- Tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng được những
phương án kinh doanh hợp lý cũng như xây dựng các hình thức dịch vụ trong và sau
bán hàng như:
+ Chú ý công tác tiếp thị đối với những khách hàng tiềm năng: Tổ chức hội nghị
khách hàng rộng rãi để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phầm và hàng hóa
do công ty mình kinh doanh, gửi thư chào hàng, gửi tờ quảng cáo tới các công ty bạn;
+ Có sự quan tâm tặng quà, những lời chúc vào các dịp lễ tết đối với khách hàng
thường xuyên. Tổ chức khuyến mại cho khách hàng trong những dịp lễ tết hoặc ngày
kỷ niệm lớn, khách hàng sẽ được hưởng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn với
những phần quà có giá trị khi mua hàng của công ty.
ất lượng dịch vụ bằng cách: Đầ
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ nghệ Á Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RẢ 13.536.042.496 17.253.583.502 13.227.646.483 (3.717.541.006) (21,55) 4.025.937.019 30,44
I. Nợ ngắn hạn 13.206.034.496 16.813.583.502 13.227.646.483 (3.607.549.006) (21,46) 3.585.937.019 27,11
1. Vay ngắn hạn 5.616.078.223 6.677.000.000 3.209.635.000 (1.060.921.777) (15,89) 3.467.365.000 108,03
2. Phải trả cho người bán 5.666.539.027 7.699.601.441 8.989.676.013 (2.033.062.414) (26,40) 1.290.074.572 (14,35)
3. Người mua trả tiền trước 5.666.539.027 2.445.174.858 1.026.338.062 3.221.364.169 131,74 1.418.836.796 138,24
4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước
12.436.148 (8.192.797) 1.997.408 20.628.945 (251,79) (10.190.205) (510,17)
5. Các khoản phải trả ngắn
hạn khác
1.695.707 1.695.707
II. Nợ dài hạn 330.008.000 440.000.000 (109.992.000) (25,00) 440.000.000
1. Vay và nợ dài hạn 330.008.000 440.000.000 (109.992.000) (25,00) 440.000.000
B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.712.662.992 3.169.866.146 3.116.250.793 6.542.796.846 206,41 53.615.353 1,72
I. Vốn chủ sở hữu 9.712.662.992 3.169.866.146 3.116.250.793 6.542.796.846 206,41 53.615.353 1,72
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
9.500.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000 6.500.000.000 216,67
0
2. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
212.662.992 169.866.146 116.250.793 42.796.846 25,19 53.615.353 46,12
TỔNG NGUỒN VỐN 23.248.705.488 20.423.449.648 16.343.897.276 2.825.255.840 13,83 4.079.552.372 24,96
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)
Thang Long University Library
43
Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp
Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Đánh giá tình hình huy động nguồn vốn giúp nhà quản trị nắm được những thông tin
hữu ích về nguồn vốn của doanh nghiệp được huy động từ đâu, cơ cấu của mỗi nguồn
như thế nào. Qua đó doanh nghiệp thấy được tính chủ động hay phụ thuộc về hoạt
động tài chính.
Biểu đồ 2.8: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty
Đơn vị: %.
(Nguồn: Tính từ báo cáo tài chính công ty)
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu, luôn
chiếm trên 50% tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng lên từ năm 2011 đến năm 2012
và giảm xuống vào năm 2013. Tình hình nợ phải trả năm 2011 là 13.227.646.483
đồng, năm 2012 là 17.253.583.502 đồng tăng 4.025.937.019 đồng tương ứng tăng
30,44% so với năm 2011. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn năm 2012 tăng
3.585.937.019 đồng tương ứng tăng 27,11% so với năm 2011, đồng thời phát sinh
thêm khoản nợ dài hạn là 440.000.000 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ phải
trả là 13.536.042.496 đồng, giảm 3.717.541.006 đồng so với năm 2012 tương ứng
giảm 21,55%. Trong đó, vay ngắn hạn giảm 15,89% và phải trả cho người bán giảm
26,4% so với năm 2012, ngoài ra nợ dài hạn cũng giảm 109.992.000 đồng tương ứng
giảm 25% so với năm 2012.
