Đề tài Những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt cùng với hoạt động Thanh toán trực tuyến (TTTT) chưa phát triển là hai trở ngại lớn nhất cho phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.  Hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn mông lung, chưa cụ thể.  Doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để phát triển thương mại điện tử.  Việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết đến cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quả, bằng chứng là có nhiều website có số lượng người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều năm, và đa số các website giới thiệu thông tin, sản phẩm này của doanh nghiệp được Alexa xếp hạng rất “lớn” (trên 500.000).

pdf27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3634 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam. - So sánh với sự phát triển TMĐT trên thế giới, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển TMĐT ở Việt Nam. - Hiểu được cơ sở lý thuyết chung về TMĐT và các vấn đề về TMĐT. - Hiểu được cách thức hoạt động và những yêu cầu cần thiết đối với ứng dụng TMĐT. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, Internet để thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm hiểu rõ hơn về thương mại điện tử và thấy được những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Tổng quan thương mại điện tử * Khái niệm “Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet.” ( trích ương_mại_điện_tử ) * Các phương tiện kỹ thuật của TMĐT • Máy điện thoại. • Máy fax. • Truyền hình. • Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử (Bao gồm cả mạng giá trị gia tăng); • Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet); • Mạng toàn cầu Internet, Công cụ Internet và Website ngày càng phổ biến, giao dịch thương mại điện tử với nước ngoài hầu như đều qua Internet, các mạng nội bộ và ngoại bộ nay cũng thường sử dụng công nghệ Internet. Các hình thức hoạt động của TMĐT * Thư điện tử (Email) Email giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin một cách nhanh nhất và tiết kiệm chi phí. Một địa chỉ email tốt: Ngắn gọn -> dễ nhớ, tránh gõ nhầm, ...gắn với địa chỉ website và thương hiệu.  Để tăng tính đồng nhất giữa địa chỉ website và địa chỉ email-> lấy địa chỉ website làm phần gốc. Các hình thức hoạt động của TMĐT * Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) - electronic data interchange EDI là việc trao đổi trực tiếp các dữ liệu dưới dạng "có cấu trúc" giữa các máy tính điện tử của các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau, một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người. Sự tiện lợi: + Chi phí giao dịch thấp + Khả năng đối chiếu chứng từ tự động, hiệu quả, nhanh chóng và chính xác + Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao Các hình thức hoạt động của TMĐT * Bán hàng qua mạng - Website bán lẻ là hình thức để trưng bày hình ảnh hàng hoá giao dịch và bán hàng hoá cho người tiêu dùng. - Kinh doanh những món hàng có giá trị nhỏ và vừa, những mặt hàng tiêu dùng thường ngày, hàng hoá có thể số hoá, dịch vụ, ... - Quy trình mua bán trên một website bán lẻ thường diễn ra như sau: + Xem hàng + “Đặt mua” + Sau khi xem và chọn hàng xong->“Giỏ mua hàng” + Thanh toán-> người mua sẽ điền mã số khách hàng (nếu đã đăng ký) hoặc điền các thông tin về địa chỉ nhận hàng và chọn phương thức thanh toán. => Là 1 nhà phân phối hàng hoá, không trực tiếp sản xuất, không cần diện tích quá lớn để làm cửa hàng. * Quảng cáo trực tuyến Hình thành một website riêng -> đăng hình quảng cáo, trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềm năng... * Thanh toán trực tuyến Là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử. Được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và thanh toán qua mạng. Các