Đề tài Nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí

TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀI 23 TRANG GỒM MỤC LỤC: PHẦN I:MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tàiLịch sử nghiên cứu vấn đềMục đích, nhiệm vụ đối tượng,phạm vi nghiên cứuCăn cứ luận và phương pháp nghiên cứuĐối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứuĐóng gópKết cấu của đề tài PHẦN II:NỘI DUNG Chương 1. Những vấn đề chung của nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí. 1.1.Một số khái niệm có liên quan 1.2.Nguyên tắc tính nhân đạo của báo chí: Chương 2. Thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí. 2.1. Tình hình việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo 2.2Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí: Chương 3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí. 3.1Đa dạng hóa sự thể 3.2Giáo dục pháp luật 3.3kết hợp với các cơ quan chức năng 3.4Giải pháp trong việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ phóng viên PHÇN III:KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5929 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÇN I: Më §ÇU I.Lí Do Chọn Đề Tài: Loài người đang bước vào nền văn minh thứ ba với tất cả những thành tựu kỳ diệu của cách mạng khoa học và công nghệ. Mặt khác, loài người cũng đang đứng trước những hiểm họa đe dọa tàn phá môi trường sống,hủy hoại nhân tính con người, chà đạp các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội. Một trong những thành tựu lớn của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng là công cuộc đấu tranh giải phóng loài người, xây dựng một chế độ tất cả vì con người, cho con người. Lý tưởng nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng tương ứng với lập trường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp. xã hội phát triển không có nghĩa là quyền con người được đảm bảo tuyệt đối. Ngày nay con người phải đương đầu với rất nhiều vấn đề như:Đại dịch HIV/AIDS, khủng bố, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em,trộn cắp, tham nhũng…..Đây không còn là vấn đề có tính chất cá nhân mà còn là vấn đề nhức nhối của xã họi hiện nay. Ở nước ta, báo chí là cơ quan truyền thông có vị trí chức năng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng lãnh đạo của Đảng theo quan điểm”báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Khi trực tiếp tham gia vào sự nghiệp xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội, triệt để giải phóng con người….Báo chí đứng trên lập trường nhân đạo cộng sản để thông tin, lí giải các hiện tượng, sự kiện của đời sống xã hội. Báo chí còn có vai trò quan trọng trong việc đưa tin, phản ánh hiện thực một cách khách quan. Báo chí tạo ra dư luận xã hội rộng rãi để góp phần phanh phui, lên án những thế lực gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích xã hội và xâm phạm tới quyền con người. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của báo chí, từ lâu, nhiều nhà báo đã lo lắng, lên tiếng cachr tỉnh nhân loại về những hiểm họa đó. Báo chí một mặt ca ngợi những tấm gương đạo đức tốt, có tác động tốt đến dư luận xã hội…. II.Lịch Sử Nghiên Cứu vấn Đề: Vấn đề nguyên tắc tính nhân đạo trong báo chí là một đề tài không hề mới. trên thế giới đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài này.tuy nhiên, ở nước ta chưa có một tác phẩm nào viêt chuyên về đề tài này mà ta chỉ thấy nó xuất hiện trên các công trình nghiên cứu đưới nhiều hình thức như các bài tiểu luận, khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên các trường Đại Học;Các công trình nghiên cứu của các Gs-ts…về các vấn đề báo chí. Nó chỉ xuất hiện ở một phần mục nào đó. +Cơ sở lí luận báo chí: PGS/TS Tạ Ngọc Tấn. +Cơ sở lý luận báo chí : Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu thực trạng việc thưc hiện nguyên tắc tính nhân đạo trên các tác phẩm báo chí. Vì vậy, trong quá trình thực hiện tài liệu của mình, tôi cố gắng xem xét, lựa chọn, khai thác tài liệu để có được những nhận xét, đánh giá đúng nhất về thực trạng việc các báo thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo hiện nay và từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp để nâng cao. III.Mục Đích, Nhiện vụ,Đối Tượng, Phạm vi Nghiên cứu 1.Mục đích: Từ việc nghiên cứu đề tài “nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí” sẽ giúp cho ta hình thành một cái nhìn có tính chất hệ thống về đề tài. Giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan và rõ nét hơn về vấn đề này. Đối với bản thân, là một sinh viên báo chí thì việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập. Vì đây là cơ sở nền tảng trong quá trình học tập cũng như đối với quá trình tác nghiệp sau này. 2.Nhiệm vụ: Trên cơ sở khảo sát những tác phẩm, luận văn từ đó hình thành nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí Khảo sát tình hình thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí. Trên các tờ báo mạng của việt nam. Đưa ra những phương hướng, và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của nền báo chí, góp phần cho nền báo chí thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình. 4.Đối tượng: Nghiên cứu các văn bản, tài liệu nhằm đưa ra cơ sở lý luận cho vấn đề, đồng thời khảo sát cụ thể thực trạng trạng trên các tờ báo về việc thực hiện nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động báo chí của mình. 5.Phạm vi: Nguyên tắc tính nhân đạo được thể hiện trên hầu hết các loại hình báo chí nên ở đây, xin được rút ngắn phạm vi đề tài trên một số loại báo mạng điện tử ở nước ta. Báo chí thể hiện nguyên tắc tính nhân đạo của mình ở các phạm vi rất rộng lớn:chống lại các hành vi làm tổn hại đến quyền con người, phê phán, lên án những thói hư, tật xấu, những hành vi sai phạm gây ảnh hưởng đến lợi ích con người, đẩy lùi những hiểm họa gây hại cho con người như đại dịch HIV/ADIS, mại dâm,tham nhũng, buôn bán phụ nữ, trẻ em….. Nên ở bài tiểu luận này, chỉ rút ngắn phạm vi ở việc báo chí lên án nạn tham nhũng và những hành vi gây tổn hại tới phụ nữ và trẻ em. IV.Căn cứ luận và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống sử dụng trong việc tiếp cận tài liệu, sách vở, các công trình nghiên cứu của người đi trước, từ đó rút ra những vấn đề liên quan đến đề tài. Khi khảo sát, sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, đối chiếu, so sánh để rút ra kết luận, định lượng tốt đề tài. Phương pháp sử dụng trong bài tiểu luận này là phương pháp luận. V.