MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của công trình
Nghệ thuật Chèo đã hiện hữu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp thế hệ; không phải một hai thế kỷ mà nhiều thế kỷ; không phải một hai nơi mà khắp cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nó là kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, là công trình sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ, là khát vọng về tự do, công bằng và lý tưởng nhân văn hướng tới chân - thiện - mỹ.
Từ thập kỷ văn hóa những năm 80 của thế kỷ XX, người ta thường nhắc đến văn hóa như là một động lực để phát triển xã hội và đòi hỏi ở tất cả các lĩnh vực của đời sống của hoạt động con người một chất lượng, một trình độ văn hóa hay nói đúng hơn là trên mọi lĩnh vực đều cần có một sự đòi hỏi được văn hóa hóa.
Hơn một nửa thế kỷ qua, ngành Chèo đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật Chèo một cách sâu sắc. Tuy nhiên việc nghiên cứu Chèo chủ yếu vẫn dừng lại xung quanh những vấn đề của nghệ thuật Chèo (tìm hiểu, khảo sát Chèo với tư cách là một nghệ thuật .) cũng có một vài nhà nghiên cứu mở rộng phạm vi tìm hiểu của mình theo xu thế của thập kỷ văn hóa, chẳng hạn nghiên cứu Chèo dưới góc nhìn triết học, đạo đức học nhưng mới chỉ là tiểu luận lẻ tẻ mà chưa có một chuyên luận tìm hiểu Chèo dưới góc nhìn văn hóa. Lý do của hiện tượng này có thể là giới nghiên cứu đã mặc nhiên coi Chèo là một loại hình văn hóa (nghệ thuật), một lý do khác rất ngẫu nhiên là các nhà nghiên cứu chưa hoặc là không quan tâm đến vấn đề này, và điều đó đã tạo nên một khoảng trống khiến cho chúng tôi là người nghiên cứu đi sau bước đầu mạnh dạn đi vào tìm hiểu. Bởi vì, khi nói đến những vấn đề mà người đi trước đã nói thì rất khó mà tìm kiếm phát hiện ra những điểm mới. Và trong quá trình nghiên cứu về Chèo đặc biệt là những vở Chèo hiện đại, chúng tôi thấy là có một số vở diễn cần phải xem xét và bàn bạc trên khía cạnh văn hóa, đúng hơn là trên những yếu tố văn hóa phi nghệ thuật như triết học, đạo đức học, mỹ học . chính vì thế mà công trình này đã mạnh dạn ra đời.
Trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội, Chèo cần phải đổi mới sáng tạo, nhưng để sáng tạo cách tân đạt được hiệu quả mong muốn thì ngoài việc nhận thức đúng, quan điểm đúng, cần phải có một bản lĩnh văn hóa vững vàng. Là người đã từng theo dõi thực tế nghệ thuật Chèo nhiều năm, lại đã từng thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trên sân khấu Chèo truyền thống, tôi nhận thấy rất rõ rằng, cần phải tiếp cận hiện tượng Chèo từ góc nhìn văn hóa mới có khả năng đi sâu thấu hiểu, thâm nhập vào ý nghĩa bên trong và các giá trị đích thực của đối tượng nghiên cứu (Chèo). Từ đó thấy rõ được phương hướng động lực phát triển trong Chèo hôm nay. Bởi thế, việc nghiên cứu nghệ thuật Chèo dưới góc nhìn văn hóa là một việc làm hết sức cần thiết đến cấp thiết.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: NGHỆ THUẬT CHÈO TỪ CỘI NGUỒN VĂN HÓA
7
1.1
Từ định nghĩa về văn hóa
7
1.2.
Những đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam
8
1.3.
Nghệ thuật Chèo - từ cội nguồn văn hóa
16
Chương 2: NHÂN VẬT CHÈO TRUYỀN THỐNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
27
2.1
Nhân vật Chèo truyền thống - sản phẩm của nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã
27
2.2
Hình tượng người phụ nữ - nhóm nhân vật trung tâm của nghệ thuật Chèo truyền thống
43
2.3.
Bi hài - với giá trị mỹ học trong xây dựng nhân vật Chèo truyền thống
58
Chương 3: NHÂN VẬT CHÈO HIỆN ĐẠI DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
65
3.1.
Cơ sở, nền tảng văn hóa của nhân vật Chèo hiện đại
65
3.2.
Nhân vật Chèo hiện đại
60
3.3.
Những yếu tố văn hóa đã chi phối việc xây dựng nhân vật Chèo hiện đại
102
Chương 4: PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÈO TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
112
4.1
Văn chương
112
4.2.
Âm nhạc và múa
120
4.3.
Trang phục, hóa trang
121
KẾT LUẬN
125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
133
140 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6970 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhân vật chèo từ truyền thống đến hiện đại dưới góc nhìn văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u này ta có thể thấy rõ trong các vở Sợi tơ vàng, Lấn biển, Sông Trà Khúc, Tình rừng v.v... Nhưng điều đáng nói ở đây là, chính triết học duy vật lịch sử đã gây sức ép rất mạnh đến nội dung các vở Chèo về đề tài lịch sử. Tất nhiên ta có thể dẫn chứng một vài vở Chèo lịch sử của Nguyễn Đình Nghị nhưng ở đó vai trò và nhân vật độc tôn vẫn là những nhân vật chính như Trưng Trắc (trong Trưng Trắc Trưng Nhị), Bà Triệu (trong Cưỡi đầu voi dữ) v.v... Còn ở các vở Chèo về đề tài lịch sử ra đời sau này, ở thời đại mới lại khác, hoàn toàn khác. Bên cạnh các nhân vật anh hùng liệt nữ - là những nhân vật chính của vở Chèo, là những nhân vật xuất thân từ các tầng lớp quần chúng nhân dân, kể cả tầng lớp "thấp hèn" của xã hội như lão Bộc, nô tỳ... Một nàng cung nữ dạy vua cách đối nhân xử thế, một vai hề (hoạn) nổi lên như một hình dáng chi phối tất cả các nhân vật khác (trong Bài ca giữ nước). Một Sử Hoàn, một Lão Bộc (trong Tấm vóc đại hồng)... Đặc biệt vở Soi bóng người xưa, tác giả Trúc Đường đã đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, chính họ đã góp phần làm thay đổi nội dung và bộ mặt của các nhân vật lịch sử. Tác giả đã lý giải nguyên nhân vì sao chỉ có dân tộc ta thuở ấy mới đánh thắng được quân xâm lược Nguyên Mông, một đội quân mà vó ngựa hung hãn đã đâm nát nửa hành tinh, mà tiếng gầm thét làm rung động cả hoàn cầu. Hình ảnh người "thư nhi" họ Đỗ tình nguyện lên đường vượt qua bao gian nguy, thử thách, để làm trọn nhiệm vụ điều tra tình hình quân giặc: ngày, giờ, hướng xuất quân, sở trường, sở đoản của từng tên tướng giặc... Hình ảnh cô Quế Hương dịu dàng, chung thủy, hết lòng vì công việc nơi vương phủ. Hình ảnh cô gái Vân Đoàn duyên dáng mà táo bạo, dám một mình "thử sức" với đội quân phong vệ chểnh mảng việc nước... Lịch sử đất nước xa nay đã được giữ vững bởi những con người Việt Nam" phú quý vinh hoa thường ngày chưa kịp hưởng, vậy mà khi non sông lâm nạn, họ lại là những người đầu tiên vì nước xả thân" (1) Kịch bản đánh máy: Soi bóng người xưa, của Trúc Đờng.
.
3.3.2. Yếu tố mỹ học
Văn học nghệ thuật rất gần mỹ học - từ khi những phạm trù mỹ học vào Việt Nam thì người ta đã dùng phạm trù này để soi sáng nghiên cứu những mặt khác đã để lại những dấu ấn đáng kể với các loại hình văn học nghệ thuật
Các phạm trù bi - hài cộng thêm cái hùng - cái hùng đã tìm thấy chỗ đứng trong các vở Chèo đề tài cách mạng, cái chất hùng này làm thay đổi cán cân trong Chèo (xưa nữ nhiều là các nhân vật nam - chủ yếu là các chiến sĩ, tạo bộ mặt của Chèo trong thời đại mới).