hình thức hoạt động của TMĐT Giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C): Các doanh nghiệp bán cho công chúng thường thông qua danh mục sử dụng phần mềm giỏ mua hàng Giữa các doanh nghiệp với nhau (B2B): Các công ty kinh doanh với nhau. Giữa doanh nghiệp với Chính phủ (B2G): Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Giữa người tiêu dùng với nhau (C2C): Các cá nhân có thể mua bán với nhau nhờ hệ thống thanh toán trực tuyến Giữa người tiêu dùng với Chính phủ (C2G): Là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Trong các quan hệ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau B2B là quan hệ chủ yếu Các hình thức Giao dịch của TMĐT • Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống • Thương mại điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian… • Các doanh nghiệp và các cá nhân có thể dùng TMĐT để giảm các chi phí giao dịch bằng cách đẩy luồng thông tin và tăng cường thêm sự phối hợp các hoạt động để giảm bớt tình trạng không rõ ràng. •TMĐT có thể khiến cho các mạng lưới dựa hoàn toàn vào chia sẻ thông tin này có thể duy trì và quản lý dễ dàng hơn. Vai trò của thương mại điện tử Ưu điểm và nhược điểm của TMĐT Ưu điểm: - Tất cả các công ty đều rất quan tâm tới TMĐT đơn giản vì nó có thể giúp họ tăng thêm lợi nhuận qua việc tăng lượng bán và giảm chi phí. - Quảng cáo tốt trên Web có thể có được thông báo quảng cáo của các công ty nhỏ tới người tiêu dùng trên mọi quốc gia trên thế giới. - Chi phí cho việc sử lý những yêu cầu bán hàng, cung cấp các yêu cầu đòi hỏi về giá cả, và xác nhận các sản phẩm có sẵn có thể giảm nhờ TMĐT trong hỗ trợ kinh doanh và quá trình đặt hàng của một doanh nghiệp. Năm 1998, Cisco Systems đã bán được 72 sản phẩm thiết bị máy tính của mình qua Web, bởi không có một dịch vụ khách hàng nào có thể đại diện cho những hoạt động kinh doanh như thế nên Cisco dự tính rằng họ có thể bớt được 500.000 cuộc gọi mỗi tháng và mỗi năm có thể tiết kiệm được hơn 500 triệu đô la. Ưu điểm của TMĐT •TMĐT tăng cơ hội bán cho người bán đồng thời cũng tăng cơ hội mua cho người kinh doanh cũng như người mua. •Trong TMĐT thì thoả thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Web có thể cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. •TMĐT đẩy mạnh tốc độ và tính chính xác để các doang nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí cho cả hai bên trong các giao dịch. • TMĐT cho người kinh doanh nhiều sự lựa chọn hơn là thương mại truyền thống bởi họ có thể đồng thời biết nhiều loại sản phẩm và các loại dịch vụ từ nhiều người bán khác nhau luôn sẵn sàng hàng ngày, hàng giờ • TMĐT cung cấp cho người kinh doanh cách dễ dàng nhất để tuỳ chỉnh các cấp độ thông tin trong mua bán • Với một số sản phẩm như phần mềm, các audio clip, các hình ảnh thậm chí là có thể được chuyển qua Internet, giảm được thời gian mà người kinh doanh phải chờ để bắt đầu việc mua hàng. • Lợi nhuận của TMĐT cũng đã tăng thêm phúc lợi xã hội. Thanh toán điện tử của việc trả thuế, lương hưu, và phúc lợi xã hội chi phí thấp, an toàn và nhanh chóng khi giao dịch qua Internet. • TMĐT còn có thể đáp ứng được các dịch vụ và các sản phẩm tới những nơi xa xôi Ưu điểm của TMĐT Nhược điểm của TMĐT • Một số hoạt động kinh doanh không thích hợp TMĐT như nhiều thực phẩm nhanh hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức hoặc đồ cổ… • Các doanh nghiệp thường tính toán lợi nhuận thu được trên số lượng các vụ đầu tư trước khi sử dụng bất kỳ công nghệ mới nào. Điều đó rất khó thực hiện trong TMĐT bởi chi phí và lợi nhuận rất khó xác định. • Nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những trở ngại về văn hoá và luật pháp trong TMĐT. Nhiều người tiêu dùng ở một mức độ nào đó vẫn e ngại việc gửi số thẻ tín dụng trên Internet. • Đội ngũ tư vấn hỗ trợ khách hàng cần