Rác thải từ quá trình sản xuất, kinh doanh, rác thải sinh hoạt của công nhân viên và bùn lắng từ hệ thống xử lí nước thải của nhà máy.
Chất thải sinh hoạt:
Bao gồm các chất hữu cơ dễ bị phân hủy, chủ yếu là thức ăn dư thừa trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên chức.
Chất thải sản xuất kinh doanh:
Bao gồm các sản phẩm kém chất lượng, vụn mỏ cao su ở khâu cắt dán, nhãn hàng hóa bao bì, rác văn phòng.Lượng chất thải này khoảng 50kg/ngày.
Các loại rác thải này không mang tính độc hại và khối lượng cũng không lớn nhưng nếu không có biện pháp thu gôm xử lí sẽ gây tồn động mất vệ sinh, tạo mùi hôi làm ô nhiễm đất, tác động xấu đến nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó các bãi rác hở sẽ trở thành nơi trú ngụ của các loài động vật trung gian lây bệnh như ruồi, muỗi, chuột,. gây dịch bệnh ảnh hưởng sức khỏe và hiệu quả làm việc của cán bộ, công nhân viên nhà máy.
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3942 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhà máy chế biến cao su Hòa Lâm- Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
GVGD: Hoàng Thị Mỹ Hương
LỚP: DH10DL
NHÓM 9:
Đặng Thúy An 10157237
Đặng Thị Liễu 10157087
Đặng Nguyễn Dạ Thảo 10157187
Nguyễn Thị Thương 10157191
Trần Thị Kiều Trang 10157207
ĐỀ TÀI:
LỜI MỞ ĐẦU
Nhu cầu và giá cao su thế giới ngày một tăng đang tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh cao su Việt Nam nâng cao vị thế. Theo dự báo của Hiệp hội Cao su Thế giới, nhu cầu cao su sẽ tiếp tục ở mức cao trong 10 năm tới và giá khó có thể giảm do nguồn cung hạn chế, cộng thêm tác động của sự phục hồi kinh tế khiến nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng mạnh. Đây chính là thời cơ vàng cho ngành công nghiệp cao su Việt Nam.
Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay. Sản phẩm cao su Việt Nam chủ yếu dùng để xuất khẩu (90%), tuy nhiên chúng ta mới xuất khẩu mủ cao sơ chế. Sau 2 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, ngành cao su Việt Nam cũng có nhiều thay đổi bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Để có thể phát triển bền vững ngành cao su, một hệ thống các giải pháp đồng bộ nên được triển khai và thực hiện. Trong đó, công tác dự báo cung, cầu, diện tích, sản lượng cao su của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh hết sức quan trọng và cần thiết.
Ngành chế biến mủ cao su là một ngành được liệt vào ngành gây tác động mạnh đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thế nhưng, các nhà máy chế biến mủ thì lại vô tư xả thải ra môi trường mà không hề quan tâm đến hậu quả. Đều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của công nhân viên trong nhà máy, đến người dân xung quanh nhà máy.
Vì vậy trong giai đoạn tới khi nước ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp thì ngành cao su cũng cần phải phát triển xứng tầm trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Yêu cầu đó đặt ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh hết sức gay gắt, hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mở rộng, làm nảy sinh nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải khắc phục những khuyết tật của ngành cao su không những chỉ về chất lượng, kinh tế mà một vấn đề đặc biệt quan trọng là phải khắc phục những hậu quả môi trường do ngành gây ra.
NỘI DUNG
I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY CAO SU HÒA LÂM:
Công ty cổ phần cao su Hòa Lâm
- Vị trí: xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu- Giấy CN ĐKKD: 4103006772- Tổng vốn đầu tư: 540.000.000.000 VNĐ (30.000.000 USD)- Diện tích: 1.870ha- Sản lượng: 3.000 - 4.500 tấn mủ quy khô/năm- Sản phẩm mủ cao su: Theo tiêu chuẩn xuất khẩu (TCVN 3769:2004) : SVR 3L, SVR 5L, SVR 10, SVR 20, SVR CV 50, SVR CV 60, Latex...- Trồng cây: 1994- Bắt đầu khai thác: 2002- Thời hạn thuê đất: 48 năm
Nhà máy chế biến cao su Hoà Lâm (Công ty cổ phần cao su Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu) liên tục gây ô nhiễm đến môi trường từ năm 2002 đến nay, bất chấp việc các cơ quan chức năng đã nhiều lần xử lý, yêu cầu phải có biện pháp khắc phục.
