Phương pháp kinh tếlà phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý
thông qua các lợi ích kinh tếnhằm tạo ra các tình huống để đối tượng quản lý lựa chọn
phương án hành động có hiệu quảnhất. Phương pháp kinh tếtạo ra sựquan tâm vật
chất thiết thực của đối tượng được quản lý. Nếu nhưphương pháp hành chính tác
động trực tiếp mang tính chất bắt buộc thì phương pháp kinh tếtác động gián tiếp và
không mang tính bắt buộc. Sửdụng phương pháp kinh tếsẽgóp phần phát huy tính
chủ động, sáng tạo cho người thực hiện. Sửdụng các đòn bẩy kinh tế(thuế, lãi suất,
tiền lương, thu nhập, tiền thưởng ), các biện pháp kích thích kinh tế đểlôi cuốn, thu
hút, khuyến khích các cá nhân, các doanh nghiệp phát triển theo hướng đảm bảo hài
hòa lợi ích chung với lợi ích riêng; Sửdụng chính sách ưu đãi kinh tế để điều chỉnh
hoạt động kinh tếtrong cảnước và thu hút được tiềm năng, nguồn lực của các tổchức,
cá nhân trong và ngoài nước. TPHCM cần chú ý hạn chếtiếp nhận các dựán đầu tư
cần nhiều lao động phổthông ở đô thịnhằm tạo ra hàng rào kỹthuật và công nghệ để
gián tiếp hạn chếdi cưlao động phổthông vào thành phố. Vùng đô thịhạt nhân trung
tâm cần khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao,
công nghệtiên tiến không gây ô nhiễm, sửdụng ít đất, sửdụng lao động có lựa chọn
và gắn với các trung tâm nghiên cứu.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5333 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
1
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết dân số là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội của một địa phương, một đất nước.Dân số vừa có tư cách như một chủ thể làm ra
của cải xã hội, vừa có tư cách như một đối tượng thụ hưởng của cải vật chất và dịch
vụ xã hội.Chỉ tiêu quy mô dân số ,cơ cấu dân số là những chỉ tiêu cơ bản làm nền tảng
tính toán xây dựng các phương án quy hoạch và kế hoạch kinh tế xã hội trung dài hạn.
Thực tiễn từ thành phố Hồ Chí Minh thấy sự phát triển của thành phố nhất là từ
sau khi có chính sách đổi mới có thể coi là một ví dụ điển hình về sự phát triển kinh tế
xã hội- đô thị lớn mạnh nhờ nguồn lực di dân.Và dễ hiểu rằng di dân là một việc tất
yếu của quá trình đô thị hóa.Hiện nay hai thách thức nổi bật của việc phát triển đô thị
ở thành phố Hồ Chí Minh là quy mô dân số quá lớn (khoảng 7,2 triệu người theo kết
quả điều tra năm 2009) và ngày càng có khả năng tăng nhanh do tình trạng nhập cư
vào thành phố ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.Tỷ lệ tăng có học vượt lên
trên tỷ lệ tăng tự nhiên.Nếu đối với cả nước mức sinh là vấn đề quan tâm hàng đầu
trong vấn đề phát triển dân số thì ở thành phố Hồ Chí Minh vấn đề nhập cư được đặt
lên ưu tiên.Chính vì vậy nhóm chúng tôi làm đề tài “Nhập cư tại thành phố Hồ Chí
Minh – Thực trạng và giải pháp” để tìm hiểu sâu và kỹ hơn hiện trạng nhập cư ,những
ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển đô thị ở thành phố này.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Những người di cư đến hoạt động kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu quá trình di cư của các thành phố khác vào thành phố HCM ,tìm ra
ảnh hưởng của nó với vấn đề phát triển đô thị, chính sách quản lý của nhà nước với
người nhập cư từ đó có một số giải pháp thích hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp, thực chứng, thống kê số liệu.
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
2
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Chương I : Cơ sở lý luận về nhập cư tại Tp.HCM
1.1. Khái niệm nhập cư.
Nhập cư là hoạt động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay quốc gia mới.
Dân nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để định cư hoặc
tạm trú.
1.2. Mục đích nhập cư.
Mọi người khi quyết định làm bất cứ việc gì họ đều tính cho lợi ích của họ và
những người thân của họ. Và người nhập cư cũng vậy? Tại sao họ phải nhập cư vào
thành phố Hồ Chí Minh - thành phố đông dân nhất VN với gần 8 triệu người như hiện
nay?
Nếu như những năm trước nhập cư vì lý do phi kinh tế (đoàn tụ gia đình, cưới
hỏi,…) chiếm một tỷ lệ khá cao, gần như một nửa thì bây giờ động lực kinh tế chiếm
vị trí quan trọng áp đảo. Những người nhập cư về thành phố tìm việc làm không chỉ vì
bản thân mình mà đó còn là chiến lược quan trọng của các hộ gia đình ở quê quán.
Lý do di chuyển gồm có những nguyên nhân ở cả hai nơi đi và đến.