phải có kiến thức chuyên sâu cao hơn vì họ phải biết cách giao dịch với khách hàng trong một môi trường ảo. Thực trạng phát triển TMĐT Trên thế giới - Hiện nay, chỉ có khoảng 12% lượng hàng bán ra từ các công ty lớn của Mỹ ra thị trường nước ngoài. Nhưng theo xu hướng phát triển tất yếu, con số này đang có chiều hướng gia tăng và dự báo sẽ tăng 15% trong hai năm tới. - Một số nước ở Châu Á cũng đang tích cực trong cuộc chạy đua với các quốc gia phát triển. Trong vòng 5 năm tới, số luợng người châu Á truy cập vào mạng Internet sẽ vượt quá tổng số người truy cập ở châu Âu và Bắc Mỹ gộp lại. - Dự kiến doanh thu mua bán hàng trên mạng Internet tại châu Á sẽ tăng lên rất nhiều, chiếm 1/4 thu nhập thương mại Internet trên toàn cầu (khoảng 1.400 tỉ USD vào năm 2003). Thực trạng phát triển TMĐT trên thế giới - Doanh thu thương mại điện tử ở Nhật tăng đều khoảng 17% từ năm 2005 đến nay và dự tính sẽ tăng khoảng 10% trong những năm tới. - Trung Quốc cũng đã trở thành quốc gia phát triển thương mại điện tử ở Châu Á, thế mạnh của Trung Quốc là con người. Hơn nữa, HongKong một lãnh thổ tư bản của Trung Quốc hiện thời là một trong những trung tâm tài chính và thương mại quốc tế mạnh nhất trên thế giới. Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh tế được phát triển, nó cũng có tiềm năng để trở thành là quốc gia dẫn đầu về phát triển thương mại điện tử. -Singapore là một quốc gia có tỷ lệ người dân biết sử dụng máy tính và phát triển hệ thống mạng viễn thông tốt nhất trên thế giới. Sự phát triển thương mại điện tử và Internet đã thúc đẩy việc Chính phủ Singapore có chiến lược lâu dài trong việc biến Singapore trở thành trung tâm phát triển thương mại điện tử của Châu Á. (trích Thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam Tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 10 triệu người truy cập Internet, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2004. Đây là một tín hiệu lạc quan về sự phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền .vn (như .com.vn, .net.vn,...) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004). Năm 2003, 2004 là năm các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C... đua nhau ra đời. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng Thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam Thuận lợi  Công nghệ thông tin, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh  Công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều  Dân số Việt Nam là dân số trẻ, tiếp thu công nghệ mới nhanh, lại rất nhanh nhạy trong các việc kinh doanh online.  Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng trên toàn thế giới.  Việt Nam có thể “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức bằng cách bán qua mạng Internet.  Du lịch Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ và cần tận dụng thương mại điện tử để quảng bá, cho đặt dịch vụ qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng...  Nhà nước chủ trương thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. TMĐT cũng đã chính thức được đưa vào trong chương trình đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, tạo cơ sở vững chắc để tạo nên một đội ngũ có chuyên môn cao về lĩnh vực này.  Doanh nghiệp đầu tư ngày càng nhiều vào thương mại điện tử Thuận lợi trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam Thuận lợi trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam  Hệ thống ngân hàng đang có sự chuyển mình mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi, hệ thống chuyển mạch, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, Intenet banking.  Chúng ta có thể học tập được kinh nghiệm từ các thị trường có nhiều điểm tương đồng về văn hóa với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...