Những năm qua, toàn bộ hệ thống nước thải trong quá trình sản xuất mủ cao su được thải trực tiếp qua 8 hồ chứa nước (rộng khoảng 2 ha), sau đó, lượng nước thải này được xả thẳng ra con suối bên cạnh. Nước ô nhiễm đã thấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nhiều giếng nước sinh hoạt của các hộ dân ấp Bàu Sôi (xã Tân Lâm).
Việc Nhà máy chế biến mủ cao su Hòa Lâm gây ô nhiễm môi trường như hiện nay nếu không giải quyết nhanh chóng thì hậu quả sẽ khó lường. Thứ nhất, ô nhiễm của nhà máy gây ra đã tác động tiêu cực đến đời sống của người dân ấp Bàu Sôi. Thứ hai là nguồn nước thải của nhà máy chảy xuống hồ Sông Ray đã được Nhà nước đưa vào làm hồ cấp nước sinh hoạt cho người dân Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ năm 2005 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần kiểm tra nhắc nhở nhưng vẫn không xử lý dứt điểm là điều khó chấp nhận được.
CÁC NGUY CƠ, TÁC ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ MÁY ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH:
Các nguy cơ gây tác động bên trong:
Tác động do tiếng ồn, rung.
Tiếng ồn phát sinh từ các máy móc có công suất lớn như máy cán, cắt, búa, động cơ, va chạm cơ học.Tiếng ồn rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân viên trực tiếp lao động trong nhà máy như mệt mỏi, mất ngủ, gây tâm lí khó chịu, làm giảm năng suất lao động,kém tập trung tư tưởng và có thể dẫn đến tai nạn lao động.
Tuy nhiên những ảnh hưởng về tiếng ồn, rung được đánh giá không đáng kể, chỉ mang tính cục bộ.
Nguy cơ
Đối tượng bị tác động
Phân tích – nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
Chất độc từ mủ cao su.
2-tiếng ồn do sự hoạt động của máy móc. Do sự vận chuyển các vật liệu vào và ra nhà máy.
Công nhân làm trong nhà máy
-Công nhân nhà máy và một số người dân sống xung quanh nhà máy.
Do tiếp xúc trực tiếp với cao su.
-Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...-Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể:· Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ.· Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của tuyến của cơ quan này.· Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.· Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh rung động nghề nghiệp.· Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động và lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.
Cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, uống, nghỉ ngơi.
-Trồng nhiều cây xanh có tán xung quanh nhà máy để tạo không khí trong lành và giảm tiếng ồn.
- Cách ly nguồn gây ồn ra khỏi khu vực một cách hợp lý
- Lắp đặt hệ thống giảm âm thanh cho máy phát điện
- Trang bị nút bịt tai cho công nhân viên
Dị ứng với protein trong mủ cao su con đường tiếp xúc qua da:
Loại phản ứng
Triệu chứng
Nguyên nhân
- Chứng viêm da gây cảm giác bứt rứt khó chịu.
- Loại 4: mẫn cảm với chất hóa học (dị ứng tế bào gián tiếp).
- Loại 1: quá mẫn cảm với các protein trong mủ cao su (dị ứng trực tiếp).
- Rát da, da khô có nốt và đau.
- Chàm bội nhiễm xuất hiện sau 48 – 96 giờ và có biểu hiện trên da.
- Phân vùng ngứa, bỏng rát, khó chịu, nổi mày đay sau 5 – 60 phút, viêm mũi, hen suyễn và các trường hợp nghiêm trọng khác, quá mẫn cảm.
- Do chất bột, nhiệt độ và độ pH quá cao, rửa tay sau khi dùng không sạch.
- Phần còn lại của các chất hóa học trong quá trình chế biến các sản phẩm từ mủ cao su chủ yếu là thiuram và carbamate.
