Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Một số quan điểm về “sống thử” . 2
2. Thực trạng về sống thử trong sinh viên VN . 2
Chương 2: NHẬN DẠNG RỦI RO KHI SỐNG THỬ ĐỐI VỚI SINH VIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY
1. Mặt tiêu cực về vấn đề sống thử 6
1.1. Rủi ro trong quá trình học tập 6
1.2. Rủi ro về sức khỏe tinh thần . 7
1.3. Rủi ro trong các mối quan hệ . 10
1.3.1.các mối quan hệ trong gia đình . 10
1.3.2. Họ hàng và hàng xóm làng giềng . 11
1.3.3. Quan hệ bạn bè . 11
1.4 Rủi ro về hạnh phúc tương lai . 12
1.4.1 Rủi ro sau thời gian sống thử . 12
1.4.2 Rủi ro sau khi kết hôn 14
2. Mặt tích cực về vấn đề sống thử 16
Chương 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO VẤN ĐỀ SỐNG THỬ HIỆN NAY CỦA CÁC BẠN SINH VIÊN.
1. Đối với nhóm rủi ro học tập . 17
2. Rủi ro về sức khỏe tinh thần . 17
3. Rủi ro trong các mối quan hệ . 18
4. Rủi ro về hạnh phúc tương lai . 18
4.1 Nếu chia tay . 18
4.2 Cuộc sống hôn nhân sau khi sống thử 19
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3934 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhận dạng rủi ro trong vấn đề sống thử của sinh viên Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sự tiến bộ của xã hội Việt Nam ngày nay, đã ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của người dân, nhất là quan niệm về tình yêu của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Họ đã có cái nhìn thoáng hơn trong vấn đề tình yêu và “chuyện góp gạo thổi cơm chung”. Trong thời gian gần đây, tình trạng này càng ngày càng phổ biến nhiều hơn. Hiện tượng này được giới sinh viên gọi là “tình yêu sống thử”
Và chuyện sống thử ngày nay đã không còn là chuyện hiếm gặp, thậm chí nó còn rất phổ biến trong lớp trẻ sinh viên hiện nay. Cuộc sống thiếu thốn tình cảm khiến người ta cần nhau hơn. Và vì thế đôi khi tình yêu không xuất phát từ trái tim mà nó như một thói quen, một nhu cầu cần có để lấp chỗ trống.
Con người tìm đến nhau ngoài tình yêu ra cũng vì những ham muốn dục vọng và thể xác tầm thường. Đó vốn đã là bản năng của con người nhưng khi đi quá giới hạn và lạm dụng điều đó thì tất cả sẽ trở thành những trò lố lăng và bị lên án. Tuổi trẻ nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng hiện nay sống thử rất nhiều đặc biệt là những cô, cậu tỉnh lẻ, chưa có nhà cửa và còn đi thuê mướn. Chính tình trạng ‘ở nhờ’ ấy đã đẩy nhiều sinh viên vào những cuộc đời ‘góp gạo thổi cơm chung’, đề rồi phài nếm nhiều trái đắng của cuộc đời.
Với đề tài này “NHẬN DẠNG RỦI RO TRONG VẤN ĐỀ SỐNG THỬ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY” cùng với những giải pháp được đưa ra, nhóm chúng tôi mong muốn sẽ giúp phần nào những ai sẽ, đang và đã ‘sống thử” có cái nhìn rõ nét hơn vế tình trạng “ sống thử” hiện nay nhằm tự trang bị cho mình những biện pháp phòng ngừa, khắc phục những hậu quả xấu, đồng thời biến những điều đó thành cơ hội tốt đẹp cho cuộc sống hôn nhân sau này.
Nhóm thực hiện
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỐNG THỬ
TRONG SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Một số quan điểm về “sống thử”.
Theo cách hiểu thường thấy thì sống thử là sống với nhau chung một nhà như vợ chồng nhưng không có hôn thú, cũng không tổ chức lễ cưới, là sống thử cho biết, nếu hợp thì tiến tới còn không thì chia tay…
Cùng với quan điểm này thì trong xã hội Việt Nam cũng có hai xu hướng ủng hộ và phản đối vấn đề “sống thử” :
Những người cổ vũ cho lối sống này cho rằng, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước, trong xu thế hội nhập quốc tế, các giá trị đạo đức truyền thống có thể có những điều đã lỗi thời thì sống thử có nhiều điều tốt. Họ cho rằng nguyên nhân gây nên bất hạnh đối với các gia đình trẻ là do họ đã không hiểu đầy đủ về nhau về nhiều phương diện dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau.Vì vậy sống thử thì không nhiều điều phiền phức có thể can thiệp vào cuộc sống của họ.
Những người trung thành với đạo đức phương Đông thì kịch liệt phản đối vì họ cho rằng đây là lối sống buông thả, trái đạo lý và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
2. Thực trạng về sống thử trong sinh viên Việt Nam :
Theo một khảo sát của Viện Khoa học Xã hội TP.HCM và T.Ư Đoàn TNCS HCM tại 5 trường ĐH tại TP.HCM và 3 trường ĐH tại Hà Nội,thực hiện năm 2007, chỉ có khoảng gần 30% SV quyết phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân. Số còn lại chấp nhận, coi đó là việc bình thường hoặc đánh giá đó là việc không tốt, nhưng cũng không phản đối.