Đối với người nhập cư từ các địa phương khác đặc biệt là vùng nông thôn, ở
nơi đi, vấn đề thất nghiệp ở nông thôn hay có việc làm nhưng thu nhập thấp là nguyên
nhân chính thúc đẩy người di chuyển đến thành phố. Điều kiện sinh hoạt ở nơi xuất cư
cho thấy mức sống, vật chất lẫn tinh thần, ở vùng nông thôn quá thấp so với thành phố
như điều kiện học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông…. Ở nơi
đến thì động lực nhập cư vì lý do kinh tế này càng được củng cố và tăng mạnh vì họ
tìm được việc làm ở thành phố tương đối dể dàng. Hơn 80% đã có thể tìm việc làm
trong tháng đầu tiên khi đến thành phố. Họ chấp nhận những điều kiện làm việc khó
khăn hơn và thu nhập có thể ít hơn người dân tại chỗ. Những cuộc điều tra về di dân
và việc làm trong khu vực không chính thức do Viện Kinh tế TP.HCM thực hiện đều
có thể chứng minh điều đó. Vài con số dẫn từ các cuộc điều tra trong cho thấy có đến
44,4% lao động hoạt động phương tiện 2-3 bánh công cộng, 43% người hoạt động trên
vỉa hè và 55% người buôn bán lưu động là người nhập cư. Điều này cho thấy đây là
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
3
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
loại ngành nghề có yêu cầu về tay nghề và vốn thấp, dễ kiếm tiền nên dễ thu hút lao
động nhập cư.
Tỷ lệ ngoại hối của đồng VN so với các đồng tiền khác trên thế giới như đồng
dollar, euro, hay bảng Anh… có khoảng cách khá xa, do đó, khi sống ở Việt Nam, với
1 mức lương như nhau hay có thể thấp hơn 1 ít so với các quốc gia phát triển trên thế
giới, Việt Nam sẽ thu hút người nhập cư từ ngước ngoài vào hơn do giá cả khá thấp,
môi trường sống khá tốt, mức thuế thu nhập không quá cao. Chỉ với 500 đô la, ở các
quốc gia phát triển, họ chỉ có thể ở những căn nhà nhỏ tạm bợ, nhưng khi đến Việt
Nam, họ có thể ăn uống, hưởng thụ cuộc sống xa hoa, thoải mái, Do đó, họ dễ dàng
chấp nhận bỏ cuộc sống hiện đại ở những quốc gia phát triển để ở lại VN sống cuộc
sống dư dả về vật chất lẫn tinh thần.
1.3. Phân loại nhập cư.
- Phân loại theo mục đích nhập cư : Nhập cư để học tập, nhập cư để làm việc và
nhập cư với mục đích khác.
- Phân loại theo khu vực : Nhập cư từ các địa phương trong nước và nhập cư từ
nước ngoài vào Việt Nam
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
4
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Chương 2 : Thực trạng nhập cư vào Tp.HCM hiện nay
2.1. Quy mô và cơ cấu dân nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số HCM ngày càng tăng, quy mô dân số lớn, nhất là dân nhập cư tạo sức ép
không nhỏ cho thành phố. Theo số liệu thống kê gần đây, tổng dân số của Tp. HCM
tính đến ngày 1/4/ 2009 là 7.123.340 người, tăng 2.086.185 người, tăng 41,4% so thời
điểm này năm 1999.Trong 10 năm, tốc độ tăng dân số bình quân của TP là 3,5%/năm.
Bảng 1 : Dân số Tp.HCM năm 1979 - 2009
Mức tăng dân số TP trong thời kỳ 1999 - 2009 bằng 2 lần mức tăng dân số thời kỳ
1989 - 1999 và bằng 3,7 lần mức tăng dân số thời kỳ 1979 - 1989. Bình quân một năm
TPHCM tăng 208.000 người, gần bằng dân số của 1 quận trung bình tại TPHCM(
bảng 2 )
Bảng 2 : Tỷ lệ tăng dân số Tp.HCM qua các giai đoạn
3419
3988.1
5037.25274.9
5454 5619.4
5809.16007.6
6230.96483.1
6725.36946.1
7123.3
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
1979 1989 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Dân số
1979 - 1989 1989 - 1999 1999 – 2009
Tỷ lệ tăng dân số chung ( % ) 1.63 2.36 3.5
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1.61 1.52 1.27
Tỷ lệ tăng cơ học (%) 0.02 0.84 2.23
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
5
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Nếu như thời kỳ 1979 - 1989 và 1989 - 1999 dân số tăng chủ yếu do yếu tố
tăng tự nhiên (tỷ lệ tăng của 2 thời kỳ này lần lượt là 1,61% và 1,52%) thì giai đoạn
1999 - 2009 dân số Tp.HCM tăng chủ yếu do tăng cơ học, tỷ lệ di cư thuần bằng 2/3
tỷ lệ dân số hàng năm của Tp.
