Đề tài Phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 I. Tổng quan về phân bố nguồn nhân lực 3 1.Khái niệm 2.Phân loại II. Thực trạng và nguyên nhân 4 1.Phân bố nguồn nhân lực theo ngành .4 2.Phân bố nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế .8 3.Phân bố nguồn nhân lực theo thành thị và nông thôn .10 4.Phân bố nguồn nhân lực theo vùng, lãnh thổ 12 III. Giải pháp .13 KẾT LUẬN 16 Danh mục tài liệu tham khảo 17 Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện quá trình đó đòi hỏi phải gắn liền tăng trưởng và phát triển kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế với phân bố các nguồn nhân lực hợp lý tạo điều kiện để phát triển con người. Phát triển con người vừa là mục tiêu vừa là trung tâm mọi quá trình phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực một cách hợp lý luôn luôn là một trong những vấn đề được quan tâm đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tiến hành công hiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì việc phân bố nguồn nhân lực như thế nào để sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lí và hiệu quả tối đa ngày càng trở nên bức thiết.

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5128 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………2 NỘI DUNG …………………………………………………………………………3 I. Tổng quan về phân bố nguồn nhân lực……………………………..3 1.Khái niệm 2.Phân loại II. Thực trạng và nguyên nhân…………………………………………4 1.Phân bố nguồn nhân lực theo ngành………………………….4 2.Phân bố nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế…………….8 3.Phân bố nguồn nhân lực theo thành thị và nông thôn……….10 4.Phân bố nguồn nhân lực theo vùng, lãnh thổ………………..12 III. Giải pháp………………………………………………………….13 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………16 Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………17 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện quá trình đó đòi hỏi phải gắn liền tăng trưởng và phát triển kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế với phân bố các nguồn nhân lực hợp lý tạo điều kiện để phát triển con người. Phát triển con người vừa là mục tiêu vừa là trung tâm mọi quá trình phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực một cách hợp lý luôn luôn là một trong những vấn đề được quan tâm đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tiến hành công hiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì việc phân bố nguồn nhân lực như thế nào để sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lí và hiệu quả tối đa ngày càng trở nên bức thiết. Đó chính là lí do mà nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” NỘI DUNG TỔNG QUAN VỀ PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC. Khái niệm Phân bố nguồn nhân lực: là sự hình thành và phân phối các nguồn nhân lực vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế theo những quan hệ tỷ lệ nhất định nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực. Kết quả của quá trình phân bố các nguồn nhân lực là hình thành nên một cơ cấu nguồn nhân lực mới hợp lý hơn. Cơ cấu nguồn nhân lực: phản ánh tỷ trọng nguồn nhân lực theo từng tiêu thức nghiên cứu trong nguồn nhân lực xã hội. Phân loại phân bố nguồn nhân lực - Theo ngành: + Nông – lâm – ngư nghiệp (Khu vực I) + Ngành công nghiệp – xây dựng (Khu vực II) + Thương mại dịch vụ(Khu vực III) Theo thành phần kinh tế + Kinh tế nhà nước + Kinh tế tngoài nhà nước ( Tập thể, tư nhân, cá thể ) + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Theo tiêu chí thành thị - nông thôn +Thành thị +Nông thôn. Theo vùng lãnh thổ + Đồng bằng sông Hồng + Đông Bắc Bắc Bộ + Tây Bắc Bắc Bộ + Bắc Trung Bộ + Nam Trung Bộ + Tây Nguyên + Đông Nam Bộ + Đồng bằng sông Cửu Long THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN Phân bố nguồn nhân lực theo ngành a. Thực trạng. Phân bố nguồn nhân lực theo ngành ở nước ta lúc đầu thường tập trung đông trong nông nghiệp, sau này khi đất nước ngày càng phát triển thì nguồn nhân lực chuyển dần sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu lao động giai đoạn từ năm 1990 – 2007 (%) 1990 1995 2000 2005 2007 Thay đổi GDP 100 100 100 100 100 2007/1990 2000/1990 2007/2000 KV I 38,7 27,2 24,5 21,0 20,3 -18,4 -14,2 -6,2 KV II 22,7 28,8 