Đề tài Nghiệp vụ giao dịch viên tại Ngân hàng Đại Á - Phòng giao dịch Hàng Buồm

MỤC LỤC PHẦN I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1.Lịch sử hình thành Ngân hàng 2.Chi nhánh Hà Nội PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VU 1.Tiền gửi tiết kiệm 1.1 Các loại sản phẩm 1.1.1 Tiết kiệm lãi suất vượt trội 1.1.2 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt 1.1.3 Tiết kiệm thả nổi 1.1.4. Tiết kiệm Vàng 1.2 Qui trình 1.2.1 Tiếp xúc khách hàng 1.2.2 Thực hiện giao dịch 1.2.2.1 Mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn 1.2.2.2 Rút lãi bằng tiền mặt 1.2.2.3 Rút một phần gốc bằng tiền mặt 1.2.2.4 Tất toán sổ tiết kiệm 1.2.2.5 Các giao dịch rút sổ tiết kiệm 2. Tiền gửi thanh toán 2.1. Lý thuyết 2.1.1 Tiền gửi thanh toán 2.1.2. Các giấy tờ cần thiết khi KH muốn mở tài khoản thanh toán 2.1.3.Các chứng từ GDV cần lưu khi giao dịch về tiền gửi thanh toán 2.2.Các giao dịch 2.2.1. Mở tài khoản tiền gửi thanh toán 2.2.2. Nộp tiền vào tài khoản 2.2.3. Rút tiền từ tài khoản 2.2.4. Phát hành thẻ ATM 2.2.5 Phát hành sổ Séc 2.2.6. Cung ứng séc PHẦN III: NGHIỆP VỤ TIỀN VAY 1.Lý thuyết 1.2.Đặc điểm tiền vay 1.3.Trả nợ gốc và lãi tiền lãi vay 1.4.Các giấy tờ KH cần cung cấp khi giải ngân 1.5.Các chứng từ cần lưu khi trả nợ 2. Quy trình 2.1. Giải ngân 2. Trả gốc vay 2.1. Trả gốc bằng tiền mặt 2.2. Trả gốc bằng DD 2.3. Trả gốc bằng GL 3. Trả lãi vay 3.1. Trả lãi bằng tiền mặt 3.2. Trả lãi bằng DD 3.3. Trả lãi bằng GL 4. Giải chấp (Xuất ngoại bảng tài sản thế chấp) PHẦN IV: DỊCH VỤ 1. Đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (TCLT) 2. Mua bán ngoại tệ 3. Chuyển tiền 4. Thu phí KẾT LUẬN

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2864 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ giao dịch viên tại Ngân hàng Đại Á - Phòng giao dịch Hàng Buồm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Lịch sử hình thành Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 30/07/1993, là Ngân hàng cổ phần đầu tiên hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đại Á Ngân hàng chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang mô hình đô thị vào ngày 11/10/2007. Trong giai đoạn tới, DaiA bank sẽ tập trung vào việc tái cấu trúc và hiện đại hóa Ngân hàng, phát triển kênh phân phối sản phẩm, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ KH. Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng Mạng lưới hoạt động: Gồm 41 Chi nhánh và PGD trên cả nước: Đồng Nai: Hội Sở, Sở giao dịch,  5 Chi nhánh và 17 PGD TP.Hồ Chí Minh: 1 Chi nhánh và 7 PGD Hà Nội: 1 Chi nhánh và 6 PGD Bình Dương: 1 Chi nhánh và 1 PGD Đại Á Ngân hàng luôn hướng đến các mục tiêu: Tăng lợi ích cổ đông Ổn định và phát triển môi trường làm việc cho nhân viên Mang sự thuận lợi đến cho KH Tuân thủ pháp luật trong kinh doanh Chi nhánh Hà Nội Chi Nhánh Hà Nội được thành lập vào 2/10/2008. Sau hơn một năm hoạt động Chi nhánh Hà Nội đã mở được 6PGD: PGD Hàng Buồm PGD Thụy Khuê PGD Hà Huy Tập PGD Nguyễn Chí Thanh PGD Yên Phụ PGD Quang Trung Ngân hàng Đại Á Chi nhánh Hà Nội