CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA
CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI VÀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
TP.CẦN THƠ. 47
4.1. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁC 47
SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ. . 47
4.1.1. Phân tích nhân tố. 47
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG 55
CỦA DU KHÁCH KHI ĐI DU LỊCH CẦN THƠ. 55
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU
LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ . 69
5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP . 69
5.1.1. Định hướng phát triển du lịch Cần Thơ. . 69
5.1.2. Kết quả nghiên cứu thực tế. . 70
5.1.3. Các lợi thế của du lịch Cần Thơ. 73
5.1.4. Ma trận SWOT 74
5.1.5. Ý nghĩa của nâng cao chất lượng dịch vụ. 76
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẦN THƠ. . 76
5.2.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô. 76
5.2.2. Nhóm giải pháp ở tầm vi mô. 81
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
6.1. KẾT LUẬN. 85
6.2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI. 85
105 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8178 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái - Văn hóa ở TP Cần thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất thuộc về yếu tố chất lượng của các dịch vụ du lịch mà du khách cảm nhận được
trong chuyến đi. Bên cạnh đó, phép phân tích nhân tố cũng đã giúp chúng ta hoàn
thành mục tiêu khám phá các thành phần của chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn
thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích từ số liệu mẫu và từ thực trạng của du lịch
Cần Thơ, cho chúng ta sự nhìn nhận khách quan về tác động to lớn của nhân tố “sự
đa dạng của các loại hình dịch vụ” đối với “chất lượng của các dịch vụ du lịch”.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 69
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU
LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
5.1.1. Định hướng phát triển du lịch Cần Thơ.
5.1.1.1. Tần nhìn đến năm 2020:
Đến năm 2020, ngành du lịch Cần Thơ phải phát triển ngang tầm với yêu cầu
của một thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại. Khu nội thị xây
dựng hoàn chỉnh các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp, trung tâm
văn hóa Tây Đô, trung tâm hội nghị quốc tế và nhiều khách sạn cao cấp hiện đại.
Mở rộng không gian du lịch ngoại thành với nhiều nhà hàng – khách sạn mới và hệ
thống du lịch vườn, du lịch nông thôn phục vụ ăn uống tại chỗ. Đa dạng hóa các sản
phẩm du lịch, các loại hình ẩm thực, tham quan mua sắm, giải trí cuối tuần…đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của du khách gần xa. Mở nhiều tuyến điểm du lịch mới, các tour
du lịch liên vùng và du lịch quốc tế. Đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch chuyên
nghiệp, phong cách phục vụ văn minh, lịch sự. Phấn đấu để Tp.Cần Thơ thực sự là
“Điểm đến du lịch lý tưởng – an toàn – thân thiện”, nơi hội tụ của “Văn minh
sông nước Mêkông”.
5.1.1.2. Nhiệm vụ đến năm 2010.
Từ năm 2006 đến năm 2010 là thời gian du lịch Cần Thơ phải tăng tốc để tạo
ra điểm nhấn và tạo đà cho những năm tiếp sau. Trước hết, phải tập trung nguồn lực
để có được các khu du lịch, khu vui chơi giải trí lớn và nhiều khách sạn cấp cao,
hoàn thành một số hạng mục của Trung tâm văn hóa Tây Đô. Đầu tư tập trung để
tạo ra sản phẩm du lịch mới, đẩy mạnh các hoạt động lữ hành trong nước và lữ hành
quốc tế để phục vụ du khách khi sân bay quốc tế Trà Nóc và cầu Cần Thơ hoàn
thành. Tăng cường đầu tư, hoàn thành cơ bản cơ sở hạ tầng ngành du lịch theo quy
hoạch và có chính sách hấp dẫn để thu hút mạnh đầu tư du lịch. Phối hợp với Tổng
cục Du Lịch xây dựng và đưa vào khai thác trường trung học nghiệp vụ du lịch Cần
Thơ. (Nguồn: Chương trình xây dựng và phát triển du lịch Cần Thơ đến năm 2010-
tầm nhìn 2020)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 70
5.1.2. Kết quả nghiên cứu thực tế.
Thông tin thu thập được từ 100 mẫu phỏng vấn thực tế cho chúng ta sự suy
đoán gần chính xác về các đặc điểm của tổng thể. Chỉ khi xuất phát từ việc nghiên
cứu thực tế hay khảo sát thị trường du lịch, chúng ta mới có thể đưa ra những giải
pháp hợp lý nhằm phát triển ngành. Sự phát triển này sẽ được xây dựng trên một nền
tảng vững chắc đó chính là sự am hiểu khách hàng, từ đó làm cho khách hàng ngày
càng hài lòng hơn khi sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của địa phương.
5.1.2.1. Mức độ hài lòng của du khách đối với các yếu tố trong du lịch.
Để hiểu rõ hơn về đánh giá của du khách đối với các yếu tố trong du lịch,
chúng ta sẽ phân tích Bảng 20 ở trang sau. Kết quả trình bày trong Bảng 20 cho ta
biết những yếu tố nào có tỉ lệ du khách đánh giá ở mức trung bình trở xuống nhiều
nhất. Thông qua việc tính tổng của các cột 1(mức độ: rất không hài lòng), cột 2
(mức độ: không hài lòng), và cột 3 (mức độ: bình thường) chúng ta nhận thấy các
yếu tố có tỉ lệ khách “không hài lòng” cao nhất là:
Ø Tính liên kết giữa các điểm du lịch (68% khách)
Ø Sự đa dạng của các hoạt động vui chơi, giải trí (64% khách)
Ø Sự đa dạng của hàng lưu niệm và các sản vật địa phương (60% khách)
Có thể nói đây chính là những yếu kém còn tồn tại của du lịch Cần Thơ, chúng
được phát hiện nhờ vào các đánh giá của du khách – những người thật sự đã đến và
sử dụng các dịch vụ ở Cần Thơ – do vậy độ tin cậy của các đánh giá này là khá cao.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 71
Bảng 20: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI
CÁC YẾU TỐ TRONG DU LỊCH.
Đvt: % (phần trăm)
Các yếu tố
Mức độ hài lòng
Tổng
các cột
(1)+(2)+(3)
Rất không
hài lòng
Không
hài lòng
Bình
thường
Hài
lòng
Rất hài
lòng
(1) (2) (3) (4) (5)
Thắng cảnh tự nhiên
0 4,0 18,0 44,0 34,0 22
Điều kiện an ninh
0 0 8,0 41,0 51,0 8
An toàn vệ sinh thực phẩm
1,0 4,0 22,0 42,0 31,0 27
Sự đa dạng của các hoạt động
vui chơi, giải trí
2,0 15,0 47,0 33,0 3,0 64
Tính liên kết giữa các điểm du
lịch
4,0 27,0 37,0 28,0 4,0 68
Hệ thống giao thông đường bộ,
đường thủy
3,0 8,0 16,0 49,0 24,0 27
Hệ thống thông tin liên lạc
0 2,0 15,0 43,0 40,0 17
Sự thân thiện của người địa
phương
0 1,0 11,0 45,0 43,0 12
Hàng lưu niệm/sản vật địa
phương
3,0 14,0 43,0 33,0 7,0 60
Sự đa dạng của hệ thống khách
sạn-nhà hàng
1,1 2,1 16,8 45,3 34,7 20
Hướng dẫn viên
1,6 2,1 22,3 39,9 34,0 26
Phong cách phục vụ của nhân
viên
1,0 0 24,5 41,0 33,5 25,5
Sự đa dạng và phong phú của
các món ăn
1,0 10,0 36,0 43,0 10,0 47
(Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 72
5.1.2.2. Các hoạt động được du khách ưa thích nhất:
Từ việc yêu cầu du khách sắp thứ tự ưu tiên từ 1 đến 8 đối với các hoạt động mà
du khách yêu thích nhất khi đi du lịch Cần Thơ, chúng ta có bảng tổng hợp sau:
(với 1 là ưa thích nhất; 2 là ưa thích thứ nhì,…, 8 là không ưa thích nhất.)