Đóng góp: _Lý luận:Góp phần làm phong phú thêm vai trò của tính khuynh hướng, chức năng,phản ánh và tác động của báo chí. _Thực tiễn:Có tác động tích cực vào hoạt động báo chí. Góp phần làm cho báo chí thực hiện tốt nguyên tắc tính nhân đạo của mình. 3.Kết cấu của đề tài: Mở Đầu Nội Dung Kết Luận Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo Mục lục Phụ lục PHÇN II: NéI DUNG Chương 1:Những vấn đề chung về nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí: một số khái niệm liên quan: Đề tài: Lí luận báo chí đã từng khái quát “Đề tài là phạm vi đời sống hiện thực, được phản ánh vào các tác phẩm báo chí” Cũng theo các nhà nghiên cứu, đề tài trong báo chí được hiểu ở hai cấp độ khác nhau. Đề tài của tác phẩm, đề tài của một hoặc một nhóm nhà báo chuyên môn hóa. Ở cấp độ 1, về cơ bản, đề tài “cũng chính là sự kiện hay vấn đề mà nhà báo hướng tới, nhận thức” và phản ánh vào tác phẩm.Cấp độ 2, đề tài theo nghĩa rộng, tương ứng với các lĩnh vực hoạt động trong đời sống (chẳng hạn như đời sống kinh tế, văn hóa, giáo duc, quốc phòng…)Trong bài tiểu luận này, đề tài được hiểu theo nghĩa rộng, tương ứng, tức là cấp độ 1, một yếu tố thuộc phạm trù nội dung tác phẩm báo chí, cho nên, về một mặt nào đó, nó gồm khái niệm đối tượng phản ánh của báo chí. Nguyên tắc: Nguyên tắc là Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm.(theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học_Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2004). Nhân Đạo: Nhân đạo làĐạo đức thể hiện ở sự thương yêu, quý trọng,và bảo vệ con người.(từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học_Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2004) Báo chí: Báo chí là một hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ với các thành tố của kiến trúc thượng tầng và là một loại hình hoạt động nghề nghiệp sáng tạo, với tính chất nghề nghiệp rõ ràng. Hoạt động báo chí: Là một hoạt động trong đó bao hàm sự vận động phức tạp của một nghề nghiệp, quan hệ với nhau bằng quy luật vận động nội tại của cả hệ thống và bằng hiệu quả xã hội có tính mục đích. Nguyên Tắc Báo Chí: Là các quy tắc và chuẩn mực chung của hoạt động báo chí giúp cho nó thực hiện được các chức năng của mình. Nguyên Tắc Tính Nhân Đạo Trong Hoạt Động Báo Chí: là nhiệt tình phản ánh và tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế -xã hội và văn hóa- tinh thần, đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con người, bảo vệ những giá trị nhân đạo chân chính. 2. Nguyên tắc tính nhân đạo của hoạt động báo chí: Thực chất, bản chất nhân đạo của báo chí cách mạng được thể hiện ngay trong nguyên tắc cao nhất của nó là nguyên tắc tính đảng. Bởi vì khi trực tiếp tham gia vào xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội, trieetj để giải phóng con người, xây dựng một chế độ tất cả vì con người, cho con người, báo chí đã đứng trên lập trường nhân đạo cộng sản để thông tin, lý giải các hiện tượng, sự kiện của dời sống xã hội. Trên lý thuyết, nguyên tắc tính nhân đạo của hoạt động báo chí được thể hiện ở chỗ nhiệt tình phản ánh và tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế-xã hội và văn hóa- tinh thần, đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con người, bảo vệ những giá trị nhân đạo chân chính. Lý tưởng nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng tương ứng với lập trường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp, đặc điểm của từng xã hội, vừa có tính chung phổ quát đối với toàn nhân loại. Quá trình nhấn mạnh tính chung toàn nhân loại của chủ nghĩa nhân đạo, không nhìn thấy bản sắc giai cấp của nó là cách nhìn phiến diện, không phù hợp với thực tế, với quy luật khách quan của xã hội loài người. ngược lại, sẽ rơi vào cực đoan, máy móc nếu không thừa nhận tính chung của những giá trị nhân đạo toàn nhân loại. Nếu như giai cấp tư sản nhìn nhận tư hữu là quyền thiêng liêng của con người, đụng đến nó là “ thiếu dân chủ” và” phi nhân đạo” thì giai cấp vô sản lại cho rằng, tư hữu là nguồn gốc để ra chế độ người bóc lột người, mất dân chủ và phản nhân đạo. Như vậy đủ thấy chủ nghĩa nhân đạo mang trong mình nó dấu ấn giai cấp rất rõ rệt. Mặt khác, lòng từ thiện, đức tính hy sinh than mình vì hạnh phúc và sinh mạng của người khác, sự sót thương trước những khổ đau cụ thể của đồng loại… là những giá trị chung đối với mọi người. Một số nhà lý luận báo chí tư sản cố tình tuyệt đối hóa những tiêu chuẩn nhân đạo của các nước phương tây, coi nó là chuẩn mực của hoạt động báo chí, trong đó lại phủ nhận toàn bộ những giá trị nhân đạo mà nền báo chí tư sản theo đuổi. Thái độ khách quan, đúng đắn của chúng ta là: trong khi kiên trì đấu tranh cho những giá trị nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, báo chí vô sản thừa nhận những giá trị nhân đạo vốn được tích lũy và khẳng định trong lịch sử loài người, phấn đấu bảo vệ và phát triển những giá trị cao quý đó. Báo chí thể hiện tính nhân đạo của mình ở chỗ đấu tranh chống lại các hành vi làm tổn hại đến quyền con người, quyền dân chủ, quyền được sống trong độc lập, tự do của con người. Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng một chế độ xã hội tất cả vì con người, cho con người, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng cũng như mối quan hệ cá nhân với cộng đồng và ngược lại. Đồng thời, báo chí tôn trọng, xây dựng và bảo vệ mối cá nhân con người, coi đó là những cá thể độc lập tồn tại và hoạt động theo những chuẩn mực chung của xã hội và theo những đặc diểm chung về thể chất, cá tính, thị hiếu…Báo chí vô sản phấn đấu cho những mục tiêu cao cả cuối cùng là một xã hội, trong đó sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi con người là điều kiện cần thiết cho sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người. Phù hợp với những tiêu chuẩn nhân đạo chung của toàn thể loài người, đồng thời cũng là những tiêu chuẩn bắt buộc của đạo đức nghề nghiệp , báo chí chân chính chẳng những không tuyên truyền bạo lực, kích dâm, gây chia rẽ, thù hằn tôn giáo, và dân tộc mà còn tích cực tham gia đấu tranh chống lại những tội ác đó, đâu tranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, phát động các phong trào quần chúng rộng rãi để cảnh giác và đẩy lùi các hiểm ọa đe dọa con người và và sức khỏe con người như đại dịch HIV/AIDS và hiểm họa hạt nhân chẳng hạn. Chương 2: Thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí. Không phải bất cứ điều gì lý thuyết đã đặt ra thì nhất thiết đều thực hiện được.trên lý thuyết ta đã thấy được những đặc điểm nổi bật của báo chí giúp cho nó thực hiện tốt chức năng của mình. Trên thực tế báo chí đã cố gắng hết sức đem tiếng nói cuả mình tới với cộng đồng nhằm tạo cho bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề đó. 2.1Tình hình việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo Ở báo chi nước ngoài, người ta rất quan tâm đến nguyên tắc này bởi người ta luôn coi trọng quyền sống, quyền tự do của con người. Hằng ngày, hằng giờ trên các báo người ta ra sức lên tiếng bảo vệ con người nhằm tạo cho xã hội. Ở các loại hình báo chí nước ngoài, người ta có suy nghĩ thoáng hơn trong cách đưa tin Hầu hết trên những tờ báo mạng hiện tay đã chú tâm tới khai thác khía cạnh các đề tài nhằm thể hiện nguyên tắc tính nhân đạo của mình. Do đề tài tính nhân đạo rất rộng nên hầu hết trên các báo đều có các khía cạnh nhân đạo đó….ví dụ các bài báo về tình trạng phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị ngược đãi, đối xử, tình trạng môi trường xuống cấp, thiên tai, lũ lụt……hay những ý kiến đánh giá nguyên nhân, giải pháp…….. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều báo chú trọng tới việc giải trí hơn là chú trọng khai thác đề tài nhân đạo. 2.2Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí: Thành công: Qua khảo sát chuyên mục “phóng sự_kí sự” trên báo điện tử Vietnamnet.vn trong tháng 12 năm 2008 Về số lượng các tác phẩm, phóng sự báo vietnannet.vncungx rất chú trọng đến việc thể hiện tính nhân đạo trong tác phẩm của mình, trong số 6 bài phóng sự được đăng tải thì có 4 bài đề cập đến tính nhân đao(chiếm 6.67%). Bằng những trang viết nhân văn, tác giả đã hướng sự chú ý của công chúng vào những hoàn cảnh, than phận éo le, bất hạnh, ngang trái trong cuộc sống, từ đó khơi dậy trong lòng công chúng những tình cảm nhân ái, yêu thương, đùm bọc, che chở. Quan trọng hơn sự đồng cảm, đông điệu của công chúng với cảm xúc của người viết không chỉ bộc lộ trong quá trình tiếp nhận tác phẩm mà còn được thể hiện bằng hành động cụ thể. Hạn chế: Bên cạnh những thành công đã đạt được thì loại hình báo chí vẫn còn bộc lộ một số hạn chế khó tránh khỏi trong khi đề cập đến nguyên tắc tính nhân đạo. Về ngôn ngữ, vẫn còn hiện tượng diễn đạt dài dong, thiếu mạch lạc. Một số nhà báo lại hơi lạm dụng chất văn học trong tác phẩm làm cho chúng chùng mạch thông tin của bài viết, không định hướng sự chú ý củ độc giả vào vấn đề cần đề cập. Nhiều vấn đề vẫn chưa được sâu sắc, chỉ mang tính phản ánh đơn thuần, thông tin còn nhạt hay mơ hồ trong định hướng, thiếu sức thuyết phục. Cách trình bày cũng có nhiều hạn chế, việc dùng quá nhieeuf ảnh minh họa sẽ gây khó khăn cho người xem, khiến họ không thể nào tập trung vào việc đọc nội dung tác phẩm. Ngược lại, quá ít hình ảnh minh họa lại không thể truyền tải hết ý đồ và mục đích của nhà báo, khiến cho hiệu quả thông tin bị giảm sút. Việc sử dụng những bức ảnh to hay quá nhỏ, hay trình bày ảnh sai vị trí cũng gây khó khăn cho người xem, khiến cho việc tiếp nhận thông tin bị hạn chế hay bị lệch hướng. Đây là điều rất nguy hiểm trong báo chí. Vì thế, đòi hỏi con mắt tinh tế, nhạy bén của nhà báo cunbgx như biên tập viên và các designer-corrector. Trên đây là những hạn chế trong việc đề cập tính nhân đạo trong hoạt động báo chí. Đó là cách thức của cơ quan báo chí trong việc thông tin cho độc giả. Đồng thời, đó cũng là cơ hội tốt trong việc cạnh tranh, quảng bá hình ảnh, tạo uy tín và vị thế trong lòng độc giả đến với tờ báo của mình. Nguyên nhân: Thứ nhất, đối với mỗi nền báo chí khác nhau thuộc các giai cấp khác nhau, thì quan niệm về tính nhân đạo, nhân văn trong hoạt động báo chí là khác nhau. Một số nhà lý luận báo chí tư sản nhìn nhận tư hữu là quyền thiêng liêng của con người, đụng đến nó là “ thiếu dân chủ” và” phi nhân đạo” thì giai cấp vô sản lại cho rằng, tư hữu là nguồn gốc để ra chế độ người bóc lột người, mất dân chủ và phản nhân đạo. Như vậy đủ thấy chủ nghĩa nhân đạo mang trong mình nó dấu ấn giai cấp rất rõ rệt. Mặt khác, lòng từ thiện, đức tính hy sinh than mình vì hạnh phúc và sinh mạng của người khác, sự sót thương trước những khổ đau cụ thể của đồng loại… là những giá trị chung đối với mọi người. Một số nhà lý luận báo chí tư sản cố tình tuyệt đối hóa những tiêu chuẩn nhân đạo của các nước phương tây, coi nó là chuẩn mực của hoạt động báo chí, trong đó lại phủ nhận toàn bộ những giá trị nhân đạo mà nền báo chí tư sản theo đuổi. Chúng ta nên có thái độ khách quan đúng đắn, không nên đề cao hay hạ thấp quan niệm nào. Thứ hai, tính nhân đạo còn phụ thuộc vào quan điểm, ý kiến chỉ đạo của ban biên tập, trong đó tổng biên tập là người chịu trách nhiệm cao nhất, định hướng và chỉ đạo toàn bộ hoạt động cho cơ quan báo chí. Mọi hoạt động sáng tạo của nhà báo đều xuất phát từ mục đích, yêu cầu của tòa soạn. Việc phân công theo hướng chuyên môn háo, phóng viên trong mỗi cơ quan báo chí sao cho phù hợp với năng lực, sở trường của từng người cũng là một nguyên nhân quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi tác phẩm báo chí. Trong xu hướng phát trienr báo chí hiện đại hóa, những đề tài”vì con ngươi, do con người, tud coin người” luôn được các tòa soạn khuyến khích người làm báo không ngừng tìm tòi và sang tạo, đáp ứng nhu cầu bức thiết của công chúng BBT cũng là nguyên nhân