Đề tài Nguyên lý sáng tạo trong tin học

Một nhà thiết kế các sản p hẩm về máy tính đã cho ra đời một mẫu case máy tính dành riêng cho các tín đồ của dòng xe Aston M artin. Derek Smith, nhà thiết kế này cho ra đời sản phẩm này dành tặng cho một người bạn thân, yêu thích những mẫu xe của hãng xe nước Anh. Toàn bộ chiếc case này được tạo nên từ các bộ phận cũ với hệ thống chipset AMD Quad Core Cooler, khe cắm USB, và hai ổ cứng 260 Gb. Phần vỏ case được làm bằng gỗ với các tấm lưới tản nhiệt mô phỏng phần đầu xe. Không nhữn g thế, trên mặt trước của chiếc case này còn gắn logo của hãng xe nước Anh như nnhững chiếc siêu xe đặc biệt. Không dừng lại tại đó, một chi tiết trên chiếc case khiến người ta ấn tượng không kém là chiếc đồng hồ nhỏ được gắn trên mặt trước của chiếc case này tương tự như mặt đồng hồ của những chiếc Aston M artin.

pdf22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên lý sáng tạo trong tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP KHOA HỌC MÁY TÍNH KHÓA 22 ____________________ BÀI THU HOẠCH MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Nguyên lý sáng tạo trong tin học Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH Hoàng Kiếm Học viên thực hiện: Lưu Minh Ngọc Mã số học viên: 121149 TP.HCM 12/2012 LỜI MỞ ĐẦU Suy nghĩ mà nhờ đó tạo ra được các sản phẩm mang tính sáng tạo được gọi là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo có thể nói là gốc rễ của mọi thành quả sáng tạo. Tất cả sản phẩm (cả vật chất và tinh thần) do con người tạo ra từ trước cho tới nay đều được vật chất hoá (biến thành hiện thực) từ các ý tưởng sáng tạo của con người. Khi bạn nghĩ mình không phải là một người có khả năng sáng taọ thì thực chất là bạn chỉ đang để sức ì tâm lý hay còn gọi là tư duy theo lối mòi của mình che mất sức sáng tạo tiềm tàng trong bạn mà thôi. Một học sinh nhờ cách học mới nên có kết quả học tập tốt hơn - học sinh đó đã sáng tạo. Một công nhân nhờ cải tiến công cụ, hợp lý hoá sản xuất đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được giá thành - người công nhân đó đã sáng tạo. Một bà nội trợ nhờ cải tiến cách đi chợ, nấu nướng nên công việc trở nên nhàn nhã hơn, món ăn hấp dẫn hơn, ngon hơn - bà nội trợ đó đã sáng tạo. Một doanh nhân nhờ tìm ra được cách kinh doanh mới nên đã tăng được thu nhập - doanh nhân đó đã sáng tạo. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn gán cho từ sáng tạo những việc làm to tát, vĩ đại như Thomas Edison sáng chế ra bóng đèn điện, máy hát; Isaac Newton phát minh ra định luật hấp dẫn; Luis Paster sáng chế ra vacxin phòng bệnh dại… Đây thực sự là những sáng tạo vĩ đại trên thế giới của các nhà khoa học nổi tiếng. Nhưng chúng ta ít quan tâm, để ý để biết rằng hằng ngày, hằng giờ chúng ta cũng đang tham gia quá trình sáng tạo khi đang tìm cách để làm việc có hiệu quả hơn, để cuộc sống dễ chịu và hạnh phúc hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong nội dung bài thu hoạch này, em xin trình bày khái quát về phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học, cũng như cách giải quyết, xu hướng phát triển case máy tính để bàn, phân tích các nguyên lý sáng tạo đã được áp dụng trong quá trình hình thành và phát triển đó. Em xin chân thành cảm ơn GS. TSKH Hoàng Kiếm, giảng viên môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học, người đã truyền đạt cho em những kiến thức vô giá về nguyên lý sáng tạo cũng như những phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp em nhìn nhận vấn đề và cách giải quyết vấn đề khoa học một cách sáng tạo hơn. TP.HCM, ngày 14 tháng 12 năm 2012 MỤC LỤC PHẦN 1. GIỚI THIỆU 40 NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT SÁNG TẠO.......................................1 I. Giới thiệu tác giả .................................................................................................................1 II. Nguyên tắc, thủ thuật sáng tạo cơ bản ..........................................................................1 1. Nguyên tắc phân nhỏ .....................................................................................................1 2. Nguyên tắc “tách khỏi”..................................................................................................1 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ ........................................................................................1 4. Nguyên tắc phản đối xứng .............................................................................................1 5. Nguyên tắc kết hợp ........................................................................................................1 6. Nguyên tắc vạn năng .....................................................................................................1 7. Nguyên tắc “chứa trong” ...............................................................................................2 8. Nguyên tắc phản trọng lượng ........................................................................................2 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ ......................................................................................2 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ ...........................................................................................2 11. Nguyên tắc dự phòng .....................................................................................................2 12. Nguyên tắc đẳng thế ......................................................................................................2 13. Nguyên tắc đảo ngược ...................................................................................................2 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá..............................................................................................2 15. Nguyên tắc linh động.....................................................................................................2 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” .............................................................................2 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác ..............................................................................3 18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học......................................................................3 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ...................................................................................3 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích...............................................................................3 21. Nguyên tắc “vượt nhanh” ..............................................................................................3 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi ........................................................................................3 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi.........................................................................................3 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian ......................................................................................3 25. Nguyên tắc tự phục vụ ...................................................................................................3 26. Nguyên tắc sao chép (copy)...........................................................................................4 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” .....................................................................................4 28. Thay thế sơ đồ cơ học ....................................................................................................4 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng ....................................................................................4 30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng .....................................................................................4 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ.........................................................................................4 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc .........................................................................................4 33. Nguyên tắc đồng nhất ....................................................................................................4 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần .................................................................4 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng ..................................................................5 36. Sử dụng chuyển pha.......................................................................................................5 37. Sử dụng sự nở nhiệt .......................................................................................................5 38. Sử dụng các chất oxy hoá mạnh ....................................................................................5 39. Thay đổi độ trơ ..............................................................................................................5 40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite)..................................................................5 