Đề tài Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự (LTTHS) là một ngành luật trng hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự - nó còn được gọi là luật hình thức để giải quyết một vụ án hình sự. Cũng như các ngành luật khác, LTTHS cúng ghi nhận hệ thống những nguyên tắc mang tính chỉ đạo cho mọi hoạt động trong tó tụng hình sự. Nguyên tắc tố tụng hình sự là những nguyên tắc cơ bản có tính bắt buộc chung, xác định phương châm và định hướng cho toàn bộ quá trình tố tụng hay một số hoạt động tố tụng nhất định, thể hiện bản chất của chế độ nhà nước, bản chất của tố tụng hình sự, được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một trong những nguyên tắc của LTTHS được ghi nhận tại Điều 20 Bộ luật TTHS.

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Luật tố tụng hình sự (LTTHS) là một ngành luật trng hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự - nó còn được gọi là luật hình thức để giải quyết một vụ án hình sự. Cũng như các ngành luật khác, LTTHS cúng ghi nhận hệ thống những nguyên tắc mang tính chỉ đạo cho mọi hoạt động trong tó tụng hình sự. Nguyên tắc tố tụng hình sự là những nguyên tắc cơ bản có tính bắt buộc chung, xác định phương châm và định hướng cho toàn bộ quá trình tố tụng hay một số hoạt động tố tụng nhất định, thể hiện bản chất của chế độ nhà nước, bản chất của tố tụng hình sự, được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một trong những nguyên tắc của LTTHS được ghi nhận tại Điều 20 Bộ luật TTHS. NỘI DUNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HAI CẤP XÉT XỬ. Khái niệm Hơn bất kì một dạng hoạt động nào của nhà nước, hoạt động xét xử phản ánh trực tiếp và sâu sắc bản chất của nhà nước. Theo cách tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước hiện nay, hoạt động xét xử do một cơ quan duy nhất là tòa án tiến hành vì vậy theo chúng tôi xét xử nói chung được hiểu là: Dạng hoạt động đặc biệt của nhà nước do nhà nước tiến hành theo trình tự thủ tục và nguyên tắc nhất định nhằm giải quyết khách quan công bằng chính xác các vụ án hình sự, dân sự, hành chính... bằng việc ra các bản án nhân danh nhà nước hoặc ra các quyết định theo quy định của pháp luật. Xét xử hình sự là một dạng hoạt động đặc biệt và có ý nghĩa của cơ quan tòa án thực hiện một hoạt động đặc biệt nhân danh nhà nước để phán xét và quyết định hình phạt thích đáng đối với một hành vi bị coi là tội phạm. Việc xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự phải tuân theo những nguyên tắc nhất định trong đó có nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Pháp luật TTHS Việt Nam quy định trực tiếp hai cấp xét xử trong luật tổ chức Tòa án (Điều 11 Luật tổ chức TAND năm 2002) và Bộ luật TTHS (Điều 20 Bộ luật TTHS năm 2003) đồng thời quyết định cac thủ tục tố tụng và tổ chức hệ thống tòa án tương ứng với các thủ tục xét xử của vụ án. Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự là tư tưởng chủ đạo, có tính chất bắt buộc chung, thể hiện quan điểm có tính định lí của nhà nước trong việc tổ chức tố tụng để xét xử các vụ án hình sự, được quy định trong pháp luaatk tố tụng hình sự, trong đó xác định một vụ án hình sự được xét xử lần đầu tại cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) có thể được xét xử lại và chỉ được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ hai) nếu có kháng cáo kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ án, đảm bảo lợi ích Nhà nước quyền và lợi ích chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, xét xử sơ thẩm là một giai đoạn của TTHS, là qua trịnh xét xử lần đầu do Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. Bản án, quyết định do Tòa án cấp sơ thẩm tuyên chưa có hiệu lực ngay vì có thể bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phuc thẩm. Xét xử phúc thẩm la một giai đoạn của TTHS trong do Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của Tòa án cấp dưới, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lội ích hợp pháp của công dân. Mối quan hệ giữa xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm