Từ kết quả tính toán ở trên ta thấy rằng việc gia tăng doanh thu trong năm 2010 và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là không đổi so với năm 2009 đã làm cho cân bằng tài chính của công ty được cải thiện hơn, cân bằng tài chính ngắn hạn trong năm 2010 cải thiện hơn so với năm 2008 nhưng công ty vẫn còn thiếu vốn trầm trọng, vẫn phải dựa vào vốn vay nhiều (NQR2010 = - 27.778.604.693 > NQR2009 = -29.680.377.829)).
Như vậy từ quy trình kế hoạch tài chính trên cho thấy tình hình tài chính ngắn hạn trong năm 2010 có cải thiện hơn
So với năm 2009. Nhưng để thực hiện được mức doanh thu như trên thì công ty phải nỗ lực rất lớn trong quá trình hoạt động của mình.
Nói chung, hiện tại công ty có tình hình tài chính không an toàn, nó cần có nhiều biện pháp tổng hợp từ phía nhà quản trị của doanh nghiệp. Ví như công ty vừa giải phóng hàng tồn, vừa tăng cường thu nợ từ khách hàng để trả nợ vay, nợ người bán. Bên cạnh đó, công ty tăng nguồn vốn chủ để đầu tư, cải tiến máy móc, trang thiết bị hiện tại. Điều quan trọng nhất lúc này là công ty không nên vay thêm nhiều nợ, bởi như đã phân tích ở phần II, việc công ty sử dụng nhiều nợ lúc này không đem lại hiệu quả tài chính mà ngược lại còn làm tăng rủi ro tài chính.
Tuy nhiên xem qua sáu tháng đầu năm 2010 ta thấy công ty vẫn sử dụng thêm nhiều nợ trong đó chủ yếu là tăng vay nợ ngắn hạn để đầu tư vào hàng tồn kho. Đây là minh chứng cho việc thiếu công tác phân tích tài chính trong đơn vị. Công ty đã vay thêm từ VIETCOMBANK khoản nợ ngắn hạn là 30 tỷ đồng. Việc làm này đẩy công ty đi sâu hơn vào tình trạng mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Hơn nữa, vay nợ nhiều công ty sẽ chịu nhiều rủi ro, đặc biệt Nhà nước đã không còn ưu đãi lãi suất như vậy chi phí lãi vay sẽ tăng cao hơn. Tốt nhất công ty nên tăng cường vốn chủ, kêu gọi góp vốn, chiếm dụng những khoản phải trả ngắn hạn .
53 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6437 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cấu trúc tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o các khoản vay, hay nói cách khác TSCĐ hình thành chủ yếu từ vốn vay dài hạn, vốn CSH chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đây cũng là tình trạng đáng báo động khi doanh nghiệp đến kỳ hạn trả nợ mà không thanh toán kịp hay làm ăn không hiệu quả dễ có nguy cơ bị thu hồi, bị buộc ngừng hoạt động. Cho nên trong các năm đến doanh nghiệp phải phát huy hơn những kết quả đạt được trong năm 2009, dần thay đổi cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch tỷ trọng của NVCSH trong NVTX và trong tổng NV, tăng hiệu quả hoạt động, khai thác triệt để năng suất MMTB, tăng sản lượng sản xuất và số lượng sản phẩm bán ra, khuyếch đại lợi nhuận bổ sung NVCSH để tăng cường tính tự chủ. Ngoài ra cơ cấu hợp lý các khoản vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên … để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.
4. Phân tích cân bằng tài chính của công ty
Cấu trúc tài sản thể hiện sự phân bổ giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ, tính ổn định trong tài trợ và trách nhiệm của công ty đối với bên ngoài trong việc thanh toán các khoản nợ vay. Từ đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản và nguồn vốn để chỉ ra sự an toàn, tính bền vững và cân đối trong tài trợ, sử dụng vốn của công ty. Mối quan hệ này thể hiện cân bằng tài chính của công ty.
Mục đích của việc phân tích cân bằng tài chính của công ty là nhằm đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố của tài sản với các yếu tố của nguồn tài trợ, còn là cơ sở để công ty chọn chính sách tài trợ thích hợp. Những chỉ tiêu về cân bằng tài chính cần phân tích bao gồm: vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng.
Bảng 8: Các chỉ tiêu phân tích cân bằng tài chính công ty
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Đvt
2007
2008
2009
1. TSDH
Đồng
56.623.181.697
52.799.536.368
49.364.274.859
2. Nguồn vốn CSH
Đồng
5.013.754.027
4.467.800.011
23.857.274.159
3. NVTX
Đồng
47.631.543.795
48.575.639.519
62.523.191.414
4. Tốc độ tăng TSDH
%
(6,75)
(6,51)
5. Tốc độ tăng NVCSH
%
(10,89)
433,98
6. Tốc độ tăng NVTX
%
1,98
28,71
7. Vốn lưu động ròng
((7)=(1)-(3))
Đồng
(8.991.637.902)
(4.223.896.849)
13.158.916.555
8. Tỉ suất NVTX/TSDH ((8)=(3)/(1))
lần
0,84
0,92
1,27
9. Tỉ suất NVCSH/TSDH ((9)=(2)/(1))
lần
0,09
0,08
0,48
10. Hàng tồn kho
Đồng
36.946.888.559
36.957.390.565
36.321.030.897
11. Khoản phải thu
Đồng
14.000.906.430
20.010.430.572
22.012.273.839
12. Nợ NH (không tính nợ vay)
Đồng
22.906.900.285
27.366.857.620
15.494.010.352
13. Nhu cầu VLĐ ròng ((13)=(10)+(11)-(12))
Đồng
28.040.894.704
29.600.963.517
42.839.294.384
14. Ngân quỹ ròng ((14)=(7)-(13))
Đồng
(37.032.532.606)
(33.824.860.366)
(29.680.377.829)
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
4.1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn của công ty
Qua bảng phân tích ta thấy VLĐR từ giá trị âm rất lớn năm 2007 tăng lên hơn 20 tỷ năm 2009. Xét về xu hướng tăng qua 3 năm cho thấy hiện tại công ty đã đạt được trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn.
Tuy vốn lưu động ròng của công ty có giá trị âm trong hai năm trước .Nhưng nhìn vào xu hướng tăng lên của VLĐR qua các năm . Đặc biệt,trong năm 2009, vốn lưu động ròng đã tăng vượt cho thấy sự cải thiện về tình hình tài chính của công ty, điều này có được là do vốn chủ tăng lên rất nhiều lần làm NVTX tăng rõ rệt, NVTX từ chỗ không đủ để tài trợ cho TSDH và phải dùng thêm từ NVTT thì đến thời điểm này tỷ suất NVTX/TSDH đã tăng lên 1,27 lần >1 cho thấy toàn bộ TSDH của doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn từ NVTX và phần NVTX dư ra dùng để tài trợ thêm cho TSNH. Sự tăng nhiều lần NVTX , còn giá trị TSDH thì giảm đi, làm VLĐR tăng hơn 20 tỷ, khiến cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá tốt, an toàn.
Nhìn chung qua ba năm các chỉ số đánh giá mức độ cân bằng tài chính dài hạn có chuyển biến tích cực, công ty đã có giai đoạn bước ngoặt vực dậy, cân đối nguồn tài chính của mình sau những rủi ro, áp lực nợ lớn. Cấu trúc vốn đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Năm 2009 là năm bước ngoặt, NVTX từ chỗ thiếu thì nay đã đảm bảo tài trợ cho TSDH và còn dư ra, điều này khiến công ty chủ động hơn trong việc đầu tư TSDH. Công ty cũng cần xem xét sử dụng phần dư ra này một cách hiệu quả nhất tránh dùng tài trợ cho TS lưu động sẽ gây ra lãng phí nguồn vốn, nên dùng phần dư này đầu tư có chiều sâu, cải tiến MMTB, dây chuyến sản xuất, gia tăng sản lượng sản xuất ra. Bởi vì với tình hình hiện tại MMTB đã cũ, chưa thay mới trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Sau ba năm vượt qua những khó khăn công ty đang đạt được cân bằng tài chính trong dài hạn, nhưng tính tự chủ vẫn còn thấp, trong thời gian tới công ty nên gia tăng vốn chủ nâng cao tính tự chủ tài chính và tính ổn định trong tài trợ TSDH.
