Nguyên tắc chứa trong: HTML5 đáp ứng tất cả các yêu cầu để xây dựng trang
web phức tạp từ nội dung, hiển thị hình ảnh, video và audio
Nguyên tắc rẻ thay cho đắt: HTML5 giúp cho các nhà lập trình không phải đắn
đo khi lập trình cho nền tảng máy tính nào, tiết kiệm thời gian cho nhà phát
triển; giúp cho người sử dụng thoải mái lướt web xem nội dung thông tin với
tốc độ nhanh hơn và không bị yêu cầu phải cài thêm các plugin (có thể phải trả
phí).
Nguyên tắc liên tục tác động có ích: HTML5 ra đời giúp cho việc phát triển và
xây dựng trang web được tốt hơn. Tương lai không xa, HTML5 sẽ trở thành 1
chuẩn mới trong việc phát triển trang web, khi đó việc xử lý các nội dung trên
web không còn phải phụ thuộc vào các hãng cung cấp thứ 3. HTML5 còn là
một ứng cử viên tiềm năng cho việc thỏa mãn các nền tảng ứng dụng di động
đa dạng như hiện nay. Nhiều tính năng của HTML5 đã được xây dựng để chạy
trên các thiết bị hỗ trợ như điện thoại thông minh và máy tính bảng.
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các nguyên lý sáng tạo được ứng dụng vào các công nghệ web hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
------------------
BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG TIN HỌC
Đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO
ĐƯỢC ỨNG DỤNG VÀO CÁC CÔNG NGHỆ WEB
HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Tên học viên: Nguyễn Mai Thương
Mã số học viên: CH1101124
Tp. HCM, Năm 2012
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 2/22
Lời mở đầu
Internet từ khi ra đời, đã liên tục mở rộng và nhanh chóng trở thành một mạng lớn
nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại,
chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ
mạng phục vụ trên Internet cũng không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời
kỳ mới: kỷ nguyên Internet.
Vào lúc này, Internet cần một giao thức chuẩn để các máy tính liên kết có thể hiển
thị nội dung. Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu
(CERN) đã phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn
bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên
Internet vì con người có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng.
Trong bài thu hoạch nhỏ này, phân tích không đi sâu vào kỹ thuật của công nghệ
mà chỉ đi sâu vào ý nghĩa, nguyên nhân và động lực thúc đẩy sáng tạo các công nghệ
trên web ra đời.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm, người thầy đã tận
tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản cho em về môn học “Phương pháp
nghiên cứu khoa học trong tin học”. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến
công lao trợ giúp không mệt mỏi của các chuyên gia cố vấn qua mạng thuộc Trung
tâm phát triển CNTT – ĐH Quốc gia TP.HCM và toàn thể các bạn bè học viên trong
lớp.
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 3/22
MỤC LỤC
Lời mở đầu...................................................................................................................... 2
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3
PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO ................................ 5
1. Giới thiệu ................................................................................................................ 5
2. 40 Nguyên tắc (thủ thuật) sáng tạo ............................................................................ 6
2.1 Nguyên tắc phân nhỏ ............................................................................................... 6
2.2 Nguyên tắc “tách khỏi” : ............................................................................................ 6
2.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ : ................................................................................. 6
2.4 Nguyên tắc phản đối xứng : ...................................................................................... 6
2.5 Nguyên tắc kết hợp : ................................................................................................ 6
2.6 Nguyên tắc vạn năng : ............................................................................................. 6
2.7 Nguyên tắc “chứa trong” : ......................................................................................... 6
2.8 Nguyên tắc phản trọng lượng : .................................................................................. 6
2.9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ : ............................................................................... 6
2.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ : .............................................................................. 7
2.11 Nguyên tắc dự phòng :....................................................................................... 7
2.12 Nguyên tắc đẳng thế : ........................................................................................ 7
2.13 Nguyên tắc đảo ngược : ..................................................................................... 7
2.14 Nguyên tắc cầu (tròn) hoá : ................................................................................ 7
2.15 Nguyên tắc linh động : ....................................................................................... 7
2.16 Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” : ................................................................... 7
2.17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác : ................................................................. 7
2.18 Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học : ......................................................... 8
2.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ : ...................................................................... 8
2.20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích : ................................................................... 8
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 4/22
2.21 Nguyên tắc “vượt nhanh” : .................................................................................. 8
2.22 Nguyên tắc biến hại thành lợi : ............................................................................ 8
2.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi : ........................................................................... 8
2.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian : ......................................................................... 8
2.25 Nguyên tắc tự phục vụ : ..................................................................................... 8
2.26 Nguyên tắc sao chép (copy) : ............................................................................. 9
2.27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” : .......................................................................... 9
2.28 Thay thế sơ đồ cơ học : ...................................................................................... 9
2.29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng : ....................................................................... 9
2.30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng : ........................................................................ 9
2.31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ : ............................................................................ 9
2.32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc : ............................................................................ 9
2.33 Nguyên tắc đồng nhất : ...................................................................................... 9
2.34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần : .................................................... 10
2.35 Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng : ...................................................... 10
2.36 Sử dụng chuyển pha : ....................................................................................... 10
2.37 Sử dụng sự nở nhiệt : ....................................................................................... 10
2.38 Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh : ...................................................................... 10
2.39 Thay đổi độ trơ : ............................................................................................... 10
2.40 Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) : ...................................................... 10
PHẦN II: ỨNG DỤNG CỦA CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO .................................... 11
1. HTML .................................................................................................................... 11
1.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 11
1.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng ................................................. 12
2. XML....................................................................................................................... 13
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 5/22
2.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 13
2.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng ................................................. 13
3. JavaScript .............................................................................................................. 14
3.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 14
3.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng ................................................. 14
4. Ajax ....................................................................................................................... 15
4.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 15
4.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng ................................................. 16
5. jQuery .................................................................................................................... 17
5.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 17
5.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng ................................................. 17
6. HTML5................................................................................................................... 19
6.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 19
6.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng ................................................. 20
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 21
PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO
1. Giới thiệu
Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (theo tiếng Nga là Теория решения
изобретательских задач, chuyển tự Teoriya Resheniya Izobreatatelskikh Zadatch,
viết tắt TRIZ) là phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho
những kết quả khả quan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau, thích hợp cho
việc dạy và học với đông đảo quần chúng.