Các nhân vật trong Chèo cổ cũng được diễn tả với cái bi với tính chất là bi thương nhưng bi chưa trở thành một yếu tố mỹ học. Nhiều người thường nói đến cái bi trong Chèo cổ, nhưng có lẽ nó phần nào là cái buồn đau, thương xót... thì đúng hơn là một cái bi xét từ phạm trù mỹ học với sự thể hiện của cái tiến bộ, phải đương đầu với những lực lượng phản động và bị bóp nghẹt dẫn tới cái kết thúc khủng khiếp. Tư tưởng mỹ học về cái bi chân chính ấy đã khiến cho vở Súy Vân giả dại (từ Chèo cổ Kim Nham) của Nhà hát Chèo với bàn tay đạo diễn Trần Bảng trở thành một vở Chèo đầy chất bi kịch với nhân vật Súy Vân cùng với cái kết thúc của cuộc đời số phận nàng... như ta đã biết. Bởi vì từ Súy Vân bị lên án trong Chèo cổ Kim Nham đến Súy Vân mắc lỗi lầm trong Chèo Súy Vân - một thứ "lỗi lầm vô tội" dẫn tới cái bi kịch của nó. Khả năng gây lo sợ và thương cảm cho người xem và cao hơn là tẩy rửa, thanh lọc tâm hồn người xem. Tư tưởng mỹ học của cái bi cũng đã là nguyên nhân sâu xa tạo nên nhân vật Hề Hoạn trong vở Chèo Bài ca giữ nước. Một nghệ sĩ kiên cường bất khuất, một tâm hồn giản dị mà thanh cao, một nhiệt huyết sôi sục trước cái ác, cái xấu mà bị chôn sống. Không thể có một nhân vật nào bi kịch hơn nhân vật Hề Hoạn của Tào Mạt. Có điều là nhân vật bi kịch của Chèo nên nó được diễn tả trong xu thế hài hước hóa mà thôi. Ta có thể kể thêm trường hợp Nước mắt vua Đinh, Lời phán truyền từ quán Trung tân và một số vở khác của Trần Đình Ngôn. Nơi mà các nhân vật chính ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của phạm trù mỹ học cái bi, cụ thể hơn là được diễn tả sức ép của cái bi ấy. Ta thấy rõ sự tiếp thu tinh hoa Chèo cổ và sự vận dụng những tri thức văn hóa mới trong việc sáng tạo của hình tượng nhân vật Chèo như thế nào.
Có điều, vào Chèo nó lại được diễn tả bằng ngôn ngữ của Chèo bằng cái hài.
Tư tưởng triết học về cuộc đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên một biện pháp mỹ học cốt tử của kịch là biện pháp diễn tả cuộc sống trong hình thái xung đột giữa các lực lượng đối kháng. Chính biện pháp này đã tạo nên một hệ thống nhân vật mới, rất mới so với các nhân vật của Chèo cổ là hệ thống nhân vật phản diện... với những âm mưu thâm độc, hành động độc ác của chúng. Những tên xâm lược nước ngoài như Pháp, Mỹ (Xô Muya - vở Cô gái làng Chèo; sĩ quan Pháp, lính Pháp, lính Mỹ - vở Sông Trà khúc), những tên Việt gian phản quốc trong các vở đề tài cách mạng (sư Đại Hải vở Ni cô Đàm Vân)... là hình tượng về những con người là sản phẩm của thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam. Hệ thống những nhân vật này đã tạo nên một loại kép mới - kép nghịch, kép phản (tên Địa chủ ở vở Chị Trầm, Cả Lường vở Cô hàng rau; Chánh Bất vở Cô gái làng Chèo) và từ đó đã tạo nên những nghệ sĩ nổi tiếng chuyên đóng những vai kép đó - chẳng hạn như nghệ sĩ ưu tú Đăng Tỉnh của Đoàn Chèo Thái Bình...
Bên cạnh loại nhân vật phản diện đại diện cho cái xấu, cái ác này, trong Chèo hiện đại lại xuất hiện hàng loạt nhân vật được miêu tả với những thói hư tật xấu, những hành động lạc hậu... tóm lại là những gì không phù hợp, ngăn cản sự phát triển tiến bộ của xã hội. Đây vừa là sự tiếp thu hệ thống nhân vật hài trong Chèo cổ nhưng cũng là sự tiếp thu những kiến thức mới về mỹ học với phạm trù cái hài - mà Mác đã khuyên chúng ta chia tay nó bằng tiếng cười. Đó là các nhân vật Hai Cua và bà Cả Lợi, nhân vật Chích Chòe (vở Sợi tơ vàng)là những nhân vật phản diện thú vị. Trong khi tất cả mọi người hăng hái tham gia xây dựng làng Tằm, thì Chích Chòe nói thẳng quan điểm của mình: "Chao ôi, được mấy tiếng khen /Hay là rước cái ho hen vào người". Câu nói đầu tiên của cô khi xuất hiện là tiền. Cô không tin có phép tiên "biến cát thành vàng". Ăn mặc thì diêm dúa, thường điệu đà soi gương trong nón, điệu bộ thì ngoa ngoắt, nói năng thì lắm lời. Nhân vật Tư (trong vở Đường đi đôi ngả) cũng lười lao động, chỉ thích ăn chơi. Trong khi thanh niên đang đào mương chống hạn ngoài đồng thì trốn ở nhà tìm cách đi tán gái hoặc bỏ đi buôn. Nhân vật Tòng, Phó Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện (vở Những người nói thật) chỉ vì bệnh thành tích mà làm nhiều trò lố bịch...
3.3.3. Yếu tố đạo đức
Nghệ thuật Chèo vốn là sân khấu đạo đức - giáo huấn đạo đức trong Chèo cổ vốn như một lẽ đương nhiên.Và, dẫu là Chèo loại gì thì cũng phải tiếp thu yếu tố này, có điều Chèo hiện đại sẽ giáo huấn đạo đức thì phải theo một đạo đức quan nào?
Chèo cổ được chi phối bởi đạo đức quan phong kiến mà nổi bật là Nho giáo, Phật giáo và ít nhiều Lão giáo. Cụ thể là Chèo cổ chú trọng đến đạo đức quan tam tòng tứ đức đối với chị em phụ nữ như ta đã biết. Mặc dù nhiều nhân vật trong Chèo hiện đại được diễn tả trong xu thế xã hội hóa, tức là diễn tả trong đời sống sinh hoạt... tóm lại là trong hiện thực xã hội nhưng nó cũng không thể hoàn toàn thoát ly khỏi xu thế đạo đức hóa, tức xu thế giáo huấn đạo đức bởi vì dù thề nào thì Chèo vẫn là sân khấu mang nặng tính giáo huấn và dù thế nào thì nền văn học nghệ thuật của chúng ta vẫn có chức năng giáo dục. Vậy nội dung đạo đức mà các nhân vật Chèo hiện đại thể hiện là nội dung nào. Ở đây có sự kế thừa và nâng cao trong đạo đức quan. Đạo đức quan xã hội chủ nghĩa đương nhiên không phủ nhận sạch trơn những quan niệm truyền thống về đạo đức. Mặt khác những quan điểm truyền thống ấy phải được duy trì cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Chẳng hạn, quan niệm tuyên truyền về người phụ nữ với những tam tòng tứ đức thì vẫn nên tiếp thu nhưng với người phụ nữ mới ngày nay thì phải thêm những phẩm chất mới như anh hùng, bất khuất bên cạnh các phẩm chất trung hậu, đảm đang. Và trong xu thế hiện nay thì lại phải thêm phẩm chất trí tuệ tức về tri thức - đặc biệt là tri thức doanh nhân! Cho nên nếu hình tượng nhân vật người phụ nữ trong Chèo hiện đại có được bổ sung những phẩm chất đạo đức mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại mới thì điều đó cũng không có gì là lạ. Chẳng hạn, cô Lụa đội trưởng sản xuất ở làng Tằm ngoại thành (vở Sợi tơ vàng) vừa biết đấu tranh với những thói hư tật xấu, với những cái lạc hậu vừa có ý thức hành động xây dựng quê hương làng xóm bằng điện khí hóa, đưa sản xuất thủ công lên tầm áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Hay như cô gái người Dao Hoa Nẻng (vở Tình rừng) vừa yêu rừng vừa phải học để có kiến thức về rừng, vừa khai thác rừng vừa lo việc trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường thiên nhiên... thì điều đó cũng không có gì là lạ nếu ta xét nhân vật Chèo từ góc độ văn hóa - ở đây là đạo đức mới.
Cao hơn nữa còn là cán bộ lãnh đạo, giữ những trọng trách quan trọng. Đòi hỏi sự phát triển về trí tuệ, về học thức. Cô Lụa sợ tơ vàng - Đội trưởng sản xuất - muốn đưa làng tằm lên điện khí hóa trong cái đạo đức mới của con người xã hội chủ nghĩa - nghĩ đến người khác vì cái lợi ích của cộng đồng. Hoa Nẻng (vở Tình rừng) không chỉ yêu rừng, yêu nơi cô được lớn lên mà còn thêm một đạo đức mới vì cái chung - vừa khai thác rừng nhưng phải nghĩ đến môi trường sinh thái.