- Phần còn lại của các loại protein có tính dược học cao được tìm thấy trong cao su tự nhiên
Mức độ tác động:
Lượng thành tố chất protein gây dị ứng có tồn tại trong các sản phẩm từ cao su được lấy từ cùng một loại mủ cao su thì vẫn có tính chất khác nhau; phụ thuộc vào phương pháp sản xuất, hàm lượng các chất giặt rửa được sử dụng và lượng chất clo trong các sản phẩm đó sau khi chế biến. Cơ chế đưa protein trong mủ cao su tiếp xúc với cơ thể con người cũng khác nhau. Cách thông thường nhất là trực tiếp tiếp xúc và protein có trong găng tay sẽ đi vào trong cơ thể qua da. Dị ứng protein trong protein còn lại có tính dược hóa cao thì đóng vai trò chủ đạo trong việc gây ra phản ứng dị ứng loại 1 đối với một số người. Hai loại cao su chiếm chủ yếu trong mủ cao su tự nhiên là globuin và hevein. Globuin có khối lượng phân tử là 20000, tồn tại ở dạng protein và vỏ lipid trong các mảnh cao su. Đây là một chất nước không hòa tan vì thế có thể được chiết xuất với dung môi hữu cơ. Mặt khác các chất hevein có phần đáy của phân tử là chất hòa tan, có điểm đảng điện là 4,5 (chất này là chất chủ yếu trong mủ cao su).
Định lượng đo lường protein trong cao su:
+ Phương pháp thuốc nhuộm Bradford : phương pháp này dựa trên sự hấp thụ ánh sáng của thuốc nhuộm Bradford , màu sắc chuyển sang đỏ khi hấp thụ các loại protein. Thêm vào đó, các loại protein làm chuyển màu xanh. Việc đo đạc màu sắc được tiến hành tại 595 nm sử dụng huyết thanh Albumin là tiêu chuẩn.
+ Phương pháp Chromatographic :
Việc phân tích amino acid bởi HPLC Chromatography có thể được sử dụng để định lượng protein. Amino acid này được hình thành từ hydrolysis của protein có thể hòa tan trong dung dịch HCl; giới hạn của việc định lượng này là 10 μg/g và triệu chứng lâm sàng rất tốt.
Tuy nhiên, do chi phí và đòi hỏi kỹ thuật cao, phương pháp liểm tra này không thích hợp trong việc kiểm tra thường xuyên mà chỉ được sử dụng tham khảo cho kết quả của các cuộc kiểm tra protein khác. Cũng không có một tiêu chuẩn chung nào cho tất cả những bài kiểm tra trên.
Mủ skim sản phẩm phụ của cao su gây ảnh hưởng lớn đến môi trường làm việc của công nhân do mùi hôi của mủ và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
-Đánh đông mủ skim lại gây ra những cản trở nhất là về môi trường lao động của công nhân khi phải làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc.và dư lượng hoá chất còn lại trong serum khi mủ đông tụ gây khó khăn cho hoạt động xử lý nước thải ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh.
N Biện pháp khắc phục:
Để hạn chế cho việc tiếp xúc giữa công nhân với acid sulfuric cũng như tránh gây nguy hiểm khi công nhân di chuyển trên thành mương đánh đông để trộn đều acid và mủ skim. Từ đó, chế tạo mới máy quậy mủ tự hành để khuấy trộn mủ skim và acid trong mương đánh đông. Máy có tốc độ 80 vòng trên phút, công xuất 2 HP, máy tự di chuyển qua lại trên mương đánh đông.
N Hiệu quả về mặt môi trường:
- Do vị trí lắp đặt mương spillway ở xa nơi làm việc của công nhân nên trong quá
trình bay hơi NH3 không làm ảnh hưởng khi công nhân làm việc trong nhà máy.
- Không sử dụng acid sulfuric đánh đông mủ skim tránh việc tiếp xúc hoá chất độc
hại với công nhân cũng như lượng hoá chất dư thừa trong quá trình đánh đông thải ra nước thải. Bằng chứng là hệ thống mái che khu vực đánh đông sau 9 năm hiện vẫn còn được tiếp tục sử dụng.