Bảng 21: BẢNG XẾP HẠNG THỨ TỰ ƯU TIÊN ĐỐI VỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG
Tham quan vườn trái cây 2
Tham quan làng nghề 4
Tham quan các di tích lịch sử 5
Tham gia các hoạt động thường nhật của người dân địa phương(câu cá, làm rẫy...) 7
Tham gia các lễ hội truyền thống 6
Tham quan các thắng cảnh thiên nhiên (sông nước, miệt vườn…) 3
Tham quan chợ nổi 1
Mua sắm hàng lưu niệm 8
(Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp)
Kết quả từ bảng trên, cho ta thấy 5 hoạt động mà khách mong muốn được tham
gia nhất là: tham quan chợ nổi; tham quan vườn trái cây; tham quan các thắng cảnh
thiên nhiên; tham quan làng nghề và tham quan các di tích lịch sử. Có thể nói kết
quả này chính là một “hồ sơ khách hàng” quan trọng đối với các nhà quản trị du
lịch. Từ nguồn thông tin này họ biết các khách hàng của họ muốn gì và tìm kiếm
điều gì trong khi đi du lịch, điều đó sẽ giúp cho các nhà quản trị dễ dàng hơn trong
việc hoạch định các chính sách nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
5.1.2.3. Phương thức tiếp cận thông tin về điểm đến của du khách.
Tìm hiểu vấn đề này sẽ rất hữu ích cho các nhà quản trị du lịch. Bởi lẽ họ cần
phải biết khách hàng của họ thường quan tâm đến kênh thông tin nào nhất. Từ đó
xác định cách thức hiệu quả nhất để truyền thông tin đến khách hàng. Hay nói cách
khác, việc lựa chọn đúng kênh thông tin phù hợp với khách hàng mục tiêu sẽ góp
phần giúp các chiến lược Marketing của doanh nghiệp hay của ngành phát huy hiệu
quả.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 73
Khách du lịch đến Cần Thơ thường tiếp cận thông tin bằng các cách sau:
Đối với khách quốc tế, họ thường tìm hiểu về điểm đến Việt Nam nói chung
và Cần Thơ nói riêng thông qua sự tư vấn của các đại lý, công ty du lịch (có 56% du
khách sử dụng kênh thông tin này), tiếp đến là có 52% du khách sử dụng sách hướng
dẫn du lịch-guide book.
Đối với khách nội địa: có đến 67% khách đến các điểm du lịch ở Cần Thơ là
do được bạn bè, đồng nghiệp và người thân giới thiệu. Bên cạnh đó, báo, tạp chí
cũng là một trong những công cụ được khách sử dụng nhiều nhất để lấy thông tin
cho chuyến đi của mình (chiếm 31% số khách). (Nguồn: số liệu phân tích từ 100
mẫu phỏng vấn trực tiếp)
Þ Tóm lại, từ kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của du khách, các hoạt động ưa
thích, và cách thức tiếp cận thông tin của khách du lịch, kết hợp với các kết luận thu
được trong chương 4 sẽ là cơ sở vững chắc để chúng ta đề ra các giải pháp nhằm
khắc phục những yếu kém đồng thời với việc phát triển du lịch Cần Thơ.
5.1.3. Các lợi thế của du lịch Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ là đô thị ven sông, có trên 70km đất nằm ven sông Hậu
và hệ thống sông rạch chằng chịt, liên thông, nên đây có thể là điểm khác biệt, độc
đáo so với các đô thị khác trong cả nước. Trong suốt chiều dài dọc theo sông Hậu có
4 cù lao là: Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn và Cồn Tân Lộc. Hệ thống cồn này đã
đem lại cho Cần Thơ các vườn cây ăn trái xum xuê, thức ăn đặc sản, không khí
trong lành, mát mẻ…từ đó hình thành nên loại hình du lịch sinh thái và nhanh chóng
trở thành thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có nhiều di tích văn
hóa lịch sử, lễ hội truyền thống và các làng nghề ven thành phố…rất phù hợp để
phát triển loại hình du lịch văn hóa truyền thống. Không chỉ dừng lại ở đó, “con
người” chính là một thế mạnh khác của Cần Thơ. Người dân địa phương hiếu khách,
hiền hòa và chất phác là những điều kiện thuận lợi để Cần Thơ triển khai và phát
triển loại hình du lịch homestay ở các vùng ngoại ô.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 74
5.1.4. Ma trận SWOT
SWOT: viết tắt của các chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội) và Threats (đe dọa). Ma trận SWOT sau đây sẽ cho chúng ta
cái nhìn tổng quát về môi trường bên ngoài và môi trường nội tại của ngành du lịch
Cần Thơ. Phân tích SWOT là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với công
tác hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp cũng như phát triển ngành.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 75
Bảng 22: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
Những điểm mạnh (S)
1.Tài nguyên du lịch phong phú, đa
dạng.
2.Có vị trí địa lý nằm ở trung tâm
khu vực ĐBSCL.
3.Người dân thân thiện, hiếu khách.
4.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng
hoàn thiện.
5.Hệ thống khách sạn-nhà hàng
ngày càng đa dạng.
6.Chính trị ổn định, trật tự an toàn
xã hội được đảm bảo.
Những điểm yếu (W)
1.Thiếu các di tích lịch sử hoành
tráng, và danh thắng nổi tiếng.
2.Nhận thức về xã hội hóa du lịch
chưa đầy đủ.
3.Thiếu các khách sạn đạt chuẩn quốc
tế; còn ít hoạt động giải trí bổ sung.
4.Nguồn nhân lực thiếu tính chuyên
nghiệp, ngoại ngữ kém, công tác đào
tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của
công việc.
5. Các điểm DL hoạt động rời rạc.
Các cơ hội (O)
1.Được sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước, Tổng cục du lịch và Sở du
lịch.
2.Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập
thúc đẩy du lịch phát triển, tăng khả
năng thu hút đầu tư nước ngoài.
3.Thu nhập và mức sống của người
dân ngày càng cao.
4.Sắp đưa vào hoạt động hệ thống
cảng biển và sân bay quốc tế với
qui mô lớn.
Các chiến lược SO
1.S1,S2+O1: đầu tư phát triển du
lịch, thực hiện xã hội hóa phát triển
du lịch.
2.S3,S6+O2,O3: đa dạng hóa và
nâng cao chất lượng các loại hình
du lịch như DL homestay, DL mua
sắm, DL trải nghiệm…
Các chiến lược WO
1.W3+O2: sử dụng vốn đầu tư một
cách hiệu quả vào việc xây dựng cơ
sở hạ tầng (CSHT) kỹ thuật và CSHT
du lịch.
2.W2+O1: tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức của người dân địa
phương về xã hội hóa DL.