( trích Khó khăn trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam  Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt cùng với hoạt động Thanh toán trực tuyến (TTTT) chưa phát triển là hai trở ngại lớn nhất cho phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.  Hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn mông lung, chưa cụ thể.  Doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để phát triển thương mại điện tử.  Việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết đến cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quả, bằng chứng là có nhiều website có số lượng người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều năm, và đa số các website giới thiệu thông tin, sản phẩm này của doanh nghiệp được Alexa xếp hạng rất “lớn” (trên 500.000).  Doanh nghiệp chưa có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía các cơ quan chức năng và quản lý  Thiếu sự kết hợp tổng thể giữa các hệ thống phân phối, vận chuyển, trung gian thanh toán và hệ thống ngân hàng.  Khách hàng chưa yên tâm khi sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến của thương mại điện tử. TS Nguyễn Thành Nhơn: ” Bán hàng ký kết hợp đồng hẳn hoi còn khó thu tiền, huống gì online.” Khó khăn trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam  Nếu TMĐT là dễ thì ai cũng có thể làm được  Marketing: bạn phải dành nhiều thời gian để thu hút đối tượng khách hàng vào xem trang web của bạn  Bạn không thể bán những gì khách hàng không cần: không phải bất cứ thứ gì cũng có thể bán được qua mạng.  Khách hàng sẽ không tìm thấy bạn : Chìm ngập trong hàng tỉ trang web, làm sao khách hàng có thể tìm thấy website của bạn ?  Tốc độ : tốc độ là một yếu tố quan trọng. Tốc độ truyền tải trang web của bạn chậm sẽ khiến khách hàng mất kiên nhẫn và bỏ đi. Những điều cần biết về thương mại điện tử  Website đơn giản  Nếu bạn không hiểu khách hàng thì bạn không thành công : đặc điểm của TMĐT là giao dịch ảo: người bán và người mua không cần phải gặp nhau. Do đó, việc tìm hiểu thói quen, sở thích của khách hàng trong TMĐT lại càng quan trọng và không dễ thực hiện.  Không phải ai cũng có khiếu về thiết kế web : cách tốt nhất để xây dựng hệ thống web của bạn, nếu bạn chưa hiểu biết sâu về TMĐT, là thuê một nhóm chuyên môn để làm việc này cho bạn.  Khách hàng dừng chân càng lâu thì càng có cơ hội bán được hàng  Những chuyên gia không phải lúc nào cũng đúng (trích Những điều cần biết về thương mại điện tử  Các doanh nghiệp nên tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng để phát triển TMĐT và cần có sự hỗ trọ nhiều hơn nữa từ các cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển TMĐT ở Việt Nam.  Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh, để ra những chiến lược, phát triển nhận thức của nhà đầu tư.  Nhà nước cần có cơ chế quản lý về TMĐT một cách hợp lý hơn nhất là trong khâu liên kết giữa các chính sách với nhau, giữa các chính sách nội địa và chính sách quốc tế. Giải pháp nhằm phát triển TMĐT ở Việt Nam Giải pháp nhằm phát triển TMĐT ở Việt Nam  Chính phủ nên có những quy định, chính sách một cách rõ ràng về TMĐT, tránh tình trạng mơ hồ, thiếu tính cụ thể.  Cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để người tiêu dùng tin tưởng và biết đến lợi ích của TMĐT, tạo ra lòng tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến của TMĐT.  Ngoài ra các doanh nghiệp cần tạo ra hệ thống thu hút khách hàng trung thành đối với doanh nghiệp mình như một số nước trên thế giới đã thực hiện thành công. Nhóm thực hiện: 1. Nguyễn Văn Khoa 2. Lê Thị Quỳnh Mi 3. Nguyễn Thị Diệu Minh 4. Trần Thị Mỹ 5. Châu Thị Cẩm Nhung 6. Nguyễn Thị Phượng 7. Lê Trương Mỹ Thảo 8. Trần Thị Anh Thư 9. Hoàng Thị Cát Tiên 10.Nguyên Văn Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_thuyet_trinh_tmqte_5857.pdf
Luận văn liên quan