3.3.4. Yếu tố mang dấu vết của những sinh hoạt văn hóa mới
Một đặc điểm nổi bật mang dấu vết văn hóa của các nhân vật Chèo hiện đại là sự diễn tả những hình tượng ấy trong đời sống văn hóa, trong sinh hoạt văn hóa. Đây chính là một dấu son tạo nên nét đẹp mang tính thời đại của một số hình tượng nhân vật mà Chèo hiện đại sáng tạo được. Hình tượng Bác Hồ trong vở Đêm trăng huyền thoại và tiếp theo là vở Những vần thơ thép chỉ như là hình tượng được khắc họa trong tinh thần và thể chất văn hóa, cụ thể là trong văn chương,thơ phú,nó chính là nơi gửi gấm sâu xa tâm hồn, nhân cách và thiên tài của con người đã được hình thành từ những tinh hoa của văn hóa dân tộc và nhân loại. Các nhân vật trong Chèo hiện đại từ những nhà văn hóa lớn đến những người dân bình thường đều ít nhiều được diễn tả trong những sinh hoạt văn hóa, trong đời sống văn hóa ở xã hội mới, được cụ thể hóa bằng những phong tục tập quán như các sinh hoạt đoàn thể, họp chi bộ, xóm phố, thanh niên, quân đội... Đặc biệt là đa số các hình tượng ấy đều nổi lên qua các sinh hoạt văn nghệ như hát múa, kể cả múa hát Chèo (Cô gái làng Chèo) Xu thế này khiến cả các hình tượng nhân vật lịch sử cũng vào cuộc: Quang Trung được Ngọc Hân công chúa đưa đến thăm làng hoa ngoại thành và nghe hát Chèo. Nhân vật vua Lý ngồi nghe những khúc dân ca dân vũ do Ỷ Lan mới sưu tầm từ miền Thao Giang; một Quang Trung xem Ngọc Hân hát Chèo và đích thân cầm trống chầu... Một nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm với những câu thơ trở thành lời sấm truyền từ cái quán ở giữa bến nước ấy, một Hồ Xuân Hương thi sĩ được hiện ra qua nhưng bài thơ bất tửý... tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên cho các nhân vật một chất thơ, chất lãng mạn đầy sức cuốn hút mà ta không thể tìm thấy trong Chèo cổ.
Chương 4
PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÈO TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Từ góc nhìn văn hóa mà quan sát các hình tượng nhân vật Chèo, ta thấy rất rõ là sự hiện thân của những con người của một loại hình văn hóa phi vật thể này đã được thể hiện trong tính tổng hợp - xét từ khía cạnh văn hóa của hai loại hình văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể.
4.1. VĂN CHƯƠNG
Kể cả trong kịch bản và trên sân khấu thì những lời nói - nói thường - nói lối, những làn hát vô cùng phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc mà các nhân vật Chèo thể hiện thì đều là một hình thái văn hóa phi vật thể. Hình thái ấy được cụ thể hóa bằng văn chương - nhưng là văn chương đầy tính dân gian - và tất nhiên trong quá trình phát triển của mình, thứ văn chương ấy lại có xu thế bác học hóa với sự du nhập của những yếu tố Hán học (Tào Mạt tiếp thu Đường Thi, Luận ngữ) và của Tây học (Chèo Nguyễn Đình Nghị). Nhưng dù có tiếp thu những yếu tố bác học thì về cơ bản văn chương Chèo vốn là văn chương dân gian, một loại hình đặc sắc của văn hóa Việt Nam.
Nhân vật trên sân khấu kịch hát hay kịch nói đều bị chi phối bởi ngôn ngữ đối thoại. Thông qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật mà cuộc sống được diễn tả bằng hành động trong xung đột. Đó chính là đặc điểm cốt tử mà nhân vật của mọi nghệ thuật sân khấu dù ở thời cổ đại hay hiện đại, phương Đông hay phương Tây đều phải ghi nhận. Có điều, sự thể hiện khác biệt giữa các hình tượng lại phụ thuộc vào phong cách độc đáo, trước hết là vào ngôn ngữ của từng thể loại, từng trường phái nghệ thuật.
GS. Cao Huy Đỉnh trong khi bàn về vấn đề ngôn ngữ và khái quát lại các loại hình thể tài văn học dân gian đã khẳng định các loại hình thể tài chính là những khuôn mẫu ổn định cuối cùng của nếp nghĩ dân tộc, hay nói rộng ra là của truyền thống tư tưởng thẩm mỹ dân tộc. Theo ông, văn học trò diễn (trong đó có Chèo) là tổ hợp của cả ba loại văn học kể chuyện đời, văn học phô diễn tâm tình và văn học đúc kết kinh nghiệm thực tiễn [13, tr. 264].
Chúng tôi cho rằng, điểm đặc sắc đáng kể nhất của ngôn ngữ văn chương trong Chèo trước hết bắt nguồn từ tiếng nói dân tộc, với những thanh điệu, ngữ điệu đặc biệt của nó trong lối nói ví von vần vè, trong lời ca tiếng hát tự nhiên hàng ngày của nhân dân. Đúng như nhà ngôn ngữ học người Italia A. Pazzi viết trong một cuốn sách rằng: "Người Việt nói như hát", vì tiếng Việt có nhiều âm thanh, khi nói lên nghe trầm bổng giống như hát vậy.
Văn chương trong kịch bản Chèo đã hội nhập được hầu như tất cả những mặt nội dung của tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca... nên có một ý nghĩa và phong vị riêng rất độc đáo. Nhưng không chỉ là ở ý nghĩa và phong vị, mà quan trọng hơn, là sự hòa nhập của việc sử dụng chất liệu văn học dân gian - chính ngôn ngữ dân gian đã góp phần khắc họa tính cách nhân vật, nó khiến cho nhân vật Chèo gần gũi với người xem hơn. Nét đặc sắc của ngôn ngữ nhân vật kể chuyện trong Chèo trước hết phải kể đến tính biểu trưng cao. Dùng ngôn ngữ dân gian để khẳng định triết lý của kịch bản hay là bộc lộ trước xu hướng tư tưởng qua tính cân xứng rất điển hình của tiếng Việt. Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ có cấu trúc hai vế đối xứng (trèo cao/ ngã đau; ăn vóc/ học hay...), ví như ý tứ của câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ. Nhân nào quả ấy.
Văn chương trong Chèo hiện đại, lời nói thường cũng chứa đầy chất thơ. Lời thơ dường như là máu thịt đối với các thế hệ tác giả Chèo trước đây: câu ngâm sổng của nhân vật Lưu Bình do Hàn Thế Du viết trải qua bao năm tháng vẫn được người xem ghi nhớ. Với một bài hát Sa lệch chênh - Hạt tấm làng Mai, Lưu Quang Thuận đã phải thức trọn một đêm trắng... Rồi những lời thơ câu văn của Trúc Đờng, Tào Mạt, Hà Văn Cầu trong các kịch bản Chèo trước đó đã tạo nên biết bao nhiêu xúc động cho người xem.
Nói đến văn thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Thuận lại nhớ đến lời cô Tấm:
"Ta như hoa đồng cỏ nội
Như áo năm thân như lược giắt đầu
Không kẻ nào giết nổi ta đâu
Ta sống mãi như đồng hoa suối nước"...
Ông viết những câu văn ấy không phải để khẳng định ông nhưng nó chính là lời khẳng định cái tâm, cái tài, cái hồn của người cầm bút.
Hay lời Hoàng tử:
"Chim ở chốn non ngàn chim đến
Hay chim nơi đồng nội chim về
Chim hót lời trầm bổng tái tê
Càng lảnh lót càng đau nhức nhối
Duyên đã đứt bao giờ lại nối
Nghĩa một đời đâu dễ mờ phai
Chim xuống gần nhau đỡ quạnh ngày dài
Chim hãy đậu cành mai chớ sang cành liễu".
Nếu không phải nhà thơ với vốn sống, vốn văn hóa dân gian cực kỳ phong phú không đắm mình vào sống cùng nhân vật thì sao có thể viết được những trang thơ đầy ắp tình người.
Văn chương Tào Mạt đầy ắp tư tưởng cách mạng và triết học phương Đông với tình nhân ái dân tộc. Ở đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái tinh túy, hàm súc của văn chương Hán nôm với cái bình dị sáng trong của ca dao, tục ngữ. Nó chở được nỗi lòng da diết, xót xa mà hừng hực lửa của người cầm bút đã được nâng lên đến tầm triết học. Có thể trích được rất nhiều câu, nhiều đoạn của ông. Ví như tâm trạng của Ỷ Lan trước vầng trăng tỏ:
"Thương ơi
Bể khổ mênh mông từ lâu đã rõ
Cây càng cao càng cả gió lay
Chuyện ghen tài ghét đức xa nay
Dẫn dắt bởi chữ danh, chữ lợi.
...
Nay mai con ta sẽ lên ngôi Hoàng đế
Cũng sẽ cầm cân nảy mực muôn nhà
Nếu nghĩ làm vua chỉ để hưởng vinh hoa
Thì chữ họa luôn kề bên chữ phúc.
