Khuyến nghị
+ Các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn mà đề tài đã xác định được với
mong muốn được xem như là một tài liệu tham khảo chuyên môn.
+ Do điều kiện cơ sở vật chất không được đầy đủ cũng như trình độ chuyên môn còn
hạn chế nên đề tài chưa nghiên cứu hết các chỉ số thể lực chuyên môn của nam sinh viên
chuyên sâu cầu lông, chúng tôi hy vọng sau này sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu sâu hơn về
trình độ thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông và tiếp tục nghiên cứu
các chỉ số thể lực chuyên môn của nữ sinh viên chuyên sâu cầu lông.
54 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa giáo dục thể chất trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động nhanh, giữa lực cản và tốc độ có mối
tƣơng quan tỷ lệ nghịch.
+ Sức mạnh bộc phát: biểu hiện chỉ số sức mạnh lớn nhất trong một thời gian ngắn
nhất và đƣợc biểu thị bằng công thức:
Trong đó :
I là chỉ số sức mạnh tối đa.
Fmax. là chỉ số sức mạnh tối đa đạt đƣợc trong khi thực hiện động tác.
t max là thời gian đạt đƣợc sức mạnh tối đa đó.
Ngoài ra, để so sánh sức mạnh của những ngƣời có trọng lƣợng cơ thể khác nhau,
ngƣời ta sử dụng khái niệm: sức mạnh tuyệt đối và sức mạnh tƣơng đối. Sức mạnh tƣơng đối
là chỉ số sức mạnh trên một kilôgam trọng lƣợng cơ thể. Còn sức mạnh đạt đƣợc trị số lớn
nhất trong một động tác nào đó gọi là sức mạnh tuyệt đối.
Trang 14
Nhƣ vậy, những ngƣời có trình độ luyện tập nhƣ nhau, song trọng lƣợng cơ thể khác
nhau thì khi trọng lƣợng cơ thể càng lớn sẽ có sức mạnh tuyệt đối càng lớn, nhƣng sức mạnh
tƣơng đối sẽ giảm đi.
1.6 Sức bền
Sức bền là khả năng làm việc trong một thời gian tƣơng đối dài mà không bị giảm sút
cƣờng độ vận động và ý chí. Hay nói một cách khác, sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi
trong một hoạt động với thời gian kéo dài nào đó.
Sự phát triển sức bền phần lớn phụ thuộc vào quá trình sinh học đảm bảo cho việc
hoạt động lâu dài và ổn định của hệ thần kinh đối với các kích thích có cƣờng độ lớn. Ngoài
ra, ý chí cũng là thành phần quan trọng để duy trì cƣờng độ vận động khi mệt mỏi. Do đó cần
kết hợp việc phát triển sức bền với việc rèn luyện ý chí.
1.7 Mềm dẻo
Mềm dẻo là khả năng thực hiện các động tác với biên độ lớn của hệ vận động.
Mềm dẻo đƣợc thể hiện ở trình độ linh hoạt của các khớp, độ đàn hồi của cơ bắp và
dây chằng. Do đó mà ngƣời ta thƣờng đánh giá mềm dẻo theo số đo độ góc hay chiều dài.
Mềm dẻo mang tính chất chuyên biệt và phụ thuộc vào tính chất hoạt động, môi
trƣờng bên ngoài, trạng thái cơ thể, lứa tuổi, giới tính
Có hai loại mềm dẻo:
7. Mềm dẻo tích cực do sự nỗ lực của cơ bắp.
8. Mềm dẻo thụ động do tác động của ngoại lực.
1.8 Khéo léo
Mặc dù chƣa có một tiêu chuẩn đánh giá thống nhất về bản chất của khéo léo, song
trong thực tiễn Giáo Dục Thể Chất, thƣờng ngƣời ta xem tố chất khéo léo
Trang 15
là năng lực tiếp thu nhanh các động tác mới và biến đổi kịp thời, chính xác, linh hoạt các
nhiệm vụ vận động cho phù hợp với các tình huống thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh.
Từ khái niệm trên cho ta thấy, tiêu chuẩn đầu tiên của khéo léo là tính phức tạp của
động tác phối hợp, thứ đến là tính chính xác của động tác trong không gian, thời gian và dùng
lực. Do đó việc phát triển các năng lực phán đoán không gian, thời gian, định hƣớng, năng
lực phối hợp vận động là rất cần thiết.
1.9 Phƣơng pháp phát triển các tố chất thể lực
1.9.1 Phương pháp phát triển sức nhanh: [ 2 - tr 67 ]
a) Phát triển phản ứng vận động:
Ngƣời ta chia phản ứng vận động thành phản ứng vận động đơn giản và phản ứng vận
động phức tạp.
- Phản ứng vận động đơn giản: Là sự đáp lại một tín hiệu đã biết trƣớc nhƣng xuất
hiện một cách bất ngờ bằng những động tác đã định trƣớc. Ví dụ: Phản ứng đối với tiếng
súng phát lệnh, còi, cờ hiệu, tiếng vỗ tay... Phƣơng pháp phổ biến nhất để phát triển phản ứng
vận động đơn giản là phản ứng lặp lại thật nhanh đối với các tín hiệu xuất hiện đột ngột hoặc
đối với sự biến đổi bất ngờ của hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ: Lặp lại nhiều lần xuất phát
thấp trong chạy, thay đổi hƣớng vận động theo tín hiệu, hình thành cảm giác tốc độ. Chẳng
hạn, có thể hình thành cảm giác tốc độ theo một số giai đoạn sau đây:
+ Ngƣời thực tập cố gắng phản ứng lại tín hiệu với tốc độ lớn nhất và thực hiện các
động tác. Sau mỗi lần tập, huấn luyện viên báo thời gian.
Trang 16
+ Thực hiện nhƣ trên, nhƣng ngƣời tập tự đánh giá thời gian. Sau đó huấn luyện viên
báo thời gian thực tế và so sánh. Nhiều lần tập nhƣ vậy sẽ hình thành cảm giác tốc độ chính
xác.
+ Chạy với tốc độ định trƣớc.
Phản ứng vận động, đặc biệt là cảm giác tốc độ có ý nghĩa quan trọng đối với các môn
thể thao tốc độ. Ví dụ: Ngƣời có trình độ tập luyện phản ứng đạt tới 0,05 - 0,07 giày, ngƣời
chƣa tập luyện phản ứng chỉ đạt 2/10 - 3/10 giây.
Trong nhà trƣờng phổ thông, việc sử dụng rộng rãi các trò chơi vận động, các môn
bóng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng các khả năng phản ứng vận động.
- Phản ứng vận động phức tạp: Là loại phản ứng đối với vật di động hoặc lựa chọn.
+ Phản ứng đối các vật di động thƣờng gặp trong các môn bóng và các môn đối kháng
cá nhân. Trong trƣờng hợp này đòi hỏi vận động viên phải nhận biết đối tƣợng nhanh, đánh
giá nhanh phƣơng hƣớng và tốc độ của vật di động, chọn kế hoạch hành động, thực hiện kế
hoạch đó với thời gian ngắn nhất. Phƣơng pháp phổ biến là:
Tăng tốc độ di chuyển của đối tƣợng.
Tăng sự đột ngột của đối tƣợng.
Rút ngắn cự li.
Thu hẹp hình dạng đối tƣợng.
Những trò chơi với bóng rất bổ ích cho sự phát triển phản ứng loại này.
+ Phản ứng lựa chọn gắn liền với việc phải chọn một hành động cần thiết trong số các
hành động có thể xảy ra để đáp lại một cách thích hợp với sự thay đổi của tình huống. Trong
bóng đá, bóng chuyền, quyền anh...... những ví dụ nhƣ vậy rất nhiều. Phƣơng pháp phổ biến
là:
Bảo đảm nguyên tắc là từ đơn giản đến phức tạp.
Tăng dần mức độ phức tạp của tình huống có thể xảy ra.
Trang 17
Phát triển khả năng phán đoán hành động của đối phƣơng. Các loại trò chơi vận động,
trò chơi linh hoạt, các môn bóng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển phản ứng lựa chọn.
b) Phát triển sức nhanh của động tác:
- Yêu cầu chủ yếu ở đây là thực hiện nhanh nhất một động tác riêng lẻ nào đó trong
một hành động hoàn chỉnh, phức tạp.
Ví dụ: Gập nhanh cổ tay trong toàn bộ hành động giậm nhảy, đập cầu, kết thúc. Tốc
độ tối đa mà con ngƣời có thể đạt đƣợc trong một động tác nào đó không chỉ phụ thuộc vào
sự phát triển sức nhanh nói chung, mà còn phụ thuộc vào một số tố khác nữa nhƣ sức mạnh
của cơ bắp, mềm dẻo, khả năng tiếp thu kĩ thuật... Do đó việc giáo dục sức nhanh động tác
cần kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục các tố chất khác và với việc hoàn thiện kĩ thuật.
