ĐỀ TÀI:Nghiên cứu về lãi suất tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận chung: 4
1.1/ Một số vấn đề về lãi suất: 4
1.1.1/ Định nghĩa lãi suất: 4
1.1.2/ Vai trò của lãi suất: 5
1.1.3/ Phân loại lãi suất: 5
1.1.3.1/ Theo nguồn sử dụng 5
1.1.3.2/ Theo giá trị thực 5
1.1.3.3/ Theo phương pháp tính lãi 6
1.1.3.4/ Theo loại tiền 6
1.1.3.5/ Theo độ dài thời gian 6
1.2/ Giới thiệu về ngành Vận tải biển: 8
1.2.1/ Sự ra đời của ngành Vận tải biển: 8
1.2.2/ Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Vận tải biển: 9
1.2.3/ Tác động của Vận tải biển với buôn bán quốc tế: 9
1.2.4/ Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển: 9
Chương 2: Tình hình lãi suất ở Việt Nam những năm gần đây (2007-2010): 9
2.1/ Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất: 9
2.1.1/ Mức cung cầu tiền tệ: 9
2.1.2/ Lạm phát: 10
2.1.3/ Sự ổn định của nên kinh tế: 11
2.1.4/ Các chính sách của nhà nước: 11
2.1.4.1/ Chính sách tài chính: 11
2.1.4.2/ Chính sách tiền tệ: 12
2.1.4.3/ Chính sách thu nhập: 12
2.1.4.4/ Chính sách tỷ giá: 13
2.2/ Tình hình lãi suất Việt Nam trong những năm gần đây (2007 - 2011): 13
2.2.1/ Tình hình biến động lãi suất 2007: 14
2.2.2/ Tình hình biến động lãi suất 2008: 15
2.2.3/ Tình hình biến động lãi suất 2009: 17
2.2.4/Tình hình biến động li suất 2010: 20
2.2.5/Tình hình biến động li suất đầu 2011: 21
2.3/ Nhận xét và đánh giá: 22
Chương 3: Biến động của Lãi suất ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Vận Tải Biển: 23
3.1/ Những thăng trầm trong ngành Vận tải biển: 23
a.Doanh nghiệp vận chuyển
b.Doanh nghiệp xếp dỡ
c.Doanh nghiệp dịch vụ,đại lý
3.2/ Biến động của Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Vận Tải Biển 32
3.2.1/ Biến động của Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nói chung 32
3.2.2/ Biến động của Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Vận Tải Biển 33
3.3/ Một số giải pháp mà các Doanh nghiệp vận tải biển đưa ra để khắc phục những hệ quả do biến động Lãi suất gây ra 35
Chương 4: Kết luận và kiến nghị:
4.1/ Kết luận: 36
4.2/ Kiến nghị: 36
· Nguồn tham khảo:
Wikipedia
Tạp chí kế toán tháng 6/2006
Tạp chí kinh tế và dự báo 24/06/2008
Thời báo kinh tế Sài Gòn 2007
LỜI NÓI ĐẦUTrong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển .Sự cạnh tranh là bản chất vốn có của nền kinh tế thị trường và ngày càng khốc liệt khi nền kinh tế Việt Nam được mở cửa ngày càng hòa nhập nền kinh tế thế giới(thang 11 năm 2007 Viêt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO),đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển của Việt Nam.Trước sự kiện này, các doanh nghiệp vận tải biển việt Nam đứng trước nhiều cơ hội song cũng không ít những thử thách. với những biến động của thị trường Đặc biệt là biến động lãi suất ,doanh nghiệp cần nắm rõ quy luật cũng như bản chất để có thể tồn tại và phát triển bền vững, phát huy nội lực, biết tận dụng những cơ hội và tiềm năng sẵn có để có những bước đi đúng đắn . Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kiến thức đã học về thị trường tài chính và để làm sáng tỏ những vấn đề cũng như tìm ra những lối đi đúng đắn cho doanh nghiệp vận tải biển. Nhóm nghiên cứu về tình hình biến động lãi suất tại Việt Nam thu thập cũng như phân tích tình hình biến động lãi suất tai việt nam va xem xét những ảnh hưởng đến hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển đồng thời cũng đưa ra nhữn g nhận xét cũng như những giải pháp cho bài toán tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vận tải biển trong giai đoạn hiện nay Tình hình biến động lãi suất là một lĩnh vực rất phức tạp và khó khăn nên bài làm của nhóm sẽ có những thiếu xót. Do đó chúng em mong nhận được những nhận xét quý báu của thầy hướng dẫn bộ môn nhằm củng cố kiến thức phục vụ cho mục đích học tập.
38 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3957 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về lãi suất tiền tệ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng hóa mà giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào năm sau thường cao hơn năm trước nên nhu cầu vốn thường cao hơn. Có lẽ đây cùng là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng chuẩn bị một lượng vốn lớn để giải ngân vào thời điểm này.
2.2.2/ Tình hình biến động lãi suất 2008
Hình 5: Lãi suất huy động tiền gởi VNĐ năm 2008
Năm 2008 có thể được coi là năm của lãi suất khi lãi suất biến động trái chiều với một biên độ lớn chỉ trong vòng 12 tháng. Diễn biến lãi suất trong năm 2008 gồm 2 giai đoạn chính: Cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng vào nửa đầu năm 2008 và một cuộc đua khác theo chiều hướng ngược lại, đua giảm lãi suất, dù mức độ quyết liệt kém hơn. Những sự kiện lớn đối với diễn biến lãi suất năm 2008 diễn ra như sau:
6 tháng đầu năm 2008, lãi suất tăng mạnh :
Từ mức lãi suất tháng 1 là 8,5%, các ngân hàng bắt đầu vào cuộc đua lãi suất, khởi đầu là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Lãi suất tăng cao đến đỉnh điểm vào tháng 6 năm 2008 là 18,5%. Hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng có lãi suất thấp chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao xuất hiện. Đây là lý do để có ngân hàng buộc phải cấp tốc điều chỉnh lãi suất. Có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường… do lạm phát trong nước cao 19.39% vào 1/2008. Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ làm khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút khiến các NH không muốn đẩy mạnh cho vay mà chú trọng vào việc bảo đảm an toàn hoạt động.
Mặc khác kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu thế giới. Cú sốc giá lương thực thực phẩm, giá dầu, giá phôi thép, giá phân bón… khiến hàng nội địa tăng giá chóng mặt trong nửa đầu năm 2008. Trước tình hình đó NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%/năm và nâng lãi suất cơ bản từ 8.25% lên 8.75%/năm kể từ 01/02/2008 lãi suất huy động có lúc lên trên 20%, lãi suất cho vay cũng tăng lên ở mức tương ứng, rút tiền khỏi thị trường thông qua việc phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc 17/03/2008, đồng thời buộc Kho bạc rút 50.000 tỷ từ các Ngân hàng Thương mại làm cho tính thanh khoản của các ngân hàng bị chặn đột ngột điều này gây ra tình trạng thiếu vốn trầm trọng thể hiện rõ qua làn sóng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn trong toàn hệ thống ngân hàng.
