Do vị trí địa lí của mình, Việt Nam có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị khá đặc biệt. Vị thế ấy tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam đón nhận nhiều luồng giao lưu văn hóa khác nhau. Có thể đó là luồng văn hóa đến từ lục địa Trung Hoa, có thể đó lại là luồng văn hóa đến từ Ấn Độ, nhưng cũng có khi là luồng văn hóa đến từ trời Tây hay bên kia bờ biển Thái Bình Dương xa xôi. Tuy vậy, nét đặc biệt của văn hóa Việt Nam lại là “sự không chối từ”- chữ dung của J.Fray. Cởi mở trong việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài, tiếp thu tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn hóa của mình, đó là một hằng số của văn hóa Việt Nam. Nhìn ở phương diện xã hội, nông dân, nông nghiệp lúa nước và xóm làng là ba nhân tố cơ bản của nền văn minh thôn dã Việt Nam, bên cạnh đó ngôn ngữ cũng là một nhân tố tạo nên các nét đặc sắc của văn hóa Việt. Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau. Mà chúng ta biết Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Nền văn hóa của Việt Nam được tạo ra từ nền văn hóa của 54 tộc người trên đất nước Việt Nam, trong đó Huế là một nơi có những nét văn hóa rất đặc sắc, độc đáo. Điều này được tạo ra là nhờ ngôn ngữ rất riêng của vùng đất Huế cố đô. Cố đô Huế mang trong mình di sản văn hóa độc đáo với một quần thể kiến trúc kinh đô Huế, con người Huế và những nét văn hóa ấn tượng, đặc trưng hấp dẫn của ẩm thực Huế. Vì vậy, rất nhiều người khi đến Huế phải thốt lên rằng Huế thật đẹp với những con đường xanh ngắt, những ngôi nhà cổ kính, những di tích lịch sử lâu đời, những món ăn rất cay- rất Huế Và một thứ “đặc sắc” để lại ấn tượng trong long mỗi du khách chính là chất giọng trọ trẹ của miền Trung, là những “chi, mô, răng, rứa” khiến ai đi xa cũng nhớ mãi. Khúc ruột miền Trung- vùng đất sóng biển vỗ bờ đá núi, với điệp trùng núi non ghềnh thác. Không bị trói buộc lề thói một cách quá chặt chẽ như quê cha cội nguồn Bắc Kỳ, cũng không quá thoáng đạt như xứ sở sông nước phù sa Nam Kỳ, chất trầm lắng, tính chịu thương, chịu khó dường như ăn sâu vào giọng nói. Cho nên, làm sao cảm nhận được cuộc sống đầy thơ mộng và đầy thú vị trong cảm giác ở Huế khi ta lưu lại đó ít ngày. Bởi Huế đẹp với dáng vẻ duyên dáng riêng của nó, một cái đẹp được kết hợp giữa thiên nhiên với những hứng khởi của con người trong sự tĩnh lặng siêu nhiên, đem lại sự thư thái trong tâm hồn của ta. Qua đó, chúng ta thấy ngôn ngữ thể hiện rất rõ nét trong văn hóa của Huế, nó thể hiện qua phong cảnh, con người, ẩm thực và phong tục, lễ hội.
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5832 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngôn ngữ thể hiện trong văn hóa Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
HỌC PHẦN: NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA
ĐỀ TÀI: NGÔN NGỮ THỂ HIỆN TRONG VĂN HÓA HUẾ.
Giảng viên: TS. Lê Viết Dũng
Nhóm SV: Nguyễn Thị Hương
Lê Thị Huệ
Đường Thị Lan Anh
Thân Thị Hậu
PHẦN MỞ ĐẦU
Do vị trí địa lí của mình, Việt Nam có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị khá đặc biệt. Vị thế ấy tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam đón nhận nhiều luồng giao lưu văn hóa khác nhau. Có thể đó là luồng văn hóa đến từ lục địa Trung Hoa, có thể đó lại là luồng văn hóa đến từ Ấn Độ, nhưng cũng có khi là luồng văn hóa đến từ trời Tây hay bên kia bờ biển Thái Bình Dương xa xôi. Tuy vậy, nét đặc biệt của văn hóa Việt Nam lại là “sự không chối từ”- chữ dung của J.Fray. Cởi mở trong việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài, tiếp thu tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn hóa của mình, đó là một hằng số của văn hóa Việt Nam. Nhìn ở phương diện xã hội, nông dân, nông nghiệp lúa nước và xóm làng là ba nhân tố cơ bản của nền văn minh thôn dã Việt Nam, bên cạnh đó ngôn ngữ cũng là một nhân tố tạo nên các nét đặc sắc của văn hóa Việt. Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau. Mà chúng ta biết Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Nền văn hóa của Việt Nam được tạo ra từ nền văn hóa của 54 tộc người trên đất nước Việt Nam, trong đó Huế là một nơi có những nét văn hóa rất đặc sắc, độc đáo. Điều này được tạo ra là nhờ ngôn ngữ rất riêng của vùng đất Huế cố đô. Cố đô Huế mang trong mình di sản văn hóa độc đáo với một quần thể kiến trúc kinh đô Huế, con người Huế và những nét văn hóa ấn tượng, đặc trưng hấp dẫn của ẩm thực Huế. Vì vậy, rất nhiều người khi đến Huế phải thốt lên rằng Huế thật đẹp với những con đường xanh ngắt, những ngôi nhà cổ kính, những di tích lịch sử lâu đời, những món ăn rất cay- rất Huế… Và một thứ “đặc sắc” để lại ấn tượng trong long mỗi du khách chính là chất giọng trọ trẹ của miền Trung, là những “chi, mô, răng, rứa” khiến ai đi xa cũng nhớ mãi. Khúc ruột miền Trung- vùng đất sóng biển vỗ bờ đá núi, với điệp trùng núi non ghềnh thác. Không bị trói buộc lề thói một cách quá chặt chẽ như quê cha cội nguồn Bắc Kỳ, cũng không quá thoáng đạt như xứ sở sông nước phù sa Nam Kỳ, chất trầm lắng, tính chịu thương, chịu khó dường như ăn sâu vào giọng nói. Cho nên, làm sao cảm nhận được cuộc sống đầy thơ mộng và đầy thú vị trong cảm giác ở Huế khi ta lưu lại đó ít ngày. Bởi Huế đẹp với dáng vẻ duyên dáng riêng của nó, một cái đẹp được kết hợp giữa thiên nhiên với những hứng khởi của con người trong sự tĩnh lặng siêu nhiên, đem lại sự thư thái trong tâm hồn của ta. Qua đó, chúng ta thấy ngôn ngữ thể hiện rất rõ nét trong văn hóa của Huế, nó thể hiện qua phong cảnh, con người, ẩm thực và phong tục, lễ hội.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.Các khái niệm
1.1.1 Ngôn ngữ
Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa ngôn ngữ nên có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ dân tộc. Trong đó, có nhà văn Tô Hoài đã nói về ngôn ngữ dân tộc như sau: Lời ăn tiếng nói nước ta giàu có, rất bản lĩnh với một cung cách phát triển riêng. Cả trăm năm, ngàn năm mất nước, dẫu cho bộ máy cai trị và tầng lớp trên có nhất thiết phải nói, phải viết tiếng nước khác thì đâu đâu từ Nam chí Bắc nước ta vẵn chỉ sử dụng tiếng nước nhà. Cho tới năm 1945 tiếng và chữ Việt đã hoàn toàn và thực sự là Quốc ngữ. Đó là nói về ngôn ngữ dân tộc, nhưng khi đưa ra khái niệm ngôn ngữ nói chung thì có rất nhiều ý kiến khác nhau, mỗi ý kiến có một ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên, có một khái niệm nó tổng hợp tất cả các ý kiến đó là: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt, truyền thông văn hóa, lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Hiểu một cách đơn giản nhất, ngôn ngữ chính là tiếng nói và chữ viết của các cộng đồng người để giao tiếp và phát triển xã hội. Ngôn ngữ rất đa dạng, phức tạp nhưng đều có chung chức năng là giao tiếp và làm phương tiện tư duy. Nó còn có các đơn vị ngôn ngữ như sau: âm vị, hình vị, từ ngữ, mệnh đề, câu, văn bản để làm nên một hệ thống ngôn ngữ thống nhất.
