Đề tài Nguồn lực con người Thái Bình

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Bước vào thế kỷ XXI là bước vào một thế kỷ của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Hiện nay trên thế giới với tốc độ phát triển như vũ bão của nền khoa học kĩ thuật thì vấn đề tìm việc làm và ổn định việc làm của hàng triệu con người đang là một vấn đề rất được quan tâm. Nguồn lực con người thì rất dồi dào nhưng vấn đề là tận dụng nguồn nhân lực ấy như thế nào để phát triển đất nước ngày một phồn thịnh hơn. Ấy mới là một dấu hỏi lớn cần những nhà chức trách cũng như mỗi con người chúng ta cần phải suy nghĩ. Việt Nam với một nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề, kéo theo sự nghèo nàn lạc hậu thì việc sắp đặt và ổn định nguồn lực con người càng trở nên cấp bách, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ hiện nay. Như chúng ta đã biết, trong mọi thời kì ở bất cứ quốc gia nào nguồn nhân lực trẻ hay thanh niên luôn giữ một vai trò to lớn, bởi họ là sức sống hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia. Bác Hồ đã chỉ rõ “Một dân tộc muốn hồi sinh trước hết phải hồi sinh tầng lớp thanh niên.Nếu thanh niên không chịu giác ngộ,không đủ nghị lực, không còn sức sống không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu và thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ diệt vong.” Thật vậy vai trò của thanh niên đã được khẳng định qua các cuộc chiến đấu giành thắng lợi như phong trào thanh niên “Ba sẵn sang”. Ngày nay phong trào thanh niên tình nguyện dang được nhân rộng và phát triển bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay thanh niên Việt Nam chiếm một con số khá cao, hơn 30 triệu người (48%) tổng dân số cả nước (thống kê 2006). Trong đó thanh niên nông thôn chiếm hơn 20 triệu người.thực tế cho thấy phần lớn số thanh niên này trong tình trạng thất nghiệp.Hết mùa vụ họ lại đi làm thuê ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hay đi lên tỉnh kiếm việc làm.Tay nghề không có,sự hiểu biết hạn hẹp khiến họ rơi vào tỉnh cảnh khốn khổ.Như ta đã biết nơi phố phường tấp nập lại là nguồn gốc của bao nhiêu tệ nạn.Thái Bình một tỉnh thần nông, đất nông nghiệp bình quân đầu người còn thấp so với các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng, dân số đông,lao động ở nông thôn chiếm tỉ trọng lớn thì những vấn đề nan giải như trên đang cấp thiết đòi hỏi phải giải quyết. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tình hình thực tế cho thấy nguồn nhân lực Thái Bình rất dồi dào nhưng tình trạng thiếu lao động trong các nhà máy hay nhân viên trong các công ty thì vẫn tồn tại.Việc tìm hiểu,nghiên cứu tiểu luận sẽ giải đáp vấn đề đang rất thực tiễn và được nhiều người quan tâm này. Qua việc nghiên cứu tình hình thực tế,cùng với những hoạch định trong tương lai sẽ góp phần nhỏ bé giúp nguồn nhân lực Thái Bình ổn định hơn. 4.Phương pháp nghiên cứu Bằng những phương pháp biện chứng, khoa học, phương pháp luận logic, cùng những tìm hiểu thông tin nhóm quyết định chọn đề tài: “Nguồn lực con người Thái Bình” nhằm phần nào đưa ý kiến góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay. 5.Kết cấu bài tiểu luận:gồm 3 phần Phần I:Phần mở đầu Phần II: Phần nội dung Chương 1: Con người Thái Bình trong công cuộc phát triển đất nước Chương 2:Thực trạng,phương hướng và giải pháp của vấn đề Phần III: Phần kết luận

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguồn lực con người Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Bước vào thế kỷ XXI là bước vào một thế kỷ của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Hiện nay trên thế giới với tốc độ phát triển như vũ bão của nền khoa học kĩ thuật thì vấn đề tìm việc làm và ổn định việc làm của hàng triệu con người đang là một vấn đề rất được quan tâm. Nguồn lực con người thì rất dồi dào nhưng vấn đề là tận dụng nguồn nhân lực ấy như thế nào để phát triển đất nước ngày một phồn thịnh hơn. Ấy mới là một dấu hỏi lớn cần những nhà chức trách cũng như mỗi con người chúng ta cần phải suy nghĩ. Việt Nam với một nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề, kéo theo sự nghèo nàn