Không chỉ vậy vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 nhằm phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu kinh doanh mùa cuối năm của khách hàng, nếu các ngân hàng cổ phần không tăng lãi suất sẽ khó thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, vì lạm phát tăng cao đã khiến người gửi tiết kiệm phải chịu lãi suất âm. Mặt khác, do hiện nay nền kinh tế chưa hấp thụ hết dòng vốn ngoại, trong khi nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục chảy vào nên phải tăng lãi suất huy động để hút tiền đồng.
6 tháng cuối năm lãi suất giảm mạnh:
Bắt đầu từ tháng 7 trở đi, các ngân hàng lại bước vào cuộc đua lãi suất mới nhưng với xu hướng ngược lại so với 6 tháng đầu năm. Cuộc đua ban đầu chỉ mới nhích nhẹ từ 18,5% xuống còn 17,5% và bắt đầu giảm mạnh từ tháng 10 năm 2008.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do các ngân hàng đã giữ được tính thanh khoản của dòng tiền, đảm bảo được độ an toàn cao và tính rủi ro thấp. Mặt khác, sau 6 tháng đã huy động được một lượng tiền khổng lồ về thì nay các ngân hàng giảm lãi suất cho vay để kích thích người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất cũng như cho các doanh nghiệp vay để đầu tư. NH nào cũng chỉ muốn cho vay khách hàng tốt, nhưng khách hàng tốt thì chỉ vay khi LS ở mức hợp lý (chỉ có khách hàng xấu là vay bằng mọi giá). Vì vậy để có vốn rẻ khuyến khích nhu cầu vay của DN tốt thì phải hạ LS huy động.
Thứ hai, tín hiệu tích cực từ lạm phát và chuyển biến kinh tế vĩ mô cũng là cơ sở để có được sự điều chỉnh này. Lạm phát có chiều hướng giảm - Do dư nợ tăng thấp nên vốn khả dụng VND dư thừa tương đối nhiều, cộng thêm tình hình kinh tế có dấu hiệu giảm phát, các NH đã liên tục hạ LS tiền gửi VND. Từ 16,5%- 17,5%/năm giảm về từ 10,5%-14,5%/năm.
Và thứ ba, trên cơ sở xem xét các nhu cầu tín dụng, cân đối khả năng huy động cũng như yêu cầu quản trị…, các ngân hàng đã có quyết định phù hợp với trường hợp của mình, cũng như theo hướng chung của hệ thống. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, chi phí đầu vào tăng lên, khi có điều kiện các ngân hàng sẽ xem xét để có điều chỉnh hợp lý, tính đến cả mục tiêu lợi nhuận của mình nữa, cùng với nhận định việc giảm lãi suất huy động sẽ không ảnh hưởng lớn tới tốc độ huy động trong thời gian tới.
2.2.3/ Tình hình biến động lãi suất năm 2009:
Ngay từ những tháng đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng nhẹ . Một lý giải chắc chắn cho đợt điều chỉnh lãi suất huy động mới của các NH, vốn không chỉ dừng lại ở khối các NHTMCP, là nhằm chuẩn bị một nguồn vốn dồi dào trước các dự báo cho rằng nhu cầu vốn của DN sẽ đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009. Các điều chỉnh tăng vì thế được thực hiện với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn tuần đến kỳ hạn 36 tháng. Ngày 12.3 của các NHTM gây chú ý khi công bố áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất 8,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các kỳ hạn lần lượt được điều chỉnh tăng, lên mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, 7,32%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, và các kỳ hạn 6 - 9 - 12 tháng lần lượt nhận được mức lãi xuất 7,44%/năm, 7,524%/năm và 8,004%/năm.
Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động Việt nam đồng (VND) ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần. Trong tuần đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ. Ở khối NHTM Nhà nước, lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối NHTM cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Đến tuần cuối của tháng 5, làn sóng tăng lãi suất huy động bằng VND tăng khá mạnh. Cụ thể, tại Ngân hàng An Bình, hiện mức lãi suất đỉnh đã lên tới 9,7% khi khách hàng gửi tiết kiệm bậc thang với kỳ hạn dài và số tiền lớn. Với kỳ hạn 18 tháng, người gửi tiền được hưởng lãi suất 9%/năm; 24 tháng: 9,2%/năm; 36 tháng: 9,4%/năm; 60 tháng: 9,5%/năm. trong tuần đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ, ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước, lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối ngân hàng thương mại cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm.
Từ tháng 8 đến tháng10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên đến 9,5%. Cụ thể, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) lãi suất tăng mạnh ở các kỳ hạn dài đều trên 9% và 36 tháng đã lên đến đỉnh 9,5%. Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà TP.HCM (HDBank), ngay khi lãi suất của nhiều ngân hàng tăng mạnh, ngân hàng nay cũng đã áp dụng lãi suất cao nhất lên tới 9,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng; các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng có mức cao, 9,1% và 9,3%.
Tiếp tục sau đó các ngân hàng thương mại đưa ra các mức lãi suất huy động cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng (10,3%/năm) và tiếp tục tăng lãi xuất huy động 0.3%. Đặc biệt, vào ngày 12/8 lãi suất huy động vốn VND đã lên tới đỉnh là 10.3%.
Đến đầu tháng 11 nhóm NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND với mức từ 0,1-0,3%/năm và tăng lãi suất huy động USD từ 0,1-0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Hiện nay, lãi suất của các ngân hàng đã lên tới 9.99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.
Ngoài ra, do tác động của việc nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ, nhất là cơ chế hỗ trợ lãi suất trong 10 tháng đầu năm 2009, làm cho việc kiểm soát tốc độ tăng ở mức hợp lý của hai chỉ tiêu trên gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không thuận lợi đối với việc kiềm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong các tháng cuối năm 2009 và sẽ kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động tiền tệ.
2.2.4/Tình hình biến động lãi suất 2010:
Diễn biến của lãi suất năm 2010 đi theo kịch bản của năm 2009: Lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kiếm chế lạm phát; lãi suất thị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và tăng cao trở lại những tháng cuối năm.
Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng như trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009. Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.
- Đối với lãi suất huy động VND: Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Trong 6 tháng đầu năm lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tương đối ổn định. Nếu như trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại thì bước sang tháng đầu tiên của Quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%.
Việc lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận vì vậy đến tháng 7/2010 để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường theo Nghị quyết 23/NQ – CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với vốn của khu vực ngân hàng khi mà tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ trong những tháng đầu năm. Và như vậy là sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10.
Cho đến ngày 15/10/201, trên bình diện tốc độ huy động vốn đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2009 và trước nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất vay vốn ngày càng cao, dưới sự hỗ trợ của NHNN và sự đồng thuận của các ngân hàng, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11%. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%.
Lãi suất cho vay tuy đã có sự điều chỉnh giảm ở một số lĩnh vực, ngành nghề, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao
Lãi suất cho vay trong năm 2010 thể hiện hai điểm nóng là trong những tháng đầu năm (trước và sau khi thực hiện lãi suất thỏa thuận theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN) và hai tháng cuối năm thì lãi suất cho vay ở mức khá cao (khoảng 14,5 – 18%).
Các tháng giữa năm, bắt đầu từ tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 23 ngày 7/5/2010 chỉ đạo NHNN có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷ giá ở mức hợp lý. Tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng. Để thực hiện nhiệm vụ này, NHNN đã tích cực hỗ trợ vốn cho các NHTM thông qua hoạt động của thị trường mở và thị trường liên ngân hàng nên mặt bằng lãi suất cho vay VND có xu hướng giảm dần (giảm khoảng 1%), một số đối tượng và ngành nghề kinh doanh có mức giảm lớn hơn (giảm 2 - 2,5%) như: các khoản vay để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa... Tuy nhiên, trước những diễn biến không thuận lợi của kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất đã tăng cao trở lại trong hai tháng cuối năm, giao động trong khoảng 13,5 – 18,5%.
Tóm lại, diễn biến của mặt bằng lãi suất huy động trong năm nổi lên một số điểm đáng chú ý như sau:
(i) Diễn biến của lãi suất đi theo đúng kịch bản của năm 2009: lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kiếm chế lạm phát. (ii) Lãi suất thị trường chịu áp lực tăng cao qua các tháng, đặc biệt các tháng cuối năm. (iii) Không còn sự khác biệt về mức lãi suất huy động giữa các kỳ hạn, thậm chí những tháng cuối năm nghiêng hẳn về các kỳ hạn ngắn.(iv) TCTD tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm hợp lý hóa các chi phí phụ cho hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng thông qua các chương trình khuyến mại, các loại phí...
2.2.5/Tình hình biến đông lãi suất những tháng đầu năm 2011:
Lãi suất huy động 6 tháng đầu năm 2011:
Lãi suất cao nhất 6 tháng đầu năm 2010 là 9.11%, trong khi đó cao nhất năm 2011 so với cùng kỳ là 13,34%. Lãi suất cao năm 2011 tập trung vào khu vực ngắn hạn, gửi qua đêm, gửi tuần, gửi không kỳ hạn. Dưới đây là lãi suất huy động đồng nội tệ của Việt Nam và các quốc gia khác trong 6 tháng đầu năm 2011.
Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay
Đầu năm 2008, trong một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Theo Quyết định, Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống trong thời gian qua. Tiếp đó là quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng.
Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 nhằm hạn chế cuộc đua này. Đến ngày 17/05/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
Thông tư được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận của các tổ chức tín dụng.
2.3. Nhận xét và đánh giá:
Hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng có lãi suất thấp chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao xuất hiện. Đây là lý do để có ngân hàng buộc phải cấp tốc điều chỉnh lãi suất. Có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường… do lạm phát trong nước cao 19.39% vào 1/2008. Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ làm khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút khiến các NH không muốn đẩy mạnh cho vay mà chú trọng vào việc bảo đảm an toàn hoạt động.
Mặc khác kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu thế giới. Cú sốc giá lương thực thực phẩm, giá dầu, giá phôi thép, giá phân bón… khiến hàng nội địa tăng giá chóng mặt trong nửa đầu năm 2008. Trước tình hình đó NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%/năm và nâng lãi suất cơ bản từ 8.25% lên 8.75%/năm kể từ 01/02/2008 lãi suất huy động có lúc lên trên 20%, lãi suất cho vay cũng tăng lên ở mức tương ứng, rút tiền khỏi thị trường thông qua việc phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc 17/03/2008, đồng thời buộc Kho bạc rút 50.000 tỷ từ các Ngân hàng Thương mại làm cho tính thanh khoản của các ngân hàng bị chặn đột ngột điều này gây ra tình trạng thiếu vốn trầm trọng thể hiện rõ qua làn sóng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn trong toàn hệ thống ngân hàng.
Mặc dù tùy thuộc vào chiến lược của từng ngân hàng nhưng nhìn chung các ngân hàng đều gặp phải sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay. Trong tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng, có tới 80% là tiền gửi có kỳ hạn ngắn (dưới 6 tháng). Nhưng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển lại rất lớn với kỳ hạn thường kéo dài từ 1 năm trở lên. Trong khi đó, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chưa phát triển nên gánh nặng về nguồn vốn trung và dài hạn chủ yếu dồn lên vai các ngân hàng thương mại. Bởi vậy, áp lực trong cân đối nguồn vốn các kỳ hạn của các ngân hàng là không hề nhỏ. Để thu hút nguồn vốn các ngân hàng đã tăng lãi suất để thu hút vốn.
Thêm vào đó, sự ấm lên của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng. “Một nguồn vốn không nhỏ đã dịch chuyển từ ngân hàng sang các kênh đầu tư này”. Và cũng không phải ngẫu nhiên có những khoản vay trong các chương trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng với lãi suất khá cao đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Đó là chưa kể những đợt sóng trên thị trường vàng và thị trường ngoại hối cũng khiến nhà đầu tư “sốt sắng” tham gia.
Không chỉ vậy vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 nhằm phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu kinh doanh mùa cuối năm của khách hàng, nếu các ngân hàng cổ phần không tăng lãi suất sẽ khó thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, vì lạm phát tăng cao đã khiến người gửi tiết kiệm phải chịu lãi suất âm. Mặt khác, do hiện nay nền kinh tế chưa hấp thụ hết dòng vốn ngoại, trong khi nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục chảy vào nên phải tăng lãi suất huy động để hút tiền đồng.
Có thể thấy, thực tế lãi suất huy động tăng gần sát lãi suất cho vay đã phản ánh sự căng thẳng nguồn vốn của các ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng tiến vào cuộc đua lãi suất vào cuối năm.
Trước hết là do áp lực về vốn để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của chính phủ và nhu cầu đáo hạn các khoản tiền gởi vào cuối năm. Khi ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi suất, một yêu cầu bắt buộc là không được từ chối cho vay nếu đối tượng đủ điều kiện. Hơn nữa, những hợp đồng tín dụng đã ký từ trước đã đến ngày giải ngân cũng là một áp lực về vốn đối với ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn không chỉ đến với ngân hàng thương mại mà cả đối với Ngân hàng Nhà nước. Bởi lẽ, nếu giữ nguyên hoặc hạ lãi suất cơ bản để hạ giá vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ chống suy giảm kinh tế thì phải đối mặt với áp lực cung cầu vốn trên thị trường. Và điều này lại mâu thuẫn với việc nâng lãi suất cơ bản để giải tỏa cơn khát vốn cho ngân hàng.
