Tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình. Cung cấp tới từng gia đình các kiến thức, kỹ năng sống, như: kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng. Giáo dục và vận động mọi gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nếp sống văn minh. Vận động các gia đình tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ cơ sở; phát triển các hình thức tổ hoà giải, các câu lạc bộ gia đình tại cộng đồng; giữ gìn và phát huy văn hoá gia đình và truyền thống tốt đẹp của dòng họ; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong giáo dục, phải kê thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.
59 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3316 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biến đổi trong văn hóa gia đình ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h ít con ở đô thị có cơ cấu gọn nhẹ (quy mô từ 4-5 người gồm hai thế hệ là chủ yếu) nên dễ cơ động (thay đổi chỗ ở, nơi làm việc) linh hoạt và có khả năng thích ứng với các biến động kinh tế - xã hội. Những đặc điểm trên làm cho gia đình ít con ở đô thị hiện nay (ở trạng thái động) khác với gia đình ít con trước đây (ở trạng thái tĩnh).
Mô hình gia đình ít con hay còn gọi là gia đình đơn đang trở nên phổ biến ở các độ thị và cả ở nông thôn, thay cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo. Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra. Xu hướng hạt nhân hoá gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó.
Trước hết, gia đình ít con tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội, có sự độc lập về quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Vai trò cá nhân được đề cao. Tuy nhiên, gia đình ít con cũng có những điểm yếu nhất định. Chẳng hạn, do mức độ liên kết giảm sút và sự ngăn cách không gian giữa các gia đình nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế. Ảnh hưởng của các thế hệ tới nhau ít đi cũng làm giảm khả năng kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong gia đình. Ngoài ra, do gia đình hạt nhân ít con, cháu nên điều kiện, thời gian chăm sóc, gần gũi thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà ít hơn. Điều này càng thể hiện rõ khi xã hội phát triển thì các điều kiện bảo trợ, chăm sóc cho người già, người cao tuổi nhiều hơn thì khoảng cách gắn kết tình cảm gia đình càng lớn. Dù vậy, gia đình ít con vẫn là loại hình khá phổ biến ở nước ta hiện nay và đó cũng là loại gia đình thịnh hành trong các xã hội công nghiệp, đô thị phát triển.
Quan điểm, mục tiêu về Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 của Thủ tướng Chính phủ ngày 16-5, xác định rõ: Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2.2. Mô hình gia đình đông con
Trước đây, ông ta thường có quan niệm nhà nào đông con là nhà đó có nhiều phúc…Quan niệm này một phần bị ảnh hưởng từ sự phân chia ruộng đất, ruộng được chia theo đầu người, vì vậy gia đình nào có đông người thì gia đình đó sẽ có nhiều ruộng đất, có nhiều người làm ruộng, làm việc nhà. Như vậy gia đình sẽ được no ấm, đuề huề, có phúc…Điều này lý giải vì sao khi tết đến nhiều gia đình Việt thường bày quả sung trên bàn thờ gia tiên là để cầu chúc cho gia đình luôn được sung túc, các con cháu trong gia đình luôn quây quần bên nhau. Mặt khác việc trọng nam khinh nữ trong thời kỳ trước đã khiến nhiều gia đình đẻ cố, đẻ thêm nhiều con để đẻ được con trai dẫn đến tình trạng đông con trong gia đình. Hiện nhà nước ta đang có những khẩu hiệu góp phần giảm bớt tình trạng dân số tăng nhanh như: “Thực hiện kế hoạch hóa gia đình”; “dù gái hay trai chỉ hai là đủ” ; “Hãy dừng lại hai con để nuôi dạy cho tốt”.
Trong mô hình của gia đình đông con có ưu điểm đó là đông vui, con cái lớn sẽ biết giúp đỡ cha mẹ trong việc nhà cũng như trông nom các em bé hơn. Sự yêu thương, chiều chuộng cũng sẽ được chia sẻ cho nhiều thành viên trong gia đình vì vậy sẽ không dẫn tới chuyện nuông chiều thái quá như mô hình gia đình ít con. Vì gia đình đông con nên sẽ gây ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình, chi tiêu bị hạn chế, trong điều kiện này cũng sẽ tạo điều kiện giáo dục cho con cái cách chi tiêu sao cho hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí, biết yêu thương, chia sẻ cũng như đùm bọc lẫn nhau trong những lúc khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên với gia đình đông con cha mẹ sẽ phải làm việc nhiều hơn để có thu nhập cho gia đình, cha mẹ không thể quản lý hết các con của mình, không có thời gian chăm sóc cho gia đình, thiếu sự giáo dục của gia đình, con cái lêu lổng ngoài xã hội, dễ bị lôi cuốn vào những tệ nạn xã hội như: Trộm cắp, móc túi, cờ bạc, mại dâm…
Mặt khác, đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh con trong các hộ gia đình nghèo và khu vực nông thôn thường là rất cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế. Dân số tăng nhanh, quy mô gia đình nhiều con ở khu vực ngoại thành là áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo đồng thời tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ.
2.2.2 Mô hình gia đình tứ đại đồng đường
Ngày xưa, “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường” – nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà, thường là điển hình của những gia đình có phúc đức, có nền nếp gia giáo.
Mô hình này hay còn được gọi là gia đình mở rộng, gia đình lớn, gồm ba, bốn thế hệ trở lên (ông bà, cha mẹ, con, cháu, chắt) cùng chung sống. Đây là kiểu gia đình mở rộng từ gia đình hạt nhân. Theo số liệu 2003 của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ ở thành phố Hà Nội loại hình này chiếm tỉ lệ 35%. Điều này được xác định bởi những nhu cầu của các cặp vợ chồng trẻ ở đô thị muốn chung sống với bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ để thế hệ già có thể đỡ đần họ trong việc chăm sóc, nuôi dậy các cháu nhỏ, mặt khác cũng phản ánh tình trạng khó khăn về nhà ở, do vậy các cặp vợ chồng, cha mẹ và con cái, cháu chắt chưa có điều kiện ra ở riêng.
Gia đình tứ đại đồng đường ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu cho là loại hình gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hoá bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Về ưu điểm của gia đình tứ đại đồng đường: có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo tồn, lưu giữ được các truyền thống văn hoá, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hoá gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình gia đình này là trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp cũng tồn tại những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Ngoài ra, sự khác biệt về tâm lý, tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà - các cháu; giữa mẹ chồng - nàng dâu... Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình tứ đại đồng đường phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.