Các mối đe dọa (T)
1.Mức độ cạnh tranh ngày càng cao
giữa các điểm đến có tài nguyên DL
gần giống nhau
2.Dịch bệnh và thảm họa thiên
nhiên làm ảnh hưởng đến phát triển
DL.
3.DL phát triển sẽ tác động tiêu cực
đến môi trường và đời sống văn hóa
Các chiến lược ST
1.S1+T1: Khai thác hiệu quả các tài
nguyên DL, tạo nét khác biệt và đặc
trưng cho Tp.Cần Thơ.
2.S5+T1: nâng cao chất lượng các
dịch vụ du lịch để thu hút du khách.
Các chiến lược WT
1.W2+T2: tích cực phòng chống dịch
bệnh đồng thời với việc bảo vệ cảnh
quan, môi trường.
2.W4+T1: tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng các nhân viên và cán
bộ ngành du lịch.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 76
5.1.5. Ý nghĩa của nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nâng cao chất lượng dịch vụ được hiểu đồng nghĩa với cải tiến chất lượng,
bởi vì cải tiến chất lượng là toàn bộ những hoạt động nhằm đưa chất lượng sản
phẩm lên mức cao hơn trước, nhằm giảm dần khoảng cách giữa những mong muốn
của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở
mức cao hơn.
Theo TCVN ISO 9001:1996 thì “cải tiến chất lượng là những hoạt động được
tiến hành trong toàn tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động
và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng của tổ chức đó”.
Vì vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch được hiểu là toàn bộ những hoạt
động để duy trì và đưa chất lượng dịch vụ lên mức cao hơn trước nhằm thỏa mãn
trông đợi của khách du lịch, xã hội và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp và cho
ngành.
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ có tầm quan trọng sống còn đối với các
doanh nghiệp du lịch thể hiện ở chỗ:
§ Thứ nhất, chất lượng dịch vụ luôn là nhân tố quan trọng nhất, quyết
định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
§ Thứ hai, từ chất lượng dịch vụ sẽ tạo nên uy tín, danh tiếng cho doanh
nghiệp, đó chính là cơ sở cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
§ Thứ ba, nâng cao chất lượng dịch vụ chính là biện pháp hữu hiệu kết
hợp các lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU
LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẦN THƠ.
5.2.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô.
Như đã trình bày ở phần trên, từ kết quả nghiên cứu thực tiễn (trang 70), chúng ta
xác định được những tồn tại tiêu cực của ngành du lịch Cần Thơ như sau:
Ø Tính liên kết giữa các điểm du lịch còn thấp.
Ø Các hoạt động vui chơi, giải trí còn quá ít.
Ø Các mặt hàng lưu niệm và sản vật địa phương chưa đa dạng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 77
Chính vì vậy, cần hình thành 3 nhóm giải pháp để giải quyết các vấn đề tồn đọng
của thực tế, dựa trên cơ sở sử dụng các thế mạnh nội tại của ngành và các kết quả đã
nghiên cứu.
Nhóm 1: Tăng cường khả năng liên kết giữa các điểm du lịch.
- Căn cứ vào sự phân bố tài nguyên du lịch, thành phố Cần Thơ cần thúc đẩy nhanh
việc hình thành các cụm du lịch chính như sau:
+ Cụm du lịch nội ô Cần Thơ: dịch vụ lưu trú, mua sắm và vui chơi giải trí.
+ Cụm du lịch Ô Môn –Cờ Đỏ: du lịch xanh, tham quan nông trại, tìm hiểu văn
minh lúa nước.
+ Cụm du lịch Thốt Nốt: du lịch vườn, tham quan làng nghề, du lịch dã ngoại.
+ Cụm du lịch Phong Điền: du lịch nhà vườn, homestay, tham quan chợ nổi, tham
quan tuyến làng cổ Bình Thủy – lộ Vòng Cung lịch sử.
- Từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đặc biệt là tạo ra các
sản phẩm đặc trưng cho từng cụm. Hạn chế sự trùng lắp giữa các sản phẩm du lịch
của các điểm kinh doanh du lịch. Mỗi một điểm vườn phục vụ sinh thái nên có vài
loại cây hoặc vài món ăn đặc trưng nhằm tạo nên tính dị biệt cho sản phẩm du lịch
của mình.
- Rút ngắn thời gian di chuyển của khách từ Tp.HCM đến Cần Thơ, nhằm tạo ra sự
liên kết với các điểm du lịch ở Tp.HCM.
- Tránh làm mất nhiều thời gian của du khách khi đi từ điểm du lịch này sang điểm
du lịch khác trong cùng một cụm, hay khi di chuyển từ cụm du lịch này sang cụm du
lịch khác.
- Như đã trình bày ở (trang 72) khách du lịch đến Cần Thơ thích được tham gia các
hoạt động như: tham quan chợ nổi, vườn trái cây, các thắng cảnh tự nhiên và tham
quan làng nghề. Đánh vào tâm lý này của du khách, chúng ta cần kết hợp các loại
hình du lịch với nhau nhằm làm tăng sự hấp dẫn cho chương trình tour. Mỗi một
điểm du lịch sẽ trở thành một mắc xích quan trọng trong suốt cuộc hành trình của du
khách. Đan xen hài hòa giữa loại hình du lịch tham quan sông nước miệt vườn, tham
quan chợ nổi, vườn cây ăn trái…với việc tham quan các làng nghề, các di tích lịch
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 78
sử…nhằm đem lại cho du khách cảm tưởng về một chuyến du lịch “liên hoàn” mà ở
mỗi điểm du lịch họ có một cảm nhận khác nhau.
Nhóm 2: Phát triển các dịch vụ giải trí bổ sung.
Ø Khách du lịch đến Cần Thơ thường chỉ ở lại trong ngày hoặc một ngày, một đêm
đối với khách ở xa. Bởi vì hiện nay các sản phẩm du lịch của địa phương còn khá
đơn điệu, các hoạt động vui chơi giải trí còn ít. Đặc biệt là vào ban đêm, du
khách thường không biết phải làm gì khác ngoài việc dạo bến Ninh Kiều. Điều
này dễ gây ra tâm lý nhàm chán ở du khách. Do vậy, để kích thích khách chi tiêu
nhiều hơn chúng ta cần phải tạo ra các điểm vui chơi có quy mô lớn. Mô hình du
lịch của Singapore là một ví dụ điển hình, ở đó họ có các công viên trò chơi hoạt
động cả đêm với diện tích lớn và nhiều trò chơi hấp dẫn kể cả những trò chơi
mạo hiểm, mang tính chất khám phá…Tất nhiên, để tạo nét khác biệt cho du lịch
Cần Thơ, chúng ta có thể đưa vào công viên giải trí thêm các trò chơi dân gian.
Bởi lẽ chúng ta có cả một kho tàng trò chơi dân gian như: thử sức mạnh thì có trò
chơi đẩy gậy, vật tay, vật chân; muốn học sự khéo léo có trò chơi đội nước, đập
niêu, truyền tranh, xỏ chỉ; rèn luyện thể lực có trò chơi nhảy dây, nhảy bao bố, đi
cà kheo; muốn có cảm giác mạnh thì có trò chơi leo cột mỡ; tính cộng đồng thì
kéo co; nhạc - vũ thì có múa sạp, hò đối đáp..., hay các trò chơi “vượt kiều”,
“chinh phục cầu khỉ”…đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ.
