Đề tài Những vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trên báo chí đương đại

MỤC LỤC Lời nói đầu Nội dung Chương I: Những khái quát chung về gia đình I. Quá trình hình thành phát triển và vai trò của gia đình II. Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình Việt Nam 1. Quan hệ giữa vợ - chồng 2. Quan hệ giữa cha mẹ - con cái 3. Quan hệ anh chị em II. Một số vấn đề mới này sinh trong gia đình Việt Nam hiện nay 1. Căn bệnh thế kỷ và các tệ nạn xã hội 2. Bạo lực gia đình 3. Nếp sống mới Chương II: Vấn đề gia đình trên báo chí hiện nay I. Nhiệm vụ báo chí về việc giữ gìn, phát huy và tiếp thu các giá trị tiến bộ trong vấn đề gia đình II. Các gia đình trên báo chí và tờ GĐXH 1. Báo chí bảo vệ thuần phong mỹ tục, tư tưởng tình cảm tốt đẹp và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong Gia đình 2. Báo chí tham gia cuộc đấu tranh chống bạo lực Gia đình 3. Báo chí giáo dục “Sức khoẻ tình dục” 4. Báo chí hướng dẫn cách chăm sóc Gia đình 5. Báo chí - nhịp cầu nối bạn bè Chương III: Một số hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về Gia đình I. Các thể loại boá chí chủ yếu được sử dụng 1. Phóng sự 2. Thư tín 3. Tiểu phẩm II. Một số cách tổ chức tác phẩm báo chí hiệu quả 1. Chuyên mọc 2. Chuyên trang 3. Chuyên đề III. Đặc điểm ngôn ngữ tác phẩm báo chí 1.Văn Phong 2. Ảnh Kết luận

doc44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trên báo chí đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tệ nạn xã hội phát triển mạnh trong những năm gần đây. Mại dâm cờ bạc, rượu chè, hút hít... đó là những lý do khiến các gia đình khuynh gia bại sản, li tán, tù tội... Các gía trị văn hoá truyền thống cũng như các mối quan hệ cơ bản trong gia đình bị sáo chộn, không có tiền để cờ bạc, hút hít, chồng đánh vợ, con đánh cha mẹ... Trộm cắp gia đinh hết chuyển sang họ hàng rồi đến cảnh ra đường “giết người cứơp của”... Khiến không ít những cảnh đau xót đã xảy ra. Mại dâm, tiêm chích đó là hai con đường chủ yếu dẫn tới căn bệnh thế kỷ. Có hàng vạn lý do và con đường dẫn tới căn bệnh có người sống lành mạnh nhưng do một vài lý khách quan đem lại, phải nói những trường hợp đáng tiếc như thế là có nhưng rất ít chủ yếu là lối sống buông thả, dễ dãi mà dẫn tới căn bệnh quái ác ấy. Cho tới nay chưa có một loại thuốc nào chữa trị để khỏi hẳn, và những loại thuốc dùng để chữa trị căn bệnh này là rất đắt không phù hợp với số đông bệnh nhân mắc bệnh. Khi những người bị SIDA ngoài sự chán chường thất vọng của bản thân họ còn gặp phải sự xa lánh, kỳ thị của người thân và xã hội, nhiều người coi họ không phải là con người, không những không giao lưu tiếp xúc mà còn có những lời nhục họ, mỉa mai... Tạo ra một sự mất thăng bằng trong mối quan hệ giữa những người mắc bệnh và những người lành bệnh khiến căn bệnh này càng dễ lây lan. Hiện nay rất ít những trường hợp bị bệnh tự đến báo cáo với chính quyền, các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm ở địa phương mà họ thường im lặng. Họ sợ khi biết sự thật người thân sẽ “xấu hổ, nhạc nhã”, “cộng đồng sợ hãi khi giao tiếp...”. Tốt hơn là im lặng trừ khi không thể giấu. Khi những gia đình có người bị nhiễm căn bệnh này không phải gia đình nào cũng có những hành động đúng mà có rất nhiều những xung đột xayra. Hơn nữa một số người vẫn không từ bỏ được cờ bạc, rượu chè, hút hít... càng làm cho mâu thuẫn gia đình lên tới đỉnh điểm. Các gia đình có thành viên mắc vào các tệ nạn xã hội. Khi đời sống của gia đình đó luôn là một bài toán khó giải, nó cần sự nỗ lực cố gắng của mọi thành viên và sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng. 2. Bạo lực trong gia đình Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc bình đẳng giới và đấu tranh chống lại bạo lực nhưng dường như bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn không dừng lại mà thậm chí có chiều hướng gia tăng - nhất là bạo hành tình cục trẻ em. Lạm dụng tình dục trẻ em là vấn đề nhạy cảm và tế nhị nên ít có số liệu được công bố hay có đi chăng nữa thì số liệu đó cũng chỉ phản ánh một phần rất nhỏ của thực trạng này. UINICEF ước tính hàng năm có một triệu trẻ em bị lạm dụng tình dục. Riêng ở Việt Nam trong hai năm 2000 và 2001 có 37 trường hợp trẻ em và trẻ vị thành niên bị xâm hại tình dục đã đến khám chứng thương tại bệnh viên bảo vệ Bà mẹ trẻ sơ sinh. Tại Toà án nhân dân tối cao, theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1997 có 86 vụ giao cấu với trẻ em từ 1 đến 15 tuổi đã được đưa ra xét xử với 101 bị cáo. Đây là chỉ số đáng buồn và đáng báo động bởi tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, song căn bản nhất vẫn do luật pháp chưa nghiêm, văn hoá phẩm đồi truỵ được nhập lậu ồ ạt và thái quá “nghiện phim mát” của các đấng mày râu đã kích thích trí tò mò dẫn đến việc hành lạc trên cơ thể những em bé chưa trưởng thành. Đau lòng hơn có lẽ là chuyện một bé gái chưa đến một tuổi nhưng bị một thanh niên hãm hại vì sự thác loạn mang tính bệnh hoạn. Trong một phiên toà gần đây tại Hà Nội, bị cáo là một thanh niên chưa đến tuổi 20. Thủ phạm thú nhận đã giao cấu với bé gái mới bằng tuổi... em gái chỉ vì cậu muốn thoả mãn trí tò mò vì những gì mình được xem trộm qua bằng video vào đêm hôm trước. Ngoài ra một số vụ xâm hại tình dục trẻ em mà nguyên nhân là do kẻ bạo hành có sử dụng chất kích thích : rượu, ma tuý... Bạo hành tình dục không những đề lại nỗi đau đớn về thể chất mà còn hằn sâu trong tâm thức đứa trẻ và cả người thân trong gia đình, nỗi đau tinh thần dai dẳng đến suốt đời. Mặc cảm tội lỗi rằng mình không còn trong sạch sẽ đeo đẳng suốt đời với sự ăn năn, tự ti dẫn đến trầm uất. Trong khi đó những kẻ lạm đụng hoặc tấn công tình dục trẻ em phần lớn là những người quen biết, thậm chí họ có mối quan hệ thân thiết với gia đình người bị hại nên tội ác của chúng không những không bị vạch trần mà còn được bao biện để tranh tai tiếng cho gia đình và tổn thương cho trẻ. Đây là điều nhức nhối nhất mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng dám vượt qua để công khai danh tích của kẻ đã từng hãm hại con mình bởi biết đâu chỉ vì “chuyện ây” mà sau này không ai dám kết hôn với con gái họ. Một người đã không còn trinh tiết (?) Hiện nay vấn đề bạo lực trong gia đình nói chung và bạo lực tình dục xảy ra phỏ biến ở hầu hết ở các tình thành trong cả nước, những con số thống kế số vụ bạo hành trong gia đình so với thực tế là quá ít. Thông thường chỉ những vụ án điển hình, thực sự gây hậu quả nghiêm trong bị xã hội lên án mới bị khởi tố. Theo báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện luật hôn nhân gia đình của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên nhân ly hôn do bị đánh đập, ngược đãi là 7.372 vụ chiếm tỷ lệ 31,3% Theo Toà án nhân dân Hải Phòng cũng trong thời gian trên có 2.359 trên tổng số 7.743 vụ việc về hôn nhân, ia đình có hành vi bạo lực, trong đó có 22 vụ cấu thành tội phạm hình sự. Nguyên nhân lý hon do người chồng rượu chè, cờ bạc thường xuyên đánh đập vợ con chiếm tỷ lệ 10% trong tổng số về hôn nhân gia đình do Toà án nhân dân quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh xét xử. Như vậy có thể thấy rằng bạo hành trong gia đình là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới đổ vỡ gia đình. Thực tế hành vi ngược đãi vợ con của người chồng ở một số địa phương là hết sức quan trọng. Bạo lực trong gia đình đã trở thành hiểm hoạ của xã hội lại xuất phát từ chính gia đình, một tế bào của xã hội, nó sẽ như đợt sóng ngầm gặm nhám thiết chế gia đình, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống. Có thể nói; gia đình có bền vững thì xã hội mới cường thịnh. Khi còn những con người điều chỉnh các quan hệ gia đình bằng nắm đấm thì sẽ còn những đứa trẻ mất môi trường sống và giáo dục lành mạnh. 3. Nếp nghĩ mới. Quá trình đổi mới đất nước đang làm thay đổi hệ thống thang giá trị con người. Việc lưu giữ những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống và việc bổ sung những giá trị mới hợp thời đại không phải là một việc làm đơn giản nó cần cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Hai mặt ấy phải song hành nếu không dễ rơi vào một chiều, phiến diện. Ngày nay một mặt đấu tranh chống những hủ tục, định kiến lạc hậu tiếp thu những cách nghĩ mới thoáng hơn trong mặt khác tình trạng trà đạp nên những nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Việt Nam luôn là vấn đề được cập nhật nóng bỏng. Hiện nay cảnh vợ goa goắt, đánh chửi chồng, cảnh con cái hắt hủi ông bà cha mẹ dưới nhiều hình thức, cảnh cha mẹ trà đạ, ức hiếp, thậm chí giết hại chính con cái người thân của mình không phải là chuyện lạ nữa. Quá trình đổi mới hôm nay đòi hỏi những giá trị mới ở mỗi con người, phẩ chất, năng lực cá nhân được đề cao. Con người trong xã hội hiện đại gắn bó với nhau chủ yếu qua luật pháp, công việc và hợp đồng. Dòng họ ngày nay thường ít có mối gắn kết về kinh tế như trước mà chỉ có sợi dây tình cảm. Thanh niên ngày nay quan hệ với bạn bè cùng lứa, với đối tác làm ăn chặt chẽ hơn, rất nhiều với bà con trong họ thậm chí với cha mẹ, anh chị em ruột. Họ không thể bỏ nửa ngày làm việc lương cao ở một công ty để đi ăn giỗ dù rất có hiếu với ông bà, có nhiều ý kiến cho rằng : quá quan trọng việc giỗ chạp, mồ mả, ma chay, đối xử trong họ mà coi nhẹ chuyện làm ăn, giúp nhau bàn mưu tính kế thoát cảnh đói nghèo, cố gắng duy trì những quan hệ tình cảm “ấm lòng” mà ít có bổ ích thực tế cả tinh thần lẫn vậtchất. Rõ ràng quan hệ thân tộc, dòng họ từng một thời có ý nghĩa nào đó về mặt xây dựng tình cảm nhân ái, đùm bọc giữa con người cùng máu mủ nhưng chưa chắc đã thích hợp cho một lớp người cần dành thời gian tâm lực làm ra của cải cho bản thân và cộng đồng. Thế nhưng vứt bỏ hẳn quan hệ này có thể xúc phạm đến cõi sâu xa của tâm linh con người. Nhưng quá coi trọng chăm chút quan hệ ấy trong thời đại ngày nay là một suy nghĩ bảo thủ. Ngày nay con cái ít bị bố mẹ bắt phải phục tùng mệnh lệnh của ông bà, cha mẹ mà dần thay bằng cách định hướng khích lệ. Bầu không khí bình đẳng, dân chủ trong gia đình được nhiều gia đình áp dụng ngày nay. Mọi thành viên có bổn phận nghĩa vụ tôn trọng nhân cách cá nhân, tự trọng, ý nguyện sở thích của nhau. Phương pháp giáo dục gia đình hiên nay nghiêng về sự định hướng để các thành viên (nhất là con cái) tự nhìn nhận phân biệt đúng sai và tự điều chỉnh nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo cá nhân. Không quá nghiêm khắc, khắt khe, song cũng không nuông chiều, dễ dãi quá mức gây cho bọn trẻ có tâm lý hưởng thụ vật chất, ít quan tâm đến cha mẹ và những người xung quanh (nhất là người già). Nhiều người cho rằng để gìn giữ hạnh phúc của một gia đình cần có một cách sống, cách cư xử truyền thống kết hợp hiện đại, uy quyền của bề trên với tình thương, bao dung, vị tha. Gia đình là một thành tố không thể thiếu trong văn hoá Việt Nam nên cùng với làng, nước gia đình tạo thành một trục bền vững của tính cộng đồng. Nếu tiêu biểu của nhân cách Việt Nam là tinh thần trách nhiệm sống vì người khác thì điều đó được biểu hiện trong gia đình bằng nghĩa vụ, bổn phận làm con làm cha, làm mẹ, mọi người trong gia đình có trách nhiệm với nhau trên cơ sở lấy tình nghĩa làm nền tảng dù họ đang sống hay đã chết, điều đó đã trở thành đạo lý và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại cơ cấu gia đình truyền thống có nhiều thay đổi song đó là sự thay đổi tất yếu mang tính khách quan với cả hai mặt tích và tiêu cực. Mặt tích cực là biết gìn giữ những nét đẹp của gia đình truyền thống, gạt bỏ những hủ tục, tiếp thu những cách sống cách nghĩa mới hiện đại phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Mặt tiêu cực chính là những văn hoá đồi truỵ, sự suy đồi đạo đức, những hành vi ngông cuồng, mù quáng trà đạp nên các giá trị, chuẩn mực chung của xã hội : mại dâm, ma tuý, hắt hủi, đối xử tệ bạc với người hân... Tuy nhiên nhìn chung một cách tổng quát các thành tố gia đình Việt Nam đang biến đổi từng ngày từng giờ dưới những hình thức khác nhau, nhưng cái bản chất tốt đẹp của nó thì không hề phai nhạt, có chăng chỉ là “con sâu làm dầu nồi canh”. CHƯƠNG II : VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY (Khảo sát báo “gia đình xã hội”, “Gia đình xã hội cuối tuần” và một số tờ báo khác : “Nông thôn ngày nay” ; “Nông nghiệp Việt Nam”; “Khoa học phụ nữ”…) I. NHIỆM VỤ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC GÌN GIỮ, PHÁT HUY VÀ TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ TIẾN BỘ TRONG VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH . Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu dối với đời sống xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà chính trị, các nhà cách mạng đã dành cho báo chí sự quan tâm lớn. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà lý luận gia Phương Tây coi báo chí là quyền lực thứ tư trong xã hội, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vai trò, chức năng của hệ thống quyền lực thông tin này được Lênin xác định “Không những chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể”. Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn đánh giá, đề cao vai trò của báo chí “coi báo chi như một công cụ đắc lực để tuyên truyền vận động và tổ chức quần chúng làm cách mạng”. Báo chí hoạt động trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong đời sống gia đình, sự tham gia của báo chí càng có ý nghĩa quan trọng hơn , Chủ tịch Hồ Chí Minh tưng nói : “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Như vậy báo chí là đội quân tiên phong, là phương tiện hữu hiệu tham gia tuyên truyền, quản lý và xây dựng văn hoá gia đình Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù chỉ là một kênh thông tin, nhưng báo chí là phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực hiện các chức năng của gia đình từ chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng giáo dục đến chức năng duy trì nòi giống... Trong điều kiện hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển ở trình độ cao, hoạt động nghiệp vụ báo chí có bước tiến nhanh cả về chất và lượng, báo chí đã có mặt ở mọi nơi mọi lúc đến được với nhiều đối tựơng công chúng khác nhau và tham gia chi phối toàn bộ sinh hoạt của thành tố cơ sở xã hội - Gia đình. Sức mạnh của báo chí là cực kỳ to lớn và nhiều khi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của hệ thống quyền lực điều hành xã hội. Cơ chế thị trường, với những thay đổi cơ bản trong cách tư duy, đã gây nên nhiều sáo trộn. Sự xuống cấp về đạo đức, các tệ nẹn xã hội phát sinh, phát triển tràn lan... được coi là những tác động mặt trái của cơ chế thị trường, không thể coi là không có trách nhiệm của báo chí ở trong đó. Luật báo chí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 1989 và được sửa đổi, bổ sung năm 1999 đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí Việt Nam trong đó có nội dung “nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân bảo vệ va phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc”. Vấn đề gia đình không đơn thuần là một nội dung làm phong phú thông tin trên báo chí mà là lĩnh vực báo chí có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia, phát huy sức mạnh của mình để bảo vệ những giá trị truyền thống quý báu cũng như tiếp thu những tư tưởng tiến bộ làm cho gia đình Việt Nam mãi là cái nôi sinh thành dưỡng dục con người Việt Nam tốt nhất, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của dân tộc. II. TRONG GIA ĐÌNH TRÊN BÁO CHÍ : Tính đến cả nước có trên đơn vị báo chí, xuất bản. Ấn phẩm các loại với lượng phát hành khoảng triệu bản. Sự phát triển về số lượng của báo chí cũng đồng nghĩa với khả năng hình thành dư luận xã hội được nâng cao. Báo chí đang ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến đời sống của mỗi gia đình Việt Nam. Trong vấn đề gia đình, như đã nói ở trên, báo chí còn là một thành tố, một sản phẩm văn hoá, vừa là công cụ truyền bá thông tin. Xác định đầy đủ cụ thể và chính xác vai trò của báo chí trong đời sống gia đình được coi là nền tảng của sự phát triển xã hội. Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ xin xem xét các vấn đề về gia đình được phản ánh trên các trang gia đình của một số tờ báo như : Gia đình, xã hội, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay, Khoa học phụ nữ trong đó chủ yếu là tờ gia đình xã hội hàng ngày và cuối tuần. Báo chí là một “Kênh giao tiếp”, chuyển tải, giới thiệu tới bạn đọc những thông tin đặc sắc. Thông qua đó chức năng giáo dục đã được báo chí phát huy triệt để, góp phần bổ sung kiến thức làm phong phú hiểu biết cho bạn đọc và tất cả các vấn đề có liên quan tới đời sống, hạnh phúc gia đình từ các mẹo vặt trong sử dụng đồ đạc, cách thức nấu ăn, làm đẹp mua sắm đến cách ứng xử và nuôi dạy con cái… Các thông tin này được báo chí chuyển tải linh hoạt, sinh động dễ tiếp nhận. Tờ gia đình và xã hội là một tờ báo trong những tờ đưa thông tin lý lẽ và thông tin thực tế một cách hài hoà làm nổi rõ vấn đề cần nêu và tăng sức lôi cuốn bạn đọc. Ở đó các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa chi tiết cụ thể mà vẫn không mất đi cái hơi thở nóng bỏng của cuộc sống hiện đại. Ví dụ khi các chính sách về tiết kiệm trong cưới xin, ma chay hội hè… bên cạnh những bài lý luận sắc sảo thì các trang báo hàng ngày công kích mạnh mẽ những mặt tiêu cực và biểu dương kịp thời những mặt tích cực bằng những việc làm cụ thể, những tình huống cụ thể mà cũng vô cùng điển hình để khi cầm tờ báo đọc ai cũng tìm thấy một phần của mình trong đó. 1. Báo chí bảo vệ thuần phong mỹ tục, tư tưởng tình cảm tốt đẹp và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong gia đình . Báo chí đã tham gia tích cực vào hành động giáo dục truyền thống. Hàng loạt bài viết có nội dung tìm về nét đẹp các phong tục tập quán nhất là lối ứng xử “trọng tình trọng nghĩa” của cha ông như : Đức hy sinh của người mẹ (Nhật Khánh _”Gia đình xã hội” số 24 ra ngày 22/3 đến 26/3 năm 2002) ; “Trẻ cậy cha già cậy con” [… Nông nghiệp Việt Nam” số ra ngày 27/3/2002) “Thương người người thương” (Duy Hoàng - “Gia đình xã hội số râ ngày 14/5 đến 17/5/2002)… Đặc biệt báo chí dánh sự quan tâm thường xuyên đến những thay đổi của gia đình - tế bào hạt nhân của xã hội truyền thống, cái nôi” sản sinh và nuôi dưỡng con người như “Gia đình, dòng họ, luỹ tre làng và … (Nguyễn Quang Thân - Báo Gia đình xã hội) ; Tổ ấm gia đình thời hiện đại có gì mới ? (Nguyễn Tấn Tuấn - Báo Gia đình xã hội số ra ngày 14/2/2003), “Chăm sóc gia đình là chăm sóc cả một thế thê ! (Huỳnh Châu - Báo GĐXH) số 46 từ ngày 7/6 đến 11/6/2002. Mặt khác trong những năm gần đây mặt trái của cơ chế thị trường đang đánh mạnh vào hệ giá trị của gia đình truyền thống. Sự suy thoái về đạo đức gia đình đã đến mức báo động. Lợi ích vật chất thời kinh tế mở đem lại đã làm xói mòn những tình cảm thiêng liêng sâu đậm trong gia đình như tình cha con, vợ chồng anh em… Bên cạnh vấn đề đó thì vấn đề kế thừa truyền thống, loại trừ các hủ tục được báo chí tham gia mạnh mẽ, sâu sát. Loạt bài về vấn đề này có số lượng khá lớn, mang tính thời sự cao, đề cập được nhiều hiện tượng, vấn đề bức xúc của cuộc sống. Trong đó đáng chú ý là các bài viết về hủ tục trong việc cưới, việc tang như “chuyện cưới… và phong bì…” (Thu Hiền - Báo GĐXH số 93 từ 26/11 đến 29/11/2002). Theo số liệu khảo sát của Ban Tuyên giáo thành uỷ Hà Nội đăng trên báo “Văn Hoá” (số 240) đánh giá của những người được hỏi về thực trạng tổ chức đám cưới hiện nay được ghi nhận theo tỷ lệ. -Ngày càng nhiều đám cưới phô trương hình thức : 86,1% -Việc cưới đang là nối lo của nhiều người : 85,5% -Tâm lý cưới để trả nợ miệng còn nặng nề :69,3% -Quan niệm cưới có ăn to mới sang : 57,8% -Cưới mang tính kinh doanh : 50,9%. Kết quả trên đây phần nào cho thấy những phiền hà, nhiêu khê, thậm chí là hủ tục đang tồn tại. Từ thành phố tới thôn quê đám cưới đã trở thành một cuộc trả nợ miệng “khoe sang khoe giầu hay tệ hơn là một hình thức “Kinh doanh hôn nhân” để thu lợi, làm mất đi sự thiêng liêng của một ngày lễ lớn trong đời mỗi người. Loạt bài này được đăng tải nhiều vào mua cưới (cuối năm). Đối với các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc… báo chí tiến hành một cuộc đấu tranh thường xuyên, tỉnh táo, không khoan nhượng dưới nhiều hình thức, góc cạnh khác nhau tạo ra một cái nhìn toàn diện cho bạn đọc “Bệnh viện địa chỉ cho bệnh nhân HIV/AIDS (Trương Hoàng Long - Báo GĐXH số 39 ra ngày 14/5 đến 17/5/2002); “Dấu chấm không có điểm dừng” (Hồng Hạnh - Báo GĐXH số 101 ra ngày 17/12 đến 20/12/2002. 