- Phƣơng tiện để phát triển sức nhanh động tác:
Để phát triển sức nhanh động tác, ngƣời ta sử dụng các bài tập có thể thực hiện với
tốc độ tôi đa, yêu cầu chung ở đây là:
+ Kĩ thuật sao cho có thể thực hiện với tốc độ giới hạn, tức là phải nắm vững kĩ thuật,
kĩ thuật phải đơn giản và thƣờng sử dụng các bài tập không có chu kì.
+ Ngƣời học cần nắm vững các bài tập tốc độ để khi thực hiện thì nỗ lực ý chí chủ yếu
không phải tập trung vào cách thực hiện mà vào tốc độ động tác.
+ Cự li phải đảm bảo sao cho đến cuối lúc thực hiện động tác, tốc độ không bị giảm
do mệt mỏi. Ví dụ: Vận động viên cao cấp cũng không quá 20 - 22 giây (200m).
+ Phát triển sức mạnh - tốc độ, mạnh - bộc phát.
- Phƣơng pháp:
Phƣơng pháp chủ yếu ở đây là lặp lại, lặp lại tăng tiến, biến đổi... Các phƣơng pháp
trên phải tuân theo một xu hƣớng cơ bản là cố gắng vƣợt tốc độ lớn nhất của bản
Trang 18
thân trong các buổi tập. Cần lựa chọn cự li sao cho tốc độ di chuyển không bị giảm đi vào
cuối lần tập. Ví dụ cự không vƣợt quá 200m, thƣờng sử dụng các bài tập chạy 30 - 50 - 60 m
tốc độ cao. Quãng nghỉ giữa các lần tập cần đủ để có thể hồi phục tƣơng đối hoàn toàn, nợ
ôxi đƣợc thanh toán. Nhƣng nếu căn cứ vào tốc độ hồi phục của hệ thực vật thì quãng nghỉ
tƣơng đối dài, chẳng hạn 8 - 12 phút sau mỗi bài tập tốc độ cao. Trong khi đó tốc độ hồi phục
hƣng phấn thần kinh rất nhanh. Để giải quyết mâu thẩn này, giữa các quãng nghỉ cần nghỉ
ngơi tích cực để duy trì hƣng phấn thần kinh. Phƣơng tiện nghỉ ngơi tích cực thƣờng là các
bài tập có cƣờng độ thấp nhƣng đòi hỏi nhiều nhóm cơ cùng tham gia hoạt động, nhờ đó các
xung động thần kinh hƣớng tâm nhận lƣợng vận động tốc độ duy trì đƣợc khả năng hƣng
phấn cao.
Mặt khác, mâu thuẫn trên có thể đƣợc giải quyết nhờ tốc độ hồi phục các chức năng
thực vật diễn ra không đồng đều: một phần ba thời gian đầu của thời kì hồi phục thì một số
chức năng đã hồi phục đƣợc 70%, một phần ba thời gian tiếp theo hồi phục đƣợc 25%, một
phần ba thời gian còn lại 5%. Nhƣ vậy trên thực tế, nếu quá trình hồi phục là 12 phút thì ở
phút thứ 8 đã hồi phục đƣợc 95%, nên có thể tiến hành đƣợc lần tiếp theo. Còn nếu quá trình
hồi phục là 9 phút thì ở phút thứ 6 đã có thể tiến hành lần tiếp theo. Vận động viên cấp cao,
nghỉ giữa quãng 1/2 thời gian đã có thể tập tiếp.
c) Phát triển tần số động tác:
- Tần số động tác tiêu biểu cho các hoạt động có chu kì. Thông thƣờng, tần số tay lớn
hơn chân, tần số động tác tứ chi lớn hơn mình.
- Phƣơng tiện để phát triển tần số động tác: Để phát triển tần số động tác, ngƣời ta sử
dụng các bài tập phát huy đƣợc tốc độ tối đa, thực hiện các bài tập có chu kì nhƣ chạy xuống
dốc, chạy có lực kéo cơ học hoặc chạy theo nhịp, bàn trƣợt quay, kích thích tăng tần số nhờ
tín hiệu ...
Trang 19
- Phƣơng pháp:
Chủ yếu vẫn là phƣơng pháp lặp lại, tăng tiến và biến đổi. Cự li cần lựa chọn sao cho
tốc độ không bị giảm đi vào giai đoạn cuối. Ví dụ: 30 - 60 m. Nghỉ ngơi tích cực để hồi phục
tƣơng đối hoàn toàn (1 phút - 2 phút).
Những điều cần chú ý: Trong quá trình huấn luyện tốc độ, thƣờng sử dụng phƣơng
pháp tập lặp lại. Song nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến hiện tƣợng "hàng rào tốc độ", thực chất
đây là đỉnh của kĩ xảo tốc độ.
Biện pháp phòng ngừa: Tập lặp lại kết hợp với tập biến đổi, tăng tiến. Đối với trẻ em
không nên chuyên sâu quá sớm mà phải tập toàn diện, sử dụng phƣơng pháp trò chơi, phƣơng
pháp thi đấu, tập sức mạnh. Đối với vận động viên cấp cao, cần giảm tỉ lệ các bài tập thi đấu
trong huấn luyện, tăng các bài tập về bổ trợ kĩ thuật và thể lực. Khi hiện tƣợng "hàng rào tốc
độ" đã xảy ra, cần nhanh chóng sử dụng các biện pháp khắc phục sau đây:
+ Dập tắt định hình động lực trên vỏ não, cho phép ngừng tập các bài tập tốc độ một
thời gian thích hợp. Trong thời gian nghỉ không tập tốc độ, cần tập các bài tập bổ trợ kĩ thuật
và các tố chất vận động có liên quan, đặc biệt là sức mạnh - tốc độ, mạnh - bộc phát.
+ Tạo điều kiện để hình thành tần số động tác cao hơn, ví dụ: chạy với ngƣời có tốc
độ nhanh hơn, chạy xuống dốc, tập các bài tập có lực kéo.
+ Thay đổi cấu trúc, điều kiện và phƣơng pháp tập luyện khác (phƣơng pháp phá đỉnh
của kĩ xảo).
1.9.2 Phương pháp phát triển sức manh:
Sức mạnh của con ngƣời trong hoạt động TDTT phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau:
9. Cấu trúc của cơ (thiết diện sinh lí của cơ).
Trang 20
10.Nguồn năng lƣợng yếm khí.
1l. Quá trình điều hòa thần kinh - cơ.
Về cơ chế điều hòa thần kinh - cơ có hai trƣờng hợp tùy thuộc vào cƣờng độ kích
thích (trọng lƣợng). Khi cƣờng độ kích thích nhỏ, các sợi cơ làm việc theo chế độ luân phiên,
tức là số lần lặp lại tăng lên thì số lƣợng các sợi cơ tham gia luân phiên hoạt động cũng tăng
lên. Nếu cƣờng độ kích thích lớn thì cùng một lúc huy động rất nhiều sợi cơ tham gia hoạt
động.
Dựa trên cơ sở khoa học vừa nêu trên mà chúng ta định hƣớng cho việc hình thành
các phƣơng pháp tập luyện sức mạnh sau đây:
a. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chung trong quá trình giáo dục sức mạnh là phát triển toàn diện các loại sức
mạnh nhằm phát huy cao độ và hợp lí sức mạnh trong các hình thức hoạt động khác nhau và
đặt cơ sở cho huấn luyện chuyên môn.
b. Phƣơng pháp để phát triển sức mạnh:
12. Sử dụng các bài tập với sức đối kháng lớn ở bên ngoài nhƣ tạ, sức đối kháng của
ngƣời cùng tập, vật đàn hồi, bao cát...
13. Bài tập khắc phục trọng lƣợng của bản thân: nhảy lò cò, chống đẩy, kéo xà đơn,
ke bụng...
c. Phƣơng pháp:
14. Cách xác định đối kháng: Trọng lƣợng hay lực đối kháng tối đa là trọng lƣợng mà
vận động viên có thể khắc phục đƣợc một lần trong trạng thái không quá hƣng phấn, nếu 2
đến 3 lần là gần tối đa, từ 4 - 7 lần là lớn, từ 8 - 12 lần là trung bình, từ 13-20 lần là nhỏ ...
15. Huấn luyện sức mạnh thƣờng sử dụng các bài tập tăng thêm trọng lƣợng. Các
nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng vận động sức mạnh bao gồm: trọng lƣợng (cƣờng độ), số lần
lặp lại, nhóm bài tập lặp lại và nghỉ giữa quãng.
