Đề tài Phân hệ vệ tinh rss tại huyện Thái Thụy

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG STAREX-VK . 1 I. GIỚI THIỆU CHUNG 1 II. CÁC KHẢ NĂNG VÀ ĐẶC TÍNH CỦA HỆ THỐNG 2 II.1. Cấu trúc điều khiển phân bố 2 II.3. CHILL/SDL - ngôn ngữ lập trình 2 II.4. Hệ điều hành quản lý cơ sở dữ liệu DBMS 2 II.5. Phạm vi ứng dụng 2 II.6. Khả năng vận hành và bảo dưỡng 2 III. CẤU HÌNH HỆ THỐNG 2 IV. PHÂN HỆ VỆ TINH 2 IV.1. Cấu hình phân hệ vệ tinh Error! Bookmark not defined. IV.2. Khả năng hoạt động của phân hệ vệ tinh 2 IV.2.1. Khả năng hoạt động độc lập 2 IV.2.2. Khả năng ghi cước và các thông tin khác 2 IV.2.3. Khả năng tạo thông báo 2 IV.2.4. Khả năng tạo tín hiệu đồng bộ 2 IV.2.5. Khả năng giao tiếp người máy 2 IV.2.6. Khả năng thống kê 2 IV. VỆ TINH RSS 2 Giới thiệu 6 Các khối và chức năng chính 7 Quá trình xử lý cuộc gọi 9 IV.1. Chức năng của vệ tinh 2 IV.2. Cấu hình của vệ tinh 2 IV.3. Giao tiếp giữa HOST và vệ tinh 2 IV.4. Trạng thái Stand alone của vệ tinh 2 IV.4.1. Chuyển sang trạng thái stand alone khi đường truyền bị mất 2 IV.4.2. Tự xử lý cuộc gọi 2 IV.4.3. Chức năng tính cước 2 IV.4.4. Chức năng thống kê 2 IV.4.5. Chức năng thông báo trạng thái Emergency 2 IV.4.6. Chức năng xử lý dữ liệu 2 IV.4.7. Chức năng đồng bộ mạng 2 CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG CỦA TỔNG ĐÀI STAREX - VK TẠI THÁI THỤY III. 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thái Thuỵ 17 III.2. Tổng quan mạng viễn thông Thái Thụy 19 III.2.1. Mạng chuyển mạch 19 III.2.2. Mạng truyền dẫn 19 III.2.3. Dịch vụ 21 III.3. ứng dụng 23 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG STAREX-VK I. Giới thiệu chung Hệ thống chuyển mạch STAREX-VK là hệ thống chuyển mạch điện tử tiêu chuẩn do tập đoàn LGE (Hàn Quốc) và Công ty VKX nghiên cứu và phát triển. STAREX-VK được dùng cho chức năng chuyển mạch ở tất cả các mức của mạng điện thoại công cộng bao gồm: Chuyển mạch nội hạt (local), chuyển mạch nội hạt/chuyển tiếp (local/tandem), chuyển mạch chuyển tiếp (toll) .hệ thống có thể đóng vai trò trung chuyển một cách mềm dẻo giữa các mạng như mạng thông minh (IN), mạng số đa dịch vụ (ISDN), mạng di động công cộng (PLMN). Kích cỡ, khả năng, độ linh động của các dịch vụ và sự tương thích với mạng của tổng đài STAREX-VK cung cấp cho người sử dụng mức vận hành cao nhất và các phạm ứng dụng rộng lớn. Đạt được điều này là nhờ các công nghệ tiên tiến nhất như là công nghệ máy tính, chất bán dẫn, công nghệ viễn thông và công nghệ phần mềm có sẵn. Hơn nữa, phần cứng và phần mềm của tổng đài được module hoá, do đó cho phép dễ dàng tương thích với các mạng lưới đa dạng khác, các chức năng có thể thêm vào hoặc sửa đổi một cách dễ dàng. Cũng như các hệ thống tổng đài tiên tiến khác, tổng đài STAREX-VK cung cấp chức năng ISDN (2B+D, 30B+D ), hệ thống báo hiệu số 7, và các phương thức xử lý gói. Trong một tương lai gần, khả năng của tổng đài sẽ được cải thiện một cách đáng kể bằng việc cung cấp chức năng ISDN băng rộng mà không cần phải thay đổi cấu trúc cơ bản. Những ưu điểm chính của hệ thống: -Cấu trúc hệ thống mềm dẻo, dễ dàng tương thích với những công nghệ mới và thêm chức năng mới. -Dễ dàng vận hành và khai thác, cung cấp cho người dùng những chức năng và dịch vụ hoàn hảo. -Độ tin cậy và độ an toàn cao. -Tối thiểu hoá giá thành bảo dưỡng và dễ dàng nâng cấp hệ thống. -Được ứng dụng công nghệ cáp quang mới. -Dung lượng lớn, thích ứng với các thành phố lớn II. Các khả năng và đặc tính của hệ thống Tổng đài STAREX-VK có dung lượng tối đa là 120.000 thuê bao và 60.000 trung kế. Nó được thiết kế theo nguyên tắc điều khiển phân bố tối ưu. Nó có thể chuyển mạch cho một lưu lượng lên đến 26.000 erlang và khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao điểm là 1.500.000 BHCA. Tỷ lệ tập trung có thể được thay đổi một cách linh động từ 8/1 đến 1/1. II.1. Cấu trúc điều khiển phân bố Tổng đài được thiết kế với cấu trúc phân bố điều khiển sử dụng các bộ xử lý 32 bit, do đó đảm bảo độ module hoá và độ tin cậy ở tỷ lệ cao. Chức năng điều khiển được cấu hình theo hai mức : Mức cao và mức thấp. + Điều khiển mức cao thực hiện các công việc ở mức cao như: xử lý cuộc gọi, phân tích số, điều khiển chuyển mạch, quản lý và bảo dưỡng hệ thống, . + Điều khiển mức thấp như: giám sát thuê bao, xử lý báo hiệu, . Để tối ưu việc điều hành các tiến trình này, tổng đài được trang bị một hệ điều hành xử lý song song theo thời gian thực gọi là VKOS. Hệ điều hành này trợ giúp tính song song của ngôn ngữ CHILL (Ngôn ngữ bậc cao của CCITT), một ngôn ngữ thiết kế phần mềm ứng dụng của hệ thống tổng đài STAREX-VK. II.3. CHILL/SDL - ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ CHILL được sử dụng trong tổng đài STAREX-VK cho việc lập trình phần mềm và SDL (Specification Discription Language- Ngôn ngữ mô tả đặc tính) để mô tả các vấn đề. Hiệu suất của phần mềm được cải thiện và khả năng bảo dưỡng hệ thống trở nên tối ưu hoá khi sử dụng các ngôn ngữ bậc cao này. II.4. Hệ điều hành quản lý cơ sở dữ liệu DBMS Điều cốt yếu sử dụng DBMS là nó có thể quản lý một cách tối ưu trong một hệ thống dữ liệu lớn như STAREX-VK. Tổng đài còn có một bộ nhớ chính dành cho DBMS một cách riêng biệt, cho phép có thể truy nhập, sửa đổi, sắp xếp và tạo tất cả các dữ liệu một cách tối ưu. II.5. Phạm vi ứng dụng Không như thời điểm khi các hệ thống chuyển mạch được thiết kế phục vụ một mục đích riêng biệt, việc thiết kế tổng đài STAREX-VK được thiết kế có cân nhắc cẩn thận, quan tâm đến khả năng tối ưu, khả năng thích ứng với công nghệ mới, độ linh động, do đó nó có thể cung cấp các chức năng đa dạng và phạm vi ứng dụng rộng lớn.

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân hệ vệ tinh rss tại huyện Thái Thụy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG STAREX-VK I. Giới thiệu chung Hệ thống chuyển mạch STAREX-VK là hệ thống chuyển mạch điện tử tiêu chuẩn do tập đoàn LGE (Hàn Quốc) và Công ty VKX nghiên cứu và phát triển. STAREX-VK được dùng cho chức năng chuyển mạch ở tất cả các mức của mạng điện thoại công cộng bao gồm: Chuyển mạch nội hạt (local), chuyển mạch nội hạt/chuyển tiếp (local/tandem), chuyển mạch chuyển tiếp (toll)...hệ thống có thể đóng vai trò trung chuyển một cách mềm dẻo giữa các mạng như mạng thông minh (IN), mạng số đa dịch vụ (ISDN), mạng di động công cộng (PLMN). Kích cỡ, khả năng, độ linh động của các dịch vụ và sự tương thích với mạng của tổng đài STAREX-VK cung cấp cho người sử dụng mức vận hành cao nhất và các phạm ứng dụng rộng lớn. Đạt được điều này là nhờ các công nghệ tiên tiến nhất như là công nghệ máy tính, chất bán dẫn, công nghệ viễn thông và công nghệ phần mềm có sẵn. Hơn nữa, phần cứng và phần mềm của tổng đài được module hoá, do đó cho phép dễ dàng tương thích với các mạng lưới đa dạng khác, các chức năng có thể thêm vào hoặc sửa đổi một cách dễ dàng. Cũng như các hệ thống tổng đài tiên tiến khác, tổng đài STAREX-VK cung cấp chức năng ISDN (2B+D, 30B+D ), hệ thống báo hiệu số 7, và các phương thức xử lý gói. Trong một tương lai gần, khả năng của tổng đài sẽ được cải thiện một cách đáng kể bằng việc cung cấp chức năng ISDN băng rộng mà không cần phải thay đổi cấu trúc cơ bản. Những ưu điểm chính của hệ thống: -Cấu trúc hệ thống mềm dẻo, dễ dàng tương thích với những công nghệ mới và thêm chức năng mới. -Dễ dàng vận hành và khai thác, cung cấp cho người dùng những chức năng và dịch vụ hoàn hảo. -Độ tin cậy và độ an toàn cao. -Tối thiểu hoá giá thành bảo dưỡng và dễ dàng nâng cấp hệ thống. -Được ứng dụng công nghệ cáp quang mới. -Dung lượng lớn, thích ứng với các thành phố lớn II. Các khả năng và đặc tính của hệ thống Tổng đài STAREX-VK có dung lượng tối đa là 120.000 thuê bao và 60.000 trung kế. Nó được thiết kế theo nguyên tắc điều khiển phân bố tối ưu. Nó có thể chuyển mạch cho một lưu lượng lên đến 26.000 erlang và khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao điểm là 1.500.000 BHCA. Tỷ lệ tập trung có thể được thay đổi một cách linh động từ 8/1 đến 1/1. II.1. Cấu trúc điều khiển phân bố Tổng đài được thiết kế với cấu trúc phân bố điều khiển sử dụng các bộ xử lý 32 bit, do đó đảm bảo độ module hoá và độ tin cậy ở tỷ lệ cao. Chức năng điều khiển được cấu hình theo hai mức : Mức cao và mức thấp. + Điều khiển mức cao thực hiện các công việc ở mức cao như: xử lý cuộc gọi, phân tích số, điều khiển chuyển mạch, quản lý và bảo dưỡng hệ thống,... + Điều khiển mức thấp như: giám sát thuê bao, xử lý báo hiệu,... Để tối ưu việc điều hành các tiến trình này, tổng đài được trang bị một hệ điều hành xử lý song song theo thời gian thực gọi là VKOS. Hệ điều hành này trợ giúp tính song song của ngôn ngữ CHILL (Ngôn ngữ bậc cao của CCITT), một ngôn ngữ thiết kế phần mềm ứng dụng của hệ thống tổng đài STAREX-VK. II.3. CHILL/SDL - ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ CHILL được sử dụng trong tổng đài STAREX-VK cho việc lập trình phần mềm và SDL (Specification Discription Language- Ngôn ngữ mô tả đặc tính) để mô tả các vấn