2. Báo chí tham gia cuộc đấu tranh bạo lực gia đình. Bên cạnh đại dịch AIDS và các tệ nạn xã hội khác luôn là đề tài nóng bỏng được báo chí quan tâm phản ánh thì vấn đề bạo lực gia đình đã được báo GĐXH đề cập một cách thường xuyên, liên tục, số báo này cũng có bài phản ánh về vấn đề này. Báo GĐXH đã mở hẳn một diễn đàn hay nói cách khác mở một cuộc toạ đàm trên báo trí thu hút sâu rộng đông đảo bạn đọc tham gia ở mọi lứa tuổi khác nhau từ cụ già đến cả những em học sinh ít tuổi. Chuyên mục Bàn tòn “cho một thế giới không có bạo lực” rồi những bài phóng sự điều tra về vấn đề này được đăng tải rất nhiều. Bạo lực gia đình ở đây không chỉ đơn giản là roi vọt, đấm đa hành hạ về mặt thể xác mà còn bao gồm cưỡng bức về mặt xã hội như cắt đứt những mối quan hệ chủ yếu là ở người phụ nữ với người thân, bạn bè xung quanh thậm chí còn đe doạ người phụ nữ, gia đình và bạn bè họ không hoặc hạn chế việc đi lại, giao lưu tiếp xúc xã hội của họ. Hoặc cưỡng bức về mặt tài chính tức là người đàn ông phó mặc các khoản chi tiêu, chăm sóc gia đình cho người phụ nữ hoặc con cái, hoặc kiểm soát, định đoạt hoàn toàn vấn đề này mà không một ai khác trong gia đình có quyền tham dự. Vấn đề bạo lực gia đình, bên cạnh rất ít những bài mang tính lý luận mà chủ yếu đi vào những trương hợp điển hình cụ thể để trưng cầu ý kiến ở độc giả. Ví dụ câu chuyện của một bà mẹ miền Trung có cô con gái bị một kẻ hãm hiếp tấn công tình dục khi cháu con đang ở độ tuổi vị thành niên lại chậm phát triển về trí tuệ trong khi ấy con “yêu râu xanh” kia lại là một kẻ quen biết, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Trường hợp này được rất nhiều độc giả quan tâm, họ có khi là những người cùng cảnh ngộ hoặc chỉ đơn giản là phẫn lộ trước một hành vi thú tính mà lên tiếng bất bình. Trường hợp của bà mẹ miền Trung được rất nhiều ý kiến đóng góp trong đó thống nhất cùng quan điểm là phải trừng trị kẻ có tội một cách đích đáng, an ủi, động viên sẻ chia với gia đình bị hại. Bên cạnh đó tình huống của anh Nguyễn Văn Nam ở Hà Nội nói về xung đột, mâu thuẫn của anh với bà vợ mà theo như anh là vô cùng quá quắt, không chịu được thì lại có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn. Có người thì đặt ra câu hỏi “có nên níu kéo một bà vợ lắm lời”, hay cho răng vợ anh Nam “khỡngngs đáng là vợ” nhưng cũng có người lại phản đối anh Nam xem mọi chuyển xảy ra trong gia đình có một phần không nhỏ từ phía anh, họ cảm thông với người vợ như “người phụ nữ ấy đáng thương hay đáng trách”, phản đổi “cái tát” của anh Nam cư xử với vợ… Như thế đã tạo ra được một dư luận xã hội lớn về bao lực gia đình góp phần vào việc cải thiện vấn đề này khi nó đang có xu hướng gia tăng từ nông thôn tới thành thị, từ người giầu tới người nghèo, từ người có tri thức tới người ít học. Bên cạnh việc mở diễn đàn trưng cầu ý kiến của độc giả nhằm giúp những người trong cuộc có một giải pháp tốt nhất thì việc cử phóng viên tới tận gia đình để làm sáng tỏ hành vi sự việc được báo chí rất quan tâm. VD Báo GĐXH đã đưa thông tin về hành động tàn bạo của ông chồng đối với mẹ con bà Thành ở Phú Thành, Yên Thành, nghệ An bài viết “Vì đâu có trăng phụ đèn” (số 92 ra ngày 19/11 đến 21/11/2002). 3. Báo chí đi đầu trong việc giáo dục “sức khoẻ tình dục”. Hiện nay vấn đề tình dục vẫn là vấn đề “tế nhị”, khó nói nên còn rất nhiều tờ “ngại” không đưa lên mặt báo ví như hai tờ “Nông thôn ngày nay” và “Nông nghiệp Việt Nam” hoàn toàn vắng bóng trong khi đó vấn đề tình dục lại là một trong những yếu tố quan tọng ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình cũng như là sức khoẻ của mỗi người. Nhận thức một cách tiến bộ, nhìn nhận một cách đúng mực về vấn đề này báo Gia đình xã hội có hẳn một chuyên mục “Sức khoẻ tình dục” ở đó đăng tải tất cả các thắc mắc, băn khoăn liên quan tới “tình dục” với phương châm giúp mọi người phát hiện, ngăn chặn, chữa trị kịp thời các căn bệnh có liên quan tới tình dục đảm bảo một đời sống tình dục lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ và cuộc sống gia đình. Những vấn đề được nêu trong chuyên mục là những thông tin phong phú đa dạng, những lời khuyên của bác sĩ rất bổ ích cho mọi độc giả. 4. Báo chí chăm sóc, dạy cách chăm sóc gia đình . Báo chí ngày này không chỉ đơn giản là phản ánh về quan hệ tình cảm nảy sinh trong gia đình mà còn là người hướng dẫn, chăm sóc giađình bạn với rất nhiều cách khác nhau như các thông tin về sức khoẻ, cẩm nang làm đẹp, mẹo vạt với các đồ đạc, món ăn, dạy các ông bố bà mẹ cách nuôi dạy con cái sao cho khoa học… Tất cả các vấn đề này thực sự là một trong bách khoa gia đình bổ ích. Bởi bên cạnh giáo dục tình cảm, định hướng gia đình… thì việc đưa thông tin nhằm giúp các thành viên trong gia đình chăm sóc nhau về mặtvật chất bằng các việc làm thường ngày là vô cùng quan trọng. Qua đó cũng thể hiện tình yêu thương của các thành viên dành cho nhau. Nhu cầu về các thông tin ở dạng “Bách khoa gia đình” đang ngày càng thu hút nhiều độc giả và trở nên cấp thiết bởi thế lực trẻ ngày nay phần học hành, làm ăn buôn bán ngoài xã hội rất giỏi nhưng các việc đơn giản trong gia đình như kiểu : sào rau thế nào cho ngon ? Giặt và làm mới đồ da bằng cách nào ? Trang điểm, ăn mặc ra sao … thì không phải ai cũng biết và làm tốt. 5. Báo chí là nhịp cầu bè bạn. Do nhu cầu thông tin ngày một lớn nên nhu cầu giao lưu, tiếp xúc, kết bạn trở nên quan trọng đối với đông đảo các thành viên xã hội. Cuộc sống hiện đại gấp gáp bận rộn hoặc vì những lý do cá nhân nào đó người ta ít hoặc không có cơ hội tìm cho mình một người bạn vàbáo chí trở thành cầu nối, thành điểm hạn cho họ gặp gỡ tiếp xúc. Hầu hết các báo đều đăng tải những địa chỉ của các bạn muốn được làm quen và đã có không ít những chuyện tình nên duyên qua thư từ, nhiều người đã kết hôn và có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Khi làm đề tài nghiên cứu này tôi có dịp tiếp xúc với chị Như Duyên, người phụ trách chuyên mục “một nửa đi tìm một