Hệ số nợ của công ty năm 2012 là 84,48% có nghĩa là 100 đồng vốn thì công ty
huy động 84,48 đồng từ nguồn nợ phải trả, tăng 3,55% so với năm 2011. Nguyên nhân
hệ số nợ năm 2012 tăng là do trong năm 2012 công ty tăng các khoản người mua trả
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11
58,22
84,48 80,93
41,78
15,52 19,07
Hệ số tự tài trợ
Hệ số nợ
44
tiền trước là 138,24% so với năm 2011, chiếm dụng vốn của khách hàng để phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời sự gia tăng của khoản vay ngắn hạn (năm
2012 tăng 3.585.937.019 đồng tương ứng tăng 27,11% so với năm 2011) và nợ dài hạn
(năm 2012 tăng 440.000.000 đồng so với năm 2011) nhằm đầu tư vào tài sản cố định
phát sinh năm 2012 cũng góp phần làm tăng hệ số nợ. Năm 2013 hệ số nợ là 58,22%
có nghĩa là 100 đồng vốn thì doanh nghiệp huy động 58,22 đồng từ nguồn nợ phải trả,
giảm 26,26% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do tốc độ giảm của nợ phải trả
năm 2013 là 21,55% còn vốn chủ sở hữu lại tăng mạnh 206,41% làm cho nguồn vốn
tăng dẫn đến hệ số nợ của doanh nghiệp giảm. Hệ số nợ giảm giúp công ty ngày càng
giảm bớt áp lực về khả năng thanh toán.
Tình hình vốn chủ sở hữu năm 2011 là 3.116.250.793 đồng, năm 2012 là
3.169.866.146 đồng tăng 53.615.353 đồng tương ứng tăng 1,72 % so với năm 2011.
Đến năm 2013, vốn chủ sở hữu là 9.712.662.992 đồng, tăng mạnh 6.542.796.846 đồng
so với năm 2012 tương ứng tăng tới 206,41%. Sở dĩ có sự gia tăng này là do lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối của công ty tăng dần trong giai đoạn 2011 – 2013 và đặc biệt
có sự gia tăng mạnh mẽ của vốn CSH từ 3.000.000.000 đồng trong năm 2011 và 2012
lên tới 9.500.000.000 đồng năm 2013.
Hệ số tự tài trợ của công ty năm 2011 là 19,07%, năm 2012 là 15,52%, giảm nhẹ
3,55% so với năm 2011. Năm 2013, hệ số tự tài trợ là 41,78%, tăng 26,26% so với
năm 2012 và tỷ trọng cao nhất trong ba năm. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do
công ty tăng vốn CSH, năm 2013 tăng 6.500.000.000 đồng tương ứng tăng 216,67%
so với năm 2012. Công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh cũng như đầu tư cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách của công ty là giữ lại lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối của mình để tiếp tục mở rộng quy mô phát triển của
mạng lưới hoạt động kinh doanh nên nguồn vốn của công ty liên tục được bổ sung nhờ
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty đang nâng cao khả năng độc lập
về tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty có sự phát triển ổn định trong
giai đoạn 2011 – 2013.
Bảng 2.10: Bảng phân tích hệ số nợ trên vốn CSH giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2013 2012 2011
Nợ phải trả Đồng 13.536.042.496 17.253.583.502 13.227.646.483
Vốn chủ sở hữu Đồng 9.712.662.992 3.169.866.146 3.116.250.793
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Lần 1,39 5,44 4,24
(Nguồn: Tính từ báo cáo tài chính công ty)
Thang Long University Library
45
Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số nợ trên vốn CSH công ty có nhiều biến
động. Năm 2011 là 4,24 lần, năm 2012 hệ số này là 5,44 lần, tăng 1,2 lần so với năm
2011. Hệ số nợ trên vốn CSH cao trong hai năm cho thấy mức độ đảm bảo nợ bởi vốn
CSH thấp, thể hiện mức độ an toàn đối với các khoản nợ là không cao. Đến năm 2013,
hệ số này giảm mạnh, giảm 4,05 lần so với năm 2012 xuống còn 1,39 lần. Nguyên
nhân hệ số nợ trên vốn CSH năm 2013 giảm là do năm 2013 công ty giảm tỷ trọng nợ
ngắn hạn và chủ yếu là giảm các khoản vay ngắn hạn và phải trả cho người bán. Đồng
thời, công ty tăng lượng vốn CSH nhằm chú trọng vào đầu tư và phát triển cơ sở hạ
tầng sản xuất kinh doanh cho công ty, nâng cao lợi nhuận trong những năm tới. Điều
đó chứng tỏ mức độ an toàn của công ty đối với các khoản nợ đang ngày càng được
nâng cao.