với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, chuyên nghiệp hướng tới mục tiêu đem lại cho KH sự tin cậy , thân thiện và hài lòng. Dự kiến trong năm 2010 này nhiều PGD sẽ được thành lập trên khắp địa bàn Hà Nội. BỘ MÁY NHÂN SỰ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT P. KẾ TOÁN P. TÍN DỤNG P. QUẢN LÍ RỦI RO P.THANH TOÁN Q.TẾ PHÒNG NHÂN SỰ P.KIỂM SOÁT NỘI BỘ P.DỊCH VỤ KH PHẦN II CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VU. 1.Tiền gửi tiết kiệm 1.1 Các loại sản phẩm 1.1.1 Tiết kiệm lãi suất vượt trội * Tiết kiệm Lãi suất vượt trội là sản phẩm tiết kiệm đem lại lãi suất cao nhất cho KH. * Tiện ích sản phẩm: Sản phẩm này đáp ứng cho Qúy KH mong muốn gửi tiền tiết kiệm tối đa hóa lãi suất trong kỳ hạn gửi của mình. * Đặc điểm sản phẩm Đối tượng: KH cá nhân Loại hình gửi: Tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi cuối kỳ. Loại tiền gửi: VND Kỳ hạn gửi: Tất cả các kỳ hạn tiền gửi niêm yết có hình thức lĩnh lãi cuối kỳ (từ 1 tuần đến 36 tháng) Lãi suất: Do DaiABank công bố và có hiệu lực tại thời điểm KH gửi tiết kiệm. Không được rút một phần gốc hoặc lãi dưới bất kỳ hình thức nào 1.1.2 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt * Tiết kiệm Lãi suất linh hoạt là sản phẩm tiết kiệm áp dụng cho KH mong muốn hưởng lãi suất cao và đảm bảo được lợi ích khi cần sử dụng vốn trước hạn * Tiện ích sản phẩm: KH có thể rút một phần gốc hoặc lãi bất kỳ lúc nào * Đặc điểm sản phẩm Đối tượng: KH cá nhân Loại hình gửi: Tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi cuối kỳ. Loại tiền gửi: VND Kỳ hạn gửi: Tất cả các kỳ hạn tiền gửi niêm yết có hình thức lĩnh lãi cuối kỳ (từ 1 tuần đến 36 tháng) Lãi suất: Do DaiABank công bố và có hiệu lực tại thời điểm KH gửi tiết kiệm. 1.1.3 Tiết kiệm thả nổi * Tiết kiệm Lãi suất thả nổi là sản phẩm tiết kiệm mà tiền gửi của KH được bảo vệ khi gửi tiền tại Đại Á Ngân hàng trong điều kiện lãi suất huy động trên thị trường biến động như hiện nay. * Tiện ích sản phẩm: Sản phẩm này đáp ứng cho Qúy KH mong muốn gửi tiền tiết kiệm tối đa hóa lãi suất trong kỳ hạn gửi của mình. - Lãi suất được tự động điều chỉnh tăng trên số tiền gửi của KH cho thời gian còn lại khi Đại Á Ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động. - Lãi suất sẽ được giữ nguyên khi DaiABank điều chỉnh giảm lãi suất huy động. - Lãnh lãi cuối kỳ, không giới hạn mức gửi Đặc điểm sản phẩm Đối tượng: KH cá nhân Loại hình gửi: Tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi cuối kỳ. Loại tiền gửi: VND Kỳ hạn gửi: Tất cả các kỳ hạn tiền gửi niêm yết có hình thức lĩnh lãi cuối kỳ (từ 1 tuần đến 36 tháng) Lãi suất: Do DaiABank công bố và có hiệu lực tại thời điểm KH gửi tiết kiệm. Không được rút một phần gốc trước hạn nhưng có thể tất toán trước hạn 1.1.4. Tiết kiệm Vàng * Hiện nay ĐạiÁBank nhận huy động vàng SJC theo hình thức lĩnh lãi cuối kỳ và không rút trước hạn. * Lãi suất áp dụng là lãi suất năm. Cuối kỳ Nngân hàng sẽ trả lãi bằng vàng nếu đủ chẵn theo chỉ, còn số lẻ thì sẽ quy ra VNĐ theo tỷ giá quy định của Đại Á Ngân hàng 1.1.5. Tiết kiệm