PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học thế giới, văn học Trung Quốc nổi lên như một nền văn học lớn, có lịch sử lâu dài và ngày càng phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học Trung Quốc phát triển với nhiều loại hình đa dạng và nội dung sâu sắc cùng với tên tuổi nhiều tác gia nổi tiếng thế giới. Việc tìm hiểu văn học Trung Quốc là hết sức cần thiết để hiểu thêm về nền văn học này cũng như xác định vị thế của nó. Cho đến ngày nay, những thành tựu mà văn học Trung Quốc đạt được đã có nhiều giá trị to lớn đóng góp vào nền văn học thế giới. Tìm hiểu về văn học Trung Quốc là tìm hiểu về một thế giới nghệ thuật ngôn từ phong phú và sâu sắc.
Nước ta trải qua một nghìn năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc, lại ở vị trí tiếp giáp Trung Quốc nên văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, từ xưa đến nay, chưa có một dân tộc nào“có thể tự hào rằng nền văn học nước mình không hề vay mượn và tiếp thu một ít vốn liếng của văn học nước khác”[1] và “nền văn học thành văn của ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hán học. Điều đó là lẽ tất nhiên vì giai cấp phong kiến Việt Nam sau khi giành được chính quyền, xây dựng một quốc gia độc lập vẫn coi điển chương của nhà nước phong kiến Trung Quốc như là khuôn vàng, thước ngọc cho mọi hành vi của mình”[2]. Như thế, vấn đề ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến văn học Việt Nam cũng như việc tìm hiểu văn học Trung Quốc qua đó tìm hiểu văn học Việt Nam (đặc biệt là giai đoạn văn học trung đại) là tất yếu.
Bộ môn văn học phương đông trực thuộc khoa văn học đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu có giá trị. Từ 1966 đến trước năm 2000, những đề tài khóa luận do sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của thế hệ những giảng viên giỏi, nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình như GS Lê Huy Tiêu, GS Lê Đức Niệm Việc nhìn lại khóa luận - công trình làm bằng công sức của thế hệ thày trò lớp trước sẽ giúp sinh viên thế hệ sau tiếp tục phát huy truyền thống nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả và sáng tạo thêm những khóa luận mới.
Thông qua việc tìm hiểu những công trình làm bằng mồ hôi và nhiệt huyết của thế hệ thày và trò lớp trước, báo cáo này hi vọng sẽ giúp những sinh viên yêu thích bộ môn văn học Trung Quốc sẽ tìm ra được nhiều đề tài và phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả, phù hợp để làm nên công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc nói riêng và nghiên cứu văn học của khoa nói chung. Hơn nữa, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn là một trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên sâu hàng đầu cả nước. Vì thế, những công trình nghiên cứu của khoa không chỉ có ý nghĩa cho trường mà còn góp phần vào việc nghiên cứu khoa học văn học của cả nước.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng trực tiếp, cụ thể của đề tài là những khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa ngữ văn, trường Đại học tổng hợp lưu trữ tại thư viện khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Phạm vi nghiên cứu là những đề tài nằm trong khoảng thời gian từ 1966 đến năm 2000. Đây là những đề tài do thế hệ những giảng viên thuộc thế hệ trước hướng dẫn. Việc tìm hiểu những đề tài này mang tính chất bước đầu với mục đích chủ yếu là tổng kết, thống kê khái lược.
3. Phương pháp nghiên cứu
Ở báo cáo này mang tính chất khảo sát hệ thống đề tài khóa luận nên chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, miêu tả, so sánh. Ở đây, người viết coi hệ thống là một đối tượng cụ thể, và một đối tượng khoa học cho phép vận dụng nhiều phương pháp tiếp cận. Việc kết hợp đúng đắn nhiều phương pháp sẽ đem đến kết quả “các phương pháp khác nhau bổ sung cho nhau chứ không độc lập lẫn nhau”[3]
4. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính có kết cấu gồm ba chương.
Chương một là Khóa luận tốt nghiệp như là một đối tượng nghiên cứu. Ở chương này, ngoài việc giới thiệu cách hiểu và phân biệt những khái niệm liên quan như khóa luận, luận văn, là những mô tả về hình thức khóa luận. Tiếp theo là đề cập đến một số vấn đề cơ sở của lý thuyết tiếp nhận và tiếp nhận văn học trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp.
Chương hai là các chủ đề nghiên cứu chính của các khóa luận. Đề tài phân loại hệ thống khóa luận trên cơ sở những đề tài được nghiên cứu chủ yếu theo tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc và phân loại thành hai nhóm tác giả, tác phẩm; lý luận, dịch thuật
Chương ba là các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng khi làm khóa luận. Khi xác định những cở sở lý thuyết làm nền tảng cho khóa luận, chúng tôi bước đầu nhận xét về phương pháp tiếp cận và thực hiện đề tài ở các khóa luận
[1] Đặng Thai Mai: Trên đường học tập và nghiên cứu, tập 2, trang 157, NXB Văn Học, 1959.
[2] Đinh Gia Khánh: Văn học cổ Việt Nam tập 1, trang 15, NXBGD, 1966
[3] Laurent Versini. Về vấn đề phương pháp trong văn hoc
31 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13791 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu văn học Trung Quốc của sinh viên Khoa Ngữ văn, đại học thực hành Hà Nội (1966-2000) - Nhìn từ góc độ tiếp nhận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học thế giới, văn học Trung Quốc nổi lên như một nền văn học lớn, có lịch sử lâu dài và ngày càng phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học Trung Quốc phát triển với nhiều loại hình đa dạng và nội dung sâu sắc cùng với tên tuổi nhiều tác gia nổi tiếng thế giới. Việc tìm hiểu văn học Trung Quốc là hết sức cần thiết để hiểu thêm về nền văn học này cũng như xác định vị thế của nó. Cho đến ngày nay, những thành tựu mà văn học Trung Quốc đạt được đã có nhiều giá trị to lớn đóng góp vào nền văn học thế giới. Tìm hiểu về văn học Trung Quốc là tìm hiểu về một thế giới nghệ thuật ngôn từ phong phú và sâu sắc.
Nước ta trải qua một nghìn năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc, lại ở vị trí tiếp giáp Trung Quốc nên văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, từ xưa đến nay, chưa có một dân tộc nào“có thể tự hào rằng nền văn học nước mình không hề vay mượn và tiếp thu một ít vốn liếng của văn học nước khác” Đặng Thai Mai: Trên đường học tập và nghiên cứu, tập 2, trang 157, NXB Văn Học, 1959.
và “nền văn học thành văn của ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hán học. Điều đó là lẽ tất nhiên vì giai cấp phong kiến Việt Nam sau khi giành được chính quyền, xây dựng một quốc gia độc lập vẫn coi điển chương của nhà nước phong kiến Trung Quốc như là khuôn vàng, thước ngọc cho mọi hành vi của mình” Đinh Gia Khánh: Văn học cổ Việt Nam tập 1, trang 15, NXBGD, 1966
. Như thế, vấn đề ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến văn học Việt Nam cũng như việc tìm hiểu văn học Trung Quốc qua đó tìm hiểu văn học Việt Nam (đặc biệt là giai đoạn văn học trung đại) là tất yếu.
Bộ môn văn học phương đông trực thuộc khoa văn học đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu có giá trị. Từ 1966 đến trước năm 2000, những đề tài khóa luận do sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của thế hệ những giảng viên giỏi, nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình như GS Lê Huy Tiêu, GS Lê Đức Niệm… Việc nhìn lại khóa luận - công trình làm bằng công sức của thế hệ thày trò lớp trước sẽ giúp sinh viên thế hệ sau tiếp tục phát huy truyền thống nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả và sáng tạo thêm những khóa luận mới.