Tọa đàm “Sức khỏe sinh sản – hành trang của giới trẻ” do T.Ư Hội SVVN phối hợp với Bộ Y tế tổ chức những ngày giữa tháng 6 năm 2008 giữa các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy, tỷ lệ SV đồng ý với việc sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng cao, có xu hướng tăng lên ở một số khu vực nội thành đô thị lớn. Riêng với câu hỏi “Bạn có muốn sống thử?”, 73% bạn nam được hỏi trả lời có, hơn 61% bạn nữ cùng quan điểm muốn sống thử trước hôn nhân.
Chỉ trong 10 ngày đã có tới 13.500 độc giả tham gia trắc nghiệm trực tuyến trên VnExpress với câu hỏi "Có nên sống thử". Dù được khuyến cáo những cái lợi và hại, song vẫn có 7.600 người, chiếm 56%, đồng tình với sống thử, chỉ 36% không ủng hộ, và 18% ý kiến trung lập.
Trong số các sinh viên từng sống thử chỉ 10 - 15 % đi đến hôn nhân là số liệu của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Ánh Sáng ( theo báo Pháp Luật ngày 21 tháng 07 năm 2010).
BS Nguyễn Thu Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản Ánh Sáng (207 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) nói : 70% khách hàng đến những trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên là đối tượng sinh viên. Đa phần trong số đó là các bạn nữ đến để nạo hút thai.
Thống kê cho thấy VN đang ở mức báo động về tỉ lệ nạo phá thai, đặc biệt nguy hại là 20% đang ở lứa tuổi vị thành niên. Hiện nay, cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi, 15% sinh con trước 20 tuổi.
Qua những con số thật sự đáng suy ngẫm như vậy chúng ta hãy tìm hiểu thử nguyên nhân tại sao “sống thử” được gọi là trào lưu của sinh viên hiện nay :
Ở Việt Nam, việc giảng dạy trên học đường về hôn nhân, gia đình còn có phần hạn chế thì việc giới trẻ tự trang bị cho mình về lĩnh vực đó qua nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về tình yêu và gia đình và cả những trang web về tình dục điều này dẫn tới sự tiếp xúc một cách không chọn lọc những trào lưu mới từ văn hóa ngoại quốc sự thì xu hướng sống thử xâm nhập vào giới trẻ là điều không thể tránh khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử để biết”, và “sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy thôi”. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu nhất thời này khiến các bạn trẻ dễ dàng “ sống thử”, không thấy hợp thì chia tay, không còn xem hôn nhân là việc hệ trọng cả đời.
Không còn khắt khe như ngày xưa, trinh tiết được xem là cái để đánh giá phẩm hạnh của người con gái , ngày nay giới trẻ có cách nghĩ thoáng hơn, họ xem trình độ học vấn và phong cách giao tiếp là yếu tố tạo nên sự thu hút của một cá nhân nên có buông thả theo lối sống thử.
Cũng có nhiều lý do khác như vì tuổi trẻ bồng bột muốn chứng tỏ mình đã là người lớn và việc mang những tình cảm trong sáng lên những cung bậc mới là điều tất yếu : đó là một cuộc sống như vợ chồng nhằm đáp ứng những nhu cầu được quan tâm, chăm sóc yêu thương lẫn nhau,…
Một phần nữa là lý do về kinh tế “Yêu nhau mà, hai người về sống chung vừa tiết kiệm được tiền ăn, tiền ở,…vừa dễ quản lý nhau nữa”. Đây là cách nghĩ thường gặp ở các sinh viên có ý định tiến tới việc “cùng nhau góp gạo thổi cơm chung”.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc quyết định sống thử của các bạn sinh viên không kém phần phức tạp đó là sự quan tâm từ phía gia đình. Một số gia đình do cha mẹ lo làm ăn hoặc vì điều kiện kinh tế khó khăn mà quên đi việc quan tâm đến con cái. Những đứa con sinh ra từ gia đình này, ở họ luôn tồn tại cảm giác thiếu thốn tình thương, sự quan tâm chăm sóc từ người thân, sẽ làm cho họ dễ dàng hướng đến việc sống chung cùng bạn tình trước hôn nhân để bù đắp lỗ hỏng lớn đó. Tuy nhiên, cũng có những gia đình mà cuộc sống bị bó chặt, luôn có sự giám sát thái quá từ các bậc cha mẹ thì việc phá vỡ rào cản này là điều không thể tránh khỏi.
Với những khái quát sơ lược, chúng tôi hy vọng mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này.
CHƯƠNG 2
NHẬN DẠNG RỦI RO KHI SỐNG THỬ ĐỐI VỚI SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Mặt tiêu cực của vấn đề sống thử của sinh viên Việt nam
1.1 Rủi ro trong quá trình học tập.
Mỗi năm có hàng vạn sinh viên mới nhập trường phần lớn là các bạn ở tỉnh lên thành phố học tập. Cuộc sống xa nhà, xa nhà, xa cha mẹ, họ phải tự định đoạt cho tương lai của mình, bắt đầu một cuộc sống độc lập, tự lo quản lý sinh hoạt và chi tiêu, và tự do yêu đương. Những bạn sinh viên ấy ban đầu đến với tình yêu bằng một tình cảm chân thành, không vụ lợi, tiến đến việc góp gạo thổi cơm chung, bắt đầu quá trình sống thử.
Tuy nhiên, đối với sinh viên, việc quan trọng của họ bây giờ là tập trung vào việc học, học vì tương lai của họ. Nhưng một khi họ đã bước vào cuộc sống thử thì sẽ gặp phải không ít rủi ro trở ngại. Một sinh viên bình thường khi bước vào giảng đường đại học, xa gia đình, môi trường học tập rất khác so với thời học sinh cấp 3 cũng đã gặp nhiều vấn đề rủi ro áp lực trong học tập rồi thì một sinh viên khi sống thử lại càng gặp nhiều vấn đề hơn nữa dẫn đến nhiều rủi ro xảy ra trong học tập.
