Đề tài Ô nhiễm môi trường đất

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các loài sinh vật cạn. Đất còn là nguồn tài nguyên quí giá được con người sử dụng vào hoạt động sản xuất để đảm bảo nhu cầu lương thực và các nhu cầu khác của mình. Gia tăng dân số, phát triển công nghiệp cùng với hoạt động đô thị hóa như hiện nay làm cho diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy giảm Các nhà môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm không khí, nguồn nước thì ô nhiễm đất cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay.

ppt51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ô nhiễm môi trường đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 13 Chào mừng cô và các bạn ĐỀ TÀI: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT NỘI DUNG THẢO LUẬN: ĐẶT VẤN ĐỀ NỘI DUNG: a. Đặc điểm tài nguyên đất ở Việt Nam hiện nay b. Những bất cập trong quản lý, sử dụng đất hiện nay. Nguyên nhân c. Ô nhiễm môi trường đất: Hậu quả Biện pháp d. Các quá trình thoái hóa đất ở Việt Nam 3. KẾT LUẬN Company Logo www.themegallery.com I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các loài sinh vật cạn. Đất còn là nguồn tài nguyên quí giá được con người sử dụng vào hoạt động sản xuất để đảm bảo nhu cầu lương thực và các nhu cầu khác của mình. Gia tăng dân số, phát triển công nghiệp cùng với hoạt động đô thị hóa như hiện nay làm cho diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy giảm Các nhà môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm không khí, nguồn nước thì ô nhiễm đất cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay. II. NỘI DUNG. Quá trình thoái hóa đất ở Việt Nam Ô nhiễm môi trường đất Những bất cập trong qui hoạch, sử dụng đất hiện nay Đặc điểm tài nguyên đất ở nước ta 1. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NƯỚC TA Hiện trạng tài nguyên đất Việt Nam hiện nay Diện tích đất tự nhiên của hành tinh chúng ta khoảng 14,477 triệu ha. Diện tích đất tự nhiên ở nước ta là 33.168.855 ha, được xếp thứ 59/200 nước trên thế giới.(Tổng cục Địa chính ) Đất vùng đồi núi, dốc chiếm 22 triệu ha ( chiếm 67% diện tích cả nước ), đất tốt có đất bazan 2,4 triệu ha chiếm 7,2%, đất phù sa 3,0 triệu ha chiếm 8,7%. Đất nông nghiệp khoảng 7,36 triệu ha, trong đó 5,9 triệu ha trồng cây ngắn như lúa, hoa màu, lương thực thực phẩm. Đất rừng khoảng 9,91 triệu ha. Ngoài ra còn có 13.58 triệu ha chưa được sử dụng nhưng phần lớn là đồi núi trọc và ao hồ… ĐẶC ĐiỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC TA Diện tích đất nông nghiệp tăng ít, nhưng do quá trình phát triển cơ sơ hạ tầng nên diện tích ngày càng bị thu hẹp Ngoại trừ đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, các vùng đất còn lại đều có tiềm năng năng suất thấp do bị rửa trôi, nhiễm phèn, nhiễm mặn… Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam có những nét giống với thế giới,đó là: tăng đất nông nghiệp,đất chuyên dùng và giảm đất rừng. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC TA Đất trống, đồi núi trọc Đất nhiễm phèn ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC TA Tài nguyên đất ở Việt Nam rất đa dạng, bao gồm các loại chính sau: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC TA ĐẤT CÁT ĐẤT ĐỎ BAZAN NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ,SỬ DỤNG ĐẤT Hiện nay, việc quy hoạch sử dụng đát ở Việt Nam còn nhiều bất cập: thiếu một số quy định, hướng dẫn triển khai như quy trình chuẩn lập quy hoạch sử dụng đất, định mức sử dụng đất, thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ĐẤT QUY HOẠCH SAI NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ,SỬ DỤNG ĐẤT Việc quản lí, thực hiện quy hoạch sử dụng đất, sau khi được xét duyệt chưa có chế tài đủ mạnh. Trong đó, tình trạng lấn chiếm đất, tự chuyển mục đích sử dụng đất không hteo quy hoạch chưa được phát hiện và xử lí kịp thời, dẫn đến khi thực hiện quy hoạch, chi phí bồi thường vượt quá dự kiến ban đầu. LẤN CHIẾM ĐẤT DỰ ÁN NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ,SỬ DỤNG ĐẤT Hiện nay, việc sử dụng đất ở Việt Nam phải theo nguyên tắc: khai thác, sử dụng quỹ đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả cao trên cơ sở phát triển theo chiều sâu, chiều cao, tận dụng không gian, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, phát huy tiềm năng, nguồn lực về đất, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà Nước. NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ,SỬ DỤNG ĐẤT Theo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, 10 năm qua, đã có gần 350.00 ha đất lúa, trong đó 270.000 ha đất trồng lúa nước bị chuyển cho các mục đích sử dụng khác. Trong khi quỹ đất để khai khoáng, mở rộng diện tích đất trồng lúa để bù đắp vào diện tích đất lúa đã mất đi là rất hạn chế và tốn kém. Chuyển đổi đất lúa để phát triển đô thị NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ,SỬ DỤNG ĐẤT Hiện nay,việc sử dụng đất đai cho phát triển đô thị còn nhiều hạn chế. Việc cải tạo phát triển đô thị thời gian qua đã được các cơ quan quản lí nhà nước, chính quyền các tỉnh thành thực hiện lập các loại đồ án quy hoạch, quản lí phát triển theo văn bản của nhà nước. Tuy nhiên, theo PGS.TS Huỳnh Đăng Hy, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, thực tiễn quản lí phát triển đô thị trong thời gian qua còn không ít sai sót, làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình phát triển đô thị. NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ,SỬ DỤNG ĐẤT Về việc quy hoạch tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT), báo cáo của Viện chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho thấy, tính đến 6/2013 cả nước có 289 KCN với tổng diện tích tự nhiên 81.018 ha. Tuy nhiên, việc quy hoạch và bố trí các KCN, KTT này lại quá lớn chưa tương thích với lãnh thổ của từng địa phương. Quá trình phát triển các KCN, KKT cũng còn nhiều bất cập, chậm được khắc phục: Đó là chất lượng quy hoạch chưa tốt: phát triển quá nhanh về số lượng: đầu tư phát triển dàn trải. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT 1. Định nghĩa ô nhiễm môi trường đất Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn,là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng để tạo ra các sản phẩm để phục vụ cho cuộc sống Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm. Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT 2. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở nước ta: Hệ sinh thái đất vốn dĩ tồn tại ở trạng thái cân bằng,tuy nhiên khi có một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải cảu đất thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và làm môi trường đất bị ô nhiễm Đất thường là chỗ tiếp nhận chủ yếu tất cả các nguồn thải.Sự thải các chất thải rắn ở đô thị đã sinh ra hàng loạt vấn đề bảo vệ sức khỏe,ô nhiễm đất và nước,phá hủy cảnh quan,chiếm dụng đất làm bãi thải… Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Việt Nam ta với tổng diện tích đất hơn 33 triệu ha, gồm: đất feralit, đất phù sa, đất xám bạc màu…Tài nguyên đất ở nước ta đang bị suy thoái ngiệm trong do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT 3. Nguyên nhân Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: Theo nguồn gốc phát sinh: Nguồn gốc tự nhiên Nguồn gốc nhân tạo kim loại nặng Chất phóng xạ Chiến tranh Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT a. Theo nguồn gốc phát sinh Nguồn gốc tự nhiên: Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa 1 hàm lượng nhất định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật trong đất, tuy nhiên trong một số điều kiện đặc biệt chúng vượt một thời gian nhất định và trở thành đất ô nhiễm. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Nguồn gốc nhân tạo: Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi toàn cầu, trước hết do: Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp: Phân bón hóa học Phân hữu cơ Thuốc trừ sâu Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Do việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông Việc sử dụng một phần đất để xây dựng đường xá và các khu đô thị các khu vực công nghiệp… làm thay đổi kết cấu của đất. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt: Chất thải rắn đô thị cũng là một nguyên nân gây ô nhiễm môi trường đất nếu không được quản lí thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật. Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi cát chôn lấp có thể do mùi thổi sinh ra do phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxi trong đất. Nước rỉ từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ rất cao Ô nhiễm môi trường đất còn có thể do bùn cống rãnh của hệ thống thoát nước của thành phố Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm do chất thải công nghiệp :Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn gây ô nhiễm đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Có thể phân chia các chất thải ra 4 nhóm chính: Chất thải xây dựng Chất thải kim loại Chất thải khí Chất thải hóa học và hữu cơ. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm do dầu: Dầu và các sản phẩm của dầu khí đổ trên mặt đất sẽ làm cho đất bị ô nhiễm vì: Chỉ cần một lớp dầu bao phủ mặt đất cũng đủ làm cho quá trình trao đổi khí bị cắt đứt. Dầu là chất kị nước, khi thấm vào đất, dầu đẩy nước và oxi ra ngoài Khi xâm nhập vào đất, dầu làm thay đổi kết cấu và đặc tính lý hóa tính của đất. Dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm Dầu là hợp chất hữu cơ cao phân tử có đặc tính diệt sinh vật Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm đất do tràn dầu Ô nhiễm môi trường đất Các loại ô nhiễm ngoại lai khác: Chất thải của súc vật: Những chuồng trại chăn nuôi gia súc như trại heo, trại gà, phân gia súc không được thu gom, xử lí bảo đảm kĩ thuật và vệ sinh môi trường thì sẽ là hiểm họa cho môi trường đất Company Logo www.themegallery.com Ô nhiễm môi trường đất Tàn tích rừng, tàn tích thực vật: Khi cơ thể sinh vật chết đi, Nếu điều kiện phân giải tạo mùn cho đất ít thì nó chuyển hóa thành các dạng mùn khó tiêu và gây chua cho đất. Vi sinh vật: các chất thải từ bệnh viện được thải trực tiếp ra môi trường mang theo nhiều mầm bệnh, chúng sẽ tiếp tục sinh sôi trong đất Ô nhiễm môi trường đất b. Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: Ô nhiễm đất do kim loại nặng: Các kim loại nặng là nguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất, chuỗi thức ăn và con người. Những kim loại nặng có tính độc cao nguy hiểm là: thủy ngân(Hg), cadimi(Cd), chì(Pb)… Các nguyên tố vi lượng co vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thực vật, động vật và con người. Nhưng nếu hàm lượng cao thì sẽ rất độc hại Ô nhiễm môi trường đất Sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường (đất, nước, sinh vật) có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ( thông qua chuỗi thức ăn) đến sức khỏe con người. Vd: ô nhiễm thủy ngân Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm do chất phóng xạ: Nguồn ô nhiễm đất bởi các phóng xạ là những phế thải của các trung tâm khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện nguyên tử, các bệnh viện dùng các chất phóng xạ và những vụ thủ vũ khí hạt nhân. Ô nhiễm do chất phóng xạ Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm do chiến tranh: Miền Nam nước ta qua cuộc chiến tranh tàn khốc đã phải hứng chịu 100.000 tấn chất độc hóa học, trong đó có ít nhất 194 kg đioxin. 15 triệu tấn bom đạn. Gây thiệt hại về người, làm thay đổi về dòng chảy, tàn phá lớp phủ thực vật… Ô nhiễm môi trường đất 3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất: Dễ bị xói mòn do nước, thảm thực vật bị phá hủy, chất dinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước. Dư thừa muối: đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Ô nhiễm môi trường đất Sự xuống cấp hóa học. Sự xuống cấp sinh học. Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, làm chai cứng đất, làm chua đất, làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng . Các chất phóng xạ, kim loại, nilon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất. thuốc trừ sâu là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, gây bẹnh tật và tử vong cho nhiều loại động vật nhất là loài chim. Ô nhiễm môi trường đất 4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất: Phương pháp xử lí tại chỗ: Phương pháp bay hơi. Phương pháp xử lí bằng thực vật. Phương pháp ngâm chiết. Phương pháp cố định chất ô nhiễm bằng dòng điện. Phương pháp xử lí thụ động Xử lý dioxin tại sân bay Đà nẵng Ô nhiễm môi trường đất Xử lý đất bị ô nhiễm sau khi đã bóc khỏi vị trí: Phương pháp xử lí bằng mặt đất. Phương pháp nhiệt. Phương pháp đóng khối. Phương pháp bóc và chôn lấp. Xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp nhiệt Ô nhiễm môi trường đất Điều tra và phân tích đất: Điều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm Loại bỏ nguồn ô nhiễm: Lựa chọn cẩn thận bãi đổ rác để chôn vùi các chất thải rắn ở đô thị và khu công nghiệp,ngăn ngừa được sự rò rỉ chất thải,gây ô nhiễm và sau khi san lấp vẫn có thể sử dụng vào công việc khác. Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín, không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong đất. Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng Ô nhiễm môi trường đất Làm sạch hóa đồng ruộng: Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan . Tiêu nước vùng trũng, điều tiết pH đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng chuyển sang dạng khó tan Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy DDT. Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ. Đối với đất cát nâng cao tính đệm và khả năng hấp thụ để hút các cation kim loại và nông dược Đổi đất, lật đất: Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện rộng. Ô nhiễm môi trường đất Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thụ sinh vật: Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây quả, cây cảnh hoặc cây lấy gỗ Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất. Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, phân loại, xử lí rác thải: Để chống ô nhiễm đất trước hết cần phải đề ra các tiêu chuẩn,quy định về thu gom và xử lí rác thải đúng cách,không chôn vùi,tự ý xử lí rác thải không đúng cách và gây ô nhiễm đất nặng hơn. Tuyên truyền bảo vệ môi trường: Thực hiện công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường đất cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên. Ô nhiễm môi trường đất Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón đúng cách: Bón phân theo kết quả phân tích môi trường Sử dụng giống cây trồng thích hợp. Số lần bón phù hợp, đặc biệt là phân đạm. Sử dụng các loại chế phẩm hóa học trong nông nghiệp phải bải vệ được đời sống các sinh vật sống trong đất và trên bề mặt đất. Quản lí nước thích hợp. Các nhà máy, khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý chất thải đúng quy định Ô nhiễm môi trường đất Thực hiện luật môi trường: cần giáo dục người dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trường, cần phải xử lí nghiêm khắc ô nhiễm môi trường tại nhà máy xử lý nước thải KCN Thọ Quang (quận Sơn Trà) Qúa trình thoái hóa đất ở Việt Nam: 1.Khái niệm thế nào là đất bị suy thoái: Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở thành các loại đất Sự thoái hóa đất là hậu quả của các tác động khác nhau từ bên ngoài và bên trong của quá trình sử dụng đất Qúa trình thoái hóa đất ở Việt Nam: 2.Những biểu hiện của thoái hóa đất và thực trạng thoái hóa đất ở nước ta: Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng. Qúa trình thoái hóa đất ở Việt Nam: Qúa trình thoái hóa đất ở Việt Nam 3.Nguyên nhân gây ra thoái hóa đất: Vận động của địa chất Trái đất: Do thay đổi khí hậu, thời tiết Chặt đốt rừng làm nương rẫy Canh tác trên đất dốc lạc hậu Qúa trình thoái hóa đất ở Việt Nam Xói mòn, xói lở. Sa mạc hóa Nhiễm mặn Ô nhiễm đất Laterit hóa Nhiễm phèn Kết luận Ô nhiễm đất hiện nay là một vấn đề đang cần được quan tâm sâu sắc bởi những tác hại to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác. Ô nhiễm đất cùng với những ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước... đang hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống này. CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA Trương Minh Trang Bùi Thị Hà Trang Trương Thị Thúy Nguyễn Vi Thịnh Lang Văn Thưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptsinh_thai_moi_truong_2001.ppt
Luận văn liên quan