4.2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty
Cùng với việc phân tích cân bằng tài chính dài hạn của công ty, ta cũng cần phải xem xét cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty đây cũng là một trong những nội dung chính của cân bằng tài chính.
Bởi vì như đã phân tích ở trên thì tình hình sử dụng nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn của công ty gia tăng dần qua các năm càng ngày càng chiểm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ ngắn hạn vì chi phí sử dụng vốn thấp hoặc không có, nên nếu như công ty không có biện pháp tốt trong quản lý nợ sẽ làm mất cân bằng thu chi, làm gián đoạn quá trình sản xuất tại công ty. Vì thế phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn của công ty giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình cân bằng tài chính của công ty những năm qua. Để đánh giá về tình hình cân bằng tài chính ngắn hạn tại công ty tốt hay xấu ta cần phải phân tích trạng thái cân bằng tài chính thông qua mối quan hệ giữa Vốn lưu động ròng và Nhu cầu vốn lưu động ròng, đó là Ngân quỹ ròng.
7. Vốn lưu động ròng
Đồng
(8.991.637.902)
(4.223.896.849)
13.158.916.555
13. Nhu cầu VLĐ ròng
Đồng
28.040.894.704
29.600.963.517
42.839.294.384
14. Ngân quỹ ròng
Đồng
(37.032.532.606)
(33.824.860.366)
(29.680.377.829)
Nhìn vào trích dẫn số liệu của Bảng 8 ta thấy nhu cầu vốn lưu động ròng tăng nhiều qua các năm. Đây là dấu hiệu của một cân bằng tài chính yếu trong ngắn hạn. Cụ thể:
Năm 2008 NCVLĐR tăng hơn 1 tỷ đồng so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng này là phải thu khách hàng tăng nhiều hơn so với sự gia tăng của nợ phải trả (không kể vay ngắn hạn). Khoản mục phải thu khách hàng của công ty tăng lên nhiều (42,92%) trong khi nợ phải trả ngắn hạn lại tăng ít hơn (19,46%). Việc NCVLĐR của công ty tăng qua 3 năm cho thấy càng mở rộng kinh doanh thì nhu cầu tài trợ cho ngắn hạn càng nhiều: cụ thể công ty phải tăng dự trữ hàng tồn kho, tăng nợ phải thu khách hàng... trong khi đó, nguồn tài trợ chủ yếu là từ nợ nhà cung cấp, nợ thuế…
VLĐR âm liên tục trong năm 2007 và năm 2008 chứng tỏ công ty đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSDH, như ta đã biết nợ ngắn hạn có thời gian thanh toán dưới một năm, trong khi đó TSNH có thời gian thu hồi lâu dài, do đó việc dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho TSDH đễ dẫn đến mất khả năng thanh toán khi nợ đến hạn. Chỉ đến năm 2009 VLĐR mới dương nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với NCVLĐR.
Xem xét mối quan hệ của NCVLĐR và VLĐR thì trong 3 năm qua VLĐR luôn nhỏ hơn nhu cầu vốn lưu động ròng hay ngân quỹ ròng là một số âm. Nó chứng tỏ vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Vì thế, để tài trợ cho phần thiếu hụt này, công ty phải sử dụng tới các khoản nợ ngắn hạn. Xét ở cả 3 năm thì công ty luôn phải sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho khoảng trên 70 % nhu cầu vốn lưu động ròng. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp mất cân bằng nghiêm trọng.
Qua phân tích cân bằng tài chính của công ty ta thấy công ty đạt được cân bằng tài chính dài hạn nhưng lại mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Điều này đặt ra cho nhà quản lý công ty phải đưa ra cách khắc phục để đem lại cân bằng tài chính cả trong ngắn hạn và dài hạn. Nếu công ty không tái cấu trúc tài chính kịp thời thì tình hình tài chính sẽ rất tồi tệ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Như đã phân tích ở trên, công ty đang gặp phải việc mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Vì thế chúng ta đi phân tích sâu thêm về ảnh hưởng của cấu trúc nợ phải thu và hàng tồn kho tới việc mất cân bằng tài chính ngắn hạn của công ty.
Bảng 9: Bảng phân tích cấu trúc nợ phải thu và hàng tồn kho
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Chênh lệch 08/07
Chênh lệch 09/08
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
I. Nợ phải thu
4.000.906.430
20.010.430.572
22.012.273.839,00
6.009.524.142
42,92
2.001.843.267
10,00
1. Phải thu khách hàng
10.915.766.934
19.665.463.393
19.207.759.665
8.749.696.459
80,16
(457.703.728)
(2,33)
2. Trả trước người bán
2.325.065.754
1.204.709.842
1.338.293.657
(1.120.355.912)
(48,19)
133.583.815
11,09
3. Phải thu khác
850.371.045
542.357.997
1.466.220.517
(308.013.048)
(36,22)
923.862.520
170,34
4. Dự phòng phải thu khó đòi
(90.297.303)
(1.402.100.660)
-
(1.311.803.357)
1.452,76
1.402.100.660
(100)
II. Hàng tồn kho
36.946.888.559
36.957.390.565
36.321.030.897
10.502.006
0,03
(636.359.668)
(1,72)
1. Nguyên liệu, vật liệu
5.880.202.880
5.028.055.600
8.535.830.900
(852.147.280)
(14,49)
3.507.775.300
69,76
2. Công cụ dụng cụ
125.061.809
120.757.349
134.226.337
(4.304.460)
(3,44)
13.468.988
11,15
3. Chi phí SXKD dở dang
10.882.521.319
14.917.313.444
17.087.060.384
4.034.792.125
37,08
2.169.746.940
14,55
4. Thành phẩm
14.941.765.307
10.748.333.597
9.550.433.819
(4.193.431.710)
(28,07)
(1.197.899.778)
(11,14)
5. Hàng hóa
634.988.161
1.854.419.786
1.168.150.517
1.219.431.625
192,04
(686.269.269)
(37,01)
6. Hàng gửi bán
4.686.417.419
4.288.510.789
180.799.359
(397.906.630)
(8,49)
(4.107.711.430)
(95,78)
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(204.068.336)
-
(335.470.419)
204.068.336
(100)
(335.470.419)
-
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
Nợ phải thu và hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản có giá trị rất lớn, đây là nguyên nhân làm gia tăng NCVLĐR, làm NQR âm qua các năm.
- Đối với khoản nợ phải thu của công ty có xu hướng tăng mạnh qua các năm, nguyên nhân chính khoản phải thu khách hàng tăng hơn 9 tỷ . Như đã phân tích ở phần cấu trúc tài sản, việc tăng lên của khoản mục này là không thể tránh khỏi khi công ty mở rộng kinh doanh. Cụ thể với quy mô tài sản lớn tỷ trọng nợ phải thu khách hàng chiếm không quá 20% cơ cấu tài sản . Hơn nữa, hoạt động chính của công ty là bán hàng theo hình thức đặt hàng, chủ yếu là bán buôn với số lượng lớn nên thu tiền ngay là rất khó. Việc cho khách hàng nợ trong một khoảng thời gian cũng là chính sách bán hàng của công ty nhằm tăng sức cạnh tranh thu hút nhiều bạn hàng hơn. Tuy công ty bị chiếm dụng một khoản vốn nhưng cũng chính vì thế mà công ty đẩy nhanh tiến độ giải phóng được hàng tồn kho, giảm nhu cầu vốn lưu động ròng.