Phân tích tính ổn định của nguồn vốn của doanh nghiệp
Bảng 2.11: Bảng phân tích tình hình nguồn vốn công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11
Tổng nguồn vốn Đồng 23.248.705.488 20.423.449.648 16.343.897.276
Nguồn vốn CSH Đồng 9.712.662.992 3.169.866.146 3.116.250.793
Nguồn vốn thường
xuyên
Đồng 10.042.670.992 3.609.866.146 3.116.250.793
Nguồn vốn tạm thời Đồng 13.206.034.496 16.813.583.502 13.227.646.483
Tỷ suất nguồn vốn
thƣờng xuyên
% 43,2 17,68 19,07
Tỷ suất nguồn vốn
tạm thời
% 56,8 82,32 80,93
Tỷ suất nguồn vốn CSH
trên NVTX
% 96,71 87,81 100
(Nguồn: Tính từ báo cáo tài chính công ty)
Tỷ suất nguồn vốn thƣờng xuyên: Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên cho biết
trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn thường xuyên chiếm bao nhiêu
phần trăm. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên có xu hướng tăng lên từ năm 2011 đến
năm 2013, năm 2011 tỷ suất này là 19,07%, năm 2012 giảm nhẹ 1,39% là 17,68%,
năm 2013 là 43,2%, tăng 25,52% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng lên này
là do tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng liên tục trong 3 năm qua,
vốn CSH tăng mạnh khiến cho nguồn vốn thường xuyên tăng trong khi các khoản nợ
phải trả có xu hướng giảm dần. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên năm 2013 chiếm tỷ
trọng trung bình cho thấy sự ổn định tài chính ở mức trung bình, doanh nghiệp không
46
chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn, tính ổn định của các nguồn
tương đối cao.
Tỷ suất nguồn vốn tạm thời: Tỷ suất nguồn vốn tạm thời cho biết trong tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn tạm thời chiếm bao nhiêu phần trăm. Ta
thấy tỷ suất nguồn vốn tạm thời công ty tương đối cao nhưng đang có xu hướng giảm
dần từ năm 2011 đến năm 2013. Nguồn vốn tạm thời năm 2011 chiếm 80,93% tổng
nguồn vốn, năm 2012 chiếm 82,32% và năm 2013 chiếm 56,8%, giảm 25,52% so với
năm 2012. Nguyên nhân là do hầu hết các khoản nợ ngắn hạn trong năm 2013 đang có
xu hướng giảm. Nợ ngắn hạn năm 2013 là 13.206.034.496 đồng giảm 3.607.549.006
đồng tương ứng giảm 21,46% so với năm 2012. Cụ thể, vay ngắn hạn giảm 15,89% do
lãi suất thị trường tăng cao, công ty quyết định giảm các khoản vay đồng thời tăng
mạnh vốn chủ sở hữu giúp công ty ổn định trong kinh doanh và giảm áp lực trả nợ.
Khoản phải trả người bán cũng có mức giảm khá nhiều, năm 2013 giảm 2.033.062.414
đồng, tương ứng giảm 26,4% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là
do các khoản phải trả người bán phát sinh trong năm 2012 đều đã đến hạn phải thanh
toán và công ty đã hoàn tất việc thanh toán vào năm 2013. Vì vậy, mối quan hệ giữa
Công ty và các nhà cung cấp ngày càng phát triển tốt, uy tín của Công ty được nâng
cao. Nguồn vốn thường xuyên của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
của doanh nghiệp nhưng điều này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng và áp lực trả nợ
quá lớn cho công ty do tài sản ngắn hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trên 95%
nên rõ ràng nguồn vốn tạm thời đang tài trợ hoàn toàn cho tài sản ngắn hạn.
Tỷ suất nguồn vốn CSH trên nguồn vốn thƣờng xuyên: Tỷ suất nguồn vốn
CSH trên nguồn vốn thường xuyên cho biết trong tổng nguồn vốn thường xuyên thì
vốn CSH chiếm bao nhiêu phần trăm. Trong 3 năm trở lại đây tỷ suất nguồn vốn CSH
trên nguồn vốn thường xuyên chiếm tỷ trọng cao có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên
của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng vốn CSH. Năm 2011 tỷ trọng này bằng
100% có nghĩa là trong năm này công ty không có nguồn vay dài hạn nguồn vốn
thường xuyên được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn CSH. Năm 2012 do công ty có
một khoản nợ vay dài hạn là 440.000.000 đồng làm cho tỷ suất này giảm chỉ còn
87,81%. Năm 2013, khoản nợ dài hạn phát sinh là 330.008.000 đồng khiến tỷ suất
nguồn vốn CSH trên nguồn vốn thường xuyên là 96,71%. Điều này cho thấy tính tự
chủ của doanh nghiệp cao.