Ø Ngoài ra, chúng ta cần tổ chức các sự kiện du lịch cho du khách trực tiếp tham
gia, các sự kiện này có thể là lễ hội truyền thống của địa phương, lễ hội đường
phố, lễ hội trái cây, đêm hội hoa đăng, hay các hội chợ triển lãm, hội nghị
chuyên đề quốc gia và quốc tế…các sự kiện này sẽ góp phần kéo dài ngày lưu
trú, từ đó dẫn đến tăng mức chi tiêu tại điểm của du khách.
Ø Phát triển mô hình chợ đêm Tây Đô, bởi lẽ du khách thường rất thích việc mua
sắm hoặc tham gia các hoạt động tại chợ địa phương. Chúng ta cần mở rộng qui
mô và tăng cường công tác vệ sinh ở chợ, cố gắng biến khu vực hội chợ quốc tế
EFC thành một khu vực chợ đêm sầm uất, với nhiều hoạt động mua bán, vui chơi
giải trí sôi động để tạo được nét đặc trưng cho khu chợ đêm. Phố hàng rong vốn
là một lợi thế sẵn có của chợ. Do vậy, chúng ta có thể tiếp tục tập trung khai thác
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 79
hiệu quả du lịch ở khu Phố này bằng nhiều cách, chẳng hạn như: biểu diễn cách
làm món ăn cho khách xem, mời khách cùng tham gia một vài công đoạn chế
biến và thử món ăn ngay tại chỗ…Điều này sẽ góp phần đưa chợ đêm Tây Đô trở
thành “điểm hẹn du lịch” về đêm của du khách.
Ø Chúng ta nên hình thành các khu phố ẩm thực. Bởi vì Văn hóa ẩm thực vốn được
xem như một nghệ thuật thưởng thức món ăn. Trước hết nó thỏa mãn được nhu
cầu ăn uống cơ bản của con người, hơn nữa việc thưởng thức các món ăn đặc sản
sẽ giúp cho du khách hiểu hơn về văn hóa của địa phương. Do vậy, chúng ta cần
khôi phục các món ăn xuất phát từ dân gian vốn đã thất truyền lâu nay và qui
hoạch theo từng khu phố đặc trưng. Mỗi một khu phố hay con đường sẽ bán một
vài món ăn. Việc chế biến thức ăn nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nhưng
vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn khách cách
dùng món theo trình tự để có được khẩu vị ngon nhất, đồng thời giải thích ý
nghĩa của từng món ăn nhằm làm tăng sự hiểu biết của khách về vùng đất Cần
Thơ.
Ø Với thế mạnh là du lịch sinh thái, Cần Thơ cần có các dịch vụ phục vụ nghỉ
dưỡng, chăm sóc sức khỏe, thư giãn…đạt chất lượng cao nhằm đa dạng hóa các
hoạt động giải trí và thu hút khách nhiều hơn. Thiết nghĩ chúng ta nên cung cấp
cho du khách các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thư giãn tinh thần ngay tại các khu
du lịch sinh thái. Nội dung hoạt động của các dịch vụ sẽ này giống như một Spa
cao cấp ngoài trời. Ở đó khách vừa được hít thở bầu không khí trong lành vừa
được chăm sóc với nhiều liệu pháp khác nhau như: tắm bùn, thư giãn với đá
nóng và tinh dầu, massage, hay làm đẹp…
Nhóm 3: “Sáng tạo” các sản vật địa phương.
Ø Nhắc đến hàng lưu niệm hay sản vật địa phương người ta sẽ nghĩ ngay đến các
sản phẩm làm từ dừa của Bến Tre, hay nước mắm Phú Quốc hoặc thổ cẩm An
Giang…còn Cần Thơ thì đến nay vẫn chưa có bất kỳ sản phẩm nào để có thể
được xem là sản vật đặc trưng của địa phương. Sản phẩm bày bán trong các shop
quà lưu niệm chủ yếu được nhập từ tỉnh khác về. Trước thực trạng như vậy, tại
sao chúng ta không nghĩ đến việc sáng tạo ra các giá trị tinh thần mới được biểu
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 80
trưng bằng các linh vật. Chẳng hạn, khi nhắc đến tượng Merlion – là hình ảnh
con thú đầu sư tử, mình cá đang cưỡi trên ngọn sóng – người ta sẽ nghĩ ngay đến
đảo quốc Singapore. Hay hình ảnh cối xay gió, đôi giày gỗ và hoa Tulip lại là
biểu trưng của đất nước Hà Lan…Đối với Cần Thơ, thiết nghĩ nên tổ chức rộng
rãi các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo, nhằm tìm ra một hình ảnh độc đáo,
hấp dẫn, phù hợp với vùng đất và con người Cần Thơ. Hình ảnh này có thể là
một sản phẩm cụ thể, một linh vật hay chỉ đơn giản là một câu Slogan…Cuộc thi
sẽ là nơi để các nghệ nhân, các bạn trẻ và những người quan tâm đến du lịch thể
hiện sức sáng tạo của chính mình, từ đó góp phần làm đẹp cho thành phố.
Ø Chúng ta nên hạn chế việc bày bán các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh khác như
An Giang , Bến Tre, Hà Nội…Thay vào đó, chúng ta sẽ làm ra và bán những sản
phẩm “made in Cần Thơ”, chẳng hạn như: bán các sản phẩm (giỏ xách, dép,
thảm…) làm từ lục bình; các vật trang trí nội thất làm từ tre nứa; áo bà ba, khăn
rằn, nón tai bèo, võng, mô hình chợ nổi thu nhỏ, mô hình nhà lá, mô phỏng các
nông cụ với kích thước vừa phải, không cồng kềnh để du khách tiện mang về.
Ø Ngoài kênh phân phối quà lưu niệm truyền thống là các shop lưu niệm, chúng ta
nên mở rộng ra ở 2 kênh nữa là: công ty lữ hành và điểm du lịch. Các công ty lữ
hành sẽ tặng quà cảm ơn du khách sau khi kết thúc chuyến đi với những chiếc
móc chìa khóa có logo và slogan của công ty, hoặc tặng cho khách những cuốn
sách hướng dẫn du lịch…nhằm thể hiện tình cảm trân trọng đối với du khách.
Đối với các điểm vườn du lịch thì sẽ tặng cho khách các loại trái cây đặc trưng
của vườn, còn nếu là làng nghề thì đó sẽ là những sản phẩm do các nghệ nhân
làm ra hoặc là những sản phẩm do tự tay du khách cùng tham gia làm với các
nghệ nhân…Điều này sẽ góp phần làm tăng thêm những hình ảnh đẹp, kỉ niệm
đẹp về Cần Thơ trong lòng du khách.
Þ Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu ở chương 4 (trang 55) đã cho chúng ta thấy tác
động mạnh mẽ của nhân tố “sự đa dạng của các loại hình dịch vụ” đến “chất lượng
của các sản phẩm/dịch vụ du lịch”. Bên cạnh đó, các nhóm giải pháp vừa nêu trên
mang một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đa dạng hóa các dịch vụ du lịch ở
Cần Thơ. Do vậy, nếu như các nhóm giải pháp này được triển khai một cách hiệu
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 81
quả thì mục tiêu “nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch” và “nâng cao sự thỏa mãn
của du khách” do Sở du lịch Cần Thơ đề ra chỉ còn là vấn đề “nằm trong tầm tay”.
