Tiểu luận Văn Hóa Doanh Nghiệp
ĐỀ TÀI: Những nhận thức tâm đắc và ý kiến đề xuất về vai trò, vị trí và giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng môi trường làm việc tốt đẹp nơi cơ quan, đơn vị công tác tương lai của mình.
Giảng viên hướng dẫn : Tiến sĩ Huỳnh Quốc Thắng – Hiệu trưởng trường Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM
(Bài được trình bày công phu, rõ ràng, xem xét thấu đáo từng nội dung. Thân!)
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những nhận thức tâm đắc và ý kiến đề xuất về vai trò, vị trí và giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng môi trường làm việc tốt đẹp nơi cơ quan, đơn vị công tác tương lai của mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
ĐỀ TÀI: Những nhận thức tâm đắc và ý kiến đề xuất về vai trò, vị trí và giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng môi trường làm việc tốt đẹp nơi cơ quan, đơn vị công tác tương lai của mình.
Giảng viên hướng dẫn : TS. HUỲNH QUỐC THẮNG
Sinh viên thực hiện : LỮ NHẬT THUYÊN
Lớp : K16KT4
MSSV : K104058
Năm 2011
MỞ ĐẦU
Tại sao với rừng vàng biển bạc, có nhân dân cần cù, lại được lãnh đạo bởi một Đảng vững mạnh, giàu kinh nghiệm và ý chí, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu? Vậy chúng ta còn thiếu những gì? Có quá nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi không định và cũng không thể đề cập hết tại đây. Nhưng có một lý do rất quan trọng, và ngày càng trở nên quan trọng hơn từ khi chúng ta tiến hành mở cửa, dồi mới và xây dựng một nền kinh tế thị trường - chúng tôi muốn nói đến một thực trạng là chúng ta chưa có một cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp cũng như một nền văn hóa kinh doanh.
Trong bối cảnh thực tế hiện nay, khi nhìn kỹ lại nền văn hóa truyền thống dân tộc, bên cạnh mọi thế mạnh vốn có của nó chúng ta vẫn thấy còn những điểm khiếm khuyết rất đáng lưu ý. Do hàng ngàn năm sống tự cấp tự túc bằng một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ là phổ biến, với chế độ phong kiến nông nghiệp cổ truyền thường xuyên theo đuổi chính sách “trọng nông ức thương” là chủ yếu, hơn nữalại mới vừa phải trải qua một cuộc chiến tranh dai dẳng với cơ chế quan liêu bao cấp đã hằn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm mọi người thậm chí đã trở thành nếp vận hành của toàn bộ đời sống xã hội kéo dài tận sau ngày giải phóng thống nhất đất nước: đến hiện thời chúng ta vẫn chưa có một nền văn hóa kinh doanh đúng nghĩa. Đi vào thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đi vào xã hội phát triễn theo cơ chế thị trường, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập (chủ động) với quá trình toàn cầu hóa (trước hết về kinh tế) như hiện nay hình như đây là chỗ hạn chế lớn nhất của văn hóa Việt Nam?! Xây dựng văn hóa kinh doanh – văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những nội dung, biện pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng, củng cố lại nội lực, tạo ra tư thế mới làm tiền đề và là “điểm tựa” cho chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta trong thời gian tới.
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
Kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, hay như nhiều người đã nói, là tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận, càng không phải chỉ nhằm tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá. Có thể nói, cái làm cho hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa xã hội tích cực, thậm chí được xem như nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ và bền vững chính là nhân tố văn hoá - văn hoá kinh doanh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngày nay, không riêng gì ở các nước chậm phát triển mà cả ở các cường quốc kinh tế, người ta ngày càng đặt nặng vấn đề tính trung thực trong thông tin về sản phẩm, niềm tin của người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường sinh thái, hoặc vấn đề lao động ở trẻ em... Ở nước ta, từ khi theo đường lối mở cửa, đổi mới, hoạt động kinh doanh bùng phát đã mang lại những thành quả to lớn cho nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kèm theo đó, thời gian qua cũng xảy ra không ít hiện tượng tiêu cực khiến dư luận phải đặt vấn đề về văn hoá và đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. Vụ nước tương chứa chất 3-MCPD vượt quá mức cho phép hay Vedan “đầu độc” sông Thị Vải mới đây là hai trong nhiều trường hợp điển hình.
Vậy nên việc kinh doanh đi kèm với văn hóa về lâu dài sẽ tạo dựng một bản sắc riêng cho mỗi doanh nghiệp.
