Đề tài Nghiên cứu về loại sản phẩm hoán đổi để đẩy mạnh sử dụng hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá

LỜI MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của đề tài: Sau khi gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn phát triển mới, toàn diện về mọi mặt. Trong đó, kinh tế là lĩnh vực có nhiều thay đổi nhất, phải đối mặt với hàng loạt các cơ hội và thử thách. Các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường phái sinh là những sân chơi mới mẻ, hiện đại cho các tổ chức kinh tế, DN, cá nhân trong nước giao lưu với nhau cũng như với các tổ chức tài chính nước ngoài, vì thế các thị trường này có vai trò như một chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thế giới, có tác dụng xúc tác, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Khi hội nhập quốc tế được mở rộng thì rủi ro trên thị trường tài chính trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn thậm chí có thể gặp phải những biến động gây ra khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế. Từ đó mà bảo hiểm rủi ro là công cụ cần thiết và quan trọng cho các DN, cá nhân, tổ chức tài chính và cho cả nền kinh tế. Vì thế mà vấn đề đặt ra hiện nay là phải đưa vào sử dụng và hoàn thiện các công cụ tài chính phái sinh để đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo hiểm tỷ giá, lãi suất, kinh doanh kiếm lời của các DN, ngân hàng cũng như nhiều thành viên khác tham gia thị trường tài chính. Nhận thức sớm điều đó, nên NHNN đã cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất từ năm 1999, đây là nghiệp vụ được thực hiện sớm nhất và có nhiều quy định quản lý nhất, nhưng cho đến nay, số lượng giao dịch thực tế rất hiếm hoi, chủ yếu là giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, chứ số hợp đồng mà DN thực hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, đây là một loại công cụ phái sinh bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi suất rất hiệu quả, được thiết kế phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế và rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều như hiện nay thì vai trò của công cụ bảo hiểm Swap thêm quan trọng và có thể trở thành yếu tố tồn tại, tăng tính cạnh tranh của DN trên thương trường. Do đó, đề tài này đã thực hiện ''Nghiên cứu về loại sản phẩm hoán đổi để đẩy mạnh sử dụng hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá''. II. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về cách thức thực hiện, lợi ích của Swap, tình hình sử dụng sản phẩm hoán đổi trên thế giới, về quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ này ở Việt Nam. Tiếp đó, phân tích thực trạng triển khai sản phẩm tại một số ngân hàng tiêu biểu hiện nay và những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đó đứng trên góc độ NHNN, NHTM, khách hàng DN. Cuối cùng, đưa ra một vài giải pháp thiết thực để “kích cầu” và “tăng cung” hoán đổi lãi suất. Đề tài cũng chỉ phân tích kỹ về giải pháp nới rộng biên độ tỷ giá của NHNN và chú trọng đến hoạt động marketing của NHTM. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Nghiên cứu về đặc điểm, cách thức sử dụng, lợi ích đạt được từ giao dịch hoán đổi lãi suất. 2. Nghiên cứu về thực trạng và khả năng xây dựng, phát triển thị trường hoán đổi ở Việt Nam. 3. Nghiên cứu thực trạng quá trình triển khai và phát triển sản phẩm hoán đổi lãi suất tại một vài ngân hàng trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, phân tích những hạn chế và bất cập. 4. Nghiên cứu một số giải pháp để khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh sử dụng hoán đổi. MỤC LỤC Trang Danh mục các bảng biểu, hình vẽ. Danh mục các từ viết tắt. LỜI MỞ ĐẦU Chương I : TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI 1 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường hoán đổi 1 1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản về thị trường hoán đổi 2  Hoán đổi . 2  Giá trị ban đầu của một swap 3  Ngày thanh toán 3  Kỳ thanh toán 3  Khoản vốn gốc 3 1.3 Thực hiện hoán đổi giảm rủi ro như thế nào . 3  Rủi ro lãi suất 3  Rủi ro tỷ giá 4 1.4 Vai trò của sản phẩm hoán đổi đối với nền kinh tế. 4  Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế 4  Xét ở góc độ doanh nghiệp 4  Xét ở góc độ các tổ chức tài chính . 5 1.5 Các loại sản phẩm hoán đổi phòng ngừa rủi ro lãi suất được phép cung cấp. 5 1.5.1 Hoán đổi lãi suất một đồng tiền 5 1.5.2 Hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền. . 6 1.5.3 Giao dịch hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai. 7 1.5.4 Giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn. . 7 1.6 Các chủ thể tham gia thị trường hoán đổi . 7 1.6.1 Các doanh nghiệp . 7 1.6.2 Tổ chức tài chính trung gian . 7 1.6.3 Nhà đầu tư 8 1.7 Các tình huống ứng dụng sản phẩm hoán đổi phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả . 8 1.7.1 Khách hàng có khoản vay trung – dài hạn bằng lãi suất cố định/thả nổi 8 a. Trường hợp khách hàng có khoản vay lãi suất thả nổi. 8  Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu cùng một đồng tiền . 8  Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu bằng 2 loại tiền khác nhau, không trao đổi vốn gốc ban đầu . 8  Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu bằng 2 loại tiền khác nhau, có trao đổi vốn gốc ban đầu . 9 b. Trường hợp khách hàng có khoản huy động vốn lãi suất cố định như trái phiếu công ty. 10 1.7.2 Khách hàng có tài sản đầu tư (trái phiếu, giấy tờ có giá, tiền gửi ) bằng lãi suất thả nổi/cố định 11 1.7.3 Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam 11 1.8 Định giá và giá trị của một hợp đồng hoán đổi 11 1.9 Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu thực trạng giao dịch hoán đổi lãi suất tại Việt Nam 13 Kết luận chương I Chương II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HOÁN ĐỔI TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT CHO KHÁCH HÀNG TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG. 2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu triển khai nghiệp vụ hoán đổi đến nay 16 2.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP . 16 2.1.2 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế 16 2.1.3 Thị trường chứng khoán và những bất ổn 17 2.1.4 Thị trường vàng, bất động sản . 17 2.1.5 Xuất nhập khẩu liên tục tăng . 18 2.1.6 Tỷ giá biến động mạnh 18 2.1.7 Lạm phát tăng trưởng nóng . 21 2.1.8 Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, đẩy lãi suất huy động, cho vay cao ngất ngưỡng . 22 2.2 Nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất tại các tổ chức kinh tế Việt Nam . 22 2.3 Thực trạng sử dụng sản phẩm hoán đổi và góc nhìn của các thành phần tham gia trên thị trường 23 2.3.1 Thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất 23 Số liệu thực tế 24  Tại ngân hàng BIDV . 24  Tại ngân hàng Eximbank . 25  Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 25  Tại ngân hàng Techcombank . 25  Ngân hàng Vietcombank . 25 Một vài hợp đồng lãi suất có giá trị lớn 25 2.3.2 Nguyên nhân 27 a. Về phía các doanh nghiệp 29 Chủ quan 29  Trình độ kinh doanh quốc tế 29  Trình độ quản trị tài chính 29  Quy mô doanh nghiệp 29  “Văn hoá trách nhiệm” 29 Khách quan . 30  Lãi suất cơ bản chỉ mới vừa biến động mạnh đây thôi 30  Tỷ giá USDVND biến động, nhưng lại phải nằm trong biên độ hẹp . 30  Thông lệ sử dụng đồng USD trong giao dịch . 32  Không có một tham chiếu chuẩn cho đồng VND . 32  Mức độ phát triển của thị trường vốn còn thấp, thiếu vắng các nhà đầu tư có kiến thức 33  Khung pháp lý chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được quy định rõ ràng . 33  Hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ . 33  Chi phí để thực hiện không nhỏ . 33 b. Ngân hàng thương mại . 34 Chủ quan . 