Giới thiệu chung về đề tài.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Với mỗi công ty thì để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty cần có vốn để hoạt động. Vốn là một nhân tố sản xuất quan trọng sống còn, quyết định đến sự thành bại của công ty. Vốn càng lớn thì tiềm lực của công ty càng lớn, nó tạo điều kiện cho công ty dễ dàng hơn trong các quyết định đầu tư, trong các dự án đầu tư mới như tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới
Với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội thì với vị trí là một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện và cung ứng các thiết bị ngành điện thì đó là một vấn đề rất quan trọng. Vì công ty mới được thành lập và đi vào hoạt động được bảy năm nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động như thị trường của công ty còn khá nhỏ bé, trong công ty các kế hoạch sản xuất, kế hoạch chung cho cả công ty còn chưa có hay đơn thuần đó chỉ là những bản kế hoạch được xây dựng trong ngắn hạn chưa có được sự nghiên cứu tỷ mỉ Hay vấn đề nhân sự trong công ty khi mà công ty chưa có được đội ngũ nhân viên có trình độ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh Nhưng đó chưa phải là vấn đề khó khăn nhất của công ty khi mà vấn đề khó khăn nhất của công ty chính là khả năng huy động vốn cho các hoạt động của mình. Vì nguồn vốn của công ty còn eo hẹp do vậy mà khả năng mở rộng thị trường bị hạn chế, khả năng trang bị máy móc thiết bị cũng bị giới hạn, chưa có được nguồn kinh phí cho công tác xây dựng kế hoạch Sở dĩ công ty gặp nhiều khó khăn như vậy là do những nguyên nhân sau.
Vì công ty mới đi vào hoạt động lại là công ty có quy mô nhỏ do vậy mà doanh thu và lợi nhuận của công ty còn nhỏ điều này đã hạn chế khả năng tích luỹ vốn của công ty. Vì công ty muốn tích luỹ vốn từ nội bộ doanh nghiệp thì cần phải có được lợi nhuận lớn để có thể tích luỹ vốn. Trong khi đó thì lợi nhuận của công ty không phải chỉ được dùng vào việc tích luỹ vốn mà còn được dùng để chia cổ tức cho các cổ đông, lập các quỹ dự phòng do vậy mà khả năng tích luỹ vốn từ phần lợi nhuận để lại của công ty là bị hạn chế.
Mặc dù công ty cũng có các kênh huy động vốn khác như đi vay tín dụng thương mại từ các đối tác. Mặc dù đây là một kênh huy động vốn hiệu quả nhưng nó lại bị hạn chế vì phụ thuộc vào quy mô vốn của công ty nên phần vốn mà công ty có thể huy động được từ đây vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động.
Một kênh huy động vốn khác mà công ty đã tiếp cận là vay tín dụng ngân hàng. Đây là một kênh huy động vốn có tiềm năng khi mà lượng vốn vay từ đây có thể có số lượng lớn nhưng nó lại chịu nhiều rằng buộc khi mà muốn vay được tiền từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính thì phải đáp ứng được các điều kiện rằng buộc như có tài sản thế chấp hay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải ổn định và có hiệu quả. Do vậy mà kênh huy động vốn này công ty tuy đã tiếp cận nhưng vẫn còn có nhiều rào cản.
Đó là những kênh huy động vốn mà công ty hiện nay đang tiếp cận. Mặc dù từ những kênh huy động vốn này mà công ty đã huy động được một số lượng vốn nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho các hoạt động trong công ty.
Qua tìm hiểu tại công ty và các công ty khác em thấy rằng công ty còn có thể tiếp cận được với nhiều kênh huy động vốn khác hay là mở rộng kênh huy động vốn hiện tại. Do vậy mà em đi vào nghiên cứu các kênh huy động vốn khác mà công ty còn chưa tiếp cận nhằm tìm ra được kênh huy động vốn phù hợp với công ty.
2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu đề tài.
Vì đề tài của tôi là nghiên cứu về các kênh khai thác huy động vốn mà công ty hiện đang tiếp cận cũng như những kênh huy động mà công ty vẫn còn bỏ ngỏ chưa tiếp cận vì vậy mà mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là tìm hiểu làm rõ những kênh huy động vốn mà công ty hiện đang tiếp cận. Để từ đó đi sâu phân tích những thuận lợi của các kênh huy động vốn này. Vai trò của từng kênh trong hoạt hoạt động khai thác vốn của công ty nói chung, xem trong các kênh huy động vốn đó thì kênh nào là quan trọng nhất, huy động được nhiều vốn nhất để từ đó sẽ tìm ra được những bài học kinh nghiệm từ kênh huy động vốn đó và thêm vào đó còn tìm hiểu những khó khăn, nhược điểm của những kênh huy động hiện tại, xem các kênh huy động vốn hiện nay có những khó khăn gì trong việc huy động để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó để từ đó mà nâng cao được hiệu quả huy động vốn của các kênh huy động vốn cũng như là của hoạt động huy động huy động vốn nói chung của công ty. Thêm vào đó ngoài việc tìm hiểu nghiên cứu những kênh huy động vốn mà công ty đang áp dụng thì tôi còn đi vào tìm hiểu nghiên cứu những kênh huy động vốn khác mà công ty vẫn còn chưa áp dụng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của từng kênh huy động vốn cũng như là tìm hiểu kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong việc áp dụng những kênh huy động vốn mà doanh nghiệp chưa áp dụng từ đó phân tích xem với điều kiện hiện tại của công ty thì nên áp dụng kênh huy động vốn nào là hợp lý nhất, phù hợp với công ty nhất. Có như vậy thì sau khi nghiên cứu xong đề tài mới có thể đề xuất với công ty phương án huy động vốn từ kênh mới là hiệu quả nhất, phù hợp nhất với công ty.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này là nó có những ý nghĩa sau đây. Thứ nhất là mong tìm ra được những bài học kinh nghiệm từ việc khai thác, huy động vốn của các công ty vừa và nhỏ để từ đó mà có thể tìm cách áp dụng những bài học kinh nghiệm đó vào công ty, xem kinh nghiệm nào là phù hợp với công ty nhất, là khả thi với công ty nhất, tránh thực trạng là cứ thấy một hoặc một số công ty khác áp dụng thành công một kênh huy động vốn mới, tạo ra được nhiều vốn cho công ty thì các công ty khác theo sau thấy thế mà áp dụng khi không có sự tìm hiểu nghiên cứu. Điều này là rất nguy hiểm vì điều kiện của các công ty là khác nhau, hoạt động trong những điều kiện khác nhau, trình độ của mỗi công ty là khác nhau cả về trình độ con người cũng như là trình độ công nghệ. Từ đó sẽ dẫn đến thất bại gây thiệt hại cho công ty. Vì vậy mà cần phải có những nghiên cứu tìm hiểu phân tích trước khi áp dụng. Thứ hai là tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của các kênh huy động vốn hiện tại mà công ty đang áp dụng đề từ đó có những giải pháp để khác phục hay phát huy những điểm yếu điểm mạnh đó. Vì nhiều khi việc mở ra một kênh huy động vốn mới đối với công ty là chưa cần thiết khi mà ta chưa khai thác hết tiềm năng các kênh huy động vốn hiện tại điều đó sẽ gây lãng phí cho công ty vì vậy mà ta phải xem xét kỹ càng các kênh huy động vốn hiện tại của công ty đang áp dụng xem xét tìm hiểu những kênh huy động vốn này liệu đã thực sự khai thác hết tiềm năng hay chưa. Nếu thấy tiềm năng của kênh huy động vốn vẫn còn thì tại sao không tiếp tục khai thác, hoặc tìm hiểu xem tại sao ta chưa khai thác hết tiềm năng để từ đó đề ra những giải pháp để khai thác hết tiềm năng của những kênh huy động vốn này. Còn nếu sau khi xem xét thấy rằng các kênh huy động vốn hiện tại ta đã khai thác hết tiềm năng rồi không còn có thể mở rộng hơn được nữa thì từ đó ta mới có phương án cân nhắc xem xét đến việc mở ra một kênh huy động vốn mới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Trong bài nghiên cứu này thì do tôi đang thực hiện nghiên cứu để áp dụng cho một công ty vừa và nhỏ do vậy mà đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở đây sẽ là các phương pháp huy động vốn ở các công ty vừa và nhỏ. Bao gồm các kênh huy động vốn mà họ áp dụng, giải pháp để họ có thể thực hiện đối với từng kênh huy động vốn Thêm vào đó cũng có thể tìm hiểu phương pháp huy động vốn của một số công ty lớn. Vì khi nghiên cứu phương pháp huy động vốn của các công ty vừa và nhỏ có cùng điều kiện về quy mô như của công ty mình thì từ đó sẽ dễ dàng hơn cho việc áp dụng các kinh nghiệm của những công ty này vào cho công ty mình, nó sẽ phù hợp hơn nhiều so với việc áp dụng kinh nghiệm từ các công ty lớn. Còn việc nghiên cứu những kênh huy động vốn của các công ty lớn cũng như những giải pháp mà họ áp dụng để thực hiện ở đây chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với công ty.
