Đề tài Nghiên cứu xử lí nước thải bùn đáy ao nuôi cá tra và tôm càng xanh tỉnh Đồng Tháp

Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1.1 Tên đề tài “Nghiên cứu xử lí nước thải bùn đáy ao nuôi cá tra và tôm càng xanh tỉnh Đồng Tháp” 1.1.2 Tính cần thiết của đề tài Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mê Kông đổ ra hai mặt biển Đông và vịnh Thái Lan với tổng diện tích gần 4 triệu ha đất tự nhiên. Hằng năm, vùng đồng bằng thấp và bằng phẳng này nhận hơn 4 tỷ m3 nước do sông Mê Kông đổ về đã tạo nên một hệ thống sông ngoài chằng chịt, tạo điều kiện cho bà con nông dân tại đây phát triển về nông nghiệp là một tiềm năng to lớn cho việc canh tác ngư nghiệp nước ngọt và nước mặn (wikipedia.com) Cá tra có tên khoa học là Pangasius hepohthalmus , là một trong số loài được nuôi trong sông hồ từ rất lâu đời. Trong đó có 5 loài được nuôi nhiều nhất ở Đồng Tháp và An Giang, chủ yếu nuôi trong ao, trong bè. Ngày nay ngành cá nuôi trở thành một ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá tra đã trở thành một ngành trọng điểm, kĩ thuật nuôi có tầm vóc sản xuất qui mô, phong trào nuôi cá là một sự phát huy có chọn lọc và không ngừng đổi mới, nâng cao những kinh nghiệm và truyền thống của nhân dân. Nhiều gia đình nuôi cá ngày nay không chỉ để cải thiện bữa an hằng ngày mà còn thu được một khối lượng sản phẩm hàng hóa bán ra trên thị trường. Trong những năm gần đây, ngành nuôi cá nước ta đã đạt được nhiều kỹ thuật tiến bộ. Vì thế các mô hình nuôi cá không ngừng được cải tiến chủ đầu tư đã áp dụng biện pháp nuôi cá sạch để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.Trên đà nghiên cứu cho ngành cá nuôi có rất nhiều báo cáo về thức ăn, môi trường sống của họ cá tra trong điều kiện thiên nhiên và điều kiện “gia ngư hóa”. Nuôi và chế biến cá tra có tầm quan trọng trong cả Việt Nam và cung cấp công ăn việc làm cho hàng vạn nông/công nhân. Ngành nuôi cá tra đang phát triển mạnh dù có ảnh hưởng ít nhiều do vụ kiện của Hoa Kì trước đây. Trong năm 2008, sản lượng cá tra ước đạt trên 1 triệu tấn. Trước đây, cá tra được nuôi trong bè, đăng, quầng, nhưng chi phí đóng bè quá lớn và khó khăn trong việc quản lí nguồn nước và sàn lượng không thể sánh bằng nuôi cá trong ao đất. Do vậy, đào ao nuôi cá dọc theo các bãi bồi, cù lao sông lớn đã phát triển rất nhanh từ năm 2004 đến nay với năng suất rất cao (www.nnvn.com). Bên cạnh cá tra thì nuôi tôm càng xanh cũng là một ngành nghề mang lại rất nhiều lợi nhuận cho bà con nông dân. Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một loài tôm nước ngọt, tôm sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt nhưng sinh sản trong môi trường nước lợ. Tôm càng xanh là loại có kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt. Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập cho người nuôi vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua. Tài liệu ghi nhận hiện nay, tôm càng xanh đang được nuôi dưới nhiều hình thức, thường thì năng suất thu hoạch cũng rất khác nhau tùy theo mức độ đầu tư và hình thức nuôi (Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 134-143). Hiện nay, tôm càng xanh phân bố nhiều ở các khu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các sông ở đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với ngành nghề trồng lúa, ngành thủy sản cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực về kinh tế thì vấn đề môi trường cũng đang là một vấn đề nóng. Báo chí và các nhà khoa hoc, nhà quản lí đã có những cảnh báo về vấn đề ô nhiễm nguồn nước do sự phát triển quá mức việc nuôi cá ở các vùng nước ngọt, tôm ở các vùng nước mặn và lợ . Thực tế, hệ thống kênh rạch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải gánh chịu sự suy giảm chất lượng nước do việc bùng phát nuôi cá tra và tôm một cách ào ạt. Theo các nhà nghiên cứu, để có được 1kg cá da trơn thành phẩm người chăn nuôi phải tốn 3-5 kg thức ăn (Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 134-143). Tuy nhiên, chỉ 17% lượng thức ăn này được sử dụng hết, còn lại bị lắng xuống đáy ao nuôi tạo thành bùn hữu cơ phân hủy (Lê Anh Tuấn - ĐH Cần Thơ, Xử lí nước thải các ao nuôi cá bằng đất ngập nước kiến tạo). Như vậy, ước tính một triệu tấn cá tra sẽ tạo ra khoảng 3 triệu tấn chất hữu cơ thải ra môi trường. Tương tự như vậy, việc bùng nổ nuôi tôm càng xanh một cách tự phát cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ 1 ha nuôi tôm càng xanh sau thu hoạch sẽ thải ra môi trường nước 133 kg Nitơ, 43 kg Phosphor (vietlinh.com.vn). Khảo sát từ các hộ nuôi, nước từ ao nuôi sau mỗi vụ sẽ được thải trực tiếp ra kênh rạch mà không qua một công đoạn xử lí nào, chính vì vậy, nguy cơ lây bệnh giữa các ao nuôi xảy ra rất cao. Ô nhiễm nguồn nước là một trong những yếu tố giới hạn sự phát triển của ngành ngư nghiệp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cá và tôm thành phẩm. Chính sự phát triển thiếu bền vững này mà trong tương lai, chúng ta sẽ tốn một chi phí rất lớn để cải thiện chất lượng môi trường. Chính vì lẽ đó mà nghiên cứu “Xử lí nước thải từ đáy ao nuôi cá tra và tôm càng xanh” là vấn đề cấp bách hiện nay. Với mong muốn đề xuất một biện pháp hữu hiệu để xử lí nước thải và bùn đáy ao nuôi đạt tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam, ít tốn diện tích và được người dân chấp nhận. 1.1.3 Mục tiêu nghiên cứu Xử lí nước thải và bùn đáy ao nuôi cá tra và tôm càng xanh 1.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Tìm hiểu qui trình nuôi cá tra và tôm càng xanh tỉnh Đồng Tháp.  Khảo sát quá trình phát sinh nước thải và bùn thải từ quá trình nuôi cá tra và tôm càng xanh.  Khảo sát lấy mẫu phân tích xác định đặc tính nước thải từ ao nuôi cá tra và tôm càng xanh.  Tổng quan tài liệu về xử lí nước thải và bùn thải từ ao nuôi cá tra và tôm càng xanh.  Xây dựng mô hình thí nghiệm và qui trình thí nghiệm.  Bước đầu triển khai một số thí nghiệm. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Nghiên cứu lí thuyết  Qui trình nuôi cá tra và tôm càng xanh.  Tìm hiểu các công đoạn phát sinh chất thải trong quá trình nuôi.  Tìm hiểu các phương pháp xử lí nước thải và bùn thải từ ao nuôi cá tra và tôm càng xanh tại Việt Nam. 1.3.2 Nghiên cứu thực nghiệm  Khảo sát quá trình nuôi cá tra và tôm càng xanh ở tỉnh Đồng Tháp.  Tìm hiểu các phương pháp xử lí nước thải và bùn thải đang được áp dụng tại địa phương.  Sử dụng các phương pháp phân tích (theo TCVN) để phân tích thành phần nước thải qua các chỉ tiêu: BOD, COD, SS, N, P, K, Ca, Mg, chỉ tiêu Coliform.  