Thông qua việc tìm hiểu những công trình làm bằng mồ hôi và nhiệt huyết của thế hệ thày và trò lớp trước, báo cáo này hi vọng sẽ giúp những sinh viên yêu thích bộ môn văn học Trung Quốc sẽ tìm ra được nhiều đề tài và phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả, phù hợp để làm nên công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc nói riêng và nghiên cứu văn học của khoa nói chung. Hơn nữa, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn là một trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên sâu hàng đầu cả nước. Vì thế, những công trình nghiên cứu của khoa không chỉ có ý nghĩa cho trường mà còn góp phần vào việc nghiên cứu khoa học văn học của cả nước.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng trực tiếp, cụ thể của đề tài là những khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa ngữ văn, trường Đại học tổng hợp lưu trữ tại thư viện khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Phạm vi nghiên cứu là những đề tài nằm trong khoảng thời gian từ 1966 đến năm 2000. Đây là những đề tài do thế hệ những giảng viên thuộc thế hệ trước hướng dẫn. Việc tìm hiểu những đề tài này mang tính chất bước đầu với mục đích chủ yếu là tổng kết, thống kê khái lược.
3. Phương pháp nghiên cứu
Ở báo cáo này mang tính chất khảo sát hệ thống đề tài khóa luận nên chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, miêu tả, so sánh. Ở đây, người viết coi hệ thống là một đối tượng cụ thể, và một đối tượng khoa học cho phép vận dụng nhiều phương pháp tiếp cận. Việc kết hợp đúng đắn nhiều phương pháp sẽ đem đến kết quả “các phương pháp khác nhau bổ sung cho nhau chứ không độc lập lẫn nhau” Laurent Versini. Về vấn đề phương pháp trong văn hoc
4. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính có kết cấu gồm ba chương.
Chương một là Khóa luận tốt nghiệp như là một đối tượng nghiên cứu. Ở chương này, ngoài việc giới thiệu cách hiểu và phân biệt những khái niệm liên quan như khóa luận, luận văn, là những mô tả về hình thức khóa luận. Tiếp theo là đề cập đến một số vấn đề cơ sở của lý thuyết tiếp nhận và tiếp nhận văn học trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp.
Chương hai là các chủ đề nghiên cứu chính của các khóa luận. Đề tài phân loại hệ thống khóa luận trên cơ sở những đề tài được nghiên cứu chủ yếu theo tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc và phân loại thành hai nhóm tác giả, tác phẩm; lý luận, dịch thuật
Chương ba là các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng khi làm khóa luận. Khi xác định những cở sở lý thuyết làm nền tảng cho khóa luận, chúng tôi bước đầu nhận xét về phương pháp tiếp cận và thực hiện đề tài ở các khóa luận
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NHƯ LÀ
MỘT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận là công trình nghiên cứu của sinh viên sau một khóa học Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng, 2000, tr 504.
. Luận văn là (1) Bài nghiên cứu, bàn luận về một vấn đề. Luận văn chính trị. (2) Như khóa luận. Luận văn tốt nghiệp đại học Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr 590.
.
Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học tổng hợp từ 1966 đến năm 2000 có hai cách gọi. Từ 1966 đến 1997 những công trình của sinh viên tốt nghiệp ra trường gọi là luận văn tốt nghiệp và các báo cáo của sinh viên sau khi kết thúc năm học (thường là năm thứ ba) gọi là khóa luận. Từ 1997 đến nay thì những công trình kết thúc ra trường của sinh viên được gọi là khóa luận tốt nghiệp còn những báo cáo của sinh viên năm thứ ba gọi là niên luận. Khi tìm hiểu lại các đề tài cần có sự hiểu và phân biệt những khái niệm trên để tránh nhầm lẫn.
Các khóa luận tốt nghiệp (chúng tôi gọi theo cách dùng ngày nay) từ 1966 - 1991 thể hiện rõ sự thay đổi về mặt hình thức trình bày khóa luận. Hiện tại, thư viện văn phòng khoa không lưu trữ được đầy đủ các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên nên chúng tôi không có điều kiện để khảo sát được tất cả. Tuy nhiên điều đó nhưng không ảnh hưởng gì đến nhận xét chung về mặt hình thức trình bày vì nó cùng thực hiện trong một thời kỳ.
Khóa luận từ 1966 - 1988 được viết bằng tay, đóng chỉ và trình bày một cách tự do, không theo quy cách chung. Nhìn chung giấy đã ố vàng, không nhìn rõ chữ, bìa rách. Mặc dù là khóa luận tốt nghiệp nhưng không phân chia thành từng chương, phần cụ thể, bố cục và kết cấu không rõ ràng gây khó khăn trong việc tiếp cận (biểu hiện cụ thể nhất là không có mục lục). Khóa luận còn mắc nhiều lỗi chính tả: “ting thần”, “khắc fục”, “Trung quốc”. Các khóa luận này được trình bày không có sự thống nhất chung, là sản phẩm của thời đại mà nước ta còn trong giai đoạn chiến tranh, cơ sở vật chất còn yếu kém nên những vấn đề về cách thức trình bày một khóa luận chưa được chú trọng. Và vì là bản viết tay nên giảng viên chữa lỗi trực tiếp trên công trình. Những lỗi sai về cách dùng từ, chính tả, đặt câu được chữa tỉ mỉ, cụ thể.
Từ 1988, khóa luận tốt nghiệp đã chuyển từ viết tay sang đánh máy. Lúc này, cách trình bày đã ổn định và đầy đủ các phần. Tuy nhiên, vì thời gian làm khóa luận đã lâu và công nghệ còn lạc hậu nên chữ in đã mờ, nhòe, khó đọc. Hơn nữa, màu mực rồi chữ viết không thống nhất. Những khóa luận từ 1997 đã bắt đầu có sự thay đổi. Khóa luận đánh máy, đóng bìa cứng, chữ in rõ ràng và bố cục từng phần cụ thể.
Nhìn lại quá trình về hình thức trình bày khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ta nhận thấy được tình hình, nghiên cứu cũng như mức độ về cách thức làm một khóa luận chưa được thống nhất. Việc mô tả khóa luận này có ý nghĩa trong việc tìm hiểu đánh giá sự phát triển của công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện khóa luận tốt nghiệp của sinh viên.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Lý thuyết tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học là một phạm trù của nguyên lý tổng quát trong lý luận văn học. Đây là một trong ba quá trình là đối tượng của xã hội học văn học (bao gồm quá trình sản xuất, sáng tạo văn học; quá trình phân phối và truyền bá văn học; quá trình tiêu thụ và tiếp nhận văn học). Bàn về lý luận tiếp nhận văn học là một quá trình đòi hỏi sự tìm hiểu công phu bởi có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề này.
Tiếp nhận văn học thực chất là xác định vai trò tích cực, chủ động của chủ thể tiếp nhận (người đọc) trong quá trình tiếp xúc với văn bản văn học. Nếu coi người đọc là người đồng sáng tạo với độc giả (sáng tạo hiểu theo nghĩa là phát hiện, tìm tòi, lý giải tư tưởng, giá trị chứ không phải là sáng tạo nên một văn bản mới) thì tiếp nhận văn học có thể coi là một hoạt động sáng tạo. Theo chúng tôi, vấn đề quan trọng hơn cả là sáng tạo đó trên cơ cở nào, nói cách khác tiếp nhận văn học trên những nguyên lý nào? Việc tìm hiểu quá trình tiếp nhận này của các khóa luận tốt nghiệp sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở chương hai và ba.
Lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học luôn luôn có sự chuyển hóa qua các thời kỳ. Theo tư duy lý luận văn học tiền hiện đại, chỉ nhấn mạnh mối quan hệ nhân - quả, đề cao yếu tố môi trường, tác giả, coi việc nghiên cứu tác phẩm văn học đồng nhất với việc nghiên cứu lịch sử tâm lý xã hội, chủ yếu là phân tích tiểu sử tác giả, coi tác phẩm là sự minh họa cho tư tưởng, tầm vóc của nhà văn mà thôi. Đến lý luận văn học hiện đại, đã nhận ra vai trò quan trọng của văn bản văn học như là trung tâm tạo nghĩa Cần phân biệt rõ văn bản văn học và tác phẩm văn học. Văn bản văn học là sản phẩm cuối cùng của sự sáng tạo nghệ thuật nhưng mới chỉ là bước đầu tiên quan trọng để nó trở thành tác phẩm văn học.
.