34  Nhu cầu sản phẩm này chưa cao nên lợi nhuận mang lại thấp 34  Chi phí để cung cấp sản phẩm cao . 34  Nguồn nhân lực khan hiếm và không có đủ trình độ 34 Khách quan . 34  Khách hàng ít, nhu cầu chưa nhiều 34  Khuôn khổ pháp lý 34  Phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức phí 34  Phụ thuộc quan điểm, tập quán kinh doanh của các DN trong nước 35 c. Ngân hàng nhà nước 35 Chủ quan 35  Còn nhiều vấn đề khác phải quan tâm nên trách nhiệm của NHNN là không nhỏ 35  Khả năng quản lý yếu kém, không quản lý được là cấm . 35 Khách quan 35  Phụ thuộc vào năng lực của các ngân hàng nội địa, nhu cầu của các DN, đặc điểm của thị trường . 35  Nước ta chỉ đang trong quá trình xây dựng, còn rất rất nhiều những vấn đề cơ bản phải quan tâm xây dựng, sửa đổi . 36  Việc đưa ra quyết định, quy định để các DN non yếu trong nước không bị tác động quá lớn bởi các DN nước ngoài là điều không phải dễ . 36  Hệ thống pháp luật của ta đang trên đà hoàn thiện nên đang còn lỏng lẽo . 36  Cơ quan giám sát có thể không quản lý được thị trường, không sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn của từng tổ chức tài chính và rủi ro hệ thống tài chính 36 Tổng kết chương II Chương III: MỘT VÀI ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM HOÁN ĐỔI TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT 3.1 Biện pháp kích cầu 38  Giải pháp từ phía NHNN . 38  Vai trò của ngân hàng thương mại . 39  Về phía doanh nghiệp 40 3.2 Biện pháp tăng cung 41  Trách nhiệm của NHNN 41  Từ phía NHTM . 42  Vai trò của doanh nghiệp . 42 3.3 Giảm bớt, hạn chế can thiệp và dần tiến tới tự do hóa tỷ giá hối đoái theo sát với biến động tỷ giá thực. . 43 3.3.1 Tăng quỹ dự trữ để đủ sức can thiệp vào thị trường . 45  Giảm nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu . 45  Đầu tư quỹ dự trữ hiệu quả và an toàn . 46 3.3.2 Tăng khả năng quản lý của NHNN sau khi nới rộng biên độ tỷ giá . 46  Thực hiện kiểm soát các dòng vốn vào và ra, mà nhất là dòng vốn đầu tư nước ngoài 47  Quy định chặt chẽ về cách xử lý khi phát hiện sai phạm 47  Phải hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ . 47 3.4 Đẩy mạnh các hoạt động Marketing 47 3.4.1 Thiết kế sản phẩm hoán đổi hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu khách hàng . 48  Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm, đối tượng khách hàng, những thắc mắc, yêu cầu, kiến nghị của khách hàng 48  Bước 2: Thiết kế được sản phẩm phải giúp DN cố định được chi phí, chủ động về nguồn ngoại tệ . 48  Bước 3:Đưa ra những hợp đồng HĐLS có mức phí thấp, cạnh tranh để đem lại cho khách hàng công cụ bảo hiểm rủi ro với chi phí nhỏ . 48  Bước 4: Kết hợp với tư vấn tài chính và cung cấp những thông tin mới nhất, kịp thời nhất cho khách hàng 48 3.4.2 Chào bán sản phẩm cho khách hàng . 48  Bước 1: Sử dụng các phương tiện thông tin đại quảng bá rộng rãi về sản phẩm . 48  Bước 2: Chủ động tiếp cận với những khách hàng có khả năng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá và lãi suất, đặc biệt khách hàng đang có những khoản vay thả nổi 49  Bước 3: Khuyến khích khách hàng thử nghiệm tham gia nghiệp vụ 49 3.4.3 Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm ra các chi nhánh, phòng giao dịch, để thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với sản phẩm . 49  Bước 1: Vươn rộng phạm vi phủ sóng của ngân hàng ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. 50  Bước 2: Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi tại chính các chi nhánh, phòng giao dịch ở các địa phương, quận, huyện. 50 Tổng kết chương III KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo. Phụ lục:  Các công văn có liên quan đến nghiệp vụ Hoán Đổi của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.  Công văn liên quan đến cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng.

pdf64 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3171 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về loại sản phẩm hoán đổi để đẩy mạnh sử dụng hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án đổi lãi suất.  Ngân hàng BIDV  Thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hay đi vay trung hạn bằng USD hoặc EUR.  Ngân hàng ACB, Eximbank  Được phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi từ năm 1998. Các số liệu thực tế: Số liệu chung của thị trường về Swap: -Kể từ năm 2005 đến tháng 9 năm 2007 chỉ có khoảng 40 hợp đồng hoán đổi lãi suất được thực hiện. -Tại ngân hàng BIDV: bắt đầu triển khai thực hiện nghiệp vụ này từ quý 1 năm 2007, lợi nhuận 2007 ước tính 5 tỷ VND, chiếm 3% doanh thu dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Trong giai đoạn đầu triển khai, lợi nhuận nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đơn không đáng kể, BIDV áp dụng mức giá giao dịch ưu đãi cho khách hàng để khuyến khích khách hàng là chủ yếu  Khách hàng chủ yếu là các DN tư nhân và DN cổ phần.  Đơn vị tiền tệ: tất cả các loại tiền tệ, thông thường là VND và các loại ngoại tệ mạnh (EUR, USD,JPY…).  Số lượng: Giá trị hợp đồng tối thiểu :1triệu USD quy đổi.  Lãi suất tham chiếu: Là các loại lãi suất tham chiếu chuẩn tương ứng với mỗi loại tiền tệ trên thị trường quốc tế : Libor, Sibor, Vnibor,….  Thời gian giao dịch: Sau khi khách hàng đồng ý giao dịch, các thủ tục chứng từ giao dịch được ký kết trong 1 ngày.  Thời hạn hiệu lực: trung và dài hạn  Chi phí Reuters hàng tháng 1000USD.  Phương thức giao dịch: qua hệ thống điện thoại, hệ thống giao dịch Reuters và hợp đồng giấy.  Số dư vốn gốc năm 2007: 200 triệu USD quy đổi, quý 1 năm 2008: 30 triệu USD quy đổi.  Số lượng giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo chiếm trên 90%. -Tại ngân hàng Eximbank, hiện chưa thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đơn, mới chỉ thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, số dư vốn gốc đạt được trong nghiệp vụ này là 200 triệu USD. -Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) trong năm 2007 chỉ có 1 hợp đồng hoán đổi được thực hiện, và số dư vốn gốc là 20 triệu USD, một con số khiêm tốn về số lượng hợp đồng được thực hiện.  Thời gian thực hiện hợp đồng: ngắn hạn (<1 năm).  Số lượng: giá trị hợp đồng tối thiểu :1 triệu USD quy đổi.  Lợi nhuận đạt được là 140 triệu đồng, chiếm 0.1% lợi nhuận của khối ngân quỹ. -Tại ngân hàng Techcombank: được phép cung cấp sản phẩm này từ năm 2004, nhưng đến nay chưa thực hiện hợp đồng nào. -Ngân hàng Vietcombank: đã thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất với khách hàng từ năm 2006. Số lượng giao dịch hoán đổi với khách hàng là 240 triệu đô, lợi nhuận đạt được là 5,6 tỷ đồng trong năm 2007. Một vài hợp đồng lãi suất có giá trị lớn:  Vào tháng 6/2002, được phép của ngân hàng nhà nước, ngân hàng ABN Amro chi nhánh Hà Nội đã thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất áp dụng với hợp đồng thuê tài chính 3 chiếc máy bay A321-200 bởi Tổng công ty hàng không Việt Nam (VietNam Airlines Corporation). Theo đó, ngân hàng ABN Amro cho VietNam Airlines thuê tài chính với lãi suất USD thả nổi. Nhưng nhìn thấy lãi suất USD có xu hướng tăng cao nên VietNam Airlines có thể phải chịu rủi ro chi phí khoản vay tài chính bị độn lên cao, khó kiểm soát được dòng tiền trong tương lai. Vì thế, nhằm tránh rủi ro và cố định phần chi phí thuê tài chính, Việt Nam Airlines đã thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất với ngân hàng ABN Amro để chuyển đổi lãi suất từ thả nổi sang cố định.  