Bảng 3 : Số lượng dân nhập cư từ các tỉnh vào Tp HCM năm 2009
Các
tỉnh
Số
người
Các
tỉnh
Số
người
Các
tỉnh
Số
người
Các
tỉnh
Số
người
Hà Nội 9458 Thái
Bình
6515 Bình
Phước
5569 Phú Thọ 2142
Hà
Giang
94 Hà Nam 3479 Tây
Ninh
10600 Vĩnh
Phúc
3079
Cao
Bằng
156 Nam
Định
9566 Bình
Dương
7055 Bắc
Ninh
4353
Bắc Cạn 211 Ninh
Bình
4005 Đồng
Nai
22383 Hải
Dương
3591
Tuyên
Quang
493 Thanh
Hóa
4062 Bà Rịa –
Vũng
Tàu
9823 Hải
Phòng
2456
Lào Cai 26 Nghệ
An
15062 Long An 21130 Hưng
Yên
2293
Điện
Biên
162 Hà Tĩnh 8064 Tiền
Giang
28379 Khánh
Hòa
7362
Lai
Châu
39 Quảng
Bình
4299 Bến Tre 25422 Ninh
Thuận
5695
Sơn La 360 Quảng
Trị
4328 Trà
Vinh
16830 Bình
Thuận
10679
Yên Bái 479 Thừa
Thiên
Huế
10558 Vĩnh
Long
16804 KonTum 1048
Hòa
Bình
777 Đà Nẵng 4247 Đồng
Tháp
17524 Gia Lai 4302
Thái
Nguyên
1547 Quảng
Nam
11859 An
Giang
14938 Đắk Lắk 8875
Lạng
Sơn
470 Quảng
Ngãi
17830 Kiên
Giang
10190 Sóc
Trăng
13130
Quảng
Ninh
825 Bình
Định
18221 Cần Thơ 10444 Bạc
Liêu
7540
Bắc
Giang
3404 Phú Yên 5923 Hậu
Giang
4869 Cà Mau 10129
Đắk
Nông
1201 Lâm
Đồng
10335 Tổng 483689
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
6
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: số lượng người nhập cư vào
thành phố HCM đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó nhiều
nhất là các tỉnh từ Thừa Thiên Huế - Bình Định và đặc biệt là các tỉnh
khu vực phía Nam xung quanh thành phố chiếm số lượng lớn như: Tiền
Giang (28379 dân nhập cư), Bến Tre (25422 dân nhập cư)….
2.2. Những mặt tích cực và tiêu cực từ quá trình nhập cư.
2.2.1. Tích cực.
Như đã nói ở trên di dân chính là điều tất yếu của quá trình phát triển đô thị
hóa.Quá trình di dân - nhập cư vào thành phố với tốc độ tăng trưởng nhanh không
phải hoàn toàn là tiêu cực. Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận dân nhập cư đã đóng
góp cho TP khoảng 30% GDP mỗi năm. Điều này cho thấy họ cũng đóng góp không
nhỏ vào sự phát triển kinh tế của thành phố.
Quá trình di cư có thể góp phần giảm nghèo thông qua vòng tuần hoàn chu
chuyển giữa thành thị và nông thôn, giữa nơi đi và nơi đến. Di cư đã trở thành chiến
lược của nhiều hộ gia đình vì nó giúp họ thoát nghèo hoặc không bị lún sâu vào đói
nghèo. Mặt khác, di cư cũng làm gia tăng nhu cầu địa phương về dịch vụ, hàng hóa,
tạo việc làm và thu nhập cho người không di cư. Tuy chưa có thống kê chính xác bao
nhiêu gia đình ở nông thôn có nhà xây kiên cố và vật dụng đắt tiền được tạo ra từ
những đồng tiền của di dân lao động đến TP.HCM, song có một thực tế là dân nhập
cư đóng góp rất đặc biệt vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn Đây cũng
là giải pháp góp phần vào chính sách xóa đói, giảm nghèo của cả nước.
Cung cấp nguồn lao động cho thành phố phát triển kinh tế. Góp phần hình
thành thị trường lao động phù hợp đối với một số ngành nghề đặc thù.
Hàng năm, Tp.HCM đón nhận 1 lượng lớn người nhập cư, ngoài đi học, hầu như
người nhập cư đến Tp với mục đích là kiếm thêm thu nhập nuôi sống mình và gia
đình. Họ là nguồn cung cấp lực lượng lao động rất lớn cho thành phố.Bên cạnh đó, để
thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ cao, thì một trong những chiến lược
hàng đầu mà thành phố phải theo đuổi là huy động nguồn nhân lực chất lượng cao
thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn, có khả năng khai thác hiệu quả các
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
7
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
tài nguyên cũng như các ưu điểm do công nghệ thông tin đem lại. Nhưng nếu chỉ dừng
lại ở nguồn nhân lực nội tại vốn có thì thành phố sẽ tự đánh mất cơ hội mở rộng phạm
vi lựa chọn của mình.Chính vì vậy nhập cư vào thành phố cung ứng nguồn nhân lực
có chất lượng cho các ngành kinh tế - xã hội
Góp phần thúc đẩy sự trao đổi về kinh tế, văn hóa, kỹ thuật giữa vùng đô thị
(nơi đến) và nông thôn (nơi đi); góp phần thúc đẩy việc hình thành các khu đô thị
mới…Quá trình di dân –nhập cư tới nơi ở mới không chỉ đơn thuần là việc họ di
chuyển người mà họ còn mang theo cả phong tục,nếp sống,văn hóa nơi họ đi.Chính vì
vậy nhập cư tạo ra sự đa dạng về văn hóa trong quá trình hình thành đô thị.