Văn bản văn học là trung tâm của quá trình văn học gồm ba yếu tố tác giả (nhà văn), tác phẩm (văn bản) và người tiếp nhận (người đọc). Ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Nền tảng cuối cùng để một văn bản văn học trở thành một tác phẩm văn học là sự thỏa thuận trên cơ sở liên kết có được giữa tác giả và độc giả. Mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm có phạm vi hiện thực thông qua ấn tượng của người nghệ sĩ, giữa tác phẩm và người tiếp nhận lại xác định ý nghĩa tác phẩm thông qua toàn bộ hiện thực xã hội của người tiếp nhận. Như thế, tiếp nhận văn học không chỉ là một hoạt động sáng tạo mà nó còn thúc đẩy ảnh hưởng văn học làm cho tác phẩm văn học luôn là một cấu trúc mở, không ổn định thậm chí còn lớn lên và ngày càng phong phú hơn trong tiến trình lịch sử văn học. Có thể nói, tác phẩm văn học sẽ làm nên đời sống lịch sử cho tác phẩm văn học. Từ đây, khái niệm lịch sử văn học sẽ mở rộng. Nó không đơn thuần là lịch sử ra đời của tác phẩm hay là tiểu sử tác giả mà lịch sử văn học là lịch sử của các tác phẩm và người tiếp nhận trong những bước chuyển của lịch sử. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin vào sự khám phá ngày một sinh động, mới mẻ hơn từ người tiếp nhận góp phần hoàn thiện hơn giá trị của tác phẩm văn học. Quan điểm của tường giải học cho rằng sự tiếp nhận có nghĩa là quá trình thỏa thuận giữa văn bản và sự sáng tạo bản sắc riêng của người đọc. Tính chất khép kýn của văn bản nghệ thuật trong mỹ học trước đây được thay thế bằng tính chất mở và dấu ấn cá nhân. Và cá nhân ở đây không ai khác chính là độc giả - người “sống, đi tìm gặp nhà văn, tích cực tham dự vào sáng tác” (quan điểm của các nhà lãng mạn trường phái Jena) [7, 92]
Mỹ học tiếp nhận là một trường phái lý luận văn học xuất hiện tại Đức vào khoảng những năm 20 - 40 của thế kỉ XX, “đòi hỏi cách tân đối tượng và phương pháp văn học sử và nghiên cứu văn học, chống lại việc thuần túy xem tác phẩm văn học là đối tượng nghiên cứu, mà phải mở rộng phạm vi nghiên cứu sang lĩnh vực tiếp nhận, khám phá mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa sáng tác và tiếp nhận, nhà văn và người đọc, khảo sát điều kiện, phương thức, quá trình và kết quả của hoạt động tiếp nhận đối với văn học và nhấn mạnh vai trò năng động của tiếp nhận văn học trong đời sống và lịch sử văn học”[1; 194 -195]. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mỹ học tiếp nhận là sự tiếp nhận tức là sự cảm nhận tác phẩm văn học bởi độc giả hoặc thính giả. Để đánh giá một tác phẩm mỹ học tiếp nhận không dùng các tiêu chuẩn của văn học và phê bình văn học mà là “thực tiễn xã hội, hiệu quả xã hội của nghệ thuật theo mức độ biểu lộ của nó trong phản xạ của độc giả” [7, 92]. Với mục đích như thế, mỹ học tiếp nhận chắc chắn sẽ thay thế mỹ học sáng tạo trên con đường nghiên cứu khoa học văn học.
Tiếp nhận văn học được xây dựng trên tính lịch sử của hai yếu tố là tình thế tiếp nhận và chất lượng tiếp nhận thể hiện trong sự đọc hiện tại. Giữa hai giới hạn này có thể tìm ra một quá trình lịch sử tác động nhờ hoạt động thẩm mỹ của sự tiếp nhận.
Lý luận văn học hậu hiện đại cho rằng “nghĩa của văn bản văn học không phải là đối tượng ổn định mà nó mang tính quan hệ, được tạo nên do một quá trình” [2; 108]. Hans George Gadamer đã vận dụng lý thuyết trò chơi cho rằng nghĩa của tác phẩm văn học là sự đối thoại giữa văn bản và người tiếp nhận. Khái niệm “nghĩa đang thiết lập” được xây dựng để đối diện với “nghĩa đang tồn tại” của chủ nghĩa hiện đại. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này. Hiểu như thế, nghĩa của tác phẩm văn học sẽ in đậm dấu ấn nhận thức trong sự vận động về mặt thời gian và là kết quả quá trình cắt nghĩa của tự thân người đọc. “Liên văn bản” (intertextuality) là khái niệm công cụ cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại coi tác phẩm văn học cũng như chủ thể sử dụng nó tồn tại trong những mối liên hệ của mạng lưới văn bản, vì thế thế giới ý nghĩa văn học luôn mở.
Roman Ingarden (Ba Lan) là một người vận dụng triệt để và hiệu quả nhất với công trình “Tác phẩm văn học” (1931) cho rằng văn bản văn học như là sản phẩm sơ lược, giống như một bộ xương. Và thông qua sự cụ thể hóa (đọc) thì tác phẩm được bồi đắp, bộ xương được bồi đắp thêm da thịt. Như thế, tính chất của sự cụ thể hóa này phụ thuộc vào người đọc và tác phẩm văn học hiện ra với đúng diện mạo của nó nếu văn bản văn học gặp được sự cụ thể hóa lý tưởng. Thực chất, sự cụ thể hóa lý tưởng khó có thể thực hiện được. Nó chỉ diễn ra khi người đọc hội tụ đủ ở một trình độ văn hóa, học vấn và năng lực nghệ thuật cao. Điều này không có tính chất phổ biến, chỉ xuất hiện như là những hiện tượng văn học.
Theo chúng tôi, về khía cạnh này, hiện tượng học đã đồng nhất việc sáng tạo và lý giải tác phẩm. Như thế, nó đã làm mất tính tư tưởng của tác phẩm văn học khi mà “Trong những tác phẩm nghệ thuật chân chính, tư tưởng đâu phải là một khái niệm trừu tượng được thể hiện một cách giáo điều, mà nó là linh hồn của chúng, nó chan hòa trong chúng như ánh sáng chan hòa trong pha lê” (Bêlinxki) và “tư tưởng là linh hồn tác của tác phẩm văn học” (Kôrôlencô). Tác phẩm văn học là công cụ để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Người đọc khi tiếp cận tác phẩm văn học không phải là bổ sung thêm chi tiết, hình ảnh (da thịt) cho “bộ xương” đó. Hơn nữa, người đọc cũng không có quyền đó. Quá trình giao tiếp với tác phẩm văn học hay sự tiếp nhận của người đọc là “quá trình chiếm lĩnh thẩm mỹ” [2;42]về tác phẩm văn học (trong người đọc hình thành nghĩa tổng thể của tác phẩm văn học) thông qua các bước đánh giá, giải thích và mô tả.
Việc nghiên cứu tiếp nhận “tác phẩm văn học như là quá trình” [2], Trần Đăng Dung cho rằng cần tiếp cận vấn đề tác phẩm theo cả hai hướng bao gồm quá trình từ sự sáng tạo ra văn bản văn học đến sự tiếp nhận nó như là quá trình thông báo ký hiệu ngôn ngữ (quá trình từ phía người sáng tác, thế giới hiện thực của người sáng tác); quá trình tiếp nhận như là quá trình ấn tượng hay tác động của văn bản văn học đối với người đọc (quá trình từ phía người đọc, thế giới hiện thực từ người đọc). Việc áp dụng lý thuyết này sẽ nhìn nhận tác phẩm một cách toàn diện, coi tác phẩm văn học là “một quá trình tạo nghĩa mang tính chất quan hệ với văn bản đọc” [2; 46].
1.2.2. Tiếp nhận văn học dưới góc độ khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp là công trình của sinh viên tốt nghiệp ra trường. Sau bốn năm tích lũy kiến thức tại trường đại học, sinh viên đã có đủ những kiến thức lý luận văn học cơ sở và kiến thức chuyên ngành để thực hiện khóa luận. Vì thế, khóa luận tốt nghiệp là công trình thể hiện sự tiếp nhận giữa tác phẩm với người đọc ở một chất lượng cao. Đây không phải là người đọc đơn thuần mà là đọc tác phẩm văn chương ở cấp độ thứ ba Đọc tác phẩm văn học như một hành động văn chương có ba cấp độ tiếp cân. Thứ nhất là cách cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung trực tiếp. Thứ hai là cách cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm. Thứ ba là cách cảm nhận được trình bày ở trên.
- chú ý cả đến nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm, thấy được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó, cảm nhận được cái hấp dẫn, sinh động của đời sống dược tái hiện, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của nghệ thuật qua đó không chỉ thấy ý nghĩa xã hội sâu sắc của tác phẩm mà còn nhận thấy ý nghĩa nhân sinh từ đó tác động đến tư tưởng bản thân góp phần vào quá trình cải biến tư tưởng xã hội.
Khi thực hiện đề tài khóa luận, mỗi sinh viên tiếp cận với tư cách là nhà nghiên cứu văn học đích thực. Nó khác hoàn toàn với việc phê bình văn học. Việc phê bình văn học mang tính chất thời sự, gắn với những cảm nghĩ chủ quan cá nhân với nhiệm vụ chủ yếu là định hướng thẩm mỹ cho độc giả. Trong khi đó, nhà nghiên cứu lại là người tạo ra sản phẩm mang tính khoa học, cần thời gian tìm tòi, thấu hiểu và nhận thức lâu dài, người viết có quyền viết theo ý kiến chủ quan mà có thể không cần phụ thuộc hay bị chi phối bởi bất cứ sự ảnh hưởng nào (Tất nhiên, việc lựa chọn những quan điểm, trường phái cho nhà nghiên cứu một cách đúng đắn sẽ giúp con đường khoa học của họ nhanh hơn, chuẩn xác hơn và được xã hội ghi nhận xứng đáng).
Nếu như cho rằng nhà phê bình là người làm nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi: Tác phẩm là gì? Nó như thế nào? thì nhà nghiên cứu lại là người lý giải tác phẩm trên mọi khía cạnh, nói cách khác họ trả lời cho câu hỏi: Điều gì làm nên tác phẩm? Phương thức và khả năng tồn tại của nó ra sao? Đây là một gánh nặng khoa học đòi hỏi trình độ cao và sự nỗ lực rất lớn của nhà nghiên cứu, “đưa các nhà nghiên cứu từ sự tiếp nhận nghệ thuật như một hiện tượng độc lập, tự thân, đến vấn đề sự hiểu nó và đọc nó” [7, 93]
Ở trên, chúng tôi đã trình bày về vai trò quan trọng của quá trình tiếp nhận văn học trong đời sống tác phẩm. Tuy nhiên, để cụ thể hóa khía cạnh này, chúng tôi thiết nghĩ cần làm rõ hơn về chủ thể tiếp nhận. Theo quan niệm của Jauss quá trình lý giải tác phẩm không phải là gắn với sự tùy tiện của người lý giải mà là gắn với những khả năng khách quan của độc giả, được quy định bởi kinh nghiệm thẩm mỹ, 10 Đây là những khái niệm của mỹ học tiếp nhận.
và tầm chờ đợi
của anh ta (phân biệt với tầm chờ đợi được mã hóa trong tác phẩm).
Sự cụ thể hóa văn bản hiểu khái quát nhất là sự đọc nó. Sự cụ thể hóa của người nghiên cứu là một trong bốn kiểu trong quá trình cụ thể hóa theo cách phân loại của Ingarden Ingarden cho rằng có 4 kiểu cụ thể hóa:
Từ chỗ đứng người tiêu dùng hồn nhiên
Từ lập trường thẩm mỹ chuyên biệt
Từ lập trường của những quyền lợi chính trị và tôn giáo nhất định với mục tiêu cổ động
Từ lập trường nghiên cứu khoa học
Trong đó kiểu thứ hai được ông cho là quan trọng nhất.
. Nhưng không phải bất cứ sự cụ thể hóa nào là của quan điểm cá nhân cũng là đối tượng của nghiên cứu văn học. Phải có một tầm tri thức nhất định, một vốn sống phong phú, khả năng phát hiện tinh tế ở người nghiên cứu thì mới đưa lại “sự gặp gỡ của cấu trúc tác phẩm và cấu trúc các chuẩn mực văn học do thời đại lịch sử cụ thể quy định”[7,117].
Trở lại vấn đề khóa luận tốt nghiệp của sinh viên - một dạng của tiếp nhận văn học ở mức độ cao: nghiên cứu văn học. Thông qua khóa luận, sinh viên thể hiện sự cụ thể hóa văn bản văn học trên cơ sở lý luận văn học. Đây chính là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên có đóng góp cụ thể về lý luận và thực tiễn.
CHƯƠNG HAI
CÁC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN
2.1. Phân loại khóa luận
Chúng tôi khảo sát hệ thống đề tài gồm 102 khóa luận, tuy số lượng nhiều như thế nhưng nhìn chung các đề tài chỉ xoay quanh vào những thời kỳ mà văn học Trung Quốc đạt được thành tựu mà tiêu biểu nhất là thơ Đường, kịch Tống và tiểu thuyết Minh - Thanh. Cơ sở phân loại được chúng tôi thực hiện trên các bộ môn nghiên cứu văn học bao gồm Lý luận văn học, Lịch sử văn học, Thư mục học, Phương pháp luận nghiên cứu văn học… Vì thế, để tiện lợi cho khảo sát các khóa luận, người viết thực hiện phân loại đề tài theo hai loại bao gồm nhóm theo hướng tác giả, tác phẩm trong tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc và nhóm theo lý luận, dịch thuật.
Mục đích chủ yếu của việc phân loại này là xác định tần số xuất hiện của đối tượng khóa luận nên cách phân chia này mang tính chất tương đối. Chúng tôi xin liệt kê một số trường hợp đặc biệt khi phân loại đề tài.
Một đề tài nhưng lại xếp ở nhiều loại. Ví dụ như trong khóa luận số 24 của sinh viên Hoàng Xuân Bối là: “Hình tượng người phụ nữ trong thơ Đường (chủ yếu qua thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ)” được chúng tôi xếp vào cả nhóm về Lý Bạch, Đỗ Phủ và thơ Đường.
Một đề tài nhưng lại thuộc cả nhóm phân loại theo tác giả - tác phẩm vừa thuộc nhóm lý luận, dịch thuật như khóa luận số 1 của sinh viên Mai Cao Chương: “Sơ lược tổng kết những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá cuốn Hồng lâu mộng ở Trung Quốc từ trước đến nay”
2.1.1. Tác giả, tác phẩm
BẢNG PHÂN LOẠI
Thời kỳ
Tác giả - Tác phẩm
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Văn học thời Thượng Cổ đến nhà Tùy
(0.98%)
Kinh Thi
1
0.98
Văn học đời Đường
(37.24%)
Lý Bạch
7
6.86
Đỗ Phủ
18
17.64
Bạch Cư Dị
3
2.94
Đường Thi
10
9.8
Văn học đời Minh
(14.7%)
Tam quốc chí diễn nghĩa
8
7.84
Thủy hử
5
4.9
Tây du ký
2
1.96
Văn học đời Thanh
(17.64 %)
Liêu trai chí dị
2
1.96
Nho lâm ngoại sử (Chuyện làng Nho)
2
1.96
Hồng lâu mộng
14
13.72
Văn học hiện đại
(22.54 %)
Lỗ Tấn
9
8.82
Tiểu thuyết
11
10.78
Kịch
3
2.94
2.1.2. Lý luận, dịch thuật (có 7/102 đề tài = 6.86 %)
- Bước đầu phê phán quan điểm văn nghệ của chủ nghĩa Mao trong những năm 1942 - 1969
- Tìm hiểu dịch thuật và nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ở Việt Nam thời kỳ trước 1945
- Tình hình giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch thơ ca Trung Quốc ở Việt Nam từ trước đến nay.