- Đối với khoản mục hàng tồn kho: Có giá trị lớn nhất trong cơ cấu TSNH , trong NCVLĐ của công ty đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn trong việc làm gia tăng NCVLĐ. Chiếm tỷ trọng lớn trong HTK là chi phí SXKDD khoản mục này tăng hơn 7 tỷ đồng qua 2 năm. Điều này có thể hiểu là do qua các năm công ty càng ngày càng tạo được chỗ đứng trên thị trường, thêm vào đó sản phẩm của công ty nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất sản phẩm may mặc trong nước. Thị trường này rất rộng lớn và ngày càng có xu hướng gia tăng do nhu cầu người tiêu dùng hiện nay rất chuộng sản phẩm may sẵn. Do đó, lượng đơn đặt hàng ngày càng gia tăng, công ty tăng sản lượng sản xuất làm chi phí dở dang tăng theo. Tuy nhiên để tồn đọng vốn lớn trong SPDD là không tốt nên công ty cần tăng cường công tác quản lý sản xuất, đẩy nhanh tốc độ sản xuất tránh để vốn ứ đọng quá nhiều trong sản phẩm dở dang. Bên cạnh CP SX DD thì thành phẩm cũng chiếm tỷ trọng lớn trong gía trị HTK, ảnh hưởng trực tiếp NCVLĐ …. Lượng nguyên liệu vật liệu cũng chiếm giá trị không nhỏ trong HTK và tăng mạnh vào cuối năm 2009 điều này cũng được giải thích ở phần trước do dự đoán giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao nhất là sợi nên doanh nghiệp đã mua trước một lượng lớn dự trữ, điều này làm giá trị nguyên vật liệu tăng 69,76% so với năm 2008.
Qua phân tích ta thấy, VLĐR nằm chủ yếu trong sản phẩm DD, thành phẩm, NVL và bị khách hàng chiếm dụng, có tính thanh khoản thấp .Điều đó làm NCVLĐ của công ty luôn luôn lớn qua các năm nên NQR luôn âm, phân bổ vốn như vậy là chưa hợp lý với tình hình thiếu vốn hiện tại, dẫn đến mất cân bằng tài chính. Công ty cần phải xem xét cân đối hợp lý các khoản mục này trong cơ cấu tài sản. Giảm phải thu nhằm tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khi công ty đang còn thiếu vốn nhiều, phải dùng nợ vay để tài trợ phần lớn NCVLĐ, khiến chi phí sử dụng vốn tăng cao. Trong tương lai công ty cần phải làm tốt công tác thu hồi nợ hơn nữa để bù vào phần thiếu hụt VLĐR. Có như thế thì công ty mới giải quyết tốt tình trạng mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Công ty cũng cần có những giải pháp cũng như chính sách linh hoạt hơn giải phóng lượng hàng tồn ,tính toán lượng vật liệu dự trữ thích hợp, giảm vốn tồn trong SPDD, tránh ứ đọng vốn và các chi phí phát sinh liên quan như chi phí bảo quản, thiệt hại do hàng tồn giảm chất lượng, chi phí sử dụng vốn tăng…
Từ những phân tích trên cho thấy tình hình tài chính tại CTCP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng có xu hướng ổn định dần nhưng cấu trúc tài chính vẫn còn thiếu an toàn và chưa hợp lý . Việc phân bổ vốn thiếu hiệu quả, ứ đọng rất lớn trong HTK, mặt hàng tài trợ chính từ vốn vay.
PHẦN IIIMỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH – ĐÀ NẴNG
Đánh giá chung về cấu trúc tài chính của công ty
Qua quá trình phân tích cấu trúc tài chính của CTCP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng ta có thể đánh giá chung cấu trúc tài chính của công ty
Ưu điểm:
Công ty đã có những thay đổi về cấu trúc tài chính qua ba năm, dần dần lành mạnh hóa cấu trúc tài chính. Nguồn tài trợ ổn định sau những biến động lớn của doanh nghiệp. Công ty đã giảm được áp lực thanh toán các khoản nợ.
Việc tái cấu trúc, tăng vốn góp, giảm nợ đã làm cho nguồn vốn CSH dồi dào hơn và chiếm tỷ đáng kể trong NVTX. Cân bằng tài chính trong dài hạn khá an toàn. Tính tự chủ cải thiện rõ rệt.
Công ty cũng chiếm dụng vốn từ các nguồn (nhà cung cấp, khách hàng, thuế …) giảm đáng kể chi phí sử dụng vốn.
Hạn chế.
Về cấu trúc tài sản: Cơ cấu tài sản phân bổ chưa hợp lý giữa các loại tài sản, cụ thể:
- Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong TTS dự trữ quá nhiều trong khi số vòng quay hàng tồn kho còn nhỏ cho thấy một chính sách dự trữ hàng tồn kho không hiệu quả, làm ứ đọng vốn của công ty.
- Nợ phải thu có xu hướng tăng cao. Như vậy công ty đã để cho khách hàng chiếm dụng một khoản vốn lớn nên trong những năm tới công ty phải có nhiều biện pháp để quản lý khoản phải thu hiệu quả.
- TSCĐ của công ty tuy được đầu tư thêm nhưng tỷ trọng lại ngày một giảm xuống, chưa tương xứng với quy mô sản xuất có chiều hướng mở rộng, nhu cầu về sản phẩm gia tăng qua mỗi năm.
Về cấu trúc nguồn vốn
- Công ty sử dụng rất nhiều nợ mà chủ yếu là nợ ngắn hạn nên rủi ro cao, công ty gặp áp lực trong thanh toán nợ ngắn hạn. Tỷ suất nợ cao nên công ty mất tự chủ về tài chính đồng thời khó nhận được thêm các khoản vay để đầu tư vào chu kỳ sản xuất mới. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản luôn nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn vay nên việc vay nợ nhiều làm giảm đáng kể hiệu quả tài chính của công ty và tăng rủi ro tài chính của công ty.
- Nhu cầu vốn lưu động ròng tăng cao làm cho ngân quỹ ròng liên tục âm khiến công ty mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Vì vậy, công ty nên có chính sách tài trợ thiên về thu hút các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản của mình góp phần tạo trạng thái cân bằng tài chính hay nói cách khác công ty phải xác định cấu trúc nguồn vốn tối ưu cho mình.
- Tình hình lợi nhuận trong những năm qua không mấy khả quan. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh chưa có hiệu quả nên trong những năm tới công ty phải có những biện pháp tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí để mang lại lợi nhuận cao hơn, góp phần tăng hiệu quả tài chính của đơn vị.
- Về chính sách tài trợ, mặc dù công ty đã tăng đáng kể việc sử dụng vốn chủ sở hữu làm tăng tính tự chủ về tài chính, tính ổn định của các nguồn tài trợ được cải thiện một phần nhưng công ty vẫn chưa đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Vì vậy, công ty nên có chính sách tài trợ thiên về thu hút các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản của mình góp phần tạo trạng thái cân bằng tài chính hay nói cách khác công ty phải xác định cấu trúc nguồn vốn tối ưu cho mình.
Hạn chế lớn nhất của công ty đó là hạn chế về công tác phân tích tài chính ở công ty. Tại công ty DANATEX công tác phân tích tài chính chưa được quan tâm.
- Cuối mỗi niên độ kế toán, kế toán trưởng chỉ tiến hành tính toán một số chỉ tiêu tài chính của công ty mà không đi sâu tiến hành phân tích kỹ lưỡng.
