- Nguy cơ lây nhiễm biểu hiện ở 3 nguy cơ trên rất dễ xảy ra khi nền kinh tế chịu những
cú sốc tài chính từ bên ngoài, nhất là những cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ
trong điều kiện hội nhập kinh tế-tài chính quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Nguy cơ này cao
hay thấp phụ thuộc vào thực lực kinh tế - tài chính và mức độ đúng đắn của các chính
sách kinh tế vĩ mô của mỗi nước.
- Nguy cơ mất chủ quyền: Chính phủ có thể phải hy sinh một số mục tiêu chiến
lược để đối phó với các nguy cơ khi thực hiện tự do hoá tài chính,đồng thời giảm khả năng
độc lập trong hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội, nhất là khi xảy ra khủng
hoảng tài chính vì chính phủ buộc phải cắt giảm ngân sách, giảm các chỉ tiêu tăng trưởng và các
chương trình xã hội, chấp nhận sự trợ giúp của nước ngoài(như “liệu pháp cả gói” của Quỹ
Tiền tệ quốc tế - IMF)
32 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5961 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhìn nhận khủng hoảng kinh tế - Tài chính châu Á 1997 – 1998. Liên hệ Việt Nam trong quá trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm. Tổng sản phẩm nội địa theo đầu người tăng từ mưc 440 USD năm 1955
lên 3.012 USD năm 1996. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 39% trong nền kinh tế vào 1961 giảm
xuống còn 26.7% năm 1976 và chỉ còn 10.4% năm 1996.
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
7
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
Thái Lan đã thực thi một chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu từ thập niên 80. Năm
1986 -1990 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 28%/năm. Năm 1992 và 1993 khoảng
13%/năm. Năm 1994 và 1995 khoảng 20%/năm/ Năm 1996, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ chỉ còn 3.4% so với năm 1995. Giá trị xuất khẩu theo đầu người đạt 630USD/người
năm 1991, đã tăng lên 1.177USD/người năm 1996.
Như vậy, nhìn vào mức độ tăng trưởng GDP của Thái Lan suốt hơn 3 thập kỉ từ 1961
đến 1996,ta thấy rất đáng yên tâm vì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm luôn từ 7%
đến 8%. Tuy nhiên, chỉ tiêu GDP mới phản ánh đầu ra của nên kinh tế mà chưa đề cập đến đầu
vào. Trong khi đó từ năm 1991-1996, đầu tư Thái Lan rất cao, hàng năm chiếm khoảng 40%
GDP. Tăng trưởng cao dựa trên hiệu quả kinh tế cao của sản xuất kinh doanh mới lâu bền, tăng
trưởng cao mà chi phí tăng trưởng thấp thì mới bên vững. Bình quân từ năm 1991 tới 1996, hệ
số ICOR của Thái Lan là 5,22. Tức là phải đầu tư 5,22 Baht thì GDP mới tăng 1Baht.
+ Các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng kém hiệu quả: tăng trưởng GDP ở mức cao,
kéo dài nhiều thập kỷ, cộng thêm lãi suất tiết kiệm trong nước cao (bình quân 16.3%, trong khi
ở Mỹ là 7,6), và tỉ giá hối đoái gần như cố định tạo ra môi trường kinh doanh khá hấp dẫn cho
các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư tài chính, cho vay ngắn hạn và tín dụng thương
mại. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước nếu vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng, công ty
nước ngoài như Mỹ thì chỉ chịu lãi suất khoảng ½ lãi suất cho vay trong nước. Nếu các doanh
nghiệp tận dụng khả năng sử dụng vốn bên ngoài này không quan tâm thực sự đến hiệu quả sử
dụng vốn vay thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm, dù tổng giá trị sản lượng có thể tăng.
Việc sử dụng đến gần 90% nguồn vốn nước ngoài ở dạng đầu tư tài chính và tín dụng
ngắn hạng sẽ tạo áp lực tài chính rất lớn lên các công ty, vì phải trả lãi thường xuyên và bằng
ngoại tệ. Hậu quả, là nếu quản lý kinh doanh không tốt thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty sẽ thấp. Hơn nữa, tỉ suất thu hồi hay tỉ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân của
doanh nghiệp đã giãm từ 8%/năm vào năm 1991 xuống chỉ còn 1%/năm vào năm 1996. Trong
một nên kinh tế mà lãi suất cho vay là 16,3%/năm, còn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
là 1%/năm thì rõ ràng đã đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng ‘phá sản doanh nghiệp’
+ Ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả: Trước nhu cầu vốn của các doanh
nghiệp và do có phần buông lơi vai trò giàm sát hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đi
vay nên các ngân hàng và công ty tài chính Thái Lan rất tích cực vay nợ từ nước ngoài để tài
trợ cho doanh nghiệp trong nước.
+ Quốc gia tiến đến bờ vực mất khả năng thanh toán: trong suốt các năm 1991 -1996,
cán cân thương mại của Thái Lan luôn bị thâm hụt, tổng cộng là 35,26 tỉ USD/ Thâm hụt tài
khoản vãn lai năm 1996 tới 14.6 tỉ USD.
Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng
năm là 9%. Nhưng đếncuối năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống chỉ còn 6,4%, nợ
nước ngoài tăng quá lớn so với dự trữ ngoại tệ (nợ 90 tỷ USD, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới
40%). Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan
tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu.
- Diễn biến khủng hoảng ở Thái Lan
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
8
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
Việc đầu tư ồ ạt vào BĐS dẫn tới hậu quả tỷ lệ phòng trống của các nhà cao ốc văn phòng
và khu nhà ở lên tới 20%. Điều này đã gây khó khăn lớn cho các nhà đầu tư BĐS phải trả nợ
ngân hàng khi lãi suất lại đang ở mức cao (thời điểm này, các Công ty tài chính và ngân hàng
Thái Lan năm tới 30 tỷ USD các khoản vay không trả được của các công ty). Đồng thời Thái
Lan dựa chủ yếu vào danh mục đầu tư ngắn hạn của nước ngoài mà phần lớn trong số này được
thông qua các ngân hàng trong nước và các công ty tài chính. Như vậy các khoản vay càng trở
thành gánh nặng lớn với Thái Lan.
Chính phủ Thái Lan giữ cố định tỷ giá đồng Baht đối với đồng đô la Mỹ trong suốt 13
năm qua khiến đồng Baht trở nên kém linh hoạt và gây cản trở đối với các nhà xuất khẩu. Đồng
Baht lên giá đã làm cho hàng hoá của Thái Lan trở nên quá đắt trên thị trường Châu Âu và kể
từ giữa năm 1995 khi đồng Baht lên giá theo với đồng USD đã làm Thái Lan mất đi hàng tỷ
USD đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Như vậy từ việc mua sản phẩm và dịch vụ nước ngoài
nhiều hơn là thu nhập từ xuất khẩu và đầu tư, Thái Lan trở thành nước có mức thâm hụt tài
khoản vãng lai cao nhất thế giới (8% so với GDP năm 1996). Thêm vào đó, chính sách quản lý
ngoại hối của Thái Lan tương đối tự do, cơ chế chuyển đổi ngoại tệ đồng Baht khá dễ dàng, do
đó tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào hoặc chảy ra bất cứ lúc nào theo ý kiến
của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, khi có biến động trên thị trường Tài chính tiền tệ, luồng vốn
ngoại tệ chuyển ra ngoài tăng mạnh, đã kéo theo đồng Baht xuống giá. Bối cảnh này càng thúc
đẩy giới đầu cơ trong và ngoài nước muốn phá giá đồng Baht để kiếm lợi nhuận do chênh lệch
tỷ giá.
Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan tuyên bố sẽ không phá giá Baht, song rốt cục ngày
2/7/1997 Ngân hàng trung ương Thái Lan lại tuyên bố thả nổi đồng Baht. Ngay sau khi đồng
Baht giảm giá (15 - 20% so với USD) với mức thấp nhất 32 Bath/1USD kể từ 20 năm trở lại
đây, nó đã kéo theo phản ứng giảm giá dây chuyền đối với các đồng tiền trong khu vực như: đô
la Singapore giảm giá 5%, Peso Philippines 9 - 10% ...Ngày 14 và ngày 15 tháng 5 năm 1997,
đồng Baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức
56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280
cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ
141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị
phá sản. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho
Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar.
2.1.2.2 Philippines
Tháng 5/1997, Ngân hàng Trung Ương (NHTW) Philippines tăng lãi suất lên1,75 điểm
phần trăm và tiếp tục tăng lên 2 điểm vào tháng 6/1997. Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái
Lan, ngày 3 tháng 7 ngân hàng trung ương Philippines đã cố gắng can thiệp vào thị trường
ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ
15% lên 24%. Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống còn 38 vào
năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng.
Khủng hoảng tài chính nghiêm trọng thêm do khủng hoảng chính trị liên quan tới các vụ
bê bối của tổng thống Joseph Estrada. Do khủng hoảng chính trị, vào năm 2001, Chỉ số Tổng
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
9
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
hợp PSE (Philippine Stock Exchange) của thị trường chứng khoán Philippines giảm xuống còn
khoảng 1000 điểm từ mức cao khoảng 3000 điểm hồi năm 1997. Nó kéo theo việc đồng peso
thêm mất giá.Giá trị của đồng peso chỉ được phục hồi từ khi Gloria Macapagal-Arroyo lên làm
tổng thống.
2.1.2.3 Hong kong
Cuộc khủng hoảng nổ ra 24 giờ sau khi Vương Quốc Anh trao trảHong Kong lại cho
Trung Quốc. Tháng 10 năm 1997, Dollar Hong Kong vốn được neo vào Dollar Mỹ với tỷ giá
7,8 HKD/USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hong Kong lại cao hơn ở Mỹ. Đây là cơ sở để cho
giới đầu cơ tấn công. Nhờ có dự trữ ngoại tệ lớn lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó tương
đương 700% lượng cung tiền M1 hay 45% lượng cung tiền M3, nên Cơ quan Tiền tệ Hong
Kong đã dám chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình. Các thị trường chứng khoán
ngày càng trở nên dễ đổ vỡ. Từ ngày 20 đến 23 tháng 10, Chỉ số Hang Seng1 đã giảm 23%.
Ngày 15 tháng 8 năm 1998, Hong Kong nâng lãi suất cho vay qua đêm từ 8% lên thành 23% và
ngay lập tức nâng vọt lên 500%. Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong bắt đầu mua vào các
loại cổ phiếu thành phần của Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Cơ quan này
và ông Donald Tsang, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính Hong Kong đã công khai tuyên chiến với
giới đầu cơ. Chính quyền đã mua vào khoảng 120 tỷ Dollar Hong Kong (tương đương 15 tỷ
Dollar Mỹ) các loại chứng khoán. Sau này, vào năm 2001, chính quyền đã bán ra số chứng
khoáng này và thu lời khoảng 30 tỷ Dollar Hong Kong (khoảng 4 tỷ DollarMỹ).
Các hoạt động đầu cơ nhằm vào Dollar Hong Kong và thị trường chứng khoán của nước
này đã ngừng lại vào tháng 9 năm 1998 chủ yếu do các nhà đầu cơ bị thiệt hại bởi chính sách
điều tiết dòng vốn nước ngoài của chính phủ Malaysia và bởi sự sụp đổ của thị trường trái
phiếu và tiền tệ ở Nga. Tỷ giá neo giữa Dollar Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo toàn ở
mức 7,8:1.
2.1.2.4 Hàn Quốc
Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước
ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân
hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11
các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28 tháng 11 năm
1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó
vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của
Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%.
Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính
sách khắc khổ. Năm 1998, Hyundai Motor mua lại Kia Motors. Quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 5
tỉ USD của Samsung cũng giải thế do tác động quá mạnh của cuộc khủng hoảng, tiếp đó
Daewoo Motors phải bán lại cho General Motors. Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn
1 Chỉ số Hang Seng là chỉ số chứng khoán được xây dựng dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của các công ty lớn nhất ở
Hồng Kông
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
10
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD. Dù có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện
GDP trên đầu người, nhưng sau khủng hoảng, nợ quốc gia của Hàn Quốc tăng gấp ba lần so với
trước đó.
2.1.2.5 Malaysia
Trước khủng hoảng, tài khoản vãng lai của Malaysia thâm hụt 5%. Malaysia là quốc gia
nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, điều này phản ánh qua việc KLSE (sàn giao dịch
chứng khoán chính thức của Malaysia) được coi là sàn giao dịch có hoạt động mạnh nhất trên
thế giới (tổng giá trị giao dịch thậm chí vượt qua cả NYSE mặc dù có mức vốn hóa thị trường
thấp hơn rất nhiều). Ở thời điểm đó, mọi người đều kỳ vọng quốc gia này tiếp tục duy trì tốc độ
tăng trưởng và trở thành nước phát triển vào năm 2020. Vào thời điểm trước khi xảy ra khủng
hoảng, KLSE Index đang ở mức 1.200, đồng ringgit được giao dịch ở tỉ lệ 2.5:1 so với USD, lãi
suất qua đêm dưới 7%. Lãi suất qua đêm tăng từ dưới 8% lên 40%, làm cho mức đánh giá tín
dụng tụt xuống và xảy ra làn sóng bán chứng khoán và tiền tệ ồ ạt. Ngay sau khi Thái Lan thả
nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng
khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75
Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar. Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là
từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường tiền ở nước ngoài. Những người tham gia thị
trường tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự
tính về sử giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai. Kết quả là lãi suất trong nước của
Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới
mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997. Năm 1998, GDP giảm 6,2%, đồng
ringgit mất thêm 4,7% giá trị và KLSE tụt xuống dưới 270 điểm.
2.1.2.6 Indonesia
Tháng 7, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới
rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar Mỹ từ 8% lên 12%. Tháng 8,
đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14 thì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản
lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn. Đồng Rupiah liên tục mất giá. IMF đã thu xếp
một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar, nhưng Rupiah tiếp tục
mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở Indonesia tăng vọt. Tháng 9,
cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử.
Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt là
làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước tình hình đó, nhiều
công ty đẩy mạnh mua Dollar vào (có nghĩa là bán Rupiah ra) khiến cho nội tệ thêm mất giá và
tỷ lệ lạm phát tăng vọt.
Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến
chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên. Tình
trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát. Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị
chết do bạo động. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị.
Giữa năm 1998, Suharto buộc phải từ chức tổng thống.Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
11
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
Rupiah và Dollar vào khoảng 2000 : 1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống
mức 18.000 : 1. Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo Dollar Mỹ của
Indonesia đã giảm đi.
