Đề tài Những thành công và hạn chế của đồ hoạ tranh in có sử dụng kĩ thuật số ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015

Trong số tác giả tham gia TLMTTQ năm 2010 và 2015 của thể loại tranh in có nhiều họa sỹ trẻ, và có những tác giả đã đạt giải trong hai kỳ triển lãm khi mới ngoài 30 tuổi nhƣ Nguyễn Khắc Hân, Phạm Khắc Quang, Vũ Bạch Liên, Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Vũ Quyên, Kiều Trung Hiếu., cũng xuất hiện một số họa sỹ tuổi đời và nghề còn rất trẻ đã hé lộ những tiềm năng. Nó thể hiện nghệ thuật tạo hình đồ họa đã có sức hấp dẫn hơn với thế hệ họa sỹ ngày nay, nhiều họa sỹ đã nhận thấy sự phong phú trong chất liệu tạo hình mà đồ họa tranh in có đƣợc, tìm đƣợc tính đa dạng trong biểu đạt những xúc cảm bằng những kỹ thuật đặc trƣng riêng của thể loại tranh in. Đó là tín hiệu rất đáng mừng cho nghệ thuật tranh in nói riêng và đồ họa tạo hình nói chung

pdf124 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những thành công và hạn chế của đồ hoạ tranh in có sử dụng kĩ thuật số ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c họa sỹ đã thể nghiệm tạo bản in trên kim loại, mi ca, inốc, in trên lụa, khắc da bò. Một số phƣơng pháp in trong đồ họa ứng dụng cũng đƣợc các tác giả đƣa vào đồ họa tạo hình nhƣ in Offset, in kĩ thuật số..., các tác phẩm thể hiện sự điêu luyện của kỹ thuật, sự phong phú trong diễn tả chất liệu, sự sáng tạo trong hình thức bố cục và sắc thái biểu cảm đa dạng. Ngoài số lƣợng các tác giả và tác phẩm tăng dần trong hai kỳ TLMTTQ gần đây thì kết quả đạt đƣợc tác phẩm của tranh in trong TLMTTQ quốc năm 2010 và 2015 rất đáng ghi nhận với 11 giải, trong đó có 6 giải khuyến khích, 3 giải đồng, 1 giải bạc và tiêu biểu nhất là 1 giải vàng. Những thành công của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 cũng đã khẳng định một sự bứt phá chung, tạo ra một dấu ấn trong quãng đƣờng nghệ thuật của thể loại tranh in nói riêng và đồ họa tạo hình nói chung. Góp một mảng màu sáng vào bức tranh của nghệ thuật tạo hình trong khoảng thời gian qua [PL4,tr98]. 72 CHƢƠNG 3 BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC NĂM 2010 VÀ 2015 3.1. Sự chuyển biến của nghệ thuật tạo hình tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015 so với triển lãm Mỹ thuật toàn quốc giai đoạn trƣớc Thông qua các tác phẩm tranh in của TLMTTQ năm 2010 và 2015, chúng ta đã có cái nhìn tổng thể về sự chuyển mình đi lên của nghệ thuật tạo hình tranh in trong hai kỳ triển lãm trên. Đó là sự tìm tòi sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ của những họa sỹ đồ họa trong một thời gian dài, đồng thời cho thấy sự phát triển của nghệ thuật đồ họa hiện đại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trong hiện tại và tƣơng lai gần. Sự phát triển của nghệ thuật tạo hình tranh in cũng chính là sự phát triển của nghệ thuật đồ họa tạo hình, bởi số lƣợng tác phẩm tranh in bao giờ cũng chiếm đa số trong đồ họa tạo hình, về kỹ thuật và phƣơng pháp thì tranh in bao gồm nhiều kỹ thuật nhất từ khi chế bản đến khi in ấn hoàn thiện tác phẩm, phƣơng pháp in cũng ngày càng đa dạng và tiếp nhận những ứng dụng của khoa học kỹ thuật mới. Tất cả điều đó đã cho thấy vị trí, vai trò cũng nhƣ các giá trị nghệ thuật của tranh in trong nghệ thuật đồ họa tạo hình nói chung. Trong khoảng thời gian qua các kỳ triển lãm gần đây tính từ năm 2000 đến năm 2015, đồ họa tạo hình và tranh in đã có bƣớc phát triển dài cả về lƣợng và chất, thể hiện sự phong phú về nội dung tác phẩm, sự đa dạng của các hình thức kỹ thuật tạo hình, cho đến TLMTVN năm 2015 thì nghệ thuật tạo hình tranh in đã khẳng định vị trí trên bản đồ mỹ thuật Việt Nam với những kết quả và thành công đáng kể. 73 * Về mặt số lượng tác phẩm Trƣớc tiên ta có thể xem xét qua số lƣợng tác phẩm tranh in đƣợc lựa chọn để trƣng bày trong TLMTQ qua các kỹ triển lãm gần đây, ở TLMTTQ năm 2000 có tất cả 825 tác phẩm thì có 57 tác phẩm tranh in (62 tác phẩm đồ họa), chiếm 6,9%; trong TLMTTQ năm 2005 số tranh đƣợc lựa chọn trƣng bày giảm xuống là 734 tác phẩm thì có 65 tác phẩm tranh in (69 tác phẩm đồ họa), chiếm 8,9%; đến TLMTTQ năm 2010 có 81 tác phẩm tranh in (92 tác phẩm đồ họa) trong tổng số 836 tác phẩm đƣợc trƣng bày, chiếm 9,7%; và trong TLMTTQ năm 2015 chỉ lựa chọn trƣng bày có 409 tác phẩm thì có tới 50 tác phẩm tranh in (61 tác phẩm đồ họa) chiếm 12,2%. Mặc dù mỗi một kỳ triển lãm ban tổ chức có những thay đổi về quan điểm, tiêu chí lực chọn và con ngƣời trong hội đồng nghệ thuật, nhƣng tỷ lệ tác phẩm của tranh in đƣợc trƣng bày đều tăng đều liên tiếp trong 4 kỳ triển lãm từ 6,9% lên 12,2%, tăng 176,8% [PL4,tr.98], một con số cực kì ấn tƣợng so với các thể loại tạo hình khác. Tuy rằng so với nghệ thuật hội họa và điêu khắc thì số lƣợng tranh in trong triển lãm còn có sự chênh lệch đáng kể, nhƣng để có đƣợc một quá trình phát triển liên tục, đều đặn là cả một sự cố gắng, quyết tâm và thay đổi mang tính chuyên nghiệp của các họa sỹ đồ họa. * Về mặt nội dung tác phẩm Các tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 đã phản ánh con ngƣời, cảnh vật, thiên nhiên, đời sống xã hội và đời sống tinh thần một cách tƣơng đối đầy đủ ở các khía cạnh. Nội dung về lịch sử cách mạng tuy không mới nhƣng không bao giờ là cũ, vì nó luôn nhắc nhở chúng ta về giá trị của đọc lập, hòa bình, tác phẩm “Thành cổ Quảng Trị” của họa sỹ Lê Huy Tiếp là bản anh hùng ca bất diệt, tác phẩm “Về với trƣờng Sa” của họa sỹ Đặng Hƣớng là sự khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc, tác phẩm “Hang tám cô” của tác giả Nguyễn Văn Ngần là sự nhớ thƣơng tới những 74 ngƣời thanh niên xung phong đã hi sinh trong cuộc kháng chiến của dân tộc[PL1,tr.92-95]. Về phong cảnh, các tác giả muốn ngƣời xem chìm đắm vào các cảnh đẹp của quê hƣơng đất nƣớc, từ vùng núi nhƣ cao tác phẩm “Chiều về bản” của họa sỹ Bùi Văn Hoà, đến vùng thôn quê với “Ngoại thành mùa lúa chín” họa sỹ Đinh Lực cho đến thủ đô với cao tác phẩm “Phố Hà Nội” họa sỹ Phạm Kiều Trinh..., đã đƣợc các họa sỹ trình bày với nhiều xúc cảm khác nhau [PL1,tr.92-95]. Chủ đề về lao động và sinh hoạt, lễ hội của con ngƣời đƣợc nhiều tác giả quan tâm nhất, sinh hoạt chợ và chủ yếu là chợ ở vùng cao có rất nhiều tác phẩm nhƣ “Chợ Thổ Cẩm” của họa sỹ Trần Tuyết Mai, tác phẩm “Phiên chợ Bắc Hà” của họa sỹ Trần Nguyễn Phƣơng Uyên, hay tác phẩm “Phụ nữ Dao đỏ xuống chợ” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng..., với