Phạm vi nghiên cứu ở đây là các công ty vừa và nhỏ trong khu vực thành phố Hà Nội. Vì hiện nay công ty đang hoạt động chủ yếu ở thị trường Hà Nội và một số tỉnh thành phía bắc, thêm vào đó thì do khó khăn trong quá trình nghiên cứu mà tôi chỉ tập trung nghiên cứu các công ty vừa và nhỏ trong phạm vi thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Ở đây do đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về những phương thức huy động vốn, các kênh huy động vốn mà các công ty vừa và nhỏ áp dụng do vậy mà phương pháp nghiên cứu chủ yếu của tôi là.
Phân tích những kênh huy động vốn mà công ty hiện nay đang áp dụng để từ đó tìm ra những thuận lợi khó khăn của những kênh huy động vốn này. Và còn phân tích những kênh huy động vốn khác mà công ty chưa áp dụng tìm ra những khó khăn thuận lợi của những kênh huy động vốn này.
Từ những phân tích đó mà có những đánh giá về những kênh huy động huy động vốn này xem các kênh huy động vốn này có ưu điểm và nhược điểm gì để từ đó có thể áp dụng vào công ty hay không.
Thêm vào đó còn sử dụng phương pháp điều tra thống kê những kinh nghiệm của các công ty vừa và nhỏ khác.
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được.
Với đề tài nghiên cứu này thì tôi mong đợi kết quả dự kiến đạt được sẽ là tìm ra được một, một số kênh huy động vốn mới phù hợp với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội. Và từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý để có thể áp dụng thành công các kênh huy động vốn mới này.
6. Bố cục đề tài.
Bài viết được chia thành ba phần.
Phần một: Giới thiệu chung về đề tài.
Phần hai: Nội dung đề tài
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về vốn trong hoạt động của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Chương III: Những giải pháp để mở rộng các kênh huy động vốn của doanh nghiệp.
Phần ba: Kết luận và kiến nghị.
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp để mở rộng các kênh huy động vốn của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thành hơn mười công trình lớn và hàng chục công trình nhỏ từ đó đưa doanh thu từ hoạt động xây lắp lên gần bảy tỷ đồng. Cùng với việc doanh thu tăng lên và là lĩnh vực chiếm doanh thu cao nhất của công ty, điều này là dễ hiểu khi mà công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp điện. Cũng nhờ có doanh thu cao mà lợi nhuận từ lĩnh vực này cũng tăng lên rất nhiều chiếm phần lớn lợi nhuận trong công ty. Một phần vì doanh thu cao một phần vì trong quá trình thi công công ty đã cố gắng sáng tạo trong những hạng mục xây lắp để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, do vậy mà công ty mới đạt được mức lợi nhuận cao.
Đơn vị: triệu đồng
đơn vị: triệu đồng
Cùng với doanh thu và lợi nhuận cao thì số lượng vốn được huy động vào lĩnh vực này cũng không ngừng tăng lên kể cả vốn cố định cũng như vốn lưu động, vốn tự có và vốn đi vay. Việc số lượng vốn không ngừng được đẩy vào hoạt động nói lên được phần nào sức phát triển của công ty. Số lượng vốn được huy động vào lĩnh vực xây lắp tăng từ 500 triệu năm 2000 lên đến 3,5 tỷ đồng vào năm 2006. Sở dĩ công ty có thể huy động được lượng vốn lớn như vậy là do thứ nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn ở mức cao do vậy mà tạo được thuận lợi rất lớn cho kênh huy động vốn từ phần lợi nhuận để lại, thêm vào đó doanh nghiệp cũng có quan hệ tốt đối với các nhà cung ứng do vậy mà việc vay tín dụng thương mại của công ty với các đối tác cung có phần thuận lợi và việc vay vốn ngân hàng cũng có một số điểm thuận lợi khi mà hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt tạo niềm tin cho ngân hàng.
Đơn vị: Triệu đồng
1.1.2. Đánh giá.
Từ thực trạng hoạt động của công ty trong những năm qua trong lĩnh vực xây lắp cho thấy một số thành tựu cũng như một số mặt chưa đạt được để từ đó có những giải pháp để phát huy điểm mạnh và khắc phục khó khăn.
Thành tựu của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực xây lắp là doanh thu từ hoạt động này luôn đạt ở mức cao và luôn chiếm phần lớn trong doanh thu hoạt động của công ty, phần nào tạo được niềm tin đối với tương lai của công ty nhờ có doanh thu cao mà lợi nhuận từ hoạt động cũng luôn đạt ở mức cao từ đó góp phần tích luỹ vốn cho công ty trong những năm tiếp theo.
Thị trường hoạt động của công ty cũng không ngừng được phát triển, khi mà ban đầu thị trường hoạt động chủ yếu của công ty là ở Hà Nội thì đến nay thị trường đã mở rộng ra các tỉnh thành phía bắc.
Chất lượng các công trình mà công ty thực hiện cũng luôn được đảm bảo do vậy mà uy tín của công ty đã được nâng lên rất nhiều.
Tuy nhiên công ty cũng còn những hạn chế khó khăn trong quá trình hoạt động đó là.
Tuy rằng thị trường đã được mở rộng ra các tỉnh thành phía bắc song trong một lĩnh vực hoạt động là ngành xây lắp điện thì thị trường đó vẫn còn nhỏ bé do vậy mà trong thời gian tới công ty sẽ không ngừng cố gắng phấn đấu để mở rộng thị trường hoạt động, ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
Thiếu đội ngũ lao động có trình độ, đây cũng là một khó khăn cho công ty trên con đường phát triển, vì muốn phát triển thì đội ngũ lao động là rất quan trọng có đội ngũ lao động có chất lượng, có trình độ chuyên môn thì đã nắm chắc được 50% cơ hội thành công nhưng hiện nay đội ngũ này của công ty còn thiếu và yếu cần được đào tạo và bổ sung thêm cho nhu cầu phát triển của công ty..
Hiên nay nhiều hợp đồng xây lắp của công ty là những hợp đồng được thuê lại của những công ty khác đặc biệt là của những công ty nhà nước do vậy mà nó làm giảm tính chủ động của doanh nghiệp và làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, do vậy trong thời gian tới công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội hy vọng sẽ dần có được những bản hợp đồng trực tiếp để không những quảng bá hình ảnh công ty mà còn tăng doanh thu cho công ty.
1.2. Lĩnh vực thương mại.
1.2.1. Thực trạng hoạt động.
Trong lĩnh vực hoạt động thương mại thi công ty chủ yếu là cung cấp những thiết bị điện ra thị trường, đây là một lĩnh vực kinh doanh thứ hai của công ty cũng tạo được doanh thu đáng kể cho công ty.
Về thị trường hoạt động thương mại của công ty thì chủ yếu là thị trường Hà Nội vì công ty vẫn chưa có điều kiện để mở rộng thị trường hoạt động ra bên ngoài, bên cạnh đó quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ do vậy mà doanh nghiệp chưa có kinh phí cho hoạt động mở rộng thị trường và doanh nghiệp cũng thấy ở lĩnh vực hoạt động này cũng chưa cần thiết phải mở rộng thị trường.