- Bước đầu tìm hiểu những nguyên lý văn học do Bạch Cư Dị đề xướng
- Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân thế giới qua một số tác phẩm đã dịch
- Sơ lược tổng kết những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá cuốn “Hồng lâu mộng” ở Trung Quốc từ trước đến nay
- Tình hình nghiên cứu Lỗ Tấn ở Việt Nam
2.2. Các chủ đề nghiên cứu của khóa luận
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khóa luận
2.2.1.1. Tác giả - tác phẩm
Thời kỳ văn học Trung Quốc đạt được những thành tựu nổi trội được các khóa luận tập trung nghiên cứu nhiều là văn học thời Đường (37.24%), văn học đời Thanh (15.68%), văn học hiện đại (22.54%). Văn học đời Minh và văn học từ thời thượng cổ đến thời nhà Tùy được nghiên cứu ít hơn. Những thành tựu đạt đượcc của văn học Trung Quốc trên là không thể phủ nhận. Tìm hiểu về những thời kỳ văn học này có ý nghĩa quan trọng trong khi tìm hiểu lịch sử văn học Trung Quốc. Hơn nữa, chúng lại ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam (đặc biệt là giai đoạn văn học trung đại Việt Nam).
2.2.1.2. Lý luận - Dịch thuật
Các vấn đề nghiên cứu chính về lý luận tập trung chủ yếu ở nghiên cứu, phiên dịch và giới thiệu (tiểu thuyết cổ điển, thơ ca). Đây cũng là những đề tài thuộc về lý luận tiếp nhận.
Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy quá trình nghiên cứu, tìm hiểu văn học Trung Quốc ở thời kỳ này chịu ảnh hưởng lớn của xu hướng chính trị - xã hội. Khóa luận số 44 do sinh viên Hoàng Như Phong thực hiện: “Bước đầu phê phán quan điểm văn nghệ của chủ nghĩa Mao trong những năm 1942 - 1949” được thầy giáo phản biện Lê Huy Tiêu đánh giá là đề tài hay, mang tính chất thời sự nhưng khó làm. Khi đọc khóa luận này, chúng tôi thấy rõ nó mang phong cách của loại hình văn - sử - triết bất phân. Từ những lý luận của chủ nghĩa Mác, người viết so sánh với lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mao trên mặt trận văn nghệ để tìm ra những mặt phản động của chủ nghĩa Mao. Từ đó, người viết đã đánh giá sự ảnh hưởng của quan điểm của chủ nghĩa Mao đối với văn học Trung Quốc đương đại. Đề tài này tưởng như không thuộc về văn học nhưng xét kĩ thì nó chính lại là thể hiện rõ tư tưởng “…nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng…Về văn hóa văn nghệ. Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1972, tr.20
và “văn nghệ bày tỏ quan điểm chính trị theo cách của nó, cũng như có cách riêng để tác động tới văn nghệ” [4, 55-56]. Chúng tôi cho rằng, cách nghiên cứu này không chỉ cho thấy xu hướng nghiên cứu bấy giờ mà còn gợi mở hướng nghiên cứu tương tự trên cơ sở vận dụng lý thuyết mới. Với cách tiếp cận thế này, người nghiên cứu phải có một tư tưởng chính trị vững vàng, ổn định, nghiên cứu theo hướng lịch sử văn học. Như thế, quan niệm về nghiên cứu khoa học cần xác định “tính khoa học không thể tách rời tính tư tưởng” [5, 55]
2.2.2. Những mảng trống
Tuy nhiên, bên cạnh những giai đoạn văn học như trên được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng thì có những mảng văn học không hề được nghiên cứu đến ngay cả khi nó đạt được những thành tựu đáng kể. Chúng tôi liệt kê cụ thể như sau:
Văn học thời chiến quốc
+ Tản văn lịch sử
+ Tản văn chư tử
+ Khuất Nguyên và các tác giả Sở từ khác
Văn học Tần Hán
+ Truyện ký của Tư Mã Thiên
+ Từ, phú và tản văn từ cuối Tây Hán đến cuối Đông Hán
+ Dân ca nhạc phủ đời Hán
+ Thơ ngũ ngôn trưởng thành
Văn học Ngụy Tấn Nam Bắc triều
+ Văn học cuối Ngụy và văn học Tấn
+ Đào Uyên Minh
+ Việc dịch Kinh Phật
+ Dân ca nhạc phủ Nam triều
+ Các nhà văn Nam triều
+ Dân ca nhạc phủ phương Bắc
+ Nhà văn Bắc triều
+ Tiểu thuyết Ngụy Tấn Nam Bắc triều
+ Văn tâm điêu long
Văn học đời Đường
+ Văn học sơ Đường
+ Các nhà thơ từ Khai Nguyên đến Thiên Bảo
+ Các nhà thơ từ Thiên Bảo đến Đại Lịch
+ Phong trào cổ văn và Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên
+ Các nhà thơ khác thời Trung Đường
+ Các nhà thơ cuối Đường
+ Tiểu thuyết truyền kì đời Đường
+ Từ đời Đường và Ngũ Đại
Văn học đời Tống
+ Văn học đầu đời Tống
+ Văn học giữa Bắc Tống
+ Tô Thức
+ Văn học cuối Bắc Tống
+ Văn học thời Nam Tống thời kỳ đầu
+ Lục Du
+ Tân Khí Tật
+ Văn học cuối Nam Tống
+ Thi thoại đời Tống
+ Thoại bản và hí thúc
+ Văn học Liêu - Kim
Văn học đời Nguyên
+ Quan Hán Khanh
+ Vương Thực Phủ
+ Bạch Phát và Mã Trí Viễn
+ Các nhà soạn tạp kịch khác thời kỳ đầu
+ Các nhà tạp kịch thời kỳ sau và những vở tạp kịch khuyết danh
+ Tản khúc đời Nguyên
+ Thơ ca và tản văn đời Nguyên
+ Nam hí
Văn học đời Minh
+ Kim Bình Mai
+ Truyện ngắn bạch thoại
+ Dân ca đời Minh
Văn học cận đại
+ Thơ ca cận đại
+ Từ cận đại
+ Tiểu thuyết cận đại
+ Hý kịch cận đại
Văn học hiện đại
+ Thơ ca hiện đại
+ Tản văn hiện đại
Có thể thấy chưa có sự khám phá, mở rộng nghiên cứu một cách đầy đủ (chỉ tính riêng bề rộng) của các giai đoạn trong tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc ở hệ thống khóa luận khảo sát. Mặc dù nghiên cứu chuyên sâu vào những thành tựu nổi trội của văn học Trung Quốc là hợp lý nhưng không thể lấy một số tác giả, tác phẩm nổi tiếng để nhìn nhận về một nền văn học nhất là khi đó là nền văn học Trung Quốc với bề dày lịch sử hơn 3000 năm được.
Trong một thời kỳ văn học, các khóa luận chỉ tập trung vào những tác giả, tác phẩm nổi tiếng. Văn học đời Đường được nghiên cứu nhiều nhất nhưng lịch sử 300 năm nhà Đường với 5 vạn bài thơ cùng năm, sáu chục nhà thơ được biết tên tuổi thì những nghiên cứu của khóa luận về thời kỳ này còn ít. Các đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu vào Lý Bạch, Đỗ Phủ (thời Thịnh Đường), Bạch Cư Dị (thời Trung Đường) trong khi thời Sơ Đường với Tứ kiệt (Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương); thời Thịnh Đường còn có nhóm nhà thơ sơn thủy điền viên và nhà thơ biên ải; Vãn Đường với nhà thơ nổi tiếng như Đỗ Mục, Đỗ Thương Ẩn…đều chưa được nghiên cứu đến.
CHƯƠNG BA
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA KHÓA LUẬN
Khi khảo sát hệ thống đề tài khóa luận chúng tôi nhận thấy những người thực hiện khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Nội dung của khách thể nghiên cứu phong phú đòi hỏi phương pháp nghiên cứu phải đa dạng. Chúng tôi thực hiện chia hệ thống khóa luận làm hai phần với mốc là năm 1986 (năm Việt Nam bắt đầu tiến hành đường lối đổi mới đất nước). Sở dĩ chọn cách chia như thế vì từ năm 1986 đã bắt đầu xuất hiện những cách tiếp nhận văn học mới như thi pháp học, phong cách học và văn học so sánh.
3.1. Đề tài từ 1966 - 1986
Từ thập kỉ 60 đến 80 của thế kỉ XX, với quan niệm chức năng văn học là nhận thức đời sống nên việc nghiên cứu văn học chịu tác động của chính trị. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp xã hội học, lý luận văn học. Cũng có một số khóa luận thực hiện phương pháp nghiên cứu mới nhưng chỉ tìm hiểu bước đầu, sơ khai.
