Ở điều kiện bình thường, kênh rạch là một bộ máy điều hòa không khí khổng lồ. Nhưng thực tế, hệ thống kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh đã và đang ô nhiễm một cách trầm trọng mà kênh Ba Bò là một ví dụ điển hình. Mà các ảnh hưởng của nó đến môi trường và con người là rất lớn đối với mỹ quan cũng như sức khỏe cộng đồng. Chính quyền địa phương và người dân coi đây là một vấn đề bức xúc nhưng vẫn chưa có những biện pháp khắc phục thực sự hiệu quả, đòi hỏi sự cố gắng hơn nữa trong công tác quản lý cũng như công nghệ vì một hệ thống kênh rạch sạch hơn trong tương lai.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4582 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ô nhiễm kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
&
Bài báo cáo môn học
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
Đề tài
Ô NHIỄM KÊNH RẠCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHÓM 4
GVHD: Phạm Thị Anh
SVTH: Trần Thị Ngọc Phương
Lê Thương Minh Ngọc
Nguyễn Thị Vân Nga
Phạm Thùy Liên
Trần Thị Kim Châu
Trần Thị Thanh Nhạn
Dương Thị Lan Oanh
Lý Thị Phương Thảo
Lớp: K13M01
Thành phố Hồ Chí Minh , tháng 6 năm 2010
MỤC LỤC
TỔNG QUAN .3
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .4
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP 6
2.1 KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (QUẬN THỦ ĐỨC) – BÌNH DƯƠNG 6
2.2 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 6
CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 9
3.1 Ô NHIỄM NƯỚC 9
3.2 MẤT MỸ QUAN VÀ TẮC NGHẼN KÊNH 11
3.3 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 12
3.4 LÂY TRUYỀN DỊCH BỆNH 12
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP 14
4.1 BIỆN PHÁP VỀ MỸ QUAN ĐÔ THỊ, CHỐNG TẮC NGHẼN, NGẬP LỤT 14
4.2 Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT VÀ NƯỚC NGẦM 14
4.3 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ, LÂY LAN DỊCH BỆNH 15
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
5.1 KẾT LUẬN 16
5.2 KIẾN NGHỊ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
TỔNG QUAN
Nước là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta vì không có nó cuộc sống sẽ không existence and industrial activities can not take pl tồn tại và hoạt động công nghiệp không thể xảy ra. Nhưng nhiều năm trở lại đây tình hìnhpopulation increases with a parallel expansion in industrial and agricultural activities, water dân số tăng lên song song với việc mở rộng nông nghiệp cũng như các hoạt động công nghiệp đã gây nên các vấn đề môi trường nghiêm trọng, trong đó ô nhiễm nước vẫn đáng quan tâm hơn khi hàng triệu người dân nước ta lấy nước để sinh hoạt từ unprotected canal, stream and pond which are contaminated with human waste. rạch, suối, ao có nhiễm chất thải của con người.This type Loại of contamination has been estimated to cause more than three million deaths annuaô nhiễm đã được ước tính gây ra hơn ba triệu người chết hàng năm. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được tình trạng ô nhiễm kênh rạch hiện nay và Oke Afa cđưa ra hướng giải quyết mới để giảm thiểu các tác động từ thực trạng này cũng như sự cần thiết trong việc xây dựng hệ thống xử lí và kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa để bảo đảm cuộc sống người dân và đem lại cho đô thị một cảnh quan xanh - sạch - đẹp.
