Đề tài Những vấn đề cơ bản về sở giao dịch chứng khoán và liên hệ thực tiễn Việt Nam

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 1.1 Khái niệm: Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại SGDCK thường là chứng khoán của các công ty lớn, có danh tiếng và đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết. Chứng khoán niêm yết được các thành viên giao dịch theo những theo những quy định nhất định về phương thức giao dịch, thời gian và địa điểm cụ thể. Phương thức giao dịch là đấu giá công khai, các lệnh mua và bán được ghép với nhau trên cơ sở hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất. Giá cả thống nhất và công khai. Các thành viên giao dịch chính là các nhà môi giới hưởng hoa hồng hoặc kinh doanh chứng khoán cho chính mình tham gia giao dịch trên sàn hoặc thông qua hệ thống giao giao dịch được điện toán hóa. 1.2. Hình thức sở hữu: SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Các hình thức sở hữu: 1.2.1. Hình thức sở hữu thành viên: SGDCK do các thành viên là các công ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có Hội đồng quản trị do các công ty chứng khoán thành viên bầu ra theo từng nhiệm kỳ. Ưu điểm: Thành viên vừa là người tham gia giao dịch, vừa là người quản lý sở nên chi phí thấp và dễ ứng phó với tình hình thay đổi trên thị trường. SGDCK Hàn Quốc, NewYork, Tokyo, Thái Lan tổ chức theo hình thức sở hữu thành viên. 1.2.2. Hình thức công ty cổ phần: SGDCK được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm tham gia sở hữu với tư cách là cổ đông. Tổ chức, hoạt động của SGDCK theo Luật công ty và hoạt động hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Mô hình áp dụng ở Đức, London, Malaysia và Hồng Kông. 1.2.3. Hình thức sở hữu Nhà nước: Chính phủ hoặc một cơ quan của Chính phủ đứng ra thành lập, quản lý và sở hữu một phần hay toàn bộ vốn của SGDCK. Ưu điểm: Không chạy theo mục tiêu lợi nhuận, nên bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư. Trường hợp cần thiết có thể can thiệp để thị trường được hoạt động ổn định, lành mạnh. Hạn chế: Thiếu tính độc lập, cứng nhắc, chi phí lớn và kém hiệu quả. Mô hình áp dụng ở Varsavar, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép SGDCK có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý so với hình thức sở hữu của Chính phủ. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý SGDCK sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ như ở Hàn Quốc, SGDCK được thành lập từ năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đỗ vỡ phải đóng cửa 57 ngày, sau đó Nhà nước đã phải đứng ra nắm quyền sở hữu SGDCK trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến năm 1988 trước khi chuyển sang mô hình sở hữu thành viên có một phần sở hữu của nhà nước. 1.3. Chức năng của Sở giao dịch chứng khoán: Việc thiết lập một thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, vận hành liên tục với các chứng khoán được chọn lựa là một trong những chức năng quan trọng nhất của SGDCK. Thông qua SGDCK, các chứng khoán phát hành được giao dịch liên tục, làm tăng tính thanh khoản và khải mại cho các chứng khoán. Các tổ chức phát hành có thể phát hành để tăng vốn qua thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua hoặc bán chứng khoán niêm yết một các dễ dàng và nhanh chóng. Chức năng xác định giá cả công bằng là cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một thị trường liên tục. Giá cả không do SGDCK hay thành viên SGDCK áp đặt mà được SGDCK xác định dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán. Giá cả chỉ được chốt bởi cung – cầu trên thị trường. Qua đó, SGDCK mới có thể tạo ra được một thị trường tự do, công khai và công bằng. Hơn nữa, SGDCK mới có thể đưa ra được các báo cáo một cách chính xác và liên tục về các chứng khoán, tình hình hoạt động của các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán.

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề cơ bản về sở giao dịch chứng khoán và liên hệ thực tiễn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 1.1 Khái niệm: Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại SGDCK thường là chứng khoán của các công ty lớn, có danh tiếng và đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết. Chứng khoán niêm yết được các thành viên giao dịch theo những theo những quy định nhất định về phương thức giao dịch, thời gian và địa điểm cụ thể. Phương thức giao dịch là đấu giá công khai, các lệnh mua và bán được ghép với nhau trên cơ sở hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất. Giá cả thống nhất và công khai. Các thành viên giao dịch chính là các nhà môi giới hưởng hoa hồng hoặc kinh doanh chứng khoán cho chính mình tham gia giao dịch trên sàn hoặc thông qua hệ thống giao giao dịch được điện toán hóa. 1.2. Hình thức sở hữu: SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Các hình thức sở hữu: 1.2.1. Hình thức sở hữu thành viên: SGDCK do các thành viên là các công ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có Hội đồng quản trị do các công ty chứng khoán thành viên bầu ra theo từng nhiệm kỳ. Ưu điểm: Thành viên vừa là người tham gia giao dịch, vừa là người quản lý sở nên chi phí thấp và dễ ứng phó với tình hình thay đổi trên thị trường. SGDCK Hàn Quốc, NewYork, Tokyo, Thái Lan… tổ chức theo hình thức sở hữu thành viên. 1.2.2. Hình thức công ty cổ phần: SGDCK được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm tham gia sở hữu với tư cách là cổ đông. Tổ chức, hoạt động của SGDCK theo Luật công ty và hoạt động hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Mô hình áp dụng ở Đức, London, Malaysia và Hồng Kông. 1.2.3. Hình thức sở hữu Nhà nước: Chính phủ hoặc một cơ quan của Chính phủ đứng ra thành lập, quản lý và sở hữu một phần hay toàn bộ vốn của SGDCK. Ưu điểm: Không chạy theo mục tiêu lợi nhuận, nên bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư. Trường hợp cần thiết có thể can thiệp để thị trường được hoạt động ổn định, lành mạnh. Hạn chế: Thiếu tính độc lập, cứng nhắc, chi phí lớn và kém hiệu quả. Mô hình áp dụng ở Varsavar, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)… Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép SGDCK có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý so với hình thức sở hữu của Chính phủ. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý SGDCK sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ như ở Hàn Quốc, SGDCK được thành lập từ năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đỗ vỡ phải đóng cửa 57 ngày, sau đó Nhà nước đã phải đứng ra nắm quyền sở hữu SGDCK trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến năm 1988 trước khi chuyển sang mô hình sở hữu thành viên có một phần sở hữu của nhà nước. 1.3. Chức năng của Sở giao dịch chứng khoán: Việc thiết lập một thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, vận hành liên tục với các chứng khoán được chọn lựa là một trong những chức năng quan trọng nhất của SGDCK. Thông qua SGDCK, các chứng khoán phát hành được giao dịch liên tục, làm tăng tính thanh khoản và khải mại cho các chứng khoán. Các tổ chức phát hành có thể phát hành để tăng vốn qua thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua hoặc bán chứng khoán niêm yết một các dễ dàng và nhanh chóng. Chức năng xác định giá cả công bằng là cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một thị trường liên tục. Giá cả không do SGDCK hay thành viên SGDCK áp đặt mà được SGDCK xác định dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán. Giá cả chỉ được chốt bởi cung – cầu trên thị trường. Qua đó, SGDCK mới có thể tạo ra được một thị trường tự do, công khai và công bằng. Hơn nữa, SGDCK mới có thể đưa ra được các báo cáo một cách chính xác và liên tục về các chứng khoán, tình hình hoạt động của các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán. 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SGDCK Đại hội đồng cổ đông (Hội đồng thành viên) Hội đồng quản trị Ban giám đốc Các phòng chức năng Phòngthànhviên Phòng niêm yết Phòng giao dịch Phòng giám sát Phòng nghiên cứu phát triển P. kế toán – kiểm toán Văn phòng Phòng cộng nghệ tin học 2.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị cấp cao nhất, HĐQT có các thành viên đại diện là những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường chứng khoán. Thành viên HĐQT gồm: đại diện của công ty chứng khoán thành viên, một số đại diện không phải là thành viên như tổ chức niêm yết, giới chuyên môn, nhà kinh doanh, chuyên gia luật và thành viên đại diện cho Chính phủ. Các đại diện của công ty chứng khoán thành viên được xem là thành viên quan trọng nhất của HĐQT. Quyết định của HĐQT có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động knih doanh của các thành viên. Vì vậy, các đại diện của các thành viên nên được bày tỏ các ý kiến của mình tại HĐQT. Số lượng thành viên của HĐQT của từng SGDCK khác nhau. Các SGDCK đã phát triển có số thành viên HĐQT nhiều hơn số thành viên của SGDCK tại các thị trường mới nổi. Quyền hạn của Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị SGDCK ra các quyết định về các lĩnh vực chính sau: Đình chỉ và rút giấy phép thành viên Chấp thuận, đình chỉ và hủy bỏ niêm yết chứng khoán. Chấp thuận kế hoạch và ngân sách hàng năm của SGD Ban hành và sửa đổi các quy chế hoạt động của SGDCK Giám sát hoạt động của thành viên Xử phạt các hành vi, vi phạm quy chế của SGDCK Ngoài ra HĐQT có thể trao một số quyền cho Tổng giám đốc SGDCK trong điều hành. 2.2. Ban giám đốc điều hành Ban giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về hoạt động của SGDCK, giám sát các hành vi giao dịch của thành viên, dự thảo các quy định và quy chế của SGDCK. Ban giám đốc hoạt động một cách độc lập nhưng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ HĐQT. Ban giám đốc điều hành, bao gồm người đứng đầu là Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc điều hành phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Tại nhiều nước, chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành quy định không kiêm nhiệm và được hưởng lương của SGDCK (Như SGDCK Hàn Quốc, Tokyo, New Yorl và Istanbul). Trong khi đó, một số SGDCK khác hai chức vụ nói trên do hai người đảm trách (Hồng Kông, Thái Lan, Thượng Hải). 