Đề tài Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội

Tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người, đó càng là một nhu cầu cần thiết đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội, là nhóm đối tượng được thu nhận và nuôi dưỡng trong Trung tâm, sống cách biệt về địa lý với gia đình, người thân và thế giới bên ngoài. Do đó, người già ở đây thường hạn chế về các mối quan hệ xã hội bên ngoài kèm theo đó là thiếu thốn về nhu cầu quan hệ tình cảm khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của Trung tâm. Bên cạnh đó, mỗi con người sống trong môi trường nhất định thì luôn có những mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh, có mối quan hệ với con người xung quanh, nhờ đó mà loài người đã tạo ra xã hội của mình. Người già cô đơn, không nơi nương tựa sống trong Trung tâm cũng không nằm ngoài quy luật đó. Họ cần có mối quan hệ tình cảm với con người và môi trường xung quanh mình. Được nuôi dưỡng tập trung, người già cô đơn trong Trung tâm luôn có những mối quan hệ tình cảm gắn bó với Trung tâm, với cán bộ nhân viên cơ sở và những người cùng môi trường chung sống. Đặc biệt, ở người già xuất hiện những mối quan hệ tình cảm khác giới đặc biệt. Tuy nhiên, những mối quan hệ tình cảm này không phải lúc nào cũng mang tính bền vững mà thường rất phức tạp và có thể để lại nhiều hệ quả khó lường. Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu về quan hệ tình cảm cho người già cần quan tâm ngăn chặn và giải quyết những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới này. Đối với vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già cô đơn tại các Trung tâm bảo trợ xã hội cần có sự phối kết hợp, giúp đỡ từ nhiều phía như gia đình, người thân, chính quyền địa phương, Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục và đặc biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Thực tế, hiện tại Trung tâm chưa có một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nào làm việc và hỗ trợ trong lĩnh vực này. Đặc biệt, Trung tâm bảo trợ xã hội là nơi đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ như: tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục, hoàn trả các đối tượng xã hội về gia đình và địa phương, đối với tất cả các loại đối tượng xã hội gồm người già, trẻ em, người tàn tật. Do đó, Trung tâm chưa thể tập trung quan tâm đến một lĩnh vực cụ thể của các đối tượng xã hội, nhất là việc đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm của người già cô đơn, không nơi nương tựa. Hiện nay, chính sách nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, nuôi dưỡng về mặt vật chất mà chưa quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu xã hội khác đối với những đối tượng xã hội được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Điều này cho thấy, vấn đề đáp ứng nhu cầu tinh thần và quan hệ tình cảm cho người già cô đơn, không nơi nương tựa cần có sự quan tâm của Nhà nước, Trung tâm nuôi dưỡng, các tổ chức xã hội, cá nhân và đặc biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội” với mong muốn đi sâu tìm hiểu về nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, đặc biệt là nhu cầu quan hệ về mặt tình cảm; tìm ra những trở ngại và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người già. Đồng thời, tìm hiểu vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. MỤC LỤC Phần I. MỞ ĐẦU . 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu . 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . . 6 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Giả thuyết nghiên cứu .11 Phần II. NỘI DUNG .13 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 13 1. Cơ sở lý luận .13 1.1. Lý thuyết vận dụng . 13 1.2. Khái niệm công cụ . 14 2. Cơ sở thực tiễn .15 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 15 2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .16 Chương II: Nội dung và kết quả nghiên cứu . .22 I. Nhu cầu về quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội là một vấn đề cần được xã hội, Trung tâm và các tổ chức quan tâm, đáp ứng . 22 1. Nhu cầu quan hệ chung 22 2. Nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới .25 II. Thực trạng các mối quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội . 26 1. Các mối quan hệ tình cảm của người già cô đơn tại Trung tâm .26 2. Rào cản và hệ quả từ những mối quan hệ tình cảm của người già .32 III. Vai trò can thiệp trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội .34 1. Những kinh nghiệm về đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn tại Trung tâm 34 2. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội 35 2.1. Vai trò can thiệp, trợ giúp trực tiếp . 35 2.2. Vai trò tác động và hoàn thiện chính sách xã hội .36 IV. Trường hợp điển cứu 37 1. Giới thiệu trường hợp .37 2. Tiếp cận trường hợp dưới phương pháp CTXH cá nhân .38 Chương III. Lượng giá kết quả và những bài học kinh nghiệm .43 1.Lượng giá kết quả thực tập .43 2.Những bài học kinh nghiệm 44 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 45 1. Kết luận 45 2. Khuyến nghị .45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .47 PHỤ LỤC .48 Báo cáo này gồm 60 trang

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trợ xã hội. Do đó, có thể thấy rằng người già cô đơn không nơi nương tựa được nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm bảo trợ xã hội rất ít mối quan hệ với gia đình và người thân. Ngay cả khi còn giữ mối liên hệ thì đó cũng không phải là những mối quan hệ mật thiết, bền chặt. + Với bạn bè: Có thể trước đây họ đã có những người bạn thân, những bạn đồng hương, nhưng thời điểm hiện tại đã mất liên lạc. Bạn bè hiện tại đối với họ là bạn cùng phòng, bạn cùng sinh sống trong Trung tâm. Người già cô đơn, không nơi nương tựa được sắp xếp chỗ ở hỗn hợp với những đối tượng xã hội khác như: người già lang thang xin ăn đang trong thời gian qui định (ở Trung tâm 3 tháng), người già mắc bệnh tâm thần, thanh niên khuyết tật,…Do đó, người già cô đơn có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều thành phần khác nhau, mở rộng các mối quan hệ của bản thân. Tuy nhiên, theo quan sát thực tế cho thấy, những mối quan hệ tình cảm bạn bè của người già cô đơn trong Trung tâm không được tốt. Người già tại đây thường ít có bạn thân để chia sẻ tâm sự, ít chơi với người cùng phòng. Nguyên nhân có thể do họ không tìm thấy sự tương đồng ở nhau, hoặc bản tính của họ không muốn giao lưu với người khác, không thể hoà hợp được với những người khác. Điều này cũng không có gì là lạ, khi người già thường là người có nhiều biến đổi và rối loạn về tâm sinh lý, sống không hợp nhau là lẽ tất yếu. Những bạn trẻ sống cùng người già thường khó chịu khi người già lúc nào cũng nhận xét và đánh giá về mình, trong khi người già luôn cho rằng mình nói đúng sự thật. Do đó, người già thường không được thoải mái về tinh thần và luôn cảm thấy khó chịu. Minh chứng cho vấn đề này là người già cô đơn thường hay xảy ra va chạm, xích mích với bạn cùng phòng, nhất là đối với những đối tượng có vấn đề về sức khoẻ tâm thần; người