Tiếp đó, một hợp đồng hoán đổi lãi suất được diễn ra giữa Citibank và Tổng công ty hàng không Việt Nam trên hợp đồng vay vốn mua máy bay Boeing 777-200 ER có thời hạn 12 năm, với lãi suất thả nổi LIBOR 6 tháng. Để tránh rủi ro lãi suất, VietNam Airlines đã tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất với Citibank. Trong hợp đồng này, VietNam Airlines nhận lãi suất thả nổi LIBOR 6 tháng và trả lãi suất cố định là 3.65%/năm với thời hạn hợp đồng cũng là 12 năm có giá trị vay 106,52 triệu USD. Hợp đồng này giúp VietNam Airlines tránh được rủi ro lãi suất khi lãi suất cho vay hiện nay đã lên đến mức trên 6%/năm. Khoản chi phí trung bình mà công ty tiết kiệm được xấp xỉ 2,503 triệu USD mổi năm.  Cuối năm 2004, gây sự chú ý trong giới tài chính nội địa chính là hợp đồng hoán đổi lãi suất giữa USD và VND do HSBC ký kết cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD và kết thúc vào tháng 12/2007. Trước đây đã có một vài hoán đổi được thực hiện, nhưng chỉ trong phạm vi đồng USD, còn đây là giao dịch hoán đổi lãi suất đầu tiên giữa hai đồng tiền USD và VND.  Sau khi được cấp phép giao dịch, ngân hàng ANZ đã ký kết hợp đồng hoán đổi lãi suất vào ngày 13/06/2007 với số vốn gốc là 17.7 tỷ đồng. Khách hàng vay tiền từ ANZ theo lãi suất thả nổi VNIBOR 3 tháng trong 4 năm. Vì lo sợ lãi suất VNIBOR biến động phức tạp trong tương lai, khách hàng tiến hành tham gia hoán đổi lãi suất với chính ngân hàng ANZ nhằm chuyển từ lãi thả nổi sang cố định. Như thế dù cho lãi suất VNIBOR biến động thế nào, thì khách hàng vẫn chỉ thanh toán theo lãi suất cố định là 7,19%/năm. Bảng 2.1: Một vài hợp đồng hoán đổi lãi suất Ngân hàng Khách hàng Đơn vị Giá trị hợp đồng Lãi suất nhận Lãi suất trả Thời hạn Standard Chartered Hợp đồng 1 SC London GBP 5.114.829,75 5,34% Libor 1m 2 năm Tokyo misubishi Hợp đồng 1 Hợp đồng 2 VN Japan Gas KeinH.Muramot USD USD 2.000.000 1.372.000 Sibor+0,55% 6mSibor+1,5% 5,03% 6,35% 4 năm 4 năm VCB Hợp đồng 1 Hợp đồng 2 Hợp đồng 3 Hợp đồng 4 SC London SC London Citibank, SGB Citibank, SGB USD USD USD USD 22.000.000 6.400.000 19.500.000 20.500.000 Libor 6m Libor 6m Libor 6m Libor 6m 4,88% 4,88% 4,71% 4,73% 15/1/2015 15/7/2015 15/1/2014 15/7/2014 ABN AMRO Hợp đồng 1 VNA USD 44.037.650 Citibank Hợp đồng 1 Holcim USD 20.000.000 4,8% Libor 6m 5 năm Nguồn NHNN Việt Nam- Vụ chính sách tiền tệ: Báo cáo các giao dịch hoán đổi lãi suất còn hiệu lực thực hiện tháng 6 năm 2005. 2.3.2 Nguyên nhân Sẽ là thiếu xót nếu xem xét thực tế mà không đề cập một cách riêng lẽ đến từng thành phần tham gia tạo nên thị trường hoán đổi để tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng như hiện nay. Nguyên nhân Doanh nghiệp NHNN NHTM Chủ quan Khách quan Chủ quan Chủ quan Khách quan Khách quan Trình độ kinh doanh quốc tế Không có một tham chiếu chuẩn cho VND Tỷ giá USDVND biến động trong biên độ hẹp Lãi suất ít biến động “Văn hoá trách nhiệm”: nhà Qlý sợ chịu trách nhiệm Quy mô DN: nhỏ, lẻ Trình độ quản trị tài chính: ít quan tâm Nhân lực vừa yếu vừa thiếu Chi phí thực hiện nghiệp vụ khá cao Lợi nhuận thu được thấp Khung pháp lý chưa đầy đủ, thông tin thiếu minh bạch Thông lệ sử dụng đồng USD trong giao dịch Thị trường vốn phát triển thấp, ít sphẩm, chi phí cao Khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ DN ít quan tâm, nên nhu cầu ít Phải cạnh tranh với NH nước ngoài về mức phí Có nhiều vấn đề phải quan tâm khi hội nhập KTQT Phụ thuộc quan điểm, tập quán kinh doanh của DN Khả năng quản lý yếu kém Đất nước trong quá trình đổi mới, nên có nhiều bất cập Phụ thuộc năng lực của NHTM, nhu cầu DN, đặc điểm thị trường Không giám sát được rủi ro của TCTD và toàn thị trường Thị trường còn đơn sơ, DN yếu kém, nên khó khăn khi ra quyết định Hình 2.6: Sơ đồ nguyên nhân nghiệp vụ hoán đổi kém phát triển. a. Về phía các doanh nghiệp: Như chúng ta đã thấy rõ các DN ở Việt Nam hiện nay không mặn mà gì với việc sử dụng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Có nhiều lý do mà đứng từ góc nhìn của doanh nghiệp có những lý do là khách quan và cả những lý do là chủ quan đối với DN. Các lý do được coi là chủ quan:  Trình độ kinh doanh quốc tế: Ở Việt Nam, tuy đã có nền kinh tế sản xuất từ lâu, nhưng lại chậm phát triển, sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, cộng thêm vào đó là do Việt Nam trải qua các cuộc chiến tranh cho nên trong nước chưa thấy tập đoàn kinh tế, công ty đa quốc gia lớn có khả năng chi phối, trong khi tại các nước tư bản lớn có những tập đoàn kinh tế lớn chi phối không những nền kinh tế của nước đó mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước khác, có những tập đoàn kinh tế, công ty đa quốc gia tồn tại hằng trăm năm. Chính vì thế, trình độ kinh doanh quốc tế của các DN không cao, không thể nào có thể so sánh với các tập đoàn, công ty nước ngoài, nhu cầu sử dụng sản phẩm hoán đổi trong kinh doanh quốc tế không nhiều.  Trình độ quản trị tài chính: Đa phần các DN tại Việt Nam ít quan tâm quản trị tài chính, đó là lý do dẫn đến nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu quản trị tài chính không được quan tâm đào tạo, và không có cả cung lẫn cầu. Doanh nghiệp chưa hiểu thấu đáo về bản chất nghiệp vụ và những lợi ích mà nghiệp vụ này mang lại cho DN.  Quy mô doanh nghiệp: Các DN Việt Nam chủ yếu là những DN vừa và nhỏ, với một quy mô không lớn thì liệu có nên đầu tư vào quản trị tài chính hay không, phải tính toán, cân đối lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra để duy trì công việc này, chứ không phải như các công ty lớn thì đây lại là yếu tố cần thiết, đôi khi còn là sự sống còn của công ty, tập đoàn.  “Văn hoá trách nhiệm”, tư duy sợ chịu trách nhiệm cũng khiến lãnh đạo DN, nhất là DN nhà nước sợ ra quyết định. Khi quyết định hoán đổi lãi suất, nếu lãi suất cao hơn thì không được ban thưởng gì, nhưng nếu lãi suất xuống thấp, thì không những uy tín mà “sinh mạng chính trị” của lãnh đạo cũng… lung lay. Các nhà quản trị của các DN không muốn bị lôi cuốn vào những bài toán phức tạp không rõ được mất, không muốn bị quy kết trách nhiệm cá nhân đấy là thực tế. Và khách quan:  Lãi suất cơ bản chỉ mới vừa biến động mạnh đây thôi: lãi suất cơ bản được điều chỉnh giữ bình ổn trong thời gian khá dài. Hình 2.7: Biến động lãi suất cơ bản trong 4 năm qua. Lãi suất cơ bản từ tháng 03/2004 đến 03/2008 8.75% 8.25% 7.40% 7.60% 7.80% 8.00% 8.20% 8.40% 8.60% 8.80% 9.00% 28-06-03 14-01-04 01-08-04 17-02-05 05-09-05 24-03-06 10-10-06 28-04-07 14-11-07 01-06-08 Thời gian Lã i s uấ t Trong khoảng thời gian 3 năm (từ tháng 3 năm 2004 đến tháng 3 năm 2008), 3 lần tăng lãi suất cơ bản, mức tăng trung bình không cao, mức lãi suất 8,25%năm được duy trì trong khoản thời gian từ tháng 12 năm 2005 đến đầu năm 2008 (27 tháng). Và trong thời gian gần đây lãi suất biến động rất mạnh, lãi suất cơ bản vừa được điều chỉnh tăng lên 8,75%/năm từ đầu tháng 2 năm 2008. Nếu lãi suất mà ổn định thì có nên hay không việc phòng ngừa lãi suất, trong khi việc phòng ngừa tốn kém, đây là lý do dể hiểu của việc các DN Việt Nam ít tham gia hoán đổi để phòng ngừa rủi ro lãi suất.  Tỷ giá USDVND biến động, nhưng lại phải nằm trong biên độ dao động hẹp: Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ thì DN mới quan tâm đến việc sử dụng hoán đổi để bảo vệ rủi ro. Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì tỷ giá swap chính là tỷ giá kỳ hạn, do đó: điểm swap = tỷ giá kỳ hạn – tỷ giá giao ngay Điểm swap chính là mức giới hạn biến động tỷ giá của hợp đồng hoán đổi, nếu như chênh lệch tỷ giá giao ngay (tương lai- hiện tại) lớn hơn điểm swap thì sử dụng hoán đổi sẽ là công cụ bảo hiểm tỷ giá cho DN. Hình 2.8: Điểm swap và biến động tỷ giá giao ngay 1 tháng từ 06/2004 đến 03/2006. -20 -10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Jun -04 Au g-0 4 Oc t-0 4 De c-0 4 Fe b-0 5 Ap r-0 5 Jun -05 Au g-0 5 Oc t-0 5 De c-0 5 Fe b-0 6 Điểm swap Chênh lệch TGGN cùng kỳ hạn Hình 2.9: Điểm swap và biến động tỷ giá giao ngay 1 tháng từ 02/2007 đến 03/2008 -200 -150 -100 -50 0 50 100 150 200 Fe b-0 7 Ma r-0 7 Ap r-0 7 Ma y-0 7 Jun -07 Jul -07 Au g-0 7 Se p-0 7 Oc t-0 7 No v-0 7 De c-0 7 Jan -08 Fe b-0 8 Điểm swap Chênh lệch TGGN cùng kỳ hạn (Theo Bloomberg) Chênh lệch quá lớn giữa điểm swap và mức biến động TGGN cùng thời hạn quá lớn trong thời gian từ tháng 6/2004 đến 3/2006 nên chỉ khuyến khích giao dịch một chiều là mua giao ngay và bán kỳ hạn ngoại tệ để kiếm chênh lệch, do đó, rất hiếm DN thực hiện hoán đổi là điều rõ ràng. Tuy nhiên gần đây, tỷ giá giao ngay biến động mạnh thì tham gia hoán đổi thực sự bảo vệ được DN khỏi rủi ro tỷ giá.  