chi phối, định hướng lụa chọn những đề tài giàu tính nhân đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc biên tập, lựa chon tác phẩm đáp ứng tiêu chí để xuất bản, đăng tải. Thứ 3, tính nhân đạo trong hoạt động báo chí còn phụ thuộc rất nhiều vào báo chí chủ thể sáng tạo trực tiếp báo chí, đó là việc kuwaj chọn đề trài phản ánh của bản than họ. Hiện thực khách quan muôn hình vạn trạng với vô vàn những sự kiên, hiện tượng đang tiếp diễn. Nhà báo cần phải vận động con mắt quan sát tinh tế, khả năng nhạy bén nghề nghiệp cùng những kỹ năng đã học hỏi được để phát hiện ra đâu là sự kiện, hiện tượng mang tính nhân đạo, cách thể hiện nó như thế nào sao cho tính nhân đạo được bộc lộ rõ nét nhất. Bởi không phải sự kiện nào cũng mang tính nhân đạo. Đó phải là những sự kiện tiêu biểu, có ý ngĩa xã hội rộng lớn. Quá trình lao động sáng tạo của nhà báo cũng là một nguyên nhân quan trọng. Nếu không thực sự say nghề, trân trọng và đồng cảm với từng số phận con người được phản ánh tong tác phẩm, nhà báo sẽ không thể trụ lại với nghiệp cầm bút. Tất nhiên trong bất cứ một nghề nghiệp nào cũng tâm huyết với nghề, nhưng nghề báo đặc biệt là trong việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo rong các tác phẩm báo chí, thì đây có thể coi là một tiêu chí hàng đầu. Chương 3: Một số giả phá nâng cao hiệu quả của việc thực hiện tính nguyên tắc trong hoạt động báo chí. Có thể khẳng định một thực tế là vai trò của báo chí đối với đời sống nói chung và đối với vấn đề nhân đạo nói riêng là rất quan trọng. Báo chí đã có nhiều đóng góp đem lại cho công luận những cái nhìn mới mẻ về những sự việc liên quan đến quyền lợi con người. Mặc dù các cơ quan báo chí và các cơ quan chức năng đã cố gắng hết sức tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế và thiếu sót trong hoạt động báo chí. 3.1Đa dạng hóa sự thể hien: Báo chí muốn nâng cao nhận thức, muốn tuyên truyền giáo dục pháp luật cho quần chúng về đề tài nhân đạo. Muốn vậy, trên các tác phẩm báo chí phải đa dạng hóa cách thể hiện, trong đó phải tăng cường thêm các thể loại bài báo phân tích, lý giải các sự kiện, các hiện tượng một cách sinh động, phong phú… Đặc trưng khái quát của loại thể thông tấn là” đối tượng”phản ánh, đó là các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự, sự kiện nóng hổi có ý nghĩa xã hội, đáp ứng nhu cầu nhanh, khái quát mà dư luận xã hội quan tâm, đòi hỏi… Hơn nữa mục đích đặt ra cho đề tài này trong hoạt động báo chí là sẽ định hướng tốt cho người đọc để từ đó họ có thể có cái nhìn khách quan và rõ nét hơn về các vấn đề liên quan trực tiêp đến đời sống con người. Bởi thế mà đòi hỏi ở các tác phẩm báo chí phải có cáh thể hiện rõ nét, cần có sự phân tích rõ ràng. Mở rộng hơn các thể loại: Tin, phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, bình luận….. 3.2Giáo dục pháp luật Nội dung của báo chí không những nhanh chóng phản ánh kịp thời các vụ việc mà còn tăng cường các hình thức giáo dục pháp luật cho bạn đọc. Báo chí phải trở thành chiếc cầu nối để quảng đại quần chúng nám bắt được nó để rút ra bài học. 3.3Kết hợp với các cơ quan chức năng cùng với các cơ quan thông tin đại chúng khác của Đảng và Nhà nước, các cơ quan báo chí phải là một cơ quan truyền thông mẫu mực, chuẩn mực về tuyên truyền biểu dương nhân tố mới, điển h́nh mới, đồng thời là một trong những cơ quan đi đầu trong đấu tranh chống tệ nạn xă hội, các hành vi tiêu cực, tệ quan liêu, tham nhũng, lăng phí; chống các luận điệu xuyên tạc, thù địch, âm mưu "diễn biến hoà b́nh". Các cán bộ của cơ quan báo chí phải thường xuyên bám sát cơ sở, nhạy bén phát hiện cái mới, cổ vũ cái mới, người tốt, việc tốt, nhân tố mới. Phải làm cho người tốt, việc tốt, nhân tố trở thành cái phổ biến, cái điển h́nh trong cuộc sống, lấn át, cô lập cái xấu, tiêu cực, lạc hậu, như ánh sáng xua đi bóng tối. Trong đấu tranh phê phán, chống luận điệu xuyên tạc, thù địch, các đồng chí phải hết sức nhạy bén và chủ động nắm chắc t́nh h́nh, nắm chắc quan điểm của Đảng và Nhà nước và có lập luận sắc bén, lư lẽ thuyết phục. Phải lấy thông tin chính thống, trung thực đẩy lùi thông tin xấu, thông tin nguỵ tạo, bịa đặt. Khi cần, phải chủ động công bố thông tin để tranh thủ sự đồng t́nh, ủng hộ của bè bạn để vạch mặt, cô lập và phân hoá kẻ xấu và các thế lực thù đich. 3.4Giải pháp trong việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ: phải quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, nhạy bén và có bản lĩnh về chính trị, có đạo đức trong sáng, luôn luôn gắn bó với nhân dân và với cuộc sống. Tất cả các đồng chí phải là những cán bộ tuyên truyền của Đảng, những cán bộ mẫu mực, trung thành, tận tuỵ, nắm bắt và sử dụng thành thạo công nghệ mới, thông tin kịp thời, chính xác. Cốt lơi sức mạnh Việt Nam chính là tinh hoa của nền văn hoá dân tộc, là khối kết nối cộng đồng dân tộc h́nh thành hàng ngh́n năm nay. Các tòa soạn báo phải đại diện cho văn hoá Việt Nam, cốt cách Việt Nam, đầy nhân nghĩa, nhân văn, có sức lan toả, lôi cuốn, thuyết phục, có lý có t́nh. Cho nên, tôi đề nghị các đồng chí chú ý phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phát thanh viên, làm sao phát thanh viên thế hệ hiện nay phải tiếp nối được những truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của thế hệ phát thanh viên trước đây, làm sao cho Tiếng nói Việt Nam tồn tại măi măi và ngày một lan toả rộng hơn, xa hơn, thực sự hấp dẫn, lôi cuốn đồng bào, đồng chí, bạn bè bốn biển, năm châu. PHÇN III: KÕT LUËN Nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động báo chí không những phải là một đề tài bức thiết bây giờ mà nó phải luôn tồn tại và xuất hiện trên các tác phẩm báo chí. Loài người đang bước vào nền văn minh thứ ba với tất cả những thành tựu kỳ diệu của cách mạng khoa học và công nghệ. Mặt khác, loài người cũng đang đứng trước những hiểm họa đe dọa tàn phá môi trường sống,hủy hoại nhân tính con người, chà đạp các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội. Hiện nay, các loại hình báo chí đã cố gắng hết sức để thực hiện tốt chức năng tư tưởng đó. Đã chú tâm hơn trong việc tìm kiếm những đề tài mới mẻ, những cách thể hiện sinh động,hấp dân, những vấn đề chuyên sâu có phân tích rõ ràng nhằm giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn, định hướng cho người đọc những suy nghĩ tích cực. NHìn một cách tổng thể, nền báo chí thế giới nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng đã thực hiên tốt vai trò của mình trong việc phát huy nguyên tắc tính nhân đạo. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những hạn chế. Hy vọng những giải pháp dưa trên sẽ giúp cho nền báo chí ngày càng phát triển và đưa đến cho người đọc cái nhìn rõ hơn. Báo chí là một trong những kênh thông tin đa chiều, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội. Với những đặc trưng của mình, báo chí có nawnbg lực to lớn trong việc phản ánh sự vận động của dời sống hiện thực, tác động vào đông đảo quần chúng nhằm tạo nên định hướng xã hội tích cực. Cơ sở nền tảng của năng lực đó chinhs là tính khoa học của chủ nghĩa Mac LeNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là những lợi ích của nhân dân lao dộng, của chế độ xã hội mà nó bảo hù hợp với quy luật vận động của lịch sử. Tiếng nói của báo chí là tiếng nói củ đảng, nhà nước. sức mạnh của báo chí thể hiện ở khả năng trở thành diễn đàn cho toàn đảng, toàn dân, tham gia thảo luận và giải quiets những vấn đê quan trọng cuỷa dất nước, đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. MỤC LỤC PHẦN I:MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mục đích, nhiệm vụ đối tượng,phạm vi nghiên cứu Căn cứ luận và phương pháp nghiên cứu Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Đóng góp Kết cấu của đề tài PHẦN II:NỘI DUNG Chương 1. Những vấn đề chung của nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí. 1.1.Một số khái niệm có liên quan 1.2.Nguyên tắc tính nhân đạo của báo chí: Chương 2. Thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí. 2.1. Tình hình việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo 2.2Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí: Chương 3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí. 3.1Đa dạng hóa sự thể 3.2Giáo dục pháp luật 3.3kết hợp với các cơ quan chức năng 3.4Giải pháp trong việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ phóng viên PHÇN III:KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Cơ Sở Lý Luận Báo Chí_PGS/TS Tạ Ngọc Tấn Tác Phẩm Báo Chí Tập một_NXB Giáo Dục truyền thông đại chúng: học viện báo chí và tuyên truyền Từ Điển Tiếng Viêt Của Viện Ngôn Ngữ Học_NXB Đà Nẵng 2004 80 Năm Báo Chí Cách Mạng Việt Nam-Những Bài Học Lịch Sử Và Định Hướng Phát Triển_NXB Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh Công Việc Của Người Viết Báo - Hữu Thọ_NXB Tuyên Huấn TW 19988 Phạm Quang, 2005, Báo chí, tự do và dân chủ, nghề baois, nghiệp văn, NXB Thông Tấn Hà Nội E.P.PRokhorop, 2004, Cơ Sở Lý Luận Báo Chí, NXB Thông Tấn Trách nhiêm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo_hội nhà báo Việt Nam PHỤ LUC Báo chí phải đấu tranh tới cùng cho những điều tốt đẹp 19:38' 24/06/2006 (GMT+7) Nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội đang đòi hỏi các nhà báo ngày càng phải thể hiện tích cực vai trò thông tin của mình. Nhưng làm sao để đấu tranh cho sự phát triển toàn diện của xã hội và tự nâng cao mình khi báo chí hiện vẫn phải gặp không ít khó khăn từ thái độ, cung cách cùng cơ chế quản lý của các cơ quan công quyền? Làm sao để báo chí được “mở rộng cửa”, được cung cấp đầy đủ thông tin từ phía các cơ quan chính quyền?... Ông Trần Bạch Đằng, một nhà cách mạng lão thành đồng thời cũng là một người cầm bút, từng dấn thân và đấu tranh cho sự phát triển của báo chí cách mạng VN, nói: - Hiện nay,  có thể thấy giữa dư luận và quản lý nhà nước luôn luôn có những mâu thuẫn. Mâu thuẫn này xuất phát từ nhiều động lực khác nhau. Thứ nhất, nhiều người thuộc giới cầm quyền quen một lề lối bản năng là không muốn tất cả những vấn đề của xã hội, của các nhà lãnh đạo, quản lý... được đưa lên mặt báo, đưa ra công luận. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người đề phòng hơi quá, ngại những bộc bạch của mình bị lợi dụng. Những thái độ này cho thấy chẳng qua đó chỉ là một thói quen quá cũ kỹ, khó bỏ. Bổ sung cho các yếu tố này chính là ý thức của nhà báo, nhà báo không đủ bản lĩnh, năng lực để phản ánh hoặc trong phản ánh sự thật vẫn còn những cái quá yếu, nói những sự thật lẽ ra không cần phải nói. Nói khác đi, nhà cầm quyền có thói quen của nhà cầm quyền trong cung cấp thông tin và nhà báo cũng có thói quen của báo chí trong phản ánh sự thật...  Cứ có chuyện gì xảy ra là nhào vô nói, nói đủ thứ mà quên rằng nhiệm vụ của một nhà báo còn phải biết nhìn thấy trình độ tiếp nhận thông tin của quần chúng để định hướng. VN chưa phải là một nước có nền dân chủ lâu năm, dân trí cũng chưa cao như những nước phát triển khác, nên cái hiểu của dân ở nhiều vấn đề đôi khi vẫn còn hạn chế. Vì vậy, bên cạnh việc phê phán quản lý nhà nước, những yếu kém của xã hội nói chung, thách thức dành cho báo chí hiện tại còn là việc nhìn nhận và đấu tranh với những thói tật của quần chúng, đó là những điều không giản đơn. Chúng ta phê phán người nhận hối lộ là đúng nhưng tại sao không đề cập tới những người sẵn sàng bỏ ra 20.000 USD để hối lộ, để đạt được mục đích của mình? Cái não trạng chung kiểu “Tôi chả cần cố gắng gì, chỉ cần đưa ít tiền cho anh là tôi đạt được mục đích của mình” gần như đã được “bình thường hóa” trong xã hội. Bộ máy quản lý nhà nước đã có tiêu cực, đã có sai hiển nhiên không cãi vào đâu được nhưng có ai nhìn ra vấn đề chính não trạng này của người dân đã giúp cho những ý đồ xấu diễn ra rất dễ. Đấu tranh chống cái não trạng tệ hại đó phải là một mục đích của báo chí.    