Đề tài Nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam

Cần tăng c ường các hoạt động thông tin tuyên t ruyền, xúc tiến thu hút FPI, thực hiện quảng bá hình ảnh về TTCK Việt Na m ra thế giới đồng bộ từ cấp quản lý Nhà nước đến ch ính các công ty niêm yết. Các thông t in cơ bản phải được cung cấp bằng tiếng Anh ( tài liệu đại hội cổ đông, các công ty CK nên xây dựng trang thông tin tiếng A nh t rên webs ite của mình và cập nhật thông tin thường xuyên, đầy đủ. Các văn bản ph áp luật cũng cần nhanh chóng có bản tiếng Anh để NĐTNN tham khảo). Các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tài chính t rong n ước (cả cán bộ lãnh đạo , doanh ngh iệp, và các nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuy ên) cần được chú t rọng để tăng kiến thức , kỹ năng, kinh nghiệm tiếp nhận, giải quyết và ứng xử với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thu hút, tham gia v à quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

pdf19 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TPHCM KHOA ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC  TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giáo viên bộ môn: PGS TS Nguyễn Đăng Dờn Nhóm SV thực hiện: Nhóm 7 Lớp: Cao học ngân hàng Đêm 2 - K.16 Tháng 12-2007 A. Cơ sở pháp lý và một số khái niệm cơ bản: I. Khái niệm: Theo quy đ ịnh tại quyết đ ịnh 36/2003/Q Đ- TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài t rong các doanh nghiệp Việt nam thì “ Nhà đầu tư nước ngoài” (NĐTNN) bao gồm: 1. “Tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài” là tổ chức kinh tế tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hoặc/và tại Việt nam. 2. “Người nước ngoài không thường t rú ở Việt nam” là công dân nước ngoài cư trú ở nước ngoài. 3. “Người nước ngoài thường trú ở Việt nam” là công dân nước ngoài và người không có quốc tịch Việt nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt nam. 4. “Người Việt nam đ ịnh cư ở nước ngoài” là người có quốc t ịch Việt nam và người gốc Việt nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. II. Hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài: Khi có nhu cầu đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp Việt nam hoặc với tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc phát hành để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt nam dưới hai hình thức sau: 1. Hình thức mua cổ phần: a. Mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa. b. Mua cổ phần phát hành thêm của Công ty cổ phần, mua lại cổ phần của các cổ đông trong Công ty cổ phần. 2. Hình thức góp vốn: a. Mua lại phần vốn góp của các thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn vào Công ty trách nh iệm hữu hạn để trở thành thành viên mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn. b. Góp vốn vào Công ty hợp danh; mua lại phần vốn góp của thành viên Công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn Công ty hợp danh. c. Góp vốn vào Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã để trở thành thành viên Liên hiệp hợp tác xã. Nhà đầu tư nước ngoài mở tà i khoản tại tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mai Việt nam hoặc tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mại nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi tức được chia, chuyển tiền ra nước ngoà i và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt nam đều thông qua tài khoản này. Nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ g iá mua của Ngân hàng th ương mại được phép hoạt động ngoại hối tại thời điểm góp vốn, mua cổ phần. Hình thức xác nhận cổ phần, góp vốn được thực hiện một trong hai hình thức: - Chứng chỉ: là cổ phiếu ghi tên hoặc không ghi tên. - Ghi sổ kế toán. Việc phát hành, quản lý cổ phiếu và ghi sổ kế toán theo quy định của pháp luật Việt nam. III. Mức góp vốn, mua cổ phần: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán chứng khoán t rên TTCK Việt nam theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Theo quyết định 238/2005/QĐ-TTg ngày 29 th áng 9 năm 2005 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt nam thì: 1) Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên TTCK Việt nam được nắm giữ: a) Tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao d ịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với tổ chức niêm yết, đ ăng ký giao dịch là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo Nghị đ ịnh số 38/2003/NĐ – CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 th ì tổng số cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu phát hành ra công chúng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao d ịch của một quỹ đầu tư chứng khoán. c) Không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với t rái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. 2) Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập Công ty chứng khoán hoặc Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ. 3) Trường hợp Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt nam ký kết hoặc tham gia khác với quy định trên thì áp dụng theo Điều ước quốc tế. Riêng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa được niêm yết chứng khoán hoặc khi ngân hàng Việt Nam niêm yết chứng khoán thì tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với những cổ phiếu OTC chưa niêm yết tối đa cũng là 30%. IV. Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Điều 3, Luật Đầu tư của Việt Nam được thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7-2006 đã xác định: “Đầu tư gián tiếp là h ình thức đầu tư thông qua v iệc mua cổ phần, cổ phiếu, t rái phiếu, các g iấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Theo cách hiểu này, đầu tư gián tiếp nước ngoài là các khoản đầu tư gián tiếp do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện - để phân biệt với đầu tư gián tiếp t rong nước do các nhà đầu tư trong nước thực hiện - thông qua 2 hình thức chủ yếu sau: - Nhà đầu tư t rực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác của các doanh nghiệp, của chính phủ và của các tổ chức tự t rị được phép phát hành trên thị trường tài chính - Nhà đầu tư gián t iếp thực hiện đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian khác trên thị trường tài chính. Cách hiểu này gần với định nghĩa của Quỹ t iền tệ quốc tế (IMF): đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment – FPI) là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc t rái phiếu) được phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan chính phủ của một nước khác trên thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngoài Đặc trưng cơ bản của FPI: Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh ngh iệp phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nó i chung của cơ quan phát hành chứng khoán; Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong trực tiếp đầu tư (FDI). FPI là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính. Hoạt động của NĐTNN trên th ị trường chứng khoán Việt Nam có liên quan mật thiết với t ình hình biến động của FPI, hay nói cách khác nhìn FPI ta có thể thấy được hoạt động của NĐTNN đối với thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào. B. Tổng quan về nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được 7 năm, nh ưng cho đến nay, sự chi phối và những tác động cụ th ể của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường vẫn còn là những ẩn số. Trong thời gian qua, đã xuất hiện ngày càng nhiều đánh giá mang t ính nhận định, ph ân tích về va i trò hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên , những bài phân t ích tuy có đề cập đến xu hướng vận động chung của nhà đầu tư nước ngoài nhưng rất ít thông tin cụ thể về hoạt động của một nhà đầu tư nước ngoài cụ thể nào, diễn biến hoạt động của họ vẫn còn là một ẩn số lớn. Toàn bộ mối quan hệ mua bán của nhà đầu tư nước ngoài, mối quan hệ g iữa khối lượng mua và khối lượng bán, thời điểm mua vào và thời điểm bán ra, các tính toán phương án chiến thuật “lướt sóng” của nhà đầu tư nước ngoài hầu như chưa được ngh iên cứu và phân tích, dù chỉ mang tính tổng lược. Trong nhiều trường hợp, từ hoạt động đấu giá cổ phần cho đến những tác động vào sự lên hay xuống của thị trường chứng khoán, mặc dù nhiều ng ười đoán chắc là có bàn tay của nh à đầu tư nước ngoài, thậm chí tác động rất sâu, nhưng cũng không có một minh chứng nào được dẫn ra. Trong phạm vi h iểu biết và khả năng phân t ích của mình, nhóm thực hiện xin trình bày một cách tổng quát về hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian vừa qua như sau: Có thể nói, v iệc th ị trường chứng khoán VN liên tục tăng t rưởng trong thời gian qua là nhờ có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 2005 trở về t rước, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật trên thị t rường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải th ích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nh iều nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh g iá cao về t iềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu. Năm 2006 thực sự là một năm “ bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài và cũng là năm phát