Khảo sát 45 đề tài (từ 1966 - 1984) chúng tôi thấy các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:
3.1.1. Phương pháp xã hội học - chính trị (17/102= 16.6%)
3.1.1.1. Con người trong văn học qua các thời kỳ (10/102=9.8%)
- Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Lỗ Tấn
- Hình tượng người phụ nữ trong thơ Đường (chủ yếu qua thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ)
- Hình tượng người phụ nữ trong “Hồng lâu mộng”
- Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết hiện đại Trung Quốc “Đá đỏ”, “Sáng nghiệp sử”
- Hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa trong “Sáng nghiệp sử”
- Hình tượng con người mới trong “Sáng nghiệp sử”
- Hình tượng nhân vật trong chiến tranh qua thơ Đỗ Phủ
- Anh hùng nông dân qua một số nhân vật trong “Thủy hử”
- Tính cách con người của giai cấp thống trị Trung Quốc trong các tác phẩm của Lỗ Tấn
- Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (Giới hạn ở hai bộ tiểu thuyết Tam Quốc và Thủy hử)
3.1.1.2. Nội dung chính trị - xã hội (7/102=6.86%)
- Vấn đề biểu hiện mâu thuẫn nội bộ nhân dân trong kịch hiện đại Trung Quốc
- Vấn đề đấu tranh giai cấp được phản ánh trong phần dân ca của Kinh thi
- Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân thế giới qua một số tác phẩm đã dịch
- Hình tượng Tổ quốc và thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ
- Vấn đề trung vua yêu nước trong thơ Đỗ Phủ
- Bước đầu phê phán quan điểm văn nghệ của chủ nghĩa Mao trong những năm 1942 - 1969
- Thơ phản ánh chiến tranh của Đỗ Phủ
3.1.2. Phương pháp lý luận văn học
3.1.2.1. Đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm (13/102= 12.74%)
- Sơ lược tổng kết những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá cuốn “Hồng lâu mộng” ở Trung Quốc từ trước đến nay Trong 45 đề tài từ 1966 - 1986 có đề tài này chúng tôi coi là bước đầu có ảnh hưởng của lý thuyết tiếp nhận nhưng ngay tên đề tài đã cho thấy cách tiếp cận này mang chủ yếu về nội dung (dưới dạng tổng kết sơ lược) mà chưa đề cập đến phương thức tiếp cận để đưa ra những ý kiến đó. Vì thế, chúng tôi vẫn xếp vào phương pháp nghiên cứu theo lý luận văn học.
- Cái bi và cái hài trong tiểu thuyết Lỗ Tấn
- “Đá đỏ” - một bài ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng
- Tìm hiểu chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Đường (qua thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ)
- Ảnh hưởng của Đỗ Phủ với các nhà thơ yêu nước Việt Nam
- Vấn đề tình yêu trong “Hồng lâu mộng”
- Về chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ (2 khóa luận số 35 và 42)
- Sự tàn bạo xảo quyệt của Tào Tháo trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung
- Giá trị hiện thực tố cáo của “Chuyện làng Nho”
- Cảnh và tình trong thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ
- Tiếng cười của Lỗ Tấn qua truyện ngắn
Bước đầu tìm hiểu những nguyên lý cơ bản do Bạch Cư Dị đề xướng
3.1.2.2. Nhân vật và tính cách (10/102 = 9.8%)
- Cách thể hiện nhân vật tích cực trong tiểu thuyết đương đại Trung Quốc
- Mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách trong kịch và kịch hiện đại Trung Quốc
- Đặc điểm xây dựng hình tượng nhân vật tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
- Phân tích, so sánh tính cách Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa trong tác phẩm “Hồng lâu mộng”
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong “Tam quốc diễn nghĩa”
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong “Hồng lâu mộng”
- So sánh anh hùng Thành Cương trong tác phẩm “Đá đỏ” và anh hùng Lương Sinh Bảo trong tác phẩm “Sáng nghiệp sử”
- Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh trong tác phẩm “Hồng lâu mộng”
- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử’ và “Tây du ký”
- Sơ bộ tìm hiểu tính chất anh hùng trong truyện “Thủy hử” của Thi Nại Am
3.1.2.3. Cốt truyện và kết cấu (1/102=0.98%)
- Niêm luật và kết cấu thơ Đường luật
3.1.2.4. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học: Không có công trình nào nghiên cứu (0%)
3.1.3. Trường hợp khác
Trong 45 đề tài từ 1966 - 1986 có 4 đề tài chúng tôi cho rằng đã bắt đầu đi theo hướng tiếp cận mới là:
Đỗ Phủ ở Việt Nam
Vấn đề thừa kế di sản thơ Đường và sáng tạo cái mới qua “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Tìm hiểu việc dịch thuật và nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam trước Cách mạng tháng tám
Tình hình nghiên cứu Lỗ Tấn ở Việt Nam
Những đề tài này được coi là trường hợp bước đầu đã tiếp cận với phương pháp nghiên cứu văn học mới. Tuy nhiên, chỉ với bốn đề tài này thì phương pháp chưa đủ trở thành phổ biến để chúng tôi phân loại thành một nhóm riêng. Đây chỉ là đề tài được coi là tiền đề để phát triển những hướng tiếp cận mới cho việc triển khai đề tài ở thời kỳ sau. Ví dụ như đề tài: “Vấn đề thừa kế di sản thơ Đường và sáng tạo cái mới qua Truyện Kiều của Nguyễn Du” thì đề tài ở giai đoạn sau cũng theo hướng tiếp cận như thế: “Nguyễn Du với tinh hoa thơ cổ điển Trung Quốc”.
Từ góc độ tiếp nhận lý thuyết tiếp nhận văn học thì những vấn đề được tập trung chủ yếu theo phương diện xã hội trong đó đặc biệt chú ý mối quan hệ trong đời sống. Có thể coi đây là những đề tài được ưa chuộng và hợp thời bấy giờ. Nhìn lại một phẩm văn học tức là nhìn lại những tư tưởng chính trị- xã hội quan trọng chi phối trong thời đại đó. Cách tiếp nhận văn học như thế dựa trên tư tưởng văn học có tác dụng phục vụ chính trị. Điều này cũng giải thích một hiện tượng mà chúng tôi khảo sát khi xem các thư mục tham khảo của hầu hết các khóa luận đều là những sách về nguyên lý của chủ nghĩa Mác nói chung và quan điểm của Mác - Enghen bàn về văn học, nghệ thuật nói riêng.
3.2. Đề tài từ 1986 - 2000
Dưới ảnh hưởng quan điểm đổi mới văn nghệ của Đảng, thì bên cạnh những phương pháp Macxit truyền thống có sự du nhập của phương pháp nghiên cứu văn học mới mẻ phương tây như lý luận tiếp nhận, văn học so sánh, ký hiệu học, phương pháp hệ thống, cấu trúc luận….nên tình hình nghiên cứu văn học có những nét đổi mới đáng kể về phương pháp. Đều này thể hiện rõ qua hệ thống đề tài từ 1986. Chúng tôi phân chia các phương pháp của 57 đề tài (từ 1986 - 2000) theo ba hướng chính là: lý luận văn học; thi pháp học, phong cách học; văn học so sánh. Nếu như ở đề tài từ 1966 - 1986 những phương pháp tiếp cận mới xuất hiện như là phương pháp cá biệt (không mang tính phổ biến) thì ở những đề tài trong thời kỳ này khi phương pháp tiếp cận đang dần thay đổi thì những phương pháp nghiên cứu cũ lại trở thành cá biệt và chúng tôi tiếp tục xếp vào các trường hợp khác.