Xét xử ở cấp sơ thẩm là xét xử lần đầu vụ án hình sự. Tại cấp xét xử này, tất cả những vấn đề thuộc nội dung vụ án lần đầu được xem xét, đánh giá và kết luận. Xét xử ở cấp phúc thẩm là xét xử lại vụ án đã được xét xử ở cấp sơ thẩm mà bản án quyết định bị kháng cáo kháng nghị theo quy định của pháp luật. Mục đích của xét xử sơ thẩm là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Mục đích của xét xử phúc thẩm: là kiểm tra lại tình tiết, quyết định của bản án tòa án cấp sơ thẩm về nội dung nhằm phát hiện, sửa chữa những sai lầm khiếm khuyết của cấp sơ thẩm nhằm đảm bảo việc xét xử đúng người đúng tội. Tuy nhiên việc quy định nguyên tắc hai cấp xét xử cũng không có nghĩa là nguyên tăc này bắt buộc phải thực hiện trong mọi trường hợp. Bởi lẽ, như vậy sẽ dễ làm nảy sinh quan điểm cho rằng phiên tòa xét xử ở cấp sơ thẩm chỉ là phiaan tòa trù bị của phiên tòa sẽ ddwwocj mở ở cấp phúc thẩm. Điều đó rất nguy hiểm vì có thể dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm của những người xét xử ở tòa án cấp sơ thẩm, vì tư tưởng cho rằng đằng nào bản án, quyết định của mình cũng bị xét xử ở cấp cao hơn. Việc xetsx ử ở cấp phúc thẩm sẽ không là bắt buộc đối với các vụ án ở cấp sơ thẩm nếu bán án, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm không có kháng cáo kháng nghị. Những quy định của pháp luật Cơ sở pháp lí làm phát sinh hoạt động xét xử tại cấp sơ thẩm là quyết định truy tố của Viện kiểm sát, quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án. Quyết định truy tố cũng đồng thời xác định giới hạn xét xử của tòa án cấp sơ thẩm. Bộ luật TTHS quy định việc xét xử sơ thẩm tại phần thứ ba từ chương XVI đến chương XXII, bao gồm 60 điều từ điều 170 đến điều 229. Cơ sở pháp lí làm phát sinh hoạt động xét xử tại cấp phúc thẩm là kháng cáo kháng nghị của bị cáo, người tham gia tố tụng, kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật tố tụng. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, việc xét xử ở cấp phúc thẩm được quy định tại phần thứ tư của Bộ luật TTHS, bao gồm hai chương XXIII và XXIV, từ điều 230 đến điều 254. NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HAI CẤP XÉT XỬ. Nội dung của nguyên tắc Trong lịch sử luật TTHS Việt Nam, hai cấp xét xử được thực hiện từ thời phong kiến, tuy nhiên không được quy định thành một nguyên tắc. Cho đến Bộ luật TTHS năm 1988 đã ghi nhận nguyên tắc này một cách gián tiếp việc xét xử hai cấp, nhưng vì không ghi nhận thành nguyên tắc độc lập nên vê lí luận cũng như thực tiễn xét xử có nhiều luc người ta cho rằng, tố tụng của Việt Nam không có nguyên tắc hai cấp xét xử mà có nhiều cấp (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm). Vì vậy, để có căn cứ vững chắc cho các nhà nghiên cứu khoa học luật TTHS hình sự cũng như thực tiễn xét xử Luật TTHS năm 2003 đã ghi nhận đây là một trong những nguyên tắc cơ bản. Bên cạnh nguyên nhân nêu trên, việc ghi nhận nguyên tắc này thành một quy phạm độc lập trong hệ thống các nguyên tắc trong pháp luật TTHS còn nhằm đảm bảo pháp lí vững chắc cho việc tìm ra sự thật vụ án, tránh việc kết án oan sai, giải quyết không hợp tình, hợp lí các tình tiết vụ án khi xét xử ở cấp sơ thẩm. Về mặt nội dung, nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử được hiểu là việc một vụ án hình sự có thể được đưa ra xét xử ở hai cấp xét xử là cấp xét xử sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Với nội dung cơ bản đã nêu, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử được biểu hiện qua những khía cạnh sau: Thứ nhất: trong thẩm quyền của các cơ quan xét xử vụ án hình sự. Biểu hiện của nguyên tắc hai cấp xét xử không chỉ thông qua các quy định của pháp luật TTHS về thủ tục giải quyết vụ án hình sự mà còn bộc lộ qua cách thức tổ chức của cơ quan tiến hành tố tụng, mà cụ thể là hệ thống cơ quan xét xử và thẩm quyền nhà nước trao cho họ. Ngoài các quy định trong luật tổ chức tòa án năm 2003, Bộ luật TTHS năm 2003 cũng xác định thẩm quyền xét xử cấp sơ thẩm và xét xử cấp phúc thẩm cho các