già bản tính đã khó chịu nên họ không thể chịu đựng hay nhường nhịn những đối tượng khác trong cùng một môi trường sống. Họ thường xuyên cãi vã, nói xấu nhau, quát mắng nhau mỗi khi được dịp tiếp xúc. Như vậy, trong môi trường sống hỗn hợp nhiều thành phần đó, người già cô đơn rất khó tìm thấy sự chia sẻ và khó có được những mối quan hệ tốt với những người xung quanh. + Với các tổ chức xã hội: Mặc dù sống trong Trung tâm, người già không có mối quan hệ trực tiếp với các tổ chức xã hội bên ngoài, nhưng họ vẫn có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm của mình đối với những tổ chức xã hội đã từng gắn bó. Đặc biệt, người già đã từng tham gia hoạt động thanh niên xung phong, làm nhiệm vụ chiến trường ngày xưa vẫn hát say sưa những bài ca trường sơn, kể chuyện say sưa về những ngày tháng oanh liệt, trong họ luôn ẩn chứa tấm lòng yêu nước sâu sắc. Điều này chứng tỏ, mặc dù thực tế họ đã không còn giữ các mối quan hệ với tổ chức xã hội bên ngoài nhưng trong thâm tâm người già vẫn hồi ức và thường sống lại với những kỷ niệm xưa, vẫn thể hiện mối quan tâm của mình với đất nước và xã hội. Mối quan hệ với Cán bộ, Nhân viên cơ sở, người nuôi dưỡng và môi trường sống trong Trung tâm Sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội IV- Ba Vì- Hà Nội, người già cô đơn thường xuyên được tiếp xúc với nhân viên quản lý, nhân viên y tế và chịu ảnh hưởng bởi môi trường sinh hoạt của Trung tâm. Điều này cũng có phần ảnh hưởng trực tiếp đến những mối quan hệ tình cảm của người già. + Quan hệ với Cán bộ, nhân viên, người nuôi dưỡng: Hằng ngày được tiếp xúc và chịu sự quản lý của nhân viên trong cơ sở, đã hình thành nên những mối quan hệ gắn bó đối với người già. Có thể là thái độ quý mến, quý trọng nhưng cũng có khi là sự thù ghét, chống đối đối với đội ngũ nhân viên cơ sở. Thực tế, khi được phỏng vấn thì nhiều người già đã bày tỏ lòng biết ơn đối với nhân viên trong Trung tâm. Với câu hỏi “Ông (bà) cảm thấy nhân viên quản lý trong Trung tâm mình đối xử với ông (bà) như thế nào?”, đã nhận được nhiều câu trả lời dạng như “ Nhân viên rất tốt với tôi”, “ Họ đối xử rất tốt”,… Đây chính là những bằng chứng thể hiện người già trong Trung tâm có mối quan hệ gắn bó tình cảm khá thân thiết đối với nhân viên cơ sở. Điều này cũng cho thấy, đội ngũ nhân viên cơ sở đã phần nào quan tâm (thể hiện thái độ chăm sóc tốt) đối với người già cô đơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người già khi được hỏi thì trả lời ngược lại, thậm chí còn có thái độ phản kháng và trách móc cán bộ, nhân viên cơ sở. Điển hình như câu trả lời “Ăn cơm xong là nó khoá cửa lại luôn, không được ra ngoài”, cộng thêm vẻ mặt tức giận. Thái độ cộng với cách xưng hô của đối tượng này đã chứng tỏ thái độ không thoải mái của họ đối với nhân viên cơ sở. Về phía nhân viên cơ sở, mặc dù bận rộn nhiều công việc nhưng luôn làm tròn công tác chăm sóc và nuôi dưỡng đối với người già tại Trung tâm. Những khi rảnh rỗi, họ thường ngồi nói chuyện và tâm sự với người già cô đơn, khuyến khích các cụ hát hò, kể chuyện,… + Với môi trường sống trong Trung tâm: Người già cô đơn hầu hết đều cảm thấy thoải mái khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của Trung tâm. Họ hài lòng với điều kiện sống hiện tại, vui vẻ chấp nhận và sống rất bình thản. Đặc biệt, những người có nguyện vọng sống lâu dài tại Trung tâm luôn có thái độ sống tốt, gắn bó với mọi người và coi đây thực sự là nơi dừng chân của cuộc đời. Với thái độ đó, họ không còn tư tưởng ra bên ngoài xã hội sống, họ chăm chỉ lao động và hưởng thụ cuộc sống như hưởng thụ sự an nhàn của tuổi già. Thậm chí, họ rất yêu mến và cảm thấy thích thú với môi trường sống này. Có cụ được hỏi thì trả lời “ Tôi cảm thấy môi trường sống ở đây rất dễ chịu nên muốn ở lâu dài luôn”. Tuy nhiên, cũng có những đối tượng cảm thấy không thoải mái vì phải sống chung với rất nhiều thành phần đối tượng xã hội khác nhau. Họ không có một không gian riêng để tự mình hưởng thụ cuộc sống. Bên cạnh đó, điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng của Trung tâm rất eo hẹp, người già vốn đã khó ăn lại càng nhàm chán và không thiết ăn uống, không đảm bảo dinh dưỡng khiến người già gầy yếu, bệnh tật,…người già cô đơn phải chấp nhận tất cả những điều kiện này khiến họ mệt mỏi và buồn chán. Đôi khi họ không còn muốn tiếp tục sống trong Trung tâm mà vẫn phải gắng sống, vì chẳng còn biết đi đâu. Quan hệ tình cảm khác giới: Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng nhu cầu về tình cảm là một nhu cầu thuộc về bản năng của con người, đó là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đối với con người. Bởi con người không sống độc lập riêng lẻ mà luôn có mối quan hệ với xã hội xung quanh. Tình cảm khác giới và nhu cầu tình dục cũng thuộc về bản năng của con người. Khi giữa hai con người đã nảy sinh mối quan hệ tình cảm khác giới, thì nhu cầu quan hệ tình dục giữa họ là điều tất yếu. Điều này đã lý giải cho những mối quan hệ tình cảm khác giới nảy sinh giữa người già tại Trung tâm, giữa họ nảy sinh mối quan hệ tình cảm và dẫn họ tới thực hiện các hành vi tình dục. Đôi khi, không phải chỉ xuất phát từ tình cảm mà họ thực hiện hành vi đó. Đối với các cụ già là nam giới, thì quan hệ tình cảm khác giới với họ không chỉ nhằm mục đích chia sẻ tâm sự mà còn hướng tới thoả mãn nhu cầu tình dục. Nhiều trường hợp thực hiện hành vi tình dục chỉ nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu hoặc mục đích trao đổi vật chất (giá trị vật chất thực tế như: thuốc lá, gói mì tôm,…). Các đôi thường tranh thủ những lúc vắng người (giờ ăn tập trung, giờ ngủ, giờ lao động,…) để “gặp gỡ”. Những nơi thường được lựa chọn làm “điểm hẹn” có thể là góc nhà, vườn rau hay thậm chí là phòng ở chung. Đã có những trường hợp người trong phòng bắt quả tang chị em dẫn khách vào phòng để thực hiện những hành vi tình dục. Đối với các cụ bà, quan hệ tình cảm khác giới là nhu cầu cần thiết và nhằm tới sự chia sẻ tâm sự, giúp đỡ chăm sóc nhau khi bệnh tật,…nhu cầu tình dục không còn trở nên cần thiết đối với họ. Nhưng khi đã nảy sinh mối quan hệ tình cảm khác giới với một cụ ông thì buộc họ phải chấp nhận đáp ứng nhu cầu tình dục của đối phương. Những câu chuyện tình đẹp trong Trung tâm luôn là những mẩu chuyện hài để mọi người bàn tán. Điều đáng chú ý, là các đối tượng hầu như chưa được kiểm tra sức khoẻ định kỳ, không được khám xét nghiệm HIV, do đó tình trạng này có thể trở thành nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh dịch. Mặc dù, nhận biết được thực trạng này nhưng cán bộ và nhân viên quản lý cơ sở rất khó khăn trong việc đưa ra giải pháp khắc phục và cải thiện tình hình. Vấn đề nan giải ở đây chính là làm thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới cho người già cô đơn mà vẫn kiểm soát và phòng tránh được những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới đó. Rào cản và hệ quả từ những mối quan hệ tình cảm của người già Rào cản trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già: Có thể nhận thấy những rào cản trong việc đáp ứng nhu cầu tình cảm người