2.2.2. Tiêu cực.
Hiện với dân số khoảng 8 triệu người, chẳng bao lâu nữa TP.HCM sẽ trở thành
một siêu đô thị (với số dân từ 10 triệu dân trở lên) kéo theo đó là hàng loạt vấn đề nảy
sinh sống tập trung quá đông trên một diện tích không lớn chủ yếu trong khu vực nội
thành. Các vấn đề đó nếu không được can thiệp và giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân như: ô nhiễm môi trường,
thiếu chỗ ở, thất nghiệp, lối sống, văn hóa…
Thứ nhất, là việc gia tăng sức ép việc làm cho thành phố. Khi nhập cư vào
thành phố ai cũng mong kiếm cho mình được một công việc phù hợp với mức lương
thỏa đáng để ổn định cuộc sống nhưng không phải dễ dàng gì ai cũng có đựợc công
việc. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở TP.HCM thực tế đã tồn tại nay lại được
bổ sung thêm do tình trạng di dân ngoại thành vào thành phố, điều đó làm cho số
người có nhu cầu giải quyết việc làm mỗi năm tăng nhanh, gây nên sức ép về việc làm
tại thành phố ngày càng tăng. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn tới những mặt
tiêu cực khác phát sinh, tạo ra gánh nặng về mặt kinh tế xã hội cho thành phố.
Thứ hai, đó là tình trạng nhập cư có nguy cơ gây ra cho thành phố là tình trạng
gây mất trật tự công cộng, tác động xấu đến khung cảnh sống tại các đô thị( từ sự hình
thành tự phát của các khu ổ chuột, nơi nương thân của những người lao động nhập cư
nghèo và gia tăng sức ép cho các cấp chính quyền. Các cuộc khảo sát cho thấy, những
người di cư tới thành phố có những hạn chế nhất định về chuyên môn, tay nghề nên
phần đông trong số họ phải làm đủ các loại công việc. Cuộc sống tạm bợ qua ngày của
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
8
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
những người lang thang và di dân do hình thành nên các tụ điểm chợ lao động gây mất
trật tự công cộng và mỹ quan thành phố. Sau khi làm việc căng thẳng và mệt nhọc
người lao động thường tập trung qua đêm hoặc ở trọ tại các xóm lao động và nhà trọ
bình dân rẻ tiền, điều kiện nghỉ ngơi và sinh sống trong các khu vực này không được
đảm bảo. Do tính chất công việc, hàng ngày họ phải tiếp xúc với nhiều tầng lớp trong
xã hội, họ dễ dàng tiếp thu cả cái tốt và cái xấu. Vì vậy, ở họ rất dễ mắc các tệ nạn xã
hội gây ảnh hưởng cho vấn đề an ninh trật tự và khó khăn cho các nhà quản lý.
Thứ ba, đó là việc quá tải về sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở: mặc dù
thành phố đã được Nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng, về điều kiện nhà ở nhưng vẫn
thiếu và không đồng bộ. Thực tế quỹ nhà ở, công trình công cộng mới xây dựng mặc
dù nhanh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đô thị hóa: trường học, chăm sóc sức
khỏe, cấp thoát nước, điện sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị. Các vấn đề này
càng trở nên trầm trọng hơn khi mà càng ngày càng có nhiều người nhập cư vào thành
phố.
2.3. Quản lý của nhà nước đối với vấn đề nhập cư.
Dòng người nhập cư vào Tp.HCM ngày càng nhiều, số lượng nhập cư gia tăng rất
nhanh các năm, làm ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế – xã hội của thành
phố cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực như đã nói ở trên. Do đó, Chính phủ cần phải có sự
quản lý phù hợp để điều chỉnh dòng nhập cư góp phần vào sự phát triển của thành
phố.
Quản lý nhập cư theo phương pháp hành chính.
Để quản lý lao động nhập cư hiện nay, chính quyền thành phố sử dụng phương pháp
hành chính là chủ yếu. Phương pháp hành chính trong quản lý nhà nước về kinh tế -
xã hội là cách thức tác động trực tiếp bằng các quyết định mang tính chất bắt buộc của
nhà nước đối với đối tượng quản lý nhằm mục tiêu đã đề ra. Phương pháp hành chính
được xây dựng trên cơ sở sử dụng quyền lực của nhà nước nhằm duy trì tính trật tự,
tính ổn định của các quá trình kinh tế - xã hội. Quản lý hành chính đối với dân cư và
lao động di chuyển vào TPHCM nói riêng, ở các tỉnh thành khác trong cả nước nói
chung được thực hiện thông qua hệ thống đăng ký hộ khẩu. Hệ thống đăng ký hộ khẩu
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
9
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
đã có từ lâu ở Việt Nam, được chia thành 4 loại chính: KT1, KT2, KT3, KT4. Khác
với người dân có hộ khẩu thường trú (KT1, KT2), người nhập cư được phân loại theo
hai diện KT3 và KT4. Trường hợp đến thành phố từ một năm trở lên và có ý định cư
trú dài hạn, có nhà ở hợp pháp (hoặc nhà thuê do chủ nhà hợp pháp bảo lãnh) sẽ được
đăng ký KT3 và hàng năm cần phải đăng ký tạm trú lại. Nhân khẩu KT3 không phải
trở về quê lấy giấy tạm vắng hàng năm, chỉ cần lấy giấy tạm vắng một lần đầu tiên.