các sắc thái phong phú của con ngƣời và văn hóa vùng cao; phản ánh con ngƣời với lao động thƣờng ngày một cách bình dị là tác phẩm “Đội cát” của tác giả Hồ Thiết Trinh, tác giả Vũ Xuân Tình với tác phẩm “Ngày mai ra khơi”, đã đi vào từng góc nhỏ của cuộc sống, mang nét văn hóa đặc trƣng của từng vùng miền trên tổ quốc [PL1,tr.92-95]. Phản ánh về xã hội và môi trƣờng là nội dung đƣợc nhiều họa sỹ đề cập đến trong hai kỳ triển lãm gần đây, đó là sự trăn trở của những con ngƣời trong cuộc sống đô thị hiện đại đang phải đối mặt nhƣ tác phẩm “Nạn dây điện trong thành phố” của Nguyễn Mạnh Hùng, tác phẩm “Cá và nƣớc đen” tác giả Nguyễn Hữu Duy là tiếng chuông cảnh báo về tác hại của nƣớc xả đối với môi trƣờng nƣớc, hay là tác phẩm “Đèn vàng” của họa sỹ Nguyễn Đức Hạnh tìm hiểu về một góc khất trong cuộc sống hiện tại [PL1,tr.92-95]. Đời sống tinh thần của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh cũng đã đƣợc các họa sỹ khám phá với nhiều khía cạnh, tác giả Nguyễn Vũ Quyên ca ngợi vẻ đẹp của thiếu nữ một cách sáng tạo qua bức tranh “Bình 75 và hoa”, tác phẩm “Phồn thực 1- Phồn thực 2” của họa sỹ Nguyễn Thành Công với cách trình bày mang tính biểu hiện tín ngƣỡng phồn thực, tác phẩm “Tôi 1 Tôi 2” của họa sỹ Hồ Văn Định lại cho ta suy nghĩ về phía sâu trong tâm hồn với những hồi ức xa xăm...[PL1,tr.92-95]. Các họa sỹ đã quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề đang diễn hàng ngày, những nội dung đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, có thể tác động tới cộng đồng một cách tích cực hay tiêu cực, những vấn đề mới xuất hiện hay mới có ảnh hƣởng trực tiếp của môi trƣờng tới đời sống của con ngƣời nhƣ tác phẩm “Thời bão giá 2” của tác giả Phạm Hữu Huỳnh là những lo toan của con ngƣời lao động trong biến đổi của kinh tế thị trƣờng; tác phẩm “Giờ tan tầm” của tác giả Phạm Duy với những nhức nhối trong giao thông đô thị; còn tác phẩm “Phục hồi” của tác giả Nguyễn Thánh lại nói lên tinh thần vƣợt khó khăn, cùng nhau đoàn kết để xây dựng lại trên sự hoang tàn của thiên tai đã gây ra cho con ngƣời [PL1,tr.92-95]. * Về về chất liệu, kỹ thuật và phương pháp in tác phẩm Nếu xem xét trong khía cạnh về chất liệu, kỹ thuật và phƣơng pháp in thì cũng mang đến những tín hiệu tích cực đáng mừng, các họa sỹ đồ họa thật sự đã có những tìm tòi sáng tạo không ngừng trong áp dụng các kỹ thuật, phƣơng pháp thể hiện trên các chất liệu mới để làm giàu cho ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình tranh in. Trong TLMTTQ năm 2010 các họa sỹ đã sử dụng 12 loại chất liệu khác nhau trên tác phẩm tranh in, và ở TLMTVN năm 2015 tranh in có tới 14 loại chất liệu khác nhau, ngoài các liệu truyền thống đƣợc các họa sỹ sử dụng nhiều nhƣ khắc gỗ, khắc kẽm và đồng, khắc thạch cao thì các họa sỹ đã thể nghiệm tạo bản in trên kim loại, mi ca, inốc, in trên lụa, khắc da bò..., để tìm kiếm biểu hiện về chất khác nhau. Một số phƣơng pháp in đã có từ lâu nhƣng thƣờng dùng trong đồ họa ứng dụng nay cũng đƣợc các tác giả đƣa vào đồ họa tạo hình nhƣ in Offset, hoặc in kĩ thuật số, khắc cao su. 76 Tiếp cận với phƣơng pháp in có nhiều tiềm năng, có sự phong phú trong biểu đạt ý tƣởng, diễn tả chất và đầy sáng tạo bất ngờ là tranh in độc bản, in phá bản [PL2,tr.96 ]. Hình thức biểu hiện tác phẩm trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 đƣợc đánh giá là rất phong phú, từ những tác phẩm “Ngõ nhỏ” tác giả Tạ Thị Ngọc Phê, tác phẩm “Lò chén Chánh Nghĩa- Bình Dƣơng” tác giả Nguyễn Hữu Duy, tác phẩm “Tự vấn” tác giả Vũ Bạch Liên với cách diễn tả chân thực đến từng chi tiết nhỏ, đến các tác phẩm mang tính biểu hiện và lãng mạn nhƣ “Nắng mùa đông” tác giả Nguyễn Vũ Quyên, tác phẩm “Huyền thoại Sầm Sơn” tác giả Lê Thị Thanh... với sự nhẹ nhàng, tình cảm và đầy quyến rũ. Một số tác phẩm không đi vào diễn tả chi tiết thực mà đơn giản hóa về hình ảnh, không gian, đôi chỗ bộc trực và cƣờng điệu hóa đã mang lại những xúc cảm mạnh mẽ, tính xã hội sâu sắc nhƣ tác phẩm “Nhà hộp” của họa sỹ Nguyễn Khắc Hân, tác phẩm “Giờ tan tầm” của họa sỹ Phạm Duy, tác giả Phạm Khắc Quang với 2 tác phẩm “Kịch bản Đƣơng đại” và “Áo phao”...[PL1,tr.92-95]. Với phong cách trừu tƣợng, các tác giả đã khai thác triệt để yếu tố tối giản về hình thể nhằm đạt tới mức độ khái quát mang tính tƣợng trƣng, có ý nghĩa sâu xa nhƣ là tác phẩm “Lời rừng” tác giả Duy Ninh, tác phẩm “Phồn thực 1-Phồn thực 2” của Nguyễn Thành Công. Còn tác giả Nguyễn Đức Lân với tác phẩm “Hồi sinh”, tác phẩm “Kĩ ức lãng quên” tác giả Nguyễn Khải Hoàn..., thì có chung một cái nhìn nhân sinh đƣợc biểu hiện trong không gian mang tính siêu thực, đòi hỏi ngƣời xem phải suy nghĩ và chiêm nghiệm [PL1,tr.92-95]. * Về giải thưởng của tác phẩm Không thể lấy một vài tác phẩm để đánh giá cho toàn bộ tác phẩm trong một kỳ triển lãm, nhƣng với những gì đƣợc Hội đồng Nghệ thuật đánh giá, trao giải là một minh chứng thêm cho thành công của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015. Trong 4 kỳ triển lãm tính từ năm 77 2000 đến năm 2015 thì kết quả giải thƣởng đạt đƣợc nhƣ sau: Giải thƣởng của tranh in của TLMTTQ năm 2000 đạt đƣợc là 05 giải (01 giải đồng, 04 giải khuyến khích) trên tổng số 59 giải, chiếm tỷ lệ 8,6%; tại TLMTTQ năm 2005 đƣợc 06 giải (02 giải bạc, 01 giải đồng, 02 giải khuyến khích) trên tổng số 53 giải, chiếm tỷ lệ 11,3%,; ở TLMTTQ năm 2010 đƣợc trao 07 giải (01 giải bạc, 02 giải đồng, 04 giải khuyến khích) trên tổng số 48 giải, chiếm tỷ lệ 14,6%; và TLMTVN năm 2015 đƣợc trao 04 giải (01 giải vàng, 01 giải đồng, 03 giải khuyến khích) trên tổng số 37 giải, chiếm tỷ lệ 10,8%. Nhìn vào giải thƣởng chúng ta thấy kết quả đạt đƣợc tăng dần theo 3 kỳ triển lãm, riêng TLMTVN năm 2015 tỷ lệ có hơi giảm xuống (do còn một tác phẩm đồ họa Trúc chỉ “Đi qua thời gian” của tác giả Trần Ánh Phi đƣợc giải khuyến khích không xếp vào thể loại tranh in). Nhƣng đặc biệt lần đầu tiên có một giải vàng đƣợc trao cho tác phẩm khắc gỗ đen trắng “A Di Đà Phật” của tác giả Nguyễn Khắc Hân [PL4,tr.98]. Trong dòng chảy của nghệ thuật tạo hình nƣớc nhà ở một giai đoạn gần 20 năm (4 kỳ triển lãm, từ năm 1996- 2015), nghệ thuật tạo hình tranh in cũng đã hòa cùng với các thể loại tạo hình khác để tự mình tìm tòi sáng tạo theo hƣớng riêng, TLMTTQ năm 2010 và 2015 bƣớc đầu đã cho thấy những dấu hiệu tƣơi mới và những kết quả khả quan trong sáng tác. Là động lực thúc đẩy cho sự phát triển tiếp theo của nghệ thuật tạo hình tranh in [PL4,tr98]. 