Vậy trong quá trình sống thử, một sinh viên đại học có thể gặp phải những rủi ro sau trong việc học:
Không tiếp thu được lượng kiến thức mà giảng viên truyền đạt
Không tham dự được hầu hết các giờ lên lớp
Có thể bỏ các kì thi, kiểm tra
Đi học trễ
Bị thi lại, học lại
Kết quả học tập bị sa sút
…
Cuối cùng, sau tất cả những rủi ro mà sinh viên sống thử gặp phải là kết quả học tập sẽ suy giảm. Vậy, rủi ro này là do đâu ?Trong quá trình sống thử không phải lúc nào mọi chuyện cũng êm đềm, đẹp đẽ như tình yêu lúc ban đầu, trong quá trình nay sẽ xảy ra vô số chuyện mà trước khi sống với nhau họ không hề biết.
Khi khảo sát các cặp đôi sống thử có rất nhiều chuyện cần phải bàn. Ngoài việc giấu gia đình, họ còn phải đảm bảo việc ăn ở, học hành, sinh hoạt và vô số chuyện không tên khác. Khi sống chung, tất nhiên các bạn sinh viên nữ là người chịu thiệt thòi hơn cả, phải lo chuyện tề gia nội trợ theo phong tục tập quán của người phương Đông làm cho họ có ít thời gian tập trung vào việc học hành. Nếu sinh viên đến với nhau sống thử vì hoàn cảnh khó khăn, eo hẹp về kinh tế thì họ còn phải lo gánh nặng về kinh tế với bao nhiêu là chi phí như tiền nhà trọ, điên nước, tiền sinh hoạt hằng ngày, tình phí…
Khi hai người yêu nhau việc giận hờn ghen tuông là đều không thể tránh khỏi, nhưng khi hai người về sống chung dưới một mái nhà tính sở hữu ngày càng cao hơn, đặc biệt là những bạn nữ thì việc này xảy ra thương xuyên hơn, cãi vã, giận hờn, thậm chí là bạo lực… làm cho các bạn không thể tập trung vào việc học. Đối với bạn nam thì sẽ cảm thấy chán nản lao vào các cuộc vui chơi, đối với các bạn nữ thì suy sụp tinh thần, lo lắng về chuyện tình cảm không thể ngủ được hay ngồi vào bàn học mà suy nghĩ chuyện kia không tập trung. Kết quả là hôm sau không thể dậy nổi để kịp giờ lên giảng đường, lên lớp mà không thể tập trung vào bài giảng của thầy cô, tới phòng thi mà không có một chút gì nhớ về bài học thậm chí là bỏ thi…
1.2. Rủi ro về sức khỏe tinh thần.
Thể chất suy giảm do lao lực nhiều.
Cuộc sống sv với bao bộn bề lo toan về việc học, về những mối lo lắng khi xa nhà. Nhiêu đó thôi cũng làm cho các bạn sinh viên rơi vào tình cảnh kiệt sức. Thế nên khi lao vào cuộc sống “vợ chồng” với một ai đó càng làm cho những mối lo toan đó tăng lên gấp bội, vì phải lúc đó không còn là công việc của một mình mà đã là hai người. Điều đó làm cho những đôi “vợ chồng” này càng thêm kiệt sức, mệt mỏi.
Hụt hẫng trong tình cảm vì bị lừa
Lúc bắt đầu thì đầy những hứa hẹn, khi chia tay thì chỉ còn là những nỗi đau trong lòng. Đặc biệt là các bạn nữ thường chịu nhiều thiệt thòi hơn các bạn nam vì họ yếu đuối hơn. Nếu tình cảm đã qáu sâu đậm mà tan vỡ hoặc nhiều khi các bạn suy nghĩ tiêu cực thì họ thường không tin tưởng vào tình yêu nữa.
Tủi nhục vì sống trong bạo hành.
Nạn “Sống thử, bạo hành… thật” trong sinh viên không còn xa lạ với những ai sống đời nhà trọ, đặc biệt là các bạn nữ sinh. Sống thử là để tận hưởng cảm giác thăng hoa của tình yêu, thế nhưng nhiều nữ sinh đã phải gánh hậu quả nặng nề của nạn bạo hành này.
Khi yêu nhau thì cái gì cũng đẹp nhưng sau một thời gian sống thử thì ai cũng trở nên xấu tính, bản chất ngày càng lộ rõ, từ đó phát sinh những mâu thuẫn. Lúc đầu thì chỉ cãi vã, ném cái bát cái cốc, nhưng dần dần hai người lao vào đánh nhau tay đôi. Vì yếu hơn nên các bạn gái thường bị tổn thương cả thể chất và tinh thần.Tuy nhiên vì thể diện và muốn "giữ chân" tình cảm, nên nhiều nữ sinh đành cam chịu cảnh bạo hành. Đương nhiên hậu quả để lại không nhỏ tí nào.
Theo các chuyên gia tâm lý, bạo hành trong tình yêu xảy ra nhiều nhất ở các bạn trẻ chọn lối sống thử. Khi đó xem như đã thuộc về nhau, ý thức giữ gìn tình yêu cũng giảm đi, nam giới bộc lộ bản chất còn các bạn nữ lại dễ chấp nhận chịu đựng vì sợ bị bỏ rơi.