Thông lệ sử dụng đồng USD trong giao dịch vì USD được coi là ngoại tệ có khả năng chuyển đổi mạnh nhất: một nghiên cứu nằm trong dự án xuất khẩu của VN vào thị trường Châu Âu của viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy, số lượng DN sử dụng đồng euro trong giao dịch thương mại với thị trường EU chưa đến 30%, hơn 70% vẫn giao dịch bằng USD, vẫn là USD mặc dù giao thương với thị trường EU, đến 90% DN xuất khẩu ở nước ta nhận thanh toán bằng USD. Điều này cho thấy việc sử dụng USD chiếm đa số trong các hợp đồng đã làm phần nào giảm đi rủi ro tiền tệ, mức quan tâm đến rủi ro bị giảm đi.  Không có một tham chiếu chuẩn cho đồng VND: Dù cho lãi suất liên ngân hàng biến động khá lớn nhưng hiện nay chưa thực sự phản ánh chính xác lãi suất và lãi suất thực của thị trường còn dao động lớn hơn cả Vnibor, cho nên lúc DN tham gia hợp đồng hoán đổi vấn đề thỏa thuận lãi suất rất khó cho DN. Hình 2.10: Biến động lãi suất VNIBOR trong 1 năm qua. Biến động lãi suất VNIBOR 14/03/07 14/04/07 14/05/07 14/06/07 14/07/07 14/08/07 14/09/07 14/10/07 14/11/07 14/12/07 14/01/08 14/02/08 14/03/08 8.20% 8.40% 8.60% 8.80% 9.00% 9.20% 9.40% 9.60% Thời gian L ãi s uấ t Nguồn ngân hàng nhà nước Việt Nam  Thêm nữa, ở Việt Nam chưa từng chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhờ chính sách quản lý các giao dịch vốn các năm trước đây dựa vào cơ chế hành chính, tự phong toả là chính, mức độ tự do hoá hạn chế…nên việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro chưa trở thành nhu cầu bức xúc.  Mức độ phát triển của thị trường vốn còn thấp, thiếu vắng các nhà đầu tư có kiến thức về lợi ích cũng như tính toán lợi nhuận từ nghiệp vụ này. Phải nhìn nhận rằng sự phát triển nền kinh tế phải bao hàm tất cả các khu vực tạo nên nền kinh tế, sự phát triển của mỗi một khu vực chính là điều kiện để khu vực khác phát triển. Một hệ thống ngân hàng tốt thì mới có thể dần dần đáp ứng tốt được các nhu cầu quản trị rủi ro của các DN, ngược lại DN có nhu cầu nhưng không có nguồn cung thì cũng không giải quyết được vấn đề. Các chủ thể tham gia trên thị trường càng nhiều thì càng làm cho thị trường phát triển, tính thanh khoản của các sản phẩm tài chính càng cao, công việc quản trị càng được đẩy mạnh, về vấn đề này, thị trường Việt Nam vừa mới là bước khởi đầu, chưa thể đáp ứng cũng như kích thích nhu cầu được. Tại VN các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện trên thị trường cách đây 5 năm, nhưng mới chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Các công cụ phái sinh chưa được giới thiệu và quảng bá để các DN và NH am hiểu và sử dụng trong hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính, thông thường các DN chỉ biết đến các ngân hàng chỉ như là nơi có thể cho vay tiền và nhận tiền gửi.  Khung pháp lý chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được quy định rõ ràng, do đó các DN chưa thực sự an tâm, nếu có một sự thay đổi trong chính sách, cơ chế thì quyền lợi của DN sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí chuyển từ có lợi sang bất lợi.  Hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ, rất chậm chạp trong việc thu thập, tiếp cận thông tin…  Chi phí để thực hiện không nhỏ:  Chi phí thông tin.  Chi phí thương lượng với đối tác.  Chi phí ủy quyền tác nghiệp.  Chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tài thương lượng.  Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế... (uncertaily cost - chi phí rủi ro không dự đoán được).  Chi phí thực hiện và giám sát. b. Ngân hàng thương mại: Đề cập đến các yếu tố chủ quan: Khi được hỏi về vấn đề vì sao ngân hàng lại không đẩy mạnh đầu tư hơn nữa cho sản phẩm Swap, có nhiều lý do ở đây:  Năm 2007 vừa qua là năm mà các ngân hàng thương mại đạt tỷ suất sinh lợi kỷ lục, lợi nhuận mang lại từ các đầu tư tài chính, bất động sản, tín dụng, kinh doanh ... trước nhu cầu mở rộng đầu tư kinh doanh của các mảng mang lại tỷ suất sinh lợi cao, thì việc đầu tư vào sản phẩm Swap lúc nhu cầu sản phẩm này chưa cao, lợi nhuận mang lại thấp có nên thực hiện vào lúc này hay không?  Chi phí bỏ ra để cung cấp sản phẩm Swap đến cho khách hàng không phải là ít, phải có:  Phòng kinh doanh (dealing office).  Phòng thanh toán (back office).  Phòng quản lý rủi ro (mid office)  Thêm nữa, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, nhưng lại hạn chế, khan hiếm trong tình trạng hiện nay ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam. Các yếu tố khách quan:  Khách hàng ít, nhu cầu chưa nhiều: Theo như kết quả khảo sát, trong 100 DN được hỏi về mức độ sử dung Swap thì có 36 DN chưa biết tới Swap, 64 DN ít khi sử dụng Swap, không có DN nào thường xuyên có sử dụng Swap.  Khuôn khổ pháp lý: các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nước còn thiếu, cơ chế nghiệp vụ chưa có. Ngân hàng muốn cung cấp sản phẩm này phải xin phép NHNN. Trên thực tế, NHNN đã đưa ra quyết định 62/2006 được hơn 1 năm rồi, nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về hạch toán kế toán, vậy ngân hàng phải xử lý ra sao.  Phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức phí: các ngân hàng nước ngoài có thể cung cấp sản phẩm với mức giá cạnh tranh hơn vì những ngân hàng này đã có sẵn sản phẩm, có chính sách quản lý rủi ro rất tốt, họ có thể bán đối ứng những rủi ro từ DN qua sàn giao dịch quốc tế, cùng với kinh nghiệm lâu năm, khi vào Việt Nam chỉ cần nghiên cứu thị trường, tập quán và cung cấp sản phẩm thôi. Như vậy, mức phí nước ngoài triển khai sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các ngân hàng nội địa triển khai.  Những nổ lực của các ngân hàng nội địa trong việc cung cấp sản phẩm Swap là sự cố gắng học hỏi quy trình, kinh nghiệm của nước ngoài, nhưng để đáp ứng tốt cho nhu cầu các DN trong nước hiện nay không chỉ có thế, mà còn phụ thuộc quan điểm, tập quán kinh doanh của các DN trong nước. c. Ngân hàng nhà nước: DN có nhu cầu về sản phẩm, các ngân hàng có khả năng cung cấp sản phẩm, nhưng sẽ là khó khăn để cung có thể đáp ứng được cầu nếu những quy định của ngân hàng nhà nước không phù hợp Trong vai trò quản lý hệ thống ngân hàng, để thực hiện tốt tất cả các mặt không phải là điều dễ thực hiện. Cho nên, trước thực trạng về việc sử dụng Swap, đứng từ góc nhìn của ngân hàng nhà nước có những lý do mang tính chủ quan, và cả khách quan. Đề cập đến các nguyên nhân chủ quan:  Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế thì gánh nặng trách nhiệm của ngân hàng nhà nước không phải ít.  