lạc hậu thì việc sắp đặt và ổn định nguồn lực con người càng trở nên cấp bách, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ hiện nay. Như chúng ta đã biết, trong mọi thời kì ở bất cứ quốc gia nào nguồn nhân lực trẻ hay thanh niên luôn giữ một vai trò to lớn, bởi họ là sức sống hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia. Bác Hồ đã chỉ rõ “Một dân tộc muốn hồi sinh trước hết phải hồi sinh tầng lớp thanh niên.Nếu thanh niên không chịu giác ngộ,không đủ nghị lực, không còn sức sống không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu và thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ diệt vong.” Thật vậy vai trò của thanh niên đã được khẳng định qua các cuộc chiến đấu giành thắng lợi như phong trào thanh niên “Ba sẵn sang”. Ngày nay phong trào thanh niên tình nguyện dang được nhân rộng và phát triển bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay thanh niên Việt Nam chiếm một con số khá cao, hơn 30 triệu người (48%) tổng dân số cả nước (thống kê 2006). Trong đó thanh niên nông thôn chiếm hơn 20 triệu người.thực tế cho thấy phần lớn số thanh niên này trong tình trạng thất nghiệp.Hết mùa vụ họ lại đi làm thuê ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hay đi lên tỉnh kiếm việc làm.Tay nghề không có,sự hiểu biết hạn hẹp khiến họ rơi vào tỉnh cảnh khốn khổ.Như ta đã biết nơi phố phường tấp nập lại là nguồn gốc của bao nhiêu tệ nạn.Thái Bình một tỉnh thần nông, đất nông nghiệp bình quân đầu người còn thấp so với các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng, dân số đông,lao động ở nông thôn chiếm tỉ trọng lớn thì những vấn đề nan giải như trên đang cấp thiết đòi hỏi phải giải quyết. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tình hình thực tế cho thấy nguồn nhân lực Thái Bình rất dồi dào nhưng tình trạng thiếu lao động trong các nhà máy hay nhân viên trong các công ty thì vẫn tồn tại.Việc tìm hiểu,nghiên cứu tiểu luận sẽ giải đáp vấn đề đang rất thực tiễn và được nhiều người quan tâm này. Qua việc nghiên cứu tình hình thực tế,cùng với những hoạch định trong tương lai sẽ góp phần nhỏ bé giúp nguồn nhân lực Thái Bình ổn định hơn. 4.Phương pháp nghiên cứu Bằng những phương pháp biện chứng, khoa học, phương pháp luận logic, cùng những tìm hiểu thông tin nhóm quyết định chọn đề tài: “Nguồn lực con người Thái Bình” nhằm phần nào đưa ý kiến góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay. 5.Kết cấu bài tiểu luận:gồm 3 phần Phần I:Phần mở đầu Phần II: Phần nội dung Chương 1: Con người Thái Bình trong công cuộc phát triển đất nước Chương 2:Thực trạng,phương hướng và giải pháp của vấn đề Phần III: Phần kết luận PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Con người Thái Bình trong công cuộc xây dựng đất nước Một đất nước phát triển giàu mạnh được quyết định bởi lực lượng lao động trẻ (thanh niên). Chính vì thế phải xây dựng một đội ngũ lao động mang tính toàn dân,toàn diện để lao động sản xuất ra của cải vật chất. Mac cho rằng con người muốn sống và phát triển cần phải ăn,mặc, muốn có được điều đó con người phải lao động sản xuất ra của cải vật chất "Sản xuất của cải vật chất là quá trình tác động giữa con người với tự nhiên nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình"[1,14]. Sản xuất là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của xã hội loài người.Mỗi xã hội khác nhau thì có những phương thức sản xuất khác nhau. Ngay từ những bưởi đầu hình thành xã hội loài người, con người đã biết sử dụng dụng cụ nhằm nối dài đôi tay lao động.Thời nguyên thuỷ con người dùng cành cây, đá nhọn để làm dụng cụ sản xuất. Trải qua những giai đoạn phát triển con người đã tìm ra kim loại và tạo ra những công cụ sản xuất bằng kim loại. Và ngày nay con người đang bước vào một thời kì của CNH,HĐH. Được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nước. Cục diện thế giới thay đổi, hàng loạt các ngành đã áp dụng để sản xuất. Khoa học kĩ thuật phát triển tạo ra nhiều của cải vật chất dẫn đến đời sống văn hoá phát triển hay nói cách khác trong quá trình sản suất con người tạo ra sự phát triển đời sống, phát triển lịch sử xã hội.Con người