Mặt khác, để ổn định tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, chính phủ phải bảo vệ sự ổn định của lượng tiền cung ứng tăng thêm, do thực tế, nếu phát hành thêm một đồng thì vòng quay của một đồng đó trong một năm lên tới 4,85 lần.
Ngoài ra, do tác động của việc nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ, nhất là cơ chế hỗ trợ lãi suất trong 10 tháng đầu năm 2009, làm cho việc kiểm soát tốc độ tăng ở mức hợp lý của hai chỉ tiêu trên gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không thuận lợi đối với việc kiềm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong các tháng cuối năm 2009 và sẽ kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động tiền tệ.
Chương 3: Biến động của Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh Nghiệp Vận Tải Biển:
3.1/ Những thăng trầm trong ngành Vận Tải Biển:
Doanh nghiệp vận tải biển gồng mình đương đầu với thử thách
Các doanh nghiệp vận tải biển chịu tác động nhiều nhất của lạm phát năm 2008 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hầu hết doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó về nhiều mặt, kể cả những doanh nghiệp được cho là “ hùng mạnh” nhất trong làng vận tải biển. Không còn cách nào khác, doanh nghiệp vận tải biển phải gồng mình đương đầu với thử thách.
Giá thành cao, giá cước giảm
Chưa bao giờ, bài toán giá thành - giá cước lại làm đau đầu các doanh nghiệp vận tải biển như bây giờ. Giám đốc Công ty vận tải Biển Đông cho biết: Dầu FO là loại nhiên liệu tiêu thụ chính của đội tàu đang từ mức 300 USD/ tấn tăng vọt lên 700 USD/ tấn vào giữa năm 2008 khiến các doanh nghiệp lao đao. Điều trớ trêu là, giá dầu tăng thì giá thành tăng nhưng giá cước lại không tăng, thậm chí còn suy giảm khá mạnh. Cụ thể, giá cước vận chuyển công- ten- nơ đến hết quý 1- 2009 giảm 30- 50% so với cùng kỳ năm trước tùy tuyến vận tải.
Giá cước tàu chở dầu cũng giảm mạnh, nhất là từ cuối tháng 3 đến nay với mức giảm 20- 30% so với cuối năm 2008 và 30- 40% so với giữa năm 2008. Đặc biệt, thị trường tàu chở hàng rời, hàng bách hóa giảm sút nghiêm trọng ngoài suy đoán của các nhà vận tải và chủ tàu. Giá cước, giá thuê tàu giảm 60- 90% tùy theo từng tuyến, từng loại tàu, tuổi tàu. Dù giá dầu đã giảm một phần so với trước nhưng với mức cước như hiện nay, các doanh nghiệp vẫn không thể bù đắp nổi. Thời điểm này, hầu hết tàu hàng rời ở tất cả khu vực đều phải nằm chờ hàng.
Khó khăn càng gay gắt hơn khi Hiệp hội các doanh nghiệp vận tải biển đồng loạt lên tiếng phản ánh về tình trạng hàng hóa vận chuyển khan hiếm, thậm chí hàng chỉ có một chiều và phải chạy tàu rỗng, nhiều tuyến phải đỗ dài ngày do không có hàng để chạy. Trong khi đó, thời gian xếp và dỡ hàng của chuyến vận chuyển thường bị kéo dài gấp 3- 5 lần so với đầu năm 2008, từ đó phát sinh nhiều chi phí do phải chờ đợi như tiền ăn, lương, phí cầu cảng, trả lãi ngân hàng, nhiên liệu, vật tư sửa chữa…
Thiếu nhân lực, gồng mình trả lãi ngân hàng
Do đội tàu phát triển quá nhanh nên các chủ tàu phải đương đầu với một thách thức khác là thiếu nhân lực. Doanh thu thua lỗ kéo dài nhưng tiền lương cho sĩ quan, thuyền viên tăng lên gấp nhiều lần do khủng hoảng thiếu, cung không đủ cầu. Nhiều chủ tàu buộc phải thuê thuyền viên nước ngoài như Nga, Mi- an- ma, Phi- lip- pin, In- đô- nê- xi- a… với mức lương cao để duy trì hoạt động của tàu.
Lãi suất ngân hàng cũng đang là một vấn đề lớn với doanh nghiệp. Cho tới bây giờ, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể hoàn hồn với mức lãi suất cao ngất tới 21% của năm 2008. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, trong hơn 1 năm qua, việc trả gốc và lãi cho các ngân hàng chính là gánh nặng mà doanh nghiệp khó có thể vượt qua. Theo Giám đốc Công ty vận tải Biển Đông, đây mới chính là khó khăn cơ bản nhất và quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải biển lại bị thiệt thòi nhiều nhất bởi khó tiếp cận với các gói kích cầu của Chính phủ. Tới thời điểm này, số doanh nghiệp được vay hỗ trợ lãi suất không nhiều bởi phần lớn các đầu tư của ngành vận tải biển là đầu tư dài hạn, không còn tài sản thế chấp. Điều này khiến đội tàu biển trong nước càng khó cạnh tranh với đội tàu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Cần chiếc phao của Nhà nước
Các doanh nghiệp vận tải biển đánh giá, thị trường vận tải biển Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung đang ở thời kỳ vô cùng khó khăn và sẽ tiếp tục khó khăn do đội tàu vận tải thế giới tăng đột biến liên tục trong 3 năm qua. Khả năng phục hồi sẽ chậm, ít nhất là tới cuối năm 2010. Nếu để tự các doanh nghiệp sẽ khó có khả năng chống đỡ, còn biện pháp bán tàu là hạ sách vì số tiền thu được chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn đầu tư, quan trọng hơn là ngành vận tải biển Việt Nam phải mất nhiều năm mới có thể hồi phục.
Vì vậy, các doanh nghiệp vận tải biển đồng loạt kiến nghị có sự kiểm tra, đánh giá thực trạng ngành vận tải biển. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các ngành chức năng xem xét, ban hành cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp vận tải biển. Cụ thể, các doanh nghiệp đề nghị giảm lãi suất vay và cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án trung, dài hạn mua và đóng mới tàu biển đã và đang thực hiện; giãn nợ gốc của các dự án vay trung và dài hạn, cơ cấu lại thời gian trả nợ của những dự án mua tàu và đóng mới, tăng thời gian trả nợ 3- 5 năm, ân hạn 12 tháng chưa thu nợ gốc đến hết năm 2009; hỗ trợ lãi suất 4% trong gói kích cầu của Chính phủ trong 24 tháng cho các doanh nghiệp vận tải biển; giảm hoặc cho phép chậm thanh toán phí hàng hải một thời gian…
Gần 100 doanh nghiệp vận tải biển ở các tỉnh khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ đã đề nghị được giãn nợ gốc, giảm lãi suất, hỗ trợ lãi suất để đối phó với những khó khăn.