đề. Hiệu suất của phần mềm được cải thiện và khả năng bảo dưỡng hệ thống trở nên tối ưu hoá khi sử dụng các ngôn ngữ bậc cao này. II.4. Hệ điều hành quản lý cơ sở dữ liệu DBMS Điều cốt yếu sử dụng DBMS là nó có thể quản lý một cách tối ưu trong một hệ thống dữ liệu lớn như STAREX-VK. Tổng đài còn có một bộ nhớ chính dành cho DBMS một cách riêng biệt, cho phép có thể truy nhập, sửa đổi, sắp xếp và tạo tất cả các dữ liệu một cách tối ưu. II.5. Phạm vi ứng dụng Không như thời điểm khi các hệ thống chuyển mạch được thiết kế phục vụ một mục đích riêng biệt, việc thiết kế tổng đài STAREX-VK được thiết kế có cân nhắc cẩn thận, quan tâm đến khả năng tối ưu, khả năng thích ứng với công nghệ mới, độ linh động, do đó nó có thể cung cấp các chức năng đa dạng và phạm vi ứng dụng rộng lớn. II.6. Khả năng vận hành và bảo dưỡng Khác với các thế hệ tổng đài trước, tổng đài STAREX-VK đã được chú trọng đặc biệt về khả năng chẩn đoán lỗi trong quá trình thiết kế tổng đài. Tổng đài cung cấp cho người vận hành các công cụ bảo dưỡng hết sức hiệu quả và đơn giản, đồng thời cũng cung cấp các giao diện vào ra tiện lợi cho người quản lý vận hành và thao tác. Tổng đài có hệ quản lý vào ra sử dụng các lựa chọn chi tiết nhằm trợ giúp cho người điều hành thực hiện các thủ tục, thao tác vào ra, đồng thời cũng được trang bị hệ thống phần mềm quản lý bằng đồ hoạ, do đó công việc phát hiện sai hỏng phần cứng, cũng như các loại cảnh báo sẽ trở nên rất đơn giản và hiệu quả. III. Cấu hình hệ thống Các thông số đặc trưng Khả năng Dung lượng thuê bao 120.000 Số trung kế 30000 (Với tổng đài toll ) 60000 Lưu lượng ( Erlang) 26.000 khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao điểm 1.500.000 BHCA Số phân hệ chuyển mạch tối đa 44 ss Số tổng đài vệ tinh tối đa 32 RS bộ xử lý chính của is ISp, ntp bộ xử lý chính của CS Icp, ocp số đường trung kế của mỗi phân hệ 1920 số thuê bao của mỗi bảng mạch 32 cấu trúc mạng chuyển mạch t-s-t chuyển mạch không gian 64*64 bộ nhớ chính 16/32/48/64 MB bộ xử lý chính 32 bit thiết bị truyền thông tin giữa các bộ xử lý Global bus ổ đĩa cứng 6*2 GByte ổ băng từ 3 MT cổng vào/ ra 16 báo hiệu liên đài No7, R2 MFC ngôn ngữ lập trình CHILL, C, ASSembly isdn BRI, PRI, BAMI IV. PHÂN HỆ VỆ TINH Dung lượng thuê bao Thuê bao tương tự 8192 Truy nhập cơ sở ISDN 2048 Trung kế 1920 Lưu Lượng (erlang) 430 Khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao điểm 40.000 BHCA ổ đĩa 1*2 GB Cổng vào/ ra 2 Port IV.2. Khả năng hoạt động của phân hệ vệ tinh Về cơ bản, phân hệ vệ tinh hoạt động giống như nột phân hệ thuê bao tại tổng đài HOST. Ngoài ra nó còn có các chức năng khác để phù hợp với vai trò điều khiển cách xa tổng đài HOST. IV.2.1. Khả năng hoạt động độc lập Khi đường truyền nối giữa trạm vệ tinh và tổng đài HOST bình thường (đường truyền có thể là cáp quang, viba, hoặc đường PCM) thì mọi tính năng thuê bao hoạt động ở trạm vệ tinh giống hệt tính năng thuê bao hoạt động ở tổng đài HOST. Nhưng nếu đường truyền trên có sự cố, việc liên lạc giữa trạm vệ tinh và HOST bị gián đoạn thì trạm vệ tinh hoạt động độc lập. Các thuê bao thuộc nội bộ vệ tinh vẫn liên lạc bình thường. Các thông tin về cước được lưu giữ ngay trên ổ đĩa của trạm vệ tinh. Khi đường truyền được phục hồi thì các thông tin đó được gửi về HOST để xử lý. Trong quá trình thiết lập cuộc gọi, thông qua phân tích tiền tố (prefix), nếu cuộc gọi chỉ diễn ra với thuê bao tại nội bộ vệ tinh thì các thông tin thoại không cần phải nối qua trường chuyển mạch không gian tại HOST. Với đặc tính này làm giảm tắc nghẽn lưu lượng thông tin, đi đến giảm chi phí thiết lập đường truyền số giữa trạm vệ tinh và HOST. IV.2.2. Khả năng ghi cước và các thông tin khác Phân hệ vệ tinh có thiết kế một ổ đĩa cứng nhằm ghi tạm thời các thông tin cước, trạng thái hoạt động của tổng đài, khi mất đường truyền về HOST. Sau khi đường truyền được phục hồi, các thông tin này sẽ được gửi về tổng đài HOST. IV.2.3. Khả năng tạo thông báo ở phân hệ vệ tinh có riêng một bộ tạo thông báo, khi đường truyền về tổng đài HOST có sự cố thì các thông tin này sẽ được tự động phát ra. IV.2.4. Khả năng tạo tín hiệu đồng bộ Khi đường truyền về tổng đài HOST bình thường thì trạm vệ tinh sẽ nhận tín hiệu đồng bộ từ tổng đài HOST. Nếu có sự cố về tổng đài HOST, bản thân phân hệ vệ tinh sẽ sử dụng ngay tín hiệu đồng bộ tại chỗ để đồng bộ cho toàn hệ thống. IV.2.5. Khả năng giao tiếp người máy Phân hệ vệ tinh có các cổng vào/ra giúp người khai thác có thể kiểm tra dữ liệu, set-up hệ thống và quản lý, bảo dưỡng hệ thống. IV.2.6. Khả năng thống kê Do có ổ đĩa cứng đặt ngay tại phân hệ vệ tinh, nên mọi tình trạng của hệ thống cũng như các thông báo được lưu giữ ngay trong ổ đĩa cứng dưới dạng thống kê. Người khai thác có thể qua các dữ liệu thống kê này để phân tích và dễ dàng loại bỏ sự cố. IV. VỆ TINH RSS 1. Giới thiệu Về mặt tổ chức mạng, trạm vệ tinh thường đặt xa tổng đài chính (HOST) như mọi chức năng thuê bao ở trạm vệ tinh cũng giống như các chức năng ở tổng đài HOST. Các trạm vệ tinh được coi như một trạm thuê bao ở xa được điều khiển bởi tổng đài HOST. Lợi ích của trạm vệ tinh + Giảm chi phí thiết lập mạng cáp từ tổng đài HOST đến tổng đài vệ tinh. + Việc quản lý và bảo dưỡng được tập trung tại tổng đài HOST. + Tính cước tập trung tại HOST. Tính năng kỹ thuật của trạm vệ tinh + Số thuê bao tối đa; 8192 thuê bao + Số trung kế tối đa; 1024 trung kế + Số kênh kết nối giữa HOST và RSS: 1024 kênh khi sử dụng cáp sợi quang 960 kênh khi sử dụng luồng PCM + Khả năng xử lý cuộc gọi: 40000BHCA + Lưu lượng: 430 Erlang + Số trạm vệ tinh có thể đấu nối vào HOST Là 20 + Có chức năng trung kế: Trạm vệ tinh có thể kết nối với tổng đài cấp thấp hơn bằng trung kế luồng 2 Mbit/s (tối đa 32 E1) Vệ tinh RSS của tổng đài STAREX-VK có các tủ chính như sau: TLDLC RSICC ASIC0 TLDU ASIU0 ASIU5 RLNU TSLU1 ASIU4 DCIU TSLU0 ASIU3 TS DC SU DC RL DC DC DC 0 RP VU LS IU TE CU 0 TE CU 1 ASIU2 RCP I/O DKE SSP RI GU 0 RI GU 1 ASIU1 Các khối chức năng ASIU, DCIU, TSLU, TECU, LSIU và các bộ xử lý TSDC, SUDC, DCDC, SSP giống như các khối chức năng và các bộ xử lý ở phân hệ SS--S, SS-T. Cho nên ở phần này ta chỉ giới thiệu thêm một số khối chức năng có trong trạm vệ tinh. Khối giao tiếp trung kế tương tự - ATIU Trên thực tế, trạm vệ tinh RSS ngoài kết nối với tổng đài HOST còn có thể đấu nối tới các tổng đài cấp thấp hơn, mà các tổng đài này có thể là tổng đài tương tự nên trong trạm vệ tinh có khối giao tiếp trung kế tương tự cho mục đích đấu nối này. Khối ATIU thực hiện các chức năng. + Giao tiếp với các trung kế tương tự + Kiểm tra đường dây trung kế qua Bus kiểm tra trong. + Kiểm tra trạng thái đường dây trung kế qua Bus kiểm tra ngoài ATIU được bố trí trong tủ máy ATICC ở tối đa 4 ngăn máy. Mỗi một ngăn máy có 16 bảng mạch in STA04 (STA03I) cho giao tiếp với các trung kế gọi vào va 16 bảng in STA05 (STA03O) cho giao tiếp với các đường trung kế gọi ra. Giống như ở ASIU, SSA02(SSA86) gửi số liệu PCM từ một trung kế gọi vào (STA04) tới TSLU và gửi số liệu PCM từ TSLU tới một đường trung kế gọi ra (STA05). Mỗi một bảng mạch in STA04 và STA05 có thể giao tiếp với 8 mạch trung kế, do vậy một ngăn máy có thể giao tiếp tối đa với 128 mạch trung kế. (Cấu hình ATIU được mô tả ở hình 4.2) Khối điều khiển bản tin thoại của trạm vệ tinh - RPVU Khi trạm vệ tinh hoạt động ở chế độ tự trị, RPVU cung cấp thông báo tới thuê bao của trạm vệ tinh. Khối giao tiếp giữa tổng đài vệ tinh và tổng đài HOST -TLDU Cấu hình liên kết HOST và RSS được mô tả như hình 3-2. Kết nối giữa tổng đài chủ HOST và tổng đài vệ tinh RSS có thể là đường cáp quang hoặc luồng PCM (E1/T1). Khi sử dụng đường cáp sợi quang, TSLU của trạm vệ tinh kết nối trực tiếp tới khối giao tiếp giữa tổng đài HOST và tổng đài vệ tinh ( khôí CDTU ) ở phân hệ IS giống như các phân hệ chuyển mạch đấu nối vào IS. Khi sử dụng luồng PCM, cần phải có trang bị thêm bảng mạch in WTA04 ở TSLU của tổng đài vệ tinh để phát đi tín hiệu điện thay vì tín hiệu quang tới TLDU. TLDU gửi tín hiệu điện này tới HOST qua luồng PCM. ở HOST CDTU thu tín hiệu này và sau đó phát nó tới SPSU qua HRCU. Ngoài ra việc phát đi tín hiệu từ HOST tới RSS được tiến hành theo hướng ngược lại. Khối đồng bộ mạng của trạm vệ tinh - RLNU. Để RSS hoạt động đồng bộ với tổng đài HOST, RLNU thu các tín hiệu đồng hồ đồng bộ chuẩn được cung cấp từ HOST qua luồng PCM và TLDU. Sau đó lựa chọn lấy một tín hiệu đồng hồ đồng bộ chuẩn có mức ưu tiên cao nhất, rồi trên cơ sở đó tạo ra một tín hiệu đồng hồ đồng bộ chuẩn của HOST và phân bố nó tới các đơn vị chức năng của RSS. Các bộ xử lý chính của RSS + SSP (RSP): điều khiển xử lý cuộc gọi + RCP: điều khiển các thiết bị vào ra, bộ nhớ ngoài Lưu ý: ở chế độ hoạt động tự trị, số liệu cước được lưu giữ ở trong ổ đĩa cứng do RCP quản lý ở dạng các khối cước, mỗi một khối cước chứa số liệu cước của 5 cuộc gọi. Sau đó, các khối cước này được truyền về HOST khi đường truỳen được phục hồi. (Vùng lưu trữ số liệu cước ở ổ đĩa cứng có