làm biến đổi giới tự nhiên cũng như biến đổi chính bản thân mình.Ngày nay với tốc độ phát triển như vũ bão về khoa học kĩ thuật đang từng ngày từng giờ làm thay đổi thế giới. Chúng ta có quyền tin và hi vọng có một tương lai tốt đẹp đang chờ đón. Chính vì vậy chúng ta cần lao động để sản xuất ra của cải vật chất góp phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Muốn lao động sản xuất tốt thì ngay từ lúc này mỗi thanh niên chúng ta phải tự trau dồi kiến thức, trình độ văn hoá, sức khoẻ, kĩ năng nghề nghiệp để bước vào thời đại kinh tế tri thức. Đất nước ta còn nghèo lắm, đời sống nhân dân còn rất khó khăn.Vốn là một nước nông nghiệp,với mật độ dân cư đông đúc tình trạng lẵng phí về nhân lực đang diễn ra một cách phổ biến trên hầu hết từ địa phương đến tỉnh thành. Thật vậy, dư thừa nhân công lao động trong đó các công ty xí nghiệp lại thiếu trầm trọng. Đất nước phát triển, đời sống nhân dân nâng cao chỉ khi nào từng vùng miền trên đất nước ấy không còn khó khăn thiếu thốn, mỗi người là một mắt xích của một cộng đồng.Mỗi một xã phường giàu có thì huyện lị tỉnh thành kéo theo cả đất nước ấy cũng giàu có và sung túc hơn. Một câu hỏi vẫn bỏ ngỏ : Tại sao Thái Bình vẫn chưa thể phát triển như các tỉnh lân cận trong khi về cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người rất phong phú dồi dào.Mong muốn đất nước phát triển cũng bao hàm ước mơ Thái Bình ngày càng khởi sắc, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Muốn vậy ta phải phát triển nền kinh tế Thái Bình hơn nữa. Việc chú trọng đầu tiên phải đào tạo nguồn nhân lực đang thừa kia thành những người thợ có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết những thanh niên nông thôn phần lớn họ chỉ học xong trung học ngay cả tiểu học cũng có rồi ở nhà làm nông với gia đình, hết mùa vụ thì đi làm thuê rồi đến vụ lại về. Đối với họ trình độ hiểu biết thấp kém, tay nghề không,cộng thêm điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên việc được tiếp cận với các mô hình làm kinh tế là điều khó khăn. Sức thanh niên phải làm những công việc cân xứng, tuổi trẻ cần sáng tạo. Tình trạng thanh niên đổ xô lên thành phố lớn tìm việc làm kéo theo tình trạng mất an toàn xã hội gây ra các tệ nạn. Hơn thế nhiều địa phương đã bị cuốn vào "guồng"của đô thị hoá, hàng loạt các gia đình mất đất, mất nhà cửa, kéo theo mất công ăn việc làm. Sau khi nhận được tiền đền bù công việc chưa có để ôn định ngay tiền dư dật nhiều họ ăn chơi và tiêu xài. Không đâu xa tình trạng phổ biến đang diễn ra các vùng ven thành phố như Vũ Thư, Đông Hưng... Khi các khu công nghiệp mọc lên sẽ thu hút và tận dụng nguồn lao động thất nghiệp,họ không còn đất nhưng bù lại họ sẽ có công việc để cải thiện cuộc sống ngày một sung túc hơn.Thực tế lại không như vậy, họ đã quen với công việc đồng áng, giờ thay đổi công việc cùng môi trường làm việc là một khó khăn không nhỏ đối với họ. Mặt khác, tay nghề không có họ không đáp ứng được nhu cầu của các nhà máy. Khoa học kĩ thuật phát triển đời sống của nhân dân cũng được nâng cao, bằng việc áp dụng vào cuộc sống và công việc những thành tựu kĩ thuật,công nghệ thông tin được cập nhật và đưa vào đời sống mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu kém, như cờ bạc, rượu chè, một số lạm dụng vào công nghệ thông tin lưu hành văn hoá đồi truỵ,rồi thanh niên đâm vào điện tử chat bỏ bê việc học hành.Quê nhà ngày nay từng bước được đổi mới, do có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương , ngoài mùa vụ xã đã tổ chức tạo việc làm cho dân, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình nông thôn như làm giấy tiền ,mây tre đan. Đảng đã nói: "Baỏ đảm công ăn , việc làm cho dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên" [2,99]. Những cơ sở sản xuất tư nhân như móc sợi, đan nón, đúc nồi , đan rổ giá...nhà nhà nỗ lực làm kinh tế đời sống từng bước đi lên. Ấy là đối với những người dân quanh năm "Bán mặt cho đất bán lưng cho trời ". còn đối với đội ngũ trí thức hiện nay thì sao? Vẫn thấy tình trạng sinh viên ra trường không xin được việc làm theo đúng ngành nghề của mình trong khi các doanh nghiệp lại đang