Đề tài Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay

Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế đất nước nói chung và của huyện Lập Thạch nói riêng đã có những chuỷển biến đáng kể, thì một số người đã tạm thời hoặc lâu dài thoát ly ra khỏi bộ phận dân số hoạt động kinh tế để học tập nghỉ ngơi, làm các công việc trong gia đình mình chính vì vậy đã làm cho tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung và thô giảm đi, cụ thể là nếu năm 1989 tỷ lệ này là 75,16% thì sang đến năm 1999 tỷ lệ đó giảm xuống chỉ còn 74,29%. Thông thường, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới ở mọi nhóm tuổi đều cao hơn nữ giới. Bởi lẽ, trước hết những công việc của người phụ nữ trong các nước đang phát triển thường là: nội trợ, trông nom con cái, chăn nuôi, kiếm củi và thường không được xem là hoạt động kinh tế mặc dù những công việc đó đem lại rất nhiều lợi ích cho mỗi gia đình trong đó có rất nhiều có lợi ích kinh tế. Thứ đến là vai trò truyền thống của nam giới là người bươm chải ngoài xã hội để kiếm sống chủ yếu cho gia đình, do đó nam giới thường tham gia lực lượng lao động nhiều hơn nữ giới. Bây giờ, ta tiến hành nghiên cứu từ thực tế về lực lượng lao động theo cơ cấu tuổi và giới tính ở huyện Lập Thạch.

doc73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vµ sinh Ýt con h¬n do vËy ®· lµm gi¶m sè ng­êi sö dông BPTT. 2.2.3. Ảnh hưởng của việc thiếu việc làm đến giảm mức sinh ở huyện Lập Thạch. Qua khảo thực tế tại huyện Lập Thạch tôi nhận thấy tình trạng thiếu việc làm ở huyện là khá phổ biến và có dấu hiệu góp phần làm giảm mức sinh của huyện trong những năm gần đây. Trong khi quỹ đất canh tác thì có giới hạn thậm chí ngày càng bị thu hẹp thì một quy mô dân số ngày càng phình to làm cho diện tích đất canh tác/người ngày càng giảm. Vì vậy đã gây ra hiện tượng thiếu việc làm ở một nơi mà cơ cấu kinh tế rất chậm thay đổi và chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Chính vì lý do thiếu việc làm mà khiến cho nhiều người lao động phải di dời theo thời vụ ra khỏi phạm vi huyện để làm ăn sinh sống đã góp phần vào việc giảm mức sinh của huyện vì một bộ phận lớn trong số người này chưa lập gia đình do họ kết hôn muộn hơn. Bên cạnh đó, cũng chính sự di dời này người lao động có điều kiện để hiểu biết về xã hội hơn, thấu hiểu hoàn cảnh cá nhân dó đó họ chấp nhận một quy mô gia đình nhỏ để có một cuộc sống đầy đủ hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Thêm vào đó họ vô tình trở thành một tuyên truyền viên dân số tích cực và tạo ra một làn sóng tâm lý mới cho những người xung quanh. 2.3. Thực trạng mức chết ở huyện Lập Thạch trong một số năm qua . Đây là một nhân tố góp phần làm biến đổi quy mô dân số. Trong lịch sử về dân số, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc giảm nhanh tỷ lệ chết sẽ làm dân số tăng nhanh không kém gì tăng mức sinh. Để thấy rõ sự tác động của mức chết đến sự biến động quy mô dân số của huyện Lập Thạch, ta tiến hành nghiên cứu bảng số liệu 7 (Trang bên) Nếu năm 1992 CGD là 6,83‰ thì sang đến năm 1993 chỉ số đó giảm được 0,06‰ đây là một sự giảm không đáng kể từ năm 1993 đến năm 1994 thì tỷ lệ này giảm đi khá cao 2,36‰ song sang đến năm 1995 tỷ suất đó lại đột ngột tăng lên 0,55%. Như vậy sau 4 năm tỷ suất này mới chỉ giảm được 0,89‰, từ năm 1995 đến năm 2000 thì tỷ suất này có xu hướng giảm dần song cũng rất chậm. Xét về cả quá trình từ năm 1992 - 2000, tỷ suất này giảm tương đối chậm qua biểu 10, ta thấy IMR cũng thấy nó cũng góp vào một phần nhỏ đến việc giảm mức chết, tuy nhiên chỉ tiêu này qua thời gian nghiên cứu có nhiều biến động và giảm rất chậm chạp. Để thực hiện được mục tiêu giảm mức chết nói chung và mức chết ở trẻ sơ sinh nói riêng ta cần tìm hiểu nguyên nhân làm biến đông mức chết . 2.3.1. Các thuộc về kinh tế - xã hội : Là tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu vật chất, phương cách để thoả mãn chúng, chăm sóc, bảo vệ, khả năng loại trừ các tác động xấu đến sức khoẻ con người. a. Giáo dục ảnh hưởng đến mức chết. Trình độ dân trí mà đặc biệt là trình độ giáo dục của các bà mẹ là nhân tố quan trọng quyết định mức chết của trẻ sơ sinh, việc nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng, vệ sinh, tránh được những bệnh tật do môi trường bởi lẽ các bà mẹ có học hiểu rõ nhu cầu về dinh dưỡng và yêu cầu vệ sinh cho con mình đồng thời có khả năng sử dụng có hiệu quả các biện pháp tránh thai, tránh đẻ. Cũng giống như trình độ giáo dục của các bà mẹ, trình độ học vấn của mọi người noí chung là yếu tố quan trọng để cho họ có những biện pháp khác nhau để tăng cường sức khoẻ, phòng tránh bệnh tật, ngăn ngừa các bệnh các tác động xấu từ môi trường. b. Y tế tác động đến mức chết: Nếu như giáo dục tác động đến ý thức của con người trong việc làm tăng xác suất sống thì ytế đóng vai trò là phương tiện để con người thực hiện sự hiểu biết của mình về việc làm tăng xác suất sống. Tuy nhiên y tế và giáo dục cũng như các tác động khác có tính độc lập tương đối. Sự tiến bộ của ngành ytế ngày nay đã chưa được nhiều loại bệnh gây tử vong ở mức cao trong quá khứ như lao, sốt rét, uốn ván, tim mạch … 2.3.2. Các yếu tố thuộc về sinh học. Các yếu tố này có liên quan đến việc hình thành bào thai, chưa đẻ, tuổi của người mẹ khi sinh, khoảng cách giữa các lần sinh, khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường sống. Thông qua việc nghiên cứu những yếu tố cơ bản và tác động đến mức chết. Để thực hiện mục tiêu giảm mức chết, tăng tuổi thọ và nâng cao sức khoẻ của mọi người. Huyện Lập Thạch cần làm tốt hơn công tác giáo dục dưới mọi hình thức phát triển các dịch vụ ytế, hạn chế nạn tảo hôn vốn đang phổ biến và các tệ nạn xã hội khác. 2.4. Di dân ảnh hưởng đến sự biến động dân số trong thời gian ở huyện Lập Thạch. Di dân là một trong 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động dân số một cách trực tiếp. Sự di dời của một bộ phận dân số làm cho dân số giảm đi và ngược lại số dân đến huyện sinh sống làm cho dân số của huyện tăng lên. Để thấy rõ tình hình di dân ở huyện Lập Thạch ta nghiên cứu bảng số liệu số 8 Qua biểu 8 ta nhận thấy số người nhập cư vào huyện năm 1992 rất cao. Do vì trong thời kỳ này có rất nhiều cơ quan, xí nghiệp bị giải thể hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp làm cho nhiều người lao động làm việc ở ngoài huyện trở về quê hương làm ăn sinh sống. Đây là lý do cơ bản khiến cho quy mô nhập cư năm 1992 cao như vậy và chính điều này đã ảnh hưởng đến làm cho quy mô dân số của huyện trong năm 1992 tăng lên rất mạnh. Sự mở cửa của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho người lao động tăng khả năng di chuyển đi những nới có điều kiện làm ăn sinh sống thuận lợi hơn, thêm vào đó đặc điểm của nền kinh tế của huyện chủ yếu là dựa vào nông nghiệp thuần tuý với mức thu nhập rất thấp đã khiến cho người lao động của huyện di chuyển đi nới khác với một số lượng đã cao và xu hướng ngày càng tăng thêm. Như vậy, sự ảnh hưởng của di dân đến biến động dân số của huyện là đáng kể và ngày càng đáng kể. Do vậy khi xem xét đến tỷ lệ gia tăng dân số ta thấy tỷ lệ này ngày càng thấp đi, song đây không hẳn là do những nổ lực của huyện trong việc làm giảm mức sinh mà cần thiết phải tìm hiểu và đánh giá chính xác tình trạng di dân nhằm điều khiển một cách hợp lý tình trạng này. IV. THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG Ở HUYỆN LẬP THẠCH TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA. 1. Đặc điểm và xu hướng biến động nguồn lao động ở huyện Lập Thạch. Như chúng ta đã biết, quy mô dân số về cơ bản quyết định quy mô nguồn lao động quy mô dân số càng lớn tốc độ dân số càng tăng cao thì quy mô và tốc độ phát triển nguồn lao động càng lớn và ngược lại, hay nói cách khác là xu hướng biến động của nguồn lao động về cơ bản là cùng chiều với xu hướng biến động của dân số nhưng chậm hơn một thời gian bằng giới hạn dưới của tuổi lao động (ở nước ta là 15 năm). Bảng số liệu 9 sau đây sẽ giúp chúng ta quan sát về mối quan hệ có tính quy luật nói trên (trang bên) Biểu 9: Biến động dân số và nguồn lao động qua hai cuộc tổng điều tra năm 1998,1999 Chỉ tiêu 1989 1999 Số người % Số người % 1. Dân số Trong độ tuổi lao động 188,157 223,153 93,251 49,56 109,222 48,94 2. LLLĐ 82,992 44,1 96,208 43,11 3. Tỷ lệ tham gia LLLĐ chung 75,16 74,28 Nguồn: Phòng thống kê huyện Lập Thạch Qua biểu ta nhận thấy, dân số của huyện về quy mô là tăng qua 10 năm làm cho nguồn lao động ngày càng phình to ra, trong khi đó diện tích đất ở và đất canh tác/người ngày càng giảm. Điều này chứng tỏ việc tăng quy mô dân số cũng như quy mô nguồn lao động riêng và nhân dân trong huyện nói chung. Xét về lương tuyệt đối ta thấy lực lượng lao động của huyện có sự tăng lên đáng kể. Năm 1989 là 82,992 người và sau 10 năm sau năm 1999 đã tăng lên 96,208. Đây là nguồn lực con người dồi dào cho sự phát triển kinh tế cho huyện. Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế đất nước nói chung và của huyện Lập Thạch nói riêng đã có những chuỷển biến đáng kể, thì một số người đã tạm thời hoặc lâu dài thoát ly ra khỏi bộ phận dân số hoạt động kinh tế để học tập nghỉ ngơi, làm các công việc trong gia đình mình chính vì vậy đã làm cho tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung và thô giảm đi, cụ thể là nếu năm 1989 tỷ lệ này là 75,16% thì sang đến năm 1999 tỷ lệ đó giảm xuống chỉ còn 74,29%. Thông thường, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới ở mọi nhóm tuổi đều cao hơn nữ giới. Bởi lẽ, trước hết những công việc của người phụ nữ trong các nước đang phát triển thường là: nội trợ, trông nom con cái, chăn nuôi, kiếm củi và thường không được xem là hoạt động kinh tế mặc dù những công việc đó đem lại rất nhiều lợi ích cho mỗi gia đình trong đó có rất nhiều có lợi ích kinh tế. Thứ đến là vai trò truyền thống của nam giới là người bươm chải ngoài xã hội để kiếm sống chủ yếu cho gia đình, do đó nam giới thường tham gia lực lượng lao động nhiều hơn nữ giới. Bây giờ, ta tiến hành nghiên cứu từ thực tế về lực lượng lao động theo cơ cấu tuổi và giới tính ở huyện Lập Thạch. Biểu 10: Lực lưọng lao động theo tuổi và theo giới tính ở huyện Lập Thạch. Nhóm tuổi 1989 1999 Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số 15-24 SN % SN % SN % SN % SN % SN % 25-54 11.058 81.05 13.638 81.15 24.696 81.11 12910 81.13 14865 82.10 27775 81.59 54-59 23.649 91.71 25.438 82.19 49.087 86.79 28223 85.8 30199 83.77 58422 84.71 64-59 2.050 70.89 1.823 54,19 3.873 61,9 2041 71,77 1765 57,96 3806 61 60+ 2.983 40,41 2.352 24,4 5.336 31,25 3484 39,47 2721 24,19 6205 31,04 Tổng số 39.740 79,87 43,252 71,41 82,992 - 46658 75,15 49550 72,08 96208 - Nguån: Phßng thèng kª huyÖn LËp Th¹ch Nh×n chung tû lÖ tham gia lùc l­¬ng lao ®éng cña nam giíi cao h¬n so víi n÷ giíi. N¨m 1989: ASSLFPR nam = 79,87%; ASSLFR n÷ lµ = 71,41%, n¨m 1999: ASSLFR nam = 75,15%; ASSLFR n÷ = 72,08%. §iÒu nµy do ¶nh h­ëng cña tÝnh chÊt c«ng viÖc vµ vai trß truyÒn thèng cña tõng giíi trong x· héi vµ gia ®×nh. Tuy nhiªn khi xem xÐt tham gia lùc l­îng lao ®éng cña mçi giíi trong tõng nhãm tuæi ta nhËn thÊy: ë nhãm tuæi 15-25 tû lÖ tham gia lùc l­îng lao ®éng cña n÷ giíi cao h¬n nam giíi do n÷ giíi gia nhËp vµo lùc l­îng lao ®éng sím h¬n trong khi nam giíi cã ®iÒu kiÖn ­u tiªn h¬n cho viÖc häc tËp n©ng cao tr×nh ®é ë løa tuæi nµy. Ở các nhóm tuổi còn lại, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của nam giới cao hơn nữ giới. Nguyên nhân chính là sau 25 tuổi nam giới đã được học xong, ra trường và gia nhập lực lượng lao động, thêm vào đó ở tuổi 25 trở đi thường đã lập gia đình và nhiều người trong đó rút khỏi lực lượng lao động để thực hiện những công việc mang tính nội bộ gia đình. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tới đỉnh cao và nhóm tuổi 25-54 ở cả 2 giới: Năm 1989 của nam là 91,71% của nữ là 82,19%; Năm 1999 của nam là 85,8% và của nữ là 84,74% ở nhóm tuổi 55-59 tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới giảm dần còn ở nữ giới do đã hết tuổi lao động theo quy định của luật lao động do đó tỷ lệ này tụt xuống rất nhanh ở độ tuổi 60+ thì tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của cả hai giới tụt xuống rất nhanh do cả hai giới đều đã hết tuổi lao động. Khi xem xét tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ, người ta thường nghỉ tới mức sinh. Song đây là mối quan hệ phức tạp khó xác định mức độ ảnh hưởng lẫn nhau là bao nhiêu. Tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định việc sinh con chính là chi phí cơ hội cho việc đi làm, do đó nếu có công việc ăn làm đầy đủ cho phụ nữ thì: thứ nhất, sẽ làm cho tuổi kết hôn của họ cao hơn, vì thế mà giảm cơ hội sinh con nhiều lần hơn. Thứ hai do tính chất của công việc và sự cuốn hút của thu nhập cao sẽ khiến người phụ nữ giảm tiểu thời gian giành cho việc sinh con để làm việc hoặc đi học nâng cao trình độ với mục đích làm việc có hiệu quả hơn. Ngược lại đối với phụ nữ đông con, họ ít có thời gian và các điều kiện khác tham gia lao động xã hội. Tuy nhiên, ở huyện Lập Thạch hiện nay tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến và vếu có thì chủ yếu là làm nông nghiệp và do đó mối quan hệ nói trên rất mờ nhạt. Khi xét đến trình độ văn hoá của