“Đó là khúc mắc của hiện trượng sống thử, tâm lý của các bạn nữ là thường phải giữ chân người yêu nên khi người yêu đánh đập họ không có dám giải thoát cho mình khỏi bạo lực. Đó là một sai lầm vì như thế họ sẽ phải sẽ giá đắt cả đời khi quyết tâm “bám” lấy một kẻ vũ phu”, chuyên viên tâm lý Quỳnh Nga, Trung tâm tư vấn tâm lý Nhật Minh bày tỏ.
Sức khỏe sinh sản về sau.
Sống thử rồi chia tay nhẹ nhàng trong êm thắm là một kết cục phổ biến hiện nay đối với các cặp này. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở đó thì quả là một điều đáng mừng. Nhưng không ít bạn gái phải đi phá thai nhiều lần cho những lần sốc nổi của mình, để rồi người gánh chịu những tổn thất lại chính là họ. Sức khỏe không tốt, nguy cơ bị vô sinh do nạo bỏ phá thai và thậm chí là tự phá bỏ nhiều lần làm cho nhiều bạn gái phải ân hận về sau này.
Mất định hướng cho tương lai.
Cuộc sống “hờ” đã làm các bạn sinh viên quên đi những toan tính tương lai. Để rồi khi mọi thứ đã kết thúc, lúc hai con người được giải thoát thì họ bắt đầu nhìn lại một lần cuộc sống hiện tại của mình, và phát hiện ra rằng họ vẫn dẫm chân tại chỗ. Một cảm thấy về một tương lai mơ hồ, mất phương hướng, không biết mình đi đâu, về đâu và làm gì lại hiện ra trong đầu họ.
1.3. Rủi ro trong các mối quan hệ xã hội.
1.3.1. Các mối quan hệ trong gia đình.
- Cha mẹ không đồng thuận với họ.
Hầu hết các bạn sinh viên thường phải sống xa nhà, lên thành phố học tập. Gia đình khó khăn về kinh tế nên luôn đặt hy vọng vào con cái của mình, mong sao con lên thành phố ăn học để sau này có được công việc tốt, thoát khỏi cảnh nghèo. Gia đình nào có con đi học đại học đều rất tự hào về con mình, nở mày nở mặt với họ hàng, hàng xóm láng giềng. Hầu hết các gia đình truyền thống Việt Nam đều có quan niệm tiêu cực về “sống thử”, cho rằng việc “sống thử” là hư hỏng nên nhiều bậc cha mẹ không tác hợp cho 2 người tiến đến hôn nhân. Gia đình không chấp thuận dẫn đến áp lực cho 2 người, một là nghe lời cha mẹ, từ bỏ người yêu, hai là quyết tâm tiến tới hôn nhân mặc dù cha mẹ phản đối. Việc cha mẹ phản đối có thể gây rạn nứt tình cảm của 2 người.
- Cha mẹ không bằng lòng nhưng vẫn chấp nhận, nhưng vì thành kiến nên khó có thể sống hòa thuận với nhau trong cùng một nhà.
Cha mẹ không bằng lòng nhưng vẫn chấp nhận vì chuyện đã rồi. Tuy vậy nhưng vẫn ảnh hưởng đến tâm lý của các thành viên trong gia đình, cuộc sống gia đình sẽ gặp những mối bất hòa, chỉ có một số ít là trường hợp ngoại lệ.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe của cha mẹ.
Nhiều bậc cha mẹ đã không kiềm nổi mình, té xỉu khi nghe tin con mình có con với người nào đó. Cha mẹ ở quê nhà luôn hy vọng và tin tưởng vào con mình, mong ngày nào đó con sẽ thành tài và trở về quê hương làm “nở mày nở mặt” với họ hàng, làng xóm nên khi nghe tin con mình “hư hỏng” thì bất ngờ dẫn đến sự đột quỵ. Nhiều bậc cha mẹ bị bệnh tim có nguy cơ tái phát và bệnh mỗi ngày một nặng. Nhiều cha mẹ khi thấy con mình sau khi sống thử và bị bỏ rơi đau con, thương con nên sinh bệnh. Hoặc bị mọi người chê cười nên cảm thấy xấu hổ và uất giận, dẫn đến tình trạng tinh thần không ổn định. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ đã lớn tuổi.
Họ hàng và hàng xóm láng giềng.
Họ hàng bêu rếu, nói xấu, xa lánh, có khi người này truyền tai người kia, mà tam sao thì thất bản, nên có trường hợp sự thật bị phóng đại.
Hầu hết mọi người đều có thành kiến không tốt về việc “sống thử”. Nếu là họ hàng thì họ sẽ cho rằng việc “sống thử” sẽ bôi xấu cả họ. Họ nói xấu, bêu rếu, khinh thường gây áp lực về tinh thần làm cho bạn mất tự tin trong giao tiếp với mọi người. Thông thường, họ hay bêu gương cho con cháu họ để răn đe, thậm chí còn không cho con cái mình nói chuyện hay đi chung sợ rằng con mình sẽ hư hỏng như vây. Tuy chỉ là họ hàng thôi nhưng họ cũng có ảnh hưởng tới tinh thần của bạn vì bị mọi người trong họ hàng xa lánh.
