Đề tài Nghiên cứu Wimax di động và ứng dụng triển khai trên mạng nội hạt

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ truyền thông vô tuyến băng rộng qua khoảng cách xa, nhiều công nghệ nổi lên như để chứng tỏ tiềm năng và tính khả thi của mình như công nghệ DSL, ADSL, WiFi. Nhưng cho tới nay tất cả những công nghệ này tuy hiện nay rất phổ biến nhưng dường như vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dùng về mặt tốc độ, khả năng phủ sóng WiMAX nói chung và đặc biệt là WiMAX di động nói riêng với những đặc tính vượt trội đã chứng tỏ mình là một giải pháp tích cực có thể giải quyết các vấn đề đa truy nhập về mặt chi phí lắp đặt, khoảng cách phủ sóng, tốc độ đường truyền, đồng thời thu hút được sự tham gia hợp tác của các tập đoàn điện tử lớn trong việc sản xuất thúc đẩy sự hoàn thiện của công nghệ mới này. Đề tài tốt nghiệp với tiêu đề: “Nghiên cứu Wimax di động và ứng dụng triển khai trên mạng nội hạt” được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu tổng quan về công nghệ WiMAX di động đồng thời nghiên cứu tình hình triển khai của công nghệ mới này trong điều kiện thực tế ở Việt Nam để trả lời các câu hỏi như: “Tại sao công nghệ mới này lại hấp dẫn các nhà cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng cũng như các khách hàng như vậy?” và “Quá trình triển khai trên thực tế được thực hiện như thế nào, kết quả thu được là gì?”. Đồng thời, việc nghiên cứu tìm hiểu về WiMAX di động trong tình hình mạng viễn thông Việt Nam hiện nay là điều cần thiết không chỉ đối với thị trường nói chung cũng như các các nhà quản lý nói riêng. Trên cơ sở những thông tin có sẵn từ các tài liệu trong và ngoài nước, phần nội dung của bài viết được thực hiện thông qua đọc và phân tích đồng thời nêu lên quan điểm của bản thân về những vấn đề cần nghiên cứu. Nội dung đề tài bao gồm 3 phần chính: ± Chương 1: Tổng quan về chuẩn 802.16e và WiMAX di động. ± Chương 2: Các đặc tính kỹ thuật của WiMAX di động. ± Chương 3: Ứng dụng triển khai WiMAX di động trên mạng nội hạt tại Việt Nam Trong thời gian thực hiện đề tài, các thầy trong liên bộ môn điện tử viễn thông đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo của mình. Trước tiên , em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Quang Thanh – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý và hỗ trợ em trong thời gian qua. Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong liên bộ môn điện – điện tử đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.

doc103 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu Wimax di động và ứng dụng triển khai trên mạng nội hạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
L kết hợp với SM. Các đặc điểm được hỗ trợ trong profile WiMAX di động được liệt kê trong bảng sau: Bảng 2.4: Các tùy chọn của Anten cao cấp WiMAX di động hỗ trợ chuyển mạch thích ứng giữa các tuỳ chọn để tối ưu lợi ích của công nghệ an ten thông minh trong các điều kiện kênh khác nhau. Ví dụ, SM cải thiện thông lượng đỉnh. Tuy nhiên, khi điều kiện kênh kém, tốc độ lỗi gói có thể cao và do đó vùng bao phủ đối với PER mục tiêu có thể là giới hạn. Mặt khác, STC cung cấp một vùng phủ lớn không quan tâm đến điều kiện kênh nhưng lại không cải thiện được tốc độ số liệu đỉnh. WiMAX di động hỗ trợ chuyển mạch thích ứng giữa đa chế độ MIMO để tối đa hoá sự hiệu quả băng tần mà không giảm đi vùng bao phủ. Hình 11, chỉ ra kiến trúc cho việc hỗ trợ các đặc điểm an ten thông minh. Bảng sau cung cấp tổng kết về tốc độ số liệu đỉnh về mặt lý thuyết cho các tỷ số DL/UL với giả sử băng tần kênh 10 MHz, độ dài khung 5ms với 44 ký tự số liệu OFDM (trên 48 ký hiệu OFDM) và kênh con hoá PUSC. Với 2*2 MIMO, người sử dụng DL tốc độ số liệu đỉnh của sector được gấp đôi. Tốc độ số liệu đỉnh DL tối đa là 63.36 Mbps khi tất cả ký hiệu số liệu được gấp đôi trong khi tốc độ số liệu đỉnh người sử dụng là không đổi. Tốc độ số liệu đỉnh người sử dụng UL và tốc độ số liệu đỉnh sector là 14.11Mbps và 28.22 Mbps tương ứng khi tất cả ký tự số liệu là UL. Bằng cách áp dụng các tỷ số DL/UL khác nhau, băng tần có thể được điều chỉnh giữa DL và UL để đảm bảo cho các mẫu lưu lượng khác nhau. Chú ý là trong trường hợp mà toàn DL hoặc toàn UL là hiếm được sử dụng. Profile WiMAX hỗ trợ tỷ số DL/UL thay đổi từ 3:1 tời 1:1 để thoả mãn các profile mẫu lưu lượng khác nhau. Bảng 2.5: Các tốc độ dữ liệu cho các cấu hình SIMO/MIMO Hình 2.7: Chuyển mạch thích ứng cho anten thông minh 2.4.2 Sử dụng lại tần số phân đoạn WiMAX di động hỗ trợ việc sử dụng tần số, nghĩa là tất cả các cell/sector hoạt động cùng một kênh tần số để tối đa hiệu quả băng tần. Tuy nhiên, do xuyên nhiễu kênh lớn (CCI) trong việc triển khai một tần số được sử dụng lại, người sử dụng tại biên của các cell có thể chịu sự suy giảm về chất lượng kết nối. Với WiMAX di động, người sử dụng có thể hoạt động trên các kênh con, mà chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn thể băng tần kênh, vấn đề xuyên nhiễu biên của cell có thể được giải quyết dễ dàng bằng việc sử dụng kênh với cấu hình phù hợp. Trong WiMAX di động, sử dụng kênh con mềm dẻo bằng cách phân mảnh kênh con và vùng hoán vị. Một đoạn là một phân vùng của một kênh con OFDMA khả dụng (một đoạn có thể bao gồm tất cả các kênh con). Một đoạn được sử dụng cho việc triển khai một MAC đơn. Vùng hoán vị là một số các ký hiệu OFDMA liền kề trong DL hoặc trong UL mà sử dụng cùng hoán vị. Khung con DL hoặc UL có thể chứa nhiều hơn một vùng hoán vị như được chỉ ra trong hình sau: Hình 2.8: Cấu trúc khung đa miền Mẫu sử dụng lại kênh con có thể được cấu hình để người sử dụng gần trạm gốc hoạt động tại vùng với tất cả kênh con khả dụng. Trong khi đối với người sử dụng biên, mỗi cell hoặc sector hoạt động trong vùng với một phần của tất cả các kênh. Trong hình trên F1, F2, F3 đại diện các tập hợp kênh con trong cùng một kênh tần số. Với cấu hình này, một sử dụng lại tần số được duy trì cho người sử dụng trung tâm để tối ưu hoá độ hiệu quả của phổ và sử dụng lại tần số một phần được thực hiện cho người sử dụng biên để đảm bảo chất lượng kết nối người sử dụng biên và thông lượng. Kế hoạch sử dụng lại kênh con có thể được tối ưu tự động qua các sector hoặc cell dựa trên tải mạng và điều kiện can nhiễu trên một khung. Do đó, tất cả các cell hoặc sector có thể hoạt động cùng một kênh tần số mà không cần kế hoạch tần số. Hình 2.9: Sử dụng lại tần số 2.4.3 Dịch vụ Multicast và Broadcast (MBS) MBS được hỗ trợ bởi WiMAX di động kết hợp các đặc điểm tốt nhất của DVB-H, Media FLO và 3GPP E-UTRA và thoả mãn các yêu cầu sau: Tốc độ số liệu cao và vùng phủ sử dụng mạng tần số đơn (SFN – Single Frequency