Thang Long University Library
47
2.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng 2.12: Bảng phản ánh mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn công ty
trong giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
tinh
Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11
Hệ số nợ so với tài sản % 58,22 84,48 80,93
Hệ số tài sản so với vốn CSH Lần 2,39 6,44 5,24
(Nguồn: Tính từ báo cáo tài chính công ty)
Hệ số nợ so với tài sản: Hệ số này cho biết trong 1 đồng tài sản của Công ty thì
bao nhiêu đồng được huy động từ nợ. Bảng trên cho ta thấy hệ số nợ so với tài sản của
công ty tăng giảm không đồng đều qua các năm. Hệ số này luôn chiếm tỷ trọng cao
trên 50% cho thấy bình quân số nợ phải trả công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản là lớn
hơn 50%. Năm 2011 tỷ trọng này là 80,93% cho thấy công ty tài trợ cho tài sản bằng
80,93% từ nguồn nợ phải trả, năm 2012 tỷ số này là 84,48%, tăng 3,55% so với năm
2012. Năm 2013 là 58,22% có nghĩa là công ty chỉ tài trợ 58,22% tài sản bằng nợ phải
trả, giảm 26,26% so với năm 2012. Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc của doanh
nghiệp vào chủ nợ đang có xu hướng giảm dần, mức độ độc lập về tài chính của doanh
nghiệp đang được cải thiện. Công ty không phải chịu quá nhiều gánh nặng vì lãi suất
vay ngân hàng và các tổ chức tài chính, gánh nặng từ phía người mua và người bán so
với năm 2012.
Hệ số tài sản so với vốn CSH: Qua bảng phản ảnh mối quan hệ giữa tài sản và
nguồn vốn công ty ta thấy hệ số tài sản so với vốn CSH của công ty trong 3 năm luôn
lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng cả vốn CSH và nợ phải trả để tài trợ cho
tài sản. Hệ số này năm 2011 là 5,24 lần, năm 2012 là 6,44 lần tăng 1,2 lần so với năm
2011 chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng nhiều nguồn nợ hơn để tài trợ cho tài sản.
Năm 2013 hệ số này là 2,39 lần, giảm 4,05 lần so với năm 2012 có nghĩa là doanh
nghiệp đang giảm bớt mức độ sử dụng nợ phải trả để đầu tư cho tài sản hoạt động.
2.3.4 Phân tích cân bằng tài chính của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013
2.3.4.1 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn
48
Nhu cầu vốn lƣu động ròng:
Bảng 2.13: Bảng nhu cầu vốn lƣu động ròng
Đơn vị: Đồng.
Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11
Hàng tồn kho 14.347.134.977 9.787.531.566 6.668.290.230
Phải thu ngắn hạn 7.210.567.750 6.846.602.477 8.530.312.653
Phải trả ngắn hạn 7.919.964.273 10.576.583.502 10.018.011.483
Nhu cầu vốn lƣu động ròng 13.637.738.454 6.057.550.541 5.180.591.400
(Nguồn: Tính từ báo cáo tài chính công ty)
Cân bằng tài chính trong ngắn hạn thể hiện qua chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động
ròng. Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp là số vốn cần thiết mà doanh
nghiệp phải ứng ra để hình thành mức dự trữ hàng tồn kho nhất định và các khoản cho
khách hàng nợ sau khi sử dụng tín dụng của nhà cung cấp và các khoản chiếm dụng
đương nhiên khác như nợ ngân sách Nhà nước, nợ cán bộ công nhân viên, nợ khác.
Nhìn vào bảng trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động ròng tăng dần trong giai đoạn
2011 – 2013. Năm 2011, nhu cầu vốn lưu động ròng là 5.180.591.400 đồng, năm 2012
là 6.057.550.541 đồng, tăng 876.959.141 đồng so với năm 2011. Nhu cầu vốn vốn lưu
động ròng tăng vọt 7.580.187.913 đồng lên tới 13.637.738.454 đồng vào năm 2013.
Nhu cầu vốn lưu động luôn dương trong cả 3 năm cho thấy nguồn tín dụng thương
mại và nợ tích lũy không đủ để đảm bảo cho hàng tồn kho và các khoản phải thu làm
tăng chi phí tài chính. Nguyên nhân nhu cầu vốn lưu động ròng năm 2013 tăng cao
như vậy là do công ty quyết định mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng lượng hàng hóa
lưu trữ dẫn đến hàng tồn kho tăng vọt, tăng 4.559.603.411 đồng tương ứng tăng tới
46,59% so với năm 2012. Ngoài ra các khoản nợ phải thu ngắn hạn tăng 5,32% trong
khi đó nợ phải trả ngắn hạn không tính vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trả lại có
xu hướng giảm so với năm 2012. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải huy động các nguồn
vay khác từ bên ngoài như ngân hàng, tổ chức tín dụng để bù đắp phần chênh lệch này.
2.3.4.2 Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn
Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn là phân tích sự đảm bảo cân đối giữa
các yếu tố nguồn tài trợ và các yếu tố tài sản.
Thang Long University Library
49
Bảng 2.14: Bảng vốn lƣu động ròng công ty t năm 2 11 đến 2013
Đơn vị: Đồng.
Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11
Nguồn vốn tạm thời 13.206.034.496 16.813.583.502 13.227.646.483
Tài sản ngắn hạn 22.812.671.764 19.839.688.652 16.343.897.276
Nguồn vốn thường xuyên 10.042.670.992 3.609.866.146 3.116.250.793
Tài sản dài hạn 436.033.724 583.760.996 0
Vốn lƣu động ròng 9.606.637.268 3.026.105.150 3.116.250.793
(Nguồn: Tính từ báo cáo tài chính công ty)
Nhìn vào bảng ta thấy vốn lưu động trong 3 năm đều dương cho thấy doanh
nghiệp đang đạt trạng thái cân bằng tốt nhất. Nguồn vốn thường xuyên không những
tài trợ cho tài sản dài hạn mà một phần còn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Tuy
nhiên khi dùng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn thì chi phí sử
dụng vốn tăng cao hơn khi dùng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Vốn lưu động ròng công ty giảm nhẹ từ năm 2011 đến năm 2012. Năm 2011 vốn
lưu động ròng là 3.116.250.793 đồng, năm 2012 là 3.026.105.150 đồng giảm
90.145.643 đồng so với năm 2011. Sở dĩ vốn lưu động ròng giảm vì năm 2012 công ty
phát sinh tài sản dài hạn là 583.760.996 đồng để bổ sung các máy móc thiết bị, công
cụ quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Năm
2013, vốn lưu động ròng là 9.606.637.268 đồng tăng mạnh 6.580.532.118 đồng so với
năm 2012. Nguyên nhân vốn lưu động ròng tăng lên là do tài sản dài hạn có xu hướng
giảm, tài sản dài hạn năm 2013 giảm 25,31% so với năm 2012 trong khi đó tài sản
ngắn hạn tăng lên do công ty lưu trữ nhiều hàng tồn kho nhằm cung cấp dịch vụ nhanh
chóng cho khách hàng mà chủ yếu là mặt hàng máy tính xách tay và các hệ thống loa
máy tính, tai nghe,.... Với đặc thù là một doanh nghiệp thương mại nên tài sản dài hạn
luôn nhỏ hơn tài sản ngắn hạn cũng là một điều hợp lý. Ngoài ra, vốn CSH cũng tăng
206,41% so với năm 2012 do công ty tăng vốn đầu tư và việc kinh doanh hiệu quả
công ty cũng quyết định giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư.
Ngân quỹ ròng:
Nếu vốn lưu động ròng lớn hơn nhu cầu vốn lưu động ròng thì phần chênh lệch là
các khoản vốn bằng tiền còn lại sau khi đã bù đắp các khoản vốn ngắn hạn. Khoảng
chênh lệch này chính là ngân quỹ ròng.
50
Bảng 2.15: Bảng ngân quỹ ròng của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị: Đồng.
(Nguồn: Tính từ báo cáo tài chính công ty)
Nhìn vào bảng ngân quỹ ròng của công ty ta thấy trong giai đoạn 2011 – 2013,
ngân quỹ ròng của công ty luôn nhỏ hơn 0 tương đương với vốn lưu động ròng nhỏ
hơn nhu cầu vốn lưu động ròng. Điều này có nghĩa là VLĐR không đủ để tài trợ
NCVLĐR, doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn.
Ngân quỹ ròng của công ty giảm dần qua các năm. Năm 2011 vốn lưu động ròng
là 3.116.250.793 đồng trong khi đó nhu cầu vốn lưu động ròng là 5.180.591.400 đồng
nên nguồn tài trợ cho ngân quỹ ròng là âm 2.064.340.607 đồng. Năm 2012 vốn lưu
động ròng là 3.026.105.150 đồng, nhu cầu vốn lưu động ròng là 6.057.550.541 đồng
nên ngân quỹ ròng là âm 3.031.445.391 đồng, giảm 967.104.784 đồng so với năm
2011. Năm 2013 vốn lưu động ròng là 9.606.637.268 đồng, nhu cầu vốn lưu động ròng
là 13.637.738.454 đồng nên ngân quỹ ròng là âm 4.031.101.186 đồng, tiếp tục giảm
999.655.795 đồng so với năm 2012. Doanh nghiệp cần phải huy động các khoản vay
ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về NCVLĐR, giúp công ty giảm bớt khó khăn về
thanh toán trong ngắn hạn.
2.4 Đánh giá cấu trúc tài chính của công ty Cổ phần NK Kỹ nghệ Á Đông
Sau khi phân tích đánh giá tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2011 -
2013, cùng với những tìm hiểu thực tế về tình hình hoạt động của công ty và kiến thức
của cá nhân. Em xin đưa ra một số nhận xét về những thành tựu và hạn chế của công
ty trong những năm qua.