2.3. Các phòng ban - Các phòng chuyên môn: + Phòng giao dịch + Phòng niêm yết + Phòng điều hành thị trường Các phòng phụ trợ: + Phòng kế hoạch và nghiên cứu + Phòng hệ thống điện toán + Phòng tổng hợp – đối ngoại Các phòng về kiểm soát và thư ký. Chức năng một số phòng, ban chính: Phòng kế hoạch và nghiên cứu: hoạt động trên 3 lĩnh vực: lập kế hoạch, nghiên cứu, quan hệ đối ngoại. Lĩnh vực lập kế hoạch: bao gồm các vấn đề liên quan đến việc thiết lập mục tiêu quản lý, kế hoạch dài hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm; phân tích việc thực hiện kế hoạch; cơ cấu tổ chức nội bộ và kế hoạch tổ chức dài hạn; thu. Chi và phân bổ ngân sách tài chính; phát triển các dịch vụ sản phẩm mới, xem xét các quy định và quy chế..v.v.. Lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu và phân tích xu hướng nền kinh tế; các ngành kinh tế và các thị trường vốn trong nước và quốc tế; xuất bản các tài liệu báo cáo nghiên cứu định kỳ; nghiên cứu và thống kê hoạt động hệ thống thị trường vốn nội địa. Lĩnh vực quan hệ quốc tế bao gồm: trao đổi thông tin với nước ngoài; thu thập các tin về các thị trường chứng khoán quốc tế qua các nguồn thông tin nhằm theo dõi xu hướng thị trường; hợp tác với các SGDCK, UBCK, các tổ chức quốc tế khác về TTCK; xuất bản các ấn phẩm bằng tiếng Anh. Phòng giao dịch: Có chức năng sau Phân tích và báo cáo về biến động của thị trường. Đảm bảo duy trì sàn giao dịch và các hệ thống khác tại sàn. Thay đổi thời gian giao dịch, biên độ giá, giá tham chiếu. Quản lý giao dịch các chứng khoán (cảnh cáo, kiểm soát, đình chỉ…) Phòng niêm yết: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn niêm yết (lần đầu, bổ sung, tái niêm yết, tách gộp…) Kiểm tra, chấp thuận hoặc hủy bỏ niêm yết chứng khoán. Nhập và phân tích các báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết. Phân loại niêm yết theo nhóm ngành, xây dựng mã số chứng khoán niêm yết. Đề nghị chứng khoán đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, đình chỉ hoặc hủy bỏ niêm yết. Thu phí niêm yết lần đầu và phí quản lý niêm yết hàng năm. Phòng thành viên: Chấp thuận thành viên, đình chỉ và bãi miễn tư cách thành viên Phân loại các thành viên Quản lý thu phí thành viên và các quỹ khác. Phân tích, đánh giá hoạt động thành viên. Phòng công nghệ tin học: Thực hiện các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, lập kế hoạch và phát triển hệ thống điện toán. Các vấn đề liên quan đến quản lý và vận hành hệ thống điện toán. Các vấn đề liên quan đến việc quản lý thông tin thị trường qua hệ thống bảng điện tử, thiết bị đầu cuối, mạng internet...vv. Văn phòng: Các vấn đề liên quan đến hợp đồng ký với bên ngoài. Tài liệu, lưu trữ, in ấn, hủy, công văn, giấy tờ… Các vấn đề liên quan đến người lao động, lương và quyền lợi người lao động. Lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Các vấn đề liên quan đến kế toán, quản lý vốn và thuế. Mua sắm trang thiết bị, tài sản. Xây dựng công trình trụ sở, quản lý thuê và cho thuê khác. 3. THÀNH VIÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Thành viên SGDCK là các công ty chứng khoán được UBCK cấp giấy phép hoạt động và được SGDCK chấp nhận làm thành viên của SGDCK. 3.1. Phân loại thành viên: Các chuyên gia (Specialist) tham gia vào hệ thống đấu lệnh với chức năng góp phần định giá chứng khoán trên SGDCK nhằm tạo ra tính liên tục, nâng cao tính thanh khoản của thị trường và giảm thiểu các tác động tạm thời đến cung – cầu chứng khoán. Các nhà môi giới của công ty thành viên thực hiện các giao dịch cho khách hàng và hưởng các khoản hoa hồng mà khách hàng trả cho họ. Nhà môi giới độc lập (nhà môi giới “hai đôla”) nhận lại các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới hưởng hoa hồng để thực hiện. Đối với các nhà tạo lập thị trường cạnh tranh: khi một chứng khoán giao dịch trên sàn trở nên khan hiếm hay rơi vào tình trạng khó giao dịch, SGDCK yêu cầu các nhà tạo thị trường tiến hành giao dịch các chứng khoán loại này từ tài khoản cá nhân hoặc chính công ty của họ với các nhà chào bán, chào mua theo giá trên thị trường. Các nhà giao dịch cạnh tranh là người có thể giao dịch cho chính tài khoản của mình theo quy định chặt chẽ của SGDCK nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường. Các nhà môi giới trái phiếu là các nhà môi giới chuyên mua bán các trái phiếu. 