Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sự cần thiết của đề tài
Bến Tre được mệnh danh là xứ sở của vườn cây ăn trái với nhiều chủng loại đa dạng và phong phú. Diện tích vườn cây ăn trái chiếm khoảng 39,739 ha, bằng 22,1% diện tích gieo trồng của tỉnh. Vì vậy số lượng người nông dân có thu nhập dựa vào vườn cây ăn trái chiếm khá đông. Việc sản xuất cây ăn trái cũng có nhiều khó khăn. Một vấn đề mà nhà vườn phải luôn đối mặt là được mùa mất giá, thất mùa lại được giá. Vì vậy, nó đã làm cho nhiều nông dân sản xuất phải điêu đứng, không thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn đó.
Thị trường tiêu thụ hiện nay cũng khó khăn, phức tạp hơn trước, do đời sống người dân ngày càng được cải thiện hơn nên đòi hỏi chất lượng và an toàn thực phẩm (ATTP) của họ ngày càng cao. Những sản phẩm không có chất lượng cao thì không thể tồn tại được lâu trên thị trường này. Bênh cạnh đó sản phẩm của nhà vườn còn bị cạnh tranh bởi các sản phẩm của nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, trong quá trình hội nhập kinh tế. Vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là làm sao tìm được loại cây phù hợp với điều kiện sản xuất, đáp ứng được yêu cầu thị trường, phải có kỹ thuật trồng để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí để tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ trong nước và hướng ra nước ngoài.
Vấn đề hạn chế của nhiều nhà vườn hiện nay là thiếu thông tin về thị trường, thiếu kỹ thuật sản xuất có hiệu quả nên sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, tiêu thụ khó khăn. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng nên khi được mùa, nhiều sản phẩm trái cây bị ứ đọng và rớt giá. Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghành hàng bưởi ở Thị xã Bến Tre ”. Bưởi là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng được nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng, nó từng đoạt được giải trong hội thi trái cây ngon do
Viện cây ăn quả miền Nam tổ chức. Thị trường tiêu thụ của cây bưởi tương đối ổn định và ít rủi ro.
Bến Tre là môt trong những tỉnh nổi tiếng về vườn cây ăn trái. Hiện nay Bến Tre đã xác định 6 loại cây ăn trái có thế mạnh và đang khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất. Trái bưởi là một trong 6 loại sản phẩm trái cây mũi nhọn của tỉnh. Cây bưởi đã tạo cho bà con nông dân trồng vườn một niềm hy vọng mới. Hiện có ba huyện thị trồng nhiều bưởi là Chợ Lách, Mỏ Cày và Thị Xã Bến Tre, với diện tích đang tăng dần lên.
Chính quyền địa phương hiện nay cũng đang quan tâm khuyến khích mở rộng đầu tư sản xuất cây bưởi để tăng sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu. Để có thêm cơ sở cho viêc chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng Bưởi ở Thị xã Bến Tre” để nghiên cứu trong thời gian thực tập trên địa bàn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ trái bưởi trên địa bàn thị xã Bến Tre. Thông qua các phân tích dựa trên cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân đồng thời đề ra giải pháp phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay của bà con nông dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Dựa trên cơ sở mục tiêu chung ta phân tích những mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích thực trạng tình hình sản xuất bưởi về qui mô, kỹ thuật, chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ, kênh tiêu thụ.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của trái bưởi.
- Đề ra giải pháp, định hướng sản xuất và tiêu thụ phù hợp với thực tiễn.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Mối quan hệ giữa khoa học công nghệ, diện tích, giá với sản lượng sản xuất.
Mối quan hệ giữa chất lượng, số lượng, thị trường của sản phẩm với lượng sản phẩm tiêu thụ.
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “phân tích tình hình sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng bưởi tại Thị xã Bến Tre” được thực hiện tại Thị xã Bến Tre, trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2007.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ của mặt hàng bưởi, trong đó loại bưởi da xanh được đặt biệt chú ý và nghiên cứu xâu ở khâu sản xuất.
Phương pháp phân tích chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương trình hồi qui tương quan nhiều chiều để phân tích các yếu tố tác động đến ngành hàng này.
Trong ngành hàng, tập trung phân tích ba tác nhân chính là hộ sản xuất, thương lái và hộ buôn bán trực tiếp. Tìm hiểu tình hình hoạt động của các tác nhân này và kết quả hoạt động của họ.
Đối với nông dân là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, việc phân tích có phần nghiên về kỹ thuật, các biện pháp sử dụng các yếu tố đầu vào để đảm bảo lợi nhuận. Qua phân tích, kết quả cho thấy chi phí đầu tư sản xuất của nông dân thấp phù hợp với điều kiện của họ.
Đối với thương lái và hộ mua bán trực tiếp thì chi phí đầu tư cho việc mua hàng tương đối cao. Hiệu quả hoạt động của 2 đối tượng này tương đối thấp thể hiện qua các tỷ số tài chính.
Qua phân tích cho thấy tác nhân nông dân hoạt động có hiệu quả nhất. Điều này được thể hiện ở các tỷ số tài chính của ba tác nhân.
Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng và kết quả hoạt động của các tác nhân đi đến việc tìm ra giải pháp cho các tác nhân hoạt động có hiệu quả hơn trong tương lai.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu . 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định . 2
1.3.2 Câu hỏi nghên cứu 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu . 3
1.4.1 Phạm vi về không gian . 3
1.4.2 Phạm vi về thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Cơ sở lý luận và phân tích ngành hàng 4
2.1.2 Khái niệm sản xuất bưởi an toàn chất lượng . 5
2.1.3 Kênh tiêu thụ, kênh tiêu thụ vững chắc. . 8
2.1.4 Một số vấn đề về thương hiệu 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu: . 11
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu . 11
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu . 12
Chương 3: PHÂN TÍCH CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẨN XUẤT BƯỞI Ở THỊ XÃ BẾN TRE . 13
3.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu 13
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thị xã Bến Tre . 13
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 14
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội . 16
3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi . 19
3.2.1. Quy mô sản xuất bưởi . 19
3.2.2. Tình hình sản xuất bưởi 22
3.3. Đánh giá thực trạng và hiệu quả của trái bưởi mang lại . 25
Chương 4: PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG BƯỞI DA XANH ỞTHỊ XÃ BẾN TRE . 26
4.1. Khái quát về phân tích ngành hàng Bưởi . 26
4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất của hộ trồng bưởi .26
4.2.1. Tổng quan về hộ sản xuất bưởi . 26
4.2.2. Phân tích chi phí hộ sản xuất bưởi: . 32
4.2.3. Tình hình doanh thu của hộ sản xuất bưởi(bưởi da xanh) . 35
4.2.4. Lợi nhuận của hộ sản xuất bưởi . 36
4.2.5. Các chỉ số tài chính của hộ sản xuất bưởi da xanh 37
4.2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cây bưởi da xanh. 37
4.2.7. Phân tích về tình hình tiêu thụ và doanh thu của nông dân sản xuất bưởi da xanh 41
4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của thương lái 43
4.3.1. Thông tin tổng quan về thương lái 43
4.3.2. Tình hình về chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của thương lái 48
4.3.3. Doanh thu của mặt hàng bưởi 50
4.3.4. Các tỷ số tài chính . 52
4.4. Phân tích hiệu quả kinh tế của hộ buôn bán trực tiếp . 53
4.4.1. Tổng quan về hộ buôn bán trực tiếp . 53
4.4.2. Phân tích về chi phí hoạt động của hộ buôn bán trực tiếp 57
4.4.3. Tình hình về doanh thu và lợi nhuận của hộ buôn bán trực tiếp (khi tính ở mặt hàng bưởi) 59
4.4.4. Các tỷ số tài chính 60
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỘ SẢN XUẤT, THU GOM VÀ BUÔN BÁN TRỰC TIẾP Ở THỊ XÃ BẾN TRE 62
5.1. Một số tồn tại và nguyên nhân 62
5.1.1. Đối với hộ sản xuất 62
5.1.2. Đối với thương lái 63
5.1.3. Đối với hộ buôn bán trực tiếp . 64