dung lượng 5Mbyte = 29120 khối cước). Trong trường hợp ổ đĩa cứng ở RSS bị sự cố hỏng hóc, số liệu được đưa tới các thiết bị vào/ra như máy in. Các bộ xử lý phụ của RSS + SUDC: điều khiển ASIU + DCDC: điều khiển DCIU + RLDC: điều khiển RLNU, TLDU, và RPVU. + TSDC: điều khiển TSLU, TECU, LSIU. + TRDC: điều khiển ATIU. IV. QUÁ TRÌNH XỬ LÝ CUỘC GỌI Trong chương này chúng ta sẽ xem xét hoạt động của tổng đài thông qua quá trình xử lý một cuộc gọi nội đài để từ đó hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các khối chức năng trong cấu trúc của tổng đài STAREX-VK. Quy trình xử lý cuộc gọi nội đài được giới thiệu theo các bước dưới đây: 1. Giám sát nhấc máy (Hook-off) (Như mô tả ở hình 1) - Thuê bao chủ gọi nhấc máy - ASIU theo dõi trạng thái nhấc máy của thuê bao chủ gọi và sau đó thông báo tới bộ phận xử lý phụ SUDC - SUDC gửi đi các thông tin, vị trí của thuê bao chủ gọi tới bộ xử lý chính SSP qua Bus G. 2. Kết nối âm mời quay số SSP ra lệnh cho TSDC cấp âm mời quay số cho thuê bao chủ gọi qua G-bus. TSDC thu được lệnh này, điều khiển LSIU gửi âm mời quay số tới ASIU qua TSLU. ASIU phát âm mời quay số tới thuê bao chủ gọi 3. Thu các con số địa chỉ ở dạng mã lưỡng âm đa tần (DTMF) Khi thuê bao thu được âm mời quay số, nó sẽ gửi đi các con số địa chỉ của thuê bao bị gọi bằng cách quay số hoặc ấn phím. ở đây ta giả sử thuê bao là máy ấn phím và các con số địa chỉ được gửi đi ở dạng DTMF. Các tín hiệu DTMFtừ thuê bao được gửi tới SSP qua G-bus. Sau khi thu được con số đầu tiên, SSP ra lệnh cho TSDC ngừng việc phát âm ra và gửi tới SSP. Những thông tin tiếp theo về các con số địa chỉ của thuê bao bị gọi cũng được giải mã và gửi tới SSP. Chú ý: Trong trường hợp thuê bao là máy quay số, các xung thể hiện các con số địa chỉ mà thuê bao quay được phát hiện bởi ASIU. Thay vì gửi tới LSIU thông tin về các con số này được giải mã bởi SUDC. Quá trình xử lý tiếp theo của tổng đài giống như trong trường hợp DTMF. 4. Định tuyến I Ngay khi vừa thu được con số đầu tiên SSP gửi yêu cầu phân tích chỉ số tiền định (con số Prefix) tới NTP trong khi thuê bao chủ gọi đang gửi đi các con số địa chỉ. NTP tiến hành phân tích con số Prefix thu được SSP và xác định xem cuộc gọi này có phải là cuộc gọi nội đài hay không. Nếu đây là cuộc gọi nội đài, SSP yêu cầu biên dịch danh bạ thuê bao bị gọi sau khi thu được con số cuối cung 5. Định tuyến II NTP đưa ra yêu cầu kết nối cuộc gọi tới SSP điều khiển phân hệ có chứa thuê bao bị gọi 6. Định tuyến III( Diễn biến xử lý cuộc gọi) SSP phía bị gọi thông báo tới SSP phía chủ gọi rằng nó đã chiếm giữ được thuê bao bị gọi. - IS đưa ra yêu cầu kết nối chuyển mạch không gian tới SSDC 7. Cấp chuông và hồi âm chuông SSP phía chủ gọi đưa ra yêu cầu kết nối đường thoại tới TSDC. SSP phí bị gọi ra lệnh TSDC điều khiển LSIUphí bị gọi cấp tín hiệu hồi âm chuông cho thuê bao chủ gọi. SSP phía bị gọi yêu cầu SUDC điều khiển việc cấp chuông. SUDC điều khiển RIGU gửi tín hiệu chuông tới thuê bao bị gọi. 8. Đàm thoại Nếu như thuê bao bị gọi nhấc máy, trạng thái mạch vòng đường dât thuê bao được phát hiện bởi SUDC, sau đó SUDC gửi tín hiệu trả lời tới SSP để bắt đầu tính cước. SSP phía bị gọi ra lệnh TSDC điều khiển ngừng cấp tín hiệu hồi âm chuông SUDC điều khiển ngừng cấp tín hiệu chuông. - SSP phía bị gọi thông báo cho SSP phía chủ gọi rằng thuê bao bị gọi đã trả lời. Lúc này hai thuê bao đều tiến hành đàm thoại với nhau 9. Kết thúc đàm thoại Giả sử thuê bao chủ gọi đặt máy xuóng trước , ttrạng thái mạch vòng đường dây thuê bao được SUDC phát hiện và thông báo tới SSP để dừng tính cước. SSP phía chủ gọi gửi yêu cầu giải phóng đường thoại tới TSDC. SSP phía chủ gọi gửi yêu cầu giải phóng đường thoại qua trường chuyển mạch không gian tới SSDC. SSP phía bị gọi gửi yêu cầu giải phóng đường thoại cấp âm báo bận tới TSDC. TSDC phía bị gọi ra lệnh cho LSIU cấp âm báo bận cho thuê bao bị gọi. Khi thuê bao bị gọi đặt máy, SSP phía bị gọi yêu cầu dừng cấp âm báo bận tới TSDC. Kết quả là cuộc gọi được giải phóng. IV.1. Chức năng của vệ tinh Chức năng cơ bản nhất của vệ tinh là kết nối một nhóm các thuê bao ở xa với tổng đài STAREX-VK giống như là một trạm SS trong HOST. Nó có thể hoạt động độc lập khi đường truyền bị mất. Nó thực hiện một số chức năng sau: - Xử lý được sự thay đổi trạng thái khi đường truyền bị mất - Chức năng tự xử lý cuộc gọi - Chức năng thống kê và tính cước - Phát các bản tin thông báo khi sự cố đường truyền xảy ra - Xử lý dữ liệu - Đồng bộ mạng - Giao