Genrich Saulovich Altshuller (1926-1998) là người đã khai sinh ra phương pháp
luận sáng tạo TRIZ (giúp canh tân, sáng chế sản phẩm mới trong khoảng thời gian
ngắn nhất).
Nhà khoa học Atshuler trong suốt quá trình làm việc và nghiên cứu của mình đã
đưa ra một hệ thống với 40 nguyên tắc sáng tạo. Nó cung cấp hệ thống các cách xem
xét sự vật; tăng tính nhanh nhạy của việc tiếp thu và đánh giá giá trị của thông tin; đưa
ra và lựa chọn các cách tiếp cận thích hợp để giải quyết vấn đề. Hệ thống các nguyên
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 6/22
tắc sáng tạo còn giúp cho chúng ta xây dựng được tác phong, suy nghĩ và làm việc
một cách khoa học, sáng tạo.
2. 40 Nguyên tắc (thủ thuật) sáng tạo
2.1 Nguyên tắc phân nhỏ
Chia đối tượng thành các phần độc lập.
Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2.2 Nguyên tắc “tách khỏi” :
Tách phần gây “phiền phức hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” ra khỏi
đối tượng.
2.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ :
Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc
đồng nhất thành không đồng nhất.
Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với
công việc.
2.4 Nguyên tắc phản đối xứng :
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thàng không đối xứng (nói chung giảm
bậc đối xứng).
2.5 Nguyên tắc kết hợp :
Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động
kế cận.
Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
2.6 Nguyên tắc vạn năng :
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia
của các đối tượng khác.
2.7 Nguyên tắc “chứa trong” :
Môt đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân no1 lại chứa đối
tượng thứ ba…
Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
2.8 Nguyên tắc phản trọng lượng :
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có
lực nâng.
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách tương tác với môi trường như sử
dụng các lực thủy động, khí động …
2.9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ :
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 7/22
Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không
mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng súât trước để khi làm việc sẽ dùng ứng
súât ngược lại).
2.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ :
Thực hiên trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối
tượng.
Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi
nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
2.11 Nguyên tắc dự phòng :
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương
tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
2.12 Nguyên tắc đẳng thế :
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
2.13 Nguyên tắc đảo ngược :
Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ : không
làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng
yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động.
2.14 Nguyên tắc cầu (tròn) hoá :
Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu,
kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
2.15 Nguyên tắc linh động :
Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho
chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
2.16 Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” :
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một
chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
2.17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác :
Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một
chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt
phẳng (hai chiều), tương tự những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp
xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hóa khi chuyển sang
không gian (ba chiều).
Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 8/22
Đặt đối tượng nằm nghiêng.
Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện
tích cho trước.
2.18 Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học :
Làm đối tượng dao động.
Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động.
Sử dụng tần số cộng hưởng.
Thay vì dùng các bộ rung cơ học. dùng các bộ rung áp điện.
Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
2.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ :
Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
Nếu đã có tác động theo chu ký, hãy thay đổi chu kỳ.
Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiên tác động khác.
2.20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích :
Thực hiên công viêc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượnng cần luôn
luôn làm việc ở chế độ đủ tải).
Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
2.21 Nguyên tắc “vượt nhanh” :
Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
2.22 Nguyên tắc biến hại thành lợi :
Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trường) để thu
được hiệu ứng có lợi.
Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
2.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi :
Thiết lập quan hệ phản hồi.
Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
2.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian :
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
2.25 Nguyên tắc tự phục vụ :
Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lương dư.
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 9/22
2.26 Nguyên tắc sao chép (copy) :
Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi
hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
Thay thế đối tượng hay hệ các đối tượng bằng bản sao quang học(ảnh, hình vẽ
với các tỷ lệ cần thiết.
Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng
nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng
ngoại hoặc tử ngoại.
2.27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” :
Thay đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (ví dụ
như tuổi thọ).
