Đề tài Nghiệp vụ kế tóan các hình thức huy động vốn chủ yếu tại ngân hàng Sài Gòn thương tín - Phòng giao dịch Lạc Long Quân

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 1.1 Tổng quan về hệ thống Sacombank: 1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển. 1.1.2 Bộ máy tổ chức họat động 1.1.3 Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. 1.1.4 Kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua. 1.1.5 Định hướng phát triển trong thời gian tới. 1.2 Giới thiệu về Sacombank- PGD Lạc Long Quân: 1.2.1 Quyết định thành lập. 1.2.2 Tổ chức họat động. 1.2.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới CHƯƠNG II NGHIỆP VỤ KẾ TÓAN CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHỦ YẾU TẠI SACOMBANK-PGD LAC LONG QUÂN. 2.1 Kế tóan nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm 2.1.1 Tiền gửi tiết kiệm 2.1.1.1 Quy định chung. 2.1.1.2 Quy định cụ thể. 2.1.2 Kế tóan nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm. 2.1.2.1 Nhiệm vụ của kế tóan. 2.1.2.2 Quy trình kế tóan tiền gửi tiết kiệm. 2.1.2.3 Nguyên tắc và phương pháp tính lãi. 2.1.3 Hạch tóan kế tóan tiền gửi tiết kiệm: 2.1.3.1 Tài khỏan sử dụng. 2.1.3.2 Hạch tóan kế tóan tiền gửi tiết kiệm 2.1.3.3 Phương pháp tính lãi và hạch tóan trả lãi. 2.1.3.4 Hạch tóan thu phí dịch vụ. 2.2 Kế tóan nghiệp vụ tiền gửi thanh tóan. 2.2.1 Quy định chung. 2.2.2 Kế toán tiền gửi thanh tóan. 2.2.3 Hạch tóan kế toán: 2.2.3.1 Tài khỏan sử dụng. 2.2.3.1 Hạch tóan kế toán. CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HẠCH TÓAN KẾ TÓAN TẠI SACOMBANK 3.1: Biện pháp thuận lợi cho công tác hạch tóan kế tóan huy động vốn. 3.2: Quy mô Ngân hàng và mạng lưới họat động. 3.3: Công tác điều hành quản trị và họach định chiến lược. 3.4: Nhân sự. 3.5: Đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng nhằm gia tăng nghiệp vụ huy động vốn. 3.6: Công nghệ tin học ngân hàng.

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ kế tóan các hình thức huy động vốn chủ yếu tại ngân hàng Sài Gòn thương tín - Phòng giao dịch Lạc Long Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II NGHIỆP VỤ KẾ TÓAN CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHỦ YẾU TẠI SACOMBANK-PGD LAC LONG QUÂN. 2.1 Kế tóan nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm 2.1.1 Tiền gửi tiết kiệm 2.1.1.1 Quy định chung. 2.1.1.2 Quy định cụ thể. 2.1.2 Kế tóan nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm. 2.1.2.1 Nhiệm vụ của kế tóan. 2.1.2.2 Quy trình kế tóan tiền gửi tiết kiệm. 2.1.2.3 Nguyên tắc và phương pháp tính lãi. 2.1.3 Hạch tóan kế tóan tiền gửi tiết kiệm: 2.1.3.1 Tài khỏan sử dụng. 2.1.3.2 Hạch tóan kế tóan tiền gửi tiết kiệm 2.1.3.3 Phương pháp tính lãi và hạch tóan trả lãi. 2.1.3.4 Hạch tóan thu phí dịch vụ. Kế tóan nghiệp vụ tiền gửi thanh tóan. Quy định chung. Kế toán tiền gửi thanh tóan. Hạch tóan kế toán: 2.2.3.1 Tài khỏan sử dụng. 2.2.3.1 Hạch tóan kế toán. 2.1 Kế tóan nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm: 2.1.1 Tiền gửi tiết kiệm 2.1.1.1 Quy định chung Đối tượng: Cá nhân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của bộ luật dân sự, cá nhân nước ngòai đang sinh sống và họat động hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngòai đang sinh sống và họat động hợp pháp tại Việt nam đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người han chế năng lực hành vi dân sự theo quy định cua Pháp luật thì chỉ được thực hiện các giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. Quyền của người gửi tiền. Người