- Công ty chỉ chú trọng lập Báo cáo tài chính.
- Công ty chưa xây dựng quy trình lập dự toán để xác định nhu cầu vốn lưu động ròng, từ đó có kế hoạch tìm kiếm các nguồn tài trợ đảm bảo cân bằng tài chính.
Các tồn tại trên làm cho các nhà quản lý khó có thể nhận biết được cân bằng tài chính và hiệu ứng đòn bẩy tài chính để có chính sách tài chính phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các nhà đầu tư không được cung cấp thông tin một cách đầy đủ để thực hiện việc đầu tư. Vì vậy, trong thời gian tới công ty nên chú trọng công tác phân tích tài chính của công ty, ưu tiên và đầu tư nghiêm túc vấn đề này.
III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính của công ty
Mục tiêu của công ty là huy động và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản; phấn đấu tăng trưởng nhanh và bền vững; phát triển, mở rộng nhiều mặt hàng kinh doanh, triển khai các ngành nghề đã đăng ký nhằm mang lại lợi nhuận tối đa, phát huy cao nhất vai trò làm chủ của người lao động, lợi ích của các cổ đông...Từ đó từng bước trở thành một đơn vị vững mạnh trong từng hoạt động của mình. Để đạt được điều này thì đầu tiên công ty phải xây dựng cho mình một cấu trúc tài chính hợp lý và an toàn. Chính vì lẽ đó, việc đầu tiên công ty cần làm là khắc phục những hạn chế về đặc điểm cấu trúc tài chính của mình. Sau đây là một số ý kiến nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính và công tác phân tích tại công ty.
1. Giải pháp quản lý chặt chẽ vốn lưu động
Đây là vấn đề nhức nhối bởi vì nhu cầu vốn lưu động của công ty quá lớn, nó lớn hơn vốn lưu động mà công ty có dẫn đến công ty mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Vốn lưu động của công ty chủ yếu được tạo thành từ khoản phải thu khách hàng và khoản mục hàng tồn kho nên quản lý vốn lưu động bao gồm:
1.1. Quản lý khoản phải thu khách hàng
Nhìn tổng quát ta nhận thấy qua 3 năm tình hình nợ phải thu khách hàng của công ty có sự gia tăng và chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng tài sản. Đây là phần vốn mà công ty bị chiếm dụng, nợ phải thu là tài sản không sinh lời mà bên cạnh đó công ty phải duy trì khoản chi phí để đòi nợ khách hàng. Mặc dù khách hàng chủ yếu của công ty là nhà bán buôn, việc khách hàng nợ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng sự tồn tại của khoản nợ này làm cho công ty giảm đi một nguồn vốn lớn, do đó nếu công ty có biện pháp quản lý tốt khoản phải thu thì công ty sẽ có vốn để trang trải cho nhu cầu vốn lưu động tại công ty. Ngoài ra công ty không phải vay thêm ngân hàng (giảm chi phí lãi vay), điều này vừa giúp công ty đảm bảo an toàn tài chính mà còn tăng hiệu quả hoạt động.
Để quản lý khoản phải thu của công ty cần kiểm soát và có quy định riêng cho từng phương thức tiêu thụ. Thiết lập những quy định chặt chẽ đối với chính sách bán chịu. Khi khách hàng mua với số lượng lớn công ty cần phải lập hợp đồng kinh tế chặt chẽ, quy định rõ ràng thời gian, điều kiện thanh toán và các ràng buộc pháp lý liên quan nếu các bên không thực hiện đúng điều khoản thanh toán đề ra. Bên cạnh đó, công ty phải lập bảng kê số dư nợ phải thu theo thời gian để thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ. Kèm theo đó có những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán ngay như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán …nhưng cũng cần cân đối giữa tỷ lệ chiết khấu hay mức giảm giá với doanh thu tiêu thụ, để không làm ảnh hưởng lợi nhuận. Trong quản lý khoản phải thu công ty cần phải thực hiện thêm một số biện pháp như:
- Giao cho một bộ phận chuyên giải quyết các vấn đề xung quanh chính sách bán chịu như kiểm tra khách hàng, soạn thảo hợp đồng, quản lý nợ và thu hồi nợ ,bộ phận này phải chịu trách nhiệm với những kết quả từ quyết định bán chịu của mình .Như vậy sẽ dễ kiểm soát và xử lý khi có nợ xấu xảy ra, đồng thời những người liên quan sẽ làm việc cẩn thận hơn để tránh sai sót. (Ví dụ : nếu làm việc thiếu trách nhiệm, đồng ý cho khách hàng mua chịu mà không tìm hiểu kỹ tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng và các vấn đề liên quan khác, lập hợp đồng sơ sài … dẫn đến không thu hồi được nợ, hoặc khách hàng trì hoãn, kéo dài thời gian trả nợ.. gây thiệt hại cho công ty thì những người liên quan sẽ bị trừ lương, cắt thưởng, kỷ luật, hoãn công việc để đi đòi nợ...). Biện pháp kỷ luật càng khắt khe càng có tính răn đe, để nhân viên hết mình với phần việc của mình. Bên cạnh đó cũng có những khuyến khích, thưởng, tăng lương nếu hoạt động tốt.
- Có phương án xử lý cụ thể đối với từng khoản mục bán chịu sao cho giảm được các chi phí thu tiền, nợ khó đòi... đồng thời vẫn phải đảm bảo bù đắp được mọi rủi ro công ty có thể phải gánh chịu khi áp dụng việc bán chịu.
- Thời hạn bán chịu không quá dài.
Tóm lại, việc áp dụng các chính sách quản trị khoản phải thu sẽ giúp công ty không phải đi vay thêm bên ngoài (việc không nên làm trong giai đoạn này) và đạt cân bằng tài chính trong ngắn hạn.
1.2. Quản lý hàng tồn kho
Thực trạng tài chính tại CTCP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng cho thấy hàng tồn kho của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TS. Với lượng hàng tồn kho quá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản sẽ dẫn đến công ty bị ứ đọng vốn, nhu cầu vốn lưu động tăng cao. Trong khi lại đi vay bên ngoài chịu chi phí lãi vay cao. Đây là điều bất hợp lý khiến công ty luôn gia tăng chi phí trong những năm qua.
Dựa vào bảng 4 ta thấy tình trạng ứ đọng vốn của công ty tuy có giảm nhưng không đáng kể. Vòng quay hàng tồn kho còn thấp làm công ty thu hồi vốn chậm. Chính vì thế công ty cần áp dụng các biện pháp để có thể giải phóng nhanh chóng lượng hàng tồn kho này, giúp cho lượng vốn nhanh chóng được luân chuyển. Đối với hàng tồn kho là thành phẩm, hàng hóa công ty nên có những biện pháp sau:
- Củng cố địa vị trên thị trường sẵn có, tiếp tục quan hệ và ưu đãi với những bạn hàng lâu năm. Đồng thời tấn công vào các thị trường tiềm năng, có nhu cầu gia tăng trong tương lai.
- Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.
- Đối với hàng tồn lâu do sản xuất mà thị trường ít tiêu thụ, hoặc kém phẩm chất thì nhanh chóng giải phóng, linh hoạt trong giá cả, giảm giá, và những ưu tiên khác để có thể thu hồi vốn nhanh nhất. Tránh gia tăng những chi phí liên quan trong khi lưu kho.
- Đảm bảo cân đối giữa nhu cầu thị trường và sản lượng sản xuất trong năm. Thực hiện phương châm sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, tránh tích trữ hàng quá nhiều, cũng như sản phẩm dở dang quá nhiều làm tăng chi phí sxkdd. Tăng giá trị HTK.