5.2.2. Nhóm giải pháp ở tầm vi mô.
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch được xem là động thái tích cực nhất
nhằm đưa du lịch Cần Thơ vào một vị thế cao hơn trên thị trường du lịch. Để làm
được điều này thì chính ngay bản thân các doanh nghiệp, các thành phần kinh doanh
du lịch, đều phải tự làm mới mình, tự nâng cao chất lượng phục vụ của cơ sở. Thực
tế đã chứng minh, sự phát triển đồng bộ của các thành phần tham gia ở một thị
trường nào đó sẽ là đòn bẫy thúc đẩy thị trường đó phát triển về cả 2 phía cung và
cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của các thành phần tham gia hoạt động kinh
doanh trên thị trường du lịch Cần Thơ, tôi xin đề ra một số giải pháp cho từng đối
tượng như sau:
5.2.2.1. Doanh nghiệp lữ hành.
Để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ các doanh nghiệp cần xây dựng
một chương trình cải tiến chất lượng phù hợp, trong đó Ban quản trị phải xác định
được 4 nguyên tắc cơ bản của việc nâng cao chất lượng dịch vụ:
Một là, xác định chất lượng là trước hết chứ không phải lợi nhuận là trước hết.
Các doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của mình được bắt đầu bằng lợi ích của
dịch vụ đem lại cho khách hàng chứ không phải bằng lợi nhuận tài chính.
Hai là, coi trọng chất lượng đội ngũ lao động, cần áp dụng các biện pháp thích
hợp để huy động hết tài năng của mọi người nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ba là, nâng cao chất lượng dịch vụ phải được giải quyết một cách tổng thể, đầy
đủ các mặt, các khâu, mọi nơi, mọi lúc của quá trình hình thành chất lượng, từ việc
nghiên cứu nhu cầu, trông đợi của khách hàng để định ra các chỉ tiêu chất lượng
dịch vụ đến việc thiết kế, sản xuất và cung ứng dịch vụ.
Bốn là, kiểm tra với mục đích hạn chế và ngăn chặn sai sót, tìm ra biện pháp
khắc phục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Một vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp lữ hành ở Cần Thơ đều mắc phải, đó
chính là sự nghèo nàn trong các sản phẩm du lịch. Đôi khi các sản phẩm mà
doanh nghiệp tung ra lại không phù hợp với nhu cầu, với mong muốn của du
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 82
khách. Bởi lẽ các doanh nghiệp hầu như không có các hoạt động nghiên cứu thị
trường nhằm tìm hiểu thị hiếu khách hàng. Việc thiết kế sản phẩm chỉ mang tính
chất chủ quan, và có phần đi theo trào lưu. Nhìn chung, các doanh nghiệp chưa
thật sự quan tâm đến vấn đề Marketing trong du lịch, điều này xuất phát từ việc
chưa nắm bắt hết các đặc tính của sản phẩm du lịch, mà trong đó đặc tính “vô
hình” của sản phẩm du lịch chính là mấu chốt của vấn đề. Để khắc phục hiện
tượng trên, tác giả xin được đưa ra hai đề xuất như sau:
+ Các doanh nghiệp lữ hành - với tư cách là một trong những nhà cung ứng dịch
vụ du lịch cần phải cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách, và thông tin cần
phải được nhấn mạnh tính lợi ích của dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần mô tả quá
trình dịch vụ, qua đó làm cho khách phải quyết định mua dịch vụ của mình. Để
thông tin đến khách hàng một cách hiệu quả, doanh nghiệp nên phân loại khách
theo nhóm. Đối với khách quốc tế, doanh nghiệp nên chọn kênh thông tin là
“sách hướng dẫn du lịch” hoặc tư vấn cá nhân thông qua “đại lý du lịch” (kết quả
phân tích này được trình bày chi tiết ở trang 73). Đối với nhóm khách nội địa,
doanh nghiệp nên chú ý đến phương thức Marketing truyền miệng (mouth-to-
mouth), tức là mỗi một du khách sẽ đóng vai trò như là một nhân viên Marketing
của doanh nghiệp. Nếu du khách hài lòng về chất lượng của các dịch vụ của
doanh nghiệp thì sẽ là một dấu hiệu tốt trong chiến lược Marketing của doanh
nghiệp. Ngược lại, nếu du khách không hài lòng thì doanh nghiệp sẽ mất đi nhiều
khách hàng tiềm năng nữa.
+ Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường bằng cách thu thập phản hồi
của khách hàng thông qua nhân viên của công ty. Hoặc tiến hành các cuộc khảo
sát thị hiếu của du khách thông qua các chuyên gia. Hoặc mua lại các kết quả
nghiên cứu từ các công ty nghiên cứu thị trường…từ các nghiên cứu này doanh
nghiệp lữ hành sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định khách hàng mục tiêu và xác
định các định hướng phát triển chung của doanh nghiệp trong tương lai.
- Cần chủ động liên kết với nhau, liên kết trong vùng và cả với các công ty lữ
hành ở Tp.HCM, tất cả cùng nhau phát triển trong một thể thống nhất. Tránh sự
cạnh tranh không lành mạnh, chồng chéo lên nhau, hay làm ăn theo kiểu chụp
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 83
giựt, lừa gạt du khách…bởi vì điều này sẽ gây cho du khách ấn tượng không tốt
về du lịch Cần Thơ, về các công ty lữ hành của địa phương, và điều tất yếu là họ
sẽ không quay lại Cần Thơ thêm lần nào nữa.
5.2.2.2. Các điểm vườn du lịch.
Hiện nay tại hầu hết các điểm du lịch sinh thái đều có động vật nuôi nhốt
trong chuồng. Điều này là không phù hợp với bản chất của loại hình du lịch sinh
thái, do vậy cần phải loại bỏ những chuồng thú này. Bên cạnh đó, qua thực tế khảo
sát 2 điểm du lịch lớn là Phù Sa và Mỹ Khánh nhận thấy việc nuôi nhốt động vật chỉ
mang tính chất “làm cho có” chứ không quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường và
xử lý chất thải, từ đó gây ô nhiễm bầu không khí trong khu du lịch và gây phản cảm
nơi du khách.
- Không nên bêtông hóa các điểm vườn, bởi lẽ khách đến đây là để được hòa mình
với thiên nhiên, để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên, chứ không
phải là để thấy những khối bêtông mà họ vẫn phải đối mặt hàng ngày. Tuy nhiên,
cũng cần phải đảm bảo phục vụ đầy đủ các nhu cầu thiết yếu cơ bản của du khách.
Ta không thể hiểu theo nghĩa “hoang sơ” tức là “không có gì” hay không cần đầu tư
gì, vì hiểu như vậy là không đúng, là thiển cận.
- Trồng nhiều loại cây ăn trái trong vườn và chúng phải được quy hoạch theo trật tự.
tức là mỗi loại cây trồng ở một bờ, đảm bảo cung cấp trái cây tại chỗ cho khách
trong cả bốn mùa theo phương châm “mùa nào cây ấy”.
- Hướng dẫn khách từ cách trồng, chiết, ghép cây, cho đến cách hái trái cây, và cần
phải làm như thế nào trước khi ăn để có được mùi vị ngon nhất của trái cây tươi.