cấp tòa án. Theo khoản 1 Điều 70 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định TAND cấp huyện và TAND quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng trừ những tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; và một số tội khác quy định tại BLHS. Như vậy, tòa án cấp huyện được pháp luật TTHS trao thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật TTHS xác định Tòa án cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm không thuộc thẩm quyền xủa TAND cấp huyện và cấp tương đương hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp dưới mà mình lấy lên xét xử. Bên cạnh đó, tại ĐIều 242 khi quy định về thời hạn xét sử phúc thẩm đã quy đinh một cách gián tiếp thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu, tòa án quân sự trung ương và tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cáo. Như vậy, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử đã được Bộ luật TTHS quy định một cáh cụ thể trong thẩm quyền của tòa án, việc quy định này một mặt thể hiệnính thống nhất về thẩm quyền trong hệ thống pháp luật Việt Nam mặt khác đây còn là minh chứng cho nguyên tắc trên được thực hiện xuyên suốt rong pháp luật TTHS. Thứ hai: trong thủ tục xét xử vụ án hình sự. Đây chính là phần quan trọng nhất thể hiện nội dung nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Trong thử tục xét xử vụ án hình sự, việc xem xét lại bản án, quyết định cảu tòa án không phải là đương nhiên mà achir thực hiện khi có kháng cáo, kháng nghị phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là các kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm cảu tòa án chưa có hiệu lực pháp luật phải đúng thẩm quyền, đúng thời hạn pháp luật quy định. Đối với những kháng cáo, kháng nghị quá hạn thì cũng có thể được cơ quan xét xử có thẩm quyền tiến hành xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm như do ốm đau, phải điều trị hay nhà ở quá xa mà đi 15 ngày vẫn chưa đến được cơ quan có thẩm quyền để nộp đơn kháng cáo... Đây là một só trường hợp có lí do chính đáng nên tại nghị quyết số 05/2005 của HĐTP tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “xét xử phúc thẩm” của Bộ luật TTHS đã quy định rất cụ thể: “Việc xét lí do kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lí do chính đáng. Lí do chính đáng là những thường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định...”. Việc xem xét lại bản án, quyết định bản án của tòa án cấp sơ thẩm không phải là việc cơ quan xetsx ử cấp phúc thẩm tiến hnahf xem xét lại toàn bộ nội dung bản án, quyết định cảu tòa án cấp sơ thẩm mà chỉ xem xét những nội dung đã nêu trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị. Sau khi xem xét các nội dung đã nêu thì cơ quan cso thẩm quyền xét xử phúc thẩm sẽ ra một trong ba quyết định là giữ nguyên bản án, quyết định cảu tòa án cấp sơ thẩm; sửa đổi một phần bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm hoặc hủy bản án cấp sơ thẩm để điều tra, xét xử lại hoặc hủy bản án quyết định cảu tòa án cấp sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia vụ án hình sự, bảo đảm tính ổn định của phán quyết cảu tòa án sơ thẩm cúng như nguyên tắc hai cấp xetsx ử được thực hiện một cách triệt để thì những phần nội dung bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị phải được thi hành cùng với phần bản án, quyết định mới cảu tòa án phúc thẩm. Ý nghĩa của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Trước tiên chúng ta xét đến ý nghĩa của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử đối với nhà nước. Một là, nguyên tắc này khẳng định một bản chất nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Để thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân được ghi nhận tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992 thù trước tiên chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật TTHS góp phần tạo ra căn cứ pháp lí quan trọng để các chủ thể trong quan hệ TTHS thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Vì vậy, việc xác lập nguyên tắc trên đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước trước các quyền tự do, dân chủ của công dân và đây cũng là một yếu tố chính trị khẳng định bản chất cảu nhà nước trước các quốc gia khác. Hai là, bảo đảm lợi ích nhà nước và là công cụ giúp cho nhà nước thực hiện chức năng quản lí xã hội. Không phải trong quá trình xét xử, mọi trường hợp cơ quan xét xử cấp thứ nhất cũng thực hiện đúng đắn các quy định pháp luật và xét xử đúng đắn các vụ án hình sự, vậy nên pháp luật còn quy định cấp xét xử thứ hai để xem xét tình hợp pháp của các phán quyết. Hơn nưaz, pháp luật TTHS được thực thi một cách nghiêm chỉnh thì công bằng xã hội sẽ được duy trì, ý thức người dân về pháp luật được nâng cao, trật tự xã hội được nhà nước xác lập từ trước sẽ không bị xâm phạm. Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan xét xử, nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử sẽ giúp: Xác định đúng bản chất của vụ án và đưa ra những phán xét hợp pháp cũng như hợp lí. Đây là một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của nguyên tắc đối với cơ quan xét xử. Bởi lẽ trong nhiều vụ án hình sự, có thể vì lí do này hay lí do khác mà tòa án xét xử cấp sơ thẩm chưa hoàn thiện việc đánh giá tổng quan các chứng cứ và tình tiết vụ án, do vậy các phán quyết của họ chưa thực sự phản ánh đúng bản chất của vụ án cũng như chưa đưa ra những hình phạt thích đáng cho bị cáo. Và việc xét xử lại bản án, quyết định bị kháng cáo kháng nghị của tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm sẽ khiến cho những vấn đề thuộc về nội dung vụ án một lần nữa đưa ra phân tích, xét xử. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như uy tín cảu cơ quan xét xử. Việc xác lập quy định độc lập về chế độ hai cấp xét xử sẽ giúp viện kiểm sát, người tham gia tố tụng có một cắn cứ pháp lí vững chắc để kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của cấp sơ thẩm. Thông qua việc xét xử phúc thẩm, hội đồng xét xử phúc thẩm khắc phục những hạn chế trong quá trình xét xử. Đây chính là một hình thức nâng cao hiệu quả xét xử của tòa án cấp sơ thẩm và tạo dựng mối liên hệ khăng khít giữa cơ quan cấp dưới và cơ quan cấp trên, nhờ đó mà chất lượng xét xử, uy tín của cơ quan xét xử được nâng cao. Đối với người tham gia tố tụng, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người tham gia tố tụng. Các quyền lợi hợp pháp cảu người tham gia tố tụng được nhà nước bảo vệ qua quá trình xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ TRONG TTHS. Trên phương diện lập pháp Để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử, các quy địn về thủ tục tố tụng cần thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, phải đảm bảo đầy đủ các cơ sở pháp lí cho việc xét xử sơ thẩm, tòa án chỉ xét xử khi có quyết định truy tố của viện kiểm sát và quyết định đưa vụ án ra xét xử của thẩm phán. Quyết định truy tố của Viện kiểm sát giới hạn các hành vi và số lượng đối tượng có thể bị Tòa án xét xử, Tòa án không thể và không được xét xử các hành vi và những bị cáo mà Viện kiểm sát không hoặc chưa truy tố và cũng không xét xử ngoài phạm vi những vấn đề đã xác định đem vụ án ra xét xử của thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Tòa án phải đảm bảo cho tất cả những người tham gia tố tụng được bảo đảm quyền và lợi ích của mình tại phiên tòa. Thứ hai, quyền kháng cáo của bị cáo, người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lí liên quan; quyền kháng nghị cảu viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm phải được đảm bảo. Sự đảm bảo này phải được thể hiện trong các quy định liên quan đến thẩm quyêng kháng cáo kháng nghị. Thứ ba, các quy định pháp luật cần thể hiện rõ ràng và đầy đủ rằng phúc thẩm là một cấp xét xử (cấp xét xử thứ hai). Xác định chính xác tính chất phúc thẩm là việc xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án sơ thẩm. Các nguyên tắc tố tụng xét xử cần được áp dụng thống nhất tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm nhưng đó không phải là sự rập khuân của nhau, do có sự khác nhau giữa