăng nhập
Hiển thị các lớp chuyên
đề
Bản đồ hiển thị bổ sung
các lớp chuyên đề
act 3. Xem thông tin đơn giản
Bắt đầu
Kết thúc
Đăng nhập
Chọn đối tượng trên bản
đồ
Hiển thị thông tin đối
tượng
act 4. Xem thông tin nâng cao
Bắt đầu
Kết thúc
Đăng nhập
Chọn đối tượng trên bản
đồ bằng thao tác nâng
cao
Hiển thị danh sách thông
tin đối tượng được chọn
act 7. Gửi phản hồi
Bắt đầu
Kết thúc
Đăng nhập
Chọn v ị trí quy hoạch
trên bản đồ
Gửi phản hồi
act 8. Xem thông tin phản hồi
Bắt đầu
Kết thúc
Đăng nhập
Chọn v ị trí quy hoạch
trên bản đồ
Hiển thị thông tin phản
hồi
20
Hình 3.5. Lược đồ lớp của Hệ thống thông
tin QHSDĐ (không bao gồm các lớp dữ
liệu nền và các lớp bổ trợ).
Hình 3.6. Một số công cụ phát triển
hệ thống WebGIS mã nguồn mở [11]
Với những lựa chọn công nghệ đã nêu ở trên, ngôn ngữ lập trình dùng để phát
triển hệ thống được lựa chọn là PHP, JavaScripts. Để phát triển hệ thống được đơn
giản và nhanh chóng, ngoài việc sử dụng PHP và JavaScript, các công cụ phát triển hệ
thống (hay khung phát triển - development framework) rất cần thiết vì chúng cung cấp
nhiều chức năng định sẵn làm nền tảng để xây dựng các chức năng cần thiết cho hệ
thống. Trong ngữ cảnh phát triển hệ thống thông tin QHSDĐ nằm trong phạm vị
nghiên cứu này thì khung phát triển hệ thống phải hỗ trợ MapServer - hạt nhân của hệ
thống. Vì vậy, nghiên cứu đã lựa chọn pMapper (phiên bản 4.3.1) làm khung phát
triển. Kết quả xây dựng được hệ thống thông tin QHSDĐ có giao diện như hình 3.7.
Hình 3.7. Giao diện của hệ thống thông tin QHSDĐ.
class Lược đồ lớp
QuyHoachSDD
- B: int
- Chu_giai: string
- Full_color: string
- G: int
- Ghi_chu: string
- Gid: int
- Id: int
- Ma_mdsd: string
- Mo_ta_van_de: string
- Muc_dich: string
- Ngay_bat_dau: date
- Ngay_cap_nhat: date
- Ngay_ket_thuc: date
- Nguoi_chiu_trach_nhiem: string
- Nsd_ht_id: int
- R: int
- Shape_area: double
- Trang_thai: string
+ LayTatCa(): DataTable
+ LayTheoMa(): DataTable
KienNghiQuyHoach
- Extent: string
- Ghi_chu: string
- Id: int
- Ketqua: string
- Mo_ta: string
- Ngay_kien_nghi: date
- Ngay_xu_ly: date
- Nguoi_kien_nghi: string
- Nguoi_xu_ly: string
- Noi_dung: string
- Qh_id: int
- Tinhtrangxuly: string
+ CapNhat(): boolean
+ LayTatCa(): DataTable
+ LayTheoMa(): DataTable
+ LayTheoMaQHSDD(): DataTable
+ ThemMoi(): int
+ Xoa(): boolean
PhanHoiKhongGian
- Da_xu_ly: boolean
- Ghi_chu: string
- Gid: int
- Ngay_phan_hoi: date
- Ngay_tra_loi: date
- Nguoi_xu_ly: int
- Noi_dung: string
- Noi_dung_tra_loi: string
- Nsd_id: int
+ CapNhat(): boolean
+ LayTatCa(): DataTable
+ LayTheoMa(): DataTable
+ LayTheoMaQHSDD(): DataTable
+ ThemMoi(): int
+ Xoa(): boolean
PhanHoiThuocTinh
- Da_xu_ly: boolean
- Extent: string
- Ghi_chu: string
- Id: int
- Ngay_phan_hoi: date
- Ngay_tra_loi: date
- Nguoi_xu_ly: int
- Noi_dung: string
- Noi_dung_tra_loi: string
- Nsd_id: int
- Qh_id: int
+ CapNhat(): boolean
+ LayTatCa(): DataTable