Doanh thu từ hoạt động thương mại của công ty cũng đạt được con số đáng kể, đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp. Nếu như năm 2000 năm đầu tiên đi vào hoạt động thì lĩnh vực này chỉ mang lại cho công ty doanh thu là 100 triệu đồng, qua quá trình phát triển đến năm 2003 công ty đã đưa doanh thu của hoạt động này lên được con số 310 triệu đồng. Và đến cuối năm 2006 thì doanh thu từ hoạt động thương mại đã đạt đến con số 1,2 triệu đồng. Để có được thành công này thì là nhờ sự cố gắng của đội ngũ nhân viên trong công ty khi đã có những hoạt động xúc tiến thị trường để quảng bá sản phẩm tới khách hàng nhờ vậy mà doanh thu của hoạt động mới đạt được mức cao như vậy. Nhờ có doanh thu cũng không nhỏ so với quy mô của công ty nên lợi nhuận từ hoạt động này cũng góp phần đáng kể vào lợi nhuận chung của toàn công ty giúp cho công ty có được thêm nguồn tích luỹ vốn.
Đơn vị: triệu đồng
Đơn vị: triệu đồng
Số lượng vốn huy động vào lĩnh vực hoạt động thương mại này tuy không nhiều như hoạt động xây lắp nhưng nó cũng đạt được mức huy động đáng kể khi mà lượng vốn huy động đã tăng lên từ 60 triệu năm 2000 lên đến 500 triệu vào năm 2006 vừa qua.
Đơn vị: triệu đồng
1.2.2. Đánh giá.
Qua thực trạng hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội trong lĩnh vực thương mại tôi có những đánh giá về hoạt động này như sau.
Thành tựu mà lĩnh vực này mang lại cho công ty là hoạt động này đã hỗ trợ tốt cho lĩnh vực xây lắp khi mà cung cấp một phần thiết bị cho hoạt động xây lắp nhờ có sự hỗ trợ này mà hoạt động xây lắp mới đạt được những thành tựu lớn ở trên. Và nhờ có sự hỗ trợ này mà các công trình của công ty được thực hiện từ hoạt động xây lắp đã có chất lượng và tiến độ tốt. Hoạt động thương mại này cũng đóng góp vào thành tích chung của công ty khi mà đóng góp một phần doanh thu đáng kể cho công ty mặc dù so với hoạt động xây lắp thì còn ít hơn nhiều. Số lượng chủng loại các mặt hàng mà công ty cung cấp cũng đã được đa dạng hơn trước nhiều khi mà số lượng mặt hàng lên đến hàng chục loại.
Bên cạnh thành công đó thì lĩnh vực hoạt động này cũng có những hạn chế nhất định đó là doanh thu của hoạt động còn nhỏ bé khi mà nó chỉ chiếm khoảng trên 10% doanh thu của toàn công ty. Vì vậy trong thời gian tới công ty sẽ cố gắng đưa doanh thu của hoạt động lên cao hơn nữa. Bên cạnh đó thì thị trường hoạt động chủ yếu của lĩnh vực này vẫn chưa được mở rộng khi mà nó vẫn chỉ chủ yếu ở trong thành phố Hà Nội.
2. Thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp trong những năm qua.
Hoạt động huy động vốn luôn được tiến hành ở mỗi doanh nghiệp thường xuyên, liên tục do vậy mà với mỗi doanh nghiệp thì đây là một hoạt động quan trọng không thể thiếu, chính vì thế cho nên với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội thì cũng không phải là một ngoại lệ. Trong những năm hoạt động vừa qua thì công ty đã sử dụng những kênh huy động vốn chủ yếu sau đây.
2.1. Trích từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.
Lợi nhuận để lại chính là phần còn lại của kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ sản xuất, sau khi đã trừ đi phần chi phí sản xuất, thuế thu nhập doanh nghiệp, phần chia cổ tức… Đây là một trong các nguồn vốn nội bộ quan trọng nhất. Lợi nhuận để lại dùng để tái đầu tư vào việc thay thế và đầu tư mới vào máy móc thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, tuy nhiên để có nguồn vốn này các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Lợi nhuận để lại của doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận để lại của doanh nghiệp có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận để lại.
2.1.1. Thành tựu đạt được.
Trong những năm qua nhờ sự cố gắng của công ty trong các mặt hoạt động nên doanh thu của công ty đã đạt được một con số đáng kể. Nếu như năm 2000 doanh thu của công ty chỉ đạt 1,1 tỷ đồng thì đến năm 2006 doanh thu của toàn công ty đã lên đến con số 7,7 tỷ đồng. Nhờ đó mà phần lợi nhuận để lại của công ty trong các năm qua cũng không ngừng tăng lên nhờ đó mà tạo cơ hội cho công ty trong việc tích luỹ vốn và huy động vào tái đầu tư sản xuất để nâng cao năng lực của công ty.
Cụ thể qua từng năm ta thấy rằng phần vốn được tích luỹ để huy động vào đầu tư đã tăng lên không ngừng. Ngoại trừ năm đầu tiên năm 2000 khi mà doanh nghiệp mới đi vào hoạt động lên chưa có nguồn để huy động nên năm đó công ty không huy động được số vốn nào. Nhưng đến năm 2001 với kết quả bước đầu của hoạt động năm trước lên công ty đã tích luỹ được 80 triệu để đầu tư vào tái sản xuất. Nếu như trong năm đầu tiên công ty chỉ huy động được từng đó vốn từ nguồn lợi nhuận thì đến cuối năm 2006 đầu năm 2007 thì công ty đã tích luỹ được 1 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận để lại để tái đầu tư vào sản xuất, nâng cao năng lực của công ty. Số liệu cụ thể có thể xem ở biểu dưới đây.
Đơn vị: triệu đồng
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn.
Để có được những thành công ở trên thì công ty đã phải cố gắng rất nhiều, và trong quá trình huy động thì công ty đã gặp phải những thuận lợi đó là vì đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của công ty nên công ty có thể có toàn quyền trong việc huy động và sử dụng vào những mục đích mà công ty muốn. Một thuận lợi nữa của công ty là mặc dù quy mô công ty còn nhỏ nhưng mà doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm đã không ngừng được tăng lên và đạt được những con số đáng kể do vậy mà tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi mà huy động vốn từ nguồn này. Thêm một thuận lợi của công ty nữa là từ khi đi vào hoạt động thì công ty luôn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao và ổn định tốc độ phát triển của công ty không ngừng tăng cao do vậy mà cũng tạo điều kiện thuận lợi khi huy động vốn kèm theo đó là hội đồng cổ đông luôn ủng hộ những quyết định của công ty trong việc trích lợi nhuận để lại vào việc tái đầu tư.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì công ty cũng gặp phải một số khó khăn như là dù công ty luôn phát triển với tốc độ cao và ổn định, doanh thu và lợi nhuận không ngừng được tăng lên nhưng mà quy mô của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ do vậy mà lượng vốn huy động được chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển.
2.2. Vay tín dụng thương mại.
Vay tín dụng thương mại là việc các doanh nghiệp vay vốn của nhau thông qua việc mua bán nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị… Với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thì đây là một kênh huy động vốn có hiệu quả vì với đặc thù sản xuất là tương đối dài lên không thể khi mua hàng sẽ trả tiền ngay được vì vậy mà trong những năm qua công ty đã áp dụng hình thức này như là một kênh huy động vốn hiệu quả.
2.2.1. Thành tựu đạt được.
Mặc dù công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là một công ty mới đi vào hoạt động nhưng công ty đã có được những thành tựu nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kèm theo đó là trong hoạt động vay vốn từ các đối tác kinh doanh.
Trong những năm qua thì công ty cũng đạt được một số thành tựu nhất định khi mà tiến hành hoạt động vay vốn từ các đối tác kinh doanh, số lượng vốn mà doanh nghiệp vay được từ kênh này đã tăng lên qua từng năm. Nếu như trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, công ty đang gặp rất nhiều khó khăn thì công ty cũng chỉ có thể vay tín dụng thương mại được một con số khiêm tốn là 100 triệu đồng. Nhưng qua những năm sau hoạt động khi mà uy tín của doanh nghiệp đã phần nào được tạo dựng tạo được nhiều mối quan hệ giữa các đối tác kinh doanh nên công ty đã mở rộng được kênh huy động vốn này khi mà số lượng vốn mà công ty vay được của các đối tác kinh doanh trong năm 2006 là 600 triệu đồng. Chi tiết tại sơ đồ dưới đây.
Đơn vị: Triệu đồng
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn.
Vì đây là một hình thức vay vốn của các đối tác kinh doanh nên nó cũng có những thuận lợi và những khó khăn nhất định.