Có thể nói “không quản lý được là cấm” là điều dễ thấy trong cơ chế quản lý của nước ta hiện nay. Nếu không đề ra biện pháp kiềm chế, xảy ra đầu cơ thì sẽ ảnh hưởng đến những DN có nhu cầu thực sự. Ngân hàng nhà nước cũng vậy, nếu chưa thực sự quản lý được về nghiệp vụ này thì không những không khuyến khích mà còn cấm, hoặc chậm cho phép. Điều này cũng liên quan đến khả năng quản lý yếu, đó là: các quyết định của ngân hàng nhà nước liên quan đến các nghiệp vụ mới thường được đưa ra dựa trên sự tham khảo từ các ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên, để các quy định đó thực sự có thể thực hiện ở Việt Nam buộc phải xem xét nhiều vấn đề có trái với quyết định đã ban hành trước đó, các quy định chung hay không…vì vậy, để đưa ra một quy định phù hợp, đúng lúc không phải đơn giản. Khách quan:  Việc cho phép các ngân hàng cung cấp các sản phẩm ra thị trường đúng lúc là vấn đề không phải đơn giản, còn phụ thuộc vào năng lực của các ngân hàng nội địa, nhu cầu của các DN, đặc điểm của thị trường…  Khác với các nước phát triển, là những nước đã và đang dần hoàn thiện nền kinh tế, nước ta chỉ đang trong quá trình xây dựng, còn rất rất nhiều những vấn đề cơ bản phải quan tâm xây dựng, sửa đổi, do đó, gánh nặng đặt lên ngân hàng nhà nước không phải là nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn này, giai đoạn nền kinh tế nước ta tham gia hội nhập. Ta thấy rằng giai đoạn gần đây, lạm phát quá cao, tăng lãi suất huy động làm tăng vọt lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại, đồng VND khan hiếm…là những vấn đề cấp bách.  Việt Nam đã mở cửa kinh tế, tuy nhiên, chưa phải mở cửa hoàn toàn nên vẫn còn bảo hộ các doanh nghiệp quốc doanh, do đó, việc đưa ra quyết định, quy định để các DN non yếu trong nước không bị tác động quá lớn bởi các DN nước ngoài là điều không phải dễ.  Hệ thống pháp luật của ta đang trên đà hoàn thiện nên đang còn lỏng lẽo về các quy định, sai đâu sửa đó, nên việc NHNN ban hành các quyết định liên quan đến việc ra đời sản phẩm Swap có sự cân nhắc kỹ lưỡng, coi có trái với các quy định của pháp luật Việt Nam hay không (ví dụ như việc đầu cơ trên các công cụ tài chính bị cấm ở Việt Nam), có phù hợp với mục tiêu từng thời kỳ hay không…  Khi hệ thống tài chính quốc gia chưa phát triển, nếu cho phép sử dụng Swap mà không kèm theo những quy định chặt chẽ, cho phép các tổ chức kinh doanh ở trạng thái lớn, cơ quan giám sát có thể không quản lý được thị trường, không sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn của từng tổ chức tài chính và rủi ro hệ thống tài chính. Một khi rủi ro không được kiểm soát và rủi ro ở quy mô lớn xảy ra thì hậu quả không thể lường được. Tham gia hội nhập là phải chấp nhận sự du nhập từ nước ngoài, kể cả sự phát triển và những tồn tại, hiện tại thì khả năng quản lý của mình chưa cao, không thể thực hiện mà không cân nhắc kỹ được. Tổng kết chương II: Với những vấn đề trình bày, chương II đã khái quát được tình hình phát triển của nghiệp vụ HĐLS ở nước ta từ khi mới hình thành đến nay, nêu lên thực trạng sử dụng và phân tích khá đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó đứng trên góc độ DN, NHTM và NHNN. Những nguyên nhân này sẽ là vấn đề được giải quyết trong chương sau. Chương 3: MỘT VÀI ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM HOÁN ĐỔI TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO Các khách hàng rất dè dặt khi áp dụng công cụ phái sinh, như ở ngân hàng HSBC hoạt động tại VN trên 6 năm với hơn 1000 DN là khách hàng “ruột”, nhưng sau 2 năm triển khai chỉ mới có một vài DN dám sử dụng và có khi mất đến nửa năm để giải thích, thỏa thuận một giao dịch hoán đổi giữa hai đồng tiền. Muốn đẩy mạnh sử dụng hoán đổi như công cụ bảo hiểm rủi ro thực sự khó khăn, đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn diện từ cả phía DN, ngân hàng và nhà nước. Trước hết, ta thấy rằng muốn có cung thì phải có cầu, nếu khách hàng không có nhu cầu thì ngân hàng cũng không ép xài các sản phẩm hoán đổi được. Vì thế, chúng tôi quan tâm đến hai vấn đề quan trọng đó là “kích cầu” và “tăng cung”, chỉ khi nào, hai việc này được thực hiện tốt thì Swap mới thể hiện đúng vai trò cần thiết của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chỉ tập trung vào một vài giải pháp quan trọng, nhưng trước hết, tôi xin được điểm qua những công việc cần làm đứng từ vai trò NHNN, NHTM cho đến chính bản thân khách hàng. 3.1 Biện pháp kích cầu Hình 3.1: Tóm tắt các biện pháp kích cầu đứng từ phía nhà nước, NHTM và khách hàng. Giải pháp từ phía NHNN Vai trò của ngân hàng nhà nước trong việc “kích cầu” là yếu tố đầu tiên và được cụ thể hóa bằng những giải pháp đồng bộ sau:  Tiếp tục phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn làm cơ sở phát triển thị trường tài chính phái sinh. Khi thị trường tiền tệ, vốn hoàn thiện thì mới hình thành được lãi suất ngắn hạn, đường cong lãi suất theo cơ chế thị trường, từ đó mới sử dụng được lãi suất như một thông tin quan trọng để dự báo tỷ giá, lãi suất cũng như định giá các trái phiếu hay hợp đồng phái sinh.  Giảm bớt, hạn chế can thiệp và dần tiến tới tự do hóa tỷ giá hối đoái theo sát với biến động tỷ giá thực. Kích cầu NH Thương mại Đẩy mạnh các hoạt động Marketing Tiến hành tham khảo ý kiến của khách hàng Đa dạng hóa sản phẩm Đào tạo nguồn nhân lực Doanh nghiệp Phải quan tâm đến những rủi ro NH nhà nước Tiếp tục phát triển thị trường tiền tê, vốn Dần tiến tới tự do hóa tỷ giá hối đoái Hoàn thiện các văn bản pháp lý, quy định Đưa VNIBOR sát với lãi suất thị trường ….. ….. …..  Không giới hạn việc cho vay đô la của các NHTM, để khách hàng có thể dễ dàng sử dụng hoán đổi cho các khoản vay ngoại tệ có chi phí vốn thấp hơn vay nội tệ.  Tăng tính linh hoạt, minh bạch của lãi suất liên ngân hàng, đưa Vnibor sát với lãi suất thị trường. Từ đó mà việc xác định lãi suất hoán đổi cũng dễ dàng hơn và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm HĐLS giữa các ngân hàng.  Cần ban hành, hoàn thiện các văn bản, quy định hướng dẫn chi tiết việc tham gia sử dụng dịch vụ giao dịch hoán đổi lãi suất, quy định về thuế rõ ràng và đưa ra chính sách kế toán phù hợp để khuyến khích các DN sử dụng các sản phẩm hoán đổi, hạn chế đến mức tối đa những “rào cản” và vướng mắc gây ra tâm lý e ngại trong quá trình tham gia giao dịch. Nhất là những quy định bảo vệ khách hàng khi tham gia giao dịch hoán đổi vì các DN thường lo lắng bị chèn ép khi thực hiện Swap với ngân hàng.  Thành lập các tổ chức thông tin, nghiên cứu thị trường, tư vấn cho DN về tình hình biến động tỷ giá, lãi suất trong tương lai. Những dự báo này phải chuyên nghiệp và có độ tin cậy cao nhằm giúp cho DN có được cái nhìn rõ ràng, tổng quát hơn về những rủi ro có thể xảy ra và những chiến lược nào nên sử dụng sẽ đem lại lợi ích tốt nhất.  Phối hợp với ngân hàng TM để đưa ra các chương trình hội thảo, hổ trợ cho DN tiếp cận với sản phẩm hoán đổi.  Thực hiện tốt quá trình chống đô la hóa để giảm thông lệ sử dụng đô la mà thay vào đó là euro, bảng Anh… là những loại ngoại tệ có tỷ giá thả nổi nên rủi ro tỷ giá lớn hơn, dẫn đến nhu cầu bảo hiểm nhiều hơn.  Về lâu dài, cần nghiên cứu, xây dựng lộ trình thích hợp thành lập các sàn giao dịch tổ chức, có quy mô chặt chẽ cho các công cụ tài chính phái sinh.  Cho phép cá nhân tham gia nghiệp vụ hoán đổi lãi suất để vừa phòng ngừa rủi ro, vừa thu được lợi nhuận từ dự đoán xu hướng thị trường. Vai trò của ngân hàng thương mại  Đẩy mạnh các hoạt động Marketing, tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo giới thiệu về sản phẩm cho khách hàng, chủ động tiếp xúc với khách hàng có khả năng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, lãi suất.  Kết hợp với nhân viên tín dụng để thuyết phục khách hàng vay sử dụng nghiệp vụ hoán đổi  Tiến hành tham khảo ý kiến của khách hàng về sản phẩm, cung ứng dịch vụ, quan tâm đến kiến nghị của các tổ chức kinh tế để thay đổi các loại sản phẩm và dịch vụ đi kèm cho phù hợp với nhu cầu DN.  Chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực để có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhằm giúp khách hàng hiểu và sử dụng sản phẩm. Có được đội ngũ nhân viên am hiểu kiến thức về tài chính, pháp lý, thị trường giao dịch, kỹ thuật định giá thì mới tư vấn và thuyết phục khách hàng tham gia giao dịch.  Thu hút nhân tài và không để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám.  