...
Tiếng lá rụng gió lùa trên ngọc điện
Trăng vàng gieo mặt nước ao trong
Hơi thu thấm giấc mơ màng
Nước hồ trong vắt như lòng chủ nhân...
Hoặc như Trần Đình Ngôn qua tiếng đàn của Thạch Sanh (vở Tiếng đàn kỳ diệu) đầy ân tình:
Ơi tiếng đàn, hãy bay qua cửa ngục
Mang tình chung vang vọng đến muôn nơi
Nhắn nhủ những ai mắt mờ mây phủ
Hãy sớm biết dẹp cơn binh lửa, cho tóc tang khỏi ngập muôn nhà
Đây nước non ta, đã riêng một dải sơn hà
Muôn ngời như một quyết vì nước non.
(...) Bay đi muôn ngả, vang xa muôn phương
Tới chốn sa trường mặn nồng tình thương
Ân nghĩa cao đẹp, sáng ngời vừng dương
Dắt ai thoát khỏi đêm trường, cải tà quy thiện theo đường nghĩa nhân.
Nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi tiễn Nguyễn Thị Lộ vào cung vua nhậm chức "Lễ nghi học sĩ".
Nguyễn Trãi:
"Người về, kẻ lại ra đi
Tình sâu là trọng ham gì hiển vinh
...Lấy ai làm bạn tâm tình
Ai gieo khúc Nguyệt cho mình lắng nghe
Thơ sầu, nghiên cạn, bút se
Phòng văn lẻ bóng, buồng the vắng người
Ai hay duyên trời
Những tưởng trong gang tấc
Bỗng chốc thành xa vời
Cuộc đời sao trớ trêu
Đã bấy lâu thương yêu
Mấy phong ba cũng liều.
Thị Lộ (...)
Quên sao lời nguyện nước cùng non
Xiết kể nhớ thơng khi đêm trường hiu hắt
Thoảng vách quế gió vàng se sắt
Nơi cấm cung giá lạnh cô phòng
Ngày đêm nhớ mong
Biết đem nỗi lòng
Cùng ai chia sẻ
Mòn mắt xa trông
Côn Sơn núi biếc mây hồng...
Câu hát về tình người, tình đời của bé Ngọc Hoa trong vở Lý Nhân Tông học làm vua mang đậm phong cách ca dao:
"Em trách anh chàng ăn ở chấp chênh
Em như thuyền thúng lênh đênh giữa dòng
May ra trời lặng nước trong
Chẳng may sóng gió, cực lòng lắm anh chàng ơi"
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn chương bình dân và văn chương bác học trong những câu hát của Hề Hoạn:
"Ơn đức cao sâu nên tôi mới được mù lòa
Muôn ngàn thế giới nó mới nhập nhòa như dưới đáy ao
... Cô Mơ, cô Mận, cô Đào
Ba bốn cô đằng ấy, cô nào cũng xinh
Quá yêu nhau nên bẻ lá, vin cành
Không bùa không thuốc sao tình anh say...
Ở những tình huống xung đột căng thẳng nhất của các nhân vật, lời văn giàu hình ảnh, đặc biệt sâu sắc của Tào Mạt đã khiến cho nhân vật được nhớ mãi:
"Con chim sắp chết cất tiếng kêu thương
Con người sắp chết cất lên lời nói phải
Đối với những kẻ sai các chú làm điều ác phải cẩn thận
Sẽ có lúc nó làm điều ác đối với các chú"
Lời văn như sự khái quát của tri thức sống, của nỗi niềm suy tư trăn trở và cảm xúc mạnh mẽ của tác giả. Và các yếu tố tâm, tài, trí đồng thời kết hợp tạo nên những câu nói, lời ca đạt tới đỉnh cao của giá trị văn chương trong tác phẩm Bài ca giữ nước của Tào Mạt.
Nhân vật Dương Vân Nga trong tác phẩm cùng tên của tác giả Trúc Đường cũng được viết bằng một áng văn bất hủ nói về tấm áo long bào:
Trình các bậc đại thần
Tiên hoàng đế ta từ cờ lau dựng nước
Đem sơn hà thu một mối trong tay
Tấm long bào là tấm áo đầu tiên người Đại Cồ Việt dặm may
Người Đại Cồ Việt dám mặc để lên ngôi hoàng đế!
(Nói sử)
Mỗi nếp áo còn sáng ngời khí thế
Mỗi đường thêu còn rạng rỡ vẻ sơn hà
Bao năm trời còn nguyên vẹn nét hoa
áo tiên đế vẫn tươi màu gấm vóc.
(...) Quan Ngoại giáp ơi, có phải ta đã may nó
Bằng xương máu rỏ ra ở Bình Kiều
Bằng gian truân những ngày Cửa Bố.
Những ngày ấy, chính quan Ngoại giáp đã một gươm một ngựa
Cùng tiên quân tôi xông pha trong núi giáo rừng gươm
Tấm long bào, ôi, vật báu giang sơn
Quốc Công ơi! Có phải ta đã may nó bằng sấm dậy đất Phong Châu, lửa nung dòng Đỗ Động?
Những ngày ấy, chính Quốc công đã thúc vang hồi trống trận
Cùng Tiên quân tôi xông vào vòng đạn lạc tên bay!...
Đúng như nhà thơ Tú Mỡ trong cuốn "Bước đầu viết Chèo" đã có một nhận xét khá thấu đáo: "Ngôn ngữ của Chèo cũng là ngôn ngữ thuần túy dân tộc với đặc tính: nôm na, mộc mạc, sáng sủa, lưu loát và nhiều hình ảnh. Tuy rằng có khi phải nói chữ, dẫn điển của Nho học trong những vai thầy đồ, nho sĩ, vua quan, hề đồng của nhà nho, nhưng phần nhiều lời văn của Chèo đại chúng, là lời của ca dao, tục ngữ"(1) Tú Mỡ, Bước đầu viết Chèo, Nxb Phổ thông, Hà Nội, 1960, tr. 6.
. Hoặc như nhận xét của các nhà nghiên cứu Chèo Trần Việt Ngữ - Hoàng Kiều: " Ngôn ngữ dân tộc ta vốn giàu hình tượng, màu sắc, đặc biệt giàu âm điệu với ý nghĩa thâm thúy phong phú, được hề Chèo sử dụng với trình độ tuyệt hảo" (2) Trần Việt Ngữ - Hoàng Kiều, Bước đầu tìm hiểu tiếng cười trong Chèo cổ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967, tr. 102.
. Cái đẹp của lời Chèo là nhờ một phần của ca dao tục ngữ, như nhận xét của giáo sư Trần Bảng: "Ngôn ngữ Chèo long lanh những câu ca dao, tục ngữ, những câu thơ bác học đã được truyền tụng lâu đời" (3) Trần Bảng, Mấy cảm tưởng về sân khấu dân gian, Tuần báo Văn nghệ, số 229/1979.
. Như vậy, có thể thấy, văn chương đã góp phần không nhỏ vào đặc sắc chung của một thể loại là văn hóa phi vật thể: Văn chương viết cho kịch hát, ở đây là Chèo - một kịch chủng thuần Việt.
Vậy mà trong một số vở Chèo hiện đại, có tác giả rất coi thường yếu tố văn chương, nhân vật của họ thoại toàn bằng những lời lẽ tầm thường, thậm chí ngay cả khi viết kịch bản từ tác phẩm Kiều của đại thi hào Nguyễn Du mà trên sân khấu Chèo lời văn và lời thoại của các nhân vật thì lôm côm mách qué, hình tượng các nhân vật như Hồ Tôn Hiến lại biến thành một công tử thọt chân ngạo mạn với những lời lẽ rất phi văn hóa, được coi như kẻ tình địch của Kim Trọng. Nguyên nhân gây nên tai vạ cho Kiều là vì bị Hồ Tôn Hiến trả thù. Cuộc đời lênh đênh của nàng Kiều bắt đầu bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh của Tú Bà, gặp Sở Khanh,gặp Thúc Sinh, gặp Hoạn Thư, đi tu rồi gặp Từ Hải… với đầy những sự ngẫu nhiên vô lý… Chẳng hạn, sau khi nghe lời Kiều ra hàng, Từ Hải gặp Hồ Tôn Hiến kêu lên:
" Hồ Tôn Hiến! Quân xảo trá để tiện kia!
Dù chỉ còn khoảnh khắc trên cõi đời này
Ta cũng không thể tha thứ cho mi được."
(Lao đến đâm Hồ Tôn Hiến bị trọng thương; một mình chiến đấu rồi bị một mũi tên bắn lén và chết đứng). Khán giả Hội diễn năm 1995 không phải sững sờ vì những hiểu biết lệch lạc và tầm thường của các tác giả về các nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Nó chỉ chứng tỏ sự thiếu văn hóa khi cảm nhận một tác phẩm văn học lớn của dân tộc, sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng văn chương như một phương tiện thể hiện hình tượng nhân vật.
