Thông qua đề t ài này chúng em mong m uốn được gửi đến bạn đọc một cái nhìn
tổng quan nhất về vấn đề Nợ công, các cuộc khủng hoảng Nợ công đang diễn ra trên
thế giới, cách ứng phó của c ác nước và bài học cho Việt N am, đồng thời nghiên cứu
sâu về vấn đề Nợ công ở Việt Nam , tình hình quản lý và các biện pháp đối phó và
nâng cao hiệu quả quản lý. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đang diễn biến
phức tạp và lan nhanh ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, xã hội Châu Âu nói riêng và
nền kinh tế toàn cầu nói chung mà hệ lụy của nó là nạn thất nghiệp và biểu tình phản
đối chính sách thắt lưn g buộc bụng của Chính phủ là những hệ quả thấy rõ trước mắt.
N ên việc n ghiên cứu lý luận của Nợ công, các biện pháp đối phó của các nước phát
triển, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để nâng cao hiệu quả quản lý Nợ công là vấn
đề thực sự rất hữu dụng.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6017 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nợ công và tình hình nợ công của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thì nợ công có ba loại là
nợ công từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thông thường.
- Theo trách nhiệm đối với chủ nợ t hì nợ công được phân loại thành nợ công phải trả
và nợ công bảo lãnh. Nợ công phải trả là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyền
địa phương có nghĩa vụ trả nợ. Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có trách
nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính phủ sẽ
có nghĩa vụ trả nợ.
- Theo cấp quản lý nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công của trung ương và nợ
công của chính quyền địa phương. Nợ công của trung ương là các khoản nợ của
Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh. Nợ công của địa phương là khoản nợ công mà
chính quy ền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ. Theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì những khoản vay nợ của chính quyền địa
phương được coi là nguồn t hu ngân sách và được đưa vào cân đối, nên về bản chất
nợ công của địa phương được Chính phủ đảm bảo chi trả thông qua khả năng bổ
sung từ ngân sách trung ương.
Nợ công rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào vì nó nguồn tài chính quan
trọng cho sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng sẽ xem xét đến nợ
công khi quyết định đầu tư vốn.
1.1.4 Các hình thức vay nợ của chính phủ
Phát hành trái phiếu công
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 7
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân.
Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro t ín dụng vì
Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo
hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại t ệ (thường là các ngoại t ệ mạnh có cầu
lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể
không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Vay trực tiếp
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể
chế t ài chính quốc tế, các thể chế s iêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)… Hình
thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng t hấp áp dụng vì
khi đó khả năng vay nợ bằng hình t hức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không
cao.
1.1.5 Các vấn đề gặp phải khi tính toán nợ công
Lạm phát
Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều chỉnh ảnh hưởng
của lạm phát vì trong tính toán chi tiêu của Chính phủ, người ta tính toán các khoản trả
lãi vay theo lãi suất danh nghĩa trong khi đáng lẽ chỉ t iêu này chỉ nên t ính theo lãi suất
thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát, nên thâm
hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ lạm phát ở mức cao và nợ chính
phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này rất lớn.
Tài sản đầu tư
Nhiều nhà kinh tế cho rằng t ính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị
của tài sản chính phủ. Điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân: khi
một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã t hâm hụt ngân sách bằng
số tiền đã vay mà phải trừ đi giá trị của căn nhà. Tuy nhiên khi tính toán theo phương
pháp này lại gặp phải vấn đề những gì nên coi là t ài sản của chính phủ và tính toán giá
trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi tiêu cho giáo
dục…
Các khoản nợ tiềm tàng
Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tính toán nợ chính phủ đã bỏ qua các khoản nợ
tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi
trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo
đảm cho các khoản vay của người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ không có
khả năng thanh toán…
1.1.6 Tác động của nợ công
Những tác động tích cực chủ yếu của nợ công bao gồm:
- Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn để phát
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 8
triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Việt Nam đang
trong giai đoạn tăng tốc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, trong đó cơ sở hạ t ầng là yếu tố có tính chất quyết định. Muốn phát triển cơ sở
hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn là y ếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy
động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ
tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
- Huy động nợ công góp phần t ận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư.
M ột bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua việc Nhà nước vay
nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế
cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.
- Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế.
Tài trợ quốc t ế là một trong những hoạt động kinh t ế - ngoại giao quan trọng của các
nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp t ác
kinh tế song phương. Nếu Việt Nam biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có thêm
nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở t ôn trọng lợi ích
nước bạn, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền và chính sách nhất quán của Đảng và
Nhà nước.
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, nợ công cũng gây ra những t ác
động tiêu cực nhất định. N ợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các
khoản tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra
kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng p hí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát
chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công.
1.2. Tình hình nợ công trên thế giới
1.2.1 Toàn cảnh nợ công thế giới
Theo số liệu do “The Economist” cập nhật tính đến đầu tháng 3/2013, tổng nợ
công toàn cầu hiện đã lên tới hơn 50.731 tỷ USD, tăng khoảng 5,6% so với năm 2012.
Nợ công tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc M ỹ, Brazil, Australia
và khu vực đồng euro.
Trong đó, Nhật Bản là nước có số nợ công khổng lồ nhất, lên t ới hơn 12,5
nghìn tỷ USD (tương đương 226,1% GDP), tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,8 nghìn tỷ USD
(tương đương 75,2% GDP). Nhiều quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu
Âu cũng đang có mức nợ công hàng nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,7 nghìn tỷ USD
(tương đương 83% GDP), It aly nợ trên 2,4 nghìn tỷ USD (tương đương 120,8% GDP),
Pháp nợ hơn 2,3 nghìn tỷ USD (tương đương 90,5% GDP), Anh nợ hơn 2,2 nghìn tỷ
USD (tương đương 91,4% GDP), … Hy Lạp, “tâm bão” nợ công của châu Âu hiện nợ
gần 395 tỷ USD (tương đương 157,5% GDP).
Trung Quốc cũng đang là nước có mức nợ công cao trên thế giới. Tổng mức nợ
công của Trung Quốc tính tới cuối năm 2010 là gần 1,03 tỷ nghìn tỷ USD, nhưng nợ
công cũng chỉ chiếm có 17% GDP của Trung Quốc.
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 9
Châu Phi có số quốc gia mắc nợ ít nhất thế giới. Nước nợ nhiều nhất ở đây là
Ai Cập với 224 tỷ USD.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới.
Tổng mức nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 71,6 tỷ USD, tương đương 49,4%
GDP, tăng 12,7% so với năm trước. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam
đang là 798,92 USD.
1.2.2 Nợ công ở các nước châu Âu
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ nửa sau năm 2009 với sự gia
tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ai-len, I-ta-li-a, Hy Lạp và Tây Ban
Nha). Hy Lạp là quốc gia đầu tiên bước vào vòng xoáy này, với mức thâm hụt ngân
sách đạt tới 13,6% GDP. Nợ công Hy Lạp cũng lên t ới 236 tỷ Ơ-rô, bằng khoảng
115% GDP của Hy Lạp vào năm 2009. Vào tháng 11-2010, Ai-len chính thức trở
thành nạn nhân thứ hai của cơn bão khủng hoảng nợ công khi phải cầu viện Liên minh
châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IM F). Bước sang năm 2011, Bồ Đào Nha tiếp
tục là quốc gia thứ ba rơi vào khủng hoảng khi tuyên bố mức thâm hụt ngân sách đã
lên tới 8,5% GDP, cùng với đó, nợ công cũng đã vượt quá 90% GDP. I-ta-li-a và Tây
Ban Nha mặc dù chưa thực sự rơi vào khủng hoảng, nhưng cũng ở trong vòng nguy
hiểm.Thâm hụt ngân sách của I-ta-li-a vào năm 2011 mới chỉ ở mức 5% GDP, nhưng
nợ công đã xấp xỉ 120% GDP.Tây Ban Nha nợ công ở mức 72% GDP, trong khi thâm
hụt ngân sách lại rất cao, gần 9% GDP.