già xuất phát từ những yếu tố sau: + Bản thân người già: Rào cản lớn xuất phát từ bản thân người già. Bởi họ bước vào Trung tâm với một tâm trạng và thái độ bị động, coi đó là nơi cuối cùng của cuộc đời,...Người già cô đơn luôn có tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân, cảm thấy mình là người vô giá trị, là người thừa của xã hội. Vô hình chung họ đã tạo cho mình một rào cản tâm lý với môi trường sống trước mắt. Ngoài ra, nhận thức hạn chế đã đưa họ đến suy nghĩ sai lầm, luôn nhìn nhận xung quanh như suy nghĩ của bản thân, từ đó mà tự gây áp lực cho chính bản thân mình. Đối với nhu cầu tình cảm nam nữ và quan hệ tình dục, bản thân người già chỉ biết đó như một nhu cầu bản năng mà ít có sự kiểm soát về mặt lý trí, nên thường không đem lại cảm giác thoải mái về mặt tâm lý, lúc nào cũng cảm thấy bị cộng đồng lên án. Họ không biết rằng đó là nhu cầu bản năng của mỗi con người, và xã hội phải thừa nhận cũng như trân trọng những mối quan hệ tình cảm khác giới đó. Do vậy, người già cô đơn đã tự tạo nên một rào cản cho chính bản thân để hạn chế những mối quan hệ xã hội của họ với môi trường và con người xung quanh. + Yếu tố xã hội: Điều kiện vật chất và chế độ chăm sóc ở Trung tâm không thể đáp ứng được những mong muốn của người già. Bởi đây chỉ là môi trường quản lý và nuôi dưỡng các đối tượng xã hội, hoạt động chủ yếu dựa vào trợ cấp xã hội của Nhà nước dành cho các đối tượng, Trung tâm không thể đủ kinh phí để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng. Từ chỗ chưa đáp ứng đầy đủ về nhu cầu vật chất dẫn đến người già không thoải mái về nhiều mặt khác. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến tinh thần, chỉ lo nghĩ về cuộc sống bên ngoài không nhìn nhận và quan tâm đến cuộc sống thực tại. Sống chung với nhiều đối tượng xã hội khác nhau, dễ dẫn tới những bất hoà và căng thẳng đối với người già cô đơn tại Trung tâm. Họ phải chấp nhận và chịu đựng những mối quan hệ xung đột, mâu thuẫn với người cùng phòng. Thái độ phục vụ và chăm sóc của nhân viên trong cơ sở, thái độ ứng xử của họ đối với người già chưa nhiệt tình, đặc biệt là thái độ kỳ thị đối với người già rất dễ gây nên tâm lý mặc cảm cho người già. Ngoài ra, gia đình các đối tượng là một yếu tố cản trở lớn đến việc đáp ứng nhu cầu tình cảm của người già. Gia đình chính là mối liên hệ tình cảm vững chắc nhất đối với mỗi cá nhân, nhưng người già thường bị tách rời gia đình, thậm chí bị cắt đứt mối quan hệ với gia đình. Chính những vấn đề về gia đình khiến người già suy nghĩ nhiều và lo lắng quá mức. Do nhiều vấn đề khác nhau đã cản trở và ảnh hưởng sâu sắc tới việc đap ứng nhu cầu tình cảm cho người già tại Trung tâm. Những hệ quả từ các mối quan hệ của người già cô đơn: Trong các mối quan hệ của người già cô đơn có thể dễ dàng gây ra những hệ quả bất lợi. + Người già cô đơn ít có mối quan hệ mật thiết với gia đình, khiến họ dễ trở nên cáu gắt, trầm cảm,…dần dần mất cảm giác về mối quan hệ tình cảm yêu thương gắn bó với gia đình và người thân. + Những mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ giữa người già cô đơn với bạn cùng phòng, nhân viên và người nuôi dưỡng,…có thể gây nên những căng thẳng về mặt tâm lý cho người già, khiến người già nảy sinh thái độ căm ghét hoặc thực hiện những hành vi gây hại như đánh nhau, phá phách,… + Những mối quan hệ tình cảm khác giới và tình trạng quan hệ tình dục bừa bãi của người già nam giới làm tăng nguy cơ lây truyền các loại bệnh dịch qua đường tình dục cho những đối tương khác (như: lậu, giang mai, HIV,…). Trong khi đó, Trung tâm chưa đủ điều kiện để xét nghiệm và khám chữa những dịch bệnh này. + Đối với các cụ bà, khi nảy sinh mối quan hệ tình cảm khác giới có thể làm tăng nguy cơ bị bạo hành tình dục, gây tổn thương đến thể chất và tinh thần. III. Vai trò can thiệp, trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội Những kinh nghiệm về nâng cao đời sống tình cảm cho người già tại Trung tâm Trung tâm bảo trợ xã hội IV đã làm rất nhiều nhiệm vụ trong cùng lúc đối với tất cả các đối tượng xã hội như: tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục,… Bên cạnh đó, những nhân viên quản lý ở đây còn gánh vác thêm nhiều nhiệm vụ khác và phải giải quyết tất cả những vấn đề nảy sinh của các đối tượng ( giảng hoà mâu thuẫn, xử lý trộm cắp, dự phòng tránh thai,…). Đặc biệt, còn quan tâm đến những sinh hoạt thường ngày của các đối tượng xã hội, luôn đảm bảo cho các đối tượng xã hội được an toàn. Vấn đề về nhu cầu quan hệ tình cảm của người già trên thực tế ít được nhân viên cơ sở quan tâm đến, song trong quá trình giải quyết các vấn đề nảy sinh đã bao gồm những vấn đề quan hệ tình cảm của người già. Thông qua quá trình làm việc với Kiểm huấn viên và tiếp xúc trao đổi với nhân viên làm việc trực tiếp với các đối tượng người già, có thể tiếp thu được những kinh nghiệm trong quá trình làm việc của đội ngũ nhân viên cơ sở. + Cho phép người già còn gia đình có nguyện vọng về thăm gia đình được thực hiện mong muốn của họ. Người già khi có nhu cầu về thăm gia đình, viết đơn xin phép ban quản lý và được về thăm gia đình theo thời hạn (những dịp lễ, tết,…). + Phân công những đối tượng xã hội còn trẻ khoẻ hỗ trợ giặt giũ, giúp đỡ người già yếu (giúp đỡ tự nguyện) + Tổ chức sinh hoạt tập thể mỗi dãy nhà hoặc cả khu (1 lần/tuần) + Tổ chức các hoạt động xem phim, đọc báo tập trung để giải trí + Trong giải quyết những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm: thường xuyên phải giải quyết những xung đột nảy sinh giữa các đối tượng + Thường xuyên hỏi thăm và trò chuyện với người già cô đơn, không nơi nương tựa để lắng nghe những chia sẻ của họ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những mối quan tâm chung mà thực tế chưa có một biện pháp nào trực tiếp tác động để đáp ứng đầy đủ nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già tại Trung tâm. Do đó, vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm cần có sự quan tâm giải quyết từ nhiều phía, trong đó có vai trò của nhân viên công tác xã hội. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội Vai trò can thiệp, hỗ trợ trực tiếp Công tác xã hội là một ngành khoa học xã hội mang tính thực hành thực tiễn cao. Mục đích hướng đến của công tác xã hội là giải quyết những vấn đề xã hội và nâng cao năng lực cho các nhóm yếu thế, giúp họ có khả năng vượt qua khó khăn của chính bản thân. Người già là nhóm đối tượng yếu thế, một trong những đối tượng quan trọng mà công tác xã hội hướng đến. Đặc biệt, người già được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ là những đối tượng đặc thù cho sự tác động trợ giúp của công tác xã hội. Họ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương về tâm lý, mặc cảm về bản thân rất cần nhận được sự quan tâm của xã hội. Đối với vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, với vai trò là người can thiệp trực tiếp các đối tượng, nhân viên công tác xã hội giải quyết vấn đề ở những mặt sau: Hỗ trợ về mặt tâm lý: Thông qua hoạt động tham vấn, nhân viên công tác xã hội giúp người già cô đơn được an ủi và ổn định về mặt tâm lý. Trong quá trình làm việc, nhân viên công tác xã hội giúp các đối tượng hiểu rõ tình trạng nhu cầu và những mối quan hệ tình cảm thực tại, giúp người già cô đơn kiểm định các mối quan hệ xã hội của họ, giúp họ nhận ra giá trị của bản thân. Để từ đó, người già cô đơn không còn mặc cảm, tự ti mà có thể làm quen và mở rộng mối quan hệ của mình với những người xung quanh. Giải quyết vấn đề ưu tiên: Cùng người già thảo luận để tìm ra vấn đề ưu tiên giải quyết của họ, những khó khăn chủ yếu gây nên vấn đề đó và xây dựng kế hoạch hành động. Ví dụ: Người già thường buồn chán và không muốn giao tiếp với người khác; trong trường hợp này cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự buồn chán và điều gì khiến họ không muốn giao tiếp với người khác để tìm giải pháp xoá bỏ nguyên nhân gây nên tình trạng đó. Thay đổi nhận thức của người già: Cung cấp những kiến thức xã hội để thay đổi nhận thức của người già về một vấn đề mà họ đang nhìn nhận sai lầm. Từ đó giúp họ có suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống. Ví dụ: giúp họ hiểu được nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới không phải là một vấn đề xấu mà đó là nhu cầu bản năng của con người, nhu cầu này quan trọng đối với họ như thế nào,… Vai trò trung gian: Làm việc với gia đình để gia đình có những tác động tích cực đối với người già. Làm việc với Trung tâm, đội ngũ nhân viên để tìm ra giải pháp hỗ trợ người già. Thay đổi nhận thức của nhân viên cơ sở về nhu cầu của người già, giúp họ có thái độ làm việc và thái độ ứng xử với người cao tuổi tốt hơn, tránh thái độ kỳ thị đối với người già. Vai trò tác động và hoàn thiện chính sách xã hội Chính sách xã hội là một lĩnh vực vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến thực trạng trẻ em và người già lang thang. Thực tế, Đảng và Nhà nước đã xây dựng rất nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội trong đó có vấn đề trẻ em và người già lang thang xin ăn, nhưng hiệu quả mang lại của các chính sách này rất thấp. Trong vấn đề này, nhân viên công tác xã hội chính là một dịch vụ xã hội làm nhiệm vụ đưa các chính sách xã hội áp dụng vào thực tiễn đời sống. Đồng thời có những đề xuất để chính sách đưa ra mang tính khả thi cao, áp dụng trực tiếp, không qua các khâu trung gian cồng kềnh làm mất tính hiệu quả của chính sách. Những chính sách cần tác động như: Chính sách về dân số, gia đình và trẻ em; chính sách ưu đãi người cao tuổi; chính sách xoá đói giảm nghèo cho các địa phương;… Ngay trong môi trường của Trung tâm, nhân viên công tác xã hội có thể đánh giá hiệu quả những chính sách và biện pháp mà Trung tâm đã áp dụng để giải quyết vấn đề cho các đối tượng, từ đó cùng phối hợp với Trung tâm đưa ra giải pháp khả thi hơn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong giải quyết vấn đề đó. IV. Trường hợp điển cứu Giới thiệu trường hợp Bà V.T.T, 60 tuổi, thường trú tại 78 Bạch Mai – Hoàn Kiếm – Hà Nội, không có trình độ học vấn, không nghề nghiệp. Bà không có gia đình, hiện tại chỉ còn anh trai đang sống theo địa chỉ trên. Bà T đã bỏ đi lang thang từ rất sớm và có tiền sử vào tù 1 lần. Bà T đã nhiều lần vào Trung tâm bảo trợ xã hội IV (trên 3 lần), với cùng lý do lang thang không có người nuôi dưỡng. Anh trai bà hiện tại chỉ ở nhà bán quán nước, con cái đã đi làm nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn. Anh trai và các cháu vẫn giữ liên hệ với bà T, anh trai vẫn lên thăm và mang quà cho bà (1-2 tháng/lần), gia đình anh trai bà muốn cho bà ở lâu dài tại Trung tâm. Bà T hiện tại vẫn khoẻ và có thể lao động nhẹ như quét dọn vệ sinh, nhặt cỏ rau,… và có khả năng tự phục vụ tốt. Bà T là người rất khó tính, thường xuyên gây gổ và cãi vã người khác. Mặc dù sống ở Trung tâm đã quen, nhưng bà vẫn có mong muốn được về thăm gia đình anh trai. Hiện tại bà T đang gặp nhiều vấn đề về tình cảm như mong muốn được về tham gia đình anh trai, bà đang có quan hệ tình cảm với một anh chàng trẻ cùng sinh sống trong Trung tâm. Tiếp cận trường hợp dưới phương pháp CTXH cá nhân Để hỗ trợ bà T, giúp bà giải quyết nhu cầu quan hệ tình cảm, phương pháp công tác xã hội cá nhân được lựa chọn để can thiệp là phương pháp tối ưu nhất. Quá trình can thiệp được tiến hành theo các bước của tiến trình công tác xã hội cá nhân từ bước tiếp cận đến bước xây dựng kế hoạch. Bước 1: Tiếp cận thân chủ Bước tiếp cận thân chủ được tiến hành khá thuận lợi. Sau khi được phân công theo nhóm làm việc và thảo luận với Kiểm huấn viên, tôi bắt đầu tìm đối tượng và tiếp cận đối tượng. Lựa chọn bà T là một sự ngẫu nhiên, khi tôi đang trò chuyện với các cụ bà trong một phòng ở thì bà T bước vào. Tôi chào: “ Cháu chào bà ạ!”, bà chỉ nói “ Chào cô!”. Sau đó bà đã nảy sinh xích mích với các bà khác trong phòng. Thì ra, bà T cũng là thành viên trong phòng. Các bà đang cãi nhau về chuyện quà gia đình mang lên cho bà, bà T ăn một mình mà không chia cho các cụ khác cùng ăn. Một lúc lâu sau, bà T mới quay lại nhìn chằm chằm vào tôi, thấy vậy các bà cùng phòng nói “ Cô ấy là sinh viên thực tập mới đến”, nghe xong bà không biểu lộ chút thái độ gì và lại đi ra ngoài. Mãi đến ngày hôm sau tôi mới tiếp cận được bà T. Trong lúc bà đang quét dọn vệ sinh, tôi đã mạnh dạn nói chuyện và làm quen với bà. Hai bà cháu vừa nhặt lá, vừa nói chuyện vui vẻ. Sau đó, tôi đã nhiều lần tiếp cận với bà để thu thập thông tin, lúc nhặt cỏ rau, khi lại quét vệ sinh. Chính lần đầu tiếp cận này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi bắt đầu cho quá trình tìm hiểu đối tượng. Bước 2: Xác định vấn đề Thông qua trò chuyện với bà T, có thể xác định được những vấn đề bà đang gặp phải chủ yếu là: + Đời sống vật chất thiếu thốn + Không có gia đình, chỉ còn mối liên lạc duy nhất với người anh trai và bà vẫn có mong muốn được về thăm anh cùng các cháu. + Bà rất khó chịu và thường cãi vã, gây gổ với người khác + Bà đang có mối quan hệ tình cảm với một thanh niên trong Trung tâm, và mong muốn giữ khoảng cách. Trên đây là những vấn đề chính mà bà T đang cần được giải quyết. Bước 3: Thu thập thông tin Quá trình thu thập thông tin được tiến hành ngay từ bước tiếp cận thân chủ, thông qua trò chuyện với thân chủ, tham khảo ý kiến của Kiểm huấn viên và nhân viên quản lý cũng như qua phân tích dữ liệu thông tin lưu giữ trong hồ sơ và tập phiếu lưu của thân chủ. Những thông tin thu được gồm: + Thông tin về cá nhân (tuổi, sức khoẻ, tính cách, sở thích, địa chỉ, tiểu sử, nguyện vọng,…) Tuổi: 60 tuổi Sức khoẻ: bình thường, hay bị nhầm lẫn Tính cách: khó tính, hay phán xét người khác Sở thích: thích được yêu và được tôn trọng Nguyện vọng: muốn được về thăm gia đình anh trai và mong muốn bạn tình giữ khoảng cách + Thông tin về gia đình (hoàn cảnh gia đình, sự quan tâm của gia đình tới thân chủ, nguyện vọng của gia đình,…) Không có gia đình, chỉ còn anh trai Hoàn cảnh kinh tế gia đình anh trai khó khăn Gia đình người anh vẫn quan tâm và thăm hỏi thân chủ + Thông tin về mối quan hệ xã hội của thân chủ (mối quan hệ tình cảm, nhu cầu về quan hệ tình cảm,…) Bà T vẫn giữ mối liên hệ với gia đình anh trai Bà T