Một thuận lợi mà việc vay vốn từ tín dụng thương mại là doanh nghiệp không phải trả lãi khi đi vay. Trong những năm qua thì công ty đã vay được một số lượng vốn tương đối từ nguồn này đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì trong những năm hoạt động vừa qua công ty luôn trong tình trạng kinh doanh ở hiệu quả cao nên đã tạo được lòng tin đối với các nhà đối tác vì vậy mà việc tiến hành đàm phán vay vốn tín dụng thương mại của các đối tác cũng trở lên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên do hạn chế của kênh huy động vốn này là nó phụ thuộc vào quy mô vốn của doanh nghiệp do vậy mà nó tạo rào cản đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội khi mà công ty vẫn còn có quy mô nhỏ số vốn ít lên mà số vốn huy động được từ nguồn này chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của công ty.
2.3. Vay tín dụng ngân hàng.
Vay tín dụng ngân hàng chính là việc doanh nghiệp tiến hành đi vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng, mà lượng vốn vay chủ yếu ở đây là vốn lưu động dưới dạng tiền tệ.
Vay ngân hàng chính là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Vốn vay ngân hàng có thể là vay ngắn hạn dưới một năm thông qua thị trường tiền tệ và vay dài hạn trên một năm thông qua thị trường vốn.
2.3.1. Thành tựu đạt được.
Trong những năm qua thì vay vốn ngân hàng như là một nguồn huy động vốn chủ yếu của công ty. Trong những năm qua cùng với kết quả khả quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì đã tạo được một thuận lợi cho công ty trong việc huy động vốn từ nguồn vay ngân hàng khi mà trong năm đầu tiên doanh nghiệp đã vay tín dụng ngân hàng được 500 triệu đồng điều này đã là một thành công của công ty khi mà đó là năm đầu tiên đi vào hoạt động của công ty mà đã vay được một số lượng vốn không nhỏ so với quy mô của công ty. Điều đó có thể là do công ty ngay trong năm đầu tiên hoạt động đã đạt được kết quả tương đối khả quan. Tiếp tục với thành công của năm đầu tiên thì trong các năm tiếp theo công ty đã có được những thành tựu nhất định khi mà số lượng vốn cho vay của các ngân hàng cho công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã không ngừng tăng lên. Đến năm 2003 thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã vay được 1,2 tỷ đồng để phục vụ cho quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh. Và đến cuối năm 2006 thì công ty đã vay được số vốn là 1,8 tỷ đồng.
Chính nhờ có những khoản vay này từ ngân hàng mà công ty đã đạt được những thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở trên.
Trong những năm qua mặc dù kinh doanh trong lĩnh vực mà các công ty nhà nước luôn có ưu thế nhưng mà công ty vẫn giành được những thành tựu khả quan khi mà doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng và kèm theo đó là tạo được niềm tin của doanh nghiệp tới các ngân hàng cũng như các đối tác kinh doanh do vậy mà doanh nghiệp đã có được những thành tựu không nhỏ trong việc huy động vốn từ kênh huy động vốn vay tín dụng ngân hàng.
Chi tiết số lượng vốn đi vay ngân hàng của công ty ở biểu dưới.
Đơn vị: triệu đồng
2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn.
Mặc dù trong những năm qua công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã giành được thành công nhất định trong việc huy động vốn từ vay tín dụng ngân hàng. Để có được những thành công đó thì công ty đã tận dụng được những thuận lợi sau. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua không ngừng được cải thiện khi mà doanh thu và lợi nhuận hàng năm của công ty không ngừng tăng lên, thị trường hoạt động của doanh nghiệp cũng có nhiều cải thiện khi mà đã được mở rộng… nhờ có những yếu tố đó mà tạo được thuận lợi cho công ty khi đi vay các khoản vay ngân hàng. Bên cạnh đó thì thuận lợi nữa là trong những năm qua cơ chế chính sách cho vay của các ngân hàng nhà nước cũng như các ngân hàng ngoài quốc doanh đã thông thoáng hơn nhiều do vậy mà tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nói chung khi đi vay ngân hàng.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có những khó khăn nhất định khi mà công ty tiến hành đi vay các khoản vay tín dụng ngân hàng. Khó khăn lớn nhất là khi mà công ty vẫn còn trong quy mô nhỏ giá trị tài sản mà doanh nghiệp nhiều khi không đủ để cho doanh nghiệp có thể mạnh dạn vay những khoản vay lớn để có thể đầu từ mạnh mẽ vào sản xuất kinh doanh. Một khó khăn nữa là lãi suất cho vay nhiều lúc cũng là cản trở đối với các khoản vay của công ty.
3. Đánh giá thực trạng huy động vốn từ các kênh huy động vốn mà doanh nghiệp đã tiếp cận.
3.1. Những thành tựu đạt được.
Nói chung trong những năm qua thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội vận dụng ba kênh huy động vốn chủ yếu là trích từ lợi nhuận để lại của công ty, vay tín dụng thương mại và vay tín dụng ngân hàng. Trong quá trình thực hiện thì công ty đã đạt được những thành tựu nhất định đó là nguồn vốn huy động được từ các kênh này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khi mà hoạt động huy động vốn từ các nguôn đã đạt được những kết quả như sau.
Hoạt động huy động vốn từ nguồn lợi nhuận để lại của công ty đã không ngừng được tăng lên khi mà trong năm đầu tiên từ nguồn này đã huy động được 80 triệu đồng thì đến năm 2003 số lượng vốn đã lên đến 300 triệu và đến năm 2006 thì đã đạt được 1 tỷ đồng.
Còn số lượng vốn vay từ nguồn vay tín dụng thương mại cũng đã có những thành công nhất định khi mà trong năm đầu tiên doanh nghiệp đã vay được 100 triệu thì đến năm 2003 con số này là 450 triệu và năm 2006 là 600 triệu.
Huy động vốn từ nguồn vay tín dụng ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định khi mà số lượng vốn huy động được trong năm 2000 là 500 triệu thì đến năm 2003 là 1,2 tỷ còn đến năm 2006 là 1,8 tỷ đồng.
Chính nhờ những thành công từ hoạt động huy động vốn này mà đã góp phần đưa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được những thành công, tăng được tiềm lực cho công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty, mở rộng thị trường.
3.2. Những thuận lợi khó khăn.
Để có những thành công trên thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã biết tận dụng những thuận lợi là do công ty luôn có được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt do vậy mà không những tạo ra nguồn vốn nội bộ mà còn tạo niêm tin cho các đối tác kinh doanh cũng như những ngân hàng cho vay do vậy mà công ty có thể tiến hành các khoản vay tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại được thuận lợi hơn. Thêm vào đó là do hiện nay có nhiều ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường tài chính cùng với cơ chế chính sách đã thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp khi đi vay do vậy mà tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đi vay…
Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có những khó khăn cho công ty trong quá trình hoạt động đó là quy mô doanh nghiệp còn nhỏ do vậy mà đã hạn chế các khoản vay của công ty như là vay tín dụng ngân hàng và vay tín dụng thương mại, thêm vào đó là tài sản của công ty chưa nhiều nên cũng là cản trở cho quá trình đi vay…
4. Kinh nghiệm huy động vốn của các doanh nghiệp khác.
Trên thị trường hiện nay thì mỗi doanh nghiệp đều có cách thức huy động vốn khác nhau và những biện pháp để thực hiện khác nhau, do vậy mà chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra được những bài học kinh nghiệm từ những doanh nghiệp đó để tìm ra được những phương pháp phù hợp với doanh nghiệp mình để áp dụng thành công vào doanh nghiệp mình.
Thứ nhất là việc huy động vốn từ việc mở rộng hội đồng cổ đông. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác cho thấy rằng việc mở rộng hội đồng cổ đông có những ưu điểm và nhược điểm nhất định và tuỳ vào từng doanh nghiệp mà có những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì vậy cần có giải pháp để thực hiện sao cho hợp lý và hiệu quả tránh những xung đột không đáng có giữa các cổ đông trong quá trình mở rộng.