2.28 Thay thế sơ đồ cơ học :
Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
Sử dụng diện trường, từ trừơng và điện từ trường trong tương tác với đối
tượng.
Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay
đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
2.29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng :
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng; nạp khí, nạp
chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
2.30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng :
Sử dụng các vỏ dẽo và mành mỏng thay cho các kết cấu khối.
Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẽo và màng mỏng.
2.31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ :
Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ (miếng
đệm, tấm phủ,…).
Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
2.32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc :
Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay mội trường bên ngoài.
Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các
chất phụ gia màu, huỳnh quang.
Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
2.33 Nguyên tắc đồng nhất :
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 10/22
Những đối tượng tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một
vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tậo đối tượng cho trước.
2.34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần :
Phần đối tượng đã hoàn thành nhiêm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự
phân hủy (hòa tan, bay hơi,…) hoặc phải biến dạng.
Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hối trực tiếp trong quá trình
làm việc.
2.35 Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng :
Thay đổi trạng thái đối tượng.
Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
Thay đổi dộ dẻo.
Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
2.36 Sử dụng chuyển pha :
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh, trong các quá trình chuyển pha như thay đổi thể
tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng …
2.37 Sử dụng sự nở nhiệt :
Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
2.38 Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh :
Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
Dùng các bức xạ iôn hóa tác động lên không khí hoặc ôxy.
Thay ôxy giàu iôn (hoặc ôxy bị iôn hóa) bằng chính ôxy.
2.39 Thay đổi độ trơ :
Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa.
Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa.
Thực hiện quá trình trong chân không.
2.40 Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) :
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
(composite).
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 11/22
PHẦN II: ỨNG DỤNG CỦA CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO
1. HTML
1.1 Giới thiệu
HTML (HyperText Markup Language), tức là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản"
là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế để tạo nên các trang web. Ngôn ngữ HTML
dùng các tag hoặc các đoạn mã lệnh để chỉ cho các trình duyệt (web browsers) cách
hiển thị các thành phần của trang web. HTML là một chuẩn Internet do tổ chức World
Wide Web Consortium (W3C) duy trì.
Sơ lược về lịch sử:
Năm 1980, nhà vật lý Tim Berners-Lee, là một nhà thầu tại CERN (The
European Organization for Nuclear Research) – một tổ chức nghiên cứu hạt
nhân châu Âu, đã đề xuất và thử nghiệm ENQUIRE. Đó là một hệ thống cho
các nhà nghiên cứu của CERN sử dụng và chia sẻ tài liệu.
Trong năm 1989, Berners-Lee đã viết một bản ghi nhớ đề xuất một hệ thống
siêu văn bản dựa trên Internet.
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 12/22
Berners-Lee được chỉ định xây dựng các chuẩn của HTML và bắt đầu viết các
trình duyệt và phần mềm máy chủ vào cuối năm 1990.
Bản công bố đầu tiên mô tả của HTML là một tài liệu được gọi là "Download
HTML", đề cập lần đầu tiên trên Internet của Berners-Lee trong cuối năm
1991. Bản này mô tả 18 yếu tố thiết kế đơn giản của HTML. Ngoại trừ thẻ siêu
liên kết (hyperlink tags) là yếu tố mới, các yếu tố còn lại dựa trên định dạng
SGML tại CERN.
Năm 1993, bản đặc tả kỹ thuật HTML: "Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
(HTML)" trên Internet đã được đưa ra dự thảo bởi Berners-Lee đặt nền móng
cho việc thống nhất chung về tiêu chuẩn trên toàn thế giới.
Hình 1.1 Tim Berners-Lee là người sáng tạo ra HTML.
Tháng 12/1999, HTML 4.01 là phiên bản chính thức mới nhất được sử dụng
đến ngày nay.
1.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng
Nguyên tắc phân nhỏ: Cấu trúc của trang HTML được phân nhỏ thành 4 loại
phần tử đánh dấu gồm: 1- Đánh dấu cấu trúc miêu tả mục đích của phần văn
bản như , … (gồm các thẻ chuẩn của HTML); 2- Đánh dấu
trình bày; 3- Đánh dấu liên kết; 4- Các phần tử thành phần điều khiển giúp tạo
các đối tượng (các nút button, list..). Việc phân nhỏ các thành phần giúp nhà
phát triển dễ dàng trong việc định dạng và xử lý tài liệu.
Nguyên tắc kết hợp: HTML là sự kết hợp xử lý gồm nội dung, cách thể hiện,
cách thức điều khiển và khả năng tương tác với người dùng, khả năng kết hợp
này còn được thể hiện dễ dàng hơn bằng cách kết hợp với CSS.
Nguyên tắc vạn năng: HTML mở ra khả năng giao tiếp với người sử dụng,
truyền tải hình ảnh, nội dung; khả năng liên kết thông tin với nhiều nguồn
thông tin khác nhau; ngoài ra HTML còn mang lại chức năng giải trí, là
phương tiện công cộng để kết nối xã hội.
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 13/22
Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: HTML được xây dựng và thừa
hưởng các tiêu chuẩn định dạng của SGML, với các cấu trúc miêu tả, trình bày,
điều khiển, được mô tả đầy đủ và phù hợp hơn.