Network). Sự phân bổ mềm dẻo các nguồn tài nguyên vô tuyến Tiêu thụ công suất MS thấp Hỗ trợ casting-data, luồng video và audio. Thời gian chuyển mạch kênh thấp Profile WiMAX phiên bản 1 xác định một tập hợp MBS. Dịch vụ MBS có thể được hỗ trợ bởi hoặc xây dựng một vùng MBS riêng trong khung DL cùng với dịch vụ unicast (MBS) hoặc một khung tổng thể có thể được dành cho MBS (chỉ có trong DL) cho dịch vụ broadcast standalone. Hình 2.9 chỉ ra việc xây dựng vùng khi có việc trộn giữa dịch vụ broadcast và unicast được hỗ trợ. Vùng MBS hỗ trợ chế độ nhiều BS MBS sử dụng mạng tần số đơn (SFN) và độ dài mềm dẻo của vùng MBS cho phép gán scalable các nguồn tài nguyên vô tuyến tới lưu lượng MBS. Nó được để ý rằng nhiều vùng MBS có thể cũng mềm dẻo. Có một vùng MBS trên vùng MBS. MS có thể truy nhập DL MAP tới việc xác nhận ban đầu vùng MBS và phân bổ MBS MAP trong mỗi vùng. Sau đó MS có thể đọc lần lược MBS MAP mà không tham chiếu DL MAP trừ khi sự đồng bộ tới MBS MAP bị mất. MBS MAP IE chỉ ra cấu hình PHY vùng MBS và xác định sự phân bổ của mỗi vùng MBS qua tham số offset ký tự OFDMA. MBS MAP được phân bổ tại kênh con số một của ký tự OFDM số một của vùng MBS. Đa BS MBS không yêu cầu MS được đăng ký tới bất cứ trạm gốc nào. MBS có thể truy cập khi MS trong chế độ Idle để cho phép công suất tiêu thụ thấp. Độ mềm dẻo của WiMAX di động để hỗ trợ MBS tích hợp và dịch vụ unicast cho phép một khoảng rộng hơn các ứng dụng. Hình 2.10: Hỗ trợ MBS nhúng với những vùng WiMAX-MBS di động 2.5 Các vấn đề về phổ của WIMAX di động Để thu được lợi nhuận tốt nhất từ hệ thống WiMAX, các ấn định phổ với lưu lượng lớn là đáng quan tâm nhất. Điều này cho phép các hệ thống được triển khai theo kiểu TDD với dải thông kênh lớn, sử dụng lại tần số linh hoạt và sự kém hiệu quả của phổ với tần số nhỏ chấp nhận cùng tồn tại để đảm bảo cho các nhà cung cấp dịch vụ có thể hoạt động cùng nhau. Phạm vi hoạt động khác của diễn đàn WiMAX là đang cộng tác với các tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu để phân cấp phổ của dải tần số thấp (<6 Ghz) là trung lập về ứng dụng và công nghệ. Hơn nữa, sự thúc đẩy chính để tạo ra sự hòa hợp tốt hơn cho phân cấp phổ như tối thiểu số lượng thiết bị cần thay đổi khi bao phủ hệ thống toàn cầu. Hiệu suất hệ thống sẽ được phát triển bởi diễn đàn WiMAX đối với chuẩn giao diện vô tuyến 802.16e-2005 được mong đợi cấp phép trong dải tần 2.3 Ghz, 2.5 Ghz, 3.3 Ghz và 3.5 Ghz. Băng tần 2.3 Ghz phân cho vùng phía Nam Hàn Quốc cho dịch vụ WiBro dựa trên công nghệ di động WiMAX. Với 27 Mhz của phổ dành cho mỗi nhà vận hành, dải tần này được hỗ trợ triển khai TDD với 3 kênh trên một trạm gốc và một dải thông kênh nhỏ là 8.75 Mhz. Dịch vụ WiBro sẽ ra mắt trong năm 2006 với các sản phẩm theo chuẩn WiMAX. Băng tần 2.5 tới 2.7 được dùng cho các dịch vụ vô tuyến cố định và di động ở nước Mỹ. Băng tần này cũng đang là tiềm năng được sử dụng ở nhiều nước Nam Mỹ và Châu Âu cũng như vài nước ở vùng Châu Á Thái Bình Dương. Băng tần 3.5 Ghz được sử dụng cho các dịch vụ vô tuyến cố định được sử dụng trên rất nhiều nước trên thế giới và cũng phù hợp với giải pháp WiMAX cho cả dịch vụ cố định và di động. 2.6 Kiến trúc WiMAX end-end IEEE chỉ định nghĩa các lớp vật lý (PHY) và lớp điều khiển truy nhập phương tiện (MAC) trong chuẩn 802.16. Cách tiếp cận này phù hợp với công nghệ như Ethernet và WiFi dựa vào IETF để thiết lập các tiêu chuẩn cho các giao thức ở lớp cao hơn như TCP/IP, SIP, VoIP, và IPSec. Trong truyền thông di động không dây, 3GPP và 3GPP2 thiết lập các chuẩn với đa dạng các giao diện và giao thức bởi vì các tổ chức này không chỉ yêu cầu việc liên hoạt động qua giao diện vô tuyến mà còn liên kết hợp liên mạng và liên nhà sản xuất cho chuyển vùng (roaming), mạng truy nhập đa nhà sản xuất, tính cước liên công ty. Các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ đang nhận ra vấn đề này và đang hình thành các nhóm làm việc chung để phát triển mô hình tham chiếu mạng chuẩn cho các giao diện liên mạng mở. Hai trong số đó là nhóm làm việc về mạng của diễn đàn WIMAX –tập trung vào tạo đặc tả mạng mức cao cho các hệ thống WIMAX cố định, di động và xách tay theo tiêu chuẩn IEEE 802.16, và nhóm làm việc cung cấp dịch vụ - chủ yếu là soạn thảo các dự luật và dành ưu tiên để giúp đỡ cho nhóm làm việc về mạng. Kiến trúc mạng end-end WiMAX di động được dựa trên nền tảng IP, tất cả là mạch gói và không thừa kế từ mạch thoại. Nó mang đến các ưu điểm về việc giảm giá thành tổng thể qua vòng đời phát triển mạng WiMAX. Sử dụng mạng toàn IP nghĩa là lõi mạng chung có thể được sử dụng, mà không cần thiết duy trì cả mạng lõi kênh và mạng lõi gói. Một lợi ích nữa của mạng toàn IP là nó thay thế mạng với khả năng của bộ xử lý và thiết bị tính toán, được gọi là “luật Moore”. Các cải tiến xử lý máy tính xảy ra nhanh hơn cải tiến trong thiết bị viễn thông bởi vì phần cứng không bị giới hạn bởi “vòng tròn thiết bị viễn thông”. Kết quả cuối cùng là một mạng được thực hiện liên tục với hiệu suất làm việc cao hơn đã đem lại thuận lợi cho nhà cung cấp thứ 3 phát triển từ truyền thông internet. Kết quả này đem lại giá thành thấp hơn, scalability cao và sự triển khai nhanh do chức năng mạng của các dịch vụ dựa trên trên phần mềm là chính. Để triển khai hệ thống thương mại hoạt động một cách thành công, hệ thống đó phải được hỗ trợ các chỉ tiêu giao diện vô tuyến 802.16 (PHY/MAC). Phần chính trong chúng là sự cần thiết để hỗ trợ một tập hợp lõi các chức năng liên mạng như một phần của kiến trúc hệ thống WiMAX end-end tổng thể. Trước khi đưa ra chi tiết về kiến trúc, chúng ta đầu tiên để ý đến vài nguyên lý cơ bản được hướng dẫn để phát triển cho kiến trúc WiMAX. Kiến trúc được dựa trên khung chuyển mạch gói, bao gồm các thủ tục cơ bản được dựa trên IEEE 802.16 và các bổ sung, phù hợp với IETF RFC và chuẩn Ethernet. Kiến trúc cho phép tách kiến trúc truy nhập (và các cấu hình được hỗ trợ) từ kết nối dịch vụ IP. Phần tử mạng của hệ thống kết nối phải tuân theo chuẩn vô tuyến IEEE 802.16 Kiến trúc cho phép điều chỉnh linh hoạt để cung cấp một khoảng rộng các tuỳ chọn triển khai như là: Mạng WiMAX kích thước nhỏ đến kích thước lớn (độ bao phủ vô tuyến thưa thớt tới dày đặc). Môi trường truyền sóng vô tuyến ở nông thôn, thành thị và miền núi. Giấy phép cung cấp các băng tần Cấu hình nhánh, phẳng, lưới và hỗn hợp. Cho phép đa dạng các mô hình sử dụng cho cố định, lưu động, portable, di động. 2.6.1 Hỗ trợ các dịch vụ và ứng dụng Kiến trúc end-end bao gồm các hỗ trợ cho: Thoại, dịch vụ đa phương tiện và các dịch vụ bắt buộc khác như là dịch vụ khẩn cấp. Có khả năng truy cập tới nhiều nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng độc lập (ASP) Truyền thông thoại di động sử dụng VoIP Hỗ trợ giao diện với đa dạng interworking và các media gateways cho phép phân phát các dịch vụ incumbent/legacy được dịch qua IP (ví dụ, SMS qua IP, MMS, WAP) tới mạng truy nhập WiMAX. Hỗ trợ sự phân phát dịch vụ IP multicast và broadcast qua mạng truy nhập WiMAX. 