hai phiên tòa về phạm vi những vấn đề cần xem xét, thành phần tham gia t ố tụng. Thứ tư, phạm vi xét xử phúc thẩm cần được xác định rõ ràng và không vượt quá những vần đề đã được cấp sơ thẩm xét xử và kết luận, đồng thời không vượt quá yêu cầu khàng cáo, kháng nghị để đảm bảo tính ổn định của phần bản án, quyết định không có kháng cáo, kháng nghị. Trên phương diện thực hiện pháp luật. Thứ nhất, việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật phải nhanh chóng, kịp thời. Bởi lẽ, muốn thực hiện có hiệu quả các quy định cảu pháp luật, trước tiên phải làm cho các quy định pháp luật trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng. Muôn áp dụng chính xác, dễ dàng, đư pháp luật vào đời sống, cần phải kịp thời ban hành các văn bản giải thích, áp dụng pháp luật. Đây là một trong những điều kiện cần thiết và rất quan trọng giúp cho việc nhận thức pháp luật được đúng đắn, việc áp dụng được thống nhất và dễ dàng. Thứ hai, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất để các chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyêt định sơ thẩm thực hiện kịp thời, đầy đủ quyền kháng cáo, kháng nghị cảu mình. Quy định rõ trách nhiệm của tòa án câp sơ thẩm trong việc đảm bảo quyền kháng cáo, kháng nghị trên các phương diện khác nhau. Trên phương diện tổ chức và các phương diện khác. Một là, tổ chức hệ thống tòa án và các quy định về thẩm quyền xét xử của các tòa án phải phù hợp với khả năng thực tế cảu từng cấp xét xử, đảm bảo xét xử kịp thời, khách quan, chính xác. Hai là, tổ chức tòa án theo cấp xét xử phải thể hiện rõ quan hệ giữa các tòa án xét xử theo các thủ tục tố tụng khác nhau. Chủ yếu là quan hệ tố tụng chứ không phải chỉ đơn thuần là quan hệ hành chính. Ba là, tổ chức tòa án theo cấp xét xử phải đảm bảo được sự độc lập xét xử, hạn chế đến mức thấp nhất sự lệ thuộc và sự can thiệp vào hoạt động xét xử, phù hợp với yêu cầu của nàh nước pháp quyền, tất cả các quan hệ xã hội đều nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật, với tinh thầm thượng tôn pháp luật. Các cơ quan tham gia quá trình tố tụng phải đảm bảo sự thống nhất, phù hợp với tổ chức của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bốn là, cần có đội ngũ người tiến hành tố tụng có chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử, có đạo đức nghề nghiệp thực sự nghiêm minh, chí công vô tư, thật sự khách quan trong công tác; tại tòa án phải đảm bảo đủ biên chế và số lượng phù hợp với lượng án xét xử của từng cấp xét xử, tránh tình trạng quá tải do số lượng án ngày càng có xu hướng gia tăng. Năm là, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác xét xử cần được tăng cường để đảm bảo đáp ứng kịp thời với yêu cầu thực tiến của công tác xét xử ở từng cấp xét xử. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐINH CỦA PHÁP LUẬT. Thực trạng thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Thực tế mấy năm gần đây cho thấy nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử được thực hiện khá nghiêm túc, chặt chẽ và đạt được nhiều những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít những điểm hạn chế cần được khắc phục để thực hiện tốt hơn nguyên tắc này. Thực tiễn thi hành những quy định của pháp luật TTHS về xét xử sơ thẩm: trong những năm gần đây, việc xét xử vụ án hình sự ở cấp xét xử sơ thẩm đã đạt được những hiệu quả và tiến bộ đáng kể, chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao. Cụ thể: Về tình trạng xét xử oan sai có xu hướng ngày càng giảm. Theo thống kê của ngành tòa án: năm 2004 có 5 trường hợp bị xét xử oan sai; năm 2005 con số này là 4 người; năm 2007 tính đến hết tháng 9 không có trường hợp nào bị kết tội oan (theo báo cáo tổng kết công tac ngành tòa án các năm 2004, 2005 và 2007). Về số lượng các vụ án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị đã rút kháng cáo, kháng nghị hay được tòa án cấp phúc thẩm tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm: theo thống kê trong các năm từ 2002 – 2007 trong số 135.979 bị cáo mà tòa án phúc thẩm đã thụ lí có 12.510 bị cáo rút kháng cáo hoặc được rút kháng nghị bằng 9,19% số thụ lí. Trong số 115.207 bị cáo được tòa án cấp phúc thẩm đưa ra xét xử có tới 80.920 bị cáo được tòa án cấp phúc thẩm tuyên giữ nguyên bản án bằng 70,23% số bị cáo đã xét xử (theo tòa án nhân dân tối cáo, phụ lục báo tổng kết công tác nhành tòa án các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007). Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc xét xử hình sự ở cấp sơ thẩm thời gian qua vẫn còn hạn chế như: lượng án tồn đọng tại TAND cấp xét xử sơ thẩm nhìn chung giam nhưng vẫn còn nhiều. Tại TAND cấp huyện năm 2005 thụ lí 41.518 vụ, tồn đọng 1.120 vụ bằng 2,6% (TAND, phụ lục báo tổng kết công tác ngành tòa án từ các năm 2002 -2005); năm 2007 tại các tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lí 61.813 vụ, còn tồn đọng 1.330 vụ, bằng 2,15%. Vẫn còn nhiều bản án sơ thwmr bị hủy, bị sửa, thậm chí có vụ án sửa đi sửa lại nhiều lần. Chất lượng xét xử vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện ở việc âp dụng các quy định của bộ luật TTHS còn nhiều hạn chế như: áp dụng không chính xác các quy định của bộ luật TTHS và các hướng dẫn áp dụng bộ luật TTHS; các hạn chế về không áp dụng đúng tư cách người tham gia tố tụng hạn chế trái pháp luật các quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm của người tham gia tố tụng... Thực tiễn việc thi hành các quy định của pháp luật tố tụng ở cấp xét xử phúc thẩm: việc thực hiện xét xử hình sự ở cấp phúc thẩm trong những năm gần đây cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục. Qua các số liệu cảu tòa án nhân dân tối cao thông qua báo cáo tổng kết công tác ngành tòa án từ năm 2002 -2007 có thể thấy rõ điều này. Số lượng vụ án được giải quyết tại tòa phúc thẩm chiếm tỉ lệ cao trên tổng số vụ án mà tòa án phúc thẩm đã thụ lí: năm 2004 trong tổng số 15.218 vụ mà tòa án phúc thẩm đã thụ lí có tói 13.851 vụ được giải quyết, năm 2007 con số này là 14.480/15.127 vụ đã được giải quyết. Chất lượng xét xử cũng được nâng cao: hàng năm số lượng án đã được xét xử phúc thẩm bị kháng cáo theo thủ tục Giám đốc thẩm và tái thẩm là không nhiều. Năm 2005 tòa án các cấp xét xử phúc thẩm là 12.735 vụ chỉ có 85 vụ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tại tòa án nhân dân tối cao; năm 2007 con số này là 83/12.238. Mặc dù số lượng vụ án tồn đọng ngày càng giảm nhưng vẫn còn khá cao. Theo TAND tối cao, tại báo cáo tổng kết công tác ngành tòa án từ năm 2003 – 2007 số lượng án tồn đọng là: quý 4 năm 2004 đến hết tháng 9 năm 2005 là 307/7931 vụ; năm 2007 số lượng án tồn đọng là 203/10111 vụ. Con số này tuy chiếm tỉ lệ ít so với những vụ đã thụ lí nhưng có thể thấy số lượng này vẫn cong là quá cao. Việc kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm đa số kháng nghị được chấp nhận hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử lại. Năm 2005 trong số 70 vụ án đã giải quyết tại TAND tối cao thì Hội đồng giám đốc thẩm đã hủy án để điều tra lại hoặc xét xử lại là 45 vụ bằng 64,3%’\; năm 2007 là 37/59 vụ bằng 56%. Những hệ quả trên là do những hạn chế về áp dụng pháp luật trong quá trình xét xử vụa án tại tòa án phúc thẩm như: có sai lầm về định tội danh, hạn chế trái pháp luật quyền của người kháng cáo, áp dụng hình phạt chưa đúng... Phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về nguyên tắc hai cấp xét xử. Đối với những quy định của luật TTHS Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định của bộ luật TTHS về tính chất của xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm vì nó rất cần thiết cho việc xây dựng những quy định pháp luật cho phù hợp với từng thủ tục xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm. Hiện nay, reong bộ luật TTHS chưa có xác định tính chất của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nên chưa có sơ sở để phân biệt tính chất giữa xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Hiện nay luật quy định xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại... là chưa phù hợp và chỉ đúng với tổ chức tòa án theo