Nguyên tắc sao chép: HTML sao chép 1 phần các cấu trúc mô tả của SGML
(SGML là hệ thống cấu trúc mô tả tài liệu riêng của CERN)
Nguyên tắc rẻ thay cho đắt: khi WWW ra đời, các nỗ lực tìm kiếm 1 cấu trúc
chung để giao tiếp trên internet đòi hỏi nhiều công sức tiền của để nghiên cứu;
HTML được xây dựng bởi cha đẻ của WWW, bản thân là người am hiểu rất rõ,
nên ông đã được chỉ định để xây dựng nên cấu trúc chung của HTML.
2. XML
2.1 Giới thiệu
XML (eXtensible Markup Language, "Ngôn ngữ Đánh dấu Mở rộng") là ngôn ngữ
đánh dấu với mục đích chung, do W3C đề nghị là để tạo ra các ngôn ngữ đánh dấu
khác và có khả năng mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau.
XML ban đầu là một ứng dụng của SGML (ISO 8879).
Phiên bản XML 1.0 được tổ chức W3C công bố vào ngày 10/2/1998.
2.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng
Nguyên tắc phân nhỏ: giống như HTML, XML cũng được phân nhỏ thành các
cấu trúc con và phải tuân theo qui tắc. Việc phân nhỏ các thành phần để giúp
nhà phát triển dễ dàng trong việc định dạng và xử lý tài liệu.
Nguyên tắc tách khỏi: XML là ngôn ngữ đánh dấu nhưng được tách riêng hoàn
toàn với HTML, với mục đích dùng để mô tả nhiều loại dữ liệu hơn, thậm chí
được dùng để tạo cấu trúc dữ liệu.
Nguyên tắc kết hợp: XML có khả năng kết hợp với HTML để mô tả dữ liệu,
tạo cấu trúc dữ liệu, lưu trữ văn bản, là một công cụ tuyệt vời để người sử dụng
có thể định nghĩa bất cứ dữ liệu nào.
Nguyên tắc vạn năng: XML được dùng trong việc lưu trữ văn bản, mô tả cấu
trúc dữ liệu, cho phép tạo ra một khuôn dạng văn bản mới bằng cách kết hợp
hay sử dụng lại các khuôn dạng đã có sẵn.
Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: quá trình xây dựng XML cũng
dựa trên mô tả cơ bản giống HTML, ví dụ: các thẻ tags phải trong cặp ‘<’ và
‘>’.
Nguyên tắc quan hệ phản hồi: XML được xây dựng, có platform độc lập và hỗ
trợ rất tốt, đặc biệt sử dụng XML là miễn phí. Có rất nhiều công cụ có sẵn hỗ
trợ XML được cộng đồng xây dựng và nhà lập trình có thể dễ dàng nhận được
sự giúp đỡ của nhiều người
Nguyên tắc dự phòng: XML có khả năng lưu trữ dữ liệu, việc xây dựng XML
giống như một cơ sở dữ liệu để dự phòng là điều có thể khả thi .
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 14/22
Nguyên tắc rẻ thay cho đắt: việc sử dụng XML là hoàn toàn miễn phí. XML có
khả năng lưu trữ dữ liệu, việc xây dựng XML giống như một cơ sở dữ liệu là
điều có thể khả thi khi chúng ta không muốn sử dụng các SQLServer hay lựa
chọn một phần mềm trả phí nào khác.
3. JavaScript
3.1 Giới thiệu
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình dựa trên nguyên mẫu với cú pháp phát triển
từ C. Ngôn ngữ này được dùng rộng rãi cho các trang web, nhưng cũng được dùng để
tạo khả năng viết script sử dụng các đối tượng nằm sẵn trong các ứng dụng. Nó được
phát triển bởi Brendan Eich vào năm 1995 tại Hãng truyền thông Netscape với cái tên
đầu tiên Mocha, rồi sau đó đổi tên thành LiveScript, cuối cùng thành JavaScript và
được tích hợp vào Netscape Navagaror phiên bản thử nghiệm 2.0.
Javascript có thể chạy trên hầu hết các máy tính và phần cứng độc lập. Khi được
tích hợp trực tiếp vào trình duyệt, Javascript làm trang web thêm hấp dẫn và sinh
động, biến một trang Web tĩnh (static) HTML thành một trang Web động (dynamic).
Nó có khả năng truy cập nhiều đối tượng trong tài liệu viết bằng HTML và làm cho
chúng hoạt động.
Javascript là ngôn ngữ dựa vào đối tượng (Object-based language). Có nghĩa là nó
dùng nhiều ý niệm của lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented programming),
nhưng nó không hoàn toàn hướng theo đối tượng. Về cú pháp, Javascript tương tự
như C, Perl và Java...
Hình 4.1 Brendan Eich, nhà sáng tạo ngôn ngữ kịch bản JavaScript.
Tháng 10/2000, JavaScript phiên bản 1.5 ra đời, tương ứng với ECMA-262 bản 3.