có nhu cầu về quan hệ tình cảm, đặc biệt là quan hệ tình cảm riêng tư. Ngoài ra, nhiều thông tin về những tâm sự của bà T, cảm nhận của bà về cuộc sống và con người ở Trung tâm, cũng đã được thu thập. Bước 4: Chuẩn đoán Qua phân tích và đánh giá những thông tin thu được, có thể thấy vấn đề bà T ưu tiên giải quyết là vấn đề về quan hệ tình cảm. Trong đó có thể ưu tiên giải quyết hai vấn đề chính là: + Giảm bớt những căng thẳng và tình trạng thường xuyên gây gổ xích mích với người khác + Bảo vệ mối quan hệ tình cảm tốt với bạn tình nhưng phải được tôn trọng và giữ khoảng cách Cũng thông qua những thông tin thu thập được , có thể xác định những thành phần sau chính là nguồn lực hỗ trợ cho quá trình trợ giúp thân chủ: + Trung tâm bao gồm cán bộ và nhân viên quản lý đối tượng + Gia đình người anh trai + Bạn bè (bạn cùng phòng, cùng sống trong Trung tâm) + Bạn tình + Nhân viên công tác xã hội + Các tổ chức xã hội liên quan Trong đó, để giải quyết hai vấn đề trên thì thân chủ, bạn bè cùng phòng và bạn tình của thân chủ cùng nhân viên công tác xã hội chính là những thành phần tham gia trực tiếp trong quá trình can thiệp. Bước 5: Lên kế hoạch trợ giúp Mặc dù tiến trình can thiệp trường hợp điển cứu chỉ được thực hiện đến bước mô tả và xác định vấn đề ưu tiên cũng như tìm được nguồn lực hỗ trợ thân chủ, nhưng có thể dự kiến một kế hoạch trợ giúp thân chủ với những mục tiêu chung nhất. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP THÂN CHỦ Vấn đề cần giải quyết Hoạt động Thành phần tham gia Giảm bớt cảm xúc tức giận, Tạo lập mối quan hệ tốt với bạn bè cùng sinh hoạt trong Trung tâm + Tham vấn cá nhân Mục đích: Giúp thân chủ làm chủ được những cảm xúc tức giận và kiểm soát được hành vi của bản thân trong khi giao tiếp với bạn bè. Giúp thân chủ học cách tự kiềm chế bản thân + Thảo luận nhóm Cùng các cụ khác trong phòng trò chuyện và giúp họ hiểu thân chủ, cùng chia sẻ ý kiến với thân chủ Khuyến khích các cụ kể chuyện vui, mọi người cùng lắng nghe và góp ý kiến + Làm việc với Trung tâm, cán bộ quản lý: đề xuất ý kiến thay đổi chỗ ở cho thân chủ, sắp xếp cho thân chủ cùng ở với những đối tượng cùng hoàn cảnh, và nguyện vọng,… + Thân chủ + Nhân viên CTXH + Bạn bè cùng phòng Duy trì mối quan hệ tình cảm khác giới, giữ khoảng cách (chỉ coi như bạn thân) + Tham vấn cá nhân Mục đích: Giúp thân chủ hiểu được ý nghĩa của mối quan hệ tình cảm đó, lường trước những tình huống có thể nảy sinh, đồng thời khuyến khích thân chủ đối mặt với vấn đề, nâng cao khả năng ứng phó của thân chủ trong các tình huống cần tránh. Có thể trao đổi với bạn tình của thân chủ để họ hiểu được nguyện vọng của thân chủ, từ đó thực hiện theo những mong muốn của thân chủ. Hai người có thể là bạn chia sẻ tâm sự, nhưng phải tôn trọng nhau. + Thân chủ + Bạn tình của thân chủ + Nhân viên CTXH Chương III. Lượng giá kết quả và những bài học kinh nghiệm Lượng giá kết quả thực tập Thông qua quá trình thực tập tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội, bản thân tôi được đi sâu tìm hiểu thực tiễn đời sống và tiếp cận với các đối tượng xã hội, một trong những đối tượng yếu thế của công tác xã hội.Qua đợt thực tập, đã giúp tôi nâng cao tầm hiểu biết và học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống thực tiễn. Cụ thể là: Những tiến bộ của bản thân: So với mục tiêu đã đặt ra, bản thân tôi nhận thấy những tiến bộ qua đợt thực tập còn rất hạn chế. Tuy nhiên, tiến bộ lớn nhất của bản thân tôi là đã tiếp cận được đối tượng và thu thập được những thông tin cơ bản để mô tả được vấn đề của thân chủ. Đồng thời, bản thân đã không ngừng học hỏi những kinh nghiệm từ Kiểm huấn viên và nhân viên tại cơ sở. Một tiến bộ nữa là bản thân tôi đã biết thu thập và sàng lọc các thông tin thu thập được một cách chính xác. Những học hỏi được từ đợt thực tập Qua đợt thực tập, bản thân tôi đã hiểu hơn và nhận thấy nhiều vấn đề mới sau: + Thực tiễn đời sống vô cùng phong phú ( những cảnh ngộ, những nguyên nhân của thực trạng các vấn đề xã hội,…) + Hiểu biết thêm rất nhiều thông tin về cơ sở thực tập (lịch sử hình thành và phát triển, đối tượng được hưởng lợi, cơ cấu tổ chức, hoạt động chủ đạo, nguồn tài nguyên và tài trợ cho cơ sở,…) + Tìm hiểu được rất nhiều vấn đề về cơ sở thực tập: công việc của các nhân viên, khó khăn của các nhân viên khi làm việc với đối tượng, vấn đề về mối quan hệ giữa các đối tượng trong cơ sở,… + Thực trạng đội ngũ nhân viên công tác xã hội vô cùng thiếu thốn (toàn trung tâm chỉ có hai nhân viên qua đào tạo trung cấp và cao đẳng lao động xã hội). + Đội ngũ kiểm huấn viên hầu hết không chuyên nghiệp, ít những kinh nghiệm về kỹ năng công tác xã hội. 2. Những bài học kinh nghiệm của bản thân qua đợt thực tập + Kinh nghiệm làm việc chung: Đợt thực tập đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm về làm việc với nhóm thực tập (họp nhóm, thảo luận vấn đề, trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm,…); kinh nghiệm làm việc với kiểm huấn viên, giao tiếp và thể hiện thái độ tôn trọng đối với nhân viên cơ sở, tôn trọng đối tượng trong cơ sở. + Kinh nghiệm thực tập kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng tiếp cận và tạo lập niềm tin đối với thân chủ (lắng nghe ý kiến của thân chủ, khuyến khích thân chủ bày tỏ ý kiến và chia sẻ thông tin cá nhân,…) thân chủ là người già rất khó tiếp cận và làm việc. Kỹ năng thu thập các thông tin từ thân chủ và những người có liên quan, phải gợi mở và đưa ra thông tin thăm dò để thu thập được nhiều thông tin về thân chủ. Kỹ năng sàng lọc các thông tin thu thập được, kiểm chứng tính chính xác của các thông tin bằng cách tự sàng lọc hoặc hỏi lại nhân viên quản lý đối tượng. Kỹ năng tham vấn, thấu cảm và khuyến khích, phát huy nội lực của thân chủ (đi sâu vào đời sống nội tâm của thân chủ). Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Người già được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội là những đối tượng bị thiếu hụt về nhiều nhu cầu, trong đó nhu cầu về đời sống tình cảm là một vấn đề ít được quan tâm đáp ứng. Thực trạng về đáp ứng nhu cầu tình cảm của người già tại Trung tâm còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan. Do đó, muốn nâng cao đời sống tình cảm cho người già cần có sự phối kết hợp của nhiều tổ chức và cá nhân trong xã hội. Đặc biệt, sự can thiệp trợ giúp của công tác xã hội là một hoạt động quan trọng và rất cần thiết, nhằm mục tiêu hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp giúp nâng cao đời sống tình cảm cho người già. Thông qua nghiên cứu cho thấy, khả năng can thiệp và vai trò hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống tình cảm cho người già được nuôi dưỡng tại Trung tâm là tiềm lực lớn. Khuyến nghị Thông qua nghiên cứu, bản thân tôi có một số khuyến nghị sau: + Xã hội cần quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu tình cảm của người già nói chung và người già được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. + Các Trung tâm bảo trợ xã hội cần thiết phải có đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp để phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm. + Các cơ quan ban hành luật pháp và xây dựng chính sách xã hội cần tính đến nhu cầu của người già lang thang trong khi xây dựng chính sách xã hội liên quan đến lĩnh vực này, đồng thời phải tính đến giảm bớt các đối tượng người già lang thang khi xây dựng một chính sách phát triển kinh tế xã hội hay chính sách về gia đình. + Cộng đồng cần có cái nhìn cảm thông, tránh kỳ thị đối với người già lang thang xin ăn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hồ sơ và phiếu lưu – Bà V.T.T, do Trung tâm bảo trợ xã hội II cung cấp Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2008, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009- Trung tâm bảo trợ xã hội IV. Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội năm 2009 – Trung tâm bảo trợ xã hội IV Bài giảng CTXH cá nhân - Giảng viên, TS. Mai Kim Thanh Bài giảng CTXH với người cao tuổi – Gv. Nguyễn Thế Huệ Trang web: Laodong.com PHỤ LỤC BẢNG TỰ LƯỢNG GIÁ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Sinh viên: Giàng Thị Kía Lớp: K51 – Công tác xã hội Khoa: Xã hội học Cơ sở thực tập: Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội Bạn (Sinh viên ) sử dụng thời gian thực tập vừa qua như thế nào? Cho biết những tiến bộ mà bạn cảm nhận được so với các mục tiêu của đợt thực tập. Những hoạt động chủ yếu tại cơ sở: Trong quá trình thực tập với thời gian giới hạn trong một tuần tại cơ sở, bản thân tôi đã tham gia một số hoạt động chủ yếu sau: + Cùng nhóm thực tập gặp gỡ Giám đốc trung tâm để nghe phổ biến về nội quy và những vấn đề cần lưu ý khi tham gia sinh hoạt và tiến hành hoạt động thực tập tại cơ sở, tham gia buổi sinh hoạt tập trung để lên ý kiến và nghe Giám đốc trung tâm giải thích những vấn đề khúc mắc của sinh viên về các vấn đề liên quan đến hoạt động thực tập tại cơ sở, các vấn đề liên quan đến cơ sở. + Cùng nhóm nhỏ nhận và gặp gỡ Kiểm huấn viên, tham gia trao đổi ý kiến và học hỏi kinh nghiệm từ Kiểm huấn viên, nhân viên cơ sở. + Tham gia dọn vệ sinh cùng các đối tượng tại Trung tâm (4 buổi/tuần). + Quan sát khu ăn ở và các hoạt động của các đối tượng người già. Hỗ trợ và quan sát cuộc sống hằng ngày của các đối tượng người già nói chung. + Lựa chọn và tiếp cận đối tượng thân chủ. Tham gia lao động vệ sinh và nhặt cỏ rau cùng thân chủ, thu thập thông tin từ thân chủ, người quản lý trực tiếp. + Đọc hồ sơ, phiếu lưu về thân chủ. + Kiểm chứng những thông tin thu thập được + Tham gia buổi liên hoan chia tay, kết thúc đợt thực tập tại cơ sở. Những tiến bộ của bản thân: So với mục tiêu đã đặt ra, bản thân tôi nhận thấy những tiến bộ qua đợt thực tập còn rất hạn chế. Tuy nhiên, tiến bộ lớn nhất của bản thân tôi là đã tiếp cận được đối tượng và thu thập được những thông tin cơ bản để mô tả được vấn đề của thân chủ. Đồng thời, bản thân đã không ngừng học hỏi những kinh nghiệm từ Kiểm huấn viên và nhân viên tại cơ sở. Một tiến bộ nữa là bản thân tôi đã biết thu thập và sàng lọc các thông tin thu thập được một cách chính xác. Mô tả và phân tích rõ ràng một hoạt động hay một sự kiện lớn hay nhỏ mà bạn là người trong cuộc trong thời gian đó. Bạn đã học hỏi được điều gì từ đó cũng như vấn đề gì đã thử thách bạn? So với lý thuyết học được ở lớp bạn thấy như thế nào? Trong quá trình thực tập tại cơ sở, bản thân tôi có gặp một số sự kiện tình huống cũng như hoạt động đặc biệt khiến tôi suy nghĩ và băn khoan nhiều. Tôi chỉ xin nêu ra một tình huống nhỏ sau: Trong lúc đang tiếp cận với thân chủ bằng cách cùng thân chủ nhặt cỏ rau, thân chủ nhất quyết không cho tôi nhặt cỏ cùng và tôi phải xin phép thân chủ mới cho làm cùng. Trong lúc đang nhặt cỏ rau, do vừa nhặt cỏ vừa chia sẻ tâm sự với tôi nên cứ nhổ được vài cây cỏ là thân chủ lại đứng nói, không làm việc nữa. Lúc đó, bị nhân viên quản lý nhắc nhở thì lại tiếp tục làm việc. Sau đó, cứ khi nào thân chủ không làm nữa là tôi lại nhắc khéo: “ Bà cháu mình vừa nói chuyện vừa nhổ cỏ cho vui bà nhỉ!”. Tôi đã thành công trong hai lần vượt qua rào cản để tiếp cận được và tạo lập được niềm tin từ thân chủ. Đây chính là thành công lớn nhất đối với tôi, làm tôi hiểu và thay đổi suy nghĩ về thân chủ so với lần gặp đầu tiên (bà vốn là một người rất khó tính và không hòa đồng với mọi người). Trong tình huống trên tôi đã nhận thấy được việc một nhân viên CTXH rất cần đến những kỹ năng xã hội và phải biết khéo léo trong mọi tình huống để tiếp cận và tạo lập niềm tin từ thân chủ mà không làm mất lòng thân chủ. Đồng thời phải biết khéo léo để giải quyết những tình huống của thân chủ, làm thế nào để khuyến khích và thay đổi hành vi của thân chủ là một vấn đề rất quan trọng. Đây cũng chính là khó khăn, thử thách đối với tôi khi bản than chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng xã hội, chưa có sự ảnh hưởng đối với thân chủ. Ban đầu, tôi cũng đã băn khoan không biết lựa chọn cách nào, lời nào để giao tiếp với thân chủ và ái ngại với nhân viên quản lý. So với lý thuyết đã học, thực tế khác xa nhiều và chưa có lý thuyết nào dạy về kỹ năng giao tiếp với từng thân chủ mà chỉ có những kiến thức rất chung, do đó khi làm việc ngoài thực tiễn cần vận dụng linh hoạt lý thuyết, triển khai mở rộng vào từng hoàn cảnh cụ thể mới có thể đạt được kết quả mong muốn. Bạn đã làm gì trong việc tự chăm sóc cho mình và xử lý được sự căng thẳng của bạn? Do điều kiện thiếu thốn nên việc tự chăm sóc và bảo vệ bản thân trong quá trình thực tập là một vấn đề khá phức tạp. Ngoại trừ những vấn đề vệ sinh cá nhân, chuẩn bị thuốc thang, bản thân còn nhận diện và cố gắng tránh những ảnh hưởng không tốt từ ngoại cảnh như tránh các loại côn trùng đốt, tránh đi nắng mưa,… Với sự căng thẳng bản thân thường tâm sự với bạn bè để chia sẻ, hoặc đi làm một việc gì mình thích để quên đi sự căng thẳng (như xuống phòng trẻ sơ sinh thăm các bé, đi dạo quanh trung tâm để quan sát các hoạt động của cơ sở,…) mà không tiếp tục giữ mình ở trạng thái căng thẳng đó. Nêu tổng quát kinh nghiệm thực tập vừa qua và nhận diện những khó khăn mà bạn đã trải qua và học được gì để trở thành một nhân viên xã hội. Tổng quát kinh nghiệm thực tập: + Kinh nghiệm làm việc chung: Đợt thực tập đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm về làm việc với nhóm thực tập (họp nhóm, thảo luận vấn đề, trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm,…); kinh nghiệm làm việc với kiểm huấn viên, giao tiếp và thể hiện thái độ tôn trọng đối với nhân viên cơ sở, tôn trọng đối tượng trong cơ sở. + Kinh nghiệm thực tập kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng tiếp cận và tạo lập niềm tin đối với thân chủ (lắng nghe ý kiến của thân chủ, khuyến khích thân chủ bày tỏ ý kiến và chia sẻ thông tin cá nhân,…) thân chủ là người già rất khó tiếp cận và làm việc. Kỹ năng thu thập các thông tin từ thân chủ và những người có liên quan, phải gợi mở và đưa ra thông tin thăm dò để thu thập được nhiều thông tin về thân chủ. Kỹ năng sàng lọc các thông tin thu thập được, kiểm chứng tính chính xác của các thông tin bằng cách tự sàng lọc hoặc hỏi lại nhân viên quản lý đối tượng. Kỹ năng tham vấn, thấu cảm