triển mạnh nhất của thị t rường chứng khoán Việt Nam trong sáu năm lịch sử thành lập. Cùng với mức tăng trưởng GDP đạt 8,2%, đầu tư t rực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đạt con số kỷ lục 10, 2 tỷ USD. Đây là mức thu hút vốn FDI cao nhất kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1997 đến nay., tăng hơn 45% so với năm 2005, vượt 32% kế hoạch đầu năm đề ra (6,5 tỷ USD). Song song với sự tăng tốc của vốn đầu tư trực t iếp, vốn đầu tư gián tiếp cũng không ngừng gia tăng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các quỹ đầu tư hàng đầu khắp thế giới như Merrill Lynch, UBS, Deustche Bank, Cit igroup, KTIMC, JP Morgan… Riêng trong năm 2006, số vốn đầu tư g ián tiếp thu hút được hơn 2 tỷ USD, bằng 10 năm trước cộng lại. Thị t rường chứng khoán Việt Nam n ăm 2006 cũng chứng kiến nhiều đợt tăng t rưởng mạnh, chỉ số chứng khoán của cả hai sàn giao dịch Hồ Chí Minh và Hà Nội liên tục đạt những mốc kỷ lục mới. Đến cuối năm 2006, số công ty niêm yết và giao dịch ở hai TTGDCK thành phố HCM và Hà Nội gấp hơn 3,5 lần của 6 năm trước cộng lại, g iá trị vốn hó a thị trường gấp 22 lần so với năm 2005 và đạt 22,6% GDP. Số lượng tà i khoản giao dịch chứng khoán tăng từ 30.000 cuối năm 2005 lên 100.000 vào cuối năm 2006, trong đó nhà đầu tư nước ngoài chiếm 2% . Có thể nói, việc thị t rường chứng khoán tăng trưởng nóng là nhờ có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài. Việc ch ính phủ tăng room cho NĐTNN từ 30% lên 49% cũng là một nguyên nhân khiến cho NĐTNN có tâm lý đầu tư hồ hởi hơn và làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam “tăng nhiệt”. Các nhà đầu tư nước ngoài được coi như nhà đạo d iễn cho nhiều kịch bản của th ị trường chứng khoán Việt Nam. Cổ phiếu nào được các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến, cổ ph iếu đó lên cơn sốt. Dân chơi chứng khoán thường rỉ tai nhau, cổ phiếu nào đã hết “room” cho nước ngoài thì cũng hết “cửa”. Chỉ l bài phát b iểu của một quỹ đầu tư nào đó cũng có thể ảnh hưởng đến xu hướng đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư t rong nước. Điều đó cho thấy, các nhà đầu tư ngoại là nhân tố quan trọng “đốt nóng” thị trường chứng khoán Việt Nam. Sang năm 2007, tính đến tháng 11, một năm sau ngày Việt Nam gia nhâp WTO, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã và đang tạo ra kỷ lục mới: cả nước đã thu hút được FDI trị giá hơn 15 tỷ USD, dự báo cuối năm sẽ đạt mức kỷ lục 16 tỷ USD, tăng 50% so với 2006. Vốn đầu tư g ián tiếp nước ngoài cũng ước khoảng 5 tỷ USD. Nguồn kiều hối có mức tăng cao nhất từ t rước tới nay: dự đoán đến cuối năm nay sẽ có khoảng 5 tỷ USD kiều hối chuyển về Việt Nam qua các kênh chính thức. Với s ự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, thị t rường chứng khoán Việt Nam đang có những dấu h iệu của sự chuyển mình sang 1 giai đoạn phát triển mang tính ổn định và bền vững hơn. Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng 1.700 nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị t rường chứng khoán VN. Đây là một t ín hiệu lạc quan về v iệc thu hút đầu tư gián tiếp của VN. Để th ực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, VN cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỉ USD) cho giai đoạn 2006-2010. Vì vậy, việc thu hút nguồn vốn từ nước ngoài (gián tiếp và trực tiếp) là rất quan trọng. Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tà i ch ính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỉ USD. Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào VN 0,1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD. Tuy nhiên, khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất , khó chuyển đối hoặc thanh khoản, đầu tư g ián tiếp được thực hiện dưới dạng đầu tư tà i chính với các chứng khoán có thể chuyển đổi nên các nhà đầu tư gián t iếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác. Đây là nguyên nhân chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn đầu tư gián tiếp đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư g ián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu “tháo chạy” đồng loạt t rên phạm vi rộng với số lượng lớn có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Hiện nay đã có khoảng 74 quỹ đầu tư nước ngoài h iện diện tại Việt Nam. Riêng t rong 8 tháng đầu năm 2007 đã có thêm 22 quỹ đầu tư mới được thành lập . Trong số đó, đáng chú ý có các tên tuổi như: Sumitomo Misui Việt Nam, Fullecton Việt Nam Fund, Credit Agricole Fund… dòng vốn này đầu tư chủ yếu đến từ các nước Sigapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, có