- Giảm chỉ tiêu tổng nitơ và chỉ tiêu NH3 (tính theo Nitơ) trong nước thải đây là hai
chỉ tiêu thường rất khó xử lý hạ thấp trong quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
- Quá trình đánh đông mủ skim xảy ra tốt hơn khi đánh đông mủ bằng hoá chất,
lượng mủ còn lại trong dung dịch serum thải vào hệ thống xử lý nước thải rất ít, tăng hiệu
quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
- Thời gian đông mủ skim nhanh giảm thiểu mùi hôi trong môi trường.
- Các nguy cơ gây tác động bên ngoài:
Nước thải.
2.2.1.1- Nguồn gốc nước thải chủ yếu gồm 2 nguồn chính:
Nước thải từ phân xưởng sản xuất mủ cốm bao gồm nước thải từ các mương đánh đông, máy cắt, ép…
Nước thải từ phân xưởng mủ tạp: bao gồm nước thải bể ngâm mủ tạp, nước thải từ máy cán, cắt,…
Tại các nhà máy chế biến mủ cao su, nước thải có nồng độ ô nhiễm rất cao bởi các thành phần COD, ammonium và photpho, có pH thấp (pH=4-6). Hàm lượng N-NH3 trong nước thải cao su chủ yếu là do việc sử dụng amoniac là chất chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ, đặc biệt là trong chế biến mủ li tâm. Bên cạnh đó, hàm lượng photpho trong nước thải cũng rất cao (88,1-109,9mg/l). Vì thế nước thải của mủ cao su có các chỉ số đạt QCVN nhưng vẫn có mùi.
trong chế biến cao su khô, nguồn gốc nước thải phát sinh từ các công đoạn như là khuấy trộn, đánh đông mủ và gia công cơ học. trong đó nước có nồng độ chất thải ô nhiễm cao nhất là nước serum (nước được thải ra từ các mương đông tụ).
chế biến một tấn sản phẩm cao su khối, thì thải ra môi trường một lượng nước thải là khoảng 25-30 m3 và chế biến mủ li tâm thì thải ra môi trường khoảng 18m3 nước thải.
Hệ thống bể lắng không có nắp đậy của nhà máy làm mùi hơi bốc lên rất khó chịu ( đặc biệt vào những ngày trời nắng).
Ngoài ra còn nước thải vệ sinh và xúc rửa xe bồn.
Đối tượng bị ảnh hưởng:
Công nhân làm trong môi trường nhà máy và người dân điạ phương sống xung quanh nhà máy.
Lượng giá cho các nguy cơ:
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NƯỚC THẢI CAO SU
Bảng 1: Thành phần hóa học của nước thải ngành chế biến cao su:
(Các đơn vị trên đều tính mg/l)
Chỉ tiêu
Chủng loại sản phẩm
Khối từ mủ tươi
Khối từ mủ đông
Cao su tờ
Mủ ly tâm
N hữu cơ
20,2
8,1
40,4
139
NH3-N
75,5
40,6
110
426
NO3-N
Vết
Vết
Vết
Vết
NO2-N
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
PO4-P
26,6
12,3
38
48
Al
Vết
Vết
Vết
Vết
SO42-
22,1
10,3
24,2
35
Ca
2,7
4,1
4,7
7,1
Cu
Vết
Vết
Vết
3,2
Fe
2,3
2,3
2,6
3,6
K
42,5
48
45
61
Mg
11,7
8,8
15,1
25,9
Mn
Vết
Vết
Vết
Vết
Zn
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
Bảng 2- Đặc tính nước thải trong ngành công nghiệp chế biến cao su
(Các giá trị trên đều có đơn vị tính là mg/l, ngoại trừ pH)
TT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
pH
5.5
2
COD
7084
3
BOD
3315
4
TSS
658
5
TKN
253
6
N-NH3
78
Phân tích- nguyên nhân:
Do tính đặc thù của vật liệu và công nghệ chế biến, nên nước thải của ngành công nghiệp chế biến cao su thường có pH thấp, nito amoni, nito hữu cơ và hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ cao. Chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải chủ yếu ở dạng dễ phân hủy sinh học. Do đó khi thải ra môi trường, dưới tác dụng của các vi sinh vật có sẳn trong tự nhiên, chúng sẽ bị phân hủy sinh học gây ra mùi hôi , làm cạn kiệt oxi của nguồn nước tiếp nhận, làm cho thủy sinh sống trong nguồn nước bị thiếu oxi mà chết. đồng thờ, chúng gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa của nguồn nước tiếp nhận do chúng có một lượng nito lớn, sẽ làm mất cân bằng sinh thái.