36,7 41,0 41,6 18,9 14,1 12,3 KV III 38,6 44,1 38,7 38,0 38,1 -0,5 0,1 -6,0 Lao động 100 100 100 100 100 - - - KV I 73,0 71,3 65,1 57,1 53,9 -19,1 -7,9 -14,2 KV II 11,2 11,4 13,1 18,2 20,0 8,7 1,9 6,8 KV III 15,7 17,4 21,8 24,7 26,1 10,4 6,1 7,3 ( Nguồn niên giám thống kê 2007 ) Khu vực I: Từ năm 1990 – 2007, Khu vực I giảm tỷ trọng trong GDP ( từ 38,7% còn 20,3 % )và cả trong cơ cấu lao động ( từ 73% còn 54% ). Mức giảm của năm 2007/1990 trong GDP và trong lao động xem như tương đương ( -18,4% và -19,1% ). Nhưng: trong các năm 1990 – 2000, khu vực I giảm trong cơ cấu GDP nhanh hơn giảm trong cơ cấu lao động. Từ năm 2000-2007 diễn ra sự thay đổi ngược lại, lao động giảm nhanh hơn so với trong GDP. Điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa đang bắt đầu có súc hút, số lao động rút ra khỏi khu vực I nhanh hơn nhiều so với kỳ trước. Khu vực II Tỷ trọng khu vực II tăng lên trong cơ cấu của GDP (từ 22,7% đến 41,6% ) và trong lao động ( từ 11,2% đến 20% ). Tỷ trọng của khu vực trong GDP tăng nhanh gấp đôi so với tăng trong cơ cấu lao động. Khu vực II tăng nhanh nhưng giải quyết công ăn việc làm thì không nhiều. Trong khoảng thời gian từ 1990 – 2000 khu vực II tăng 14,1% trong GDP nhưng chỉ tăng được 1,9% trong cơ cấu lao động. Từ năm 2000 – 2007 khu vực II đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm hơn so với các năm trước ( tăng 12,3 % trong GDP so với 6,8% trong lao động ). Từ năm 2000, công nghiệp hướng vào các ngành thu hút nhiều lao động hơn so với các năm trước. -Khu vực III Khu vực III hầu như không thay đổi trong cơ cấu GDP nhưng lại tăng khá nhiều trong cơ cấu lao động ( Từ 15,7% lên 26,1% ). Khu vực III giảm rất ít trong cơ cấu GDP ( -0,5%) nhưng tăng nhiều trong cơ cấu lao động ( 10,4% ). Đặc biệt các năm 2000 – 2007 khu vực III giảm 6% trong cơ cấu GDP nhưng tăng 7% trong cơ cấu lao động. Đây là khu vực giải quyết nhiều công ăn việc làm hơn so với khu vưc II. Như vây, theo điều tra lao động việc làm của Tổng cục niêm giám thống kê, từ năm 1990 đến năm 2007, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta trong thời gian qua đang diễn ra theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ thương mại. Để đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quan hệ so sánh với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn này, có thể dùng chỉ tiêu năng suất lao động của 3 nhóm ngành trên. Bảng năng suất lao động trong các ngành nghề kinh tế Năng suất = GDP/ lao động Đơn vị: triệu đông/người ( tính theo giá cố định ) 1990 1995 2000 2003 2005 2007 Nền kinh tế 4,5 5,9 7.3 8.3 9.2 10.5 Khu vưc I 2.0 2.2 2.6 2.9 3.2 3.5 Khu vực II 10.1 15.6 19.7 19.4 20.4 21.8 Khu vực III 12.3 14.9 13.8 14.4 15.1 16.2 (Nguồn : niên giám thống kê ) Trong thời kỳ này , NSLĐ bình quân cả nước tăng tăng từ 4.5 triệu/người lên 10.5 tr/ng, tức là đã tăng hơn 2 lần. Trong đó, khu vưc II tăng nhanh nhất (tăng 2.16 lần), tiếp đến là khu vực II và khu vưc I. Thực trạng này phản ánh đúng tính quy luật là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất sẽ phát triển nhanh nhất, kéo theo tỷ trọng lao động tăng nhanh, tiếp đến là ngành dich vụ thương mại để đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Việt Nam còn chậm, để thấy rõ điều đó chúng ta có thể so sánh Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực. Bảng cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của ba khu vực kinh tế một số quốc gia trong khu vực năm 2007.Đơn vị % Tiêu thức Nước GDP Lao động KVI KVII KVIII KVI KVII KVIII Việt Nam 20.34 41.47 38.19 53.9 20.0 26.1 Malaixia 8.51 50.63 40.86 14.21 19.13 66.08 Thái Lan 10.84 43.85 45.31 39.45 14.02 44.86 Indonexia 13.83 46.74 39.43 43.66 13.23 43.10 Singapor 0.08 31.11 68.81 0.15 11.76 57.06 (Nguồn: Niên giám thống kê) Qua bảng chúng ta thấy được tỷ lệ đóng góp GDP trên LLLĐ của các khu vực ở Việt Nam là chưa cân xứng. Trong khi đó các quốc gia còn lại sự phân bố đạt hiệu quả khá cao và theo đúng xu hướng, từ đó đặt ra yêu cầu đối với Nhà nước để phân bố nguồn nhân lực theo ngành đạt hiệu quả cao nhất. b. Nguyên nhân. - Nguồn nhân lực thường tập trung đông trong nông nghiệp trong giai đoạn đầu là do nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người. Khi năng