1.1.2 Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thưở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa không đơn giản và thay đổi theo thời gian thuật ngữ văn hóa với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỷ XVII-XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông nghiệp.
Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất, đại diện là E.B Taylo. Theo ông, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa” hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.
Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là một tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. Từ ý nghĩa như trên, theo định nghĩa của UNESCO ta có thể hiểu: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
1.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa, văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Người ta nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển. Sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ lại luôn đi song song với phát triển và biến đổi của văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ thì phải chú tâm đến văn hóa. Điều đó được thể hiện trong trường hợp tiếp xúc văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóa khác nhau.
Yếu tố văn hóa có vai trò quan trọng trong giao thiệp, tiếp xúc đặc biệt là giao thiệp văn hóa. Đây cũng là vấn đề ngôn ngữ và vấn đề bối cảnh văn hóa. Chú tâm đến khía cạnh văn hóa khi nghiên cứu ngôn ngữ là cần thiết và là cách tìm hiểu mới,một địa hạt mới trong ngôn ngữ học.
Bởi vậy, bảo vệ ngôn ngữ các dân tộc chính là bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
1.2.Giới thiệu chung về Huế
1.2.1 Vùng đất Huế
Thừa Thiên Huế, khúc ruột miền Trung của Tổ quốc, nằm từ dãi đất sông Ô Lâu đến đèo Hải Vân , là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: sông Hương, núi Ngự. Thiên Thai, Bạch Mã… cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng trường tồn mãi mãi với thời gian nên Huế trở thành một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử.
Thừa Thiên Huế- nằm trong một vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Trung, có những lợi thế về mặt địa lí, tài nguyên cảnh quan thiên nhiên, dồi dào nguồn nhân lực, có một hệ thống giao thông phong phú và toàn diện về đường sắt, đường biển, đường bộ, đường hàng không. Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lí 16-16,8 vĩ độ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên 5.055 km2, dân số trung bình năm 2002 là 1.092.000 người chiếm 1.5% về diện tích và 1.4% về dân số so với cả nước. Thừa Thiên Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150 xã, phường thị trấn. Bờ biển của tỉnh dài 128 km, có Thuận An và cảng Chân Mây có thể đón các tàu có trọng tải lớn cập bến. Có cảng hàng không Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A và đường sắt duyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81km biên giới với Lào. Trong đó, thành phố Huế là một đô thị loại một của tỉnh Thừa Thiên Huế, trước đây chính là thủ phủ của đất nước trong thời gian dài.
Thành phố Huế và dòng sông Hương chảy quanh êm đềm, phẳng lặng, những đồi núi nhấp nhô được điểm cùng những khu vườn cây trái sum suê, tất cả tạo nên một tuyệt tác thi ca đô thị. Vì vậy, để có một vùng đất Huế như ngày nay thì chúng ta không thể bỏ qua lịch sử của vùng đất này.
Kể từ khi được sát nhập vào lãnh thổ nước ta với tư cách là món quà sính lễ của vua Chế Mân cưới công chúa Huyền Trân năm 1306, trải qua nhiều triều đại, Thừa Thiên Huế là “phên dậu”, là vùng viễn xung yếu của Tổ quốc. Đến năm 1626, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên chọn vùng đất “địa lợi, nhân hòa” Thuận Hóa xưa để thiên dinh từ Đông Ái Tử (Quảng Trị) về lập dinh ở làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) và gây dựng cơ đồ lâu dài cho vua chúa nhà Nguyễn, lãnh thổ Thừa Thiên Huế ngày nay có bước ngoặt trong phát triển. Sau nhiều lần thiên dinh đến các địa điểm khác nhau trong tỉnh, năm 1738 chúa Nguyễn Phúc Khoát lại dời dinh về thủ phủ Phú Xuân. Việc chọn Phú Xuân làm thủ phủ lâu dài càng tạo điều kiện thuận lợi cho Huế phát triển thành đô thành và là trung tâm chính trị - quân sự- kinh tế của xứ Đàng Trong. Năm 1786 Phú Xuân được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của vương triều Tây Sơn, sau đó vua Gia Long và các vua Nguyễn về sau không những chọn Huế làm kinh đô lâu dài (gần 150 năm), mà còn đầu tư mở rộng, xây dựng kinh thành nguy nga, đồ sộ. Qua đó, ta thấy Huế từng là tiền đồn bảo vệ biên cương, rồi kinh đô của Việt Nam.
Ngày nay, Thừa Thiên Huế trở thành một tỉnh kết nối, chuyển tiếp quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, là trung tâm văn hóa, khoa học giáo dục lớn của cả nước. Hơn nữa, Huế còn là một kho sử liệu sống động, vừa mang đậm nét những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
1.2.2 Con người Huế
Cuộc sống của người Huế gắn bó rất chặt với quá khứ của thành phố này, cho nên con người Huế xưa và nay luôn chịu ảnh hưởng, tác động của vùng đất kinh đô. Vùng đất kinh đô xưa đã tạo cho người dân nơi đây một phong thái thanh tao, cao nhã nhưng rất đằm thắm, nhẹ nhàng, điều này không chỉ có ở những phi tần, mỹ nữ, những vương tôn quý tử trong Hoàng thành mà còn lan tỏa trong tầng lớp nhân dân. Cái phong thái cao nhã ấy nó ẩn hiện ngay từ tiếng “dạ, thưa” mềm mại từ cái dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyển trong chiếc áo dài tím thướt tha, để giờ đây Huế như một viên ngọc tím huyền ảo mà ai cũng biết tới.
Những ai đã đến Huế, đã nói chuyện với người dân nơi đây hẳn sẽ thấy ngay được ở họ sự thân thiện, mến khách và rất nhiệt thành. Mặc cho thời gian có qua đi nhưng nghe tiếng “dạ”, tiếng “thưa” nhẹ nhàng dễ nghe thì ai cũng có thể nhận ra giọng Huế - người Huế như lời bài hát “Tình yêu từ chiếc nón Bài Thơ, từ giọng nói ấm trầm sâu lắng lạ”. Và có lẽ thế mà người Huế có tiếng hát cũng mượt mà và đằm thắm hơn ai hết. Lên thuyền Rồng dạo trên sông Hương vào buổi tối mát rượi mùa hè để nghe Nhã nhạc cung đình Huế hẳn sẽ khó lòng quên được cái thiết tha, sâu lắng trong mỗi câu ca.
Con người Huế dù đi đâu về đâu thì hình ảnh khắc sâu trong tâm khảm họ chính là chiếc áo dài. Cho đến những năm 1970, con gái Huế ra khỏi nhà là mặc áo dài, kể cả chị tiểu thương ở chợ hoặc bà bán hàng rong. Áo dài Huế không chấm gót như áo Sài Gòn, cổ áo cao vừa phải, có áo cũng thắt đáy lưng ong, nhưng lại không bó quá, tà cũng không xẻ quá cao.