4.2. ÂM NHẠC VÀ MÚA
Âm nhạc Chèo trong sáng nhẹ nhàng, nghe nh "tiếng gió thổi qua rừng trúc" - nhận xét của một nhạc sĩ nước ngoài. Đặc sắc của âm nhạc phải kể đến tiếng trống đế. Bắt nguồn từ sinh hoạt của người Việt, tiếng trống đã hiện diện trong đời sống như một lẽ bình thường "sống dầu đèn, chết kèn trống", rồi tiếng của "thuế thúc trống dồn"... đến cả tiếng trống trận... Tiếng trống thân thiết và không thể thiếu được trong sinh hoạt cộng đồng ngời Việt cũng giống như tiếng chiêng của đồng bào Tây Nguyên vậy.
Đi vào Chèo, tiếng trống đã giữ một vai trò quan trọng "phi trống bất thành Chèo". Âm thanh của trống đế trong Chèo có âm sắc của da và gỗ nghe vui, cao và gọn tiếng.Các âm thanh của nó được các nghệ nhân gọi bằng các từ tượng thanh lu truyền từ bao đời nay: tung, cắc, bục... đã giữ vai trò chủ đạo trong suốt trò diễn. Nó đa đẩy, dẫn dắt tiết tấu của trò diễn. Nó để xen vào khi rộn rã thúc giục khi nhặt một trầm tư phù trợ cho diễn xuất. Khi diễn viên đang di động thì dùi trống được vê trên mặt trống (rù trống); khi diễn viên dừng lại thì "rụp trống"; "cắc trống" lúc khoan lúc nhặt là diễn viên đang suy nghĩ, tính toán, chuẩn bị hành động. Trong lớp Thi nhịp giáo đầu, bộ gõ được coi như một bản hòa tấu có mở, có kết, có xướng, có họa, có trầm bổng, khoan nhặt. Tiếng trống đế vút lên trên các nhạc cụ khác bay bổng bay xa đến các thôn xóm quanh vùng. Tiếng trống đế không chỉ tham gia vào Chèo như một thứ nhạc cụ mà còn có thể tham gia vào vở diễn như một chi tiết diễn độc đáo. Chính vì vậy, năm 1984, trong chuyến lưu diễn của đoàn Sân khấu dân tộc tại Đức, tiếng trống trong trích đoạn Phù Thủy của Nhà hát Chèo Việt Nam đã được các chuyên gia Đức ca ngợi như là một biểu hiện đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam.
Nét độc đáo của âm nhạc Chèo còn phải kể đến tiếng đàn bầu - Một nhạc cụ độc đáo phản ánh được tâm hồn Việt một cách tinh tế nhất. Phải chăng nó cũng bắt nguồn từ truyền thống của người Việt từ thuở lọt lòng đã "có sẵn trong mình tiếng đàn bầu", cũng giống như người Hungari gắn liền với cây đàn viôlông. Các cụ xa chẳng thường hay nói: "Đàn bầu ai gẩy thì nghe /Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu".
Sự xuất hiện của tiếng đàn bầu trong dàn nhạc Chèo phải chăng cũng bắt nguồn từ chính cuộc sống, vì thế mà mang đậm bản sắc Việt? Cái hay của tiếng đàn bầu không phải chỉ ở sự hài hòa âm thanh độc đáo mà còn là ở chỗ vẻ đẹp của âm thanh quyện chặt với chất cảm xúc thiết tha của tiếng đàn. Chỉ cần một chút nhấn, láy, rung rung của cần đàn... cũng đủ để diễn tả thật tinh tế các sắc thái tình cảm của nhân vật.
4.3. TRANG PHỤC, HÓA TRANG
Văn hóa trang phục các nhân vật trên sân khấu Chèo, ta có thể thấy: về cơ bản, trang phục Chèo vẫn giống những bộ quần áo thường mặc hàng ngày của những người dân quê, những bộ quần áo mới mặc trong các dịp hội hè, lễ tết, tuy nhiên có tinh giản và làm đẹp hơn, những trang phục này được may bằng nhiều chất liệu khác nhau (lụa, nhiễu) để khi lên sân khấu,có ánh đèn chiếu vào thì màu sắc dường như được mỹ lệ hóa hơn, thông qua ngôn ngữ màu sắc đặc trưng của hội họa. Lối xử lý màu sắc trên trang phục của nhân vật theo kiểu tượng trưng cả ý đã được các tác giả dân gian Chèo đặc biệt chú ý. và điều đó đã đem đến cho người xem những cảm xúc thẩm mỹ.
Theo chủng loại và chức năng trang phục gồm có đồ mặc ở phía trên, đồ mặc ở phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân và đô trang sức. Đồ mặc phía trên của các nhân vật nữ là yếm (vốn là đồ mặc của phụ nữ Việt dùng để che ngực, cho nên nó trở thành biểu tượng của nữ tính). Yếm có nhiều màu phong phú: yếm nâu, yếm trắng, yếm hồng, yếm đào, yếm thắm... Yếm của nhân vật mẹ thường là yếm nâu, các nhân vật nữ chín yếm trắng hoặc yếm hồng... Riêng các nhân vật nữ lệch thì mặc yếm thắm (ví dụ: cái yếm thắm gợi tình khao khát yêu đơng của Thị Mầu). Đồ mặc của các nhân vật nữ còn phải kể đến tấm áo dài. Áo tứ thân và áo năm thân. Ngoài ra còn hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo lồng vào nhau.
Nhìn chung, phục trang nhân vật trên sân khấu Chèo cổ có nhiều nét gần gũi với phục trang đời thường, ít cách điệu, tuy nhiên nó đã được ước lệ, mỹ lệ hóa để phù hợp với vai diễn và sân khấu nên đã khiến cho các nhân vật đẹp đẽ một cách kín đáo, tế nhị. Ở đây cần nhấn mạnh một điều là, mặc dù phục trang Chèo gần với phục trang đời thường, nhưng nó, phục trang ấy đã được nghệ thuật hóa, đúng hơn là văn hóa hóa. Cùng với phục trang, hóa trang cũng có vai trò rất quan trọng trong việc định dạng nên tính cách một số loại vai tiêu biểu: đào, kép, hề, lão, mụ.
Điểm qua các nhân vật trong những vở Chèo, ta thấy phần lớn các nhân vật có hóa trang rất gần với thực tế ngoài đời, để tạo cảm giác gần gụi giữa các nhân vật trên chiếu Chèo với người xem xung quanh. Nếu nh nhân vật của Tuồng thường được hóa trang theo các nan vẽ trên mặt mang hình của một con vật nào đó (nan vẽ con hổ, nan vẽ con chim, nan vẽ con ếch...) và dựa trên cấu tạo các cơ, xương mặt để xử lý các nan vẽ nhằm diễn tả tuổi tác, tính cách của nhân vật theo một mô hình ước lệ cao... thì nhân vật Chèo chỉ cần hóa trang theo cách thông thường như: đánh phấn, tô môi, kẻ lông mày, lông mi, đánh má hồng, vẽ râu, tạo nếp nhăn, vẫn tóc, đeo râu... theo đặc trưng của từng loại nhân vật.
Như vậy, phục trang và hóa trang nhân vật trong Chèo ít ước lệ, cách điệu, tượng trưng, mà giữ ở dạng tôn vinh những nét đẹp dân gian, dân dã gần với thực tế cuộc sống ngoài đời. Các nhân vật trong Chèo ăn mặc giống như những người dân ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ trong những ngày lễ hội, tết nhất dưới thời phong kiến. Đó là những bộ quần áo sang trọng nhưng dân dã, chính điều này đã làm cho nghệ thuật Chèo được người dân yêu quý, bởi họ thấy hình ảnh chính mình được tái hiện trên sân khấu với những nét chấm phá hồn nhiên, giản dị và gần gũi… Phục trang của các nhân vật trong Chèo với những sắc hồng, sắc vàng, sắc nâu sồng ấm áp, cùng với đỏ hoa đào, xanh hoa lý, rực rỡ màu cánh sen v.v… đó chính là những gam màu đồng quê được phản ánh trên tranh dân gian Việt Nam. Điều này càng thấy trang phục của Chèo rất gần gũi với phong cách dân gian, dân tộc, nó không thể lẫn với bất cứ trang phục của một dân tộc nào khác trên thế giới. Đó chính là nét đặc trưng, truyền thống tốt đẹp của nghệ thuật Chèo trong tạo hình cho nhân vật, nó cần được gìn giữ và kế thừa, ứng dụng trong quá trình làm Chèo mới.