3.2. Những thành công và hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015 Trong bối cảnh chung của thị trƣờng mỹ thuật nƣớc nhà có những biến động theo chiều hƣớng chững lại trong khoảng thời gian gần đây, đã có những tác động không tốt nhất định tới hoạt động sáng tác nghệ thuật tạo hình nói chung và tranh in nói riêng. Tuy vậy, TLMTTQ năm 2010 và 2015 vẫn là hai kỳ triển lãm thành công của các họa sỹ đồ họa nói chung và họa sỹ có tác 78 phẩm tranh in nói riêng. Ngoài một số điều hạn chế do nguyên nhân khách quan và chủ quan, thì không thể phủ nhận dấu ấn tốt đẹp của các tác phẩm tranh in đã để lại cho ngƣời xem. * Những thành công của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 Điều đầu tiên nhìn thấy là sự thay đổi về nội dung của các tác phẩm tranh in, các tác giả không chỉ say sƣa với các đề tài quen thuộc, dễ tìm những gì mình thích hay mang tính cá nhân hay thuận lợi cho quá trình sáng tác nữa nhƣ phong cảnh, chân dung, khoả thân, sinh hoạt, mà đã quan tâm tới nhiều tới những vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm, có ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của cả cộng đồng nhƣ môi trƣờng, giao thông biển đảo, biến đổi khí hậu, sinh hoạt đời thƣờng, nhịp sống của thế hệ trẻĐiều này cho thấy sự tìm tòi, chia sẻ của các họa sỹ với cộng đồng với xã hội và khán giả quan tâm tới nghệ thuật, làm cho nó đến gần với mọi ngƣời hơn, đó cũng là xu thế của nghệ thuật đƣơng đại nói chung, là cái đích mà nghệ thuật luôn muốn hƣớng tới. Đã có nhiều họa sỹ trẻ đồ họa tham gia vào TLMTTQ năm 2010 và 2015 và trong đó, nhiều tác giả đã đạt giải trong hai kỳ triển lãm khi mới ngoài 30 tuổi nhƣ; Nguyễn Khắc Hân, Phạm Khắc Quang, Vũ Bạch Liên, Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Vũ Quyên,...cũng nhƣ đã khẳng định vị trí của mình trên con đƣờng nghệ thuật đồ họa tạo hình. Thực tế trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 cho thấy rằng, sự phong phú về chất liệu cũng là một trong những yếu tố mang lại thành công cho nghệ thuật tạo hình tranh in, đã có 16 chất liệu đƣợc sử dụng qua 2 kỳ triển lãm (TLMTTQ năm 2010 có 12 chất liệu, (TLMTVN năm 2015 có 14 chất liệu). Các họa sỹ đã sử dụng nhiều phƣơng pháp in khác nhau, từ các phƣơng pháp in đã đƣợc áp dụng từ rất lâu trong sáng tác nhƣ khắc gỗ, khắc kẽm.. cũng đƣợc các tác giả nghiên cứu, thể nghiệm theo nhiều phƣơng thức, phong cách và kỹ thuật khác nhau, tạo thêm những điểm mới cho tác phẩm, ngoài ra 79 với sự tìm tòi sáng tạo không ngừng trên các chất liệu và cách thức mới trong phƣơng pháp in cũng đã tạo những nét chấm phá riêng nhƣ in độc bản, in Offset, in kỹ thuật số, in phá bản... Tất cả những điều đó đã làm đa dạng cho ngôn ngữ biểu hiện của các tác phẩm, tạo ra sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm tranh in [PL2,tr.96]. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tạo hình tranh in nhƣ là một vùng đất còn nhiều bí ẩn cho các họa sỹ đam mê thỏa sức khám phá, bên cạnh những tác phẩm của những tác giả có phong cách đã định hình nhƣ họa sỹ Lê Huy Tiếp Nguyễn Đức Hoà, Nguyễn Nghĩa Phƣơng, Nguyễn Vũ Quyên, Mai Anh..., một số tác giả khác đã tìm cách đổi mới trong ngôn ngữ biểu hiện và phƣơng pháp in. Tìm tòi và sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau trong khắc kim loại (kẽm, đồng), khắc phá bản hay in độc bản, in lƣới, cùng với đó là một số gƣơng mặt mới đã hé lộ tiềm năng, gây đƣợc sự chú ý của giới họa sỹ và những ngƣời làm công tác về mỹ thuật nhƣ Kiều Trung Hiếu, Vũ Xuân Tình... Tất cả những điều đó đã cho thấy một diện mạo mới của nghệ thuật tạo hình đồ hoạ, các tác giả đã quan tâm khai thác biểu hiện của nghệ thuật tạo hình tranh in: phong phú trong bố cục, ngôn ngữ tạo hình, thể hiện rõ sự tinh tế trong đƣờng nét và chuyển hoá màu sắc, phong cách và bút pháp thể hiện đa dạng, tạo cho triển lãm một cảm giác mới mẻ và mang tính thời đại. Nhiều họa sỹ và nghiên cứu nghệ thuật có uy tín đều có chung nhận định rằng đồ họa đã có sự tiến bộ vƣợt hẳn lên so với giai đoạn trƣớc, sâu sắc về ý tƣởng, đa dạng về cách nhìn, tinh tế về kỹ thuật biểu hiện ngôn ngữ và gây ấn tƣợng mạnh hơn hội họa và điêu khắc. Những thành công của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 cũng chƣa phải là nhiều nhƣng đã khẳng định một sự tiến bộ, bứt phá của một giai đoạn, tạo ra một dấu ấn và tiếng nói riêng một cách rõ ràng trong các thể loại của nghệ thuật tạo hình, đây là điều rất quan trọng mà các kỳ triển lãm trƣớc chƣa làm đƣợc, và đặc biệt là đã gây dựng đƣợc 80 một lớp họa sỹ đồ họa kế tiếp nhau, đông đảo hơn về số lƣợng, lớn mạnh hơn về chất lƣợng và đặc biệt là sự chuyên nghiệp. Đây cũng là một trong bƣớc phát triển dài của nghệ thuật hình tranh in, bởi từ khoảng năm 2000 trở về trƣớc thì có rất ít các họa sỹ đồ họa chyên nghiệp đúng nghĩa nhƣ: Nguyễn Nghĩa Duyện, Trần Nguyên Đán, Đỗ Đức, sau là Lƣu Thế Hân, Mai Anh..có nhiều họa sỹ sáng tác đồ họa nhƣ là “tay trái‟, ngay cả họa sỹ có tiếng tăm là Lê Huy Tiếp cũng là ngƣời vẽ nhiều về tranh sơn dầu. Từ năm 2000 cho đến nay, ngoài các họa sỹ kể trên thì có nhiều họa sỹ đã đi theo con đƣờng đồ họa với tính chuyên nghiệp cao nhƣ: Vƣơng Trọng Đức, Nguyễn Nghĩa Phƣơng, Phan Hải Bằng, Trần Tuyết Mai, Lê Quốc Việt, Vũ Đình Tuấn, Phạm khắc Quang, Vũ Thị Bạch Liên, Nguyễn Khắc Hân... Đó chính là điều cốt lõi để tạo ra một nền tảng vững chắc nghệ thuật đồ họa, là tiền đề quan trọng để phát triển nghệ thuật tạo hình tranh in nói riêng và đồ họa nói chung trong tƣơng lai [PL1,tr.92-95]. * Những hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 Không thể phủ nhận những thành công chung TLMTTQ năm 2010 và 2015 về phƣơng diện tổ chức cũng nhƣ chất lƣợng nghệ thuật. Nhƣng nếu nhìn nhận một cách thật khách quan thì còn có những hạn chế nhất định, trong đó có phần về chất lƣợng tác phẩm đồ họa nói chung và nghệ thuật tạo hình tranh in nói riêng. Phải thấy một thực tế là trƣớc kia, khi mà điều kiện kinh tế xã hội của đất nƣớc còn nhiều khó khăn, các tổ chức cũng nhƣ trung tâm về nghệ thuật (liên quan trƣợc tiếp về nghệ thuật tạo hình) trong nƣớc có số lƣợng ít và hoạt động chủ yếu mang tính chất hành chính nên ít có kinh phí thực hiện các hoạt động về mỹ thuật, các cuộc giao lƣu với các nƣớc trong khu vực và tầm quốc tế cũng không nhiều do việc hợp tác với các tổ chức, cá nhân không thƣờng xuyên. Những triển