5.2. Một số giải pháp đối với hộ sản xuất thu gom và buôn bán trực tiếp . 64
5.2.1. Đối với hộ sản xuất 64
5.2.2. Đối với thương lái 66
5.2.3. Đối với hộ buôn bán trực tiếp . 67
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
6.1. Kết luận 68
6.2. Kiến nghị 68
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ SỐ MẪU PHỎNG VẤN NGÀNH HÀNG BƯỞI 12
Bảng 2: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ TẠI CÁC XÃ PHƯỜNG TXBT(THỊ XÃ BẾN TRE) NĂM 2006 16
Bảng 3: Cơ cẤu kinh tẾ phân theo giá trỊ sẢn xuẤt 18
Bảng 4:Cơ cẤu kinh tẾ TXBT qua các năm 2005 - 2006 phân theo GDP 18
Bảng 5: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHO MÔ HÌNH TRỒNG BƯỞI CỦA TXBT 21
Bảng 6: DiỆn tích bưỞi cỦa tỈnh qua các năm 22
Bảng 7: Cơ cẤu diỆn tích đẤt nông nghiỆp cỦa nông hỘ 26
Bảng 8: THÔNG TIN VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN . 28
Bảng 9: Thông tin vỀ sỐ ngưỜi lao đỘng trong gia đình 28
Bảng 10: Thông tin vỀ viỆc tham gia tẬp huẤn kỸ thuÂt sẢn xuẤt cỦa nông hỘ 29
Bảng 11: Thông tin vỀ mỨc đỘ áp dỤng kỸ thuẬt trong sẢn xuẤt . 29
Bảng 12: Thông tin vỀ nguỒn giỐng cỦa nông dân trỒng bưƠi hiỆn nay 30
Bảng 13: Thông tin vỀ mỨc đỘ tham gia hỢP tác xã cỦa nông dân hiỆn nay 30
Bảng 14: Thông tin vỀ lỢi ích mà HTX mang lẠI . 31
Bảng 15: NhỮng vẤn đỀ mà nông dân quan tâm trong quá trình sẢn xuẤt bưỞi 31
Bảng 16: Chi phí giỐng cỦa hỘ sẢn xuẤt bưỞi . 32
Bảng 17: Các khoẢn chi phí đẦu tư ban đẦu trung bình/công bưỞi 34
Bảng 18: Các khoẢn chi phí giai đoẠn cây cho trái/năm (không có khẤu hao chi phí ban đẦu) . 34
Bảng 19: Giá và doanh thu các loẠi bưỞi da xanh 35
Bảng 20: Thu nhẬp cỦA hỘ sẢn xuẤt bưỞi da xanh/công/ năm 36
Bảng 21: TỶ sỐ tài chính cỦa hỘ sẢn xuẤt . 37
Bảng 22: KẾt quẢ phân tích các nhân tỐ Ảnh hưỞng đẾn doanh thu cỦa hỘ sẢn xuẤT . 38
Bảng 23: KẾt quẢ phân tích các nhân tỐ Ảnh hưỞng đẾn năng suẤt cỦa cây bưỞi 40
Bảng 24:Thông tin vỀ tình hình tiêu thỤ cỦa nông dân sẢn xuẤt bưỞi 42
Bảng 25: thông tin vỀ hình thỨc bán cỦa hỘ sẢn xuẤt bưỞi . 42
Bảng 26: Thông tin VỀ lao đỘng tham gia vào quá trình thu mua 43Bảng 27: thông tin vỀ trình đỘ cỦa thương lái 44
Bảng 28: Thông tin vỀ phẦn trăm thu nhẬp cỦa viỆc mua bán
trong tỔng thu nhẬp cỦa thương lái 44
Bảng 29: Thông tin vỀ giá trỊ mẶt hàng bưỞi trong tỔng thu nhẬp tỪ viỆc mua bán . 45
Bảng 30: Tình hình tiêu thỤ cỦa thương láI 45
Bảng 31: Thông tin vỀ nHỮng vẤn đỀ mà thương láI quan tâm trong quá trình thu mua . 46
Bảng 32: Thông tin vỀ loẠi bưƠi dỄ tiêu thỤ cỦa thương lái . 47
Bảng 33: Thông tin vỀ sỐ chuyẾn/năm cỦa các thương lái 47
Bảng 34:Giá mua trung bình các loẠi bưỞi cỦa thương láI . 48
Bảng 35: Các loẠi chi phí phát sinh/năm cỦa thương lái 49
Bảng36: Doanh thu cỦa thương lái Ở mẶt hàng bưỞi/năm 51
Bảng 37:Giá bán trung bình cỦa các loẠi bưỞi . 51
Bảng 38: TỶ sỐ tài chính 52
Bảng 39: thông tin vỀ trình đỘ cỦa các hỘ buôn bán trỰc tiẾp . 53
Bảng 40: Thông tin vỀ sỐ lao đỘng tham gia trỰc tiẾp vào viỆc buôn bán 53
Bảng 41:Thông tin vỀ hình thỨc kinh doanh cỦa hỘ buôn bán trỰc tiẾp 54
Bảng 42: Thông tin vỀ các loẠi bưỞi đưỢc hỘ mua và Tiêu thỤ nỘi thỊ 54
Bảng 43: Thông tin vỀ hình thỨc mua bưỞi cỦa hỘ buôn bán trỰc tiẾp 55
Bảng 44: Thông tin vỀ nhỮng vẤn đỀ mà ngưỜi buôn bán
trỰc tiẾp quan tâm khi mua . 56
Bảng 45: Gía mua trung bình cỦa các loẠi bưỞi . 57
Bảng 46: Chi phí mua hàng trung bình trong năm cỦa hỘ bán trỰc tiẾp 57
Bảng 47: Các loẠi chi phí khác trên năm 58
Bảng 48: TỔng chi phí trên mỘt năm cỦa hỘ mua bán trỰc tiẾp 58
Bảng 49: Gía bán các loẠi bưỞi trung bình cỦa hỘ buôn bán trỰc tiẾp 59
Bảng 50: Doanh thu các loẠi bưỞi trên năm 59
Bảng 51: LỢi nhuẬn/năm CỦA HỘ BUÔN BÁN TRỰC TIẾP . 60
Bảng 52: TỶ sỐ tài chính 61
94 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2966 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghành hàng bưởi ở Thị xã Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương đối cao. Đầu tư sản xuất loại trái cây này sẽ mang lại thu nhập cao. Vì vậy lĩnh vực sản xuất này nên được đầu tư phát triển mở rộng hơn nữa.
4.2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng suất của cây bưởi da xanh
4.2.6.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ trồng bưởi
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của cây bưởi dựa vào phương pháp phân tích hàm thu nhập.
Ta có phương trình hồi qui tương quan như sau:
ln = B0 + B1GDXL 1+ B2GDXL2 + B3GDXL3+B4SL +
B5 %CCT+B6SG/C (1)
B0, B1, B6 :là các hệ số
GDXL1: Giá da xanh loại 1
GDXL2: Giá da xanh loại 2
GDXL3: Giá da xanh loại 3
SL:Số lượng kg/cây
% CCT: % cây cho trái
SG/C: Số gốc /công
Chạy phương trình hồi qui (1) trên SPSS ta được kết quả sau:
Bảng 22: KẾt quẢ phân tích các nhân tỐ Ảnh hưỞng
đẾn LỢI NHUẬN cỦa hỘ sẢn xuẤt
Biến
Hệ số hồi qui
P_value
Hệ số chặn
-31.025.582,415
0,001
Gía da xanh loại1
1.016,179
0,022
Giá da xanh loại 2
1.390,388
0,039
Giá da xanh loại 3
1.154,277
0,181
Số lượng (kg)/cây/năm
446.359,855
0,000
% cây cho trái/công
14.652.063,804
0,007
Số gốc/công
199.516,712
0,004
(Nguồn số liệu điều tra năm 2007)
Hệ số xác định R2= 0,964
Hệ số tương quan bội R= 0,930
Sig. F = 0,000a
Sau khi chạy phương trình hồi qui tương quan ta thấy trong các biến xét trong mô hình thì chỉ có biến GDXL1, GDXL2, SL, %CCT, SG/C là những biến có ảnh hưởng đến mô hình, ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ của hộ sản xuất bưởi da xanh có mức ý nghĩa dưới 5%. Yếu tố GDXl3 có mứcc ý nghĩa là 18% vượt quá mức cho phép của mô hình, vì vậy nó không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Từ bản kết quả trên ta thấy, với Sig F = 0,000a rất nhỏ, điều này chứng tỏ phương trình hồi qui đưa ra có ý nghĩa. với R = 0,964 cho biết sự thay đổi của doanh thu phụ thuộc vào 0,964% sự tác động của các yếu tố nêu trong phương trình.
R = 0,964 cho thấy giữa doanh thu và các yếu tố trên có mối quan hệ chặc
chẽ.
Ta có phương trình dự báo tổng quát sau:
LN = - B0 + B1GDXL1 + B2GDXL2 + B4SL +B5%CCT + B6SG/C
Thay B vào phương trình ta được phương trình như sau:
DT = -31.025.582,415 + 1.016,179 GDXL1 + 1.390,388 GDXL2 + 446.359,855 SL +14.652.063,804 %CCT (2)
Từ (2) ta có thể đánh giá được sự tác động của từng yếu tố trong mô hình đến thu nhập của hộ.
Hệ số chặn:
Hệ số B0 = -31.025.582,415 nghĩa là thu nhập sẽ giảm do các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình này.
Giá da xanh loại 1:
Hệ số B1 =1.016,179 là hệ số GDXL1, trong mô hình có ý nghĩa ở mức dưới 5% . Hệ số này mang dấu dương nên đây là yếu tố tỷ lệ thuận với lợi nhuận cần được phát triển. Điều này còn nói lên khi ta cố định các yếu tố khác và thay đổi và thay đổi 1 đồng yếu tố giá da xanh loại1 thì xẽ làm cho lợi nhuận tăng lên 1.016,179 đồng.
Giá da xanh loại 2:
Hệ số B2 = 1.390,388 là hệ số GDXL2, trong mô hình có ý nghĩa ở mức dưới 5%. Hệ số này mang dấu dương nên nó tỷ lệ thuận với doanh thu. Hệ số này còn cho ta biết khi cố định các yếu tố khác trong mô hình và thay đổi một đồng giá da xanh loại 2 sẽ làm cho lợi nhuận tăng 1.390,388 đồng.
Ssản lượng da xanh/cây:
Hệ số B4 = 446.359,855 là hệ số SL ,có ý nghĩa ở mức dưới 5% trong mô hình và đồng thời có hệ số mang dấu dương nên đây là yếu tố có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, làm tăng lợi nhuận.Yếu tố này cần được phát huy trong sản xuất. Khi cố định các yếu tố khác và thay đổi 1 kg/gốc /năm sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên 446.359,855 đồng.
Phần trăm cây cho trái:
Hệ số B5 = 14.652.063,804 là hệ số %CCT, có ý nghĩa ở mức dưới 10% trong mô hình. Có hệ số mang dấu dương, đây là yếu tố có tác động tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Khi tăng 1% yếu tố % cây cho trái và cố định các yếu tố còn lại trong mô hình thì sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên 14.652.063,804 đồng.
Hệ số số gốc/công:
Hệ số B6 = 199.516,712 là hệ số của SG/C, có ý nghĩa ở mức dưới 5%. Đây là một trong những yếu tố làm tăng lợi nhuận. Yếu tố này mang dấu dương, nó có tác động tỷ lệ thuận với với lợi nhuận. Khi tăng hoặc giảm 1 gốc bưởi da xanh/ công sẽ làm cho sẽ làm cho lợi nhuận cũng tăng hoặc giảm theo một khoản là 199.516,712.