3.2.1. Lý luận văn học
3.2.1.1. Đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm(4/102=3.92%)
- Tìm hiểu tư tưởng chính thống thể hiện qua một số nhân vật tiêu biểu trong “Thủy hử toàn truyện”
- Đề tài gia đình trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”
- Tình yêu và hôn nhân trong “Hồng lâu mộng”
- Vấn đề tình yêu trong “Hồng lâu mộng”
3.2.1.2. Nhân vật và tính cách (10/102=9.8%)
- Tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện nhân vật trong tiểu thuyết “Thủy hử”
- Nhân vật trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn
- Phương pháp xây dựng nhân vật của Lỗ Tấn trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng”
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Phượng Thư trong “Hồng lâu mộng”
- Bước đầu tìm hiểu hình tượng nhân vật Vương Hi Phượng
- Phân tích tính cách một số mặt - nhóm nhân vật và nghệ thuật biểu hiện trong tác phẩm “Hồng lâu mộng”
- Tìm hiểu hình tượng nhân vật kì ảo trong đoản thiên tiểu thuyết “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh
- Tìm hiểu nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng”
- Nghệ thuật biểu hiện tính cách “li biệt” và “hội ngộ” trong thơ Đỗ Phủ
- Tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”
3.2.1.3. Cốt truyện và kết cấu (7/102=6.86%)
- Kết cấu truyện ngắn Lỗ Tấn
- Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Đường luật của Đỗ Phủ
- Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn
- Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Tam quốc diễn nghĩa”
- Thời gian, không gian nghệ thuật và tính cách nhân vật trong tiểu thuyết “Một nửa đàn ông là đàn bà” của Trương Hiền Lượng
- Cái xảo - nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết Trung Quốc của La Quán Trung
- Các cung bậc của tiếng cười châm biếm trong “Nho lâm ngoại sử”
3.2.1.4. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (1/102=0.98%)
- Hệ thống ngôn ngữ gốc Hán trong “Cung oán ngâm khúc”
3.2.1.5. Lý luận chung (7/102=6.86%)
- Nghệ thuật viết kịch của Tào Ngu qua vở “Lôi Vũ”
- Một số vấn đề trong sự đổi mới về nội dung và nghệ thuật cuốn tiểu thuyết “Một nửa đàn ông là đàn bà” của nhà văn Trung Hoa Tương Hiền Lượng (qua ba khóa luận số 53, 62)
- Bước đầu tìm hiểu và giới thiệu một số đổi mới trong tiểu thuyết hiện thực Trung Quốc đương đại
- Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong bộ tiểu thuyết “Tam quốc chí diễn nghĩa” của La Quán Trung
- Nghệ thuật miêu tả chiến tranh thời Đường qua thơ Đỗ Phủ
- Tiếng cười của Lỗ Tấn
3.2.2. Thi pháp học, phong cách học (7/102=6.86%)
- Tìm hiểu thi pháp “Tam quốc diễn nghĩa”
- Bước đầu tìm hiểu thi pháp “Khuất Nguyên”
- Bước đầu tìm hiểu và so sánh một số đặc điểm thi pháp thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ
- Vài nét về thi pháp hai tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” và “Hoàng Lê nhất thống chí”
- Thi pháp thơ Đỗ Phủ
- Phong cách của Lỗ Tấn qua một số truyện ngắn viết về nông thôn như: “AQ truyện ngắn”, “Lễ cầu phúc”, “Ly hôn”, “Cố hương”
- Phong cách tiếp cận đề tài “li biệt” trong thơ Lý Bạch - Đỗ Phủ
3.2.3. Văn học so sánh (14/102 = 13.72%)
- Nguyễn Du với tinh hoa cổ điển Trung Quốc (hai đề tài số 59 và 83)
- Thơ Đường và thơ Mới
- Thơ Đường trong sáng tác của thi hào Nguyễn Du
- Tìm hiểu thơ Bác Hồ với thơ Đường
- Thử so sánh “Chí Phèo” của Nam Cao với “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn
- Ảnh hưởng của thơ Đường đến “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn (hai khóa luận số 65 và 89)
- Nguyễn Trãi với thơ Đường
- So sánh hình tượng người phụ nữ trong thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ
- So sánh “Tam quốc diễn nghĩa” với “Hoàng Lê nhất thống chí” ở một vài phương diện nghệ thuật
- Sự tiếp biến điển cố văn học Trung Quốc qua Truyện Kiều
- Sự tiếp biến thể loại thơ Đường của Bác Hồ trong “Nhật ký trong tù”
- Tì bà hành của Bạch Cư Dị và bản dịch của Phan Huy Thực
3.2.4.Trường hợp khác (7/102=6.86%)
- Ý thức dân chủ thể hiện ở một số mặt trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”
- Tìm hiểu, dịch thuật và nghiên cứu tiểu thuyết cổ diển Trung Quốc ở Việt Nam từ 1945 - nay (hai khóa luận số 64, 66)
- Tìm hiểu, dịch thuật và nghiên cứu thơ ca Trung Quốc ở Việt Nam từ trước đến nay
- Hình tượng người phụ nữ trong thơ Bạch Cư Dị (hai khóa luận số 92 và 94)
- Bước đầu tìm hiểu gương mặt tam giáo trong tiểu thuyết ”Hồng lâu mộng”
BẢNG TỔNG KẾT HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP
Năm
Phương pháp
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1966 - 1986
Cũ
Xã hội học chính trị
17
16.6
Lý luận văn học
(23.52%)
Đề tài, chủ đề, tư tưởng
13
12.74
Nhân vật,
tính cách
10
9.8
Cốt truyện, kết cấu
1
0.98
Ngôn ngữ
0
0
Trường hợp khác
4
3.92
1986 - 2000
Cũ
Lý luận văn học
(28.43%)
Đề tài, chủ đề, tư tưởng
4
3.92
Nhân vật, tính cách
10
9.8
Cốt truyện, kết cấu
7
6.86
Ngôn ngữ
1
0.98
Lý luận chung
7
6.86
Hiện đại
Thi pháp học, phong cách học
7
6.86
Văn học so sánh
14
13.72
Trường hợp khác
7
6.86
3.3. Kết luận chung
Lý luận văn học vẫn là ưu tiên số một trong khi lựa chọn các phương pháp tiếp nhận văn học của khóa luận tốt nghiệp (chiếm 51.95 %). Mọi vấn đề về lý luận văn học đều được sinh viên soi chiếu vào để phân tích tác phẩm từ đề tài, chủ đề, tư tưởng; nhân vật, tính cách; cốt truyện, kết cấu đến ngôn ngữ. Như thế, văn bản tác phẩm luôn là trung tâm trong quá trình tiếp nhận.
Phương pháp “đọc” và “hiểu” theo kiểu xã hội học chính trị là phương pháp phổ biến trong những năm 60 đến 80 của tình hình nghiên cứu văn học nước ta nói chung và của sinh viên khoa Ngữ văn - Đại học tổng hợp nói riêng. Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu này chiếm thứ hai sau lý luận văn học. Chức năng văn học trong giai đoạn này chủ yếu là phục vụ chính trị nên đã chi phối sâu sắc đến phương pháp tiếp cận của hầu hết khóa luận nhất là các khóa luận từ 1966 - 1986. Phương pháp này chỉ tỏ ra phù hợp trong hoàn cảnh xã hội bấy giờ. Sử dụng nó trong nghiên cứu khoa học dễ dẫn đến cách nhìn chính trị hóa văn học. Người tiếp nhận dễ đi đến những suy diễn, gán ghép thiếu chính xác, không đảm bảo tính khách quan. Tác phẩm văn học có một đời sống tự thân nó sau khi rời tác giả. Không phải trong tác phẩm văn học nào đời sống xã hội đề cập trong nó trùng với hoàn cảnh lịch sử xã hội đương thời. Vì thế, sử dụng phương pháp này vào tiếp cận tác phẩm sẽ khó tránh khỏi việc tách văn bản ra khỏi đời sống xã hội mà nó phản ánh.