Khó khăn trong kinh doanh, nhiều chủ tàu đứng trên bờ vực phá sản nên các hiệp hội, các doanh nghiệp vận tải biển đề nghị một số giải pháp tháo gỡ khó khăn. Cụ thể là giãn nợ từ 1 đến 3 năm, giảm lãi suất vay và cho vay lãi suất ưu đãi đối với các dự án trung, dài hạn mua và đóng mới tàu biển (dự án đã và đang thực hiện); hỗ trợ lãi suất 4%/năm trong gói kích cầu của Chính phủ trong 24 tháng cho các doanh nghiệp vận tải biển; giảm mức thu phí hàng hải cho đội tàu.
Các chủ tàu “kêu” lệ phí, cảng phí hoa tiêu hàng hải Việt Nam hiện cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và họ hay bị lực lượng chức năng gây phiền hà, khó khăn trong quá trình khai thác tàu.
Hiện nay đội tàu biển của các hiệp hội và các doanh nghiệp vận tải biển lên tới gần 1.000 chiếc với tải trọng từ 1.000 đến 35.000 tấn, giá trị tài sản khoảng 300.000 tỷ đồng.
Vận tải “bó máy”
Nửa cuối năm 2008, giá cước vận tải biển “cắm đầu” lao dốc. Từ mức kỷ lục của mọi kỷ lục, 11.709 điểm vào ngày 20/5, chỉ số giá cước vận tải hàng khô BDI (Baltic Dry Index) quay đầu đi xuống, đạt mức thấp nhất trong vòng một thập niên vào ngày 12/2/2008, ở 684 điểm, giảm 94%.
Tại hội nghị tổng kết ngành vào tháng 1/2009, các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận đều được điều chỉnh theo hướng giảm từ 10% đến 50%. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp nêu quan điểm, chỉ cần không lỗ đã là thắng lợi lớn trong năm 2009.
Thực tế cho thấy, đây là giai đoạn khó khăn nhất của các doanh nghiệp vận tải biển. Cước vận tải duy trì mức thấp dưới giá thành trong một thời gian dài, hàng hóa khan hiếm, nhiều doanh nghiệp vận tải biển trong nước nhiều nơi “bó máy”, phải chấp nhận chạy rỗng một chiều, nếu không muốn để tàu nằm bờ. Kịch bản lỗ lớn đã được không ít chủ tàu tính đến.
Cho dù được hỗ trợ bởi giá nhiên liệu giảm mạnh so với năm 2008, tuy nhiên, khó khăn vẫn đè nặng lên các doanh nghiệp vận tải do đơn hàng giảm và các hợp đồng thuê tàu đứng trước sức ép điều chỉnh giá xuống. Một số nguồn tin cho hay, tại quốc đảo Singapore - một trong những cảng biển sầm uất nhất thế giới - số tàu dừng đỗ tại cảng vì không có đơn hàng có thời điểm lên tới hơn 700 tàu.
Nếu như 2009 là một năm thắng lợi lớn đối với các nhà khai thác cảng biển Việt Nam thì đây lại là một năm “mất mùa” của vận tải biển.
Tuy nhiên trong lúc “mất mùa”, doanh nghiệp vận tải biển lại gặt hái được những kết quả không thể tính được bằng tiền, đó chính là bài học kinh nghiệm trong đầu tư, phát triển kinh doanh và sự linh hoạt ứng phó với rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào.
Năm 2009, tổng sản lượng hàng hoá vận tải biển của các doanh nghiệp đạt xấp xỉ 80 triệu tấn, trong đó sản lượng vận tải biển của tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) đạt gần 33 triệu tấn. So với năm 2008, tổng sản lượng vận tải biển của các doanh nghiệp tăng 15% nhưng về doanh thu và lợi nhuận thì giảm đi rất nhiều.
Trụ vững là thắng lợi
Sở dĩ doanh thu và lợi nhuận không đạt kế hoạch đề ra là vì năm 2009, ngành vận tải biển gặp quá nhiều “sóng gió”.
“Sóng gió” theo nghĩa đen do bị ảnh hưởng nặng nề từ thời tiết diễn biến phức tạp, làm tăng thêm nhiều chi phí...
“Sóng gió” theo nghĩa bóng là những khó khăn do giá cước vận tải biển giảm mạnh trong thời gian dài với mức thấp kỷ lục trong vòng hơn chục năm qua đã làm cho doanh nghiệp vận tải biển điêu đứng.
Trong khi mặt bằng giá cước quá thấp, luôn dưới mức hòa vốn thì năm 2009, doanh nghiệp vận tải biển còn phải đối mặt với lượng hàng hóa vận chuyển giảm mạnh, luôn trong tình trạng khan hiếm do sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải biển và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cùng với những khó khăn kể trên thì giá nguyên, nhiên liệu đầu vào, đặc biệt là giá xăng, dầu liên tục leo thang đã khiến cho các doanh nghiệp vận tải biển càng thêm khó khăn.
Vì thế, nhìn lại năm 2009, nhiều doanh nghiệp vận tải biển đã cho rằng: giữ vững được sự tồn tại, cân bằng, không bị thua lỗ và hao hụt tài sản, nguồn nhân lực là thắng lợi lớ
Ông Dương Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Vinalines cho biết: năm 2009, mặc dù doanh thu, lợi nhuận trong lĩnh vực vận tải biển của Vinalines có giảm so với năm 2008 nhưng tất cả đều không bất ngờ và bị động.
"Chúng tôi đã cơ bản dự báo được khó khăn sẽ đến từ trước đó và lên phương án kinh doanh linh hoạt, ứng phó phù hợp với khó khăn. Tất cả các doanh nghiệp của Vinalines đều trụ vững, đảm bảo ổn định đời sống cán bộ, công nhân viên", ông Dũng nói.
Bài học đáng quý nhất vẫn là củng cố thêm sự linh hoạt trong công tác điều hành, dự báo rủi ro, đầu tư phát triển đội tàu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và kinh nghiệm trong cạnh tranh, nâng cao năng lực, uy tín cho doanh nghiệp.
Tình trạng thừa tàu thiếu hàng cũng thực sự là một bài học quý giá cho doanh nghiệp trong chiến lược đầu tư. Trong đó, bài học sống động nhất là năm 2008, khi mà giá cước vận tải, sản lượng hàng hoá xuất nhập tăng cao, nhiều doanh nghiệp vận tải đổ xô mua sắm, đóng mới tàu. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận đi vay nợ với lãi suất cao để mua tàu.
Thế nhưng, năm 2009 khi có khó khăn ập đến, giá cước vận tải xuống thấp, lượng hàng hoá khan hiếm đã làm cho nhiều doanh nghiệp vận tải rơi vào hoàn cảnh phá sản.