Những người sống gần nhà bạn, bạn ra vào gặp họ thường xuyên nên không tránh khỏi những cặp mắt xoi mói, hay là chủ đề của các cuộc bàn tán, điều này rất ảnh hưởng đến tinh thần của bạn, bạn sẽ không được thoải mái khi mà ngày nào cũng chịu cảnh chỉ trỏ, nói này nọ của người khác. Tâm lý chung của người Việt Nam là không đồng tình với việc “sống thử”, tuy ngày nay thành kiến về vấn đề này đã được giảm đi đáng kể nhưng không triệt để được nó. “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” nhưng một khi họ có thành kiến với mình thì cuộc sống sẽ gặp nhiều mối bất hòa hơn.
Quan hệ bạn bè.
Rạn nứt mối quan hệ bạn bè.
“ Cuộc sống mà không có bạn thì như một cánh đồng hoang”, bạn sẽ tự ti và sống thu mình, ít giao lưu, mắc bệnh trầm cảm.
Các bạn cùng lớp không phải ai cũng hiểu cho hoàn cảnh của 2 người “sống thử”, nếu bạn bè biết chuyện thì họ không thích chơi thân, dè chừng vì cho rằng bạn quá dễ dãi và không đáng tin tưởng.
Đối với những người bạn thân, có thể họ là những người đã khuyên bạn không nên “sống thử” nhưng rồi bạn đã không nghe lời khuyên đó và hậu quả xảy ra, bạn có thể bị chê trách “ ai biểu…”. Điều này có thể dẫn đến tình cảm bạn bè không còn như xưa, có khi né tránh khi gặp mặt bạn. Hay bạn bị bỏ rơi nên xấu hổ trước bạn bè của mình và trở nên thầm lặng, hay bạn suốt ngày bận bịu với “gia đình bé nhỏ” nên không có thời gian để tham gia các cuộc vui chơi của các bạn nên đàn dần tình cảm bạn bè bị phai nhạt.
Bạn bè nói xấu, xoi mói, bàn tán.
Mặc dù bạn bè của bạn là giới trẻ năng động, luôn có cái nhìn thoáng, nhưng số đông vẫn không chấp nhận việc “sống thử” là tốt. Nếu biêt được bạn đã sống thử thì họ sẽ tò mò muốn biết bạn như thế nào và làm chủ đề bàn tán cho mấy bà “Tám”. Bạn sẽ cảm thấy chuyện riêng tư của mình bị đem ra mổ xẻ, rất khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.
Ảnh hưởng tới các mối quan hệ làm ăn sau này.
Bạn bè sau này có thể là đồng nghiệp của bạn, có khi làm sếp của bạn. nếu họ biết rõ được quá khứ của bạn như thế nào thì họ vẫn dè chừng bạn, ảnh hưởng đến công việc, dù chỉ về mặt tâm lý bị tác động thôi.
1.4. Rủi ro về hạnh phúc tương lai.
1.4.1. Chia tay sau thời gian sống thử.
Các bạn trẻ lúc bắt đầu quyết định sống thử, họ có rất nhiều dự định, kế hoạch về một đám cưới hạnh phúc - một câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu. Tuy nhiên, sau thời gian sống thử nhiều cặp mới vỡ mộng vì cho rằng tìm sai người và chia tay. Trong thực tế, nguyên nhân của việc chia tay bắt đầu từ chính hai người trong cuộc rồi mới đến tác động của ngoại cảnh:
Thứ nhất, bắt đầu quá trình sống thử , có thể QHTD còn là mới mẻ , tình yêu thăng hoa khi họ khám phá nhau nhưng theo thời gian việc tìm hiểu nhau cũng sẽ mờ nhạt dần.
Thứ hai, họ bất đồng từ những thói quen của nhau, từ những nhỏ nhen vụn vặt, lo toan cho cuộc sống hằng ngày , áp lực đè nặng lên vai của hai con người.
Thứ ba, họ bàng hoàng nhận ra mọi thứ không như mình mong đợi rồi rơi vào hụt hẫng, chán nhau, cải vã thậm chí là bạo lực. Chán nhau, muốn tìm lại cảm giác tự do sống một mình ban đầu và chia tay là lựa chọn cuối cùng.
Thứ tư, vì tình cảm con người là bất biến nên cũng không có gì quá bất ngờ khi sống với nhau, có thể một trong 2 người gặp một người khác thấy hợp hơn, yêu hơn và ra đi tìm tình yêu mới.
Thứ năm, số ít các đôi sống thử chia tay nhau , không phải vì hết yêu nhau mà vì một số lí do bắt buộc họ làm vậy. Có thể là do tác động từ phía gia đình, bị ba mẹ phát hiện,ngăn cản, cấm đoán, quản lý thật chặt vì không muốn con mình có một lối sống như vậy.
Và sau khi chia tay, trở về với cuộc sống thực tại các bạn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro :
Đối với nữ:
Chia tay sau một thời gian sống thử là một cú sốc về tinh thần rất lớn. Có nhiều bạn nữ sau khi chia tay trong mối quan hệ không ràng buộc này, phải sống cảnh nuôi con một mình hay mất đi thiên chức làm mẹ sau nhiều lần phá thai hay uống quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp. Có thể nói đây là một nỗi đau, một nỗi ám ảnh mà chắc không thể nào quên được cho cuộc sống về sau.
Với sự tổn thương này, không ít bạn nữ quá khủng hoảng dẫn đến tự tử, trầm cảm, hay nhẹ hơn là sống một cách lặng lẽ, khép mình trong vỏ ốc với sự tự ti, không đủ dũng cảm để mở lòng mình một lần nữa.