Chương 1
GIỚI THIỆU
Ô nhiễm môi trường đã và đang là một vấn đề quan trọng, hệ quả của một quá trình phát triển nóng của các nước đang phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa như Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, quá trình đô thị hố và tập trung dân cư nhanh chóng là những nguyên nhân gây nên hiện trạng quá tải môi trường ở những thành phố lớn. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, ô nhiễm kênh rạch là một trong những vấn đề môi trường bức xúc lôi cuốn sự quan tâm của các nhà quản lý và cộng đồng dân cư. Trong đó nước thải từ khu dân cư, từ các nhà máy, khu công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý không đầy đủ được xả thải trực tiếp vào sông và kênh rạch gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh lại được thiên nhiên ưu đãi cho một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, len lỏi qua khắp 24 quận, huyện. Ngồi các trục sông chính, thành phố Hồ Chí Minh còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt với trên 100 tuyến sông rạch với chiều dài gần 700km. Hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng Thé, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, kênh Tẻ, kênh Đôi, Tàu Hủ. Ba Bò. Ở phía nam thành phố, thuộc địa bàn Nhà Bè, Cần Giờ, mật độ kênh rạch dày đặc. Phía Củ Chi, Bình Chánh có các kênh cấp 3 – 4 của kênh Đông, kênh Tham Lương, kênh An Hạ, kênh Thái Mỹ, kênh Xáng... giúp cho việc tưới tiêu được thuận tiện
Có khoảng 70% chiều dài (trong tổng 76 km) các tuyến kênh rạch trong nội thành bị ô nhiễm. Bên cạnh các hệ thống kênh rạch chính như Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hố – Lò Gốm, Tàu Hủ – kênh Đôi, kênh Tẻ – Bến Nghé, Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật, Ba Bò, ô nhiễm đã lan trầm trọng đến các nhánh con, len lỏi sâu vào khu dân cư. (cục Bảo vệ môi trường TP.HCM)
Những số liệu về hứng, tải ô nhiễm của hệ thống kênh rạch trên địa bàn thành phố khiến cho những ai - dù hững hờ thờ ơ nhất - cũng phải rùng mình về mức độ ô nhiễm. Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố mỗi ngày bị đầu độc bởi sơ sơ có 40 tấn rác thải các loại và 70.000m3 nước thải công nghiệp (vài năm trước số liệu này là 200.000m3)... chưa qua xử lý.
Ô nhiễm kênh rạch có nguyên nhân chủ yếu từ chất thải, nước thải sinh hoạt và từ các khu công nghiệp, sản xuất. Sau 20 năm phát triển đô thị với tốc độ chóng mặt, hệ thống bờ sông, kênh rạch của thành phố Hồ Chí Minh bị dân di cư lấn chiếm trầm trọng. Khó có thể thống kê hết số nhà lấn chiếm bờ sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố suốt 20 năm buông lỏng quản lý vừa qua. Nhưng chỉ cần so sánh hệ thống kênh rạch hiện nay với “thành phố sông nước” mà các sách địa chí mô tả về Sài Gòn trước giải phóng thì có thể mường tượng con số nhà lấn chiếm lớn đến bậc nào. Theo thống kê của thành phố thì chỉ trên hơn 1.000 km sông, kênh rạch chính đã có mấy chục ngàn hộ dân lấn chiếm. Và người dân cứ vô tư xả thải rác và nước thải ra các con kênh, làm cho những con kênh ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng.
Bên cạnh đó, nước thải từ các khu công nghiệp, sản xuất cũng là một nguyên nhân không nhỏ gây nên mức độ ô nhiễm cho các con kênh trải dọc theo thành phố
Thời gian qua, dù thành phố đã nhiều dự án cải tạo kênh rạch của thành phố, nhưng chất lượng nước các hệ thống kênh rạch “dù có cải thiện” so với những năm trước nhưng ô nhiễm vẫn không giảm.(Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM)
Bài báo cáo này đề cập đến tác động môi trường của hệ thống kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh. Các mục tiêu cụ thể của bài báo là để phân tích hiện trạng, nguyên nhân ô nhiễm từ kênh rạch qua đó xác định các giải pháp để giảm bớt những tác động môi trường. Do đó, chúng tôi chọn khu vực kênh Ba Bò thuộc Bình Dương kéo dài đến Thủ Đức, một con kênh đang trong tình trạng ô nhiệm nặng do nước thải từ các khu công nghiệp thuộc Bình Dương, và từ nước thải sinh hoạt chảy về Thủ Đức đề đề cập và phân tích.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP
2.1 Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức) - Bình Dương
Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, Huyện Thủ Đức cũ đã được chia thành ba quận mới là Quận 9, Quận 2 và Quận Thủ Đức. Diện tích Thủ Đức là 47,46 km², dân số đến 1/4/2009 là 442.110 người.