lực lượng lao động huyện Lập Thạch ta tiến hành nghiên cứu bảng số liệu của huyện này tại hai cuộc tổng điều tra dân số năm 1989,1999. Biểu 11: Lực lượng lao động theo giới tính và trình độ văn hoá ở huyện Lập Thạch Trình độ văn hoá 1989 1999 nam Nữ Tsố % nam Nữ Tsố % Không biết chữ 2422 3152 5574 6,71 938 998 1936 2 Chưa tất nghiệp cấp II 14080 15325 29405 35,43 12953 13755 26780 27,76 Đã tốt nghiệp cấp II 19719 21462 41181 49,63 27615 29328 56934 59,20 Đã tốt nghiệpPTTH 3519 3313 6832 8,23 5,152 5,469 10,621 11,04 Tổng số 39.740 43.252 82.892 100 46.658 49.550 96.208 100 Nguồn: phòng thống kê huyện Lập Thạch Qua biểu 11 ta thấy: năm 1989 trong 6,71% lực lượng lao động không biết chữ thì lực lượng lao động nữ chiếm 3,78% trong năm 1999, trong 2% lực lượng lao động không biết chữ thì lực lượng lao động nữ chiếm 1,04%. Tương tự khi xét đến lực lượng lao động ở nhóm chưa tốt nghiệp cấp II ta thấy trong 35,45% năm 1989 có tới 18,5% là nữ và trong 27,76% năm 1999 có 14,3% là nữ. Qua phân tích trên mặc dù không có sự chênh lệch đáng kể giữa trình độ học vấn hai giới song chúng ta vẫn thấy cơ hội đi học của nam vẫn nhiều hơn nữ và đặc biệt là càng lên những lớp cao. Nhìn chung, trình độ văn hoá của lực lượng lao động có xu hướng biến đổi tốt và tương đối tiến bộ. Tuy nhiên số liệu này cũng cho ta biết trình độ văn hoá của lực lượng lao động ở đây vẫn còn hơi thấp. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn. Trong số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì có tới 82,17% có trình độ sơ cấp, 11,43% có trình độ THCN và chỉ vẻn vẹn có 6,4% là có trình độ đại học. Hơn thế nữa số lao động có trình độ này lại không bố trí hợp lý gây ra hiện tượng kém hiệu quả trong công việc mặc dù có trình độ. Từ khi nền kinh tế đất nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung qua liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, chúng ta chấp nhận một nền sản xuất hàng hoá và cùng với là chấp nhận sự có mặt của thị trường sức lao động tức là thừa nhận sức lao động là hàng hoá. Cũng giống như những hàng hoá thông thường khác, muốn tiêu thụ nhanh, có sức cạnh tranh về giá cả thì cần có chất lượng tốt. Vì vậy yêu cầu cần đặt ra với huyện Lập Thạch đối với lực lượng lao động là cần phải có những biện pháp, chiến lược đào tạo và đào tạo lại nguồn nhận lực, nâng cao trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn cho người lao động để có thể bắt nhịp được với quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh tế huyện Lập Thạch nói riêng. Thực tế cho thấy để có được một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi lao động phải có trình độ văn hoá chuyên môn cao mới có thể bắt nhịp được với thị trường tiến bộ của thời đại. Xuất phát từ luận điểm đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã chỉ rõ “ nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài và khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dồi dào ở Việt Nam là nhân tố quyết định tới sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” 2. Thực trạng phân bố và sử dụng lao động ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay Lập Thạch là huyện có quy mô nguồn lao động lớn, đó là tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, để biến tiềm năng này thành hiện thực, chúng ta cần có những giải pháp thích hợp cho việc phân bố và sử dụng nguồn lao động ở đây. Muốn vậy, chúng ta bắt đầu từ việc nghiên cứu tình hình phân bố và sử dụng lao động của huyện trong giai đoạn hiện nay. Để thấy rõ sự phân bố lao động vào các ngành kinh tế, ta tiến hành quan sát, phân tích và đánh giá biểu sau. Biểu12: Ngành nghề hoạt động của người lao động huyện Lập Thạch Ngành nghề hoạt động 1989 1999 Số lượng % Số lượng % Nông nghiệp 60.317 72,68 72,156 75 Lâm nghiệp 6.932 8,35 7.379 7,65 CN và XDCB 9.978 12,03 8.428 8,76 Các ngành còn lại 5.765 6,94 8.245 8,57 Tổng số 82.992 100 96.208 100 Nguồn: phòng thống kê huyện Lập Thạch Biểu này cho chúng ta thấy tỷ trọng lao động và làm việc trong các ngành kinh tế đều có xu hướng giảm xuống qua thời gian ngoại trừ ngành nông nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do: - Nền kinh tế nước ta chuyển mình từ cơ chế quản lý tập trung qua liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước cùng với sự vận động đó là một số cơ quan xí nghiệp, quốc doanh bộc lộ những yếu kém trong quản lý và làm ăn kém hiệu quả hoặc thua lỗ buộc phải giảm biên chế hoặc giải thể, do đó đã phát sinh một lượng lao động khá lớn từ các ngành khác chuyển vào ngành nông nghiệp với tư cách là “ cái túi” chứa đựng những lao động dư thừa. - Số người gia nhập lực lượng lao động hàng năm tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn bởi lẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, hệ thống cơ sở hạ tầng và việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế khác ở đây không có những biến động tích cực, lao động gia nhập lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông và chỉ phù hợp với ngành nông nghiệp đã lạc hậu. Qua đó ta thấy sự mất cân đối giữa các ngành kinh tế trong huyện, việc tập trung một lực lượng lao động khá lớn và ngày càng lớn vào ngành nông nghiệp đã làm cho diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm và cùng với nó việc sản xuất nông nghiệp ở đây còn mang tính thời vụ cao đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ngày càng tăng. Do lực lượng lao động tập trung chủ yếu vào các ngành nông nghiệp mà trong ngành này thì mô hình kinh tế hộ gia đình lại chiếm tỷ trọng chủ yếu với lực lượng lao động chủ yếu nên việc quản lý và sử dụng các huyện còn mang nặng tính tự phát, thiếu tổ chức và trình độ phân công lao động rất thấp. Việc sử dụng lao động ở các ngành còn lại cũng rất kém hiệu quả, phân công lao động chưa rõ ràng và chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các ngành do một mặt là sự quản lý và hướng dẫn lỏng lẽo kém chặt chẽ giữa các cấp chính quyền; mặt khác do trình độ quản lý chuyên môn của người sử dụng lao động, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động, hoạt động đào tạo và đào tạo lại chưa được bắt đầu ở huyện. Tóm lai, Lập Thạch là một huyện có nguồn lao động dồi dào những sự phân bố và sử dụng lao động ở đây rất mất cân đối và thiếu tính khoa học. Trong khi đó những ngành đem lại giá trị kinh tế như công nghiệp, lâm nghiệp hay dịch vụ thì lại kém phát triển nên việc thu hút lao động vào các ngành này lại rất chậm. Mặt khác chất lượng nguồn lao động còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, cần thiết phải có những chính sách đầu tư thoả đáng để khôi phục và phát triển các ngành kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, lâm nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp; đồng thời cần phải có chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối và sử dụng hợp lý hơn lao động vào lao động và các ngành kinh tế khác. V. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM Ở HUYỆN LẬP THẠCH 1.Tình trạng thiếu việc làm ở huyện Lập Thạch Lập Thạch là một huyện có nguồn lao động dồi dào, đó là tiềm năng vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên nguồn lao động vẫn chưa được sử dụng đầy đủ và có hiệu quả, chất lượng cũng như năng suất lao động rất thấp tỷ lệ lao động không có việc làm mà đặc biệt là tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng trở nên phổ biến. Việc làm của huyện chủ yếu là trong từng lĩnh vực nông nghiệp do vậy hầu hết các lao động vẫn có việc làm nhưng hiệu quả sử dụng lao động rất thấp nếu lực lượng này được chuyển sang hoạt động ở các ngành khác thì sản lượng trong nông nghiệp vẫn không hề giảm sút. Hàng năm, huyện vẫn tìm mọi biện pháp để tạo việc làm tại chỗ, chuyển và mở các ngành nghề mới, tạo các điều kiện thuận lợi để khơi dậy và phát huy các ngành nghề truyền thống, đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc xuất khẩu lao động. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau như tiềm lực kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các chính sách chủ trương của nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ và linh hoạt, thì trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định và trình độ văn hoá và chuyên môn của lao động vẫn còn ở mức thấp nên hàng năm những việc làm mới tạo ra không đáp ứng được yêu cầu, đời sống người lao động còn gặp nhiều khó khăn, các tệ nạn xã hội và thời cơ phát triển. Sự mất cân đối lớn giữa các ngành kinh tế, việc tập trung một lực lượng lao động qúa lớn vào ngành nông nghiệp đã làm cho diện tích đất canh tác/người ngày càng thu hẹp lại, thêm vào đó sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao nên tình trạng thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Vậy vấn đề mà huyện đang phải đối mặt là giải quyết việc làm cho người nông thôn, với một lực lượng lao động dồi dào nhưng tỷ lệ thời gian làm việc rất thấp chỉ có khoảng 68. Muốn tăng thời gian làm việc của một người lao động trong nông nghiệp cần phải rút bớt ở đó một bộ phận lao động sang hoạt động ở các ngành khác. Tuy nhiên, do trình độ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thì lại quá thấp không đáp ứng được với những yêu cầu của các ngành nghề khác, những sản phẩm tạo ra chứa hàm lượng chất xám thấp, không có thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán rẻ, ít có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của vùng khác đã làm đe doạ đến tính ổn định của công việc. 2. Hiệu quả của công tác giải quyết việc làm được đánh giá bằng số lượng người được giải quyết việc làm và kết quả của việc thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm. - Thực hiện chương trình quốc gia về việc làm. Trong 3 năm 1998,1999 và 2000 toàn huyện đã tiếp nhận nhiều dự án được nhà nước phê duyệt và cho vay vốn từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm theo nghị quyết 120/ HĐBT-Dự án về chăn nuôi đại gia súc và sinh sản, dự án phòng rừng trồng hộ 327, chương trình 1773, dự án trồng cây ăn quả tập trung, dự án các đoàn thể: hội nông dân, hội phụ nữ, hội thanh niên, công đoàn. Đã tạo điều kiện chỗ làm việc mới cho 2300 lao động. Ngoài ra có khoảng 1100 lao động ở nông thôn tự tạo việc làm trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, trồng rừng, trồng cây ăn quả. Toàn huyện có tổng 82 trang trại lớn nhỏ với quy mô từ 1 - 10 ha đã giải quyết việc làm cho 316 lao động. - Tổ chức di dân đi xây dựng các vùng dự án chủ yếu là dự án trồng rừng 327 đạt 70 hộ trong đó có 145 lao động. - Tiếp nhận và làm thủ tục hồ sơ cho 70 lao động đi hợp tác lao động với nước ngoài theo chỉ tiêu của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Đưa 126 lao động đã học nghề vào các công ty liên doanh INĐU, giày da xuất khẩu, cắt may. Mặc dù số lao động được giải quyết chất lượng nối trên so với số người thiếu việc làm còn rất thấp, song đó cũng thể hiện được một sự cố gắng vượt bậc của các cấp uỷ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong huyện Lập Thạch. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều yếu kém ở từng mặt, từng khâu, từng lĩnh vực hoạt động là do những nguyên nhân sau: - Sản xuất chậm phát triển, việc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém manh mún, nông nghiệp thuần nông, thị trường hàng hoá chưa phát triển, sản xuất công nghiệp chưa có gì, tiểu thủ công nghiệp yếu kém chưa phát huy được các ngành nghề truyền thống. Chậm chuyển đổi cơ cấu kinh tế thị trường. Điều đó đã ảnh hưởng đến quá trình phân công bố trí lao động và giải quyết việc làm. - Phương hướng mục tiêu hàng năm của các cấp chính quyền từ trung ương đến cơ sở, các ngành các tổ chức xã hội về giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng vị trí. Chưa coi trọng việc tạo ra chỗ làm việc mới là một mục tiêu quan trọng. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số lao động còn thấp kém, việc đào tạo nghề chưa được quan tâm thích đáng, chưa có trung tâm dạy nghề, các làng nghề truyền thống còn chậm phát triển . - Công tác kê phân loại lao động hàng năm chưa được cải tiến, chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu và đề xuất giải pháp về quản lý lao động và việc làm. Vấn đề giải quyết việc làm còn thụ động, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước là chính, sự phối hợp chỉ đạo một số ngành tham gia dự án giải quyết việc làm chưa thường xuyên chưa nhịp nhàng, thủ tục còn phức tạp gây khó khăn cho việc tự tạo việc làm của người lao động. Tóm lại, Lập Thạch là một huyện có nguồn lao động khá dồi dào nhưng sự phân bố sử dụng nguồn nhân lực không hợp lý. Trong khi đó nhiều ngành nghề đem lại giá trị kinh tế lớn như công nghiệp, dịch vụ thì lại rất thấp kém nên không thu hút được lao động tham gia vào sản xuất. Mặt khác chất lượng của lực lượng lao động ở đây còn rất thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, cần thiết và cấp bách phải có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm từng bước giải quyết việc làm, sử dụng tối đa năng lực của nguồn nhân lực là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới. PHẦN III GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU CHỈNH DÂN SỐ , LAO ĐỘNG VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC Qua việc phân