Sau lần “ vấp ngã” này, các bạn nữ thường có tâm lí thấy có lỗi với gia đình, cha mẹ, và người thân, mặc cảm với bạn bè. Bên cạnh đó, họ bị mọi người xung quanh đánh giá đàm tiếu, nói những lời không tốt.Họ mất niềm tin vào cuộc sống và mọi người xung quanh. Và việc bắt đầu lại không phải là dễ dàng
Các bạn nam:
Với những bạn nam có trách nhiệm sẽ cảm thấy bị áp lực, bất mãn, đâm ra ngi ngờ khả năng của mình trong nhiều việc. Không ít người cảm thấy tội lỗi và nhiều hụt hẫng với cuộc đời.
Nhìn chung, sống thử nguy cơ dẫn đến chia tay cao do cả hai bên đều không muốn mặc định nhiều vào đối phương vì với họ thời gian tìm hiểu là thời gian sống thử. Hôn nhân chỉ như một trách nhiệm không thể bỏ. Họ tiến tới hôn nhân nhiều khi do bị ép buộc, chính vì vậy chia tay là điều dễ xảy đến.Theo thống kê của các chuyên gia tư vấn Hôn Nhân và Gia Đình thì có khoảng 2/3 cặp đôi sống thử đều đi đến một kết thúc là chia tay chỉ khoảng 1/3 là đi đến hôn nhân và tỉ lệ này trong sinh viên là khá ít.
1.4.2. Rủi ro sau khi kết hôn.
Qua giai đoạn sống thử, quyết định tiến tới hôn nhân đã là một kết thúc có hậu cho tình yêu của đôi bạn trẻ, tuy nhiên trong giai đoạn là vợ chồng chính thức vẫn có nhiều rủi ro phần nào đó bắt nguồn từ quan điểm chưa thấu đáo trong quá trình sống thử.
Tại Mỹ, một cuộc điều ra trên diện rộng vào tháng 8/2002 đưa ra con số: 86% những đôi sống thử đã kết thúc bằng chia tay. Điều đáng quan tâm hơn là 14% còn lại đã kết hôn trong tình trạng như thế nào? Các nhà khoa học Mỹ tiếp tục theo dõi 14% còn lại tiến tới hôn nhân trong 3 năm qua và lại đưa ra một nhận xét đáng buồn: Những cặp sống thử trước kết hôn có tỉ lệ ly dị cao hơn gấp đôi những cặp trước đó sống riêng. Nhận xét này làm nhiều người ngạc nhiên, vì cho rằng những cặp đã kiểm nghiệm tính tương thích của hôn nhân bằng sống thử thì kết quả phải như thế nào họ mới đi đến kết hôn chứ ? Cớ gì họ lại đổ vỡ nhiều hơn những người không hề sống thử, tức là chỉ tìm hiểu nhau qua những lúc hẹn hò? Nhưng các nhà tâm lý hôn nhân không lấy thế làm lạ vì kết quả đó nằm trong dự báo của họ. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn các cuộc hôn nhân này dễ đổ vỡ là do:
Các cặp đôi khi sống thử có khái niệm khá mơ hồ về mối quan hệ mà họ dẽ tiến tới trong tương lai.
Khác với các cặp đôi tìm hiểu nhau qua một thời gian rồi tiến tới hôn nhân, các cặp đôi sống thử trước đó thường không có các cam kết rõ ràng cho việc tiến tới hôn nhân của mình mà hầu hết là họ chỉ “ sống xem có hợp hay không đã” có nghĩa là họ đã bắt đầu với cuộc hôn nhân không chính thức quá sớm trước khi hiểu ra những trách nhiệm mà họ phải có để rồi cuộc hôn nhân chính thức diễn ra như một kết quả của “ sự đã rồi”, ví dụ như có con ngoài ý muốn. “Chính xác là vẫn sẽ có một nhóm nam giới kết hôn với những người mà nếu không vì đã chung sống trước đó thì họ sẽ chẳng bao giờ cưới về”.
Stanley một nhà tâm lý học thuộc Đại học Denver người đã dành 15 năm qua cố gắng tìm hiểu xem tại sao việc sống thử lại dẫn đến mức hài lòng thấp hơn trong hôn nhân và đồng thời tạo ra tiềm năng lớn hơn cho ly dị.
Đồng thời, về vấn đề này tiến sĩ Williams Harley (nhà tâm lý có hơn 30 năm nghiên cứu về hôn nhân, trong đó 17 năm làm chuyên gia tư vấn hôn nhân) đã có cách minh họa rõ ràng sinh động như sau: So sánh hôn nhân hợp pháp với những đôi sống thử, Williams Harley hình dung việc sống chung như là ta có một căn hộ, những người chính thức kết hôn là ngươi đã mua căn hộ đó - ông gọi là người mua (the buyer), còn những người sống thử giống như những người thuê căn những người thuê căn hộ đó ( the renter ).
Khi chúng ta thuê một căn hộ, nếu nó có điểm nào không hợp ý, chắc chắn chẳng dại gì chúng ta phải sửa mình đi cho phù hợp với căn hộ mà ta có quyền yêu cầu người chủ căn hộ phải sửa sang nó cho hợp ý mình và dĩ nhiên, nhà chủ sẵn sàng chiều theo vì nếu không, chúng ta sẽ đi thuê chỗ khác.