Từ quý 4/2009, kinh tế thế giới phục hồi mạnh kéo theo nhu cầu vận tải tăng lên nhanh chóng. Vận tải biển bắt đầu làm ăn có lãi nhưng kế hoạch mua sắm mới tàu thì hầu hết mọi doanh nghiệp đều không dám nghĩ đến.
Ông Vũ Hữu Chinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) cho biết: hiện nay giá tàu trong và ngoài nước đang ở mức thấp nhưng hầu hết các doanh nghiệp vận tải biển đều rất dè dặt trong kế hoạch đầu tư mua tàu mới vì sợ rủi ro. Rõ ràng qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, bài toán đầu tư, phát triển đội tàu, mở rộng sản xuất kinh doanh đã được các doanh nghiệp tính toán thận trọng, kỹ lưỡng hơn. Đây cũng là một bài học quý.
Nhìn vào đội tàu với độ tuổi trung bình là 15 của chúng ta hiện nay đang còn trong tình trạng thừa “tàu già”, thiếu “tàu trẻ”, - đó là sự thật có căn cứ. Theo đó mà trong thời gian tới, bài học nữa ở đây là phải mua những loại tàu trọng tải lớn, hiện đại. Đó chính là cách tốt nhất để cạnh tranh thành công với các hãng tàu nước ngoài. Đây chính là hậu quả của một tư duy đầu tư phát triển đội tàu thiếu tầm nhìn xa đã diễn ra từ nhiều năm trước.
Năm 2009 cũng là năm đánh dấu sự “vươn khơi” mạnh mẽ của ngành vận tải biển Việt Nam ra thế giới, trong đó nhiều doanh nghiệp vận tải biển đã liên tục mở các đại lý, chi nhánh tại nước ngoài để khai thác nguồn hàng; phối hợp các chân hàng ngắn để giảm chi phí, đón đầu kinh tế phục hồi. Đó cũng chính là một bài học kinh nghiệm hay cần phát huy.
3.2/ Biến động lãi suất ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của các Doanh Nghiệp Vận Tải Biển:
3.2.1. Biến động lãi suất ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của các Doanh Nghiệp nói chung:
Trong quan hệ tín dụng giữa DN và Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các DN phải trả cho người cho vay là các NHTM. Đối với các DN, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình SXKD. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạt động kinh tế. Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DN, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động SXKD. Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động SXKD trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho DN giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DN mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động SXKD và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế.
Ở nước ta, do điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các kênh huy động vốn đối với DN còn rất hạn chế nên nguồn vốn từ các Ngân hàng luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, do đó, lãi suất cho vay của các NHTM luôn có tác động rất lớn đến hoạt động của các DN. Trong năm 2008, dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM trên thị trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực DN là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Có lẽ mãi sau này người ta không thể quên được cảnh tượng “dòng người” xếp hàng để rút tiền từ nơi lãi suất thấp sang nơi lãi suất cao vì lãi suất tiền gửi được đẩy lên liên tục, cao nhất là 19-20%/năm. Theo đó lãi suất cho vay được đẩy lên đúng bằng lãi suất tối đa, 21%/năm. Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các DN trong năm vừa qua có thể khái quát lại như sau:
Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả SXKD của hầu hết các DN đã bị giảm sút, nhiều DN bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm.
Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng hầu hết các DN buộc phải cơ cấu lại hoạt động SXKD, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động.
Nhiều DN có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động SXKD đã phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.
Bước sang năm 2009, bằng nhiều giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mặt bằng lãi suất đã liên tục được điều chỉnh giảm, nguồn cung tín dụng được nới lỏng, cùng với chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất vay vốn phục vụ SXKD cho các DN, hoạt động SXKD của các DN trong nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, nhu cầu vay vốn của DN cũng như số tiền giải ngân cho nền kinh tế của các NHTM đã tăng trở lại. Điều đó cho thấy các tác động tích cực của lãi suất trong bối cảnh cả nước đang tập trung thực hiện các giải pháp kích cầu, chống suy giảm kinh tế, đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra lan rộng.
3.1.2. Biến động lãi suất ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của các Doanh Nghiệp Vận Tải Biển:
Trong 6 tháng đầu năm 2008, lãi suất tăng mạnh làm cho các doanh nghiệp phải thật thận trọng khi vay vốn. Nhưng cũng có một số trường hợp như công ty vận tải thủy số 3, trực thuộc Tổng công ty vận tải thủy, tổng giá trị tài sản của Công ty là 73 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ chỉ đạt mức 12 tỷ, còn lại phải đi vay ngân hàng và tự huy động. Thế nhưng, trên thực tế với sự biến động liên tục về lãi suất ngân hàng từ 1,05%, rồi 1,2%, cao điểm lên tới 1,5%/tháng. Như vậy chỉ tính với mức 1,2%/tháng thì năm 2008 Công ty sẽ phải trả thêm lãi suất từ 2 - 3 tỷ so với năm trước. Theo phản ánh của các doanh nghiệp vận tải biển, việc trả gốc và lãi suất vốn vay của các ngân hàng (với thời điểm lãi suất cao nhất 21% giữa năm 2008) đang là gánh nặng mà doanh nghiệp khó có thể vượt qua. Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải biển lại bị thiệt thòi bởi khó tiếp cận với các gói kích cầu của Chính phủ. Tới thời điểm này, số doanh nghiệp được vay hỗ trợ lãi suất (4%) không nhiều bởi phần lớn các dự án của ngành vận tải biển là vốn đầu tư dài hạn, không còn tài sản thế chấp. Điều này khiến đội tàu biển trong nước càng khó cạnh tranh với đội tàu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Đến 6 tháng cuối năm 2008 tình hình biến động lãi suất đã có vẻ khả quan hơn. Đây là giai đoạn các ngân hàng giảm lãi suất để kích thích hoạt động đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp vận tải biển nhìn chung vẫn còn rất chật vật. Từ quí IV/2008, dù giá dầu trên thế giới giảm dần, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã lan rộng làm cho thương mại suy giảm, khiến lượng hàng hoá vận chuyển khan hiếm, thậm chí hàng chỉ có một chiều và tàu phải chạy rỗng. Thời gian xếp và dỡ hàng của các chuyến vận tải thường bị kéo dài gấp từ 3 - 5 lần dự định, làm tăng thêm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Giá cước vận tải, bắt đầu là giá cước vận tải hàng rời, hàng bách hóa bắt đầu giảm mạnh. Cước vận chuyển nói chung giảm 50% so với đầu năm 2008. Trong thời gian này một số doanh nghiệp đã phải phá dỡ các tàu “già” trong đội tàu để giảm bớt chi phí duy trì các tàu này.
