tác động của túi nilon : phân tích đánh giá
môn kinh tế công
có vấn đề về tài liệu: liên hệ nick yahoo: belong2266
Lời mở đầu
Túi nilon là một vật dụng hết sức thân thiết với mọi người, mọi nhà. Việc sử dụng túi nilon mỗi ngày đã ăn vào nếp sống của mỗi người dân thành thị cũng như nông thôn. Túi nilon có những tiện ích mà khó có một loại vật liệu nào thay thế được. Bên cạnh đó, giá thành của mỗi chiếc túi nilon lại rẻ khiến cho việc tiêu thụ loại túi này càng mạnh mẽ hơn. Ngày nay, túi nilon được sử dụng ở khắp nơi, từ người bán hàng rong cho đến các cửa hàng, siêu thị, Sản xuất và tiêu thụ như thế nhưng ít ai để ý đến những tác hại của túi nilon gây ra cho môi trường và con người. Và ý thức của mỗi người trong việc sử dụng túi nilon cũng đáng để chúng ta phải quan tâm, lưu ý.
2. Tiêu cực:
Việt Nam được xem là một trong số các nước sản xuất nhiều túi nilon các loại và cũng là quốc gia dùng túi nilon lãng phí nhất. Tính trung bình mỗi gia đình ở Việt Nam dùng không dưới 10 chiếc tui nilon để sử dụng hàng ngày. Túi nilon được sử dụng xong liền bị vứt vào sọt rác ,cống rãnh, mương thoát nước, vườn hoa, vỉa hè, lòng đường . Bất cứ chỗ nào có bóng dáng con người là nơi đó túi nilon được “hào phóng” thả về với gió, trả lại thiên nhiên một cách vô tư. Con người đang biến một vật dụng tiện lợi, rẻ tiền như túi nilon thành một thảm họa ô nhiễm môi trường. Ở các nước phát triển, từ vài thập niên nay, các nhà khoa học đã lên tiếng nói “không” với túi nilon. Nhiều quốc gia đã khuyến khích người dân dùng các loại túi “thân thiện môi trường”.
Ở Việt Nam túi nilon chủ yếu làm bằng nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình diễn ra rất chậm. Thành phần các loại nhựa này không chứa độc nhưng các chất phụ gia làm mềm dẻo lại gây độc cho con người.
Từ xưa đến nay, túi nilon là một loại túi thông dụng của người dân, mà nơi góp phần làm tăng việc sử dụng là hệ thống các siêu thị, tiệm tạp hóa bán lẻ, những khu chợ lương thực phẩm Nói chung tất cả mọi người điều dùng bao nilon để đựng bất cứ gì cần thiết. Khi đi chợ, hầu hết mọi người đã thay thế những loại giỏ đi chợ bằng cách dùng túi nilon vì nó gọn nhẹ, rất tiện lợi, và được các thương nhân cho không một cách vô tội vạ. Rồi những túi nilon sau khi sử dụng đó sẽ đi về đâu? Có tới 71% cho biết là vứt ngay sau lần sử dụng đầu tiên (vứt vào sọt rác) chỉ có 19% là sẽ rửa sạch và cất đi để lần sau dùng lại. Theo mạng Việt Nam Net: tại những tành phố lớn, rác thải nilon đã trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với môi trường. Riêng TP. HCM mỗi ngày thải ra chừng 50 tấn túi nilon. Ngay cả các thôn huyện xa xôi, chẳng thiếu gì các loại lá làm thức gói vậy mà vẫn bị túi nilon đánh bại. Báo nông thôn ngày nay phản ánh: ở nhiều vùng quê, sau mỗi phiên chợ người ta gom rác lại đốt, khói độc khét lẹt của túi nilon cháy bao phủ khắp các vùng. Khi đào giếng, đào móng dưới đất đâu đâu cũng gặp một tầng “ văn hóa nilon” không hề bị phân hủy sau bao năm tháng.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9383 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ngoại tác - Tác hại của túi nilon với môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo
o0o
Trường đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Tế
Môn Kinh Tế Công Cộng
Đề tài:
GVHD:
Thành viên nhóm:
Nguyễn Ngọc Thùy Dương 40662308
Bùi Thị Kim Huệ 40602010
Trần Ái Thi 40662222
Nguyễn Thị Ngọc Linh 40662122
Phạm Thị Ngọc Hiếu 40662090
Tp. HCM, ngày 02 tháng 06 năm 2009
Lời mở đầu
Túi nilon là một vật dụng hết sức thân thiết với mọi người, mọi nhà. Việc sử dụng túi nilon mỗi ngày đã ăn vào nếp sống của mỗi người dân thành thị cũng như nông thôn. Túi nilon có những tiện ích mà khó có một loại vật liệu nào thay thế được. Bên cạnh đó, giá thành của mỗi chiếc túi nilon lại rẻ khiến cho việc tiêu thụ loại túi này càng mạnh mẽ hơn. Ngày nay, túi nilon được sử dụng ở khắp nơi, từ người bán hàng rong cho đến các cửa hàng, siêu thị,… Sản xuất và tiêu thụ như thế nhưng ít ai để ý đến những tác hại của túi nilon gây ra cho môi trường và con người. Và ý thức của mỗi người trong việc sử dụng túi nilon cũng đáng để chúng ta phải quan tâm, lưu ý.