Mặt khác, tìm hiểu về người Huế ta còn có thể thấy được nét đẹp trong tư chất của họ. Vùng đất kinh đô xưa đã từng là cái nôi nuôi dưỡng những nhân tài như Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành, Tố Hữu…nơi đây vừa đào tạo, rèn luyện con người, vừa là môi trường lí tưởng để hun đúc bồi dưỡng tư chất cho tuổi thanh niên, lập nghiệp. Cho đến bây giờ Huế vẫn là nơi ươm mầm cho những tài năng trẻ, đưa Huế trở thành trung tâm văn hóa lớn của cả nước. Một điều trong tính cách con người xứ Huế mà không thể không nhắc đến đó là sự giao hòa với thiên nhiên cỏ cây. Từ suy nghĩ như vậy nên đa số người Huế chọn cách xây dựng nhà ở của họ là hướng ngoại, trong nhà hay ngoài vườn đều có sự giao hòa với thiên nhiên, điển hình là các nhà vườn truyền thống mà đến Huế chúng ta sẽ có dịp được thưởng ngoạn. Vì vậy, vẻ đẹp tự nhiên của Huế, con người Huế thân thiện, dễ gần, cuộc sống thanh bình, yên tình và điều kiện sống dễ dàng ở Huế chính là những đặc trưng của một thanh phố Việt Nam. Ba yếu tố thiên nhiên, kiến trúc và con người hòa quyện với nhau để tạo thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật đặc thù của dân tộc. Đến Huế, người ta dễ nhận ra được tâm hồn Việt Nam.
CHƯƠNG II :NGÔN NGỮ THỂ HIỆN TRONG VĂN HÓA CỦA HUẾ
2.1 Đặc trưng văn hóa
2.1.1 Lối sống và cách ứng xử
Thừa Thiên Huế từng là một vùng đất định đô của vua chúa suốt nhiều thế kỷ. Về mặt tâm linh và tư tưởng, người dân đa số thấm nhuần Phật giáo và Nho giáo. Trong khi Phật giáo dẫn đạo tư tưởng ở bình diện trừu tượng và siêu hình, thì Nho giáo thâm nhập trực tiếp hơn vào đời sống hằng ngày của người dân và được xem như một ”đạo làm người” hay như một ”thuật xử thế” đi vào phong tục, tập quán. Điều này được thể hiện ứng xử trong gia đình và ứng xử ngoài xã hội. Đối với việc ứng xử trong gia đình, người dân Huế đặc biệt nặng lòng với gia đình, có khi sống khuôn khổ vào gia đình. Hiện tượng “kín cửa” hoặc “kín cổng cao tường” thường bắt gặp ở Huế nơi những gia đình mệnh danh là đại gia và “hoàng phái” khiến cho con gái trở thành cao giá và con trai thiếu thích nghi với xã hội. Tình trạng này nay đã thuyên giảm nhiều. Trong họ hàng, gọi bà con phía nội là chú (em trai của cha), bác (anh trai của cha), cô hoặc o (chị hoặc em gái của cha), còn phía ngoại là dì (chị hoặc em gái của mẹ), dượng (chồng của dì), cậu (anh hoặc em trai của mẹ).
Khi ứng xử ngoài xã hội thì lại khác, con người ở đây có những cảm nghĩ và hành động nhiều khi đối nghịch nhau, ngay trong ăn uống, nói năng hay trong ứng xử. Huế là một trung tâm của lối ăn chay, tức là ăn nhạt, vậy mà người ở đây lại thích ăn cay. Nói năng từ tốn, điềm đạm (thiếu nữ Huế nổi tiếng dịu dàng, e lệ, rụt rè), nhưng lại quả quyết, dứt khoát. Trong ứng xử, phản ứng đầu tiên được thể hiện bằng tiếng “dạ” nghe như bằng lòng, chấp thuận, nhưng tiếp theo đó là cân nhắc, suy tính. Thanh niên Huế tưởng như qua sông Hương lờ đờ, trầm mặc, vậy mà có thể hành động tiên phong, quyết liệt như đã từng chứng tỏ qua các lần nổi dậy chống áp bức của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dân nghèo nhưng sang (người ta bảo đó là tính “đài lệ”, tính “đế đô”), ít nói nhưng hay bắt bẻ, lý sự, còn trong lòng chất chứa nhiều nỗi giằng co. Đối với khách, con người Huế thường dè dặt, thận trọng trong lời nói, thái độ , có khi như thiếu cởi mở, nói chung hiếu khách nhưng vẫn mực, có khi bảo thủ, vì e ngại ngộ nhận.
2.1.2 Văn hóa cố đô
Tọa lạc bên bờ sông Hương xanh biếc êm đềm vốn xưa nay vẫn chảy lưng lờ qua lòng đô thị chính là quần thể kiến trúc kinh đô Huế được xây dựng dưới thời triều Nguyễn. Các công trình kiến trúc cung đình không gian kiến trúc, văn hóa truyền thống đô thị Huế gồm các yếu tố cảnh quan môi trường sinh thái đặc trưng của sông hương, núi ngự cộng với di sản kiến trúc cố đô Huế…
Các công trình kiến trúc cung đình và dân gian triều Nguyễn, nhà vườn và kiến trúc thời Pháp. Tổ hợp di sản kiến trúc đó hài hòa, liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất toàn vẹn, tạo nên vẻ đẹp “dịu hiền pha lẫn trầm tư” đặc trưng của Huế, tạo nên cái hồn Huế được kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử với giá trị toàn cầu của di sản văn hóa thế giới. Huế vùng đất mang nhiều dấu ấn văn hóa lịch sử quan trọng, nưi giao thoa và hội tụ các yếu tố văn hóa miền Bắc, miền Nam và Tây Nguyên. Các thế hệ con người xứ Huế đã tiếp thu những tinh hoa giá trị của nhiều vùng, miền và sáng tạo những giá trị văn hóa riêng đậm đà bản sắc.
Đây cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn giữ lại được diện mạo của thành phố thị dân thời trung đại với bố cục và cấu trúc không gian điển hình. Đặc biệt, quần thể kiến trúc kinh đô như thành quách, hoàng cung, lăng tẩm, kiến trúc tôn giáo đình,chùa, kiến trúc dân gian nhà rừng – vườn… đều được quy hoạch theo kiến trúc phong thủy phương Đông, hiền hòa với môi trường cảnh quan thiên nhiên cũng rất đặc trưng của vùng đất non xanh, nước biếc. Văn hóa Huế nói chung, kiến trúc Huế nói riêng đã góp phần quan trọng đánh dấu một giai đoạn phát triển văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.
Vẻ đẹp của Huế - thành phố bảo tàng đã được ông Amadou Mahatar Mbow, nguyên tổng giám đốc Unesco đánh giá: Cách cấu tạo tượng trưng của các khoảng không gian khác nhau làm cho Huế trở thành thành phố của sự hài hòa tuyệt diệu, Huế thực hiện được sự tổng hợp đạo và đời trong kiến trúc, tổng hợp được cổ xưa và hiện đại, qua đó cố đô cổ kính chung sống hài hòa với thành phố trẻ ngày nay…
Công trình kiến trúc thành nội Huế là một dấu ấn đặc biệt cuối cùng lịch sử nền quân chủ tập quyền Việt Nam. Nó chứa đựng trong lòng một hệ thống các công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ như cung điện, đình chùa, miếu mạo, nhà ở truyền thống các khu dân cư trong kinh thành, sản phẩm thành tựu kiến trúc khéo léo tài ba của những người thợ thủ công Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Còn khu lăng tẩm các vua triều Nguyễn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo hoàn hảo, những khuôn viên thơ mộng trữ tình mang vẻ đẹpkiêu sa, lộng lẫy như một tòa lâu đài bí ẩn lôi cuốn hấp dẫn các nhà khoa học cũng như khách du lịch trong và ngoài nước kiến trúc của dân tộc Việt Nam.
Trong những đặc trưng văn hóa lâu đời của Huế thì sự đa dạng cầu kì trong cách chế biến thức ăn góp phần không nhỏ vào việc hình thành nét riêng xứ Huế. Món ăn giản dị, phông phú, mang hương vị đằm thắm của sản phẩm nơi đồng ruộng, đầm phá, núi sông cố đô song cũng không kém phần sang trọng tinh tế với các bài mang tính nghệ thuật của các món ăn cung đình.