III. Ưu điểm của các thủ thuật..............................................................................................5 IV. Nhược điểm của các thủ thuật........................................................................................6 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH ..............................................................7 PHẦN 3. CÁC SÁNG TẠO TRÊN CASE MÁY TÍNH .................................................................8 I. Giới thiệu .............................................................................................................................8 II. Xu hướng PC “một mảnh” ...........................................................................................11 III. Những chiếc case hiện đại.............................................................................................14 PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................18 GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 1 PHẦN 1. GIỚI THIỆU 40 NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT SÁNG TẠO I. Giới thiệu tác giả Genrikh Saulovich Altshuller (1926-1998) là một trong những nhà bác học kiệt xuất nhất của thế kỷ 20. Ông sinh tại Tasken (Udơbêkixtan) và năm 14 tuổi đã có vài bằng chứng nhận tác giả sáng chế. Tốt nghiệp đại học công nghiệp. Ông giảng dạy ở Đại học Bacu nhiều năm, là tác giả của hàng chục cuốn sách và khoảng 400 bài luận về TRIZ (Lý thuyết giải các bài toán sáng chế viết tắt theo tiếng Nga). Ông là tác giả của hàng trăm phát minh, sáng chế xuất sắc. Ngoài ra Altshuller còn viết khoảng 5 cuốn sách về khoa học viễn tưởng. Những năm thập niên 80, hàng trăm thành phố ở Liên Xô đã mở trường, trung tâm, câu lạc bộ dạy về tư duy sáng tạo. Cuối những năm 80, Altshuller chuyển qua nghiên cứu về một lý thuyết có thể xây dựng "con người sáng tạo". Theo ông, có những phương pháp nhất định, giúp con người có thể học rất tự nhiên, không hề gò bó, nhưng có thể mang lại cho họ khả năng nhạy bén và sáng tạo hơn hẳn. Phương pháp luận này được gọi là TRIZ hiện đại, được các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật... đánh giá rất cao. II. Nguyên tắc, thủ thuật sáng tạo cơ bản Sau đây là nội dung tóm tắt 40 nguyên tắc, thủ thuật sáng tạo cơ bản: 1. Nguyên tắc phân nhỏ a. Chia đối tượng thành các phần độc lập. b. Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. c. Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng. 2. Nguyên tắc “tách khỏi” Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng. 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ a. Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. b. Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau. c. Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc. 4. Nguyên tắc phản đối xứng Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung giãm bật đối xứng). 5. Nguyên tắc kết hợp a. Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. b. Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. 6. Nguyên tắc vạn năng GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 2 Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối tượng khác. 7. Nguyên tắc “chứa trong” a. Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba… b. Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. 8. Nguyên tắc phản trọng lượng a. Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác có lực nâng. b. Bù trừ t rọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động… 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại). 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ a. Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. b. Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. 11. Nguyên tắc dự phòng Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. 12. Nguyên tắc đẳng thế Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. 13. Nguyên tắc đảo ngược a. Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ, không làm nóng mà làm lạnh đối tượng) b. Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động. 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá a. Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. b. Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn. c. Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. 15. Nguyên tắc linh động a. Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc. b. Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau. 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn. GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 3 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác a. Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều). b. Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng. c. Đặt đối tượng nằm nghiêng. d. Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước. e. Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước. 18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học a. Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động (đến tầng số siêu âm). b. Sử dụng tầng số cộng hưởng. c. Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện. d. Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ a. Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung). b. Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ. c. Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác. 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích a. Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải). b. Khắc phục vận hành không tải và trung gian. c. Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay. 21. Nguyên tắc “vượt nhanh” a. Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn. b. Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi a. Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi. b. Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. c. Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa. 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi a. Thiết lập quan hệ phản hồi b. Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó. 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp. 25. Nguyên tắc tự phục vụ a. Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 4 b. Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư. 26. Nguyên tắc sao chép (copy) a. Thay vì sử dụng những cái không được cho phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao. b. Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết. c. Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại. 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” Thay thế đối tượng đắt t iền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ). 28. Thay thế sơ đồ cơ học a. Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị. b. Sử dụng điện trường, từ t rường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng. c. Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định. d. Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ. 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng : nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực. 30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng a. Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối. b. Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng. 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ a. Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ..) b. Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó. 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc a. Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài b. Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài. c. Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang. d. Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. e. Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp. 33. Nguyên tắc đồng nhất Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước. 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần a. Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng. GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 5 b. Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc. 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng a. Thay đổi trạng thái đối tượng. b. Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc. c. Thay đổi độ dẻo d. Thay đổi nhiệt độ, thể tích. 36. Sử dụng chuyển pha Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng… 37. Sử dụng sự nở nhiệt a. Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu. b. Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau. 38. Sử dụng các chất oxy hoá mạnh a. Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy. b. Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy. c. Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc oxy. d. Thay oxy giàu ozon (hoặc oxy bị ion hoá) bằng chính ozon. 39. Thay đổi độ trơ a. Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà. b. Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà. c. Thực hiện quá trình trong chân không. 