Cộng đồng chung châu Âu (EC) dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone sẽ t ăng
lên mức kỷ lục 12% trong năm 2013 và 11% trên toàn EU, trong đó Tây Ban Nha là
quốc gia có tỷ lệ t hất nghiệp ở mức báo động (- 27%) trong khi tỷ lệ này t ại Áo chỉ là
4,7%. N goài dự báo ảm đạm về tình hình kinh t ế Eurozone, EC cho biết năm 2013,
kinh tế Pháp và Cộng hòa Síp đều rơi vào suy thoái, trong đó Pháp sẽ tăng trưởng âm
0,1% trong năm 2013 và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ 10,6% trong năm nay lên mức
10,9% trong năm 2014. Thâm hụt ngân sách của nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực
Eurozone này cũng được dự báo sẽ tăng từ 3,9% GDP trong năm nay lên 4,2% GDP
trong năm 2014. Cộng hoà Síp cũng rơi vào suy thoái trầm trọng khi GDP được dự
đoán giảm 12,6% trong vòng 2 năm tới (8,7% trong năm nay và 3,9% trong năm 2014).
Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng được dự báo chưa thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng
do bong bóng nhà đất kéo dài suốt một thập kỷ tại nước này gây ra. EC dự đoán kinh
tế nước này sẽ giảm 1,5% trong năm 2013 trước khi có thể đạt mức tăng trưởng 1,4%
trong năm 2014. Tuy nhiên, theo báo cáo trên, Hy Lạp sẽ lần đầu tiên đạt tăng trưởng
sau 6 năm suy thoái liên tiếp. EC dự báo có thể quốc gia thành viên Eurozone này sẽ
đạt mức tăng trưởng 0,6% trong năm 2014 sau khi tăng trưởng âm 4,2% trong năm
nay.
Nguy ên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là do chính sách tài
khóa thiếu bền vững và sự m ất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia. Điển hình
là Hy Lạp, kể từ khi gia nhập khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào năm 2001
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 10
cho đến khủng hoảng tài chính năm 2008, mức thâm hụt ngân sách được công bố trung
bình vào khoảng 5% mỗi năm, trong khi con số này của cả khối Eurozone chỉ là
khoảng 2% (IM F, 2009). Chính vì thế, Hy Lạp đã không thể duy trì được những chỉ số
theo chuẩn của Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ của EU (EMU), với mức trần thâm hụt ngân
sách là 3% và nợ nước ngoài là 60% GDP. Tuy nhiên, Hy Lạp không phải là quốc gia
duy nhất, bởi có đến 25/27 thành viên EU không đạt được cam kết này. Hy Lạp còn
được báo chí nhắc đến rất nhiều về nạn trốn thuế, khi t ăng trưởng GDP danh nghĩa
trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt mức trung bình 8,25%, t hì mức tăng về thu thuế chỉ là
7%. Ngoài mức chi tiêu công thông thường, Hy Lạp còn phải trả cho khoản đầu tư
công khổng lồ cho Ô-lim-píc 2004. Để bù đắp cho khoản thâm hụt kép này, Hy Lạp đã
đi vay trên t hị trường vốn quốc tế và trong suốt một thập kỷ, trước khi diễn ra cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nước này đã trở thành “con nợ”, với tổng số
nợ nước ngoài lên tới 115% GDP (năm 2009). Đến năm 2010, báo cáo của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh t ế (OECD) cho thấy, nợ công của Hy Lạp đã lên tới con số
330 tỷ Ơ-rô, tương đương với 147,8% GDP.
M ột nguyên nhân nữa dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là sự hạn
chế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực sử dụng đồng t iền chung
(Eurozone), nhất là giữa tiền tệ và t ài khóa. Các quốc gia trong khu vực chủ yếu hợp
tác trong các chính sách tiền t ệ, nhằm bảo đảm duy trì giá trị đồng Ơ-rô, trong khi các
chính sách tài khóa lại chưa có được một sự đồng thuận và hài hòa tương ứng. Rõ ràng,
mặc dù đã có những quy định cụ t hể về mức thâm hụt ngân sách cũng như nợ công,
nhưng lại không có một cơ chế giám sát và quản lý hiệu quả đối với từng quốc gia
thành viên. Chính vì vậy, sự kiện vỡ nợ tại một quốc gia là Hy Lạp đã kéo theo khủng
hoảng niềm tin lan sang các quốc gia có chính sách tài khóa lỏng lẻo khác.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khác khiến cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy
cơ trầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ chế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong
khu vực. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện những chính sách của riêng mình
và khi không thể giải cứu được nền kinh tế mới nhờ đến sự viện trợ của EU và IM F,
mà không hề có những cảnh báo sớm với một chiến lược xử lý về dài hạn được đưa ra.
1.2.3 Nợ công các nước Châu Á và khu vực
Theo The Economist, Nhật Bản vẫn là nước nặng nợ nhất thế giới với hơn
12.513 tỷ USD, dù đã giảm nhẹ so với năm ngoái. Nợ công trên GDP của quốc gia này
cũng dẫn đầu với 229% và nợ bình quân trên 99.000 U SD. Dù vậy, đây không phải
vấn đề quá lo ngại tại nước này khi 95% do nhà đầu tư nội địa nắm giữ.
Tại Châu Á, Trung Quốc là quốc gia có tổng nợ lớn thứ hai với trên 1.415 tỷ
USD, theo sau là Ấn Độ với khoảng 1.076 tỷ USD. Theo báo cáo từ chính phủ Trung
Quốc, tính đến cuối năm 2012, nợ chính phủ do chính quyền trung ương phát hành
hiện ở mức 8.400 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.400 tỷ USD), bằng 16% GDP. So với
các tiêu chuẩn phương Tây, đây thực sự là một con số đáng mơ ước. Tuy nhiên, vấn đề
nằm ở các chính quyền địa phương và các bộ ngành. Do đó, tính toán con số nợ công
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 11
chính xác là m ột nhiệm vụ rất phức t ạp và khó khăn. Lo ngại rằng hoạt động vay
mượn có thể vượt ra ngoài t ầm kiểm soát, lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu Văn phòng
kiểm toán quốc gia (NAO) thực hiện kiểm toán toàn thể nợ tại địa phương. Nhiều tổ
chức quốc tế cũng đã ước tính về nợ của T rung Quốc, trong đó IMF đưa ra con số thấp
nhất (46%) và ngân hàng Standard Chartered đưa ra con số cao nhất (78% ). Trung
Quốc có một lợi thế rất lớn so với các nước láng giềng như Hàn Quốc và Indonesia
vốn là những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng t ài chính châu Á năm 1997.
Nợ của Trung Quốc không được n iêm yết bằng ngoại t ệ hoặc có chủ nợ nước ngoài.
Theo Andrew Batson – chuyên gia đến từ hãng nghiên cứu Dragonomics, điều này có
nghĩa là khủng hoảng nợ theo kiểu Hy Lạp sẽ không xảy ra. Dragonomics dự báo nợ
của Trung Quốc chiếm 60% GDP.