Mặt khác, Huế không có sự tương phản, không có sự ồn ào náo nhiệt của công nghiệp và thương nghiệp lớn. Huế là cả một sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Chính xác riêng biệt này đã làm xiêu lòng bao người đã là nguồn cảm hứng cho bao thi sĩ và cũng là nền tảng cho một nền ca nhạc Huế với dáng vẻ riêng biệt của nó, mà chỉ riêng ca Huế mới có. Ca Huế chú trọng khai thác kỹ năng đàn và hát những lời thơ trong hát ả đào. Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bởi vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà phải là người Huế ca. Sắc thái của ca nhạc Huế là vậy. Một sắc thái của riêng Huế “chẳng nơi nào có được” trong tính cách hài hòa của Huế.
2.2 Ngôn ngữ trong văn hóa Huế.
Tiếng Huế, tuy không phải là một thứ tiếng riêng biệt, và tuy chỉ được nói bởi một số dân không đông chừng vài trăm ngàn người trong khuôn khổ của thành phố nhỏ, lại có tầm quan trọng lớn hơn nhiều. Huế nay đã được Liên Hợp Quốc xem như là một phần đáng bảo vệ của di sản văn hóa nhân loại; kiến trúc Huế, áo dài, nón bài thơ Huế, nhạc Huế, ca Huế, món ăn Huế đang được hồi phục ( dù động cơ lắm khi chỉ là thương mại du lịch). Tiếng Huế là sợi dây nối liền mọi khía cạnh tên của Huế xưa. Biết đâu sau này hoặc đã có những học giả tìm về nguồn gốc của những tiếng, từ Huế mà soi sáng thêm nguồn gốc của người Huế và văn hóa Huế, nơi đã là chốn kinh kì trong mấy năm, từ thời là đất chàm, rồi thành thủ phủ Đàng trong chúa Nguyễn và biến thành thủ đô của nhà Nguyễn.
2.2.1 Ngôn ngữ Huế.
Người Huế ảnh hưởng đời sống qua chín đời chúa, mười ba đời vua. Trước năm 1975 người miền Nam gọi Huế là cái rốn văn hóa, tuy nhiên người Huế dùng nhiều thổ ngữ và phát âm nghe khó hiểu. thí dụ như ông:ôn; mẹ: mạ; cô: o, mự; bữa qua: hôm qua; bể mõ: vỡ mồm; chộ: nhìn; chi rứa, làm răng…nhiều từ nghe thật xa lạ. Ngôn ngữ Việt Nam nói chung và Huế nói riêng, rất phong phú, tuy nhiên có một số thổ ngữ khó hiểu nhưng các từ điển tiếng Việt không giảng giải rõ? Phải công nhận Huế có nhiều thổ âm, thổ ngữ rất đặc thù. Điều này cộng với giọng Huế thuộc về một âm vực trọ trẹ khó nghe đối với các miền khác của đất nước, đã dẫn đến hậu quả như người ta thường nói tiếng Huế thật khó, khó hiểu. Người Huế thường biến âm từ ô sang u, từ ôi sang ui, có khi là những từ quen với tại miền khác, nhưng người Huế thường dùng theo kiểu bóng gió thì hiểu hơi mệt. Người Huế, cũng như một số vùng khác, gọi hạt là hột. Ví dụ: hột lúa, hột mè, hột đậu, hột trai. Hai bà già cùng xóm nói chuyện với nhau như thế này:
“- Nghe nói con Chanh có người đi ngó rồi mà còn chưa ưng.
- Xì, bày đặt, có hột, có hạt rồi mà còn làm bộ.”
Không ưng chừ thì mai mốt đem lên tra mà cất. Đi ngó hay đi dòm, trong ngữ cảnh này nên hiểu là đánh tiếng, ngỏ ý. Tra là chỗ cao và kín của ngôi nhà rường nhà dung để cất lúa, các vật quý, các vật ít dung hay không dùng nhưng vất đi thì tiếc. Trong mẫu đối thoại ngắn đó, một bà nói rằng cô Chanh trong xóm có người ngỏ ý muốn cưới nhưng cô ta chưa bằng lòng. Bà kia đáp rằng cô Chanh đã quá lứa, quá tuổi xuân thì rồi, không bằng lòng bây giờ, mai trở thành gái già thì chỉ có nước xếp xó mà thôi. Chỉ có trái đã già thì mới có hột. Bà già kia dung chữ hột theo lối ẩn dụ, bóng bẩy.
2.2.2 Ngôn ngữ qua phong cảnh.
Một vòng cung của dãy núi phía Tây chạy dài từ Bắc xuống Nam với những sắc màu luôn thay đổi, khi thì màu lam đục, khi thì màu trắng sữa, lại có màu tím mờ. Rồi một con sông không dài gối đầu lên dãy núi, nhẹ nhàng chảy dài theo hai bờ phượng vĩ đỏ rực khi trời hè, có lúc men theo đôi bờ màu bích ngọc của cỏ cây, đi qua những nhà vườn – vườn nhà kín đáo. Con sông đó, sông Hương đó lại như một suối tóc dài được cài lên trên đó một chiếc lược ngà màu trắng bạc – cầu tràng tiền – có in hình những tà áo trắng vừa đủ kín đáo và duyên dáng.
Sông Hương đắm mình trong vẻ đẹp nên thơ mờ ảo của sương sớm bồng bềnh, khi chìm, khi khuất trong màu tím của cỏ cây đôi bờ, như mơ như thực, lặng lờ êm ả trôi như còn lưu luyến điều gì chưa muốn trôi xuôi đổ ra các đầm phá mênh mông. Giữa khung cảnh sông núi hữu tình ấy, các lăng tẩm, đền chùa nằm chen vào, như tô điểm thêm cảnh trí tuyệt vời, đưa con người càng đắm mình trong ngọt ngào của cuộc sống, trong âm vang của tiếng chuông chiều, trong những giai điệu tụng kinh của âm nhạc nhà Phật. Một giọng nói Huế nhỏ nhẹ, dịu dàng mà dễ thương của các cô gái, một giọng hò mái nhì man mác làm xao xuyến biết bao lòng người. Phong cảnh Huế rất đẹp trước hết là nhờ con sông Hương, con sông Hương – cái tên của nó cũng đẹp như hình và sắc của nó - ở Huế không như con sông Hồng ở Hà Nội. Con sông Hồng là nguồn gốc thiên tai thủy tạo cho xứ Bắc, trái lại con sông Hương là kho tàng tài nguyên thủy lợi cho đất kinh thành. Có thể ví von con sông Hồng như một bà già cay nghiệt khắc khe mà con sông Hương là một tiểu thư mỹ triều, mơ mộng, hay một thục nữ duyên dáng yêu kiều, quyến rũ su khách bốn phương vậy. Nước con sông Hương cũng không giống với các con sông khác trong nước. Ở đây nước cả bốn mùa, lờ đờ chảy, dịu dàng trôi, không gợn sóng, không có khúc sông nào chảy xiết, du khách đi thuyền ngoạn cânh trên sông Hương chẳng khác nào như đi thuyền trong hồ phẳng lặng, êm đềm vậy. Có những nơi nước trong đến nỗi người ta nhìn thấy đáy sông nữa. Từ phong cảnh như vậy, có người nói: “nếu cố đô Huế mà không có con sông Hương thì cái đẹp của Huế có thể giảm đi mất phần nửa. Mà con người Huế luôn gắn bó với thiên nhiên nên ngôn ngữ nó cũng được tạo ra và chịu sự ảnh hưởng của phong cảnh. Khi bàn tới tiếng Huế, người ta thường quanh quẩn với “mô tê răng rứa” với “hí” hay “hỉ”. Tiếng Huế nhứt là tiếng Huế của mấy cô nhẹ nhàng và dễ mến hơn, “mặn mà có duyên” hơn khi họ mắng nhau: “ đồ tinh le”, “quỷ sứ” hay đồ “con yêu bánh nậm” như tên một tác phẩm của Trần Kiêm Đoàn. Ngay trong tác phẩm nầy của Trần Kiêm Đoàn người ta gặp không ít tiếng Huế như thế: “tinh le”, “tinh đèo đèo”, “đồ yêu”, “đồ quỷ”, “hổ ngươi”, “ốc dộc”, “trổ trời mà lên”, “ác nhơn thất đức”, “làm bộ làm tịch, “làm tang”, “giựt le”, “tội tình chi rứa?, “thiệt là ngụy”, “hiện ngụy” v.v…
Người Huế ít khi nói “nhìn”. Họ gọi là “ngó” (ngó chi tui đồ cỏ dại hoa hèn). Nếu có một anh con trai nào đó, hay nhìn lén hay nhìn lâu một cô gái Huế. Cô ta thấy ốc dộc và “làm đày” mà nói: “Nợ nần chi ai mà ngó dữ rứa?”