nửa” của báo Gia đình xã hội được chị cho biết câu lạc bộ ngày càng thu hút đông đảo bạn đọc ở đủ mọi lứa tuổi tham gia, sinh viên có, người đi làm có… nhiều người đến với chuyên mục với mong muốn tìm một người bạn đời đối tượng này chủ yếu là người quá lứa lỡ thì, gặp chuyện không may trong tình duyên nhưng cũng không ít người đến đây chỉ với mục đích tìm được những người bạn mới, tốt giúp họ trong cuộc sống : học hỏi kinh nghiệm, trao đổi, tâm sự… để có thêm vốn sống. Câu lạc bộ đã tổ chức được nhiều cuộc toạ đàm, gặp gỡ giữa các thành viên với nhau về các chủ đề nhất định rồi tổ chức đi picnic, qua đó mọi người gắn kết hiểu nhau hơn. Đây thực sự là những kết quả thực tế nhất sau mỗi trang báo, mỗi chuyên mục. Như vậy sơ đồ tiếp nhận thông tin NB Û TP Û CC (NB : Nhà báo ; TP : Tác phẩm ; CC : công chúng). Đã thực sự ngày càng phát huy tốt. Ở đây người làm báo không còn đơn thương độc mã tuyên truyền, tổ chức, cổđộng nữa mà chữ “tập thể” trong câu nói của Lênin về báo chí (“Người làm báo không những chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”) không chỉ bó gọn trong nội bộ người làm báo mà công chúng vừa là người tiếp nhận thông tin lại vừa là người tham gia công việc của một người làm báo. Đây thực sự là một đội quân hùng hậu, phản ánh mộtcách sâu sắc, chân thực nhiều vấnđề nảy sinh ở cơ sở, địa phương mà người làm báo chưa phát hiện hoặc chưa hiểu rõ cụ thể. Ý kiến, thông tin của họ còn là những “ý tưởng” đặc sắc hứa hẹn những bài báo tầm cỡ cho nhà báo. Báo chí của ta đang ngày càng làm tốt hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của báo chí là “tiếng nói là diễn đàn” của nhân dân cả nước trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. CHƯƠNG III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIẾT VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH. Gia đình là một phạm trù rộng lớn, bao trùm, đan xen và đa nghĩa. Vì thế các tác phẩm viết về lĩnh vực này bên cạnh nội dung thông tin còn cần có sự linh hoạt, uyển chuyển, phong phú và đa dạng trong việc vận dụng, kết hợp các yếu tố về nghệ thuật thể hiện tác phẩm. Sự điều hoà khéo léo giữa nội dung tác phẩm và hình thức thể hiện sẽ làm tăng tính hấp dẫn của thông tin đối với bạn đọc, như vậy khả năng tác động của tác phẩm sẽ tăng lên mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc khẳng định và thực hiện vai trò của báo chí trong lĩnh vực này. Mặt khác trong quá trình vận động biến đổi của gia đình Việt Nam nhất là từ ngày đổi mới đất nước trở thành một chỗ dựa, một điểm tựa để báo chí thông qua đó tìm hiểu đặc điểm tâm lý con người Việt Nam. Từ đó hình thành phương thức hoạt động và chuyển tải thông tin hiệu quả, phù hợp đối tượng tiếp nhận. Như vậy dù vẫn nằm trong hệ thống tác phẩm của nền báo chí Việt Nam, các bài viết về vấn đề gia đình luôn có những đặc điểm riêng biệt, phát triển theo xu hướng phù hợp nội dung thông tin về một vấn đề”giàu tình cảm” trong khi vẫn hoà vào dòng chảy của báo chí Việt Nam hiện đại. I. CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG. C.Mác từng viết : “người phóng viên báo chí có thể tự coi mình là một bộ phận nhỏ bé của một cơ thể phức tạp, trong đó anh ta được tự do chọn cho mình một chức năng nhất định. Ví như người này miêu tả nhiều hơn ấn tượng trực tiếp, khai thác từ sự giao tiếp với nhân dân, do tình trạng cùng khổ của nhân dân gây ra; người khác là nhà nghiên cứu lịch sử, tìm hiểu lịch sử tạo nên tình trạng này; người giầu tình cảm lại mô tả bản thân mình trong cùng khổ ; nhà kinh tế thì nghiên cứu những biện pháp cần thiết để thủ tiêu tình trạng cùng khổ đó… Như vậy với sự vận động sinh động của báo, toàn bộ sự thật được bóc tần ra”. Bản thân báo chí là một thực thể sinh động, hợp thành bởi các thể loại khác nhau, cùng hướng tới mục đích phản ánh chính xác bản chất của sự vật, hiện tượng, tính đa nghĩa, nhiều mặt của các vấn đề Gia đình buộc nhà báo phải chủ động, linh hoạt lựa chọn thể loại tác phẩm để truyền tải nội dung thông tin. Mỗi thể loại với đặc trưng, thế mạnh riêng cần được vận dụng thích ứng trong từng trường hợp cụ thể. 1. Phóng sự : Phóng sự là thể loại được coi như thành tựu đặc biệt của báo chí là một phương tiện chuyển tải độc đáo dành cho thông tin. Trong hệ thống thể loại báo chí phóng sự là thể loại duy nhất có trình bày một cách khái quát lại vừa chi tiết cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn, đồng thời lý giải những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thoả đáng. Người làm báo thường sử dụng hình thức phóng sự để thông tin về những vấn đề nóng bỏng đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Tác giả trình bày diễn biến cụă kiện và thông qua đó chứng minh cho kết luận của mình. Cũng có khi tác giả chỉ đóng vai trò người phản ảnh một cách khách quan và đề xuất những đòi hỏi bức thiết từ thực tế đặt ra. Trên cơ sở công thức “6 W” bài phóng sự còn phải có tầm khái quát để từ đó trả lời những câu hỏi có liên quan tới hiện thực. Với tư cách là một thể loại xung kích của báo chí trong đời sống hiện đại đang có những biến đọng liên tục, phóng sự càng được chú trọng và phát triển. Theo nhận định của tác giả Đức Dũng trong cuốn “các thể ký báo chí”, phóng sự chính là ngòi nổ cho sự bùng nổ của thể ký nói chung vào nửa cuối thập kỷ 80 cho đến nay. Với bút pháp giàu chất văn học và “cái tôi” trần thuật vừa xúc cảm vừa trí tuệ phóng sự rất thích hợp và thực sự phát huy vai trò trong lĩnh vực thông tin và Gia đình. Trong đó phóng sự điều tra gây được nhiều mối quan tâm cho độc giả bởi trong điều kiện xã hội chứa nhiều vấn đề phức tạp, trắng đen lẫn lộn qua bài phóng sự điều tra chân thật, thuyết phục được lòng người sẽ tạo ra được một dư luận mạnh mẽ về vấn đề đó. Phóng sự “cùng nhau vượt qua đớn đau” của Ngọc Việt đăng trên GĐXH số 99 ra từ 10 đến 13/12/2002 nhân tháng chiến dịch về ngày thế giới phong chống AIDS 1/12/2002 cho chúng ta hiểu và cảm thông hơn nữa với những người mắc căn bệnh này : họ luôn bị người thân, gia đình và xã hội xa lánh. Bài báo đi vào những cuộc đời số phận cụ thể và qua đó gióng lên một hồi chuông cảnh báo trong việc phân biệt đối xử với những đối tượng này và đưa ra những việc làm hữu hiệu, thiết thực về phòng chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV của Xuân Thiện - Thọ Xuân- Thanh Hoá để các nơi noi gương học tập. Phóng sự điều tra “vì đâu có trăng phụ đèn” Phan Vân cho bạn đọc biết một cách chi tiết về một gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt với 2 vợ chồng và một đứa con nhưng rồi người chồng bội bạc làm gia đình tan nát, điêu đứng lại còn đánh đập hành hạ vợ con gây thương tật nặng ở Yên Thành, Nghệ An bằng những chi tiết cụ thể và chính kiến của tác giả tạo ra lòng căm phẫn một “dư luận” lớn tiếng lên án về hành động dã man của người cha tàn bạo (Báo GĐXH số 92 từ 15/11 đến 19/11/2002). Phóng sự và phóng sự điều tra thực sự là thể loại khá ưu việt là mũi nhọn trong cuộc đấu tranh chống sự suy thoái các giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình Việt Nam. Những con số, sự kiện và cách lập luận chặt chẽ xác đáng của tác giả giúp người đọc nắm rõ vấn đề trong hệ thống phát triển, thuyết phục người đọc, tạo dư luận xã hội để giải quyết vấn đề. 2. Thư tín : Vấn đề thư trên báo chí đã xuất hiện từ lâu ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới ví dụ thư gửi các cháu thiếu nhi nhi đồng nhân dịp khai giảng, thư chúc tết … của Bác đã được báo chí đăng tải rất nhiều. Hiện nay trên báo chí Việt Nam xuất hiện một thể loại thư ngỏ gần như là một biến thể phổ biến nhất của thể loại chính luận thư tín. Các báo thường đăng thư ngỏ trong những chuyên mục đặc trưng như : “Nỗi niềm ai tỏ”, “sức khoẻ tìnhdục” , “bàn tròn cho một thế giới không có bạo lực” của báo GĐXH và các chuyên mục “Hỏi gì đáp ấy” ; “Tư vấn gia đình” của báo Nông nghiệp Việt Nam; chuyên mục “gửi người đàn ông tôi yêu” của phụ nữ Việt Nam… Tất cả các bức thư được công bố đều là những bức thư có ý nghĩa xã hội. Ngoài người nhận trực tiếp còn có đông đảo bản đọc của báo. Những người có hoàn cảnh tâm trạng, vị thế như đã viết cho toà soạn và cả những người không có hoàn cảnh giống như vậy nhưng họ muốn hiểu được những vấn đề đang được tranh luận, vướng mắc trong thư để qua đó có thêm kinh nghiệm sống. Thư ngỏ tuy chỉ gửi cho một người với tên tuổi, địa chỉ, hoàn cảnh cụ thể những nó thu hút nhiều người cùng suy nghĩ về những vấn đề nêu lên trong thư. Nhiều bức thư được gửi tới toà soạn để tâm sự để mong có được lời khuyên đã được đông đảo độc giả tham gia giúp đỡ với nhiều ý kiến hay, tạo ra một diễn đàn rộng lớn ví dụ như những bức thư gửi tới chuyên mục bàn tròn “cho một thế giới không có bạo lực” của báo GĐXH. Các chuyên mục như “tâm tình” (báo Đại đoàn kết”, “Nỗi niềm ai tỏ” (GĐXH)… là những tình huống éo le của cuộc sống mà thông thường người trong cuộckhông biết phải xử trí rấo họ rơi vào bế tắc, hoang mang lo sợ và cần có một lời khuyên chí tình chí lý. Nhưng đôi khi nó chỉ là những thắc mắc vụn vặt đơn giản tưởng như ai cũng biết, ai cũng giải quyết được vậy mà thực tế lại ngược lại hoàn toàn. Những băn khoăn, trăn trở trong các tình huống ứng xử trong cuộc sống diễn ra đối với các em học sinh PTTH hoặc THCS, là điều dễ hiểu nhưng đối với những bậc làm cha làm mẹ thậm chí là bậc ông bậc bà không phải là không có thể mới biết chuyển người thì giỏi nhưng khi rơi vào mình thì lại lúng túng chẳng biết làm sao cho dù thật là đơn giản. Như bức thư của một cô sinh viên khoa học xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn nói rằng : Cô ấy : “có nên yêu cho tiện không?” khi mà cô ấy chưa rung động trước một chàng trai nào chỉ vì bạn bè xung quanh ai cũng có đôi, đi đâu chơi cô cũng thấy bạn bè ái ngại và phải lo lắng cho mình đơn lẻ tội nghiệp, hoặc bức thư của một bác ở thành phố Hồ Chí Minh năm nay đã 60 tuổi có con cái sắp dựng vợ gả chồng rồi mà vẫn băn khoăn khi người yêu cũ mấy chục năm trời của vợ là thông gia “tương lai gần” của gia đình… Những tình huống như vậy ta gặp hàng ngày trên báo nhưng sở dĩ ta vẫn muốn đọc bởi đằng sau câu hỏi là những câu trả lời gỡ rối thông mình, thấu tình đạt lý khiến mình không ở hoàn cảnh đó cũng thấy thú vị còn ở hoàn cảnh đó thì đó quả là một lời khuyên ngàn vàng. Như vậy thể loại thư tín trên báo chí ngày nay thực sự đã đáp ứng được một phần không nhỏ đời sống tâm tư tình cảm của độc giả ở mọi lứa tuổi hoàn cảnh khác nhau. Qua những câu chuyện cụ thể, con người cụ thể báo chí thực hiện chức năng giáo dục thành công hơn cả nó thấm sâu, nhớ lâu bởi đó là người thật việc thật. Thư tín là một loại trao đổi thông tin hiệu quả cao và báo chí đã không bỏ qua thể loại này trên báo chí và nó tỏ ra đạt hiệu quả cao hơn trong gia đình trên các báo. 3. Tiểu phẩm. Tiểu phẩm là những câu chuyện nhỏ trên báo chí, nó là một thể loại gần gũi với văn học hơn cả. Nhìn lại quá trình phát triển của tiểu phẩm ta thấy có sự đứt quãng : Những năm đầu thế kỷ XX nó phát triển mạnh mẽ nhưng trong thời kỳ chống Mỹ nó lại hầu như vắng bóng. Tiểu phẩm chỉ thực sự phát triển và phát huy vai trò của minh trong cuộcđấu tranh mới từ sau năm 1986. Hiện nay ta bắt gặp tiểu phẩm trên bất kỳ ấn phảo báo chí nào với một lối hành văn nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc. Nó đả động tới mọi thói hư tật xấu của con người từ lối ứng xử hàng ngày đến những vấn đề thời sự nóng bỏng như tệ tham nhũng, tệ quan liêu… và dường như “mùa nào thức ấy” các báo theo sát dòng sự kiện : vào mùa cưới thì một loạt các vấn đề xung quanh đám cưới từ ăn uống, trang trí, lời ăn tiếng nói của hai họ thậm chí cái thiếp mời cũgn được báo chí quan tâm, nhắc nhở thường xuyên liên tục rồi đến ma chay giỗ tiết… Nhìn chung các tiểu phẩm tuy nhỏ dung lượng khoảng trên dưới 100 từ nhưng có đầu có cuối rõ ràng mạch lạc kết bài cũng như mở bài đầu phải tạo được ấn tượng ngay tức thì bằng lối hành văn nhẹ nhàng sâu cay của tiểu phẩm hiện nay. II. MỘT SỐ CÁCH TỔ CHỨC TÁC PHẨM BÁO CHÍ HIỆU QUẢ. Song song với việc nâng cao chất lượng nội dung thông tin gắn với hiện thực sinh động của đời sống và phát triển các thể loại báo chí nhằm mục đích chuyển tải thông tin đa dạng, linh hoạt các báo chí áp dụng một số hình thức tổ chức hệ thống tác phẩm để tăng tính hấp dẫn, sinh động và mang lại tính đặc trưng cho ấn phẩm. Sử dụng phổ biến trên nhiều tờ báo, tạp chí là các hình thức chuyên mục, chuyên trang, chuyên đề. 1. Chuyên mục Đây là hình thức sắp xếp, xây dựng hệ thống tác phẩm mang tính định kỳ ở một vị trí (thường là cố định) trên mặt báo. Hình thức chuyên mục đồng thời quy định luôn lĩnh vực mà bài báo đề cập, cả văn phong và dung lượng bài viết. Vì thế thông tin sử dụng trong chuyên mục có tính đặc thù cao, tạo thành thói quen tiếp nhận cho bạn đọc. Qua khảo sát có thể nhận thấy các ấn phẩm đều xây dựng một hệ thống chuyên mục theo quy trình riêng trên cơ sở cân đối, xem xét mục đích, tôn chỉ hoạt động của mình. Chuyên mục thể hiện “gu” thông tin của tờ báo. Hệ thống chuyên mục trên báo “GĐXH” được xem là rất sinh động, đa dạng, tiếp cận nhiều mặt của đời sống giáodục làm tăng tính hấp dẫn của tờ báo trên một cái nhìn tổng thể. Có thể kể ra đây một số chuyên mục mới lạ mang đặc trưng phong cách của tờ báo và với một văn phong thể hiện khá hiện đại như “người khác giới nhìn nhau” ; “bác sĩ gia đình” ; “nỗi niềm ai tỏ” ; “nết ăn nết ở” ; “sức khoẻ tình dục” ; “câu lạc bộ đi tìm một nửa” ; “bàn tròn cho một thế giới không có bạo lực” ; “mẹo vặt” ; “cẩm nagn làm đẹp”… Các chuyên mục “bác sĩ gia đình” ; “nỗi niềm ai tỏ” ; “sức khoẻ tình dục” đều tồn tại dưới dạng hỏi đáp. Nó vừa có hình thức của một cuộc hỏi - đáp tức phỏng vấn của độc giả với người phụ trách lại vừa mang tính chất thư tín trên báo chí. Chuyên mục “nết ăn nết ở”, “người khác giới nhìn nhau” thì đôi khi là một bài tiểu luận, phiếm luận nhưng thông thường trong “nết ăn nết ở” là tiểu phẩm với bút pháp mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay những thói hư tật xấu của con người. Có thể nhận thấy một xu hướng chung là các ấn phẩm đều chú ý xây dựng, phát triển hệ thống chuyên mục. Tính đặc thù của các thông tin là một gợi mở cho người cầm bút và thông tin trên chuyên mục hình thành thói quen tiếp nhận cho bạn đọc. Sự tẻ nhạt đơn điệu của nhiều tờ báo có một phần do thiếu chú ý đến hình thức này. 2. Chuyên trang : Đây là hình thức sắp xếp thông tin theo lĩnh vực. Các ấn phẩm báo chí hiện nay đều áp dụng cách tổ chức này. Một chuyên trang có thể bao gồm nhiều chuyên mục. Chuyên trang không phải là sự khô cứng các nộidung thông tin vào một diện tích cụ thể trê mặt báo, giữa các trang thường có một sự điều tiết nhất định để đạttới sự hài hoà của toàn ấn phẩm. Trên cơ sở sự phân định nội dung cho từng trang báo, chuyên trang đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc tìm hiểu và nắm bắt những thông tin mình yêu thích một cách nhanh chóng. Đây cũng là căn cứ để ban biên tập tổ chức bài vở cho nội dung một số báo. Hình thức này cũng ảnh hưởng đến sự phân công công việc cho các phóng viên, thường là theo các lĩnh vực của đời sống xã hội. Báo GĐXH viết về vấn đề gia đình có 4 chuyên trang khác nhau như “Gia đình và trẻ em” ; “Gia đình và pháp luật” ; “Bách khoa gia đình”… Sự phân chia nội dung thông tin theo lĩnh vực là xu thế tất yếu của báo chí hiện đại. Có ý kiến dự báo rằng tính chuyên sâu của lĩnh vực thông tin sẽ càng được đề cao thậm chí tới mức chuyên biệt. 3. Chuyên đề. Hình thức tổ chức thông tin này thường được sử dụng khi những vấn đề nổi cộm, được xã hội quan tâm hoặc nhân các sự kiện chính trị có ý nghĩa lớn của đất nước, dân tộc. Chuyên đề được khuôn định trong một số trang nhất định, đăng tải những bài viết tiếp cận, lý giải vấn đề từ nhiều khía cạnh, cung cấp cho bạn đọc lượng thông tin tổng hợp, khá toàn diện để nhận biết bản chất vấn đề. Hình thức cấu trúc một chuyên đề được xem là hiệu quả áp dụng trên ấn phẩm của báo GĐXH như chuyên đề nước sạch, chuyên đề về phòng chống HIV/AIDS, chuyên đề bạo lực tình dục, chuyên đề 8 - 3, chuyên đề nhà giáo… Các hình thức tổ chức thông tin như chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề đã góp phần nâng cao hiệu quả sức hấp dẫn thông tin. Tuy nhiên đây chỉ là một số biện pháp bổ trợ, không nên quá lạm dụng trên mặt báo mà cần có sự cân nhắc, điều tiết, thay đổi khi không còn thích hợp để tạo sự sinh động cho các ấn phẩm. II. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TÁC PHẨM BÁO CHÍ Ngôn ngữ báo chí đang được xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ, người ta khẳng định ngôn ngữ báo chí có những đặc thù riêng, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách hành chính - công vụ… Báo chí phản ánh thông tin qua việc đề cập các sự kiện. Do vậy nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ là có tính sự kiện. Chính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí một loạt các tính chất cụ thể như : tính chính xác, tính cụ thể, tính thời sự … Ngôn ngữ, văn phong tác phẩm báo chỉ viết về bản sắc gia đình Việt Nam cũng mang những đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ báo chí, bên cạnh đó hệ thống các tác phẩm này chịu ảnh hưởng của nội dung vấn đề phản ánh nên cũng có những sắc thái riêng. Điểm dễ nhận thấy là các bài viết trên các trang gia đình thường sử dụng ngôn ngữ giầu tình cảm, cách hành văn mềm mại, linh hoạt phác hoạ được nhiều sức độ tinh tế của đời sống ứng xử, tình cảm tâm hồn con người. Nhiều bài viết được thể hiện bằng ngôn ngữđa tầng, sâu sắc mà vẫn dễ hiểu. Các bài viết đề tài này sử dụng khá nhiều tục ngữ, cadao đòi hỏi người tiếp nhận cũng như ngườiviết nó phải có tấm văn hoá dân gian tối thiểu, đôi khi nó còn sử dụng cách nói lái, trào lộng, chơi chữ nhằm tạo ra kết thúc bất ngờ dí dỏm. Ngôn ngữ đời thường cũng có nhiều cơ hội xuất hiện trong các bài về đề tài này. Báo GĐXH có lối sử dụng tục ngữ ca dao biến thể tức vận dụng nó, nói lái nó cho hợp với nội dung hoàn cảnh trong thời kỳ hiện đại. Bên cạnh đó cách hành văn dửng dưng, khách quan, lạnh lùng, sắc cạnh đó là đặc trưng văn phong của báo GĐXH trong các chuyên mục của mình như bài “Bồ nhí là gì ? Bồ nhí là ai ? Trong chuyên mục “Người khác giới nhìn nhau” hoặc bài “vợ là mẹ” nhân kỷ niệm ngày 8/3/2002. 4. Ảnh báochí . Việc sử dụng ảnh báo chí có thể xem xét trên hai góc độ : góc thứ nhất xem xét tác phẩm ảnh như một tác phẩm báo chí riêng biệt, có nội dung thông tin. Đây là trường hợp sử dụng ảnh tin ; và góc độ thứ 2, tác phẩm ảnh là một bộ phận cấu thành, bố trí cho bài viết. Hình thức ảnh tin có tần số xuất hiện rất thấp có khi là Zero. Trong mảng đề tài này, với tư cách là thành phần minh hoạ, bổ trợ cho bài viết, ảnh báo chí sử dụng trong các bài viết về vấn đề gia đình là rất nhiều. Tuy nhiên ảnh minh hoạ tên báo GĐXHchỉ trừ một số bài phóng sự, phóng sự điều tra hoặc ghi chép về một đơn vị cá nhân cụ thể nào đó thì mới có ảnh thật tức giữa người trong ảnh và người phản ánh trong bài là một. Còn lại bài trong các chuyên mục : “người khác giới nhìn nhau”, “bàn tròn cho một thế giới không có bạo lực” ; “cẩm nang làm đẹp” lấy khá nhiều ảnh minh hoạ tượng trưng. Nguồn lấy có thể là ảnh nước ngoài từ trên mạng xuống cũng có thể là từ các cuộc thi, triển lãm ảnh trong nước, thậm chí là phóng viên đi chụp ảnh bất kỳ. Tóm lại ảnh minh hoạ trên tờ GĐXH cho các bài viết về gia đình chủ yếu là ảnh về người ít khi có ảnh phong cảnh mà chủ yếu là hình người nước ngoài. Ví dụ trong bài tham luận của một bạn đọc có tiêu đề “có nên níu kéo một bà vợ lắm lời” trong chuyên mục bàn tròn “cho một thế giới không có bạo lực” đã đăng ảnh minh hoạ một cô gái nước ngoài (chỉ đặc tả mỗi khuôn mặt) đang nhăn nhó mặt mày. Ảnh báo chí là thành phần quan trọng của nội dung một tờ báo, làm tăng sự sinh động, hấp dẫn cho ấn phẩm. Hơn nữa các bức ảnh tự nó cúng hàm chứa