những quỹ đầu tư nước ngoài được đánh giá là hoạt động thành công trên thị t rường Việt Nam là Vina Capital, Indochina Capital, Dragon Capital, IDG Vietnam, PXP Vietnam, City Goup, HSBC, JP Morgan, Deutsch A G... Nhiều tên tuổi quỹ đầu tư lớn đến từ Mỹ cũng đang không ngừng gia tăng đầu tư vào Việt Nam: Dragon Capital, công ty quản lý quỹ có thâm niên nhất ở Việt Nam, hiện đang quản lý 600 triệu USD tại Việt Nam và trong số này , 30% vốn do các nhà đầu tư Mỹ góp Gần đây nhất, Heartland Funds - 1 quỹ rất nổi t iếng ở Mỹ, được bình chọn là quỹ hàng đầu trong quý 1 năm 2007 tại Mỹ, đã lên kế hoạch hợp tác với Lexington Langha, Vikoa Investment Consultant để thành lập quỹ đầu tiên có nguồn vốn trực tiếp của công ty Mỹ (không thông qua nước thứ 3) đầu tư vào Việt Nam, quy mô vốn ban đầu dự định từ 50-100 triệu USD, sau đó tùy thuộc vào các dự án có thể mở rộng tiếp. Trong số các nhà đầu tư nước ngoà i, các quỹ đầu tư có người quản lý quỹ tại Việt Nam chiếm tỷ trọng 70% trên tổng quy mô vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong số các quỹ đầu tư nước ngoài chưa có mặt các quỹ Mutua l Fund và Pension Fund - là các quỹ có mục tiêu đầu tư rất dài hạn. Tính đến tháng 4/2007, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mạnh nhất trên th ị t rường niêm yết, t rong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng g iá t rị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25%; đầu tư vào trái phiếu không n iêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào cổ phiếu không niêm yết chỉ vỏn vẹn có 1%. Tính đến tháng 10/2007 có khoảng 7.406 tài khoản giao dịch nhà đầu tư nước ngoài (7.137 tài khoản cá nhân và 269 tài khoản tổ chức) và hiện có hơn 260 quỹ nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào th ị trường chứng khoán Việt Nam với tổng giá trị danh mục đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD. Riêng số tài khoản cá nhân của các nhà đầu tư Loại hình đầu tư Tỷ trọng trong giá trị đầu tư (%) Cổ phiếu của các công ty niêm yết 68 Trái phiếu niêm yết 25 Trái phiếu không niêm yết 6 Cổ phiếu không niêm yết 1 Nhật ch iếm hơn 70% tổng số tài kho ản cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài tại TTCK Việt Nam cao hơn ở Indon esia (khoảng 35%) nh ưng thâp hơn ở Thái Lan (khoảng 70%). Tại thị trường niêm yết , nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng sở hữu đến 49% hoặc đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài) đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM, TDH, TMS, TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1… Tính đ ến tháng 9/2007, t rong số 205 cổ phiếu n iêm yết, có 18 cổ phiếu đã hết room cho NĐTNN, gồm các cổ phiếu được đánh giá tốt bậc nhất trên th ị trường hoặc thuộc các ngành nh ư: ngân hàng (ACB, STB), thủy sản (A BT, A GF), bất động sản (REE, TDH), xây dựng hạ tầng (CII, BT6), th ực phẩm đồ uống (TRI, IFS). Trên th ị trường có 180 cổ phiếu còn trên 10% room, 128 cổ phiếu vẫn còn trên 40% room. Đối với các cổ phiếu còn room từ 10% trở lên, NĐTNN giao dịch mua bán trung bình hàng ngày rất ít, ch ỉ ch iếm khoảng 1% tổng số room hiện hành. Như vậy, có th ể thấy NĐTNN cần room, nh ưng là room của các cổ phiếu tốt chứ không phải là mọi cổ phiếu. Có nhiều phân tích về việc nên mở roo m hay không nên mở room. Trước đây khi nguồn cung trên th ị trường chứng khoán còn ít, để kích th ích hoạt động của thị t rường chứng khoán th ì việc mở room là cần th iết . Nhưng đến nay, khi nguồn cung liên tiếp tăng cùng với hàng loạt các đợt tăng vốn, phát hành cổ ph iếu thêm…, th ị trường dường như bão hòa hơn cùng với tác động của các yếu tố chính sách từ ch ính phủ, ý nghĩa của việc mở “room” đối với NĐTNN không còn tác động mạnh tới tâm lý đầu tư của họ nh ư trước đây. Trong cuộc chơi chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam, có một động thái rất đặc biệt: t rong đa số t rường hợp b iến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư nước ngoài luôn g iữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà đầu tư Việt Nam. Sau khi chứng kiến th ị trường chứng khoán tăng t rưởng một cách chóng mặt trong giai đoạn đầu năm 2007, các nhà đầu tư sớm nhận ra rằng thị t rường nhanh chóng rơi vào tình trạng quá nóng và giá cả các cổ phiếu niêm yết trở nên quá đắt đỏ. Trong đợt điều chỉnh đầu tiên của VN-Ind ex xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm và HasTC-Index dưới 300 điểm, việc mua vào của nhà đầu tư nước ngoài khi thị t rường đảo chiều vẫn hầu như không có gì đột biến đáng kể. Vào những thời điểm th ị trường sụt giảm mạnh, khi không