2.1.2.7 Nước Mỹ và Nhật Bản
Khủng hoảng khiến nền kinh tế nước Mỹ tuy không sụp đổ nhưng cũng bị tác động nặng
nề. Ngày 27/11/1997, chỉ số DJ công nghiệp giảm 554 điểm, tương đương 7,2%, NYSE tạm
ngừng giao dịch trong thời gian ngắn.
Nhật Bản cũng chịu nhiều ảnh hưởng do là nền kinh tế lớn trong khu vực. Nhiều nước
Châu Á khác ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với Nhật Bản. Vào cuộc khủng
hoảng, đồng yen Nhật giảm còn 147:1 với USD khi có những đợt bán ra ồ ạt. Tốc độ tăng
trưởng GDP của Nhật giảm từ 5% xuống còn 1,6%. Cuộc khủng hoảng Châu Á cũng làm một
số doanh nghiệp ở Nhật phá sản.
2.2 Cách tiếp cận theo hướng hiện đại
Với mục đích là làm rõ hơn nguyên nhân, diễn biến của cộng khủng hoảng tài chính – tiền
tệ châu Á 1997-1998. Nhóm đã có cách tiếp cận theo cách khác. Nếu như cách tiếp cấn trên là
theo kiểu logic đi tìm các lí do A, B, C để dẫn tới kết cục D (khủng hoảng). Còn theo cách tiếp
cận mới này, đề tài không tìm lí do theo kiểu khủng hoảng theo kiểu logic “nếu A thì B”, mà
coi khủng hoảng là kết quả của một quá trình tích lũy các tiền đề có thể gây khủng hoảng từ
thấp đến cao, là một quá trình chuyển đổi lượng thành chất. Tức là khủng hoảng có thể được
khởi động từ rất lâu bởi các thay đổi có quy mô nhỏ hàng năm, có vẻ rất không nguy hiểm,
song được tích lũy dần dần và tiến tới bùng nổ do sự chín muồi bên trong nền kinh tế hoặc
trước một số tác động bên ngoài. Tất cả cách nhìn này dựa trên mô hình “Các nguy cơ khủng
hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính” của GS. Nguyễn Thiện Nhân.
2.2.1 Mô hình “Các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh
tế - tài chính”
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
12
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
Qua biểu đồ ta thấy, khủng hoảng chỉ có thể nổ ra khi bên trong nền kinh tế quốc gia đã tích lũy
4 nguy cơ khủng hoảng là:
+ Sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp
+ Sự kém hiệu quả của các ngân hàng, công ty tài chinh
+ Sự lên giá của đồng nội tệ
+ Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán
Và khi bên ngoài có 1 tác động quyết định là sự rút vốn tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài.
Khi đồng nội tệ lên giá do quốc gia duy trì tỷ giá hối đối gần như cố định quá lâu, yếu
kém về xuất khẩu, giữ lãi suất cho vay trong nước cao hơn lãi suất các đồng tiền mạnh ở nước
ngoài, thì trước sau nguy cơ mất khả năng thanh toán sẽ ngày càng suy yếu và việc phải thả nổi
đồng tiền nội địa – tức là tăng tỷ giá hối đối chỉ còn là vấn đề thời gian.
Khi một số nhà đầu tư nước ngoài tiên đoán chính phủ nước sở tại sắp hết dự trữ ngoại tệ
để duy trì tỷ giá hối đoái cố định thì họ sẽ bán tài sản họ đã đầu tư, đổilấy ngoại tệ mang ra
nước ngoài. Lúc đầu, chính phủ các nước thường bán dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá cũ, song
đến một lúc nào đó, không còn đủ khả năng bán nữa thì sẽ thả nổi tỷ giá hối đoái. Lúc nà các
nhà đầu tư nước ngoài chưa bán tài sản (cổ phần, trái phiếu, tín phiếu) thì sẽ tìm cách bán thật
nhanh và đổi ngoại tệ mạnh để tối thiểu hóa thiệt hại của mình. Áp lực này càng làm cho tỷ giá
hối đoái tăng vọt. Đó là vòng xoáy khủng hoảng thứ nhất, tác động nhanh đến tỷ giá hối đoái.
Khi tỷ giá hối đoái tăng vọt, thì nợ nước ngoài của các ngân hàng, công ty tài chính bằng
đồng tiền nội địa sẽ tăng vọt theo, trong khi đó người dân lại đổ xô đi rút tiền tiết kiệm ra khỏi
ngân hàng. Các ngân hàng, vốn làm ăn đã kém hiệu quả, sẽ nhanh chóng mất khả năng chi trả,
phá sản. Đó chính là vòng xoáy thứ 2.
Và chỉ việc vài ngân hàng phá sản, sẽ gây tâm trạng lo âu cho người dân gửi tiền tiết kiệm
ra khỏi ngân hàng khác, họ sẽ lại chạy đi rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng, dẫn đến việc cả
các ngân hàng làm ăn hiệu quả cũng lâm vào mất khả năng chi trả, phá sản. Đó là vòng xoáy
khủng hoảng thứ 3, tác động nhanh.
Khi tỷ giá hối đoái tăng mạnh, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp tính bằng tiến nội tệ
sẽ tăng vọt, cùng với việc các ngân hàng, công ty tài chính phá sản sẽ không có khả năng cung
ứng tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động nữa. Các doanh nghiệp nào hoạt động vốn kém
hiệu quả thì giờ đây sẽ không có đủ vốn để kinh doanh, càng sớm bị đẩy tới thua lỗ và phá sản.
Khi doanh nghiệp thua lỗ thì các ngân hàng, công ty tài lại không đòi được nợ, sẽ càng phá sản
nhanh hơn. Đó là vòng xoáy thứ 4, tác động chậm hơn các vòng trước.
Khi một nước bị khủng hoảng dẫn tới hậu quả là tỷ giá hối đoái của nước đó tăng mạnh,
thì tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu từ nước đó tăng, làm cho xuất khẩu các nước có tỷ
gia hối đoái ổn định bị ảnh hưởng xấu. Điều này làm cho cán cân thương mại nước này càng
thâm hụt, khả năng thanh toán của quốc gia càng suy yếu. Đó là áp lực buộc các nước này phải
phá giá đồng nội tệ đẩy mạnh xuất khẩu, phòng ngừa mất khả năng thanh toán. Đây có thể gọi
là tác động dây chuyền của việc phá giá nội tệ của một nước tới các nước khác.
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
13
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
Tóm lại, theo mô hình chúng ta nhận ra khủng hoảng kinh tế - châu Á 1997 – 1998 đã nổ
ra với các điều kiện bên trong là tích lũy 4 nguy cơ khủng hoảng và dưới tác động lẫn nhau của
4 vòng xoáy khủng hoảng và dưới tác động dây chuyền của phá giá nội tệ.
2.2.2 Phát triển mô hình “các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng
hoảng kinh tế - tài chính” ở nước Thái Lan.
Nếu phần trên là mô hình chung để nhìn nhận một cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính.
Thì tiếp theo đề tài sẽ phát triển mô hình cho một nước cụ thể đó là Thái Lan – nơi bắt nguồn
cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998.