tiếp với người sử dụng IV.2. Cấu hình của vệ tinh Sơ đồ cấu hình vệ tinh của tổng đài STAREX-VK Vệ tinh có các vi xử lý và các khối chức năng sau: MP (Main Processor): SSP: (Switching Subsystem Processor) gồm PPA21 và PPA33 kép đôi RCP: (Remote Control System Processor) gồm PPA21 và PPA33 đơn Điều khiển thiết bị DC (Device Controller): gồm các card PDA31 SUDC: Điều khiển thuê bao DCDC: Điều khiển giao tiếp trung kế số E1 TSDC: Điều khiển chuyển mạch thời gian và dịch vụ RLDC: Điều khiển giao tiếp luồng và dịch vụ Các khối chức năng: Các khối chức năng của vệ tinh cũng có các card gống như ở các trạm SS trong HOST. ASIU: Giao tiếp thuê bao tương tự (SSA86 và SSA05*) DCIU: Giao tiếp trung kế số E1 (STA81) LSIU: Giao tiếp các dịch vụ nội (SLA81) RIGU: Tạo chuông (SGU02) RPVU: Tạo các bản tin thông báo (SVU82) TSLU: Chuyển mạch thời gian và liên kết dữ liệu (WTA01, 02, 04) TLDU: Khối giao tiếp luồng và trung kế với Host (WLA81) RLNU: Khối đồng bộ TECU: Bộ test thuê bao (MEA01, MEA82 và MEU81) DKE: ổ đĩa I/O port: Cổng vào ra (POA03) IV.3. Giao tiếp giữa HOST và vệ tinh Sơ đồ kết nối giữa HOST và vệ tinh Việc kết nối giữa HOST và vệ tinh được thực hiện bằng việc sử dụng cáp quang hoặc các luồng PCM (E1/T1) cho việc trao đổi các dữ liệu thoại và dữ liệu IPC (thông tin giữa các bộ vi xử lý). Khi sử dụng luồng cáp quang thì TSLU của RS được kết nối với CDLU của IS giống như trong trường hợp của các SS nối với IS. Khi sử dụng luồng PCM, card WTA04 được trang bị trong TSLU của vệ tinh truyền tín hiệu điện tới khối TLDU. TLDU gửi tín hiệu này tới HOST thông qua luồng PCM. Tại HOST CDTU nhận tín hiệu này sau đó truyền tới SPSU thông qua HRCU. Tín hiệu sẽ được truyền từ HOST tới vệ tinh theo đường ngược lại. IV.4. Trạng thái Stand alone của vệ tinh Đây là tình huống mà khi vệ tinh không được nối với HOST, lúc này vệ tinh hoạt động độc lập và thực hiện các chức năng sau: IV.4.1. Chuyển sang trạng thái stand alone khi đường truyền bị mất Khi tất cả các đường truyền chứa kênh IPC giữa HOST và vệ tinh bị mất thì nó tự động chuyển sang trạng thái emergency hoạt động ở chế độ stand alone IV.4.2. Tự xử lý cuộc gọi Khi vệ tinh hoạt động bình thường thì tất cả các thuê bao của nó đều được cung cấp các dịch vụ như ở HOST. Trong trường hợp stand alone, vệ tinh sẽ tự xử lý các cuộc gọi trong cùng trạm và các tổng đài khác nối đến trạm đó. Lúc này việc dịch số Prefix được SSP thực hiện. IV.4.3. Chức năng tính cước Các thủ tục xử lý cước khi vệ tinh hoạt động bình thường được thực hiện giống như các SS ở trong HOST. Tuy nhiên, khi nó chạy ở chế độ standalone hệ thống sẽ tạm thời chứa cước vào ổ đĩa của RCP kể từ lúc dữ liệu cước không thể truyền được về HOST. Khi đường truyền trở lại bình thường thì hệ thống sẽ đẩy hết các dữ liệu cước đó về HOST, nếu như ổ đĩa của RCP lỗi thì dữ liệu cước sẽ được đưa ra các thiết bị vào ra của hệ thống. Dữ liệu cước ở vệ tinh được gom 5 cuộc một và gửi về HOST. Trong trường hợp stand alone chúng được ghi vào ổ đĩa của RCP theo từng khối 5 cuộc một. Nó được chứa vào một vùng ổ đĩa với không gian là 5Mbytes và có thể chứa được 29120 blocks (1 block = 5 cuộc) IV.4.4. Chức năng thống kê Các dữ liệu thống kê được thu thập trong vệ tinh được đồng thời đưa ra tại HOST và vệ tinh. Khi nó hoạt động ở chế độ stand alone, nó không thể thực hiện chức năng thống kê do yêu cầu của operator mà chỉ có khả năng thống kê theo hàng giờ. Các bản tin thống kê hàng giờ khi vệ tinh hoạt động ở chế độ stand alone sẽ được đưa ra các thiết bị vào ra của RCP. IV.4.5. Chức năng thông báo trạng thái Emergency Nếu như các cuộc gọi từ vệ tinh đi ra các tổng đài khác mà phải đi qua HOST hoặc các thuê bao ở HOST khi nó hoạt động ở chế độ stand alone thì nó sẽ thông báo cho thuê bao chủ gọi là đường truyền đang có sự cố hoặc sửa chữa. IV.4.6. Chức năng xử lý dữ liệu Cấu trúc dữ liệu của vệ tinh và thủ tục tính cước thì giống như các SS trong HOST. Trong trường hợp stand alone, vệ tinh sẽ được trang bị thêm một bảng dịch số trùng với HOST để có thể xử lý các cuộc gọi của nó. Dữ liệu này được tự động thay đổi khi đường truyền bình thường để dữ liệu ở HOST và vệ tinh là luôn giống nhau. IV.4.7. Chức năng đồng bộ mạng Khối RLNU trong vệ tinh thực hiện việc đồng bộ đồng hồ của vệ tinh với HOST, nó nhận đồng hồ tham khảo được cung cấp từ HOST thông qua một luồng PCM của khối TLDU và sau đó lựa chọn một tín hiệu đồng hồ ưu tiên cao nhất rồi tạo ra một đồng hồ đồng bộ với đồng hồ tham khảo này và phân phối trong vệ tinh. IV. ỨNG DỤNG TẠI –TRUNG TÂM VT HUYỆN THÁI THUỴ-THÁI BÌNH. 