2.3. Văn hóa gia đình trong đời sống hiện nay.
Văn hóa gia đình trong đời sống hiện nay thường được biểu hiện ở hình thức quan hệ thứ bậc, giữa anh chị em với nhau, giữa cha mẹ và ông bà, giữa các thành viên gia đình với người giúp việc... Tính chất của các mối quan hệ này sẽ trở thành nét văn hóa trong quá trình bày tỏ thái độ cũng như bộc lộ quan điểm và có hành động thích hợp. Nhiều trẻ em đã to tiếng với người giúp việc khi từng nhiều lần chứng kiến mẹ đã mắng họ.
Các quy tắc ứng xử cũng cần được thống nhất. Ai sẽ là người đề xướng ý kiến, ai sẽ thực thi, và việc thống nhất ý kiến sẽ được tiến hành như thế nào... Tính gia trưởng, sự bất bình đẳng giữa vợ-chồng, cha mẹ-con cái trong gia đình sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự trưởng thành ở trẻ em. Tuy nhiên xu hướng quá đề cao dân chủ, đề cao giải phóng cá nhân, tự do cá nhân lại chứa đựng những nguy cơ khiến gia đình dễ khủng hoảng, con cái dễ trở thành người ngoài cuộc hoặc hình thành có thói quen hay phán xét gia đình.
Khi trẻ chưa đến tuổi trưởng thành, sống phụ thuộc vào cha mẹ là điều bình thường và không vì vậy mà cha mẹ lại áp đặt, tước bỏ những quyền lợi chính đáng của trẻ. Sự phụ thuộc và tự do là hai mặt của quan hệ cha mẹ và con cái, nó trở thành một điều kiện để trẻ em phát triển và trưởng thành. Nhiều bạn trẻ đã đánh mất sự hồn nhiên vốn có của tuổi thơ hoặc trở nên rụt rè, mất tự tin khi trong gia đình các em thường "được" cha mẹ lo lắng, nói thay điều em muốn nói, thậm chí "học" thay điều em cần học.
- Xây dựng văn hóa gia đình thời nay:
Mấy chục năm nay chúng ta đã nói rất nhiều và cũng đã làm rất nhiều về “xây dựng gia đình văn hóa mới”. Nhưng hình như “nội dung cốt lõi” của một gia đình văn hóa mới, lại chưa cụ thể?. Xây dựng văn hóa gia đình phải bắt đầu từ bên trên, chứ không phải từ dưới. Nghĩa là phải dạy cho người làm cha, mẹ cách thức và đạo lý làm cha, mẹ - khi người ấy đóng vai trò phụ huynh. Rồi phải dạy chính họ cách thức làm con, em - để họ biết nêu gương sáng cho chính con em họ. Thậm chí còn phải làm ngược lại, dạy cách làm tròn phận sự con em trước, rồi mới dạy đến cách làm cha mẹ. Phải làm cho gia đình trở thành nền tảng đạo đức của xã hội. Trách nhiệm này thuộc nhiều tổ chức, nhưng trước hết, không thể không nói đến vai trò của ngành giáo dục, ngành văn hóa.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng văn hoá gia đình, nhằm nâng cao phúc lợi, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình, gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành các chủ trương, chính sách để xây dựng gia đình.
Có thể thấy rõ điều này qua một số chủ trương, chính sách đã ban hành, thực thi như: trong giấy tờ về quyền sử dụng ruộng đất, nhà ở đã ghi tên cả vợ và chồng; chính sách tín dụng ưu đãi tạo điều kiện cho các gia đình nghèo vay vốn phát triển kinh tế; chính sách trợ giá nông nghiệp, miễn giảm thuỷ lợi phí cho nông dân; chủ trương tạo mọi điều kiện tốt nhất cho kiều bào ở nước ngoài có nhu cầu về nước định cư…
Bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện các văn bản luật, các chủ trương chính sách về xây dựng gia đình. Để công tác xây dựng văn hoá gia đình trong thời kỳ mới phát huy hiệu quả, rất cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ chính quyền ở địa phương.
Quy chế xây dựng gia đình văn hoá ở khu dân cư cần được thực hiện đồng bộ, sáng tạo, thiết thực. Theo đó, quá trình xét và công nhận gia đình văn hoá, làng văn hoá cần dựa trên những tiêu chí cụ thể, sát thực và phải được tiến hành nghiêm túc, tránh hình thức, chiếu lệ. Đặc biệt cần chống căn bệnh thành tích đang ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều cán bộ lãnh đạo các địa phương.
Nhìn về lâu dài, phải có chương trình giáo dục văn hoá gia đình cho học sinh, bởi đây là những chủ thể, hạt nhân của các gia đình trong tương lai. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, giới trẻ cần được trang bị những kiến thức nền tảng về văn hoá gia đình. Những cách hành xử phù hợp, những bài học về mối quan hệ yêu thương, đùm bọc giữa các thành viên trong gia đình sẽ là hành trang quan trọng để mỗi người có thể giải quyết được những tình huống khó khăn trong cuộc sống.
Những mô hình về gia đình văn hoá, những tấm gương cha mẹ nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, giỏi giang hay con cháu lễ nghĩa hiếu thuận với ông bà, cha mẹ cần được nhân rộng phổ biến.
Các cặp vợ chồng trẻ cần cập nhật, tìm hiểu kỹ luật hôn nhân và gia đình để từ đó, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người trong việc vun vén xây dựng cho tổ ấm của mình. Công tác tư vấn, giáo dục tiền hôn nhân rất cần sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ…
Thời nào cũng vậy, gia đình luôn là tế bào của xã hội. Muốn xây dựng một xã hội văn minh, phải bắt đầu từ công việc xây dựng nền nếp văn hóa gia đình mà khi xưa ông cha ta thường gọi là gia phong.
Đấy là những yếu tố làm nên sự gắn kết bền vững những thành viên trong gia đình và họ hàng, gia tộc. Các bậc làm cha làm mẹ luôn thương yêu và hết lòng vì con cái, luôn quan tâm dạy dỗ và xứng đáng là tấm gương sáng về tình nghĩa vợ chồng, về tư cách và đạo đức, cho con cái noi theo. Ngược lại, làm phận cháu con luôn biết tỏ bày lòng kính trọng, hiếu thảo để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.
Xây dựng gia đình văn hóa ngày nay tuy có ý nghĩa rộng lớn hơn xây dựng gia phong xưa kia, nhưng trước hết vẫn phải dựa trên nền tảng của đạo lý truyền thống dân tộc, làm nên bản sắc riêng của gia đình Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Trong thời điểm hiện nay, khi những biểu hiện lệch lạc trong văn hoá gia đình đang có chiều hướng gia tăng, đe doạ trực tiếp đến sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội, xây dựng văn hoá gia đình là vấn đề vừa cấp thiết vừa mang tầm chiến lược lâu dài. Và trách nhiệm trong công tác có ý nghĩa đặc biệt quan trong này là không của riêng ai.