thiếu đội ngũ kĩ thuật trầm trọng.TS Nguyễn Sĩ Dũng cho biết "Mỗi năm chúng ta có 1.2triệu người đến tuổi lao động và được bổ sung vào lực lượng lao dộng của đất nước. Tuy nhiên, số lượng lao động thì được bổ xung mà chất lượng thì lại không. Trong lúc đó, các doanh nghiệp không đi tìm những người lao động chung chung, mà đi tìm những người lao động với trình độ tay nghề và kĩ năng làm việc sáng tạo, hiệu quả. Nhiều công ty với những vị trí như trưởng phòng kế hoạch, trưởng phòng thí nghiệm, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kĩ thuật...mới chỉ nghe tên thì có rất nhiều ứng viên đến dự tuyển nhưng đến thời điểm này chúng tôi chưa tìm được ứng viên thích hợp cho các vị trí trên" . [ Bài: Nguồn nhân lực cao cấp ở Việt Nam; thừa mà thiếu ,báo lao động(thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 2008) ]Vấn đề là chất lượng nhân lực chưa đáp ứng được với doanh nghiệp. Những sinh viên ra trường họ xin vào các doanh nghiệp nhỏ rồi từ đó học hỏi, tiếp thu, trau dồi kiến thức thêm, phải mất một thời gian khá dài khi đã vững vàng thì họ lại rời xa cái nôi của mình đi tìm một chỗ đứng khác có tiềm năng hơn, hay thu nhập cao hơn. Bao nhiêu doanh nghiệp đều lên tiếng rằng sinh viên ra trường không thể đáp ứng được nhu cầu việc làm hiện tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cứ phải đào tạo lại một thời gian mới có thể từng bước tiến bộ. Doanh nghiệp thì cần người mà sinh viên thì không có việc để làm. Chúng ta phải cải tiến nền giáo dục sao cho đáp ứng nhu cầu cấp bách của thị trường. Những năm gần đây với cơ chế mở cửa, nhiều nước mở thị trường lao động. Đây là một điều rất mừng, nhưng cũng không ít lo ngại. Mừng là vì với việc lao động đi nước ngoài tăng mang về thu nhập quốc dân nguồn ngoại tệ đáng kể. Thái Bình là một tỉnh có lượng người đi lao động nước ngoài khá cao. Chính vì vậy chúng ta cần phát huy điểm mạnh này, đẩy mạnh đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng điều kiện lao động của nước ngoài, xây dựng chính sách ưu đãi đối với người dân khi tham gia đi lao động nước ngoài nhằm tháo gỡ bế tắc đời sống, cải thiện kinh tế. Sau vài năm chúng ta có những công nhân lành nghề, kinh nghiệm đầy đủ đáp ứng nhu cầu lao động trong nước. Hơn thế nữa giúp cho lao động Việt Nam tiếp cận với khoa học kĩ thuật, sau này về nước có thể tự làm chủ, tự kinh doanh buôn bán. Còn điều đáng lo hiện nay là nạn "chảy máu chất xám "đang diễn ra, nó phần nào làm giảm sút sự phát triển kinh tế của nước nhà nói chung và Thái Bình nói riêng. Điều đó cũng chứng tỏ rằng con người Việt Nam rất tài giỏi, có thể sống và làm việc trên nước bạn mang lại vẻ vang cho dân tộc và chúng ta luôn hi vọng rằng những kiều bào ấy sẽ làm hết sức mình để góp phần nào đưa Việt Nam phát triển. Tóm lại, nguồn nhân lực của nước ta nói chung và Thái Bình nói riêng tuy dồi dào nhưng chất lượng chưa cao. Có ưu thế nhưng chưa được nuôi dưỡng và phát huy đúng hướng. Nếu vấn đề không được giải quyết thì tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng sẽ không được phát huy hết tiềm năng của mình. Muốn làm được điều này phải có sự đồng lòng, nhất trí của nhiều phương diện khác nhau, về lâu về dài, đồng thời từng bước làm nhiều việc đòi hỏi phải đồng thời đổi mới triệt để toàn xã hội hướng thiện theo những giá trị chân chính. Chương 2: Thực trạng, phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Đất nước ta với diện tích rộng và dân số hơn 86 triệu người với địa lí, địa hình tương đối phù hợp cho việc phát triển kinh tế. Với diện tích tiếp giáp với biển lớn trải dài tạo điều kiện thuận lợi cho ta phát triển thuỷ hải sản cũng như dịch vụ du lịch. Biển ban tặng cho ta nhiều thứ nhưng cũng lấy đi của ta không ít. Những năm gần đây lũ lụt xảy ra triền miên đã đẩy đời sống nhân dân nhiều tỉnh ven biển miền Trung ,Nam rơi vào tình cảnh khó khăn, đã cướp đi sinh mạng của bao người con đất Việt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Thời kì hội nhập gặp biết bao khó khăn nay lại gặp phải những khó khăn ngoài dự định.Với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái mọi người đều đồng