Vai trò, vị trí của Văn hóa doanh nghiệp.
Văn hoá trong kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ.
Việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại cho kinh doanh và chủ thể kinh doanh một sử mạng cao cả. Đó là sứ mệnh phát triển con người, đem lại sự giàu có, hạnh phúc cho mọi người, sự phồn vinh và vững mạnh của đất nước, sự vẻ vang của dân tộc. Nhận thức được sứ mệnh ấy con người sẽ hay say lao động, không ngại khó khăn gian khổ, thậm chí hy sinh cả lợi ích riêng của mình đóng góp vào lợi ích chung vì xã hội. Do đó, văn hoá trong kinh doanh là bộ phận cấu thành của nền văn hoá dân tộc, phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh. Bản chất của văn hoá trong kinh doanh đó là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng cái tốt, cái đẹp. Cái lợi đó tuân theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Ngược lại cái đúng, cái tốt, cái đẹp là cơ sở bền vững cho hoạt động sinh ra cái lợi. Văn hoá kinh doanh cuả các nhà kinh doanh, của doanh nghiệp được nhận biết qua hai phương diện chính.
Một là: các nhân tố văn hoá (hệ giá trị, triết lý sống, tâm lý) được vận dụng vào quá trình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm hàng hoá về dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng có văn hoá. Đó chính là kiểu kinh doanh có văn hoá, kiểu kinh doanh phù hợp với nét đẹp của văn hoá dân tộc.
Hai là: cái giá trị, sản phẩm văn hoá như hệ giá trị, triết lý, tập tục riêng, nghệ thuật kinhdoanh...mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình hoạt động và làm nghề kinh doanh của họ, có tác dụng cổ vũ biểu dương đối với kiểu kinh doanh có văn hoá mà họ đang theo đuổi. Đó chính là lối sống có văn hoá của các chủ thể kinh doanh.
Đề cao cái lợi của hoạt động kinh doanh gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái đẹp, nhằm thoả mãn có chất lượng nhu cầu và thị hiếu của đời sống xã hội, mỗi xã hội cần định hình ra thành các truyền thống văn hoá kinh doanh trong nền văn hoá chung của dân tộc.
Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp.
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì nhà lãnh đạo phải xác định và lựa chọn một hệ thống các giá trị sẽ được sử dụng làm “thước đo” mọi hành vi, hoạt động của mọi thánh viên trong tổ chức và những nguyên tắc vận dụng cơ bản làm triết lý hành động; thiết lập những phương pháp ra quyết định mang phong cách riêng của tổ chức, doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức của mọi thành viên tổ chức và giúp họ hình thành năng lực hành động một cách nhất quán. Khi hành vi của nhiều thành viên cùng thể hiện hệ giá trị thống nhất, một triết lý nhất quán và mang phong cách đặc thù, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được hình thành bằng bản sắc riêng của doanh nghiệp.
Phải đặt biệt coi trọng và lấy con người làm gốc.
Để tạo dựng được một bản sắc văn hóa cho doanh nghiệp thì việc trước mắt phải làm đó là chính trong nội bộ của mỗi doanh nghiệp việc tạo dựng một môi trường làm việc tốt đó là điều rất khó khăn. Ngày trước, tôi có ở trọ cùng hai anh làm viêc tại hai công ty với lĩnh vực hoạt động khác nhau, lương của họ cũng không đến nỗi nào thế nhưng mỗi khi đi làm về đều với vẻ uể oải, mệt mỏi. Nhưng vấn đề điều làm nên sự chán chường trong công việc ấy là do trong công ty các anh ấy phải làm việc trong một môi trường làm việc hết sức căn thẳng. Các đồng nghiệp thì đấu đá, mạt sát lẫn nhau, sếp thì suốt ngày ngồi trong văn phòng, chỉ một số ít trưởng bộ phận là có dịp tiếp xúc, công nhân do các anh ấy quản lý thì không chịu làm việc. Các hoạt động sinh hoạt tập thể trong Công ty thì rất hiếm, hầu hết là trong từng nhóm riêng lẻ, những nhóm này đàn áp tinh thần nhân viên nhưng không ai dám đụng tới vì thường những người này là người nhà của sếp. Một vài sự cân nhắc những kẻ nịnh bợ đã làm cho tinh thần nhân viên hết sức căn thẳng. Ta có thể dễ dàng bắt gặp điều này ở khá nhiều công ty. Vậy nên để tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng thì đầu tiên mỗi người phải có một ý thức tập thể. Vì chúng ta đang nói về một cộng đồng thật sự, nơi mọi người cảm nhận được ý thức chung về trách nhiệm và bổn phận phải giúp đỡ lẫn nhau, và mỗi người đảm nhiệm phần trách nhiệm được chia sẽ công bằng cho họ đối với những thách thức chung mà công ty hay doanh nghiệp phải đương đầu. Hiếm khi nhìn thấy được sự hiện diện của ý thức có tác động mạnh mẽ này!