gửi tiền được thanh tóan đầy đủ tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm theo thỏa thuận với Ngân hàng. Người gửi tiền là chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm được chuyển quyền sở hữu, được để lại thừa kế, được ủy quyền cho người khác thực hiện các giao dịch rút tiền gửi tiết kiệm. Người gửi tiền là chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm được cầm cố thẻ tiết kiệm để vay vốn tại Ngân hàng. Người gửi tiền là người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Trách nhiệm của người gửi tiền Thực hiện đúng các thỏa thuận đã cam kết với Ngân hàng. Thông báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm cho NH khi phát hiện mất thẻ tiết kiệm trách bị lợi dụng làm tổn thất tài sản. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do không khai báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm với NH. Quyền của ngân hàng Được quyền từ chối việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, nếu người gửi tiền không thực hiện đúng quy định và các thỏa thuận đã cam kết với NH. Được quyền từ chối việc chi trả tiền gửi tiết kiệm đối với thẻ tiết kiệm đã bị lợi dụng nhưng không phải do lỗi của NH. Trách nhiệm của Ngân hàng NH ban hành và công bố công khai các quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống. Nhận tiền gửi tiết kiệm của các nhân vào các ngày, giờ làm việc của NH. Thanh tóan tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm đúng hạn và đầy đủ Công bố công khai lãi suất tiền gửi tiết kiệm, phương thức trả lãi, mức thu phí đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn và mức thu phí đối với các dịch vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Giữ bí mật và bảo đảm số dư tiền gửi tiết kiệm của chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng đối với tiền gử tiết kiệm do lỗi của NH. Chứng từ, biểu mẫu, sổ sách Thẻ tiết kiệm,chứng chỉ gửi vàng: Là giấy chứng nhận về việc gửi tiền và vàng tại Sacombank, được sacombank cấp cho khách hàng theo mẫu quy định.Trên thẻ tiết kiệm phải có các yếu tố chủ yếu sau: Tên NH; lọai tiền,số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi; ngày đáo hạn lãi suất; phương thức trả lãi; địa điểm thanh tóan. Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu; số CMND của chủ sở hữu. Số thẻ, con dấu, chữ ký của Trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền và chữ ký của giao dịch viên. Các nội dung, chi dẫn khác của NH. Phiếu lưu: Được dùng như bảng sao thẻ tiết kiệm, chứng chỉ gửi vàng đã phát hành cho người gửi lưu tại NH, trên phiếu lưu có chữ ký mẫu của người gửi và các chi tiết khác có liên quan. Giấy nộp tiền (kiêm phiếu thu): được sử dụng khi KH nộp tiền vào NH, nhận tạm ứng từ chi nhánh. Giấy lĩnh tiền( kiêm phiếu chi): được sử dụng khi KH lĩnh tiền mặt, chuyển quỹ về chi nhánh. 2.1.1.2 Quy định cụ thể: Tiền gửi tiết kiệm bằng VND và ngọai tệ: Bao gồm 2 hình thức: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Người gửi tiền được gửi vào và rút ra bất kỳ lúc nào; Được hưởng lãi suất không kỳ hạn của NH quy định theo từng thời kỳ. Đến ngày cuối mỗi tháng NH tự động tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và nhập lãi vào vốn cho KH. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Lãi trả trước: là hình thức gửi tiền mà lãi được trả ngay cho người gửi tại thời điểm gửi. Trả lãi cuối kỳ: Đến ngày đáo hạn NH sẽ tự động nhập lãi vào vốn, nếu người gửi không đến rút vốn và lãi thì tòan bộ số dư mới(gồm vốn và lãi) sẽ được NH kéo dài thêm 1 kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn cũ và áp dụng lãi suất căn cứ vào mức lãi suất hiện hành của NH được công bố vào thời điểm tái tục kỳ hạn mới. Trả lãi hàng tháng: Kể từ ngày đến kỳ lĩnh lãi, người gửi có thể lĩnh khỏan lãi đó vào bất kỳ ngày làm việc của NH, những khỏan lãi người gửi chưa lĩnh NH tạm giữ hộ không nhập vốn. Đến ngày đáo hạn người gửi không rút vốn, NH sẽ tái tục vốn gốc thêm 1 kỳ hạn mới bằng kỳ hạn cũ và áp dụng lãi suất căn cứ vào mức lãi suất hiện hành của NH được công bố vào thời diểm tái tục kỳ hạn mới. Trường hợp vào ngày đến hạn thanh tóan NH không còn huy động lọai kỳ hạn đó nữa thì tiền gửi tiết kiệm sẽ được tái tục thêm một kỳ hạn mới bằng kỳ hạn ngắn hơn liền kề. NH không quy định số tiền gửi tiết kiệm tối đa. Tối thiểu: đối với VND: 50.000đ đối với ngoại tệ : 50USD/EUR b. Huy động vàng. Sacombank chỉ huy động lọai chứng chỉ gửi vàng có kỳ hạn, nếu người gửi rút vàng trước hạn sẽ không được tính lãi. Đơn vị để ghi chép trong nghiệp vụ huy động vàng là chỉ. 1 lượng vàng = 10 chỉ vàng. Số vàng tối thiểu cho mỗi lần gửi là 1 chỉ. 2.1.2: Kế tóan nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm. 2.1.2.1: Nhiệm vụ của kế tóan tiền gửi tiết kiệm. Lập các chứng từ, thẻ, phiếu, mẫu biểu về tiết kiệm và kiểm sóat các yếu tố, ký trên chứng từ và chịu trách nhiệm về các nội dung đã ký. Nhập số liệu cẩn thận, chính xác đối với các giao dịch hàng ngày. Có trách nhiệm bảo quản thẻ tiết kiệm trắng.Nếu thẻ bị hỏng sau khi gạch chéo phải được lưu theo diện sổ bị hỏng. Bảo mật số liệu của khách hàng. Bảo quản hồ sơ khách hàng. Chấp hàng nghiêm túc chế độ hạch tóan kế tóan của NH. 2.1.2.2: Quy trình kế tóan tiền gửi tiết kiệm: Thủ tục mở thẻ tiết kiệm lần đầu: Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại đơn vị và xuất trình các giấy tờ sau: Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình CMND hoặc passport. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngòai phải xuất trình Hộ chiếu được cấp thị thực còn thời hạn hiệu lực. Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngòai việc xuất trình CMND hoặc HC còn hiệu lực phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại NH, trường hợp KH không thể viết được thì phải đăng ký bằng mật mã hoặc dấu vân tay. Thủ tục các lần gửi tiết kiệm tiếp theo. Việc gửi tiền vào thẻ tiết kiệm đã cấp, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm có thể trực tiếp hoặc gửi thông qua người khác. Tất tóan tài khỏan. Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau: Xuất trình thẻ tiết kiệm; Có chữ ký trên giấy lĩnh tiền đúng với chữ ký mẫu hoặc dấu vân tay đã đăng ký tại NH. Đối với cá nhân Việt Nam xuất trình CMND. Đối với cá nhân nước ngòai phải xuất trình HC còn thời hạn hiệu lực. Đối với người gửi tiền là giám hộ hoặc đại diện ngòai việc xuất trình CMND phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh tư cách người giám hộ, đại diện hợp pháp. Đồng tiền chi trả gốc và lãi là đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngọai tệ, khi người gửi tiền có yêu cầu, NH có thể chi trả bằng VND theo tỷ giá mua ngọai tệ mặt niêm yết của NH. Đối với vàng lãi chi trả bằng VND tính theo tỷ giá mua của NH tại thời điểm thanh tóan. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trường hợp ngày đến hạn thanh tóan trùng với ngày nghỉ, ngày lễ, việc chi trả được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên. Người gửi tiền được rút tiền tiết kiệm trước hạn và được hưởng lãi theo quy định trong từng thời kỳ. 2.1.2.3: Nguyên tắc và phương pháp tính lãi: Nguyên tắc tính lãi. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng(30 ngày) hoặc năm(360 ngày). Mức lãi suất từng lọai tiền gửi tiết kiệm được áp dụng theo biểu lãi suất của NH trong từng thời kỳ. Ngày tính lãi: tính ngày gửi không tính ngày lĩnh. Ngày mở thẻ tiết kiệm, chứng chỉ gửi vàng được tính là ngày trả lãi hàng kỳ của loại huy động có kỳ hạn. Ngày trả lãi của lọai huy động có kỳ hạn trả sau là ngày đáo hạn. Kỳ tính lãi có kỳ hạn là tròn tháng từ ngày gửi của tháng này đến ngày gửi của tháng sau, không căn cứ số ngày thực tế của tháng. Khác với nhiều Ngân hàng khác, đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khi khách hàng rút tiền trước hạn nếu tròn tháng vẫn được hưởng lãi suất có kỳ hạn tương ứng của số tháng tròn đó, những ngày lẻ sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Đây cũng là một điểm mạnh của Sacombank so với những ngân hàng khác trong việc huy động vốn.Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được hưởng lãi suất cao hơn trong trường hợp tất tóan thẻ tiết kiệm trước hạn. Phương pháp tính lãi. Tính theo tích số: Áp dụng để tính các khỏan trả lãi tiết kiệm không kỳ hạn, trả lãi tiền gửi thanh toán. Số tiền lãi = Tổng tích số * lãi suất tháng hoặc lãi suất năm. phải trả được tính lãi 30 ngày 360 ngày Tổng tích số được tính lãi = ∑ (Số dư có * số ngày thực tế dư có) Tính theo món: Áp dụng cho trả lãi tiết kiệm có kỳ hạn Số tiền lãi = số dư tiền gửi * thời gian gửi (tháng) * lãi suất (tháng) KH tất tóan trước hạn: Số tiền lãi = [số dư tiền gửi * thời gian gửi( tròn tháng) * lãi suất có kỳ hạn( tháng) ] + [số dư tiền gửi * số ngày không đủ tháng * lãi suất không kỳ hạn( tháng)/ 30 ngày] 2.1.3: Hạch tóan kế tóan tiền gửi tiết kiệm. Tài khỏan sử dụng: Tài khỏan tiền gửi tiết kiệm có dạng: XXXX.YY.ZZZ.WWWWWW Trong đó : XXXX: 4 số tài khỏan cấp III theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Ví dụ: 4211: tiền gửi không kỳ hạn của KH trong nước bằng VND. 4222: tiền gửi có kỳ hạn của KH trong nước bằng ngọai tệ. 4232: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND. YY: 2 số mã loại tiền tệ theo quy định của ngân hàng nhà nước. Ví dụ: 00: VND 01: vàng 37: USD 14: EUR ZZZ: lọai hình trả vốn lãi(đối với TGTK có kỳ hạn) hoặc lọai hình KH(đối với TG không kỳ hạn). WWWWWW: số thứ tự của khách hàng. Ví dụ: 423100.90 .028165 là số tài khỏan tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND của khách hàng cá nhân có số thự tự là 028165. Tài khỏan khác có liên quan như: 1012: tiền mặt VND tại đơn vị hạch tóan báo sổ. 1032: tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị hạch tóan báo sổ. 1052: vàng tại đơn vị hạch tóan báo sổ. Hạch tóan kế tóan tiền gửi tiết kiệm( vốn gốc). Khi khách hàng gửi vào: Khách hàng đến mở sổ tiết kiệm, GDV kiểm tra CMND còn hiệu lực sau đó in những thông tin lên thẻ tiết kiệm, hướng dẫn khách hàng ký chữ ký mẫu lên phiếu lưu, lập phiếu thu cho thủ quỹ ký đã thu tiền sau đó GDV và kiểm sóat ký tên đóng dấu, trả cho khách hàng. Hạch tóan: Nợ TK tiền mặt, ngọai tệ, vàng: Số tiền,vàng gửi vào. Có TK tiết kiệm KH: Số tiền,vàng gửi vào. Ví dụ: Ngày 12/04/2008 khách hàng thứ 152344 Nguyễn Thành Tâm gửi tiết kiệm 50.000.000đ, kỳ hạn 3 tháng. Hạch tóan như sau: Nợ 1012 : 50.000.000 Có 423200. .152344: 50.000.000 Khi khách hàng rút vốn gốc tiền gửi tiết kiệm Khi khách hàng muốn rút vốn gốc ( tới kỳ đáo hạn hoặc tất toán trước hạn), GDV nhận thẻ tiết kiệm đối chiếu với CMND, GDV thu hồi thẻ tiết kiệm và lập