3.3. Những giải pháp mà các Doanh nghiệp Vận Tải Biển đưa ra nhằm khắc phục những hệ quả do biến động lãi suất gây ra:
Cần giúp đỡ cho các Doanh nghiệp vận tải biển về vốn vay để phát triển sản xuất- kinh doanh và khắc phục khó khăn
Hầu hết các doanh nghiệp vận tải biển không còn tài sản thế chấp, vì tài sản là tàu nên không vay được tiền để chi cho phí cảng, vật tư, nhiên liệu, lương thuyền viên. Khi có chương trình hỗ trợ lãi suất, nhiều doanh nghiệp lại không được vay vì đây là vốn ngắn hạn...
Nên các doanh nghiệp vận tải biển mong muốn được vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án trung và dài hạn; giãn nợ gốc cho vay, có chính sách khuyến khích, ưu tiên và đãi ngộ đào tạo cho học viên ngành hàng hải, cho phép đào tạo nhanh đội ngũ máy trưởng, thuyền trưởng vì đây là lực lượng nòng cốt để phát triển ngành vận tải hàng hải, và trong khi chờ các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ, các doanh nghiệp cần khắc phục khó khăn, giữ vững sản xuất, thực hiện tiết kiệm, bảo dưỡng và duy trì đội tàu để chờ cơ hội mới.
Theo đó, các doanh nghiệp đề nghị giảm lãi suất vay và được vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án trung, dài hạn mua và đóng mới tàu biển đã và đang thực hiện; giãn nợ gốc của các dự án vay trung và dài hạn, cơ cấu lại thời gian trả nợ của các dự án mua tàu và đóng mới; tăng thời gian trả nợ 3- 5 năm, ân hạn 12 tháng chưa thu nợ gốc đến hết năm 2010; hỗ trợ lãi suất 2% trong gói kích cầu thứ 2 của Chính phủ cho các doanh nghiệp vận tải biển; giảm hoặc cho phép chậm thanh toán phí hàng hải,...Theo nhận định của một số chuyên gia vận tải biển, nếu Nhà nước quan tâm, thực hiện ngay các biện pháp giải cứu thì khả năng phục hồi trở lại hoạt động bình thường như trước của ngành vận tải biển sớm nhất cũng phải đên cuối năm 2010. Tuy nhiên, nếu các giải pháp tầm vĩ mô chậm được thực hiện thì nguy cơ nhỡn tiền là không ít các doanh nghiệp vận tải biển ngày càng lún sâu vào thực trạng kinh doanh sa sút, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản và việc đổ xô bán tàu biển, một phương án "hạ sách" chắc chắn sẽ không tránh khỏi trong thời gian tới.
Lãi suất vay ngân hàng cũng đang là một vấn đề “thời sự” đối với doanh nghiệp. Theo phản ánh của các doanh nghiệp vận tải biển, trong hơn 1 năm qua, việc trả gốc và lãi suất vốn vay của các ngân hàng (với thời điểm lãi suất cao nhất 21% giữa năm 2008) đang là gánh nặng mà doanh nghiệp khó có thể vượt qua. Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải biển lại bị thiệt thòi bởi khó tiếp cận với các gói kích cầu của Chính phủ. Tới thời điểm này, số doanh nghiệp được vay hỗ trợ lãi suất (2%) không nhiều bởi phần lớn các dự án của ngành vận tải biển là vốn đầu tư dài hạn, không còn tài sản thế chấp. Điều này khiến đội tàu biển trong nước càng khó cạnh tranh với đội tàu của các doanh nghiệp nước ngoài
Tóm lại, thì để giúp các doanh nghiệp vận tải biển thoát ra đựơc những khó khăn thì các chính sách của Chính Phủ v à Ngân Hàng chính là người làm dựoc những điều đó . Do không tiếp cận được sự hỗ trợ lãi suất từ gói kích cầu của Chính phủ, song để các doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục duy trì hoạt động, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại, rất cần những chiếc phao cứu sinh. vì vậy nhà Nước cần có những chính sách phù hợp để hổ trợ cho Doanh Nhgiệp vận tải biển, trước giúp họ tiếp cận dễ dàng với gói kích cầu th ứ 2 và Ngân hàng phải gánh đỡ cho vận tải biển.
Cụ thể là khoanh, treo khoản nợ quá hạn trong 3 quý năm 2009, đồng thời giãn nợ gốc của những dự án đã đóng và mua tàu mới có thời gian trung và dài hạn từ 3-4 năm. Từ đó giảm các trả nợ hàng tháng, chỉ có làm như vậy mới có thể giúp các doanh nghiệp vận tải biển qua cơn khủng hoảng này.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị:
4.1. Kết luận:
Điều đáng lo ngại là các Doanh nghiệp vận tải biển vì thiếu vốn nên phải vay ngân hàng, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp thua lỗ vì phải trả lãi quá cao. Vì thế, về lâu dài Ngân hàng Nhà nước phải tìm cách đưa mặt bặng lãi suất xuống một mức hợp lý hơn, qua việc điều chính cung tiền. Lãi suất cho vay hiện nay quá cao, bất lợi cho các doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng. Mặt bằng lãi suất cho vay cần phải được giảm xuống dưới 10%/năm để các doanh nghiệp có khả năng trả lãi đồng thời tạo lợi nhuận cho chính mình, một tiền đề cho sự lành manh của cả nền kinh tế
Tất nhiên khi “thả” lãi suất thì sẽ lo biến động, leo thang. Nhưng thị trường sẽ điều chỉnh. Ngân hàng Nhà nước điều tiết thông qua việc nới lỏng chính sách tiền tệ ở mức độ nhất định, tăng cung tiền, tăng hỗ trợ qua thị trường mở… Bên cạnh đó cần phối hợp chặt chẽ với việc kiềm chế giá cả các mặt hàng trọng yếu như thời gian qua; cần xem xét lại chỉ số ICOR để kiểm soát và tăng cường hiệu quả đầu tư …
Lãi suất trên thị trường liệu có tạo ra những biến động mạnh, thậm chí leo thang như từng diễn ra nửa đầu năm 2008?
Trả lời báo chí tuần qua về khả năng này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, cho rằng lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại hiện đang ở mức cao, xét theo lãi suất thực dương và khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để ổn định lãi suất thị trường theo xu hướng giảm dần.
Cụ thể, nhà điều hành đã và đang tích cực hỗ trợ thanh khoản đối với ngân hàng thương mại với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây; hỗ trợ thông qua tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ; chỉ đạo các ngân hàng thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp diễn biến nền kinh tế.
4.2. Kiến nghị:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động của lãi suất cho vay đối với hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có các giải pháp tối ưu nhằm khai thác các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh cũng những hoạt động điều tiết nền kinh tế luôn là yêu cầu đặt ra đối với cả các NHTM, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý vĩ mô.