Biểu đồ nợ công các nước Đông Nam Á.
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 12
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Lào, Campuchia và Myanmar
do thiếu số liệu), tổng nợ công và nợ bình quân Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất. Việt
Nam cũng xếp vào nhóm những nước có nợ công ở mức trung bình, khá thấp so với
các nước khu vực Đông N am Á như Indonesia (231 tỷ USD), Thái Lan (185 tỷ USD),
hay Malaysia (175 tỷ USD). Tuy nhiên, nợ công Việt Nam lại chiếm tới 49,4% GDP,
xếp hàng cao nhất trong châu Á. Đứng đầu khu vực là Singapore với khối nợ trên 278
tỷ USD, theo sau là Indonesia với hơn 237 tỷ USD. Singapore cũng là nước có nợ trên
GDP lớn nhất (95,9%). Thấp nhất lại là Indonesia với chỉ 25%
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 13
CHƯƠNG II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng nợ công & quản lý nợ công ở Việt Nam
2.1.1 Thực trạng nợ công giai đoạn 2006-2012
Giai đoạn từ 2006 - 2012, xu hướng vốn vay nợ công tăng: năm 2006 là 91.757
tỷ đồng (22,7%) đến năm 2012 là 989.300 tỷ đồng (41,1%); riêng năm 2008, do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nợ công xuống thấp (23,7%). Đa phần vốn vay nợ
công chiếm một tỷ lệ rất quan trọng trong vốn vay đầu tư phát triển.
Về phân bổ, sử dụng vốn vay: thứ nhất, chúng t a vay để bù đắp bội chi ngân
sách. Tỷ lệ bình quân bội chi ngân sách tính cả giai đoạn 2006 - 2012 là 5%. Thứ hai,
vay để đầu tư từ TPCP cho y t ế, giáo dục, giao t hông, thủy lợi... Thứ ba, vay để cho
vay lại, chủ yếu đối với các công trình trọng điểm quốc gia đang cần huy động vốn;
trong đó nguồn vay này chủ yếu từ nguồn vốn ODA.
Về thực hiện nghĩa vụ trả nợ công giai đoạn 2006 - 2012: Con số trả nợ cho
Chính phủ là rất cao (từ 42.440 tỷ đồng/2006 - 108.186 tỷ đồng/2012). Tỷ lệ bình quân
trả nợ Chính phủ, thu NSNN chiếm khoảng 15%.
Về thực trạng nợ công giai đoạn 2006 - 2012: nếu tính chỉ số nợ công/ GDP thì
giai đoạn 2006 — 2012 nợ công đã tăng đáng kề, từ 41,5% (404.556 tỷ đồng) năm
2006 lên 55,6% (1.641.296 tỷ đồng) năm 2012.
Cơ cấu dư nợ công tính đến 31/12/2012 thì nợ Chính phủ chiếm 77,6%, nợ
Chính phủ bảo lãnh chiếm 20,9% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,5%.
Nợ chính phủ 77.60%
Nợ Chính phủ bảo lãnh 20.90%
Nợ chính quyền địa phương 1.50%
Nguồn: Cục quản lý nợ công & tài chính – Bộ tài chính
Nếu cơ cấu dư nợ công chia theo chủ nợ:Nợ công ở nước ta chủ yếu được vay
bằng Việt Nam đồng, đồng yên, đồng đô la, điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 14
về tỷ giá, lãi suất. Vay nước ngoài lớn nhất chủ yếu là vay Nhật Bản 17%; thứ hai là
vay World Bank (WB) thông qua nguồn vốn đặc biệt 13% ; thứ ba là vay của Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB) 8%. Vay trong nước thì chủ yếu là đầu tư trái phiếu
28%, bảo hiểm xã hội 5%, vay tạm ứng tồn ngân kho bạc 9%, vay khác là 20%. Như
vậy, cơ cấu dư nợ công chia theo chủ nợ thì sẽ liên quan nhiều tới tỷ giá, lãi suất.
Vay Nhật Bản 17%
Vay World Bank 13%
Vay NH phát t riển Châu Á 8%
Đầu tư trái phiếu 28%
Bảo hiểm xã hội 5%
Vay tạm ứng tồn ngân kho bạc 9%
Vay khác 20%
Nguồn: Cục quản lý nợ công & tài chính – Bộ tài chính
Nợ công nhìn dưới góc độ chỉ số tín nhiệm quốc gia: Nợ công của Việt Nam bắt
đầu tham gia vào bảng xếp hạng t ín nhiệm quốc gia từ năm 2005. Giai đoạn 2005 -
2007, chúng ta đã thăng hạng, từ 2007 - 2011 đi xuống và năm 2011 - 2012 lại đi
lên.Chỉ số xếp hạng quốc gia đánh giá thực trạng khả năng trả nợ quốc gia và đánh giá
mức độ uy tín quốc gia.Nếu được xếp hạng cao, chúng t a sẽ đi vay trên thị trường
quốc tế với lãi suất và chi phí thấp hơn. Mức nợ công của Việt Nam hiện nay theo
đánh giá của các tổ chức Moody’s, S&P, Fitch đều ở mức ổn định. Nếu so sánh với
các nước trong khu vực như Indonesia, Philippin, M ông Cổ, Sri Lanka, thì chỉ số tín
nhiệm của chúng ta cao hơn.
2.1.2 Thực trạng về quản lý nợ công giai đoạn 2006-2012
a. Thực trạng về hệ thống các văn bản quản lý nợ công ở Việt Nam
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 15
Đối với vay nợ nước ngoài, văn bản pháp lý cao nhất hiện nay là Nghị
định134/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/11/2005 ban hành về quy chế quản lý vay
và trả nợ nước ngoài, và nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ
ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, căn cứ vào
các nghị định này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy chế hướng dẫn cụ thể về
quy trình, thủ tục đối với từng nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài như cấp và quản lý
bảo lãnh chính phủ, cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, xây
dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng và báo cáo thông t in nợ. Nhìn
chung, các văn bản quy phạm pháp luật điểu chỉnh hoạt động vay nợ nước ngoài là
tương đối đầy đủ và đồng bộ, đã thể hiện những quan điểm đổi mới trong quản lý nợ
của Chính phủ, phù hợp luật Ngân sách nhà nước năm 2002, đồng thời cập nhật những
khái niệm, phương pháp luận quản lý nợ hiện đại. Khuôn khổ pháp luật và thể chế cho
quản lý nợ công ở nước ta đã có bước cải thiện đáng kể từ khi Luật Quản lý nợ công
và Nghị định 79/2012/NĐ-CP hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nợ công ban hành và có
hiệu lực vào 1/1/2010. Vai trò của các thiết chế chủ y ếu như Quốc Hội, Chính phủ,
Thủ tướng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng nhà nước….đều được
quy định rõ từ khâu hoạch định chủ trương đến các khâu cụ thể của quá trình quản lý
nợ. Đặc biệt, Luật đã quy định Bộ tài chính có vai trò trách nhiệm nòng cốt trong quá
trình quản lý nợ.Điều này đã khắc phục được những hạn chế của những năm trước là
vai trò và mối quan hệ của Chính phủ và các cơ quan chính phủ như Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và Đ ầu tư, Ngân hàng nhà nước đều chưa rõ. Hơn nữa việc thành lập Cục
quản lý nợ và tài chính trực thuộc Bộ Tài chính là một bước tiến lớn về mặt thiết chế
quản lý, đưa Việt Nam tiến sát với các nước có khuôn khổ pháp lý và thể chế quản lý
vững mạnh trên thế giới.