Thời gian sống thử càng lâu thì nếp nghĩ của người thuê càng hằn sâu và tai hại là sau khi đã chính thức kết hôn với nhau, họ đem theo nếp nghĩ này vào cuộc sống hôn nhân. Nhưng lúc này, giống như căn hộ đã mua đứt rồi, người mua buộc phải chấp nhận hoặc phải sửa mình đi cho hợp vì rõ ràng là căn hộ có thể ở được. Tiếc rằng thời gian sống thử đã tập cho họ thói quen của người thuê, bây giờ trở thành người mua rồi, không sai bảo được ai nữa họ thấy khó chịu.
Mặt khác, đối tác của họ trước kia phải chiều chuộng để khách không đi thuê chỗ khác, thì nay căn hộ đã mua rồi: Nó chỉ có thế thôi, hãy cố mà ở, đừng nói nhiều điếc tai! Người mua lúc này cảm thấy như mình bị lừa, cho nên ai đó ví việc sống thử giống như cái bẫy hôn nhân không phải là không có lý.
Cũng có trường hợp các bạn nam, nữ chấp nhận sống thử vì kinh tế, sự chăm sóc lúc xa nhà,… chứ hoàn toàn không có tình yêu mãi rồi họ không có đủ can đảm để dứt khỏi mối quan hệ này ( thường là các bạn nữ). Thế nên khi đã thành vợ chồng, trong một cuộc hôn nhân không có tình yêu thì họ khó có thể duy trì được mái ấm của mình lâu dài.
Một lý do nữa là do hậu quả của quá trình sống thử trong quá khứ, đang còn lứa tuổi sinh viên, nửa trẻ con, nửa người lớn, nên có những cặp đôi nhận thức không đầy đủ về nhiều vấn đề như quan hệ tình dục sao cho lành mạnh, sức khỏe sinh sản,…nên xảy ra trường hợp sau khi lấy nhau rồi, họ có vấn đề sinh lý, không thể sinh con hay mắc các bệnh lây nhiễm,…làm cho cuộc sống gia đình không được trọn vẹn.
2. Mặt tích cực của vấn đề sống thử trong sinh viên Việt nam
Ở một khía cạnh nào đó, sống thử cũng có những mặt tích cực của nó.
Một số bạn trẻ có suy nghĩ “thoáng” và trang bị đủ kiến thức về tâm lý lẫn sinh lý thì quãng thời gian sống thử thỏa mãn được những vấn đề như:
+ Tài chính: “góp gạo thổi cơm chung” sẽ giúp các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn ở trọ, tiết kiệm được khoản tiền chi tiêu hàng ngày.
+ Tâm lý: thường thì người con gái khi tự nguyện sống thử sẽ chấp nhận việc nhà và nội trợ như một bổn phận và trách nhiệm của người phụ nữ, không mang tâm lý “tị nạnh” việc nhà như với các bạn nữ khác; người con trai thì dĩ nhiên hài lòng với cuộc sống có bàn tay người phụ nữ chăm sóc. Các bạn còn có thể động viên, giúp đỡ nhau học tập, chăm sóc lẫn nhau và điều đó làm cho cả hai người đều tiến bộ.
+ Sinh lý: thỏa mãn được nhu cầu sinh lý ở cả hai giới, đặc biệt là nam.
Với thực trạng tại các thành phố lớn hiện nay, hầu như không có chốn riêng tư. Vì vậy, với những bạn trẻ đang yêu thì sống thử sẽ tạo điều kiện giúp họ có chốn riêng tư để bày tình cảm, sẽ bớt hiện tượng “thể hiện tình cảm nơi công cộng” – không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sự trong sáng của những người xung quanh.
Sống thử giúp người trong cuộc tìm hiểu nhau kỹ hơn. Khi bản chất của cả 2 bộc lộ, họ sẽ lựa chọn giữa chấp nhận và giải thoát cho nhau, mà không phải mang nặng vấn đề pháp lý – mọi việc được thỏa thuận giữa những người trong cuộc một cách dễ dàng.
Khi tiến tới hôn nhân, “vợ chồng trẻ” sẽ ít gặp những mâu thuẫn giai đoạn đầu của hôn nhân, do đã có thời gian dài tìm hiểu nhau khi sống thử (đã đề cập ở trên). Do đó, tránh được một hiện tượng phổ biến sau khi đám cưới là “vỡ mộng về người bạn đời” và dẫn đến những kết cục đáng tiếc, đôi khi vướng phải vấn đề pháp luật.
CHƯƠNG 3
NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO VẤN ĐỀ SỐNG THỬ HIỆN NAY CỦA CÁC BẠN SINH VIÊN.
1. Đối với nhóm rủi ro học tập.
Rủi ro trong học tập là đều có thể xảy ra đối với tất cả các bạn sinh viên, học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên, đối với các bạn đang sống thử thì rủi ro này có xác suất xảy ra cao hơn, nhiều hơn. Dể có thể hạn chế rủi ro này xảy ra, có thể có những giải pháp sau :
Tham gia vào các hoạt động tập thể, đoàn hội nhiều hơn.
Hỏi bạn bè về những kiến thức mà mình không nắm bắt được hay đã bỏ lỡ vì nghỉ học.
Trong khi sống chung với nhau, nên động viên nhau học tập.
….
Đối với việc sống thử không phải lúc nào cũng xảy ra những rủi ro trong học tập, nếu hai người biết dung hòa, cư xử đúng mực thì đây là cơ hôi để cả hai cùng thành công trong con đường học tập cũng như nhiều lĩnh vực khác.
2. Rủi ro về sức khỏe tinh thần
Thể chất suy giảm do lao lực nhiều
Các bạn sinh viên khi đã quyết định sống thử thì nên cố gắng cân bằng khoảng thời gian giữa việc học và việc nhà, tránh làm ảnh hưởng tới việc học. Bên cạnh đó, việc chia sẻ việc nhà giữa hai người là hết sức cần thiết. Hai người cần hết lòng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, không nên đổ trách nhiệm lên chỉ một người.