Với các số liệu về tình hình Thái Lan trước khi bị khủng hoảng, thì ta có thể thấy rằng:
Thực tế ở Thái Lan từ cuối năm 1996 và đầu năm 1997, ở Thái Lan đã xuất hiện đầy đủ 4 nguy
cơ khủng hoảng ở mức cao. Đó là:
+ Các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng kém hiệu quả
+ Ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả
+ Quốc gia tiến đến bờ vực mất khả năng thanh toán
Đồng Baht lên giá, do tỷ giá hối đoái gần như cố định (25,34 Baht/USD), đồn Baht bị lên giá
25%, thâm hụt tài khoản vãng lai 14,7 tỉ USD.Tương tự, ta cũng có mô hình tương tự cho quá
trình khủng hoảng ở Thái Lan:
Mô hình: các tiền đề và cơ chế khủng hoảng kinh tế - tài chính ở Thái Lan 1997
Khi đã xuất hiện 4 nguy cơ khủng hoảng, những người có đủ thông tin về các nguy cơ này
tất sẽ lo lắng. Lo sợ các ngân hàng và tổ chức tài chính phá sản sẽ thúc đẩy họ rút tiền ra khỏi tổ
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
14
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
chức này. Lo sợ tỉ giá hối đoái tăng, đồng Baht mất giá sẽ khiến họ đổ xô đi mua USD, làm cầu
USD tăng.
Thực tế ở Thái Lan, từ đầu năm 1997 đến 3.1997, người dân và các nhà đầu tư bắt đầu rút
vốn của mình ở dạng tiền mặt ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính, buộc chính phủ phải
đóng cửa TTCK một ngày 3.3.1997 và yêu cầu mọi tổ chức chính phải tăng thêm dự trữ tiền
mặt, và công bố 10 công ty tài chính ở trạng thái không bình thường.
Ngày 4 và 5.3.1997, hơn 21.4 tỉ Baht đã được rút khỏi các ngân hàng và công ty tài chính.
Sau đó một tháng, ngày 9.4.1997, tỷ giá hối đoái tăng lên 26,08 baht/USD, mức cao nhất
từ 1991.
Nếu mức độ giảm sút dự trữ quốc gia của quý 2.1997 kéo dài thêm khoảng 2-3 quý nữa
thì lúc đó dự trữ ngoại tệ quốc gia chỉ còn khoảng 10 tỉ USD, bằng 1/3 mức dự trữ ngoại tệ năm
1996 và chính phủ sẽ buộc phải thả nổi tỉ giá hối đoái vì hoàn toàn không còn khả năng bán
ngoại tệ để duy trì tỉ giá hối đoái.
Có lẽ thấy trước nguy cơ này, ngày 2.7.1007, chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng
Baht. Như vậy, cuộc khủng hoảng ở Thái Lan bùng nổ do hoạt động trước hết ở vòng xoáy
khủng hoảng số 3 (mô hình ở 2.2.1) khi người dân và nhà đầu tư rút khỏi các ngân hàng, làm
phá sản hàng loạt ngân hàng và các công ty tài chính, kế đó là tác động của vòng xoáy khủng
hoảng 2 và 1 (mô hình 2.2.1) khi họ đổi đồng baht lấy ngoại tệ USD, làm tỉ giá hối đoái tăng
vọt. chỉ trong năm 1997, hơn 22 tỉ USD cho vay ngắn hạn đã được thu hồi và rút ra khỏi Thái
Lan. Sự phá sản của các ngân hàng, công ty tài chính và sự tăng vọt của tỉ giá làm cho các
doanh nghiệp vốn đã kém hiệu quả bị thua lộ và phá sản. Và trong năm 1998, gần 4000 doanh
nghiệp ở Thái Lan bị phá sản, tạo nên vòng xoáy khủng hoảng số 4. Sự phá sản của các doanh
nghiệp, tuy tác động chậm hơn, song sẽ lại thúc đẩy quá trình phá sản các ngân hàng,công ty tài
chính, còng xoáy khủng hoảng 4.
Như vậy, tiến trình bùng nổ khủng hoảng kinh tế- tài chính ở Thái Lan có thể được mô tà
như sơ đồ trên. Dưới tác động của vòng xoáy khủng hoảng số 2 và 1, tỉ giá hối đoái sẽ tăng vọt
từ khoảng 25 Baht/USD vào tháng 6.997 lên 53 Baht/USD vào 31.12.1997, sau đó tuy có giảm
song vẫn ở mức trên 38Baht/USD vào 30.4.1998
Như vậy, với mô hình được dựng nên ta có thể thấy được các mối liên hệ giữa các nguy
cơ và các yếu tố để nhìn nhân rõ hơn cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Thái Lan và lan truyền qua
các quốc gia khác.
2.3 Hậu quả của khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
2.3.1 Hậu quả tới nền kinh tế:
- Cuộc khủng hoảng tài chính 1997 có thể khiến cho một đất nước từ trạng thái tăng
trưởng cao nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái, sụt giảm kinh tế trầm trọng. Không chỉ có
vậy, đồng tiền trong nước mất giá liên tục làm cho tình trạng vay nợ, xét trên góc độ đồng nội
tệ, thêm trầm trọng, ngay cả khi trên thực tế giá trị tài sảncủa họ không hề thay đổi. Một kết quả
tất yếu khác từ sự mất giá tiền tệ là lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng đều tăng, từ đó lãi
suất trên thị trường cũng tăng chóng mặt. Doanh nghiệp và các hộ gia đình do đó cũng phải
thanh toán lãi suất rất cao, tác động tiêu cực đến bảng cân đối tài sản của họ.
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
15
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
- Thị trường nợ ở các quốc gia mới nổi khu vực Đông Á có đặc trưng là những hợp đồng
nợ có kỳ hạn rất ngắn, thường là dưới một tháng. Do đó lãi suất ngắn hạn tăng lên ở những
quốc gia này đồng nghĩa với tác động rất lớn đến dòng tiền và bảng cân đối kế toán của các đơn
vị trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng còn phải đối mặt với một vấn đề trầm trọng khác là
khối lượng rất lớn những khoản nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ, trong khi đồng tiền trong nước bị
phá giá. Giá trị của những khoản nợ này tăng lên vùn vụt và tiếp tục làm tiêu hao đi lượng tài
sản thực đang còn rất ít của các ngân hàng. Khi mà hoạt động cấp tín dụng và cho vay sụt giảm
thì cũng đồng nghĩa với việc các hoạt động của nền kinh tế bị đình trệ và tốc độ tăng trưởng
GDP thực cũng sẽ sụt giảm theo. Nguồn lực bị bào mòn, ngân hàng không còn đủ khả năng cho
vay, khi hoạt động cho vay không còn được tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế bị thu hẹp là
điều dễ hiểu và tất yếu.
- Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ,
sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị
phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998.
Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan.
2.3.2 Hậu quả tới xã hội:
- Sự mất giá đồng tiền mở đầu cho cuộc khủng hoảng đã gần như ngay lập tức tác động
tới giá hàng hóa và dịch vụ. Lạm phát không chỉ giảm thu nhập thực tế mà cùng với sự sụp đổ
của thị trường chứng khoán, lạm phát còn làm giảm nghiêm trọng tỉ lệ dự trữ hộ gia đình.
- Biểu đồ: Lạm phát tại một số nước Đông Á 1996 - 1998
- Tác động tiêu cực tới việc làm xảy ra ngay sau khi đồng tiền mất giá. Thất nghiệp tăng
nhanh tại những nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính.