Như vậy, qua đó, báo chí có thể rút ra bài học gì? - Nhiều tờ báo mang tính chất như là tiếng nói của công luận, của người dân nhưng nhiều vấn đề đưa ra chưa có tính định hướng xã hội, chưa hướng đến cái chung lớn, chưa mang tầm xã hội. Báo chí muốn đấu cho tới, muốn phân tích cho rõ đầu đuôi ngọn nguồn, làm cho ra mọi vấn đề thì phải làm được hai mặt ấy, nếu không chính báo chí lại giúp tiêu cực có chỗ đứng... Nói cách khác, ngoài việc báo chí đòi hỏi cán bộ có tư cách thì cũng phải đòi hỏi người dân thật lương thiện. Ông có nói tới thói quen “bản năng” của nhà cầm quyền đối với dư luận, vậy làm sao để thay đổi được thói quen đó? - Lấy cái mốc lịch sử từ 30 năm trở lại đây, cụ thể hơn là từ Đại hội VI đến giờ ai cũng thấy là đã có một thay đổi rất lớn. Báo chí đã được nói mạnh hơn, đấu mạnh hơn, theo tôi, cũng nhờ có những điều kiện khách quan như: sự phát triển chung của kinh tế, sản xuất; phát triển tư duy và xu hướng chung trên cả thế giới... Có nghĩa là chúng ta cũng cần phải có một quá trình cố gắng nữa cho đến khi đời sống vật chất của người dân được nâng lên, dân trí cao hơn hay nói chung là các sản phẩm của sự phát triển kinh tế đều được nâng cao lên... Đó sẽ là nền tảng để báo chí phát triển, còn hiện tại ở VN hình như mọi thứ vẫn chưa đủ điều kiện, chưa cho phép báo chí làm được điều mà mình mong muốn. Vậy theo ông, báo chí VN hiện nay đã đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân chưa? - Chưa, còn lâu. Có nhiều cái tôi nghĩ báo chí còn phê phán rất nhẹ, cần làm mạnh hơn nữa và kiên quyết đấu tranh hơn nữa. Ông có nói tới một số yếu kém của báo chí, mặt mạnh mặt yếu của từng tờ báo. Vậy theo ông, làm sao để các báo có một tiếng nói chung mạnh mẽ hơn để khỏi phụ lòng kỳ vọng của nhân dân? - Tôi có thể nói rằng báo chí VN hiện tại thiếu sự liên kết chặt chẽ. Hội nhà báo chưa phải là một cơ quan có tính chất và nhiệm vụ chuyên nghiệp, chưa xác định được vai trò của mình... Bảo vệ nhà báo chân chính và trừng trị nhà báo xấu tính, cả hai mặt đó hội nhà báo đều không làm được, vậy tồn tại để làm gì? Theo tôi, báo chí muốn mạnh thì phải chỉnh đốn lại hội nhà báo theo một tính chất khác, nhiệm vụ khác, phải hoạt động giống như một nghiệp đoàn. Chủ tịch hội nhà báo phải thật sự do chính các nhà báo bầu ra. Và nếu hội hoạt động chủ yếu bằng cơ chế, bằng kinh phí của Nhà nước thì làm sao độc lập, làm sao dũng cảm đấu tranh và tự đấu tranh ngay trong nội bộ của mình. Bây giờ báo chí được phê phán tới cả Thủ tướng, cả Bộ Chính trị thì tại sao các nhà báo không tự phê phán mình, tự hỏi xem mình đang là cái gì, bản thân tổ chức mình là cái gì, mình đã đóng góp gì cho sự tự do báo chí?... Ông có những nhận xét gì về cung cách quản lý báo chí của Nhà nước hiện nay? - Tôi nghĩ, thông qua báo chí, Nhà nước cứ nói thẳng nói thật, nói đúng là người dân lập tức nghe theo. Nhà nước nên coi báo chí là tiếng nói của người dân và người làm báo cũng phải thấy được trách nhiệm của người dân giao phó cho mình, đó là sự phân công của xã hội. Nói về trình độ quản lý, tôi chỉ xin nêu ví dụ về việc qui định khống chế số lượng trang quảng cáo trên báo, chỉ riêng việc đó cũng đã thể hiện sự tụt hậu của ta so với nhiều nước lân cận. Nhiều tờ báo của Singapore, Thái Lan... có số trang quảng cáo gấp bốn năm lần so với trang nội dung nhưng có ảnh hưởng gì đến ai đâu? Tập quảng cáo kèm theo, ai muốn đọc thì đọc, không thì bỏ ra ngoài... Như vậy, Nhà nước cần quản lý như thế nào để báo chí có nhiều đóng góp hơn cho xã hội? - Nói gì thì nói Đảng và Nhà nước có vai trò lãnh đạo của mình mà báo chí muốn hay không muốn cũng phải theo. Nhưng theo tôi, quan trọng nhất vẫn là báo chí biết tự điều chỉnh việc nói cái gì và không cần thiết nói cái gì, năm nay nói được đến mức này, năm sau phải nói được nhiều hơn, nói sự thật đến mức độ nào thì đủ... Có nghĩa là báo chí vẫn phải làm việc trong một giới hạn, như vậy có mâu thuẫn với việc ông đã bảo báo chí phải đấu tranh tới cùng...? - Đất nước chúng ta vẫn chưa phát triển toàn diện về mọi mặt, vì vậy chúng ta vẫn phải làm việc trong một hoàn cảnh và điều kiện cho phép, người dân cũng sử dụng và hưởng thụ trong một mức độ cho phép, theo tôi, như vậy là vừa phải, nếu không mọi thứ sẽ dễ rối loạn... Xin hỏi một câu cuối cùng! Theo ông, làm sao để giảm thiểu sự mâu thuẫn (nếu có) giữa chính quyền và báo chí, với tư cách là đại diện của công luận như ông đã nói ở trên? - Muốn đạt được điều này, đòi hỏi phải có sự giác ngộ từ hai phía. Tôi nghĩ cả hai đều cần phải có sự thông cảm và gần gũi nhau hơn, tuy nhiên phần lớn trái bóng vẫn nằm trong chân bộ máy chính quyền và các cơ quan quản lý báo chí. Nếu chính quyền đã thật sáng suốt, công bằng, thật giỏi giang thì không có lý do gì phải sợ công luận, cũng không cần thiết phải tự ti. Thậm chí phải biết làm thế nào để sử dụng báo chí, coi báo chí như một công cụ để phát triển quốc gia. Ngược lại, về phía báo chí, cũng cần thiết phải có sự kiên định của mình, không vô cảm trước những vấn đề thời cuộc nhưng cũng phải có nghệ thuật trong công việc làm báo... để thuyết phục được không chỉ người dân mà còn cả chính quyền. Không thể báo chí là báo chí, chính quyền là chính quyền, Nhà nước có quyền không đồng ý một mặt nào đó của báo chí và báo chí cũng có quyền không đồng ý những gì mà Nhà nước làm, nhưng cả hai phải đối xử với nhau sòng phẳng và phải cùng đi trên một con đường, hướng tới mục tiêu cuối cùng là đưa đất nước mình thoát khỏi sự tụt hậu, làm đời sống của mọi người dân ngày càng khá lên... Nếu được như vậy, tôi kỳ vọng rồi đây chúng ta sẽ tạo ra được một dư luận xã hội đồng thuận như thời kháng chiến... Ngọc Vinh - Hoài Trang (Tuổi trẻ) "Tiếng nói Việt Nam phải đại diện cho văn hoá Việt Nam cốt cách Việt Nam" (Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh với cán bộ phóng viên Đài TNVN nhân dịp thăm và làm vieeecj của Đài TNVN ngày 3/2/2008)   "Thưa các đồng chí,    Hôm nay, ngày 3/2, đúng vào ngày thành lập Đảng ta, trong không khí cả nước thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Đảng và chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc, Tết Mậy Tý 2008, tôi rất phấn khởi đến thăm và chúc Tết cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên, nghệ sĩ và nhân viên Đài Tiếng nói Việt Nam. Thay mặt lănh đạo Đảng, Nhà nước, xin gửi tới các đồng chí lời thăm hỏi ân cần và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Thưa các đồng chí, Cách đây 63 năm, vào ngày 7-9-1945 đă cất lên Tiếng nói Việt Nam- Tiếng nói của một dân tộc vừa thoát khỏi ách nô lệ, khát khao độc lập, tự do, hoà b́nh, ấm no, hạnh phúc.    