lãm của nhóm hoặc cá nhân chủ yếu tập trung vào các họa 81 sỹ lớn tuổi đã thành danh, các họa sỹ Việt Nam ở ngoài, chính vì vậy mà TLMTTQ đƣợc coi là sân chơi gần nhƣ duy nhất để tất cả các họa sỹ, nhà điêu khắc trong cả nƣớc thể hiện mình. Nhƣng kể từ khi chính sách đổi mới, các tổ chức và trung tâm về mỹ thuật trong nƣớc xuất hiện với nhiều hoạt động với quy mô, hình thức đa dạng, các nghệ sĩ trong nƣớc có nhiều hơn sự lựa chọn nơi giới thiệu tác phẩm của mình. Chƣa kể đến sự xuất hiện của ngày càng nhiều những địa chỉ gallery trong và ngoài nƣớc quan tâm đến mỹ thuật Việt Nam, các đại sứ quán và trung tâm văn hóa nƣớc ngoài hỗ trợ thúc đẩy hoạt động giao lƣu văn hóa nghệ thuật song phƣơng và đa phƣơng, đại diện những phiên triển lãm quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm các nghệ sĩ và sáng tác mới, và đặc biệt là những nỗ lực của các nghệ sĩ trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, tự tổ chức các triển lãm cá nhân hoặc nhóm. Vào thời gian khoảng từ những năm 2000 đến nay thì việc các họa sỹ muốn bày tranh hoặc tổ chức triển lãm là tƣơng đối thuận lợi về mặt thủ tục cũng nhƣ về địa điểm và kinh phí tổ chức. Đây là những lý do khách quan khiến cho TLMTTQ không còn là nơi hội tụ của toàn bộ giới mỹ thuật. Theo họa sĩ Phan Cẩm Thƣợng, “từ năm 1995 trở lại đây, triển lãm này có sự thay đổi lớn, số nghệ sĩ thành danh ít tham gia hơn, thay vì những thế hệ trẻ hơn, số lƣợng tác giả trẻ trong triển lãm lần này khá đông, nhƣng lại vắng mặt nhiều những ngƣời đang nổi đình đám ngoài xã hội”. Và đƣơng nhiên trong đó thiếu vắng những tác phẩm một số họa sỹ đồ họa có tên tuổi. Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong nhận thức về nội dung tác phẩm, các họa sỹ quan tâm tới nhiều tới những vấn đề nhƣ môi trƣờng, giao thông biển đảo, biến đổi khí hậu, nhịp sống của xã hội đƣơng đại... nhƣng nhìn tổng thể thì vẫn chƣa bắt kịp với thực tế những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Có thể còn những lí do tế nhị hay chƣa phù hợp với tiêu chí của Hội đồng nghệ thuật nên vẫn còn thiếu vắng những tác phẩm mang tính thời đại, phản ánh các sự vật hiện tƣợng nổi cộm có ảnh hƣởng tới đời sống vật chất và tinh thần của 82 con ngƣời, mang tính đặc trƣng của xã hội đƣơng đại. Nhiều đề tài đã cũ, quá quen thuộc nhƣng không có sự thay đổi, thể hiện dƣới góc nhìn khác. Trong sự phong phú đa dạng của chất liệu, phƣơng pháp in của các tác phẩm tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015, thì thống kê cho thấy rõ sự chênh lệch về số lƣợng của các chất liệu, phƣơng pháp in. Đa số họa sỹ tập trung vào một số chất liệu đã quá quen thuộc nên khó có nhiều sự bứt phá sáng tạo, cụ thể nhƣ chất liệu khắc gỗ chiếm áp đảo với 83/131 tác phẩm, chiếm tỷ lệ 63%, số lƣợng của khắc gỗ hơn tổng số tác phẩm của cả 15 chất liệu còn lại! Đó là con số gợi cho chúng ta buồn nhiều hơn là vui. Một số chất liệu có khả năng diễn tả phong phú về chất nhƣ khắc kim loại, in đá.., hay các chất liệu có nhiều tiềm năng chƣa khám phá nhƣ in độc bản, khắc phá bản hay sử dụng kỹ thuật số còn có quá ít tác giả sử dụng trong sáng tác. Ngoài các tác phẩm có kỹ thuật điêu luyện, sự phong phú trong diễn tả chất liệu, có sức biểu cảm cao và sự sáng tạo trong bố cục cũng nhƣ cách thể hiện thì còn một vài tác phẩm vẫn đi trên “con đƣờng cũ”, với một bố cục tƣơng đối quen thuộc với cách thể hiện không có nhiều thay đổi so với ngay chính tác giả. Để đáp ứng nhu cầu biểu lộ nội dung, các ý tƣởng đa chiều trong nghệ thuật đƣơng đại rất cần sự mở rộng về chất liệu và hình thức thể hiện và trình bày tác phẩm, không đơn thuần là bức tranh hai chiều mà có thể bản thân tác phẩm tạo thành không gian ba chiều, có sự kết hợp hình thức sắp đặt với trình diễn video. Đây là một phần thiếu vắng của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015, nhƣng sẽ là sự gợi mở cho quan niệm và xu hƣớng mới của tranh in. Điều này hứa hẹn sự cách tân mạnh mẽ cho nghệ thuạt tạo hình tranh in trong những kỳ triển lãm tiếp theo cũng nhƣ nghệ thuật tạo hình tranh in của Việt Nam thời gian tới [PL1,tr92-95]. 83 Tiểu kết Nội dung chƣơng 3 là tìm ra những chuyển biến về nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015, cụ thể là tìm hiểu về nội dung đề tài của tác phẩm, về chất liệu, kỹ thuật, ngôn ngữ tạo hình và phƣơng pháp in cùng các giải thƣởng, có sự so sánh với hai kỳ TLMTTQ năm 2000 và 2005. Qua đó đánh giá những thành công và nhìn nhận ra hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in trong triển lãm TLMTTQ năm 2010 và 2015, Đồng thời khẳng định các giá trị nghệ thuật đã đạt đƣợc. Đánh giá bƣớc phát triển rõ rệt của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015năm 2010 và 2015. so với triển lãm TLMTTQ năm 2000 và 2005. Ở trong 4 kỳ TLMTTQ gần đây, giải thƣởng của tranh in trong TLMTTQ tăng dần theo 3 kỳ triển lãm, riêng TLMTVN năm 2015 tỷ lệ có hơi giảm xuống (có một tác phẩm đồ họa Trúc chỉ “Đi qua thời gian” của tác giả Trần Ánh Phi đƣợc giải khuyến khích không xếp vào thể loại tranh in). Nhƣng đặc biệt lần đầu tiên có một giải vàng đƣợc trao cho tác phẩm khắc gỗ đen trắng “A Di Đà Phật” của tác giả Nguyễn Khắc Hân [H.9.8,tr.121]. Những con số trên là một phần minh chứng cho thấy sự thăng tiến về lƣợng và chất của nghệ thuật tạo hình tranh in, là sự đánh giá ghi nhận một cách khách quan của một Hội đồng nghệ thuật có uy tín bậc nhất của quốc gia. Mọi số liệu thống kê đều cho thấy sự thay đổi và phát triển của tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 nhƣ: số lƣợng tranh in; nội dung tác phẩm; các chất liệu, kĩ thuật và phƣơng pháp in, đã khẳng định sự chuyển biến tích cực của nghệ thuật tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015. Cũng không thể bỏ quên những hạn chế còn đọng lại qua TLMTTQ năm 2010 và 2015, nhiều ý kiến cho rằng còn thiếu vắng những tác phẩm một số họa sỹ đồ họa có tên tuổi vì nhiều lí do đã không tham gia. Nội dung tác phẩm tuy đã gần gũi với cuộc sống, nhƣng vẫn chƣa bắt kịp với thực tế 84 những gì đang diễn ra hàng ngày, chƣa thấy xuất hiện nhiều tác phẩm mang tính thời đại, phản ánh các sự vật hiện tƣợng nổi cộm có ảnh hƣởng tới đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời, mang tính đặc trƣng của xã hội đƣơng đại. Nhiều đề tài đã cũ, quá quen thuộc nhƣng không có sự thay đổi, hay thể hiện dƣới góc nhìn khác vẫn còn trong một vài tác phẩm. Một số chất liệu