một lượng thông tin sự kiện, làm tăng tính thuyết phục và hiệu quả thông tin cho bài viết. Bên cạnh một số bức ảnh minh hoạ có điểm nhấn mạnh phù hợp với nội dung bài viết thì vẫn còn có không ít bức ảnh chỉ để thưởng thức hoặc trang trí cho đẹp mà ít có sự gắn kết nó với nội dung bài viết. KẾT LUẬN Báo chí là sản phẩm thuọc kiến trúc thượng tầng và hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá. Với đặc tính là một phương tiện chuyển tải thông tin thời sự, đề cập đến những vấn đề đang diễn biến vận cộng cụ thể, báo chí là công cụ rất sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng và có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng xã hội. Giữa báo chí và đời sống Gia đình có mối quan hệ biện chứng qua lại tác động lẫn nhau. Trong những năm gần đây Gia đình Việt Nam đang có những biến chuyển mạnh về mọi mặt từ cấu trúc tới nội bộ bên trong của nó và báo chí cũng phải thay đổi để theo kịp sự biến đổi ấy. Mặt khác báo chí lại còn có nhiệm vụ đi trước thực tế một bước tức biết dự đoán tương lai, định hướng sự phát triển của Gia đình Việt Nam trong những năm tới đòi hỏi những người làm báo biết nhiều hơn những gì họ làm được hôm nay. Báo chí đã đề cập đến tất cả những vấn đề liên quan đến gia đình nv. Trên từng ấn phẩm thường xuyên có sự chú ý gia tăng dung lượng và hàm lượng thông tin. Thông tin báo chí đã phác hoạ được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về đời sống gia đình hiện nay phần nào tham gia vào sự vận động của các giá trị đó theo hướng tích cực. Báo chí hiện nay luôn biết năm bắt, tìm hiểu thị hiếu người đọc để có cách phản ánh, trình bày phù hợp. Thế nên một mặt tờ GĐXH luôn luôn thực hiện tốt tôn chỉ mục đích của mình, mặt khác lại luôn cố gắng tự thay đổi, hoàn thiện một số chuyên mục mới để phù hợp với thị hiếu bạn đọc. Sự ra đời của chuyên mục “dự thi ấn tượng học đường” ; “Người khác giới nhìn nhau” là những minh chứng cho sự nỗ lực ấy. Một điều dễ nhận thấy là những người làm báo luôn cố gắng nắm bắt bản chất sự kiện, hiện tượng và tìm được hình thức chuyển tải thích hợp, trong nhiều trường hợp, đó là sự đan xen của nhiều thể loại khác nhau mà không cẩu nệ, khuôn ép vào đặc điểm, đặc trưng của một thể loại báo chí nhất dịnh. Đó cũng là xu hướng phát triển của thể loại báo chí hiện đại, nhằm mục đích phản ánh đầy đủ, chính xác sự vận động của cuộc sống. Hệ thống chuyên mục được xây dựng linh hoạt, đa dạng đã mở rộng khả năng thông tin cho tờ báo, tăng tính hấp dẫn và phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và thị hiếu của độc giả. Từ những yêu cầu thực tế của cuộc sống, trên cơ sở những kết quả khảo sát nội dung thông tin của các ấn phẩm báo chínhư : “Giađình xã hội”, “Gia đình xã hội cuối tuần”… tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài kiến nghị nhỏ nhằm góp phần giúp những người làm báo thực hiện tốt hơn vai trò của báo chí trong việc bảo vệ và phát huy, phát triển tiếp thu các vấn đề mới của Gia đình Việt Nam. -Nâng cao nhận thức xã hội, trìnhđộ văn hoá cho các nhà báo. Nhà báo phải được trang bị những nhận thức về vai trò của báochí trong đời sống, hình thành ý thức thường trực để điều tiết, sàng lọc hoạt động thông tin. Đối tượng tiếp nhận của sản phẩm báo chí là người theo phổ hệ văn hoá Phương Đông, vìvậy người làm báo phải luôn có ý thức hoàn thiện chính mình theo tinh thần văn hoá dân tộc. -Tăng cường tính chiến đấu cho các sản phẩm thông tin. Báo chí phản ánh nhanh nhậy, chính xác những văn hoá nổi cộm trong cuộc sống, phát hiện kịp thời những biểu hiện hành vi, xu hướng không phù hợp với bản chất con người và lối sống gia đình Việt Nam, kiên quyết đấu tranh trực diện với những yếu tố tiêu cực trong xã hội. Mở rộng tính đa chiều của thông tin. Báo chí phải trở thành cầu nối để chuyển tải các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến quần chúng nhân dân và phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân. Để xử lý tốt mối quan hệ này báo chí cần mở rộng các hình thức diễn đàn lấy ý kiến của nhân dân, chuyển tài khách quan những kiến nghị có tính xây dựng và tạo kênh giao tiếp giữa công chúng với nhà báo với các vấn đề xã hội nóng bỏng. -Thận trọng trong tiếp nhận, xử lý thông tin. Nhà báo cần thẩm định kỹ lưỡng những nhân tố mới, những phát sinh, phát triển trong đời sống xã hội hoặc qua giao lưu trước khi chuyển tải tới bạn đọc. Với phương châm không bỏ qua một vấn đề quan trọng nào nhưng cũng không lấy cái vỏ bề ngoài của một số hiện tượng mà đánh giá bản chất của nó. -Một số vấn đề mới như : “Sức khoẻ tình dục” ; “sức khoẻ sinh sản vị thành niên”… đây là những vấn đề tế nhị, khó nói, đặc biệt đối với người Phương Đông nhưng báo chí cần mạnh dạn đi trước một bước phản ánh, giới thiệu đưa nhiều hơn nữa thông tin về mảng này. Khi đã có kiến thức sâu rộng về vấn đề “tế nhị” này giới trẻ sẽ có cách hành động đúng hơn. Tránh những điều đáng tiếc kiểu như chỉ vì tò mò muốn thử mà có không ít những em gái vị thành niên phải vào viện phụ sản. Tóm lại báo chí đã trở thành một “kênh giao tiếp” khá hiệu quả, chuyển tải tới bạn đọc lượng tri thức về đời sống, sinh hoạt gia đình khá lớn. Báo chí là phương tiện hiệu quả tham gia quản lý xã hội một kênh thông tin giúp những nhà lãnh đạo phát hiện và giải quyết các điểm nóng, những tồn tại tiêu cực trong cuộc sống. Báo chí cũng trực tiếp tham gia tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa và hiệu quả xã hội rộng lớn. Hiện nay các hình thức chuyển tải thông tin ngày càng rút gọn về dung lượng, đề cập thẳng vấn đề và cung cấp tư liệu quan trọng cho độc giả, quađó trình độ nghiệp vụ của nhà báo không ngừng được nâng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Chính trị quốc gia - tác giả Trần Quang. Làm báo lý thuyết và thực hành. Tác giả : Trần Quang. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông. Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục - tác giả : Hữu Thọ. Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, ĐHQG Hà Nội. Khoa báo chí tập IV. Văn hoá truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ- Nguyễn Hồng Hà, Nxb Văn hoá thông tin. Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, khoa văn hoá XHCN. Nxb Chính trị quốc gia. Hồ Chí Minh văn hoá và đổi mới- GS. Đinh Xuân Lâm ; PTS Bùi Đình Phong, Nxb Lao động. Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước Ph.Ăng-ghen, Nxb Sự Thật. 10.Các thể ký báo chí - Bùi Đức Dũng. 11.Báo Gia đình xã hội. 12.Báo Nông nghiệp Việt Nam . 13.Báo Nông thôn ngày nay. 14.Tạp chí Khoa học Phụ nữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trên báo chí đương đại.doc