+ LayTheoMa(): DataTable
+ LayTheoMaQHSDD(): DataTable
+ ThemMoi(): int
+ Xoa(): boolean
TienDoQuyHoach
- Giai_doan_hien_tai: int
- Hien_trang: string
- Id: int
- Mo_ta_tien_do: string
- Ngay_bat_dau: date
- Ngay_cap_nhat: date
- Ngay_ket_thuc: date
- Nguoi_cap_nhat: int
- Phan_tram_tien_do: int
- Qh_id: int
+ CapNhat(): boolean
+ LayTatCa(): DataTable
+ LayTheoMa(): DataTable
+ LayTheoMaQHSDD(): DataTable
+ ThemMoi(): int
+ Xoa(): boolean
PhanHoiDoiTuongQH
- Id: int
- Ketqua_xuly: string
- Loai: smallint
- Ngay_phan_hoi: date
- Ngay_xu_ly: date
- Nguoi_phan_hoi: int
- Nguoi_xu_ly: int
- Noidung_phanhoi: string
- Qh_id: int
+ CapNhat(): boolean
+ LayTatCa(): DataTable
+ LayTheoMa(): DataTable
+ LayTheoMaQHSDD(): DataTable
+ ThemMoi(): int
+ Xoa(): boolean
21
Chƣơng 4. THỬ NGHIỆM TẠI HUYỆN ĐÔNG HƢNG, TỈNH THÁI BÌNH
4.1. Giới thiệu về khu vực thử nghiệm
Huyện Đông Hưng nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, là vị trí trung
chuyển giữa thành phố Thái Bình và các huyện phía Bắc của tỉnh. Huyện Đông Hưng
có vị trí địa lý như sau: phía Bắc giáp với huyện Quỳnh Phụ; phía Nam và Đông
Nam giáp với thành phố Thái Bình, huyện Vũ Thư và huyện Kiến Xương; phía Đông
giáp với huyện Thái Thụy; phía Tây giáp với huyện Hưng Hà.
4.2. Thử nghiệm đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của một số loại đất phi
nông nghiệp.
Áp dụng các bước trong quy trình (hình 2.1) và sử dụng phần mềm LUPA để
đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian cho đất ở (đất ở tại đô thị và đất ở tại nông
thôn); đất phát triển hạ tầng (đất giáo dục, đất y tế); đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất làm bãi thải, xử lý chất thải. Kết quả đánh
giá như sau:
Đất ở tại đô thị được quy hoạch tại 11 vị trí trên địa bàn huyện Đông Hưng, kết
quả đánh giá tính hợp lý thể hiện có 8/11 xã có vị trí hợp lý (tương ứng với 72,7%
tổng vị trí đánh giá tính hợp lý) và 03/11 vị trí không hợp lý (tương ứng với 27,3%
tổng vị trí đánh giá tính hợp lý). Trong đó: 02 vị trí (ODT-6 và ODT-7) thuộc thị trấn
Tiên Hưng và 01 vị trí (ODT-8) thuộc thị trấn Đông Quan. Tại TT Tiên Hưng có 02 vị
trí quy hoạch đất ở tại đô thị không hợp lý do các vị trí này quá gần với nghĩa trang,
nghĩa địa. Vị trí đất ở tại TT Đông Quan không hợp lý do nằm gần cụm công nghiệp
và bãi rác.
Đánh giá 17 vị trí quy hoạch đất ở tại nông thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng,
kết quả đánh giá tính hợp lý cho thấy tất cả các vị trí đều ở mức hợp lý (tương ứng với
100% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý). Tuy nhiên, vị trí thích nghi cao nhất là vị trí
ONT-11 thuộc xã Liên Giang.
Trên địa bàn huyện Đông Hưng có 10 vị trí quy hoạch trạm y tế, trung tâm y tế.
Trong đó, có 9/10 vị trí đạt mức hợp lý (tương ứng với 90% tổng vị trí đánh giá tính
hợp lý). Vị trí duy nhất không hợp lý nằm tại xã Đông Quang do vị trí này nằm gần
với bãi rác và đất nghĩa địa.