2.4.1 Những thành tựu đạt được
Công ty Cổ phần XNK Kỹ nghệ Á Đông đang có đà phát triển tốt và ổn định với
ngày càng nhiều hợp đồng, đơn hàng được ký kết với rất nhiều các công ty và tổ chức
lớn nhỏ trong và ngoài nước. Cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ,
kinh nghiệm, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của ban lãnh đạo trong điều kiện nền kinh
tế gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, công ty không ngừng nâng cao cơ sở hạ
tầng, cung cấp đầy đủ trang thiết bị đồng bộ và tiên tiến nhằm phục vụ hoạt động kinh
doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11
Vốn lưu động ròng 9.606.637.268 3.026.105.150 3.116.250.793
Nhu cầu vốn lưu động ròng 13.637.738.454 6.057.550.541 5.180.591.400
Ngân quỹ ròng (4.031.101.186) (3.031.445.391) (2.064.340.607)
Thang Long University Library
51
an quản trị công ty cũng đã nỗ lực trong hoạt động điều hành công ty trong năm
qua. Hội đồng quản trị và ban giám đốc đã có những quyết định kịp thời và phù hợp
trong công tác nhân sự của công ty, lựa chọn và cơ cấu lại nhân sự quản lý một cách
hợp lý để nâng cao năng lực quản lý chung.
Công ty bước đầu đảm bảo mức độ tự chủ, ổn định về mặt tài chính cao thông
qua các hệ số, chỉ tiêu về tài chính và nguồn vốn công ty trong những năm gần đây.
Trong cơ cấu tổng tài sản, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao mà chủ yếu là
sự gia tăng của hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ công
ty đang ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng buôn bán làm gia tăng hàng hóa dự trữ
nhằm kịp thời cung cấp dịch vụ cho các khách hàng lớn nhỏ. Đồng thời chỉ tiêu khả
năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 luôn lớn hơn 1 góp
phần đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn cho công ty. Công tác tổ chức nguồn vốn
đạt được một số thành tích. Trong năm 2013, công ty đã thay đổi cơ cấu nguồn vốn
theo hướng tăng vốn CSH tới 206,41% so với năm 2012 đồng thời giảm nợ phải trả từ
17.253.583.502 đồng năm 2012 xuống còn 13.536.042.496 đồng. Sự thay đổi này giúp
công ty giảm thiểu được những rủi ro, bảo đảm an toàn về mặt tài chính nhất là đối với
năm 2013 vừa qua kinh tế có nhiều biến động.
Vốn lưu động ròng của công ty luôn dương trong giai đoạn 2011 – 2013, đặc biệt
tăng mạnh vào năm 2013 lên tới 9.606.637.268 đồng. Đây là trạng thái cân bằng tốt
nhất, doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng ổn định lâu dài, bền vững. Công ty đã có
chính sách quyết định lựa chọn phần lớn nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn trong
trường hợp này đã đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Chính sách tài trợ như vậy là
hoàn toàn phù hợp, góp phần đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.
Doanh thu thuần của công ty liên tục tăng trong 3 năm gần đây là dấu hiệu cho
thấy công ty đang thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh của mình, duy trì mối quan
hệ tốt với các nhà sản xuất, các bên cung cấp. Đồng thời việc không tồn tại các khoản
giảm trừ doanh thu cũng đã thể hiện được chất lượng hàng hóa của công ty luôn được
đảm bảo, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng cũng như công tác quản lý hàng hóa,
thành phẩm của công ty. Tuy tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn và bất ổn nhưng
công ty luôn giữ mức doanh thu dương và ổn định qua các năm. Đây cũng là một
thành tích đáng khen ngợi của công ty.
2.4.2 Một số hạn chế
ên cạnh những kết quả đạt được công ty còn bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại
cần thiết phải có những biện pháp khắc phục.
Mặc dù doanh thu thuần của công ty ngày càng tăng nhưng lợi nhuận ròng lại ở
mức thấp, tỷ suất sinh lời trên doanh thu cao nhất là năm 2012 chỉ dừng lại ở mức
52
0,13%. Nguyên nhân là do chi phí đầu vào sản xuất thị trường ngày càng tăng, gây áp
lực làm tăng chi phí sản xuất, đồng thời tăng các chi phí quản lý liên quan và chi phí
tài chính khác. Trong giai đoạn 2011 – 2013, giá vốn hàng bán tăng nhanh chóng từ
34.868.760.381 đồng năm 2011, 35.340.820.692 đồng năm 2012 và tăng vọt
6.655.261.718 đồng lên tới 41.996.082.410 đồng vào năm 2013. Chi phí tài chính của
công ty cũng luôn có xu hướng tăng cao. Chi phí tài chính tăng từ 277.388.782 đồng
năm 2012 lên đến 491.481.777 đồng năm 2013 tương ứng tăng 77,18% so với năm 2012.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mà chủ yếu là cung cấp các mặt
hàng máy tính, đồ điện tử, hệ thống âm thanh, loa đài,... nên tài sản lưu động luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong khi đó doanh nghiệp chưa có hệ thống nhà kho, chủ yếu là
thuê ngoài làm cho chi phí bảo quản, chi phí thuê kho bãi tăng cao cộng vào chi phí
giá vốn làm giảm lợi nhuận thu về. Công ty cần có chính sách giảm khối lượng hàng
hóa lưu kho nhưng không làm mất đi cơ hội đầu cơ tích lũy hàng hóa.