40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới. III. Ưu điểm của các thủ thuật 1. Có thể dạy và học các thủ thuật được. Để luyện tập có thể lấy một đối tượng hoặc một giải pháp kỹ thuật rồi phân tích xem người ta đã dùng các thủ thuật gì, nhằm giải quyết vấn đề nào. Cũng có thể lấy một đối tượng nào đó rồi dùng các thủ thuật tác động lên nó để phát các ý tưởng cải tiến , hoàn thiện đối tượng đó (các thủ thuật cơ bản này không đơn thuần là công cụ, chúng còn phản ánh khuynh hướng phát triển các hệ kỹ thuật nói chung và hệ thống nói chung nên chúng có công dụng khá lớn). Có thể dùng các thủ thuật theo cách trên để luyện tập phát triển trí tưởng tượng. 2. Nếu dùng các thủ thuật đúng nơi, đúng lúc, đúng cách thì suy nghĩ sẽ trở nên định hướng và tiết kiệm thời gian giải bài toán. 3. Có thể nhân sức mạnh của các thủ thuật bằng cách không chỉ dùng các thủ thuật đơn lẻ mà dùng các tổ hợp của chúng. 4. Mặc dù các thủ thuật tìm ra từ lĩnh vực sáng tạo kỹ thuật nhưng có thể mở rộng dùng chúng ở các lĩnh vực sáng tạo khác nếu hiểu chúng một cách linh hoạt, khái quát cộng với trí tưởng tượng. GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 6 IV. Nhược điểm của các thủ thuật 1. Không có các tiêu chuẩn khách quan để xác định cụ thể dùng thủ thuật gì, lúc nào, ở đâu và như thế nào để giải bài toán cho trước nhanh nhất. 2. Trên thực tế, người ta thường dùng tổ hợp các thủ thuật để giải, do vậy, lại đụng đến vấn đề số lớn của phương pháp thử và sai. 3. Khi một số thủ thuật mang lại lợi ích cho người giải và trở nên được yêu thích, chúng tiềm chứa tính ì tâm lý, cản trở sáng tạo khi phải giải các bài toán loại khác. GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 7 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH 1. Vỏ máy - Case Vỏ máy (thùng máy) là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và bảo vệ các thiết bị khỏi bị tác động bởi môi trường. 2. Bộ nguồn - Power Là thiết bị chuyển điện xoay chiều thành điện 1 chiều để cung cấp cho các bộ phận phần cứng với nhiều hiệu điện thế khác nhau. Bộ nguồn thường đi kèm với vỏ máy (case). 3. Bảng mạch chủ (Mainboard, Motherboard) Là thiết bị trung gian để gắn kết tất cả các thiết bị phần cứng khác của máy. 4. Các thiết bị nhập (nhập liệu và chương trình vào máy tính) a. Bàn phím b. Chuột c. CD - ROM drive d. Máy quét e. Và nhiều thiết bị khác. 5. Các thiết bị xuất (đưa các thông tin từ trong máy ra) a. Đĩa từ b. Máy in c. Màn hình d. Đĩa quang e. Và nhiều thiết bị khác. 6. Bộ xử lý CPU a. Bộ điều khiển (CU-Control Unit) b. Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit) c. BUS GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 8 PHẦN 3. CÁC SÁNG TẠO TRÊN CASE MÁY TÍNH I. Giới thiệu Một case tốt có thể làm cho công việc hàng ngày của bạn được dễ dàng và có thể đơn giản hóa được các nhiệm vụ như nâng cấp và bảo dưỡng các thành phần tại nơi làm việc. Case máy tính được thiết kế tốt sẽ cho phép dễ dàng truy cập vào bên trong mà không cần dùng đến công cụ phụ trợ, các ổ đĩa cứng được gắn trên các giá trượt vào/ra một cách dễ dàng, có sẵn các cổng USB chờ nhằm tạo điều kiện dễ dàng truy cập, thêm vào đó là các khe cắm RAM, cáp mã màu cho các thành phần bên trong và bên ngoài, v.v. Một case máy tính cổ điển bao hàm khá nhiều nguyên lý sáng tạo: 1. Nguyên tắc phân nhỏ: Một chiếc case bao gồm các thành phần độc lập có thể tháo lắp được dễ dàng. 2. Nguyên tắc tách khỏi: Quạt tích hợp trong case dùng để tách phần gây phiền phức (nhiệt) cho máy tính. 3. Nguyên tắc vạn năng: Case tích hợp màn hình, cảm ứng thay cho bàn phím và chuột, v.v.. 4. Nguyên tắc chứa trong: Chứa mainboard, cable, v.v… 5. Nguyên tắc dự phòng: Có những case mà mọi t hông tin về nhiệt độ máy tính, nhiệt độ bên ngoài, thông số sử dụng của CPU, RAM… đều được hiển thị trên màn hình LCD gắn trên case. 6. Nguyên tắc linh động GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 9 Case máy tính cũ biến thành công cụ hỗ trợ nướng thịt. Thùng bia. Tổ chim. GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 10 Hay hòm mail độc đáo. 7. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 11 8. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ 9. Nguyên tắc thay đổi màu sắc 10. Sử dụng các vật liệu hợp thành II. Xu hướng PC “một mảnh” Năm 2009, với những cải tiến công nghệ như màn hình LCD, bo mạch thu nhỏ... khiến case hình hộp không còn được ưa chuộng. Từ những nettop giá rẻ đến model cao cấp với công nghệ cảm GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 12 ứng, người ta bắt đầu nhận thấy PC "một mảnh" tiết kiệm diện tích của các hãng Acer, HP, Dell... sẽ sớm thay thế hệ thống màn hình - case - bàn phím tách rời. Đó cũng là kết quả của nguyên lý kết hợp, vạn năng và chứa trong. Hãy cùng xem qua các mẫu máy này: eMachines EZ1600 được trang bị màn hình 18,5 inch, chip Atom N270 phục vụ nhu cầu cơ bản như xử lý văn bản, duyệt web, xem DVD... PC sử dụng chipset đồ họa tích hợp 945GSE, ổ cứng 