có khả năng diễn tả phong phú về chất nhƣ khắc kim loại, in đá.., hay các chất liệu có nhiều tiềm năng chƣa khám phá nhƣ in độc bản, khắc phá bản hay sử dụng kỹ thuật số, còn có quá ít tác giả sử dụng trong sáng tác. Tác phẩm tranh in trong triển lãm vẫn còn đậm nét các yếu tố truyền thống, quan niệm và những phƣơng thức mới trong nghệ thuật tạo hình tranh in đƣơng đại chƣa đƣợc trình bày nhiều trong triển lãm. 85 KẾT LUẬN TLMTTQ năm 2010 và 2015 vẫn là nơi hội tụ của các họa sỹ, là sân chơi lớn của nền mỹ thuật nƣớc nhà, mặc dù chƣa thật sự đầy đủ hết các tác phẩm ƣu tú nhất nhƣng không thể phủ nhận sự thành công của triển lãm trong công tác tổ chức cũng nhƣ giá trị về nghệ thuật của các tác phẩm trƣng bày. Trong đó, nghệ thuật tạo hình tranh in đã ghi dấu bằng những tác phẩm chọn lọc đặc sắc, có nội dung đƣợc xã hội quan tâm, ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của cả cộng đồng nhƣ môi trƣờng, giao thông biển đảo, biến đổi khí hậu, sinh hoạt đời thƣờng, nhịp sống của thế hệ trẻ. Điều này cho thấy sự tìm tòi trong nội dung tác phẩm, những mong muốn quan tâm chia sẻ của các họa sỹ với cộng đồng và xã hội với những khán giả quan tâm tới nghệ thuật, làm cho nó đến gần với mọi ngƣời hơn, đó cũng là xu thế của nghệ thuật đƣơng đại nói chung, là cái đích mà nghệ thuật luôn muốn hƣớng tới. Sự phong phú về chất liệu cũng là một trong những yếu tố mang lại thành công cho nghệ thuật tạo hình tranh in, đã có 16 chất liệu đƣợc sử dụng qua hai kỳ triển lãm, các họa sỹ đã sử dụng nhiều phƣơng pháp in khác nhau, từ phƣơng pháp in nổi của chất liệu khắc gỗ; phƣơng pháp in chìm của chất liệu kẽm, đồng, mi ca,; phƣơng pháp in phẳng của chất liệu đá, in Offset; phƣơng pháp in xuyên của chất liệu lƣới. Tất cả những điều đó đã làm đa dạng cho ngôn ngữ biểu hiện của các tác phẩm, tạo ra sức hấp dẫn riêng cho tranh in. Thực tế cho thấy sự phát triển của nghệ thuật tạo hình tranh in ngày càng rõ nét, các yếu tố tạo hình đã đƣợc khai thác một cách sâu sắc, thể hiện đƣợc tiếng nói đặc trƣng của nghệ thuật tạo hình tranh in. Qua các tác phẩm đã nhìn thấy đƣợc tính chuyên nghệp của các họa sĩ đồ họa trong ngôn ngữ biểu hiện, thể hiện rõ con đƣờng tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật. Số lƣợng ngày càng nhiều các họa sĩ cũng nhƣ tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 chứng minh cho sự phát triển của thể loại tranh này. Kết quả của giải 86 thƣởng tranh in đạt đƣợc, và thực tế trên các tác phẩm tranh in trƣng bày trong triển lãm là sự khẳng định rõ ràng cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong biểu hiện ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình tranh in. Trong đó có sự quan tâm, đánh giá của giới họa sĩ, nhà nghiên cứu nghệ thuật và công chúng là lời khẳng định cuối cùng cho các giá trị nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 đã đạt đƣợc. Trong số tác giả tham gia TLMTTQ năm 2010 và 2015 của thể loại tranh in có nhiều họa sỹ trẻ, và có những tác giả đã đạt giải trong hai kỳ triển lãm khi mới ngoài 30 tuổi nhƣ Nguyễn Khắc Hân, Phạm Khắc Quang, Vũ Bạch Liên, Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Vũ Quyên, Kiều Trung Hiếu..., cũng xuất hiện một số họa sỹ tuổi đời và nghề còn rất trẻ đã hé lộ những tiềm năng. Nó thể hiện nghệ thuật tạo hình đồ họa đã có sức hấp dẫn hơn với thế hệ họa sỹ ngày nay, nhiều họa sỹ đã nhận thấy sự phong phú trong chất liệu tạo hình mà đồ họa tranh in có đƣợc, tìm đƣợc tính đa dạng trong biểu đạt những xúc cảm bằng những kỹ thuật đặc trƣng riêng của thể loại tranh in. Đó là tín hiệu rất đáng mừng cho nghệ thuật tranh in nói riêng và đồ họa tạo hình nói chung. Tuy còn một số hạn chế nhƣ số lƣợng tranh in còn ít so với các thể loại hội họa và điêu khắc, chất lƣợng nghệ thuật của một vài tác phẩm tranh in chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, còn một số họa sỹ đồ họa đã thành danh không gửi tranh tham gia triển lãm, hay là các họa sỹ chƣa đi sâu tìm hiểu, thể nghiệm những chất liệu và phƣơng pháp mới để khai thác tiềm năng trong ngôn ngữ tạo hình riêng biệt của thể loại tranh in. Nhƣng nhìn chung, các tác phẩm tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015 cũng đã tạo ra một dấu ấn rõ rệt trong mặt bằng chung của triển lãm, đƣợc Hội đồng nghệ thuật và các nhà chuyên môn đánh giá cao về tính đa dạng trong phƣơng thức biểu hiện ngôn ngữ tạo hình, đặc biệt là các tác phẩm tranh in đã khai thác đƣợc những đặc điểm tạo hình có tính chất đặc trƣng, có tiếng nói riêng. Kết quả có đƣợc này 87 tạo ra bƣớc đệm vững chắc cho sự phát triển của nghệ thuật tạo hình tranh in sau này. Trong xu thế hội nhập một cách toàn diện và sâu rộng với các nƣớc trong khu vực và thế giới, nghệ thuật tạo hình đang có những cơ hội lớn và thách thức không nhỏ để tồn tại và phát triển. Nghệ thuật tạo hình đồ họa nói chung và tranh in đƣơng đại nói riêng đang là “vùng đất mở” có nhiều tiềm năng để phát triển. Điều này hứa hẹn cho các phƣơng thức thực hành nghệ thuật tạo hình tranh in đang hình thành và sẽ phát triển một cách bền vững trong tƣơng lai. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hoá Thông tin- Vụ Mỹ thuật Việt Nam 2001, Tập vựng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1996- 2000, Hà Nội 2. Bộ Văn hoá Thông tin - Hội Mỹ thuật Việt Nam 2005, Tập vựng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2001- 2005, Hà Nội 3. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch- Hội Mỹ thuật Việt Nam 2010, Tập vựng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2006- 2010, Hà Nội 4. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch- Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm- Hội Mỹ thuật Việt Nam 2015, Tập vựng triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015, Hà Nội 5. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1991), Giáo trình đồ hoạ, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Bích Hằng (2012), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 7. Nguyễn Đức Hòa (2011), “Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc Việt Nam tƣ liệu và bình luận”, Nghiên cứu Mỹ thuật, 04 (40), tr.79- 86. 8. Nguyễn Duy Lẫm (2014), “Triển lãm tranh in khắc 2014- Một chuyển động 9. Lê Thanh Lộc (1998), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 10. Bùi Thị Thanh Mai (2010), “Vị trí của tranh in hiện nay”, Tạp chí Mỹ thuật, 195, tr,19-21. 