2.6.2 Liên mạng và chuyển vùng Liên mạng và chuyển vùng là thành phần quan trọng của kiến trúc mạng end-end với sự hỗ trợ cho một số lượng các kịch bản dược triển khai. Cụ thể chúng sẽ hỗ trợ cho các trường hợp sau: Liên mạng với các mạng không dây đã tồn tại như 3GPP, 3GPP2 hay DSL, MSO với giao diện liên mạng dựa trên tiêu chuẩn IETF phù hợp với các giao thức Roaming toàn cầu thông qua mạng WiMAX, bao gồm các tính năng nhận thực và tính cước Nhiều định dạng khả năng nhận thực người dùng như là tên/ mật khẩu, chứng chỉ số, mô dun xác nhận thuê bao (SIM), SIM universal, và mô đun xác nhận người sử dụng có thể di chuyển được (RUIM). Diễn đàn WiMAX đang xác định một mô hình tham chiếu mạng WiMAX (NRM) đại diện cho logic của kiến trúc mạng. NRM xác nhận các thực thể chức năng và điểm tham chiếu qua mà khả năng liên hoạt động đạt được giữa các thực thể. Kiến trúc được phát triển với mục tiêu là cung cấp sự hỗ trợ duy nhất các chức năng được cần thiết với một khoảng mô hình triển khai mạng và kịch bản sử dụng (một khoảng từ cố định-lưu động-portable-di động đơn giản và đến di động hoàn toàn). Hình 2.11: Mô hình tham chiếu mạng WIMAX Hình vẽ trên mô tả NRM, bao gồm các thực thể logic sau: MS, ASN và CSN và điểm tham chiếu xác định rõ ràng cho liên kết nối của các thực thể logic. Hình mô tả các điểm tham chiếu chính R1-R5. Mỗi thực thể, MS, ASN, và CSN đại diện một nhóm các thực thể chức năng. Mỗi một chức năng có thể được nhận ra trong một thiết bị vật lý đơn hoặc có thể được phân bố qua các thiết bị vật lý. Nhóm và phân bố các chức năng vào thiết bị vật lý trong thực thể chức năng (như là ASN) là một sự tuỳ chọn; một nhà sản xuất có thể chọn bất cứ việc thực thi chức năng vật lý nào, hoặc riêng rẽ hoặc kết hợp, miễn là sự thực thi đạt được yêu cầu liên hoạt động. Mục đích của NRM là phải cho phép các tuỳ chọn thực thi cho một thực thể chức năng được cho và đạt được sự liên hoạt đông giữa các thực thể chức năng khác nhau. Liên hoạt động được dựa trên sự xác định về giao thức truyền thông và đối xử mặt phẳng số liệu giữa các thực thể chức năng để đạt được các chức năng end-end tổng thể, ví dụ, An ninh và quản lý di động. Do đó, thực thể chức năng trên một mặt của điểm tham chiếu đại diện cho một tập hợp các điểm cuối mặt phẳng mang (bearer). ASN xác định một giới hạn logic và đại diện một cách tin cậy để mô tả một tập hợp các thực thể chức năng và tương ứng với luồng bản tin được kết hợp với các dịch vụ truy nhập. ASN trình bày một cận cho việc liên hoạt động với client WiMAX, chức năng dịch vụ kết nối WiMAX và tích hợp các chức năng embođied bởi các nhà cung cấp khác nhau. Ánh xạ các thực thể chức năng tới thực thể logic trong ASN như được mô tả trong NRM có thể được thực hiện theo các cách khác nhau. Diễn đàn WiMAX đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật mạng để đảm bảo được đa dạng các sản phẩm của các nhà sản xuất có thể liên hoạt động và được phù hợp các yêu cầu triển khai đa dạng. Mạng dịch vụ kết nối (CSN) được xác định như là một tập hợp các chức năng mạng mà cung cấp các dịch vụ kết nối IP tới các thuê bao WiMAX. Một CSN có thể bao gồm các phần tử mạng như là router, AAA proxy/Server, cơ sở dữ liệu người sử dụng và thiết bị gateway liên hoạt động. Một CSN có thể được triển khai như một phần của nhà cung cấp dịch vụ mạng WiMAX Greenfield (NSP) hoặc một phần NSP WiMAX incumbent. Hình dưới đây cung cấp một quan điểm cơ bản hơn nữa về rất nhiều thực thể trong nhóm chức năng ASN và CSN. Hình 2.12: Cấu trúc mạng WiMAX trên nền IP Các chỉ tiêu kỹ thuật mạng cho hệ thống WiMAX được dựa trên vài nguyên lý kiến trúc mạng cơ bản, bao gồm các nguyên lý được liệt kê dưới đây. Cung cấp các vấn đề logic giữa thủ tục và địa chỉ IP, định tuyến và thủ tục quản lý kết nối và giao thức để cho phép sử dụng các kiến trúc truy nhập cơ bản trong một chuỗi kịch bản triển khai interworking và standalone Hỗ trợ cho việc chia sẻ ASN của một nhà cung cấp truy nhập mạng (NAP) với đa nhà NSP Hỗ trợ dịch vụ cung cấp NSP đơn qua ASN-được quản lý bởi một hay nhiều NAP Hỗ trợ cho việc khám phá và lựa chọn NSP có thể truy nhập được bởi một MS hoặc SS Hỗ trợ NAP mà triển khai một hay nhiều cấu hình ASN Hỗ trợ truy nhập tới các dịch vụ nhà khai thác incumbent qua chức năng internetworking Các chỉ tiêu kỹ thuật cho điểm tham chiếu được xác định rõ ràng giữa các nhóm khác nhau của thực thể chức năng mạng (trong một ASN, giữa ASN, giữa một ASN và một CSN và giữa CSN), và cụ thể giữa một MS, ASN, và CSN để cho phép liên hoạt động đa nhà sản xuất. Hỗ trợ sự phát triển giữa các mô hình sử dụng khác nhau tới các giả sử kỹ thuật có thể và bắt buộc Cho phép nhiều nhà sản xuất khác nhau dựa trên sự kết hợp khác nhau các thực thể chức năng trên thực thể mạng lớp vật lý, miễn là sự thực thi này tuân theo các giao thức thông thường và các thủ tục qua điểm tham chiếu ứng dụng có thể, như được xác định trong các chỉ tiêu kỹ thuật mạng Hỗ trợ kịch bản thông thường nhất của một nhà cung cấp dịch vụ triển khai một ASN cùng với một tập hợp giới hạn các chức năng CSN, để mà các nhà khai thác có thể cung cấp các dịch vụ truy cập internet cơ bản mà không cần xem xét đến roaming và interworking. Kiến trúc WiMAX cũng cho phép cả IP và dịch vụ Ethernet, trong mạng tuân theo chuẩn IP di động. Sự mềm dẻo và liên hoạt động được hỗ trợ bởi mạng WiMAX cung cấp cho các nhà khai thác mạng với giá thành thấp của đa nhà sản xuất của mạng WiMAX thậm chí với sự triển khai giữa mạng ASN tập trung và phân bố trong mạng. 2.6.3 Bảo mật Kiến trúc mạng WiMAX end-end được dựa trên an ninh mạng mà là agnostic tới các kiểu nhà khai thác và cấu hình ASN và áp dụng qua mô hình triển khai internetworking và Greenfield và các kịch bản hỗ trợ. Trong thực tế nó có các hỗ trợ: Nhật thực thiết bị mutual mạnh giữa một MS và mạng WiMAX, được dựa trên khung security IEEE 802.16 Tất cả cơ chế nhật thực được triển khai chung và nhật thực tại nhà và kịch bản mạng nhà khai thác được dựa trên khung nhật thực mở rộng và chắc chắn Tích hợp số liệu, bảo vệ replay Sử dụng cơ chế an ninh cho MS bắt đầu/kết thúc như là mạng riêng ảo (VPN), cơ chế quản lý địa chỉ IP secure chuẩn giữa MS/SS và nhà và NSP “visited”. 