Tuy nhiên trên sân khấu Chèo hiện đại, nhiều nhân vật, nhất là nhưng nhân vật lịch sử được trang phục hết sức tùy tiện. GS Trần Bảng trong tham luận Hãy từ hiện thực sống động của lịch sử đã viết: "...Chúng ta đã chẳng thấy ở cuối thời nhà Đinh một Dương Vân Nga xiêm áo lộng lẫy như hoàng hậu đại triều phương Bắc; có diễn viên còn đội trên đầu một mũ niệm đầy vàng ngọc sắm từ Hông Kong. Không phải chỉ tùy tiện về hình thức bên ngoài cuộc sống, chúng ta còn thiếu tôn trọng cả đến những đặc điểm tinh thần của từng thời đại" (1) Sân khấu với đề tài lịch sử, Nxb Sân khấu, 1997, tr. 63.
.
Công lao đóng góp đầu tiên cho việc xây dựng hình tượng nhân vật Chèo hiện đại phải kể đến họa sĩ, NSND Nguyễn Đình Hàm, với màu sắc của hóa trang và trang phục đã đậm đặc hơi thở dân gian, ấm áp, nồng nàn, thắm thiết tình người dân dã đầy ắp nhưng tình, những ý. Điều đó thể hiện rõ vốn văn hóa, cái tâm, cái tài của người sáng tạo. Ấýy là chưa kể đến việc việc thiết kế mỹ thuật làm tôn thêm hình tượng nhân vật. Người xem còn nhớ mãi sáng tạo của ông trong Lọ nước thần: Mây ngũ sắc được vẽ trên toàn bộ phông hậu để nhấn mạnh tính thần thoại và yếu tố dân gian làm nền cho những cảnh hội hè... Và một sáng tạo bất ngờ là sự xuất hiện của cái bục diễn. Bục giống hai tấm lá sen ghép lại so le, rất mềm, mỏng với đờng nét tạo hình duyên dáng. Đấy chính là chỗ chị Ba tắm. Cái bục là hình vũng nước loang ra để rồi từ đấy nảy sinh ra câu chuyện kịch. Ông còn tạo ra những bộ trang phục cho các nhân vật từ vua cho đến quan, đến những người nông dân với các bộ quần áo, mũ mãng, hia, hài... đều cực kỳ giản dị mà rực rỡ. Tất cả đều được ông cân nhắc cẩn trọng cả về kiểu dáng, quy cách, chất liệu và đặc biệt là sự hòa sắc trong từng màn, từng lớp. Hài hước mà trữ tình, giản dị mà duyên dáng, mộc mạc mà tinh vi.
Như vậy, hóa trang phục trang Chèo, như đã nói ở trên, không đơn thuần chỉ là sự ăn mặc của các nhân vật, mà đã trở thành một yếu tố văn hóa trong bộ mặt và cơ thể văn hóa Chèo. Ngoài tác dụng diễn tả phục trang hóa trang nh là một yếu tố mỹ thuật, nó còn cho người xem cảm giác về những con người của xã hội đương thời. Từ đó có thể góp phần tạo cho Chèo một lối bỏ ngỏ để xã hội hóa về mặt nội dung.
KẾT LUẬN
Như đã nói ở phần mở đầu, quá trình nghiên cứu về Chèo hiện đại đã diễn ra từ những năm 50 của thế kỷ XX với Hội nghị tranh luận sân khấu Việt Bắc cho đến hiện nay đúng là trên dưới nửa thế kỷ.
Một vài công trình do cha ông để lại như cuốn Hý phường phả lục thì ngoài GS. Hà Văn Cầu thì chưa ai biết thế nào mà chỉ nghe nhau mà truyền lại. Mặc dù vậy thì trên nửa thế kỷ qua việc nghiên cứu Chèo đã triển khai ra nhiều lĩnh vực từ nội dung đến nghệ thuật với nhiều công trình của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều thế hệ. Nếu so với Tuồng thì việc nghiên cứu Chèo tỏ ra phong phú, đa dạng và có chất lượng hơn (đây có thể chỉ là sự nhận định của cá nhân và có thể còn mang tính hồ đồ). Tuy nhiên, việc nghiên cứu Chèo chủ yếu vẫn dừng lại xung quanh những vấn đề của nghệ thuật Chèo (tìm hiểu, khảo sát Chèo với tư cách là một nghệ thuật...) cũng có một vài nhà nghiên cứu mở rộng phạm vi tìm hiểu của mình theo xu thế của thập kỷ văn hóa, chẳng hạn nghiên cứu Chèo dưới góc nhìn triết học, đạo đức học nhưng mới chỉ là tiểu luận lẻ tẻ mà chưa có một chuyên luận tìm hiểu Chèo dưới góc nhìn văn hóa. Lý do của hiện tượng này có thể là giới nghiên cứu đã mặc nhiên coi Chèo là một loại hình văn hóa (nghệ thuật), một lý do khác rất ngẫu nhiên là các nhà nghiên cứu chưa hoặc là không quan tâm đến vấn đề này, và điều đó đã tạo nên một khoảng trống khiến cho chúng tôi là người nghiên cứu đi sau bước đầu mạnh dạn đi vào tìm hiểu. Bởi vì khi nói đến những vấn đề mà người đi trước đã nói thì rất khó mà tìm kiếm phát hiện ra những điểm mới. Và trong quá trình nghiên cứu về Chèo đặc biệt là những vở Chèo hiện đại, chúng tôi thấy là có một số vở diễn cần phải xem xét và bàn bạc trên khía cạnh văn hóa, đúng hơn là trên những yếu tố văn hóa phi nghệ thuật như triết học, đạo đức học, mỹ học... chính vì thế mà công trình này đã mạnh dạn ra đời.
01. Nhưng trong khả năng có hạn của mình, chúng tôi mới chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu nhân vật Chèo - yếu tố trung tâm của Chèo. Mà như ta đã biết từ nhân vật xoay xung quanh nó sẽ là một hệ thống những yếu tố nghệ thuật rất quan trọng.
02. Nhưng trước khi lý giải nhân vật Chèo dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi đã xác định khái niệm về văn hóa và đi tìm những bản sắc của một vùng văn hóa là cái nôi của Chèo, cụ thể hơn nữa là văn hóa làng xã của một vùng lúa nước đồng bằng Bắc Bộ.
Và từ trong cái văn hóa làng xã ấy thì nghệ thuật Chèo đã ra đời từ những diễn xướng dân gian đến những vở diễn Chèo như ngày nay. Khi khảo sát hệ thống nhân vật của Chèo từ cổ đến hiện đại thì chúng tôi thấy nổi lên hệ thống nhân vật nữ được diễn tả trong mối quan hệ của gia đình, đặc biệt là từ bước "xuất giá". Bao trùm lên tất cả những nhân vật nữ chín này là sự tuân thủ một trong những đạo đức nổi tiếng của Nho giáo là Đạo đức "tam tòng" bên cạnh đó là những đạo đức khác là chữ Nhẫn, chữ nghĩa... Như vậy là mặc nhiên chúng tôi phải đề cập đến vấn đề đạo đức học và triết học của các nhân vật nữ chín trong Chèo cổ cũng có nghĩa là cội nguồn văn hóa. Và từ cội nguồn ấy, chúng tôi đã lý giải thêm các nhân vật khác, chẳng hạn như Từ Thức là chữ Vô vi của Lão giáo, Thị Kính là chữ Nhẫn, chữ Oan của đạo Phật... Bên cạnh đó tam giáo đồng nguyên vào Việt Nam thì thông qua nhận thức và triết lý của dân gian và đôi khi nhận thức này mang tính phản kháng, điều này chúng tôi rất rõ ở nhân vật Cả Sứt (trong Kim Nham) khi anh ta bác bỏ cái đạo đức "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" của cô em gái Súy Vân.
Việc tìm hiểu những yếu tố văn hóa của nghệ thuật Chèo đã giúp chúng tôi lý giải quỹ đạo một số trường hợp không nằm trong tính giáo huấn của Chèo mà đã ngấp nghé bước vào ngưỡng cửa của sân khấu phản ánh những yếu tố xã hội. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này chính là do Chèo đã đưa vào tác phẩm của mình những phong tục tập quán, hủ tục... và như thế việc ra đời của những mảnh trò Việc làng, Tuần Ty Đào Huế... mới có thể giải thích được. Và cũng như thế mới có thể giải thích được tính chất triết lý rất hiếm thấy trong Chèo cổ Chu Mãi Thần "phúc thủy trùng nan thâu" một triết lý rất phổ biến trong Đường thi. Đó chính là những ý chính đã được trình bày ở chương I. Còn phần thứ hai là những dẫn chứng, diễn giải những điểm nổi bật trong Chèo cổ.
03. Từ những luận điểm trên chúng tôi tiếp tục tìm hiểu hệ thống nhân vật Chèo hiện đại. Và ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ hiện đại không với tư cách là một đề tài khi nhớ tới câu nói nổi tiếng của A. Sanlưnsky "tính hiện đại là linh hồn của kịch".