Nước thải cao su còn chứa một lượng các hạt cao su chưa kịp đông tụ trong quá trình đánh đông và những hạt cao su này cũng sẽ xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải, gây cản trở cho quá trình xử lý.
Biện pháp khắc phục:
Khắc phục hạn chế trên, các đơn vị cần thực hiện các giải pháp sau: Xây dựng định mức tiêu thụ nguyên vật liệu cho từng công đoạn của từng dây chuyền chế biến. Gắn dụng cụ đo đếm cho từng dây chuyền và từng công đoạn chế biến.
Hệ thống xử lý kỵ khí tốc độ cao đặc biệt là quá trình hệ thống bùn kỵ khí dòng chảy ngược UASB là một phương pháp làm giảm vấn đề ô nhiễm môi trường.
Trong hồ xả thải thì trồng nhiều lục bình, tảo … nhằm để khử mùi
4- Làm hồ chứa nước nhằm xây dựng mô hình thực nghiệm về vòng quay sinh học trong quá trình xử lý nước thải. Việc làm này còn giúp được các hộ dân quanh khu vực có nước để tưới cây vào mùa khô. Thêm vào đó, hồ dùng để nuôi trồng thủy sản góp phần cải thiện đời sống cho nhiều hộ đồng bào dân tộc sống quanh vùng.
5- Cùng với các nhà chuyên môn nghiên cứu tìm biện pháp nhằm giảm thiểu mùi hôi của nhà máy.
ứng dụng công nghê xử lý: Bể điều hòa→ bể gạn mủ →bể kỵ khí xơ dừa→bể tảo cao tải → bể lục bình →xả thải
xơ dừa ở dạng được kết thành bàn chải dùng làm giá thể cho vi sinh phát triển, nhằm làm tăng nồng độ vi sinh trong bể kị khí do đó nâng cao hiệu suất xử lý nước thải, tảo và lục bình xử lú chất dinh dưỡng và khử mùi. Đối với quá trình kỵ khí, kết quả được như sau:
Bảng 3: Hiệu quả xử lý của quá trình kỵ khí:
Thông số
Đầu vào (mg/l)
Sau bể kị khí xơ dừa
(mg/l)
Hiệu suất xử lý (%)
pH
5,2
7,1
-
COD
6131
360
94,13
BOD
4006
200
95,00
TKN
237
191
19,40
N-NH3
103
172
-
TSS
382
60
84,29
pH sau bể kị khí đạt trung tính trong thời gian lưu nước ngắn, hiệu suất xử lý chất thải hữu cơ cao, 94% đối với COD và 95% đối với BOD với thời gian lưu nước khoảng 2 ngày. Tuy nhiên hiệu quả xử lý tổng nito rất thấp (19,4%), hàm lượng N-NH3 tăng lên đáng kể và TSS đầu ra thấp
Bảng 4 : Hiệu quả xử lý của giai đoạn quang hợp.
Thông số
Sau bể kỵ khí xơ dừa (mg/l)
Sau bể tảo cao tải (mg/l)
Sau bể lục bình (mg/l)
Hiệu suất xử lý (%)
pH
7,1
9,15
7,21
-
COD
360
265
65
81,94
BOD
200
61
29
85,50
TKN
191
49,34
9,43
95,06
N-NH3
172
1,68
1,83
98,94
TSS
60
324
37
38,33
Hiệu quả xử lý chất hữu cơ sau bể tảo rất thấp, 11% đối với COD và 69,5% với BOD. Do sự tồn tại của tế bào tảo sau xử lý nên TSS trong nước sau bể tảo cao nhưng hiểu quả xử lý N-NH3 rất cao, gần 99%. Trong khi đó, bể lục bình có hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ và TSS cao 81,94% đối với COD; 85% với BOD và TSS sau cùng đạt 37mg/l.