Một số biện pháp để có một nội bộ vững mạnh:
- Nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm của nhân viên để kích thích lòng say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ.
- Giáo dục ý thức cho từng thành viên để họ coi doanh nghiệp là “ngôi nhà thứ hai” của cá nhân mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực để phát triển cho doanh nghiệp.
- Tạo sự công bằng và công khai trong việc khen, thưởng, phạt. Những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều phải được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra.
Khách hàng phải là “Thượng Đế”.
Doanh nghiệp phải lấy mục tiêu phục vụ khách hàng làm trung tâm, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng sau đó mới nghĩ tới doanh lợi.
Hướng tới vấn đề bảo vệ môi trường. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi hiện nay các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Do đó, các doanh nghiệp cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì lợi ích con người và cho các đời sau.
Ý thức tinh thần trách nhiệm xã hội.
Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này làm hình ảnh doanh nghiệp sẽ đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” mà Đảng đã đề ra và được toàn dân ủng hộ.
Xây dựng thương hiệu.
Hãy thử tưởng tượng thương hiệu như một con người…
Hầu hết các thương hiệu hàng đầu trên thế giới đều dành phần lớn thời gian để đầu tư vào việc tạo dựng phần “hồn” cho mình. Một thương hiệu có sức sống sẽ tạo nên sức hấp dẫn trong tâm trí khách hàng.
Linh hồn thương hiệu.
Khách hàng thường đánh giá về thương hiệu sản phẩm và công ty như một con người. Họ thường phàn nàn: “Công ty X này không thân thiện với khách hàng”, hay “ tôi thấy khó chịu khi sử dụng dịch vụ của X”, “Tôi biết những nhân viên của X không nói đúng sự thật về sản phẩm”, hay “Nó không thích hợp với tôi”. Nhận thức của khách hàng thường bị tác động bởi tính cách của họ. Cho rằng đó là sự thật, nhưng làm cách nào các công ty có thể tạo nên linh hồn cho sản phẩm hay cho bản thân mình? Câu trả lời nằm ở sự lựa chọn và ứng dụng các giá trị tính cách và đặc điểm của một con người vào thương hiệu.
Hãy tưởng tượng một thương hiệu như một con người. Cô ta khoảng 28 tuổi, khá đẹp, thân hình nhỏ nhắn và dễ gần. Cô ta cũng tương tự như một sản phẩm. Khi bạn quan tâm và bắt đầu tìm hiểu về cô ta, mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn, và bạn dần có thiện cảm với cô ấy, ưa chuộng công ty của cô ấy, và đôi lúc sẽ nhớ cô ấy da diết nếu cô ấy không ở bên bạn. Cô ta đem lại cảm giác vui vẻ cho bạn và bạn ngày càng bị cuốn hút vào những giá trị và tính cách của cô ta. Đó cũng là những giá trị cảm tính tương tự như sự liên tưởng mà khách hàng gắn kết với một linh hồn thương hiệu. Con người dễ đồng cảm với con người. Vì vậy, nếu một thương hiệu có được linh hồn cho mình, nó sẽ dễ dàng lôi cuốn người tiêu dùng hơn. Thương hiệu phát triển sẽ thúc đẩy mối quan hệ ngày càng gắn kết hơn, và những giá trị cảm xúc đã dần tạo nên lòng trung thành thương hiệu. Linh hồn thương hiệu là cốt lõi của những giá trị - niềm tin và sự trải nghiệm trong lòng khách hàng.
Tạo lập linh hồn thương hiệu.