2.6.4 Tính di động và chuyển giao Kiến trúc mạng WiMAX end-end có khả năng mở rộng để hổ trợ tính di động và handover. Nó sẽ: Chuyển giao cùng công nghệ và chuyển giao giữa các công nghệ (như:WIFI, 3GPP, 3GPP2, DSL hoặc MSO) nếu như MS được hỗ trợ hoạt động ở nhiều chế độ Hỗ trợ IPv4 hoặc IPv6 được dựa trên quản lý tính di động. Trong khung này, và như có thể, kiến trúc sẽ đảm bảo MS với đa địa chỉ IP và kết nối IPv4 và IPv6 đồng thời Hỗ trợ chuyển vùng giữa các NSP Sử dụng cơ chế để hỗ trợ chuyển vùng “seamless” tại tốc độ di chuyển của phương tiện - thoả mãn giới hạn ngắn dịch vụ. Một vài khả năng khác được hỗ trợ tính di động bao gồm hỗ trợ: Cấu hình địa chỉ mạng tĩnh và động Sự gán động của Home Agent trong mạng nhà cung cấp dịch vụ như là một dạng của việc tối ưu tuyến, cũng như mạng IP nhà như một dạng của việc cân bằng tải. Ấn định động của Home Agent dựa trên các cơ chế. 2.6.5 Khả năng mở rộng, vùng bao phủ và lựa chọn nhà khai thác. Kiến trúc mạng WiMAX end-end có khả năng mở rộng linh động và mềm dẻo. Cụ thể, nó sẽ: Cho phép người sử dụng lựa chọn hoặc tự động hoặc bằng tay từ NAP và NSP khả dụng. Cho phép thiết kế ASN và CSN mà có thể thay đổi quy mô dễ dàng-theo các khía cạnh độ bao phủ, khoảng hoặc khả năng Đảm bảo một khoảng rộng các cấu hình ASN- bao gồm hub và spoke, nhánh, liên kết nối multi-hop Thoả mãn một khoảng rộng các liên kết backhaul, cả vô tuyến và hữu tuyến với sự kế thừa khác nhau và các đặc điểm thông lượng Hỗ trợ triển khai cơ sở hạ tầng ngày 1 phức tạp Hỗ trợ sử dụng các dịch vụ IP mà do đó tăng số thuê bao hoạt động và dịch vụ IP trên người sử dụng Hỗ trợ sự tích hợp các trạm gốc của vùng phủ đa dạng và khả năng-ví dụ, trạm gốc macro, mirco, pico và hỗ trợ tách và tích hợp các chức năng ASN trong triển khai mạng ASN để cho phép sử dụng sơ đồ cân bằng tài cho việc sử dụng hiệu quả phổ vô tuyến và các nguồn tài nguyên mạng. Các đặc điểm khác gắn liền với năng lực của hệ thống và khả năng quản lý của kiến trúc mạng WiMAX bao gồm: hỗ trợ một khoảng rộng các giám sát client online và offline, và sơ đồ quản lý được dựa trên chuẩn công nghiệp IP, triển khai rộng, mở, khả năng dịch vụ qua môi trường vô tuyến (OTA) cho giám sát đầu cuối MS và nâng cấp phần mềm. 2.6.6 Khả năng liên hoạt động của đa nhà sản xuất Một khía cạnh quan trọng khác của kiến trục mạng WiMAX là hỗ trợ liên hoạt động giữa các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau trong một ASN và qua các ASN khác nhau. Những liên hoạt động như vậy sẽ bao gồm các liên hoạt động giữa: BS và thiết bị backhaul trong một mạng ASN, và nhiều phần tử ASN (có thể từ các nhà sản xuất khác nhau) và CSN, với tối thiểu hoặc không có sự suy giảm trong chức năng hoặc khả năng của ASN. Chuẩn IEEE 802.16 xác định đa lớp con hội tụ. Khung kiến trúc mạng WiMAX hỗ trợ một khoảng các kiểu CS bao gồm: ethenet CS, IPv4 CS và IPv6 CS. 2.6.7 Chất lượng dịch vụ Kiến trúc mạng WiMAX có một khả năng hỗ trợ cơ chế QoS. Cụ thể, nó cho phép hỗ trợ mềm dẻo việc sử dụng đồng thời một tập hợp đa dạng các dịch vụ IP. Kiến trúc hỗ trợ: Tập hợp QoS khác nhau (trên người sử dụng/đầu cuối) hoặc fine-grained (từng luồng dịch vụ trên người sử dụng/terminal) Điều khiển phân quyền Quản lý băng thông Thực thi các chính sách như được quy định bởi các nhà khai thác cho các SLA dựa trên QoS (bao gồm bắt buộc cho mỗi user và nhóm người sử dụng cũng như các nhân tố khác như: định vị, thời gian… Các chỉ tiêu kỹ thuật mạng WiMAX mềm dẻo cho phép thực thi các cấu hình mạng dịch vụ truy nhập khác nhau tên là profiles ASN, bao gồm cả kiến trúc tập trung cũng như phân bố. Hơn nữa, diễn đàn WiMAX đang phát triển một khung liên hoạt động trong đó Intra-ASN và liên ASN hoạt động với các nhà sản xuất khác nhau được đảm bảo. 2.7 Ưu nhược điểm của Wimax di động 2.7.1 Ưu điểm của Wimax di động Dung lượng cao Một trạm chính WiMAX di động đơn có thể phục vụ hàng trăm người sử dụng. Nó nhắm đến vùng phủ lên đến 30 dặm với chỉ tiêu phấn đấu tốc độ truyền dẫn vượt quá 100 Mbps. Bằng cách sử dụng điều chế cao hơn, băng thông có thể được gia tăng hơn nữa. Thông qua WiMAX di động, có thể truyền dữ liệu, thoại, Internet, hình ảnh truyền hình, tranh ảnh, hội nghị truyền hình,.. ở tốc độ dữ liệu rất cao. Vì thế WiMAX di động có thể cung cấp băng thông đầy đủ đến người sử dụng. Chất lượng dịch vụ Lớp MAC của kiến trúc WiMAX di động chịu trách nhiệm cho QoS. Phân kênh và các sơ đồ mã hoá khác nhau cho phép QoS end-to-end. Tốc độ dữ liệu cao và scheduling linh hoạt có thể nâng cao QoS. Kiến trúc linh hoạt Kiến trúc của WiMAX di động có độ linh hoạt cao. Phụ thuộc vào yêu cầu nó có thể kết nối các trạm khác nhau trên cơ sở điểm tới điểm hoặc điểm tới đa điểm. Hơn nữa, vùng phủ có thể gia tăng nhờ sự giúp đỡ của các anten định hướng. Tính di động Trong WiMAX di động, thiết bị người sử dụng có thể duy trì một phiên dịch vụ dữ liệu mạng đang hoạt động cho các ứng dụng thời gian thực khi nó di chuyển ở tốc độ xe cộ trong vùng phủ của mạng. Nó hỗ trợ kế hoạch chuyển giao tối ưu với trễ nhỏ hơn 50 ms để đảm bảo các ứng dụng thời gian thực như thoại qua giao thức Internet (VoIP) mà không suy giảm dịch vụ. Quản lý khoá linh hoạt bảo đảm rằng bảo mật được duy trì suốt quá trình chuyển giao. Kết nối người sử dụng được cải thiện Chuẩn IEEE 802.16 e giữ nhiều người sử dụng được kết nối hơn theo băng thông kênh linh hoạt của nó và điều chế thích nghi. WiMAX di động sử dụng các kênh hẹp hơn các kênh cố định 20 MHz được sử dụng trong Wi-Fi. Nó có thể phục vụ những người sử dụng tốc độ dữ liệu thấp hơn mà không lãng phí băng thông. Điều chế thích nghi giúp kết nối người sử dụng trong điều kiện nhiễu hoặc cường độ tín hiệu thấp. Hoạt động lớp sóng mang mạnh Khi nhiều người truy cập thì dữ liệu tăng, băng thông chung bị chia sẻ, do đó thông lượng riêng bắt đầu giảm tuyến tính. Sự giảm này thì ít hơn trong Wi-Fi. Vì chuẩn này được thiết kế cho hoạt động lớp sóng mang. Khả năng tỉ lệ (scalability) Hệ thống WiMAX cung cấp khả năng tỉ lệ trong kiến trúc mạng cũng như trong công nghệ truy cập vô tuyến. Nó cung cấp rất nhiều tính linh động trong lựa chọn triển khai mạng và các đề nghị dịch vụ. Nó được thiết kế để làm việc trong các hình dạng kênh khác nhau từ 1.25 đến 20 MHz để tuân theo các yêu cầu toàn cầu bị biến đổi. Nó cũng có thể thực hiện các nhu cầu như cung cấp truy cập Internet đủ khả năng ở vùng nông thôn chống lại việc nâng cao dung lượng của truy cập băng rộng ở vùng đô thị và ngoại ô. Kết nối tầm nhìn không thẳng WiMAX di động dựa trên công nghệ OFDM và có thể thực hiện kết nối tầm nhìn không thẳng. Khả năng này giúp WiMAX di động thông tin trong môi trường tầm nhìn không thẳng, điều này là không thể với các sản phẩm không dây khác. Vùng phủ tầm nhìn không thẳng có thể được gia tăng hơn nữa bằng cách sử dụng các anten định hướng hoặc điều chế thích nghi. Hiệu quả chi phí Việc làm theo khối của chuẩn và sử dụng các chipset chi phí thấp có thể giảm chi phí một cách đột ngột, kết quả của việc cạnh tranh giá cả sẽ cung cấp việc xem xét tiết kiệm chi phí cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng. Hơn nữa, nhu cầu trạm gốc và thiết bị trạm gốc không được lắp đặt toàn bộ lúc mới bắt đầu, nhưng có thể được triển khai qua một chu kỳ thời gian để định ra đoạn thị trường rõ ràng và các vùng địa lý của Internet đến nhà khai thác 2.7.2 Nhược điểm của Wimax di động Gián đoạn dịch vụ do thời tiết. Tín hiệu suy giảm qua khoảng cách làm hạ thấp tốc độ băng rộng. Wimax di động là công nghệ tập trung công suất, đòi hỏi nhiều tần số được sử dụng để triển khai nên yêu cầu cung cấp điện mạnh . 