ngoại tệ Ngân hàng Đại á hiện đang huy động tiết kiệm bằng USD Loại hình: Có kỳ hạn và không kỳ hạn Lãi suất tương ứng với mức gửi và kỳ hạn gửi 1.2 Qui trình 1.2.1 Tiếp xúc khách hàng Khi KH đến giao dịch với Ngân hàng, yêu cầu đối với GDV là phải tươi cười, chào hỏi, mời nước và trò chuyện tạo không khí gần gũi với và tư vấn đầy đủ thông tin cho KH. 1.2.2 Thực hiện giao dịch Sau khi nắm rõ nhu cầu của KH, GDV bắt đầu thực hiện giao dịch Trước hết, kiểm tra xem KH đã có mã CIF chưa. Nếu chưa có thì khai mã CIF vào phiếu đăng kí thông tin KH (đối với KH mở sổ tiết kiệm), đơn đăng kí mở tài khoản cá nhân (đối với KH mở tài khoản thanh toán cá nhân), đơn đăng kí mở tài khoản doanh nghiệp (đối với KH mở tài khoản doanh nghiệp). Lưu ý mỗi KH chỉ có một mã CIF. GDV hướng dẫn KH ký 2 chữ ký mẫu thường dùng của mình vào phiếu đăng ký và chữ ký này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình giao dịch ở Đại Á. Nếu KH muốn thay đổi chữ ký phải làm đơn xin đổi chữ ký. KH là cá nhân muốn mở tài khoản phải có một trong các giấy tờ sau: CMT, bằng lái xe, hộ chiếu (bản photo) KH là doanh nghiệp phải có các giấy tờ sau: Giấy phép đăng kí kinh doanh, mã số thuế, quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản, chữ ký chủ tài khoản, người được ủy quyền (nếu có), CMND của chủ tài khoản, CMND của kế toán trưởng (nếu có), CMND của người được ủy quyền (nếu có). Mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn Khi KH đến, GDV tư vấn cho KH về các sản phẩm tiết kiệm tại Ngân hàng Sau khi đăng kí mã KH, viết giấy đăng kí thông tin KH, GDV chuyển mẫu chữ ký sang cho KS để scan mẫu chữ ký của KH, GDV hướng dẫn KH điền đầy đủ thông tin vào giấy yêu cầu gửi tiền, viết bảng kê các loại tiền nộp Kiểm lại số tiền kê, thông tin cá nhân trên giấy yêu cầu gửi tiền có trùng với giấy tờ tùy thân của KH hay không. In phiếu thu, sổ tiết kiệm, CMT cho KS duyệt, GDV trả cho KH sổ tiết kiệm, CMT và in phiếu lưu 1.2.2.2 Rút lãi bằng tiền mặt In phiếu chi tiền mặt đưa KH ký, in STK, viết phiếu lưu sổ tiết kiệm Kiểm tra chữ ký của KH Mang toàn bộ chứng từ cho KS duyệt 1.2.2.3 Rút một phần gốc bằng tiền mặt Kiểm tra đối chiếu chữ ký của KH In phiếu chi, Sổ TK, mang toàn bộ giấy tờ liên quan sang KS duyệt, đưa cho thủ quĩ chi tiền nếu quá hạn mức. KH kí vào bảng kê nộp tiền Trường hợp sổ tiết kiệm của KH đến hạn rơi vào ngày nghỉ, hôm sau KH đến rút lãi, do lãi đã nhập gốc nên rút một phần gốc. 1.2.2.4 Tất toán sổ tiết kiệm Trường hợp tất toán bằng tiền mặt Tính lãi lại cho KH Đối chiếu kiểm tra chữ ký của KH - In phiếu chi, sổ tiết kiệm, viết phiếu lưu và mang toàn bộ giấy tờ cho KS duyệt - Đưa CMND, phiếu chi tiền sang cho thủ quỹ chi nếu vượt qua han mức - KH ký vào bảng kê nhận tiền. Trường hợp tất toán bằng chuyển khoản KH viết UNC, CMT đưa cho GDV, GDV tính lại lãi cho KH, in phiếu CK, viết phiếu lưu, mang toàn bộ giấy tờ cho KS duyệt 1.2.2.5 Các giao dịch rút sổ tiết kiệm GDV đối chiếu kiểm tra thông tin trên sổ tiết kiệm với giấy tờ tùy thân của KH, thực hiện kiểm tra số dư sổ tiết kiệm. Sau đó thực hiện trên