2.3.1. Những thách thức đối với văn hóa gia đình trong đời sống hiện nay.
Hiện nay và trong những năm sắp tới, gia đình Việt Nam luôn luôn phải đối mặt với những thách thức mới do việc tiếp nhận những tác động tích cực về kinh tế - xã hội do qúa trình đổi mới đem lại: thiếu việc làm, thu nhập chưa ổn định, nhiều rủi ro từ nền kinh tế thị trường, bạo lực gia đình; các vấn đề liên quan đến giáo dục chăm sóc trẻ em; mâu thuẫn giữa các thế hệ; thiết chế gia đình lỏng lẻo; các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; xung đột giữa các thế hệ về lối sống; việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi.
Trong điều kiện có những thay đổi lớn về mặt xã hội, những chuẩn mực gia đình có thể thay đổi theo. Tuy nhiên, chúng ta cần phải gìn giữ những gì tốt đẹp mà chúng ta vẫn thấy còn phù hợp với xã hội hiện đại, đồng thời vẫn có ích cho xã hội tương lai. Trong thời gian tới, nếu chúng ta không quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng các thiết chế văn hoá gia đình, các nội dung gia đình văn hoá sẽ là những khó khăn và thách thức tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình. Kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân hàng năm. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới ở cơ sở phát triển, ngày càng có nhiều gia đình văn hoá, khu phố văn hoá, làng văn hoá, cụm dân cư văn hoá, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội và gia đình thực hiện và phát huy. Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2000 đã tạo điều kiện để thực hiện hôn nhân bình đẳng và tiến bộ. Những năm gần đây, việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và việc lấy ngày 28 - 6 hàng năm là Ngày gia đình Việt Nam đã khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội và xã hội đối với gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, công tác gia đình hiện nay còn nhiều yếu kém và đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại. Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài đang làm cho xã hội lo lắng. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, mại dâm và nạn dịch HIV/AIDS đang thâm nhập vào các gia đình. Tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển. Nhiều gia đình vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Hàng trăm ngàn trẻ em nạn nhân của chất độc da cam đang là nỗi đau của nhiều gia đình. Hàng ngàn gia đình có thân nhân bị chết, bị tàn tật do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Những mất mát, đau thương của hàng triệu gia đình trong chiến tranh sau gần ba chục năm qua vẫn chưa thể bù đắp. Công tác xoá đói, giảm nghèo ở một số địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, kết quả chưa vững chắc. Việc chuyển hướng ngành nghề cho những hộ gia đình làm nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân của tình hình nói trên có phần do nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình, công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa theo kịp sự phát triển của đất nước; những mặt tích cực của gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa được phát huy. Nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức việc nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình. Công tác giáo dục trước và sau hôn nhân, việc cung cấp các kiến thức làm cha mẹ, các kỹ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình chưa được coi trọng. Nhiều gia đình do quá tập trung làm kinh tế đã xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các thành viên, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế tạo nhiều cơ hội và điều kiện, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống và lối sống lành mạnh. Sự phân hoá giàu nghèo sẽ tiếp tục tác động vào số đông các gia đình. Nhiều gia đình nếu không được hỗ trợ, không được chuẩn bị đầy đủ sẽ không đủ năng lực đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội và không làm tròn các chức năng vốn có của mình. Xu thế thu nhỏ gia đình trong xã hội công nghiệp nếu không được định hướng sẽ tiếp tục gây sức ép về nhà ở cũng như đặt việc chăm sóc trẻ em và người cao tuổi vào một thách thức mới.
2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa gia đình:
Truyền thông:
Ngày nay nhiều trẻ em tiếp xúc với truyền hình trước khi được đi học và hàng ngày phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho một số lượng đông đảo các thành viên xã hội cũng như gia đình những thông tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như hành vi của họ. Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội, những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến. Các thành viên của xã hội đều chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau do những gì mà các phương tiện truyền thông coi trọng hoặc xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu cực. Nó cũng là một kênh quan trọng để phổ biến văn hóa, giúp cho con người có thể hiểu được những mẫu văn hóa, những nền văn hóa khác. Truyền thông cũng làm cho các thành viên trong một xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung, những giá trị chung đặc biệt là khi có những sự kiện nổi bật như một thảm họa, một vinh quang mà đội tuyển quốc gia giành được hay một cuộc chiến tranh bùng nổ... Tuy vậy, các phương tiện truyền thông cũng có những vấn đề của nó. Thực trạng hiện nay, trước sự du nhập những làn sóng, trào lưu thông qua (quảng cáo, ca nhạc, phim nước ngoài…), theo đó các tệ nạn xã hội, văn hóa độc hại, đã làm tổn thương đến các giá trị đạo lý dân tộc, những giá trị nhân văn truyền thống trong gia đình người Việt có cấu trúc hệ thống: Nhà, Làng, Nước (tục nhà, lệ làng, phép nước), có nguy cơ đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, độc lập tự chủ quốc gia, xuyên tạc những ý niệm đúng đắn về nhân quyền; phá vỡ con đê ngăn chặn những tệ nạn xã hội xuyên quốc gia như nạn buôn lậu ma tuý, lối sống đồi trụy, căn bệnh HIV/AIDS,…. Như lời của nhà văn, nhà triết học Pháp, ông Giắccơ Attali “… các kênh thông tin đã được đem bán đấu giá thẳng cho người trả giá cao nhất mà họ không cần đếm xỉa gì đến nội dung…”
b. Văn hóa phương Tây:
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, một phần bắt nguồn từ những du học sinh của Việt Nam về nước và cả những du học sinh của nước ngoài đến Việt Nam, có ảnh hưởng rất nhanh đến lối sống, văn hóa…nói chung và văn hóa gia đình nói riêng theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.
Không chỉ vậy, văn hóa phương Tây còn được du nhập vào Việt Nam thông qua nhiều hình thức khác như phim ảnh, truyền thông, internet… nên giới trẻ thường ai cũng muốn được tự do, muốn làm gì thì làm, không có bị quản lý chặt chẽ như ở đây. Nhưng “biết một mà không biết mười”. Chúng đâu có biết rằng ở đó họ được dạy dỗ, đào tạo từ nhỏ, nên cái tính tự lập cao, và chúng biết phải làm gì? làm như thế nào?... còn mình thì hoàn toàn không.