4.2.6.2 Phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất của cây bưởi da xanh
Tương tự hư trên ta có phương trình hồi qui:
NS = B0 + B1SL + B2%CCT + B3TGDXCT + B4SG/C: Thời gian trồng
TGDXCT: Thời gian da xanh cho trái
Chạy phương trình hồi qui trên SPSS ta được kết quả sau:
Bảng 23: KẾt quẢ phân tích các nhân tỐ Ảnh hưỞng đẾn năng suẤt cỦa cây bưỞi
Biến
Hệ số hồi qui
P_ value
Hệ số chặn
-1.606,983
,000
Số lượng kg/công
40,413
,000
% cây cho trái
1.030,543
,000
Thời gian da xanh cho trái
-11,508
,552
Số gốc/công
15,945
,000
(Nguồn số liệu điều tra năm 2007)
Hệ số xác định R2 = 0,989
Hệ số tương quan bội R = 0,979
Sig.F = 0,000
Với mức ý nghĩa từ 1- 10% có 3 nhân tố trong mô hình đang xét có ý nghĩa, có mối quan hệ chặc chẽ với năng suất. NS phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố SL, %CCT, SG/C với mức ý nghĩa 0%. TGDXCT có mức ý nghĩa là 55% vượt quá mức cho phép của mô hình. Vì vậy nó không có ý nghĩa thống kê.
Thay vào phương trình hồi qui (1) ta được:
NS = -1.606,983 + 40,413SL + 1.030,543 %CCT + 15,945 SG/C (2)
Hệ số chặn:
Hệ số B0 = -1.606,983 c ho biết năng suất của cây sẽ giảm do các yếu tố không được nghiên cứu trong mô hình.
Số lượng kg/cây:
Tương tự như mô hình hồi qui về các yếu tố ảnh hưởng đến lơi nhuận mà ta đã xét ở trên, hệ B1 = 40,413 có dấu dương, có mức ý nghĩa 0% cho ta biết số lượng kg/gốc có ảnh hưởng trực tiếp và tỷ lệ thuận với năng suất. Khi tăng 1kg/gốc /năm sẽ làm cho năng suất tăng lên B1 = 40,413 kg trong điều kiện cố định các yếu tố khác.
Phần trăm cây cho trái:
Hệ số B2 = 1.030,543 có dấu dương, có mức ý nghĩa dưới 5% cho biết % cây cho trái/công có tác động trực tiếp và có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với đến năng suất của cây. Khi cố định các yếu tố còn lại trong mô hình và tăng 1% của yếu % cây cho trái sẽ làm cho năng suất tăng 1.030,543 kg. Năng suất được tính trên công.
Số gốc/công:
Hệ số B4 = 15,945 là các yếu tố có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến năng suất, mang dấu dương, có mức ý nghĩa dưới 5%. Đối với yếu tố này hệ số của nó cho ta biết khi tăng 1 gốc/công sẽ làm cho năng suất/công /năm tăng 15,945 kg.
Đối với yếu tố số lượng gốc/công, số lượng kg/cây có mức tăng giới hạn do nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, ,như độ lớn của táng cây, mật độ trồng thích hợp.
4.2.7 Phân tích về tình hình tiêu thụ và doanh thu của nông dân sản xuất bưởi da xanh
Qua bảng 24 điều tra được cho thấy, nông dân thường bán chủ yếu cho thương lái đường dài, chiếm 76% trong tổng số mẫu điều tra, mặt hàng sẽ được vận chuyển đến các tỉnh khác, chủ yếu là TP.HCM, phần còn lại được tiêu thụ nội tỉnh, chiếm tương đối cao, 64% trong tổng số mẫu điều tra. Phần lớn mặt hàng bưởi được tiêu thụ nội tỉnh tại các chợ của Thị xã thường là mặt hàng đẹp, loại 1 và loại 2. Do đặc điểm Thị xã là khu vực dân cư có thu nhập cao nên nhu cầu về sản phẩm ngon, đẹp, có chất lượng cũng tăng. Đồng thời đây cũng là khu vực có nhiều khách du lịch tham quan từ TP.HCM xuống nên thuận lợi cho việc tiêu thụ những mặt hàng đẹp, có chất lượng, những mặt hàng là đặc sản của khu vực. Đầu ra của sản phẩm bưởi da xanh hiện nay tương đối thuận lợi. Người sản xuất có thể bán tại chổ hoặc bán cho những người mua bán trực tiếp ngoài chợ. Với cách vận chuyển trực tiếp đến người mua sẽ tăng thêm một khoảng phí vận chuyển, tuy nhiên nó sẽ được bù đắp bởi phần giá được tăng lên. Đây cũng là cách kiếm thêm thu nhập khi có thời gian nhàn rỗi.
Bảng 24:Thông tin vỀ tình hình tiêu thỤ cỦa nông dân sẢn xuẤt bưỞi
Đối tượng thu mua
Số mẫu
Tỷ lệ (%)
Bán cho thu gom trong tỉnh
13
52
Bán cho người bán lẻ
16
64
Bán cho thương lái đường dài
19
76
Bán cho người tiêu dùng
0
0
Tổng mẫu
25
-
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Bảng 25: thông tin vỀ hình thỨc bán cỦa hỘ sẢn xuẤt bưỞi
Phương thức giao dịch
Số mẫu
Tỷ lệ (%)
Bán cho người quen
12
18
Gọi điện
20
80
Đi tìm thương lái
20
80
Thương lái tìm đến
5
60
Tổng mẫu
25
-
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Đối với mặt hàng bưởi hiện nay chưa có trình trạng dội hàng, ứ đọng chợ nên nhà vườn không phải sợ cảnh thương lái làm eo, không mua hoặc mua với giá rẻ. Việc tiêu thụ mặt hàng này hiện nay tương đối thuận lợi.
Qua điều tra bảng 25 thông tin về giao dịch tiêu thụ sản phẩm của nông dân, ta thấy, hiện nay họ cũng rất chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Đây là một điểm mạnh, điều này giúp họ không bị thiệt do thương lái ép giá. Việc chủ động gọi điện tìm thương lái chếm 80% trong tổng số hộ điều tra được.
4.3 Phân tích hiỆu quẢ kinh tẾ và các nhân tỐ Ảnh hưỞng đẾn thu nhẬp cỦa thương lái
4.3.1 Thông tin tổng quan về thương lái
Theo số liệu điều tra thì 100% thương lái là người trong tỉnh. điều này có thuận lợi là quen thuộc địa hình, khu vực có hàng, giảm đi chi phí đi tìm trong quá trình thu mua.
Qua bảng 26 ta thấy, việc thu mua chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Số người tham gia việc thu mua trong một hộ trung bình là 2 người chiếm 83,5% trong tổng số điều tra. Việc thu mua tương đối chiếm ít lao động nên nó phù hợp với hình thức thu mua theo quy mô hộ gia đình, đồng thời chi phí đầu tư ban đầu tương đối nhỏ, như chi phí về mua hàng, chi phí dụng cụ sử dụng trong thu mua, chi phí về phương tiện vận chuyển. Đây là một ngành có thể giài quyết lao động nhàn rỗi trong gia đình. Đặc biệt là những gia đình không có đất nông nghiệp để sản xuất.
Bảng 26: Thông tin VỀ lao đỘng tham gia vào quá trình thu mua
Số lao động
Số mẫu
Tỷ lệ (%)
2 người
05
83,5
3 người
01
16,7
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 27 cho ta thấy, trình độ của những thương lái là ở mức trung bình, chủ yếu là ở mức tiểu học và phổ thông cơ sở. Chưa có vốn nhiều thường đầu tư thu mua với số lượng nhỏ phù hợp với khả năng, đảm bảo không bị lỗ là có thể chấp nhận được. Việc thu mua ban đầu chủ yếu là lấy công làm lời, tạo công ăn việc làm và thu nhập giúp chi tiêu gia đình, khi quen biết rộng và tích luỹ được
vốn thì tiếp tục đầu tư mua phương tiện để vận chuyển hàng hoá được nhanh và nhiều hơn.
Bảng 27: thông tin vỀ trình đỘ cỦa thương lái
Trình độ
Số mẫu
Tỷ lệ (%)
Mù chữ
0
0
Cấp 1
2
33,3
Cấp 2
4
66,7
Cấp 3
0
0
Trên cấp 3
0
0
(Nguồn số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 28, số liệu thu thập được ta thấy đây là những hộ chuyên việc mua bán, trung bình chiếm 80% trong tổng số mẫu điều tra được. Việc đầu tư chuyên về một bộ phận, một ngành, lĩnh vực sẽ có thời gian tập trung thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là thuận lợi của các thương lái.
Bảng 28: Thông tin vỀ phẦn trăm thu nhẬp cỦa viỆc mua bán trong tỔng thu nhẬp cỦa thương lái
%gia trị mua bán trong tổng thu nhập
Số mẫu
tỷ lệ (%)
100,0
01
16,6
90,0
02
33,3
80,0
03
50,0
(Nguồn số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 29 cho thấy, mặt hàng bưởi chiếm tỷ lệ trong tổng chuyến hàng còn nhỏ. Nhỏ nhất là 20% và lớn nhất chỉ đạt 60%. Thương lái thường mua tất cả các loại trái, không chuyên loại nào cả. Đây là một phương pháp phân tán rủi ro, tuy nhiên lợi nhuận của nó không cao. Một nguyên nhân khác mà những thương lái không mua chuyên một mặt hàng nào là do sản lượng không đủ cho một chuyến đi. Các sản phẩm thường phân tán, nếu chỉ thu gom một loại trái sẽ làm tăng chi phí về thời gian thu mua và quảng đường vận chuyển. Đây là một yếu tố khó khăn khách quan ngăn cản việc phát triển chuyên một lĩnh vực.