Khi yêu ai, họ ít dùng chữ “yêu”. Có lẽ từ thập niên 50, “văn minh” hơn, người ta mới nói “anh yêu em” hay “em yêu anh” hay “hai người yêu nhau’’. Trước đó, họ gọi là “thương”. “Anh thương em” hoặc ngược lại. Chẳng hạn như câu ca dao sau:
« Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương anh em cũng muốn vô
Sợ truồng nhà Hồ, sợ phá Tam Giang. »
2.2.3 Ngôn ngữ qua con người.
Vùng đất này là lợi địa của một thế kỷ rưỡi vương triều và như vậy đã xây đắp những giá trị tập quyền, hình thành những nếp gấp trong suy nghĩ, đời sống, phong cách ăn và mặc, nói năng, ứng xử…
Các vương tôn công tử, do giáo dục trong hoàng tộc hoặc từ trong gia đình, thể hiện một phong cách sống lắm lúc không thật sự tự nhiên mà phải luôn giữ kẻ, nhất là khi là khi ra mắt công chúng, phải giữ một vẻ bề ngoài phần nào xa cách, hay cao cách, tối thiểu là kín đáo, ung dung, không bộc trực, bộc phát, và ngay cả đến thất thế, sa cơ vẫn “giấy rách phải giữ lấy lề”. Kinh đô Huế làm nảy sinh nơi người ta nương tình gọi là “đài các”, tức là một vẻ cao sang, mơ hồ nào đó, nhưng các đài các này không khu biệt trong vòng hoàng thành mà còn lan tỏa trong dân gian. Từ ấy các đài các ấy còn rẽ riêng một nét tinh mà người tại chỗ gọi là tính “đài lệ”, có nghĩa là một sự giữ kẻ, giữ ý, và luôn cả một tính cách mà người ta gọi là “đế đô”. Khi người mẹ mắng con gái “ đừng có đế đô!” thì có nghĩa là đừng có đồi hỏi, đừng với cao, đừng học làm sang. Cái tính “đài lệ” được thể hiện rộng rãi, tràn lan, chẳng hạn ở chiếc áo dài mà có lẽ Huế là nơi được mang mặc nhiều hơn cả. Cho đến những năm 1970, người nữ ở Huế ra khỏi nhà là mặc áo dài, kể cả chị tiểu thương ở chợ hoặc bà bán hàng rong. Thậm chí nhiều bà danh giá đi ngủ vẫn mặc áo dài. Thiếu nữ Huế thường kín đáo, không bộc lộ tâm tình cho người khác biết, có khi là e ấp, có khi là ỡm ờ. Trong hai câu thơ của Đông Hồ nhắc đến cô gái Huế: “gió chiều vương áo nàng Tôn nữ, quai lọng nghiêng vành chiếc nón thơ”, ta cảm thấy các món trang sức như tà áo, chiếc nón, bài thơ trong nón đều góp phần tạo nên nét duyên e ấp của “nàng Tôn nữ” và nàng Tôn nữ ở đây dung để chỉ chung các thiếu nữ Huế. Một tác phẩm chấm phá dung nhan nà như sau: “…Các cô gái Huế kiêu sa và dễ làm ra vẻ khinh khinh, họ là đám hậu sinh của các phi tần không bao giờ quên rằng một giọt máu thiên tử đang chảy truyền trong huyết quản của mình.
Qua con người Huế chúng ta có thể cảm nhận ra được một giọng nói đặc biệt của một vùng đất kinh đô. F.D.Saussure từng nói: “dòng sông ngôn ngữ vẫn không ngừng chảy, còn như nó chảy lờ đờ hay cuồn cuộn thì đó là việc thứ yếu” . Sự biến đổi dẫn đến sự khác biệt trong giọng nói của mỗi vùng. Người Việt Nam dù sinh sống ở Lạng Sơn, Minh Hải hay những hải đảo vẫn có thể giao tiếp với nhau bình thường. Tuy nhiên nếu để ý, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt trông tiếng nói mỗi vùng miền, thậm chí mỗi địa phương.
Quả thật giọng Huế rất đặc trưng mà không nơi nà có được. Nếu bạn nói giọng Bắc, mọi người chỉ biết bạn ở miền Bắc mà khó xác định chính xác ở đâu. Hay nói giọng Nam cũng thế. Nhưng khi giọng Huế thốt lên thì chắc chắn mọi người sẽ “à” ngay rằng bạn chính là người Huế. Điểm thú vị chính là ở đó.
Một cô bạn tôi sau chuyến bay nhảy ở Huế về đã phán một câu xanh rờn “giọng Huế như một…trái sầu riêng, ở ngoài sần rùi nhưng bên trong thật thơm và ngọt. Tuy không phải ai cũng được ăn sầu riêng hay được nghe giọng Huế, nhưng khi nghe được rùi chắc chắn sẽ kết toàn tập’’. Nghe có vẻ tâm hồn ăn uống phết nhưng cũng có lý đấy chứ. Tới Huế, đi thuyền trên sông Hương, nghe chính cô gái Huế ngân nga những khúc ca mượt mà sâu lắng “sông Hương tấp nập, tìm răng được chừ. Em trao nón đợi và em hẹn hò” sẽ khiến không ít trái tim đập lỡ nhịp và yêu thương hơn một vùng đất bình yên của đất nước này. Tuy giọng Huế khó nghe nhưng rất đặc trưng, từ đó nó còn có thể vang xa. Nếu giọng Bắc là giọng nói chuẩn, tiếng Nam là “trung độ” của Bắc bộ và Trung bộ thì người Huế hiền lành, hiếu khách và không thích ồn ào thế nên giọng nói nghe cũng thật nhỏ nhẹ, mượt mà. Với giọng nói của mình. Người Huế đi đến đâu cũng thật tự hào rằng “Tôi là người Huế” với bạn bè khắp nơi. Ai đã từng nghe cô Tôn Nữ Thị Ninh trò chuyện, phát biểu, đàm phán… chắc chắn sẽ rất ấn tượng về con người và giọng nói ấy. Đi không biết bao nhiêu quốc gia, đến không biết bao nhiêu vùng đất mà cô vẫn giữ được giọng nói rất đặc trưng ấy, để tiếng Huế lại được sang sảng vang lên ở nhiều vùng trời, đại diện cho cả dân tộc trước cộng đồng quốc tế.