tích và đánh giá thực trạng về dân số lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch. Để góp phần vào việc điều chỉnh hợp lý cho sự phát triển dân số, lao động và tạo việc làm nhằm từng bước tạo dựng một sự phát triển ổn định và bền vững ở huyện Lập Thạch góp phần vào công cuộc CNH - HĐH của cả nước và đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội nhanh chóng. I. GIẢI PHÁP GIẢM VÀ TIẾN TỚI ỔN ĐỊNH MỨC SINH 1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - truyền thông (TGT) Đẩy mạnh công tác TGT, phát triển có hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở thông qua việc theo dõi quản lý và hướng dẫn các hộ gia đình, các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Tuyên truyền, phổ biến rông rãi các thông tin dân số và phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, các chủ trương về chính sách dân số và kề hoạch hoá gia đình bằng nhiều loại hình thức phong phú và phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, với phong tục tập quán của địa phương. Huy động cộng đồng, các ngành các cấp tham gia công tác TGT, tạo phong trào xã hội mạnh mẽ thi đua thực hiện các mục tiêu DS - KHHGĐ, giáo dục lớp trẻ nhằm tạo ra sự nhận thức sâu sắc, hiểu rõ được sự cần thiết của KHHGĐ để có sự lựa chọn ưu tiên quy mô gia đình ít con, khoẻ mạnh, hạnh phúc và coi đó như là một sự hiểu biết quý giá cần được thực hiện trong cuộc sống. Các biện pháp TGT cần được thực hiện là: - Thực hiện phương châm xã hội hoá, huy động có hiệu quả các cấp, các ngành, các đoàn thể tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân tham gia các hoạt động TGT. - Thực hiện đồng bộ các hoạt động TGT phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng. Coi trọng phương pháp tuyên truyền trực tiếp với các nội dung và cách tiếp cận có tính hướng dẫn, thuyết phục và luôn luôn coi trọng điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với sự thay đổi về nhận thức. - Tiến hành các hình thức giáo dục toàn dân để thay đổi nhận thức và hành vi phù hợp với chính sách về DS - KHHGĐ cho mọi đối tượng thông qua hoạt động của các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội. Thực hiện giáo dục dân số trong và ngoài nhà trường với nội dung thích hợp để cho các thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu sắc về dân số và có những quyết định sáng suốt, đúng đắn nhằm phù hợp với cả lợi ích cá nhân lẫn lợi ích cộng đồng. 2. Giải phấp y tế Biện pháp ytế kỹ thuật KHHGĐ được coi là một biện pháp không thể thiếu được nhằm điều khiển hay phục vụ hành vi sinh đẻ của nhân dân sau khi họ đã nhận thức được vấn đề DS - KHHGĐ với mục tiêu “ Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con, không đẻ quá sớm và không đẻ quá dày “ Để thực hiện các mục tiêu này chúng ta cần coi trọng: - Xây dựng vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật cho ngành y tế của huyện nói chung đặc biệt chú trọng đến các cơ sở y tế ở các tuyến xã, vừa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân vừa đáp ứng được nhu cầu tại chỗ về thực hiện các biện pháp KHHGĐ thuận lợi, an toàn và hiệu quả. - Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế để nâng cao sự hiểu biết về chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình và qua đó họ trở thành lực lượng trực tiếp tư vấn và đáp ứng các yêu cầu về hành vi dân số của nhân dân. - Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ở các tuyến xã còn thiếu như hiện nay rất cần phải duy trì thực hiện quy mô tuyên truyền vận động kết hợp với đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận tay người dân, đặc biệt là những nơi (xã, dân tộc ít người) còn khó khăn về cơ sở vật chất, giao thông không thuận lợi. Trên cơ sở tăng cường các hoạt động tư vấn về các biện pháp tránh thai bằng việc cung cấp các thông tin đúng, đủ và ưu nhược điểm của từng biện pháp cụ thể một cách trung thực, khách quan khoa học để đối tượng chấp nhận tới hành vi sử dụng thông qua một biện pháp tránh thai thích hợp nhất. II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở HUYỆN LẬP THẠCH 1. Coi trọng và phát huy nhân tố con người Con người có ý nghĩa quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nhân tố trung tâm của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Qua việc đánh giá về thực trạng lao động ở huyện Lập Thạch ta thấy: chất lượng của lực lượng lao động rất thấp không thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, làm trở ngại cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy. Muốn phát huy được nhân tố con người, trước hết và cần thiết phải chú trọng và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phổ thông đồng thời với giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan song chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân về kinh tế đã khiến cho dân tộc thiểu số trong huyện đã không cho con em mình đi học phổ thông, hiện tượng học sinh cấp II bỏ học khá phổ biến. Họ cho rằng, việc cố gắng cho con em mình học lên cũng chẳng được gì hoặc thực sự không đủ khả năng cho con em mình đi học. Chính vì vậy, ngoài những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục như miễm giảm học phí cho con em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đối tượng gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó… thì huyện cần phải có những biện pháp cụ thể như: Chính quyền địa phương kết hợp với nhà trường tổ chức đến thăm hỏi và động viên những gia đình có con em đi học lại có hoàn cảnh khó khăn nhằm vận động họ tạo điều kiện tốt nhất cho con em họ tiếp tục đến trường và giúp họ ý thức được lợi ích của việc đầu tư cho học tập. Có kế hoạch đầu tư xây dựng trường học lớp học và đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy khuyến khích các gia đình cho con em mình tới trường. Bên cạnh việc giáo dục phổ thông thì vấn đề đào tạo nghề có một vị trí rất quan trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ở huyện. Với một lực lượng lao động khá dồi dào, nhưng lao động của huyện chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, vì vậy không đáp ứng được yêu cầu của quá trình sản xuất hiện đại đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy việc nghiên cứu mở rông quy mô đào tạo hướng nghiệp dạy nghề trên cơ sở xây dựng một kế hoạch đào tạo hợp lý cả về số lượng lẫn chất lượng là nhu cầu cấp thiết đối với huyện. Phải hướng nghiệp dạy nghề theo các quy trình của Bộ luật lao động. Tổ chức dạy nghề phải gắn với tạo việc làm sau đào tạo, ưu tiên với các đối tượng hướng chính sách xã hội. Tạo cho học viên có tâm lý tin tưởng cho người học để có cơ hội tìm kiếm việc làm. Gắn