2.8 So sánh Wimax di động với công nghệ 3G Hiện tại WiMAX di động Rel 1 (802.16e) đã có đủ sức cạnh tranh về mặt công nghệ so với 3G LTE. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ trên bảng so sánh thì ta thấy công nghệ 3G LTE vẫn vượt hơn 802.16e về cả tính năng di động và tốc độ truyền dự liệu. Song, đổi với những nhà phát triển WiMAX thì họ không chấp nhận so sánh 3G LTE với 802.16e mà phải là 802.16m (cột thứ 3 trên bảng 1). Nhìn vào đây ta thấy WiMAX di động Rel 2 hứa hẹn những tính năng vượt trội so với 3G LTE. Ngày nay tất cả đều đóng ý với nhau rằng để đạt được tốc độ dữ liệu cao chỉ có thể nhờ vào công nghệ ăngten MIMO và kỹ thuật đa truy cập OFDMA. 3G LTE ra đời muộn hơn WiMAX và nó cũng không thể nào không dùng MIMO và OFDMA. Do vậy, nếu xét trình bình diện kỹ thuật truyền thông không dây (wireless communication) thì 3G LTE không có bất cứ một kỹ nghệ cơ bản nào vượt trội so với WiMAX di động. Nếu nhìn lại bảng so sánh ở trên sẽ thấy điểm khác nhau nổi bật là 3G LTE sử dụng kỹ thuật đa truy nhập SC-FDMA cho đường lên thay vì OFDMA như trong WiMAX. Dẫu rằng mỗi người có những nhận định khác nhau, những cái nhìn khác nhau về tính cạnh tranh của hai công nghệ này. Có một điều thống nhất là hai công nghệ này đã thu hút được một sự quan tâm lớn, tạo được một bước nhảy trong công nghệ thông tin di động không dây. Điểm yếu của WiMAX là nó không có tính kế thừa từ các hệ thống mạng có sẵn như 3G LTE đôi khi lại trở thành một điểm mạnh vì nó cho phép nhiều tác nhân mới thâm nhập vào thị trường thông tin di động. Sự thâm nhập này sẽ làm tăng tính cạnh tranh, tăng chất lượng dịch vụ và giảm giá cước viễn thông cho người dùng. Cạnh tranh không phải bao giờ cũng là một giải pháp tốt nhất. Tại sao không nghĩ đến một sự kết hợp giữa WiMAX và 3G LTE để cùng nhau mang đến những dịch vụ tốt nhất cho người dùng ? CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI WiMAX DI ĐỘNG TRÊN MẠNG NỘI HẠT TẠI VIỆT NAM 3.1 Tổng quan Đầu năm 2006, Bộ Bưu chính viễn thông đã cấp phép thử nghiệm trong 1 năm dịch vụ WiMax cố định cho 4 doanh nghiệp gồm: Viettel, VTC, VDC và FPT Telecom. Kế hoạch là tháng 4/2007, sau khi có báo cáo từ những đơn vị này, Bộ sẽ lựa chọn 3 nhà cung cấp chính thức mạng băng rộng không dây. Tuy nhiên, việc cấp phép WiMax cố định vẫn chưa được thực hiện vì nhiều lý do. Các doanh nghiệp khẳng định kết quả thử nghiệm rất khả quan. Trong khi đó, phía Bộ nhận định khả năng thương mại của công nghệ này ở thị trường Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào giá cả thiết bị đầu cuối. Thời điểm kết thúc thử nghiệm (năm 2007), giá thiết bị còn cao và không phong phú. Trong năm 2007, Bộ Bưu Chính Viễn Thông cấp phép cung cấp dịch vụ Wimax di động.  Wimax di động mới là triển vọng lớn nhất của Wimax. Với công nghệ này, người dùng đầu cuối có thể được sử dụng Internet tốc độ cao lên đến 1Mbps, tại bất kỳ nơi nào trong vùng phủ sóng bán kính rộng nhiều km. Thiết bị đầu cuối của dịch vụ Wimax di động có thể là các card PCMCIA, USB, hoặc đã được tích hợp sẵn vào trong con chip máy tính (kiểu như công nghệ Centrino của Intel). Bốn doanh nghiệp viễn thông Việt Nam được Bộ TT-TT cấp phép cung cấp dịch vụ thử nghiệm công nghệ Wimax di động là: VNPT, Viettel, EVN Telecom và FPT Telecom. Thời hạn được thử nghiệm dịch vụ trong vòng 01 năm với quy mô không quá 1000 thuê bao. Cụ thể, Tập đoàn VNPT được thử nghiệm ở băng tần 2.5 GHz tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Viettel sử dụng băng tần 2.3-2.4 GHz tại Hà Nội và Thái Nguyên. EVN Telecom thử nghiệm tại băng tần 2.3-2.4 GHz khu vực Hà Nội và Đồng Nai. FPT Telecom được thử nghiệm công nghệ Wimax di động ở băng tần 2.3-2.4 GHz tại Hà Nội và Hải Phòng. Các doanh nghiệp sẽ được phép thử nghiệm chủ yếu các loại hình dịch vụ viễn thông băng rộng. Wimax di động chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm di động như: máy tính xách tay, điện thoại di động, PDA, thiết bị không dây… Với Wimax di động, người tiêu dùng có thể truy cập Internet không dây tốc độ cao lên tới 1Mbps trong vùng phủ sóng bán kính rộng nhiều km. 3.2 Triển khai WIMAX di động của công ty Viễn Thông Hà Nội (HNPT) 3.2.1 Mục tiêu triển khai Hiện nay HNPT đã và đang triển khai các dịch vụ truy cập Internet băng rộng qua các hệ thống cáp đồng, cáp quang như: ADSL, Mega Wan, TSL và tiến tới là mạng MAN. Đứng trước yêu cầu của thị trường cần phải cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng rộng linh hoạt hơn để triển khai dể dàng, đáp ứng nhanh chóng và có khả năng tiếp cận được đến các khu vực, các tòa nhà mà mạng của HNPT chưa triển khai được. Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, trong giai đoạn tới HNPT cần phải triển khai một hệ thống truy cập vô tuyến băng rộng (Broadband Wireless Access) để hỗ trợ và bổ sung cho các hệ thống truy nhập băng rộng hiện có. 3.2.1.1 Yêu cầu về dịch vụ cho hệ thống truy nhập vô tuyến băng rộng Sẵn sàng cung cấp ngay các dịch vụ: truy nhập Internet tốc độ cao cho các thuê bao cố định và di động (di chuyển với tốc độ < 40 km/h), làm backhaul cho các điểm truy nhập WiFi hotspots. Hỗ trợ triển khai một số dịch vụ trong thời gian tới: VoIP, kết nối E1, ứng dụng Video và Multimedia... 