Con người Huế yêu thiên nhiên, con người. Huế với sự trầm tĩnh của nội tâm sống trong nghiêm ngặt của lễ giáo các đạo Khổng, Nho, Phật. Một nét vui mà nghiêm trang, một cái phóng khoáng nhưng có chừng mực, một sự dâng tràn nhưng vẫn dè dặt đã tạo nên một cái chừng mực- một nét hài hòa của xứ Huế, của người Huế. Góp thêm cho sắc thái Huế một nét riêng nữa là cuộc sống của hoàng tộc trí thức- “các mệ”, và quan lại- đồ nho trí thức làm nên một tính cách Huế sâu lắng không khoa trương, ồn ào, một nét chân chất, dịu dàng tế nhị, dễ thương và đa cảm.
Một nhà thơ đã viết một cách hình tượng “Em ơi giọng Huế có chi. Mà trong hoa nắng thềm thì cơn mưa”. Bởi vì, người Huế được xem là nói năng nhỏ nhẹ, khác với giọng nói phóng khoáng của cư dân Nam Bộ, giọng nói sắc ngọt của người Miền Bắc, giọng nói dõng dạc của đất Quảng Nam. Huế thuộc phương ngữ Trung nhưng nói năng nhỏ nhẹ hơn ngay chính những vùng khác thuộc phương ngữ Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đặc trưng nhỏ nhẹ từ yếu tố thiên nhiên, Huế là một vùng sông nước hữu tình, người Huế có tâm hồn đa cảm gần với thi ca nên được ví von người Huế như được “mớm” thơ từ trong sữa mẹ. Vì vậy, nhỏ nhẹ trong lời nói, ứng xử là một phong thá của người dân sống ở xứ Đẹp và Thơ. Đặc trưng nhỏ nhẹ từ yếu tố lịch sử, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong rồi trở thành kinh đô của đất nước thống nhất nên ngoài cung cấm còn có nhiều phủ đệ, quan viên, con vua cháu chúa rất nhiều. Sinh hoạt của tầng lớp quý tộc, trong đó có cách ăn nói của họ đã ảnh hưởng đến lối sống của đất thành kinh. Vua chúa với quyền uy của mình không ăn to nói lớn, quan lại cũng không dám nói mạnh trước đức vua và triều thần. Ở kinh đô, tại vách mạch rừng lời nói phải từ tốn, nhỏ nhẹ, tránh lỡ lời mà mang vạ vào thân. Chốn kinh đô cũng cần sự trang nghiêm, kính cẩn, yên tĩnh cho sinh hoạt của vương triều cũng như cộng đồng xã hội phong kiến nơi đây. Gần 350 năm thủ phủ nửa miền đất nước và kinh đô thống nhất, phong thái ấy đủ để lại dấu ấn trong cộng đồng ngôn ngữ.
Không thể không xét đến các yếu tố lịch sử, địa lí, hoàn cảnh xã hội nhưng cái quan trọng là phải căn cứ vào các đặc điểm của ngôn ngữ. Giọng Huế nghe đều đều, nhỏ nhẹ là do một số đặc điểm về ngữ âm. Khác với các vùng khác của phương ngữ Trung chỉ có 4 thanh điệu trong 6 thanh điệu Tiếng Việt (thanh hỏi, thanh ngã lẫn vào thanh nặng), phương ngữ Huế có 5 thanh điệu (thanh ngã lẫn vào thanh hỏi) giống với phương ngữ Nam. Tuy nhiên, qua phân tích sơ đồ âm phổ, khoảng cách về cao độ trong tiếng Huế nhỏ hơn so với tiếng Sài Gòn và càng nhỏ hơn nhiều so với tiếng Hà Nội. Khoảng cách thấp về cao độ của các thanh điệu tức là cao độ thì không bổng quá mà cuãng không trầm quá dẫn đến âm vực của lời nói dao động không lớn, ngữ điệu cứ đều đều, nhỏ nhẹ.
Đặc trưng về ngữ âm làm hạn chế khả năng diễn đạt của tiếng Huế bởi giọng nói nhỏ nhẹ trong đời thường đi vào lòng người nhưng không phù hợp với cách thể hiện trên các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình và các loại hình cần có sự diễn xuất uyển chuyển như kịch nói, điện ảnh. Đặc trưng về ngữ âm còn ít nhiều tác động đến năng lực ứng xử, tình huống của người Huế bởi năng lực ứng xử cần thể hiện bằng lời nói tức là chuỗi phát ngôn có ngữ điệu uyển chuyển. Tuy nhiên, giọng nói nhỏ nhẹ lại phù hợp với loại hình diễn xướng, ngâm thơ bụi ngâm thơ Việt Nam thiên về sắc thái trầm buồn.
Vì vậy, đã hình thành một lối ngâm thơ theo giọng Huế rất riêng làm xúc động người nghe. Và giọng nói nhỏ nhẹ, đều đều đó cũng phù hợp với kinh Phật trầm buồn trong tiếng mỏ nhà chùa và sự tĩnh tâm thiền định của con người. Cùng với sự nhỏ nhẹ trong lời ăn tiếng nói của người Huế, nhất là cô gái Huế tạo một nét văn hóa riêng của vùng đất này, tiếng Huế cũng không ngừng hướng đến Tiếng Việt hiện đại và tác động tích cực lên các phương ngữ xung quanh trong quá trình phát triển của ngôn ngữ. Tiếng Huế đã góp phần tạo nên Huế, một trung tâm văn hóa của miền Trung và cả nước.
Cho nên, khi nói đến phuj nữ Huế, ai ai cũng dùng những từ phong phú để miêu tả đó là nhẹ nhàng, kín đáo, đoan trang, sâu lắng, quý phái, dễ thương, dịu dàng, nữ tính…Đó là do kết tinh của văn hóa Huế, là một phần rất lớn trong vẻ đẹp Huế. Vì vậy, hồi xưa những chàng sĩ tử ở xứ Quảng ra Huế thì đã phải xiêu đổ:
“Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành.”
Cũng từ tiếng Huế, nhà thơ Hoàng Xuân Sơn đã đưa ngôn ngữ Huế vào thơ một cách tài tình. Ông không chỉ dung tiếng Huế, mà còn đưa cả những “thành ngữ Huế” vào thơ. Có làm thơ mới biết được cái tài ấy của nhà thơ họ Hoàng.
Có lẽ một số người còn nhớ bài thơ “Huế Chi Lạ Rứa” sau đây của một cô nữ sinh Đệ Tam Đồng Khánh hồi cuối thập niên 1950:
Chi lạ rứa, chiều ni tui muốn khóc
Ngó chi tui đồ cỏ dại hoa hèn
Nhìn chi tui hình đom đóm trong đêm
Cho thêm tủi bên ni bờ cô tịch
Tui mơ ước có bao giờ tuyệt đích
Tui van xin răng mà cú làm ngơ
Rôi ngói tui chi lạ rứa hững hờ
Cho thêm tủi bên ni bờ cô tịch.