160 GB, ổ DVD-RW, kết nối Wi-Fi và đầu đọc thẻ. Dell Studio One 19 sử dụng màn hình 18,5 inch và có 5 màu khác nhau. Người dùng có thể lựa chọn chip Dual Core Celeron, Pentium Dual Core, Core 2 Duo hoặc Core 2 Quad Core, đồ họa nVidia GeForce 9200 hoặc 9400, RAM 4 GB, ổ cứng 750 GB và đầu đọc thẻ 7 trong 1, ổ Blu- ray, webcam, wifi... Lenovo IdeaCentre A600 có màn hình 21,5 inch độ phân giải 1.920 x 1080 pixel, ổ cứng 1 TB, RAM 4 GB, Intel Core 2 Duo, Blu-ray, tích hợp loa và Wi-Fi, chuột và bàn phím không dây kèm điều khiển đóng vai trò như thiết bị chơi game, tai nghe VoIP... GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 13 MSI được cho là sắp ra mắt một hệ thống gộp "tất cả các chức năng trong một" đầu tiên sử dụng chip Atom lõi kép. VAIO LT Series PC/TV không có case hình hộp vì mọi thứ được tích hợp phía sau màn hình rộng LCD 22 inch như chip Intel Core 2 Duo, L2 cache 6 MB, ổ cứng 1 terabyte, RAM 4 GB, Wi-Fi 802.11 a/b/g/n, ổ Blu-ray. Mac Mini trông nhỏ nhắn như hộp cơm văn phòng nhưng ẩn bên trong là chip Intel Core 2 Duo, ổ cứng 80 GB hoặc 120 GB, Wi-Fi... GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 14 Case máy tính ngày một nhỏ đi, như Shuttle X2700 có chiều dài nhất chưa đến 25 cm nhưng chứa đủ các thành phần của một máy tính, từ chip Atom 330, RAM 1 GB, ổ cứng 80 GB đến kết nối Gigabit Ethernet và Wi-Fi. Khi nói tới máy tính siêu nhỏ phải kể đến Fit-PC2 với chip Atom Z530 1,6 GHz, DDR2 1 GB, ổ cứng 160 GB, hệ điều hành Ubuntu Linux 8.04. III. Những chiếc case hiện đại Ngày nay, máy tính để bàn một mảnh đã trở thành những chiếc laptop gọn gàng. Tuy nhiên, một chiếc laptop vẫn chưa thể đánh bại hoàn toàn một máy tính để bàn về thời gian sử dụng. Vì vậy, case máy tính cổ điển lại được ưa chuộng. Nhưng không vì vậy mà người dùng không còn sáng tạo nữa. Dưới đây là những chiếc case hiện đại được tạo ra từ những ý tưởng rất độc đáo: Tại triển lãm CES 2011, hãng Moneual Lab có giới thiệu một sản phẩm thùng máy tính khá đặc biệt có tên Dual Screen PC (DSPC) khi nó được tích hợp một màn hình LCD lớn và cao gần bằng chiều cao của thùng. Người dùng máy tính có thể dùng màn hình này như một sidebar để GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 15 chứa các widget, thanh công cụ, ghi chú, nhắc nhở hoặc các ứng dụng tiện ích không đòi hỏi nhiều diện tích màn hình. Một nhà thiết kế các sản phẩm về máy tính đã cho ra đời một mẫu case máy tính dành riêng cho các tín đồ của dòng xe Aston Martin. Derek Smith, nhà thiết kế này cho ra đời sản phẩm này dành tặng cho một người bạn thân, yêu thích những mẫu xe của hãng xe nước Anh. Toàn bộ chiếc case này được tạo nên từ các bộ phận cũ với hệ thống chipset AMD Quad Core Cooler, khe cắm USB, và hai ổ cứng 260 Gb. Phần vỏ case được làm bằng gỗ với các tấm lưới tản nhiệt mô phỏng phần đầu xe. Không những thế, trên mặt trước của chiếc case này còn gắn logo của hãng xe nước Anh như nnhững chiếc siêu xe đặc biệt. Không dừng lại tại đó, một chi tiết trên chiếc case khiến người ta ấn tượng không kém là chiếc đồng hồ nhỏ được gắn trên mặt trước của chiếc case này tương tự như mặt đồng hồ của những chiếc Aston Martin. Lấy ý tưởng từ chiếc thùng rác, bộ case với tên gọi “Super Case H1” của nhà sản xuất linh kiện máy tính Chaintech and Colorful (Đài Loan). GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 16 Thêm một chiếc case máy tính độc đáo khác lấy ý tưởng từ thùng rác đựng giấy trong các văn phòng làm việc. Tuy nhiên, có vẻ như bụi bẩn sẽ là một “kẻ thù không đội trời chung” của mẫu case này. Thoạt nhìn, ít ai nghĩ rằng chiếc đầu tàu này lại một case máy tính. Đây là sản phẩm của hãng máy tính Lian-Li (Đài Loan). 2 cổng USB 3.0 và khay đĩa DVD ở mũi tàu. Kiểu case thông thoáng này sẽ giúp tản nhiệt hiệu quả trên máy tính, tuy nhiên bụi bẩn cũng như dị vật dễ dàng lọt vào bên trong thông qua những khe hở xung quanh máy. GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 17 Bộ case với phong cách như 1 chú robot, với 1 modem wifi được tích hợp ngay bên trên. Không chỉ là điểm nhấn tạo nên ấn tượng cho bộ case, mọi thông tin về nhiệt độ máy tính, nhiệt độ bên ngoài, thông số sử dụng của CPU, RAM… đều được hiển thị trên màn hình LCD gắn trên bộ case này. GVHD: GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HVTH: LƯU MINH NGỌC - 1211049 18 PHÂN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bài giảng của GS. TSKH. Hoàng Kiếm [2] Ebook “Phương pháp luận sáng tạo” của PGS. TSKH Phan Dũng [3] Các websites: thuyt-sang-to&Itemid=57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1211049baocaothuhoach_luuminhngoc_k22_1728.pdf
Luận văn liên quan