ECMAScript là phiên bản chuẩn hóa của JavaScript. Phiên bản này hiện đang được sử
dụng chính thức và rộng rãi trên tất cả các trình duyệt của IE, Firefox, Opera và
Chrome.
3.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 15/22
Nguyên tắc phân nhỏ: JavaScript gồm 2 mảng là client-server thực hiện lệnh
trên máy của end-user và web-server. Phía client, JavaScript giúp xử lý và tính
toán các tác vụ trên trình duyệt. Phía server, JavaScript giúp truy xuất đến cơ
sở dữ liệu, thực hiện các thao tác truy xuất các file trên máy chủ.
Nguyên tắc tách khỏi: JavaScript có bộ ngôn ngữ, mã lệnh và cấu trúc giống C,
tuy nhiên, JavaScript là một ngôn ngữ lập trình riêng được xây dựng để phát
triển trên các trang web.
Nguyên tắc kết hợp: JavaScript khi được kết hợp với HTML, nó giúp cho việc
xây dựng và tạo trang web động; tạo hiệu ứng, xử lý ảnh động; JavaScript kết
hợp với Flash giúp làm banner quảng cáo, hiệu ứng cuộn…
Nguyên tắc vạn năng: JavaScript rất thích hợp và ưa chuộng để thiết kế trang
web động, màu sắc và một số hiệu ứng hình ảnh…
Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: JavaScript tái sử dụng các cấu
trúc cú pháp của ngôn ngữ lập trình C, ví dụ các mệnh đề lặp if, while, for,
tương tự nhau.
Nguyên tắc quan hệ phản hồi: JavaScript được hỗ trợ tốt trên mọi trình duyệt
phổ biến hiện nay như Google Chrome, Mozzila Firefox, Internet Explorer,
Apple Safari. Các trang web HTML có sự hỗ trợ của JavaScript thêm phần
sinh động giúp người sử dụng tương tác tốt hơn.
Nguyên tắc thay đổi màu sắc: các hiệu ứng cảnh báo xây dựng bằng JavaScript
giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết. Ví dụ: như người dùng nhập sai
password textbox có màu đỏ tô đậm, hay các popup alert, prompt thông
tin…cũng được thư viện JavaScript hỗ trợ tốt.
Nguyên tắc rẻ thay cho đắt: JavaScript được xây dựng phía client giúp giảm tải
thời gian và băng thông khi cần kiểm tra các thông tin tại chỗ trên browser mà
không cần submit về phía server; hay nói cách khác JavaScript giúp cho tốc độ
xử lý trang web được nhanh hơn.
4. Ajax
4.1 Giới thiệu
Ajax, viết tắt từ Asynchronous JavaScript and XML (JavaScript và XML không
đồng bộ), là bộ công cụ cho phép tăng tốc độ ứng dụng web bằng cách cắt nhỏ dữ liệu
và chỉ hiển thị những gì cần thiết, thay vì tải đi tải lại toàn bộ trang web.
Ajax không phải một công nghệ đơn lẻ mà là sự kết hợp một nhóm công nghệ với
nhau. Với Ajax, các ứng dụng web có thể gửi dữ liệu, và lấy dữ liệu từ một máy chủ
không đồng bộ (chạy ngầm dưới background) mà không cần can thiệp với màn hình
hiển thị và hành vi của trang hiện có.
Một số các ứng dụng của Ajax:
Google Suggest hiển thị các thuật ngữ gợi ý gần như ngay lập tức khi người sử
dụng chưa gõ xong từ khóa. Còn với Google Maps, mọi người có thể theo dõi
những thay đổi, xê dịch, kéo thả bản đồ như trên môi trường desktop. Google
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 16/22
Suggest và Google Maps là hai ví dụ nổi bật về phương pháp ứng dụng web
thế hệ mới. Hãng dịch vụ tìm kiếm hàng đầu thế giới đã đầu tư rất nhiều vào
việc phát triển Ajax. Hầu như mọi chương trình họ giới thiệu gần đây, từ
Orkut, Gmail đến phiên bản thử nghiệm Google Groups, đều là những ứng
dụng Ajax.
Nhiều công ty khác cũng đang nối gót xu thế này như trang chia sẻ ảnh Flickr
(hiện thuộc Yahoo) hay công cụ tìm kiếm A9.com của Amazon. Microsoft
cũng đang triển khai chương trình Windows Live Mail và Windows Live
Messenger hỗ trợ Ajax
Ngày 05/4/2006, W3C phát hành đặc tả kỹ thuật dự thảo đầu tiên về Ajax cho đối
tượng XMLHttpRequest trong một nỗ lực để tạo ra một tiêu chuẩn web chính thức.
4.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng
Nguyên tắc phân nhỏ: Trong nhiều trường hợp, các trang web chứa rất nhiều
nội dung thông thường trong trang. Nếu sử dụng các phương pháp truyền
thống, những nội dung đó sẽ phải nạp lại toàn bộ với từng yêu cầu. Tuy nhiên,
nếu sử dụng Ajax, một ứng dụng web có thể chỉ yêu cầu các nội dung cần thiết
phải cập nhật; công nghệ Ajax giúp cho việc cập nhật các thành phần thông tin
này được nhanh chóng.