Mở rộng hợp tác với ngân hàng nước ngoài, tìm kiếm được những hợp đồng hoán đổi có giá trị tốt nhất để đáp ứng nhu cầu do các DN trong nước với chi phí thấp nhất.  Đa dạng hóa sản phẩm, nhưng phải dựa trên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để tăng tính hiệu quả.  Tăng phạm vi phân phối sản phẩm, đưa sản phẩm về các chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp cả nước, để khách hàng thuận lợi hơn khi tham gia hợp đồng hoán đổi. Về chính bản thân khách hàng  Phải quan tâm đến những rủi ro mà hoạt động kinh doanh mang lại, cẩn thận chú ý với rủi ro tỷ giá và lãi suất, nhất là những DN có khoản vay dài hạn thả nổi, hay có sản phẩm xuất nhập khẩu.  Nên có bộ phận quản trị rủi ro chuyên về tìm hiểu và đo lường rủi ro của DN.  Tham gia tích cực vào những buổi hội thảo về sản phẩm phòng ngừa rủi ro do các ngân hàng tổ chức, để hiểu rõ hơn nghiệp vụ hoán đổi và đưa ra yêu cầu, kiến nghị cho ngân hàng nhằm có được sự hòa hợp giữa cung và cầu sản phẩm. 3.2 Biện pháp tăng cung Hình 3.2: Tóm tắt các biện pháp tăng cung đứng trên giác độ NHNN, NHTM và DN. Vai trò của NHNN  Hoàn thiện các quy định pháp lý về nghiệp vụ phù hợp với thông lệ quốc tế để thực hiện được nhiều giao dịch phái sinh hiện đại, phức tạp.  Tăng cường hơn nữa vai trò tổ chức, giám sát và điều hành thị trường liên ngân hàng nhằm hình thành thị trường phái sinh và ngoại tệ có tổ chức, từ đó mà nhiều sản phẩm hoán đổi cũng như tổ chức tín dụng xuất hiện trên thị trường tài chính – tiền tệ.  Thiết lập trung tâm thanh toán bù trừ trong giao dịch các hợp đồng phái sinh nói chung kể cả hợp đồng hoán đổi nói riêng, thiết lập quy chế ký quỹ… để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động, thực hiện giao dịch phái sinh.  Tạo điều kiện cho các NHTM phát hành nhiều kỳ phiếu, tín phiếu đủ các thời hạn để có được mức tham khảo lãi suất thực sự giao dịch trên thị trường, tránh tình trạng các ngân hàng “tung hỏa mù” về lãi suất, nhờ đó các NHTM có thể đưa ra lãi suất hoán đổi dễ dàng hơn.  Nghiên cứu thêm về nhiều sản phẩm cùng loại và điều kiện thực hiện chúng sao cho phù hợp ở VN, để thị trường phong phú sản phẩm. Tăng cung NH Thương mại NH nhà nước Quan tâm đến nghiệp vụ hoán đổi Đầu tư trang thiết bị Tìm hiểu nhu cầu và đưa ra sản phẩm tốt. Giúp thị trường phong phú sản phẩm Hoàn thiện các quy định pháp lý Cho phép nhiều ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này ….. …..  Hoàn thiện quy chế về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Hình thành căn cứ xác định tỷ lệ quy đổi rủi ro cũng như tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho phù hợp.  Cho phép nhiều ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này chứ không phải chỉ một vài ngân hàng nước ngoài và ngân hàng khá lớn trong nước, xóa cơ chế thí điểm hay cấp phép như hiện nay. Khi nhiều ngân hàng được phép tiến hành hoạt động hoán đổi thì nguồn cung sẽ tăng lên, DN sẽ biết nhiều hơn về sản phẩm và mức phí cũng trở nên cạnh tranh. Từ phía NHTM  Quan tâm đến nghiệp vụ hoán đổi không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mức độ thỏa mãn cho khách hàng và thông qua sản phẩm này, ngân hàng có thể bán kèm thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ khác.  Đầu tư trang thiết bị hiện đại, có hệ thống thông tin nối mạng hỗ trợ cho các giao dịch phái sinh, trang bị hệ thống phần mềm hỗ trợ việc tính toán giá cả, theo dõi thông tin thị trường… thì mới có thể thực hiện được giao dịch phức tạp và đòi hỏi cập nhật thông tin mới nhất.  Kết hợp với bộ phận tín dụng, để tiếp cận với khách hàng, nhằm tìm hiểu nhu cầu và đưa ra sản phẩm đáp ứng tốt nhất.  Tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, để tranh thủ sự hổ trợ về kiến thức, hệ thống phân tích quản lý rủi ro và nhằm tận dụng được những giao dịch hoán đổi có mức lãi suất, tỷ giá hấp dẫn nhất, nhờ đó, mà nghiệp vụ hoán đổi được đưa ra với mức phí thấp.  Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng vì công nghệ có ảnh hưởng quyết định tới việc phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phân phối sản phẩm và khả năng quản lý của ngân hàng. Do đó, NHTM cần có những đầu tư nhất định về vốn và nhân lực để hiện đại hóa công nghệ. Về phía khách hàng  Tăng nhu cầu về sản phẩm hoán đổi, để các NHTM có động lực cho việc sáng tạo đưa ra sản phẩm mới để đáp ứng mức thỏa mãn của khách hàng tốt hơn.  Tìm hiểu về sản phẩm hoán đổi, đưa ra thắc mắc, yêu cầu về sản phẩm hoán đổi để ngân hàng nắm bắt được mong muốn của DN và phá vỡ đi những rào cản khiến cho DN còn e ngại với giao dịch hoán đổi lãi suất. Trên đây chỉ là sơ lược về những biện pháp mà chúng ta phải làm, tuy nhiên đề tài chỉ xoáy vào làm rõ hai vấn đề sau: 3.3 Giảm bớt, hạn chế can thiệp và dần tiến tới tự do hóa tỷ giá hối đoái theo sát với biến động tỷ giá thực. Rõ ràng là chỉ khi khách hàng phải đối phó với rủi ro tỷ giá, lãi suất thì mới nghĩ đến việc bảo vệ. Nhưng hiện tại với chính sách kiểm soát tỷ giá, lãi suất chặt chẽ với mức giá trần, giá sàn, giới hạn biên độ dao động thì DN đã được “bảo hộ tỷ giá” từ phía NHNN khi tỷ giá chỉ biến động trong khoảng 1-2%/ năm, dẫn đến hầu như không có nhiều rủi ro xảy ra cho DN khi đi vay vốn hay thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa nên tạo ra tâm lý yên tâm dẫn đến thờ ơ, không quan tâm đến phòng chống rủi ro. Nhất là DN với số vốn nhỏ lại càng không cần quan tâm tới sự biến động của tỷ giá USDVND, vì nó không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh. Do đó, muốn “kích cầu” thì NHNN cần hạn chế can thiệp đến thị trường tỷ giá, lãi suất, từng bước nới rộng biên độ và thực hiện thả nổi tỷ giá; xây dựng thị trường ngoại hối đúng nghĩa. Thời gian gầy đây, do những biến động lớn trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới, nên vai trò kiểm soát của NHNN bị phản tác dụng và tạo nên khoảng cách lớn khi tỷ giá danh nghĩa luôn khác tỷ giá thực, gây nên nhiều vấn đề khó khăn cho cả DN và NHTM; vì thế mà NHNN phải tăng lãi suất cơ bản, liên tục nới lỏng biên độ tỷ giá lên đến 1% và dự kiến tăng lên 2% để đưa tỷ giá, lãi suất về gần giá trị thực. Chỉ mới tăng biên độ tỷ giá đến 1%, vậy mà tỷ giá ngoại tệ dao động rất mạnh, có khi tăng 2% trong 1 tuần. Điều đó, chứng tỏ rằng, chỉ cần động thái nới rộng biên độ tỷ giá được NHNN đưa ra, thì chắc chắn rủi ro sẽ rất nhiều, lúc đó, DN mới có sự quan tâm đúng mức đến các công cụ phòng ngừa, nhất là sản phẩm hoán đổi giúp bảo vệ DN khỏi rủi ro tỷ giá. Hình 3.3 : Đồ thị tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá mà các NHTM thực sự giao dịch. Tỷ giá USD/VND năm 2008 15000 17000 1/ 1/ 20 08 1/ 15 /2 00 8 1/ 29 /2 00 8 2/ 12 /2 00 8 2/ 26 /2 00 8 3/ 11 /2 00 8 3/ 25 /2 00 8 4/ 8/ 20 08 Ngày U SD /V N D Tỷ giá bình quân liên ngân hàng Tỷ giá ngân hàng thương mại Nguồn ngân hàng nhà nước Việt Nam Việc kiểm soát thị trường thái quá của NHNN hiện nay, không những gây nên tác hại xấu, mà còn là việc làm ngoài sức của NHNN, vì một khi thị trường thế giới đầy biến động và bất ổn, thì không một quốc gia nào có thể can thiệp. Hơn nữa, khi gia nhập WTO thì cởi bỏ rào cản tỷ giá là điều buộc phải làm. Vì thế thời gian tới, tỷ giá nhất định sẽ thoáng hơn, nhạy cảm hơn với thị trường tài chính-tiền tệ và dĩ nhiên, hoạt động hoán đổi sẽ nhộn nhịp hơn. Theo một số ý kiến thì biên độ tỷ giá nên mở rộng đến ±5% trong năm 2008, ta thấy được phần nào đây là biên độ mà mọi người mong đợi sẽ đạt được vào năm nay. Tuy nhiên muốn cởi bỏ rào cản tỷ giá không phải là dễ dàng, vì nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp khác như:  Nới rộng tỷ giá đến bao nhiêu là đủ?  Cần dựa vào cái gì, chuẩn bị như thế nào?  