11. Đặng Bích Ngân (2012), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 12. Vũ Duy Nghĩa (1997), “Đồ hoạ trong dòng chảy Mỹ thuật Việt nam”, Tạp chí Mỹ thuật thời nay, 16, tr. 24-26. 13. Nguyễn Phi Oanh (2012), Mỹ thuật và nghệ sĩ, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 89 14. Hoàng Minh Phúc (2015), Đồ họa in khắc gỗ hiện đại Việt nam, Nxb Thế giới, Hà Nội 15. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2009), Tranh in lõm- Vấn đề đào tạo và sáng tác ở Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2011, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 16. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2013), “Đồ hoạ tạo hình nghệ thuật tƣơng phản nội tại, Nghiên cứu Mỹ thuật, 01 (33), tr.58- 61 17. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2013), “Tranh khắc kim loại và sự xuất hiện của nó ở Việt Nam, Nghiên cứu Mỹ thuật, 01(45), tr.32- 35. 18. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2013), “Tranh in lõm –tên gọi và kĩ thuật thể hiện”, Tạp chí Mỹ thuật và nhiếp ảnh, 1+2 (8 -9), tr.53- 57. 19. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2014), “ Tranh in- Khái niệm về các thể loại”, tập san Thông tin khoa học, trƣờng Đại học Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, Tra.72- 76 20. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2014), “Tranh in độc bản, sáng tác và đào tạo ở Việt Nam, Nghiên cứu Mỹ thuật, 01(01), tr.32- 35. 21. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2014), “Nghệ thuật in đá một số bổ sung về khái niệm & lịch sử ra đời, Nghiên cứu Mỹ thuật, 04(04), tr.59- 65. 22. Vũ Văn Quyền (2014), Ngôn ngữ tạo hình tranh in giai đoạn 2000 – 2013, Luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 23. Nguyễn Quân (2005) Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ thuật. Hà Nội. 24. Lê Văn Sửu (2013), “Thƣởng thức nghệ thuật hậu hiện đại”, Nghiên cứu Mỹ thuật thời nay, Đặc san Thông tin khoa học Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội 1(45), tháng 3 năm 213, tra.54-61. 25. Lê Huy Tiếp (1987), Những chất liệu mới trong tranh đồ hoạ Việt nam”, Tạp chí Mỹ thuật, 195, tra.17-19. 90 26. Vũ Xuân Tình (2016), “Những thành công và hạn chế của đồ hoạ tranh in có sử dụng kĩ thuật số ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2015”. Luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội 27. Nguyễn Trân (1995), Nghệ thuật đồ hoạ, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 28. Trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1991), “Giáo trình Đồ họa”, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 29. Trần Thanh Tùng (2012), Cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng, Luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 30. Thái Bá Vân (1995), Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 31. 32. phan-6-lan-thu-15-nam-200-ds797.th 33. phan-8-lan-thu-17-nam-2010-d868.th 91 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bảng thông tin chung về tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015. 92 Phụ lục 2. Bảng tổng hợp về chất liệu tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.96 Phụ lục 3. Bảng tổng hợp về nội dung tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015....97 Phụ lục 4. Bảng tổng hợp về giải thƣởng của các tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2000, 2005, 2010 và 201598 Phụ lục 5. Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh lịch sử cách mạng về cuộc kháng chiến của dân tộc, chủ quyền tổ quốc trong TLMTTQ năm 2010 và 2015................................................99 Phụ lục 6. Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung về phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.102 Phụ lục 7. Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung về nội dung phản ánh về lao động, sinh hoạt thƣờng ngày, lễ hội của con ngƣời trong TLMTTQ năm 2010 và 2015..........................................107 Phụ lục 8. Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh về nội dung phản ánh về các vấn đề mang tính xã hội nhƣ giao thông, tham những, môi trƣờng trong TLMTTQ năm 2010 và 2015........................................113 Phụ lục 9. Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh về đời sống tinh thần của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh... trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.................................118 92 PHỤ LỤC 1 Bảng thông tin chung về tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 Stt Tác giả Tác phẩm Chất liệu Nội dung Năm 1 Mai Anh Chọi trâu In tổng hợp (3) 2010 2 Mai Anh Chọi trâu 1 In tổng hợp (3) 2010 3 Thạch Bồi Múa đón mừng TP Trà Vinh Khắc gỗ (3) 2010 4 Trần Thị Cải Công nhân môi trƣờng Khắc gỗ (3) 2010 5 Nguyễn Thành Công Xe không kính Khắc gỗ (1) 2010 6 Trần Thị Thanh Dung Ngày mới Khắc đồng (3) 2010 7 Nguyễn Quốc Dũng Lặng lẽ giữa đời thƣờng Khắc gỗ (3) 2010 8 Nguyễn Đăng Dũng Nhịp điệu nghìn năm Khắc gỗ (3) 2010 9 Nguyễn Việt Dũng Vƣợt tuyến Khắc gỗ (1) 2010 10 Vũ Quốc Dũng Hoa văn từ thiên nhiên II In kĩ thuật số (2) 2010 11 Nguyễn Hữu Duy Lò chén Chánh Nghĩa- Bình Dƣơng Khắc gỗ (2) 2010 12 Nguyễn Hữu Duy Cá và nƣớc đen Khắc gỗ (4) 2010 13 Phạm Duy Giờ tan tầm Khắc gỗ (4) 2010 14 Nguyễn Ngọc Dƣơng Chống càn Quảng Trị Khắc gỗ (1) 2010 15 Đỗ Nhƣ Điềm Cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải Thái Bình Khắc gỗ (1) 2010 16 Nguyễn Dƣơng Đính Bố cục hệ thống Khắc gỗ (5) 2010 17 Nguyễn Khắc Hân Nhà hộp Khắc gỗ (4) 2010 18 Nguyễn Phú Hậu Điều không muốn Khắc gỗ (4) 2010 19 Nguyễn Phú Hậu Rồng rắn lên mây Khắc gỗ (3) 2010 20 Nguyễ Đức Hiền Hà Nội- Những ngôi nhà in dấu quân hành Thạch cao (1) 2010 21 Lê Thị Hiền Mặt trời trên nƣơng Khắc gỗ (3) 2010 22 Nguyễn Thị Hải Hoà Trộm nhìn In đồng (3) 2010 23 Lê Duy Hồng Mênh mông In độc bản (5) 2010 24 Nguyễn Mạnh Hùng Nạn dây điện trong thành phố Cao su (4) 2010 25 Hoang Xuân Huy Thì thầm Khắc gỗ (3) 2010 26 Lê Quốc Huy Thu hoạch cá biển Khắc gỗ (3) 2010 27 Tăng Thị Huyền Ngày mới Khắc gỗ (3) 2010 28 Phạm Hữu Huỳnh Xe lăn Khắc gỗ (4) 2010 29 Mai Thanh Hƣng Chợ Việt Khắc gỗ (3) 2010 30 Đặng Hƣớng Di sản Khắc gỗ (5) 2010 31 Trần Khoa Chợ Đồng Văn Khắc gỗ (3) 2010 93 32 Nguyễn Đức Lân Hồi sinh In kẽm (5) 2010 33 Vũ Bạch Liên Tự vấn In đá (5) 2010 34 Vũ Bạch Liên Đom Đóm trong thành phố In đá (5) 2010 35 Hoàng Thị Bích Liên Hỏi ngƣợc In độc bản (5) 2010 36 Đinh Lực