Vấn đề tình dục được xem nhẹ, họ yêu và quan hệ tình dục mà không cần hôn nhân, tình trạng sống thử ngày càng phổ biến dẫn đến nạn nạo phá thai và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Việc yêu thương và kết hôn bây giờ cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa này nên dĩ nhiên là tự do hơn, nhưng điều đáng nói là quá thoáng, bất chấp mọi định hướng chỉ giáo của cha mẹ, bất chấp cả mọi tiêu chí thông thường. Họ yêu nhau, lấy nhau dễ dàng và do đó cũng ly thân, ly dị dễ dàng.
c. Kinh tế thị trường.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, do nhiều tác động của bên ngoài xã hội và sự hội nhập với các nước, vấn đề lề lối, nếp sống, nếp nghĩ, gia phong, gia lễ của từng gia đình bị chi phối bởi nhân tố kinh tế, văn hoá vật chất, pháp luật, lối sống, chất lượng sống, vấn đề công danh, mưu sinh lập nghiệp, thị hiếu và giải trí,… Từ đây đã sinh ra mâu thuẫn giữa các thành viên, các thế hệ trong một gia đình thể hiện công khai hơn dễ nhận thấy hơn. Nếu như trước đây phương thức chính giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là đi tới kết cục thắng bại, mà phần thắng là thuộc bề trên thì ngày nay, phương thức giải quyết áp đặt, nhất là bằng bạo lực thường xuyên xảy ra hơn, đôi khi phải nhờ đến bàn tay của pháp luật. Việc xây dựng gia đình gia phong, gia lễ nên bắt đầu bằng đầu từ chính giường cột gia đình, đó là bậc làm cha, làm mẹ.
Có một thực tế đáng lo ngại, ai cũng cảm thấy và ai cũng nhìn thấy là cùng với đà tăng trưởng kinh tế, cơn lốc hàng hóa thổi tràn vào mỗi ngõ ngách của đời sống…kích thích tâm lý tiêu xài hưởng thụ. Giống như một con đường chết ngọt ngào, lối sống tôn thờ đồng tiền, đang gặm mòn những quan hệ máu mủ, ruột rà vốn rất đỗi thiêng liêng trong quá khứ, kể cả tình phụ tử, mẫu tử. Không hiếm những ông bố, bà mẹ đánh mất hoàn toàn tình thương yêu con cái, hả hê với việc ném cho chúng những đồng tiền dễ dàng kiếm được để chúng tùy ý tiêu xài. Họ cảm thấy như vậy là quá đủ trách nhiệm. Nhưng sự thật đằng sau cuộc sống tưởng như giàu có ấy là một vực thẳm đáng sợ, mà con đường dẫn đến với nó là sự cạn kiệt tâm hồn.
Nền kinh tế thị trường phát triển, đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình cũng phải ra sức làm việc nhiều hơn, theo kịp, thích nghi với sự biến đổi của kinh tế, đặc biệt nếu xảy ra lạm phát. Do đó, sự không cân đối về thu nhập của những người trong gia đình tạo ra sự bất hạnh có chất lượng nội bộ. Một người chồng là người đem lại nguồn thu duy nhất hoặc lớn nhất cho gia đình, nếu không ý thức từ trước thì người chồng ấy có thể rơi vào tình trạng trở thành kẻ luôn luôn đối lập với người vợ, và nếu không cẩn thận còn đối lập với con cái, bởi tiền bạc làm cho họ có địa vị thống trị trong gia đình. Nếu thiếu văn hoá, thiếu giáo dục, thiếu hiểu biết thì tiền bạc trở thành công cụ để nô dịch gia đình của chính người đàn ông kiếm ra tiền đó. Và ngược lại, nếu phụ nữ là người đem lại nguồn thu nhập chính thì còn nguy hiểm hơn như vậy sẽ xảy ra tình trạng người chồng bị lép vế, dễ dẫn đến xung đột gia đình.
d. Giáo dục:
Gia đình có chức năng giáo dục con cái, bắt đầu từ khi con cái còn là trẻ thơ. Gia đình có nhiệm vụ giáo dục cho trẻ những nội dung cơ bản về cách xử sự giữa con người với con người. Tới tuổi đến trường, gia đình sẽ định hướng mục đích, nghề nghiệp tương lai cho con cái. Chỉ có sự đóng góp đầy đủ, hiệu quả từng giai đoạn như thế mới làm nên sự thành công của những thành viên khi chập chững bước vào đời, thoả mãn được mọi nhu cầu, khát vọng của bản thân. Làm được điều đó không những gia đình góp phần duy trì sự “trưởng thành” của xã hội mà còn tăng cường lực lượng những con người sẽ quyết định sự tiến bộ của xã hội. Nhưng do tác động phần nào đó trong nền kinh tế thị trường, sự du nhập của lối sống thực dụng, các bậc cha mẹ ngày nay do vì quá bận bịu trong việc mưu sinh, thường phó mặc cho nhà trường trong giáo dục con cái của họ, đây là một gánh nặng không nhỏ lên xã hội, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân tạo ra cảnh gia đình ly tán, vợ xa chồng, vợ chồng ly hôn sớm, con cái bị đẩy vào đời sớm,… hoặc vì một lý do nào đó mà cha mẹ ít gần gũi, quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt, tính tình, hạnh kiểm của con em mình hơn là cung cấp tiền bạc để con em mình tự do mua sắm, tiêu xài hoang phí khiến chúng dễ hư hỏng, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, chạy theo lối sống đua đòi,.… Từ đây, việc chăm sóc, dạy dỗ con cái đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành đạo đức, nhân cách của con người mà nền tảng giáo dục gia đình của Việt Nam ta có một bề dày truyền thống rất lâu đời.
e. Công nghệ thông tin, internet:
Nhìn khía cạnh tích cực, công nghệ thông tin, internet là một kho kiến thức vô tận cho mọi người tìm tòi cũng như chia sẻ, là một không gian rộng lớn để mọi người liên lạc, kết nối và xích gần lại với nhau. Nhưng mặt tiêu cực cũng không phải ít, nó khiến cho những người không tự chủ bản thân bị lèo lái không định hướng, và cuối cùng đi đến ngõ cụt.