lòng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn,cùng nhau xay dựng kinh tế nước nhà phát triển. Về vấn đề con người, với hơn 86 triệu dân, số lượng nhân lực trong độ tuổi lao động là vô cùng dồi dào. Chính vì thế chúng ta cần có những giải pháp khai thác triệt để nguồn lao động này một cách hợp lí và có hiệu quả thì việc xây dựng một xã hội tiến bộ nhanh hơn.Mà như ta đã biết: " Một xã hội tiến bộ ưu việt phải là xã hội tạo ra những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi để mọi người đều có cơ hội tìm kiếm việc làm và có tỷ lệ người thất nghiệp thấp"[3,274].Việc làm đó thành công sẽ đem lại một đội ngũ lao động làmh nghề có năng suất lao động cao. Tóm lại, chúng ta cần có chính sách phù hợp với từng địa phương nhằm tạo điều kiện phát huy hết khả năng của từng địa phương. Về con người cũng như về nguồn lực kinh tế tranh thủ kêu gọi đầu tư nước ngoài xây dụng nhà máy xí nghiệp, đẩy mạnh kế hoạch đào tạo nghề cho người dân nói chung và thanh niên nói riêng để có thể tham gia sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp nhằm nâng cao đời sống tạo điều kiện tốt cho việc tái sản xuất. 1.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC THÁI BÌNH Trước hết, ta thấy Thái Bình là một tỉnh thuần nông, đất nông nghiệp bình quân đầu người còn thấp so với các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng,dân số đông, lao động ở nông thôn chiếm tỉ trọng lớn. Phát triển công nghiệp nông thôn, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và làng nghề sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển sản xuất hàng hoá trên địa bàn, thu hẹp khoảng cách thành thị nông thôn và phân hoá giàu nghèo. Về tiềm năng và triển vọng Thái Bình là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về hệ thống điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc và nước sạch, Thái Bình có tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp nông thôn một cách toàn diện. Thái Bình có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá là mỏ khí tự nhiên và nước khoáng. Mỏ khí đốt Tiền Hải đưa vào khai thác từ năm 1986 đến nay đã hình thành một khu công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng, sản xuất điện ...Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m có trữ lượng 12 triệu m3 khai thác từ năm 1992, với sản lượng 9,5 triệu lit/năm, sản phẩm nước khoáng được bạn hàng trong và ngoài nước biết đến là Vital Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận tiện dã góp phần làm nên cánh đồng 5 tấn/ha thời kì chống Mỹ, cánh đồng 14-15 tấn/ ha trong những năm đổi mới và cánh đồng 50 triệu ha/năm trong giai đoạn hiện nay.Tổng diện tích tự nhiên của Thái Bình là 154.593 ha, đất nông nghiệp 96.803 ha có thể gieo trồng được nhiều loại cây :lúa, ngô, rau, khoai tây, đậu tương, dâu tằm, đay, cói... cho năng suất cao. Thái Bình đã phát triển các loại hình tranh trại, đầu tư có hiệu quả cao nhiều sản phẩm góp nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, Thái Bình còn có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ hải sản, tuy nhiên việc khai thác đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản vẫn nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nuôi trồng thuỷ hải sản còn dừng ở ven bờ chưa chú trọng đầu tư vốn để có nhiều đội tàu đánh cá xa bờ. [ Bài: phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình-Viên Thị An-Tạp chí cộng sản, số 20, cập nhật 29/5/2008] Tiềm năng về nhân tố con người: Thái bình với dân số trên 1.8 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm94.2%, dân số thành phố chiếm 5.8%.Nguồn lao dộng trong độ tuổi là 1,73triệu người, trong đó lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 74.3%,công nghiệp và xây dựng 17% khu vực dịch vụ thương mại chiếm 8.7%. lao động qua đào tạo chiếm 23.5%, hàng năm Thái Bình có khoảng 19000 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học chưa có điều kiện học tiếp lên đại học. Đây cũng chính là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội. [ Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình- trang thông tin điện tử,cập nhật 28/10/2008] Thực