Để có thể mở rộng được hội đồng cổ đông thì điều đầu tiên cần phải làm là thuyết phục được các cổ đông hiện tại của công ty để họ thấy được những lợi ích từ việc mở rộng hội đồng cổ đông như là việc mở rộng hội đồng cổ đông sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng được vốn chủ sở hữu và tăng vốn điều lệ của công ty. Nhờ đó mà quy mô và tiềm lực của công ty cũng sẽ được tăng lên. Cùng với việc nguồn vốn tăng lên công ty sẽ có nhiều cơ hội trong việc thay thế, đổi mới trang thiết bị, nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhờ đó mà doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được tăng lên, thúc đẩy công ty phát triển không ngừng. Mặt khác việc mở rộng hội đồng cổ đông sẽ tạo cơ hội cho thêm người mới vào ban lãnh đạo công ty nhờ đó sẽ có nhiều ý kiến hay trong việc quản lý công ty, giúp cho công ty có thể hoạt động được tốt hơn. Đồng thời với việc thuyết phục các cổ đông cũ về những lợi ích mang lại từ việc mở rộng hội đồng cổ đông thì ta cũng phải thuyết phục cho họ thấy rằng lợi ích của họ hay nói đúng hơn là cổ tức cổ phần mà họ được hưởng sẽ không bị suy giảm mà có cơ hội tăng lên. Nếu không làm được điều đó thì sẽ dẫn đến tình trạng chia rẽ trong hội đồng cổ đông khiến cho việc mở rộng bị thất bại, khi mà có thể thêm được người này nhưng lại để người khác ra đi.
Điều thứ hai cần phải làm là phải lựa chọn được những cổ đông mới có đủ điều kiện để gia nhập hội đồng cổ đông. Điều này cũng quan trọng không kém điều trên khi mà đã thuyết phục được hội đồng cổ đông rồi thì ta phải lựa chọn được những người thích hợp, những người có tiềm lực vốn và có kinh nghiệm trong kinh doanh để từ đó không những tận dụng được nguồn vốn của họ mà còn có thể tận dụng kinh nghiệm của họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc lựa chọn này rất khó khăn vì để tìm được một nhà đầu tư tiềm năng thì không phải đơn giản.
Một điều nữa cần phải làm là công ty phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả và ổn định vì chỉ khi nào công ty kinh doanh có hiệu quả thì mới có thể thu hút được các nhà đầu tư quan tâm vào doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì không những thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư mới mà cũng tạo niềm tin cho hội đồng cổ đông.
Điều nữa là phải chọn thời điểm kêu gọi nhà đầu tư đây cũng là khâu quan trọng khi mà kêu gọi đúng lúc doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệuquả, trong tình hình thị trường ổn định lúc đó sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm và ngược lại khi mà ta kêu gọi không đúng thời điểm thì sẽ không thu hút được nhà đầu tư.
Thứ hai là huy động vốn từ hình thức liên doanh, liên kết với bên ngoài. Kinh nghiệm của các công ty khác khi tiến hành liên doanh, liên kết cho thấy rằng muốn có được một liên doanh tốt thì cần phải có những điều sau đây.
Doanh nghiệp phải đang kinh doanh tốt vì không một công ty muốn liên doanh với một công ty đang trong tình trạng kinh doanh đình đốn. Một doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt sẽ dễ dàng khi kêu gọi một công ty khác tham gia liên doanh, đây có thể là một liên doanh để thâm nhập thị trường mới hay đơn thuần liên doanh này chỉ nhằm để tăng tiềm lực cho công ty, mở rộng thị trường hiện có.
Phải tìm một đối tác liên doanh đáng tin cậy vì nếu không có được một đối tác đáng tin cậy thì liên doanh này rất dễ bị đổ vỡ.
Cần phải chuẩn bị số vốn đối ứng thích hợp để liên doanh, vì khi liên doanh là hai bên cùng góp vốn do vậy mà cần chuẩn bị kỹ càng số lượng vốn cần thiết.
Đàm phán các điều khoản trong liên doanh thật rõ ràng vì có như vậy trong quá trình hoạt động mới không có những xung đột về các điều khoản liên doanh, có như vậy liên doanh mới có thể có được hiệu quả.
Thứ ba là huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu. Do đây là một nguồn vốn huy động khá lớn lên cần phải được quan tâm đúng mức, kinh nghiệm của các doanh nghiệp cho thấy rằng muốn phát hành trái phiếu thành công có hiệu quả thì phải làm tốt các khâu là.
Xác định đúng nhu cầu số lượng vốn mà mình định huy động để từ đó xác định xem mình sẽ phát hành bao nhiêu trái phiếu.
Xem xét thị trường xem nhu cầu của các nhà đầu tư như thế nào để có thể có được những phương án hợp lý.
Xác định cho hợp lý mức lãi suất của trái phiếu. Vì một trong những điểm thu hút của trái phiếu với các nhà đầu tư là mức lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp. Ở đây cần xác định xem lãi suất là bao nhiêu cho phù hợp để không bị thua lỗ cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo có lợi cho nhà đầu tư..
Xác định kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp mà mình định phát hành. Vì trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn càng lâu thì doanh nghiệp càng có lợi nhưng mà độ rủi ro cho các nhà đầu tư càng lớn cho nên cần phải xác định cho đúng kỳ hạn của trái phiếu, phải xem với số lượng vốn mà mình thu được từ phát hành trái phiếu này sau bao lâu thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn và có lãi sau khi trả lãi.
Phải tiến hành các khâu chuẩn bị cho thật cận thận vì nếu không sẽ gặp những sự cố bất ngờ khiến cho việc phát hành trái phiếu bị thất bại.
Cần lựa chọn một nhà phát hành trái phiếu có uy tín để thay mặt công ty phát hành trái phiếu.
Cần chọn thời gian phát hành hợp lý, đúng thời điểm.
Chương III
Những giải pháp để mở rộng các kênh
huy động vốn của doanh nghiệp.
1. Định hướng, mục tiêu và dự báo nhu cầu vốn trong tương lai của doanh nghiệp.
1.1. Định hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Với những thành tựu đã đạt được trong những năm vừa qua thì trong tương lại định hướng hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội sẽ là tiếp tục duy trì những mặt hoạt động hiện tại. Thêm vào đó công ty sẽ mở rộng thị trường hoạt động ra các tỉnh thành phía bắc. Công ty sẽ tiến hành đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của công ty.
Thêm vào đó công ty sẽ mở rông thị trường hoạt động trong cả hai lĩnh vưc xây lắp và thương mại. Dần đưa doanh nghiệp ra khỏi tình trạng chỉ nhận làm những công trình được thuê lại bởi các doanh nghiệp nhà nước mà thay vào đó là các công trình mà do công ty làm chủ.
Trong những năm tới đây công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội sẽ tăng vốn điều lệ của công ty lên để tạo thuận lợi cho các hoạt động sau này của công ty.
1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai.
Với phương hướng hoạt động đã nêu trên thì trong tương lai công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã đề ra những mục tiêu chính mà công ty phấn đấu cố gắng hoàn thành như sau.
Mục tiêu đầu tiên là cố gắng mở rộng thị trường hoạt động cả thị trường trong lĩnh vực xây lắp cũng như thị trường trong lĩnh vực thương mại. Với thị trường trong lĩnh vực xây lắp thì công ty cố gắng mở rộng thị trường hoạt động ra tất cả các tỉnh thành phía bắc, dần dần đưa doanh nghiệp phát triển, giành được những hợp đồng xây dựng lớn, giảm dần sự phụ thuộc vào các công trình nhận thuê lại của các công ty khác. Mà thay vào đó công ty sẽ tự khai thác thị trường, tự ký kết các hợp đồng xây lắp điều này sẽ giúp cho công ty không những nâng cao được doanh thu mà còn quảng bá được hình ảnh doanh nghiệp tới sâu rộng hơn nữa trên thị trường. Với thị trường thương mại cung cấp các thiết bị trong ngành điện thì công ty cố gắng không chỉ cung cấp sẩn phẩm cho những tiêu dùng đơn lẻ mà cố gắng ký kết các hợp đồng cung cấp thiết bị cho những công trình lớn, cho những khách hàng lớn để từ đó dần đưa lĩnh vực thương mại phát triển cao hơn trong vị trí hoạt động và có doanh thu lớn hơn.