Cơ sở lý luận:
Định nghĩa:
Ngoại tác là những lơi ích hay chi phí ảnh hưởng ra bên ngoài không được phản ánh qua giá cả. Các chủ thể tác động ở đây là cá nhân hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh và tác động này có thể là tác động tốt hay là tác động xấu. Ngoại tác thể hiện trong 3 mối liên hệ: mối quan hệ giữa sản xuất –sản xuất, mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, và tiêu dùng và tiêu dùng.
Phân loại:
Tính hiệu quả của sự tác động:
● Ngoại tác tích cực:
Là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến các đối tượng chịu tác động. Ví dụ : tiêm chủng phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, nâng cấp nhà ở,…
● Ngoại tác tiêu cực:
Là yếu tố ngoại vi tác động xấu đến đối tượng chịu tác động. Ví dụ: ô nhiễm do sự ùn tắc xe ô tô,khói thuốc lá,…
Ngoại tác là một vấn đề lớn vì chúng làm cho thị trường không đạt hiệu quả.
Chúng làm cho sản xuất quá nhiều những hàng hóa tiêu cực và quá ít những hàng hóa tích cực.
Mức độ tác động:
● Ngoại tác liên quan đến vần đề sở hữu:
Có nghĩa là sự xuất hiện của nó, mức độ tác động phụ thuộc vào sự sở hửu của cá nhân hay một tập thể nào tạo ra nó.
● Ngoại tác về mặt kĩ thuật :
Được hiểu là sự thay đổi về tính chất, phẩm chất, trình độ kĩ thuật sẽ dẫn đến những việc ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực lên các yếu tố bị tác động.
● Ngoại tác liên quan đến hàng hóa công:
Có nghĩa là việc tác động đến các đối tượng nhiều hay ít không liên quan đến mức độ tác động của nó.
Sơ lược về túi nilon:
Túi nilon là sản phầm của nghành công nghiệp hiện đại,với nhiều mẩu mã và tiện ích. Túi nilon đã giúp cho con người thuận tiện hơn trong việc mua sắm, đi chợ hay trở thành những chiếc tui xinh xinh đựng quà tặng. Có thể thấy rằng túi nilon là một ví dụ điển hình cho sự thành công của ngành công nghiệp hóa dầu. Công nghệ phát triển, giá của những chiếc túi nilon rẻ hơn so với các loại bao bì khác, vì vậy mà người ta không ngần ngại cho không những chiếc túi nilon một cách vô tội vạ khi có một vị khách nào đến mua hàng. Dần dần nó đã ăn sâu vào lối sinh hoạt của người dân lúc nà không biết. Các loại vật liệu bao gói thời trước như các loại lá, giấy báo,… dần bị xếp xó, nhường chỗ cho muôn màu túi nilon ngự trị.
Tác dụng ngoại tác của túi nilon ảnh hưởng đến môi trường:
Tích cực:
Tiện lợi:
Từ khi được phát minh ra cho đến ngày nay, túi nylon vẫn luôn được xem là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong việc chứa đựng hàng hóa, nhất là tính năng đựng đa dạng loại hàng hóa cả hàng khô lẫn hàng ướt. Túi nylon được làm từ loại vật liệu không thấm nước, dùng được trong những trường hợp hàng hóa là chất lỏng như nước giải khát, hàng thủy hải sản, rác sinh hoạt, … và nhất là khi dùng không sợ bị thấm nước, ướt mưa.