Song song với thành phẩm, hàng hóa thì nguyên vật liệu cũng chiếm giá trị lớn trong hàng tồn kho. Vậy làm thế nào giảm tối đa giá trị nguyên vật liệu lưu kho, công ty luôn sản xuất và luôn cần lượng nguyên vật liệu tồn kho tối thiểu để sản xuất được liên tục nên việc dự trữ là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó tác động của môi trường vĩ mô, giá cả biến động đột biến, gia tăng không ngừng, nguồn hàng cung cấp không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân làm công ty gia tăng lượng vật liệu tồn kho. Tuy nhiên không phải cứ dự trữ nhiều là có lợi, bởi vì công ty phải phát sinh những chi phí kèm theo như chi phí lưu kho, bảo quản, chi phí hao hụt, chi phí phát sinh do NVL tồn kho lâu ngày bị giảm phẩm chất, bị hư hỏng…Nếu công ty trữ hàng quá lớn thì mục đích trữ NVL giảm chi phí khi giá cả tăng sẽ hoàn toàn bị phá vỡ, vì lúc đó chi phí lưu kho sẽ lớn hơn chi phí doanh nghiệp mua NVL với giá cao hơn khi không dự trữ. Vậy dự trữ bao nhiêu là phù hợp vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất vừa giảm thiểu tối đa chi phí. Để giải bài toán này ta có thể chọn lựa một trong các mô hình tồn kho theo nhu cầu sau:
Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế nhất (mô hình EOQ)
Mô hình khấu trừ theo sản lượng.
Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất.
Mô hình tồn kho có sản lượng hàng để lại nơi cung ứng.
Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi.
Ví dụ: Mô hình EOQ
Mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ (Economics Order Quantity Model) là một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính chất định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, trên cơ sở 02 loại chi phí: Một là: chi phí đặt mua hàng (chi phí mua hàng)Hai là: chi phí tồn trữ hàng tồn kho (chi phí dự trữ)Hai loại chi phí trên có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau .Nếu số lượng nguyên vật liệu hay hàng hóa tăng lên cho mỗi lần đặt hàng thì chi phí đặt hàng sẽ giảm xuống nhưng chi phí tồn trữ sẽ tăng lên. Mục tiêu của mô hình quản trị hàng tồn kho EOQ sẽ lựa chọn mức tồn kho sao cho ở mức đó tổng hai lọai chi phí này là thấp nhất.
Giả sử tỉ lệ xuất kho không đổi và sẽ nhận được hàng mới nhập khi lượng hàng trong kho vừa hết. Lúc đó, mức tồn kho bình quân:
Lượng đặt hàng cho mỗi lần
Mức tồn kho bình quân =
2
Ta có phương trình tổng chi phí tồn kho:
D Q
TC = F x + H x
Q 2
Trong đó: D : Tổng nhu cầu hàng cần nhập trong kỳ
Q: Lượng hàng đặt cho mỗi lần
F: Chi phí cho mỗi đơn hàng
H: Chi phí tồn kho một đơn vị hàng
D/Q: Số đơn hàng; F x D/Q: Chi phí đặt hàng
H x Q/2 : Chi phí tồn kho
TC min thì khối lượng đặt hàng tối ưu là: Q* =
Do vậy, tùy từng điều kiện mà công ty tính toán lượng hàng cần đặt hợp lý. Bên cạnh đó công ty cần phải:
- Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.
- Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng, mất mát để xử lý.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua, nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.
- Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm trong kho. Việc doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp công ty có điều kiện về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động.
2. Xác định cấu trúc vốn tối ưu với chi phí sử dụng vốn tối ưu cho công ty
Một trong những vấn đề mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp quan tâm nhất là xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Một cấu trúc vốn tối ưu được định nghĩa là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất.
Vấn đề cốt lõi của cấu trúc vốn tối ưu là khi công ty vay nợ, công ty tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là chi phí mà doanh nghiệp trả cho nợ vay được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Một cách đơn giản ta có thể hình dung là giá trị của công ty khi vay nợ sẽ bằng giá trị của công ty không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ. Trong trường hợp đặc biệt là khi công ty vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của lá chắn thuế sẽ bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay.
Mặt trái của vay nợ là vay càng nhiều nợ thì sẽ xuất hiện chi phí khánh tận tài chính và “một lúc nào đó” hiện giá của chi phí khánh tận tài chính sẽ làm triệt tiêu hiện giá của của lá chắn thuế từ nợ vay (PV của tấm chắn thuế).
Một điều kiện nữa của cấu trúc vốn tối ưu là còn phải xem xét đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tức là thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) phải vượt qua điểm bàng quang để doanh nghiệp có thể tận dụng được đòn cân nợ. Một cấu trúc vốn tối ưu là tại điểm nợ vay “nào đó” mà chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất, tức là giả định trước là EBIT đã thoả mãn cho doanh nghiệp tận dụng được đòn cân nợ.
Trở lại với vấn đề đi tìm cấu trúc vốn của CTCP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng là vay nợ bao nhiêu và vốn chủ sở hữu đến bao nhiêu thì có cấu trúc vốn “tối ưu”.
Xác định chi phí khánh tận tài chính(1) Nguồn: http//saga.com.vn
Giả sử hiện giá của chi phí khánh tận tài chính là một đường cong của paraboll quay ngược và ta chỉ lấy giá trị phần bên phải tính từ đỉnh của Parabol. Đỉnh của nó sẽ nằm trên trục x (trục đại diện cho tỷ lệ nợ).
Y = ax2 + bx + c
y sẽ đạt giá trị nhỏ nhất khi: x = 1, y = - TCD
Ý nghĩa kinh tế là khi vay nợ 100% (một công ty chỉ có vay nợ, không có vốn chủ sở hữu) thì hiện giá của lá chắn thuế từ vay nợ sẽ không có ý nghĩa nữa.
Ta có đẳng thức a+ b + c = - TCD
và parabol có đỉnh tại: y = 0 khi b2 – 4ac = 0; x = -b/2a
Tức là khi vay nợ từ 0 đồng đến tỷ lệ nợ vay x (đỉnh của Paraboll) này ta chưa có ảnh hưởng của chi phí khánh tận tài chính, nhưng nếu ta tăng nợ lên (cho x chạy) thì hiện giá của chi phí khánh tận tài chính cũng bắt đầu xuất hiện và tăng lên nhưng nó sẽ tăng nhanh hơn hiện giá của tấm chắn thuế từ nợ vay.
Để có thể lập mô hình tổng quát ta lập hệ phương trình sau:
a + b + c = -TCD (1)
b + 2ax = 0 (2)
b2 – 4ac = 0 (3)
Từ (1) => c = TCD -a-b, thế vào (3) ta có: b2- 4a(-TCD -a-b) = 0 => b2 + 4aTCD + 4a2 + 4ab = 0
Mà b = -2ax => 4a2x2 + 4aTCD +4a2 + 4a(-2ax) = 0
4a2x2 + 4aTCD +4a2 - 8a2x = 0
4a(ax2 + TCD + a - 2ax) = 0
Lúc này ta có hai nghiệm:
a=0 (không có ý nghĩa kinh tế, ta bỏ qua nghiệm này)
ax2 + TCD + a-2ax = 0 => ax2 + a - 2ax = -TCD
=> a(1 + x2 - 2x) = -TCD => a = - TCD / (1 + x2 - 2x)
Mục tiêu của chúng ta là tính a theo x, từ a ta tính được b và c theo hệ phương trình trên.Vấn đề lúc này là làm sao xác định x?