phiếu chi đối chiếu chữ ký KH với chữ ký mẫu nếu đúng kiểm sóat viên ký và yêu cầu thủ quỹ chi tiền . Hệ thống hạch tóan như sau: Nợ TK tiền gửi tiết kiệm Có TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác. Ví dụ: Ngày 12/12/2007 KH Nguyễn Hữu Cảnh tất tóan tài khỏan số 126781 kỳ hạn 6 tháng số tiền 60.000.000đ nhận bằng tiền mặt. Hạch tóan: Nợ 423200. .126781: 60.000.000 Có 1012: 60.000.000 Trường hợp KH muốn chuyển đổi từ TK tiết kiệm này sang TK tiết kiệm khác hoặc sang TK tiền gửi thanh tóan, GDV tiến hành tất tóan thẻ TK cũ, mở thẻ TK mới. Ví dụ: Ngày 06/2/2008 KH Trần Văn Minh muốn chuyển TK tiền gửi thanh toán 12.000USD sang TK tiết kiệm 12 tháng của KH có số TK là 154376, lãi trả sau. Nợ 422137. .024786: 12.000 Có 1032: 12.000 Nợ 1032: 12.000 Có 424237. .154376: 12.000 Phương pháp tính lãi và hạch tóan trả lãi. a. TK sử dụng: 801: trả lãi tiền gửi tiết kiệm. 4913: lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng VND. 4914: lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngọai tệ. 4922: lãi phải trả chứng chỉ gửi vàng. Hạch tóan trả lãi: Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: lãi được tính và nhập vốn vào ngày cuối mỗi tháng theo phương pháp tích số: Lãi = ∑(dư có ngày i * số ngày có mức dư có) * LSTG KKH/ 30 ngày. Nợ 801: lãi phải trả Có 4231/4241: lãi phải trả Ví dụ : Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn VND (lãi nhập vốn) là 0,3%/tháng căn cứ vào sổ phụ TK của Kh Nguyễn Mai Hoa số TK 45312: Ngày Phát sinh nợ Phát sinh có 2/3 50.000.000 12/3 40.000.000 20/3 60.000.000 Bảng tính lãi của KH: Ngày Số dư có Số ngày dư có 2/3 – 11/3 50.000.000 10 12/3 – 19/3 10.000.000 8 20/3 – 30/3 70.000.000 11 Số tiền lãi = [(50.000.000 * 10) + (10.000.000 * 8) + (70.000.000 * 11)] * 0.3% / 30 = 135.000 Hạch tóan: Nợ 801 : 135.000đ Có 423100. .045312 : 135.000đ Đối với tiền gửi có kỳ hạn lãi trả trước: Chi lãi cho KH ngay khi gửi tiền: Nợ 388: số lãi trả trước Có TK thích hợp: Hàng tháng phân bổ lãi: Nợ 801: lãi phân bổ hàng tháng Có 388: lãi phân bổ hàng tháng Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi trả cuối kỳ: Trích lãi tiền gửi dự chi hàng tháng: Nợ 801 : số lãi dự chi Có 4913/4914: số lãi dự chi Số lãi dự chi tháng này = số dư tiền gửi cuối tháng trước * lãi suất tháng/30 ngày * số ngày gửi Trả lãi tiền gửi khi đáo hạn: Số lãi phải trả = số dư * lãi suất * số tháng khi đáo hạn tiền gửi tháng theo kỳ hạn Nợ 801: chênh lệch số lãi > số dự chi Nợ 4913/4914 : số đã dự chi Có TK thích hợp: số lãi phải trả Trả lãi tiền gửi khi tất tóan trước hạn: Khi KH có nhu cầu tất tóan trước hạn, KH sẽ được tính lãi có kỳ hạn của số tháng tròn tháng, số ngày lẻ sẽ tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Nợ 4913/4914 : số lãi phải trả. Có TK thích hợp : số lãi phải trả. Đồng thời ghi giảm lãi dự chi: Nợ 4913/4914 : chênh lệch lãi phải trả< lãi đã dự chi Có 801: chênh lệch lãi phải trả < lãi đã dự chi Đối với tiền gửi tiết kiệm lãi trả hàng tháng: Trích lãi tiết kiệm chờ trả hàng tháng: Nợ 801: số lãi chờ trả Có 4913/4914: số lãi chờ trả Trả lãi tiết kiệm cho KH: Nợ 4913/4914: trả lãi cho KH Có TK thích hợp: lãi trả cho KH Đối với tiền gửi tiết kiệm lãi trả hàng quý: Trích lãi tiết kiệm dự chi hàng tháng: Nợ 801: số lãi dự chi Có 4913/4914: số lãi dự chi Lãi tiết kiệm chờ trả hàng quý: Nợ 4913/4914: lãi chờ trả hàng tháng. Có 4599: lãi chờ trả hàng tháng Trả lãi cho KH Nợ 4599: lãi phải trả hàng quý Có TK thích hợp: lãi phải trả hàng quý Ví dụ: KH Ngô Uyên Hương có TK tiền gửi tiết kiệm 12 tháng, lãi trả hàng quý số tiền 500.000.000đ, lãi suất 0.875%/tháng. Hạch tóan: Trích lãi dự chi hàng tháng: Nợ 801: 4.375.000đ ( 500.000.000 * 0.875%) Có 4913 : 4.375.000đ Lãi chờ trả hàng quý : Nợ 4913: 13.125.000đ ( 4.375.000 * 3 tháng) Có 4599: 13.125.000đ Trả lãi hàng quý cho KH: Nợ 4599: 13.125.000đ Có 1012: 13.125.000đ Trả lãi tiền gửi tiết kiệm bằng ngọai tệ: NH trả lãi bằng ngọai tệ chẵn, phần lẻ được đổi ra VND theo tỷ giá tại thời điểm thanh tóan. GDV lập phiếu chi trả lãi và phiếu thu đổi ngọai tệ, hạch tóan: Nợ 4914: số lãi bằng ngọai tệ. Có 1032: số lãi ngọai tệ phần chẵn. Có 4711: số lãi ngọai tệ phần lẻ. Nợ 4712 : số tiền quy đổi. Có 1012: số tiền quy đổi. Ví dụ : Lãi tiền gửi tiết kiệm USD kỳ hạn 6 tháng của KH là 102,5. KH nhận 100USD bằng tiền mặt, phần lẻ đổi ra VND là 2,5USD theo tỷ giá 16.100, số tiền có đựơc là 2,5*16.100=40.250đ Hạch tóan: Nợ 4914 : 102.5 USD Có 1032: 100USD Có 4711: 2,5 USD Nợ 4712: 40.250đ Có 1012 : 40.250đ Đến ngày đáo hạn, KH không đến nhận hoặc yêu cầu mở thêm kỳ hạn mới, lãi sẽ được nhập vốn ( nếu KH chọn lọai hình LNV khi gửi). Nợ 4913/4914 : lãi phải trả Có 4232/4242 : lãi phải trả Nếu KH chọn lãi không nhập vốn thì phần lãi để riêng KH có thể đến nhận bất cứ lúc nào, vốn sẽ được tự động tái tục. Hạch tóan thu phí dịch vụ: KH gửi tiết kiệm nếu rút ra trong vòng 2 ngày kể từ ngày gửi sẽ phải chịu phí kiểm đếm( bao gồm VAT 10%). Đối với VND và ngọai tệ: 0.03% Đối với vàng: 2.000đ/ lượng. Tối thiểu: 10.000đ Phí cấp lại thẻ tiết kiệm : 20.000đ / lần. Hạch tóan khi thu phí : Nợ TK tiền mặt Có TK thu phí Có TK thuế giá trị gia tăng Ví dụ : Ngày 10/04/2008 KH đến PGD LLQ gửi 50 lượng vàng. Ngày 11/04/2008 KH đến NH yêu cầu rút lại tòan bộ số vàng đó. Khi đó KH không những không được hưởng lãi mà còn phải chịu phí kiểm đếm là 50*2.000đ = 100.000đ. Khi đó kế tóan hạch tóan như sau: Nợ 101200 : 100.000 Có 713: 90.909 Có 4531: 9.091 2.2: Kế tóan nghiệp vụ tiền gửi thanh tóan 2.2.1: Những quy định chung về tiền gửi thanh tóan: 2.2.1.1 Mục đích sử dụng: Khách hàng gửi, rút tiền bất cứ lúc nào hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua NH bằng các phương tiện thanh tóan. 2.2.1.2 Đối tượng Cá nhân: Cá nhân là công dân VN có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. cá nhân người nước ngòai có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nước mà người đó là công dân. Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì mọi thủ tục mở và sử dụng tài khỏan phải thực hiện thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật. Tổ chức: Tổ chức Việt Nam được thành lập và họat động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tổ chức nước ngòai được thành lập và họat động theo quy định của pháp luật nước mà tổ chức đó được thành lập. 2.2.1.3 Hình thức: Chủ sở hữu là một cá nhân độc lập đứng tên mở TK (đối với TK tiền gửi thanh tóan cá nhân). Chủ TK là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở TK(đối với tiền gửi thanh tóan của tổ chức). 2.2.1.4 Hồ sơ mở TK tiền gửi thanh tóan: Đối với TK tiền gửi thanh tóan cá nhân: Giấy đề nghị mở tài khỏan. CMND hoặc hộ chiếu. Các giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện, người giám hộ hợp pháp( nếu có ). Đối với TK tiền gửi thanh tóan của tổ chức: Giấy đề nghị mở TK. Các giấy tờ chứng minh tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật ( giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế, giấy phép thành lập doanh nghiệp...) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diên hợp pháp của chủ tài khỏan ( quyết định bổ nhiệm giám đốc, quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật...) CMND của chủ tài khỏan, người được ủy quyền( nếu có). 2.2.2: Kế tóan tiền gửi thanh tóan: Thủ tục mở tài khỏan tiền gửi thanh tóan. Khách hàng đến NH yêu cầu mở tải khỏan thanh tóan, KH điền đầy đủ thông tin vào giấy đề nghị mở tài khỏan thanh toán, ký chữ ký mẫu, mẫu dấu(nếu có). KH trình các giấy tờ cần thiết sau: Đối với khách hàng cá nhân: CMND còn thời hạn hiệu lực hoặc giấy chứng minh tư cách người đại diện, giám hộ hợp pháp. Đối với KH là tổ chức: Giấy tờ chứng minh tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khỏan. Sau khi kiểm tra đầy đủ giấy tờ cần thiết, GDV mở tài khỏan thanh tóan cho KH và thông báo số tài khỏan cho KH. b. Sử dụng tài khỏan tiền gửi thanh tóan Chủ tài khỏan phải duy trì số dư tối thiểu trên tài khỏan: Đối với tài khỏan VND: Số dư tối thiểu đối với cá nhân: 50.000đ Số dư tối thiểu đối với tổ chức : 500.000đ Chủ tài khỏan có tòan quyền sử dụng số tiền trên tài khỏan của mình để thực hiện các khỏan thanh tóan qua NH hoặc rút tiền mặt ra để sử dụng trên phạm vi số dư tiền gửi hiện có. Chủ tài khỏan được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khỏan của mình theo quy định. Không được ủy quyền cho người thứ ba. c. Đóng tài khỏan: Khi chủ TK yêu cầu đóng TK. Khi cá nhân có TK bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Khi tổ chức có TK chấm dứt họat động theo quy định của pháp luật. Chủ TK vi phạm pháp luật trong thanh tóan, vi phạm thỏa thuận với NH, ngưng sử dụng liên tục trong 6 tháng...và NH phải thông báo cho chủ TK biết. 2.2.3: Hạch tóan kế tóan. Tài khỏan sử dụng. 4211: Tài khỏan tiền gửi thanh tóan bằng VND. 5192: thu chi hộ giữa các đơn vị trong ngân hàng. 2.2.3.2 Hạch tóan kế tóan: Khách hàng nộp tiền vào tài khỏan. Khi KH nộp tiền vào TK , KH chỉ cần đọc số TK, kế tóan viên lập phiếu thu và hạch tóan: Nợ 1012: số tiền nộp vào. Có 4211: số tiền nộp vào Ví dụ : ngày 14/04/2008 KH Trần Văn Minh có số TK 4579 nộp tiền vào TK của mình số tiền 500 triệu. kế tóan viên hạch tóan như sau: Nợ 1012: 500.000.000 Có 421100.901.004579: 500.000.000 Kế tóan rút tiền từ tài khỏan tiền gửi thanh tóan. Khi KH yêu cầu rút tiền từ TK, kế tóan viên kiểm tra số dư nếu đủ lập gíây lĩnh tiền mặt, kiểm tra CMND, chữ ký, mẫu dấu(nếu có) đúng theo mẫu đã đăng ký. Hạch tóan: Nợ 4211: số tiền rút ra. Có TK thích hợp: số tiền rút ra. Ví dụ: Ngày 20/04/2008 KH Lê Duy đến PGD LLQ rút tiền từ TK của mình số tiền 100 triệu Kế tóan lập phiếu chi, hạch tóan: Nợ 421100.901.026453: 100.000.000 Có 1012: 100.000.000 Kế tóan thanh tóan qua Ngân hàng. Chuyển tiền đi: Ủy nhiệm chi là chứng từ do chủ TK lập để ủy nhiệm cho NH trích Tk của mình chi trả cho người thụ hưởng. KH lập UNC, GDV kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của UNC, kiểm tra số dư trên TK, CMND, chữ ký mẫu, mẫu dấu đã đăng ký tại NH. Nếu chuyển khỏan trong hệ thống sacombank, đi theo đường fax: Nợ 4211: số tiền chuyển khỏan. Có TK 5192 : số tiền chuyển khỏan. Nếu chuyển khỏan trong hệ thống Sacombank đi bằng điện: Nợ 4211: số tiền chuyển Có 5199: số tiền chuyển Nếu chuyển khỏan ngòai hệ thống, cùng địa bàn, PGDLLQ fax chứng từ về chi nhánh chợ lớn đi CITAD trực tiếp: Nợ 4211: số tiền chuyển Có 3612: số tiền chuyển Ví dụ: Ngày 12/04/2008 Cty Thiên Phước lập UNC yêu cầu NH rút từ TK của mình trả cho đối tác có tài khỏan tại Sacombank chi nhánh Hà Nội số tiền 120.000.000đ. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, kế tóan viên hạch tóan: Nợ 421100.200.037823: 120.000.000đ Có 5199 : 120.000.000đ. Chuyển tiền đến: Nhận được giấy báo có từ CN, PGD khác chuyển đến cho KH. Kế tóan kiểm tra số TK, tên KH nếu đúng thì hạch tóan: Nhận báo có theo đường fax: Nợ 5192: số tiền trên báo có. Có 4211..: số tiền trên báo có. Nhận báo có qua mạng: Nợ 5199: số tiền báo có Có 4211: số tiền báo có Nhận báo có từ CNCL: Nợ 3612: số tiền báo có Có 4211: số tiền báo có Ví dụ: ngày 15/04/2008 nhận được báo có từ chi nhánh Chợ Lớn với nội dung KH Cao Tấn Phát thanh tóan tiền hàng cho Cty Thiên Phước số TK 37823 số tiền 300.000.000đ. Kế tóan hạch tóan như sau: Nợ 3612 : 300.000.000đ Có 421100.200.037823: 300.000.000đ Rút séc: Séc có giá trị 30 ngày kể từ ngày ký phát. KH xuất trình séc, GDV kiểm tra thời gian hiệu lực của tờ séc, số seri phát hành séc, CMND của người thụ hưởng ghi trên séc, chữ ký của chủ tài khỏan, mẫu dấu(nếu có), kiểm tra số dư tài khỏan người phát hành, nếu đúng hạch tóan: Nợ 4211 Có Tk thích hợp Ủy nhiệm thu: UNT là chứng từ đòi tiền do người bán lập, ủy nhiệm cho NH đòi tiền người mua trên cơ sở hàng hóa dịch vụ đã cung cấp. Bên mua khi sử dụng phương thức thanh tóan này phải thông báo cho NH nơi mở TK biết bằng văn bản. Người bán sau khi giao hàng lập UNT gửi vào NH, GDV kiểm tra đối chiếu với thông báo bằng văn bản do người mua gửi trước đây, nếu UNT hợp lệ sẽ trích TK người mua ghi nợ và báo có cho người bán. Nợ 4211( người mua) Có 4211( người bán) Hạch toán lãi tiền gửi thanh toán. Đối với tiền gửi thanh tóan lãi được tính tương tự lãi tiền gửi tiết kịêm không kỳ hạn và lãi được nhập vốn vào ngày cuối mỗi tháng. Số tiền lãi = Tổng tích số * lãi suất tháng hoặc lãi suất năm. phải trả được tính lãi 30 ngày 360 ngày Tổng tích số được = ∑ (Số dư có x số ngày thực tế dư có) tính lãi Nợ 801: số tiền lãi phải trả. Có 4211/4221: số tiền lãi phải trả. Ví dụ: Tài khỏan tiền gửi thanh tóan VND tháng 04/2008 của cty Thiên Phước như sau: ngày 01/04 số dư tài khỏan tiền gửi: 500.000.000 ngày 04/04 cty nộp tiền mặt: 200.000.000 ngày 07/04 lập UNC mua hàng: 400.000.000 ngày 12/04 lập UNC thanh tóan tiền hàng:120.000.000 ngày 15/04 nhận doanh thu bán hàng: 300.000.000 ngày 28/04 thực hiện thanh tóan lương qua NH: 200.000.000 Bảng tính lãi của cty Thiên Phước như sau: Ngày số dư có số ngày thực tế dư có 01/04-03/04 500.000.000 3 04/04-06/04 700.000.000 3 07/04-11/04 300.000.000 5 12/04-14/04 180.000.000 3 15/04-27/04 480.000.000 13 28/04-30/04 280.000.000 3 Với lãi suất tiền gửi thanh toán là 0.3%/tháng, lãi tiền gửi thanh tóan của cty Thiên Phước là: [(500.000.000 * 3) + (700.000.000 *3) +( 300.000.000 * 3) + (180.000.000 * 5)+ )480.000.000* 13) + (280.000.000 * 3)] x 0.3%/ 30 = 1.248.000 Hạch tóan: Nợ 801 : 1.248.000 Có 421100-034521: 1.248.000 Kế tóan thu phí qua Ngân Hàng: Các trường hợp thu phí Chuyển khỏan: Cùng hệ thống: khác tỉnh Khác hệ thống Tài khỏan sử dụng: 711: thu phí dịch vụ thanh tóan. 713: thu dịch vụ ngân quỹ( phí kiểm đếm..) 719: thu khác 4531: thuế giá trị gia tăng phải nộp. Hạch tóan: Nợ 4211/4221 Có 711/713.. Có 4531 Ví dụ: Ngày 12/03/2008 Cty TNHH Hòang thông số TK 23234 chuyển trả cho đối tác 120.000.000đ có tài khỏan tại Sacombank-chi nhánh Lâm Đồng, phí chuyển tiền trừ vào TK của cty. Hạch tóan phí như sau: Nợ 421100.200.023234: 120.000.000*0,03%=36.000đ Có 711: 32.727 Có 4531: 3.273

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 2.doc
  • docCH��NG I.doc
  • docCH��NG III.doc
  • doctrang bia.doc
Luận văn liên quan