3.2.1.2 Đối tượng khách hàng của hệ thống truy nhập vô tuyến băng rộng Khách hàng ở một số khu đô thị mới và một số tòa nhà cao tầng mà mạng cáp do các doanh nghiệp mới triển khai. Các khu vực ngoại thành khó triển khai mang cáp hoặc chi phí cho đầu tư mạng cáp quá lớn. Các khách hàng sử dụng dịch vụ di động băng rộng 3.2.2 Qui mô triển khai WIMAX di động tại Hà Nội Trên cơ sở các khu vực chưa có mạng cáp và trên cơ sở hạ tầng rất tốt đã có của VNPT, Viễn Thông Hà nội đề xuất triển khai dịch vụ truy nhập Internet băng rộng qua hệ thống WiMAX di động với một số tiêu chí như sau : Phủ sóng cho toàn bộ các khu vực VIETTEL triển khai mạng cáp (khu Mỹ Đình 1, Trung Hoà - Nhân Chính, khu Yên hoà, khu Nam Trung Yên, khu tái định cư Cầu Giấy...). Qui mô hệ thống ở mức phù hợp nhằm để thăm dò thị trường cũng như có thời gian để đánh giá và kiểm chứng công nghệ WiMAX. Hệ thống sẵn sàng khả năng nâng cấp lên các Version mới của công nghệ WiMAX di động và mở rộng dung lượng khi có yêu cầu. Với mục tiêu để được ấn định sớm tần số ở dải 2.5 GHz. Hình 3.1: Sơ đồ các khu vực triển khai WiMAX di động 3.2.3 Phối hợp thử nghiệm triển khai Wimax giữa Motorola và HNPT Nội dung Bản đề xuất Phối hợp Thử nghiệm Công nghệ (PTC) do Motorola xây dựng dành riêng cho HNPT về việc cung cấp và cho mượn một mạng theo chuẩn mạng 802.16e tại giải tần 2.5GHz đã được cấp phép. Giải pháp này không chỉ là lựa chọn thay thế đối với kênh thuê riêng hay cáp quang truyền thống mà còn mở rộng vùng phủ sóng và dịch vụ băng rộng đến các thị trường chưa được phục vụ tốt và chưa được phục vụ. Motorola đã xây dựng kế hoạch thử nghiệm này dựa trên việc tìm hiểu về các mục tiêu của HNPT nhằm cung cấp dịch vụ băng rộng vô tuyến ra thị trường trên địa bàn Hà Nội. Điểm duy nhất chỉ có trong đề xuất của Motorola là cung cấp trọn gói theo hình thức chìa khóa trao tay bao gồm Mạng truy nhập Vô tuyến/ Mạng truy nhập dịch vụ (gồm các điểm truy nhập AP, thiết bị đầu cuối thuê bao SM và CPE) và Mạng dịch vụ lõi (AAA, NMS, BRAS, SSGW, IMS,…vv) cùng với hỗ trợ các ứng dụng cho người sử dụng như: điểm truy cập Internet, VoIP và Video. Giải pháp này được tăng sức mạnh với các dịch vụ chuyên nghiệp của Motorola như : quy hoạch tần số và mạng, Tích hợp hệ thống, Đào tạo khách hàng và Quản lý triển khai. Mạng thử nghiệm được thiết kế nhằm giúp HNPT thực hiện các công việc sau : Xác định hiệu năng hệ thống Xác thực tính khả quan đối với công nghệ WiMAX di động. Có được những hiểu biết thấu đáo vì sao công nghệ WiMAX di động hỗ trợ và thúc đẩy toàn diện việc kinh doanh băng rộng vô tuyến của HNPT Củng cố nền tảng của việc kinh doanh băng rộng vô tuyến sử dụng công nghệ WiMAX di động. Hình 3.2: Cấu hình sản phẩm Ultra Light 3.2.3.1 Mô tả ULAP Wi4 của Motorola Mô tả cấu hình ULAP: ULAP có cấu hình sector hóa 90 độ với một bộ phận tích hợp RF Hình 3.3 : Cấu hình sản phẩm ULAP Hình trên thể hiện việc lắp đặt trạm cơ bản cho ULAP và module quản lý nhóm. ULAP và module quản lý nhóm được thiết kế để lắp đặt bên ngoài nhà trạm / tòa nhà nhằm triển khai “zero footprint “với chi phí thấp. Hình 3.4: Framework quản lý các phần tử ULAP Hình 3.5: Cấu hình cell điển hình (4 sector) Motorola cũng cung cấp module thuê bao ULAP (SM) để triển khai ngoài trời. Lợi thế của module thuê bao (SM) treo rất thuận lợi cho việc tạo ra mức tín hiệu lớn hơn cho phép vùng phủ sóng rộng và tốc độ truyền dữ liệu cao hơn so với việc triển khai trong nhà. SM ngoài trời cũng có cổng RJ45 đơn tới máy tính khách hàng hoặc mạng máy tính. Hình 3.6: Module thuê bao ngoài trời Hình vẽ dưới đây chỉ ra cấu hình cho hệ thống trạm gốc Motorola MOTOWi4 ULAP và và bảng mô tả các tính năng của nó: Hình 3.7 : Cấu hình đa sector của ULAP Bảng 3.1: Tổng hợp những đặc tính kỹ thuật chính của ULAP Kết quả mô phỏng sử dụng bộ thuê bao ngoài trời 3500 dựa trên các thông số sau: Băng tần 2.5GHz, chia Uplink/Downlink là 75% / 25% Mục tiêu dịch vụ ở cell edge: 1.024 Mbps Downlink, Uplink 128kps (phủ sóng 90%) Độ cao Ăngten ULAP tính từ mặt đất: 30m, độ cao bộ thuê bao ngoài trời ULAP tính từ mặt đất : 7m. Kiểu bộ đệm lưu lượng dữ liệu toàn phần (Video/ Audio Streaming). Dựa vào tốc độ kết nối trung bình của 1 user qua 1 sector. Độ rộng băng thông của kênh 7MHz được hỗ trợ theo việc nâng cấp phần mềm cho hệ thống Throughput lớn nhất của mỗi sector >> dung lượng trung bình. Bảng3.2: Đặc tính kỹ thuật vô tuyến của ULAP Điều khiển truyền tải điện áp tự động (lên tới-20 dB) Quản lý công suất AP:<45 Watts/ sector @ 55VDC CMM:100 Watts @ 55VDC CMM/AP Tỷ lệ điện áp tối đa: 480 Watts @ 55VDC Điện áp tiêu hao 90 to 264 VAC / 50-60 Hz Điện áp yêu cầu 42 dBm EIRP = 25 dBm + 17 dBi (Sector đơn) EIRP có thể thay đổi theo chức năng của quy định và yêu cầu mặt nạ quang phổ (khác nhau đối với mỗi quốc gia) Điện áp ra tối đa/sector (PA & Antenna) ModulationReceiver Sensitivity, Typical QPSK (3/4)-94.3 dBm 16QAM (3/4)-87.5 dBm 64QAM (3/4)-80.5 dBm Điều chế và mã hóa Từ -40C tới 55C nhiệt độ ngoài trời Nhiệt độ vận hành CMM: 432 x 330 x 165 mm Trọng lượng: 11.3 kg Nguồn: 305 x 152 x 102 mm Trọng lượng: 2.7 kg Kích thước vật lý đơn vị điều khiển Radio:1320 x 180 x 130 mm Trọng lượng: 7.5 kg Kích thước vật lý điểm truy nhập 4 sector: N=4 / N=2 Tần số dùng lại Cấu hình từ xa / phần mềm OTA có thể nâng cấp Cấu hình 200 Môđun thê bao/điểm truy nhập Môđun hỗ trợ thuê bao OFDM PHY và trước chuẩn MAC (802.16e với nâng cấp phần mềm) Kiến trúc 3.5 MHz (phần mềm nâng cấp 7MHz) Kênh băng tần 2.300- 2.500 GHz Dải tần Active RF Head với PoE và kết nối số tới đơn vị điều khiển Kiến trúc trạm chính Cố định và nomadic Ứng dụng Bảng 3.3: Đặc tính kỹ thuật vô tuyến của ULAP (tiếp…) DC nối đất Bảo vệ nguồn sáng Yêu cầu ứng dụng bắt buộc Chẳng hạn: ETSI EN302 021, 753; RoHS/WEEE Máy triệt sóng tùy chọn (nếu cần) Regulatory Compliance 99.99+% Sẵn có IEEE 802.3 (10/100 BT Ethernet) Giao diện dây Ethernet (Công suất qua Ethernet) qua Cat-5 CMM tới điểm truy nhập cáp DES và AES (Tùy chọn), FIPS Certified (cho AES) Bảo mật 2 mức QoS RSA Authentication Lớp 2 IEEE 802.1p, IPv4 Diffserv (DSCP) Phân loại lưu lượng 802.1Q Hỗ trợ VLAN IPv4, TCP, UDP, PPP, SNMP Giao thức hỗ trợ Bảng 3.4: Đặc tính kỹ thuật anten của ULAP DC nối đất Bảo vệ nguồn sáng Tilt Mounting Kit for 2 to 4.5 đường kính cực Cực gắn vào phần cứng ETSI EN 302 085 CS3 Phân cực chéo tối thiểu ETSI EN 302 085 CS3 Minimum Front-to-Back Isolation ETSI EN 302 085 CS3 Góc phương vi Sidelobes 50 Ohm Trở kháng đầu vào 45 W Điện áp vào tối đa Xuống -25o Elevation Null Fill 0o Góc ngẩng điện của anten 7o Mặt chiếu độ rộng chùm 3 dB 4 sector | 360o Góc phương vi độ rộng chùm 3 dB 18 dBi Mức thu tối thiểu Dọc Phân cực hóa Bảng 3.5: Các thông số kỹ thuật Module và Anten thuê bao 42 dBm EIRP = 25 dBm + 17 dBi (30o internal ant.) Actual EIRP thay đổi theo chức năng của quy định và yêu cầu mặt nạ quang phổ (cụ thể ở từng quốc gia) Công suất đầu ra tối đa (PA and Antenna) -40°C to 55°C Nhiệt độ vận hành 2.5 kg Trọng lượng 254 x 355 x 76 mm Kích thước vật lý Cấu hình từ xa/ phần mềm có thể nâng cấp được Cấu hình OFDM PHY và trước chuẩn MAC (802.16e với nâng cấp phần mềm) Kiến trúc OFDM / TDD (OFDMA với nâng cấp phần mềm) Giao diện