Quê Hƣơng I Khắc gỗ (2) 2010 37 Trần Tuyết Mai Chợ Thổ Cẩm Khắc gỗ (3) 2010 38 Trần Tuyết Mai Đi chợ Khắc gỗ (3) 2010 39 Trần Quang Minh Hoa của trời In độc bản (5) 2010 40 Trần Giang Nam Vào hạ Khắc gỗ (3) 2010 41 Duy Ninh Lời rừng In độc bản (4) 2010 42 Phạm Thị Nguyệt Nga Say Khắc gỗ (3) 2010 43 Đặng Thị Bích Ngân Họp tổ phụ nữ H' Mông In tổng hợp (3) 2010 44 Đặng Thị Bích Ngân Hình bóng bà tôi In tổng hợp (5) 2010 45 Nguyễn Tùng Ngọc Tiếng kèn Saranai của lão nghệ nhân Mỹ Sơn Thạch cao (5) 2010 46 Nguyễn Tùng Ngọc Ngày mƣa trên sông Thạch cao (2) 2010 47 Phạm Minh Phong Ngày mùa ở biển Khắc gỗ (3) 2010 48 Trần Anh Phƣớc Xóm ven biển Khắc gỗ (2) 2010 49 Nguyễn Hồng Phƣơng Sóng ngầm In độc bản (5) 2010 50 Nguyễn Nghĩa Phƣơng Phú quý hảo hảo In phá bản (4) 2010 51 Phạm Khắc Quang Kịch bản Đƣơng đại Khắc gỗ (4) 2010 52 Phạm Khắc Quang Áo phao Khắc gỗ (4) 2010 53 Trần Xuân Quang Sông quê Khắc gỗ (2) 2010 54 Trịnh Bá Quát Nhịp điệu vùng cao In trên lụa (3) 2010 55 Nguyễn Vũ Quyên Bình và hoa In độc bản (5) 2010 56 Nguyễn Vũ Quyên Nắng mùa đông In độc bản (5) 2010 57 Trần Thị Quỳnh Đến lƣợt Khắc gỗ (3) 2010 58 Dƣơng Thị Quang Sắc Tập bơi Khắc gỗ (3) 2010 59 Trần Thị Sâm Góc Bắc Hà Khắc gỗ (3) 2010 60 Cao Thanh Sơn Bến đợi II In kẽm (3) 2010 61 Nguyễn Khắc Tài Nhịp chợ vùng cao Khắc gỗ (3) 2010 62 Nguyễn Trọng Tài Mùa cá Khắc gỗ (3) 2010 63 Nguyễn Thị Thu Tâm Lựa cá Khắc gỗ (3) 2010 64 Lê Huy Tiếp Thành cổ Quảng Trị In độc bản (1) 2010 65 Vũ Đình Tuấn Nƣớc sông đầu nguồn Khắc gỗ (5) 2010 66 Vũ Đình Tuấn Những đứa con Tây Nguyên Khắc gỗ (5) 2010 67 Nguyễn Thanh Tùng Nhịp điệu dung quất In khắc (3) 2010 68 Nguyễn Thị Thanh Tuyền Đóng thuyền Khắc gỗ (3) 2010 69 Nguyễn Quang Tuyến Ngày hội tuổi thơ Khắc gỗ (3) 2010 94 70 Ái Thị Mùa thu giải phóng Thạch cao (1) 2010 71 Ái Thị Tạm biệt thủ đô hẹn ngày trở lại Thạch cao (1) 2010 72 Phạm Thị Xuân Thu Chiều lặng Khắc gỗ (2) 2010 73 Phạm Văn Thuận Hoa chuối rừng Khắc gỗ (2) 2010 74 Hồ Thiết Trinh Khát vọng làng Lòi Khắc gỗ (5) 2010 75 Phạm Kiều Trinh Phố Hà Nội Khắc gỗ (2) 2010 76 Phạm Xuân Trƣờng Bến thuyền II Khắc gỗ (2) 2010 77 Nguyễn Thị Tố Uyên Phụ nữ H'Mông I Khắc gỗ (3) 2010 78 Nguyễn Thị Tố Uyên Phụ nữ H'Mông II Khắc gỗ (3) 2010 79 Trần Nguyễn Phƣơng Uyên Phiên chợ Bắc Hà Khắc gỗ (3) 2010 80 Trần Thị Vân Chợ Miền núi Khắc gỗ (3) 2010 81 Phạm Thị Xuân Thổ cẩm ngƣời H' Mông Khắc gỗ (3) 2010 82 Nguyễn Thành Công Phồn thực 1-Phồn thực 2 Khắc gỗ (5) 2015 83 Ngô Anh Cơ Ban phúc thần gió Kim loại (5) 2015 84 Nguyễn Văn Chung Sức sống đại ngàn Khắc gỗ (5) 2015 85 Trƣơng triều Dƣơng Mắt Khắc gỗ (5) 2015 86 Trần Nguyên Đán Ai về thủ đô Khắc gỗ (2) 2015 87 Hồ Văn Định Tôi 1 Tôi 2 In kẽm (5) 2015 88 Nguyễn Đức Hạnh Đèn Vàng Khắc kẽm (4) 2015 89 Nguyễn Khắc Hân A Di Đà Phật Khắc gỗ (5) 2015 90 Lƣu Thế Hân Mẹ Việt Khắc gỗ (5) 2015 91 Vũ Xuân Hiến Nét Xƣa Khắc gỗ (2) 2015 92 Kiều Trung Hiếu Chuyện của những ngƣời chồng Khắc gỗ (3) 2015 93 Võ Thị Hiếu Cuộc sống biển Khắc gỗ (3) 2015 94 Bùi Văn Hoà Chiều về bản Khắc gỗ (2) 2015 95 Nguyễn Đức Hoà Niềm vui nhỏ ngày xƣa Khắc gỗ (3) 2015 96 Nguyễn Thị Hải Hoà Tuổi thơ In đồng (3) 2015 97 Lê Thị Nhƣ Hoài Đƣờng về Khắc gỗ (3) 2015 98 Nguyễn Khải Hoàn Kĩ ức lãng quên Khắc đồng (5) 2015 99 Nguyễn Mạnh Hùng Phụ nữ Dao đỏ xuống chợ Khắc gỗ (3) 2015 100 Phạm Hữu Huỳnh Thời bão giá 2 Khắc gỗ (4) 2015 101 Đặng Hƣớng Về với trƣờng Sa Khắc gỗ (1) 2015 102 Trƣơng Nguyễn Nguyên Kha Âu thuyền Thọ Quang Khắc gỗ (2) 2015 103 Nguyễn Ngọc Khai Gia đình H'Măr Mlô Khắc gỗ (5) 2015 104 Vũ Bạch Liên Đông về Khắc gỗ (2) 2015 105 Đinh Lực Ngoai thành mùa lúa chín Khắc gỗ (2) 2015 106 Trần Tuyết Mai Chuyển hàng Khắc gỗ (3) 2015 95 107 Phạm Ngọc Mạnh Nguồn sống In Digital (KTS) (5) 2015 108 Hồ Trọng Minh Tình yêu biển In đá, photo pint (2) 2015 109 Nguyễn Văn Ngần Hang tám cô Khắc gỗ (1) 2015 110 Bùi Thị Ngoan Tiếng đêm Độc bản (2) 2015 111 Đoàn Minh Ngọc Phong cảnh Khắc gỗ (2) 2015 112 Nguyễn tùng Ngọc Âm nhạc Dân gian Khắc thạch cao (3) 2015 113 Tạ Thị Ngọc Phê Ngõ nhỏ Khắc gỗ (2) 2015 114 Phạm Khắc Quang Vợ yêu Khắc gỗ phá bản (5) 2015 115 Nguyễn Công Quang Lão dân quân Khắc gỗ (1) 2015 116 Trần Anh Quân Ánh trăng xƣa Collography (2) 2015 117 Nguyễn Vũ Quyên Giấc trƣa In đá màu (5) 2015 118 Đỗ Đình Tân Chân dung hoạ sĩ Đồ hoạ Khắc gỗ phá bản (5) 2015 119 Bảo Tân Khoảng Lặng In Kẽm (5) 2015 120 Lý Cao Tấn Cảm xúc từ biển đảo Cà Mau In Offset (5) 2015 121 Vũ Xuân Tình Ngày mai ra khơi Khắc gỗ (3) 2015 122 Trƣơng Quang Tùng Cầu Long Biên Khắc gỗ (2) 2015 123 Quản Thị Tƣơi Đại dƣơng Xanh Khắc gỗ (2) 2015 124 Lê Thị Thanh Huyền thoại Sầm Sơn In lƣới (2) 2015 125 Nguyễn Thánh Phục hồi Khắc gỗ (4) 2015 126 Nguyễn Tất Thắng Thân phận Khắc bản (5) 2015 127 Huỳnh Thị Thắng Hạnh phúc của mẹ Khắc mi ca (5) 2015 128 Hồ Thiết Trinh Đội cát Khắc mi ca (3) 2015 129 Nguyễn Thị Tố Uyên Lên Tháp Chăm Khắc gỗ (3) 2015 130 Nguyễn Ngọc Vinh Giai điệu Khắc và ăn mòn Inox (5) 2015 131 Nguyễn Tƣờng Vinh Ngƣời Việt Nam Khắc gỗ (1) 2015 (1). Lịch sử cách mạng về cuộc kháng chiến của dân tộc, chủ quyền tổ quốc (2). Phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc (3). Lao động, sinh hoạt thƣờng ngày, lễ hội của con ngƣời (4). Giao thông, tham những, môi trƣờng (5). Đời sống tinh thần của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh 96 PHỤ LỤC 2 Bảng tổng hợp về chất liệu của tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 STT Chất liệu TLMTTQ năm 2010 TLMVN năm 2015 1 Tranh khắc gỗ 53 30 2 Tranh khắc thạch cao 5 1 3 Tranh khắc cao su 1 0 4 Tranh in độc bản 8 1 5 Tranh in phá bản 1 3 6 Tranh in kẽm 2 3 7 Tranh in đồng 2 2 8 Tranh in đá 2 1 9 Tranh in kĩ thuật số 1 1 10 Tranh in tổng hợp 4 2 11 Tranh in trên lụa 1 0 12 Tranh khắc mi ca 0 2 13 Tranh khắc kim loại 1 1 14 Tranh khắc I nốc 0 1 15 Tranh in lƣới 0 1 16 Tranh in Offset 0 1 17 Tổng 81 50 97 PHỤ LỤC 3 Bảng tổng hợp về nội dung về tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 Stt Nội dung tác phẩm TLMTTQ năm 2010 TLMVN năm 2015 1 Nội dung phản ánh lịch sử cách mạng về cuộc kháng chiến của dân tộc, chủ quyền tổ quốc 8 4 2 Nội dung về phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc 10 14 3 Nội dung phản ánh về lao động, sinh hoạt thƣờng ngày, lễ hội của con ngƣời 37 11 4 Nội dung phản ánh về các vấn đề mang tính xã hội nhƣ giao thông, tham những, môi trƣờng... 