Vị trí quy hoạch đất xây dựng trường mầm non, tiểu học trên địa bàn huyện là 16
vị trí. Kết quả đánh giá tính hợp lý của 16 vị trí quy hoạch đất xây dựng trường mầm
non, tiểu học trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình được thể hiện trong phụ
lục 2. Có 13/16 vị trí đạt mức hợp lý về vị trí không gian (tương ứng với 81,3% tổng vị
trí đánh giá tính hợp lý). 03 vị trí không hợp lý thuộc xã Thăng Long, xã Đông Phong
và xã Đông Quang do các vị trí này gần bãi rác và đất nghĩa địa.
Trên địa bàn huyện Đông Hưng có 20 vị trí quy hoạch đất cơ sở sản xuất phi
22
nông nghiệp và kết quả đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các vị trí thể hiện
bảng 4.23. Trong đó có 17/20 vị trí đạt mức hợp lý về vị trí không gian (tương ứng với
85,0% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý). Có 03 vị trí không hợp lý, trong đó có 02 vị trí
thuộc xã Đông Các và 01 vị trí thuộc xã Đông Hà do các vị trí này nằm sát với khu
vực dân cư.
Đất bãi thải, xử lý chất thải được quy hoạch tại 26 vị trí trên địa bàn huyện Đông
Hưng, kết quả đánh giá tính hợp lý thể hiện có 21/26 xã có vị trí hợp lý (tương ứng với
81% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý) và 05 vị trí quy hoạch không hợp lý tại các xã
Đông Phương (vị trí DRA-4) và Đông Xá (vị trí DRA-8) do vị trí quy hoạch gần sát
nguồn nước mặt. Riêng xã Liên Giang có tới 04 vị trí không hợp lý vì các vị trí này
gần sát với khu dân cư.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa được quy hoạch tại 32 vị trí trên địa bàn huyện Đông
Hưng, kết quả đánh giá tính hợp lý thể hiện có 31/32 xã có vị trí hợp lý (tương ứng với
97% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý). Duy nhất 01 vị trí quy hoạch không hợp lý tại xã
Đông Xá do vị trí này nằm gần sông Tiên Hưng.
Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát lấy ý kiến của chính quyền và người dân địa
phương về tính hợp lý về vị trí quy hoạch của 06 loại đất nói trên. Kết quả thu được
100% ý kiến của người dân và chính quyền địa phương đều đánh giá ở mức hợp lý.
4.3. Thử nghiệm triển khai hệ thống thông tin QHSDĐ tại tỉnh Thái Bình
Với việc ứng dụng công nghệ WebGIS trong xây dựng hệ thống thông tin quy
hoạch sử dụng đất, nghiên cứu đã đưa được cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất của
huyện Đông Hưng lên trang Web. Người dùng có thể tra cứu thông tin trực tiếp trên
máy chủ hệ thống thông qua địa chỉ của trang Web (nghiên cứu thực hiện bằng việc
truy cập vào địa chỉ gis-development.com), giao diện được thiết kế đơn giản, dễ quan
sát và thân thiện. Giao diện đã được Việt hóa sang tiếng Việt nên thuận tiện, dễ dàng
hơn cho tất cả người dân trong việc tra cứu thông tin.
Để đánh giá kết quả thử nghiệm hệ thống, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát ở
03 cấp quản lý (cấp tỉnh: 04 cán bộ Sở TN&MT Thái Bình; cấp huyện: 04 cán bộ
Phòng TN&MT và Phòng KT-HT Đông Hưng; cấp xã: 04 cán bộ xã Phong Châu, Phú
Châu và Liên Giang) và 32 người dân tại các thôn của xã Phú Châu theo các mẫu
phiếu hỏi khác nhau. Theo kết quả điều tra, đề tài đã tổng hợp kết quả trả lời phỏng
vấn dưới dạng biểu đồ, trong đó kết quả trả lời các câu hỏi được định lượng hóa bằng
điểm số trung bình của các bản trả lời: 10 – rất thuận lợi cho nội hàm câu hỏi (hoặc
không cần chi phí đầu tư lớn đối với câu hỏi liên quan đến đầu tư để triển khai hệ
thống); 5 – Tương đối thuận lợi; 0 – Không thuận lợi (hoặc cần đầu tư thêm nhiều).
Mức độ thuận lợi cũng được thể hiện bằng màu sắc (xanh lá cây là rất thuận lợi > 8
điểm), đỏ là không thuận lợi (< 2 điểm).
23
Hình 4.1. Biểu đồ tổng hợp ý kiến đánh giá về HTTT QHSDĐ ở huyện Đông Hưng.
Qua phân tích kết quả có thể thấy đa số ý kiến đánh giá cao vai trò của hệ thống
trong việc tạo kênh tương tác giữa các bên liên quan trong QHSDĐ và giúp làm minh
bạch hóa công tác này, vì vậy cần sớm được triển khai trong thực tế. Với năng lực,
trình độ hiện có, có khoảng 40% người dân có thể khai thác ngay hệ thống (tự mình
hoặc trợ giúp của người quen). Để triển khai hệ thống, không cần bổ sung nhiều nhân
lực ở tất cả các cấp, nhưng cần đầu tư thêm hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là ở
cấp xã.
b) Đánh giá về tính đáp ứng của hạ tầng công nghệ thông tin
Để đánh giá tính đáp ứng của hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai hệ thống,
đề tài đã khảo sát tại một số đơn vị ở cả 3 cấp: cấp tỉnh (văn phòng đăng ký đất đai tỉnh
Thái Bình, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Phòng Quản lý đất đai thuộc sở Tài
nguyên và Môi trường Thái Bình); cấp huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường và
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Hưng); cấp xã (khảo sát tại 04 xã đại diện là
Phú Châu, Nguyên Xá, Đông Sơn và Đông Tân).
Các số liệu khảo sát được tổng hợp trong bảng 4.1. Trong bảng này, cột cuối
cùng thể hiện giá trị trung bình của số liệu ở 04 xã được khảo sát. Từ kết quả khảo sát
hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin, có thể đưa ra một số nhận định sau về khả
năng triển khai hệ thống: số lượng máy tính cá nhân, máy tính văn phòng cũng đủ để
truy nhập hệ thống; truy cập mạng Internet một cách dễ dàng nên hạ tầng mạng đáp
ứng được yêu cầu triển khai của hệ thống; nguồn nhân lực về công nghệ thông tin ở
cấp tỉnh và huyện đáp ứng được yêu cầu vận hành và khai thác hệ thống. Đối với cấp
xã thì cần đào tạo thêm về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ xã, qua đó họ có thể
hướng dẫn, giúp đỡ người dân truy nhập hệ thống (hiện mới chỉ có 50% số hộ dân có
người biết sử dụng internet).
24
Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu khảo sát về hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai hệ
thống thông tin QHSDĐ
STT Nội dung
Cấp tỉnh Cấp Huyện Cấp xã
VP ĐK
đất đai
tỉnh Thái
Bình
Trung tâm
Công nghệ
Thông tin
Phòng
Quản lý
đất đất
Phòng Tài
nguyên &
MT
Trung tâm
Phát triển
quỹ đất
Trung
bình 4 xã
khảo sát
1. Máy chủ 4 6 0 0 1 KKS
2. Máy tính để bàn 25 8 11 7 15 14
3. Máy tính xách tay 2 3 1 0 3 1
4. Máy quét 2 2 0 0 3 1
5. Máy in A4, A3 5 2 5 8 3 8
6. Máy in A0 1 1 0 0 0 KKS
7. Mạng LAN Có Có Có Không Có Có
8. Mạng Internet Có Có Có Có Có Có
9.
Số lượng máy kết
nối Internet
25 - 12 07 15 13
10. Sóng Wifi Có Có Không Có Có KKS
11.
Phần mềm văn
phòng / chuyên
ngành
MS Office
/ uStation,
AutoCad
ViLIS
MS Office,
Chrome,
FireFox /
uStation
MS Office
/ uStation
AutoCad
ArcGIS
MS Office
/ uStation,
GCadas
MS Office
/ uStation
AutoCad
MS Office
/ uStation
AutoCad
12.
Hệ quản trị CSDL SQL
Server
SQL Server
SQL
Server
SQL
Server
SQL
Server
KKS
13.
Các phần mềm
khác liên quan
đến QLĐĐ
ViLIS
Phần mềm
quản lý kho
lưu trữ
- -
ArcGIS,
ViLIS,
Famis
-
14.
Cán bộ chuyên
trách về CNTT
1 3 1 0 1 0
15.
Tỷ lệ cán bộ biết
sử dụng tin học
văn phòng
30% thành
thạo; 70%
tạm đủ
100% thành
thạo
100%
thành thạo
100%
thành thạo
30% thành
thạo; 70%
tạm đủ
70% thành
thạo, 30%
tạm đủ
16.