Từ ngày có máy vi tính và công nghệ thông tin, các thiết bị được xem là điều kiện cơ bản cho cuộc sống hiện đại: thiết bị nghe nhìn, phần mềm vi tính, mạng internet, điện thoại di động và nhiều hình thái tiến bộ kỹ thuật khác thu hút người trẻ theo đuổi cuộc sống tinh thần của người dân, nhất là thanh thiếu niên được nâng cao hẳn. Song không ít trong lớp trẻ đã không tận dụng hết mọi ưu thế của nó mà bị các hình thức giải trí (chat, game online..) kéo sa đà tạo nên nhiều hậu quả tai hại, nhiều trẻ em đã bị mặt trái của nó quật lại, làm cho việc học tập kém đi; giải trí quá nhiều; lao động lười biếng, chúng đã không dừng lại đúng mức để cho nó tiêu hóa hết thời gian, sức lực làm ảnh hưởng xấu, rất xấu đến kết quả học tập, tinh thần, mà còn gây ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, trật tự xã hội. Công việc nghiên cứu trong thanh thiếu niên giao đoạn này sa sút hẳn.
Chính vì công nghệ thông tin, internet phát triển nhanh dẫn điến việc đọc sách, lao động kém đi. Đã có một tờ báo kêu lên: “Hãy cứu văn hóa đọc”. Đã có một cuộc điều tra ở một khu tập thể về tình trạng đọc sách và tự học của lứa tuổi từ 15 đến hết 18 trong một tháng: 98% không đọc một cuốn sách nào, 70% không học và làm hết bài tập. Còn về mặt lao động thì thật thảm hại. Thanh thiếu niên ở thành phố, nhất là con nhà tương đối khá giả trở lên thì hầu như không ưa và không biết lao động. Mọi thứ lao động chân tay, lao động kỹ thuật trong cuộc sống gia đình đều được bao thầu
f. Công việc.
Trong thời kỳ CNH-HĐH con người cũng dần thích nghi với điều kiện sống, cũng trở nên công nghiệp, nhịp sống trở nên nhanh, không còn mang tính chất ổn định như trước. Lối sống nhanh, vội kéo theo đó là ăn nhanh, làm nhanh do đó việc ai đi đâu cả nhà chẳng hay, chuyện thưa báo của con cái cháu chắt đối với cha mẹ, ông bà không còn giữ vững như trước, mỗi khi đi về. Ý kiến của người già, người lớn trong gia đình không còn được coi trọng. Phong cách sống tự do quá trớn đang thao túng nhiều người, hình thành một nếp sống vô tổ chức, không ai bảo được ai.
Ngoài ra, các dịch vụ phát triển, thời gian làm việc kéo dài, không chỉ làm việc tại công ty, cơ quan nhà nước mà còn phải làm thêm để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Không chỉ vậy, ngày nay ngoài việc học các học sinh, sinh viên còn tích cực đi làm thêm sẽ thường không ăn cơm nhà, tích cực ăn ngoài hàng. Buổi sáng, mỗi người điểm tâm một kiểu. Buổi trưa thì càng tùy tiện, ai nấy đều ăn tự do ở gần cơ quan mình hoặc gần nhà trường mình học. Buổi chiều may ra mới có khả năng ăn tập trung nhưng lại xảy ra hiện tượng về lỗ mỗ không cùng một lúc, phải ăn làm nhiều lần, thức ăn phải chia ba sẻ bốn, thật nhiêu khê, phiền toái. Muốn tổ chức một buổi sinh hoạt tập trung toàn gia đình lớn thật rất khó. Nhiều lúc muốn trao đổi giải quyết một vấn đề chung lại phải giải quyết bằng điện thoại di động với từng người. Các thành viên trong gia đình không có thời gian gặp gỡ , tâm sự...tạo điều kiện xây dựng khoảng cách giữa các thành viên . Mặt khác, khi làm việc nhiều hơn , có nhiều thời gian tiếp xúc với đồng nghiệp khác giới dễ nảy sinh những tình cảm nơi công sở là một vấn đề đang diễn ra rất phổ biến tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Công việc nhiều khi gây căng thẳng cũng là nguyên nhân nhiều người trút xuống các thành viên trong gia đình. Những cuộc cãi cọ giữa bố mẹ với con cái, giữa anh chị em với nhau thường diễn ra gay gắt. Cha mẹ ham mê công việc, không có thời gian quan tâm đến con cái, bỏ mặc con cái, tạo điều kiện cho chúng sa ngã vào các tệ nan xã hội. Khái niệm về mái ấm gia đình ngày càng bị mờ dần.
Chương III: Những giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy văn hóa gia đình trong gia đình hiện nay.
Trong lịch sử, gia đình với quan hệ hôn nhân hình thành sau khi chế độ thị tộc tan rã do sự tác động của lực lượng sản xuất và các yếu tố xã hội khác. Từ đó đến nay, lịch sử xã hội loài người cả phương Đông lẫn phương Tây đã trải qua nhiều cuộc thăng trầm, sự chuyển đổi của một vương triều, sự chuyển đổi hoặc giao thoa giữa các nền văn minh. Nhưng gia đình vẫn tồn tại và liên tục phát triển, nó khẳng định được giá trị bất biến như là một nền tảng xã hội, cơ sở tiệm tiến của xã hội qua mọi thời đại. Điều này, giúp chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn bản chất, chức năng của gia đình, nhằm phát huy giá trị của nó trong điều kiện hiện nay.
3.1. Những giá trị tích cực trong văn hóa gia đình.
Giá trị văn hoá gia đình bao gồm 2 yếu tố chính: giá trị cấu trúc và giá trị chức năng
Giá trị cấu trúc: là giá trị biểu hiện các mối quan hệ bên trong của gia đình, quan hệ giữa vợ - chồng, quan hệ giũa cha mẹ- con cái và quan hệ giữa anh - chị - em và quan hệ ông, bà và các cháu .. trong gia đình.
Quan hệ giữa vợ- chồng.
Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau., biểu hiện trong việc lựa chọn vợ hoặc chồng một cách tự do trong tuổi thanh xuân, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình, trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình( sinh đẻ có kế hoạch, ly hôn, tái hôn...) giữa vợ và chồng.
Quan hệ giữa cha mẹ - con cái
Ở gia đình hiện đại, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đó được giữ gìn và phát triển: tinh thần thương yêu, sự hy sinh của cha mẹ vì con cái và sự kính trọng, biết ơn và hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
Quan hệ giữa anh- chị- em trong gia đình: đây là mối quan hệ trọng yếu thứ ba trong gia đình, quan hệ mật thiết của những người cùng đẳng hệ.
Chức năng của văn hoá gia đình:
Chức năng sinh sản
Văn hoá gia đình có vai trò hết sức to lớn, nó quyết định đến thể chất, trí tuệ, tinh thần cuả các thành viên mới được sinh ra. Văn hoá gia đình còn tạo nên ý nghĩa tinh thần cho hoạt động sản sinh con người, niềm vui, hạnh phúc và ý nghgĩa đạo đức nhân sinh tái tạo ra con người.
Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái:
Sự hình thành nhân cách của con ngưòi bắt đầu từ sự giáo dục gia đình. Trẻ em thường bắt chước người cha hoặc người mẹ mà tập dượt những vai trò của người lớn trong gia đình và ngoài xã hội để sau này lớn lên chúng sẽ đảm nhận.Văn hoá gia đình cũng giữ vai trò môi trường văn hoá để các thành viên gia đình tự hoàn thiện về nhân cách của mình. Nó sẽ quy định trách nhiêm cách hành xử của mỗi người trên cơ sở vị thế tự nhiên của họ trong gia đình.
Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình
Một gia đình hoà thuận, êm ấm “ vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà”, “ biết kính trên nhường dưới”, “ phụng dưỡng cha mẹ”, “ thờ cúng tổ tiên, là một niềm hạnh phúc, là “ cái nôi thân yêu”” che chở cho mỗi người. Trong xã hội hiện đại, con người thường bị dồn nén dễ dẫn đến sự căng thẳng thì gia đình là nơi giải toả và văn hoá gia đình là biện pháp tốt nhất đem lại sự thanh thản cho họ.
Chức năng kinh tế
Chức năng này đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình và toàn xã hội., chức năng này mhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình.. văn hoá gia đình giữ chức năng định hướng tiêu dùng, có tác dụng kìm hãm nhu cầu tiêu dùng không chính đáng và kích thích nhu cầu tiêu dùng tích cực, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế của gia đình, xã hội và sự giao lưu hàng hoá xã hội.
Không môi trường nào có những ảnh hưởng đến hành vi của con người bằng gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, thiêng liêng đối với mọi người. Tính chất thiêng liêng trong quan hệ ruột thịt là nhân tố có sức cảm hóa và thôi thúc các thành viên tự "hấp thụ” những giá trị gia đình một cách hiển nhiên.
Với những đặc điểm như vậy, gia đình rất cần có những quy tắc, chuẩn mực để hình thành bệ phóng cho những nhân cách tốt đẹp. Giá trị tích cực trong gia đình có thể hình thành từ các sinh hoạt thông thường qua thói quen ứng xử, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và trong các mối quan hệ xã hội khác... Chính những giá trị này có tác dụng sâu sắc đến nhận thức, hành vi của mỗi thành viên.
Cha mẹ là những người đầu tiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành niềm tin và hành vi đạo đức của con trẻ. Tấm gương của cha mẹ trong việc lựa chọn các mục tiêu sống, tổ chức cuộc sống hay trong quá trình nuôi dạy con trở thành những mẫu mực và hình thành nên giá trị văn hóa gia đình. Trẻ em thường có khuynh hướng bắt chước các mẫu ứng xử của người lớn.
Dưới mắt con trẻ, cha mẹ vừa là người bảo bọc, vừa là những vị thần nhân ái, cũng có thể là những nhà bác học thiên tài hay là những nhà tiên tri độc đáo... Chính vì cảm nhận ấy, hầu hết trẻ em trong gia đình đều xem cha mẹ là những người khó sai lầm nhất hay bao giờ cũng rất tốt đẹp. Tính gương mẫu của cha mẹ được thể hiện ở lối sống, nếp sống và những thói quen hàng ngày.
Con cái luôn là niềm hy vọng của cha mẹ nhưng không phải bao giờ cũng là niềm vui liên tục. Đôi lúc, con cái có thể tạo ra áp lực và gây ra khá nhiều lo lắng cho cha mẹ. Các bậc cha mẹ không thể chỉ hành xử như một thiên thần dịu dàng mà nhiều lúc phải biết tạo ra tình huống "quản lý” để dạy con. Trong trường hợp này, uy quyền và nguyên tắc quan hệ cần được bảo đảm. Cha mẹ không thể hiện được uy quyền của mình thì khó định hướng được nhận thức, tình cảm và hành vi của con. Khi cha mẹ không thực thi được quyền uy thì các giá trị nhân văn trong gia đình khó có thể "kết" lại ở con trẻ theo một khuynh hướng tích cực.
Văn hóa gia đình có thể được bộc lộ qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có những tác dụng nhất định và mức độ tác dụng tùy thuộc vào các giá trị đã được hình thành. Các nét văn hóa phù hợp với sự phát triển xã hội sẽ trở thành nhân tố tích cực trong quá trình tác động hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em.
3.2. Những giá trị tiêu cực trong văn hóa gia đình.
Bên cạnh những giá trị tích cực nêu trên, trong văn hóa gia đình còn tồn tại một số những giá trị tiêu cực:
- Gia đình có chức năng duy trì nòi giống, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại, kế thừa và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, tình trạng tăng dân số quá mức cần thiết, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do ảnh hưởng của nền kinh tế tiểu nông, chú trọng việc tái sản xuất nhân khẩu thường xuyên, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Một khi có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, sự lan tỏa của quá trình đô thị hóa,… Lập tức, sẽ có một cuộc thay đổi ngay từ trong cơ tầng nông thôn, gây ra chuyển dịch dân cư. Quy mô gia đình lại phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa “hào con là hào của”. Giá trị bản nguyên đứa con trai cùng với cần nhiều nguồn nhân lực trong lao động nông nghiệp là nguyên nhân dẫn đến con đông của các gia đình cả trong truyền thống lẫn hiện đại. Chức năng này, cũng phải thông qua quá trình giáo dục thì mới đảm bảo cho gia đình và xã hội được duy trì về mặt sinh học.