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Với vĩ độ bắc 110°52' - 120°18' và kinh độ đông 106°45' - 107°67'30. Phía bắc giáp với Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Với diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước). Tổng diện tích 269.554 ha đất ở, 5.845 ha đất nông nghiệp, 215.476 ha đất lâm nghiệp, 12.791 ha đất chuyên dùng, 22.563 ha đất chưa sử dụng.
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế. Có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Sóng Thần 1… Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngồi với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Song song với phát triển kinh tế thì những khu công nghiệp này cũng gây ra những tác động đến môi trường là không nhỏ. Đặc biệt là ảnh hưởng lên kênh Ba Bò gây ô nhiễm một địa phận dài từ Bình Dương đến thành phố Hồ Chí Minh (Thủ Đức).
Kênh Ba Bò dài chừng 1,7 km, rộng trung bình chỉ 1,5 m chảy qua các địa phận tỉnh Bình Dương và phường Bình Chiểu (quận Thủ Đức). Tuy nhiên khu dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp lại thuộc về P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức. Lượng nước thải đổ về con kênh này tính trung bình mỗi ngày chừng 15.000 m2. Lưu lượng nước cao nhất là vào lúc 17 – 18 h.(Hồng Cường 2010. Theo Phòng môi trường quận Thủ Đức).
Hai nguồn thải chính trên kênh Ba Bò là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
2.2 Phân tích hệ thống
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm kênh Ba Bò chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp, dân cư... thuộc tỉnh Bình Dương - cũng là khu vực thượng nguồn dòng kênh.
Cụ thể hơn, theo sở này, nguồn ô nhiễm dòng kênh là nước thải của KCN Sóng Thần 1 và 2; nước thải và rác thải của dân cư từ tổ 11 đến tổ 16 thuộc xã Bình Hòa (Thuận An, Bình Dương). Đặc biệt, nguồn ô nhiễm lưu cữu được tích lũy nhiều năm trong hồ chứa nước của KCN Sóng Thần 1, hào nước và hồ điều tiết kênh Ba Bò.
Theo báo cáo thì những nguồn thải công nghiệp với lưu lượng lớn lâu nay đổ vào kênh Ba Bò đã được thu gom và kiểm sốt. Tuy nhiên, theo điều tra đến đầu cho biết tại KCN Đồng An (Bình Dương) còn 11 doanh nghiệp chưa đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải chung. Ngồi ra, kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Sóng Thần 1 và 2 phát hiện nước thải sau xử lý vẫn còn vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là hai lần và lượng nước này được xả ra kênh Ba Bò( Báo cáo của Sở TN-MT TP.HCM, tháng 7-2009). Tuy nhiên trong một cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng lượng nước này không phải đi từ hệ thống xử lý nước thải mà đi ra từ bể chứa tức là chưa được xử lý. Tình trạng xả thải lén lút về đêm của các doanh nghiệp làm cho kênh ô nhiễm gấp 3 – 4 lần ban ngày có khi lên đến 16 lần.(Sở Tài nguyên-Môi trường TPHCM)
Một nguyên nhân không nhỏ góp phần cho kênh Ba Bò thêm ô nhiễm là hiện trạng hàng trăm ống xả nước thải sinh hoạt, vệ sinh của 800 hộ dân và hơn 2.500 phòng trọ sống dọc hai bên bờ kênh Ba Bò vẫn được xả thẳng xuống kênh. Ngồi việc xả nước thải sinh hoạt, các hộ dân nơi đây còn trút xuống kênh và khu vực ven hai bờ kênh lượng rác thải khá lớn. (Văn Hùng, Báo NLĐ 2009)
Tất cả nguồn ô nhiễm trên đều đổ vào kênh Ba Bò rồi chảy qua rạch Vĩnh Bình, sau đó chảy thẳng ra sông Sài Gòn. Đây là khu vực hạ nguồn của tuyến kênh.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, các nguyên nhân trong công tác quản lý cũng góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường còn yếu kém. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Sự thiếu hụt về tài chính và ý thức người dân nơi đây chưa cao.