máy 2. Tiền gửi thanh toán 2.1. Lý thuyết 2.1.1 Tiền gửi thanh toán - Khái niệm: Là TK các cá nhân, doanh nghiệp mở nhằm hưởng các dịch vụ thanh toán như: chuyển tiền, nhận tiền, trả phí dịch vụ, trả gốc lãi vay… - Đặc điểm: Lãi suất tiền gửi thanh toán: được hưởng lãi suất không kỳ hạn, nhập lãi vào ngày 25 hàng tháng và được tính theo phương pháp tích số bình quân. 2.1.2. Các giấy tờ cần thiết khi KH muốn mở tài khoản thanh toán - Đối với cá nhân phải có CMND hoặc các giấy tờ tùy thân có hiệu lực - Đối với doanh nghiệp: Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế, giấy bổ nhiệm giám đốc hoặc kế toán trưởng, giấy xác nhận dấu, chứng minh thư photo công chứng của người đứng tên chủ tài khoản Các chứng từ GDV cần lưu khi giao dịch về tiền gửi thanh toán - Giấy nộp tiền mặt - Giấy rút tiền mặt - Ủy nhiệm chi - Séc 2.2. Các giao dịch 2.2.1. Mở tài khoản tiền gửi thanh toán - Đăng ký mã KH Nếu là KH cá nhân: hướng dẫn khách hàng điền vào mẫu “Đăng ký mở TK cá nhân tại ngân hàng” để mở TK cho KH Nếu là KH doanh nghiệp: hướng dẫn KH điền vào mẫu “ Đăng ký mở TK doanh nghiệp tại Ngân hàng” và yêu cầu doanh nghiệp nộp những giấy tờ cần thiết. DN phải ký quỹ tối thiểu là 500.000 đ Scan mẫu dấu và chữ ký mẫu của KH, nhập vào hệ thống 2.2.2. Nộp tiền vào tài khoản - Đưa và hướng dẫn KH viết giấy nộp tiền mặt. Nhận tiền và kiểm đếm ngay trước mặt KH - Viết bảng kê nộp và đưa KH ký - In hạch toán trên giấy nộp tiền. - Đưa toàn bộ giấy tờ kèm CMND cho kiểm soát duyệt. 2.2.3. Rút tiền từ tài khoản - KH xuất trình CMND - Kiểm tra số dư TK của KH có đủ để rút không Nếu không đủ thông báo cho KH để điều chỉnh số tiền rút Nếu đủ: KH rút tiền bằng giấy rút tiền mặt - GDV đưa và hướng dẫn KH viết giấy rút tiền mặt - Đối chiếu chữ ký (nếu là KH cá nhân), đối chiếu mẫu dấu và chữ ký người rút tiền (nếu là KH doanh nghiệp) - In hạch toán trên giấy rút tiền - Mang toàn bộ giấy tờ kèm CMND sang kiểm soát duyệt - Chi tiền cho KH và đưa bảng kê lĩnh cho KH ký 2.2.4. Phát hành thẻ ATM - Đối với KH chưa có tài khoản tại Đại Á Ngân hàng: GDV tiến hành mở TK cho KH. Sau đó thực hiện theo các bước sau: KH viết vào đơn đăng kí mở thẻ kèm theo những giấy tờ cần thiết Sau khi kiểm soát duyệt và in danh sách KH mở thẻ, GDV ký và scan vào Hội sở Sau khi Hội sở gửi thẻ, GDV lưu danh sách phát hành thẻ và nhờ kiểm soát viên kích hoạt lô thẻ mới - Đối với KH đã có tài khoản tại Đại Á Ngân hàng: GDV tiến hành theo các bước trên 2.2.5 Phát hành sổ Séc - Đưa và hướng dẫn KH viết giấy đề nghị cấp Séc Đối với KH cá nhân: được cấp tối đa là 01 cuốn/lần đề nghị Đối với KH doanh nghiệp: được cấp tối đa là 03 cuốn/lần đề nghị - Đưa kèm CMND của KH cho kiểm soát duyệt - Thu phí cấp một quyển Séc: 16.500VND - KH ký nhận và GDV xác nhận số quyển Séc được phát hành vào sổ theo dõi cấp séc 2.2.6. Cung ứng séc - Điều kiện để khách hàng được cung ứng séc trắng Mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Đại Á Ngân hàng. Không bị cấm SD séc hoặc không bị đình chỉ quyền ký phát séc - Thủ tục cấp séc trắng cho khách hàng Lập giấy đề nghị