Túi nylon với thiết kế gọn, đơn giản, mỏng, nhẹ, dễ di chuyển, dễ xách khi mua hàng hóa cũng như mang về nhà. Túi nylon là loại túi đựng hàng hóa dễ mua nhất, và dễ có nhất do tính sử dụng rộng khắp của nó. Ngày nay, túi nylon được sử dụng rộng rãi và phổ biến đến mức mua bất kỳ loại hàng hóa nào, bạn cũng dễ dàng nhận được túi nylon từ người bán để đựng hàng hóa. Từ bó rau, miếng thịt cho đến bánh kẹo, trái cây, tất cả đều được người bán cung cấp túi nylon một cách miễn phí.
Theo Khảo sát thực tế của Qũy tái chế TP. HCM năm 2008, 93% người dân khi đi mua hàng không đem theo túi đựng vì chắc chắn người bán sẽ cung cấp. Mức sử dụng túi nylon: chợ: 70%, siêu thị: 25%, TTTM: 3%.
Túi nylon là loại túi có thể dùng dược với nhiều mục đích khác nhau. Người tiêu dùng có thể dùng đựng được nhiều loại hàng hóa khác nhau trừ xăng dầu, hóa chất độc hại và acid.
Giá rẻ:
Giá túi khá rẻ từ 20 nghìn-25 nghìn đồng/kg, là bạn đã có hàng trăm cái, đủ loại, kích cỡ đa dạng. Thậm chí nếu không thì khi đi mua hàng, người bán sẽ sẵn lòng “biếu tặng” bạn thêm vài túi nilon “đựng cho chắc ăn” (!)à dễ mua, tốc độ sử dụng túi nylon ngày càng tăng. Đặc biệt, tại các siêu thị lớn, các trung tâm thương mại, túi nylon vẫn được ưu tiên hàng đầu trong việc đựng hàng hóa.
Chính vì lý do đó mà chúng ta có thể hiểu được túi nylon luôn được ưa chuộng dùng hơn các loại vật dụng khác như ly, hộp nhựa; ly, hộp giấy, cà mên,… Ngày nay, bước ra đường, từ chợ đến trường học, công ty, bệnh viện, đi dâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những túi nylon đủ cỡ đang làm nhiệm vụ mang đựng hàng hóa một cách đắc lực và không ngừng nghỉ trong xã hội chúng ta.
Tiêu cực:
Việt Nam được xem là một trong số các nước sản xuất nhiều túi nilon các loại và cũng là quốc gia dùng túi nilon lãng phí nhất. Tính trung bình mỗi gia đình ở Việt Nam dùng không dưới 10 chiếc tui nilon để sử dụng hàng ngày. Túi nilon được sử dụng xong liền bị vứt vào sọt rác ,cống rãnh, mương thoát nước, vườn hoa, vỉa hè, lòng đường... Bất cứ chỗ nào có bóng dáng con người là nơi đó túi nilon được “hào phóng” thả về với gió, trả lại thiên nhiên một cách vô tư. Con người đang biến một vật dụng tiện lợi, rẻ tiền như túi nilon thành một thảm họa ô nhiễm môi trường. Ở các nước phát triển, từ vài thập niên nay, các nhà khoa học đã lên tiếng nói “không” với túi nilon. Nhiều quốc gia đã khuyến khích người dân dùng các loại túi “thân thiện môi trường”.
Ở Việt Nam túi nilon chủ yếu làm bằng nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình diễn ra rất chậm. Thành phần các loại nhựa này không chứa độc nhưng các chất phụ gia làm mềm dẻo lại gây độc cho con người.