Thi pháp học, phong cách học là phương pháp hiện đại và ngày càng được sử dụng phổ biến bởi nó phát huy tác dụng nhất định trong quá trình tiếp nhận văn học của độc giả. Cách tiếp cận này được các khóa luận sử dụng để tìm hiểu thi pháp thơ và tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy nhiên, cách hiểu về thi pháp được dùng với tư cách khái niệm lý thuyết công cụ có phần khác quan điểm thi pháp học hiện nay. Thi pháp là hệ thống mở, tìm hiểu thi pháp mỗi tác phẩm, chính là tìm hiểu hình thức của một tác phẩm, một thể loại, một tác gỉa và một phương pháp sáng tác nhất định nào đó. Ví dụ trong khóa luận: “Tìm hiểu thi pháp tam quốc diễn nghĩa” của sinh viên Lã Minh Luận có quan điểm như sau: “Tìm hiểu thi pháp Tam quốc diễn nghĩa chính là tìm hiểu hình thức cụ thể của tác phẩm, của thể loại. Tìm hiểu những yếu tố cấu thành được xây dựng bằng sự tổng hợp sinh động của hệ thống phương tiện như: Tổ chức kết cấu nghệ thuật kể chuyện và miêu tả, nghệ thuật sử dụng ngôn từ, những yếu tố này diẽn đạt cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức nội dung tác phẩm. Trong khi tìm hiểu thi pháp Tam quốc, chúng tôi đã liên hệ những yếu tố đó thành một chỉnh thể thống nhất, tạo nên sự tồn tại nhất định của giá trị tác phẩm” [48; 58 - 59]. Trong khóa luận “Phong cách tiếp cận đề tài li biệt trong thơ Lý Bạch - Đỗ Phủ” của sinh viên Nguyễn Thị Thu thì phong cách được thể hiện qua cách tiếp cận thiên nhiên, cách tiếp cận thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật; cách tiếp cận vấn đề “riêng”, “chung” và cảm hứng chủ đạo của Lý Bạch và Đỗ Phủ trong mảng đề tài “Li biệt”. Trong khóa luận “Bước đầu tìm hiểu thi pháp thơ Đỗ Phủ” người viết triển khai đề tài theo cảm hứng chủ đạo trong thơ Đỗ Phủ; nghệ thuật tự sự kết hợp trữ tình trong thơ Đỗ Phủ; nghệ thuật mô tả tình và cảnh, kết cấu trong thơ Đỗ Phủ. Như thế, cách tiếp cận theo thi pháp học, phong cách học đã cho thấy những ưu điểm khi nghiên cứu tác phẩm một cách khoa học, lôgic và chặt chẽ.
Văn học so sánh là phương pháp tiếp cận mới và phù hợp khi mà nền văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Chủ yếu các đề tài theo phương pháp này đều đề cập đến sự ảnh hưởng của thơ Đường đối với các sáng tác trong thơ ca dân tộc. Cái nhìn văn học so sánh này được trình bày có sự khác nhau giữa các khóa luận. Chúng tôi lấy ví dụ về hai khóa luận: “Vấn đề kế thừa di sản thơ Đường và sáng tạo cái mới qua Truyện Kiều của Nguyễn Du” của sinh viên Nguyễn Đăng Cư và “Nguyễn Du với tinh hoa thơ cổ điển Trung Quốc” của sinh viên Mang Thị Bích Phương. So sánh hai phần đầu của khóa luận chúng tôi thấy”: Trong khóa luận thứ nhất dành cả một chương lớn là Chủ nghĩa Mac - Lênin với việc kế thừa di sản văn thơ Đường qua Truyện Kiều của Nguyễn Du để làm cơ sở cho đề tài. Trong phần này, người viết tiếp tục chia thành ba luận điểm: Lý luận của chủ nghĩa Mac - Lênin về kết thừa di sản văn học; sự giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc; Sơ bộ tìm hiểu một vài yếu tố tạo nên sự thành công của thơ Đường. Trong khóa luận thứ hai, người thực hiện chỉ kết cấu thành một chương là: Vài nét về sự giao lưu văn học cổ Trung Quốc với văn học cổ Việt Nam. Phạm vi của hai đề tài này là tương đối trùng nhau nên dù sự so sánh luôn là có phần khập khiễng, chúng tôi vẫn muốn nhìn nó trong quan hệ so sánh nhằm nhấn mạnh cách nhìn nhận cùng một vấn đề xuất phát từ quan điểm cơ sở lý luận giữa hai khóa luận. Khóa luận đầu được thực hiện năm 1974, khóa luận sau được thực hiện năm 1997 và đều cùng người hướng dẫn là GS.TS Lê Đức Niệm. Qua 23 năm, vấn đề về lý luận đã có cái nhìn thoáng hơn, cụ thể và trực diện hơn về đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu việc dịch thuật, nghiên cứu văn học Trung Quốc ở Việt Nam mới chỉ đi vào những nghiên cứu thơ ca, tiểu thuyết cổ điển nói chung chứ chưa đề cập đến một tác phẩm nào cụ thể. Trong công trình: “Tình hình giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch thơ ca Trung Quốc ở Việt Nam từ trước đến nay” của sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Linh đã triển khai hệ thống luận điểm làm ba phần: Vị trí của nền văn học Trung Quốc và quá trình giao lưu, văn hóa ở Việt Nam; Thơ ca Trung Quốc được giới thiệu ở Việt Nam như thế nào?; Dịch từ Hán sang Việt đó là một khoa học và nghệ thuật. Có thể thấy, khóa luận này nghiêng về tiếp nhận văn hóa và ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với văn học Việt Nam nhiều hơn là nghiên cứu về kĩ thuật dịch dưới góc độ ngôn ngữ. Mặc dù đây cũng là một vấn đề quan trọng của tiếp nhận văn học nhưng lại chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể.
Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu đầu tiên của sinh viên. Vì thế, phong cách học của nó là phong cách học khoa học, hạn chế sử dụng những từ ngữ biểu thị cảm xúc. Tuy nhiên, khi khảo sát các khóa luận đặc biệt là trong giai đoạn từ 1966 - 1986 đa số vẫn trình bày theo lối dựa vào cảm nhận chủ quan của người viết, giọng văn phù hợp với phê bình hơn là nghiên cứu.
PHẦN KẾT LUẬN
Tìm hiểu việc nghiên cứu văn học Trung Quốc của sinh viên khoa ngữ văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội (qua tư liệu khóa luận tốt nghiệp lưu trữ tại thư viện khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn từ năm trở 2000 về trước), chúng tôi đi đến những kết luận sau:
Nhắc đến văn học Trung Quốc người ta vẫn gắn với câu nói: thơ Đường, từ Tống, kịch Nguyên, tiểu thuyết Minh - Thanh. Đây là bốn lĩnh vực mà văn học Trung Quốc đạt được những thành tựu nổi trội nhất. Khảo sát 102 đề tài khóa luận từ 1966 - 2000 chúng tôi thấy các công trình đã tập trung vào nghiên cứu hai trong bốn lĩnh vực chủ yếu là thơ Đường và tiểu thuyết Minh - Thanh. Trong hai lĩnh vực này thì các khóa luận tập trung đi sâu vào tìm hiểu những tác giả, tác phẩm lớn như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị (thơ Đường); Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký (tiểu thuyết Minh); Liêu trai chí dị, Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng (tiểu thuyết Thanh).
Phương pháp tiếp cận các đề tài bao gồm cả phương pháp cũ (xã hội học) và hiện đại (thi pháp học, phong cách học; văn học so sánh). Công bằng mà nói, nhiều công trình đến nay đã không còn giá trị bởi các quan điểm và cách thức tiếp nhận đã không phù hợp.
Báo cáo này qua việc tổng kết việc tìm hiểu văn học Trung Quốc qua khóa luận tốt nghiệp mong muốn nêu ra được cách thức chọn đề tài và phương pháp thực hiện khóa luận của sinh viên nhằm giúp sinh viên tìm hiểu văn học Trung Quốc rút ra được những hướng tiếp cận mới mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là mỹ học tiếp nhận. Đây là phương pháp tiếp nhận hiện đại, khoa học, có tính ứng dụng cao vào tìm hiểu văn học nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên). Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
Trương Đăng Dung. Tác phẩm văn học như là quá trình, Viện KHXHVN, Viện Văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 2004.
Hà Minh Đức (chủ biên). Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
Phương Lựu (chủ biên). Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
Trương Đăng Dung - Nguyễn Cương. Các vấn đề của khoa học văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990.
M.B. Khrapchenco. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
I.P Ilin và E.A Tzurganova (chủ biên). Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học, Người dịch: Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003.
Tập thể tác giả. Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 1, NXB Giáo dục, 1988.
Tập thể tác giả. Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, NXB Giáo dục, 1988.
Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội, 2000.
Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, NXB Thế giới, Hà Nội, 2000.
12. Lê Huy Tiêu. Cảm nhận mới về văn hóa và văn học Trung Quốc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khóa luận nghiên cứu văn học Trung Quốc của SV Khoa Ngữ văn, ĐHTH Hà Nội (1966-2000) - Nhìn từ góc độ tiếp nhận.doc