Trang 21
16. Yêu cầu khi tập luyện: Phải xuất phát từ nhiệm vụ huấn luyện, sắp xếp lƣợng vận
động hợp lí, sử dụng phƣơng pháp một cách khoa học cho từng đối tƣợng cụ thể.
Phương pháp gắng sức tối đa
Tập với cƣờng độ 90 - 95% sức tối đa. Thời gian nghỉ cần đầy đủ (khoảng 3-5 phút)
để hồi phục. Đây là phƣơng tập luyện của những ngƣời có trình độ huấn luyện. Phƣơng pháp
này nhằm động viên một cách lớn nhất bộ máy thần kinh - cơ tham gia vận động và tăng
nhanh sự phát triển của cơ bắp. Nhƣng khi tập lại rất căng thẳng về tâm - sinh lí, gây khó
khăn cho việc hoàn thiện kĩ thuật động tác, dễ chấn thƣơng, chỉ nên tập 1 - 2 lần/tuần. Trƣớc
khi tập cần khởi động thật kĩ.
Phương pháp gắng sức gan tối đa
Đặc điểm của phƣơng pháp này là sử dụng trọng lƣợng chƣa đến giới hạn với số lần
lặp lại giới hạn. Thời gian nghỉ cần đầy đủ (khoảng 3-5 phút) để hồi phục. Xu hƣớng hiện đại
là tập với trọng lƣợng (4-7 lần) với số lần lặp lại tối đa. Ngƣời mới tập trọng lƣợng trung bình
hoặc nhỏ, lặp lại tối đa, nhịp trung bình.
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là ở chổ nó tạo điều kiện để tiếp thu kĩ thuật động tác,
tăng nhanh hình thái cơ (cơ to ra), ngăn ngừa chấn thƣơng, phù hợp với ngƣời mới tập, có lợi
cho sức khỏe hơn phƣơng pháp trƣớc. Nhƣng cũng bị hạn chế là công sức phải bỏ ra nhiều.
Chính lần lặp lại cuối cùng có giá trị nhất lại phải thực hiện trong khi tính hƣng phấn của thần
kinh trung ƣơng bị mệt mỏi, thiếu tỉnh táo gây khó khăn cho việc thành lập phản xạ có điều
kiện. d. Một số điều kiện để thực hiện có hiệu quả các bài tập sức mạnh:
17. Phải điều hòa hô hấp hợp lí.
18. Chọn tƣ thế thực hiện động tác mà ở đó sức mạnh đƣợc phát huy lớn nhất.
19. Cần sắp xếp buổi tập sao cho việc phát triển sức mạnh ở vào thời gian đầu giờ, tức
là lúc thần kinh ở vào trạng thái hƣng phấn cao.
Trang 22
e. Giới thiệu một số phƣơng pháp cụ thể:
- Tập sức mạnh tuyệt đối: Trong giai đoạn huấn luyện cơ sở - trọng lƣợng tập khoảng
40%, sau đó tăng dần lên 60 - 70% sức tối đa của bản thân. Lặp lại 8 - 12 lần. Nhóm bài tập
theo nguyên tắc không làm giảm số lần lặp lại. Nghỉ giữa quãng 3 phút - 5 phút. Đối với vận
động viên có trình độ trọng lƣợng đạt 80 - 90%, tập 1-2 lần/tuần.
- Tập sức mạnh tƣơng đối: Một mặt nâng cao sức mạnh tuyệt đối, mặt khác cần khống
chế trọng lƣợng cơ thể. Tập với trọng lƣợng lớn số lần lặp lại trung bình.
- Tập sức mạnh tốc độ: Sử dụng trong lƣợng nhỏ, yêu cầu tốc độ nhanh, liên tục.
- Mạnh - bền: Trọng lƣợng nhỏ, lặp lại nhiều lần đến giới hạn.
1.9.3 Phương pháp phát triển sức bền:
Các nhân tố cấu thành phƣơng pháp huấn luyện sức bền bao gồm số lƣợng và cƣờng
độ bài tập , số lần lặp lại, thời gian nghỉ và tính chất nghỉ , đặc điểm cá nhân về sinh học và
tâm lý.
a. Phát triển sức bền chung:
- Nguyên tắc chung là nâng cao khả năng ƣa khí của cơ thể, tức là nâng cao mức hấp
thụ ôxi tối đa, di trì khả năng đó trong thời gian dài, làm cho các quá trình hô hấp, tuần hoàn
nhanh chóng bƣớc vào hoạt động với hiệu suất cao nhất.
- Phƣơng tiện: Những bài tập có hiệu quả nhất là những bài tập có nhiều nhóm cơ
tham gia. Tốt nhất là tập trong các điều kiện tự nhiên, ở những nơi giàu ôxi (rừng, cánh đồng,
bãi biển)... Các bài tập phải đƣợc thực hiện với tốc độ gần mức giới hạn. Nhịp tim khoảng
150 lần/phút, thời gian tập 30 phút trở lên.
- Phƣơng pháp tập luyện đồng đều, liên tục, lặp lại và biến đổi là những phƣơng pháp
chủ yếu để nâng cao khả năng ƣa khí của cơ thể.
Trang 23
Các ví dụ sau đây nhằm giới thiệu một vài phƣơng pháp cụ thể:
+ Phƣơng pháp tập luyện đồng đều:
Tốc độ duy trì đều nhằm làm cho tim, phổi hoạt động nhịp nhàng. Tốc độ ở mức gần
giới hạn (nhƣng cũng không đƣợc quá nhỏ), 75 - 85% cƣờng độ tối đa. Cự li đối với vận động
viên cấp cao chạy l000m/ 5 - 7 phút. Cần duy trì cự li trong thời gian tối thiểu 10 - 12 phút.
Chỉ có vận động viên cấp Quốc tế mới có thể đạt đƣợc 1 - 1.5 giờ. Số lần lặp lại tùy theo trình
độ tập luyện, thƣờng là 1 lần/ buổi từ 2000 m - 3000 m.
+ Phƣơng pháp giãn cách - biến tốc:
Cƣờng độ bằng 75 - 85% cƣờng độ tối đa đủ tạo đƣợc mạch đập 130 - 180 lần/phút.
Cự li: 1 - 1 phút 30" tƣơng đƣơng 400 - 600m. Chỉ có ở cự li nhƣ vậy thì hoạt động mới diễn
ra trong điều kiện nợ dƣỡng và mức hấp thụ ôxi sẽ đạt tối đa khi nghỉ. Quãng nghỉ ngắn:
thông thƣờng từ 1 - 3 phút, không đƣợc vƣợt quá 3 - 4 phút. Nếu quá mao mạch sẽ co lại,
mức hấp thụ ôxi sẽ giảm xuống. Đặc điểm nghỉ ngơi: nghỉ tích cực tránh thụ động hoàn toàn.
Số lần lặp lại đƣợc xác định theo trình độ tập luyện, có thể tổ chức theo nhóm bài tập, giữa
các nhóm nghỉ tích cực 1-15 phút.
b. Phát triển sức bền chuyên môn:
- Nguyên tắc chung là nâng cao khả năng yếm khí (khả năng huy động nguồn năng
lƣợng dự trữ) của cơ thể. Cụ thể là:
- Nâng cao cơ chế phốt - pho creatin (cơ chế giải phóng năng lƣợng từ phốt pho
creatin):
- Các bài nhằm hoàn thiện cơ chế này có đặc điểm cự li ngắn, quãng nghỉ ngắn và mật
độ lớn.
Trang 24
+ Cƣờng độ (cự li) hoạt động gần mức giới hạn: 90 - 95%. Sử dụng tốc độ nhƣ vậy
tránh đƣợc " hàng rào tốc độ" và kiểm tra đƣợc kĩ thuật chạy, tốc độ chạy và hình thành cảm
giác tốc độ.
+ Thời gian mỗi lần hoạt động cần tính toán sao cho xấp xỉ từ 3 - 8 giây (chạy khoảng
20 - 80m, bơi từ 8 - 20m...). Nếu quá sẽ chuyển qua cơ chế gluco phân, bởi vì lƣợng dự trữ
phốt pho creatin trong cơ rất ít, thời gian phân hủy hợp chất này chỉ diễn ra trong vài ba giây
sau khi bắt đầu vận động.
+ Khoảng cách nghỉ ngơi từ 2 - 3 phút mỗi lần tập. Tốt nhất là chia khối lƣợng vận
động trong buổi tập thành các nhóm tập, mỗi nhóm tập lặp lại 4 - 5 lần, thời gian nghỉ giữa
các nhóm có thể kéo dài từ 7 - 10 phút.
+ Số lần lặp lại đƣợc xác định theo trình độ tập luyện. Cần nghỉ ngơi tích cực giữa các
nhóm bài tập để duy trì hƣng phấn thần kinh.
- Hoàn thiện cơ chế gluco phân:
Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ chế gluco phân có đặc điểm cự li dài, cƣờng độ lớn.
Cụ thể nhƣ sau:
+ Cƣờng độ vận động đƣợc xác định theo cự li đƣợc lựa chọn để tập. Tốc độ xấp xỉ
tốc độ giới hạn (90 - 95%).
+ Thời gian (cự li) một lần vận động thƣờng biến đổi theo khoảng 20 giây đến 2 phút
(chạy 200 - 600m, bơi từ 50 - 200m...).
+ Khoảng cách nghỉ ngơi theo hình thức giảm dần, vì nồng độ a-xít lắc tíc trong máu
không tăng ngay sau khi kết thúc lần tập mà xuất hiện dần dần. Ví dụ: giữa lần lặp lại thứ
nhất và thứ 2: nghỉ 5 - 6 phút, giữa lần 2 và 3: nghỉ 3 - 4 phút, giữa lần 3 và 4: nghỉ 2 - 3
phút... Trong thời gian nghỉ giữa quãng không cần phải đƣa vào các hoạt động khác, chỉ cần
tránh trạng thái hoàn toàn tĩnh.
Trang 25
- Số lần lặp lại thực hiện theo nhóm bài tập (thƣờng từ 2 - 3 nhóm/ buổi, vận động
viên có trình độ 4 - 6 nhóm/ buổi), mỗi nhóm 3 - 4 lần lặp lại, thời gian nghỉ giữa các nhóm
khoảng 15 - 20 phút để thanh toán nợ ôxi.
Trang 26
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ƢA KHÍ VÀ
YẾM KHÍ CỦA CƠ THỂ
TÍNH CHẤT
HOẠT ĐỘNG
KHẢ NĂNG
ƢA KHÍ
KHẢ NĂNG YẾM KHÍ
CƠ CHẾ
PHỐT PHO
CREATIN
CƠ CHẾ
GLUCO PHÂN
CƢỜNG ĐỘ
HOẠT ĐỘNG
Đạt 75 - 85%
mức tối đa
Đạt 95% mức
tối đa
Đạt 90 - 95%
mức tối đa
THỜI GIAN
KÉO DÀI CỦA
MỖI LOẠI
LƢỢNG VẬN
ĐỘNG
Từ 1 - 1,5 phút
Từ 3 - 8 giây
Từ 20 giây - 2 phút
NGHỈ GIỮA QUÃNG
Dƣới 3-4phút (tốt
nhất từ 45 giây -
90 giây)
2-3phút giữa các lần
lặp lai, 7-10 phút
giữa các nhóm lặp lại
(mỗi nhóm lặp 4-5lần)
Giảm dần (giữa lần 1
và2: nghỉ 5 - 6 phút;
giữa lần 2 và 3: nghỉ 3-
4phút; giữa lần 3 và 4:
nghỉ 2 - 3 phút)
SỐ LẦN LẶP
LẠI
Đƣợc xác định theo trình độ tập luyện (theo thời
điểm xuất hiện mệt mỏi)
Trang 27
1.9.4 Phương pháp phát triển mềm dẻo:
Nguyên tắc chỉ đạo chung là không nên phát triển mềm dẻo tới nức giới hạn, mà chỉ
phát triển tới mức đủ để đảm bảo cho việc thực hiện thuận lợi các động tác. Thông thƣờng
phải cao hơn mức dự trữ mềm dẻo một ít. Tính linh hoạt của các khớp, cột sống, khớp chậu,
đùi, vai giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát triển mềm dẻo.
Để phát triển tố chất mềm dẻo, ngƣời ta sử dụng các bài tập có biên độ lớn nhằm kéo
giãn các cơ và dây chằng. Các bài tập này chia thành hai nhóm: các bài tập tích cực và các bài
tập bị động (tiêu cực). Các bài tập tích cực đƣợc phân biệt theo tính chất thực hiện: các bài
tập "nhún", "lăng", các bài tập cố định, các bài tập với vật nặng hoặc không có vật nặng...
Trong các bài tập bị động (tiêu cực), tƣ thế duy trì đƣợc là nhờ tác động của ngoại lực.
Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, các chỉ số mềm dẻo đạt đƣợc sau các bài tập tích
cực sẽ duy trì lâu hơn sau các bài tập bị động. Cần lƣu ý rằng, khả năng kéo giãn của cơ bắp
và dây chằng tƣơng đối nhỏ. Nếu gắng sức kéo dài chúng quá mức trong một động tác nào đó
thì hiệu quả sẽ tăng lên không đáng kể. Các bài tập mềm dẻo tốt nhất nên tập thƣờng xuyên
hàng ngày hoặc tốt hơn cả là ngày tập hai lần. Trong mỗi giờ học thể dục, các bài tập mềm
dẻo chủ yếu đƣợc sắp xếp vào cuối phần cơ bản. Ngoài ra có thể đƣa vào phần khởi động,
vào giữa các bài tập sức mạnh và tốc độ. Trƣớc khi tập mềm dẻo cần khởi động kĩ. Khi kéo
giãn các cơ có cảm giác đau thì phải dừng tập.
1.9.5 Phương pháp phát triển khéo léo:
Để phát triển khéo léo, ta có thể sử dụng bất kì loại bài tập nào với điều kiện là trong
các loại bài tập đó phải có các thành phần mới, đòi hỏi sự phối hợp vận động.
Trang 28
Việc tiếp thu các động tác mới đa dạng sẽ làm phong phú thêm vốn kĩ năng và kĩ xảo
vận động.
Tăng độ khó của các bài tập phối hợp nhƣ yêu cầu cao về độ chính xác vận động, biến
đổi linh hoạt cho phù hợp với những thay đổi đột ngột của tình huống xung quanh.
Phát triển năng lực phối hợp vận động bằng cách hoàn thiện cảm giác không gian,
thời gian, khả năng giữ thăng bằng, khả năng luân phiên hợp lí giữa căng thẳng và thả lỏng
cơ bắp...
1.10 Một số công trình NCKH về cầu lông ở Việt Nam
Do trình độ còn hạn chế nên chúng tôi chƣa đủ điều kiện tìm hiểu sâu về các công
trình nghiên cứu khoa học về Cầu Lông. Qua tham khảo, chúng tôi chỉ tìm đƣợc một số công
trình nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu thực trạng và sự phát triển các tố chất thể lực và hình thái của học sinh
khôi 11 trường trung học phổ thông Krông - bông sau một năm tập luyện của Đặng Vĩnh
Thạnh do PGS.TS Nguyễn Thiệt Tình hƣớng dẫn
2. Bước đầu nghiên cứu hệ thống test đánh giá trình độ thể lực của vận động viên
nam tuyển trẻ quốc gia lứa tuổi 15 - 18 sau một năm tập luyện của Phạm Minh Toàn do Th.S
Phạm Phú Vinh hƣớng dẫn.
3. Bước đầu nghiên cứu hiệu quả sử dụng kỹ thuật đập cầu từ xa và kỹ thuật đập cần
trên lưới của vận động viên nam trong quá trình thi đấu giải cầu lông toàn quốc năm 1999
của Hà Thị Kim Thoa do Th.S Phạm Phú Vinh hƣớng dẫn
4. Nghiên cứu đánh giá sự phát triển về hình thái và tố chất thể lực của vận động viên
trẻ lứa tuổi 10 - 12 của tỉnh Quảng Ngãi năm 2002 - 2004 của Trần Minh Thức do T.S
Nguyễn Tiên Tiến hƣớng dẫn
5. Bước đầu nghiên cứu trình độ thể lực của vận động viên Năng khiếu cầu lông
Trang 29
lứa tuổi 12 - 13 của tỉnh Đồng Nai sau một năm tập luyện của Nguyễn Xuân Bình do T.S
Nguyễn Tiên Tiến hƣớng dẫn
6. Bước đầu đánh giá trình độ thể lực của vận động viên nam tỉnh Đồng Tháp sau một
năm tập luyện của Phạm Đặng Khoa do Th.S Nguyễn Thị Mùi hƣớng dẫn.
7. Bước đầu nghiên cứu lựa chọn hệ thống test tuyển chọn nam vận động viên Năng
khiếu cầu lông lứa tuổi 12 - 13 của quận Tân Bình - TP.HCM sau hai năm tập luyện của
Nguyễn Thế Lƣỡng do Th.S Nguyễn Thị Mùi hƣớng dẫn.
Tuy nhiên, các đề tài trên chủ yếu nhằm đánh giá thể lực và tuyển chọn vận động viên
cầu lông với đối tƣợng chủ yếu là các em học sinh trƣờng trung học phổ thông, chƣa phù hợp
với đối tƣợng mà chúng tôi đang nghiên cứu. Và ở trƣờng Đại học Sƣ Phạm Tp.HCM thì
chƣa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này.