0
20
40
60
80
100
Indonesia Hàn Quốc Lào Malaysia Philippines Thái Lan
1996
1997
1998
0
2
4
6
8
10
Indonesia Hàn Quốc Malaysia Philippines Thái Lan
1997
1998
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
16
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
- Biểu đồ: Tỉ lệ thất nghiệp 1997 - 1998
- Tỉ lệ đói nghèo ngày càng gia tăng trong giai đoạn 1997 -1998. Phân biệt xã hội càng
thêm mở rộng khoảng cách. Tại Hàn Quốc, khủng hoảng đã khiến cho tỉ lệ đói nghèo tăng
mạnh từ 3% (quí IV năm 1997) đến 6.4% (suốt quí I năm 1998) và chạm mức 7.5% (quí III
năm 1998). Tại Malaysia, tỉ lệ này tăng từ 6.8% đến 7.6% (1998).
- Ngân sách cho giáo dục và y tế cộng đồng tại các nước khủng hoảng bị cắt giảm không
thương tiếc để dồn ngân sách bù đắp cho nền kinh tế.
- Tỉ lệ tội phạm và bạo lực cũng tăng cao trong giai đoạn 1997 -1999 tại những nước
Đông Á này. Mất ổn định chính trị với sự ra đi của Suharto ở Indonesia và Chavalit
Yongchaiyudh ở Thái Lan là một ví dụ điển hình. Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng với
sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Các phòng trào Hồi giáo
và ly khai phát triển mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy yếu.
- Tại Hàn Quốc và Malaysia, ngân sách chính phủ dành cho việc bảo vệ môi trường cũng
bị cắt giảm mạnh. Chính phủ Hàn Quốc đã cắt giảm 12% chi phí bảo vệ môi trường trong ngân
sách bổ sung năm 1998. Chính phủ Malaysia thì cắt giảm phần ngân sách của Bộ Khoa học,
công nghệ và môi trường.
Không những gây hậu quả nghiêm trọng tới nền kinh tế Đông Á, cuộc khủng hoảng tài chính
1997 còn có tác động không nhỏ tới xã hội.
Tóm tắt chương 2:
Qua chương 2, đề tài đã mang lại 2 cách tiếp cận: theo kiểu cổ điển và theo kiểu hiện đại
để có cái nhìn rõ nét, và dễ hiểu nhất về cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997.Tuy
là 2 cách tiếp cận khác nhau nhưng bản chất của nó là một, hai cách này nhằm hỗ trợ và bổ
sung cho nhau để giúp cho người đọc dễ hiểu và có nhiều cách nghĩ một vấn đề hơn. Trong
chương này cũng đã nói lên hậu quả của cuộc khủng hoảng để lại.
Chương 3: Bài học rút ra và tầm nhìn Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
17
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA VÀ TẦM NHÌN VIỆT NAM TRONG GIAI
GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
3.1 Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng
3.1.1. Đối với thế giới
Phải có công cụ điều tiết luồng vốn:
Không phải tình cờ khi hai nước châu Á ít bị ảnh hưởng nhất của cuộc khủng
hoảng tài chính, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng chính là những nước không tự do hóa thị
trường vốn. Và trong số những nước đã tự do hóa thị trường vốn, cũng không phải
ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tác động của cuộc khủng hoảng,
Singapore, chính là nước có hệ thống luật pháp tốt nhất.
Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng
quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài - đó là các khoản vay
ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ USD,
ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức
vay ngắn hạn - dưới 1 năm.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết trong 3 năm trước thời điểm 1997, các khoản
nợ ngắn hạn của Thái Lan chiếm tới 7-10% GDP, trong khi tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 1% GDP.
Khi xảy ra khủng hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này biến mất cũng nhanh như
khi xuất hiện, vì không hề có các công cụ điều tiết.
Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp:.
Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm
1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước châu Á,
như Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan, kéo theo việc đầu tư dư
thừa vào một số ngành kinh tế.
Việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí, với cuộc chạy đua
sở hữu tòa nhà cao nhất thế giới ở các nước châu Á là một ví dụ. Tệ hơn, việc “thừa
tiền” còn châm ngòi cho sự phát triển bong bóng của thị trường bất động sản, từ đó lại
quay lại tình trạng dư thừa tín dụng, vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn giá trị thực
của tài sản thế chấp. Kết quả là khi “bong bóng” vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu
quả.
Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo còn cho phép các ngân hàng có tỷ lệ
vốn lưu động không phù hợp. Theo số liệu năm 1997 của Ngân hàng Thanh toán Quốc
tế (BIS), ở Philippines (17%), Hồng Kông (18%) và Singapore (19%), tỷ lệ này cao
hơn nhiều so với tiêu chuẩn tối thiểu quốc tế.
Nguy cơ dư thừa vốn
Chính phủ của các nền kinh tế mới nổi không thể làm gì nhiều để ngăn “lũ” vì
nguồn cơn của sự mất cân bằng trên thị trường tài chính quốc tế không nằm trong tầm
kiểm soát trực tiếp của họ.
Chương 3: Bài học rút ra và tầm nhìn Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
18
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á không phải chỉ do người châu Á gây ra.
Ngân khố của hầu hết các nền kinh tế châu Á đều ở mức cân bằng hoặc thặng dư, và
không hề có lạm phát. Cuộc khủng hoảng xảy ra phần nhiều là do những thay đổi về
mô hình của hoạt động trung gian tài chính quốc tế.
Sự mở rộng đáng kể của khả năng thanh khoản quốc tế vào thập niên 90 đã làm
gia tăng sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới. Vì thế, các giám
đốc tài chính buộc phải tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn, thông qua các dự án
đầu tư mạo hiểm.
Chính sách kinh tế vĩ mô của các cường quốc kinh tế đóng vai trò quan trọng
trong sự mở rộng của khả năng thanh khoản quốc tế. Ví dụ như ở Mỹ, việc thâm hụt
ngân sách giảm xuống trong khi khả năng sản suất tăng lên đã dẫn đến tốc độ lạm phát
giảm và do đó lãi suất giảm.
Hệ quả tất yếu là luồng vốn đổ vào châu Á tăng lên, vì lãi suất ở châu Á cao hơn,
còn các nước châu Á nhận thấy việc vay mượn quy đổi bằng đồng đôla Mỹ hoặc yên
Nhật có lợi hơn là bằng đồng nội tệ.
Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối này không thể kéo dài. Việc tăng nguồn vốn đã
gia tăng sức ép đối với việc tăng tỷ giá hối đoái, từ đó làm trầm trọng thêm tình hình
thâm hụt thương mại. Và khi thị trường tạo sức ép giảm giá đồng tiền, tình hình càng
trở nên xấu đi do sự rút vốn đột ngột của các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường tài
chính châu Á chao đảo.
3.1.2. Đối với Việt Nam
Về phía Việt Nam, cuộc khủng hoảng là sự cảnh báo trước những nguy cơ Việt
Nam có thể gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế với chính sách như hiện nay.
Việt Nam không bị ảnh hưởng bao nhiêu trong cuộc khủng hoảng tài chánh Á châu
năm 1997, môt phần vì kinh tế Việt Nam lúc đó còn chưa hội nhập bao nhiêu vào với
kinh tế thế giới, một phần nữa là vì sự kiểm soát chặt chẽ việc tư bản ngoại quốc đầu tư
vào Việt Nam. Nhưng đến năm 2007, tình hình kinh tế Việt Nam cũng như là sự hội
nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu đã khác hẳn với cách đây 10 năm.
Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc gia
là cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho phát triển bền vững và phải trở thành một mục
tiêu và chỉ tiêu của quản lý kinh tế đất nước, quản lí ngành và mỗi doanh nghiệp. Cần
đưa ra các chỉ tiêu như tỉ suất lợi nhuận, và tỉ suất giá trị gia tăng trên vốn riêng của
doanh nghiệp theo các ngành, theo các thành phần kinh tế và theo địa phương trong cả
nước, đồng thời theo dõi chặt chẽ sự biến động của chỉ số ICOR với mỗi địa phương và
cả nước.