Từ đó, chúng ta có thể khẳng định rằng “vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được…”
2.2.4 Ngôn ngữ qua ẩm thực
Ẩm thực Huế có một chiều sâu mang đậm nét bản sắc của một vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. Người Huế ăn uống gắn liền với ba tiêu chí là: rẻ, ngon và nhất là phải đẹp, người Huế đã chia ăn uống thành ba bậc: khẩu thực, nhãn thực và tâm thực. "Khẩu thực" là cách ăn bằng miệng, để tồn tại, "nhãn thực" là thưởng thức bằng mắt và "tâm thực", nghĩa là ăn bằng cả tấm lòng mình
Rượu Huế
Huế là vùng đất có nhiều của ngon vật lạ, các đặc sản từng nổi tiếng khắp bốn phương trời này không những làm lưu luyến du khách dù chỉ mới một lần đến Huế mà ngay cả trong lòng người dân chốn Thần kinh cũng luôn xao xuyến đến mùi hương của chén rượu ngon, chiếc bánh ngọt - tất cả thể hiện rõ qua những câu ca dao của dân gian và ở câu thơ của những người tương tư Huế. Thường vào những lúc gia đình quây quần sum họp như các dịp Tết, lễ, kỵ, giỗ tổ tiên hoặc lúc bè bạn gặp gỡ liên hoan thân mật đều luôn có chén rượu chung vui. Ở Huế có rất nhiều loại rượu ngon nổi tiếng nhưng người sành điệu lại mê rượu làng Chuồn. Nhà thơ Hồng Nhu đã hân hoan viết: “Rượu Chuồn này chén trăng bơi Uống cùng em với cuộc chơi sang ngày” Đặc sắc của rượu làng Chuồn là khi ta uống vào sẽ cay tê lưỡi, xé họng nhưng lại ngọt lịm tận đáy lòng, nét độc đáo này đã làm cho người xa Huế lâu ngày cứ tơ tưởng mãi về vị ngọt quê nhà: “Nếp làng Chuồn ngọt thơm vò rượu Huế trở lại bình yên nắng mới trong lành.” (Hồ Đắc Thiếu Anh) Nhà thơ Nguyễn Bính đã từng da diết hơn với niềm thương nỗi nhớ khôn nguôi: “Mai đây bỏ Huế rồi quên Huế Quên được làm sao bữa rượu này.” Huế còn có rượu Vinh Thanh cũng từng làm ngẩn ngơ, xao xuyến bao mối tình thơ mộng một thuở: “Anh và em gặp nhau trong mắt Nghiêng nón em vành che men bất chợt Rượu Vinh Thanh nhóm lửa tình đầu.”
Trong điệu lý giao duyên ( hay còn gọi lý huê tình ), người dân Huế đã ưu ái mời du khách thưởng thức đặc sản được xem như đôi bạn tình chung thuỷ:
nem An Cựu-rượu Phủ Cam: “Nhắc đến nghe thèm tiếng nem An Cựu, Ngon ngọt chua giòn với chén rượu Phủ Cam.” Về hoa trái
Huế có nhiều loại đặc biệt như quýt Hương Cần,thanh trà Nguyệt Biều, cam Mỹ Lợi, cau Nam Phổ ¦là ở Kim Long vang tiếng ngày nào không những
"Cô gái mỹ miều mà có dâu ngon ngọt: “Đường Kim Long dâu ngọt kết từng chùm.” (Hồ Đắc Thiếu Anh) Không chỉ thích thú bằng khi đến mùa dâu, trong cặp sách của bất cứ cô nữ sinh nào cúng có một vài chùm để cùng bạn bè ăn vụng trong lớp học, hết ruột tới vỏ, không lãng phí một tí gì. Gần Kim Long còn có Long Hồ, Ngọc Hồ cũng ngân vang âm hưởng lời ru mẹ về cây trái quê nhà: “Đưa em cho tới làng Hồ Em mua trái mít em bồ trái thơm Trái thơm là trái thơm non Bỏ vô hũ mắm ăn chon như dừa.”
Gạo Huế Huế của một thời vua chúa lắm thức ăn quý hiếm và ca dao Huế hãy còn lưu truyền lại về loại gạo de ngon lành ở vùng An Cựu mà khi nấu chín từng hạt trắng ngần thơm phức: “Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già”
Món ăn Huế
Món điểm tâm ở Huế nổi tiếng có bún bò và nhiều thức ăn khác nữa nhưng tô cơm hến của người bình dân vẫn được lắm thực khách sang trọng ưa thích, đây là món khoái khẩu của nhiều người và có ở riêng Huế thôi, ai đó nếu có thòm thèm thì ngoài Huế ra không thể tìm thấy được ở đâu món độc chiêu này, vì con hến sinh sống dưới sông Hương có cái vị riêng của nó. Du khách đến Huế mà chưa thưởng thức cơm hến thì xem chuyến du lịch ấy chưa trọn vẹn và thấy kém phần thi vị. Sở dĩ cơm hến có nét riêng như vậy bởi nhờ tổng hợp nhiều hương vị: ngọt của hến, của ruốc (mắm tôm), bùi của đậu phụng (lạc), chua của khế, cay của ớt. Người ta bảo cách dọn cơm hến như trẻ con chơi bán hàng, mỗi thứ một ít, trông rất vui mắt. Một nhà thơ xứ Huế mê cơm hến đã mời khách rất chân thành: “Đã mê ớt đỏ cay nồng Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành Mời nhau buổi sáng chân thành món quê.” (Lục bát đặc sản Huế-Võ Quê) Bánh để ăn vào bữa lỡ (xế chiều) ở Huế rất phong phú chủng loại, chiếc bánh nào cũng bé tí, đĩa bánh luôn bày biện in ít thôi, có phải vì thế mà người ta bảo người Huế ăn chỉ lấy hưong lấy hoa hay chính đây là một nghệ thuật trong ăn uống của Huế “để gây cảm giác cho thực khách dù đã ăn” chỉ như nhấm nháp, chưa thấm vào đâu nên thấy quá ngon và muốn được ăn thêm lần nữa.Dân gian Huế giới thiệu món bánh bèo rất thú vị: “Con quạ hắn đậu chuồng heo Hắn kêu ơi mụ Sỏi bánh bèo đã chín chưa?.” Bánh bèo Huế đúng nghĩa với nguyên ý chữ "bèo" bỡi mỗi chiéc bánh như một cánh bèo, đây là món ăn làm gợi nhớ những buổi trưa hè tỉnh giấc, giữa tiếng ve kêu, được mẹ cho đĩa bánh bèo thật thích thú biết bao! “Tôm chấy hồng thắm cánh bèo Dẻo thơm bột gạo quê nghèo nên thương Hai ta ngồi quán ven đường Bánh bèo kết mối tơ vương đôi lòng.” (Bánh Bèo - Quỳ Lê ) Bánh bột lọc là thứ bánh được giới trẻ chuộng nhất vì vừa dai vừa dẻo lại vừa mềm và dân gian mô tả thật sinh động, đúng thực tế với nghĩa cái duyên
con gái ăn hàng:
“Bột lọc mà bọc nhuỵ tôm Hai tay bóc lá cái mồm há ra .” Đây là một loại bánh ăn vào buổi xế chiều rất tuyệt, tuy chưa no nhưng cũng tạm ấm lòng, bánh chấm với nước mắm ớt càng cay càng khoái khẩu, khi ăn phải nghe tiếng xuýt xoa hít hà mới đúng điệu: “Bột trong bọc thịt tôm hồng Lá xanh em gói ươm nồng hương yêu Bánh ngon nước mắm cay nhiều Anh ơi dùng tạm bữa chiều cùng em.”
2.2.5 Ngôn ngữ qua phong tục , lễ hội
Phong tục lễ hội Huế trước hết phải kể đến ngày Tết cổ truyền, một ngày lễ không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt. Ngày xưa ở Huế, việc chuẩn bị Tết có từ nhiều tháng trước. Thậm chí có những món bánh, mứt làm từ mùa hè (mứt thơm) rồi đậy kín dán giấy bảo quản cho đến tết. Ngày 1 tháng chạp là ngày chính thức được bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Ngày này, Khâm Thiên giám làm và ấn loát xong lịch, ban phát cho dân. Lễ phát hành lịch này gọi là lễ Ban sóc.
Trước giờ lên nêu, dù giàu hay nghèo ở trên đất hay sống lênh đênh trên mặt nước sông Hương, gia đình nào cũng có chuẩn bị vật chất để “ăn tết”. Quanh năm lam lũ làm ăn, chỉ có ngày tết đến mới có dịp chăm sóc ngôi nhà đang ở, bếp núc, bàn thờ ông bà. Bàn thờ được quét dọn sạch sẽ, những nhà có tam sự, ngũ sự đem ra dùng khế chua và tro bếp đánh bóng, đến độ có thể soi mặt được.