Xác định x
Từ ý nghĩa kinh tế của điểm x là khi doanh nghiệp vay nợ với một tỷ lệ nhỏ hơn x thì chưa có ảnh hưởng của chi phí khánh tận tài chính; khi doanh nghiệp vay nợ vượt qua x thì sẽ có ảnh hưởng của chi phí khánh tận tài chính và nó sẽ tăng rất nhanh và bù trừ với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ vay. Vấn đề khá thú vị khi xác định điểm x này là ta có thể ứng dụng chỉ số tín nhiệm Z để xác định x.
Chỉ số tín nhiệm Z là chỉ số từ công trình của Giáo sư Edward I.Altman, trường kinh doanh Leonard N.Strem, thuộc trường Đại học NewYork. Chỉ số Z là một công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng, đây là một công trình dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước trên thế giới vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.
Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5:
X1 = TsốVLĐ/Tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets)
X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets)
X3 = Tỷ Số Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản (EBIT/Total Assets)
X4 = VCSH / Tổng tài sản (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities)
X5= Doanh số bán / Tổng tài sản (Sales/Total Assets)
Vì CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng là CTCP sản xuất nên ta có công thức:
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5
Nếu Z > 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1.8 < Z < 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z <1.8: : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Từ bảng cân đối kế toán của công ty tại ngày 31/12/2009, giả sử:
Rút bớt vốn chủ sở hữu và thay bằng vốn vay.
Ebit không đổi.
Doanh thu không đổi.
VCSH = Nguồn vốn CSH
Chỉ có nợ vay Ngân hàng.
Chi phí sử dụng vốn cổ phần không đổi.
è Ta có bảng số liệu như sau:
Chỉ tiêu Tại ngày 31/12/2009
Kịch bản thay đổi vốn vay và Vốn CSH
A/ PHẦN TÀI SẢN
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
Tài sản lưu động
63.236.723.122
63.236.723.122
63.236.723.122
63.236.723.122
63.236.723.122
63.236.723.122
63.236.723.122
63.236.723.122
B/ PHẦN NGUỒN VỐN
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
112.600.997.981
Vốn chủ sở hữu
41.326.543.433
48.453.988.888
64.490.741.161
77.480.510.502
88.016.656.746
96.129.489.354
103.706.383.322
108.598.421.385
Nợ vay Ngân hàng
71.274.454.548
64.147.009.093
48.110.256.820
35.120.487.479
24.584.341.235
16.471.508.627
8.894.614.659
4.002.576.596
- Nợ vay ngắn hạn
34.583.796.215
30.087.902.707
22.565.927.030
16.473.126.732
11.531.188.712
7.725.896.437
4.171.984.076
1.877.392.834
- Nợ vay dài hạn
36.690.658.333
34.059.106.386
25.544.329.790
18.647.360.746
13.053.152.522
8.745.612.190
4.722.630.583
2.125.183.762
Doanh thu năm
121.373.576.921
121.373.576.921
121.373.576.921
121.373.576.921
121.373.576.921
121.373.576.921
121.373.576.921
121.373.576.921
EBIT
7.729.482.569
7.729.482.569
7.729.482.569
7.729.482.569
7.729.482.569
7.729.482.569
7.729.482.569
7.729.482.569
Lãi vay phải trả
4.606.031.034
4.145.427.931
3.109.070.948
2.269.621.792
1.588.735.254
1.064.452.620
574.804.415
212.677.634
Thu nhập trước thuế
3.123.451.535
3.584.054.638
4.620.411.621
5.459.860.777
6.140.747.315
6.665.029.949
7.154.678.154
7.516.804.935
Thuế
292.766.417
401.089.991
447.215.340
504.011.689
594.733.792
673.833.387
799.166.397
1.302.641.227
Lãi ròng
2.830.685.118
3.182.964.647
4.173.196.281
4.955.849.088
5.546.013.522
5.991.196.562
6.355.511.757
6.214.163.709
X1= Vốn lưu động/Tổng tài sản
0,25
0,29
0,36
0,42
0,46
0,49
0,52
0,54
X2=Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
0,03
0,03
0,04
0,04
0,05
0,05
0,06
0,06
X3= EBIT/ Tổng tài sản
0,07
0,07
0,07
0,07
0,07
0,07
0,07
0,07
X4=VCSH / Tổng tài sản
0,37
0,43
0,57
0,69
0,78
0,85
0,92
0,96
X5= Doanh số bán/Tổng tài sản
1,08
1,08
1,08
1,08
1,08
1,08
1,08
1,08
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5
1,88
1,97
2,26
2,40
2,52
2,72
2,89
3,01
Vùng an toàn: Z'>2.99
Vùng cảnh báo: 1.8<Z'<2.99
Vùng nguy hiểm: Z'<1.8
Hiện tại thì công ty đang nằm trong vùng cảnh báo, để đưa công ty trở lại vùng an toàn thì đòi hỏi công ty phải giảm nợ vay xuống dưới 8.894.614.659 đồng, điểm này tương ứng với tỷ lệ nợ vay là 7,9%. Với tỷ lệ này ta tính được hệ số a, b, c của phương trình y = ax2 + bx + c
a = - TCD / (1+- 2x) =
415.349.239
b = - 2ax =
65.618.804
c = -TCD – a - b =
50.871.382
Khi đó hàm chi phí khánh tận tài chính như sau:
Y = - 415.349.239X2 + 65.618.804X + 50.871.382
với X là tỉ suất nợ của công ty
Từ công thức trên ta tính được chi phí khánh tận của công ty, sau đó tính giá trị của công ty theo công thức :
Giá trị doanh nghiệp = Giá trị nếu được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần + PV(tấm chắn thuế) – PV(chi phí của kiệt quệ tài chính)
Trong đó:
+ PV (tấm chắn thuế)= Giá trị vay * lãi suất * thuế suất
+ PV (chi phí khánh tận) = Y
+ V (giá trị doanh nghiệp) = Giá trị vốn hóa thị trường + Tổng nợ - Tiền mặt
Từ dữ liệu trên, ta thấy giá trị doanh nghiệp đạt giá trị cực đại là 129.430.793.400 tại thời điểm nợ vay là x*= 7.9%, với số nợ vay 27.961.594.880đ. Như vậy, công ty có thể thiết lập cấu trúc tài chính với 7,9% nợ để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Với cấu trúc vốn hiện tại ta có thể tính được chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty như sau:
Trong năm 2009, công ty đã ngân hàng một khoản tiền chiếm 63,3% trong tổng nguồn vốn với lãi suất bình quân tiền vay là:
rD = Tiền lãi vay phải trả/Tổng số tiền vay
= 4.606.031.034/71.274.454.548 = 6,46%
Trong năm công ty chia cổ tức cho cổ đông nên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là: re= D/Po+ g
Trong đó: D: Cổ tức vào cuối năm 2009
P0: Mệnh giá cổ phần thường
re: Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
g: Tỷ lệ tăng trưởng đều hằng năm trong cổ tức
(g thường sử dụng với giá trị là 5%)
Khi đó: re = 27,18% + 5% = 32,18%
Với các số liệu như trên, năm 2009 chi phí sử dụng vốn bình quân được tính như sau: WACC = Wd * rD + We* re
= 63,30% *6,46% + (100% - 63,3%) * 32,18% = 15.89%
Tương tự như trên ta tính được chi phí sử dụng vốn bình quân khi xây dựng cấu trúc vốn tối ưu: WACC = 29,64%, rõ ràng là tốt hơn rất nhiều.
Ta thấy, CTCP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng đang có tỷ suất nợ là 63,30% và tỷ suất tự tài trợ là 36,7%. Để công ty đạt cấu trúc nguồn vốn tối ưu với 7,9% tỷ lệ nợ và 92,1% tỷ lệ tự tài trợ thì CTCP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng phải tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ vay.