Tỷ lệ cán bộ biết
sử dụng phần
mềm GIS
10% thành
thạo; 20%
tạm đủ
20% thành
thạo
100% tạm
đủ dùng
10% tạm
đủ dùng
15% thành
thạo; 20%
tạm đủ
KKS
17.
Tỷ lệ cán bộ sử
dụng CNTT trong
công tác
100%
thường
xuyên
100%
thường
xuyên
100%
thường
xuyên
100%
thường
xuyên
100%
thường
xuyên
50%
thường
xuyên
18.
Tỷ lệ hộ dân có
người biết sử
dụng Internet
KKS KKS KKS KKS KKS 50%
* Các chữ viết tắt: KKS: không khảo sát; MS Office: Microsoft Office; uStation:
MicroStation.
25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và đạt được các sản phẩm đã đăng
ký, bao gồm:
- Đã xây dựng được quy trình kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian của đất
phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ, cho phép tính đến nhiều chỉ tiêu đánh giá
khác nhau và thể hiện kết quả đánh giá dưới dạng các chỉ số định lượng. Để nâng cao
hiệu quả triển khai, đề tài đã phát triển được phần mềm tiện ích LUPA có khả năng
thực hiện phần lớn các bước của quy trình đánh giá.
- Đã xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối
tượng quy hoạch sử dụng đất thuộc 06 loại đất phi nông nghiệp có tính nhạy cảm cao.
- Đã phát triển được hệ thống thông tin hỗ trợ công bố và theo dõi tình hình thực
hiện phương án QHSDĐ trên nền tảng công nghệ WebGIS mã nguồn mở với các chức
năng nâng cao về thu thập, quản lý thông tin phản hồi của các bên liên quan và thông
tin về tiến độ triển khai QHSDĐ.
Quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất phi nông nghiệp đã
được thử nghiệm đối với phương án QHSDĐ giai đoạn 2011-2020 của huyện Đông
Hưng, tỉnh Thái Bình. Kết quả thử nghiệm đã chỉ ra một số vị trí quy hoạch đất ở đô
thị, đất bãi thải, đất nghĩa trang chưa hợp lý. Tuy nhiên, xét tổng thể thì phương án
QHSDĐ của huyện Đông Hưng về cơ bản là hợp lý về phân bố không gian của các đối
tượng QHSDĐ. Các kết quả đánh giá của đề tài có thể được sử dụng như tài liệu tham
khảo trong điều chỉnh QHSDĐ trong kỳ cuối hay trong triển khai xây dựng phương án
QHSDĐ giai đoạn 2021-2030 cho huyện Đông Hưng.
Hệ thống thông tin QHSDĐ đã bước đầu được triển khai thử nghiệm cho huyện
Đông Hưng. Kết quả thử nghiệm cho thấy cả chính quyền địa phương và người dân
đều có đánh giá tốt về tính khả thi và tính hữu ích của hệ thống, coi đây là một kênh
tương tác thuận tiện giữa chính quyền và người dân về QHSDĐ, qua đó nâng cao vai
trò giám sát và đóng góp ý kiến của người dân, làm minh bạch hóa công tác QHSDĐ.
2. Kiến nghị
Các địa phương cần xem xét về việc áp dụng quy trình ứng dụng GIS trong đánh
giá tính hợp lý về vị trí không gian của đề tài để kiểm tra phương án QHSDĐ trong
giai đoạn 2021-2030 nhằm nâng cao tính khả thi của phương án QHSDĐ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có chính sách khuyến khích việc ứng dụng
GIS trong QHSDĐ nói riêng và các hoạt động quản lý, sử dụng đất nói chung. Lồng
ghép việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, trong đó có GIS, trong các văn bản hướng
dẫn về QHSDĐ, đồng thời sớm xây dựng và ban hành bộ chỉ tiêu về lựa chọn vị trí
cho đối tượng QHSDĐ cho từng cấp.
UBND huyện Đông Hưng cho phép tiếp tục thử nghiệm hệ thống thông tin
QHSDĐ để tiếp tục hoàn thiện hệ thống, chuẩn bị các tiền đề để triển khai trên quy mô
lớn hơn.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 Trần Quốc Bình, Phùng Vũ Thắng, Phạm Thị Thanh Thủy (2012), Ứng dụng
phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS trong đánh giá tính hợp lý về vị trí
không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất, Tuyển tập các báo cáo khoa
học - Hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 6, Hội Địa lý Việt Nam.