- Cách xưng hô:
Cách xưng hô trong một số gia đình hiện nay thường không thống nhất, đôi khi tùy tiện, thiếu chuẩn mực. Điều tưởng như nhỏ ấy lại là một trong những nguyên nhân làm cho quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu bền vững. Hậu quả tất yếu xảy ra sau đó là các quan hệ gia đình bị phá vỡ và các hậu quả sau đó thì hết sức khó lường.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, quan hệ xưng hô là một trong những nét đặc trưng, không kể đó là miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, miền xuôi hay miền ngược. Các thế hệ sống chung dưới một mái nhà với các mối quan hệ như: ông bà – cha mẹ; ông bà – cháu; cha mẹ - con cái; anh chị em với nhau…với cách xưng hô tương ứng đã tạo nên một lối hành xử bất thành văn nhưng được đảm bảo thực hiện bằng bổn phận và trách nhiệm. Đây được xem là “luật pháp” của gia đình mà ta thường gọi là gia pháp, gia phong hay gia giáo. Truyền thống “tôn sư trọng đạo”. “trên kính dưới nhường”, gọi dạ bảo vâng, qua những cách xưng hô thể hiện tính trật tự, văn hóa và điều đó tạo nên tính bền vững trong cơ cấu của gia đình. Đất nước có luật pháp, gia đình có gia pháp, có như vậy mới giữ được nếp nhà, truyền thống đạo lý của dân tộc, ổn định xã hội, đất nước
Ngày nay, khi mà gia đình ngày càng có xu hướng hạt nhân hóa mạnh thì cơ cấu gia đình cũng có sự thay đổi nhanh chóng và theo đó là quan hệ gia đình cũng thay đổi. Gia đình hạt nhân với cơ cấu có hai thế hệ là vợ chồng và con đã tỏ ra thích nghi với xu thế xã hội mới, các thành viên ít chịu sự “giám sát” lẫn nhau, mặt khác sự năng động để thích nghi với môi trường xã hội luôn tạo cho các thành viên sự tự do cả về khách quan lẫn chủ quan, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của gia đình hạt nhân đã bộc lộ những nét khiếm khuyết. Một trong các mặt hạn chế đó là quan hệ xưng hô giữa các thành viên với nhau đã “có vấn đề”, chính điều này đã tạo ra sự lỏng lẻo trong quan hệ gia đình. Trong quan hệ vợ chồng đã có sự thay đổi trong động từ nhânh xưng một cách phong phú và đa dạng hơn, đôi khi còn mang tính tùy tiện thiếu chuẩn mực. Tôi đã chứng kiến hai vợ chồng hàng xóm nọ sau một hồi khẩu chiến đã lôi ra hết các “mỹ từ” trút lên nhau, điều nguy hiểm là họ đã công khai ngay trước mặt đứa bé, họ đâu nghĩ rằng những từ ngữ đó sẽ in đậm trong đầu đứa bé sau này. Trong quan hệ vợ chồng đã vậy, quan hệ cha mẹ - con cái, anh em còn phức tạp hơn, họ gọi nhau là “mày, tao, đồ này, đồ nọ…”chính những từ ngữ đó đã làm cho đứa trẻ khi ra ngoài xã hội, khi ứng xử đã trở nên thiếu tính mềm mỏng, thô lỗ, cục cằn và chống đối.
Chúng ta không hoàn toàn bi quan khi đề cập đến vấn đề này, nhưng rõ ràng khi thiếu tế nhị trong giao tiếp, xưng hô trong gia đình thì từ các vấn đề tưởng như vô hại ấy sẽ trở thành một tiền lệ gây tác hại không nhỏ trong đời sống gia đình, xã hội, nhất là thế hệ trẻ sau này.
- Cách đối xử:
Không ai phủ nhận được những điều tốt đẹp do quá trình công nghiệp hóa mang lại nó đem lại sự giàu có phồn vinh cho đất nước, làm cho nước ta là một nước ngày càng tốt đẹp, nhưng trong cái tốt lại có không ít những mặt xấu. Việc con người phải đi làm từ sáng đến tối mịt mới về là lẽ thường tình, cũng chính từ vấn đề này nó đã gây nên tình trạng căng thẳng (stress) mất tự chủ đối với nhiều người, nhiều tầng lớp, cấp bậc…Vì lẽ đó mà chúng ta ngày càng đánh mất đi tính hiền hòa, nhân hậu của con người Việt Nam mà thay vào đó là tính cộc cằn, khó chịu.
Và điều tôi muốn nói đến đây là việc con cái cãi lời, ngược đã cha mẹ. Cách đối xử này thực là trái với lẽ trờ và nhất là với người Việt Nam chúng ta thì điều đó là điều cấm kỵ… Những người như vậy là cặn bã của xã hội đáng bị chỉ trách. Họ không biết mẹ mình phải mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày mới sinh ra nuôi dạy ta khôn lớn không phải một hai ngày mà là gần cả cuộc đời họ…Vậy mà đến lúc họ già, không thể làm việc được thì ta lại ngược đãi, đã vậy còn đành, ta lại cho họ vào trại dưỡng lão vậy chúng ta hãy nghĩ lại xem…tình cảm của con người đâu hết rồi?.
Nói đến giá trị văn hóa gia đình là nhắc đến sự tương tác của hành vi giữa các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng của văn hóa đó lên đời sống xã hội. Hiện nay, có rất nhiều cảnh bạo lực gia đình mà người chồng là thủ phạm, hết đánh vợ thì sang đánh con. Họ coi vợ con mình như cỏ rác, la mắng như súc vật. Mà có nhiều chuyện còn hơn thế nữa, người vợ bị đánh đến độ sợ quá không dám đi kêu cứu, cứ thế cam chịu ở nhà ngày qua ngày mà nghe đánh đạp chửi rủa. (Nghiên cứu chỉ ra rằng: bạo lực gia đình không chỉ gây hậu quả về cả thể chất và tinh thần. Các hậu quả khác của bạo lực gia đình cũng được kết quả nghiên cứu chỉ ra đó là làm hư hỏng con cái (chiếm 72,64%); ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách trẻ em (chiếm77,64%). Sống trong một gia đình thường xuyên xẩy ra bạo lực, trẻ em luôn cảm thấy buồn chán, lo lắng và sợ hãi, thậm chí có trẻ em muốn bỏ nhà ra đi, dễ xa vào các tệ nạn xã hội, xa lánh cha mẹ và không còn kính trọng cha mẹ nữa. Những điều nêu trên ảnh hưởng xấu đến phát triển nhân cách của trẻ, những trẻ em này sẽ rất khó khăn vươn lên trong cuộc sống, học tập và trưởng thành. Khi bạo lực gia đình không được chấm dứt thì sự tan vỡ hạnh phúc gia đình (chiếm 71,67%) là điều khó tránh khỏi. Do bạo lực gia đình gây hậu quả về sức khoẻ, tính mạng như đã phân tích ở trên nên ít ai có thể sống mãi trong một gia đình luôn có bạo lực, do vậy giải pháp lựa chọn của các gia đình này là ly hôn. Thực tế nhiều vụ ly hôn, sự thiệt thòi thường về phía người vợ và những đứa con.)