Mặt khác ngồi nguyên nhân chủ quan do con người gây ra thì mạng lưới kênh rạch chằng chịt cộng thêm chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông đã gây khó khăn cho việc tiêu thốt nước trong phạm vi thành phố, làm ảnh hưởng đến sự chuyển tải các chất bẩn và tăng thêm mức độ ô nhiễm do việc ứ đọng rác thải vào những giờ nước lên lớn nhất.
Hiện trạng ô nhiễm trầm trọng của kênh Ba Bò đã gây ra nhiều bức xúc cho người dân bởi khả năng nguy hại của nó. Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, môi trường nước mặt, nước ngầm,không khí xung quanh, khả năng lây tryền dịch bệnh và do đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Hệ thống nhỏ Hoạt động Chất gây ô nhiễm Hệ quả
Rác thải, vật trôi nổi, bèo, xác động vật
Mất mỹ quan đô thị
N, P
COD, BOD, SS, DO
Tắc nghẽn các kênh rạch
Sinh hoạt.
Xả rác bừa bãi.
Ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm
Hoạt động của các khu công nghiệp tập trung.
Xả nước thải chưa qua xử lý.
Đổ bậy phân thải ra kênh
Hoạt động thu gom phân hầm cầu.
Lây lan dịch bệnh
Gây ô nhiễm không khí
Hoạt động sản xuất nằm rải rác ven kênh.
Bùn lắng
Vi sinh vật
CH4, NOX,CO, H2S, CO2
Hình 2. Sơ đồ hệ thống về ô nhiễm kênh rạch và các tác động đến môi trường của nó
Chương 3
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1 Ô nhiễm nước
Dù là khu vực đất cao 15 – 19 m so với mực nước biển, nhưng vào mùa mưa cả khu vực rộng lớn bị ngập gây khốn khổ cho bao người. Đó là tình trạng ô nhiễm ở kênh Ba Bò, quận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh). Mặc dù có nhiều chính sách ban hành kiểm sốt và xử phạt nhưng chất lượng nước trên kênh vẫn chưa được cải thiện (Ngọc Hạnh, 2010). Qua thực tế giám sát, tình hình nước kênh Ba Bò vẫn không đạt như mong muốn. Các chỉ tiêu cơ bản như COD, BOD… đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Nguồn nước vẫn chưa có sự chuyển biến đáng kể. Nước của kênh tồn tại nhiều hóa chất đặc trưng của nước thải công nghiệp. Theo các điều tra gần đây, ngay tại thượng nguồn kênh Ba Bò, ngồi hệ thống kênh nổi dẫn nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần I và II, tại đây còn có một ống cống ngầm khác cũng thải nước ô nhiễm đen kịt. Hệ thống ống cống ngầm này dẫn nguồn nước thải từ một phần KCN Đồng An và khu nhà máy 550 (Thành An, 2010). Đây chính là hệ thống xả nước thải mà các cơ quan chức năng chưa hề đề cập trong những cuộc họp của tỉnh Bình Dương.
Kết quả phân tích trên kênh Ba Bò cho thấy chỉ số DO trên ba tuyến rất thấp, hầu hết không đạt chuẩn. .Kênh Ba Bò đã bị xem là dòng kênh chết, nói cách khác, ở nhiều đoạn của dòng kênh này không còn sự sống bởi nồng độ oxy hòa tan (trong nước) cho thấy tất cả các điểm đo đạc đều có nồng độ oxy hòa tan không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B, và tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh. Chỉ số COD vượt tiêu chuẩn 2-21 lần. Chỉ số BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 – 16 lần. Tổng phôtpho vượt từ 1,3 – 33 lần. Nồng độ nitơ gấp 25 – 202 lần. Nồng độ chất hoạt động bề mặt vượt 1,6 – 15 lần. Ngồi ra, nồng độ coliform vượt tiêu chuẩn cho phép 1.100 lần… . Nồng độ NH3 trong năm đợt khảo sát gần đây vượt tiêu chuẩn cho phép 5 – 25 lần, H2S vượt tiêu chuẩn 1,4 – 5 lần. Các chất như ammoni, TSS, Fe, tổng lượng hữu cơ… đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 4 lần (Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM- 2009).