Hiện tại công ty không đạt được trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn, chúng ta thực hiện phương pháp trên sẽ làm tăng nguồn vốn thường xuyên, giảm nguồn vốn tạm thời dẫn đến làm tăng vốn lưu động ròng làm cải thiện được trạng thái cân bằng tài chính đồng thời cũng tăng tính ổn định và tính tự chủ tài chính của công ty.
Như vậy khi xây dựng cấu trúc vốn tối ưu, công ty không chỉ cải thiện tình hình tài chính mà tại đó ngân quỹ ròng của công ty cũng gia tăng, góp phần giảm thiểu sự mất cân bằng tài chính trong ngắn. Hiện nay công ty đang nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. Do đó, công ty cần phải cân nhắc giữa việc đạt cấu trúc vốn tối ưu với việc đạt cấu trúc tài chính ở mức an toàn cao hơn. Điều đó có nghĩa là cần phải tăng chỉ số Z để giảm thiểu khả năng phá sản
Để tăng chỉ số Z chúng ta cần tăng từng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số X bên trên. Quan sát 5 chỉ số X, chúng ta có thể nhận thấy Tổng Tài Sản là mẫu số của 4 chỉ số X1, X2, X3, X5. Do đó nếu doanh nghiệp có thể giảm được tổng tài sản mà vẫn giữ vững quy mô, hiệu quả hoạt động thì chắc chắn chỉ số Z sẽ tăng lên rõ rệt. Vì thế doanh nghiệp cần phải rà soát thật kỹ để tìm ra những tài sản không hoạt động, tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số. Bán chúng đi, doanh nghiệp sẽ giảm được các mẫu số của 4 chỉ số X nói trên, và đồng thời tăng được tử số của một số chỉ số. Đối với những tài sản không có nợ hay nợ ít, khi bán đi doanh nghiệp sẽ nhận được thêm tiền mặt, khi đó Vốn lưu động – tử số của X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là tử số của X2, và X3 sẽ tăng theo.
Trong trường hợp tài sản đang bị nợ, khi bán chúng đi, vốn lưu động có thể sẽ không tăng lên liền lúc đó, nhưng tổng nợ - mẫu số X4 - sẽ giảm xuống, chi phí lãi suất, và khấu hao cũng giảm theo. Tỷ lệ lợi nhuận vì thế sẽ tăng lên, tử số của X2, X3 sẽ tăng lên. Và nếu quản lý tốt, chúng ta sẽ có thêm tiền mặt. Tức là vốn lưu động sẽ tăng lên theo. Tử số X1 cũng sẽ tăng lên theo sau đó.
Rõ ràng việc bán đi những tài sản không hoạt động sẽ tạo ra ảnh hưởng rất tốt đến sự tăng trưởng của các chỉ số X. Dĩ nhiên, không phải tài sản nào bán đi cũng có thể đưa chỉ số Z lên. Có những tài sản khi bán đi, sẽ làm ảnh hưởng lớn đến doanh số - tử số của chỉ số X5, và ảnh hưởng gián tiếp đến đến các tử số của X2, X3. Khi đó lợi bất cập hại. Do đó doanh nghiệp rất phải cẩn thận trong việc phân loại tài sản. Không phải cứ bị nguy hiểm là lo bán tài sản.
Để tăng tử số X2, X3 công ty cần phải tạo nhiều lợi nhuận hơn qua hoạt động kinh doanh chính của mình, hay đôi khi là từ những “phi vụ” kinh doanh không thường xuyên. Làm sao bán được nhiều hàng/dịch vụ , với giá chấp nhận được, quay vòng vốn nhanh…đó là những việc làm có tính sống còn mà công ty phải thực hiện.
Để tăng X3 - Lợi Nhuận giữ lại, doanh nghiệp cần phải để ý đến mức chia cổ tức cho nhà đầu tư. Cổ tức chia ít đi thì Lợi Nhuận giữ lại sẽ tăng lên. Tuy vậy, doanh nghiệp không thể giảm cổ tức đến mức quá thấp vì khi đó nhà đầu tư sẽ phản ứng, dẫn đến giá cổ phiếu thấp, tất sẽ làm làm giảm tử số của X4 và vì thế tăng chỉ số Z.
Để làm tăng doanh số - tử số của X5, doanh nghiệp cần phải có tăng cường năng lực hoạt động kinh doanh của mình. Một điều cần phải quan tâm là doanh nghiệp phải cân bằng giữa chi phí của việc tăng doanh số và biên độ tăng của doanh số. Nếu chi phí tăng quá cao, thì tử số X1, X2, X3 sẽ giảm, khi đó việc tăng tử số X5 sẽ là vô nghĩa vì không đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ số X1, X2, X3.
Cuối cùng, để tăng X4, chúng ta phải tăng giá trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu, bằng cách tăng thị giá cổ phiếu, đối với công ty đại chúng, hoặc tăng giá trị tài sản ròng, đối với công ty dạng khác. Tuy nhiên đây không phải là công việc dễ thực hiện. Có một các đơn giản hơn là giảm bớt nợ. Doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt để trả nợ, nhưng cần thận trọng nếu lựa chọn giải pháp này, vì khi đó vốn lưu động sẽ bị giảm, có thể ảnh hưởng gián tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Một giải pháp tốt hơn và thường được lựa chọn là bán bớt những tài sản không hoạt động như đã trình bày ở trên.
Tóm lại, để tăng chỉ số Z lên, tùy theo tình huống, chúng ta sẽ ra quyết định thực hiện một hay nhiều giải pháp trên. Tuy vậy, bất cứ giải pháp nào cũng sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn, doanh nghiệp phải “thắt lưng buột bụng” trong một thời gian. Vì thế phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữ bệnh. Hãy luôn để mắt đến chỉ số Z và hành động ngay để tăng chỉ số này khi nó bắt đầu “mấp mé” khu vực cảnh báo
Hoạch định tài chính để đảm bảo cân bằng tài chính của công ty
Ngoài các biện pháp đã nêu ở trên bộ phận kế toán công ty cũng cần nghiên cứu đề ra các kế hoạch tài chính để bảo đảm điều kiện về tài chính một cách chủ động cho các kế hoạch khác tiến hành. Các kế hoạch khác như kế hoạch tiếp thị; kế hoạch sản xuất, các chương trình cải tiến phải được thực thi thông qua việc phân bổ nguồn lực tài chính ,các kế hoạch khác có thể được đánh giá và đó lường mức độ hữu hiệu của nó thông qua kế hoạch tài chính. Do đó, thiết lập các kế hoạch tài chính hữu hiệu giúp ta ước tính nhu cầu về vốn một cách chính xác để từ đó tìm nguồn tài trợ hợp lý vừa đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục với một lượng vốn ổn định và chi phí sử dụng vốn ít nhất bởi vì công ty chủ động xác định trước nhu cầu vốn của mình để cơ cấu lại tỷ lệ giữa các khoản vay và nợ chiếm dụng. Bên cạnh đó thông qua các kế hoạch tài chính công ty cũng cân đối kịp thời giữa nhu cầu VLĐR và VLĐR đảm bảo NQR dương thể hiện một cân bằng tài chính an toàn.