cấp séc nộp cho Ngân hàng Khi nhận được giấy đề nghị cấp séc, kế toán viên và kiểm soát thực hiện: tra cứu thông tin khách hàng qua Trung tâm tín dụng NHNN, kiểm tra CMND, đối chiếu mẫu chữ ký và mẫu dấu. Trước khi giao séc cho khách hàng, kế toán viên phải in trên từng tờ séc trắng nội dung của các yếu tố: tên, số tào khoản và địa chỉ của người ký phát séc. PHẦN II NGHIỆP VỤ TIỀN VAY Lý thuyết Đặc điểm tiền vay - Nguyên tắc vay vốn: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐ tín dụng Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng - Điều kiện vay vốn: Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Có khản năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng trong thời hạn cam kết Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả. Hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật Thực hiện bảo đảm tiền vay theo đúng quy định. Trả nợ gốc và lãi tiền lãi vay - Trả theo các phương thức: Các kỳ hạn trả nợ gốc và số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn, phân ra một hoặc nhiều kỳ hạn. Số tiền trả nợ và thời hạn phân kỳ của mỗi kỳ hạn bằng nhau hoặc không bằng nhau. Các kỳ hạn trả nợ lãi và ngày trả lãi: Kỳ hạn trả nợ lãi: cùng với trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng Ngày trả lãi được xác định vào một ngày cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian nhất định Trường hợp khách hàng trả lãi chậm: mức phạt vi phạm tối đa bằng 5% số lãi tiền vay vi phạm thời hạn trả - Chuyển nợ quá hạn: chuyển toàn bộ số dư nợ trong hợp đồng tín dụng thành nợ quá hạn khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc không trả nợ đúng hạn. Thời điểm tính lãi nợ quá hạn là ngày khoản vay chuyển sang nợ quá hạn. - Thời điểm tính nợ quá hạn là ngày khoản vay chuyển sang nợ quá hạn. Ngân hàng TMCP Đại Á sẽ áp dụng lãi suất quá hạn đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà khách hàng không trả đúng hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng. Các giấy tờ KH cần cung cấp khi giải ngân - CMND của KH - Hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ - Tài sản đảm bảo, định giá tài sản đảm bảo Nhập tài sản trước rồi mới giải ngân. Các chứng từ cần lưu khi trả nợ - Phiếu thu tiền mặt - Phiếu chuyển khoản (Đối với trường hợp trích tiền từ TKTT) 2. Quy trình 2.1. Giải ngân - Giải ngân bằng tiền mặt: GDV nhận từ CBTD giấy nhận nợ, HĐ tín dụng, TS đảm bảo. HĐ thế chấp TSĐB từ vốn vay và các giấy tờ liên quan đến TSĐB, GDV kiểm tra đầy đủ thông tin. Photo HĐ tín dụng, giấy nhận nợ để lưu lại trong tập HĐTD. Nếu món vay cố định kiểm tra lãi suất, số tiền giải ngân, ngày giải ngân phải phù hợp với lịch giải ngân. Nếu là món vay luân chuyển kiểm tra số tiền giải ngân, dư nợ hiện tại không vượt quá hạn mức được duyệt của món vay. Hạch toán Nợ TK 211 Có TK 1011 - Giải ngân bằng DD (Trả tiền vào TK): tương tự như giải ngân bằng tiền mặt, chỉ khác về cách hạch toán: Nợ TK 211 Có TK 4211 - Giải ngân bằng GL (Đối với KH chưa có TK nhưng muốn vay để trả cho người khác): tương tự như giải ngân bằng tiền mặt, chỉ khác về