Trang 30
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phƣơng pháp
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng
các phƣơng pháp sau đây: [10 - tr 83 ]
a. Phương pháp tham khảo tài liệu:
Đây là phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu
khoa học, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm để phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết các
nhiệm vụ của đề tài, cũng nhƣ cho việc phân tích kết quả nghiên cứu. Phƣơng pháp này còn
giúp cho đề tài hình thành cơ sở lý luận về cách đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho
nam sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa Giáo Dục Thể Chất trƣờng Đại Học Sƣ Phạm
TPHCM. Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan sẽ đƣợc chọn lọc, phân tích, để
sử dụng và phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
b. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu:
Là phƣơng pháp sử dụng trong quá trình điều tra thực trạng việc sử dụng các phƣơng
tiện, phƣơng pháp đánh giá trình độ thể lực chuyên môn trong quá trình giảng dạy tại khoa
Giáo Dục Thể Chất trƣờng Đại Học Sƣ Phạm nói chung và ở môn cầu lông nói riêng. Đồng
thời thông qua hình thức phỏng vấn bằng phiếu này để có thêm cơ sở thực tiễn cho việc lực
chọn các Test nghiên cứu ứng dụng trong quá trình nghiên cứu. Đối tƣợng phỏng vấn là các
giáo viên chuyên sâu cầu lông trong trƣờng Đại Học Sƣ Phạm, các Huấn luyện viên ở các câu
lạc bộ trong TPHCM.
Trang 31
c. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Là phƣơng pháp nghiên cứu nhờ hệ thống các bài tập hoặc Test đƣợc thực tiễn thừa
nhận và đƣợc tiêu chuẩn hóa về nội dung, hình thức và điều kiện thực hiện nhằm đánh giá
những năng lực khác nhau của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa Giáo Dục Thể Chất
trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TPHCM.
Hệ thống Test đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm mục đích xác định những chỉ số thể
lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông đã đƣợc lựa chọn thông qua phiếu
phỏng vấn với hơn 50% số ngƣời đƣợc phỏng vấn lựa chọn, các Test đƣợc kiểm tra độ tin cậy
với phƣơng pháp Retest và có kết quả | r | > 0.8
+ Cách thức kiểm tra:
• Chống đẩy tối đa trong vòng 30s:
- Mục đích: kiểm tra sức mạnh của cơ chi trên.
- Phƣơng pháp kiểm tra: nghiệm thể nằm sấp xuống sàn nhà. Chống hai tay xuống
đất, khoảng cách rộng bằng vai. Hai chân chống lên bằng hai mũi bàn chân trƣớc. Khi có hiệu
lệnh "bắt đầu" nghiệm thể sẽ chống đẩy cơ thể mình lên xuống với tốc độ nhanh nhất có thể
trong vòng 30s. Chú ý khi thực hiện động tác lƣng phải thẳng, bụng hom lại, ép ngƣời gần
nhƣ song song với mặt đất. Kết thúc 30s thì ngƣời kiểm tra sẽ hô "thôi" và nghiệm thể dừng
lại.
- Cách tính thành tích: là một lần chống đẩy cơ thể lên xuống tính là 1.
- Dụng cụ kiểm tra: sân, còi, đồng hồ bấm giây.
• Gập thăn tối đa trong vòng 30s:
- Mục đích: kiểm tra sức mạnh của cơ lƣng.
- Phƣơng pháp kiểm tra: nghiệm thể nằm ngửa xuống sàn nhà. Hai tay và hai chân
duỗi thẳng một cách tự nhiên. Khi có hiệu lệnh "bắt đầu" nghiệm thể sẽ co ngƣời đồng thời
gập thân lại sao cho mũi hai bàn tay chạm vào mũi bàn chân. Thực hiện với tốc độ nhanh
nhất có thể trong vòng 30s. Chú ý khi thực hiện động tác tay
Trang 32
và chân phải thẳng, không co gối. Kết thúc 30s thì ngƣời kiểm tra sẽ hô "thôi" và nghiệm thể
dừng lại, nằm thả lỏng.
- Cách tính thành tích: là một lần gập thân lên, hạ xuống tính là 1.
- Dụng cụ kiểm tra: sân, còi, đồng hồ bấm giây.
• Nhảy bật bục trong vòng 30s:
- Mục đích: kiểm tra sức mạnh của cơ chi dƣới.
- Phƣơng pháp kiểm tra: nghiệm thể đứng thẳng ngƣời, một chân trụ một chân đặt trên
ghế. Khi có hiệu lệnh "bắt đầu" nghiệm thể sẽ bật nhảy đổi chân luân phiên với tốc độ nhanh
nhất trong vòng 30s lên trên một bục cao khoảng 35cm. Chú ý khi thực hiện động tác lƣng
phải thẳng, bụng hom lại, khi lên gối phải duỗi thẳng, khi xuống tiếp đất bằng mũi bàn chân.
Kết thúc 30s thì ngƣời kiểm tra sẽ hô "thôi" và nghiệm thể dừng lại, đi bộ thả lỏng.
- Cách tính thành tích: là một lần nhảy và tiếp đất lên xuống tính là 1.
- Dụng cụ kiểm tra: sân, bục, còi, đồng hồ bấm giây.
• Nhảy dây trong vòng 30s:
- Mục đích: kiểm tra sức bền.
- Phƣơng pháp kiểm tra: nghiệm thể đứng thẳng ngƣời, hai bàn chân khép sát nhau.
Hai tay cầm dây, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh "bắt đầu" nghiệm thể sẽ bật nhảy qua dây
với tốc độ nhanh nhất trong vòng 30s. Chú ý khi thực hiện động tác lƣng phải thẳng, bụng
hom lại, khi nhảy lên gối phải duỗi thẳng, khi xuống tiếp đất bằng mũi bàn chân. Kết thúc 30s
thì ngƣời kiểm tra sẽ hô "thôi" và nghiệm thể dừng lại, đi bộ thả lỏng.
- Cách tính thành tích: là một lần nhảy và tiếp đất lên xuống tính là 1.
- Dụng cụ kiểm tra: sân, dây nhảy thể thao, còi, đồng hồ bấm giây.
Trang 33
• Di chuyển ngang sân nhặt cầu trong vòng 30s:
- Mục đích: kiểm tra sức nhanh.
- Phƣơng pháp kiểm tra: đặt hai quả cầu sát hai đƣờng biên dọc của sân đơn cầu lông.
Nghiệm thể đứng ở tƣ thế chuẩn bị trung bình tại vị trí giữa trung tâm của sân (Tƣ thê chuẩn
bị trung bình hai chân đứng rộng bằng hai vai, chân cùng phía với tay cầm vợt bƣớc lên trƣớc
một nửa bàn chân, hai gối khụyu xuống tự nhiên, bụng hom mắt nhìn thẳng về trƣớc. Hai tay
co lên một cách tự nhiên). Khi có hiệu lệnh "bắt đầu" nghiệm thể di chuyển qua bên phải nhặt
cầu, sau đó trở về vị trí trung tâm tiếp tục di chuyển qua bên trái nhặt và đồng thời đổi cầu, lại
quay về vị trí trung tâm và di chuyển về phía bên phải đặt cầu xuống. Kết thúc động tác lại
tiếp tục thực hiện chu kỳ lần hai bắt đầu bằng việc di chuyển qua bên trái. Chú ý phải di
chuyển theo bộ di chuyển trong môn cầu lông không đƣợc chạy (Bộ di chuyển đa bƣớc là khi
di chuyển về phía phải thì chân trái bƣớc qua trƣớc tiếp theo đến chân phải, còn di chuyển
bên trái thì chân trái bƣớc đệm một bƣớc rồi bƣớc chân phải qua). Khi di chuyển thì thân
ngƣời hạ thấp trọng tâm, lƣng cong, bụng hom lại một cách tự nhiên. Thực hiện động tác với
tốc độ nhanh nhất có thể. Kết thúc 30s thì ngƣời kiểm tra sẽ hô "thôi" và nghiệm thể dừng lại,
đi bộ thả lỏng.
- Cách tính thành tích: là một lần di chuyển nhặt cầu và đặt cầu về vị trí cũ đƣợc tính
là 1.
- Dụng cụ kiểm tra: sân, cầu, còi, đồng hồ bấm giây.
• Dẻo lƣng uốn cầu:
- Mục đích: kiểm tra độ mềm dẻo của cơ lƣng.
- Phƣơng pháp kiểm tra: Nghiệm thể nằm ngửa hai chân khép, co gối, hai tay chống
sau vai, sau đó dùng sức ƣỡn ngƣời đồng thời hai tay chống thẳng đẩy ngƣời lên và ngửa đầu.
Tùy theo độ dẻo lƣng của nghiệm thể mà chân có thể gần hay xa tay.