3.2. Tiêu chuẩn thành viên: - Yêu cầu về tài chính: đáp ứng vốn góp cổ đông, vốn điều lệ và tổng tài sản có thể được quy định như là các yêu cầu tài chính bắt buộc đối với các thành viên SGDCK. Tiêu chí này đảm bảo cho thành viên có tình hình tài chính lành mạnh, có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến hành hoạt động một cách bình thường. - Quy định về nhân sự: Công ty chứng khoán phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh có đủ trình độ, có hiểu biết trong kinh doanh chứng khoán và tư cách đạo đức tốt. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty xin làm thành viên phải có địa điểm và trang thiết bị điện tử cần thiết cho quá trình nhận lệnh, xác nhận kết quản giao dịch và hệ thống bảng điện tử. 3.3. Thủ tục kết nạp thành viên: Thảo luận sơ bộ Nộp hồ sơ xin kết nạp Kết nạp Thanh toán các khoản phí HĐQT ra quyết định Thẩm định Bước 1: Thảo luận sơ bộ Được thực hiện nhằm tránh sai sót về thủ tục xin làm thành viên. Bước 2: Nộp hồ sơ xin kết nạp Hồ sơ gồm: - Đơn xin làm thành viên - Tóm tắt về công ty chứng khoán (lịch sử công ty, mục tiêu kinh doanh, vốn cổ phần, số lượng chi nhánh…) - Các hoạt động giao dịch chứng khoán đã thực hiện trước khi xin làm thành viên - Tình trạng tài chính và quản lý công ty trong nhiều năm qua và định hướng trong những năm tới Bước 3: Thẩm định SGDCK thẩm định chất lượng của công ty nộp đơn trên cơ sở quy định về thành viên Bước 4: HĐQT ra quyết định Công ty được chấp nhận là thành viên nếu có tối thiểu 2/3 số thành viên HĐQT đồng ý. Bước 5: Thanh toán các khoản phí gia nhập Các khoản phí như: - Phí gia nhập cơ sở - Phí gia nhập đặc biệt - Phí thành viên thường niên Bước 6: Kết nạp thành viên 3.4. Quyền và nghĩa vụ của thành viên 3.4.1. Quyền của thành viên Phân chia quyền hạn thành viên căn cứ vào loại hình thành viên thông thường hay thành viên đặc biệt. 3.4.2. Nghĩa vụ của thành viên Nghĩa vụ báo cáo: Hầu hết các SGDCK hoạt động như một tổ chức tự quản trong thị trường chứng khoán. SGDCK phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, bất kỳ một sự thay đổi nào về các thành viên đều phải thông báo cho SGDCK. Thanh toán các khoản phí: Bao gồm phí thành viên gia nhập, phí thành viên hàng năm được tính toán khi tiến hành gia nhập và các khoản lệ phí giao dịch được tính dựa trên căn cứ doanh số giao dịch của từng thành viên. Ngoài ra, các thành viên còn phải có nghĩa vụ đóng góp vào các quỹ hỗ trợ thanh toán nhằm đảm bảo cho quá trình giao dịch được nhanh chóng và các khoản bảo hiểm cho hoạt động môi giới chứng khoán. 4. NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN 4.1. Khái niệm Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên SGDCK. Cụ thể, đây là quá trình SGDCK chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên SGDCK nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng nh định tính mà SGDCK đề ra. 4.2. Mục tiêu của việc niêm yết - Thiết lập quan hệ hợp đồng giữa SGDCK với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết. - Nhằm mục đích hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch. - Cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin về các tổ chức phát hành. - Giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá nhờ sự tiếp xúc hiệu quả giữa cung và cầu chứng khoán. 4.3. Vai trò của việc niêm yết chứng khoán đối với tổ chức phát hành 4.3.1. Thuận lợi: - Công ty dễ dàng trong huy động vốn - Tác động đến công chúng - Nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán - Ưu đãi về thuế 4.3.2. Hạn chế: - Nghĩa vụ báo cáo như là một công ty đại chúng - Những cản trở trong việc thâu tóm và sát nhập 4.4. Phân loại niêm yết chứng khoán 4.4.1. Niêm yết lần đầu: Niêm yết lần đầu là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng ký niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết. 4.4.2. Niêm yết bổ sung: Quá trình chấp thuận của SGDCK cho một công ty niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn, hay sát nhập, chi trả cổ tức… 4.4.3. Thay đổi niêm yết Phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình. 4.4.4. Niêm yết lại Cho phép niêm yết trở lại các chứng khoán trước đây đã hủy bỏ vì các lý do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết. 4.4.5. Niêm yết cửa sau Trường hợp một tổ chức niêm yết chính thức sát nhập, liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết. 4.4.6. Niêm yết toàn và niêm yết từng phần Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một SGDCK trong nước hoặc nước ngoài. Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán được phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại chưa hoặc không được niêm yết. 4.5. Tiêu chuẩn niêm yết Tiêu chuẩn do SGDCK mỗi quốc gia quy định: Điều kiện về tài chính của công ty, chính sách khuyến khích hay hạn chế niêm yết… Quy định dưới 2 hình thức: tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng. 4.5.1. Tiêu chuẩn định lượng - Thời gian hoạt động từ khi thành lập công ty - Quy mô và cơ cấu sở hữu cổ phần công ty - Lợi suất thu được từ vốn cổ phần. - Tỷ lệ nợ - Sự phân bổ cổ đông 4.5.2. Tiêu chuẩn định tính - Triển vọng công ty - Phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành - Ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính - Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty - Mẫu chứng chỉ chứng khoán - Lợi ích mang lại đối với ngành, nghề trong nền kinh tế quốc dân - Tổ chức công bố thông tin Quy định niêm yết trong những trường hợp đặc biệt: Một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định được quy định cụ thể về vốn kinh doanh, thời gian hoạt động, lãi ròng hàng năm và số lượng cổ động tối thiểu. 4.6. Thủ tục niêm yết: SGD thẩm định sơ bộ Nộp bản đăng ký lên UBCK Thẩm tra niêm yết chính thức Xin phép niêm yết Chào bán ra công chúng Niêm yết 4.7. Quản lý niêm yết: 4.7.1. Quy định báo cáo dành cho việc quản lý các cổ phiếu niêm yết Công ty niêm yết có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, thông tin tức thời và thông tin theo yêu cầu của SGDCK. Công ty niêm yết phải nộp báo cáo cho SGDCK đúng thời hạn. Báo cáo phải thõa mãn yêu cầu quy định của SGDCK 4.7.2. Tiêu chuẩn thuyên chuyển, chứng khoán bị kiểm soát, hủy bỏ niêm yết. Tiêu chuẩn thuyên chuyển: Công ty niêm yết bị thuyên chuyển từ thị trường niêm yết có tiêu chuẩn cao sang thị trường giao dịch có tiêu chuẩn thấp nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết. Chứng khoán bị kiểm soát: Chứng khoán không duy trì được các tiêu chuẩn niêm yết song chưa đến mức độ phải hủy bỏ niêm yết thì sẽ đưa vào nhóm chứng khoán bị kiểm soát. Hủy bỏ niêm yết: Tiêu chuẩn áp dụng với công ty không đáp ứng nổi các quy định về niêm yết. 4.7.3. Niêm yết cổ phiếu của các công ty sát nhập Các điều kiện sát nhập một công ty niêm yết và một công ty không được niêm yết thành một công ty khác phải được quyết định thật chuẩn xác sao cho không ảnh hưởng đến nhà đầu tư. 4.7.4. Ngừng giao dịch: Mục đích của ngừng giao dịch là dành thời gian cho các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin để đánh giá về thực trạng của chứng khoán và công ty niêm yết giải trình các lý do dẫn đến ngừng giao dịch. 4.7.5. Phí niêm yết. Là các loại phí liên quan đến niêm yết và duy trì các tiêu chuẩn niêm yết mà các công ty niêm yết phải trả cho SGDCK để được niêm yết và giao dịch chứng khoán của mình trên SGDCK. Đây là nguồn thu chủ yếu của SGDCK và được chia làm 2 loại: phí đăng ký niêm yết lần đầu và phí quản lý niêm yết hàng năm. 4.7.6. Mã chứng khoán Để nhận biết các chứng khoán một cách dễ dàng và quản lý chúng hiệu quả, cần phải dùng loại chứng khoán có mã số. 4.7.7. Quản lý niêm yết chứng khoán của các công ty nước ngoài. Các SGDCK thường quy định các công ty nước ngoài có thể phát hành và niêm yết chứng khoán trên SGDCK của mình và thường đưa ra các tiêu chuẩn quy định cho việc niêm yết này. II.SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI VÀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Lịch sử phát triển của SGDCKHN: Sở GDCK Hà Nội tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (TTGDCKHN) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ là đơn vị sự nghiệp có thu, được chuyển đổi theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg, ngày 02/01/2009 của Thủ tướng chính phủ. Theo các Quyết định trên Sở GDCK Hà Nội là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM trong và ngoài nước; là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và có nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật; hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tên gọi đầy đủ: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Stock Exchange Tên viết tắt: HNX Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng 2. Lịch sử phát triển của SGDCKTPHCM Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM), tiền thân là Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đặt tại 45-47 Bến Chương Dương, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh được chính thức khánh thành ngày 20 tháng 7 năm 2000, và các giao dịch bắt đầu từ ngày 28 tháng 7 năm 2000. Từ khi thành lập đến ngày 7 tháng 8 năm 2007, nó mang tên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC). Từ ngày 8 tháng 8 năm 2007, HOSTC mới được đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Tổng giám đốc hiện nay của Sở là ông Trần Đắc Sinh. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan -Tên gọi đầy đủ:Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh -Tên giao dịch quốc tế:Hochiminh Stock Exchange  - Tên viết tắt: HOSE. Tên website của sở này là HSX (www.hsx.vn) ( H – Ho Chi Minh, S - Stock, X - do có cách phát âm giống từ Ex nên được chọn làm từ viết tắt của Exchange). 3. Điều kiện tham gia giao dịch chứng khoán trên HNX và HOSE Để tham gia giao dịch chứng khoán trên SGDCK Hà Nội và thành phố HCM, nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau: Bước 1:Nhà đầu tư mở tài khoản và giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán thành viên của SGDCK Bước 2:Lưu ký chứng khoán và ký quĩ tiền trước khi giao dịch NĐT phải lưu ký chứng khoán tại công ty chứng khoán và đảm bảo có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản giao dịch chứng khoán Khi đặt lệnh mua chứng khoán, NĐT ký quĩ tiền giao dịch theo mức thoả thuận với CTCK nơi NĐT mở tài khoản; Bước 3: Lựa chọn chứng khoán giao dịch NĐT tìm hiểu thông tin về chứng khoán công ty niêm yết, công ty đăng ký giao dịch trên Upcom trên các phương tiện công bố thông tin và lựa chọn chứng khoán giao dịch Bước 4: Đặt lệnh giao dịch NĐT đặt lệnh mua/bán chứng khoán theo mẫu phiếu lệnh của CTCK; giá đặt mua/đặt bán của NĐT phải nằm trong phạm vi biên độ dao động giá của ngày giao dịch quy định cho từng thị trường. -Nếu chọn hình thức giao dịch khớp lệnh liên tục: Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống - Nếu chọn hình thức giao dịch thỏa thuận: Trường hợp đã tìm được đối tác giao dịch, NĐT thực hiện phương thức thoả thuận thông thường và CTCK nhập kết quả giao dịch vào hệ thống. Trường hợp chưa tìm được đối tác giao dịch, NĐT tham khảo thông tin chào mua/chào bán tốt nhất trên thị trường qua hệ thống thông tin giao dịch trực tuyến tại các CTCK, và yêu cầu CTCK thực hiện lệnh mua bán cho mình theo giá tốt nhất có thể thông qua phương pháp thoả thuận điện tử. Bước 5: Nhận kết quả giao dịch. NĐT sẽ nhận được kết quả giao dịch chi tiết tại CTCK nơi NĐT mở tài kho\ản. Bước 6: Nhận tiền và chứng khoán theo kết quả giao dịch Sau thời hạn thanh toán, tiền và chứng khoán theo kết quả giao dịch của NĐT được tự động chuyển tới tài khoản của NĐT thông qua hệ thống thanh toán và bù trừ chứng khoán.  4. Quy định hướng dẫn về giao dịch và niêm yết chứng khoán HOSE HNX Thời gian giao dịch Nhà đầu tư có thể đặt lệnh vào các buổi sáng từ Thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Nghỉ giao dịch thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ theo quy định của Bộ Luật lao động. Từ 8h30-11h00 vào tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ theo qui định tại Bộ Luật Lao động). Giá tham chiếu -Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được xác định là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó. -Xác định giá CK mới niêm yết trong ngày đầu tiên giao dịch : Tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá giao dịch dự kiến. Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. -Không quy định mức giá giao dịch dự kiến, biên độ dao động giá đối với trái phiếu mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên. - Giá tham chiếu của cổ phiếu là bình quân gia quyền các giá thực hiện qua phương thức giao dịch báo giá của ngày có giao dịch gần nhất. -Đối với các cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trong ngày đầu tiên giao dịch hoặc ngày giao dịch trở lại sẽ giao dịch không biên độ. Trong ngày giao dịch tiếp theo, giá tham chiếu của cổ phiếu này sẽ được tính như mục trên Biên độ giao động giá -Biên độ giao động giá trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu là +/- 5%         +)Giá trần    =     Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x biên độ giao động giá)          +)Giá sàn     =   Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x biên độ dao động giá) -Không áp dụng biên độ giao động giá đối với giao dịch trái phiếu. -Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu là ±7%. -Không áp dụng biên độ dao động giá đối với các giao dịch trái phiếu. Hiệu lực của lệnh -Lệnh ATO: Có hiệu lực trong phiên khớp lệnh dịnh kỳ xác định giá mở cửa ( từ 8h30 – 9h00). -Lệnh LO: Có hiệu lực trong phiên giao dịch (từ 8h30 – 10h30). -Lệnh ATC: Có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa ( từ 10h15 – 10h30). Trong phiên giao dịch, lệnh giới hạn được nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực cho đến hết phiên hoặc cho đến khi lệnh bị huỷ trên hệ thống. Nguyên tắc khớp lệnh -Ưu tiên về giá:lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước. -Ưu tiên về thời gian:trường hợp các lệnh mua,lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước - Các lệnh có giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước - Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước - Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước. - Lệnh giao dịch có thể thực hiện toàn bộ hoặc 1 phần theo bội số của đơn vị giao dịch Nguyên tắc giao dịch -Trước tiên, nhà đầu tư phải mở tài khoản tại một công ty chứng khoán thành viên của SGDCK -Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản giao dịch chứng khoán: +Khi đặt lệnh mua chứng khoán nhà đầu tư phải có đủ số tiền tương ứng với 100% giá trị lệnh đặt mua tại thời điểm đặt lệnh. +Khi đặt lệnh bán chứng khoán nhà đầu tư phải có đủ số chứng khoán có trong tài khoản giao dịch. (không bao gồm chứng khoán hạn chế chuyển nhượng hoặc chứng khoán cầm cố, chứng khoán bị phong toả...) Đơn vị yết giá -Theo phương thức khớp lệnh * Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục: Đơn vị yết giá + Đối với cổ phiếu: 100 đồng. + Đối với trái phiếu: không quy định. *Phương thưc giao dịch thỏa thuận Đơn vị yết giá: không quy định. Mức giá(đồng) Đơn vị yết giá 100.000-49.900 50.000-99.900 100.000 trở lên 100 đồng 500 đồng 1000 đồng -Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thoả thuận. ∑ Pit x Qit  VN-Index =--------------x100  ∑ Pio x Qio  Trong đó: Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i Pio: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i Qio: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i i : 1,…,n     ∑ Pit x Qit  HNX-Index= ------------------ x 100          ∑  Pio x Qit Trong đó,     Pit: Giá thị trường của cổ phiếu i vào thời điểm hiện tại     Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu i vào thời điểm hiện tại.     Pio: Giá thị trường của cổ phiếu i vào ngày cơ sở (gốc)      i     : 1,……, n  Ví dụ về cách tính HNX : Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ nhất ngày 14/7/2005:  # Mã CK Giá đóng cửa SL Đăng ký giao dịch Giá trị thị trường 01 CID 17.800 541.000 9.629.800.000 02 GHA 16.500 1.289.480 21.276.420.000 03 HSC 55.000 580.000 31.900.000.000 04 KHP 15.000 15.252.260 228.783.900.000 05 VSH 13.000 122.500.000 1.592.500.000.000 06 VTL 22.000 1.800.000 4.050.000.000 Tổng 1.924.590.120.000                              1.924.590.120.000 => HNX-Index = ---------------------------- x 100 =100                              1.924.590.120.000  Giá trị thị trường thời điểm gốc = 1.924.590.120.000 b. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ hai ngày 18/7/2005: # Mã CK Giá đóng cửa SL Đăng ký giao dịch Giá trị thị trường 01 CID 16.000 541.000 8.656.000.000 02 GHA 18.200 1.289.480 23.468.536.000 03 HSC 53.600 580.000 31.088.000.000 04 KHP 14.500 15.252.260 221.157.770.000 05 VSH 13.000 122.500.000 1.592.500.000.000 06 VTL 21.000 1.800.000 37.800.000.000 Tổng 1.914.670.306.000                                 1.914.670.306.000 => HNX-Index =     --------------------------- x 100 =99,48                                 1.924.590.120.000 Ví dụ về cách tính VN-index Vào cụ thể ngày 5/4/2006 chỉ số VNINDEX là 521.12 điểm  Tổng giá trị thị trường hiện tại của các cổ phiếu niêm yết là  52,744,565,486 (nghìn đồng)  Từ đây suy ra tổng giá trị thị trường cơ sở của các cổ phiếu niêm yết là 52,744,565,486*100/521.12=10,121,385,763 (nghìn Đ) Nếu như không có hiện tượng thêm cổ phiếu được niêm yết thì tổng giá trị thị trường cơ sở của các cổ phiếu niêm yết là không đổi  Từ đây ta có thể tính chỉ số VNINDEX vào ngày 6/4/2006 bằng 53,929,222,848*100/10,121,385,763=532.824 (điểm) Xấp xỉ bằng chỉ số thức té là 532.69 điểm 5.Những thành quả đạt được a. HOSE: Tính đến ngày 20/7/2010, SGDCK TP.HCM đã tổ chức thành công 2.329 phiên giao dịch, qua đó, thực hiện mua bán cho hơn 20 tỷ cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, 1,7 tỷ trái phiếu với tổng khối lượng giao dịch qua thị trường là hơn 1 triệu tỷ đồng. Khối lượng và giá trị giao dịch bình quân qua các năm tăng cao với giá trị giao dịch năm 2009 cho cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt hơn 1,7 ngàn tỷ đồng/phiên. Tốc độ luân chuyển bình quân đạt 85%, là một mức khá cạnh tranh so với thị trường các nước trong khu vực. Đến nay, Sở đang tổ chức giao dịch cho 246 cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ, 58 trái phiếu, với tổng giá trị vốn hóa thị trường là hơn 570 ngàn tỷ đồng, tăng gấp gần 380 lần so với con số 1,5 ngàn tỷ đồng cuối năm 2001. Từ 7 công ty chứng khoán thành viên vào năm 2000, SGDCK TP.HCM hiện đang có tổng cộng 101 công ty chứng khoán thành viên với tổng số vốn điều lệ hơn 27 nghìn tỷ đồng và mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên cả nước. Trong giai đoạn 10 năm, các doanh nghiệp niêm yết trên Sở đã huy động vốn qua thị trường thông qua nhiều hình thức, trong đó, hình thức phát hành ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ là phổ biến nhất. Qua hai hình thức phát hành này, một lượng vốn trị giá 