cấp hành chính trong khi đó, bản chất của xét xử hai cấp ở đây là xét xử lần đầu và xét xử lại lần thứ hai vụ án khi có kháng cáo kháng nghị mà không phụ thuộc vào cấp hành chính. Vì vậy, cần phải xác định xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại khi có kháng cáo, kháng nghị hợp theo quy định của pháp luật. Thứ hai, cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm. Hiện nay trong các phiên tòa xét xử sơ thẩm phần thủ tục xét hỏi chiếm phần lớn thời gian và cũng là phần chính khi xét xử. Trong khi đó, phần tranh tụng lại nhiều nơi chỉ mang tính hình thưc và không phát huy được hiệu quả của nó trong TTHS. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên và giúp giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả vụ án hình sự tại cấp xét xử sơ thẩm, thiết nghĩ nên có những sửa đổi quy định của bộ luật TTHS về thủ tục xét hỏi nhằm nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa. Thứ ba, cần bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định về thủ tục xét xử phcus thẩm. Hiện nay, thủ tục xét xử phúc thẩm còn được quy định chung chung, chưa rõ ràng, chưa thể hiện tương xứng đối với thủ tục xét xử sơ thẩm. Chưa thể hiện sự độc lập của xét xử phúc thẩm. Vì vậy cần phải sửa đổi và bổ sung các quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm sao cho tương xứng với xét xử sơ thẩm, đảm bảo yếu tố khẳng định phúc thẩm là một cấp xét xử trong TTHS. Đối với những quy định về tổ chức tòa án. Về tổ chức hệ thống tòa án: tổ chức hệ thống tòa án phải được xác định theo cấp xét xử - cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm – chứ không phải đơn thuần là quan hệ hành chính lãnh thổ như hiện nay. Việc tổ chức hệ thống xét xử theo cấp xét xử vừa thể hiện được cơ cấu xét xử theo hai cấp vừa thể hiện mội quan hệ giữa tòa án các cấp là quan hệ về tố tụng, quan hệ giữa các cấp xét xử không phải là quan hệ về mặt hành chính như hiện nay. Việc quy định tổ chức xét xử theo cấp xét xử cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tòa án thực hiện tốt công việc và chức năng của mình phù hợp với khả năng thực tế của từng cấp, đảm bảo việc xét xử chính xác, kịp thời. Tính độc lập của tòa án khi xét xử giúp cho các vụ án hình sự được xét xử chính xác, kịp thời, đúng pháp luật. Sự độc lập trong xét xử tạo điều kiện cho các tòa án cấp phúc thẩm xem xét hoặc xét xử lại phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị một cách công minh, khách quan, đúng pháp luật, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và công bằng xã hội. Vì vậy, độc lập trong xét xwr của tòa án các cấp không chỉ được quy định như một nguyên tắc Hiến định mà cần phải được xây dựng như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của tòa án các cấp. PHẦN KẾT LUẬN Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong TTHS là một nguyên tắc có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt đông xét xử hình sự. Đây là nguyên tắc góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo việc thực hiện một cách tốt nhất thẩm quyền và chức năng của cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là TAND. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử còn cho thấy sự thận trọng và tiến bộ trong tổ chức, hoạt động của nhà nước đối với một hoạt động đặc biệt là hoạt động xét xử. Mặc dù trong từng thời kì khac nhau, việc quy định về chế độ hai cấp xét xử có những nội dung khác nhau những theo xu hướng ngày càng đảm bảo hơn việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Trong tiến trình cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp nói chung và chất lượng xét xử nói riêng, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thực hiện chế độ hai cấp xét xử và bảo đảm nguyên tắc này được thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế là rất cần thiết, đòi hỏi có sự quan tâm không chỉ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các nhà làm luật mà còn ở ý thức của chính những người thực thi pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong TTHS.doc