Bảng 29: Thông tin vỀ giá trỊ mẶt hàng bưỞi trong tỔng thu nhẬp tỪ viỆc mua bán
% gia trị bưởi trong tổng thu từ việc mua bán
Số mẫu
tỷ lệ (%)
20
2
33,9
30
2
33,3
40
1
16,7
60
1
16,7
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)
- Tình hình tiêu thụ bưởi của thương lái:
Qua bảng 30 ta thấy, phần lớn các sản phẩm được thương lái đem tiêu thụ ở các tỉnh bên ngoài và chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 83,3%. Nguyên nhân các thương lái chọn thị trường này một phần vì thị trường này còn rộng lớn, không chỉ với mặt hàng bưởi mà còn với các mặt hàng khác của họ. Cùng với giao thông giữa Thành phố và Bến Tre thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy.
Với đường thủy có thuận lợi là chi phí thấp, các loại trái cây khác ít bị va chạm mạnh gây hư hỏng như quá trình vận chuyển bằng đường bộ, có thể vận chuyển được nhiều loại với số lượng lớn,...
Bảng 30: Tình hình tiêu thỤ cỦa thương lái
Đối tượng bán
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Thương lái trong tỉnh
0
0
Thương lái ngoài tỉnh
5
83,3
Công ty
0
0
Người mua bán lẻ
2
33,3
Người tiêu dùng
1
16,7
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Vốn đầu tư ban đầu của hộ thu mua 100% là vốn tự có. Nhìn chung lĩnh vực này không có sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước. Đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chưa đóng thuế cho Nhà nước. Với 100% số mẫu điều tra thì tất cả đều không có đóng bất kỳ loại thuế nào cho Nhà nước, đồng thời cũng không đăng ký kinh doanh do số lượng vận chuyển của nó còn tương đối nhỏ.Việc gia nhập và rời khỏi ngành cũng tương đối đơn giản.
Phương tiện thu mua của thương lái chủ yếu là xe máy, xuồng và xe đạp, phương tiện vận chuyển thu gom còn hạn chế về khả năng vận chuyển với số lượng lớn, hiện nay vẫn còn nhiều hộ sử dụng phương tiện thô sơ làm tăng chi phí về thời gian thu gom, số lượng thu gom cũng hạn chế theo phương tiện.
Loại phương tiện vận chuyển mà các thương lái sử dụng là đò. Đây là loại phương tiện thuê được tính theo chuyến và số lượng hàng vận chuyển/chuyến. Thời gian chở hàng đến nơi tiêu thụ thường khoảng 1 ngày và sau 3 ngày thì có một chuyến. Vì vậy thương lái thường phải tranh thủ mua đủ hàng để có thể tiêu thụ vừa đủ trong 3 ngày cho kịp chuyến đò. Với thời gian vận chuyển một ngày mới đến nơi tiêu thụ, đây là một hạn chế gây ảnh hưởng về nhiều mặt, chi phí thời gian, chi phí xăng dầu, ăn uống, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, đối với những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn dể bị úng, dập do quá chính.
Bảng 31: Thông tin vỀ nHỮng vẤn đỀ mà thương láI quan tâm trong quá trình thu mua
Vấn đề quan tâm
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Chất lượng bưởi
5
83,0
Vốn xoay vòng
1
16,7
Cạnh tranh với thu gom khác
3
50,0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Qua thông tin thu nhập từ bảng 31 ta thấy được, phần lớn các thương lái đều quan tâm đến chất lượng bưởi, chiếm 83% trong tổng số mẫu điều tra. Vấn đề các thương lái ít quan tâm nhất là vấn đề vốn xoay vòng trong thu mua. Từ đây ta có thể thấy được chất lượng sản phẩm rất quan trọng. Một sản phẩm tiêu thụ nhanh và dễ dàng chỉ khi được đảm bảo về chất lượng và an toàn. Đây là vấn đề mà mọi người tiêu dùng đều quan tâm hiện nay. Những sản phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ bị khách hàng trả lại và phải hoàn lại tiền đồng thời phải bồi thường nếu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên đối với những sản phẩm đảm bảo chất lượng giá cũng cao hơn so với các sản phẩm không được đảm bảo.
Bảng 32: Thông tin vỀ loẠi bưƠi dỄ tiêu thỤ cỦa thương lái
Loại bưởi dễ tiêu thụ
số mẫu
Tỷ lệ (%)
Bưởi da xanh
4
66,7
Bưởi năm roi
2
33,3
Bưởi khác
0
0
(Nguồn : Số liệu điều tra năm 2007)
Phần lớn các thương lài đều thấy bưởi da xanh là loại bưởi dễ tiêu thụ chiếm 66,7% trong tổng số mẫu điều tra, chủ yếu là do phẩm chất trái ngon, đặc biệt hơn các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên cũng khó tiêu thụ ở một số thị trường mà người dân có thu nhập thấp do giá quá cao so với các loại bưởi khác.
Bảng 33: Thông tin vỀ sỐ chuyẾn/năm cỦa các thương lái
Số chuyến
Số mẫu
Tỷ lệ (%)
24
01
16,7
36
01
16,7
36,5
01
16,7
52,0
02
33,3
60
01
16,7
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Số chuyến vận chuyển hàng năm của thương lái trung bình là 34,75%, trong đó thấp nhất là 24 và cao nhất là 60 chuyến trong năm. Trung bình khoảng 7 đến 10 ngày thì có một chuyến tiêu thụ hàng. Với số lượng vận chuyển trên năm như hiện nay còn tương đối ít. Chủ yếu do thời gian đi tiêu thụ dài, người thu gom không chủ động được phương tiện.
4.3.2 Tình hình về chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của thương láiChi phí của thương lái được tính trên chuyến và tổng hợp lại trên năm.
Tổng chi phí được tổng hợp từ tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua bưởi / 1 năm. Tổng chi phí được tổng hợp từ các khoản mục chi phí sau:
Tổng chi phí mua bưởi/1 năm: Chi phí mua hàng / 1 năm + chi phí thời gian thu mua bưởi 1 năm + chi phí thời gian tiêu thụ bưởi 1 năm + chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ vận chuyển và thu mua / năm + chi phí khấu hao phương tiện vận chuyển / năm + chi phí thuê mướn phương tiện vận chuyển / năm.
Chi phí mua hàng = chi phí mua hàng / 1 chuyến * số chuyến / năm.
Chi phí thời gian tiêu thụ = chi phí thời gian thu mua, tiêu thụ bưởi / chuyến * số chuyến / năm
Tất cả chi phi về thời gian lao đông gia đình của hộ được qui đổi thanh công lao động thuê mướn.
- Giá thuê mướn lao động được qui đổi theo giá thị trường, giá lao động thuê muớn/ngày là 40.000đ đối với hoạt động thu mua, hoạt động bán hàng được tính giá là 50.000đ/ngày.
Chi phí mua hàng
Bảng 34:Giá mua trung bình các loẠi bưỞi cỦa thương lái
ĐVT: đồng
Các loại bưởi
Giá bán
Bưởi da xanh loại 1
11.166
Bươi da xanh loại 2
7.166
Bươi da xanh loại 3
4.000
Bưởi 5 roi loại 1
7.583
Bưởi 5 roi loại 2
3.833
Bưởi 5 roi loại 3
3.000
Bưởi khác
3.600
( Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 34 cho thấy, giá mua bưởi da xanh là cao nhất. Trung bình 11.166 đồng/kg đối với bưởi loại 1. Nó gấp 1,4 lần so với bưởi 5 roi loại 1 và gấp 3,1 lần so với các loại bưởi khác. Thu mua loại bưởi này cũng đòi hỏi các thương lái đầu tư chi phí ban đầu cao hơn so với các loại bưởi khác.
Từ bảng 35, tính toán từ số liệu điều tra trên cho thấy chí phí của thương lái trong việc thu mua bưởi trên một năm là 55.875.800 đồng. Chi phí này tương đối cao. Tuy nhiên các thương lái này đầu tư chia nhỏ chi phí cho từng chuyến hàng và cũng được bù đắp bởi phần thu nhập hàng chuyến nên họ không lo việc thiếu vốn. Phương tiện vận chuyển hàng đến nơi tiêu thụ của thương lái ở TXBT chủ yếu là phương tiện thuê. Vận chuyển bằng đường thuỷ. Điểm đến là các thị trường ở TP.HCM, phương tiện này tương đối rẻ hơn việc vận chuyển bằng các phương tiện đường bộ. Tuy nhiên, các thương lái không được chủ động về thời gian, đồng thời chi phí về thời gian cũng tăng lên do tốc độ của phương tiện này không cao. Các thương lái phải mất hơn một ngày mới đến nơi tiêu thụ. Vì vậy, để giảm được chi phí này thì cần phải có một phương tiện hiện đại hơn, tốn ít thời gian vận chuyển hơn.
Bảng 35: Các loẠi chi phí phát sinh/năm cỦa thương lái
ĐVT:đồng
Các khoản mục chi phí của thương lái
Thành tiền
Chi phí khấu hao xuồng, ghe, xe
415.333
Chi phí thuê vận chuyển
3.285.333
Chi phí xăng
2.794.000
Chi phí về thời gian thu gom
66.666
Chi phí về thời gian tiêu thụ
1.440.000
Chi phí về công cụ dụng cụ
771.666
Chi phí mua da xanh
27.975.000
Chi phí mua 5 roi
15.040.600
Chi phí mua bưởi khác
4.087.200
Tông chi phi
55.875.800
Tổng chi phí
72.791.814
(Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra năm 2007)
Đối với loại chi phí xăng dầu, để tiết kiệm được các thương lái phải đầu tư mua phương tiện có chất lượng, ít tiêu hao nhiên liệu và vận chuyển nhanh đồng thời chọn những vùng tập trung nhiều sản phẩm để giảm được chi phí vận chuyển và tiết kiệm thời gian trong quá trình thu mua. Hàng tháng trung bình các thương lái đầu tư khoảng 4,6 triệu đồng cho việc mua mặt hàng bưởi.