10 5 5 Nội dung phản ánh về đời sống tinh thần của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh... 16 16 6 Tổng 81 50 98 PHỤ LỤC 4 Bảng tổng hợp về giải thƣởng của tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2000, 2005, 2010 và 2015 Stt Nội dung TLMTTQ 2000 TLMTTQ 2005 TLMTTQ 2010 TLMTVN 2015 Tổng 1 Tổng số tác phẩm 825 734 836 409 2804 2 Tổng số giải 58 53 48 37 196 3 Hội họa 509 467 548 274 1798 4 Tỷ lệ 61,7% 63,6% 65,6% 67,0% 64,1% 5 Điêu khắc, sắp đạt, video Art 254 198 196 74 722 6 Tỷ lệ 30,8% 27,0% 23,4% 18,1% 25,7% 7 Đồ họa 62 69 92 61 284 8 Tỷ lệ 7,5% 9,4% 11,0% 14,9% 10,1% 9 Tranh in 57 65 81 50 253 10 Tỷ lệ 6,9% 8,9% 9,7% 12,2% 9,0% 11 Giải vàng (tranh in) 0 0 0 1 1 12 Giải bạc (tranh in) 0 2 1 0 3 13 Giải đồng (tranh in) 1 1 2 1 5 14 Giải khuyễn khích (tranh in) 4 3 4 2 13 15 Số giải (tranh in) 5 6 7 4 22 16 Tỷ lệ giải(tranh in) 8,6% 11,3% 14,6% 10,8% 11,2% 99 PHỤ LỤC 5 Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh lịch sử cách mạng về cuộc kháng chiến của dân tộc, chủ quyền tổ quốc trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 H.5.1. Nguyễn Thành Công, Xe không kính, Khắc gỗ, (2010), 60x 120cm. (nguồn: TLTK.3) H.5.2. Đặng Hƣớng, Về với trường Sa, Khắc gỗ, (2014), 107x 165cm. (nguồn: TLTK.4) 100 H.5.3. Nguyễn Văn Ngần, Hang tám cô, Khắc gỗ, (2014), 138x 44cm. (nguồn: TLTK.4) H.5.4. Nguyễn Công Quang, Lão dân quân, Khắc gỗ, (2014), 60x 80cm. (nguồn: TLTK.4) 101 H.5.5. Lê Huy Tiếp, Thành cổ Quảng Trị, In độc bản, (2006), 60x 80cm. (nguồn: TLTK.3) H.5.6. Nguyễn Tƣờng Vinh, Người Việt Nam, Khắc gỗ, (2013), 80x 113cm. (nguồn: TLTK.4) 102 PHỤ LỤC 6 Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung về phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 H.6.1. Vũ Quốc Dũng, Hoa văn từ thiên nhiên II, In kĩ thuật số, (2009), 50x 200cm (nguồn: TLTK.3) H.6.2. Nguyễn Hữu Duy “Lò chén Chánh Nghĩa- Bình Dương”, Khắc gỗ, (2010), 51x 71cm. (nguồn: TLTK.3) 103 H.6.4. Phạm Văn Thuận, Hoa chuối rừng, Khắc gỗ, (2006), 75x 105cm (nguồn: TLTK.3) H.6.3. Trần Xuân Quang, Sông quê, Khắc gỗ, (*), 50x 70cm (nguồn: TLTK.3) 104 H.6.5. Trần Nguyên Đán, Ai về thủ đô, Khắc gỗ, (2013), 80x 113cm. (nguồn: TLTK.4) H.6.6. Bùi Văn Hoà, Chiều về bản, Khắc gỗ, (2014),70x 90cm. (nguồn: TLTK.4) 105 PHỤ LỤC 7 H.6.7. Vũ Bạch Liên, Đông về, Khắc gỗ, (2011), 70x 127cm. (nguồn: TLTK.4) H.6.8. Đinh Lực Ngoại thành mùa lúa chín, Khắc gỗ, (2015), 53x 73cm. (nguồn: TLTK.4) 106 H.6.9. Tạ Thị Ngọc Phê, Ngõ nhỏ, Khắc gỗ, (2014), 75x 145cm. (nguồn: TLTK.4) H.6.10. Lê Thị Thanh, Huyền thoại Sầm Sơn, In lƣới, (2015), (68x54cm) x 3. (nguồn: TLTK.4) 107 PHỤ LỤC 7 Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung về lao động, sinh hoạt thƣờng ngày, lễ hội của con ngƣời trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 H.7.1. Mai Anh, Chọi trâu, Khắc gỗ, (2007), 45x 60cm. (nguồn: TLTK.3) H.7.2. Trần Thị Cải, Công nhân môi trường, Khắc gỗ, (2010), 63x 52cm. (nguồn: TLTK.3) 108 H.7.3. Nguyễn Thị Hải Hoà, Trộm nhìn, In đồng, (2013), 77x 60cm. (nguồn: TLTK.3) H.7.4. Trần Tuyết Mai, Chợ thổ cẩm, Khắc gỗ, (2010), 60x 70cm. (nguồn: TLTK.3) 109 H.7.5. Dƣơng Thị Quang Sắc, Tập bơi, Tranh in gỗ, (2007), 60x 90cm. (nguồn: TLTK.3) H.7.6. Nguyễn Khắc Tài, Nhịp chợ vùng cao, Khắc gỗ, (2009), 140x 160cm. (nguồn: TLTK.3) 110 H.7.8. Nguyễn Mạnh Hùng, Phụ nữ Dao đỏ xuống chợ, Khắc gỗ, (2014), 60x 74cm. (nguồn: TLTK.4) H.7.7. Võ Thị Hiếu, Cuộc sống biển, Khắc gỗ, (2014), 73x 138cm. (nguồn: TLTK.4) 111 H.7.9. Kiều Trung Hiếu, Chuyện của những người chồng, Khắc gỗ, (2012), 60x 120cm. (nguồn: TLTK.4) H.7.10. Vũ Xuân Tình, Ngày mai ra khơi, Khắc gỗ, (2015), (250x 45cm) x 3. (nguồn: TLTK.4) 112 H.7.11. Nguyễn Tùng Ngọc, Âm nhạc dân gian, Khắc thạch cao, (201), (100x 100cm). (nguồn: TLTK.4) H.7.12. Nguyễn Thị Tố Uyên, Lên tháp Chăm, Khắc gỗ, (2013), 120x 70cm. (nguồn: TLTK.4) 113 PHỤ LỤC 8 Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh về các vấn đề mang tính xã hội nhƣ giao thông, tham những, môi trƣờng trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 H.8.1. Nguyễn Hữu Duy, Cá và nước đen, Khắc gỗ, (2009), 80x 100cm. (nguồn: TLTK.3) H.8.2. Phạm Duy, Giờ tan tầm, Khắc gỗ, (2010), 50x 35cm. (nguồn: TLTK.3) 114 H.8.3. Nguyễn Khắc Hân, Nhà hộp, Khắc gỗ, (2009), 108x 160cm. (nguồn: TLTK.3) H.8.4. Nguyễn Mạnh Hùng, Nạn dây điện trong thành phố, Khắc cao su , (2010), 55x 90cm. (nguồn: TLTK.3) 115 H.8.6. Nguyễn Nghĩa Phƣơng, Phú quý hảo hảo, In phá bản, (2010), 95x 57cm. (nguồn: TLTK.3) H.8.5. Duy Ninh, Lời rừng, In độc bản, (2010), 70x 70cm. (nguồn: TLTK.3) 116 H.8.7. Phạm Khắc Quang, Kịch bản đương đại, In độc bản, (2010), 100x 70cm. (nguồn: TLTK.3) H.8.8. Nguyễn Đức Hạnh, Đèn vàng 1-2, Khắc kẽm, (2014), (47x50cm)x 2. (nguồn: TLTK.4) 117 H.8.9. Phạm Hữu Huỳnh, Thời bão giá 2, Khắc gỗ, (2015), 80x 150cm. (nguồn: TLTK.4) H.8.10. Nguyễn Thánh, Phục hồi, Khắc gỗ, (2012), 90x150cm. (nguồn: TLTK.4) 118 PHỤ LỤC 9 Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh về đời sống tinh thần của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh... H.9.2. Đặng Thị Bích Ngân, Hình bóng bà tôi, In tổng hợp, (2007), 60x 80cm. (nguồn: TLTK.3) H.9.1. Vũ Bạch Liên, Tự vấn, In đá, (*), 60x 60cm. (nguồn: TLTK.3) 119 H.9.4. Nguyễn Vũ Quyên, Nắng mùa đông, In độc bản (2010), 50x 50cm. (nguồn: TLTK.3) H.9.3. Nguyễn Vũ Quyên, Bình và hoa, In độc bản (2010), 40x 60cm. (nguồn: TLTK.3) 120 H.9.6. Nguyễn Thành Công, Phồn thực 1-Phồn thực 2, Khắc gỗ (2013), (10x 70)x 250cm. (nguồn: TLTK.4) H.9.5. Vũ Đình Tuấn, Nước sông đầu nguồn, Khắc gỗ (2010), 190x135cm. (nguồn: TLTK.3) 121 H.9.8. Nguyễn Khắc Hân, A Di Đà Phật, Khắc gỗ, (2015), 100cmx (50-70-50). (nguồn: TLTK.4) H.9.7. Hồ Văn Định, Tôi 1 Tôi 2, In kẽm, (2014), (53x 40 cm)x 2. (nguồn: TLTK.4) 122 H.9.9. Nguyễn Khải Hoàn, Kĩ ức lãng quên, Khắc đồng, (2015), 60x 40cm. (nguồn: TLTK.4) H.9.10. Phạm Khắc Quang, Vợ yêu, Khắc gỗ phá bản, (2015), 79.5x 59 cm. (nguồn: TLTK.4) 123 H.9.12. Đỗ Đình Tân, Chân dung hoạ sĩ Đồ hoạ, Khắc gỗ phá bản, (2012), 100x 50cm. (nguồn: TLTK.4) H.9.11. Nguyễn Vũ Quyên, Giấc trưa,, In đá màu (2012), 40x 45cm. (nguồn: TLTK.4) 124 H.9.14. Nguyễn Ngọc Vinh, Giai điệu, Khắc và ăn mòn inox, (2015), 50x100cm. (nguồn: TLTK.4) H.9.13. Lý Cao Tấn, Cảm xúc từ biển đảo Cà Mau, In Offset, (2014), 90x 120cm. (nguồn: TLTK.4)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhai_quat_lich_su_my_thuat_the_gioi_qua_cac_thoi_ky_0313_2082021.pdf
Luận văn liên quan