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thái Thuỵ Thái Thụy là một huyện ở phía Đông tỉnh Thái Bình. Huyện lỵ là thị trấn Diêm Điền. Huyện thành lập từ ngày 17 tháng 6 năm 1969 do hợp nhất 2 huyện Thái Ninh với Thụy Anh. Huyện Thái Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng (Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ. Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là: huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đông Bắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình). Phia Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý. Chính giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích. Diện tích: 270,3 km². Địa hình: đồng bằng duyên hải. Sông Hóa, sông Diêm Hộ, sông Trà Lý chảy qua; có cửa Thái Bình, cửa Diêm Hộ, cửa Trà Lý. Gồm thị trấn Diêm Điền và 47 xã. Kinh Tế : Ngành nông nghiệp: Trồng lúa nước, lạc, cói, khoai lang, thuốc lào. Chăn nuôi: lợn, tôm, cá. làm muối, Thủ công dệt, đan chiếu cói, trạm khảm. Nghề thủ công như đóng gạch, mỹ nghệ nổi tiếng khắp huyện là làng mây tre đan xuất khẩu thôn Lục Nam xã Thái Xuyên. Nghề chăn nuôi tằm tơ nổi tiếng xã thái Hòa (Nhà máy tơ tằm và trại nhân giống tằm ở xã Thái Hòa). Ngành chế biến thủy sản và nuôi chồng thủy sản: Chế biến nước mắm ngon nổi tiếng Diêm điền (mắm cáy), nuôi chồng tôm, cua, ghẹ, ngao, ngán, cá... ở các đầm nuôi chồng của các hộ dân xã Thái Đô, Thái Hòa. Nghề xây dựng: Xây dựng nhà máy nhiệt điện lớn nhất miền bắc Nhà máy nhiệt điện Mỹ Lộc - Xã mỹ lộc. Xây dựng cảng Trà lý để mở rộng giao lưu và buôn bán. Ngành du lịch: Khu resort cao cấp đặt ở bãi biển Cồn đen (đang khai thác và xây dựng) cùng với khu rừng sinh thái ngập mặn ven đê xã Thái Đô - Thái Thượng. Văn hoá du lịch: Huyện Thái Thụy có nhiều địa điểm du lịch nghỉ mát như bãi biển Cồn đen (thuộc xã Thái Đô), rừng ngập mặn ven biển Thụy Xuân - Thụy Trường, Rừng ngập mặn ven biển xã Thái Thượng - Thái Đô (trong phạm vi Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng): , với rất nhiều loài chim quý hiếm như sếu đầu đỏ, cò,... và các loại thủy hải sản quý như ngao, tôm sú, cua..., mặt khác trong huyện cũng có rất nhiều các khu du lịch văn hóa nổi tiếng của tỉnh Thái Bình như lễ hội Chùa Bảo Linh (xã Thuỵ Phúc) Đền Hệ (xã Thuỵ Ninh) Đền Hét (xã Thái Thượng),Đền Hạ Đồng( xã Thụy Sơn) Đền Tam Tòa (xã Thụy Trường), Đình Từ và Đình Đông xã Thái Xuyên là những nơi thờ các vị anh hùng của dân tộc như Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo. Thái Thụy là huyện mới được thành lập bởi 2 huyện cũ là Thụy Anh và Thái Ninh (tên cũ là huyện Thanh Quan) , thị trấn là Diêm Điền, tại đây có cảng biển, hàng Trung Quốc nhiều. Hai bộ phận Thái và Thụy dược phân chia bởi sông Diêm Hộ, huyện có rất nhiều xã, bên Thụy gồm xà Thụy Hà, Thụy Hải, Thụy Lương, Thụy Trường... Bên Thái gồm nhiều xã như xã Thái Thịnh, xã Thái Tân, Thái Hưng, Thái Xuyên, Thái Thành, Thái Thọ... Xã Thái Thịnh là căn cứ cách mạng thời chống Pháp, trước đây được nổi danh là làng Thần đầu, Thần huống. Là quê hương anh hùng dân tộc Lý Bí. Có nhiều chiến công trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Quê hương của Nguyễn Đức Cảnh, người tham gia rất sớm vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Thái Thụy còn nổi tiếng với món giỏi nhệch, cá khoai, chả cá, sứa chua, canh ron, và gỏi sứa ... Trên địa bàn của huyện có 5 trường THPT là THPT Thái Ninh, Thái Phúc, Đông Thụy Anh, Tây Thụy Anh; THPT dân lập Diêm Điền. 2. Tổng quan mạng viễn thông huyện Thái Thuỵ 2.1. Mạng chuyển mạch Huyện Thái Thuỵ (chi tiết tại sơ đồ và bảng đính kèm) -Tổng đài Starex vk có (07 Trạm vệ tinh). -Tổng đài TAM.CS (01) Trạm -Tổng đài (Trạm Truy nhập M-san) sử dụng Tổng đài Alcatel -Lipter 1540. (05 Trạm). -Trạm BTS (hỗn hợp) có (12 Trạm). -Trạm BTS (độc lập) có (19 Trạm). 2.2. Mạng Truyền dẫn Huyện Thái Thuỵ. (chi tiết tại sơ đồ và bảng đính kèm) -Thiết bị truyền dẫn quang gồm: -Thiết bị truyền dẫn Sagem=01. -Thiết bị truyền dẫn SDH Alcatel 1662=01. -Thiết bị truyền dẫn SDH Alcatel 1642=12. -Thiết bị truyền dẫn Lightsmart =11. -Thiết bị truyền dẫn quang (MAN.E)=01. -Thiết bị Truyền dẫn vô tuyến. (chi tiết tại sơ đồ và bảng đính kèm) -Thiết bị truyền dẫn vô tuyến viba DM2G.1000=01. -Thiết bị truyền dẫn vô tuyến viba Pasoninhk=08. -Thiết bị truyền dẫn vô tuyến viba AWA.RMD.1504=01. 