4.3.3 Doanh thu của mặt hàng bưởi
Doanh thu của thương lái/ chuyến được tính như sau:
DT = DTBDX + DTB5R + DTBK
DTBDX= TSLB * %BDX* (%DXL1*GDXL1+%DXL2*GDXL2+%DXL*GDXL3)
DTB5R = TSLB* %B5R*(%B5RL1*GB5RL1+%5B5RL2*GB5RL2+%B5RL3*GB5RL3)
DTBK = TSL* % BK *GBK
DT/N = DT* SC/N
DT/N: Doanh thu / năm
SC/N: Số chuyến/ năm
DT:Doanh thu
TSL : Tổng sản lượng
DTBDX: Doanh thu bưởi da xanh
GBDXL1: Gía bưởi da xanh loại 1
GBDXL2: Gía bưởi da xanh loại 2
GBDXL3: Gía bưởi da xanh loại 3
DXL1: Da xanh loại 1
DXL2 : Da xanh loại 2
DXL3: Da xanh loại 3
B5R:Bưởi 5 roi
B5RL1:Bưởi 5 roi loại 1
B5RL2 :Bưởi 5 roi loại 2
B5RL2:Bưởi 5 roi loại 3
GB5RL1:Gía bưởi 5 roi loại 1
GB5RL2 :Gía bưởi 5 roi loại 2
GB5RL3:Gía bưởi 5 roi loại 3
BK: Bưởi khác
GBK:Gía bưởi khác
BDX: Bưởi da xanh
B5R: Bưởi 5 roi
Sau khi sử dụng công thức tính doanh thu cho thương lái được thể hiện ở trên, kết quả từ Excel thể hiện ở bảng 36.
Bảng36: Doanh thu cỦa thương lái Ở mẶt hàng bưỞi/năm
ĐVT: đồng
Doanh thu các loại bưởi
Thành tiền
Bưởi da xanh
39.963.600
Bưởi 5 roi
25.314.000
Bưởi khác
7.567.200
Tổng doanh thu
72.844.800
(Nguồn : Số liệu điều tra năm 2007)
Bảng 37:Giá bán trung bình cỦa các loẠi bưỞi
ĐVT: đồng
TT
Loại bưởi
Gía bán
1
Da xanh loại 1
15.500
2
Da xanh loại 2
10.666
3
Da xanh loại 3
6.833
4
5 roi loại 1
11.166
5
5 roi loại 2
7.500
6
5 roi loại3
4.800
7
Bưởi khác
6.300
(Nguồn : Số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 36, 37, ta thấy Doanh thu và giá của bưởi da xanh là loại đạt giá trị cao nhất, cao hơn so với các mặt hàng bưởi khác, tuy nhiên chi phí đầu tư cho loại bưởi này cũng cao. Để tăng doanh thu cho thương lái thì phải tăng sản lượng thu mua. Nhưng việc tăng này không phải lúc nào cũng tốt. Việc tăng doanh thu cần phải xét ở nhiều khía cạnh như các phương tiện của thương lái đã hoạt động hết năng suất chưa, các công cụ dụng cụ đã tận dụng hết chưa, tránh việc tăng doanh thu làm phát sinh chi phí mà doanh thu tăng không có khả năng bù đắp.
Ta có công thức tính lợi nhuận như sau:
LN = DT - CP
LN = 72.844.800 - 55.875.800 = 16.969.000
Hàng năm, qua thống kê các thương lái thu được 16.969.000 đồng lợi nhuận, bình quân hàng tháng lợi nhuận của thương lái là 1.414.000 đồng.
4.3.4 Các tỷ số tài chính
Bảng 38: TỶ sỐ tài chính
Các loại tỷ số
Đvt
Tỷ số
Doanh thu/chi phí
DT/CP
1,26
Lợi nhuận/chi phí
LN/CP
0,26
Lợi nhuận/doanh thu
LN/DT
0,21
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 2007)
Tỷ số doanh thu/chi phí = 1,26 cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 1,26 đồng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí = 0,26 có ý nghĩa đầu tư một đồng chi phí sẽ thu được 0,26 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = 0,21 cho ta biết với một đồng doanh thu từ việc bán bưởi sẽ mang về 0,21 đồng lợi nhuận cho thương lái.
Nhìn chung, các tỷ số tài chính của thương lái đối với hoạt động mua bán mặt hàng bưởi tương đối nhỏ. Điều này có nghĩa việc đầu tư mua bán mặt hàng hàng này không đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, tỷ số này còn cao hơn lãi suất tiền gửi Ngân hàng, vì vậy có thể chấp nhận được. Đây là những hộ không có công việc, trình độ không cao, việc buôn bán này đã góp phần giải quyết việc làm, giúp cho họ có nguồn thu ổn định.
Như vậy, ngành buôn bán này cần được mở rộng, phát triển để giúp giải quyết lao động nhàn rỗi có trình độ không cao trong việc cải thiện thu nhập, cải thiện cuộc sống. Giúp cho hàng hoá được thông thương đến nhiều nơi. Đồng thời người nông dân cũng không phải chịu lệ thuộc vào một thương lái. Khi có nhiều thương lái, xuất hiện cạnh tranh, người nông dân sẽ tiêu thụ hàng thuận lợi hơn
4.4 Phân tích hiỆu quẢ kinh tẾ cỦa hỘ buôn bán trỰc tiẾp
4.4.1 Tổng quan về hộ buôn bán trực tiếp
Nhìn chung các hộ buôn bán trong Thi xã Bến Tre đều là người trong tỉnh, chiếm 100% trong tổng số mẫu điều tra.
Bảng 39: thông tin vỀ trình đỘ cỦa các hỘ buôn bán trỰc tiẾp
Trình độ
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Cấp 1
1
10
Cấp 2
4
40
Cấp 3
5
50
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Qua số liệu điều tra cho thấy trình độ của những hộ buôn bán trực tiếp tương đối cao, đây là một thuận lợi của hộ trong việc tiếp thu nắm bắt các vấn đề về thị trường. Do đặc điểm của khu vực, là trung tâm của tỉnh, các ngành các lĩnh vực đều phát triển như kinh tế,văn hóa, y tế, giáo dục, các hộ nơi đây có thể dễ dàng tiếp cận. Và trình độ của những hộ sống nơi đây có điều kiện nâng cao.
Bảng 40: Thông tin vỀ sỐ lao đỘng tham gia trỰc tiẾp vào viỆc buôn bán
Số lao động
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
1
5
50
2
5
50
Tổng
10
100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Trung bình số lao động tham gia vào hoạt động mua bán trực tiếp là từ 1 đến 2 người. Loại hình kinh doanh này không cần nhiều lao động. Do đặc điểm là buôn bán trực tiếp tại các chợ trong tỉnh nên không tốn nhiều chi phí vận chuyển khi mua bưởi tại các vườn. Đối với những hộ thu mua và bán tại chỗ thì chỉ cân 1 lao động là đủ. Chi phí vận chuyển của hình thức hoạt động này bàng 0, vì vậy đã tiết kiệm được một phần chi phí.
Bảng 41:Thông tin vỀ hình thỨc kinh doanh cỦa hỘ buôn bán trỰc tiẾp
Hình thức mua
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Một loại trái
1
10
Nhiều loại trái
9
90
Tổng
10
100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Qua điều tra cho thấy phần lớn các hộ mua bán đa dạng các mặt hàng trái cây, có thể đấp ứng nhu cầu về nhiều loại trái cho nhiều Loại khách hàng khác nhau. Đồng hời cũng để giảm bớt được rủi ro đối với một số mặt hàng khó tiêu thụ do nhiều nguyên nhân khác nhau của môi trường tác động. Phần trăm của giá trị bưởi da xanh trong các cửa hàng trung bình chiếm khoảng 69% trong tổng giá trị các măt hàng mà hộ buôn bán. Mặt hàng bưởi phần lớn được xác định là mặt hàng chính tại các quầy của hộ buôn bán trực tiếp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc lựa chọn mặt hàng bưởi.
Bảng 42: Thông tin vỀ các loẠi bưỞi đưỢc hỘ mua và Tiêu thỤ nỘi thỊ
Loại bưởi
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Bưởi da xanh
10
90
Bưởi 5 roi
3
30
Bưởi khác
1
10
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng số liệu ta thấy, loại bưởi da xanh thường xuất hiện trong các quầy bán trái cây của hộ, chiếm 90 % trong tổng số quầy có bán bưởi. Bưởi 5 roi và các loại bưởi khác thường ít xuất hiện. một phần là do loại bưởi da xanh ở khu vực này phát triển nhiều cho trái ngon nên sản phẩm của nó cũng chiếm ưu thế hơn so với các loại bưởi khác. Đông thời bưởi da xanh đã nổi tiếng về chất lượng và là đặc sản của xứ sỡ Bến Tre nên các khách hàng đặc biệt là khách du lịch đều muốn thử. Chính vì vậy mức tiêu thụ của bưởi da xanh cũng mạnh hơn so với các loại bưởi khác.
Các hộ buôn bán trực tiếp tại chợ, khách hàng của họ là người tiêu dùng trực tiếp hoặc mua để làm quà biếu nên họ rất quan tâm về việc đảm bảo chất lượng chính vì vậy phần lớn các hộ điều buôn bán dưới hình thức đảm bảo chất lượng.
Bảng 43: Thông tin vỀ hình thỨc mua bưỞi cỦa hỘ buôn bán trỰc tiẾp
Hình thức thu mua
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Đến vườn cắt
2
20
Thu gom đem đến
1
10
Nhà vườn đem đến
7
70
(Nguồn : Số liệu điều tra năm 2007)
Qua số liệu điều tra cho thấy phần lớn những người buôn bán trực tiếp chọn hình thức mua tại chỗ và tiêu thụ tại chỗ, chiếm 70% trong tổng số mẫu điều tra.