Đứng trên góc độ của mỗi bên, các định hướng và giải pháp cụ thể khi xử lý vấn đề lãi suất cần phải thực hiện như sau:
Đối với các NHTM
Nguồn thu về lãi suất cho vay là nguồn thu nhập nuôi sống hoạt động của Ngân hàng và theo bản năng, Ngân hàng nào cũng muốn cho vay lãi suất cao. Tuy nhiên, xét về bản chất kinh tế thì lãi suất tiền vay có lại nguồn gốc từ lợi nhuận hoạt động của DN, do đó, các NHTM chỉ có thể “sống” được khi hoạt động SXKD của DN có hiệu quả và phát triển. Vì vậy, khi thực hiện chính sách lãi suất, các NHTM nên:
Phân tích và đánh giá chính xác mức sinh lời của DN để từ đó xác định lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo đôi bên cùng có lợi.
Nâng cao khả năng dự báo và thực hiện tốt vai trò tư vấn về lãi suất cho vay đối với khách hàng để giúp DN phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho chính mình và cho cả Ngân hàng.
Cung cấp các sản phẩm phát sinh làm công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất cho các DN.
Thực hiện thường xuyên và kịp thời các chính sách ưu đãi, chia sẻ khó khăn về lãi suất với các khách hàng gặp khó khăn trong khả năng của mình, qua đó hỗ trợ khách hàng phát triển bền vững và gắn bó với Ngân hàng.
Phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc thực hiện chính sách lãi suất ổn định, đồng nhất, để vừa đảm bảo lợi ích kinh doanh của Ngân hàng vừa tránh những xáo trộn về mặt bằng lãi suất gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Đối với các DN nói chungLãi suất tiền vay là chi phí đầu vào nên để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và phát triển bền vững, DN cần phải:
Tính toán và dự báo thật đầy đủ, chính xác về chi phí lãi vay khi xem xét, đánh giá hiệu quả và quyết định thực hiện đối với các phương án/dự án SXKD.
Tích cực và chủ động thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro về lãi suất thông qua việc khai thác, sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm các rủi ro do biến động lãi suất trên thị trường.
Trích lập đầy đủ các quỹ dự phòng về tài chính trong hoạt động SXKD nhằm tạo nguồn lực dự phòng, giúp cho DN đứng vững trong các cú sốc về lãi suất.
Sử dụng thận trọng và linh hoạt công cụ đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong điều kiện lãi suất thấp, đồng thời hạn chế rủi ro thua lỗ khi lãi suất biến động ngoài dự đoán.
Thường xuyên tăng cường năng lực tự chủ về tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay Ngân hàng.
Đối với doanh nghiệp vận tải biển nói riêng:
Để đứng vững và phát triển mạnh trong giai đoạn nền kinh tế hiện nay , doanh nghiệp vận tải biển có thể thực hiện 1 số giải pháp sau :
Giải pháp thứ 1, để có thể thích ứng nhanh chóng với những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh, trước hết, Doanh nghiệp vận tải biển phải tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường, từ đó đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp.
Giải pháp thứ 2, được đưa ra là rà soát, xây dựng định mức tiêu thụ nhiên liệu, tìm kiếm địa điểm thích hợp để mua nhiên liệu phù hợp với lộ trình khai thác. Cùng với đó, cần tính toán hợp lý hành trình chạy tàu để giảm thời gian tàu chạy ballast. Nếu một số tàu hoạt động trên tuyến xa không tìm được nguồn hàng có thể đưa về hoạt động trên tuyến gần hơn trong khu vực Đông Nam á, Đông Bắc á để dễ quản lý, điều động và khai thác nguồn hàng. Cùng với đó, Doanh nghiệp vận tải biển sẽ giảm thiểu chi phí bằng cách nâng cao quản lý phụ tùng vật tư, tiết kiệm nhiên liệu, bảo dưỡng tàu tốt để duy trì tình trạng kỹ thuật đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của đăng kiểm và PSC, tránh off -hire. Tiếp tục nâng cao trình độ, tay nghề, ý thức kỷ luật lao động và tinh thần chủ động của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trong việc quản lý, khai thác vận hành tàu để hạn chế hư hỏng.
Giải pháp thứ 3 Doanh nghiệp vận tải biển chủ động đàm phán kéo dài các hợp đồng cho thuê tàu định hạn với mức giá điều chỉnh phù hợp để đảm bảo nguồn thu trong điều kiện thị trường không thuận lợi. Tăng cường đẩy mạnh công tác thị trường như gia hạn và củng cố các chân hàng, tìm kiếm các nguồn hàng ổn định có giá cước tốt, duy trì những khách hàng truyền thống...
Giải pháp thứ tư, được nhắc đến là giải pháp tìm kiếm, huy động nguồn vốn đầu tư và dự phòng rủi ro. Theo đó, Doanh nghiệp vận tải biển đàm phán với các ngân hàng để thỏa thuận lại mức lãi suất phù hợp với thị trường, đồng thời tạo nguồn để sẵn sàng nhận được sự trợ giúp khi cần thiết. Các doanh nghiệp trong Tổng công ty có thể hợp tác, góp vốn đầu tư tàu trong thời điểm giá tàu xuống thấp hoặc có điều kiện thì cần lựa chọn thời điểm hợp lý để quyết định đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án và mục tiêu phát triển…
Giải pháp thứ năm, Doanh nghiệp vận tải biển phối hợp với các doanh nghiệp thành viên tổ chức hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn hàng, khả năng hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính để có thể vững vàng vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng và suy giảm kinh tế.
Đối với các Cơ quan quản lý vĩ mô
Lãi suất là một công cụ điều tiết vĩ mô hết sức nhạy cảm, có tác động lớn đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế, vì vậy, để đảm hiệu quả tối ưu khi sử dụng công cụ này thì các nhà làm chính sách cần:
Có lộ trình, giải pháp khuyến khích phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn trong nền kinh tế để nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của DN, hạn chế tình trạng tín dụng đen, thị trường tài chính ngầm phát triển tự do không có kiểm soát.
Điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt, kịp thời, duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, phù hợp cơ chế thị trường trên cơ sở xử lý tốt mối quan hệ về lợi ích của người gửi tiền, các Ngân hàng và người vay tiền.
Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, làm biến dạng sự vận động của lãi suất để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, giúp cho các chủ thể tham gia thị trường có thể dự báo, đưa ra các giải pháp đối phó phù hợp.
Tăng cường năng lực dự báo kinh tế và sớm đưa ra các giải pháp điều tiết mang tính đón đầu để tránh các cú sốc về lãi suất, gây tổn thương cho các chủ thể trong nền kinh tế.
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay, cần thực hiện triệt để và kiên trì giải pháp hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi DN có thể tiếp cận được sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm phát huy tốt nhất hiệu ứng từ gói kích cầu này đối với toàn bộ nền kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu về lãi suất tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.doc