Ảnh hưởng của chất thải rắn.
Nguồn thải:
Rác thải từ quá trình sản xuất, kinh doanh, rác thải sinh hoạt của công nhân viên và bùn lắng từ hệ thống xử lí nước thải của nhà máy.
Chất thải sinh hoạt:
Bao gồm các chất hữu cơ dễ bị phân hủy, chủ yếu là thức ăn dư thừa trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên chức.
Chất thải sản xuất kinh doanh:
Bao gồm các sản phẩm kém chất lượng, vụn mỏ cao su ở khâu cắt dán, nhãn hàng hóa bao bì, rác văn phòng.Lượng chất thải này khoảng 50kg/ngày.
Các loại rác thải này không mang tính độc hại và khối lượng cũng không lớn nhưng nếu không có biện pháp thu gôm xử lí sẽ gây tồn động mất vệ sinh, tạo mùi hôi làm ô nhiễm đất, tác động xấu đến nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó các bãi rác hở sẽ trở thành nơi trú ngụ của các loài động vật trung gian lây bệnh như ruồi, muỗi, chuột,.. gây dịch bệnh ảnh hưởng sức khỏe và hiệu quả làm việc của cán bộ, công nhân viên nhà máy.
Bùn, rác thải từ công trình xử lí nước thải:
Chất thải từ quá trình xử lí nước thải và nước cấp bao gồm bùn lắng và cao su phế liệu.
Bùn lắng là chất thải đặc biệt, có thể đem phơi bùn này để sử dụng vào những mục đích khác.Cao su thu hồi được tái sử dụng cho các ngành công nghiệp cấp thấp.
Một số biện pháp giảm thiểu chất thải:
' Chất thải rắn sản xuất:
- Thu gom, lưu trữ chờ đem tái chế lại hoặc đem bán cho những khách hàng có nhu cầu.
- Phương pháp tiêu hủy là chôn, có thể chôn cùng chất thải sinh hoạt và bùn lắng.
- Tái sử dụng tối đa các bao bì.
' Chất thải rắn sinh hoạt :
Được thu gom và đem chôn lấp.
Khí thải:
Nguồn thải:
Các loại khí độc phát sinh từ hoạt động chế biến mủ cao su chủ yếu gồm: H2S (sulfuahydro), NH3(amoniac), CH4(methane), các khí acid: NOx, SOx, CO … Trong các chất khí này, chất gây mùi hôi chủ yếu là H2S và NH3. Các loại khí này nếu tiếp xúc ở nồng độ cao, trong thời gian dài có thể gây ngộ độc cấp tính cho người và động vật.
Tác động do quá trình sấy cao su.
Khi sấy cao su khối ở nhiệt độ 110 C các chất hữu cơ gây mùi hôi như các axit hữu cơ, axit béo dễ bay hơi(a.axetic, propionic, butyric…) khí H2S,NH3, metan và hơi nước bị bay hơi vào môi trường gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Trong đó quan trọng nhất là H2S vì tiêu chuẩn của H2S rất thấp chỉ có 2mg/m3 đối với tiêu chuẩn thải công nghiệp và 0,008mg/m3 đối với tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
Hệ số tải lượng ô nhiễm của H2S trong quá trình sấy mủ cao su thường vào khoảng 0,05kg/tấn sản phẩm.
Tác động do quá trình đánh đông.
Khí gây ô nhiễm chủ yếu là NH3 và axic axetic ở dây chuyền mủ nước. Do quá trình thao tác diễn ra ở các thiết bị hở nên các khí này thoát ra khỏi môi trường là không thể tránh khỏi.
Các khí độc từ lò sấy và dây chuyền mủ nước cần được quan tâm xử lí thích hợp nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động như nhiều nhà máy cao su khác trong nước đang mắc phải.
Tác động của một số chất gây ô nhiễm không khí khác.