Tuy năm 2013, công ty có gia tăng vốn chủ sở hữu ở mức cao, chiếm tới 41,78%
tổng nguồn vốn nhưng hệ số tự tài trợ trong giai đoạn 2011 – 2013 luôn có xu hướng
nhỏ hơn hệ số nợ, đặc biệt chênh lệch vào hai năm 2011 và 2012. Đồng thời tỷ suất
sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) suy giảm từ 1,69% năm 2012 xuống còn 0,44%
năm 2013 chứng tỏ công ty sử dụng không hiệu quả đồng vốn của cổ đông, khiến cho
các cổ đông không hài lòng về khả năng sinh lời trên một đồng vốn mà họ bỏ ra để đầu
tư vào công ty. Công ty cần có các biện pháp giảm trừ chi phí sản xuất, các chi phí
quản lý và tài chính để góp phần gia tăng lợi nhuận.
Nhận xét:
Thông qua việc phân tích thực trạng cấu trúc tài chính Công ty Cổ phần XNK Kỹ
nghệ Á Đông, ta phần nào thấy được những thành quả đạt được cũng như những mặt
còn hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì ý
nghĩa của công tác phân tích không phát huy tác dụng. Do đó, đề tài sẽ đi tiếp để đưa
ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
từ công tác phân tích cấu trúc tài chính đã thực hiện.
Thang Long University Library
53
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NK KỸ NGHỆ Á ĐÔNG
3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần NK Kỹ nghệ Á Đông
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội
Trong bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế thế giới và những khó khăn nội
tại trong nền kinh tế quốc gia, với định hướng tổng quát năm 2013 là tăng cường ổn
định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng, đẩy mạnh đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đồng thời đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội,
đạt các mục tiêu về đối ngoại, hội nhập quốc tế, tăng cường quốc phòng an ninh,... nền
kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến bước đầu, tích cực và đúng hướng.
Dự báo tình hình kinh tế thế giới có những khởi sắc trong năm 2014, tăng tưởng
toàn cầu về cơ bản đang trên đà phục hồi, dù còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và chưa
vững chắc. Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2014 được dự đoán có nhiều
khả năng sẽ hồi phục nhưng sẽ thiếu bền vững nếu những tồn tại mang tính cơ cấu của
nền kinh tế chưa được giải quyết, như yếu kém về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn
nhân lực thấp, ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, bất cập tồn tại trong hệ thống
pháp luật, chính sách... Năm 2014 cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm phát cao do tác
động trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh năm 2013.
Chính phủ đã đưa ra dự kiến các chỉ tiêu kinh tế cơ bản trong năm 2014 bao
gồm: GDP tăng khoảng 5,8 – 6% so với năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng
trưởng khoảng 10% so với thực hiện năm 2013, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch
xuất khẩu khoảng 6%, tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP là 4,8%, tổng nguồn vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 30% GDP, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng
khoảng 7%.
Đối với thị trường thương mại điện tử, theo Euromonitor, tỷ trọng TMĐT chiếm
0,25% thị trường năm 2011, đạt 154 triệu USD. Đến cuối 2016, dự kiến con số này
tăng gần gấp 3 lần, đạt 0,71% với giá trị vốn hóa tăng gấp 6 lần đạt trên 900 triệu USD
(tương đương 18.000 tỷ VNĐ). Nhìn vào quy mô thị trường TMĐT Việt Nam trong
năm 2014 sẽ vô cùng sôi động và chứng kiến những cuộc “xác lập kỷ lục” ngoạn mục.
Trong đó mặt hàng công nghệ (bao gồm điện thoại, điện tử và đồ gia dụng) chiếm trên
80% tỷ trọng hàng hóa phổ biến được mua và chiếm trên 50% doanh số.
Nhà nước, Chính phủ và các cấp, các ngành tiếp tục kiên định những nhiệm vụ,
định hướng phát triển ngành và lĩnh vực, trong đó đẩy nhanh thực hiện đề án tái cơ cấu
kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong tất cả các ngành, lĩnh vực của
nền kinh tế, trong doanh nghiệp, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế.
54
3.1.2 Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại cũng
với những nhận định về cơ hội và thách thức trong những năm tới, công ty đã xây
dựng kế hoạch sản xuất lâu dài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thay đổi không ngừng
của nền kinh tế. Dưới đây là những định hướng và mục tiêu phát triển của công ty.
3.1.2.1 Định hướng phát triển
Trên cơ sở đánh giá kết quả kinh doanh năm 2013, công ty có định hướng phát
triển thị trường như sau:
- Từng bước nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu, giảm dần tỷ lệ nợ phải trả.