Mục tiêu thứ hai của doanh nghiệp là muốn đưa doanh thu hoạt động hàng năm của công ty tăng lên mỗi năm trên 10%. Đây là một mục tiêu không hề đơn giản để có thể thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như mở rộng thị trường hoạt động, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường…
Trong những năm tới đây thì công ty sẽ cố gắng mở rộng hơn nữa quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
Trong tương lai công ty có thể sẽ tiến hành liên doanh để có thể mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới…
Một mục tiêu nữa của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là trong tương lai công ty có thể tự đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của mình từ nguồn nội bộ khoảng trên 45%...
Thêm vào đó thì công ty cũng đề ra mục tiêu là sẽ tăng vốn điều lệ của công ty lên trong tương lai, theo đó số vốn điều lệ của công ty trong tương lai sẽ được tăng lên 5 tỷ đồng.
1.3. Dự báo nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Với những mục tiêu đã nêu ở trên thì đạt ra một nhiệm vụ nặng nề cho hoạt động huy động vốn để có thể huy động vốn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Để có thể có những phương án huy động vốn sao cho có hiệu quả và hợp lý thì đạt ra một yêu cầu cho các cán bộ làm công tác huy động vốn cho doanh nghiệp là phải dự báo được nhu cầu vốn trong tương lai của công ty. Vì chỉ khi nào dự báo được chính xác nhu cầu vốn trong tương lai thì chúng ta mới xây dựng được những phương án giải pháp huy động vốn để có thể huy động được số vốn mà doanh nghiệp cần, có như vậy thì những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra mới có thể thực hiện được. Ở đây chúng ta không chỉ dự báo nhu cầu sử dụng vốn trong doanh nghiệp mà chúng ta cũng cần dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu vốn từ nguồn nội bộ để từ đó có thể xác định xem chúng ta cần huy động bao vốn từ những nguồn bên ngoài. Sau khi đã xác định được khả năng đáp ứng vốn từ trong nội bộ doanh nghiệp và số vốn cần phải huy động từ bên ngoài thì chúng ta cũng cần phải xem xét chúng ta cân huy động vốn từ nguồn nào và giải pháp để huy động. Dự báo xem từ mỗi nguồn có thể huy động được bao nhiêu và còn thiếu bao nhiêu để xem có cần huy động từ các nguồn khác hay không.
Theo dự báo của các cán bộ trong công ty thì trong tương lai để phục vụ cho nhu cầu phát triển của công ty thì trong năm tới số vốn mà doanh nghiệp cần huy động là khoảng trên 7 tỷ đồng trong đó nguồn vốn nội bộ sẽ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu còn lại doanh nghiệp sẽ phải huy động từ các nguồn vay bên ngoài. Và do những khó khăn trong việc huy động vốn từ các kênh hiện tại lên doanh nghiệp mong muốn trong tương lai sẽ tìm được một kênh huy động vốn mới.
2. Giải pháp để khai thác hiệu quả các kênh huy động vốn hiện tại.
Với dự báo nhu cầu sử dụng vốn ở trên cho doanh nghiệp trong tương lai thì để có thể huy động đủ số vốn cần thiết cho doanh nghiệp thì công ty cần phải đề ra những giải pháp để có thể khai thác hiệu quả hơn các kênh huy động vốn hiện tại của doanh nghiệp.
Với kênh huy động vốn từ phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp thì công ty cần có chính sách để tăng phần lợi nhuận để lại vào việc đầu tư tái sản xuất. Bên cạnh đó thì việc cố gắng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để có thể đưa doanh thu lên cao hơn, có những giải pháp để tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản xuất… từ đó đưa lợi nhuận lên cao hơn từ đó có thêm phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào quá trình sản xuất. Bên cạnh đó thì cũng cần có sự nhất trí của hội đồng cổ đông về chính sách chia lãi cổ tức theo đó thì có thể trong một vài năm tới sẽ không tăng phần chia lãi cổ tức mà thay vào đó sẽ dùng phần lợi nhuận để chia lãi cổ tức vào việc tái đầu tư vào sản xuất…
Còn đối với kênh huy động vốn từ nguồn vay tín dụng thương mại thì do nguồn này phụ thuộc vào quy mô vốn của doanh nghiệp do vậy mà trong những năm tới đây công ty sẽ cố gắng tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của công ty lên để có thể vay được nhiều hơn các khoản vay tín dụng thương mại. Vì với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp với đặc thù là quá trình sản xuất diễn ra dài do vậy mà nguồn vốn này là rất quan trọng. Trong tương lai công ty cũng sẽ cố gắng để giảm thời gian vòng quay của vốn vì có như vậy công ty mới có thể vay được nhiều hơn nữa các khoản vay tín dụng thương mại…
Đối với kênh huy động vốn từ vay tín dụng ngân hàng thì một điều quan trọng là công ty phải tiến hành tăng giá trị tài sản công ty có để có thể tiếp cận nhiều hơn các khoản vay từ ngân hàng. Vì khi mà tài sản của công ty được tăng lên nó không những làm tăng tiềm lực của công ty mà nó còn tạo cho công ty có thể nâng cao khả năng sản xuất. Bên cạnh đó thì công ty cũng cần phải nâng cao uy tín của công ty trên thị trường, mở rộng quy mô và tăng vốn điều lệ…
3. Giải pháp để tiếp cận các kênh huy động vốn mà doanh nghiệp chưa khai thác.
3.1. Mở rộng hội đồng cổ đông.
3.1.1. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác.
Kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác cho thấy rằng việc mở rộng hội đồng cổ đông có những ưu điểm và nhược điểm nhất định và tuỳ vào từng doanh nghiệp mà có những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì vậy cần có giải pháp để thực hiện sao cho hợp lý và hiệu quả tránh những xung đột không đáng có giữa các cổ đông trong quá trình mở rộng.
Để có thể mở rộng được hội đồng cổ đông thì điều đầu tiên cần phải làm là thuyết phục được các cổ đông hiện tại của công ty để họ thấy được những lợi ích từ việc mở rộng hội đồng cổ đông như là việc mở rộng hội đồng cổ đông sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng được vốn chủ sở hữu và tăng vốn điều lệ của công ty. Nhờ đó mà quy mô và tiềm lực của công ty cũng sẽ được tăng lên. Cùng với việc nguồn vốn tăng lên công ty sẽ có nhiều cơ hội trong việc thay thế, đổi mới trang thiết bị, nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhờ đó mà doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được tăng lên, thúc đẩy công ty phát triển không ngừng. Mặt khác việc mở rộng hội đồng cổ đông sẽ tạo cơ hội cho thêm người mới vào ban lãnh đạo công ty nhờ đó sẽ có nhiều ý kiến hay trong việc quản lý công ty, giúp cho công ty có thể hoạt động được tốt hơn. Đồng thời với việc thuyết phục các cổ đông cũ về những lợi ích mang lại từ việc mở rộng hội đồng cổ đông thì ta cũng phải thuyết phục cho họ thấy rằng lợi ích của họ hay nói đúng hơn là cổ tức cổ phần mà họ được hưởng sẽ không bị suy giảm mà có cơ hội tăng lên. Nếu không làm được điều đó thì sẽ dẫn đến tình trạng chia rẽ trong hội đồng cổ đông khiến cho việc mở rộng bị thất bại, khi mà có thể thêm được người này nhưng lại để người khác ra đi.
Điều thứ hai cần phải làm là phải lựa chọn được những cổ đông mới có đủ điều kiện để gia nhập hội đồng cổ đông. Điều này cũng quan trọng không kém điều trên khi mà đã thuyết phục được hội đồng cổ đông rồi thì ta phải lựa chọn được những người thích hợp, những người có tiềm lực vốn và có kinh nghiệm trong kinh doanh để từ đó không những tận dụng được nguồn vốn của họ mà còn có thể tận dụng kinh nghiệm của họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc lựa chọn này rất khó khăn vì để tìm được một nhà đầu tư tiềm năng thì không phải đơn giản.
Một điều nữa cần phải làm là công ty phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả và ổn định vì chỉ khi nào công ty kinh doanh có hiệu quả thì mới có thể thu hút được các nhà đầu tư quan tâm vào doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì không những thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư mới mà cũng tạo niềm tin cho hội đồng cổ đông.
Điều nữa là phải chọn thời điểm kêu gọi nhà đầu tư đây cũng là khâu quan trọng khi mà kêu gọi đúng lúc doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệuquả, trong tình hình thị trường ổn định lúc đó sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm và ngược lại khi mà ta kêu gọi không đúng thời điểm thì sẽ không thu hút được nhà đầu tư.