Cho dù một thương hiệu là một sản phẩm hay một công ty, thì công ty đó phải quyết định đâu là cá tính mà thương hiệu phải có. Có rất nhiều cách để tạo nên cá tính thương hiệu. Một phương thức hiệu quả là xây dựng cá tính thương hiệu càng gần gũi với tính cách khách hàng càng tốt. Qui trình bao gồm:
Nhận diện khách hàng mục tiêu:
- Tìm ra nhu cầu, mong muốn và sở thích của họ
- Mô tả chân dung tính cách của họ
- Tạo lập một thương hiệu gần gũi với tính cách đó
Một trường hợp điển hình của việc tạo lập tính cách thương hiệu là Levi Strauss, một trong số các công ty rất kĩ lưỡng trong việc nghiên cứu chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Qua đó Levi đã xây dựng cho mình những cá tính nổi bật sau:
- Nguyên thủy
- Nam tính
- Gợi cảm
- Trẻ trung
- Nổi loạn
- Lập dị
- Tự do
- Kiểu Mỹ
Những tính cách liên quan đến thương hiệu của quần Jean Levi’s 501 cũng tương tự:
- Lãng mạn
- Quyến rũ
- Nổi loạn
- Can đảm
- Khéo léo
- Độc lập
- Muốn được
tôn trọng
Cả hai chân dung khách hàng mà Levis hướng đến đều là những giá trị cảm nhận sâu xa trong tâm trí con người – tác động vào giác quan và cảm giác của họ. Việc định hình linh hồn thương hiệu đã tiến gần và củng cố những giá trị hành vi và nguyện vọng của khách hàng. Việc tiếp cận đã đem lại cho thương hiệu ý tưởng tuyệt vời – tạo nên một ngách thị trường mới, đem lại thành công tiêu biểu, mà như Levis là một điển hình.
Kết luận.
Không lúc nào hết chúng ta thấy được tầm quan trọng của văn hóa trong kinh doanh như lúc này. Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu hóa để đứng vững và tồn tại, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp tự khẳng định mình, tự xây dựng cho mình những thang giá trị đạo đức được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận. Bỏ lề lối kinh doanh chột giựt, lừa đảo, cơ hội... đạt lợi nhuận bằng bất cứ giá nào. Thay vào đó, là cách thức kinh doanh hiện đại phù hợp, là sự kết hợp giữa cái lợi, cái đẹp, cái chân thiện mỹ giao thoa nhau. Tạo ra sự thăng hoa, là nấc tháng đưa doanh nghiệp tạo cho mình thương hiệu, giá trị kết tinh trong sản phẩm của mình, qua chất lượng và công nghệ của mình.
Tuy là muộn so với môi trường kinh doanh thế giới, nhưng nó không bao giờ là muộn, nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, tự khẳng định mình và vươn xa thị trường thế giới. Câu trả lời là việc kinh doanh của doanh nghiệp cần kết hợp giữa văn hóa và kinh doanh. Bằng cách chọn cho mình sự kết hợp giữa lợi ích của doanh nghiệp, gắn với lợi ích của xã hội, của người tiêu dùng. Làm được điều đó, tức là giúp doanh nghiệp có một vũ khí cạnh tranh hiệu quả, đó là cạnh tranh bằng thương hiệu. Bằng chính gía trị của mình.
Để khép lại vấn đề văn hóa trong kinh doanh, chúng ta cần khẳng định lại vai trò hết sức to lớn của kinh doanh có văn hoá. Chính vai trò to lớn đó là động lực sự tìm tòi nghiên cứu đề tài này. Tuy chưa đầy đủ, nhưng là những đóng góp cho sự phát triển của môi trường văn hóa kinh doanh ở Việt Nam. Để thực sự tạo ra môi trường kinh doanh có văn hóa các doanh nghiệp cần thực sự có thái độ cầu tiến, cần coi văn hóa kinh doanh thực sự là vũ khí là sự sống còn trong cạnh tranh hội nhập.
Định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
Nhiều người cười tôi con trai mà học kế toán!? Mặc kệ những lời giễu cợt đó vì bản thân tôi thích làm việc với những con số, nhưng nghề kế toán không chỉ toàn là những chứng từ, sổ sách khô khan vô vị. Hoàn toàn không, “Kế Toán là một nghệ thuật” – Nghệ thuật của sự tổ chức thông tin, phân tích thông tin đó có thể tham mưu cùng Ban quản trị của Công ty – Doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Tôi hiểu rõ con đường mà mình đang đi, và thầm cảm ơn cha mẹ vì họ là nhưng người tuyệt vời nhất trên thế giới này, cha mẹ đã tạo điều kiện, diều dắt tôi trên con đường này. Một cảm giác nôn nao háo hức đang bùng cháy trong tôi, tôi mong thời gian hãy trôi qua thật nhanh để sớm được thử sức với những điều thú vị và không kém phần gian nan. Nhưng trước khi thực hiện điều đó tôi cần phải làm giàu thêm vốn kiến thức của mình cũng như vốn sống ngoài xã hội vì để trở thành một người Kế Toán Viên giỏi ngoài sự am hiểu kiến thức chuyên môn thì nghề còn cần những phẩm chất quan trọng như tính trung thực – đây có thể coi là một phẩm chất cần thiết nhất của người làm Kế Toán và sự cẩn thận, nhẫn nại là điều cần thiết. Ngoài ra nghề này vẫn đòi hỏi có sự năng động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để phân tích đánh giá tham mưu cho “sếp” đề ra các quyết định đúng đắn.