Ở khu vực đầu nguồn kênh Ba Bò, nước ngầm hầu như bị nhiễm bẩn hết với chỉ số kim loại cao. Giếng sâu tầm 30 – 35 m là nước không còn xài được, phải khoan cỡ 70 m trở lên. Ở khu vực này hầu hết các hộ dân chưa có nước sạch để dùng, nguồn nước sinh hoạt là nước ngầm, nhưng nguồn nước ngầm ở tầng nông bị ô nhiễm hồn tồn
Chất lượng nước ngầm tại khu vực kênh Ba Bò có sự ô nhiễm nguồn nước ngầm với chỉ số kim loại cao. Ở khu vực đầu nguồn kênh Ba Bò, nước ngầm hầu như bị nhiễm bẩn hết. Giếng sâu tầm 30 – 35 m là nước không còn xài được, phải khoan cỡ 70 m trở lên. Ở khu vực này hầu hết các hộ dân chưa có nước sạch để dùng, nguồn nước sinh hoạt là nước ngầm, nhưng nguồn nước ngầm ở tầng nông bị ô nhiễm hồn tồn .( Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh 2009)
Nguy hiểm hơn là phần lớn người dân sống quanh khu vực kênh Ba Bò đều chưa có nước máy, phải dùng nước giếng khoan, nhưng thời gian này, chất lượng nước thay đổi đang làm mọi người hết sức lo lắng. Nước máy nổi đầy bọt trắng xóa, mùi hôi tanh từa tựa mùi hôi của nước kênh, để một hồi lâu thấy chiếc ca nhựa đựng nước đóng nhớt vàng, sàn và tường chỗ vòi nước nhuộm một màu vàng như gỉ sắt. Nhiều nơi giếng khoan sâu hơn 60 m, nước vẫn trong nhưng vị lại chua, không lâu bắt đầu có mùi hôi tanh không ai dám dùng (Sương, 2010).
Một vấn đề chính trong cải tạo kênh Ba Bò chính là kiểm sốt nguồn xả thải công nghiệp của các doanh nghiệp trong khu vực. Qua kiểm tra còn đến 85/508 hố ga điểm đấu nối nước mưa của các doanh nghiệp vẫn có hiện tượng nước chảy dù trời không mưa. Điều này cho thấy có hiện tượng rò rỉ trong hệ thống đấu nối vào nhà máy xử lý nước thải. Bên cạnh đó, vẫn còn đến 31 doanh nghiệp có hành vi vi phạm về bảo vê môi trường, lợi dụng trời mưa để xả nước thải hoặc đối phó với ngành chức năng trong việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường… Các ngành chức năng cần tiếp tục tăng cường kiểm tra và có biện pháp xử lý kiên quyết các doanh nghiệp cố tình vi phạm ô nhiễm môi trường. Bởi khi kiểm sốt được ở đầu nguồn thải mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm của kênh Ba Bò.
3.2 Mất mỹ quan và tắc nghẽn kênh.
Chỉ cần nhìn bằng mắt thường, mỗi người trong chúng ta đều có thể đoán được mức độ ô nhiễm của các con kênh, rạch trên địa bàn thành phố đang ngày một giảm thê thảm.
Sự thất vọng và chán nản hiện rõ trên khuôn mặt từng người dân khi được đồn thanh tra tiếp xúc vì hỏi nhiều, trả lời nhiều, bức xúc nhiều nhưng đến nay ô nhiễm vẫn nhiều, thậm chí có phần hơn.
Ở Bình Dương 100% các công ty thuộc Khu công nghiệp Sóng Thần I, II đã đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, hiện nay nước kênh Ba Bò vẫn đen kịt, rác mới rác cũ chất cao, rác bện lấy nhau như cầu phao trên mặt nước. Chỗ rộng nhất của dòng kênh này là 25m, chỗ hẹp nhất là 10m trôi nổi rất nhiều rác (Kim Vân, 2010).