3.1.2. Điều kiện để thực hiện.
Để có thể mở rộng hội đồng cổ đông nhằm thu hút vốn thêm vốn cho doanh nghiệp, tăng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ cho công ty thì công ty cần phải thực hiện những việc sau đây.
Trước tiên muốn thu hút được đầu tư thì doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả vì có như vậy thì công ty mới có thể giành được sự quan tâm của các nhà đầu tư, rõ ràng không một nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào một công ty đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài. Do vậy mà công ty phải cố gắng hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao trong thời gian dài.
Thứ hai là cần có sự nhất trí của hội đồng cổ đông vì hội đồng cổ đông là người có quyền lực cao nhất trong công ty quyết định những vấn đề quan trọng của công ty, mà việc mở rộng hội đồng cổ đông là một vấn đề lớn của công ty nên cần có sự nhất trí của hội đồng cổ đông.
Thứ ba là phải có nhà đầu tư sẵn sàng tham gia đầu tư vào công ty, vì khi mà muốn mở rộng hội đồng cổ đông thì phải có người muốn tham gia nên đây là một vấn đề cần được quan tâm.
3.1.3. Ưu điểm của kênh huy động vốn này.
Ưu điểm thứ nhất của nguồn vốn từ việc huy động vốn của các cổ đông cũ và mới của công ty là việc huy động vốn từ nguồn này của công ty sẽ làm giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi khi phải đi vay bên ngoài. Nhờ có phần vốn từ nguồn huy động thêm này mà công ty không phải đi vay phần vốn tương ứng từ các nguồn khác nhờ đó sẽ làm giảm được các khoản nợ mà công ty phải chịu khi phải đi vay, và nhờ đó sẽ không phải chịu chi phí đi vay là trả lãi và còn các chi phí khác như là chi phí cho việc phát hành trái phiếu khi muốn vay vốn từ phát hành trái phiếu hay là chi phí cho phát hành cổ phiếu…
Ưu điểm thứ hai của nó là sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài vì khi mà có phần vốn từ nguồn huy động sự góp vốn của các cổ đông này sẽ làm giảm tương ứng phần vốn phải đi vay từ bên ngoài từ đó làm giảm sự phụ thuộc. Vì khi đi vay từ bên ngoài dù nó là nguồn nào như vay tín dụng ngân hàng ta phải chịu những điều kiện rằng buộc về thế chấp, những rằng buộc về lãi suất, thời gian trả lãi, thời hạn trả nợ… nó là một sự rằng buộc đối với doanh nghiệp, hay là đi vay tín dụng thương mại thì ta cũng phải chịu những điều kiện rằng buộc như thời hạn trả nợ…
Ưu điểm thứ ba của nguồn vốn này là nó làm tăng vốn chủ sở của doanh nghiệp vì phần vốn từ tăng vốn này là vốn của doanh nghiệp do vậy mà nó làm tăng vốn chủ sở hữu.
3.2. Phát hành trái phiếu.
3.2.1. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác.
Do đây là một nguồn vốn huy động khá lớn lên cần phải được quan tâm đúng mức, kinh nghiệm của các doanh nghiệp cho thấy rằng muốn phát hành trái phiếu thành công có hiệu quả thì phải làm tốt các khâu là.
Xác định đúng nhu cầu số lượng vốn mà mình định huy động để từ đó xác định xem mình sẽ phát hành bao nhiêu trái phiếu.
Xem xét thị trường xem nhu cầu của các nhà đầu tư như thế nào để có thể có được những phương án hợp lý.
Xác định cho hợp lý mức lãi suất của trái phiếu. Vì một trong những điểm thu hút của trái phiếu với các nhà đầu tư là mức lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp. Ở đây cần xác định xem lãi suất là bao nhiêu cho phù hợp để không bị thua lỗ cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo có lợi cho nhà đầu tư..
Xác định kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp mà mình định phát hành. Vì trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn càng lâu thì doanh nghiệp càng có lợi nhưng mà độ rủi ro cho các nhà đầu tư càng lớn cho nên cần phải xác định cho đúng kỳ hạn của trái phiếu, phải xem với số lượng vốn mà mình thu được từ phát hành trái phiếu này sau bao lâu thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn và có lãi sau khi trả lãi.
Phải tiến hành các khâu chuẩn bị cho thật cận thận vì nếu không sẽ gặp những sự cố bất ngờ khiến cho việc phát hành trái phiếu bị thất bại.
Cần lựa chọn một nhà phát hành trái phiếu có uy tín để thay mặt công ty phát hành trái phiếu.
Cần chọn thời gian phát hành hợp lý, đúng thời điểm.
3.2.2. Điều kiện để thực hiện.
Việc phát hành trái phiếu vay nợ được thực hiện nhiều ở các doanh nghiệp trong những nước phát triển nhưng ở Việt Nam thì điều này chưa phổ biến do vậy mà muốn phát hành trái phiếu thì công ty cần đảm bảo những yêu cầu sau.
Trước tiên quy mô của doanh nghiệp phải đủ lớn, quy mô vốn cũng lớn vì như vậy mới đủ điều kiện phát hành trái phiếu đảm bảo khả năng trả nợ của công ty.
Thứ hai là công ty phải có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt vì có như vậy thì công ty mới có được sự quan tâm của các nhà đầu tư, vì khi mà công ty kinh doanh tốt thì mới tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư cho nên khi phát hành trái phiếu mới được các nhà đầu tư quan tâm.
Thứ ba là doanh nghiệp phải có uy tín trên thị trường vì nhiều khi hoạt động sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi nhưng mà uy tín của doanh nghiệp thì khác nó được xây dựng qua nhiều năm qua quá trình hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Uy tín của doanh nghiệp càng lớn thì trái phiếu doanh nghiệp đó càng được quan tâm.
Tiếp theo là phải tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư, khi mà doanh nghiệp có uy tín rồi có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt rồi thì cần phải tạo dựng được lòng tin trước các nhà đầu tư có như vậy việc phát hành trái phiếu mới có hiệu quả.
Và một điều quan trọng là muốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì cần phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì nếu không doanh nghiệp nào cũng tự ý phát hành trái phiếu sẽ gây ra tình trạng xấu đối với thị trường vốn, gây rủi ro cho các nhà đầu tư.
3.2.3. Ưu điểm của việc phát hành trái phiếu.
Phát hành trái phiếu có thể huy động được lượng vốn lớn khi mà việc phát hành thành công. Vì khi mà doanh nghiệp xác định phát hành trái phiếu doanh nghiệp để vay nợ trên thị trường vốn thì số lượng vốn theo dự kiến thu được sẽ phải lớn.
Một ưu điểm nữa của việc phát hành trái phiếu là thời gian vay vôn dài, nó sẽ là một thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vì không phải lo trả nợ trong quá trình sử dụng vốn và hoạt động. Sở dĩ như vậy là doanh nghiệp cần có thời gian để có thể kinh doanh đảm bảo sinh lợi.
Một ưu điểm khác là lãi suất của trái phiếu thường là lãi suất cố định, kéo dài trong suốt kỳ vay do vậy mà tạo lợi thế cho doanh nghiệp khi đi vay.
3.3. Liên doanh hợp tác.
3.3.1. Kinh nghiệm của các công ty khác.
Kinh nghiệm của các công ty khác khi tiến hành liên doanh, liên kết cho thấy rằng muốn có được một liên doanh tốt thì cần phải có những điều sau đây.
Doanh nghiệp phải đang kinh doanh tốt vì không một công ty muốn liên doanh với một công ty đang trong tình trạng kinh doanh đình đốn. Một doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt sẽ dễ dàng khi kêu gọi một công ty khác tham gia liên doanh, đây có thể là một liên doanh để thâm nhập thị trường mới hay đơn thuần liên doanh này chỉ nhằm để tăng tiềm lực cho công ty, mở rộng thị trường hiện có.
Phải tìm một đối tác liên doanh đáng tin cậy vì nếu không có được một đối tác đáng tin cậy thì liên doanh này rất dễ bị đổ vỡ.
Cần phải chuẩn bị số vốn đối ứng thích hợp để liên doanh, vì khi liên doanh là hai bên cùng góp vốn do vậy mà cần chuẩn bị kỹ càng số lượng vốn cần thiết.