Hình thức mua này giảm được chi phí lao động, đặc biệt phù hợp với những hộ không có hoặc có ít lao động nhàn rỗi. Ngoài việc giảm chi phí lao động, hình thức này còn giúp hộ có thời gian tập trung bán hàng. Đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao hơn so với khâu vận chuyển. Đồng thời chi phí của việc mua tại chổ cũng tăng cao hơn mua tại vườn. với hình thức mua này, nó còn giúp được cho nông dân chủ động hơn trong khâu tiêu thụ, là mang hàng giao cho người bán trực tiếp. giá trị của trái bưởi của người nông dân cũng tăng lên so với việc bán tại vườn. Người nông dân thường có thời gian nhàn rỗi sau khi chăm sóc vườn. Đây là cơ hội để tận dụng giải quyết việc làm, giúp tăng thêm một phần thu nhập do công vận chuyển được chuyển vào doanh thu của trái bưởi đem đi tiêu thụ.
Qua bảng 44 ta thấy, 90% số hộ trong tổng số mẫu điều tra quan tâm đến vấn đề hàng xấu khó tiêu thụ. Đây là một vấn đề chung hiện nay, do điều kiện kinh tế của con người ngày được cải thiện nên nhu cầu ăn ngon mặt đẹp cũng được tăng lên. Để sản phẩm tồn tại được lâu trên thị trường thì sản phẩm đó phải có chất lượng đảm bảo. Đối với những mặt hàng trái cây thì phải giữ được phẩm chất, hương vị vốn có ban đầu của nó, có thể cải thiện thông qua lai tạo làm cho trái ngon hơn.
Bảng 44: Thông tin vỀ nhỮng vẤn đỀ mà ngưỜi buôn bán
trỰc tiẾp quan tâm khi mua
Vấn đề quan tâm
Số mẫu
Tỷ lệ (%)
Gía cả thị trường
8
80
Cạnh tranh
4
40
Số lượng theo yêu cầu
1
10
Chất lượng
2
20
Tiêu thụ khó do hàng xấu
9
90
(Nguồn : Số liệu điều tra năm 2007)
Hiện nay trong quá trình tiêu thụ bưởi các người bán trực tiếp điều có bán dưới hình thức đảm bảo chất lượng, nếu trái không ngon không đúng như lời quảng cáo, giới thiệu thì có thể trả lại hàng. Với hình thức đảm bảo này tạo được sự an tâm từ người tiêu dùng. Đây là một phương pháp giúp người tiêu dùng không lo ngại khi mua hàng, tăng khả năng tiêu thụ cho sản phẩm. Tuy nhiên cũng còn một bộ phận không đảm bảo chất lượng. Đây là những sản phẩm loại 2, loại 3 được tiêu thụ với giá rẻ hơn nhiều. Những người có thu nhập thấp thường tiêu dùng loại này.
Những người buôn bán trực tiếp, phần lớn buôn bán tại chợ chiếm 80% trong tổng số mẫu điều tra. Phần còn lại bán tại nhà ở những nơi gần đường giao thông có nhiều xe qua lại, đối tượng của họ là khách du lịch hay những khách phương xa có thể mua về làm quà biếu. Đây cũng là một đội ngũ đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước thông qua các khoảng thuế đối với người buôn bán tại chợ. Phần lớn các hộ này buôn bán hàng ngày tại các chợ khu vực Thị xã, giao dịch và thanh toán chủ yếu là tiền mặt, chủ yếu do lượng hàng không lớn trong thu mua cũng như bán trực tiếp. Hình thức thanh toán này là thuận tiện trong điều kiện buôn bán hiện nay.
4.4.2 Phân tích về chi phí hoạt động của hộ buôn bán trực tiếp
Qua điều tra số liệu cho thấy 100% trong tổng số hộ phỏng vấn thì điều sử dụng vốn tự có của gia đình tích luỹ dược trong nhiều năm trước. Do đó không có chi phí lãi vay.
Tình hình về chi phí thu mua hàng của nông hộ thu mua trực tiếp. Đây là chi phí chính trong hoạt động của hộ
Bảng 45: GIÁ mua trung bình cỦa các loẠi bưỞi
ĐVT: Đồng
Loại bưởi
Gía bán
Da xanh loại 1
14.450
Da xanh loại 2
10.300
Da xanh loại 3
6.000
Năm roi loại 1
8.500
Năm roi loại 2
6.000
Năm roi loại 3
3.500
Bưởi khác
3.500
(Nguồn Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 45 ta thấy, bưởi da xanh luôn có giá cao hơn các loại bưởi khác. Các hộ buôn bán trực tiếp này phải đầu tư lượng vốn tương đối lớn để mua hàng. Trung bình nó gấp 1,7 lần so với năm roi và gấp 4 lần so với các loại bưởi thông thường khác.
Bảng 46: Chi phí mua hàng trung bình trong năm cỦa hỘ bán trỰc tiẾp
ĐVT: đồng
Loại chi phí
Thành tiền
Chi phí mua da xanh
359.780.400
Chi phí mua năm roi
180.811.875
Chi phí mua bưởi khác
14.235.000
(Nguồn : Số liệu điều tra năm 2007)
Số lượng bưởi bán trung bình một ngày của hộ qua điều tra khoảng 90 kg, nhỏ nhất 30 kg và lớn nhất là 150 kg. Vì thế chí phí đầu tư mua hàng tính cả năm
cho mặt hàng bưởi da xanh gần 360 triệu đồng theo kết quả tính toán được từ Excel ở bảng 46.
Bảng 47: Các loẠi chi phí khác trên năm
ĐVT: đồng
Các khoản mục chi phí
Thành tiền
Chi phí công cụ, dụng cụ mua
180.850
Chi phí khấu hao xe, ghe xuồng
733.300
Chi phí xăng
8.030.000
Chi phí thuế
428.571
Chi phí mặt bằng
1.440.000
Phí chợ
1.130.286
Chi phí vệ sinh
289.714
Chi phí thời gian mua
7.300.000
Chi phí thời gian bán
6.880.250
Chi phí công cụ, dụng cụ bán
174.500
(Nguồn :Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2007)
Công cụ, dụng cụ mua: bao gồm: kéo, giỏ cần, cân
Dụng cụ bán: kệ, rổ, giỏ, cân, dụng cụ bao trái…
Chi phí thời gian mua trên năm được tính theo số lượng thời bỏ ra trông một ngày và số lần mua trong năm, giá được tính theo giá lao động trên thị trường là 40.000 đồng đối với công việc nặng nhọc.
Chi phí thời gian bán trên năm được tính theo thời gian bán trên một ngày với số ngày bán trong năm nhân ,với giá lao động trong lĩnh vực dịch vụ 1 ngày. Trung bình giá lao động trong lĩnh vực này được ước tính là 50.000 đồng/ngày.
Bảng 48: TỔng chi phí trên mỘt năm cỦa hỘ mua bán trỰc tiẾp
ĐVT: đồng
Khoản mục
Số tiền
Chi phí mua hàng
397.366.275
Chi phí khác
12.605.580
Tổng chi phí
409.971.855
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2007)
4.4.3 Tình hình về doanh thu và lợi nhuận của hộ buôn bán trực tiếp
Doanh thu của người buôn bán trực tiếp: là giá bán các loại bưởi nhân với số lượng
Bảng 49: GiÁ bán các loẠi bưỞi trung bình cỦa hỘ buôn bán trỰc tiẾp
ĐVT: đồng
Loại bưởi
Gía bán
Bưởi da xanh loại 1
Bưởi da xanh loại 2
Bưởi da xanh loại 3
Bưởi năm roi loại 1
Bưởi năm roi loại 2
Bưởi năm roi loại 3
Bưởi khác
16.850
12.200
7.800
10.100
7.500
5.500
5.000
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2007)
Bảng 50: Doanh thu các loẠi bưỞi trên năm
ĐVT:đồng
Loại bưởi
Số tiền
Doanh thu da xanh
451.957.600
Doanh thu năm roi
354.780.000
Doanh thu bưởi khác
23.725.000
Tổng doanh thu
830.462.600
(Nguồn : Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007)
Doanh thu của các loại bưởi được tính như sau:
Doanh thu loại bưởi da xanh = Tổng số lượng bưởi bán x % số lượng bưởi da xanh bán x [% da xanh loại 1 x giá da xanh loại 1 + % da xanh loại 2 x giá da xanh loại 2 + [% da xanh loại 3 x giá da xanh loại 3]
Doanh thu bưởi năm roi và các bưởi khác tính theo công thức tương tự.Từ công thức tính toán doanh thu của hộ buôn bán trực tiếp trên trên ta áp dụng tính trên Excel và được kết quả doanh thu ở bảng 50.
Lợi nhuận trung bình của mặt hàng bưởi mang lại cho người buôn bán trực tiếp trên 1 năm
Bảng 51: LỢi nhuẬn/năm CỦA HỘ BUÔN BÁN TRỰC TIẾP
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Doanh thu từ bưởi
525.286.100
Tổng chi phí cho mặt hàng bưởi
414.968.805
Lợi nhuận từ mặt hàng bưởi
110.317.295
(Nguồn :Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007)
Như vậy, từ việc buôn bán chỉ tính riêng mặt hàng bưởi thì hàng năm các nhà buôn bán trực tiếp mang về một khoảng lợi nhuận 110.317.295 đồng, trung bình lợi nhuận hàng tháng là khoảng 9.000.000 đồng.
4.4.4 Các tỷ số tài chính
Qua bảng 52 cho ta thấy, tình hình và hiệu quả hoạt động của các hộ buôn bán trực tiếp.
+ Tỷ số doanh thu/chi phí = 1,26 điều này có nghĩa là đầu tư 1đồng chi phí thì thu được 1,26 đồng doanh thu.