Thứ hai, để các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển bền vững thì lãi suất vốn
vay để đầu tư phải tương đương với hoặc nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Vậy, để phát triển bền vững , lãi suất tín dụng chủ yếu phải hình thành từ quan hệ cung
cầu vốn trên thị trường chứ không dựa vào ý chí của nhà nước. Nếu lãi suất tín dụng
Chương 3: Bài học rút ra và tầm nhìn Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
19
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp có tính
cạnh tranh cao, thì doanh nghiệp có thể sẽ càng phát triển nhanh và hiệu quả kinh
doanh cao.
Thứ ba, cần có một tổ chức chuyên trách của chính phủ theo dõi sự biến động
của lạm phát, tỉ giá hối đoái, lãi suất tín dụng trong nước và quốc tế, cán cân tài khoảng
vãng lai, nợ quốc gia, hiệu quả kiinh doanh của các doanh nghiệp để đề suất chính sách
và điều tiết cần thiết, đảm bảo phát triển quốc gia bền vững với tăng trưởng tương đối
cao.
3.2 Những nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện tại
Tất cả những phần trên, đề tài đã đề cập đến nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và
những bài học mang lại cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng châu Á 1997. Vậy dựa trên
những khía cạnh ấy, đề tài chúng tôi sẽ đề cập đến những nguy cơ có thể gây ra khủng
hoảng tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, và xem xét Việt Nam có thể bị
khủng hoảng như vậy hay không.
3.2.1 Nguy cơ từ bên trong
Có thể nói nguy cơ từ bên trong xuất phát từ nội tại nền kinh tế, từ sự bất cập của
hệ thống tài chính, cơ chế chính sách, quản lí trong quá trình mở cửa và tự do hóa
thương mại. Những nguy cơ đó là:
- Tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tăng trưởng thấp: Nếu như tốc độ tăng
trưởng kinh tế 1986 – 1990 là 4,4%, giai đoạn 1991 – 1995 là 8,18%, giai đoạn 1996 –
200 là 6,95% thì giai đoạn 2001 – 2995 là 7,51%. Con số tương ứng là 8.17% và
8.48% trong các năm 2006 và 2007. Tuy nhiên liên quan đến vấn đề chất lượng tăng
trưởng,có thể nói tốc độ tăng trưởng của Việt Nam không cao vì hiệu quả đầu tư còn
thấp, được thể hiện qua chỉ số ICOR – là hệ số cho biết số đơn vị đầu tư (tính theo %
của GDP) cần thiết để đạt được 1% đơn vị tăng trưởng GDP, nghĩa là nếu chỉ số này
càng cao thì hoạt động càng kém hiệu quả. Nhìn vào bảng ta thấy Việt Nam có chỉ số
ICOR cao hơn hẳn các nước có chỉ số phát triển tương đương.
Bảng : Chỉ số ICOR của VN so với các nước trong khu vực
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của IMF và World Bank
Chương 3: Bài học rút ra và tầm nhìn Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
20
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
Để rõ cho vấn đề này, ta lấy ví dụ như Đài Loan đã duy trì tốc độ tăng trưởng
9,7%trong suốt 20 năm mà chỉ cần đầu tư 26,2% GDP, trong khi đó Việt Nam đầu tư
tới 33,5% GDP nhưng chỉ đạt 7,6%. Nói cách khác, cái giá phải trả cho sự tăng trưởng
của Việt Nam cao gấp đôi so với Đài Loan.
- Thâm hụt ngân sách nhà nước:Ngân sách nhà nước (NSNN) mặc dù có thâm hụt
song vẫn ở mức cho phép là dưới 5% GDP trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, theo báo
cáo Kiểm toán Nhà nước năm 2006 và niên độ ngân sách năm 2005, có 7.622,5 tỷ đồng
thu chi sai nguyên tắc phải xử lý, trong đó có 1.339,5 tỷ đồng là tiền do Nhà nước bỏ ra
mà đã mất đi. Kiểm toán cũng cho thấy thu và chi NSNN, đặc biệt là chi thường xuyên,
chi xây dựng cơ bản có vấn đề. Tất nhiên, hơn 7.600 tỷ đồng không phải tất cả là sai
phạm. Nhưng con số mà kiểm toán phát hiện thể hiện sai sót, thu không đúng, không
đủ cho NSNN, chi sai chế độ, vượt dự toán,lãng phí, thậm chí là gian lận của các tổ
chức cá nhân, có thể nói đã đáng báo động và xảy ra ở hầu hết các đơn vị được kiểm
toán.
- Mất cân đối trong cán cân thương mại, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO): Trong khi các nước Trung Quốc và Thái Lan có
cán cân thanh toán dương với qui mô lớn, tăng dần qua các năm, thì VN có cán cân
thanh toán là số âm lớn do nhập siêu cao và số nhập siêu cũng tăng dần qua các năm.
Thể hiện ở bảng dưới:
Cán cân thanh toán của VN và các nước (2006-2008)
Nguồn: IMF,WB,2008
Nguyên nhân của nhập siêu là do Việt Nam chủ yếu tăng nhập khẩu máy móc
thiết bị và nguyện vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu trong khi giá cả của hầu hết
hàng hóa nhập khẩu tiếp tục tăng hoặc ở mức cao. Nhậpsiêu lớn, ngoài nguyên nhân cụ
thể, như tính gia công hàng xuất khẩu còn lớn, công việc phụ trợ chưa phát triển, xuất
khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô sơ hoặc nông sản chưa qua chế biến hay mới sơ
chế. Việc mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan theo cam kết của WTO cùng hàng hóa
trong nước, hàng hóa nhập khẩu và chưa có cơ chế kiểm soát nhập khẩu hiệu quả đã
tác động nhất thời đến việc nhập khẩu.
- Nợ nước ngoài có xu hướng tăng lên mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng kiểm soát:
Năm 1993, Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng mất khả năng thanh toán nợ, bị các tổ
chức tài chính quốc tế xếp vào danh sách các quốc gia nghèo mắc nợ nặng nề (HIPCs)
Chương 3: Bài học rút ra và tầm nhìn Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
21
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
với tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP lên tới 173%. Sau hơn 10 năm tích cực cơ cấu lại và trả
nợ, tỷ lệ này của Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 34%, mặc dù trong thời gian này,
Việt Nam thu hút thêm hàng chục tỷUSD vốn vay nước ngoài. Hiện nay nợ nước ngoài
của Việt Nam chiếm khoảng gần 40% GDP và nợ thực tế chỉ chiếm khoảng 30% GDP.
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thếgiới (WB) và các
tổchức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế như Moody’s, Standard & Poor’s thì tình trạng
nợ nước ngoài của Việt Nam tương đối bền vững và vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
- Hệ thống tài chính – ngân hàng yếu kém: Trong những năm qua, cùng với quá
trình cải cách kinh tế, hệ thống tài chính – tiền tệ nói chung và thị trường tài chính Việt
Nam nói riêng có những bước phát triển nhất định. Tuy đạt được không ít thành tựu,
song TTTC Việt Nam vẫn còn được xem là kém phát triển. Những yếu kém của hệ
thống ngân hàng Việt Nam đó là:.