Trang 34
- Cách tính thành tích: là khoảng cách từ gót chân đến cƣờm bàn tay và đƣợc tính
bằng cm.
- Dụng cụ kiểm tra: là thƣớc dây.
• Dẻo uốn vai:
- Mục đích: kiểm tra độ mềm dẻo của vai.
- Phƣơng pháp kiểm tra: Nghiệm thể đứng hai chân rộng bằng vai, cầm thuớc dây đƣa
trƣớc mặt, sau đó nâng thƣớc dây từ trƣớc ra sau vai. Chú ý khi thực hiện động tác tay phải
thẳng. Nếu ở khoảng cách thƣớc dây đó nghiệm thể thực hiện đƣợc thì ngƣời kiểm tra cho
nghiệm thể thu ngắn thƣớc dây lại và thực hiện tƣơng tự cho đến khi không còn làm đƣợc.
- Cách tính thành tích: là khoảng cách thƣớc dây tính bằng cm
- Dụng cụ kiểm tra: là thƣớc dây.
Trang 35
HÌNH THỨC KIỂN TRA SƢ PHẠM
Chống đẩy tối đa trong 30s Gập thân, chân tối đa trong 30s
Nhày bật bục tối đa trong 30s Nhảy dây tối đa trong 30s
Dẻo lưng uốn cầu Dẻo vai
Trang 36
Di chuyển ngang phải, trái nhặt cầu trong 30s
d. Phương pháp toán thống kê:
Các số liệu thu thập trong quá trình quan sát đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê
toán bằng phần mềm Exel, bao gồm các giá trị thống kê mô tả: giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, hệ số tƣơng quan...
Giá trị trung bình:
Trong đó: ̅: là giá trị trung bình
Xi: là giá trị của từng cá thể
n: là số lƣợng đối tƣợng quan trắc
Độ lệch chuẩn:
Hệ số tƣơng quan thứ bậc (r) đƣợc tính theo công thức Spirmen:
Trong đó: di: hiệu số của các thứ hạng của các giá trị
N: số cặp giá trị
Trang 37
e. Phƣơng pháp lập thang điểm: Các chỉ số thực hiện Test sau khi đƣợc thu thập và xử
lý, chúng tôi sẽ tiến hành lập thang điểm C với công thức sau:
̅ = 5 điểm
̅ + 0,5 = 6 10 điểm
̅ - 0,5 = l 4điểm
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Là toàn bộ 21 sinh viên chuyên sâu cầu lông khóa IV của khoa Giáo Dục Thể Chất
trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TPHCM.
2.3 Tổ chức nghiên cứu
• Quy trình nghiên cứu:
- Lập phiếu phỏng vấn, thống kê các chỉ số và các Test đánh giá trình độ thể lực
chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông có số ngƣời lựa chọn trên 50%.
- Thu thập số liệu các Test thể lực.
- Đánh giá độ tin cậy của các Test đƣợc lựa chọn.
- Đánh giá tính thông báo của các Test có đủ độ tin cậy với kết quả học tập môn thực
hành.
- Lập thang điểm đánh giá trình độ thể lực cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông
khoa Giáo Dục Thể Chất trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TPHCM.
Trang 38
Kế hoạch nghiên cứu:
STT Nôi Dung Công Việc
Thời Gian
Địa Điểm
Bắt Đầu Kết Thúc
01 Xác định đề tài 15/10/06 30/10/06 Trƣờng ĐHSP
02 Viết đế cƣơng nghiên cứu 01/11/06 08/11/06 Nhà
03 Bảo vệ đề cƣơng nghiên cứu 15/11/06 21/11/06 Trƣờng ĐHSP
04 Lấy số liệu lần 1 17/11/06 21/11/06 Nhà thi đấu
05 Lấy số liệu lần 2 10/04/07 14/04/07 Nhà thi đấu
06 Xử lý số liệu 14/04/07 16/04/07 Nhà
07 Viết đề tài 17/04/07 28/04/07 Nhà
08 Trình thầy hƣớng dẫn 28/04/07 03/05/07 Trƣờng ĐHSP
09 Chỉnh sửa đề tài lần cuối 07/05/07 20/05/07 Nhà
10 Báo cáo đề tài 02/06/07 Trƣờng ĐHSP
Trang 39
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Nhiệm vụ 1: nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực
chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa giáo dục thể chất
trƣờng đại học sƣ phạm Tp.HCM
Để có đƣợc những hệ thống Test đánh giá đƣợc trình độ thể lực chuyên môn cho nam
sinh viên chuyên sâu cầu lông, đề tài đã tiến hành theo các bƣớc sau:
- Tổng hợp những Test đã đƣợc đăng tải trong các tài liệu tham khảo. Dùng phiếu
phỏng vấn để lấy ý kiến các huấn luyện viên, giáo viên để loại bớt một số Test không phù
hợp với yêu cầu.
- Kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo của những Test đạt yêu cầu nhằm có đƣợc
hệ thống Test.
3.1.1. Kết quả phỏng vấn hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực của nam sinh viên
chuyên sâu cầu lông khoa Giáo Dục Thể Chất trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TP.HCM:
Để xác định chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên
sâu cầu lông trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TP.HCM chúng tôi tiến hành gửi phiếu phỏng vấn đến
20 giáo viên giảng dạy môn cầu lông và đã thu lại đƣợc 20 phiếu. Nội dung câu hỏi đƣợc
hình thành từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại trƣờng và chúng tôi đã chọn đƣợc 22
chỉ tiêu phân bổ ra theo các nhóm: Nhóm sức mạnh có 9 chỉ tiêu (3 test cơ chi trên, 3 test cơ
lƣng và 3 test cơ chi dƣới), nhóm
Trang 40
sức nhanh có 3 chỉ tiêu, nhóm sức bền có 6 chỉ tiêu và nhóm dẻo, khéo léo bao gồm 4 chỉ
tiêu.
* Phiếu phỏng vấn tập trung vào các vấn đề chính sau đây:
+ Các loại Test sử dụng để đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam sinh viên
chuyên sâu cầu lông.
+ Nhu cầu lựa chọn các chỉ tiêu nhằm đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam
sinh viên chuyên sâu cầu lông. Trên cơ sở thống kê các phiếu thăm dò, chúng tôi thu đƣợc
những kết quả sau đây:
Bảng 3.1 Kết quả trả lời phỏng vấn lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam
sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa Giáo Dục Thể Chất trƣờng Đại học Sƣ Phạm TPHCM. (n = 20 )
Trang 41
TT
CÁC
NĂNG
LỰC
CÁC CHỈ TIÊU
KẾT QUẢ TRẢ LỜI PHỎNG
VẤN Sử dụng
nhiều
Sử dụng
ít
Không sử
dụng
Số
ngƣời
%
Số
ngƣời
%
Số
ngƣờ
i
%
1
Sức
Mạnh
Nằm sấp chống đẩy tối đa 30s (sốlần) 20 100 0 0 0 0
2 Ném quả cầu lông cao xa qua lƣới (m) 9 45 l0 50 1 5
3 Bài tập đánh trái phải tay thấp tay trong vòng lphút (số
lần)
7 35 6 30 7 35
4 Nằm ngửa gập thăn, gập chân tối đa (sốlần) 14 70 4 20 2 10
5 Nằm xấp ƣơng lƣng tối đa (số lần) 1 35 11 60 1 5
6 Ngồi quay ngƣời chạm tay vào ngƣời đứng sau trong 1
phút (số lần)
3 15 3 15 14 70
7 Bƣớc nhỏ tại chỗ với tốc độ cao l0s (số lần) 0 0 6 30 14 70
8 Nâng cao đùi tại chỗ trong 30s (số lần) 3 15 9 45 8 40
9 Nhảy bặt bục ( ghế) trong 1 phút (sốlần) 13 65 5 25 2 10
10 Sức
Nhanh
Di chuyển theo tín hiệu trong 30s (số lần) 1 35 1 5 12 60
11 Nhảy dây trong vòng 30 s (số lần) 19 95 1 5 0 0
12 Di chyển các góc đánh cầu về một góc tối đa (số phút
giây)
5 25 7 35 8 40
13
Sức
Bền
Chạy cự li ngắn l00m (tính giây) 4 20 4 20 12 60
14 Bật nhảy tại chỗ tối đa (tính giây) 0 0 0 0 20 100
15 Di chuyển nhặt cầu trong 1 phút (số trái cầu) 1 5 10 50 9 45
16 Di chuyển tiến lùi trong 30s (số lần) 6 30 6 30 8 40
17 Di chuyển 2 bên trái phải nhặt cầu trong 30s (số lần) 17 85 2 10 1 5
18 Di chuyển từ vị trí giữ sân ra 8 vị trí trân sân trong 30s
(số lần)
1 35 13 65 0 0
19 Dẻo
Khéo
Léo
Dẻo vai (tính em) 14 70 2 10 4 20
20 Tâng cầu trong 1 phút (số lần cầu rơi) 4 20 8 40 8 40
21 Dùng vợt hứng cầu, cầu ném liên tục trong 30 giây (tính
trái cầu)
5 25 10 50 5 25
22 Dẻo lƣng uốn cầu (tính em) 18 90 2 10 0 0
Trang 42
Bảng 3.1 trên cho thấy rằng kết quả sau khi phỏng vấn bằng phiếu các huấn luyện
viên, giáo viên chuyên sâu cầu lông dƣa trên 3 phƣơng án: Sử dụng nhiều, ít sử dụng, không
sử dụng. Chúng tôi đã lựa chọn ra những test có hơn 50% số ngƣời lựa chọn phƣơng án "Sử
dụng nhiều" để tiếp tục đƣa vào nghiên cứu đó là những test sau:
Về sức mạnh:
• Nằm xấp chổng đẩy tối đa trong vòng 30s
• Nằm ngửa gập thân, gập chân tối đa trong vòng 30s
• Nhảy bật bục trong vòng 30s
Về sức nhanh:
• Nhảy dây trong vòng 30s
Về sức bền :
• Di chuyển 2 bên phải trái nhặt cầu trong vòng 30s
Về đô dẻo, khéo léo:
• Dẻo lƣng uốn cầu
• Dẻo vai
3.1.2. Kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo của các Test đã đƣợc lựa chọn:
Sau khi tiến hành điều tra thực trạng và nguyện vọng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá
trình độ thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông, vấn đề tiếp theo là xác
định tính phù hợp của các chỉ tiêu về khả năng đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam
sinh viên chuyên sâu cầu lông. Để làm đƣợc điều này đề tài tiến hành đánh giá độ tin cậy và
tính thông báo của những test đã đƣợc lựa chọn.