cách hạch toán: Nợ TK: 211 Có TK: 4540 2. Trả gốc vay 2.1. Trả gốc bằng tiền mặt Kiểm tra số tiền giao dịch phải nhỏ hơn hoặc bằng dư nợ TK vay của KH Nợ TK 1011,1012 Có TK 211 2.2. Trả gốc bằng DD Kiểm tra số tiền trong TKTT có đủ để thanh toán không. Nếu đủ GDV thực hiện hạch toán. Nợ TK 4521 Có TK 211 2.3. Trả gốc bằng GL Trả riêng gốc, kiểm tra tài khoản GL phải tồn tại, kiểm tra số dư và ghi nợ TK GL Nợ TK 4599 Có TK 211 3. Trả lãi vay Kiểm tra xem KH có được hỗ trợ lãi suất không. Nếu được, tính lãi suất được hỗ trợ theo công thức: 4% * dư nợ * số ngày / 360 GDV in 03 bảng báo hỗ trợ lãi suất: 01 bản lưu vào sổ phụ để đưa khách hàng, 01 bản lưu ngoài, 01 bản kẹp vào chứng từ. 3.1. Trả lãi bằng tiền mặt Nợ TK 1011 Có TK 3941 Có TK 7020 In phiếu thu tiền mặt (01 liên) 3.2. Trả lãi bằng DD Nợ TK 4211 Có TK 3941 Có TK 7020 In giấy CK và giấy báo Nợ - Có 3.3. Trả lãi bằng GL Nợ TK 3539 Có TK 3941 Có TK 7020 In phiếu chuyển khoản và giấy báo Nợ - Có 4. Giải chấp (Xuất ngoại bảng tài sản thế chấp) GDV kiểm tra dư nợ vay của KH, nếu KH đã trả hết mới tiến hành giải chấp toàn bộ. - Giải chấp toàn bộ tài sản và trả lại cho khách hàng - Giải chấp toàn bộ nhóm tài sản Trường hợp nhiều tài sản thế chấp nhập chung trong một hợp đồng, nếu khách hàng muốn giải chấp từng phần thì: Tra cứu thông tin tài khoản thế chấp. Điều chỉnh giá trị tài sản thế chấp, điều chỉnh giảm nhập giá trị âm - Trường hợp nếu khách hàng muốn mở hợp đồng vay mới và thế chấp lại tài sản đã thế chấp trước đó thì không xuất ngoại bảng tài sản thế chấp PHẦN III DỊCH VỤ Đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (TCLT) Điều kiện thu đổi tiền không đủ TCLT: Tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành đang lưu thông hợp pháp Tiền hư hỏng, biến dạng ko do hành vi hủy hoại Tiền bị cháy, thủng, rách mà diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% diện tích tờ tiền cùng loại Phí đổi tiền không đủ TCLT: mức phí là 4% (Bao gồm cả thuế GTGT) Cách hạch toán: Thu đổi tiền không đủ TCLT Nợ TK 1013 (Tiền mặt không đủ TCLT) Có TK 4523 (Khoản phải trả tiền mặt không đủ TCLT) Chi đổi tiền không đủ TCLT Nợ TK 4523 (Khoản phải trả tiền mặt không đủ TCLT) Có TK 1011, 1012 (Tiền mặt tại Quỹ) Thu phí đổi tiền không đủ TCLT Nợ TK 1011, 1012 (Tiền mặt tại Quỹ) Có TK 4531 (Thuế VAT phải nộp) Có TK 7130 (Thu về dịch vụ ngân quỹ) Mua bán ngoại tệ Muốn thực hiện mua bán ngoại tệ thì cần khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp phải có đầy đủ các điều kiện để đảm bảo mua bán hợp pháp Trường hợp khách hàng bán ngoại tệ: KH viết bảng kê nộp tiền mặt bằng ngoại tệ và ký tên Hạch toán trên máy: có 2 cách Cách 1: BT hạch toán thu USD vào Nợ TK 1031 (Tiền mặt ngoại tệ) Có TK 4711 (Mua bán ngoại tệ tính bằng ngoại tệ) BT hạch toán chi VND Nợ TK 4712 (Mua bán ngoại tệ tính bằng VND) Có TK 1011 (Tiền mặt VND) Cách 2: Hạch toán trên máy. Nhập số ngoại tệ khách hàng muốn đổi, hệ thống sẽ tự quy đổi ra VND Điền đầy đủ thông tin khách hàng In giấy chứng nhận nộp tiền mặt ngoại tệ và giấy rút tiền mặt VND, đưa khách hàng ký Chuyển