Nhắc lại điều này để chúng ta càng thấy rơ hơn vị trí của Đài TNVN và vị thế của Tiếng nói Việt Nam trong suốt các giai đoạn lịch sử cách mạng đă qua, để chúng ta phát huy tốt hơn nữa truyền thống tốt đẹp trong giai đoạn hiện nay, và trong tương lai.    Chúng ta tự hào vì Đài Tiếng nói Việt Nam luôn theo sát bước đi của lịch sử dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, góp phần tạo nên những dấu ấn rất quan trọng. Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao những đóng góp to lớn của Đài Tiếng nói Việt Nam, của cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên, nghệ sĩ và nhân viên của Đài. Trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Đài Tiếng nói Việt Nam đă chứng tỏ là một thứ vũ khí tinh thần sắc bén, có sức mạnh cổ vũ các chiến sĩ ở ngoài mặt trận; với đồng bào, đồng chí, Tiếng nói Việt Nam là niềm tin yêu, là nguồn động viên to lớn; với bạn bè quốc tế, Tiếng nói Việt Nam vượt qua hàng rào ngôn ngữ, khoảng cách về không gian và thời gian, cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác để bạn bè hiểu ta hơn, chia sẻ với chúng ta nhiều hơn, ủng hộ và giúp đỡ chúng ta nhiều hơn; với kẻ thù dân tộc, Tiếng nói Việt Nam là vũ khí đấu tranh, vạch trần âm mưu thủ đoạn của kẻ thù và phân hoá, cô lập chúng.    Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đặc biệt là trong những năm gần đây, Đài TNVN đă cùng với các cơ quan truyền thông của Đảng và Nhà nước góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ư nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới và đă có những bước phát triển rất quan trọng. Hiện nay, các đồng chí đă h́nh thành 6 hệ phát thanh, với hơn 200 giờ phát sóng mỗi ngày, có cả báo điện tử, báo in. Trong 6 hệ phát thanh, có một hệ phát thanh bằng 11 thứ tiếng dân tộc dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với các vùng sâu, vùng xa, và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang c̣n nhiều khó khăn, thiếu thốn. Một hệ phát thanh đối ngoại cũng với 11 thứ tiếng, phát đến nhiều nước và khu vực trên thế giới, hàng ngày, hàng giờ chuyển những thông tin về đất nước ta đến với bạn bè thế giới và kiều bào ta ở nước ngoài. Cho đến nay, Đài đă có hệ thống máy phát sóng đa dạng, linh hoạt, phân bố đều trên cả nước; đă có bước đi rất cơ bản trong việc thực hiện quy hoạch, bố trí hệ thống máy phát sóng, xây dựng hệ thống trạm phát sóng FM ở các vùng trọng điểm chiến lược, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng diện phủ sóng, cải thiện cơ bản chất lượng sóng phát thanh.    Tôi được biết, các đồng chí đang khẩn trương triển khai dự án phủ sóng phát thanh khu vực biển Đông, phục vụ hàng chục vạn bà con ngư dân, cán bộ, chiến sĩ đang làm ăn trên biển, khai thác kinh tế biển, chốt giữ các đảo xa, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, để cho đảo xa, biển xa gần hơn với đất liền; giúp cho công tác pḥng, chống thiên tai, cho công tác thông tin được nhanh chóng, chủ động, thông suốt khi có t́nh huống xảy ra..., góp phần giữ vững an ninh, quốc pḥng, bảo vệ Tổ quốc.    Tôi rất thường xuyên nghe Đài TNVN, hàng ngày 24/24 ở bên các đồng chí, tôi nhận thấy thông tin của đài khá nhanh, kịp thời, nội dung phong phú, có chiều sâu, phục vụ được nhiều đối tượng, lứa tuổi, gần gũi với công chúng và đồng chí, đồng bào. Những gương về người tốt, việc tốt và thông tin về đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lăng phí, các tệ nạn xă hội tuy chưa thường xuyên và quyết liệt, nhưng đă tăng và được dư luận hoan nghênh. Nội dung đấu tranh chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc, chống diễn biến hoà b́nh tỏ ra sắc sảo hơn, có chiều sâu lư luận, có sức thuyết phục và góp phần định hướng dư luận xă hội.   Thưa các đồng chí,    Nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai, băo lụt, gây thiệt hại to lớn về người và của cho đồng bào ở nhiều địa phương, Đài TNVN đă kịp đến với đồng bào, gần gũi, động viên, sẻ chia, góp phần cổ vũ đồng bào cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nhường cơm, sẻ áo giúp đỡ người dân trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Thay mặt lănh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương các đồng chí về những thành tích và cố gắng vừa qua, mong các đồng chí tiếp tục phát huy hơn nữa các truyền thống tốt đẹp và ưu điểm, khắc phục những yếu kém, quyết điểm, tồn tại, vươn lên đạt nhiều thành tích to lớn hơn nữa trong thời gian tới.   Thưa các đồng chí,    Nhân dịp đến thăm các đồng chí và sau khi được nghe báo cáo của đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Giám đốc của Đài, tôi xin phát biểu với các đồng chí,mấy điều sau đây: Một là, Đài TNVN cần phải đổi mới nội dung, đổi mới cách làm, làm sao cho đồng bào, chiến sỹ trực tiếp tham gia chương tŕnh nhiều hơn, để nhân dân vừa là đối tượng được phục vụ, cũng vừa là chủ thể sáng tạo. Như thế sẽ thu hút được người nghe và Đài TNVN mới đúng là tiếng nói của Đảng, của nhân dân, diễn đàn của nhân dân.   Các đồng chí đang xây dựng Đài TNVN thành một cơ quan truyền thông đa phương tiện. Đó là hướng đi đúng. Các phương tiện hỗ trợ cho nhau, phối hợp với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Đài TNVN vốn là cơ quan phát thanh, giờ có thêm báo in, báo điện tử, và sắp tới đây, như các đồng chí báo cáo, sẽ thêm một loại h́nh mới nữa là phát thanh có h́nh. Tôi mong rằng, cácc đồng chí tổ chức, chỉ đạo tốt các loại h́nh nói trên để đảm bảo cho Đài hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả, tạo được tác động xă hội rộng lớn, sâu sắc hơn nữa.   