3.1.2.a. Kiểm tra độ tin cậy của các Test được lựa chọn:
Việc đánh giá đƣợc tiến hành trên 21 nam sinh viên chuyên sâu cầu lông, số lần kiểm
tra 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Các điều kiện kiểm tra giữa 2 lần là
Trang 43
nhƣ nhau. Độ tin cậy của các Test và các bài thử đƣợc xác định bởi mức độ tƣơng đồng của
kết quả thực hiện lặp lại Test trên cùng một đối tƣợng trong cùng một điều kiện.
Để kiểm tra độ tin cậy của các Test, chúng tôi tiến hành tính hệ số tƣơng quan cặp của
từng Test giữa kết quả kiểm tra lần 1 và lần 2.
Nếu 0.7 > r : Không đủ độ tin cậy.
Nếu 0.7 < r < 0.8 : Độ tin cậy yếu. (thấp)
Nếu 0.8 < r < 0.9 : Đủ độ tin cậy. (trung bình)
Nếu 0.9 < r < 0.95 : Độ tin cậy tốt. (cao)
Nếu 0.95 < r < 1 : Độ tin cậy rất tốt. (rất cao)
Với điều kiện các hệ số tƣơng quan phải đảm bảo đủ độ tin cậy r >= r05
Bảng 3.2. Độ tin cậy của các test. (n = 21)
TT NĂNG LỰC CÁC TEST |r| r05
1
SỨC MẠNH
Chống đẩy tối đa (30s) 0.82 0.433
2 Gập thân tối đa (30s) 0.89 0.433
3 Nhảy bật bục (30s) 0.69 0.433
4 SỨC NHANH Nhảy dây (30s) 0.92 0.433
5 SỨC BỂN Di chuyển ngang sân nhặt cầu (30s) 0.86 0.433
6
DẺO, KHÉO LÉO
Dẻo lƣng uốn cầu (cm) 0.86 0.433
7 Dẻo vai (cm) 0.90 0.433
Các test hầu hết đều có độ tin cậy từ trung bình trở lên (r > 0.8) và đều có ý nghĩa
thống kê (r > r05). Những test có độ tin cậy nhƣ: test chống đẩy tối đa, gập thân tối đa, nhảy
dây, di chuyển ngang sân nhặt cầu, dẻo lƣng uốn cầu, dẻo vai. Chỉ riêng có test nhảy bật bục
là có độ tin cậy thấp. Do test này không đủ độ tin cậy nên
Trang 44
không đƣợc lựa chọn để đánh trình độ thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu cầu
lông.
3.1.2.b. Kiểm tra tính thông báo của các Test được lựa chọn:
Để có thể đánh giá chính xác thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu cầu
lông. cũng nhƣ để thuận tiện cho việc lập thang điểm theo thang độ C phù hợp với thực tiễn,
chúng tôi tiến hành kiểm tra tính thông báo của các test thông qua việc nghiên cứu mối tƣơng
quan giữa các chỉ tiêu đƣợc nghiên cứu cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông với kết quả
học tập môn thực hành. (điểm kiểm tra cuối học phần).
Mối tƣơng quan giữa kết quả học tập thực hành và các chỉ tiêu đƣợc nghiên cứu cho
nam sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa IV đƣợc trình ở bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3. Tính thông báo của các test. (n = 21)
TT CÁC TEST |r| R05
1 Chống đẩy tối đa (30s) 0.71 0.433
2 Gập thân tối đa (30s) 0.73 0.433
3 Nhảy dây (30s) 0.83 0.433
4 Di chuyển ngang sân nhặt cầu (30s) 0.76 0.433
5 Dẻo lƣng uốn cầu (em) 0.82 0.433
6 Dẻo vai (em) 0.68 0.433
Kết quả cho thấy trong 6 test đƣợc kiểm nghiệm tính thông báo của khoa IV thì chỉ có
5 test là có mối tƣơng quan chặt với kết quả học tập (r > 0.7) và 5 test này đều có ý nghĩa
thống kê (r > r05). Đó là những test sau:
• Chống đẩy tối đa (30s)
• Gập thân tối đa (30s)
• Nhảy dây (30s)
Trang 45
• Di chuyển ngang sân nhặt cầu (30s)
• Dẻo lƣng uốn cầu (em)
Test còn lại (test dẻo vai) tuy có tƣơng quan với kết quả học tập nhƣng còn ở mức độ
trung bình nên test này chƣa phải là những chỉ tiêu mang tính đặc trƣng để đánh giá trình độ
thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông.
3.2 Nhiệm vụ 2: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên
môn cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa giáo dục thể chất trƣờng đại
học sƣ phạm TP.HCM
3.2.1 Đánh giá thực trạng trình độ thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu
cầu lông khoa IV:
Bảng 3.4. Thực trạng thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông
Stt Năng lực Các Test Khóa IV
̅
1
SỨC MẠNH
Chống đẩy tối đa (30s) 33 5.88
2 Gập thân tối đa (30s) 27.1 3.09
3 SỨC NHANH Nhảy dây (30s) 72.05 9.92
4 SỨC BỀN Di chuyển ngang sân nhặt cầu (30s) 8.24 1.05
5 DẺO, KHÉO LÉO Dẻo lƣng uốn cầu (cm) 88.48 9.83
3.2.2 Xây dựng thang điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam sinh viên
chuyên sâu cầu lông:
Trong quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, viêc phân loại tiêu chuẩn
đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho ngƣời học là rất quan trọng, qua đó ngƣời dạy có
thể điều khiển đƣợc quá trình giảng dạy phù hợp với chƣơng trình
Trang 46
cũng nhƣ giáo án đề ra. Căn cứ theo số liệu thu đƣợc trên những bài test đánh giá trình độ thể
lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TPHCM,
chúng tôi tiến hành lập thang điểm theo thang độ C dựa trên giá trị Xtb và độ lệch chuẩn:
Lấy giá trị trung bình ở các test bằng giá trị điểm trung bình là 5 điểm. Từ điểm 1 - 4
và 6 - 10 là giá trị trung bình ± 0.5 độ lệch chuẩn đƣợc tính nhƣ sau:
10 điểm = ̅ + 2.5 δ 5 điểm = ̅
9 điểm = ̅ + 2 δ 4 điểm = ̅ - 0.5 δ
8 điểm = ̅ + 1.5 δ 3 điểm = ̅- δ
7 điểm = ̅ + δ 2 điểm = ̅ - 1.5 δ
6 điểm = ̅ + 0.5 δ 1 điểm = ̅ - 2 δ
* Lƣu ý: đối với test dẻo lƣng uốn cầu thì cách lập thang điểm theo thang độ C sẽ theo
hƣớng ngƣợc lại.
Từ đó chúng tôi đã lập đƣợc 5 thang điểm cho khoa IV.