Nói đến tết Nguyên Đán, nếu không nói đến câu đối tết thì thật là thiếu sót. Những nhà nho hay chữ, tết là một dịp để cho họ khoe chữ, khoe tài và nói đến chí khí của mình. Những nhà nghèo một chữ bẻ đôi không biết cũng muốn có một đôi câu đối treo ba ngày tết để cầu phúc cầu may, nếu chẳng phúc chẳng may thì nó cũng che bớt được mấy cái cột nhà mối mọt, hay mấy miếng vách đất hoen ố khói đen. Vì thế sau ngày 25 tết, các ông đồ già bày giấy bút dọc đường Pôn-be (Trần Hưng Đạo ngày nay). Viết câu đối cho khách. Câu đối được nhiều người ưa thích là câu:“Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ,Đức mãn càn khôn, phước mãn môn”Những người hay chữ thì tự mình sáng tác hoặc được bạn bè tặng rồi viết treo lên vách trong ba ngày tết. Hồi đầu thế kỷ XX, chữ Pháp đã bắt đầu xâm nhập đời sống văn hoá ở Huế, có một anh trí thức nửa ta nửa tây, đã treo một câu đối trước nhà mình rằng:“Phú quý năm nay viên tút-xuýt (1)Bần cùng năm ngoái phút-lăng-căng”(2)Tác giả câu đối ấy đã bị người xem chê trách là “rởm”, xúc phạm đến tập quán văn minh của dân tộc. Các cụ già đến nay vẫn còn nhắc lại với một giọng gay gắt.
Ngôn ngữ đã được thể hiện rất nhiều qua ngày Tết, qua những câu đối, qua những trang thơ trong ngày khai bút đầu xuân. Sáng mồng một tết, các nhà thơ, văn nghệ sĩ làm thơ khai bút. Những nghệ nhân ca nhạc Huế sáng tác lời mới cho vài điệu ca Huế để hát về tâm sự của mình trong năm mới. Những nghệ nhân này sẽ họp mặt đầu năm trong nhà của một tri âm nào đó để chúc rượu nhau và “khai giọng” bằng những bài ca hay nhất và mới nhất.Mỗi địa phương nông thôn quanh Huế đều có những trò vui riêng. Ở làng Sình có hội vật, các làng Vân Thê, Dương Nổ, Dạ Lê có đua ghe, đua trãi. Đặc biệt ở chợ Gia Lạc trên đường Huế - Thuận An, thuộc hai làng Nam Phổ - Lại Thế có nhiều trò vui tiêu biểu cho vùng nông thôn ngoại thành Huế. Ba ngày tết các chợ ở Huế không đông, riêng chợ Gia Lạc thì vẫn họp. Chợ đông cốt để phục vụ cho trẻ em và bà con vùng Phú Vang, Hương Thủy xưa lên tham dự các cuộc vui như hò vè, hò bài chòi, hò giã gạo…
Hội vật Làng Sình
Dù ai đi đó đi đây Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình Ðó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình (Lại An), xã Phú Mậu huyện Phú Vang để xem đấu vật. Sân vật được dựng ngay trước đình làng Sình. Vật võ cũng là một hình thức để tưởng nhớ ngài khai canh làng đã truyền dạy dân làng nghề vật. Nên đến ngày giỗ Ngài, dân làng tổ chức vật võ. Lễ chính tế Ngài khai canh được cử hành vào sáng mồng mười tháng giêng âm lịch lúc 2h sáng. Cũng là ngôn ngữ, cũng là những bài tế thể hiện tấm lòng của con người Huế đối với người đi trước.
Ngôn ngữ Huế thể hiện rất nhiều trong phong tục tập quán, lễ hội. Có thể nói vấn đề về ngôn ngữ trong phong tục lễ hội là vấn đề cần nghiên cứu kỹ hơn bởi vì nó quả trừu tượng, phong phú nhưng cũng hết sức phức tạp.
2.3 Ý nghĩa của ngôn ngữ đối với văn hóa Huế
Văn hóa Huế đa dạng và phong phú, ẩn chứa những nét đẹp cổ kính của đất cố đô xưa. Đó là những nét đẹp của con người Huế, của những cô gái Huế với tà áo dài tím thướt tha bên cạnh là những chiếc nón bài thơ, tạo một vẻ đẹp thướt tha dịu dàng, đằm thắm. Đó là những phong tục, lễ hội gắn liền với những tín ngưỡng của người Việt, là văn hóa ẩm thực, là văn hóa về phong cảnh…Những nét đẹp ấy là nhờ sự bổ trợ của ngôn ngữ, ngôn ngữ đã góp phần quan trọng trong sự hình thành văn hóa Huế, trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nền văn hóa.
Đất Huế cổ kính đã bao hàm những giá trị văn hóa do thiên nhiên ban tặng cũng như do con người tạo dựng nên vùng đất Huế. Ngôn ngữ Huế không chỉ mang nết đặc biệt riêng của vùng đất cố đô, không giống với những tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Bình hay Quảng Trị… bởi giọng Huế ngọt, ấm và đễ thương song chính điều đó lại có sự phức tạp riêng của ngôn ngữ nơi đây.
Qua ngôn ngữ, chúng ta hiểu thêm được về con người, cảm nhận được vẻ đẹp phong cảnh nơi đất Huế qua thơ ca, ca dao hay tục ngữ, cảm nhận được sự tinh túy, bàn tay khéo léo của con người Huế qua văn hóa ẩm thực, sự nghiêm trang, khí thế trong những phong tục tập quán cũng như lễ hội của đất kinh thành Huế.
Ngôn ngữ Huế được hình thành từ phương ngữ Huế, tiếng Huế, từ tập tục thói quen của con người. Ngôn ngữ đã mang lại những giá trị, những đẹp tinh thần, mang lại cho chúng ta những hiểu biết về Huế - mảnh đất cố đô, kì vĩ. Bởi vậy, ngôn ngữ Huế có trong văn hóa, và ngược lại văn hóa Huế có trong ngôn ngữ.
PHẦN KẾT LUẬN
Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trải dài tạo nên một phong cảnh hữu tình, con người ở đây cũng hiền hòa như chính nét đẹp của Việt Nam vậy.Một đất nước đa dân tộc, đa văn hóa. 54 dân tộc, 54 tiếng nói khác nhau nhưng cùng chung một dòng máu Lạc Hồng chảy ra, bởi vậy tuy có những thổ ngữ, văn hóa khác nhau nhưng nền văn hóa Việt Nam trở nên đa dạng trong thống nhất cũng từ nét chung đó.
Với mỗi vùng là một nét văn hóa riêng biệt, dải đất miền Trung đầy nắng gió cũng thế, con người chất phác, chịu thương, chịu khó cũng tạo nên một nét văn hóa từ đặc trưng riêng của ngôn ngữ nơi đây. Trong đó, ngôn ngữ Huế có một nét rất riêng, không cùng giống những mảnh đất nơi đây. Huế có những ngôn ngữ, tiếng nói không thể lẫn với bất cứ giọng nói nào trên mọi miền đất nước.
Ngôn ngữ Huế chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa của mảnh đất cố đô này. Đó là việc chúng ta được hiểu thêm về vùng đất này, một vùng đất kinh thành với nét đẹp của con người, cảm nhận được phong cảnh Huế, cảm nhận được những tinh túy, sự khéo léo cũng như tâm huyết của con người Huế qua ẩm thực, qua từng món ăn, hay là sự trang nghiêm của người Huế qua các phong tục lễ hội, bởi đây là vùng đất đã lưu giấu những nét văn hóa phong kiến từ xưa đến nay. Tất cả đều bắt đầu từ ngôn ngữ, từ những đời thường cuộc sống của con người Huế.
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đều thể hiện một cách khác biệt như vậy qua văn hóa của Huế. Một sự khác biệt không thể nhầm lẫn với bất kì một vùng đất nào trên Việt Nam- một vùng đất cố đô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngôn ngữ thể hiện trong văn hóa huế.doc