Từ xưa đến nay, túi nilon là một loại túi thông dụng của người dân, mà nơi góp phần làm tăng việc sử dụng là hệ thống các siêu thị, tiệm tạp hóa bán lẻ, những khu chợ lương thực phẩm… Nói chung tất cả mọi người điều dùng bao nilon để đựng bất cứ gì cần thiết. Khi đi chợ, hầu hết mọi người đã thay thế những loại giỏ đi chợ bằng cách dùng túi nilon vì nó gọn nhẹ, rất tiện lợi, và được các thương nhân cho không một cách vô tội vạ. Rồi những túi nilon sau khi sử dụng đó sẽ đi về đâu? Có tới 71% cho biết là vứt ngay sau lần sử dụng đầu tiên (vứt vào sọt rác) chỉ có 19% là sẽ rửa sạch và cất đi để lần sau dùng lại. Theo mạng Việt Nam Net: tại những tành phố lớn, rác thải nilon đã trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với môi trường. Riêng TP. HCM mỗi ngày thải ra chừng 50 tấn túi nilon. Ngay cả các thôn huyện xa xôi, chẳng thiếu gì các loại lá làm thức gói vậy mà vẫn bị túi nilon đánh bại. Báo nông thôn ngày nay phản ánh: ở nhiều vùng quê, sau mỗi phiên chợ người ta gom rác lại đốt, khói độc khét lẹt của túi nilon cháy bao phủ khắp các vùng. Khi đào giếng, đào móng dưới đất đâu đâu cũng gặp một tầng “ văn hóa nilon” không hề bị phân hủy sau bao năm tháng.
Không chỉ sử dụng nhiều túi nilon mà bộ phận không nhỏ người dân thành phố còn có hành vi ứng xử rất xấu trong việc xả thải túi nilon. Phòng quản lý chất thải rắn tài nguyên môi trường cho hay, rác là túi nilon hiện chỉ chiếm khoảng 5% - 7%/ tổng lượng rác thải được ghi nhận “đổ về” tại các bãi rác thành phố. Trong khi lượng rác thải tại các bãi rác thành phố hiện vào khỏang 7000 tấn mỗi ngày. Như vậy chỉ mới có khoảng 30-40 tấn nilon được tập trung về các bãi rác.. Số túi nilon còn lại hẳn đã bị vứt bừa bãi xuống sông, kênh rạch của thành phố. Ước tính trên thế giới 1 năm có 9,3 tỷ tấn túi nilon không được thu gom phải tự phân huỷ. Túi nilon đã và đang bị vứt bừa bãi ra môi trường và đang gây thiệt hại cho môi trường là rất lớn, bởi túi nilon lẫn vào đất có thể làm chậm tiến trình tăng trưởng của cây trồng, ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất. Túi nilon nằm kẹt sâu trong cống, rãnh, kênh, rạch làm tắt nghẽn cống, kênh, rạch gây ngập úng bởi không có sự tác động của nhiệt độ cao từ ánh sáng mặt trời thì phải mất 500-1000 năm túi nilon mới có thể phân hủy. Không chỉ gây hại cho môi trường mà túi nilon nếu không sử dụng đúng cách còn gây hại cho chính người sử dụng. Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi.
Việc chôn lấp túi nilon gây ảnh hưởng đến môi trường nước còn việc đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chứa chất độc Dioxin và Furan gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ… Các loại túi nilon màu chứa thực phẩm có thể làm thực phẩm nhiễm các kim loại như chì. Clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hại hơn là hiểm họa từ các loại túi nilon tái chế. Rất nhiều loại túi nilon được tái chế từ rác thải, công đoạn tái chế xử lý rất thủ công, trong quá trình sản xuất được trộn các loại hóa chất làm tăng độ bền và dẻo của sản phẩm đang bán rọng rải trên thị trường tìm ẩn nhiều hóa chất độc hại. Các loại túi nilon được sản xuất từ nhựa PP, PE, PS là các loại nhựa không có tính độc. Tuy nhiên một số loại túi làm bằng nhự polyvinyl có phân tử đơn lẻ polyvinyl có khả năng gây ung thư. Còn lại phần lớn các túi nilon được sản xuất từ những chất liệu nhựa rất độc hại với sức khỏe của con người.
Những tác hại trên cho chúng ta thấy hậu quả từ việc sử dụng bao nilon là không nhỏ, không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Lỗi không chỉ do những nhà cung cấp, sự thiếu xót của chính phủ mà phần lớn là từ ý thức của người dân cũng như thói quen dùng bao nilon mà không biết cách giữ gìn bảo vệ môi trường sau khi sử dụng.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính dẫn đến việc sư dụng bao nilon một cách tràn lan là do giá thành . Do bao nilon có giá thành rẻ hơn hẳn so với các loại vật liệu khác và được các thương nhân sẵn sàng cho không để làm vừa lòng khách hàng nên lượng bao nilon lưu thông trên thị trường ngày càng nhiều.