Trước hết chúng tôi cho rằng, Chèo hiện đại là một sản phẩm của nền văn hóa mới. Nền văn hóa mà những luận điểm chính của nó đã được xác định từ đề cương văn hóa 1943. Gọi là nền văn hóa mới thì không có nghĩa là nó không tiếp thu những yếu tố của nền văn hóa "cũ" nhưng bên cạnh đó nền văn hóa mới bao gồm những lĩnh vực mới có thể nói là rất mới. Chẳng hạn không thể không nói đến triết học duy vật biện chứng, không thể không nói đến mỹ học Mác - Lênin với những phạm trù của nó, cũng không thể không nói đến đạo đức quan mới mà ta thường gọi là đạo đức quan xã hội chủ nghĩa, cũng không thể không nói đến những phong tục tập quán mới... Tóm lại không thể không nói đến đời sống mới đã thực sự chi phối nghệ thuật Chèo dưới thời đại mới trên tất cả các đề tài từ cổ tích đến hiện đại, từ lịch sử đến dân gian... bởi vì Chèo hiện đại của nền văn hóa mới.
Từ những luận điểm trên chúng tôi đã nhận diện một số hình tượng nhân vật của Chèo hiện đại trong hệ thống sau:
1. Hình tượng nhân vật trực tiếp tham gia vào cuộc cách mạng vì độc lập dân tộc (gồm 3 thời kỳ: trước Cách mạng tháng Tám; thời kỳ kháng chiến chống Pháp; thời kỳ kháng chiến chống Mỹ).
2. Hình tượng nhân vật con người mới trực tiếp tham gia vào công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Hình tượng nhân vật từ lịch sử dân tộc.
4. Hình tượng nhân vật Chèo cổ được chỉnh lý, cải biên dưới ánh sáng văn hóa mới.
5. Hình tượng nhân vật từ các lĩnh vực khác như: Văn chương, truyện cổ tích, truyện dân gian.
6. Một số nhân vật Chèo trong sự tiếp nhận tinh hoa văn hóa thế giới.
Sau khi đã nhận diện các nhân vật Chèo trong hệ thống trên thì chúng tôi đi khảo sát diện mạo các nhân vật đó dưới góc nhìn văn hóa. Cụ thể là từ các yếu tố triết học, mỹ học, đạo đức học...
Sau cùng chúng tôi đưa ra kết luận: Những hình tượng nhân vật mà Chèo hiện đại đã xây dựng nên ở vào một bến bờ mới, bến bờ của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa - Những hình tượng ấy vừa mang đậm dấu vết của những yếu tố văn hóa mới, vừa là sự đóng góp vào thể chất và bộ mặt mới của nền văn hóa ấy. Có thể xem những hình tượng nhân vật ấy vừa là sản phẩm của nền văn hóa mới, vừa là nhân chứng của một yếu tố cực kỳ quan trọng của nền văn hóa ấy mà bao trùm lên tất cả là tấm lòng yêu nước nhiệt thành, chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất, cách mạng văn hóa và tư tưởng theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Và, trong khi nói đến những phương tiện thể hiện hình tượng nhân vật Chèo từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi có nêu lên một cách sơ lược vài nguyên nhân làm giảm chất lượng nghệ thuật Chèo hiện nay, thực chất đó là những nguyên nhân không chú trọng đến yếu tố văn hóa trong Chèo.
Như thế, văn hóa không phải là một cái gì "nhất thành bất biến" mà nó là một dòng chảy băng qua thời gian, hấp thụ vào mình những sắc thái mới, những dấu ấn đặc sắc của từng thời đại mà nó kinh qua. Vẻ đẹp của Chèo đương đại ( hình tượng nhân vật là tiêu biểu) in đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ lịch sử mà nó tồn tại, hợp thị hiếu, thẩm mỹ của công chúng đương thời.
Hiện tượng công chúng chỉ muốn xem "Chèo cổ" có nguyên do từ sự thiếu hụt các vở Chèo mới mà hay, mà sâu sắc biểu hiện những tâm tư, tình cảm, thị hiếu vốn phong phú, tế nhị trong môi trường văn hóa mà họ đang trải nghiệm. ở đây không diễn ra mối quan hệ đồng cảm giữa họ và các nhân vật (hoặc lỗi thời, hoặc sơ lược, trái đạo lý... trong các vở Chèo mới).
Người xưa say mê Chèo vì họ tìm thấy bóng dáng, cuộc đời của họ trong đó, hay nói khác là cái dấu tích văn hóa con người họ in đậm trong các nhân vật, tình huống Chèo. Còn ngày nay khán giả thờ ơ, xa lánh Chèo vì nhiều vở Chèo đương đại chưa coi trọng các tố chất văn hóa vô cùng cần thiết đó, nên công chúng thấy vắng bóng mình, hoặc có thì mờ nhạt, méo mó, sai lệch với nền tảng đạo lý của họ trong đời sống hiện tại. Chính họ lại cảm thấy nhiều lúc bị chế diễu, xúc phạm với những hành vi vô văn hóa của cái đang diễn ra trong Chèo. Như vậy sự vắng bóng các vở Chèo hay, các nhân vật được ghi nhớ và yêu mến trong các vở Chèo mới là do cái hàm lượng văn hóa, cái thực thể văn hóa tổng hợp trong Chèo mới còn ít ỏi và mờ nhạt.
ĐỀ XUẤT
Từ Chèo cổ qua Chèo Nguyễn Đình Nghị đến Chèo hiện đại qua sự tìm hiểu của chúng tôi đã cho ta thấy rằng bộ mặt và phẩm chất của những hình tượng nhân vật Chèo ngoài những yếu tố nghệ thuật tự thân, những yếu tố mặc nhiên là văn hóa hoặc có tính văn hóa thì còn được xác định bởi những yếu tố phi nghệ thuật, tức những yếu tố văn hóa như triết học, đạo đức, phong tục tập quán được hóa thân vào Chèo. Tóm lại là việc "Chèo hóa" những yếu tố văn hóa, chính quá trình sáng tạo này đã tạo nên hai chiều rộng và sâu cho hình tượng nhân vật. Nó là nơi kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc và của thời đại, ít nhất thì đằng sau những hình tượng ấy là cả một nền văn hóa của dân tộc, cho nên xem Chèo cổ thì chúng ta thấy cả một nền văn hóa lúa nước thuần Việt, nhưng khi xem một số vở Chèo hiện đại liệu chúng ta có thấy được nền văn hóa của thời đại mới không thì đó là điều cần tiếp tục trao đổi. Điều đáng mừng là gần đây đã xuất hiện những vở Chèo chú trọng đến những giá trị văn hóa thể hiện qua hình tượng nhân vật. Không phải ngẫu nhiên mà khán giả sân khấu và khán giả văn học đều tán thưởng vở Hồ Xuân Hương, và cũng không phải ngẫu nhiên mà khán giả thích vở Vòng phấn Cápcadơ, cũng không phải ngẫu nhiên mà vở Những vần thơ thép được đánh giá cao (mặc dù còn những trao đổi về nghệ thuật).
Ở trên là trình bày những luận điểm có đôi chút trừu tượng, bây giờ xin nêu một ví dụ: Việc diễn tả những sinh hoạt văn hóa mới hay là đời sống mới trong Chèo hiện đại chẳng hạn những sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt Quốc hội, Đảng... các cuộc hội họp từ chi bộ cho đến Đại hội Đảng toàn quốc với những phong tục tập quán mới ví như các gia đình văn hóa, các khu phố văn hóa - nơi mà những con người ngày nay đang sống, lao động... sẽ được diễn tả như thế nào trong Chèo hiện đại? Và sự diễn tả như thế nào mới là quan trọng. Vấn đề mấu chốt là phải "Chèo hóa" những yếu tố văn hóa mới - điều mà Chèo cổ đã làm được (chẳng hạn mảnh trò nổi tiếng Việc làng).
Một ví dụ thứ 2: Theo định nghĩa mới nhất của UNESCO thì tất cả mọi thứ do con người sáng tạo nên thì đều là văn hóa, trong đó có cả những công cụ gắn liền với đời sống vật chất của con người. Thí dụ như mái Chèo đã được "Chèo hóa" trong Chèo cổ trở thành "linh vật" trong Chèo hoặc cái quạt cũng đã được các nhà nghiên cứu cho là "phi quạt bất thành Chèo"... thế còn những công cụ ngày nay gắn liền với đời sống hàng ngày như vi tính, xe máy, ôtô... có được Chèo hóa trong Chèo hiện đại khi mà những con người sử dụng những công cụ ấy trở thành những nhân vật chính trong Chèo? Gần đây, đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần diễn về người lính xăng dầu đã đưa cả những ống dẫn dầu thật lên sàn diễn, thử hỏi những đạo cụ này đã được "Chèo hóa" chưa? Hay chỉ làm vướng bận diễn viên?