Từ tháng 6 đến tháng 9-2009, Công ty CTN-MT tỉnh Bình Dương đã thực hiện dự án nạo vét và vớt rác tạo thông dòng chảy kênh Ba Bò. Sau 4 tháng thực hiện, đã vớt được 18.305 tấn rác trên đoạn kênh dài 3,1 km . Nhưng hiện nay con số đó vẫn tiếp tục tăng, con kênh tiếp tục bị đầu độc. Phần lớn nguồn thải này là rác và nước thải sinh hoạt của khoảng 800 hộ dân và trên 2.500 phòng trọ thuộc tổ 11 đến tổ 16 của xã Bình Hòa, huyện Thuận An. Dưới lòng kênh có rất nhiều túi ni lông chứa rác thải sinh hoạt, thậm chí còn có cả thùng xốp hư, nguyên cả một cái giường, cây trứng cá bị chặt ngang gốc... vứt xuống lòng kênh. .
Rác thải từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người trên kênh rất nhiều, đến nỗi gây ùn tắc dòng chảy. Chính vì thế nay dòng kênh này còn bị gọi bằng nhiều tên khác: kênh thối, kênh chết... Dòng nước ô nhiễm khủng khiếp ở đây chảy miệt mài quanh năm suốt tháng và nơi tiếp nhận cuối cùng là sông Sài Gòn. Tại cống Ba Bò (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức), tồn tại một khối bọt trắng xóa, cao cỡ 2 – 3 m sủi trên miệng cống gây mất mỹ quan cả khu vực ( Thu Sương, 2010). Tảng bọt ấy sinh ra từ dòng nước đen hôi thối. Những người dân sinh sống quanh cống thối này than vắng thở dài chịu đựng.
Các nhà máy, KCN vẫn lén xả vào ban đêm và hình như ngày càng nghiêm trọng hơn vì trước kia khối bọt thấp và ngắn nhưng gần đây đêm nào cũng có mùi thối nồng nặc, sáng ra là thấy khối bọt khổng lồ từ chân cầu Liên Tỉnh lộ 43 kéo dài đến gần 10 m. Nhiều nơi lớp bọt dựng cao đến cả mét chứ không ít.
Khối bọt khổng lồ trên kênh Ba Bò, đoạn chảy qua cầu
Liên Tỉnh lộ 43 thuộc phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức.
3.3 Ô nhiễm không khí
Bùn đen đặc sánh gây mất mỹ quan đô thị và tạo mùi tanh hôi gây nguy cơ nhiễm các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa ngày càng cao. Đứng trên bờ kênh quan sát dòng nước đen ngòm đang chảy mạnh, dù cách xa đến 2 m, vẫn bị dội ngược vì mùi thối và khí hăng bốc lên từ dòng nước làm cho cay mắt . Một số người dân trong khu vực đã bị mắc một số bệnh về đường hô hấp,ung thư,nhiều đứa trẻ mới lên mười lại gầy còm, xanh xao mà không khỏi xót xa. Hơi nước ô nhiễm từ kênh bốc lên ngấm vào da làm ngứa ngáy, khó chịu gây ra các bệnh nấm, lở loét.
Mùi hôi thối từ kênh bốc lên nồng nặc không những gây khó chịu cho người dân, mà còn phá hoại cơ sở vật chất của các hộ dân sống gần đó.Tôn lợp nhà của người dân bị oxi hóa nhanh sử dụng được độ hai năm là phải thay do bị mục, thủng lỗ. Người dân sống dọc kênh Ba Bò cho rằng do nước dòng kênh này quá ô nhiễm, có thể hòa lẫn trong đó nhiều loại hóa chất khác nhau, khi nước bốc hơi đáp lên mái nhà làm mục tôn và hư hại một số vật dụng thường ngày.
Theo quan sát những căn nhà nằm gần kênh, tôn đều bị gỉ sét, ăn mòn nham nhở. Hơn nữa, sự tàn phá của ô nhiễm trên kênh Ba Bò có bán kính xa hơn, mặc dù cách con kênh cả chục mét nhưng đồ điện tử trong nhà dân trong một thời gian ngắn là hư.
3.4 Lây truyền dịch bệnh
Nước trong kênh Ba Bò đen kịt ,hàm lượng vi sinh vật gây bệnh ở con số báo động .