NHNN có đủ sức can thiệp nếu xảy ra tình trạng thiếu hay thừa ngoại tệ quá mức, hay là sự làm giá, lũng đoạn của các tổ chức tài chính? Hình 3.4: Sơ đồ những vấn đề phải quan tâm khi nới rộng biên độ tỷ giá. 3.3.1 Tăng quỹ dự trữ để can thiệp được vào thị trường, thực hiện chính sách tiền tệ. Muốn nới rộng biên độ tỷ giá thì cần quan tâm đến quỹ dự trữ và khả năng quản lý của NHNN. Trước hết là làm sao để tăng quỹ dự trữ để có đủ sức can thiệp vào thị trường khi tỷ giá được mở rộng. Để tăng quỹ dự trữ thì có nhiều cách, trong đó phải kể đến là làm sao để thay đổi mặt hàng nhập khẩu, để gánh nặng nhập khẩu ít hơn thì lượng ngoại tệ chi trả giảm và quỹ dự trữ sẽ tăng lên. Hình 3.5: Giá trị nhập khẩu các mặt hàng từ 31/10/1998 đến 30/9/2008 Từ năm 1999 đến 2008, lượng nhập khẩu là hàng thiết yếu chỉ rất ít và không biến động nhiều, nhưng hàng xa xỉ thì tăng rất nhanh khiến tổng hàng nhập khẩu liên tục tăng. Quỹ dự trữ Biên độ tỷ giá Khả năng quản lý Phải quản lý như thế nào? Tác động lên nền kinh tế Các yếu tố khác Điều này khiến một lượng ngoại tệ chảy mạnh cho nhập khẩu những hàng hóa không cần thiết cho nền kinh tế, thế nên cần tìm cách hạn chế nhập những hàng hóa này. Để hạn chế, thì có thể dùng thuế, hạn ngạch quy định số lượng nhập khẩu. Tuy nhiên về lâu dài, biện pháp đó không có nhiều tác dụng vì đây là điều đi ngược lại quan hệ toàn cầu hóa. Cho nên, biện pháp quan trọng nhất vẫn là đẩy mạnh sản xuất, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng xa xỉ. Hình 3.6: Quỹ dự trữ và nhập khẩu Không chỉ giảm nhập khẩu hàng xa xỉ mà còn cần chú ý đến việc đầu tư quỹ dự trữ này cho vừa hiệu quả vừa đảm bảo tính thanh khoản, an toàn cao để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng khi cần thiết, hiện nay số ngoại tệ đang được gửi tại một số ngân hàng uy tín trên thế giới, nhưng lãi suất đồng USD đang ở mức thấp, vì vậy, vấn đề đầu tư nguồn quỹ dự trữ này sao cho kinh tế là một vấn đề. Có thể chuyển một số lượng đồng USD sang các đồng tiền có lãi suất cao rồi thực hiện đầu tư, vì chuyển sang nhiều đồng tiền nên rủi ro giảm bớt, hoặc chuyển sang một đồng tiền khác nhưng thực hiện bảo hiểm rủi ro cho khoản này. Công việc này đòi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng của các chuyên gia tài chính vì đây là vấn đề quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn. 3.3.2 Tăng khả năng quản lý của NHNN sau khi nới rộng biên độ tỷ giá. Khi tỷ giá không còn bị giới hạn dao động, thì có thể phản ánh theo giá trị thực, tuy nhiên, vì thị trường vốn, ngoại tệ của nước ta còn yếu, kém, nên dễ bị chi phối, lũng đoạn bởi một tổ chức, công ty. Theo đánh giá thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài chính là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất gây ra việc “làm giá” trên thị trường ngoại hối, khiến cho tỷ giá bị thổi phồng khỏi giá trị thực. Thuế, quota Tăng sức cạnh tranh của hàng trong nước Nhập khẩu Quỹ dự trữ Để giải quyết được tình trạng này thì NHNN nên thực hiện kiểm soát các dòng vốn vào và ra, mà nhất là dòng vốn đầu tư nước ngoài. NHNN có thể bắt buộc các tổ chức tài chính, công ty nước ngoài chuyển tiền vào nước thông qua tài khoản của NHNN, nhờ đó, mà luồng ngoại tệ vào bao nhiêu, đi đâu về đâu sẽ được nắm rõ ràng. Nếu như có vấn đề lũng đoạn giá cả, thì có thể phát hiện ra ngay và giải quyết kịp thời. Thực ra, việc này cũng có nhiều ý kiến lo ngại rằng kiểm soát vốn sẽ hạn chế dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên, theo tìm hiểu thì hiện tại, dù không có quy định, nhưng ngân hàng TMCP Á Châu ACB đã tự đặt ra quy định các khoản hợp tác giao dịch với đối tác nước ngoài phải thực hiện chuyển tiền thông qua tài khoản của NHNN. Và việc làm này, hoàn toàn không làm giảm đi những khách hàng, đối tác giao dịch với ACB vì nếu thực sự họ có nhu cầu muốn đầu tư, thì sẽ không ngại quy định mang tính kiểm soát dòng vốn trên. Nhưng hiện tại, quy trình nghiệp vụ chuyển tiền của NHNN còn chậm nên gây cản trở và khó chịu cho khách hàng. Vì thế, cần phải có biện pháp thúc đẩy nhanh chóng tác nghiệp của ngân hàng. Không chỉ kiểm soát vốn, mà còn phải quy định chặt chẽ về cách xử lý khi phát hiện sai phạm. Mức xử phạt phải đích đáng để răn đe những trường hợp khác. Bên cạnh việc nới lỏng tỷ giá, thì tỷ giá liên ngân hàng hiện nay không thực sự là tỷ giá giao dịch của các NHTM, mà chủ yếu là mức tỷ giá được đưa ra theo tính chủ quan của NHNN, vì thế, để có một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn thì nhà nước cũng cần hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ thông qua việc áp dụng các phương tiện giao dịch hiện đại, nhanh chóng để lượng giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn, từ đó hình thành nên tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung - cầu ngoại tệ. 3.4 Đẩy mạnh các hoạt động Marketing, tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo giới thiệu về sản phẩm cho khách hàng, chủ động tiếp xúc với khách hàng có khả năng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, lãi suất. Góp phần tác động trực tiếp đến tăng trưởng nhu cầu của khách hàng chính là việc làm sao cho khách hàng hiểu rõ thấu đáo về lợi ích, cách thức sử dụng sản phẩm hoán đổi. Các NHTM cần quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, kết hợp với những buổi hội thảo, huấn luyện, hướng dẫn cho DN về nghiệp vụ hoán đổi tại ngân hàng. Hiện tại, số lượng khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh cũng như tham gia xuất nhập khẩu càng lúc càng gia tăng, nên đối tượng của sản phẩm hoán đổi cũng mở rộng hơn. Ngân hàng phải có chiến lược tiếp thị bài bản, đồng bộ, chủ động tiếp cận đến từng đối tượng khách hàng cụ thể. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, theo tôi, công tác marketing cần vạch rõ ra từng giai đoạn cụ thể như sau: 3.4.1 Thiết kế được sản phẩm hoán đổi hấp dẫn, phù hợp với khách hàng  Bước thứ 1: Tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm, đối tượng khách hàng, những thắc mắc, yêu cầu, kiến nghị của khách hàng để đưa ra được sản phẩm bảo hiểm đáp ứng tốt nhất, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể.  Bước thứ 2: Thiết kế được sản phẩm phải giúp DN cố định được chi phí, không bị động về ngoại tệ trong việc thanh toán các hợp đồng mua bán ngoại thương cũng như việc xác định giá thành của các lô hàng nhập khẩu… trong khi có thể thu được lợi nhuận nếu thị trường biến động theo chiều hướng ngược lại. Quan trọng hơn đó là những giao dịch thỏa thuận, nên hoàn toàn phù hợp với nhu cầu riêng biệt của khách hàng.  Bước thứ 3: NHTM đưa ra những hợp đồng HĐLS có mức phí thấp, cạnh tranh để đem lại cho khách hàng công cụ bảo hiểm rủi ro với chi phí nhỏ. Muốn làm được thế, NHTM phải thường xuyên hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, tham gia trên thị trường tiền tệ thế giới để tận dụng được giao dịch hoán đổi với lãi suất, tỷ giá hấp dẫn nhất, rồi từ đó, mới đưa ra được các sản phẩm hoán đổi có phí thấp nhất cho khách hàng. Khi có được mức phí cạnh tranh thì nhu cầu hoán chuyển rủi ro cũng phổ biến hơn.  Bước thứ 4: Không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn kết hợp với tư vấn tài chính và cung cấp những thông tin mới nhất, kịp thời nhất cho khách hàng. Vì nhiều khách hàng thực sự có nhu cầu, nhưng lại thiếu thông tin, e ngại không được cập nhật nhanh chóng. Do đó, các NHTM khi bán sản phẩm hoán đổi nên kết hợp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, cập nhật thông tin cho khách hàng. 3.4.2 Chào bán sản phẩm cho khách hàng  Bước thứ 1: Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm quảng bá về sản phẩm trên diện rộng để tất cả khách hàng đều biết đến sản phẩm của ngân hàng mà chưa cần họ phải hiểu hay thực hiện giao dịch. Không chỉ thế, NHTM cũng có thể cho thực hiện sản phẩm Swap tại các chi nhánh, phòng giao dịch, để khi khách hàng đến giao dịch là biết rằng ngân hàng có thực hiện sản phẩm hoán đổi. Đối tượng cần tiếp thị ở đây là các tổ chức, cá nhân đang giao dịch tại ngân hàng hoặc chưa hề biết đến ngân hàng đó, là những đối tượng đang có nhu cầu cần bảo hiểm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất hay không hề quan tâm về mảng thị trường này, là những người nắm rõ nghiệp vụ HĐLS hay những người lần đầu tiên nghe đến HĐLS. Mục đích ở bước một là phải làm cho mọi người biết rằng ở ngân hàng có nghiệp vụ HĐLS, bất chấp họ hiểu hay chưa hiểu, cần hay không cần nghiệp vụ này.  