Ngoài ra còn do ý thức của người dân còn kém, còn vứt bừa bãi túi nilon ra môi trường tự nhiên và dù có khá nhiều người biết về tác hại của túi nilon gây ra (56% biết rất rõ, 42% cho biết thỉnh thoảng có nghe tới tác hại của túi nilon, chỉ có 2% cho biết là chưa bao giờ nghe nói tác hại của loại túi này gây ra cho sức khỏe và môi trường), nhưng chưa ai thật sự nói không với túi nilon. Kết quả thăm dò của Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi khí hậu (SCC), đối với 200 khách hàng: Một hộ gia đình trung bình dùng tới 11,3 túi nilon/ngày.
Sau đây là kết quả thăm dò dư luận:
Gia đình bạn có sử dụng túi nilon khi đi chợ, đi mua hàng, đựng đồ đạc không?
Có: 100%
Không: 0%
Mỗi ngày gia đình bạn sử dụng hết bao nhiêu túi nilon?
Dưới 5 cái: 55%
Từ 6-10 cái: 36%
Trên 10 cái: 9%
Bạn có bao giờ nghe nói đến tác hại của túi nilon?
Biết rất rõ: 56%
Thỉnh thoảng" 42%
Chưa bao giờ: 2%
Sau khi mua hàng về, bạn xử lý thế nào với túi nilon?
Vứt ra sọt rác: 71%
Rửa sạch để lần sau dùng lại: 19%
Theo bạn, chúng ta có nên sử dụng các loại túi thân thiện môi trường thay cho túi nilon?
Có 98%
Không cần thiết: 2%
Biện pháp:
Chính sách chính phủ:
Đánh thuế cấm phát không:
Điểm quan trọng nhất của giải pháp hạn chế túi nilon chính là đánh thuế. Nghĩa là đánh vào bản chất cung cầu; tiền hàng giữa bên bán và bên mua. Nếu như người bán hàng bị đánh thuế thì họ sẽ tính đến bài toán kinh tế, giá bán hàng lúc đó sẽ kèm theo giá túi. Còn người mua thi không được cung cấp miễn phí túi thì họ cũng phải tìm giải pháp chi tiêu ít hơn hoặc cắt khoản chi tiêu này.
Biện pháp đánh thuế mặc hàng túi nilon cũng đã được đưa lên bàn thảo luận. Tháng 8/2008, tại hội thảo “ đề xuất các biện pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon tại TH.HCM”. Theo đó mức thuế sẽ được cộng vào giá thành của túi và người tiêu dùng phải trả khi mua hàng. Mức thuế sẽ được tính theo từng loại túi
Ví dụ: túi xốp dùng một lần sẽ chịu mức thuế cao hơn túi nilon dày; túi bao gói thực phẩm (sản phẩm đụng sữa, trái cây, thịt cá…) không bị thu thuế sử dụng.
- Bên cạnh đó chính phủ phải có biện pháp thiết thực hơn để kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất túi nilon và tiến tới luật hóa nghĩa vụ của các doanh nghiệp này trong việc thu hồi tái chế hoặc xử lý chất thải mà họ sản xuất.
- Hiện nay không thiếu những loại túi thân thiện với môi trường. chính phủ phải tạo điều kiện cho những sản phẩm này đến với người tiêu dùng. Bằng cách hổ trợ vốn, và các ưu đãi khác… Như vậy việc nghiên cứu sản xuất loại túi này nới mong đại trà ra thị trường với giá chấp nhận được.Trước mắt có thể sử dụng túi giấy, túi vải thay cho túi nilon. Bên cạnh đó có thể quay lại các loại bao giấy truyền thống, các loại lá…
- Một hướng mới cho việc sử lý chất thải bao nilon đó là quy trình tái chế rác thải hổn hợp không cần phân loại, phần rác hữu cơ được tách ra để sản xuất phân hữu cơ, phần còn lại được nấu lên thành nguyên liệu thay thế những vật liệu xây dựng truyền thống như xi măng cốt thép.