Xây dựng mô hình thí nghiệm dựa trên các thành phần đã phân tích. 1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Tập trung vào nghiên cứu các tính chất nước thải và bùn để đề ra các phương pháp xử lí nước thải và bùn chứ không đi sâu vào thiết kế hệ thống xử lí nước thải và bùn thải. 1.5 CÁC ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP  Công ty cổ phần thủy hải sản Mê Kông, Trà Vinh.  Trang trại nuôi cá tra của ông Nguyễn Hữu Ánh, Đồng Tháp.  Công ty cổ phần Tô Châu, Đồng Tháp.  Công ty hải sản Binca, An Giang.  Công ty thủy hải sản Agrifish, An Giang.  Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá, Đồng Tháp.  Trại nuôi tôm của ông Lê Văn Dẫu, Bình Khánh, Cần Giờ.  Trại nuôi tôm của ông Lê Văn Tuôi, Bình Khánh, Cần Giờ.  Trại nuôi tôm của ông Thái Văn Chính, Bình Khánh, Cần Giờ. MỤC LỤC Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu tên đề tài 1.1.1 Tên đề tài 1.1.2 Tính cần thiết của đề tài 1.2 Nội dung nghiên cứu 1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Nghiên cứu lí thuyết 1.3.1 Nghiên cứu thực nghiệm 1.4 Giới hạn của đề tài 1.5 Cấu trúc bài báo cáo Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NUÔI CÁ TRA VÀ TÔM CÀNG XANH 2.1 Giới thiệu về khu vực nuôi cá tra và tôm càng xanh 2.1.1 Vị trí địa lí 2.1.2 Khí hậu – thủy văn 2.1.3 Chất lượng nước 2.2 Tình hình nuôi cá tra và tôm càng xanh ở Đồng Tháp 2.2.1 Thông tin chung về tình hình nuôi cá tra và tôm càng xanh ở Đồng Tháp 2.2.2 Diện tích ao nuôi 2.2.3 Thống kê các đối tượng nuôi cá tra và tôm càng xanh ở Đồng Tháp 2.2.4 Các mô hình nuôi cá tra và tôm càng xanh 2.2.5 Giới thiệu về sơ đồ bố trí ao nuôi 2.2.6 Lựa chọn ao nuôi để nghiên cứu 2.3 Qui trình nuôi cá tra và tôm càng xanh 2.3.1 Quá trình chuẩn bị ao nuôi 2.3.2 Quá trình chuẩn bị con giống 2.3.3 Quá trình nuôi 2.3.4 Quá trình thu hoạch 2.3.5 Vệ sinh ao chuẩn bị cho đợt nuôi mới Chương 3 NGUỒN GỐC PHÁT SINH NƯỚC THẢI VÀ BÙN THẢI 3.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải và bùn thải 3.2 Phương pháp thu gom nước thải và bùn Chương 4 TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU VỀ XỬ LÍ NƯỚC THẢI VÀ BÙN THẢI AO NUÔI CÁ TRA VÀ TÔM CÀNG XANH 4.1 Phương pháp xử lí nước thải ao nuôi bằng cách tái chế chất thải ao cá để canh tác lúa 4.2 Phương pháp xử lí nước thải ao nuôi bằng đất ngập nước kiến tạo (constructed wetland) 4.3 Phương pháp xử lí nước thải ao nuôi bằng cách nuôi cá rô phi và rong biển 4.4 Phương pháp xử lí nước thải ao nuôi bằng phương pháp xi – phông 4.5 Phương pháp xử lí nước thải ao nuôi bằng tia cực tím 4.6 Phương pháp xử lí nước thải đang được áp dụng trên thế giới 4.6.1 Xử lí nước thải ao nuôi cá bằng ao thổi khí Chương 5 PHÂN TÍCH, XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN CÓ TRONG NƯỚC THẢI VÀ BÙN THẢI 5.1 Xác định lưu lượng nước thải và thể tích bùn thải sau mỗi vụ chăn nuôi 5.2 Xác định tính chất cơ bản của nước thải và bùn thải 5.2.1 Lí do nghiên cứu 5.2.2 Mục tiêu nghiên cứu 5.2.3 Phương pháp phân tích ã Phương pháp phân tích SS ã Phương pháp phân tích BOD ã Phương pháp phân tích COD ã Phương pháp phân tích N ã Phương pháp phân tích P ã Phương pháp phân tích kim loại nặng 5.3 Báo cáo kết quả phân tích 5.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích thành phần của nước thải và bùn thải 5.4.1 Mô hình nghiên cứu thứ 1 5.4.2 Mô hình nghiên cứu thứ 2 5.4.3 Mô hình nghiên cứu thứ 3 5.4.4 Mô hình nghiên cứu thứ 4 5.4 Báo cáo kết quả vận hành mô hình và nhận xét Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.2 Kiến nghị