Đàm phán các điều khoản trong liên doanh thật rõ ràng vì có như vậy trong quá trình hoạt động mới không có những xung đột về các điều khoản liên doanh, có như vậy liên doanh mới có thể có được hiệu quả.
3.3.2. Điều kiện để thực hiện.
Việc liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp không phải là một vấn đề mới mẻ với các doanh nghiệp trên thế giới, vì việc liên doanh này được tiến hành thường xuyên, nhưng để các doanh nghiệp có thể liên doanh với nhau thì cần phải có những điều kiện nhất định đó là.
Liên doanh này phải đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia liên doanh, đây là một điều kiện tiên quyết vì không một doanh nghiệp nào kinh doanh vì lợi nhuận mà tham gia một liên doanh mà không mang lại lợi ích cho mình. Tất nhiên nhiều khi có những doanh nghiệp tham gia liên doanh không vì lợi nhuận mà có thể họ tham gia liên doanh vì những mục tiêu khác như là quảng bá hình ảnh của công ty mình…
Các bên tham gia liên doanh phải có vốn đối ứng vì nếu không rất khó để có thể thực hiện thành công việc liên doanh giữa các doanh nghiệp.
Các bên tham gia liên doanh thường có những thứ mà bên kia không có như là kinh nghiệm sản xuất, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý… vì như vậy các bên tham gia liên doanh có thể tận dụng học hỏi từ nhau.
3.3.3. Ưu điểm của phương pháp.
Do việc liên doanh rất hay được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng, điều đó là vì nó đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp khi tham gia liên doanh đó là.
Thứ nhất họ có thể tận dụng vốn của nhau, vì khi tham gia liên doanh các bên tham gia góp vốn do vậy mà các bên liên doanh có thể tận dụng vốn để kinh doanh.
Thứ hai là họ có thể tận dụng thị trường của nhau, vì nhiều khi các công ty tham gia liên doanh là để mở rộng thị trường nên họ liên kết với nhau để tận dụng thị trường của nhau để kinh doanh…
Thứ ba nhờ có liên doanh mà các bên liên doanh có thể tham gia vào một lĩnh vực kinh doanh mới mà công ty muốn xâm nhập nhưng không đủ tiềm lực để làm một mình do vậy mà họ liên doanh với nhau để cùng nhau thâm nhập thị trường mới.
Tiếp theo là nhờ có liên doanh mà họ có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý của nhau…
Kết luận và kiến nghị.
Qua bài nghiên cứu trên tôi thấy rằng công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội mặc dù là một công ty mới được thành lập và đi vào hoạt động được bảy năm nhưng công ty đã có được những thành tựu nhất định, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Những thành tựu mà công ty đạt được là trong lĩnh vực xây lắp mặc dù công ty mới hoạt động và còn thiếu kinh nghiệm thi công nhưng công ty đã luôn hoàn thành các công trình với chất lượng và tiến độ đảm bảo nhờ có điều đó mà thị trường hoạt động của công ty đã không ngừng được mở rộng ra các tỉnh thành phía bắc mặc dù nó còn khá nhỏ bé. Cũng nhờ có điều đó mà doanh thu của công ty từ hoạt động xây lắp luôn chiếm phần lớn doanh thu của toàn công ty. Nhờ có doanh thu cao nên lợi nhuận từ hoạt động này cũng lớn hơn lĩnh vực còn lại góp phần tích luỹ vốn cho công ty. Bên cạnh lĩnh vực xây lắp thì lĩnh vực thương mại, chuyên cung cấp các thiết bị ngành điện cũng là lĩnh vực hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh những thành tựu đó thì công ty cũng gặp phải những khó khăn trong quá trình hoạt động như là dù thị trường đã được mở rộng song do đặc thù ngành là ngành xây lắp điện nên đây vẫn là thị trường nhỏ và hơn nữa đây luôn là sân chơi của các công ty nhà nước do vậy mà nhiều hợp đồng xây lắp của công ty là những hợp đồng được thuê lại của các công ty nhà nước do vậy mà công ty thường bị bị động trong quá trình thực hiện, và doanh thu cũng không đạt được mức tối đa. Thêm vào đó là trình độ của đội ngũ công nhân viên trong công ty còn nhiều yếu kém do thiếu kinh nghiệm lên cũng ảnh hưởng phần nào tới các mặt hoạt động của công ty. Nhưng trong bài nghiên cứu này tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu vấn đề khai thác và mở rộng kênh huy động vốn cho công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội. Vì vấn đề vốn đối với mỗi công ty đều rất quan trọng có vốn công ty sẽ dễ dàng thực hiện các dự án kinh doanh, đổi mới trang thiết bị công nghệ, tiến hành khai thác mở rộng thị trường. Trong bài nghiên cứu tôi đã tìm hiểu những kênh huy động vốn mà các doanh nghiệp nói chung có thể khai thác, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của từng kênh để từ đó mà có những giải pháp thích hợp để có thể vận dụng khai thác sao cho hợp lý. Bên cạnh việc tìm hiểu nghiên cứu những kênh huy động vốn mà các doanh nghiệp hay áp dụng thì tôi cũng đi vào tìm hiểu những kênh huy động vốn mà công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội hiện đang áp dụng, xem xét những kênh huy động vốn đó thì công ty đã huy động như thế nào, đạt được những thành tựu và công ty gặp phải những khó khăn gì khi huy động vốn từ những kênh này để từ đó tìm ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế và khó khăn mà công ty gặp phải để có thể khai thác được tối đa tiềm năng của những kênh huy động vốn hiện tại. Bên cạnh việc đi sâu vào nghiên cứu những giải pháp huy động vốn của công ty thì tôi cũng đi vào nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn của những công ty khác để từ đó tìm hiểu xem thành công trong huy động vốn của họ đến từ đâu, xem xét trong những kinh nghiệm thu được từ các công ty khác thì kinh nghiệm nào phù hợp có thể áp dụng vào trong công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội để có thể nâng cao khả năng huy động vốn của công ty. Từ những điều trên thì kết quả nghiên cứu đạt được của tôi là tôi đã xem xét và tìm hiểu rõ được các kênh huy động vốn mà các công ty thường áp dụng để huy động vốn, thấy được ưu điểm và nhược điểm của từng kênh. Và tìm ra được một số kênh huy động mà công ty có thể áp dụng.
Từ đó tôi xin có những kiến nghị với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội về phương thức huy động vốn của công ty. Qua quá trình thực tập và làm việc tại công ty, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của các anh chị nhân viên trong công ty cùng sự tìm hiểu của bản thân về công ty, về những mặt hoạt động của công ty và những phương thức hoạt động của công ty thì tôi thấy rằng để công ty có thể đạt được những mục tiêu mà công ty đề ra trong tương lai thì công ty cần phải khai thác có hiệu quả hơn nữa các kênh huy động vốn hiện tại và mở ra thêm một số kênh huy động vốn mà công ty có thể áp dụng. Qua quá trình tìm hiểu thì tôi thấy rằng hai kênh huy động vốn mà công ty có thể áp dụng được là mở rộng hội đồng cổ đông để kêu gọi các cổ đông mới tham gia góp vốn để tăng nguồn vốn của công ty cũng như tăng vốn chủ sở hữu cho công ty. Giải pháp này là phù hợp với công ty vì hiện nay cơ cấu hội đồng cổ đông của công ty vẫn còn nhỏ và hơn nữa với một công ty trách nhiệm hữu hạn có quy mô nhỏ thì đây là một phương pháp tốt để mở rộng quy mô doanh nghiệp. Một kênh huy động vốn khác mà công ty có thể áp dụng là tiến hành liên doanh hợp tác với bên ngoài vì khi mà công ty còn nhỏ bé chưa đủ tiềm năng thì việc liên doanh là hợp lý vì khi đó sẽ không chỉ tăng thêm tiềm lực cho công ty mà còn có thể học hỏi kinh nghiệm từ bên đối tác. Nhưng để có thể thực hiện được những giải pháp này thì công ty cần có những điều kiện như là có sự nhất trí của hội đồng cổ đông, đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh lên cao… Đến đây tôi xin kết thúc bài nghiên cứu của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những giải pháp để mở rộng các kênh huy động vốn của doanh nghiệp.docx