b. Thực trạng về tuyên truyền và phổ biến pháp luật liên quan đến quản lý nợ công
Về công khai thông t in về tài chính, đây là một nguyên tắc căn bản hàng đầu và
phổ biến trên thế giới trong quản trị công nói chung, quản trị tài khoá và đặc biệt là
trong quản trị nợ công. Theo Hướng dẫn quản lý nợ công của IM F (2003) cũng như
Cẩm nang tính minh bạch tài khoá (2007).Tuy nhiên, thực tế công t ác này chưa đạt
yêu cầu.Thứ nhất, xác định rõ vai trò và trách nhiệm t ài khoá của các cơ quan chính
phủ vẫn còn nhiều tiêu chí chưa rõ ràng. Đây là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo trách
nhiệm giải trình trong việc hoạch định và thực thi chính sách. Thứ hai, khu vực chính
phủ chưa được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn lại của khu vực công và phần còn
lại của nền kinh tế; chính sách và vai trò quản lý của khu vực công chư rõ ràng và
công bố công khai. Thứ ba, về quản lý nợ, pháp luật quản lý nợ chưa giao trách nhiệm
rõ ràng cho một cá nhân đứng đầu: lựa chọn các công cụ cần thiết cho việc vay nợ; xây
dựng chiến lược quản lý nợ; xác định giới hạn nợ luật không quy định rõ ràng.
Về cải cách thủ tục hành chính, việc cải cách hành chính nhà nước chưa được
thực hiện trên t ất cả các nội dung: Thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức…Trong đó, chưa có đủ cơ chế giám sát của
nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, làm rõ thẩm quy ền, trách nhiệm của
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 16
cơ quan hành chính trong giải quy ết khiếu nại của nhân dân, thực hiện tốt việc tiếp
nhận ý kiến, phản hồi của người dân. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính còn phức tạp
chưa được đơn giản hoá và thông tin công bố chưa đầy đủ trên cổng thông tin điện tử
của bộ, địa phương.
Về hiệu quả hoạt động kiểm toán nhà nước, hoạt động kiểm toán còn chưa
mang tính chất độc lập và đáng tin cậy, nhiều hoạt động chưa cụ thể vào các chỉ tiêu
quan trọng các hoạt động quản lý nợ hàng năm, chưa thực hieenjtieeu chuẩn hoá cán
bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuy ển sang các bộ phận khác những cán bộ
yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu chuyên môn
nghiệp vụ.
2.2 Đánh giá về quản lý nợ công ở Việt Nam từ 2006 đến 2012
2.2.1 Những thành công trong công tác quản lý nợ công
Thứ nhất, đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối
NSNN. Nợ công giai đoạn 2006 - 2012 là 23%, bù đắp bội chi NSNN khoảng 5%
GDP. Ngoài ra, nhiều dự án cơ s ở hạ tầng, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải
thiện môi trường, giải quy ết việc làm, an sinh xã hội, các dự án t ăng trọng quốc gia...
đều được đầu tư bằng nguồn vốn vay công.
Thứ hai, các chỉ số nợ công hiện nay nếu theo chiến lược dài hạn và chương
trình nợ công trung hạn thì đang trong giới hạn an toàn.
Thứ ba, các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất cố định
và ưu đãi; Chẳng hạn như các dự án của WB hay ADB thường khoảng 20 - 30 năm,
thậm chí có dự án 40 năm; thời gian ngắn hạn từ 5 đến 10 năm; lãi suất 11 - 12%.
Thực tế khoảng 80% khoản vay của chúng ta là khoản vay ưu đãi nên áp lực nợ công
không lớn lắm và có thể nói là nằm trong tầm kiểm soát được.
Thứ tư, cơ cấu đồng t iền vay đa dạng; đặc biệt những năm gần đây tỷ giá đồng
Việt Nam và đồng đô la tương đối ổn định; Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền t ệ nên
đồng yên yếu đi, chúng ta sẽ có lợi rất nhiều trong chính sách tỷ giá, giảm thiểu rủi ro.
Thứ năm, xu hướng giảm tỷ trọng nước ngoài trong cơ cấu Chính phủ với tiêu
chí: tỷ trọng hàng năm là nợ trong nước tăng lên và nợ nước ngoài giảm đi.
Thứ sáu, hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, linh hoạt: không chỉ vay
từ các t ổ chức tài chính mà hiện nay vay rất nhiều từ các dịch vụ phái sinh và các văn
phòng tài chính khác.
Thứ bảy, thể chế chính sách dần được hoàn thiện, công t ác quản lý nợ ngày
càng tốt hơn và tiếp cận được thông lệ quốc tế.
2.2.2 Một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý nợ công ở Việt Nam
Thứ nhất, nhu cầu vốn của Việt Nam rất lớn nhưng khả năng ngân sách không
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 17
đủ do đoa bắt buộc chúng ta phải đi vay nên đã tạo sức ép rất lớn, thúc đẩy tăng nợ
công.
Thứ hai, thị trường trái phiếu trong nước cũng chưa phát triển, huy động vốn
trong nước còn hạn chế, tính thanh khoản thấp.
Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn ODA và các chính sách sử dụng vốn ODA chưa
được cao và chưa gắn với chính sách huy động vốn đối ứng.
Thứ tư, các chỉ tiêu nợ trong tầm kiểm soát nhưng một số rủi ro thị trường chưa
được tính toán kỹ càng; rủi ro tín dụng chưa được phản ánh trong phí cho vay lại và
phí bảo lãnh của Chính phủ.
Thứ năm, cơ chế cảnh báo sớm còn hạn chế, chẳng hạn như trường hợp của
Vinashin, Vinaline... là một bài học lớn cho chúng ta.
Thứ sáu, quyền hạn của các cơ quan còn chồng chéo, phân tán. Chẳng hạn, đối
với cấp Bộ, ngành: Theo Luật Ọuản lý nợ công thì Bộ Tài chính (BTC) giúp Chính
phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công (bao gồm t ất cả các khâu từ xây dựng
mục tiêu, định hướng huy dộng, quản lý và sử dụng vốn vay và quản lý nợ công)
nhưng trên thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại được Chính phù giao cho việc huy động
vốn ODA và vốn đô la. Tuy nhiên khâu huy động lại không gắn kết với nguồn trả nợ,
không gắn với mục đích sử dụng... Mặt khác, BTC là đơn vị chủ trì xây dựng hạn mức
vay nước ngoài, bao gồm cả hạn mức tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhưng điều hành
cụ thể lại do NHNN. Như vậy, rõ ràng từ kênh huy động, trả nợ, sử dụng vẫn còn chưa
thống nhất với nhau.
2.3 Khuyến nghị về quản lý nợ công của tổ chức IMF
- Thứ nhất, tỷ lệ đầu tư công và nợ có bảo lãnh chính phủ/GDP đã giảm từ năm
2011 nhưng vẫn còn những nguy cơ đối với triển vọng nợ.
- Thứ hai, tiến độ thực hiện giải pháp đối với khu vực tài chính bởi NHNN còn
chậm, khu vực tài chính vẫn còn dễ đổ vỡ và còn nhiều rủi ro xuất phát từ các khoản
cho vay DNNN. Có thể nói, Đoàn đánh giá rất e ngại về nợ xấu trong NHNN.Những
biện pháp của NHNN hiện nay chưa đủ mạnh, những rủi ro, phát sinh từ nợ xấu của
NHNN còn tiềm ẩn.Ngoài ra, nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh từ nợ xấu của NHNN và
nợ của các DNNN là chúng ta không đánh giá được, còn rủi ro rất lớn.