Còn diện KT4 là những người tạm trú với thời gian từ 6 tháng trở lên, phải ở nhà thuê
hay nhà trọ, hiện có việc làm ở thành phố, nhóm này phải đăng ký lại 6 tháng/lần. Đa
số nhân khẩu KT4 là công nhân khu công nghiệp và lao động ngoại tỉnh, thường tập
trung ở các nhà trọ, nhà tạm.
Theo quy định cũ, để được nhập hộ khẩu (HK) vào TP.HCM thì thời gian tạm
trú phải năm năm, có việc làm lâu dài trong các doanh nghiệp và phải có xác nhận về
việc này, đồng thời phải có nhà ở hợp pháp (phải đứng tên chủ sở hữu nhà). Trong khi
đó, Luật Cư trú Ra đời và có hiệu lực từ ngày 1-7-2007 mở ra điều kiện thoáng hơn
cho người dân về đăng ký hộ khẩu vào các đô thị lớn. Họ chỉ yêu cầu thời gian tạm trú
là một năm, bỏ yêu cầu về điều kiện công việc. Riêng chỗ ở hợp pháp thì không bắt
buộc phải đứng tên sở hữu nhà mà ở nhà thuê cũng được nếu chủ nhà đồng ý bảo lãnh.
Qua hai năm rưỡi thực hiện, hàng trăm ngàn người đã được nhập hộ khẩu vào
TP.HCM nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình. Tuy nhiên, luật cư trú chỉ áp
dụng cho dòng nhập cư ở trong nước chứ không áp dụng cho những người nước ngoài
nhập cư vào Việt Nam.
Quản lý người nhập từ từ nước ngoài vào Việt Nam.
Người nhập cư đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới từ nhiều nền văn hóa khác
nhau đã làm cho TPHCM vốn sôi động ngày càng sôi động hơn. Thế nhưng bên cạnh
những mặt tích cực đó thì vẫn tồn tại những bất cập mà chính những chính sách quản
lý lỏng lẻo, chế tài chưa đủ sức răn đe của chính quyền đã gây nên những sự việc đáng
tiếc trong thời gian vừa qua như một số người da đen phạm tội, cướp giật, lừa đảo…
Nghị định 34/CP của chính phủ quy định việc tuyển dụng và quản lý người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 12-04-2008(ngày 10-06-
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
10
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
2008,Bộ LĐ-TB&XH đã có thông tư 08 hướng dẫn thực hiện). Tuy nhiên đến nay sau
một năm thực hiện trong khi lao động nước ngoài vào VN ngày càng gia tăng thì công
tác quản lý vẫn không theo kịp.
Những quy định của Nhà nước đưa ra vẫn chưa sát thực tế : Nghị định quy định
trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải thực hiện đăng báo tuyển
dụng. Quy định này chỉ mang tính hình thức và không chứng minh được việc tuyển
người nước ngoài là do không có lao động VN thay thế theo quy định của luật pháp
VN; Quy định về cấp lại giấy phép lao động chỉ áp dụng đối với giấy phép bị hỏng
hoặc mất nhưng không quy định hướng xử lý đối với trường hợp có sự thay đổi về mặt
nội dung trên giấy phép như số hộ chiếu, chức danh công việc, tên doanh nghiệp...; Đối
với người lao động vào VN chào bán dịch vụ cũng chưa có quy định cụ thể là trong
bao lâu, gây khó khăn cho việc quản lý ,kiểm tra, giám sát; Rắc rối nhất là quy định về
cấp giấy phép lao động đối chức danh trưởng văn phòng đại diện tổng giám đốc là
người nước ngoài. Nhiều người nước ngoài trước đây thực hiện hợp đồng lao động, sau
quá trình làm việc được bổ nhiệm lên chức trưởng văn phòng đại diện.Ở thời điểm bổ
nhiệm người này được miễn cấp giấy phép lao động, nhưng khi nghị định 34/CP có
hiệu lực, họ phải xin giấy phép lao động và một trong những loại giấy tờ phải có khi
xin phép là thư bổ nhiệm với nội dung ghi rõ “phải có thời gian công tác tại công ty mẹ
trên 12 tháng”…
Tại TPHCM,với vai trò quản lý nhà nước,Sở LĐ-TB&XH TPHCM đã tổ chức nhiều
đợt thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn đồng thời áp
dụng nhiều biện pháp như nhắc nhở,xử phạt hành chính. Tuy nhiên các biện pháp chế
tài về kinh tế chưa đủ sức răn đe. Nhiều DN vi phạm sẵn sàng nộp phạt và tiếp tục duy
trì quan hệ lao động với người nước ngoài trái pháp luật. Điều đáng nói là theo quy
định tại Nghị định 34/CP,người nước ngoài sau 6 tháng làm việc tại VN mà không có
GPLĐ thì Sở LĐ-TB&XH các tỉnh,thành đề nghị Bộ Công an ra quyết định trục xuất
khỏi VN trước nay chưa có tiền lệ. Những bất cập của cơ chế cúng như quản lý lỏng
lẻo chính là nguyên nhân của tình trạng LĐPT nước ngoài ào ạt vào VN không kiểm
soát được.