Rõ ràng, trong bối cảnh sau khi gia nhập WTO,vớinhữngyếukémnêutrên,chắc
chắnTTTCViệtNamsẽphảiđốimặtvới khôngíttháchthức.Cácngânhàngtrong
nướccóthểmấtthịphầnđángkể,mặcdù hiệnđangcómộtthịphầntiềngửivàtín dụng tương
đối lớn. Trong bối cảnh mở cửa kinh tế - tài chính, tình trạng yếu kém năng
lựcvềvốn,quảntrị,côngnghệ,cùngvới nhữngrủirohệthốngcòncao,sẽđặthệ thống tài chính
Việt Nam vào vị thế dễ bị tổn thương nếu không có những biện pháp điều hành quản lý
vĩ mô thích hợp. Rủi ro này có thể gia tăng trong bối cảnh Việt Nam dần mở
cửatàikhoảnvốntrong cáncânthanhtoán quốctếvàchophépđồngtiềnViệtNam được
chuyển đổi hoàn toàn.Mộttháchthức nữa là một số đối tượng yếuthếcóthểgặp khókhăn
về vốndomộtsốthịtrường,lĩnh vực có thể bị “bỏ rơi”, nhất là các khoản cho vay nhỏ đối
với nông dân cũng như các khoản tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Điềuhànhchínhsáchtiềntệ-tỷgiácủa Chính phủ còn nhiều bất cập:
Nhưđãphântíchởtrên,vớinợnước ngoàithấpvàthặngdưlớntrongcáncân vãng lai, Việt
Nam hiện nay,cũng tươngtự nhưnhiềunướckháctrongkhuvựcđược
đánhgiálàítbịtổnthươnghơntrướcmột cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán so với cách
đây 10 năm. Tuy nhiên, Nouriel Roubini thuộctổchứcRoubiniGlobalEconomicslại cho
rằng chính việc tăng dựtrữngoạitệlại đang tạo ra những rủi ro mới. Những rủi ro
nàyđangtạoramộtcuộckhủnghoảngtài chínhmớinhưngkhôngphảibắtnguồntừ
“cúsốc”vềcáncânthanhtoánnhưnăm 1997, mà là sự bùng nổ và phá sản trên các thị
trường tài sản. Chính sách gắn chặt đồng nội tệ với đồng USD của các nền kinh tế châu
Á và tăng nhanh dự trữ ngoại tệ đangdẫntới tăng trưởng quá mức lượng tiền và tín
dụng, cácsứcéplạmphátvà“cácbongbóng”tài sản trên các TTCK và bất động sản. Điều
này cuối cùng sẽ dẫn tới những tổn thương tương tựnhưnhữngdòngvốnnướcngoàilớnđổ
vào trong nước, làmbùngnổtíndụng,tình trạng“quánóng”và“cácbongbóng”đã
xuấthiệntrướccuộckhủnghoảngtàichính 1997. Dự đoán này của Roubini dựa trên “ba
yếu tố không thể”: một nền kinh tế không thể kiểm soát khả năng thanh toán trong
nước và quản lý tỷ giá hối đoái của nó nếu tài khoản
vốncủanềnkinhtếđểngỏ.Nếucốđịnh đồng nội tệ, các dòng ngoại tệ đổ vào sẽ tạo
Chương 3: Bài học rút ra và tầm nhìn Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
22
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
áplựctănglượngtiền.NgânhàngTrung ương(NHTW)cóthểtìmcáchvôhiệuhoá ảnh hưởng
của việc tăng nguồn dự trữ ngoại hốibằngcáchbánchứngkhoánđểthuvề lượng tiền mặt
dư thừa. Nhưng lại xuất hiện một khó khăn, đó là việc bán trái phiếu sẽ có xu hướng
làm tăng lãi suất và do vậy lại thu hút thêm các dòng vốn. Do đó, khả năng các NHTW
châu Á vô hiệu hoá thành công dòng vốn đổ vào là hết sức có giới hạn và do vậy,
dựtrữngoạihốităngthậmchícónghĩalà lượng tiền mặt dư thừa sẽ tăng.
- Không thể phủ nhận việc giá xăng dầu và một số nguyên liệu sản xuất
trênthịtrường thếgiớităngnhanhtrongthờigianqualà
nguyênnhânkháchquandẫntớiviệctăng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng hiện nay. Tuy
nhiên,vấnđềlạmphátởViệtNamkhông đơnthuầnchỉlàdoyếutốkháchquan,mà quan trọng
hơn chính là do các yếu tố chủ quan, có tính nội tại của nền kinh tế. Cụ thể
là,thứnhất,nếulạmphátcónguyênnhân chủ yếu từ việc tăng giá thế giới thì các nước
khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… cũngphảichịucúsốctươngtự.Tuynhiên,
lạm phát ở các nước này tính đến thời điểm hiệntạilạithấphơnđángkểsovớiViệt Nam.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 ở TrungQuốclà6,5%,Indonesia6,3%,Hàn
Quốc3,4%,TháiLan3,0%,Singapore2,7%, Malaysia 1,9%, Đài Loan 1,9%,trongkhichỉ
số này ở Việt Nam là 12,6%. Nguyên nhân chính là Việt Nam có tỷ lệ đầu tư/ GDP cao
kỷ lục, tín dụng tăng trưởng rất nhanh, trong đómộttỷlệrất lớn đượcdànhchocácDN nhà
nước kém hiệu quả. Đồng thời tính không độc lập của Ngân hàng Nhà nước làm xói
mòn khả năng điều hành chính sách tiền tệvàchốnglạmphátcủacơquannày.Thứ hai, tuy
đã nhìn thấy và đưa ra một số chính sáchkiềmchếlạmphátnhưngđiềuquan
trọnglàChínhphủchưanhậnthứcđúng hoặccốtìnhphủnhậnnhữngnguyênnhân rất cơ bản
dẫn đến lạm phát. Ở lĩnh vực tiền tệ,đólàtăngcungtiềnvàtíndụng.Trong giaiđoạn
vừaqua, ViệtNamtiếpnhậnkhá nhiều nguồn vốn FDI, đầu tư gián tiếp, ODA, kiều hối…
từ nước ngoài. Dòng ngoại tệ chảy vào VN rất lớn gây sức ép tăng giá VND, và do đó
có nguy cơ làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu, làm cho tình trạng thâm hụt cán cân
thương mại thêm nghiêm trọng.
3.2.2 Nguy cơ từ bên ngoài:
Nếunhưnhữngnguycơtừbêntrong xuất phát từ nội tại nền kinh tế, đặc biệt là sự
yếukémcủahệthốngtàichính,thìnhững nguycơtừbênngoàilạixuấtpháttừquá trình hội
nhập, mở cửa, tự do hoá tài chính, tựdohoáthươngmại,hoặcdolâynhiễm khủng hoảng.
Tổng kết cho thấy có 5 nguy cơ mà tự do hoá tài chính có thể gây ra:
- Nguy cơ tiền tệ hay nguy cơ mất giá nội tệ do chính sách tỷ giá hối đoái không
hợp lý vànhàđầutưnướcngoàidễdàngchuyển vốn ra nước ngoài.
- Nguy cơ tiền tháo chạy do thiếu các biện pháp kiểm soát dòng vốn ngắn hạn.
- Nguycơvỡnợdosửdụngtiềnvay ngắnhạnđầutưdàihạn(nhưởTháiLan
trongcuộckhủnghoảngtàichính-tiềntệ 1997-19998). Nguy cơ này càng nghiêm trọng khi
xảy ra biến động tỷ giá, giá bất động sản, giá trị của tài sản thế chấp vay ngân hàng và
giá chứng khoán.