Kết quả phân tích mẫu nước lấy dọc kênh Ba Bò đã đưa ra con số giật mình: vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất đến 11.000 lần (so với tiêu chuẩn nước mặt, loại B). Còn so với tiêu chuẩn VN dành cho nước thủy lợi (cho vùng đất trồng rau và các loại thực vật khác dùng ăn tươi, sống) thì loại vi sinh fecal coliform - nguy cơ gây các bệnh đường tiêu hóa - vượt tiêu chuẩn cho phép từ 450 lần trở lên. Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM cảnh báo: “đây là vấn đề đáng quan tâm nhất và cần thiết phải cảnh báo, vì diện tích đất nông nghiệp dọc khu vực kênh Ba Bò sử dụng nguồn nước của kênh để tưới tiêu cho rau tươi trồng trong khu vực...”.
Không những thế vi sinh vật cũng bị ảnh hưởng do nồng độ nhiễm bẩn trong nước vượt quá tiêu chuẩn. Tất cả các điểm đo đạc đều có nồng độ oxy hòa tan không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B Giá trị oxy hòa tan dao động trong khoảng 0 – 2,2 mg/l - mức này là rất thấp, gây chết hầu hết các loại cá. Chất lượng nước ngầm tại khu vực này vừa có nguy cơ bị ô nhiễm kim loại nặng, axít và vi sinh. Nước ngầm có độ axít và pH rất thấp. Có 4/6 điểm khảo sát có
nồng độ ô nhiễm fecal coliform (vi khuẩn đường ruột người và động vật) vượt tiêu chuẩn cho phép, 3/6 điểm khác bị ô nhiễm vi sinh cũng vượt tiêu chuẩn cho phép.
Kênh Ba Bò giờ đã được đổi tên và hằn sâu trong tâm thức người dân nơi đây bằng cái tên “ kênh thối “
Môi trường nơi đây đã bị ô nhiễm trầm trọng, bệnh tật phát sinh. Một hung tin gây sốc cho nhiều người là giữa TP.HCM đã xuất hiện một "làng ung thư" tại phường Bình Hưng Hòa A, Bình Tân khi có đến 30 hộ gia đình có người chết vì bệnh ung thư. Nguyên nhân có thể do ô nhiễm nguồn nước ngầm từ lò thiêu, nghĩa trang, kênh nước đen và bãi rác.(Tấn Thuấn, 2008). Nguyên nhân gây ô nhiễm đã được xác định nhưng chẳng biết bao giờ mới được khắc phục
Chương 4
BIỆN PHÁP
4.1 Biện pháp về mỹ quan đô thị, chống tắc nghẽn, ngập lụt
Lập các tổ trục vớt, thu gom thường xuyên rác, bèo, vật trôi nổi trên kênh.
Xây dựng bờ kè bao bọc hai bên bờ kênh ngăn chặn thói quen xả rác của người dân, chặn những đường cống xả của nhà dân. Đồng thời chống sạt lở hai bên bờ.
Đẩy nhanh thực hiện các dự án cải tạo, nạo vét kênh, rạch, kết hợp đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, từng bước làm sạch hệ thống kênh, rạch.
Cần kiên quyết giải tỏa các hộ dân sống hai bờ kênh, quản lý chặt trong việc đăng ký hộ dân, nhà ở, thuê trọ, …
Lắp đặt thêm các thùng rác công cộng. Thu hồi rác thải hữu cơ, chất rắn cho vào thùng rác để xử lý riêng. Không thải thức ăn thừa vào nguồn thải thì mức độ ô nhiễm sẽ giảm, tiết kiệm kinh phí trong khâu xử lý.
Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.
4.2 Ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm
Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung trước khi đổ ra các nguồn tiếp nhận. Thiết kế các trạm xử lý cục bộ dọc các tuyến đường, các hố ga để đảm bảo xử lý triệt để nước thải sinh hoạt trong dân.
Đối với các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm trên địa bàn nói chung, và các quận huyện nói riêng cần cấp tốc xây dựng, đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải riêng hồn chỉnh, thay thế đổi mới trang bị máy móc, thiết bị sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.
Quản lý chặt đầu ra các bằng cách áp dụng cấp phép xả thải (Theo Nghị định 149/2004/NĐ - CP), đặt thêm nhiều trạm quan trắc tại các điểm xả của nhà máy. Áp đặt các biện pháp mạnh như cắt điện, nước thậm chí đóng cửa và truy tố các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cố tình xả nước thải chưa qua xử lý vào kênh, rạch.