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
11
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Chương 3 : Những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp
3.1. Dự báo về tính hình nhập cư và những vấn đề đặt ra.
3.1.1. Dự báo về tình hình nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dựa vào số liệu về dân số tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua
(phần 2.1), với tỷ lệ gia tăng cơ học ngày càng tăng ta có thấy trong tương lai thành
phố sẽ còn gia tăng hơn nữa số lượng người dân nhập cư do nhiều mục đích khác
nhau, không chỉ 2,23% mà sau 10 năm nữa, có thể tăng lên 3 – 4% nếu không có các
biện pháp giải quyết.
3.1.2. Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết các vấn đề.
Nhà ở cho người nhập cư :
Con người bao giờ cũng cần “an cư mới lạc nghiệp”. Nhưng ở đô thị còn có
khoảng cách rất xa giữa cung và cầu về nhà ở, nhất là ở các đô thị như Tp.HCM. Với
mật độ dân số khoảng 4000 người/km2 cùng với hàng trăm ngàn người dân nhập cư
vào thành phố hàng năm thì vấn nạn thiếu nhà ở làm cho giá nhà ở tăng lên quá cao so
với thu nhập của phần đông người nhập cư nhận được xô đẩy họ sống ở những căn
nhà tồi tàn, tạm bợ, tự phát lại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
thành phố
Hướng giải quyết :
- Cho người có thu nhập thấp ( nhất là người nhập cư ) mua nhà xã hội với chi phí
thấp.
- Xây dựng các chung cư cho thuê nhà và bán trả góp.
- Điều tiết sự gia tăng dân số đô thị phù hợp với nhịp độ và nhu cầu phát triển kinh tế
– xã hội của Tp.HCM
Giao thông đô thị :
Giao thông đô thị đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của một đô thị
không chỉ trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. Thế mà, nhập cư ngày càng nhiều,
nạn kẹt xe trở nên nghiêm trọng hơn làm cho chi phí xã hội tăng lên, ảnh hưởng đến
các hoạt động của người dân trong đô thị.
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
12
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Mặt khác, sự gia tăng phương tiện giao thông đi kèm với cơ sở hạ tầng quá cũ kĩ,
lạc hậu không chỉ gây ô nhiễm môi trường nặng nè như gây tiếng ồn, xả khói bụi, mà
còn gây nhiều tai nạn khác ( tai nạn đè chết người, thương tật..).
Hướng giải quyết :
- Xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, tránh đường giao thông chính chạy
vào trung tâm thành phố.
- Xây dựng cầu vượt tại những điểm kẹt xe trọng điểm.
- Tăng cường các tuyến xe buýt nhằm giảm bớt phương tiện cá nhân, tránh tai nạn
giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.
- Bố trí các khu cư trú gần với nơi làm việc để giảm thời gian và phương tiện đi lại
trên đường phố.
Cung cấp điện và cấp thoát nước :
Hệ thống đường dẫn điện, nước còn nhỏ bé và quá cũ kĩ, không đảm bảo được truyền
tải điện và cấp thoát nước. Thêm vào đó, dân nhập cư là một trong những nguyên
nhân lớn gây gia tăng dân số ở Tp.HCM, dẫn đến tình trạng thiếu điện nước trầm
trọng.
Hướng giải quyết :
Quy hoạch, tăng cường vốn đầu tư cải tạo và xây dựng mới các hệ thống đường truyền
tải điện và cấp thoát nước.
Ô nhiễm môi trường đô thị :
Vấn đề nhập cư làm gia tăng dân số, cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ làm
gia tăng rác thải dân dụng và công nghiệp, tăng các chất gây ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm không khí, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân
dân trong đô thị.
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
13
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Hướng giải quyết : Quy hoạch khu cư trú, mạng lưới đường giao thông và các
phương tiện vận tải để giảm mức độ gây ô nhiễm cho môi trường. Tiến hành vận
chuyển và xử lý rác thải triệt để.
Các vấn đề xã hội :
Dân nhập cư vào Tp.HCM hiện nay phần lớn là những người lao động giản đơn, dân
trí chưa cao làm cho vấn đề xã hội như trộm cắp, cướp giật, bắt cóc con tin, sử dụng
và tàng trữ ma túy, mại dâm ngày càng phức tạp và gây khó khăn cho các nhà quản lý.
Hướng giải quyết :
- Quản lý chặt chẽ số người nhập cư trên từng phường, xã .
- Thường xuyên triển khai tuyên truyền để hạn chế tệ nạn xã hội.