bảng kê và số tiền ngoại tệ cho thủ quỹ, sau khi kiểm tra thủ quỹ sẽ ký tên, đóng dấu và chi tiền VND Chú ý: Ngân hàng mua USD: mua theo 2 loại mệnh giá 1$, 2$, 5$, 10$: mua theo tỷ giá nhỏ 20$, 50$, 100$: mua theo tỷ giá lớn Chuyển tiền a. Chuyển tiền trong cùng hệ thống - Nộp tiền mặt chuyển cho người có TK tại Đại Á Ngân hàng Đưa và hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin vào giấy nộp tiền mặt Hạch toán trên máy (nộp tiền vào TK): điền số tài khoản, số tiền khách hàng nộp vào In hạch toán vào giấy nộp tiền, chuyển cho kiếm soát duyệt - Chuyển khoản cho người có TK tại Đại Á Ngân hàng Đưa và hướng dẫn khách hàng viết UNC (2 liên) Hạch toán trên máy: Kiểm tra số dư của người chuyển tiền, chữ ký mẫu của khách hàng, hoặc mẫu dấu (nếu là khách hàng DN). Sau đó nhập TK của người chuyển tiền, TK của người thụ hưởng và số tiền chuyển In 1 phiếu chuyển khoản nếu là khách hàng cá nhân, 2 phiếu chuyển khoản nếu là khách hàng doanh nghiệp - Chuyển khoản hoặc nộp tiền cho người không có TK tại Ngân hàng. Người nhận tiền đưa CMND rút ở hệ thống Đại Á Ngân hàng: thực hiện như các bước ở trên. GDV tiến hành thu phí theo mức phí hiện hành của Đại Á Ngân hàng. Chuyển tiền ngoài hệ thống - Nộp tiền mặt chuyển ra ngoài hệ thống Đưa và hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin vào giấy nộp tiền mặt GDV phải viết tay định khoản lên giấy nộp tiền mặt. Hạch toán: Nợ TK 1011 Có TK 4540 Hạch toán: điền mệnh giá và in bảng kê Thu phí Chuyển khoản ra ngoài hệ thống Đưa và hướng dẫn khách hàng viết UNC (2 liên) Hạch toán trên máy: Kiểm tra số dư của người chuyển tiền, chữ ký mẫu của khách hàng, hoặc mẫu dấu (nếu là khách hàng DN). Sau đó nhập thông tin người gửi, người nhận và chi tiết giao dịch Thu phí: thu phí trong hoặc phí ngoài - Chuyển khoản hoặc nộp tiền cho người không có TK tại Ngân hàng. Người nhận tiền đưa CMND rút ở các TCTD khác: thực hiện như các bước ở trên. GDV tiến hành thu phí theo mức phí hiện hành của Đại Á Ngân hàng. Thu phí - Khách hàng cá nhân Nộp bằng tiền mặt: Hạch toán Nợ TK 1011 Có TK 469 Trích từ TK thanh toán: Hạch toán: Nợ TK 4211 Có TK 469 - Khách hàng doanh nghiệp: tách thuế luôn Nộp bằng tiền mặt Hạch toán Nợ TK 1011 Có TK 4531 Có TK 711 Trích từ TK thanh toán Hạch toán: Nợ TK 4211 Có TK 4531 Có TK 711/01 KẾT LUẬN Sau hai tháng thử việc tại Ngân hàng Đại Á – PGD Hàng Buồm, em đã được học tập các nghiệp vụ mà một GDV cần phải làm và đã được tiến hành tập sự.Qua đây, em xin gửi cám ơn đến Ban giám đốc Chi nhánh Hà Nội, các anh chị phòng nhân sự, phòng DV KH Chi nhánh Hà Nội, em xin gửi lời cám ơn các anh chị PGD Hàng Buồm đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em được tập sự tại phòng trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn!! NHẬN XÉT CỦA TRƯỞNG PHÒNG/KIỂM SOÁT …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA PHÒNG NHÂN SỰ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM ĐỐC ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiệp vụ giao dịch viên tại Ngân hàng Đại Á - Phòng giao dịch Hàng Buồm.doc
Luận văn liên quan