khí ảm đạm lộ rõ ở các nhà đầu tư t rong nước, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm khoảng 20% giá trị g iao dịch toàn th ị trường, họ trở thành một t rong những nhân tố hoạt động mạnh với lượng mua vào thường cao hơn bán ra. Chính vì thế, có thể xem vốn ngoại là yếu tố níu g iữ chỉ số th ị trường trong thời gian qua khi tâm lý nhà đầu tư trong nước bị “ xáo trộn” vì sự sụt giảm quá nhanh của thị trường. Một chuyên viên phân t ích cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu với nhiều mức giá khác nhau. Trong đó có những mức giá cực rẻ từ năm 2006. Với phương thức mua vào, bán ra theo kiểu “cuốn chiếu” ở từng mức giá, nhà đầu tư nước ngoài có th ể dẫn dắt thị trường trong nh ững giai đoạn nhất định, nếu họ muốn như thế. Một kỳ vọng lớn ở vốn ngoại là tác động vào các đợt IPO doanh nghiệp lớn. Sau khi Bảo Việt bán 10% cổ phần của mình cho HSBC với g iá 255 t riệu USD, 3 ngân hàng lớn là Vietcombank, ICB, BIDV đang ráo riết chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, với mức bán khoảng 7-10%. Ngày 26/12/2007 mới đây, IPO Vietcombank đã diễn ra, thành công với mức đấu giá b ình quân 107.860 VND. Trong đợt đấu giá này, nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ thầu cao hơn hẳn các nhà đầu tư t rong nước, khoảng 113-117 nghìn đồng, và họ đã mua được 97% room dành cho họ… “Nhà đầu tư nước ngoài có thể chỉ cần nhìn đồ th ị là thấy được quy luật lên xuống của giá một số cổ phiếu. Họ luôn thể hiện sự tự tin bất kể khi thị t rường như thế nào và đầu tư theo đúng những kỹ thuật phân t ích”. Dù không được thừ a nhận chính thức, nh ưng giao dịch của NĐTNN đôi lúc được xem là “hàn thử biểu” của th ị trường chứng khoán. Hãy xem họ thường mua bán ra sao: Họ thường không chọn cổ phiếu giá cao hoặc tăng nóng và “nhắm” đến cổ phiếu của những doanh nghiệp có triển vọng. Có chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang chia thành hai nhóm. Một nhóm có ch iến lược đầu tư trung và dài hạn dựa t rên danh mục đầu tư rõ ràng, nhóm khác chỉ tập t rung đầu tư ngắn hạn. Nhóm thứ hai chỉ đầu cơ mua bán liên tục và đáng lo ngại là số lượng nhà đầu tư nước ngoài thuộc nhóm này đang có xu hướng tăng và đang có vai trò nhất định trong định hướng thị trường. Nhóm này cũng tham gia lũng đoạn về t in đồn và những thủ thuật làm giá. H iện chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát hoạt động đầu cơ này. Có chuyên gia đặt vấn đề với tỷ t rọng nắm giữ từ 20-25% số cổ phiếu niêm yết, nếu trong trường h ợp các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra, số vốn bị rút sẽ lên đến 3,5-4,2 tỷ USD. Con số này tuy chưa làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Nhà nước nhưng gây rủi ro nhất đ ịnh cho nhu cầu nhập khẩu và t rả nợ nước ngoài của Việt Nam hiện còn khá lớn. C. Một số nhận định và đánh giá Sự gia tăng ho ạt động của NĐTNN trên th ị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua đã thể h iện nguồn vốn đầu tư gián t iếp (FPI) đổ vào Việt Nam ngày càng gia tăng cũng như sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của th ị trường chứng khoán Việt Nam. Có thể đưa ra một số tác động tích cực và tiêu cực của việc này như sau: a. Tác động tích cực: Thứ nhất, làm tăng tổng vốn đầu tư trực t iếp của xã hội. Dòng vốn FPI khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng FPI trên th ị t rường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi FPI g ia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián t iếp t rong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư của mình, kết quả là tổng đầu tư g ián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa việc các NĐTNN tăng lượng đầu tư cũng là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết đ ịnh đầu tư trực t iếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư t rực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như trong nước. Thứ hai, việc các NĐTNN gia tăng đầu tư sẽ góp phần tích cực vào v iệc phát triển th ị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị t rường nó i chung. Nó làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục được sự th iếu hụt , trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu , kém hấp dẫn kéo dài của thị t rường này trong thời gian qua. Hơn nữa, cùng với sự gia tăng dòng FPI, các định chế và dịch vụ tài chính- chứng khoán phát triển nở rộ, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo h iểm, kế toán, kiểm toán và thông tin th ị t rường. Đồng thời, kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh t rên th ị trường chứng khoán… Tất cả những điều này t rực t iếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính nói riêng , các thể chế và cơ chế th ị trường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam. Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Việc ph át t riển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hóa t rong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài và trong nước. Đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả t rong nước, từ người dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn hình thức sử dụng vốn của mình d ưới các hình thức trực t iếp tự mình h ay thông qua các đ ịnh chế tà i chính trung gian để mua - bán các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác của Việt Nam trên thị t rường tài chính Việt Nam và nước ngoài. Việc đầu tư này sẽ cho phép họ thu nhận được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả khi mua - bán chứng khoán, cũng như từ lãi suất và cổ tức các chứng khoán mà họ sở hữu theo thoả thuận hoặc thực tế kết quả kinh doanh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát hành chứng khoán đó . Điều này cũng đồng nghĩa với v iệc cải th iện thu nhập, mức sống của đông đảo các nhà đầu tư là người dân, tùy theo lượng vốn và kỹ năng đầu tư chứng khoán mà họ có. Hơn nữa, thông qua quá trình tham gia đầu tư g ián tiếp này, các nhà đầu tư trong nước và người dân sẽ được dịp “cọ xát", rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao t rình độ bản thân nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu của thị trường hiện đại . Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế th ị trường, hội nhập quốc tế. Sự gia tăng dòng vốn đầu tư g ián tiếp nước ngoài và phát triển thị trường chứng khoán cũng như th ị t rường chứng khoán sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý , quản trị doanh nghiệp nói riêng . Việc quản lý và quản t rị doanh ngh iệp ph át hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính do anh nghiệp và minh bạch hó a, cập nhật hóa thông tin liên quan đến các chứng kho án mà doanh nghiệp đã và sẽ ph át hành. Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ lựa chọn đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng phát triển tốt trong tương lai. Chính đ iều này sẽ cho phép quá trình "chọn lọc nhân tạo", "bỏ phiếu" cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách quan và phù hợp cơ chế thị trường hơn (còn những doanh nghiệp khác mà chứng khoán của họ không hấp dẫn sẽ phải đ iều chỉnh lại định hướng và chất lượng quản trị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể). Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị t rường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của th ị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào th ị t rường tài chính, Nhà nước sẽ đa dạng hóa các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ sở đó, n ăng lực và h iệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, th ị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn. b. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam gia tăng có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau: Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước ngoài. Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất (xây dựng nhà máy , mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất), khó chuyển đổi hoặc thanh khoản, FPI được thực hiện dưới dạng đầu tư tà i chính thuần túy với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang t ính thanh khoản cao trên th ị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián t iếp nước ngoà i dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở đ ịa phương khác tùy theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. Đặc trưng nổi bật này cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuyếch đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn đầu tư gián t iếp nước ngoài đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián t iếp nó i t rên diễn ra theo kiểu "tháo chạy" đồng loạt t rên phạm vi rộng và số lượng lớn… Cần nhấn mạnh rằng, sự nhạy cảm và bất ổn kinh tế có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân bên trong , cũng có thể hoàn toàn do các nguyên nhân bên ngoài nước tiếp nhận đầu tư do phản ứng dây chuyền, làn sóng đô-mi-nô của các nhà đầu tư quốc tế như đã từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trong t ình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng đầu tư - tài chính - tiền tệ, thậm chí là khủng hoảng kinh t ế là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận đầu tư nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả. Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tà i chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán. Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư g ián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ng ưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự t rực t iếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh ngh iệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch , mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh ngh iệp. Điều đó có nghĩa là, tính chất gián t iếp của vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hóa thành t ính trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hóa thành nhà đầu tư trực tiếp. Thậm chí, về lô-gích, quá trình "diễn biến hòa bình" này đạt tới quy mô và mức độ nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban đầu của doanh nghiệp và quốc gia Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình t rạng tộ i phạm kinh tế quốc tế. Đầu tư gián t iếp quốc tế không chỉ làm gia tăng các nguy cơ và tác hại của các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi phạm các quy định pháp lý của nước t iếp nhận đầu tư, mà còn là mảnh đất màu mỡ sinh sôi và phát t riển các loại tộ i phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài, thậm chí xuy ên quốc gia, như hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa t iền, hoạt động t iếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe dọa an ninh phi truyền thống khác. Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt t rái của dòng FPI kể trên , nhất là khi chúng diễn ra một cách "có tổ chức" của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch ch ính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, t rực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng t ính dễ tổn - thương của nền kinh tế nước t iếp nhận đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay; thậm chí trong một số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các chính phủ… Ngoài ra, sự gia tăng FPI vào Việt Nam còn đặt ra yêu cầu chính phủ và các cơ quan trung ương phải chủ động đổi mới và sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế của mình theo nguyên tắc thị t rường hơn, trong đó có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy định tỷ lệ và sử dụng các công cụ dự phòng, dư nợ cũng như các công cụ khác của các định chế tài chính – tiền tệ quốc gia và địa ph ương… Tất cả những điều này là cần thiết để đảm bảo sự thu hút và khai thác có hiệu quả các tác động tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng cũng như dòng vốn đầu tư g ián tiếp nước ngoài nói chung. D. Ý kiến đề xuất: Để khai thác, phát huy các tác động t ích cực, phòng tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động NĐTNN cũng như FPI, đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và cá nhân hữu qu an có sự chủ động đổi mới và nâng cao nhận thức đầy đủ, kịp thời và đúng đắn hơn nữa về FPI, cũng như coi trọng sự phối hợp chặt chẽ, h iệu quả mang t ính liên ngành, liên cấp, xuyên quốc gia trong việc xây dựng và triển khai các phương án, giải pháp và chính sách cần thiết , trong đó tập trung vào các lựa chọn chính sách chủ yếu sau: 1. Tiếp tục hoàn th iện cơ sở pháp lý liên quan đến khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư nói chung, nhất là việc nới lỏng, tố i đa hóa mức khống chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán của các nhà đầu tư gián t iếp nước ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam hoạt động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực cho phép đầu tư 100% FDI. Đồng thời, tiếp tục giảm th iểu danh mục các doanh ngh iệp và lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài (cả đầu tư trực t iếp và đầu tư gián t iếp), t rong đó có các lĩnh vực dịch vụ t rình độ cao; tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn, và giảm thiểu tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước, cũng nh ư của các nhà đầu tư sáng lập t rong các doanh nghiệp này… Chỉ nên áp dụng mức cổ ph iếu khống chế đối với loại cổ phiếu sáng lập, được quyền biểu quyết ở một số doanh nghiệp và lĩnh vực đặc biệt… Sớm rà soát điều chỉnh hoàn th iện các quy định liên quan về v iệc chuyển đổi thuận tiện , nhanh chóng giữa các loại h ình, phương thức đầu tư (gián tiếp - trực t iếp, công ty TNHH - công ty cổ phần v.v…); về các quy định thủ tục mua - bán, sáp nhập doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp; về v iệc chuyển nhượng dự án và chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư (t rong đó có sự chuyển nhượng