Chất
Con đường tiếp xúc
Ảnh hưởng
SOx, NOx
Qua niêm mạc ẩm ướt
Gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể
CO
Hô hấp
Tăng khả năng vận chuyển của máu đến các tổ chức tế bào
CO2
Hô hấp
Rối loạn hô hấp phổi và tế bào
THC
Hô hấp , qua da
suy nhược co giât, rối loạn tim
Chì
hô hấp
Gây rối loạn cơ quan hô hấp
Biện pháp khắc phục:
Phân tán khí ô nhiễm.
Sử dụng tháp rữa khí
Duy trì công tác bảo dưỡng thường xuyên đối với hệ thống máy móc thiết bị.
Đối với các khí thải như H2S, NH3….việc ứng dụng công nghệ xử lí thường áp dụng công nghệ sinh học. Tuy nhiên để xử lí nước thải loại này một cách triệt để phải có các thiết bị và hệ thống đồng bộ nhằm.
Tạo ra môi trường trung bình bằng cách trung hòa nước thải
Xử lí NH4 rất khó vì cạnh tranh với nhiều kim loại khác. Xử lí nó bằng cả phương pháp hóa- sinh mới hiệu quả. Với khả năng xử lý 60-80% NH4 thì hàm lượng cao trong nước thì phải có hệ thống xử lý tốt.
Lắp đặt hệ thống tháp khử mùi đa cấp đồng thời sử dụng chế phẩm sinh học khử mùi Aquaclean-oc và chế phẩm EC để xử lý mùi hôi của nguyên liệu là mủ đông, mủ tạp và nước thải tại khu vực nhà máy.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Sức khỏe môi trường là nền tảng của Y tế công cộng, cung cấp rất nhiều lý luận cơ bản nền tảng cho một xã hôi hiện đại. Quá trình cải thiện tình trạng vệ sinh, chất lượng nước uống, vệ sinh an toàn thực phẩm , kiểm soát bệnh tật và cải thiện điều kiện nhà ở là nhiệm vụ trung tâm của quá trình thực hiện nâng cao chất lượng cuộc sống và tiếp tục những kinh nghiệm quý báu của thế kỉ qua. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống của người dân trong thời kỳ đổi mới có nhiều thay đổi: việc đô thị hóa, tăng dân số, thay đổi lối sống, nạn phá rừng, tăng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, sử dụng các hoocmon tăng trưởng trong chăn nuôi, sự phát triển công nghiệp và không kiểm soát được những chất thải công nghiệp….làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái.
Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì những tác động từ biến động của thị trường thế giới đến kinh tế chúng ta ngày càng sâu sắc. Ngành cao su Việt Nam cũng sẽ nằm trong hoàn cảnh này, vì thế để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải đảm bảo chất lượng cao su và đảm bảo về mặt môi trường.
KIẾN NGHỊ
< Phổ cập vai trò của môi trường với con người và những ảnh hưởng của con người đến môi trường và những hậu quả mà con người phải nhận lại từ những hành động của mình.
< Các cơ quan chức năng phải can thiệp trực tiếp xử lý các hành vi cố ý xả thải của nhà máy.
< Tăng cường kiểm soát hoạt động xả thải của nhà máy để có những biện pháp khắc phục.
< Tăng cường cơ quan giảm sát chất lượng nước thải, khí thải, ….. của nhà máy.
< Ban hành những chính sách cụ thể để khống chế việc gây ô nhiêm môi trường của nhà máy.
? Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng, tạo được không gian sống an toàn, thuận lợi và trong lành cho người dân.
? Ngăn chặn sự phát triển của dịch bệnh, không để dịch bệnh phát triển mạnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.google.com.nhamaychebiencaosuhoalam
www.google.com.xathainhamaychebiencaosu
www.google.com.tieuchuannuocthaicuanhamaychebienmucaosu
www.google.com.khithaitunhamaychebienmucaosu
www.yeumoitruong.com
www.caosu.vn
Bài giảng MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỘNG- Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Môi trường và phát triển bền vững- Lê Văn Khoa (chủ biên); Đoàn Văn Tiến; Nguyễn Song Tùng; Nguyễn Quốc Việt- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mtskcd_9742.doc