Hụt hẫng trong tình cảm vì bị lừa.
Để tránh bị lừa bởi, các bạn sinh viên cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sống thử với ai đó. Một khi đã sống thử thì hãy hết sức cảnh giác, tốt nhất là không nên quá dễ dãi.
Tủi nhục vì sống trong bạo hành.
Trong trường hợp này, đối với các bạn nữ hãy tỏ ra mạnh mẽ. Không nên đối đầu trực diện khi xảy ra mẫu thuẫn. Tìm cách tránh né để không rước họa vào thân.
Sức khỏe sinh sản về sau.
Cần tìm hiểu những thông tin cơ bản về phòng tránh thai hiệu quả. Có thể hỏi ý kiến của bác sỹ để hiểu rõ hơn về sức khỏe sinh sản. Một khi đã mang thai thì hai người nên suy nghĩ thật kĩ về việc nạo phá thai để tránh hối hận về sau.
Mất định hướng cho tương lai.
Trong quá trình sống thử, các bạn không nên quá mê muội vào cuộc sống gia đình, hãy dành ít phút để cùng nhau nói về những dự định trong tương lai, cùng nhau thực hiện những mơ ước đó.
3. Rủi ro trong các mối quan hệ.
Nếu đang do dự với quyết định sống thử, gia đình là một phần quan trọng mà bạn phải tham khảo ý kiến bởi vì đó là tổ ấm của bạn, gồm những người cha mẹ, những người luôn mong mỏi con cái mình hạnh phú và hơn thế nữa họ là những người sẵn sàng chai sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của mình cho bạn.
Bạn bè là một phần không thể thiếu của cuộc sống vì thế bất cứ lúc nào bạn cũng hãy duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ và quan tâm đến nhau. Bạn bè cũng là bờ vai vững chắc sẻ chia và giúp bạn vượt qua những ưu phiền trong cuộc sống.
Với mọi người xung quanh có thể rất khó làm vơi đi những thành kiến với những người không chấp nhận vấn đề sống thử, vì vậy đừng để cho họ đánh giá bạn qua việc bạn sống thử, hãy cứ là chính mình, không ngại ngùng tiếp xúc, quan tâm, thăm hỏi mọi người, bộc lộ những ưu điểm của bản thân.
4. Rủi ro về hạnh phúc tương lai.
4.1. Nếu chia tay.
Trước và sau khi tiến đến việc sống thử, các bạn trẻ nên trang bị cho mình thật nhiều kinh nghiệm để đủ bản lĩnh đối đầu với những kết quả không mong muốn nhất là chia tay. Vì trong mối quan hệ không rang buộc này, không có gì là không thể.
Khi thực tế không tồi tệ như mình nghĩ, phải học cách đứng dậy và vươn lên. Chia tay không phải là kết thúc, và cũng không bao giờ là quá muộn, bạn có thể bắt đầu lại chỉ cần bạn có niềm tin.
4.2. Trong cuộc sống hôn nhân sau khi sống thử.
Chúng ta phải thừa nhận rằng bản chất của sống thử không làm suy yếu đi các mối quan hệ khi đã nên vợ chồng chính thức, có nhiều cặp đôi ý thức được rõ trách nhiệm và các cam kết cho tương lai của mình nên họ đều đạt được sự hài lòng trong hôn nhân như những người khác.Vì vậy để giảm đi những tổn thất trong cuộc sống sau này, các bạn phải thật nghiêm túc trong việc định hướng cho tương lai và bảo vệ cho chính mình trong giai đoạn sống thử :
Có những suy nghĩ nghiêm túc, cam kết rõ ràng về tương lai của hai người.
Tìm hiểu kỹ càng, quan tâm nhau thật lòng trong quá trình sống thử để tránh việc sau khi sống thử vẫn cảm thấy hạnh phúc và tiến đến hôn nhân nhưng sau đó lại chia tay dẫn đến những hệ lụy phức tạp sau này.
Tìm hiểu những kiến thức về sức khỏe sinh sản và quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ mình và người bạn đời của mình.
@PHẦN KẾT LUẬN?
“Sống thử” tốt hay xấu, nên hay không nên không phải là một điều đơn giản và mang tính tuyệt đối. Bản chất việc sống thử trong quan niệm của mỗi người đã là khác nhau, nó còn phụ thuộc vào lối sống của từng cá nhân, từng hoàn cảnh, từng môi trường…
Đa phần bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay sống thử với lí do thỏa mãn tính tò mò, để giảm chi phí nhà ở, ăn uống,.. và đáp ứng nhu cầu sinh lí mà không mấy ai nghĩ đến hậu quả, cũng như tương lai cho câu chuyện của bản thân.
Phải chăng chúng ta không cần phải khuyên ai đó nên hay không nên, vì bản thân họ phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình. Bạn chỉ nên hỏi:"Bạn có nghĩ sống thử là cần thiết đối với mình không?”. Bạn đã thật sự hiểu thế nào là sống chung trước hôn nhân chưa? Và đã bao giờ nghĩ đến hậu quả…”. Và khi đã xác định được câu trả lời thì chúng tôi tin rằng mỗi người sẽ có quyết định riêng cho mình rằng có nên sống thử hay không.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhận dạng rủi ro trong vấn đề sống thử của sinh viên việt nam hiện nay.doc