suất lao động đang còn thấp, trình độ phân công lao động xã hội còn hạn chế, nguồn nhân lực cần tập trung đông để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. - Khi kinh tế xã hội phát triển, năng suất lao động trong nông nghiệp ngày càng cao cho phép đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm với số lượng người ngày càng ít, hơn nữa nhu cầu các sản phẩm công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nên nguồn nhân lực có xu hướng chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ để phát triển các ngành này. 2. Phân bố theo thành phần kinh tế. a. Thực trạng. Trong các thành phần kinh tế ở nước ta, kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo, định hướng cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất và thu hút lượng lao động lớn nhất trong cả nước. Cùng với các chính sách khuyến khích phát triển nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, thành phần kinh tế này đóng góp ngày càng nhiều trong tổng sản phẩm xã hội và tạo ra nhiều việc làm hơn. Bảng cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế. Đơn vị % Thành phần kinh tế 1995 2000 2003 2005 2007 2007/2000 2007/1995 Kinh tế nhà nước 40,2 38,5 39,1 38,4 36,4 -2,1 -3,8 Kinh tế ngoài nhà nước 53,5 48,2 46,5 45,6 45,9 -2,3 -7,6 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 14,5 16,0 17,7 4,4 11,4 (Nguồn : Niên giám thống kê) Kinh tế nhà nước : Chiếm trên 40% GDP trong các năm 1995 – 1997, sau đó giảm xuống còn 38,5% vào năm 2000, năm mà tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất từ sau năm 1991. Tỉ trọng của thành phần kinh tế này vào năm 2007 chỉ còn 36,4% trong GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : Năm 2007/1995, thành phần kinh tế này tăng 11,4%, có đóng góp đáng kể và có vai trò tăng lên không ngừng trong nền kinh tế. Kinh tế ngoài nhà nước : Năm 2007/1995 thành phần kinh tế này giảm 7,6% trong GDP. Bảng cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. Đơn vị % 1995 2000 2003 2005 2007 2007/2000 2007/1995 Kinh tế nhà nước 9,2 9,3 10,0 9,5 9,0 -2,1 -3,8 Kinh tế ngoài nhà nước 90,8 89,7 88,1 87,8 87,5 -2,3 -7,6 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1,0 1,9 2,7 3,5 2,5 3,5 (Nguồn : Niên giám thống kê) Mặc dù kinh tế nhà nước chiếm gần 40% GDP nhưng chỉ có 9% trong tổng số lao động. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17% GDP và khoảng 3,5% số lao động. Hơn 85% số lao động trong nền kinh tế là ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước, trong đó kinh tế cá thể chiếm 80%, kinh tế tư nhân 7%. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong giải quyết công ăn việc làm đã tăng đáng kể. Từ 2,1% trong cơ cấu lao động năm 2000 đã tăng lên 7% năm 2007 Bảng năng suất lao động theo thành phần kinh tế Năng suất = GDP/ lao động. Đơn vị : Triệu đồng / người. Tính theo giá cố định 1994 1995 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Kinh tế nhà nước 25,7 31,9 34,2 36,2 39,6 43,0 45,3 Kinh tế ngoài nhà nước 3,5 3,9 4,5 4,7 5,0 5,3 5,7 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 79,2 48,5 44,0 41,9 40,7 39,8 (Nguồn : Niên giám thống kê) Trong thời kì từ năm 1995-2007 năng suất khu vực kinh tế nhà nước tăng từ 25.7 lên 45.3, đạt mức năng suất khá cao khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước như theo định hướng đường lối chính sách của nước ta. Năng suất khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng tăng dần từ 3.5 lên 5.7.Trong khi năng suất khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm dần từ 79.2 đến 39.8 b. Nguyên nhân: Do nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, 1 bộ phận lao động chuyển dịch từ khu vực kinh tế nhà nước sang các khu vực khác nhiều hơn. Tuy nhiên, thành phần kinh tế này vẫn giữ vai trò chủ đạo, một phần do tâm lý người lao động vẫn muốn tham gia sản xuất ở khu vực kinh tế nhà nước… Việt Nam là một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường rộng bên cạnh đó lại khá ổn định về mặt chính trị nên ngày càng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Luật Doanh nghiệp ra đời và liên tục sửa đổi phù hợp với xu thế phát triển tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động hiệu quả hơn. 3. Phân bố nguồn nhân lực theo thành thị , nông thôn. Thực trạng Phân bố nguồn nhân lực giữa thành thị và nông thôn đã và đang có những chuyển biến tích cực phù hợp với xu hướng chung. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỷ trọng các nguồn nhân lực được phân bố vào khu vực thành thị tăng lên, tỷ trọng các nguồn nhân lực khu vực nông thôn giảm xuống. Bảng phân bố lao động giữa thành thị và nông thôn Việt Nam Chỉ tiêu 1/7/1999 1/7/2004 1/7/2006 Nghìn người Tỷ trọng Nghìn người Tỷ trọng Nghìn người Tỷ trọng Dân số trong độ tuổi lao động 43556 100 43255.3 100 61871.5 100 Nông thôn 32196 73.92 32706 75.6 44342 71.67 Thành thị 11359 26.08 10549.3 24.4 17529.5 28.33 (Nguồn: Niên giám thống kê) Năm 1999, lực lượng lao động thành thị của nước ta là 43556 nghìn người, đến năm 2006 là 61871.5 nghìn người như vậy là tăng lên 18315.5 nghìn người, tỷ trọng lao động thành thị trong lực lượng lao động của cả nước năm 1999 là 26.08% , đến năm 2006 tăng lên 28.33%. Nguồn nhân lực thành thị tăng lên do sự phát triển và hoạt động ngày càng mạnh của thị trường lao động dẫn đến tăng nhanh lao động cơ học từ nông thôn di chuyển đế làm việc tại thị thường lao động các thành phố do đó mở rộng nguồn nhân lực thành thị. Trong các năm chuyển đổi nền kinh tế, mặc dù quy mô nguồn nhân lực nông thôn tăng lên. Năm 1999, lực lượng lao động nông thôn là 32196 nghìn người đến năm 2006 là 44342 nghìn người nhưng tỷ trọng lao động nông thôn vận động theo xu hướng giảm xuống. Năm 1999, trong lực lượng lao động cả nước lực lượng lao động nông thôn chiếm 73.92% đến năm 2006 giảm xuống 71.67% b. Nguyên nhân - Đô thị hóa nông thôn làm tăng tỷ trọng dân số thành thị và nguồn nhân lực thành thị tăng. - Thành phố lớn luôn là điểm vươn tới của người dân nghèo, có thu nhập thấp ở nông thôn nhằm tìm kiếm việc làm và thu nhập. Hơn nữa, bên cạnh những công việc đòi hỏi trình độ cao do tiến bộ khoa học và những thành tựu của công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước ở các thành phố vẫn tồn tại nhưng công viêc giản đơn, có thu nhập thấp cũng như các hoạt động dịch vụ trong gia đình và ngoài xã hội cần thu hút lao động từ nông thôn ra. - Các khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành nhiều hộ dân nông nghiệp bị mất đất buộc phải chuyển sang lao động phi nông nghiệp đang là một thực tế của Viêt Nam hiện nay. 4. Phân bố nguồn nhân lực theo vùng kinh tế. Thực trạng. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng ở Việt Nam là tích cực và ngày càng phản ánh sự hoạt động mạnh của thị trường lao động trong thời kì đổi mới. Sự phân bố các nguồn nhân lực theo vùng trong thời gian qua chịu tác động mạnh mẽ của hai dòng di dân có tổ chức và di dân tự do. Bảng cơ cấu nguồn nhân lực hoạt động kinh tế(NNLHĐKT) của nước ta theo vùng. Tỷ lệ NNLHĐKT vùng = NNLHĐKT vùng/ NNLHĐKT cả nước (%) Khu vực kinh tế 1996 2002 2004 ĐB sông Hồng 20,7 23,4 22,5 Đông Bắc 15 11,9 11,9 Tây Bắc 3 2,9 3,2 Bắc Trung Bộ 12.8 12.1 12.1 Nam Trung Bộ 8.7 8.4 8.3 Tây Nguyên 3.3 5.3 5.6 ĐB sông Cửu Long 21 21 21.3 Đông Nam Bộ 15.5 15 15.1 Tổng số (%) 100 100 100 (Nguồn : Thống kê lao động – việc làm 1996 - 2004 – Bộ LĐTBXH) - Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long tập trung nguồn nhân lực lớn nhất so với cả nước và có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây ( từ 20,7 đến 22,5 % và 21 đến 21,3 % ). - Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ có quy mô nguồn nhân lực trung bình. Năm 2004, mỗi vùng chiếm tỉ lệ 11 – 15 % nguồn nhân lực trong cả nước. Đông Bắc có xu hướng giảm từ 15% (1996) đến 11,9% (2004). - Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ có quy mô nguồn nhân lực nhỏ so với cả nước. b. Nguyên nhân: - Sự phân bố nguồn nhân lực không đồng đều giữa các vùng và lãnh thổ do đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của các vùng khác nhau. - Các vùng đồng bằng có xu hướng ngày càng tập trung nhiều nguồn nhân lực do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ và đây là nơi tập trung của các thành phố lớn và vừa, có nhiều khu công nghiệp lớn. - Các vùng núi và Tây Nguyên có nguồn nhân lực thấp hơn so với cả nước do đây là vùng địa hình ko bằng phẳng, ít điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, có