Kế hoạch tài chính của công ty bao gồm kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. Như đã phân tích ở trên công ty chưa đạt được cân bằng tài chính trong ngắn hạn do đó ta tập trung nghiên cứu kế hoạch tài chính ngắn hạn. Ta có các bộ phận cấu thành của kế hoạch tài chính ngắn hạn theo sơ đồ sau:
Kết cấu các bộ phận cấu thành của kế hoạch tài chính ngắn hạn
Ngân sách NVL trực tiếp
Ngân sách mua sắm
Dự toán báo cáo thu nhập
Ngân sách bán hàng
Dự toán bán hàng dài hạn
Ngân sách sản xuất
Ngân sách quản lý
Ngân sách Marketing
Ngân sách R&D
Ngân sách CPSX chung
Ngân sách LĐ trực tiếp
Dự toán ngân quỹ
Dự toán báo cáo nguồn & sử dụng
Dự toán bảng cân đối kế toán
Ngân sách vốn
Zsx
Ztb
Lập dự toán trong ngắn hạn xác định nhu cầu vốn tăng thêm .Công ty có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp sau:
Phương pháp % Doanh thu
Phương pháp hồi quy đơn biến
Phương pháp hồi quy đa biến
Nhưng đơn giản nhất là phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu nên ta chọn phương pháp này để nghiên cứu áp dụng
Công thức xác định vốn cần tăng thêm (AFN)
Vốn tăng = Nhu cầu vốn - Gia tăng nợ - Gia tăng lợi
Thêm cho gia tăng phải trả nhuận giữ
Tài sản tương ứng lại
AFN =
sA*
∆S -
LL
∆S - M x S1 x RR
SS0
SS1
A* Tài sản tăng lên khi doanh thu tăng. Những tài sản có quan hệ chặt chẽ với doanh thu
S0 Doanh thu năm trước
A*/S0 Tỷ lệ tài sản so với doanh thu
L*/S0 Tỷ lệ nợ phải trả so với doanh thu
S1 Doanh thu dự báo cho năm tới S1 = S0 (1+ tỷ lệ tăng doanh thu)
∆S Mức thay đổi doanh thu = S1-S0
M Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu
RR Tỷ lệ thu nhập giữ lại
Dự toán vốn tăng thêm cho năm 2010
Bước 1: Phân tích tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu trong quá khứ.
Lập bảng phân tích tỷ trọng của TS và NV so với doanh thu năm 2009. Phần tài sản ta chỉ lấy những tài sản có quan hệ chặt chẽ với doanh thu.
Doanh thu năm 2009 của công ty là: 121.373.576.921đ
Bảng tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục với doanh thu tại công ty
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ lệ % DT
Số tiền
Tỷ lệ % DT
TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. Tài sản ngắn hạn
62.351.853.287
51,37%
B. Nợ ngắn hạn
50.077.806.567
41,26%
1. Khoản phải thu
22.012.273.839
18,14%
1. Phải trả người bán
10.370.377.185
8,54%
2. Hàng tồn kho
36.321.030.897
29,92%
2. Người mua trả tiền trước
397.405.619
0,33%
3. Tài sản ngắn hạn khác
4.018.548.551
3,31%
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3.198.600.819
2,64%
4. Phải trả công nhân viên
1.080.477.207
0,89%
5. Các khoản phải trả phải nộp khác
447.149.522
0,37%
Tổng cộng
124.703.706.574
51,37%
Tổng cộng
100.155.613.134
12,77%
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
Bước 2: Áp dụng công thức tính vốn tăng thêm. Ta ước lượng vốn tăng thêm cho năm 2010.
Tính tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu :
M =
2.830.685.118
121.373.576.921
Tính tỷ lệ thu nhập giữ lại :
Tìm lợi nhuận dự kiến năm 2010 (giả sử tỷ suất doanh lợi là không đổi) và doanh thu dự kiến năm 2010 là 125.000.000.000 đống
LNST = M X S1
=
2.830.685.118
X 125.000.000.000
121.373.576.921
= 2.915.260.873
Dự kiến năm 2010, công ty sẽ tạm thời phân phối lợi nhuận sau thuế vào các quỹ và phần thu nhập của các cổ đông như sau:
Lợi nhuận sau thuế trích lập vào các quỹ là:
2.915.260.873 * 12 % = 349.831.305 đồng.
Giả sử chia cổ tức cho cổ đông 35%:
2.915.260.873 * 50 % = 1.457.630.437 đồng.
Tại CTCP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng lợi nhuận để lại sau khi trích các khoản quỹ sẽ được bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu tại đơn vị. Vậy lợi nhuận để lại sau khi phân phối được bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu:
– 349.831.305 – 1.457.630.437 = 1.107.799.131 đồng
Vậy tỷ lệ thu nhập giữ lại
RR =
1.107.799.131
2.830.685.118
∆S = 125.000.000.000 - 121.373.576.921 = 3.626.423.079
Ta có nhu cầu vốn tăng thêm
AFN = 51,37% x 3.626.423.079 – 12,77% x 3.626.423.079 - 2.915.260.873 x
1.107.799.131
2.830.685.118
= 258.901.142
Bước 4: Tìm kiếm nguồn trang trải cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm hay xác định giá trị VLĐR trong năm 2010
Ta có: VLĐR = NVTX – TSCĐ
Trong nguồn vốn thường xuyên của công ty bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, lợi nhuận để lại và nợ dài hạn.
NVTX = VCSH + Nợ DH + LN giữ lại sau khi chia cổ tức
= 23.857.274.159 + 38.665.917.255 + 1.107.799.131
= 63.630.990.545
VLĐR = NVTX – TSCĐ
= 63.630.990.545 – 49.244.283.192
= 14.386.707.353
NCVLĐR = 42.839.294.384 + 258.901.142
= 43.098.195.526
Do đó mà giá trị NQR của công ty trong năm 2010 là:
15.319.590.833 – 43.098.195.526 = - 27.778.604.693 đồng
Từ kết quả tính toán ở trên ta thấy rằng việc gia tăng doanh thu trong năm 2010 và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là không đổi so với năm 2009 đã làm cho cân bằng tài chính của công ty được cải thiện hơn, cân bằng tài chính ngắn hạn trong năm 2010 cải thiện hơn so với năm 2008 nhưng công ty vẫn còn thiếu vốn trầm trọng, vẫn phải dựa vào vốn vay nhiều (NQR2010 = - 27.778.604.693 > NQR2009 = -29.680.377.829)).
Như vậy từ quy trình kế hoạch tài chính trên cho thấy tình hình tài chính ngắn hạn trong năm 2010 có cải thiện hơn
So với năm 2009. Nhưng để thực hiện được mức doanh thu như trên thì công ty phải nỗ lực rất lớn trong quá trình hoạt động của mình.
Nói chung, hiện tại công ty có tình hình tài chính không an toàn, nó cần có nhiều biện pháp tổng hợp từ phía nhà quản trị của doanh nghiệp. Ví như công ty vừa giải phóng hàng tồn, vừa tăng cường thu nợ từ khách hàng để trả nợ vay, nợ người bán. Bên cạnh đó, công ty tăng nguồn vốn chủ để đầu tư, cải tiến máy móc, trang thiết bị hiện tại. Điều quan trọng nhất lúc này là công ty không nên vay thêm nhiều nợ, bởi như đã phân tích ở phần II, việc công ty sử dụng nhiều nợ lúc này không đem lại hiệu quả tài chính mà ngược lại còn làm tăng rủi ro tài chính.
Tuy nhiên xem qua sáu tháng đầu năm 2010 ta thấy công ty vẫn sử dụng thêm nhiều nợ trong đó chủ yếu là tăng vay nợ ngắn hạn để đầu tư vào hàng tồn kho. Đây là minh chứng cho việc thiếu công tác phân tích tài chính trong đơn vị. Công ty đã vay thêm từ VIETCOMBANK khoản nợ ngắn hạn là 30 tỷ đồng. Việc làm này đẩy công ty đi sâu hơn vào tình trạng mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Hơn nữa, vay nợ nhiều công ty sẽ chịu nhiều rủi ro, đặc biệt Nhà nước đã không còn ưu đãi lãi suất như vậy chi phí lãi vay sẽ tăng cao hơn. Tốt nhất công ty nên tăng cường vốn chủ, kêu gọi góp vốn, chiếm dụng những khoản phải trả ngắn hạn….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích cấu trúc tài chính.doc