Một ví dụ nữa là văn chương trong Chèo tức là ngôn ngữ trong Chèo, nếu là nhân vật Chèo cổ thì ngôn ngữ của nó được dùng từ dân gian đến bác học, nhưng ngôn ngữ này là một ngôn ngữ hỗn đồng (sincryticl) tức là chịu sự chi phối của các làn điệu âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn, vậy thì ngôn ngữ cho các nhân vật Chèo hiện đại sẽ phải như thế nào để nó đúng là một trong những văn hóa phi vật thể - một nền văn hóa của thời đại mới (văn hóa đọc và văn hóa xem)?
Từ một vài ví dụ trên chúng tôi xin nêu một vài đề xuất sau:
1. Về đào tạo: Trong một bài tham luận PGS. Tất Thắng đã nói là không còn ai viết Chèo ngoài tác giả Trần Đình Ngôn dẫn đến tình trạng dường như cả một hội diễn Chèo là của Trần Đình Ngôn. Và tôi rất ngạc nhiên vì những người có trách nhiệm không hề giật mình về hiện tượng này mà còn cười. Nhìn sang anh bạn đồng môn là Tuồng thì sau sự ra đi của TS. Xuân Yến thì tác giả Tuồng đích thực không còn ai.
Cho nên công việc đầu tiên là phải đào tạo. Vấn đề là đào tạo như thế nào?
Theo tôi, là phải làm lại từ đầu, như ý kiến của PGS. Tất Thắng trong bài tham luận về Đào tạo kịch hát dân tộc.
Đào tạo diễn viên và đạo diễn Chèo thì trước hết cấn chú trọng vào nghệ thuật Chèo nhưng đào tạo nhà viết Chèo thì cần phải chú trọng những kiến thức văn hóa tổng hợp. Phải tạo nên nhà văn hóa đích thực trong nhà viết Chèo, và có lẽ phải thiết kế lại chương trình giảng dạy mà nên bắt đầu học từ văn học dân gian Việt Nam đến văn hóa Hán Nôm. Nếu biết chữ Hán thì tốt, nhưng nếu chưa biết thì ít nhất cũng phải hiểu biết nền văn hóa Hán Nôm trong đó có Đường Thi, có Tứ thư ngũ kinh... rồi mới học đến nghệ thuật Chèo.
2. Cần phải có phương hướng cho các hoạt động của các đoàn Chèo với hai điểm nổi bật là:
Một là, hoạt động sáng tạo. Trong hoạt động sáng tạo phải chú trọng việc dàn dựng những vở có chất lượng văn hóa, tối thiểu là loại trừ các yếu tố phi văn hóa trong vở diễn Chèo. Còn với vở cổ thì tiếp tục cổ điển hóa nó trong sự hỗ trợ của các yếu tố văn hóa như trường hợp GS. Trần Bảng đã làm ở vở Súy Vân cách đây 40 năm và vở Nàng Thiệt Thê gần đây.
Cần tiếp tục sưu tầm, khai thác trong vốn Chèo cổ, đặc biệt trong vốn dân gian. Không phải ngẫu nhiên mà khán giả nước ngoài đặc biệt tán thưởng các tiết mục Ba giá đồng, những bài hát dân ca, bài hát chầu văn... Điều này Nhà hát Chèo Việt Nam đang làm rất tốt khi khai thác vốn ca hát dân gian và hát gõ trong Chèo của NSƯT Đỗ Tùng.
Tiếp tục các công trình nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học.
Hai là, hoạt động tiếp nhận. Trong hoạt động tiếp nhận, vấn đề không phải chỉ quảng bá đơn thuần về nghệ thuật Chèo mà phải quảng bá cái văn hóa Chèo. Điều này Chèo nên học tập bên Múa rối, ngoài những chuyến đi lưu diễn giới thiệu nghệ thuật Rối, còn có các triển lãm như triển lãm con rối của họa sĩ Chu Lượng, đã rất thành công ở Mỹ. Đặc biệt, cần tạo nên một tầng lớp khán giả của Chèo mới và cả những "Mạnh thường quân" của Chèo - như GS. Trần Bảng đã từng nói từ những năm 80 của thế kỷ XX.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đào Duy Anh (1950), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn phương.
Trần Bảng, Chèo một hình thức sân khấu dân gian, Tư liệu in Roneo - Nhà hát Chèo.
Trần Bảng (1979), "Mấy cảm tưởng về sân khấu dân gian", Tuần báo Văn nghệ, (229).
Trần Bảng (1993), Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Trần Bảng (1999), Nói chuyện về Chèo, Tư liệu in Roneo.
Trần Bảng (2006), Nghệ thuật đạo diễn Chèo, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Hà Văn Cầu (1976), Hề Chèo chọn lọc, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Hà Văn Cầu (2002), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 17, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Hà Văn Cầu (2004), Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, NHC.
Hà Văn Cầu, Lịch sử nghệ thuật Chèo, Tư liệu in Roneo.
Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Cao Huy Đỉnh (1976), Tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lê Quý Đôn (1962), Vân Đài loại ngữ, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Lê Quý Đôn (1997), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Hùng Được - Lê Chí Dũng (1963), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học văn hóa - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Phan Thu Hiền (2006), "Văn hóa học nghệ thuật như một chuyên ngành văn hóa học", Văn hóa nghệ thuật, (10).
Phạm Đình Hổ (1960), Vũ trung tùy bút, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Phạm Đình Hổ (1972), Vũ Trung tùy bút, Nxb Văn học, Hà Nội.
M. Kagan (1983), "Tiếp cận văn hóa để nghiên cứu nghệ thuật sân khấu", Nghiên cứu nghệ thuật, (3).
Đinh Gia Khánh (1995), Dư địa chí văn hóa dân gian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Nxb Sở Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Vũ Khiêu (1996), Bàn về văn hiến Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vũ Khắc Khoan (1974), Tìm hiểu sân khấu Chèo, Nxb Lửa thiêng, Sài Gòn
Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lời giới thiệu tuyển tập Chèo cổ (1999), Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Đặng Văn Lung (1978), Diễn xướng sân khấu - Diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu, Tư liệu in rônêô, Viện Nghệ thuật.
C. Mác - Ph. Ăng ghen (1962), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Tú Mỡ (1960), Bước đầu viết Chèo, Nxb Phổ thông, Hà Nội.
Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Đình Ngôn (1993), Đường trường phải chiều, NxbSân Khấu, Hà Nội.
Trần Đình Ngôn (1996), Kịch bản Chèo từ dân gian đến bác học, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Trần Việt Ngữ - Hoàng Kiều (1967), Bước đầu tìm hiểu tiếng cười trong Chèo cổ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Việt Ngữ (1984), Cách viết một vở Chèo, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Nhà hát Chèo Việt Nam, Quan âm Thị Kính, Kịch bản Chèo cổ, Tư liệu in roneo, Hà Nội.
Nhiều tác giả (1963), Giới thiệu Thánh Tông di cảo, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Nhiều tác giả (1987), Kiến thức sân khấu phổ thông, Viện Sân khấu, Hà Nội.
Mịch Quang (2004), Khơi nguồn mỹ học dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Dân Quốc (2004), Mỹ thuật Chèo truyền thống, Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
Tất Thắng (2001), Đi tìm bản sắc dân tộc trong Chèo, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Tất Thắng (2002), Sân khấu truyền thống từ chức năng giáo huấn đạo đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tất Thắng (2006), "Đào tạo nhà văn hóa trong nghệ sĩ kịch hát dân tộc", Thông tin khoa học Nghệ thuật sân khấu và điện ảnh, (8).
Trần Ngọc Thêm (1994), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Đăng Thục (1997), Thiền học Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Trần Trí Trắc (1996), Hình tượng sân khấu và nghệ sĩ sáng tạo, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Trần Trí Trắc (2003), Sân khấu và nghệ sĩ sáng tạo, Nxb Sân Khấu, Hà Nội.
Đôn Truyền (2001), Đến với nhạc Chèo, Viện Sân khấu, Hà Nội.
Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 4, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
Tuyển tập Chèo cổ (1976), Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Viện Sân khấu (1970), Kịch bản Chèo trước cách mạng, tập 1, Tư liệu in roneo, Hà Nội.
Viện Sân khấu (1970), Kịch bản Chèo trước cách mạng, tập 2, Tư liệu in roneo, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng - Đinh Xuân Lâm (1966), "Về nguồn gốc lịch sử tuồng Chèo Việt Nam", Văn học, (4).
Trần Quốc Vượng (1978), "Hội hè dân gian với làng quê đổi mới", Nghiên cứu nghệ thuật, (1).
Trần Quốc Vượng (1996), Theo dòng lịch sử, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de tai NCKH - chinh thuc1.doc