- Để bảo vệ vườn trái cây của mình, các vườn du lịch thường răn đe khách bằng các
biển treo “Cấm hái trái cây” hay “50.000đồng/ trái”…thật sự đây không phải là cách
làm hay vì nó gây ra phản ứng tiêu cực trong tâm lý du khách. Do đó, chúng ta nên
chọn cách làm khác để bảo vệ vườn cây và tránh bị phá hoại như: bố trí nhân viên
quản lý vườn, một mặt để bảo vệ vườn, nhắc nhở du khách không nên hái những trái
còn xanh, hoặc để nhắc nhở những em nhỏ hiếu động thích nghịch ngợm. Mặt khác,
những nhân viên này còn có vai trò như một hướng dẫn viên trong việc hướng dẫn
khách cách hái trái cây.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 84
- Cần phát huy vai trò của làng nghề trong các điểm du lịch sinh thái. Bởi vì, hiện
nay việc lồng ghép giữa tham quan, nghỉ dưỡng cuối tuần kết hợp với mua sắm
(Shopping tour) trong các tour du lịch sinh thái đang là một hình thức được nhiều
người lựa chọn. Trước tiềm năng to lớn đó, việc kết hợp đưa sản phẩm làng nghề
vào các khu du lịch sinh thái vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách vừa tạo
nên thị trường tiêu thụ to lớn cho sản phẩm làng nghề.
- Đầu tư vào các dịch vụ giải trí bổ sung, các trò chơi dân gian, các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe, thư giãn tinh thần…
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 85
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN.
Đúng như mong đợi của nghiên cứu này, các giả thuyết đều được chứng minh
bằng thực nghiệm. Tồn tại mối tương quan dương giữa “chất lượng dịch vụ du
lịch”, “tuổi” với “sự thỏa mãn của du khách”, đồng thời tồn tại mối tương quan âm
(mối quan hệ ngược chiều) giữa “số lần du khách đến Cần Thơ” với “sự thỏa mãn
của du khách”. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự khác nhau trong nhận
định của các nhóm du khách, cụ thể là: nhóm khách quốc tế có sự hài lòng nhiều
hơn nhóm khách nội địa khi cùng đánh giá về du lịch sinh thái – văn hóa Cần Thơ.
Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là vai trò quan trọng của chất lượng các dịch vụ mà
khách cảm nhận được trong chuyến đi.
Bên cạnh đó, phép phân tích nhân tố đưa đến kết quả là: có 3 nhân tố (với mỗi
nhân tố là một biến lớn tổng hợp của các biến khác) có thể được xem là các tiêu chí
đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, hay nói cách khác chúng là các nhân tố cấu
thành chất lượng dịch vụ du lịch. 3 nhân tố sau : “chất lượng của đội ngũ lao động
và của các điều kiện thực hiện dịch vụ” ; “sự đa dạng của các loại hình dịch vụ” ;
“nhân tố an toàn cơ bản” đều có tác động dương lên yếu tố “chất lượng dịch vụ du
lịch”. Trong đó, vai trò lớn nhất thuộc về nhân tố “sự đa dạng của các loại hình dịch
vụ”.
Như vậy, để nâng cao sự thỏa mãn của du khách chúng ta nên bắt đầu từ việc
nâng cao chất lượng của các dịch vụ, thông qua việc đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ, đa dạng hóa các chương trình tour du lịch ở các công ty lữ hành và nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho nhân viên du lịch.
6.2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài chưa giải quyết triệt để mối quan hệ giữa biến X8 “giới tính” và biến Y
“sự thỏa mãn của du khách.” Bởi vì cơ cấu đáp viên không đồng đều giữa 2 giới
nam và nữ. Bảng 4 (phụ lục 2) cho thấy có đến 60% đáp viên là nam giới, nữ giới
chỉ chiếm 40% còn lại. Sự chênh lệch này dẫn đến hệ số hồi qui ở biến X8 có được
là chưa chính xác, do đó sức giải thích ở biến này lên biến phụ thuộc là rất yếu.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 86
6.3. KIẾN NGHỊ
6.3.1. Đối với Tổng cục du lịch.
Sớm tiến hành qui hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSCL thuộc vùng du
lịch trọng điểm Nam bộ để phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương,
tránh sự trùng lắp, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng để tạo sức hấp
dẫn thu hút du khách..
Xem xét và trình Bộ, ngành, Trung ương sớm thông qua việc thành lập
Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Cần Thơ và kêu gọi tài trợ từ các tổ chức nước
ngoài để xây dựng trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng
ĐBSCL.
Xác định vị trí quan trọng của Cần Thơ – trung tâm tiểu vùng du lịch Tây
Nam Bộ trong chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL và cả nước. Từ đó có kế hoạch
hỗ trợ về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch theo chương trình mục tiêu, hỗ trợ kinh
phí tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch và đào tạo nguồn nhân lực bậc cao ở
nước ngoài.
6.3.2. Đối với Sở du lịch Cần Thơ.
Sở du lịch cần có sự phối hợp với sở kế hoạch - đầu tư trong việc quản lý các
cở sở đăng ký kinh doanh du lịch, bao gồm các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ
hành, các khu du lịch sinh thái…nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ngành,
đồng thời tránh được sự phát triển ồ ạt, mất cân xứng giữa các khu vực. Và hơn hết
sự quản lý chặt chẽ của Sở sẽ giúp thành phố tránh được tình trạng “nhà nhà làm du
lịch, người người làm du lịch” như một số tỉnh khác đã mắc phải trong thời gian
qua.
Khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ
thông qua việc đầu tư, từ đầu tư vào cơ sở vật chất đến đầu tư vào nguồn nhân lực.
Sở du lịch chịu trách nhiệm tư vấn cho các cơ sở kinh doanh về cách thức “chuẩn
hóa” chất lượng của các dịch vụ và phương thức đánh giá chất lượng dịch vụ theo
định kỳ. Đồng thời Sở cũng sẽ chịu trách nhiệm tập huấn cho các cấp quản lý của
các cơ sở.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 87
Sở du lịch đóng vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp lữ hành, và giữa các cơ
sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác, nhằm tạo ra sự liên kết vững chắc trong toàn
ngành.
Trình Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch phát triển các làng nghề ven
thành phố và phương án đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch làng nghề
Các hình thức đào tạo nên tổ chức đa dạng tại các trung tâm dạy nghề, mở các lớp
ngắn hạn, câu lạc bộ ngành nghề, các nghệ nhân truyền nghề… Liên kết các trường
đại học gắn với các làng nghề thủ công, chủ yếu là các trường đại học về kinh tế, du
lịch, thiết kế, mỹ nghệ để hỗ trợ những kiến thức về du lịch, kinh tế, sản xuất kinh
doanh và bằng cấp về kỹ thuật.
Mở các lớp học ngắn hạn đào tạo nhân viên phục vụ trong lĩnh vực dịch vụ
cao cấp như thư giãn tinh thần và chăm sóc sức khỏe bằng các liệu pháp từ thiên
nhiên.
Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực du lịch, xây dựng chiến lược về thị trường - sản phẩm du lịch Cần Thơ. Bên
cạnh đó, cần khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ việc giải quyết những vấn
đề bức xúc của ngành; nâng mức đầu tư kinh phí cho các đề tài khoa học về du lịch,
đồng thời tăng cường nghiên cứu triển khai ứng dụng các đề tài đã thực hiện.
Kết hợp với Sở văn hóa – thông tin tổ chức các sự kiện và thực hiện các chiến
dịch quảng bá du lịch. Tiến đến xây dựng thương hiệu “du lịch Cần Thơ”. Cần nhận
thức được vai trò quan trọng của Marketing du lịch. Vì vậy công tác nghiên cứu
Marketing và thực hiện Marketing cần được sự phối hợp của các chuyên gia để có
hướng đi đúng đắn và hiệu quả.