tế, Thái Bình có rất nhiều tiềm năng và giải pháp Thái Bình đã lựa chon đó là phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề đã phát huy được tài năng vốn có của Thái Bình. Từ tiềm năng thế mạnh, Thái Bình đã quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội đến năm 2010và tầm nhìn xa 2020 về khu công nghiệp và làng nghề. Đến nay, uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt 11 khu công nghiệp với diện tích 1.958 ha, trong đó :6khu công nghiệp phê duyệt quy hoạch chi tiết để xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất kinh doanh...Tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh là 280 dự án với tổng số vốn 7.092 tỷ đồng trong đó dự án các khu công nhgiêp là 102 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 4.313 tỷ đồng, đã thực hiện 3.227 tỷ đồng. Để các khu công nghiệp hoạt động có hiệu quả, ngoài việc huy động vốn đầu tư và áp dụng công nghệ là việc phả phát triển nguồn nhân lực. Qua điều tra 19 doanh ngghiệp với 7.077 người có kết quả về trình độ chuyên môn như sau. Về đại học có 198 người, chiếm 2,8%, cao đẳng có 350 người chiếm 4,95%, trubg cấp có 455 người chiếm 6,43%, công nhân kỹ thuật co 3.400 người chiếm 48,04%, chưa qua đào tạo có 2.674 người chiếm 37,7%. Như vậy cán bộ CNV có trình độ chuyên môn cao còn thấp, số chưa qua đào tạo nghề còn chiếm tỷ lệ cao [ Tạp trí cộng sản số 20 cập nhật ngày 29/05/2008]. Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo từng bước tăng tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cấu phát triển sản xuất doanh nghiệp kinh doanh. Phấn đấu qua từng giai đoạn từ 2010-2020 chúng ta có trình độ đại học 10%- 15% chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu phục vụ các mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Cùng với việc phát triển khu công ngghiệp, Thái Bình còn phát triển mạnh các làng nghề. Những năm gần đây nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Nhiều địa phương nhiều nghề mới để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đến nay toàn tỉnh có 9 điểm công nghiệp làng nghề được quy hoạch. Trong đó 4 điểm có dự án đầu tư, 186 làng nghề và 24 làng nghề quy mô xã với hơn 157.000 lao động có việc làm thường xuyên. Đáng chú ý là các làng nghề, xã nghề hiện nay đã hình thành 119 doanh nghiệp làng nghề . Nhiều sản phẩm của làng nghề được người tiêu dùng ưa thích và đã có chỗ đứng ở thị trường trong và ngoài nước . Đương nhiên , để nghề và làng nghề phát triển bền vững ,sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường phải coi trọng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế kỹ thuật chủ chốt có trình độ đại học trở lên. Việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các doanh nghiệp làng nghề bằng nhiều hình thức thích hợp nghiên cứu nhu cầu thị trường và tẩp tung vào một số nghề có tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương nhằm thu hút nguồn lưc công nghệ , tay nghề cao tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao như trạm bạc , nghề thêu, mây tre đan, nghề sản xuất chiếu cói... Hoạch định thì như vậy, nhưng tực tế còn nhiều khó khăn lớp lớp chồng chất . Nguồn lao động nông thôn thì dồi dào nhưng khi cố gắng đầu tư về các huyện , xã , thônlàng của địa phương để xây nhà máy lập công ty thì việc tyuển dụng lao động ở vùng quê thật không đơn giản . Không những đội ngũ công nhân mà đội ngũ kỹ sư , lao động có tay nghề cao, trình độ chuyên môn càng khó . Họ không muốn về quê , định cư ở quê theo họ đô thị mới là nơi trọng dụng hết tài năng của mình . Một số nhận định của các doanh nghiệp như sau : Ông Tô Xuân Cảnh giám đốc công ty Hảo Cảnh cho biết : " năm 2003 , công ty đầu tư vào huyện Tiền Hải hơn 200 tỷ đồng để xây dựng 4 nhà máy , lắp đặt nhiều dây truyền hiện đại chuyên sản xuất bồn sứ vệ sinh và gạch Ceramic . Năm 2005, nhà máy đi vào hoạt động , nhưng đến nay vẫn chưa tim được đủ đội ngũ kỹ sư để vận hành . Thiếu kỹ sư giỏi , công ty đã chủ động liên hệ trực tiếp với một số trường đại học ở Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng để đón sinh viên mới ra trường . Thế nhưng nói đến về