2.3. Mạng Băng rộng. (chi tiết tại sơ đồ và bảng đính kèm) -Thiết bị ATM.DSLAM (Huawei)=08. -Thiết bị IP.DSLAM (Alcatel)=08. -Thiết bị (card giao tiếp quang cho các Trạm truy nhập M.san=10 card). 2.4. Mạng ngoại vi Huyện Thái Thuỵ. - Mạng ngoại vi cáp đồng. - Cáp 600x2x0.5= 02 sợi cáp. - Cáp 500x2x0.5= 08 sợi cáp. - Cáp 400x2x0.5= 12 sợi cáp. - Cáp 300x2x0.5= 15 sợi cáp. - Cáp 200x2x0.5= 16 sợi cáp. - Cáp 100x2x0.5= 36 sợi cáp. - Cáp 50x2x0.5 = 88 sợi cáp. - Cáp 30x2x0.5 = 68 sợi cáp. - Mạng ngoại vi cáp quang. - Cáp quang loại 8Fo vòng ring nội tỉnh=01 sợi. - Cáp quang loại 36Fo vòng ring nội tỉnh= 01 sợi. - Cáp quang loại 8Fo cho các Trạm truy nhập M-san= 08 sợi. - Cáp quang loại 96Fo Tăng luồng nội huyện=01 sợi. - Cáp quang loại 8Fo cho các trạm BTS=19 sợi. 3. Các dịch vụ của Tổng đài starex.vk Tại Trung tâm viễn thông huyện Thái Thuỵ hiện tại đang cung cấp các dịch vụ thoại sau: Muốn một thuê bao nào đó có thể thực hiện được một số các dịch vụ đặc biệt mà tổng đài cung cấp thì trước hết phải đăng ký cho thuê bao đó bằng lệnh, sau đó các thuê bao này mới có thể thực hiện được các dịch vụ trên phím của máy điện thoại. 1) Dịch vụ vắng mặt ABS (Absentee Service) 2) Dịch vụ vắng mặt CABS (Compound ABS) 3) Dịch vụ quay số tắt ABD (Abbreviated Dialing) 4) Dịch vụ đường dây ấm WML (Warm Line) 5) Dịch vụ chờ cuộc gọi CAW (Call Waiting) và CCW (Cancel Call Waiting) 7) Dịch vụ chuyển hướng cuộc gọi CFW (Call Forwarding) 9) Dịch vụ Call Holding ( giữ cuộc gọi) 10) Dịch vụ thông báo đừng làm phiền DND 11) Dịch vụ đăng ký cuộc gọi (REG) 12) Dịch vụ hạn chế cuộc gọi CRU 14) Dịch vụ báo thức WKP 15) Dịch vụ bắt giữ MAL 16) Dịch vụ chặn các cuộc gọi SCR 17) Dịch vụ Selective Ring SLR 18) Dịch vụ khoá các dịch vụ khác KEY 19) Dịch vụ Home code 20) Dịch vụ TEEN 21) Dịch vụ cấm chuyển cuộc gọi SCF 22) Dịch vụ chuyển các cuộc gọi trong một khoảng thời gian CFT 23) Dịch vụ cuộc gọi hội nghị CC 24) Dịch vụ cuộc gọi 3 đường TWC 25) Dịch vụ gọi lại CR 26) Dịch vụ gửi số chủ gọi (CIDN) 4. Ứng dụng của Tổng đài Starex.vk Tại Trung tâm viễn thông Thái Thuỵ - Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định có dây. - Cung cấp dịch Internet quay số trực tiếp: 1260, 1269. - Cung cấp tín hiệu đảo cực. 5. Cung cấp dịch vụ Tổng hợp từ Tổng đài Starex.vk tại huyện như sau: Sơ đồ này em mô tả cung cấp dịch vụ: - Điện thoại cố định có dây. - 3 dịch vụ điện thoại cố định, Internet, Mytv. - Internet Tốc độ cao ADSL. - Mytv CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG STAREX-VK... 1 I. GIỚI THIỆU CHUNG 1 II. CÁC KHẢ NĂNG VÀ ĐẶC TÍNH CỦA HỆ THỐNG 2 II.1. Cấu trúc điều khiển phân bố 2 II.3. CHILL/SDL - ngôn ngữ lập trình 2 II.4. Hệ điều hành quản lý cơ sở dữ liệu DBMS 2 II.5. Phạm vi ứng dụng 2 II.6. Khả năng vận hành và bảo dưỡng 2 III. CẤU HÌNH HỆ THỐNG 2 IV. PHÂN HỆ VỆ TINH 2 IV.1. Cấu hình phân hệ vệ tinh Error! Bookmark not defined. IV.2. Khả năng hoạt động của phân hệ vệ tinh 2 IV.2.1. Khả năng hoạt động độc lập 2 IV.2.2. Khả năng ghi cước và các thông tin khác 2 IV.2.3. Khả năng tạo thông báo 2 IV.2.4. Khả năng tạo tín hiệu đồng bộ 2 IV.2.5. Khả năng giao tiếp người máy 2 IV.2.6. Khả năng thống kê 2 IV. VỆ TINH RSS 2 Giới thiệu 6 Các khối và chức năng chính 7 Quá trình xử lý cuộc gọi 9 IV.1. Chức năng của vệ tinh 2 IV.2. Cấu hình của vệ tinh 2 IV.3. Giao tiếp giữa HOST và vệ tinh 2 IV.4. Trạng thái Stand alone của vệ tinh 2 IV.4.1. Chuyển sang trạng thái stand alone khi đường truyền bị mất 2 IV.4.2. Tự xử lý cuộc gọi 2 IV.4.3. Chức năng tính cước 2 IV.4.4. Chức năng thống kê 2 IV.4.5. Chức năng thông báo trạng thái Emergency 2 IV.4.6. Chức năng xử lý dữ liệu 2 IV.4.7. Chức năng đồng bộ mạng 2 CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG CỦA TỔNG ĐÀI STAREX - VK TẠI THÁI THỤY III. 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thái Thuỵ 17 III.2. Tổng quan mạng viễn thông Thái Thụy 19 III.2.1. Mạng chuyển mạch 19 III.2.2. Mạng truyền dẫn 19 III.2.3. Dịch vụ 21 III.3. ứng dụng 23 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH TÊN CHUYÊN ĐỀ PHÂN HỆ VỆ TINH RSS TẠI TT VIỄN THÔNG HUYỆN THÁI THUỴ – VT THÁI BÌNH CHUYÊN ĐỀ GỒM 3 PHẦN: CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG STAREX.VK (SINH VIÊN: ĐÀO DUY HIỂN THỰC HIỆN). CHƯƠNG 2: PHÂN HỆ VỆ TINH RSS. (SINH VIÊN: GIANG THÀNH HƯNG THỰC HIỆN). CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA TỔNG ĐÀI STAREX.VK TẠI TTVT THÁI THUỴ (SINH VIÊN: NGUYỄN HỮU HUY THỰC HIỆN)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân hệ vệ tinh RSS Tại Huyện thái Thuỵ.doc