Bước thứ 2: Chủ động tiếp cận với những khách hàng có khả năng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá và lãi suất, cần chú ý đặc biệt đến DN có khoản vay thả nổi dài hạn hoặc có tham gia xuất nhập khẩu, có doanh thu, chi phí bằng euro, đô la Mỹ, bảng Anh … Nhiệm vụ của bước này là làm cho khách hàng cảm thấy lợi ích, sự cần thiết và phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh cụ thể của chính khách hàng như DN có thể cố định được chi phí, không bị động về ngoại tệ trong việc thanh toán các hợp đồng mua bán ngoại thương cũng như việc xác định giá thành của các lô hàng nhập khẩu… trong khi có thể thu được lợi nhuận nếu thị trường biến động theo chiều hướng ngược lại. Bên cạnh đó, phải đem đến cho họ suy nghĩ rằng HĐLS không phải chỉ dành cho những nhà kinh doanh tài chính mà dành cho tất cả mọi người đều có thể làm được. HĐLS không chỉ dành cho các DN quy mô lớn, đại gia mà còn là giải pháp cho các nhà đầu tư kinh doanh, DN nhỏ với số vốn khiêm tốn.  Bước thứ 3: Đây là giai đoạn khuyến khích khách hàng thử nghiệm tham gia nghiệp vụ này. Trong các buổi hội thảo, nên cho khách hàng thấy được sự biến động từng giây của các cặp tỷ giá, sự biến động của các loại lãi suất tham chiếu Libor, Sibor… với mỗi sự biến động đó, cho khách hàng trực tiếp tính toán lợi ích khi chưa sử dụng nghiệp vụ HĐLS và khi đã tham gia hoán đổi. Điều quan trọng là để khách hàng thấy được lợi ích của việc sử dụng nghiệp vụ HĐLS để từ đó, người có nhu cầu sẽ thực hiện và người chưa có nhu cầu sẽ phát sinh nhu cầu. 3.4.3 Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm ra các chi nhánh, phòng giao dịch, để thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với sản phẩm.  Bước thứ 1: Vươn rộng phạm vi phủ sóng của ngân hàng ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng nhằm mang thương hiệu của mình đến với các khách hàng.  Bước thứ 2: Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi tại chính các chi nhánh, phòng giao dịch ở các địa phương, quận, huyện. Điều này sẽ giúp cho khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn và dễ dàng thực hiện hợp đồng nếu có nhu cầu. Tổng kết chương III: Có rất nhiều công việc phải làm, trực tiếp hay gián tiếp tác động, để thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm hoán đổi trên thị trường hiện nay, đòi hỏi NHNN, NHTM và các doanh nghiệp cùng nhau tham gia. Trong nội dung bài tôi chỉ trọng tâm đi vào hai vấn đề, vấn đề thứ nhất: các biện pháp nhằm quản lý sau khi thực hiện mở rộng biên độ liên quan đến hiện tượng lũng đoạn thị trường kèm theo là những quy định chặt chẽ về cách xử lý khi phát hiện sai phạm, ở đây có những giải pháp như thực hiện kiểm soát các dòng vốn vào và ra thông qua ngân hàng nhà nước, mà nhất là dòng vốn đầu tư nước ngoài; thêm nữa, để tỷ giá do NHNN đưa ra phản ánh đúng tỷ giá thực, đồng thời tạo điều kiện kiểm soát vốn thì phải hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ…Và vấn đề thứ hai là về đẩy mạnh các hoạt động Marketing thông qua việc tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo giới thiệu về sản phẩm cho khách hàng, chủ động tiếp xúc với khách hàng có khả năng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, lãi suất. KẾT LUẬN Tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế của Việt Nam còn rất dài, với những khó khăn, thử thách ngày một phức tạp hơn. Để có thể theo kịp với sự tăng trưởng kinh tế thế giới thì chúng ta cần có những bước cải cách, sửa đổi toàn diện mà trong đó, tài chính – ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm nhất của quá trình hội nhập. Sự phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ đóng vai trò như thước đo trình độ phát triển của nền kinh tế. Để thị trường này phát triển thì sự ra đời của các công cụ phái sinh là một tất yếu khách quan, đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm rủi ro và giúp thị trường tăng trưởng ổn định. Và để các công cụ này phát huy hết vai trò của mình thì đòi hỏi thị trường phải có những bước đi thích hợp với những chính sách, giải pháp hiệu quả. Đó là nhiệm vụ không chỉ của riêng một ai mà là của NHNN, NHTM và cả khách hàng doanh nghiệp. Đề tài phân tích cụ thể thực trạng thực hiện ít ỏi và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Với mong muốn được đóng góp những hiểu biết nhỏ nhoi của mình vào quá trình phát triển sản phẩm phái sinh nói chung và sản phẩm hoán đổi rủi ro lãi suất nói riêng, tôi xin đề cập đến một số giải pháp như đã nêu và hy vọng đề tài như một gợi ý về những hướng đi mới để phía NHNN, NHTM dựa trên đó mà tiếp tục nghiên cứu, tìm cách để đẩy mạnh sử dụng nghiệp vụ hoán đổi để bảo hiểm rủi ro cho khách hàng. Thời gian thực hiện đề tài cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế do đó không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Sinh viên thực hiện rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình, bình luận của Quý Thầy Cô, các ngân hàng, doanh nghiệp cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài có thể hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt: Sách tham khảo: 1. Lê Quốc Lý (2004), Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, NXB Thống Kê. 2. Nguyễn Văn Tiến(2005), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống Kê. 3. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê. 4. Lê Hoàng Nga (2003), Thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập, NXB Chính Trị Quốc Gia. Báo, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu khoa học trong nước: 1. Tô Kim Ngọc (2003): “Tìm hiểu nghiệp vụ SWAP Lãi Suất” 2. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam(2007) : “Giải pháp phát triển Thị Trường Phái Sinh Ở Việt Nam” ( Kỷ yếu Hội Thảo Khoa Học) 3. Nguyễn Hòai (2007): “Vay được tiền đâu đã hết lo”-www. Vneconomy.com.vn 4. Gia Linh (2008): “ “Bảo hiểm” tỷ giá và lãi suất, tại sao không?”- www.tinnhanhchungkhoan.vn. II.Tài liệu Tiếng Anh: 1. John C.Hull (2000), Option, Future & Other Derivatives, Prentice Hal International,Inc. 2. Stefano Lavinio (2000), The hedge fund handbook-A Definitie Guide for Analyzing and Evaluating Alternative Investment, MC Graw-Hill. 3. Pilbean (1998), International Finance, London Macmillan Business. III. Các website: -www.bloomberg.org -www.reuters.org -www.bis.org -www.vneconomy.com.vn -www.tinnhanhchungkhoan.vn -www.vnexpress.net -www.sbv.gov.vn -www.forexnews.com -www.netdania.com Vaø moät soá website caùc ngaân haøng trong nöôùc. PHỤ LỤC Các công văn có liên quan đến nghiệp vụ Hoán Đổi của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam:  Công văn số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997  Công văn số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001  Công văn số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2003 về việc ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.  Công văn số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Công văn liên quan đến cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng:  Công văn số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 4 năm 2008 về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
Luận văn liên quan