Vận động các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sạch, quản lý chất lượng đầu vào, khuyến khích DN tái sử dụng chất thải như nhớt, nhựa, nước thải… bằng cách giảm thuế, khen thưởng để
DN tự làm sạch mình, tự ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, nên có mức phí khác nhau đối với những doanh nghiệp có mức xả thải khác nhau.
Cần phối hợp với các địa phương lân cận như: Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, đặc biệt là Bình Dương, những tỉnh nằm đầu nguồn các dòng kênh cùng có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn nguồn nước.
4.3 Ô nhiễm không khí và lây lan dịch bệnh
Dịch bệnh lây lan chủ yếu từ nguồn nước bị ô nhiễm. Khắc phục được ô nhiễm nước tất yếu sẽ khắc phục được dịch bệnh lây lan và ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó người dân sống gần kênh cần có ý thức hơn nữa trong việc tự giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như cộng đồng.
Các cơ quan có chức năng và liên quan cần có những giải quyết đền bù thích đáng đối với những hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi ô nhiễm kênh gây nên.
Tuyên truyền nâng cao ý người dân trong việc bảo vệ môi trường kênh rạch.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Ở điều kiện bình thường, kênh rạch là một bộ máy điều hòa không khí khổng lồ. Nhưng thực tế, hệ thống kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh đã và đang ô nhiễm một cách trầm trọng mà kênh Ba Bò là một ví dụ điển hình. Mà các ảnh hưởng của nó đến môi trường và con người là rất lớn đối với mỹ quan cũng như sức khỏe cộng đồng. Chính quyền địa phương và người dân coi đây là một vấn đề bức xúc nhưng vẫn chưa có những biện pháp khắc phục thực sự hiệu quả, đòi hỏi sự cố gắng hơn nữa trong công tác quản lý cũng như công nghệ vì một hệ thống kênh rạch sạch hơn trong tương lai.
5.2 Kiến nghị
Hiện trạng ô nhiễm nghiêm trọng của các con kênh trên địa bàn thành phố nói chung và của kênh Ba Bò nói riêng không phải là mới và các cơ quan chức năng cũng đã từng có nhưng kế hoạch, biện pháp khắc phục tình trạng này. Vậy tại sao cho đến nay nó không những không được cải thiện mà ngày càng trầm trọng hơn. Câu hỏi lớn được đặt ra là với thực tế hiện trạng đáng sợ dẫn đến những tác động nghiêm trọng khó lường đã nêu trên, làm sao có những biện pháp thực sự hiểu quả cho vấn đề này?
Do đó phải dùng các biện pháp mạnh để đưa người dân, các KCN vào khuôn khổ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả nhất vẫn là đánh vào kinh tế: phạt tiền thật nặng.
Song song đó là đánh vào ý thức con người để hạn chế đến mức có thể lượng rác thải và nước thải. Bởi vì suy cho cùng căn nguyên dẫn đến ô nhiễm là do ý thức kém của con người trong việc hiểu và bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phu, V. L. (2009). "WATER RESOURCE MANAGEMENT IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM:
AN OVERVIEW." TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN.
An, T. (2010). tình hình ô nhiễm do kênh Ba Bò. Bình Dương.
Thanh, Q. (2007). "sự thật khủng khiếp." tạp chí khoa học.
Thuấn, T. (2008). "người giàu trả một, người nghèo trả mười." báo chính trị.
TUYÊN, A. T.-Đ. (2009). "Kênh Ba Bò ngày càng ô nhiễm." from
Sương, T. (2010, 13/5/2010). "kênh Ba Bò càng ô nhiễm nặng."
Hạnh, N. (2010). "hiện trạnh kênh Ba Bò."
Vân, K. (2010). Hiện trạng kênh Ba Bò. Bình dương.
Nam, V. (2010). Ba Bo Canal pollution changes for the worse. T. S. T. Daily.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_he_thong_o_nhiem_kenh_rach_o_thanh_pho_hcm_243.doc