đào tạo dạy nghề với tổ chức sản xuất để kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, việc tổ chức nâng cao trong độ chuyên môn kỹ thuật hay nâng cao giá trị sức lao động tạo cơ hội cho người lao động có thể lựa chọn những công việc mang lại thu nhập cao hơn nhiều lần so với những giải pháp có tính thiết thực nhất để nâng cao chất lượng lao động là phải có chiến lược đào tạo và đào tạo lại. Bởi lẽ, trong cơ chế thị trường, một loại hàng hoá muốn thắng thế trong cạnh tranh và có được giá cả cao thì phải có giá trị cao hàng hoá sức lao động cũng không nằm ngoài quy luật đó. 2. Giải pháp về vốn. Nhu cầu về vốn cho việc đào tạo nâng cao chất lượng lực lượng lao động cho các chương trình và dự án phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn và rất cần thiết nhất là đối với một huyện mà điều kiện về thu nhập và đời sống của rất nhiều hộ dân còn rất thấp. Lập Thạch là một huyện nghèo của tỉnh vĩnh Phúc, cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều, hệ thống đèn đường, trường, trạm, chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, việc đầu tư trợ cấp vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chiến lược đào tạo là mang tính cấp thiết tạo tiền đề cho việc nâng cao trình độ của người lao động, quy mô sản xuất và trình độ sản xuất. Để thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về việc trợ cấp, cho vay vốn nhằm giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo thì trong những năm tới huyện cần phải thực hiện những giải pháp sau: - Về phía tổ chức ngân hàng: + Lựa chọn những cán bộ có năng lực phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác kiểm kê đánh giá đúng giá trị tài sản thế chấp. + Ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương để có sức mạnh lớn nhằm thu hồi vốn đúng và đủ. - Về phía chính quyền: Phải chọn những cán bộ cơ sở có năng lực uy tín, có tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc trong việc đảm bảo cho người vay vốn, phải có sự tìm hiểu kỹ càng để nắm rõ được mục đích và khả năng thanh toán của người đi vay. Khi xây dựng các dự án phát triển kinh tế, lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và chương trình đào tạo để xin vay vốn nhà nước với lãi suất ưu đãi. III. Giải pháp về đào tạo việc làm cho lao động ở huyện Lập Thạch Qua nghiên cứu về thực trạng việc làm ở nông thôn, ta nhận thấy tình trạng phổ biến là thiếu việc làm, tỷ lệ thời gian lao động sử dụng là rất thấp (68%) và thu nhập đem lại cũng không đáng kể. Vì vậy, mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài là tạo thêm việc làm, giúp người lao động có việc làm đầy đủ hơn để có điều kiện nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống cho người lao động làm nền tảng cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từng bước phát triển kinh tế xã hội ở huyện Lập Thạch. 1. Phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Trong những năm gần đây kể từ khi có nghị quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 8/1998), trải qua hơn 10 năm thực hiện, kinh tế hộ nông dân đã có những bước tiến vững chắc. Trong nông nghiệp, kinh tế hộ nổi lên như một loại hình sản xuất tiên tiến, nó vừa tạo chỗ làm cho người lao động, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của gia đình, hiệu quả sản xuất cao. Bên cạnh việc phát triển kinh tế hộ gia đình thì mô hình kinh tế trang trại cũng là một hình thức rất tốt để tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, đây thực chất là sự phát triển cao của kinh tế hộ gia đình cả về mặt quy mô vốn, đất đai, lao động và sản phẩm. Phát triển kinh tế trang trại là rất phù hợp với điều kiện kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay bởi nó tận dụng được những lao động thiếu việc làm tại chỗ, quy mô sản xuất nông nghiệp lớn phù hợp với trình độ quản lý và khả năng làm ăn của người nông dân, vốn đầu tư không lớn. Tuy nhiên loại hình này hiện nay ở huyện Lập Thạch có rất ít (82 trang trại lớn nhỏ) Như vậy, kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại là những thực thể kinh tế khách quan phù hợp vơí quy luật phát triển và đúng với đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Song để các loại hình kinh tế này phát triển được và thực sự trở thành nhân tố mới trong lực lượng sản xuất, Đảng và nhà nước ta cần có chủ trương chính sách cụ thể đồng thời phải có một chiến lược phát triển thị trường nông thôn đồng bộ, thông thoáng và hoàn chỉnh hơn để tạo điều kiện cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm ra nhanh chóng và thuận lợi. - Về đất đai: Diện tích đất canh tác lên từng hộ là rất ít, trong khi nhu cầu phát triển kinh tế hộ lại cần diện tích rất lớn. Vì vậy, con đường cơ bản để các hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong từng hộ phù hợp với yêu cầu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp. Trên cơ sở cây trồng đã xác định các hộ phải chuyển dần phương thúc sản xuất quản canh. Đây là con đường cơ bản và lâu dài trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất và số lượng cây trồng. Đối với kinh tế trang trại thì nhu cầu về đất đai còn quan trọng hơn nhiều lần. Để hình thành trang trại ở đây cần phải có sự chuyển nhượng hoặc tập trung đất. Vậy để thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, nhà nước và địa phương cần phải có chính sách thích hợp khuyến khích và tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tập trung về ruộng đất. - Về vốn: Nhu cầu về vốn cho cả 2 loại hình kinh tế này là tương đối lớn đặc biệt là mô hình kinh tế trang trại, hiện nay hầu hết các trang trại trong huyện đều thiếu vốn sản xuất. Trong tương lai nhu cầu về vay vốn để phát triển sản xuất, đầu tư về tiền mặt, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng trở nên cần thiết và với một số lượng ngày càng nhiều. Để giải quyết vấn đề này huyện cần hỗ trợ tín dụng thích hợp đối với từng hộ nông dân và từng loại trang trại cụ thể. Cần ưu tiên những trang trại và có hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, cho vay với khối lượng vốn lớn và thời gian phù hợp để người chủ có thể yên tâm đầu tư xây dựng, cũng cố và phát triển sản xuất. Đơn giản các thủ tục cho vay nhằm đảm bảo khi cần vốn là vay được, tráng tình trạng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của người nông dân. - Đào tạo các chủ hộ và chủ trang trại. Với trình độ chuyên môn như hiện nay, các chủ hộ cũng như chủ trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân và tự học. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phẩi nâng cao trình độ chuyên môn cho họ bằng cách mở các lớp tập huấn đào tạo ngắn hạn để giúp cho hộ nâng cao khả năng quản lý. Am hiều thị trường cạnh tranh và hạch toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là một yêu cầu khách quan nhưng các chương trình đào tạo cần phải xây dựng sao cho thiết thực, cần có sự thống nhất cả về mặt nội dung, thời gian và đối tượng tham gia. - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của huyện Lập Thạch hiện nay còn rất yếu kém cần phải có sự quan tâm xây dựng, sửa chữa để nâng cấp hệ thống điện, đường, trường, trạm, chợ, và các cơ sở giao dịch. Đồng thời xây dựng các tụ điểm kinh tế nhằm tạo điều kiện cho việc buôn bán hàng hoá tạo điều kiện cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển rộng khắp, mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm: khuyến khích các trang trại, các hộ nông dân sản xuất hàng hoá trên cơ sở phân vùng quy hoạch, để lưu thông hàng hoá thuận lợi, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ từ sản xuất đến tiêu dùng như đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện chế biến đầu tư đổi mới công nghệ bảo quản hàng hoá, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tránh hiện tượng bị tư thương ép giá. 2. Khai thác tốt tiềm năng kinh tế rừng. Lập Thạch là một huyện miền núi có diện tích rừng khoảng 2200 ha. Tuiy vậy, cho tới nay diện tích rừng diện tích rừng được sử dụng mới chỉ được 500 ha.Với một diện tích rừng rộng lớn như vậy là một thế mạnh đặc trưng của huyện có thể mang lại giá trị kinh tế cao, giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập. Do vậy khai thác tốt tiềm năng kinh tế rừng ở huyện sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện gắn liền với giải quyết việc làm. Để khai thác tốt nguồn tiềm năng sẵn có và hấp dẫn này cần thực hiện theo hướng chủ yếu sau: - Phát triển ngành trồng rừng và quản lý rừng, mở rộng diện tích rừng, nghiên cứu đa dạng hoá chủng loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và cách chăm sóc và nhu cầu vầ các loại lâm sản. - Chuyển dịch cơ cấu lâm sản theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá tổ chức lao động hợp lý cho việc trồng quản lý, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản để mang lại hiệu quả cao nhất từ hoạt động này. - Nghiên cứu thị trường gắn liền với việc xây dựng các cơ sở chế biến để đảm bảo chế biến hết nguồn lâm sản khai thác đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm chế biến phù hợp với nhu cầu của thị trường lâm sản trong và ngời nước, trên cơ sở đó sẽ thu hút thêm lực lượng lao động vào công việc chế biến góp phần làm tăng tổng số lao động có việc làm ở huyện. Tài nguyên rừng không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, tuy nhiên nếu có những biện pháp tố chức trồng quản lý, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ hợp lý thì ngày nay mang lại giá trị kinh tế rất lớn góp phần đáng kể trong việc nâng cao tổng sản phẩm xã hội của huyện và tạo điều kiện làm cho hàng nghìn lao động dư thừa. Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác tiềm năng kinh tế rừng ở đây vẫn còn rất yếu kém nên để có thể tiến hành tổ chức quy mô và quy củ, trước hết cần điều tra cụ thể, đưa ra được các phương án cụ thể và phải được các cấp các ngành cùng quan tâm. 3. Khôi phục ngành nghề truyền thống. Đẩy mạnh khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như đồ gốm, mây tre, dát giường. Nghề thủ công góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm cho người lao động và tạo thêm việc làm lúc nông nhàn và tận dụng được cả sức lao động của người già và trẻ em. Đổi mới trang thiết bị mà hiện nay phổ biến vẫn sử dụng những trang thiết bị lạc hậu nên chất lượng rất hạn chế. Mở rộng các hình thức đào tạo nhân cấy nghề ở những nơi chưa có nghề thủ công và những nơi có nghề nhưng chưa phát triển. Đối với việc nhân cấy nghề mới, đây là công việc khó khăn đòi hỏi phải mang tính đồng bộ giữa các khâu trong quá trình thực hiện, có kế hoạch dự tính trước từ việc tuyển dụng lao động đào tạo nghề, mở cơ sở sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và truyền nghề cho người lao động, việc thực hiện phải thống nhất giữa chính quyền và cơ sở, đặc biệt phải bố trí thời gian phù hợp với quá trình sản xuất nông nghiệp (nghề chính ) ở nông thôn. Cần tập trung nguồn hàng cần được tiêu thụ tránh bị ép giá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm việc làm cho người lao động, có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những nghệ nhân. Trong khi đề cập tới sử dụng lao động hoạt động này, trước tiên phải nói tới vấn đề sử dụng lao động giản đơn, sở dĩ lao động ở đây chiếm phần lớn trong cơ cấu lực lượng lao động. Về mặt lâu dài, cần tiến hành đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho họ một cách hợp lý. Như thế, chúng ta vừa giải quyết được việc làm cho người lao động trước mắt, vừa thực hiện được những mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. 4. Giải pháp di dân nông thôn. Thực hiện tốt phương án này trước hết là giải quyết được mâu thuẩn trước mắt trong mối quan hệ đất đai, như vậy chính là đã tạo cơ hội về việc làm cho người nông dân từ nới đất chật người đông đến nới có nhiều tiềm năng đất đai. Như vậy chính là đã tạo cơ hội về việc làm cho người nông dân, họ có đủ đất đai để canh tác và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình, mặt khác di dân còn tạo nên sự đổi mới về cơ cấu lao động trong chính lực lượng này - những người mà trước đây chủ yếu sống vào cây lúa mà họ còn có điều kiện thực hiện những công việc khác có giá trị kinh tế cao như trồng cây công nghiệp, cây dược liệu nuôi trồng thuỷ sản, chăm sóc các loại gia súc gia cầm. Tuy nhiên, để thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu này, cần chú ý một số công việc cụ thể sau đây: - Cho vay vốn với điều kiện ưu đãi cho các hộ gia đình và những đối tượng tham gia vào chương trình di dân. - Trợ cấp ủng hộ những vật dụng tiêu dùng thiết yếu nhất cho người mới đến định cư ở những vùng đất mới. - Tổ chức phổ biến kinh nghiệm, đào tạo dạy nghề cho những người dân mới nhập cư để họ sớm thích nghi với điều kiện sản xuất mới. Giúp họ ổn định cuộc sống đi vào sản xuất. 5. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở huyện Lập Thạch. Tình hình phát triển thị trường nông thôn có tác động rất lớn đến việc phát triển nông nghiệp ở nước ta, với 80% dân số và 75% lao động sống ở nông thôn, vì đây là một thị trường to lớn vừa là nơi cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước một khối lượng sản phẩm rất lớn từ nông nghiệp. Nghị quyết Hội nghị TW 7 khoá VII đã chỉ ra chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong đó cần có vốn để phát triển và muốn vậy chúng ta phải hướng mạnh về xuất khẩu. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh doanh, sản xuất những mặt hàng, nhóm hàng chủ yếu trong nông nghiệp từ nông thôn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Như vậy, rõ ràng thị trường nông thôn đóng một vị trí hết sức quan trọng và thiết yếu. Với điều kiện hiện nay thì phát triển thị trường nông thôn có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm gần đây, thị trường nông thôn nước ta đã từng bước được thiết lập, phát triển với sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Tuy vậy, cho tới nay thị trường nông thôn nước ta vẫn còn ở tình trạng manh mún chưa phát triển . Còn ở huyện Lập Thạch, cũng đa số dân số và lao động sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên việc sản xuất nông nghiệp hiện nay ở đây chỉ tập trung vào một số loại sản phẩm phổ biến với giá trị kinh tế thấp chủ yếu tiêu thụ trong nước còn để xuất khẩu thì rất hạn chế. Nguyên nhân là do người dân chưa tiếp cận được với khoa học kỹ thuật để có thể sản xuất ra những loại sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao, nămg suất lớn hơn theo hướng tăng tỷ trọng số lượng và giá trị xuất khẩu. Như nậy, muốn tăng giá trị sản xuất trong nông nghiệp, tạo mở việc làm cho người lao động, giúp người lao động yên tâm đầu tư vốn, nhân lực vào những hoạt động sản xuất mới thì không thể thiếu được vai trò lãnh đạo và quản lý, hướng dẫn của Đảng bộ huyện, UBND huyện, các ban ngành chức năng. Cụ thể như: phổ biến kiến thức cho người dân về cách sản xuất các loại cây trồng lớn, tổ chức xây dựng hệ thống lưu thông nông sản; hướng dẫn tổ chức hoạt động của các tư thương; hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ các hộ nông dân tự tổ chức hợp tác xã tiêu thụ, không thể để mặc nông dân mà cần có chính sách phát triển thị trường nông thôn của nhà nước. Như vậy, nếu thực hiện tốt khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì đây sẽ là một biện pháp rất tốt để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xoá đói giảm ngèo và tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn. 6. Các giải pháp khác. Huyện uỷ, UBND huyện cần ra các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn người lao động hiểu thế nào là việc làm, lao động chính đáng. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để cho người lao động yên tâm sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, chú ý việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Trước hết tạo điều kiện cho mọi ngành sản xuất trong huyện phát triển đồng thời đào tạo và đào tạo lại lao động nông thôn, việc này tuy không trực tiếp tạo việc làm cho lao động song sau khi người lao động có trình độ văn hoá trình độ chuyên môn, họ sẽ có thể là nhân tố tạo việc làm cho mình hoặc cho những người xung quanh. Chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình cũng chính là một chính sách hỗ trợ tích cực cho vấn đề giải quyết việc làm. Bởi vì có giảm được sự gia tăng dân số thì mới giảm được sức ép việc làm cho lực lượng lao động trong huyện. Điều này làm cho vấn đề giải quyết việc làm không bị dồn ép. Nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi, cứng hoá kêng mương đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng vụ. Từ đó chuyển tưới tiêu đối phó úng, hạn như hiện nay sang tưới tiêu theo nhu cầu của từng giai đoạn của cây trồng. Nấng cấp hệ thống giống dựa trên những thành tựu của công nghệ sinh học mới, bảo đảm đúng, đủ kịp thời và phù hợp với điều kiện tự nhiên. Phổ biến các biện pháp chăm bón và điều trị sâu bệnh cho từng loại cây trồng vật nuôi. Nâng cấp hệ thống giao thông tạo điều kiện phát triển thị trường hàng hoá thông qua khả năng vận chuyển hàng hoá cả về số lượng, chủng loại, thời gian và chi phí vận chuyển, tạo điều kiện mở rộng và phát triển giữa kinh tế huyện với các địa phương, tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. KẾT LUẬN Nghiên cứu tổng hợp những lý luận cơ bản về dân số - lao động và việc làm cũng như những lý luận đề cập đến vai trò của dân số, lao động đối với sự nghiệp phát triển của kinh tế xã hội của đất nước nói chung và sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động để từ đó soi rọi vào điều kiện thực tế ở huyện Lập Thạch. Đề tài đã đi vào đánh giá một cách sâu sắc tình hình phát triển dân số, lao động và việc làm của huyện trong một số năm gần đây, chỉ ra những mặt được, mặt chưa được thông qua sự phân tích, đánh giá những số liệu có liên quan, tìm hiểu rõ những nghuyên nhân. Trên cơ sở đó để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong các công tác có liện quan đến vấn đề nghiên cứu và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm điều chỉnh sự phát triển của dân số, lao động và hướng tạo việc làm cho người lao động góp phần quan trọng trong việc phát triển một nền sản xuất cân đối và toàn diện, tạo ra ngày càng nhiều cơ sở vật chất cho địa phương, nâng cao đời sống vật chất văn hoá cho người lao động, Góp phần ổn định mội mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện tạo tiền đề xây dựng huyện Lập Thạch trở thành một huyện giầu về kinh tế, tiến bộ về mặt xã hội và vững mạnh về an ninh. Bản luận văn này là kết quả của sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn cùng với những nỗ lực và say mê học hỏi, tìm hiểu. Tuy nhiên, do mức độ hiểu biết thực tế và lý luận cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Qua đây tôi rất mong có được những đóng góp ý kiến của thầy giáo hướng dẫn nói riêng và toàn thể các thầy cô giáo khoa kinh tế lao động và dân số trường Đại học Kinh tế quốc dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình dân số học. NXB Thống kê - Hà Nội 1995 2. Giáo trình dân số và phát triển. NXB Nông nghiệp Hà Nội 1997 3. Giáo trình kinh tế lao động. NXB Giáo dục 1997 4. Kinh tế học các nước thế giới thứ 3. NXB Giáo dục - Hà Nội 1997 5. Các yếu tố tác động đến mức sinh ở Việt nam Trung tâm nghiên cứu dư luận XH và TT dân số. 6. Tạp chí Châu Á - TBD. Số 3- 9 năm 1994 7. Tạp chí lao động xã hội. Số 4,8,9 năm 1999. Số 11,12 năm 2000 8. Chính sách dân số và vấn đề giảm mức sinh. Tác giả: Khổng Văn Mẫn 9. Một số vấn đề dân tộc học. Tác giả: Nguyễn Cạn 10. Học vấn và mức sinh. Tác giả: Đặng Xuân. NXB Thống kê HN 1997 11. Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. NXB Chính trị quốc gia HN 1994. 12. Niên giám thống kê từ 1989 đến 2000 của Phòng Thống kê huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqt250_thuviennet_vn__271.doc
Luận văn liên quan