- Đẩy mạnh áp dụng việc phân loại rác ngay tại nơi xả rác như tại gia dình tại nơi công cộng. Điều nay có thể gặp khó khăn ban đầu do thói quen và ý thức của người dân nhưng cùng với tuyên truyền và giáo dục ý thức nôi trường, việc phân loại để tái chế rác thải có thể là một biện pháp khả thi và hiệu quả nhất trong các điều kiện hiện tại.
- Hiện nay bài trừ túi nilon đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng thành công như: Australia kêu gọi các siêu thị từng bước chấm dứt xử dụng túi nilon trên toàn quốc vào năm 2008. Đài Loan bắt người mua không mang theo túi riêng phải trả 1 dola Đài Loan. Hà Lan không phát túi nilon khi bán hàng, khách hàng được khuyến khích mua các loại túi tự hủy giá chỉ từ 01-02 euro.Trung Quốc cấm phát miễn phí túi nilon cho khách hàng nếu có sẽ bị phạt 10 nghìn tệ nếu phạm luật… Vậy thì từ những gì đã thấy, đã nghe từ các quốc gia trên thế giới vậy thết hỏi tại sao chúng ta không làm được như vậy?
Hành động của doanh nghiệp:
Nhận thức rõ được tác hại của túi nilon, các doanh nghiệp đã và đang ra sức cố gắng hạn chế phát không túi nilon bằng các túi sử dụng nhiều lần thân thiện với môi trường.
Metro đã bán cho khách hàng những chiếc túi được làm từ sợi tổng hợp có thể sử dụng nhiều lần với giá 7 nghìn đồng thay cho những chiếc túi nilon mỏng phát miễn phí.
Đại diện của hệ thống siêu thị BigC khẳng định, việc giảm thiểu túi nilon ở Việt Nam là điều cần thiết. Bản thân siêu thị này cũng đã thực hiện nhiều biện pháp như gửi thông điệp "Giảm thiểu dùng túi nilon để bảo vệ môi trường" đến khách hàng, hạn chế tối đa việc cung cấp túi nilon ở quầy thu ngân... Hiện BigC đưa vào ứng dụng việc dùng túi sử dụng nhiều lần LOHAS (Lifestyles of Health and Sustainability) tại hệ thống siêu thị BigC, được bán bằng với giá vốn.
Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình giáo dục phân loại rác tại nguồn (3R) tại HN, tháng 8.2008, toàn bộ hộ dân trong phường Phan Chu Trinh (HN) đã được phát miễn phí túi eco-bag (túi có thể sử dụng nhiều lần và phù hợp với môi trường) và nghe thuyết trình về phong trào dùng túi eco-bag đi chợ và ý nghĩa của loại túi này. Sau đó, dự án tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ích lợi của eco-bag và thu hút được 90% hộ dân
trong phường tham gia.
Cuối năm 2005, Cty cổ phần văn hoá Tân Bình đầu tư sản xuất bao bì nhựa tự huỷ theo công nghệ hiện đại của Canada. Kế tiếp là, Cty Phú Hoà (Bến Tre) ra mắt các sản phẩm bao bì không gây ô nhiễm môi trường tận dụng từ nguồn phế liệu bã mía, xơ dừa bỏ lại sau thu hoạch. Năm 2008, Cty TNHH thương mại và dịch vụ Phúc Lê Gia (TPHCM) giới thiệu loại túi nhựa sản xuất theo công nghệ tự phân huỷ sinh học Biocom. Cty TNHH thương mại và sản xuất nhựa Tiến Thành (Gia Lâm, HN) cũng ra mắt loại bao bì sản xuất từ bột bắp, không gây ô nhiễm môi trường... Gần đây nhất là Cty Cổ phần Công nghệ mới (Long Biên, HN) đã ra mắt sản phẩm bao bì tự huỷ được làm từ nhựa PE, PP, PVC trộn thêm các phụ gia tự huỷ là các polyme sinh học. Do đó, loại túi này có thể tiêu huỷ trong vòng từ 2,5-3 năm, thay vì nhiều năm như các loại túi
nilon thông thường.
Đề xuất của nhóm:
Từ thực tế, nhóm nhận thấy rằng túi nylon không hẳn là nhu cầu mà đôi khi đã trở thành một thói quen, một “xu hướng tiêu dùng” của người Việt Nam. Sau đây là một vài ý kiến đề xuất của nhóm với mong muốn góp phần thay đổi thói quen sử dụng túi nylon nhằm hạn chế rác nylon, bảo vệ môi trường.