Và sau đây là những dự kiến về những điều mà sau này khi ra trường tôi có thể làm để góp phần “làm đẹp” cơ quan mình.
* Hoà đồng với tập thể.
Công sở là nơi làm việc chung với nhiều người có trình độ, tính cách hoàn toàn khác biệt. Có thể đến 8 giờ 1 ngày ở cơ quan vì thế thời gian chúng ta đi làm tiếp xúc với đồng nghiệp đôi khi còn nhiều hơn cả người thân gia đình. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết. Hoà đồng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như sẵn sàng tiếp nhận góp ý xây dựng của đồng nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Đi làm là đi học. Xem môi trường làm việc như một ngôi trường lớn để học hỏi, rèn luyện kỹ năng, gom góp kinh nghiệm cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân.
Nở nụ cười và lời chào thân thiện với đồng nghiệp.
Đối xử với người khác như cách bạn muốn người ta đối xử với mình.
* Luôn suy nghĩ tích cực và lạc quan trước mọi tình huống không thuận lợi
Luôn suy nghĩ: tôi có thể làm điều này, tôi có thể làm điều kia. Làm ngơ đi những ý nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng những ý nghĩ vui vẻ và hữu ích khác.
Luôn suy nghĩ tích cực và mong chờ những kết quả và thành công tốt đẹp cho dù hoàn cảnh hiện tại không như mong muốn.
Những lúc tôi buồn, vì một lý do nào đó, khi đó tôi sẽ đọc lại cuốn “Thái độ sống làm nên tất cả” bởi vì tôi biết một thái độ lạc quan sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn: khi lạc quan bạn sẽ nổ lực và phát huy hết trách nhiệm của mình cho công việc. Mọi người sẽ nhận ra và công nhận khả năng đích thực của mình.
Cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, biết giữ lời hứa, chia sẻ những thành tích, ý kiến, đóng góp với mọi người sẽ góp phần tạo nên một môi trường làm việc vui vẻ, hiệu quả công việc cao, thắt chặt tình đoàn kết với mọi người.
* Phong cách làm việc chuyện nghiệp
Phong cách chuyên nghiệp tạo nét đẹp văn hoá của người cán bộ, công chức, viên chức hiện đại.
Tiết kiệm, quý trọng thời gian.
Tạo thói quen làm việc đúng giờ và tuân theo kỷ luật của tập thể.
Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng nơi làm việc.
Biết nhận trách nhiệm của mình trong công việc và cuộc sống, biết lắng nghe, biết xin lỗi và biết nói lời cảm ơn chân thành.
* Cân bằng cuộc sống và công việc
Một điều thiết yếu để dung hòa cuộc sống của mình và kiểm soát được stress, đó là biết dành thời gian để thoát khỏi công việc.
Giải trí giúp giải toả căng thẳng, làm vơi bớt nỗi lo âu và giúp chúng ta có trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Khi đi chơi, biết cư xử thoải mái với đồng nghiệp ngoài nơi làm việc, đó là lúc bạn sẽ được sống với chính mình.
* Gia đình là ưu tiên số 1
Biết dành thời gian riêng cho gia đình.
Tài liệu tham khảo
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam với chiến lược hội nhập và phát triễn – TS. Huỳnh Quốc Thắng.
Bản sắc văn hóa doanh nghiệp – David H. Maister – NXB Thống kê.
Văn hoá kinh doanh - Những góc nhìn – NXB Trẻ.
Và nhiều tài liệu sưu tầm được trên internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tiểu luận Văn Hóa Doanh Nghiệp đạt 9đ- Những nhận thức tâm đắc và ý kiến đề xuất về vai trò, vị trí và giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp góp.doc