giữa các nh à đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài); cần có chính sách ưu đãi đặc biệt (trước hết là chính sách thuế và giảm chi phí đầu vào, chi ph í vận hành, để phát t riển các công ty cổ phần đa sở hữu tổ chức theo quy mô tập đoàn kinh tế, công ty mẹ – con, hoạt động xuyên quốc gia và các quỹ đầu tư, t rong đó có quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ đại chúng, các quỹ đầu tư có vốn nước ngoài… Đảm bảo ngày càng liên thông và hội nhập các định chế và quy tắc, tiêu chuẩn vận hành, chất lượng hàng hóa thị trường chứng khoán Việt Nam với các yêu cầu, t iêu chuẩn và xu hướng hoạt động chung của th ị trường vốn khu vực, quốc tế. 2. Coi t rọng việc xây dựng và vận hành tốt các cơ chế quản lý , giám sát bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và sự an toàn của thị t rường tà i ch ính. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm và chủ động xây dựng phương án đối phó thích hợp nhằm giám sát và phòng ngừa hiệu quả các nguy cơ biến động thị t rường tài chính tiêu cực do đầu cơ, tội phạm, độc quyền, lũng đoạn và sự mù quáng thị trường; phát triển hệ thống thông tin, các dịch vụ tư vấn, dịch vụ bổ t rợ tư pháp t rực tiếp hỗ trợ đầu tư gián t iếp . Đặc biệt, cần làm rõ các quy định của pháp luật về chế độ, quy trình, trách nhiệm và chất lượng công bố thông tin đối với các cơ quan nhà nước, cũng nh ư đối với doanh nghiệp phát hành chứng khoán, nghiên cứu xây dựng hệ thống thông t in cố định và ảo liên quan đến chứng khoán và đầu tư gián tiếp cấp quốc gia và đ ịa phương; thống nhất và giám sát thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ kế toán, kiểm toán; khuyến khích phát t riển và có biện pháp bảo đảm chất lượng, trách nhiệm hoạt động của các tổ chức định giá hệ số t ín nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán, nhằm tạo thuận lợi và bảo đảm chất lượng thông t in cho các nhà đầu tư chứng khoán t rong nước và nước ngoài trong quá trình tham khảo thông t in , hình thành và thông qua các quyết đ ịnh đầu tư của mình. Phát h iện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi v i phạm quy định v ề an toàn thông tin và kinh doanh lành mạnh trên thị trường chứng khoán của bất kỳ tổ chức và cá nhân nào. 3. Nhà nước cần xem xét điều chỉnh chế độ quản lý ngoại hối, nhất là thực hiện chế độ tỷ g iá linh hoạt hơn và gia tăng tố i đa dự trữ ngoại tệ quốc gia. Thực tiễn thế giới cho thấy, chế độ tỷ giá cố định cứng nhắc, kéo dài theo hướng định g iá quá cao đồng t iền bản tệ là không phù hợp, không có lợi cho quốc gia chủ nhà trong bối cảnh có sự gia tăng dòng FPI (mặc dù điều này không hoàn toàn đúng đối với dòng FDI). Do dòng FPI rất linh hoạt, mang tính động cao, chủ yếu là có t ính ngắn hạn, nên sự chuyển hóa sở hữu dòng vốn này giữa các nhà đầu tư diễn ra liên tục, rất nhanh và có thể đồng thời trên quy mô lớn, kéo theo nhu cầu chuyển đổi giữa nội tệ – ngoại tệ diễn ra với cường độ và quy mô tương tự, khiến làm tăng sức ép lên hệ thống tỷ g iá ngoại tệ, cũng như nguồn cung ngoại tệ, nhất là trong điều kiện đồng nội tệ ngày càng có t ính chuyển đổi cao. Kết quả là nếu thiếu t ính linh hoạt thị t rường trong chính sách tỷ g iá đồng bản tệ, và nếu nguồn cung ngoại tệ mỏng do quỹ dự t rữ ngoại tệ quốc gia có hạn, th ì sức ép cầu ngoại tệ, được cộng hưởng v ới các thủ đoạn và năng lực khó lường của giới đầu cơ quốc tế, sẽ dễ gây ra các trận “sóng thần” bất ngờ có thể làm đổ vỡ hệ thống tài chính – t iền tệ quốc gia, như điều đã từng xảy ra ở Thái Lan và châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ những năm cuối thập kỷ trước. 4. Cần tăng cường các hoạt động thông tin tuyên t ruyền, xúc tiến thu hút FPI, thực hiện quảng bá hình ảnh về TTCK Việt Nam ra thế giới đồng bộ từ cấp quản lý Nhà nước đến chính các công ty niêm yết. Các thông t in cơ bản phải được cung cấp bằng tiếng Anh ( tài liệu đại hội cổ đông, các công ty CK nên xây dựng trang thông tin tiếng Anh t rên webs ite của mình và cập nhật thông tin thường xuyên, đầy đủ. Các văn bản ph áp luật cũng cần nhanh chóng có bản tiếng Anh để NĐTNN tham khảo). Các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tài chính t rong nước (cả cán bộ lãnh đạo, doanh nghiệp, và các nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuy ên) cần được chú t rọng để tăng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tiếp nhận, giải quyết và ứng xử với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thu hút, tham gia và quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrang_bia_tieu_luan_thi_truong_tai_chinh_1455.pdf
Luận văn liên quan