xã, huyện, các kỹ sư, cử nhân lập tức từ chối ngay, mặc dù công ty sẵn sàng trả lương cao hơn 1 đến 2 triệu thâm trí hơn 5 triệu so với mức lương ở thành phố " [bài : công nghiệp về làng, thanh niên ... ra phố, tác giả Khôi Minh cập nhật 14/8/2008; VN Economy(báo điện tử - thời báo kinh tế VN ) ] Tinhh trạng công nhân thiếu ý thức, tác phong công nghiệp thể hiện sự thiếu quan tâm trong tuyên truyền, đào tạo của các cấp chính quyền địa phương. Hiện tại, nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp san xuất kinh doanh ở nông thôn vừa thiếu vừa yếu. Để khắc phục tình trạng này, mỗi đơn vị doanh nghiệp tại các xã, thôn dang tim những cách khắc phục riêng, nhưng vẫn là giải quyết tình thế và chắp vá. Chính vì điều này cho nên nhiều doanh nghiệp không giám đầu tư mở rộng sản xuất, mặc dù thị trương đang rất thiếu các sản phẩm. Để giải quyết dứt điểm được tình trạng thiếu lao động phổ thông cho các doanh nghiệp ở các vùng nông thôn đồng thời để kéo được kỹ sư lao động qua đào tạo về nông thôn là một việc làm khó. Bởi vì ngay tại các khu công nghiệp, các nhà máy công ty ở thành thị cũng đang bị thiếu lao động. Hơn nữa điều kiện sống ở thành thị hấp dẫn hơn ở nông thôn cho nên người lao đông, đặc biệt là thanh niên luôn giữ tâm lý trụ lại ở thành phố hơn ở quê . Một điểm khác , để có lao động, nhièu doanh nghiệp, phải cho dây truyền máy móc chạy không cả tháng để người dân học việc, thực hành. Mất thời gian, tài chính để đào tạo , nhưng khi dã có tay nghề, nhiều lao động lại nhấp nhổm bỏ doanh nghiệp ở địa phương tìm ra thành phố hoặc sang các doang nghiệp khác. Đưa doanh nghiệp về nông thôn rhì gặp nhiều bất cập vậy mà để các lao đông nông thôn lên thành thị thì việc đảm bảo an ninh còn khó khăn hơn. Vì vậy phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiên đại hoá vùng nông nghiệp nông thôn thì cùng với sự cải cách về cơ chế chính sách, đầu tư, nâng cấp giao thông, cơ sở vật chất thì khâu chuẩn bị nguồn lực khoẻ về thể chất, giỏi về chuyên môn có ý thức tác phong công nghiệp cũng phải được chuẩn bị chu đáo 2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP * Phương hướng : + Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH phát triển nền kinh tế đất nước. CNH, HĐH đất nước là điều kiện đẻ xây dưng, bồi dưỡng phát triển nguồn lực của con người . Đảng ta đã cho rằng :" trong thời kỳ đẩy mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với khoa hoc và công nghệ, giáo dục và đào tạo được dảng ta coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài [ 2, 107] +Xây dưng từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách xã hội phù hợp. Chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành chính sách của đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách xã hội thể hiên trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế tới văn hoá giáo dục, chính sách lao động việc làm. Thực hiện tốt chính sách xã hội sẻ góp phần to lớn phát triển kinh tế đất nước. +Từng bước xây dựng và không ngưng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ XHCN +Thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá +Biến đổi cơ cấu nguồn lực con người phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội . Về cơ cấu lao động, cần khắc phục tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu lao động giữa các nghành, các khu vực sản xuất , từng bước chuyền dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp giảm lao động nông nghiệp + Nâng cao toàn diện chất lượng nguồn lực con người về tầm vóc và thể lực . +Cải cách hành chính , đào tạo công chức nhà nước + Phẩm chất đạo đức tinh thần của con người VN ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn lực con người vì vậy phải coi trọng phẩn chất đạo đức tinh thần của con người * Giải pháp Các giải pháp chủ yếu trong các năm tới để phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình, cần tập chuung vào các giải pháp sau: - Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn cần được triển khai cụ thể thông qua quy hoạch không gian đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng. Quy hoạch vùng tập trung, xây dựng các nhà máy chế biến trên cơ sở đã có vùng nguyên liệu và có đủ nguyên liệu để nhà máy hoạt động. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề cho phù hợp với từng địa bàn, hướng tới duy trì phát triển nghề cũ, du nhập nghề mới. - Việc chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kĩ thuật cần được tiến hành có hiệu quả nhằm chủ động giành được lợi thế cạnh tranh và đứng vững trên thương trường - Mở rộng và hình thành đồng bộ các loại thị trường, xác định lợi thế so sánh xuất khẩu. Coi trọng công tác tiếp thị, triển lãm nhằm quảng bá các sản phẩm có khả năng xuất khẩu. - Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp nông thôn và làng nghề. Các làng nghề cần mở các lớp dậy nghề, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho các xã viên,hội viên, đoàn viên thông qua các hợp tác xã, tổ chức đoàn thể . - Ngoài ra trong mỗi lĩnh vực khác nhau lại có những giải pháp khác: +Trong lĩnh vực kinh tế: phải nâng cao vị thế người lao động trong quá trình sản xuất, huy động nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.Phát huy sáng kiến của người lao động, chăm lo đời sống tinh thần của họ thực hiện phân phối công bằng, công khai, dân chủ. Động viên mọi người dân bỏ vốn sản xuất kinh doanh, khai thác các thế mạnh địa phương, phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển lên kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Trong lĩnh vực chính trị: Nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhận thức chính trị, pháp luật, về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tăng cường kiểm tra giám sát củ quần chúng nhân dân tham gia cuộc đấu tranh chống tham nhũng. + Trên lĩnh vực xã hội:Từng bước khắc phục đi tới loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu. Xây dựng quan hệ bình đẳng, hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau. Cần thực hiện những biện pháp làm giảm dần khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư, xoá đói giảm nghèo +Trên lĩnh vực giáo dục đào tạo:Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa gia đình nhà trường ,XH trong đào tạo thế hệ trẻ. Nội dung giáo dục phải phản ánh được những tri thức quan trọng, thiết thực cuả thời đại. + Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá nghệ thuật:Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lí của nhà nước trong hoạt động sáng tác biểu diễn, sao cho văn hoá nghẹ thuật phải cổ vũ cho cái hay cái đẹp, xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao giá trị nhân văn, phát huy những giá trị tốt đẹp của con người VN. Đảng và nhà nước ta phải chăm lo tới việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát huy có hiệu quả nguồn lực con người VN, tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững đất nước nhanh chóng thực hiện mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng ,dân chủ, văn minh" PHẦN KẾT LUẬN Đảng đã khẳng định:Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người VNlà nhân tố quyết định thắng lợi công cuộcCNH,HĐH. Vì vậy việc học tập để nâng cao kĩ năng, trau dồi kiến thức để ngày mai lập nghiệp là nhiệm vụ của mỗi thanh niên chúng ta. Góp sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng ngày một phát triển. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trở thành một thế lực mạnh, mũi nhọn để Thái Bình cũng như Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thử thách phải đòi hỏi sự đồng bộ của các cấp các ngành cùng nhau giải quyết vấn đề.Tạo ra nguồn lực con người không những về tầm vóc mà cả thể lực và trí thức. Với những nỗ lực thực hiện như hiện nay chúng ta có thể tin vào một tương lai tốt đẹp với những con người Việt Nam năng động, sáng tạo, nhiệt tình và đầy trách nhiệm,lòng nhiệt tình công việc./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lê Nin(nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2006) 2.Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.Nxb chính trị quốc gia HN,1996. 3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở VN.Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguồn lực con người Thái Bình.DOC
Luận văn liên quan