Nguyên tắc tách khỏi: khi người sử dụng một thành phần thông tin nào đó trên
trang web thì chỉ có các phần đó được cập nhật, hay nói cách khác, những phần
thông tin nào đã và đang tương tác sẽ được tách riêng khỏi các thành phần
thông tin khác; điều này giúp cho việc cập nhật thông tin nhanh chóng, không
cần phải cập nhật hết toàn bộ nội dung trang web.
Nguyên tắc kết hợp: Ajax cung cấp một công nghệ xử lý từ phía client. Trong
đó, HTML và CSS đóng vai hiển thị dữ liệu, mô hình DOM trình bày thông tin
động, đối tượng XMLHttpRequest trao đổi dữ liệu không đồng bộ với máy chủ
web, còn XML là định dạng chủ yếu cho dữ liệu truyền. Đây đều là các công
nghệ sẵn có nhưng Javacript đã lắp ráp chúng lại để thực hiện những công việc
đáng khâm phục.
Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: Ajax kế thừa và sử dụng các công
nghệ đã có sẵn của JavaScript, HTML, CSS, DOM, XML, không khó khăn để
các nhà lập trình nắm bắt công nghệ mới này.
Nguyên tắc quan hệ phản hồi: Ajax được hỗ trợ trong tất cả các trình duyệt phổ
biến hiện nay, và người sử dụng đương nhiên cũng thích các trang web sử dụng
Ajax vì khả năng kết nối thông tin nhanh và vẻ ngoài chuyên nghiệp.
Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: việc sử dụng các yêu cầu không đồng bộ
(asynchronous request) giúp cho các xử lý bên dưới xảy ra liên tục giúp người
dùng trải nghiệm sự tương tác cao, với nhiều phần riêng lẻ.
Nguyên tắc sử dụng trung gian: trong quá trình truyền nhận dữ liệu từ server và
client, XML đóng vai trò trung gian trong việc truyền và nhận kết quả; lý do
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 17/22
XML đơn thuần xem như 1 file text, nên khi truyền đi thông qua các giao thức
trên mạng sẽ không gặp trở ngại vể bảo mật.
Nguyên tắc rẻ thay cho đắt: sử dụng công nghệ Ajax giúp cho việc giảm tải từ
phía server, phải xử lý ít thông tin hơn vì phía client chỉ request những thông
tin cần update, do đó giảm lượng lớn băng thông và thời gian nạp trang; ngoài
ra, người sử dụng có cảm giác trang web load nhanh hơn, không mất nhiều thời
gian để chờ đợi.
5. jQuery
5.1 Giới thiệu
Người dùng ngày càng quan tâm hơn đến hình thức của một trang web. Trước đây
một trang web chỉ cần có banner, nội dung và ít hình ảnh là đã được cho là một trang
web hoàn chỉnh. Nhưng bây giờ trang web đó phải có banner bắt mắt, nội dung hay và
còn nhiều hiệu ứng lạ mắt khác nữa thì mới có thể thu hút được người đọc. Chính vì
thế, các web designer chuyên nghiệp bắt đầu chú ý đến thư viện JavaScript mở như
jQuery để tạo ra các hiệu ứng có thể tương tác trực tiếp với người đọc một cách nhanh
chóng và dễ dàng hơn rất nhiều là sử dụng thuần JavaScript.
jQuery là thư viện JavaScript đa trình duyệt (chạy trên nhiều flatform) được thiết
kế để đơn giản hóa lập trình phía máy người dùng. jQuery còn là thư viện JavaScript
miễn phí, phần mềm nguồn mở, và được sáng tạo bởi John Resig.
Hình 6.1 John Resig, người sáng tạo ra jQuery
Phiên bản jQuery 1.0 được phát hành vào tháng 1 năm 2006 tại BarCamp NYC
bởi John Resig.
5.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng
Nguyên tắc tách khỏi: jQuery giúp trang web tách khỏi sự phụ thuộc vào các
trình duyệt. Một thức tế tồn tại là mỗi một hệ thống trình duyệt lại có một kiểu
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 18/22
riêng để đọc trang web, jQuery giúp cho trang web có thể hiển thị tốt trên mọi
trình duyệt.
Nguyên tắc kết hợp: jQuery được xây dựng trên sự kết hợp của JavaScript
framework với CSS và công nghệ Ajax.