+ Tỷ số lợi nhuận ròng/doanh thu = 0,21 cho ta biết trong 1 đồng doanh thu từ việc bán bưởi thì mang về cho ta 0,21 đồng lợi nhuận sau khi đã bỏ thuế.
+ Lợi nhuận ròng/chi phí = 0,26 điều này cho biết đầu tư 1 đồng chi phí thì sẽ thu được 0,26 đồng lợi nhuận.
Nhìn chung các tỷ số tài chính của người buôn bán lẻ tương đối nhỏ, mặt dù hàng tháng nó mang lại lợi nhuận trên 9.000.000 đồng từ hoạt động mua bán mặt hàng bưởi. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu tư mua hàng quá cao. Tuy nhiên mức tỷ số này vẫn cao hơn so với lãi suất tiền gửi Ngân hàng. Bên cạnh đó họ còn tạo được việc làm cho bản thân. Giải quyết lao động nhàn rỗi.
Bảng 52: TỶ sỐ tài chính
Các tỷ số tài chính
ĐVT
Năm 2007
Doanh thu/ tổng chi phí
DT/CP
1.26
Tổng lợi nhuận ròng/tổng doanh thu
LN/DT
0.21
Tổng lợi nhuận ròng/tổng chi phí
LN/CP
0.26
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, 2007)
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỘ SẢN XUẤT, THU GOM VÀ BUÔN BÁN TRỰC TIẾP Ở THỊ XÃ BẾN TRE
5.1 MỘt sỐ tỒn tẠi và nguyên nhân
5.1.1 Đối với hộ sản xuất
Qua phân tích tình hình sản xuất, chi phí, doanh thu, lợi nhuận của hộ trồng bưởi, ta thấy có nhiều thuận lợi cho việc phát triển mặt hàng này. Với thu nhập hàng năm trên 7 triệu đồng/công, và năng suất của cây có khả năng tăng hơn nữa do cây mới cho trái trung bình khoảng 2,2 năm. Việc sản xuất tương đối không khó đối với nông dân vì họ đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lợi nhuận của mặt hàng này đặc biệt là bưởi da xanh, cao nhất so với các loại bưởi khác trung bình khoảng 14000 đồng/1kg. Đồng thời qua các tỷ số tài như: DT/CP =3,67, LN/DT = 0,73, LN/CP = 2,67 cho ta thấy việc đầu tư cho ngành hàng này là có lợi nên được đầu tư phát triển hơn nữa. Đặc biệt là khuyến khích những hộ trồng các cây loại khác không có hiệu quả tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng chuyển sang trồng bưởi có chất lượng cao ( bưởi da xanh).
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi của hộ trồng bưởi vẫn còn tồn tại một số nguyên nhân sau cần được khắc phục để nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho hộ sản xuất hơn nữa.
Về cây giống: đây là tác nhân tác động trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm, chất lượng sản phẩm trái sau này phụ thuộc rất nhiều vào cây mẹ gây giống ban đầu. Hiện nay tỉnh đã đưa ra một số tiêu chuẩn về cây giống tốt, có chất lượng nhưng việc kiểm tra chất lượng ở các trại giống còn hạn chế. Nguyên nhân là do việc sản xuất giống phát triển theo hình thức tự phát chưa có sự quản lý nên việc kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Các loại cây giống hiện nay trên thị trường không hiếm, tuy nhiên để tìm đến trại giống có chất lượng và uy tín thì nhiều nông dân không biết đến nên chọn cơ sở sản xuất giống nào. Phần lớn các cơ sở giống có uy tín nằm ngoài thị xã như huyện Mõ Cày, Chợ Lách, không thuận tiện, tốn nhiều chi phí vận chuyển. Đồng thời giá cây giống cũng cao hơn so với bên ngoài. Nhiều nhà vườn không đủ chi phí để mua con giống tốt.
Về mặt kỹ thuật chăm sóc: hiện nay, nhiều bà con nông dân đã được tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật trồng bưởi chiếm 63,3% trong tổng số mẫu điều tra, các phương pháp bón phân, phun thuốc,...theo một quy trình đã nghiên cứu có hiệu quả. Tuy nhiên mức độ áp dụng phương pháp này giữa các hộ không giống nhau, phụ thuộc vào trình độ cũng như khả năng tài chính của từng hộ, đây chính là nguyên nhân làm cho sản phẩm có chất lượng không đều, không đồng bộ về chất lượng lẫn hình thái, gây khó khăn trong quá trình tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu. Hướng dẫn được các hộ áp dụng cùng một phương pháp kỹ thuật sản xuất là điều không dễ. Cần phải tốn nhiều thời gian trong việc vận động, khuyến khích...
Về hoạt động tiêu thụ: việc tiêu thụ bưởi đặc biệt là mặt hàng bưởi da xanh hiện nay có thể nói là thuận lợi. Tuy nhiên hiện tại mặt hàng này chỉ được tiêu thụ nội địa trong khi chất lượng của nó không thua gì các mặt hàng cùng loại của nước khác. Đây là một điều đáng tiết, mặt hàng bưởi chưa có cơ hội nâng cao giá trị trong khi chất lượng trái đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân chủ yếu là không đủ sản phẩm để xuất ra nước ngoài.
Hiện tại chưa có sự liên kết chặt chẽ trong cùng một ngành hàng bưởi. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm phân tán, khó tập trung được với số lượng lớn.
5.1.2 Đối với thương lái
Qua phân tích hoạt động thu mua, tiêu thụ, chi phí, doanh thu và các tỷ số tài chính. Ta thấy được hoạt động kinh doanh của họ tương đối có hiệu quả, tuy các tỷ số tài chính tương đối thấp,DT/CP = 1,26, LN/DT = 0,21, LN/CP = 0,26, lợi nhuận đạt được của họ không cao. Nhưng so với việc hoạt động ở lĩnh vực khác trong cùng điều kiện của họ (trình độ không cao, vốn ít) hoạt động kinh doanh này có lợi thế hơn. Một số tồn tại đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ là chi phí về thời gian, họ phải mất khoảng 3 ngày cho một chuyến tiêu thụ. Đây là yếu tố tồn tại khách quan do yếu tố cơ sở hạ tầng ở khu vực còn chưa được cải thiện, phương tiện vận chuyển chưa hiện đại, chủ yếu là vận chuyển bằng đò làm cho khâu vận chuyển tốn nhiều thời gian.
Hiện tại, các thương lái đều thu mua dưới hình thức đa dạng nhiều loại trái, chiếm trong tổng số mẫu điều tra được. Giúp thu gom đủ chuyến hàng nhanh, không tốn thời gian. Tuy nhiên với hình thức thu mua nhiều loại trái, sẽ không có được lợi thế như chuyên mua bán một mặt hàng, không có khả năng đáp ứng được yêu cầu về số lượng của khách hàng lớn, đồng thời việc mua bán sẽ nhanh hơn không phải qua nhiều khách hàng ở từng mặt hàng. Tuy nhiên việc thay đổi hình thức hoạt động kinh doanh này không dễ, do vùng nguyên liệu hiện nay chưa phát triển nhiều và không tập trung nên không thể thu mua ở số lượng lớn và nó cũng làm tăng chi phí ở khâu vận chuyển.
5.1.3 Đối với hộ buôn bán trực tiếp
Qua phân tích lĩnh vực hoạt động của hộ buôn bán trực tiếp cho thấy lợi nhuận của hộ mang về khá cao trung binh lợi nhuận hàng tháng khoảng 9 triệu đồng . Tuy nhiên, các tỷ số tài chính còn thấp, DT/CP = 1,26, TN/DT =0,21, TN/CP = 0,26 điều này cho biết thực tế hoạt động đạt hiệu quả không cao, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu tư lớn. Tuy chi phí trên một đầu tư tương đối lớn nhưng không gây khó khăn nhiều trong việc đầu tư mua hàng. Do hình thức kinh doanh đầu tư theo từng chuyến hàng và thu lại hàng ngày qua việc buôn bán, nên thực sự chi phí này cũng không phải là nguyên nhân.
Việc buôn bán chuyên một mặt hàng hiện chưa được phát triển, mặct dù một số hộ đã xác định mặt hàng chính của quầy bán. “ Buôn có bạn, bán có phường” - muốn tiêu thụ được sản phẩm tốt hơn nên tập trung chuyên một mặt hàng theo một khu vực như vậy sẽ thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu hơn.
5.2 MỘt sỐ giẢi pháp đỐi vỚi hỘ sẢn xuẤt, thu gom và buôn bán trỰc tiẾp
5.2.1 Đối với hộ sản xuất
Đối với hộ sản xuất, qua phân tích hồi qui theo yếu tố lợi nhuận các yếu tố về chi phí không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Nó không có ý nghĩa thống kê nên không được đưa và mô hình. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình nhưng không được loại bỏ nó. Vì các chi phí này là điều kiện là chất xúc tác để mô hình tồn tại. Đối với lượng phân thuốc phun xịt và bón cho cây cần phải phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn cho trái của cây theo hướng dẫn của các kỹ sư trong ban chủ nhiệm dự án phát triển 500 ha bưởi da xanh hoặc theo tài liệu hướn dẫn sản xuất bưởi da xanh do viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đưa ra. Đối với loại phân thuốc cần phải phun xịt, bón đúng thời điểm, điều kiện với số lượng phù hợp, không nên tăng hoặc giảm liều lượng chỉ định làm giảm làm giảm hiệu quả. Đôi khi gây hại các thiên địch, gây nguy hiểm cho người sử dụng và người sản xuất đối với việc phun xịt thuốc quá liều làm tăng chi phí giảm lợi nhuận.
Đối với chi phí lao động: bao gồm chi phí bồi bùn và chi phí làm cỏ. Bồi bùn là để bù đắp lại lượng chất dinh dưỡng bị rửa trôi qua mỗi mùa mưa, mỗi năm chỉ thực hiện 1 đến 2 lần. Đối với loại chi phí này cần được duy trì để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với loại chi phí làm cỏ, có thể giảm bớt chi phí này đặt biệt là vào mùa nắng để cỏ giử ẩm cho gốc cây.