3.2. Các kiến nghị của nhóm :
Để kiểm soát, điều tiết di dân trên cơ sở tôn trọng quyền tự do đi lại, cư trú của
công dân một cách có hiệu quả là một vấn đề nan giải, không đơn giản,và nhà chức
trách dùng các công cụ kinh tế, xã hội là chính. Chẳng hạn, để người lao động trẻ gốc
nông thôn vui vẻ, tự nguyện ở lại quê nhà lập thân, lập nghiệp, thì phải đầu tư cải
thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đẩy mạnh khuyến nông, phát triển hệ thống bảo hiểm
nông nghiệp và bảo hiểm xã hội cho nông dân,… Thêm vào đó, nhóm chúng tôi đưa
ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với vấn đề nhập
cư vào thành phố HCM:
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lao động di chuyển vào
TPHCM, trước hết cần thống nhất một số quan điểm cơ bản như:
(1) Coi lao động nhập cư là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội,
góp phần phân bố lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động, nâng cao mức
sống.
(2) Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền thành phố trong việc lập quy
hoạch xây dựng thành phố trong dài hạn, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố theo lộ trình trong đó có tính toán quy mô, cơ cấu dân số và lao
động phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
14
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng của nhà nước :
- Một là, nâng cấp hệ thống thông tin phục vụ cho việc hoạch định chính sách
quản lý và điều tiết lao động nhập cư vào TPHCM:
Thông tin trong quản lý nhà nước là công cụ để nắm bắt những tín hiệu mới, để
nhà nước thu nhận, xử lý, sử dụng có hiệu quả từ đó đề ra những quyết định quản lý
kinh tế đáp ứng sự phát triển của đất nước trong những thời kỳ, giai đoạn nhất định.
Để hoạch định chính sách đối với lao động và thực hiện việc quản lý lao động di
chuyển vào TPHCM, chính quyền thành phố cần có thông tin đầy đủ, cập nhật về số
lượng và cơ cấu của lao động nhập cư.
- Hai là, lập và thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một
cách đồng bộ trong từng giai đoạn phát triển để điều tiết dòng lao động nhập
cư.
Trên cơ sở các định hướng phát triển vùng thành phố, Hồ Chí Minh cần có quy
hoạch cụ thể hơn bao gồm: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch các ngành,
các cấp (từ thành phố đến quận, huyện) quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung và chi
tiết).
Các quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc: Về mặt pháp luật, quy hoạch đô
thị của TPHCM được thực hiện thông qua các quy định của nhà nước đối với các hoạt
động xây dựng và các hoạt động khác của mọi chủ thể có liên quan đến việc sử dụng
không gian, kết cấu hạ tầng đô thị và tài nguyên khác (đất đai, khoáng sản, nguồn
nước, du lịch, văn hóa...) đã được xác định. Để phát triển đô thị bền vững cần thực
hiện quy hoạch một cách đồng bộ, rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt việc lập và thực
thi quy hoạch. Một trong số những “lực hút” quan trọng kéo lao động di chuyển về
TPHCM là sự sôi động của thị trường lao động với nhiều cơ hội việc làm, mức thu
nhập cao hơn ở các khu vực khác. Vì vậy, để kéo dãn dòng lao động di chuyển vào
trung tâm thành phố, việc xây dựng các đô thị vệ tinh xung quanh TP, phát triển các
khu công nghiệp ra vùng ngoại vi theo quy hoạch, kế hoạch cần đặc biệt chú trọng và
đẩy nhanh tiến độ.
- Ba là, tăng cường điều tiết và quản lý lao động di chuyển vào TP bằng các
phương pháp kinh tế, phù hợp với cơ chế thị trường và quy luật phát triển
thành phố:
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
15
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý
thông qua các lợi ích kinh tế nhằm tạo ra các tình huống để đối tượng quản lý lựa chọn
phương án hành động có hiệu quả nhất. Phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật
chất thiết thực của đối tượng được quản lý. Nếu như phương pháp hành chính tác
động trực tiếp mang tính chất bắt buộc thì phương pháp kinh tế tác động gián tiếp và
không mang tính bắt buộc. Sử dụng phương pháp kinh tế sẽ góp phần phát huy tính
chủ động, sáng tạo cho người thực hiện. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế (thuế, lãi suất,
tiền lương, thu nhập, tiền thưởng…), các biện pháp kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu
hút, khuyến khích các cá nhân, các doanh nghiệp phát triển theo hướng đảm bảo hài
hòa lợi ích chung với lợi ích riêng; Sử dụng chính sách ưu đãi kinh tế để điều chỉnh
hoạt động kinh tế trong cả nước và thu hút được tiềm năng, nguồn lực của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước. TPHCM cần chú ý hạn chế tiếp nhận các dự án đầu tư
cần nhiều lao động phổ thông ở đô thị nhằm tạo ra hàng rào kỹ thuật và công nghệ để
gián tiếp hạn chế di cư lao động phổ thông vào thành phố. Vùng đô thị hạt nhân trung
tâm cần khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao,
công nghệ tiên tiến không gây ô nhiễm, sử dụng ít đất, sử dụng lao động có lựa chọn
và gắn với các trung tâm nghiên cứu.
- Bốn là, hoàn thiện bộ máy quản lý đô thị, nâng cao hiệu quả quản lý lao động
nói chung và quản lý lao động nhập cư nói riêng ở TP:
Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý trong nền kinh tế thị trường.