ppt25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6187 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xử lí nước thải bùn đáy ao nuôi cá tra và tôm càng xanh tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: GVC. Ts. TRẦN THỊ MỸ DiỆU SVTH : LÊ MINH TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA CN&QL MÔI TRƯỜNG NGHIÊN CỨU XỬ LÍ NƯỚC THẢI VÀ BÙN TỪ ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA VÀ TÔM CÀNG XANH TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ TÀI NĂM HỌC 2009 - 2010 NỘI DUNG BÁO CÁO 1 NỘI DUNG THỰC TẬP. 2 ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP. 3 CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA VÀ TÔM Ở ĐỒNG THÁP. 4 KẾT QUẢ THỰC TẬP. 5 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ NƯỚC THẢI VÀ BÙN ĐÁY AO (XLNT & BĐA) NUÔI THỦY SẢN. 6 XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM VÀ QUI TRÌNH THÍ NGHIỆM. NỘI DUNG THỰC TẬP Tìm hiểu qui trình nuôi cá tra và tôm trên thực tế để nắm được chu trình xả nước thải và bùn thải. Đặc tính của nước thải và bùn đáy ao. Xây dựng mô hình thí nghiệm và qui trình thí nghiệm. Dự kiến phương pháp nghiên cứu. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP Công ty cổ phần thủy hải sản Mê Kông, Trà Vinh. Trại nuôi cá của ông Nguyễn Hữu Ánh, Đồng Tháp. Công ty Cổ phần Tô Châu, Đồng Tháp. Công ty thủy hải sản Binca, An Giang. Công ty thủy hải sản Agifish, An Giang. Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá, Đồng Tháp. Trại nuôi tôm của ông Lê Văn Dẫu, Bình Khánh, Cần Giờ. Trại nuôi tôm của ông Võ Văn Quận, Bình Khánh, Cần Giờ. Trại nuôi tôm của ông Lê Văn Tuôi, Bình Khánh, Cần Giờ. Trại nuôi tôm của ông Thái Văn Chính, Cần Giờ. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA Nuôi bè trên sông Hậu, 19/11/2009. NUÔI CÁ LỒNG BÈ Hiệu quả khá cao, chủ yếu nuôi cá hú, cá basa. Mật độ nuôi cao và lượng thức ăn lớn => dễ gây ô nhiễm môi trường và lây nhiễm bệnh. NUÔI TRONG AO ĐẤT Chủ yếu là cá rô phi, cá tra, cá lóc, thác lác. Hiệu quả kinh tế cao, chất lượng ổn định. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA Nuôi cá trong ao đất, 20/11/2009. CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA NUÔI ĐĂNG, QUẦNG VEN SÔNG Chủ yếu nuôi cá tra và tôm càng xanh Nuôi trong tự nhiên, mật độ cá sạch cao. Quầng nuôi cá, 19/11/2009. CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM Nuôi tôm trong ao đất, 8/12/2009. Nuôi tôm trên ruộng lúa. NUÔI TÔM TRONG AO ĐẤT NUÔI TÔM TRÊN RUỘNG LÚA KẾT QUẢ THỰC TẬP – NUÔI CÁ TRA Hầu hết, tất cả các ao nuôi cá đều được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 175 : 2004 Xử lý ao KẾT QUẢ THỰC TẬP – NUÔI CÁ TRA Chuẩn bị ao nuôi: Chuẩn bị mặt bằng Phát quang ao nuôi Vệ sinh ao nuôi Thả giống: Thu mua cá giống Vận chuyển cá giống Quản lí chăm sóc: Cá bột Cá giống Thu hoạch: Vận chuyển về nhà máy Vệ sinh ao nuôi chuẩn bị đợt nuôi mới Cho ăn Vệ sinh phòng bệnh KẾT QUẢ THỰC TẬP – NUÔI CÁ TRA Mương dẫn nước sang ao lắng Ao lắng, Binca Thả lục bình trên ao lắng Ao lắng, Cty Hùng Cá KẾT QUẢ THỰC TẬP – NUÔI CÁ TRA Vào mùa nước lớn, ao nuôi được thay nước hằng ngày dựa vào con nước. Vào mùa nước kiệt, ao nuôi được thay nước theo kinh nghiệm của người chăm sóc. Mục đích của việc thay nước ao nuôi chủ yếu để cung cấp thêm lượng oxi hòa tan vào ao nuôi. Việc thay nước ao nuôi còn dựa vào độ tuổi của cá. Thay nước bề mặt. Lượng nước thay khoảng 20% lượng nước trong ao nuôi Sau mỗi vụ nuôi, ao nuôi được tát cạn hết nước và bùn, hoặc sẽ tát cạn bùn và một phần nước. KẾT QUẢ THỰC TẬP – NUÔI TÔM THẻ Qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng về cơ bản cũng tương tự như qui trình nuôi các loại tôm khác gồm các công đoạn sau: - Chuẩn bị ao nuôi - Thả tôm giống - Quản lí chăm sóc tôm giống - Quản lí chăm sóc tôm trưởng thành - Thu họach tôm Đào ao Bón vôi KẾT QUẢ THỰC TẬP – NUÔI TÔM THẻ Thức ăn cho tôm Vó cho tôm ăn. Quạt tạo nước cấp oxi Ao lắng KẾT QUẢ THỰC TẬP HIệN TRạNG NUÔI TÔM THẻ CHÂN TRắNG TạI CầN GIờ Bố trí máy quạt nước Quạt nước cung cấp oxi Bạt lót đáy ao Thức ăn công nghiệp cho tôm TổNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP Xử LÍ NƯớC THảI VÀ BÙN ĐÁY AO NUÔI THủY SảN Xử lí nước thải bằng hệ vi sinh vật: * Xử lí hiếu khí. * Xử lí kị khí. Xử lí nước thải bằng hệ động thực vật * Xử lí nước thải bằng tảo. * Xử lí nước thải bằng các loại động vật bậc 1 – động vật ăn thực vật. Xử lí nước thải bằng các công nghệ xử lí * Xử lí nước thải bằng hồ sinh học * Xử lí nước thải bằng hồ sục khí (Aerated Largoon) TổNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP Xử LÍ NƯớC THảI VÀ BÙN ĐÁY AO NUÔI THủY SảN * Xử lí nước thải bằng đất ngập nước kiến tạo (Constructed wetland). * Xử lí nước thải bằng phương pháp Purolite tốc độc cao. * Xử lí nước thải bắng phương pháp xiphong. * Xử lí nước thải bằng tia cực tím, ozone. * Tận dụng bùn thải và nước thải cho sản xuất nông nghiệp XÂY DựNG MÔ HÌNH THÍ NGHIệM VÀ QUI TRÌNH THÍ NGHIệM Thành phần nước thải và bùn đáy ao nuôi Lựa chọn phương pháp xử lí XÂY DựNG MÔ HÌNH THÍ NGHIệM VÀ QUI TRÌNH THÍ NGHIệM XÂY DựNG MÔ HÌNH THÍ NGHIệM VÀ QUI TRÌNH THÍ NGHIệM Phương pháp sinh học có nhiều ưu điểm. BOD/COD ~ 0,53 > 50%  ta có thể sử lí nước thải ao nuôi cá tra bằng phương pháp sinh học. Với hàm lượng BOD = 950 mg/l < 4.000 mg/l, ta có thể xử lí nước thải bằng quá trình bùn hoạt tính hiếu khí. Sơ đồ dây chuyền công nghệ đề xuất Phương án 1 XÂY DựNG MÔ HÌNH THÍ NGHIệM VÀ QUI TRÌNH THÍ NGHIệM Phương án 2 Bể chuẩn bị dung dịch XÂY DựNG MÔ HÌNH THÍ NGHIệM VÀ QUI TRÌNH THÍ NGHIệM Chiều dài mô hình 20 cm. Chiều rộng 15 cm. Chiều cao 30 cm, chiều cao mực nước 25 cm. Thể tích nước 7,5 l Lưu lượng nước vào mô hình 0,005 l/ngày đêm Thể tích nước trong mô hình Mô hình bằng nhựa Acrylic Mô hình SBR XÂY DựNG MÔ HÌNH THÍ NGHIệM VÀ QUI TRÌNH THÍ NGHIệM Qui trình thí nghiệm * Thí nghiệm khảo sát loại bùn cho hiệu quả xử lí tốt nhất (bùn septic, bùn đáy ao, không sử dụng bùn). * Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tải trọng chất hữu cơ * Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tải trọng thủy lực Lấy mẫu mang di phân tích các chỉ tiêu pH, COD, N_NH3, Ntổng, Ptổng, TSS. Lấy mẫu phân tích vào 8h mỗi ngày. Xác định những điều kiện tối ưu cho quá trình hình thành bông cặn lắng có khả năng lắng tốt, cần tiến hành thí nghiệm để khảo sát các yếu tố thích hợp cho quá trình keo tụ tạo bông gồm: Xác định pH tối ưu. Xác định chất keo tụ tối ưu Xác định liều lượng chất keo tụ tối ưu. Thí nghiệm keo tụ - mô hình Jatest

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBAO CAO - TRƯỜNG 2007.ppt