khí 3.5 MHz (7MHz với nâng cấp phần mềm) Băng thông của kênh 2.300 – 2.500 GHz Dải tần Cố định và nomadic Ứng dụng Bảng 3.6: Các thông số kỹ thuật Module và Anten thuê bao (tiếp...) Yêu cầu ứng dụng bắt buộc Chẳng hạn: ETSI EN302 021,753; RoHS/WEEE. Các máy triệt sóng tùy chọn (nếu cần) Đáp ứng yêu cầu Xây dựng server DHCP cho người dùng LAN DHCP client cho WAN DHCP IPSec, PPTP & L2TP Pass-Through VPN NAT, DMZ Host Hàm NAT Xây dựng trong tường lửa hỗ trợ người sử dụng 253 LAN Tưởng lửa IEEE 802.1Q Hỗ trợ VLAN IEEE 802.3 (10/100 BT Ethernet) Giao diện LAN DES and AES (optional), FIPS Certified (for AES) Bảo mật 2 levels QOS IPv4, TCP, UDP, PPP, SNMP Hỗ trợ giao thức Hệ thống điều khiển công suất truyền tự động (lên tới 20 dB) Quản lý công suất 55 VDC / 45 Watts Điện áp tiêu dùng 90 to 264 VAC/ 50-60 Hz Điện áp yêu cầu Dọc Phân cực hóa Tích hợp, độ rộng chùm 3 dB với góc phương vi khoảng 30o, và góc nâng 40o, 17 dBi Gain Anten 3.2.3.2 Nội dung công việc triển khai Nội dung các công việc triển khai bao gồm: Phê chuẩn thiết kế trạm và những yêu cầu về điện, cơ khí và dân dụng đối với việc lắp đặt phần cứng ULAP trên mạng. Thực hiện nhiều Test truy nhập khác nhau bao gồm khả năng kết nối vô tuyến giữa các thành phần mạng ULAP khác nhau như điểm truy cập, Module thuê bao và CPE’s. Thực hiện kiểm tra dải và sự truyền sóng để xác nhận vùng phủ sóng ngoài trời (trên thực tế so với phỏng đoán) cho những môi trường khác nhau (đô thị, thị trấn và nông thôn). Thực hiện kiểm tra throughput để công nhận các cell và ngưỡng dung lượng mạng. Thực hiện các Test nhiều thuê bao và các thuê bao sử dụng đồng thời để công nhận sự hoạt động của mạng trong những hoàn cảnh khác nhau. Kiểm tra các dịch vụ thuê bao khác nhau như dữ liệu, vô tuyến, VoIP, và các ứng dụng khác. Thu thập KIP’s để đánh giá độ trễ của hệ thống, độ sửa lỗi, tốc độ truyền dữ liệu …và thực hiện cùng phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của giải pháp. 3.2.3.3 Sơ đồ chung về mạng của ULAP WiMAX được trình bày trong hình Hình 3.8: Cấu hình mạng chung ULAP Cell của ULAP sẽ được kết nối với điểm chuyển mạch tập mà điểm này sẽ kết thúc tới mạng dữ liệu của nhà khai thác sử dụng backhaul hiện có. Backhaul có thể trên Canopy hoặc trên bất kỳ công nghệ nào được hỗ trợ trên mạng HNPT. Throughput thực tế sẽ phụ thuộc vào dung lượng được phục vụ của ULAP cell. Hình 3.9: Cấu hình mạng 3.2.3.4 Các thành phần hệ thống và thiết bị kiểm tra được yêu cầu 4 sector MotoWi4 Ultra Light 3500Access Point – 1 bộ 1 sector MotoWi4 Ultra Light 3500Access Point – 2 bộ Thiết bị cung cấp điện ULAP – 3 bộ Module thuê bao ULAP MotoWi4 – 20 bộ Thiết bị cấp nguồn module thuê bao – 20 bộ Module backhaul Canopy và cấp nguồn và dữ liệu – 4 bộ Dụng cụ treo cho Canopy Module backhaul – 4 bộ Có ít nhất 1PC demo với Ethernet và dung lượng dữ liệu truyền dung để kiểm tra. P3 với 512M RAM hoặc tương đương Ít nhất 1 cáp PC để chạy Linux Redhat WS 4.0 cho NMS Các loại cáp và chuyển đổi điện CAT5 chuẩn với ổ nối RJ45( chiều dài cáp không quá 100m) cho mỗi ULAP và CPE. Có thêm ít nhất 1 cáp cho mỗi thành phần mạng thêm vào. Bộ chuyển đổi điện có thể chuyển từ ổ cắm tiêu chuẩn Mỹ sang tiêu chuẩn VN nếu cần. Chuyển mạch lớp 3 với các cổng 12 10/100 – 1 bộ Router VN và 100base T/100 base T mạng 2-3 Linksys 8 port routers hoặc có thể tương đương. Các PC có thể chơi các trò chơi giống nhau – 2 bộ 3.2.3.4.1 Phần mềm CNUT phiên bản 4 chạy phần mềm Windows XP với phiên bản Runtime và PERL 5.8 hoặc phiên bản tốt hơn. Hệ thống quản lý thành phần Prizm – 20 bản quyền module thuê bao Hệ thống quản lý và nhận thực băng thông (BAM) bản quyền máy chủ 2.0 Phần mềm chạy ULAP phiên bản 8.0 Phần mềm CPE ngoài trời phiên bản 8.1 Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu phần mềm máy chủ MySQL ( gồm Linux Redhat WS phiên bản 4.0) Công cụ Công cụ nâng cấp CNUT Phần mềm khách hàng/máy chủ WinFTP 3.2.4 Cấu hình thử nghiệm Hình 3.10: Cấu hình thử nghiệm WiMAX di động HNPT 3.2.4.1 Các mô hình thử nghiệm Bao gồm các bài thử nghiệm PING, FTP, duyệt Web Internet, Intranet 3.2.4.1.1 Dịch vụ dữ liệu Hình 3.11 – Thử nghiệm dịch vụ truyền file FTP Hình 3.12– Thử nghiệm dịch vụ duyệt Web intranet Hình 1.3 – Thử nghiệm dịch vụ duyệt Web internet Hình 3.13 – Thử nghiệm dịch vụ duyệt Web internet 3.2.4.1.2 Dịch vụ thoại trên nền IP Dịch vụ VoIP dự kiến thử nghiệm là dịch vụ gọi giữa PC với PC. Mục đích của thử nghiệm là xác định khả năng hỗ trợ QoS của ULAP đối với dịch vụ nhạy cảm với trễ (thời gian thực). Hình 3.14 – Thử nghiệm dịch vụ VOIP PC-to-PC 3.2.4.1.3. Dịch vụ game tương tác Hình 3.15 – Thử nghiệm dịch vụ Game trực tuyến 3.2.4.1.4 Dịch vụ mạng riêng ảo: Hình 3.16: Thử nghiệm dịch vụ mạng riêng ảo VPN 3.2.4.1.5. Dịch vụ cấp phát địa chỉ IP-DHCP Dịch vụ cấp phát địa chỉ IP bao gồm 2 bài thử nghiệm: Thử nghiệm với SM là DHCP Server (sử dụng tính năng built-in của SM) Thử nghiệm với DHCP Server trong mạng HNPT Hình 3.17: SM built-in DHCP Server Hình 3.18: External DHCP Server 3.2.4.1.6. Thử nghiệm VOIP với VOIP Server và Voice Gateway Mục đích của thử nghiệm là kiểm tra khả năng hỗ trợ ứng dụng VOIP client-server và kết nối liên mạng PSTN ở lớp mạng lõi khi sử dụng lớp mạng truy nhập ULAP. Motorola sẽ cung cấp phần mạng access là ULAP, HNPT sẽ cung cấp phần ứng dụng mạng lõi gồm VOIP Server và VOIP Gateway. Hình 3.19: Thử nghiệm VOIP với VOIP server (HNPT) và Voice Gateway (HNPT) 3.2.5 Kết quả thử nghiệm triển khai Wimax di động : Quá trình thử nghiệm Wimax di động vẫn đang được tiến hành. HNPT đã phối hợp với hãng Motorola tiến hành lắp đặt 4 trạm BTS và tiến hành chạy thử với các đối tượng khách hàng khác nhau. HNPT đã phối hợp với viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện, hãng Motorola, hãng Rohde & schawarz (cung cấp máy đo kiểm) tiến hành đo kiểm tra và đánh giá các thử nghiệm . Căn cứ vào các kết quả đo kiểm và thực tế triển khai, có thể đánh giá như sau : Đạt được mục đích ban đầu của thử nghiệm là cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng cho các địa bàn khác nhau trên thành phố Hà Nội. Khảo sát được nhiều thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Nếu với thiết bị truy nhập qua card WiMAX thì sẽ có khoảng cách kết nối từ 1,5 - 2 km trong điều kiện kết nối khi di chuyển với tốc độ 40 km. Với các thiết bị truy nhập như CPI thì có thể kết nối WiMAX tốc độ cao tương đương với chất lượng ADSL ở khoảng cách 1 - 2 km tính từ trạm BTS trong địa hình thành phố. KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu em đã đưa ra cái nhìn tổng quan về các tiêu chuẩn cho Wimax và các công nghệ điều chế. Qua đó thấy được lộ trình phát triển của Wimax trong hướng phát triển tới 4G. Ở đây, chúng ta có thể thấy được một cách tổng quát về công nghệ Wimax di động với những đặc điểm nổi bật của nó so với các công nghệ vô tuyến băng rộng khác. Thấy rõ được lớp vật lý, lớp MAC, những kỹ thuật được sử dụng ở lớp MAC và PHY, kiến trúc mạng Wimax di động. Quá trình giới thiệu một công nghệ mới đầy tính hấp dẫn vào thị trường cũng có khó khăn riêng và nó cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà cung cấp dịch vụ 3G khi mới bắt tay vào triển khai. Đây còn là một bài toán lớn về mặt kinh tế kỹ thuật chưa được giải quyết. Trong khi đó, có được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tập đoàn cung ứng thiết bị viễn thông lớn, Wimax di động càng có lợi thế để phát triển hơn. Sự triển khai Wimax di động ở Việt Nam cũng như ở một vài nước trên thế giới mới chỉ là bước đầu để đưa Wimax di động vào ứng dụng thương mại. Sự thành công của nó như thế nào còn tùy thuộc vào chính sách hỗ trợ của mỗi nước. Hướng nghiên cứu tiếp theo là làm rõ thêm nữa một số kỹ thuật được sử dụng ở lớp MAC để tăng sự hỗ trợ cho khả năng bảo mật trong Wimax di động, mô hình dịch vụ như thế nào. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô, các bạn sinh viên để em hoàn thiện hơn nữa kiến thức cho bản thân, phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu sau này. Một lần nữa em xin cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo và các bạn đã quan tâm giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đề tài. CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT AAA Authentication, authorization and Account Nhận thực, cấp phép và lập tài khoản ADSL Asymmetric Digital Subcriber Line Đường dây thuê bao số bất đối xứng AES-CCM AES-CCM-based authenticated. encryption Thuật toán bảo mật mã hóa nhật thực AMC Adaptive Modulation and Coding Mã hóa và điều chế thích ứng ARPU Average Revenue Per User Chỉ số doanh thu bình quân của một thuê bao/tháng ASN Access Service Network Mạng dịch vụ truy nhập BS Base Station Trạm gốc CCMP Cipher Block Chaining Message Authentication Code Protocol Giao thức CCMP CPS Common Part Sublayer Lớp con phần chung CQI Channel quality indicator Chỉ thị chất lượng kênh CQI Channel quality indicator Một kênh chỉ thị chất lượng kênh CS Convergence Sublayer Lớp con hội tụ CSN Core Service Network Mạng dịch vụ lõi DHCP Dynamic Host Configuration Protocol Giao thức cấu hình Host động DL Downlink Đường xuống DL FUSC Fully Used Sub-Carrier Sóng mang con sử dụng hoàn toàn DL PUSC Partially Used Sub-Carrier Sóng mang con sử dụng một phần DOCSIS Data Over Cable Service Interface Specification Dịch vụ truyền data bằng đường cáp DSL Digital Subcriber Line Kênh thuê bao số EAP Extensible Authentication Protocol Giao thức xác thực mở rộng FBSS Fast Base Station Switching Chuyển mạch trạm gốc nhanh FCH Frame Control Header Tiêu đề điều khiển khung FDMA Frequence Division Mutiplexing Access Đa truy nhập phân chia theo tần số HARQ Hybrid Automatic Retransmission Request Yêu cầu truyền lại tự động kết nối HHO Hard Handoff Handoff cứng HMAC Hashed Message Authentication Code Khóa mã nhận thực bản tin băm IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers Viện các kỹ sư điện và điện tử LOS Line of sight Tầm nhìn thẳng MAI Multi Access Interfearence Nhiễu đa truy xuất MDHO Macro Diversity Handover Handover chuyển giao phân tập vĩ mô MIMO Multiple-input and multiple-output Kỹ thuật sử dụng nhiều ăng-ten phát và nhiều ăng-ten thu để truyền và nhận dữ liệu MS Mobile Station Trạm di động NAP Network Access Provider Nhà cung cấp truy nhập mạng NOSL None-light of sight Không theo tầm nhìn thẳng NRM Network Reference Model Mô hình tham chiếu mạng NSP Network Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ mạng OFDM Orthogonal Frequency Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDMA Orthogonal Frequency Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao PKM Protocal of Key Management Phương thức quản lý khóa QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ QPSK Quadratura Phase Shift Keying Khóa dịch pha cầu phương RTG Receive Transition Gap Khoảng trống chuyển giao đầu thu RUIM Removable User Identity Module Mô đun xác nhận người sử dụng có thể di chuyển được SAP Service Access Point Điểm truy nhập dịch vụ SDU Service Data Unit Đơn vị dữ liệu dịch vụ SFN Single Frequency Network Mạng một tần số SIM Subscriber Identity Module Mô dun xác nhận thuê bao SNMP Simple Network management Giao thức quản lí mạng Protocol đơn giản SOFDMA Scalable Orthogonal Frequency Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao theo tỉ lệ SSCS Specify Services Convergence Sublayer Lớp con hội tụ các dịch vụ riêng TDMA Time Division Multiplexing Access Đa truy nhập phân chia theo thời gian TTG Transmit Transition Gap Khoảng trống chuyển giao đầu phát UL Uplink Đường lên ULAP Ultra Light Access Point Điểm truy cập WAC Wireless Access Controlle Điều khiển truy cập không dây WiMAX Worldwide Interoperability for Microwave Access Khả năng tương tác toàn cầu với truy nhập vi ba TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Applications_for_802[1].16-2004_and_802.16e_WiMAX_networks_final. [2]. Fundamental of WiMax –Understanding Broadband Wireless Networking. Prentice Hall, 2007. [3]. IEEE Standard for Local and Metropolitian Area Networks, IEEE Computer Society and the IEEE Microwave Theory and Techniques Society, Oct 2004. [4]. IEEE Std 802.16e-2005 and IEEE Std 802.16-2004/Cor 1-2005 (Amendment and Corrigendum to IEEE Std 802.16-2004), “IEEE standard for local and metropolitan area networks Part 16: Air Interface for Fixed and Mobile Broadband Wireless Access Systems Amendment 2: Physical and Medium Access Control layers for Combined Fixed and Mobile Operation in Licensed bands and Corrigendum 1”, February 2006 [5]. Mobile Wimax-Part I: A Technical Overview and Performance Evaluation, Wimax Forum, June 2006. [6]. Mobile WiMAX - Part II: Competitive Analysis, WiMAX Forum, February, 2006 [7]. Understanding Wimax and 3G for Portable/ Mobile Broadband Wireless, Technical White Paper, Dec 2004. [8]. Bản phối hợp thử nghiệm công nghệ giữa Motorola và Viễn Thông Hà Nội. [9]. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện Quốc Gia- Dự thảo của bộ thông tin và truyền thông, 2007. [10]. Các bài viết tham khảo trên trang OFDM-giải pháp đa truy cập mới trong thông tin di động – Đỗ Công Hùng Wimax di động – Đỗ Ngọc Anh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBIHONC~1.DOC
  • docBITHUY~1.DOC
  • docBNV~1.DOC
  • docNHIMV~1.DOC
  • docNHNXT~1.DOC
Luận văn liên quan