Cần giáo dục, nâng cao nhận thức để người dân sở tại hiểu được rằng họ cũng
được thu lợi (trực tiếp hay gián tiếp) từ việc tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường
du lịch, tránh tình trạng hoặc thờ ơ, hoặc làm ăn chụp giựt khiến du khách có ấn
tượng không tốt. Nâng cao kiến thức của người dân trong giao tiếp, phục vụ du
khách, bảo vệ môi trường du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa.
Kết hợp với Sở tài nguyên môi trường trong vấn đề bảo vệ môi trường sinh
thái. Đặc biệt là ở 2 điểm du lịch nổi tiếng là chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 88
Điền. Điều này thật sự cần thiết bởi lẽ hoạt động du lịch phát triển đồng nghĩa với
việc gia tăng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch, hơn nữa việc phát triển
cơ sở hạ tầng du lịch sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên…từ đó làm tác
động xấu đến môi trường tự nhiên.
6.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố.
Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục đơn giản để thu hút các nhà đầu
tư trong và ngoài nước tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Khuyến khích
các nhà đầu tư có năng lực tài chính, mạnh dạn đầu tư vào dự án qui mô lớn để Cần
Thơ nhanh chóng có khách sạn 5 sao (hiện nay Cần Thơ vẫn chưa có khách sạn 5
sao nào), và các khu liên hợp nhà hàng – khách sạn – khu vui chơi giải trí – siêu thị -
sân thể thao – nhà thi đấu đa năng. Đồng thời khuyến khích đầu tư các cơ sở lưu trú
ở vùng ngoại ô sao cho phù hợp với qui hoạch tổng thể của thành phố.
Thúc đẩy nhanh tiến độ hình thành các cụm du lịch trọng điểm (như đã nêu
trong phần giải pháp)
Chỉ đạo sâu sát việc thực hiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, quan tâm giải quyết
các vấn đề giao thông (cả đường bộ lẫn đường thủy). Đặc biệt là trước mắt cần nâng
cấp đoạn đường từ nội ô thành phố đi vào khu du lịch Mỹ Khánh (đoạn đường thuộc
tuyến lộ Vòng Cung). Bên cạnh đó, UBND cần thúc đẩy nhanh việc hình thành cầu
Cần Thơ và Cảng hàng không Quốc Tế Trà Nóc nhằm rút ngắn thời gian di chuyển
của du khách từ Tp. HCM và các tỉnh khác đến Cần Thơ.
Hỗ trợ vốn và kĩ thuật để các điểm vườn du lịch có điều kiện “đa dạng hóa
các loại cây trồng”, mở rộng qui mô và cung cấp thêm các dịch vụ giải trí khác.
Chỉ đạo Sở du lịch kết hợp với Sở văn hóa-thông tin sớm tổ chức cuộc thi tìm
kiếm ý tưởng sáng tạo hình ảnh du lịch Cần Thơ.
Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân, nâng cao nhận thức vai trò và
vị trí của du lịch sinh thái,du lịch làng nghề, du lịch văn hóa…đối với sự phát triển
kinh tế của địa phương và nâng cao mức sống của người dân. Từ đó, kêu gọi các
công dân ra sức bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa đặc sắc của địa
phương. Xem đó là tài nguyên du lịch để thu hút du khách.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 89
Khuyến khích những hộ gia đình có đủ khả năng làm du lịch cùng hợp tác với
các công ty du lịch nhằm thực hiện loại hình du lịch homestay. Điều này sẽ góp
phần làm giảm sức ép cho các khách sạn trong mùa cao điểm.
6.3.3. Đối với cộng đồng dân cư địa phương.
Dân cư địa phương nên nhận thức rõ lợi ích của du lịch đem lại cho địa
phương mình, từ đó có cách cư xử đúng đắn với du khách và với cả các tài nguyên
du lịch của thành phố.
Đứng trước thời kì mở cửa hội nhập, mỗi công dân cần ý thức được việc giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc, “hòa nhập chứ không hòa tan”, đồng thời cần phải tôn
trọng văn hóa và tập quán của du khách.
Không trục lợi bằng những hình thức kinh doanh trá hình, quảng cáo quá sự
thật, gây mất lòng tin ở khách du lịch.
Góp phần làm đẹp hình ảnh con người Cần Thơ bằng các cử chỉ cao đẹp,
nghĩa cả, đúng với tên gọi về con người Cần Thơ “Trí tuệ, năng động, nhân ái, hào
hiệp, thanh lịch”.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang ix SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS.Nguyễn Văn Đính, TS.Trần Thị Minh Hòa (2004). Giáo trình kinh tế du
lịch, Nhà xuất bản Lao động – xã hội.
2. TS.Nguyễn Quang Đông (2001). Bài giảng Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Thống
Kê.
3. Trần Thị Thu Hà (2005). Giáo trình tâm lý học kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản
Hà Nội.
4. TS.Lưu Thanh Đức Hải. Bài giảng nghiên cứu Marketing, Tài liệu nội bộ Khoa
Kinh Tế - QTKD.
5. Trương Hùng, Thanh Anh (2007). Giá Trị Về Sự Hài Lòng Của Khách Hàng,
Nhà xuất bản Hà Nội.
6. TS.Võ Thanh Lộc (2001). Thống kê ứng dụng và dự báo, Nhà xuất bản Thống
Kê.
7. TS.Mai Văn Nam (2006). Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Thống Kê.
8. Võ Hồng Phượng (2004). Giáo trình kinh tế du lịch, Tài liệu nội bộ Khoa Kinh
Tế - QTKD.
9. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Nhà xuất bản Thống Kê.
10. KS. Hồ Huy Tựu, TS. Lê Nguyễn Hậu, Th.S. Trần Công Tài. Tác động của giá,
chất lượng, kiến thức đến sự thỏa mãn và trung thành của người tiêu dùng đối
với cá của thành phố Nha Trang, Đại học Thủy sản Nha Trang.
11. Ủy Ban Nhân Dân Tp.Cần Thơ (2005). Chương trình xây dựng và phát triển du
lịch Cần Thơ đến năm 2010- tầm nhìn 2020.
12. Luật Du Lịch (2006). Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.
13. Các website:
www.cantho.gov.vn
www.vietnamtourism.gov.vn
www.dulichvn.org.vn
www.ntu.edu.vn
www.ctu.edu.vn (chương trình E-learning)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang ix SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc
PHỤ LỤC 1
BẢNG 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ
Bảng 1a: Kiểm Định KMO&Bartlett’s
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy. .706
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 317.844
df 78
Sig. .000
Bảng 1b: Ma Trận Nhân Tố Chưa Xoay
Component Matrix(a)
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a 3 components extracted.
Component
1 2 3
q20.1 .281 .504 .154
q20.2 .430 .623 .133
q20.3 .478 .604 .240
q20.4 .610 -.086 -.507
q20.5 .305 -.605 .427
q20.6 .582 -.143 .428
q20.7 .607 .108 .165
q20.8 .438 -.036 .108
q20.9 .499 -.403 -.122
q20.10 .549 .164 -.490
q20.11 .703 -.194 .311
q20.12 .743 -.167 -.009
q20.13 .619 -.091 -.508
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang ix SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc
Bảng 1c: Hệ Số Điểm Nhân Tố
Component Score Coefficient Matrix
Component
1 2 3
q20.1 -.032 -.062 .322
q20.2 -.050 -.030 .396
q20.3 .009 -.083 .411
q20.4 -.082 .391 -.074
q20.5 .405 -.169 -.202
q20.6 .320 -.142 .068
q20.7 .143 .001 .153
q20.8 .131 .011 .049
q20.9 .151 .167 -.179
q20.10 -.157 .361 .053
q20.11 .307 -.054 .033
q20.12 .173 .133 -.008
q20.13 -.079 .393 -.076
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Component Scores.