Kết quả lập thang điểm đƣợc trình bày ở bảng 3.5.
Trang 47
BẢNG 3.5. THANG ĐIỂM THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU
LÔNG
TT
Các
Test
Điểm
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
1 Test 1 48 45 42 39 36 33 30 27 24 21
2 Test 2 37 35 33 31 29 27 25 23 21 19
3 Test 3 97 92 87 82 77 72 67 62 57 52
4 Test4 13 12 l1 10 9 8 7 6 5 4
5 Test 5 63 68 73 78 83 88 93 98 103 108
Test 1: Test chống đẩy tối đa trong 30s (tính số lần)
Test 2: Test gập thân tối đa trong 30s (tính số lần)
Test 3: Test nhảy dây trong 30s (tính số lần)
Test 4: Test di chuyển ngang sân nhặt cầu trong 30s (tính số lần)
Test 5: Test dẻo lƣng uốn cầu (tính cm)
Trang 48
Khi tra bảng điểm của từng chỉ tiêu nếu nhƣ thành tích của sinh viên không trùng với
thành tích của bảng điểm mà nằm ở khoảng giữa thì thành tích của sinh viên nằm gần giá trị
tƣơng ứng của điểm nào thÌ đạt điểm đó. Ngoài ra nếu thành tích của sinh viên nằm ở giữa 2
giá trị điểm (không nằm gần giá trị điểm nào) thì sinh viên sẽ đƣợc lấy điểm cao hơn. Và
bảng điểm này cho phép tính điểm trên bất kì chỉ tiêu nào khi kiểm tra.
Tuy nhiên để có thể phân loại trình độ của sinh viên ở những mức độ khác nhau, trên
cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã nghiên cứu chúng tôi tiến hành lập bảng phân loại theo 5 mức độ:
Giỏi, khá, trung bình, yêu và kém.
Giỏi > ̅ + 1.5
Khá ̅ + 0.5 đến ̅ + 1.5δ
Trung bình ̅ - 0.5δ đến cận ̅ + 0.5δ
Yếu ̅ - 1.5 đến cận ̅ - 0.5δ
Kém < ̅ - 1.5δ
* Lƣu ý: đối với test uốn cầu dẻo lưng thì phân loại theo hướng ngược lại. Bảng
phân loại trình độ thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông được trình bày
ở bảng 3.6.
Trang 49
BẢNG 3.6. PHÂN LOẠI TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NAM
SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG
STT
CÁC
LOẠI
TEST
PHÂN LOẠI
GIỎI KHÁ TRUNG
BÌNH
YẾU KÉM
1 TEST 1 >42 42-36 35-30 29-24 <24
2 TEST 2 >33 33-29 28-25 24-21 <21
3 TEST 3 >87 87-77 76-67 66-57 <57
4 TEST 4 > l1 11-9 8-7 6-5 <5
5 TEST 5 103
Test 1: Test chống đẩy tối đa trong 30s (tính số lần)
Test 2: Test gập thân tối đa trong 30s (tính số lần)
Test 3: Test nhảy dây trong 30s (tính số lần)
Test 4: Test di chuyển ngang sân nhặt cầu trong 30s (tính số lần)
Test 5: Test dẻo lƣng uốn cầu (tính Cm)
Dựa vào thang điểm và bảng phân loại đã đƣợc xây dựng, chúng tôi tiến hành thành
lập thang điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu
cầu lông.
Bảng 3.7. Bảng điểm tống hợp đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu cầu
lông cho.
KHÓA
ĐIỂM TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM
IV >40 40-30 29-20 19-10 <10
Việc xác định điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam sinh viên
chuyên sâu cầu lông đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
Trang 50
Bƣớc 1: Cho sinh viên khóa IV thực hiện lần lƣợt các test trên.
Bƣớc 2: Tính điểm các chỉ tiêu đạt đƣợc của từng sinh viên.
Bƣớc 3: Tính tổng điểm của các chỉ tiêu và đối chiếu với bảng trên.
3.2.3 Kiểm nghiệm trong thực tiễn các tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển thể lực
chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông.
Đề tài tiến hành kiểm nghiệm trên 5 sinh viên chuyên sâu bất kì của Khoa IV. Các
sinh viên này đƣợc kiểm tra theo một trình tự thống nhất ở các Test đã đƣợc nghiên cứu trong
đề tài, sau đó tính tổng điểm và đối chiếu với kết quả học tập. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình
bày ở bảng sau:
Bảng 3.14. Trình độ thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông Khoa IV đƣợc quy ra
điểm
TT Họ và tên Tổng điểm Phân loại Kết quả học tập
1 Vũ Văn Thế 43 Giỏi Giỏi
2 Nguyễn Thi Thanh 48 Giỏi Giỏi
3 Nguyễn Thanh Triều 39 Khá Khá
4 Phạm Văn Phú 35 Khá Khá
5 Phạm Việt Thanh 27 Trung bình Trung bình
Kết quả cho thấy 5 sinh viên của Khoa IV có kết quả học tập ở mức giỏi, khá, trung
bình đồng thời cũng là những sinh viên có trình độ thể lực chuyên môn ở những mức giỏi,
khá, trung bình tƣơng đồng với kết quả học tập. Hay nói cách khác là trình độ thể lực chuyên
môn có ảnh hƣởng đến kết quả học tập của sinh viên chuyên sâu cầu lông.
Kết quả kiểm chứng trên thực tế đã cho chúng ta thấy rằng: các Test và các tiêu chuẩn
mà đề tài nghiên cứu, xây dựng đảm bảo tính khoa học và có tính khả thi cho phép sử dụng
làm sơ sở để đánh giá trình độ thể lực cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lỏng các khoa sau
này.
Trang 51
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
+ Khoa Giáo Dục Thể Chất của Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TpHCM có nhiệm vụ đào
tạo các sinh viên GDTC trở thành các giáo viên Thể Dục vì vậy việc tìm ra các chỉ tiêu đánh
giá trình độ thể lực chuyên môn đặc thù cho sinh viên chuyên sâu môn Cầu lông - Trƣờng
ĐHSP là rất cần thiết.
+ Qua nghiên cứu đề tài đã xác định đƣợc 5 chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên
môn cho nam sinh viên chuyên sâu môn Câu lông - Trƣờng ĐHSP.Tp.HCM là:
- Chống đẩy tối đa (30s)
- Gập thân tối đa (30s)
- Nhảy dây (30s)
- Di chuyển ngang sân nhặt cầu trong 30s
- Dẻo lƣng uốn cầu
+ Kết quả nghiên cứu đã xây dựng đƣợc các thang điểm đủ tính khoa học, bảo đảm
tính khách quan và phù hợp với sinh viên chuyên sâu môn Cầu lông - Trƣờng ĐHSP.
Tp.HCM, nên có thể đƣợc sử dụng để đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của sinh viên
chuyên sâu môn cầu lông - Trƣờng ĐHSP.Tp.HCM.
Khuyến nghị
+ Các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn mà đề tài đã xác định đƣợc với
mong muốn đƣợc xem nhƣ là một tài liệu tham khảo chuyên môn.
+ Do điều kiện cơ sở vật chất không đƣợc đầy đủ cũng nhƣ trình độ chuyên môn còn
hạn chế nên đề tài chƣa nghiên cứu hết các chỉ số thể lực chuyên môn của nam sinh viên
chuyên sâu cầu lông, chúng tôi hy vọng sau này sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu sâu hơn về
trình độ thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông và tiếp tục nghiên cứu
các chỉ số thể lực chuyên môn của nữ sinh viên chuyên sâu cầu lông.
Trang 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[01] Tony Grice, EdD (2005), Badminton Steps by Steps, NXB Tổng Hợp TPHCM
[02] Trịnh Hùng Thanh (2001), Đặc điểm sinh lý các môn thể thao, NXBTDTT Hà
Nội
[03] Nguyễn Hạc Thúy, Nguyễn Quý Bình (2000), Huấn luyện thể lực cho vận động
viên cầu lông, NXB TDTT
[04] Trần Văn Vinh. Đào Chí Thành. Phan Thế Đệ (2003), Hệ thống bài tập huấn
luyện cầu lông, NXB TDTT
[05] TS Đỗ Vĩnh (2005), Đề cương bài giảng Toán Thống Kê
[06] Tài liệu lƣu hành nội bộ (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội
[07] Một số trang Web:
www.sotdtt.hochiminhcitv.gov.vn
Trang wed của Sở thể dục thể thao TpHCM
www.ubtdtt.gov.vn
Trang wed của Ủy ban thể dục thể thao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nkkh_nghien_cuu_xay_dung_cac_chi_tieu_danh_gia_trinh_do_the_luc_chuyen_mon_cua_sinh_vien_chuyen_sau.pdf