Tổ chức tốt bộ máy, đổi mới cơ cấu bộ máy chính quyền đô thị là một biện pháp quan
trọng để quản lý đô thị. Chức năng bộ máy quản lý đô thị hiện nay phải tạo ra một
hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân hoạt động theo pháp luật. Để thực hiện
được các chức năng, nhiệm vụ chính trị cũng như các kế hoạch kinh tế xã hội, bộ máy
quản lý đô thị cần có đủ quyền và lực, nghĩa là Nhà nước giao quyền, phân bố hợp lý
các nguồn tài chính, còn chính quyền đô thị phải đủ mạnh để nắm quyền và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài chính để thực hiện các chức năng của mình và thực hiện
chiến lược phát triển của đô thị. Nâng cao hiệu quả quản lý lao động nhập cư vào
TPHCM không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan công an, quản lý hộ khẩu mà còn cần
thiết phải có một bộ phận chuyên trách thuộc sở Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ
trợ chính quyền thành phố, đề xuất chính sách, cơ chế và trực tiếp quản lý bộ phận lao
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
16
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
động nhập cư. Ngoài ra, ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn và quận, huyện của
TP, các trung tâm giới thiệu việc làm cũng cần có thêm chức năng theo dõi, trợ giúp
và quản lý lao động nhập cư vào TP. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức nêu trên
sẽ là yếu tố quan trọng góp phần quản lý tốt hơn lực lượng lao động nhập cư vào TP,
tạo điều kiện hỗ trợ người lao động tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu và khai thác
có hiệu quả nguồn lực này cho phát triển kinh tế thành phố.
- Năm là, đẩy nhanh tốc độ đô
thị hóa và phát triển mạnh
các khu kinh tế vệ tinh của
TP, giảm dần các yếu tố
thuộc “lực đẩy” người lao
động di chuyển khỏi nơi cư
trú.
Mối liên kết kinh tế giữa TP với
các vùng phụ cận, vùng đệm của
thành phố cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm ổn định với mức lương hấp dẫn đối với
người lao động, góp phần giảm thiểu nhập cư vào thành phố. Bên cạnh đó, TP cũng
như các địa phương có lao động nhập cư vào cần chú trọng công tác đào tạo nghề, bồi
dưỡng kiến thức về kỹ năng sống cho người lao động, nhất là lao động trẻ. Trong khi
nhiều người lao động di chuyển để tìm kiếm một công việc tốt hơn thì một số người
khác lại tìm kiếm một nền giáo dục và chăm sóc y tế cơ bản cho gia đình họ. Như vậy,
nếu chú trọng không đúng mức việc cung cấp các dịch vụ xã hội thiết yếu cho các
vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa (như trường học, trạm y tế, cơ sở hạ tầng cơ
bản…), các nhà hoạch định chính sách đã vô tình tác động tới sự lựa chọn di cư, thúc
đẩy các hộ gia đình di chuyển vì các lý do không phải để khai thác các cơ hội kinh tế.
Bằng cách tập trung chú ý hơn vào việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, sức khỏe và xã
hội tại các vùng tụt hậu về kinh tế, chính phủ có thể đi một bước dài nhằm tiến tới xóa
bỏ những lý do khiến các hộ gia đình bị buộc phải di cư. Tuy nhiên, để làm được việc
này đòi hỏi sự quan tâm đầu tư của nhà nước và sự phối hợp giữa các địa phương chứ
không thể là một nỗ lực đơn lẻ của chính quyền thành phố TPHCM.
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
17
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
KẾT LUẬN
Để tạo ra nguồn lực phát triển từ quá trình nhập cư và hạn chế các tác động tiêu
cực của động thái dân số này trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì cần
thiết phải đặt vấn đề này trong mối liên hệ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Việc quy hoạch nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển cùng với quá trình
thiết lập một thể chế kinh tế - xã hội tương ứng là một xu hướng hợp lý để xây dựng
một chính sách phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ và mang tính hệ thống. Từ đó, tạo
tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đô thị và tránh tình
trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong quá trình xây dựng chính sách phát
triển mà thành phố đã mắc phải trong thời gian qua.
Nhập cư Tp.HCM – Hiện trạng và giải pháp
18
GV hướng dẫn : TS.Nguyễn Chí Hải
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Trần Văn Tấn, Giáo trình kinh tế đô thị và vùng, NXB Xây Dựng Hà Nội –
2006.
2. TS.Phạm Thị Xuân Thọ, Địa lý kinh tế, NXB Giáo dục – 2008
3. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 – Tổng cục Thống Kê
4. TS.Lê Văn Thành, Đô thị hóa với vấn đề dân nhập cư tại Tp.HCM, Viện
nghiên cứu Tp.HCM
5. Trần Nữ Hồng Phương, Nhập cư và nguồn lực phát triển trong bối cảnh thành
phố HCM hiện nay, Viện nghiên cứu Tp.HCM.
6. Luật cư trú – Số 81/2006/QH11
7. Các trang web :
-
PORTAL : Văn bản pháp luật
- : TP.HCM: Người lao động
nhập cư “nằm ngoài tầm với các dịch vụ xã hội”
-
gop-30-GDP.html : Lao động nhập cư đóng góp 30% GDP
- …
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhap_cu_tai_thanh_pho_ho_chi_minh_a_thuc_trang_va_giai_phap_docx_6658.pdf