và khuyến khích, phát huy nội lực của thân chủ (đi sâu vào đời sống nội tâm của thân chủ). Thuận lợi và khó khăn trong thực tập: + Thuận lợi: Môi trường cơ sở tập trung, nhân viên cơ sở nhiệt tình giúp đỡ, kiểm huấn viên nhiệt tình chỉ bảo và chia sẻ kinh nghiệm thực tế, thân chủ hợp tác trong chia sẻ thong tin,… + Khó khăn: Thời gian thực tập quá ít, bản thân chưa xây dựng được kế hoạch làm việc chi tiết cho quá trình thực tập, bị động trong các hoạt động tại cơ sở, kiểm huấn viên thiếu kinh nghiệm về kiểm huấn thực tập, thành phần đối tượng phức tạp, thân chủ đôi khi lẫn và có vấn đề về thần kinh,… Cho biết những người nào và hoàn cảnh nào là tài nguyên hoặc trở ngại cho tiến trình học tập của bạn trong lúc thực tập. + Nguồn tài nguyên tại cơ sở: Giám đốc trung tâm, kiểm huấn viên, các nhận viên quản lý, nhân viên làm việc trong cơ sở, người cùng sinh hoạt chung với đối tượng; thời gian nghỉ ngơi (xem phim), thời gian đối tượng tham gia lao động (làm việc cùng đối tượng và thu thập thông tin rất thuận lợi),… + Những trở ngại: đối tượng nghiên cứu, một số nhân viên cơ sở, kiểm huấn viên (không chuyên nghiệp); đối tượng bị quản lý quá chặt chẽ, trung tâm có nhiều đối tượng có vấn đề về thần kinh,… Bạn đã hiểu rõ thêm những vấn đề gì qua thời gian thực tập? Qua đợt thực tập, bản thân tôi đã hiểu hơn và nhận thấy nhiều vấn đề mới sau: + Thực tiễn đời sống vô cùng phong phú ( những cảnh ngộ, những nguyên nhân của thực trạng các vấn đề xã hội,…) + Hiểu biết thêm rất nhiều thông tin về cơ sở thực tập (lịch sử hình thành và phát triển, đối tượng được hưởng lợi, cơ cấu tổ chức, hoạt động chủ đạo, nguồn tài nguyên và tài trợ cho cơ sở,…) + Tìm hiểu được rất nhiều vấn đề về cơ sở thực tập: công việc của các nhân viên, khó khăn của các nhân viên khi làm việc với đối tượng, vấn đề về mối quan hệ giữa các đối tượng trong cơ sở,… + Thực trạng đội ngũ nhân viên công tác xã hội vô cùng thiếu thốn (toàn trung tâm chỉ có hai nhân viên qua đào tạo trung cấp và cao đẳng lao động xã hội). + Đội ngũ kiểm huấn viên hầu hết không chuyên nghiệp, ít những kinh nghiệm về kỹ năng công tác xã hội. Bạn thấy bạn còn những tồn tại gì trong tiến trình phát triển nghề nghiệp? Những hạn chế cơ bản của bản thân tôi nhận thấy gồm: + Làm được quá ít so với mục tiêu mong muốn của bản thân + Chưa vận dụng được nhiều kỹ năng nghề vào thực hành thực tế + Chưa xây dựng được một kế hoạch làm việc đạt hiệu quả cao nhất Nếu bạn được phép làm nhiều hơn so với yêu cầu của đợt thực tập, bạn sẽ làm gì? Thời gian cho đợt thực tập rất hạn chế, do đó bản thân tôi tự thấy mình chưa làm được nhiều so với mục tiêu mong muốn của đợt thực tập. Nếu có thời gian và được phép làm nhiều hơn so với yêu cầu của đợt thực tập, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về đối tượng thân chủ và lập kế hoạch trợ giúp chi tiết để hỗ trợ cho quá trình quản lý và giáo dục đối tượng của nhân viên cơ sở được tốt hơn. Ngoài ra, có thể tham gia nghiên cứu những vấn đề phức tạp giữa các đối tượng cùng sinh hoạt trong cơ sở để tìm ra hướng can thiệp giải quyết hiệu quả, giúp nhân viên cơ sở giảm bớt những áp lực khi làm việc với các đối tượng. Bạn cho biết điều gì mới nơi bạn ( động lực, ước vọng, khả năng…) như là kết quả của đợt thực tập. Sau đợt thực tập thực tế, bản thân tôi tự nhận thấy: + Động lực: Những cảnh ngộ éo le, những vấn đề bứt xúc của các đối tượng và khó khăn của nhân viên trong cơ sở đã thôi thúc bản thân tôi trong học tập, nghiên cứu. Tôi suy nghĩ và băn khoan nhiều về những hoàn cảnh mình đã chứng kiến, những vấn đề bản thân nhìn nhận được từ đợt thực tập. Đây chính là động lực lớn nhất để tôi không ngừng học hỏi và nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp công tác xã hội. + Khả năng: Qua đợt thực tập đã giúp tôi thực tập một số kỹ năng nghề, dám tiếp cận trực tiếp đối tượng, học hỏi kinh nghiệm từ kiểm huấn viên và nhân viên cơ sở. Từ kết quả của đợt thực tập tôi nhận thấy bản thân mình có những khả năng về công tác xã hội như: làm việc nhóm có hiệu quả, tiếp cận đối tượng và thu thập thông tin tương đối dễ dàng, khả năng nhận diện những vấn đề của thân chủ và cơ sở thực tập, khả năng tạo lập mối quan hệ và làm việc có hiệu quả đối với kiểm huấn viên, thu thập thông tin và sang lọc thông tin chính xác về đối tượng thân chủ. + Ước vọng: Từ đợt thực tập, tôi mong muốn được tham gia các hoạt động thực tế tại cơ sở, nghiên cứu những vấn đề của thực tế đó, để có thể đưa ra biện pháp can thiệp hiệu quả. Muốn được tổ chức, hướng dẫn tự đặt ra những mục tiêu và lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho bản thân trong mỗi hoạt động thực tập thực tế để phát huy khả năng làm việc tự lập của cá nhân và không bị động trong mọi hoạt động. Trên đây là toàn bộ những kết quả lượng giá được từ đợt thực tập tại cơ sở. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bản thân tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm từ thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Kết quả phỏng vấn sâu PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 Người phỏng vấn: Giàng Thị Kía Đối tượng được phỏng vấn: Bà V.T.T Giới tính: Nữ Tuổi: 60 tuổi Đặc điểm về sức khoẻ: bình thường, còn khả năng lao động, khả năng tự phục vụ bản thân tốt Thông tin phỏng vấn: Người phỏng vấn (NPV): Chào bà ạ! Bà đang nhặt cỏ rau đấy ạ? Thân chủ bà V.T.T (TC): Chào cô! Có việc gì đấy cô? NPV: Cháu xin phép được nhặt cỏ cùng bà nhé! Bà đã sống ở đây lâu chưa ạ? TC: Tôi vào đây được hơn 5 năm rồi. Ôi dào, cô không phải nhặt cỏ đâu, tôi làm một mình quen rồi. NPV: Bà ơi! Bà cảm thấy môi trường sống ở đây như thế nào ạ? TC: Tôi thấy sống ở đây bình thường thôi. Mới đầu vào đây, tôi không thể sống được, không ăn uống được, tôi ăn rất ít, buổi đêm cũng không ngủ được. Bây giờ quen rồi, thấy bình thường. Nhưng cứ khi nào anh trai tôi mang quà lên, chúng nó lại đòi chia phần cho chúng nó, tôi không chịu được, tôi không chia cho ai hết. Lúc chúng nó có cũng không chia cho tôi mà. NPV: À, Thế ạ! Hàng ngày thì bà tiếp xúc với mọi người như thế nào ạ? TC: Tôi không thích nói chuyện với mọi người. Chỉ khi có việc cần nhờ hoặc muốn hỏi vấn đề gì đó, thì tôi mới hỏi thôi. Nhất là mấy người trong phòng, cứ nói chuyện với họ là tôi thấy khó chịu, nói không hợp nhau rồi lại cãi nhau luôn. Tôi cũng không nói chuyện với nhân viên quản lý, họ giao việc và gọi tôi đi làm thì tôi đi thôi, làm xong rồi thì tôi về tắm rửa và chuẩn bị đi ăn cơm. Nhưng tôi thấy, cán bộ ở đây rất tốt, tôi không làm gì sai thì họ cũng không nói nặng với tôi gì cả. NPV: Hàng ngày bà hay chia sẻ tâm sự với ai ạ? TC: Cô biết rồi đấy, tôi không thích nói chuyện với mọi người. Tôi chỉ nói chuyện nhiều với một người thôi. Thằng đấy bảo là thích tôi và muốn yêu tôi. Nhưng tôi thì chỉ quý nó, tôi muốn coi nó là bạn thôi cô ạ. Tôi hay nói chuyện với nó, lần nào anh trai mang quà lên tôi cũng chia cho nó, nhưng bây giờ tôi không chia nữa. Hình như nó không thích tôi nữa cô ạ. NPV: Vậy bà thấy ống ấy và mọi người đối xử với bà như thế nào ạ? TC: Mấy người cùng phòng đều không thích