Hai là, phải tiếp tục tiếp cận, làm chủ và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến để có thể vận dụng tiến bộ của ngành khoa học công nghệ mới này vào tất cả các khâu, từ hoạt động của phóng viên, sản xuất nội dung chương tŕnh, đến truyền âm, phát sóng. Mục đích của chúng ta là làm sao chương tŕnh của Đài TNVN ngày một hấp dẫn hơn, chất lượng âm thanh tốt hơn, phát sóng đến được với nhiều vùng, nhiều nhà, nhiều người hơn, sao cho mọi vùng của đất nước đều nghe được Đài TNVN và nghe được rơ hơn, trong hơn. Làm chủ công nghệ thông tin cũng là nhằm hiện đại hoá việc lưu giữ tư liệu. Đài TNVN được Đảng, Nhà nước giao lưu giữ, bảo quản và sử dụng nguồn tư liệu âm thanh gốc giá, trong đó có nguồn tư liệu về Chủ tịch Hồ chí Minh và các đồng chí Lănh đạo Đảng, Nhà nước, về các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Các đồng chí phải chú ý bảo quản thật tốt, để măi măi con cháu của chúng ta vẫn được nghe tiếng nói thân thương của Bác Hồ, được nghe giọng thơ Người mỗi độ Xuân về, Tết đến.   Ba là, cùng với các cơ quan thông tin đại chúng khác của Đảng và Nhà nước, Đài TNVN phải là một cơ quan truyền thông mẫu mực, chuẩn mực về tuyên truyền biểu dương nhân tố mới, điển h́nh mới, đồng thời là một trong những cơ quan đi đầu trong đấu tranh chống tệ nạn xă hội, các hành vi tiêu cực, tệ quan liêu, tham nhũng, lăng phí; chống các luận điệu xuyên tạc, thù địch, âm mưu "diễn biến hoà b́nh". Các cán bộ của Đài TNVN phải thường xuyên bám sát cơ sở, nhạy bén phát hiện cái mới, cổ vũ cái mới, người tốt, việc tốt, nhân tố mới. Phải làm cho người tốt, việc tốt, nhân tố trở thành cái phổ biến, cái điển h́nh trong cuộc sống, lấn át, cô lập cái xấu, tiêu cực, lạc hậu, như ánh sáng xua đi bóng tối. Trong đấu tranh phê phán, chống luận điệu xuyên tạc, thù địch, các đồng chí phải hết sức nhạy bén và chủ động nắm chắc t́nh h́nh, nắm chắc quan điểm của Đảng và Nhà nước và có lập luận sắc bén, lư lẽ thuyết phục. Phải lấy thông tin chính thống, trung thực đẩy lùi thông tin xấu, thông tin nguỵ tạo, bịa đặt. Khi cần, phải chủ động công bố thông tin để tranh thủ sự đồng t́nh, ủng hộ của bè bạn để vạch mặt, cô lập và phân hoá kẻ xấu và các thế lực thù địch.   Đài TNVN hàng ngày hàng giờ phát đi những thông điệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nội dung thông điệp phải mang chính nghĩa Việt Nam, chiều sâu trí tuệ Việt Nam, văn hoá Việt Nam, tăng cường đoàn kết dân tộc, mở rộng quan hệ hữu nghị với bạn bè và đối tác tin cậy, hội nhập v́ hoà b́nh, ổn định và phát triển với bạn bè thế giới.   Bốn là, phải quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đài TNVN chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, nhạy bén và có bản lĩnh về chính trị, có đạo đức trong sáng, luôn luôn gắn bó với nhân dân và với cuộc sống. Tất cả các đồng chí phải là những cán bộ tuyên truyền của Đảng, những cán bộ mẫu mực, trung thành, tận tuỵ, nắm bắt và sử dụng thành thạo công nghệ mới, thông tin kịp thời, chính xác. Cốt lơi sức mạnh Việt Nam chính là tinh hoa của nền văn hoá dân tộc, là khối kết nối cộng đồng dân tộc h́nh thành hàng ngh́n năm nay. Tiếng nói Việt Nam phải đại diện cho văn hoá Việt Nam, cốt cách Việt Nam, đầy nhân nghĩa, nhân văn, có sức lan toả, lôi cuốn, thuyết phục, có lý có t́nh. Cho nên, tôi đề nghị các đồng chí chú ý phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phát thanh viên, làm sao phát thanh viên thế hệ hiện nay phải tiếp nối được những truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của thế hệ phát thanh viên trước đây, làm sao cho Tiếng nói Việt Nam tồn tại măi măi và ngày một lan toả rộng hơn, xa hơn, thực sự hấp dẫn, lôi cuốn đồng bào, đồng chí, bạn bè bốn biển, năm châu. Đài TNVN đă có nhiều phát thanh viên tài ba, giọng đọc của họ có sức lôi cuốn, tập hợp quần chúng, thu phục ḷng người. Do đó, nơi hàng ngày cất lên lời xướng "Đây là Tiếng nói Việt Nam", phải có những phát thanh viên tài giỏi làm cho tiếng Việt hay hơn, sáng hơn, lôi cuốn người nghe hơn…   Thưa các đồng chí, Trong những năm qua, báo chí của chúng ta tiếp tục phát triển nhanh về số lượng, loại h́nh, ấn phẩm, đội ngũ người làm báo và số lượng người đọc; cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính được tăng cường; tác động, ảnh hưởng của báo chí được mở rộng. Phần lớn báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biểu dương phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lăng phí, quan liêu và các tệ nạn xă hội, chống "diễn biến hoà b́nh"..., góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, trong hoạt động báo chí vẫn c̣n một số yếu kém, khuyết điểm cần phải được tập trung khắc phục để báo chí của chúng ta ngày càng phát triển có chất lượng cao hơn. Thực tiễn cách mạng hiện nay đ̣i hỏi công tác tư tưởng và lư luận, báo chí phải góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng; củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân; giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh; phát huy sức mạnh của nền dân chủ xă hội chủ nghĩa, của đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ư chiến phấn đấu, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa yêu quư của chúng ta. Đối với báo chí, cần nhấn mạnh, báo chí là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, của tổ chức chính trị - xă hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lănh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí.   Thưa các đồng chí, Chúng ta họp mặt ở đây hôm nay đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 78 Ngày thành lập Đảng. Chúng ta vô cùng xúc động tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu và chính Người đă trực tiếp chỉ đạo thành lập Đài TNVN. Từ Đài phát thanh quốc gia này, "Tiếng nói Việt Nam" đến với quốc dân đồng bào, đến các đồng chí, bạn bè trên thế giới. Tôi nhắc lại điều này để thấy được vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm hết sức to lớn đối với các đồng chí . Phải phấn đấu để "Tiếng nói Việt Nam" luôn luôn là tiếng nói của Đảng, tiếng nói của dân tộc. Đài TNVN phải là nơi thực hiện thật tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh" bằng những việc làm thật cụ thể và thiết thực HỌC VIỆN BÁO CHÍ & TUYÊN TRUYỀN Khoa báo in *** MÔN: CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ ĐỀ TÀI: LAO ĐỘNG BÁO CHÍ TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HOÁ THÔNG TIN NGÔ NGỌC THANH BÁO IN K27 HÀ NỘI: 25/6/20009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí.doc