BẢNG 2: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI VỚI BIẾN PHỤ THUỘC Z
. regress Z F1 F2 F3
Source | SS df MS Number of obs = 92
-------------+------------------------------ F( 3, 88) = 5.76
Model | 7.23779619 3 2.41259873 Prob > F = 0.0012
Residual | 36.881769 88 .419111012 R-squared = 0.1640
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.1356
Total | 44.1195652 91 .484830387 Root MSE = .64739
------------------------------------------------------------------------------
Z | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
F1 | .1793501 .0764311 2.35 0.021 .0274593 .3312409
F2 | .2073743 .0823361 2.52 0.014 .0437485 .3710001
F3 | .1965021 .0836374 2.35 0.021 .0302904 .3627137
_cons | 1.722183 .5826796 2.96 0.004 .5642299 2.880136
------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang ix SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc
PHỤ LỤC 2
BẢNG 1: MÔ HÌNH HỒI QUI VỚI BIẾN PHỤ THUỘC Y
Bảng 1a:
. regress Y X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8
Source | SS df MS Number of obs = 85
-------------+------------------------------ F( 8, 76) = 15.64
Model | 12.809499 8 1.60118737 Prob > F = 0.0000
Residual | 7.77873632 76 .102351794 R-squared = 0.6222
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.5824
Total | 20.5882353 84 .245098039 Root MSE = .31992
------------------------------------------------------------------------------
Y | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
X1 | -2.77e-09 4.18e-09 -0.66 0.510 -1.11e-08 5.57e-09
X2 | -.0685399 .0258637 -2.65 0.010 -.120052 -.0170279
X3 | -.0128641 .0128648 -1.00 0.321 -.0384865 .0127584
X4 | .1853961 .1071542 1.73 0.088 -.0280201 .3988122
X5 | .2446128 .0479259 5.10 0.000 .14916 .3400655
X6 | .0240176 .0340219 0.71 0.482 -.0437429 .0917781
X7 | .0872378 .0427257 2.04 0.045 .0021423 .1723334
X8 | -.1020201 .0755175 -1.35 0.181 -.2524262 .0483859
_cons | -.3366539 .3207706 -1.05 0.297 -.975524 .3022162
------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1b:
. regress Y X2 X4 X5 X7
Source | SS df MS Number of obs = 85
-------------+------------------------------ F( 4, 80) = 30.77
Model | 12.4779186 4 3.11947964 Prob > F = 0.0000
Residual | 8.11031674 80 .101378959 R-squared = 0.6061
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.5864
Total | 20.5882353 84 .245098039 Root MSE = .3184
------------------------------------------------------------------------------
Y | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
X2 | -.0641778 .0246902 -2.60 0.011 -.1133127 -.0150428
X4 | .1785698 .091004 1.96 0.053 -.0025338 .3596735
X5 | .2385091 .0463239 5.15 0.000 .1463215 .3306967
X7 | .0861789 .0381359 2.26 0.027 .0102861 .1620716
_cons | -.5052526 .2170975 -2.33 0.022 -.9372905 -.0732147
------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang ix SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP CỦA MÔ HÌNH HỒI QUI
MỤC 1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.
1a. Ma trận tương quan
. corr X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8
(obs=85)
| X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7
X8
-------------+-------------------------------------------------------------------
-----
X1 | 1.0000
X2 | -0.2128 1.0000
X3 | 0.2257 -0.2476 1.0000
X4 | 0.4817 -0.3473 0.2402 1.0000
X5 | 0.3630 -0.4808 0.1184 0.4845 1.0000
X6 | 0.3645 -0.1797 0.1673 0.5760 0.3909 1.0000
X7 | 0.4308 -0.3343 0.0249 0.3810 0.3751 0.4585 1.0000
X8 | 0.0176 -0.0354 -0.1459 0.0952 0.1822 0.1640 0.1732
1.0000
1b. Yếu tố phóng đại phương sai VIF
vif
Variable | VIF 1/VIF
-------------+----------------------
X4 | 1.93 0.517553
X6 | 1.74 0.573492
X5 | 1.66 0.600647
X7 | 1.58 0.632909
X1 | 1.51 0.661574
X2 | 1.48 0.674078
X3 | 1.19 0.840928
X8 | 1.10 0.911306
-------------+----------------------
Mean VIF | 1.53
MỤC 2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan.
. tsset STT
time variable: STT, 1 to 85
. dwstat
Durbin-Watson d-statistic( 9, 85) = 1.918505
MỤC 3. Kiểm định lỗi bỏ sót biến
. ovtest
Ramsey RESET test using powers of the fitted values of Y
Ho: model has no omitted variables
F(3, 73) = 4.05
Prob > F = 0.0101
MỤC 4. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
. hettest
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance
Variables: fitted values of Y
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang ix SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc
chi2(1) = 0.75
Prob > chi2 = 0.3864
BẢNG 2: PHÂN TÍCH CROSS – TABULATION
(Sự hài lòng của du khách với chất lượng của các dịch vụ)
muc do hai long * chat luong dich vu Crosstabulation
chat luong dich vu Total
kem
binh
thuong tot rat tot
muc do hai
long
khong hai
long
Count 12 17 6 0 35
% within chat
luong dich vu 100.0% 70.8% 17.6% .0% 41.2%
hai long Count 0 7 28 15 50
% within chat
luong dich vu .0% 29.2% 82.4% 100.0% 58.8%
Total Count 12 24 34 15 85
% within chat
luong dich vu 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 44.129(a) 3 .000
Likelihood Ratio 54.512 3 .000
Linear-by-Linear
Association 41.324 1 .000
N of Valid Cases
85
a 1 cells (12.5%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 4.94.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang ix SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc
BẢNG 3: PHÂN TÍCH CROSS – TABULATION
(Tuổi của du khách với chất lượng của các dịch vụ)
muc do hai long * tuoi cua du khach Crosstabulation
tuoi cua du khach Total
duoi
18 tuoi
tu 18
den 24
tu 25
den 40
tu 41
den 60
tren
60
muc do
hai long
khong
hai long
Count 1 8 18 6 2 35
% within tuoi
cua du khach
100.0
% 66.7% 66.7% 23.1% 10.5% 41.2%
hai long Count 0 4 9 20 17 50
% within tuoi
cua du khach .0% 33.3% 33.3% 76.9% 89.5% 58.8%
Total Count 1 12 27 26 19 85
% within tuoi
cua du khach
100.0
% 100.0% 100.0% 100.0%
100.0
% 100.0%
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 22.776(a) 4 .000
Likelihood Ratio 24.648 4 .000
Linear-by-Linear
Association 19.522 1 .000
N of Valid Cases
85
a 3 cells (30.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .41.
BẢNG 4: CƠ CẤU KHÁCH DU LỊCH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
(phân chia theo giới tính)
Biểu đồ tỷ lệ nam nữ
60%
40%
nam
nu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái - văn hóa ở tp Cần thơ.pdf