tôi, bảo tôi khó tính và hay gây gổ với họ. Còn ông bạn thì rất thích tôi, ông hay giúp đỡ tôi những việc vặt mỗi khi tôi nhờ cậy. Cán bộ cũng đối xử rất tốt với tôi. Nhưng tôi cũng không quan tâm lắm, vì tôi chỉ muốn sống một mình, muốn được yên tĩnh một mình thôi. NPV: Thế gia đình mình còn những ai, và họ có hay liên lạc với bà không ạ? TC: Tôi không có gia đình. Hiện nay tôi chỉ còn một anh trai đang sống ở Hà Nội, anh cũng già rồi nên ở nhà mở quán nước thôi. Anh có 3 người con nhưng chúng nó đều đi làm ăn xa hết rồi. Thỉnh thoảng anh tôi vẫn lên thăm và mang quà cho tôi. Tuần trước anh cũng vừa lên đấy cô ạ, mang cho tôi một thùng mì tôm nhưng giờ hết rồi. Tôi cũng muốn được về thăm gia đình anh lắm, nhưng nghĩ đi lại vất vả nên thôi. Thế cô ở Hà Nội à?có gần nhà anh tôi ở không? NPV: Vâng cháu hiện đang ở Hà Nội, cũng không gần chỗ bà bảo lắm. Giờ bà có mong muốn gì về sự quan tâm của mọi người đối với bà trong tương tai không ạ? TC: Nói thật với cô là tôi chẳng có mong muốn gì cả. Tôi chỉ có hai điều này thôi, là được về thăm anh trai và các cháu xem họ sống thế nào vì lâu lắm tôi không được về thăm họ rồi. Còn một vấn đề nữa là, tôi chỉ muốn coi ông bạn đó như một người bạn thân, tôi già rồi không muốn yêu đương gì nữa, nhưng tôi rất muốn ông ấy hiểu và coi tôi như người bạn. NPV: Vậy ạ? Vâng, cháu cảm ơn bà rất nhiều về buổi nói chuyện! PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2 Người phỏng vấn: Giàng Thị Kía Đối tượng được phỏng vấn: Anh N.V.C (Cán bộ quản lý trực tiếp các đối tượng người già kiêm nhân viên phòng y tế) NPV: Chào anh ạ! Em là sinh viên thực tập, em xin phép hỏi anh một vài thông tin về người già cô đơn ở Trung tâm được không ạ? TL: Ừ, em cứ hỏi đi. NPV: Anh đã làm việc ở đây lâu chưa ạ? TL: Anh vào làm việc ở đây cũng được hơn 3 năm rồi. Nhà anh ở gần đây, cách có 2 cây số, anh học xong và được chị giới thiệu vào đây làm luôn. NPV: Anh cảm thấy môi trường sống của người già cô đơn ở đây như thế nào ạ? TL: Ở đây, có rất nhiều loại đối tượng khác nhau cùng sinh hoạt như: người già lang thang xin ăn bị bắt vào Trung tâm, người già có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, thanh niên khuyết tật,…. Nói chung là anh thấy người già cô đơn bình thường mà sống chung với nhiều đối tượng xã hội khác thì rất khó khăn và phức tạp, cứ phải chịu đựng nhau. Về nuôi dưỡng thì người già cô đơn cũng được nuôi dưỡng theo chế độ chung, không có chế độ dinh dưỡng riêng, rất nhiều cụ khó ăn và ăn rất ít. Anh có làm một phần công tác y tế, nhưng hầu như các cụ không được khám chữa bệnh định kỳ, mà chỉ khi đổ bệnh thì mới chữa. Phòng Y tế hiện tại cũng chưa đủ điều kiện để thăm khám sức khoẻ định kỳ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hay khám xét nghiện HIV, nếu có nghi ngờ trường hợp nào nhiễm thì gửi cho các cơ sở khám xét nghiện miễn phí khám thôi, hiện tại Trung tâm mới phát hiện có 2 người bị nhiễm HIV. Nhìn chung là người già cô đơn sống thiếu thốn nhiều mặt. NPV: Anh cảm thấy nhu cầu quan hệ của người già cô đơn tại Trung tâm như thế nào ạ? TL: Ai cũng cần có nhu cầu quan hệ xã hội, với người già cô đơn lại càng cần được quan hệ với mọi người và được đón nhận sự quan tâm từ mọi người. Nhất là khi họ đã thiếu thốn tình cảm thì họ càng cần có người để chia sẻ tâm sự và thấu hiểu, thông cảm cho họ. Theo như bản thân anh nhận thấy thì người già cô đơn ở đây không có nhiều mối quan hệ xã hội tốt với những người xung quanh. Còn về các mối quan hệ tình cảm khác giới thì có, nhưng không được công khai và chấp nhận. NPV: Anh quản lý trực tiếp các đối tượng xã hội thì anh có những kinh nghiệm gì trong việc phát hiện và giải quyết những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm của người già cô đơn? TL: Thật sự là anh chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Nhưng trong việc phát hiện và giải quyết các hệ quả từ các mối quan hệ của người già thì anh cũng đã từng giải quyết nhiều vụ rồi. Chủ yếu là do các đối tượng xã hội trong Trung tâm báo và yêu cầu phải qiải quyết các vụ như: cãi nhau, trộm cắp, đánh nhau,…vì một lí do nhỏ nào đó. Còn việc quan hệ tình dục bừa bãi của các cụ ông thì bọn anh cũng chịu, chưa có giải pháp nào để giải quyết được, nếu các cụ quan hệ với người khác giới trẻ thì bọn anh mới chỉ tiêm thuốc cho đối tượng nữ đó để phòng tránh thai thôi. NPV: Anh có ý kiến gì về việc đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn tại Trung tâm? TL: Tôi nghĩ, Trung tâm và xã hội nên có những chính sách và quan tâm tới việc đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. NPV: Vâng, xin cảm ơn anh rất nhiều! Nhu cầu quan hệ của người già Quan hệ xã hội giúp người lớn tuổi minh mẫn hơn TTO - Duy trì các mối quan hệ xã hội sẽ giúp người cao tuổi minh mẫn và tránh rơi vào chứng mất trí nhớ. Kết quả một cuộc nghiên cứu kéo dài trong 5 năm trên 2.249 phụ nữ từ 78 tuổi trở lên cho thấy nhóm phụ nữ gắn bó với gia đình và bạn bè ít bị suy giảm trí nhớ so với những phụ nữ khác cùng độ tuổi. "Chúng ta cần nghĩ cách giúp những người xung quanh mình bớt cảm giác hiu quạnh, ngay cả khi họ đang sống cùng với gia đình” - Valerie Crooks, trưởng nhóm nghiên cứu, đề xuất. Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng có một mối liên hệ giữa nhận thức và các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, họ không chắc chắn có phải việc suy giảm nhận thức đưa đến các quan hệ xã hội lỏng lẻo, hay chính cuộc sống thiếu thốn tình cảm gia đình và quan hệ bạn bè là nguyên nhân làm giảm sút các khả năng trí tuệ. "Chúng tôi vẫn chưa giải thích được vấn đề gai góc trên. Tuy nhiên, chúng tôi phần nào giải tỏa được tính phức tạp của việc đó khi có được những phụ nữ tuổi cao nhưng vẫn hoàn toàn bình thường về nhận thức vào thời điểm khởi sự nghiên cứu” - Crook cho biết. Cuộc nghiên cứu được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau để rút ngắn thời gian. Kết quả khảo sát được công bố trên tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng tại Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu từ 2.249 phụ nữ, đánh giá mối liên hệ xã hội của họ, đồng thời đo đạc mức độ nhận thức của những người này khi bắt đầu cuộc nghiên cứu. Không ai trong số các đối tượng nghiên cứu bị mất khả năng nhận thức khi bước vào cuộc nghiên cứu, nhưng có thể một vài người bị suy giảm khả năng đó. 18% phụ nữ bị đánh giá ở mức kém trong giao tiếp xã hội dần phát triển chứng mất trí nhớ so với 10% phụ nữ có mức giao tiếp xã hội cao hơn. Crooks cho biết nhóm khảo sát tập trung vào giới nữ vì việc thiếu thốn các mối quan hệ xã hội thường xảy ra với nữ nhiều hơn nam. "Về phương diện lịch sử, nữ giới được xem như mang tính xã hội hơn nam giới. Họ có xu hướng yêu cuộc sống cộng đồng và thích kết bạn kết bè. Tuy nhiên, phụ nữ cũng dễ bị tổn thương khi phải sống trong cảnh hiu quạnh, vì nhìn chung các bà thường sống thọ hơn chồng của mình” - Crooks nhận xét. THẢO VY (Theo Reuters)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập- Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác x.doc
Luận văn liên quan