Chương 3: Bài học rút ra và tầm nhìn Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
23
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
- Nguy cơ lây nhiễm biểu hiện ở 3 nguy cơtrênrấtdễxảyrakhinềnkinhtếchịu những
cú sốc tài chính từ bên ngoài, nhất là nhữngcuộckhủnghoảngtàichính-tiềntệ
trongđiềukiệnhộinhậpkinhtế-tàichính quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Nguy cơ này cao
hay thấp phụ thuộc vào thực lực kinh tế - tài chính và mức độ đúng đắn của các chính
sách kinh tế vĩ mô của mỗi nước.
- Nguy cơ mất chủ quyền: Chính phủ có thể phải hy sinh một số mục tiêu chiến
lược để đối phó với các nguy cơ khi thực hiện tự dohoátàichính,đồngthờigiảmkhảnăng
độc lập trong hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội, nhất là khi xảy ra khủng
hoảng tài chínhvìchínhphủbuộcphảicắtgiảmngân sách,giảmcácchỉtiêutăngtrưởngvàcác
chương trình xã hội, chấp nhận sự trợ giúp của nướcngoài(như“liệuphápcảgói”củaQuỹ
Tiền tệ quốc tế - IMF)…
Tómlại,nềnkinhtếViệtNamđãxuất hiện những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ
mô.Thậmchí,cóthểnóirằngnhữngdấuhiệu tiềnkhủnghoảng1997-1998đãxuấthiệnở
ViệtNam.Dựđoánnàychỉkhácở3điểm: thứ nhất, vay nợ của Việt Nam vẫn nằm trong
phạmvikiểmsoátđược;thứhai,ViệtNam vẫnchưatựdohoátàikhoảnvốn;thứba,
chưacómộtcúsốcđủmạnhtừbêntrong hay bên ngoài nền kinh tế.
Từnhữngphântíchởtrên,cóthểthấy khủnghoảngtàichính-tiềntệởViệtNam nếu xảy
ra sẽ mang đặc thù sau:
- Khủng hoảng xuất phát từ khu vực kinh tế nhà nước nhiều hơn từ các khu vực
kinh tế khác. Đây là điểm khác biệt so với đặc điểm củakhủnghoảngtàichính-
tiềntệchâuÁ 1997-1998 xuất phát từ khuvựctưnhân.Sở dĩ như vậy là vì, khác với đại đa
số các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò
rất quan trọng ở Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, tín
dụngvàthuNSNN.Tuynhiênnếukhủng hoảng tài chính - tiền tệ nổ ra, chắc chắn khu vực
này sẽ chịu tác động đầu tiên và hậu quả nặng nề hơn bất cứ khu vực nào khác.
- Mặcdùlĩnhvựchoạtđộngcủangân hàng hiện nay đã trở nên đa dạng hơn (như
ngânhàngcóthểthamgiatronglĩnhvực kinhdoanhchứngkhoán,bảohiểm,v.v...),
nhưngdocấutrúctàichínhcủaViệtNam vẫn dựa trên ngân hàng nên khủng hoảng tài
chính sẽ có dạng thức của khủng hoảng ngân hàngdonhữngyếukémđặcbiệtcủakhu vực
này trong khi các định chế tài chính phi ngân hàng còn kém phát triển.
- Với nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc và điều kiện quốc tế khác hẳn so với năm
1997, cóthểnóikhủnghoảngtàichính-tiềntệ chưathểxảyraởViệtNamtrêndiệnrộng. Nếu có
xảy ra thì chỉ có thể là khủng hoảng cụcbộởmộtsốlĩnhvựccủanềnkinhtế. Song, trong
quá trình mở cửa, tự dohoátài chính, tự do hoá tài khoản vốn, Việt Nam vẫn có thể phải
đối mặt nhiều hơn với những rủi rotàichính,bấtổntàichính.Nhữngrủiro hay bất ổn tài
chính này ít hay nhiều còn phụ thuộc phần lớn vào điều kiện nội tại của nền kinh tế,
đặc biệt là sức mạnh của hệ thống tài chính-ngânhàng.Tuynhiên,nhữngdiễn biến vừa
qua trên thị trường trong và ngoài nước cho thấy Việt Nam đangphảiđối mặt
vớinhữngrủironghiêmtrọng,đặcbiệtlà tronglĩnhvựctàichính-tiềntệvànhững vấn đề kinh
tế vĩ mô khác. Chính vì thế, việc phối hợp chính sách giữa các quốc gia ở cấp
Chương 3: Bài học rút ra và tầm nhìn Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
24
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
vùng,giữacácquốcgiavớicáctổchứctài chính quốc tế trong việc xây dựng “hệ thống
cảnhbáosớm” làhếtsứccầnthiết,đặcbiệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập
sâu rộng vào hệ thống tài chính quốc tế.
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 đã nêu lên những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng cho các nước trên
thế giới và có những bài học riêng cho Việt Nam. Phần khá quan trọng, trong chương
này cũng phân tích được tình hình kinh tế Việt Nam, chỉ ra những nguy cơ của cuộc
khủng hoảng châu Á 1997 có tồn tại trong đất nước Việt Nam. Sau cuối cũng kết luận
rằng: Dù Việt Nam có tồn tại những nguy cơ ấy, tuy nhiên vẫn còn thiếu 3 yếu cơ bản
để xảy ra 1 cuộc khủng hoảng lớn đến mức như vậy. Và tất nhiên Việt Nam cũng cần
tập trung chú trọng phát triển kinh tế chứ không được chủ quan.
Kết luận
25
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
KẾT LUẬN
Đề tài đã giải quyết được tất cả các mục tiêu đề ra. Nhóm nghiên cứu đã dựa trên
cơ sở lý thuyết để làm rõ nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng châu Á 1997-
1998 dưới 2 cách tiếp cận là hiện đại và cổ điển, đồng thời nêu ra những hậu quả mà
cuộc khủng hoảng để lại.
Với việc dựa trên những bản chất gây ra cuộc khủng hoảng nêu ở chương 2, đến
chương 3, đề tài cũng rút ra những bài học cơ bản nhất cho nền kinh tế trong nước và
Việt Nam trên quan điểm của nhóm nghiên cứu. Nhóm đã giải quyết một vấn đề khá
quan trọng của đề tài là cho thấy rằng Việt Nam dù có tồn tại những yếu tố gây ra
khủng hoảngnhưng chưa thể tạo ra một cuộc khủng hoảng như vậy vì thiếu 3 yếu tố cơ
bản. Nếu không tập trung phát triển kinh tế bền vững, không khắc phục những điểm
yếu đang mắc phải trong nền kinh tế gia nhập thị trường thì vẫn có thể xảy ra và đưa
Việt Nam đi xuống.
Tài liệu tham khảo
26
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
TÀI LIỆU VÀ CÁC LINK THAM KHẢO:
Khủng hoảng tài chính-mô hình lý thuyết và những nguy cơ đối với Việt Nam trong
quá trình hội nhập hiện nay- Lê Vân Anh - 2008 - ĐHQGHN
Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008). Về khủng hoảng tài chính – mô
hình lý thuyết và những nguy cơ đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay.
kinh-t-chau-a-1997-mt-goc-nhin&catid=94:phantichcoban&Itemid=284
chinh-chau-a-n%C4%83m-1997
1999.tailieu
khung-hoang-tai-chinh-chau-a-1997
20070619.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanluong_blogspot_com_khtc97_3776.pdf