Bạo lực gia đình diễn ra ở mọi nơi, không những ở các vùng nông thôn, mà còn ở cả các đô thị; không những trong nhóm những người nghèo, mà còn ở cả nhóm những người có thu nhập cao. Bạo lực gia đình không loại trừ thành phần xã hội nào. Để hạn chế được nạn bạo lực thì cả cộng động cần phải chung tay giải quyết, xem và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, hội phụ nữ. Đồng thời hoàn thành tốt chương trình toàn dân tích cực xây dựng đời sống văn hóa. Giáo dục tác nhân bạo lực giúp họ đi đến nhận thức được rằng nạn bạo hành gia đình là vấn đề mang tính xã hội chứ không phải của riêng ai, rằng đó là hành vi sai trái.
Đó là tất cả những hình ảnh xấu về cách đối xử của mọi người trong gia đình. Tìm hiểu, xem xét kỹ mới hiểu và thấu đáo được nhiều điều trong văn hóa gia đình cũng như ảnh hưởng của nó lên xã hội.
3.3. Phát huy những giá trị của văn hóa gia đình trong gia đình hiện nay.
Dựa trên những giá trị tích cực và tiêu cực trong văn hóa gia đình đã nêu trên, phải nhân thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người, từ đó phát huy những mặt mạnh vốn có, loại bỏ hoặc cải cách những giá trị tiêu cực, áp dụng những giá trị tích cực trong cuộc sống hiện đại. tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn lọc…
Để phát huy các giá trị của văn hóa gia đình trước hết cần:
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên; chủ động rà soát, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức về gia đình và công tác gia đình. Cần đặc biệt quan tâm xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; có kế hoạch và biện pháp cụ thể phòng, chống tệ nạn xã hội và bạo hành trong gia đình.
- Tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình. Cung cấp tới từng gia đình các kiến thức, kỹ năng sống, như: kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng. Giáo dục và vận động mọi gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nếp sống văn minh. Vận động các gia đình tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ cơ sở; phát triển các hình thức tổ hoà giải, các câu lạc bộ gia đình tại cộng đồng; giữ gìn và phát huy văn hoá gia đình và truyền thống tốt đẹp của dòng họ; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong giáo dục, phải kê thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.
-Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình; nhân rộng các mô hình kinh tế hộ tiên tiến; bảo đảm kết quả bền vững của chương trình xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, quan tâm đặc biệt tới các gia đình có công với cách mạng, gia đình là nạn nhân của chiến tranh.
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng và gia đình tham gia tích cực xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, cụm dân cư văn hoá; xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu, tạo ra phong trào xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, biểu dương kịp thời và nhân rộng các mô hình gia đình vượt khó vươn lên, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Đẩy mạnh, đổi mới và đa dạng hoá công tác truyền thông, tăng cường giáo dục đến từng hộ gia đình pháp luật, chính sách liên quan đến vấn đề xây dựng gia đình, đặc biệt là Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh Dân số; đưa chủ đề gia đình vào các chương trình tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt và phê phán những biểu hiện không lành mạnh ảnh hưởng cuộc sống gia đình.
Kết luận:
Việc phát huy giá trị văn hóa gia đình, đòi hỏi phải có trách nhiệm giáo dục nếp sống cho mỗi thành viên trong gia đình. Trong xã hội xưa, người Việt Nam rất coi trọng gìn giữ nề nếp gia phong. Bởi lẽ, bất cứ sự cộng sinh nào cũng phải có cách thức quan hệ, quy tắc ứng xử. Trong tự nhiên là sự canh tranh sinh tồn, trong xã hội là sự điều phối để đi tới sự thống nhất biện chứng giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và tập thể, giữa tinh thần và vật chất, giữa cái thiêng liêng và cái trần tục, giữa trên và dưới,… biết khai thác, phát huy những giá trị tiềm ẩn trong đạo lý thuộc cấu trúc gia đình, làng, nước thì những nhân tố đó có thể trở thành nguồn lực lớn để bảo vệ thanh danh, uy tín của gia đình hiện đại. Ngày nay, với nhiệm vụ xây dựng con người mới, không những phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình mà còn phải phát huy tính tích cực của nó. Nếp sống gia đình, trước hết là dạy con cháu là phải lễ phép, luôn kính trên nhường dưới, kín đáo trong trang phục. Giáo dục gia đình còn chú trọng đến tình thương yêu đồng loại, lẽ phải, sự hoà thuận, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau. Phải biết “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
Phát huy các giá trị của văn hóa gia đình trong gia đình hiện nay cần phải được cả hệ thống chính trị quan tâm; các cơ quan, ban ngành, đoàn thể các cấp trong xã hội cần tuyên truyền rộng rãi đến các tầng lớp quần chúng nhằm khẳng định và tiếp tục giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam; tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng gia đình sức khỏe, gia đình thể thao, gia đình văn hóa, người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan...lồng ghép nhuần nhuyễn vào cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xác lập vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình hiện nay với việc thiết lập các thiết chế văn hoá gia đình, xây dựng củng cố gia đình văn hoá được khép chặt dần : văn hoá cá nhân, văn hoá gia đình và văn hoá xã hội quan hệ khắng khít như “ kiềng ba chân” được lồng ghép trong cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” góp phần thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Làm được như vậy, chính là chúng ta góp phần tích cực vào việc xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm của mọi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu, đẹp, văn minh và lịch sự.
Trong trào lưu hội nhập và nhất là quá trình “toàn cầu hóa” hiện nay, ta phải lấy giá trị gia đình làm giá trị trung tâm trong mọi giá trị của đời sống văn hóa xã hội, tạo sức mạnh cho toàn xã hội. Biết chọn lọc con đường riêng cho mình, hướng tới phục vụ cho con người và cộng đồng. Đó chính là những giá trị về sự tôn trọng đạo đức làm người, lối sống, cách sống được chắt lọc từ truyền thống và tiếp nhận những giá trị mới của hiện đại, ra sức học tập, nâng cao năng lực nhận thức và trí tuệ của con người Việt Nam. Đó chính là chìa khóa vạn năng cho quá trình hội nhập, phát triển của đất nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới
Tác giả: Hồ Sĩ Vịnh
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Xuất bản 1999
Văn hóa gia đình Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà xuất bản văn hóa thông tin
Xuất bản 09.2008
Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thực trạng và phát triển giữa các vùng kinh tế – lãnh thổ ở Việt Nam, Hà Nội, chương trình KHXH
Tác giả: Đỗ Kim Chung
Xuất bản 03. 1999
Từ điển văn hóa gia đình
Tác giả: Phạm Trường Khang. Hoàng Lê Minh
Nhà xuất bản văn hóa thông tin
Xuất bản 08.2009
Website: Vanhoahoc.edu.vn
Giadinh.net.vn
Tapchicongsan.org.vn
Dantri.com.vn
Chungta.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Noi dung bai luan.doc
- Phụ lục.doc