36,7 ngàn tỷ đồng đã được huy động, chiếm 6,4% so với giá trị vốn hóa thị trường và chiếm gần 25% giá trị niêm yết tính vào thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động đấu giá, 241 đợt bán cổ phần và 3 đợt đấu giá quyền mua cổ phần đã được thực hiện, thu về một lượng vốn 58 ngàn tỷ đồng, góp phần thu hồi vốn cho nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và cấu trúc lại cơ cấu sở hữu cho hoạt động của doanh nghiệp. b. HNX: Tính đến nay, Sở GDCK Hà Nội tổ chức được 198 phiên đấu giá, bán được 943 triệu cổ phần, thu về cho Nhà nước gần 28.600 tỷ đồng. Hoạt động đấu giá liên tục được cải tiến về phương thức và công nghệ, hình thành các cuộc đấu giá có tính chất kết nối, thống nhất giữa hai đầu Bắc- Nam, mở rộng được địa bàn phục vụ nhà đầu tư ra phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, SGDCK Hà Nội đã hoàn thành tốt công tác đấu thầu TPCP để huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Với 206 phiên đấu thầu TPCP đã được tổ chức, tổng số vốn huy động cho ngân sách nhà nước là 69.388 tỷ đồng. Hoạt động đấu thầu được tổ chức thường xuyên và tập trung tại Sở GDCK Hà Nội không những đã huy động được một lượng vốn đáng kể phục vụ kịp thời cho các công trình trọng điểm của quốc gia mà còn giúp giảm được lãi suất huy động, giảm gánh nặng trả lãi cho NSNN, góp phần bình định hướng và ổn lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, trong năm 2009, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức thành công việc đấu thầu TPCP bằng ngoại tệ lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, huy động được hơn 460 triệu đôla với lãi suất trúng thầu bình quân 3.4%, mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng trong việc huy động ngoại tệ của Chính phủ qua kênh đấu thầu trái phiếu. Với 6 năm hoạt động chưa phải là một khoảng thời gian dài, nhưng SGDCK Hà Nội đã tổ chức được 3 loại thị trường chứng khoán hoạt động thống nhất trên một nền công nghệ giao dịch trực tuyến hiện đại. Thị trường cổ phiếu niêm yết có sự phát triển nhanh và mạnh khởi đầu bằng 6 doanh nghiệp vào tháng 7/2005. Đến năm 2011 đã có 378 DNNY với tổng giá trị là 39.865 tỷ đồng theo mệnh giá, tăng gần 42 lần về số lượng, 77 lần về giá trị; quy mô giao dịch bình quân phiên đạt gần 1.000 tỷ đồng/phiên so với mức 3,7 tỷ đồng/phiên năm 2005. SGDCK Hà Nội hiện có 101 công ty chứng khoán thành viên, trong đó có 54 công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội, hầu hết đã tổ chức giao dịch từ xa và giao dịch trực tuyến với mạng lưới nhà đầu tư trải rộng khắp cả nước và vươn ra nhiều nước trong khu vực và quốc tế.. Bên cạnh thị trường niêm yết cổ phiếu truyền thống, SGDCK Hà Nội đã tổ chức và đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch TPCP từ tháng 9/2009 với hệ thống giao dịch hiện đại, đáp ứng các yêu cầu đặc thù của giao dịch TPCP, phù hợp với định hướng phát triển TTCK Việt Nam và các thông lệ quốc tế. Qua 6 năm hoạt động, số lượng TPCP niêm yết trên SGDCK Hà Nội đã đạt số lượng 1.803 trái phiếu với quy mô thị trường trái phiếu đạt 225.188 tỷ đồng. Thị trường TPCP đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo công ty chứng khoán, các Ngân hàng Thương mại lớn và các nhà đầu tư có tổ chức trong và ngoài nước tham gia giao dịch. Ngoài ra, SGDCK Hà Nội tổ chức thị trường dành cho cổ phiếu chưa niêm yết (thị trường UPCoM) nhằm thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường có quản lý của Nhà nước. Sau khi đưa thị trường UPCoM chính thức vận hành từ tháng 6/2009 đến nay đã có 109 doanh nghiệp đăng ký giao dịch với giá trị giao dịch đạt 14.933 tỷ đồng. Sau một thời gian hoạt động, thị trường UPCoM đã có những cải tiến mới bằng việc thay đổi phương thức giao dịch đồng thời áp dụng công nghệ giao dịch trực tuyến góp phần làm cho quy mô giao dịch tăng lên. Với số lượng khoảng 3000 công ty đại chúng chưa niêm yết hiện nay, thị trường UPCoM là tiền đề để đưa các doanh nghiệp này vào giao dịch thống nhất trên thị trường có tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, giảm thiểu rủi ro từ các giao dịch trên thị trường tự do. Những thành tựu và đóng góp của Sở GDCK Hà Nội trong 6 năm qua đã được Đảng và Nhà nước nhiều lần ghi nhận. Năm 2008, SGDCK Hà Nội vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch Nước đã trao tặng. Năm 2009, SGDCK Hà Nội được trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc cho giai đoạn 2005-2009. Sự ghi nhận và động viên của Đảng, Nhà nước, các thành viên thị trường và công chúng đầu tư tiếp thêm động lực để SGDCK Hà Nội tiếp tục nỗ lực vì sự phát triển chung của thị trường chứng khoán và nền kinh tế./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSở gdck hồ chí minh và thực trạng thị trường chứng khoán trong 19 năm hoạt động.doc
Luận văn liên quan