2 Bộ Xây dựng (2014), QCVN 01:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia quy
hoạch xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội.
3 Nguyễn Xuân Linh, Trần Quốc Bình, Phạm Lê Tuấn, Lê Phương Thúy, Phạm Thị
Thanh Thủy (2016), "Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ISM/FANP và
GIS trong lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình", Tạp chí khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội,
32 (2), 34-45.
4 (2010), Bài giảng quy hoạch sử dụng đất, trường Đại học Nông Lâm, TP Huế.
5 SEMLA (2007), Hướng dẫn lồng ghép môi trường trong quy hoạch sử dụng đất,
Chương trình Hợp tác Việt Nam và Thụy Điển về Tăng cường Quản lý Đất đai và
Môi trường.
6 Phùng Vũ Thắng (2012), Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS
trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
Gia Hà Nội.
Tiếng Anh
7 A.A. Isalou et al. (2012), "Landfill site selection using integrated fuzzy logic and
analytic network process (F-ANP)", Environmental Earth Sciences 68, 1745.
8 Chen Y. C., Lien H. P., Tzeng G. H., Yang L. S. (2010), "Fuzzy MCDM
Approach for Selecting the Best Environment - Watershed Plan".
9 Hong J., Ronald E. J. (2010), "Application of Fuzzy Measures in Multi -
Criteria Evaluation in GIS", International Journal of Geographical Information
Science Direct.
10 Ibrahim E. H., Mohamed S. E., Atwan A. A. (2011), "Combining Fuzzy analytic
hierarchy process and GIS to select the best location for a wastewarter lift station
in Elmahala El-Kubra, North Egypt", International Journal of Engineering &
Technology 11 (5), 44-50.
11 Luana Valentini (2011), "Development of a pMapper-based WebGIS", GIS
course 2011, Politecnico di Milano (Polytechnic University of Milan) - Polo
27
Regionale di Como.
12 Guillermo A. M. (1995), A GIS – based multicriteria approaches to land use
suitability assessment and allocation, University of Illinois, Chicago.
13 Kari M., Samuli A. Web-based GIS to support citizen interaction in land use
planning, Soil and Water Ltd.
14 Semih Ö., Tug ˘B. E., Selin S. K. (2010), "A combined fuzzy MCDM approach
for selecting shopping center site: An example from Istanbul, Turkey",
ScienceDirect, 37, 1973–1980.
15 Senay O. (2010), Why Fuzzy Analytic Hierachy Process Aproach for Transport
Problems?, Yıldız Technical University Department of City and Regional
Planning, Beşiktaş/İstanbul - Turkey.
16 Popper F. J. (1981), Siting LULUs ( locally unwanted land uses).
17 Parvane R., Seyed M. M. (2011), "Application of spatial multi-criteria evaluation
based on fuzzy method in indoor recreational site selection", Journal of Food,
Agriculture & Environment, 19 (1), 526-530.
18 Gupta R.D., Gupta Y.K. (2004), A Spatial Modelling Approach for Seclection of
Residential Sites using GIS: A case study for Chail Block of Kaushambi District,
Department of Civil Engeneering, Motilal Nehru National Institute of Technology,
Allahabad, India.
19 Shahroodi, Kambiz, Sayyad H., Kamyar, Najibzadeh, Mohammad (2012),
"Application of Analytical Hierarchy Process (AHP) Technique To Evaluate and
Selecting Suppliers in an Effective Supply Chain", Kuwait Chapter of Arabian
Journal of Business and Management Review, 1 (8),
20 UNDP/BGP2 Planning Policy (2001), Flintshire Unitary Development Plan -
Housing Supply Background Paper.
21 Mohammad H. V., Ali A. A., Abbas A. (2009), "Hospital site selection using
fuzzy AHP and its derivatives", Journal of Environmental Management, 90, 3048–
3056.
22 Mir M. K. Z., Jamal G., Narges Z., Mohammad J. S., Soudabe J., Ali G. (2010),
"Application of spatial analytical hierarchy process model in land use planning",
Journal of Food, Agriculture & Environment, 8 (2), 970-975.
Website
23
24
25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pham_thi_thanh_thuy_bao_cao_tom_tat_3229_2085182.pdf