Đối với chi phí giống, đây là nhân tố không ảnh hưởng đến mô hình hồi qui lợi nhuận nên cũng không được đưa và mô hình. Tuy nhiên nó có tác động gián tiếp lên lợi nhuận do chất lượng trái của nó sau này. Với loại chi phí này có thể giảm bằng cách mua cây giống có chất lượng và gây giống để trồng sau này. Để thực hiện tốt phuơng pháp này cần phải có sự hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật chiết cây của cán bộ kỹ thuật. Vì vậy việc đào tạo một lớp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng và chăm sóc cây ở các giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, cần được địa phương quan tâm và phổ biến rộng rãi hơn nữa cho tất cả bà con sản xuất bưởi nắm được kỹ thuật này. Việc sản xuất cây giống hiện nay đã được nhiều bà con thực hiện, chiếm trên 53% trong tổng số hộ được phỏng vấn. Đây là biện pháp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu đối với những hộ có vốn thấp.
Với loại chi phí phân hữu cơ, không tác động đến mô hình hồi qui nhưng nó là nhân tố tác động nhiều đến tuổi thọ của cây, cung cấp nguồn dinh dưỡng hưu cơ trong đất cho cây. Trung bình cần bón khoản 15 đến 30 kg/năm/cây trưởng thành. Theo số liệu điều tra qua 30 hộ thì có lượng phân hữu cơ, cần tăng lượng phân bón này lên. Trung bình hiện tại các hộ nông dân bón dưới 0,5 bao tương
đương 15 kg/năm/gốc.
Đối với các yếu tố làm tăng lợi nhuận cần phải tìm cách phát huy với mức độ phù hợp.
Yếu tố số lượg kg/gốc: là yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi nhuận trong mô hình hồi qui. Muốn tăng số lượng phải xem xét một số yếu tố sau: độ lớn của tán cây, mức độ dinh dưỡng cung cấp cho cây và yêu cầu về % trái loại 1. Muốn cây cho trái loại 1 nhiều thì phải giảm số lượng trái trên cây để chất dinh dưỡng tập trung nuôi trái đầy đủ hơn, trái có chất lượng hơn.
Yếu tố về số gốc/công có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Việc tăng yếu tố này có giới hạn. Theo nghiên cứu thử nghiệm của ban chủ nhiệm dự án phát triển 500 ha bưởi da xanh thì số gốc thích hợp/công là 45 gốc. Nhìn chung qua số liệu điều tra, trung bình các hộ trồng 51 gốc/công tăng trên 10% so với khuyến cáo. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý tiết kiệm, tận dụng đất. Để khắc phục được thói quen và tập quán sản xuất cũ cần phải thông qua các buổi tập huấn để giải thích cho người sản xuất thấy được những cái lợi khi trồng với mật độ vừa phải.
Yếu tố về phần trăm cây cho trái: để tăng yếu tố này thì phải đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, xử lý ra trái, phải nắm được các biện pháp kỹ thuật này.
Để có thể có thể đưa hàng hoá ra thị trường nước ngoài trong thời gian tới, đặt biệt là trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, cần phải khôi phực và tổ chức lại các HTX để nó hoạt động và phát huy được vay trò thât sự cửa mình.
5.2.2 Đối với thương lái
Qua phân tích tình hình thu mua và tiêu thụ của thương lái ta thấy có nhiều vấn đề các thương lái cần phải quan tâm. Phần lớn họ là người thu mua chuyên nghiệp với việc mua bán chiếm từ 80% trong tổng thu nhập trở lên. Nhưng trình độ của thương lái hiện nay còn tương đối thấp. Cao nhất chỉ ở trình độ cấp 2. Với mức độ thu mua chuyên nghiệp như trên cần phải có một trình độ tương xứng để phục vụ tốt hơn. Cần quan tâm việc nâng cao trình độ cho các thương lái sau này. Để thực hiện việc thu mua chuyên nghiệp hơn cần phải chuyên một mặt hàng. Tuy nhiên với điều kiện hiện nay việc chuyên một mặt hàng chưa thể thự hiện được do thiếu nguồn hàng. Để thực hiện được vấn đề này cần phải có sự hỗ trợ khuyến khích và phối hợp của nhà nước với người nông dân trong việc mở rộng diện tích trồng loại trái này. Đối với điều kiện hiện nay thì các thương lái nên thu mua các mặt hàng theo mùa để đảm bảo đủ nguồn hàng cho một chuyến đi tiêu thụ, đồng thời nó cũng giúp các thương lái tiết kiệm được chi phí thời gian trong quá trình thu mua.
Hiện nay các thương lái ở vùng Thị xã Bến Tre chủ yếu vận chuyển hàng hoá tiêu thụ bằng phương tiện thuê mướn. Tuy nhiên phương tiện này có điểm hạn chế là tốn nhiều thời gian do vận tốc còn thấp. Cần phải có sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước để cải tiến hoặc thay đổi phương tiện hiện đại hơn, giúp rút ngắn được thời gian tiêu thụ, giảm chi phí. Hiện nay trung bình các thương lái chỉ có thể vận chuyển được 52 chuyến/năm. Các tỷ số tài chính của thương lái hiện hay tương đối nhỏ, lợi nhuận từ hoạt động này cũng thấp nên hạn chế việc phát triển đội ngủ này để tạo sự ổn định cho nghề.
5.2.3 Đối với hộ buôn bán trực tiếp
Đối với hộ buôn bán trực tiếp thì qua phân tích cho ta thấy việc buôn bán tương đối thuận lợi đối với hộ buôn bán trực tiếp. Để tăng lượng khách hàng, đồng thời có nhiều cơ hội lựa chọn hơn thì các khu vực chợ lớn ở Thị xã nên phân ra từng khu vực chuyên bán một loại mặt hàng. Điều này sẽ tạo sự cạnh tranh giữa những người buôn bán và sẽ phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Để thực hiện được việc này cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa khu vực.
Hiện nay, vấn đề người buôn bán trực tiếp quan tâm trong quá trình tiêu thụ là hàng đẹp, có chất lượng. Để giải quyết được vấn đề này cần có sự phối hợp của người sản xuất. Đối với hoạt động này có tỷ số tài chính tương đối. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu tư quá cao. Qua đó cho thấy ngành đang ở mức bảo hoà vì vậy không nên khuyến kích gia nhập nghề trong giai đoạn hiện nay.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾt luẬn
Qua phân tích các tác nhân ảnh hưỏng đến các đối tượng trong ngành hàng bưởi, ta nhận thấy các tác nhân này hoạt động đều có hiệu quả mang lại thu nhập cho gia đình và cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngành hàng này đã góp phần giúp các tác nhân giải quyết lao động nhàn rỗi trong gia đình, tạo công ăn việc làm đặc biệt là những người có trình độ thấp ổn định cuộc sống. Vì vậy, ngành hàng này cần được đầu tư phát triển hơn nữa, đồng thời chính quyền Nhà nước địa phương cần có những chính sách tạo điều kiện cho ngành hàng phát triển, khắc phục những khó khăn trong hoạt động sản xuát kinh doanh của các tác nhân. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn để các tác nhân thuận lợi cho hoạt động khắc phục được những khó khăn khách quan và cả chủ quan.
Nhìn chung, điều khó của ngành hàng này là tạo được sản phẩm chất lượng cùng với số lượng, tạo được một thương hiệu vững mạnh để có chổ đứng trên thị trường. Để cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài trên thị trường trong và ngoài nước.
6.2 KiẾn nghỊ
Qua nghiên cứu, phân tích ngành hàng bưởi ta nhận thấy được những tồn tại và nguyên nhân của nó. Vì vậy có những kiến nghị sau:
Về kỹ thuật sản xuất: cần có một tổ chức Nhà nước trong việc phổ biến kỹ thuật chăm sóc mới, có hiệu quả thay đổi dần tập quán sản xuất lạc hậu thiếu khoa học. Làm thay đổi những suy nghĩ cũ về thị trường và sản phẩm. Nhận ra được những yêu cầu hiện tại và tương lai mà thị trường đòi hỏi để có thễ thay đổi ứng phó kịp thời, phù hợp với điều kiện mới.
Về tổ chức tiêu thụ: Nhà nước cần có những hoạt động hợp tác kinh tế với các nướcđể mở rộng thị trường đặc biệt là đối với mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Xây dựng và tạo điều kiện cho các tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ phát triển, như tổ chức hợp tác xã, tập trung các hộ sản xuất cùng một lĩnh vực. Có thể liên kết sản xuất theo một mô hình tiêu chuẩn như GAP giúp cho sản
phẩm của nông hộ nâng cao giá trị và đạt chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, điều mà tất cả người tiêu dùng hiện nay đều rát quan tâm.
Các kênh phân phối cần được hỗ trợ phát triển hơn, đầu tư phát triển chợ đầu mối để tạo điều kiện cho hàng hóa thông thương tốt đặc biệt là mặt hàng rau quả.
Tại các chợ lớn Nhà nước phải tổ chức lại khu vực buôn bán tập trung theo từng mặt hàng giúp cho việc tiêu thụ và tìm mua sản phẩm của khách hàng và người buôn bán dễ dàng hơn.
Đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký, bảo hộ thương hiệu. Cần có những hoạt động kiểm tra chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng để tạo uy tín cho thương hiệu, tạo niềm tin cho khách hàng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH HÀNG BƯỞI TẠI THỊ XÃ BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths: BÙI VĂN TRỊNH VÕ THỊ TRÚC PHƯỢNG
MSSV: 4031446
Lớp : KTNN 01
K hóa : 29 (2003-2007)
Cần Thơ, 2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghành hàng bưởi ở Thị xã Bến Tre.doc