ít các khu công nghiệp tập trung. III. GIẢI PHÁP Vấn đề cốt lõi có tính cơ bản gốc rễ ở đây là phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. Từ đó chính sách và giải pháp phân bố hợp lý nguồn nhân lực con người thực chất là các chính sách tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng và theo thành phần kinh tế… trong đó những vấn đề có tính đột phá, cần tập trung xử lý như là: Tăng nhanh khả năng đầu tư, hướng vào các mục tiêu chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhất là đầu tư phát triển ngành nghề, công nghiệp chế biến nông sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, hình thành các khu công nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả như kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã kiểu mới… khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế tại các vùng miền núi, nông thôn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, trước hết là hướng dẫn người dân cách làm ăn, đào tạo ngắn hạn cho thanh niên nông thôn, gắn chặt với khuyến nông lâm ngư, với chuyển giao công nghệ mới đặc biệt là công nghệ sinh học vào nông thôn để sản xuất ra nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao và tạo động lực mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp nông thôn. Tiến hành quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển vào ngành kinh tế mũi nhọn và công nghệ cao, các vùng kinh tế động lực, nhất là quy hoạch các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các khu kinh tế vùng ven biển. Hiện nay khu vực kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ yếu trong việc thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động . Chính vì thế phải rà soát lại toàn bộ hệ thống chính sách, luật pháp về lao động nhằm phát hiện những bất hợp lý và cản trở đối với khu vực kinh tế này để sửa đổi, tháo gỡ kịp thời. Ban hành chính sách tự do di chuyển lao động và hành nghề để khuyến khích người lao động chưa có việc làm hoặc thất nghiệp di chuyển đến các vùng có nhu cầu lao động, đồng thời có chính sách hỗ trợ thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội (xóa đói giảm nghèo,đào tạo nghề…). Bên cạnh đó phải tạo được một thị trường lao động an toàn bằng mạng lưới an sinh xã hội, tiêu chuẩn về điều kiện lao động và an toàn để người lao động có thể yên tâm và dốc sức làm việc đạt hiệu quả tối đa. Hàng năm tiến hành điều tra cơ bản để nắm có hệ thống và chính xác dân số và các nguồn nhân lực trong từng vùng. Từ đó có thể nhận định được tình hình thừa hoặc thiếu nhân lực cho từng vùng . Hiện tại ở nhiều vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa rất cần lực lượng lao động có trình độ cao đến làm việc nhưng rất ít người đến, trong khi đó ở thành phố lớn một bộ phận không nhỏ lực lượng này lại không có việc làm. Ngoài việc cần tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở phát triển hạ tầng cho vùng này cần có chính sách ưu đãi dặc biệt cho những ai lên đó làm việc. KẾT LUẬN Qua các phân tích ở trên cho thấy phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tiến bộ như chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III, cơ cấu lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển lên một cách rõ rệt, nguồn nhân lực tập trung đông ở thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm… Tuy nhiên việc phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam vẫn chưa hiệu quả và còn nhiều vấn đề bất cập như sự mất cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng, xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực sang khu vực II và khu vực III còn chậm so với sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế… Vì thế, đặt ra yêu cầu đối với Nhà Nước đưa ra các chính sách phù hợp với điều kiện nước ta để tránh lãng phí nguồn lực, tận dụng tối đa nguồn lực quốc gia để phát triển kinh tế bền vững phù hợp với xu hướng hiện nay. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực _ NXB Đại Học KTQD-2008 Giáo trình nguồn nhân lực_NXB Lao Động-Xã Hội-2007 Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Niên giám thống kê các năm 1995-2007 Thống kê Lao Động – Việc Làm 1996-2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp.doc
Luận văn liên quan