Nguyên tắc vạn năng: jQuery hỗ trợ Cross-browsers (đa trình duyệt), có khả
năng tương thích với các trình duyệt hiện đại và trước đó. Nó có thể thay đổi
class hoặc những định dạng CSS đã được áp
dụng lên bất cứ thành phần nào của tài liệu
HTML, ngay cả khi trang web đó đã được
trình duyệt load hết. Với khẩu hiệu “write
less, do more”, Jquery không những có thể
thay đổi bề ngoài của trang web, nó còn có
thể thay đổi nội dung của chính tài liệu đó
chỉ với vài dòng code. Nó có thể thêm hoặc bớt nội dung trên trang, hình ảnh
có thể được thêm vào hoặc đổi sang hình khác, danh sách có thể được sắp xếp
lại hoặc thậm chí cả cấu trúc HTML của một trang web cũng có thể được viết
lại và mở rộng. Ngoài ra, jQuery cho phép nhiều tác vụ diễn ra trên cùng một
dòng. Để tránh phải sử dụng những biến tạm hoặc các tác vụ lặp tốn thời gian,
jQuery cho phép sử dụng kiểu lập trình được gọi là Chaining cho hầu hết các
method của nó. Điều đó có nghĩa là kết quả của các tác vụ được tiến hành trên
một thành phần chính là thành phần đó, nó sẵn sàng cho tác vụ tiếp theo được
áp dụng lên nó.
Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: jQuery sử dụng CSS, JavaScript
để xây dựng bộ thư viện, tích hợp Ajax để xử lý thông tin, có thể nói các điểm
mạnh của các công nghệ này đều được đưa vào jQuery.
Nguyên tắc quan hệ phản hồi: giữa người sử dụng và trang web sử dụng
jQuery có độ tương tác cao, thông qua các hiệu ứng phản hồi. Để tránh bị rơi
vào trạng thái quá tải tính năng, jQuery còn cho phép người dùng tạo và sử
dụng Plugin nếu cần. Cách tạo một plugin mới cũng khá đơn giản và được
hướng dẫn cụ thể, chính vì thế cộng đồng sử dụng jQuery đã tạo ra một loạt
những plugin đầy tính sáng tạo và hữu dụng. Từ đó có thể nhận thấy được mối
quan hệ phản hổi tích cực của cộng đồng và jQuery.
Nguyên tắc sao chép: jQuery sử dụng JavaScript để viết thành các bộ thư viện
tiện ích chạy trên nền web nên nền tảng chính của jQuery dựa trên JavaScript.
Nguyên tắc rẻ thay cho đắt: các thư viện của jQuery đã cách mạng hóa con
đường mà các nhà phát triển tạo ra các trang web, thúc đẩy sự phát triển của
một bộ sưu tập lớn các kịch bản lệnh sẵn sàng để chạy và nhà lập trình chỉ việc
thêm chúng vào các trang HTML, giảm bớt thời gian viết và xử lý code.
jQuery sở dĩ trở nên phổ biến là do cách sử dụng đơn giản và bên cạnh đó còn
có một cộng đồng sử dụng mạnh mẽ vẫn ngày ngày phát triển thêm Plugin và
hoàn thiện những tính năng trọng tâm của jQuery. Cho dù thực tế là vậy,
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 19/22
nhưng jQuery lại là thư viện javaScript hoàn toàn miễn phí cho mọi người sử
dụng.
6. HTML5
6.1 Giới thiệu
Thử một lần duyệt web mà không cài Flash Player, người dùng sẽ sớm nhận thấy
sự cần thiết của phần mềm này. Ra đời để hỗ trợ nội dung hoạt họa, Flash ngày càng
thành công và 75% video trên web hiện nay được hiển thị thông qua Flash (ngoài ra
còn có các công nghệ không tương thích khác của Microsoft, Apple, Real...).
Sự phổ biến của Flash khiến người sử dụng ngạc nhiên và có phần thất vọng khi
Apple kiên quyết không đưa phần mềm vào các sản phẩm đình đám của hãng như
iPhone hay iPad.
Tổng giám đốc Steve Jobs của Apple thẳng thừng chê Flash chậm chạp, thiếu hiện
đại còn Adobe quá lười nhác trong việc cải tiến nên không muốn tích hợp công nghệ
này trong sản phẩm của mình.
Còn đối với các nhà phát triển web, Flash, dù thành công, vẫn không được coi là
một chuẩn vì đây là công nghệ độc quyền của một nhà cung cấp. Web, với các nội
dung như video, game, hoạt họa... đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, giao tiếp
và xã hội nên không thể nằm trong tay một nhà cung cấp độc lập. Nhưng từ bỏ Flash
đồng nghĩa với việc phải thiết kế lại web, với đủ mọi khó khăn và tốn kém.
Trước thách thức to lớn, HTML5 đang được nghiên cứu và thử nghiệm. Lợi thế
của HTML5 là nó sẽ thành chuẩn web và ngày càng xuất hiện trong nhiều trình duyệt.
HTML5 mang lại khả năng hỗ trợ video và audio "một cách tự nhiên", tức người dùng
có thể xem video trên trang web tương tự cách họ đọc nội dung dạng text (văn bản)
mà không cần bận tâm hệ thống cài đặt Flash hay chương trình plug-in nào khác hay
chưa. Và khi đó, việc iPad, iPhone và các thiết bị di động không có Flash cũng không
còn vấn đề lớn.
HTML5 được phát triển từ năm 2004 nhưng giờ các nhà cung cấp Apple, Opera,
Mozilla và gần đây là Google mới xây dựng các thành tố tương thích ngôn ngữ này
trong trình duyệt. Cuối tháng 1, YouTube - website chia sẻ video lớn nhất thế giới -
tuyên bố thử nghiệm HTML5. Ngay cả Microsoft, song song với việc quảng bá công
nghệ Silverlight (cạnh tranh với Flash), cũng bắt đầu quan tâm tới chuẩn web và hứa
hẹn đưa HTML5 vào Internet Explorer.