Khuyến nghị của IMF là Việt Nam phải giảm nợ công xuống 43% GDP vào
năm 2017, tiếp tục giảm sau đó và tiếp tục duy trì ở mức này trong giai đoạn tiếp theo.
IMF cũng đưa ra dự báo chỉ số kinh tế vĩ mô dựa trên cơ sở dữ liệu của chúng t a như
cán cân thanh toán, nợ trên yếu tố giả định kinh t ế vĩ mô là: Phải tăng nguồn thu ngoài
dầu mỏ như thuế thu nhập cá nhân; Kiểm soát chi thường xuyên và đầu tư xây dựng cơ
bản; cần ước t ính những nghĩa vụ nợ dự phòng, nhất là các khoản vay được Chính phủ
bảo lãnh; Công tác thanh tra giám sát về kiểm toán cần được tăng cường; Các chuẩn
mực kế toán, cụ thể là liên quan đến phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cần được
điều chỉnh theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 18
CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ NỢ CÔNG
3.1 Giải pháp ứng phó của các nước phát triển và bài học cho Việt Nam
Thứ nhất, xây dựng chiến lược quản lý nợ công. Tại Hội nghị Thượng đỉnh
châu Âu (26/10/2011), các nước thành viên khu vực đồng euro đã đạt được đồng thuận
về kế hoạch chống khủng hoảng để đảm bảo cho sự t ồn tại của khu vực. Kế hoạch bao
gồm 4 điểm chính: 1) xóa 50% nợ công của Hy Lạp ; 2) tăng vốn cho các ngân hàng
châu Âu; 3) nâng khả năng can thiệp của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) lên
thành 1000 tỷ euro thay vì 440 tỷ như hiện nay; 4) gia tăng các biện pháp giới hạn bội
chi ngân sách của các thành viên trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Trước t hực trạng khủng hoảng nợ công, EU và Quỹ tiền tệ quốc t ế IMF đã t hiết
lập Quỹ chống khủng hoảng (tháng 5/2010) với số tiền lên tới 750 tỷ euro. Ngay lập
tức, Quỹ chống khủng hoảng đã trợ cấp cho Hy Lạp gói cứu trợ 110 tỷ euro và tiếp tục
gói cứu trợ thứ hai 85 tỷ euro (tháng 12/2010). Năm 2013, Quỹ sẽ bắt đầu hoạt động
với tên mới là Cơ chế phát triển bền vững của Liên minh châu Âu.
Thiết lập cơ chế “ European Semester” (Học kỳ châu Âu) để liên kết phối hợp
chặt chẽ giữa các thành viên châu Âu về kinh t ế để tránh tái diễn khủng hoảng nợ
tương tự. M ục tiêu của cơ chế là giám sát mạnh mẽ để kiểm soát kinh tế vĩ mô, kiểm
soát chi tiêu ngân sách, thâm hụt tài chính. Cùng với việc hỗ trợ về t ài chính, EU thắt
chặt hơn các nguyên t ắc về việc chi tiêu ngân sách, tăng cường các biện pháp trừng
phạt đối với những nước thành viên vi phạm nguyên tắc này; kiên quyết và chấm dứt
các gói kích thích kinh tế, cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế nhằm giảm bớt thâm hụt
ngân sách; củng cố chính sách tài khóa. Xuất khẩu tiếp tục được coi là động lực quan
trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế EU.
Thứ hai, thành lập Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) (hay còn gọi là Quỹ
cứu trợ khẩn cấp tạm thời) và thành lập Quỹ hỗ trợ thường trực. Quỹ bình ổn tài chính
châu Âu và Quỹ hỗ trợ thường trực sẽ do N gân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quản
lý. Các Quỹ này đư ợc xây dựng nhằm giúp đỡ các t hành viên gặp khó khăn. Việc giải
ngân sẽ được thông qua với 85% phiếu thuận.
M ở rộng Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) được coi là một trong các biện
pháp quan trọng nhằm ngăn chặn khủng hoảng nợ lan rộng. Liên minh châu Âu quyết
định cho phép các doanh nghiệp tư nhân và các nước mới nổi trỗi dậy đầu tư vào
EFSF.
Phương thức hoạt động của Quỹ là cho các quốc gia lâm nợ như Italia và Tây
Ban Nha vay lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ USD bằng cách cung cấp cho
các quốc gia này một loại bảo hiểm để đảm bảo trái phiếu quốc gia hấp dẫn các nhà
đầu tư. Nhật Bản hiện là chủ nợ chính của khu vực đồng euro, nắm giữ đến 20% trong
tổng số 440 tỷ euro vốn của EFSF.
Trung Quốc – nước giữ 60% dự trữ ngoại hối của thế giới (khoảng 3.200 tỷ
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 19
USD sẵn sàng đóng góp tài chính cho Quỹ bình ổn t ài chính châu Âu. Trung Quốc sẽ
có lợi khi Liên minh châu Âu và Eurozone thoát khỏi khủng hoảng bởi châu Âu là thị
trường xuất khẩu hàng đầu của T rung Quốc (khoảng 20%) và hiện đang nắm giữ 600
tỷ euro dự trữ ngoại hối. Không chỉ có được lợi ích về kinh t ế thương mại, tham gia
cứu trợ châu Âu cũng là lý do địa chính trị của Trung Quốc nhằm duy trì châu Âu như
một đối t ác tầm cỡ trên trường quốc t ế để giữ thế giới được ổn định. Trung Quốc có
thể sẽ đầu tư 35 – 70 tỷ euro, thậm chí hơn nữa vào EFSF
Cơ chế bình ổn châu Âu trong tương lai sẽ là một công cụ chủ yếu để bảo vệ
tính ổn định tài chính ở châu Âu. Cuộc họp thượng định (21/7/2011) quyết định trang
bị cho cơ chế này quyền được mua các trái phiếu trên thị trường thứ yếu, quyền can
thiệp nếu cần thiết để giúp đỡ các nước đang gặp khó khăn.
Thứ ba, ban hành chính sách tiết kiệm, tăng nguồn thu và cắt giảm các khoản
chi tiêu thông qua kế hoạch “thắt lưng buộc bụng”. Để tránh bị rơi sâu vào khủng
hoảng nợ và cứu vãn nền kinh t ế khỏi sụp độ, Chính phủ các nước châu Âu đã phải
thực hiện hàng loạt biện pháp với trọng t âm là các chính sách “thắt lưng buộc bụng”,
giảm lương công chức (kể cả lương hưu), cắt giảm chi tiêu (gồm cả những chương
trình an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng), đẩy mạnh tiết kiệm, tăng cường kiểm soát
thu chi, t ích cực chống tham nhũng và trốn thuế, tăng một số sắc thuế và các nguồn thu
khác. Châu Âu thắt chặt chi tiêu sẽ giúp giảm bớt hàng nhập khẩu, giảm bớt gánh nặng
thâm hụt thương mại. Thắt chặt chi tiêu sẽ có lợi cho các quốc gia và duy trì được mức
tiêu thụ hàng trong nước sản xuất.
Thứ tư, củng cố và cải tổ hệ thống tài chính – ngân hàng. Thực tế, các ngân
hàng châu Âu đã bị khủng hoảng từ trước đó. Năm 2009, Ngân hàng Trung ương châu
Âu cho các ngân hàng vay 450 tỷ euro (hơn 540 tỷ USD) để vượt qua khủng hoảng.