Trước tiên, tăng cường công tác tuyên truyền “Nói không với túi nylon ”, nâng cao ý thức của người dân đối với thói quen dùng túi nylon nhằm bảo vệ môi trường. Phát động phong trào giảm lượng dùng túi nylon và thay dùng túi giấy, túi dùng nhiều lần một cách sâu rộng trong quần chúng dân cư. Phải làm cho người dân thực sự hiểu rõ được tác hại gây ô nhiễm do túi nylon gây ra, từ đó gây dựng ý thức tự giác không dùng túi nylon.
Năm 2008, UBND TP. Hội An đã triển khai thực hiện đề án không sử dụng túi nylon trên đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp).
Phát túi nylon tự hủy cho du khách trên đảo. Ảnh: PV
Sử dụng loại túi làm bằng chất liệu dễ phân hủy và không có thành phần chất độc hại như túi nylon: túi tái chế.
Khuyến khích sử dụng túi giấy, giấy báo, giấy xi măng, lá chuối, … cho các loại hàng hóa không cần thiết phải dùng túi nylon như hàng hóa khô, vật dụng bình thường, …
Sừ dụng loại túi tái sử dụng nhiều lần: đây là loại túi được người tiêu dùng mua một lần, sau khi sử dụng có thể giặt sạch và đem theo đựng hàng hóa cho những lần mua hàng tiếp theo.
Theo khảo sát của Qũy tái chế TP. HCM năm 2008, có đến 28% người dân vứt ngay túi nylon sau khi mau hàng xong. Điều này giúp tiết giảm được đáng kể số lượng bao nylon được dùng trên thị trường và lượng rác nylon được thải ra ngoài môi trường.
Theo Khảo sát của Qũy tái chế thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, TP. HCM, có khoảng 7000 tấn rác, trong đó rác túi nylon chiếm khoảng 40 tấn được thu gom, còn khoảng 10 tấn rác túi nylon được bay tự do!
Tăng cường công tác giáo dục ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Đem chương trình bảo vệ môi trường vào trường học để giáo dục học sinh ngay từ nhỏ, giúp tạo ra nhận thức tốt cho con em chúng ta.
Vận động các nhà máy, siêu thị, cửa hàng, công ty lớn phải là những đơn vị đi đầu trong việc thay dùng túi nylon cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có như vậy mới tạo được sức lan rộng ra cho người tiêu dùng và khách hàng.
Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho những chương trình , dự án khuyên dùng “túi không phải nylon” của các đơn vị, doanh nghiệp.
Tích cực nghiên cứu ra một loại túi có thể thay thế túi nylon một cách hoàn hảo: túi tự hủy, túi phân hủy sinh học, …
Thắt chặt, kiểm soát hơn nữa hoạt động sản xuất túi nylon, hạn chế việc sản xuất đại trà như trước nữa.
Kết luận:
Là người dân trong trời đại thông tin, có lẽ ai trong chúng ta đều đã ý thức được tác hại của nilon gây ra cho môi trường nhưng việc hạn chế hay chấm dứt hẳn việc sử dụng túi nilon quả là điều không dễ. Nhưng để bảo vệ môi trường mà chúng ta đang sống, mỗi người dân cần có ý thức trong việc sử dụng túi nilon, không vứt bừa bãi sau khi sử dụng, dùng các túi sử dụng nhiều lần, túi nilon tự hủy, … để góp phần bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.
Tài liệu tham khảo
www.tuoitreonline.com
www.thanhnien.com
www.xaluan.com
sách kinh tế công cộng-Ths.Nguyễn Thuấn
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
I. Cơ sở lí luận 3
1.Định nghĩa 3
2.Phân lọai 3
3.Sơ lược về túi nilon 4
II. Tác dụng ngoại tác của túi nilon ảnh hưởng đến môi trường 4
1.Tích cực 4
2.Tiêu cực 5
III. Biện pháp 9
1.Chính sách chính phủ 9
2.Hành động của doanh nghiệp 11
3.Đề xuất của nhóm 12
IV. Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 15
Mục lục 16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh tế công- ngoại tác.doc