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 20/22
Hình 7.1 Biểu tượng HTML5
HTML5 là một ngôn ngữ cấu trúc và trình bày nội dung cho World Wide Web và
sẽ là công nghệ cốt lõi của Internet trong tương lai không xa, được đề xuất đầu tiên
bởi Opera Software. Đây là phiên bản thứ 5 của ngôn ngữ HTML và hiện tại vẫn đang
được phát triển bởi W3C và WHATWG.
6.2 Phân tích các nguyên tắc sáng tạo đã được áp dụng
Nguyên tắc tách khỏi: HTML5 giúp cho việc trang web không còn lệ thuộc vào
các plugin của một hãng khác (như Adobe Flash) khi xem video và audio.
Nguyên tắc kết hợp: HTML5 vẫn sẽ kết hợp những đặc điểm cơ bản của
HTML4 và bổ sung thêm các đặc tả nổi trội của XHTML, DOM, đặc biệt là
JavaScript. HTML5 còn mô hình xử lý chi tiết để tăng tính tương thích, mở
rộng, cải thiện và hợp lý hóa các đánh dấu có sẵn cho tài liệu, đưa ra các đánh
đấu mới và giới thiệu giao diện lập trình ứng dụng (application programming
interfaces API) để tạo ra các ứng dụng Web phức tạp.
Nguyên tắc vạn năng: với việc sử dụng HTML5, người sử dụng hoàn toàn yên
tâm khi khi soạn thảo, duyệt, tải nội dung, xem video, audio mà không cần bận
tâm cần phải cài thêm bất cứ 1 plugin nào. Nhà phát triển chỉ cần lập trình một
lần là có thể dùng được trên nhiều hệ thống, không như Flash hay các plug-in
khác luôn cần có nhiều phiên bản khác nhau dành cho mỗi nền tảng.
Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: HTML5 vẫn sẽ giữ lại những đặc
điểm cơ bản của HTML4 và bổ sung thêm các đặc tả nổi trội của XHTML,
DOM, JavaScript. Ví dụ: HTML5 vẫn giữ lại các cấu trúc cơ bản như
, , nhưng được bổ sung các phần tử mới, chẳng hạn
( là thành phần tương tác hình ảnh, biểu đồ, đối tượng trong
game) (khả năng truyền nhận hình ảnh và âm thanh trung thực).
Nguyên tắc linh động: HTML5 cho phép nhà phát triển, lập trình web tạo ra
các trang web có thể hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt khác nhau của bất kỳ
thiết bị nào – từ máy tính để bàn, máy tính xách tay cho đến điện thoại thông
minh và máy tính bảng. Không những vậy, HTML5 còn đem đến cho người
dùng những trải nghiệm về tốc độ truy cập web nhanh hơn, tốt hơn, tài nguyên
phong phú hơn.
Nguyên tắc chứa trong: HTML5 đáp ứng tất cả các yêu cầu để xây dựng trang
web phức tạp từ nội dung, hiển thị hình ảnh, video và audio…
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 21/22
Nguyên tắc rẻ thay cho đắt: HTML5 giúp cho các nhà lập trình không phải đắn
đo khi lập trình cho nền tảng máy tính nào, tiết kiệm thời gian cho nhà phát
triển; giúp cho người sử dụng thoải mái lướt web xem nội dung thông tin với
tốc độ nhanh hơn và không bị yêu cầu phải cài thêm các plugin (có thể phải trả
phí).
Nguyên tắc liên tục tác động có ích: HTML5 ra đời giúp cho việc phát triển và
xây dựng trang web được tốt hơn. Tương lai không xa, HTML5 sẽ trở thành 1
chuẩn mới trong việc phát triển trang web, khi đó việc xử lý các nội dung trên
web không còn phải phụ thuộc vào các hãng cung cấp thứ 3. HTML5 còn là
một ứng cử viên tiềm năng cho việc thỏa mãn các nền tảng ứng dụng di động
đa dạng như hiện nay. Nhiều tính năng của HTML5 đã được xây dựng để chạy
trên các thiết bị hỗ trợ như điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Tài liệu tham khảo
1) Slide bài giảng môn học “Phương pháp nhiên cứu khoa học trong tin học”.
Giảng viên : GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
2) Giải một bài toán trên máy tính như thế nào ?( tập 1, 2, 3).
GS. TSKH Hoàng Văn Kiếm.
Nhà xuất bản giáo dục – 2003.
3) Sile bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
Vũ Cao Đàm.
Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật – 1999.
4) Phương pháp luận sáng tạo khoa học – kỹ thuật.
Phan Dũng.
Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong Tin học
Trang 22/22
Trung tâm sáng tạo khoa học – kỹ thuật.
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM – 2002.
5) www. wikipedia.org
6) www.vnexpress.net
7) www.pcworld.com
8) www.w3schools.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ppnckh_nguyenmaithuong_ch1101124_797.pdf