Song thực tế, tình trạng đó không những không được cải thiện mà ngày càng thêm
nguy ngập. Hệ thống ngân hàng châu Âu gặp khó khăn là do: Một là, sự ra đời của
đồng euro (năm 1999) và khả năng đi vay rất rẻ nhờ xương sống của đồng t iền này là
nền kinh tế Đức, các ngân hàng ồ ạt bơm t ín dụng và tạo lên bong bóng địa ốc lớn hơn
bong bóng địa ốc ở M ỹ (như m iền Nam nước Anh và Hy Lạp); Hai là, một số quốc
gia châu Âu đem tiền từ nơi có lãi suất thấp đến đầu tư vào nơi có lãi suất cao hơn.
Nhờ vậy, đồng euro tràn vào các nước Đông Âu và T rung Âu đang chuyển đỏi và đang
trong cơn sốt tái thiết; Ba là, nhiều ngân hàng của các nước có quy mô trung bình,
thậm chí là kém như Hy Lạp cũng trút tiền vào các dự án ở Đông Âu và bị đọng vốn ở
đó; Bốn là, làn gió độc từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008. Hệ thống ngân
hàng châu Âu vốn có nhiều khuyết tật ngay bên trong nội tạng khó mà thoát khỏi
khủng hoảng;Năm là, yếu tố khách quan như tình trạng già hóa dân số, tỉ trọng người
già ngày càng cao.
Liên minh châu Âu có sự thống nhất về kinh tế mà không có sự thống nhất về
chính trị. N gân hàng Trung ương châu Âu cũng trong tình trạng tương tự. Nghĩa là, có
thể bơm tiền cho các ngân hàng vay để mua trái phiếu chính phủ cho từng quốc gia
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 20
nhằm trợ giúp cho các mục chi tiêu công, nhưng lại không có thẩm quyền cần thiết để
ép các ngân hàng vì mọi quyết định phải có sự đồng ý của t ất cả. K hác với M ỹ, nơi
doanh nghiệp chủ động tìm vốn trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp châu
Âu lệ thuộc vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn. Vì vậy, nếu ngân hàng sụp đổ thì
nhiều doanh nghiệp khốn đốn và kinh tế châu Âu không chỉ bị suy trầm mà còn bị suy
thoái, tức là nặng hơn, sâu hơn và rộng hơn. Khủng hoảng nợ công xảy ra kh6ong chỉ
trong phạm vi 17 nước của khu vực đồng euro hay 27 nước của Liên minh châu Âu mà
lan ra toàn cầu.
Tổng mức nợ xấu mà các ngân hàng châu Âu đang bị kẹt tại 5 quốc gia khủng
hoảng nợ công (Hy Lạp, Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, It alia) đã lên tới 2100 tỷ
USD (tháng 9/2011), trong đó Hy lạp, Ai Len và Bồ Đào Nha đã nhận cứu trợ của
IMF và Quỹ EFSF của EU. N ếu Hy Lạp phá sản, các ngân hàng sẽ bị mất từ 50 – 60%
tổng giá trị trái phiếu các quốc gia mà họ nắm trong tay, chỉ số t ín dụng quốc gia bị
giảm, giá trị của các trái phiếu cũng bị giảm theo, tài chính của ngân hàng bị thất thoát
nhiều hơn, nguy cơ khủng hoảng tín dụng lan rộng. Điều này càng làm nhấn chìm nền
kinh tế đang bị suy thoái của châu Âu.
Tuy nhiên, để thuyết phục các ngân hàng chấp nhận khoản cắt giảm nợ 50% số
nợ Hy Lạp tránh nguy cơ sụp đổ của đồng euro gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu này vấp
phải sự phản đối của một số ngân hàng và các nhà đầu tư tư nhân, bởi theo họ: 1) sẽ
làm cho các ngân hàng bị hụt vốn; 2) sẽ tạo tiền đề nguy hiểm về việc “ xóa nợ công”
cho các quốc gia khủng hoảng. Theo đánh giá, việc xóa một phần nợ không có nghĩa là
xóa trắng, mà còn có thể t ạo cơ hội cứu vãn phần nợ còn lại, nếu không, một khi Hy
Lạp sụp đổ thì việc mất trắng là khó tránh khỏi, t hiệt hại sẽ trầm trọng hơn, với mức
cắt giảm 50% nợ trong giai đoạn trước mắt sẽ giúp Hy Lạp có thể tự đứng vững tạm
thời và tránh khủng hoảng nợ lan rộng đe dọa làm suy thoái kinh tế toàn châu Âu. Để
thực hiện động thái cắt giảm nợ, các ngân hàng châu Âu được y êu cầu tăng cường huy
động vốn trên thị trường để tạm thời bù đắp vào khoản thâm hụt vốn do giảm nợ, mức
cụ thể là 150 tỷ USD. Bên cạnh đó, kêu gọi các Chính phủ châu Âu hỗ trợ ngân hàng
trong việc tìm nguồn vốn hoạt động. Các ngân hàng châu Âu có đặc điểm là phụ thuộc
vào các khoản vay ngắn hạn, từ đó t ạo ra rủi ro cao dễ dẫn đến phá sản một khi nguồn
huy động vốn ngắn hạn đó không ổn định và thậm chí bị thu hẹp. Để tránh nguy cơ
này xảy ra, kế hoạch của EU là yêu cầu N gân hàng Trung ương Châu Âu cùng các cơ
quan liên quan nhanh chóng xây dựng hệ thống cung cấp vốn mới nhằm giúp các ngân
hàng chấm dứt tình trạng huy động vốn ngắn hạn. Biện pháp an toàn bảo đảm đó là đòi
hỏi các ngân hàng dành ra 9% (tháng 6/2012) giá trị tài sản để làm nguồn vốn dự
phòng (tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ 5% hiện t ại). Nhằm tránh việc giảm giá trị tổng tài
sản để dễ dàng đạt được tỉ lệ 9%, các nhà quản lý cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát
đối với các ngân hàng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu là cơ quan có đầy đủ thẩm quyền và khả năng
để làm hạ nhiệt lãi suất tín dụng cấp cho những thành viên y ếu kém nhất trong khu vực
đồng euro. ECB có thể đơn phương can thiệp hoặc phối hợp cùng với EFSF để bảo vệ
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 21
đồng euro một cách lâu dài. Các ngân hàng nên giữ lãi suất ở mức thấp để khuyến
khích tiêu thụ và đầu tư. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế cần phải được cải thiện,
củng cố niềm tin của khu vực tư nhân và người tiêu dùng.
Thứ năm, tái cấu trúc nền k inh tế. Tính cấp thiết của t ái cấu trúc nền kinh tế
được thể hiện t hông qua các nhân tố sau: 1) Cuộc khủng hoảng nợ công cho thấy chiến
lược hướng ra t hị trường quá mức có thể đưa tới những khó khăn nghiêm trọng khi thị
trường nước ngoài chao đảo. Do đó, trong thời gian tới trên thế giới sẽ diễn ra xu thế
cơ cấu lại nền kinh tế và thị trường theo hướng cân bằng hơn giữa thị trường trong
nước và nước ngoài, đặc biệt ở các nền kinh t ế có dung lượng thị trường nội địa lớn; 2)
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với nội dung chủ yếu là cách mạng
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ s inh học, công nghệ vật liệu mới, có
đặc trưng nổi bật là sự thâm nhập nhanh của tri thức và công nghệ cao vào tất cả các
ngành, các lĩnh vực k inh tế, và quyết định xu hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới
đang tác động rất mạnh mẽ đến các nền kinh tế trên thế giới. Nền kinh tế được gọi
bằng những khái niệm khác nhau như nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy), kinh
tế thông tin (information economy), kinh t ế mạng (network economy); 3) Cơ sở cho tái
cấu trúc nền kinh t ế dựa trên: i) mật độ kinh tế cao hơn thể hiện thông qua mức độ tập
trung của hoạt động kinh tế hay tổng sức mua trên một đơn vị diện tích bề mặt, ví dụ
như GDP trên một km2; ii) khoảng cách ngắn hơn để tiếp cận thị trường; iii) ít sự chia
cắt hơn để tranh thủ lợi thế quy mô và chuy ên môn hóa; 4) Xu hướng toàn cầu hóa
ngày càng gia t ăng. Kinh tế toàn cầu sẽ được cơ cấu lại, trong đó các ngành, các sản
phẩm tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường sẽ được quan tâm hơn… Đặc
điểm nổi bật của toàn cầu hóa kinh tế là t ính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
ngày càng gia tăng.
Thành công của các nền kinh tế đang cất cánh của châu Á cho thấy rõ một điều
là châu Âu sẽ cần phải trải qua một thời kỳ khắc khổ để phục hồi kinh tế. Châu Âu đã
đưa ra chiến lược kinh tế 10 năm (2010 – 2020) thay cho chiến lược Lisbon (2000 –
2010) với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế châu Âu dựa vào tri thức và đổi mới,
ngăn chặn nguy cơ tái xuất hiện khủng hoảng nợ công, tạo việc làm và duy tr ì đà t ăng
trưởng kinh tế.
Theo đánh giá của ông Olli Rehn – Ủy viên kinh tế châu Âu – t ái cấu trúc kinh
tế có thể giúp nền kinh tế EU tăng trưởng trên 2% trong thập kỷ tới, tạo thêm hơn 10
triệu việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 3% năm 2020. M ột trong những
biện pháp cải cách này là việc mở cửa thị trường, xóa bỏ rào cản đối với các công ty tư
nhân và cá nhân đầu tư vào khối. Hy Lạp, Ai Len cần phải tái cấu trúc cao bởi Đức,
Áo, Hà Lan đã không thể và không muốn nuôi những con nợ không còn hy vọng trả
được nợ. Việc t ái cơ cấu lại các khoản tín dụng là cần thiết bởi vì bất kỳ tiền lệ không
trả được khoản nợ công ở khu vực đồng euro đều sẽ kéo theo những hậu quả nặng nề.
Việc thành lập Quỹ tiền tệ của riêng EU (với số vốn ban đầu là 750 triệu euro) được
coi là bước đầu tiên của tiến trình cải cách. Quỹ tiền tệ EU sẽ là một t ổ chức đủ mạnh
với nguồn lực có thể can thiệp nhanh vào những thành viên gặp khó khăn. Bên cạnh đó,
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 22
Cơ chế “ học kỳ châu Âu” (European Semest er) được thiết lập nhằm phối hợp liên kết
chặt chẽ giữa các thành viên châu Âu về kinh t ế để tránh tái diễn khủng hoảng nợ
tương tự. M ục tiêu của cơ chế này là giám s át mạnh mẽ để kiểm soát kinh tế vĩ mô,
kiểm soát chi tiêu ngân sách, thâm hụt tài chính.. Tiếp theo đưa Quỹ khủng hoảng tạm
thời của châu Âu trở thành Quỹ thường xuy ên (do các thành viên EU và IMF góp vốn).
Hy Lạp cam kết sẽ “tái cấu trúc” nền kinh tế để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ,
thông qua một kế hoạch t ới năm 2015 nhằm cắt gỉam ngân sách và bán tài sản. M ục
tiêu giảm chi ngân sách từ mức 53% GDP năm 2009 xuống 44% GDP vào năm 2015.
Trước mắt, Hy Lạp sẽ tiết kệm 23 tỷ euro từ các chính sách cắt giảm chi t iêu giai đoạn
2012 – 2015 và tiết kiệm 3 tỷ euro khác t hông qua các biện pháp “sửa chữa” tài chính
áp dụng ngay trong năm 2011. Ngoài ra, Hy Lạp cũng sẽ bán tài sản quốc gia trị giá 15
tỷ euro, đồng thời tư nhân hóa vài tập đoàn quốc doanh như công ty điện lực công
cộng (Public P ower Company – PPC) và t ập đoàn viễn thông OTE nhằm giảm “núi
nợ” khổng lồ. Mục tiêu của Hy Lạp là sẽ đạt được ít nhất 50 tỷ euro (khoảng 71,22 tỷ
đôla) thông qua chương trình tư nhân hóa trong 4 năm (2010 – 2014) nhằm cắt giảm
nợ. Theo mục tiêu mới đây nhất, Hy Lạp sẽ phấn đấu đạt được 15 tỷ euro (khoảng
21,36 tỷ đôla) cho tới năm 2013. Hy Lạp đã chỉ định nhóm các nhà tư vấn cho 15 dự
án tư nhân hóa, trogn đó có dự án bán 34% cổ phần trong công ty cung cấp dịch vụ cá
cược OPAP, một trong số ít ỏi các công ty làm ăn có lãi. Việc tư nhân hóa một phần
hay toàn bộ khoảng 30 doanh nghiệp nhà nước, từ lĩnh vực vận tải (xe lửa, cảng và sân
bay) đến năng lượng với công ty điện lực quốc gia, đến lĩnh vực giải trí (xổ số, cá
cược) hay quản lý nước có thể mang lại thêm 15 tỷ euro cho Hy Lạp. Tuy nhiên, việc
bán phần bất động sản do nhà nước sở hữu, được xem là mang lại nhiều tiền nhất,
khoảng 35 tỷ euro. Yêu cầu của các chủ nợ (Ủy ban châu Âu, IMF và N gân hàng
Trung ương châu Âu) đặt Hy Lạp dưới sự giám sát chặt chẽ nên chương t rình tư nhân
hóa của Hy Lạp không phải chỉ có mình Nhà nước Hy Lạp quản lý. M ột cơ quan quản
lý độc lập và chuyên nghiệp được thiết lập để triển khai giám sát chương trình tư nhân
hóa của Hy Lạp.
Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ bằng biện pháp “tái cấu trúc kinh t ế”
chứ không phải là “t ái cơ cấu nợ” bởi vì “tái cơ cấu nợ” có t hể phá hủy lòng tin của
các nhà đầu tư đối với Hy Lạp. Hy Lạp không nên tái cơ cấu nợ (tức là cho miễn trả lãi
trong một thời gian hoặc đẩy lùi thời điềm thanh toán nợ) vì giải pháp này không giải
quyết được những khó khăn kinh tế của Hy Lạp, trái lại sẽ gây thiệt hại cho khu vực
Eurozone. Tái cấu trúc nợ khổng lồ của Hy Lạp sẽ không giúp gì nước này bởi Chính
phủ Hy Lạp cần phải t ập trung vào thúc đẩy nền kinh t ế. Theo Chuyên gia kinh tế cao
cấp của Ngân hàng Trung ương châu Âu – ông Juergen Stark đánh giá: Nếu một quốc
gia trong khu vực đồng t iền chung châu Âu phải tái cấu trúc lại nợ, cuộc khủng hoảng
ngân hàng sẽ xảy ra, và trong trường hợp xấu nhất có thể gây ra những t ác động dây
chuyền tồi tệ hơn với sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ). Theo ông: 1)
một quốc gia nợ nần nhiều cần phải cố gắng đạt thặng dư ngân sách. Tái cấu trúc nợ sẽ
không thay đổi được cán cân ngân sách; 2) cần phải tăng nhanh hơn nữa tăng trưởng
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 23
kinh tế. Tái cấu trúc nợ sẽ không giúp gì cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch cải cách của Italia là sẽ bán các tài sản công trị giá 21 tỷ euro, nâng
độ tuổi về hưu từ 65 tuổi (năm 2011) lên 67 tuổi (năm 2026), tăng thuế VAT và giá
nhiên liệu, ngừng t ăng lương ở khu vực nhà nước đến năm 2014, cải cách thị trường
lao động, miễn giảm thuế cho các dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng và những công ty sử
dụng lao động trẻ
3.2 Giải pháp cho nợ công của Việt Nam
Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ hơn tốc độ tăng và hiệu quả sử dụng nợ công,
trên cơ sở kiểm soát thâm hụt ngân sách hợp lý và có chiến lược cụ thể về huy động và
sử dụng hiệu quả nợ công trong trung hạn vì mặc dù tỷ lệ nợ công và nợ nước ngoài
trên GDP của VN chưa quá cao (thấp hơn 50%) nhưng trong điều kiện mức tín nhiệm
tín dụng quốc tế thấp, chỉ cần một cú sốc tài chính nhỏ, các nhà đầu tư rút vốn, có thể
biến các khoản nợ dài hạn ngay lập tức thành nợ ngắn hạn như khuyến cáo trước đó.
Một là, hoàn thiện thể chế chính sách và các công cụ quản lý nợ công.
Hai là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay: đặc biệt trong sử dụng
vốn ODA, chúng ta phải khắc phục bất hợp lý và phải gắn kết từ khâu huy động đến
khâu trả nợ; Xây dựng chương trinh đầu tư công trên cơ sở rà soát lại các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình/dự án trọng điểm để làm căn cứ cho việc huy động,
phân bổ nguồn vốn phù hợp; Tranh thủ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi ở mức hợp lý,
tiếp tục hài hòa hóa thủ tục vay nợ/viện trợ.
Ba là, t ăng cường công tác giám s át và quản lý rủi ro về nợ công: trước hết là
nghiên cứu, xây dựng và triển khai phương án xử lý rủi ro. Trước đây nợ công chúng
ta huy động nhiều nhưng giờ đây cách t iếp cận chuyển hướng sang việc thay vì chỉ huy
động nhiều, mục tiêu là chúng ta phải giám sát và quản lý rủi ro. Chúng ta có những
bài học từ nợ xấu, cần phải xây dựng những phương án, khuôn khổ, thể chế để chuyển
đổi nợ thành viện trợ/đầu tư, mua bán nợ, hoán đổi nợ, phải chủ động trích lập, bố trí
nguồn dự phòng vì rủi ro rất lớn.
Bốn là, kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Có nhiều dự
án, chẳng hạn trước đây như Vinashin do Chính phủ bảo lãnh, hiện nay một số dự án
về điện, xi măng, cơ sở hạ tầng, giao thông, giấy... còn khó khăn trong lĩnh vực trả nợ.
Năm là, tăng cường phát triển thị trường trái phiếu trong nước: Phát triển thị
trường trái phiếu sơ cấp là ưu tiên hàng đầu; Phát triển thị trường thứ cấp nhằm t ăng
cường tính thanh khoản và minh bạch của t hị trường trái phiếu; Xây dựng đường cong
lãi suất trái phiếu Chính phủ.
Sáu là, chú trọng công tác quản lý nợ chính quyền địa phương. Hiện nay, nợ
chính quyền địa phương theo hai khuôn khổ: nợ công và phát hành trái phiếu chính
quyền địa phương, ngoài ra còn theo luật ngân sách. Vì thế, chúng t a phải hoàn thiện
cơ chế huy động vốn vay và trả nợ vốn vay chính quy ền địa phương; Đ a dạng hóa hình
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 24
thức huy động vốn đầu tư phát triển: phát hành trái phiếu chỉnh quyền địa phương,
BOT, BTO BT, PPP,..
Bảy là, xây dựng, hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý nợ công theo hướng hiện
đại hóa và từng bước phù hợp với t hông lệ quốc tế; Tăng cường công t ác kiểm toán
nội bộ, giám sát rủi ro hoạt động, tự đánh giá công tác quản lý đối chiếu với các tiêu
chuẩn quốc tế; Đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nợ.
Tám là, tiếp tục từng bước tăng cường cập nhật và công khai minh bạch hoá
thông tin về nợ công thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin t heo dõi, giám sát và
đánh giá bền vững nợ công.
Chín là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa và nâng cao hiệu
quả cơ quan quản lý nợ.
Mười là, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế và nghiên cứu để từng bước cải
thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 25
KẾT LUẬN
Thông qua đề t ài này chúng em mong muốn được gửi đến bạn đọc một cái nhìn
tổng quan nhất về vấn đề Nợ công, các cuộc khủng hoảng Nợ công đang diễn ra trên
thế giới, cách ứng phó của các nước và bài học cho Việt Nam, đồng thời nghiên cứu
sâu về vấn đề Nợ công ở Việt Nam, tình hình quản lý và các biện pháp đối phó và
nâng cao hiệu quả quản lý. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đang diễn biến
phức tạp và lan nhanh ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, xã hội Châu Âu nói riêng và
nền kinh tế toàn cầu nói chung mà hệ lụy của nó là nạn thất nghiệp và biểu tình phản
đối chính sách thắt lưng buộc bụng của Chính phủ là những hệ quả thấy rõ trước mắt.
Nên việc nghiên cứu lý luận của Nợ công, các biện pháp đối phó của các nước phát
triển, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để nâng cao hiệu quả quản lý Nợ công là vấn
đề thực sự rất hữu dụng.
Tiểu luận môn Tài chính quốc tê
Nhóm 13 – Lớp 19A-TCNH 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạp chí phát triển và hội nhập số 11 – Tháng 7-8/2013
- Tạp chí tài chính: tapchitaichinh.vn
- Phạm Thị Thanh Bình (cb) – Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý
chính sách đối với Việt Nam – NXB KHXH 2013
- ADB Key Indicators for Asia and The Pacific
- Ủy ban Kinh tế (2013). Nợ công v à tính bền vững của Việt Nam: Quá khứ, hiện tại
và tương lai, Nxb Tri thức, Hà Nội
- Bộ Tài chính Bản tin Nợ nước ngoài
-
luy.41123/#ixzz2f8Bx2mjX
- Don P. Clark, “FDI, Technology Sp illovers, Growth, and Income Inequality: A
Selective Survey”, Global Economy Journal, Volume 11, Issue, 2011.
- Eiteman, D., K, Arthur I. Stonehill, and Micheal H. Multinational Business Finance.
12th . Boston, Massachusetts: Prentice Hall, 2010.
- Gonzales . H, Brenda, “Investors’ Risk Appetite and Global Financial M arket
Conditions,” IMF Working Pap er 08/85 (Washington: International Monet ary Fund),
2008.
- Jaimovich. D and Panizza. U, “Public debt around the world: a new data set of
central government debt”, Applied Economics Letters, 2010.
- Madura, J. International Corporat e Finance. 9th . Mason, Ohio: South-Western, a p art
of Cengage Learning, 2008.
- Shapiro. C, “Multinational Financial M anagement ”, Sixt h Edition, Prentice Hall,
1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_13_tieu_luan_tai_chinh_quoc_te_6398.pdf