- Đảm bảo kinh doanh có lãi, tốc độ phát triển ổn định.
- Tăng cường khẳng định vị trí và uy tín của mình đối với khách hàng thông qua
cải tiến chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Giữ vững các khách hàng truyền
thống, bên cạnh đó tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng mới.
- Trong định hướng phát triển lâu dài, Công ty hướng tới việc một công ty tham
gia đầy đủ thị trường trong nước góp phần đẩy mạnh sự phát triển tại Việt Nam, đồng
thời tiếp cận thị trường nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác;
- Công ty chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cả về mặt chất lượng và số lượng.
Ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao, cán bộ có kinh nghiêm lâu
năm.
- Tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân
viên, thực hiện tốt các chính sách, chế độ với người lao động, tạo điều kiện để mọi
người hoàn thành tốt công tác, nhiệm vụ.
3.1.2.2 Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu cụ thể năm 2014 của công ty thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau :
Thang Long University Library
55
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu của kế hoạch năm 2 14
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2 13
Kế hoạch năm
2014
Chênh lệch
(%)
Doanh thu từ hoạt động
kinh doanh
Đồng 48.098.676.822 57.000.000.000 18,51
Lợi nhuận sau thuế từ
hoạt động kinh doanh
Đồng 42.796.846 80.000.000 86,93
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu
% 0,09 0,15 0,06
Tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản
% 0,18 0,25 0,07
Tỷ suất sinh lời trên vốn
CSH
% 0,44 0,84 0,4
Thu nhập bình quân đầu
người tháng
Đồng 3.000.000 3.500.000 16,67
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần NK
Kỹ nghệ Á Đông
3.2.1 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản – nguồn vốn
Quản lý tiền và các hoản tƣơng đƣơng tiền
Tích trữ tiền là hoạt động không thể thiếu đối với từng doanh nghiệp, việc tích
trữ quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng không tốt tới khả năng thanh toán cũng như
tình hình kinh doanh của công ty.
Trong 3 năm trở lại đây lượng tiền của doanh nghiệp biến động không đồng đều.
Năm 2012, công ty dự trữ lượng tiền khá nhiều, là 3.190.853.572 đồng chiếm tới
16,08% tổng tài sản ngắn hạn, khiến khả năng thanh toán ổn định nhưng lại làm mất đi
cơ hội đầu tư, cho vay của công ty. Năm 2013, lượng tiền lại quá ít, chỉ chiếm 3,76%
tổng TSNH, khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là 0,06 lần rất nhỏ, công ty
mất khả năng thanh toán ngay lập tức cho các khoản nợ đến hạn, uy tín của công ty có
thể bị suy giảm.
Vì vậy, công ty cần phải tính toán khối lượng tiền mặt dự trữ và các khoản tương
đương tiền sao cho đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp để không gây lãng phí cũng
như mất cân bằng và các cơ hội đầu tư khác. Muốn như vậy, công ty cần phải quản lý
56
từng khâu trong quá trình thu, chi tiền mặt để trên cơ sở đó công ty có thể nắm bắt kịp
thời số lượng vốn bằng tiền hiện có để kịp thời có những chính sách, biện pháp điều
chỉnh phù hợp. Đồng thời, để duy trì một lượng vốn bằng tiền phù hợp, công ty cần
phải lập kế hoạch vốn bằng tiền, thông qua đó có thể phân tích được dòng tiền thu,
dòng tiền chi và nợ tới hạn của công ty. Từ đó công ty có thể dự toán được nguồn thu,
chi trong tháng để có kế hoạch huy động vốn phù hợp.
Khi lập dự toán vốn bằng tiền hợp lý tức là công ty đã giải quyết được vấn đề
lượng tiền dự trữ như thế nào là phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Trên
cơ sở cân đối tiền thu – chi cho từng hoạt động, đảm bảo mức tiền tồn quỹ cần thiết,
công ty còn có thể xác định được kế hoạch vay ngắn hạn kịp thời khi lượng tiền mặt
thiếu hoặc đầu tư sinh lời khi lượng tiền mặt thừa. Như vậy nếu công ty bội chi thì
công ty sẽ xác định đươc ngay kế hoạch vay tiền mặt ở ngân hàng. Nếu công ty bội thu
thì công ty có thể trả bớt các khoản nợ vay hoặc đem đầu tư tài chính ngắn hạn. Đây
cũng chính là biện pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài sản của công ty ngày càng tốt và
hiệu quả hơn.
Quản lý hàng tồn ho
Hàng tồn kho, hay hàng lưu kho, là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc
chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp lưu giữ
trong kho. Đây là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản thấp, tỷ trọng hàng tồn kho phụ
thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại doanh nghiệp. Tỷ trọng hàng
tồn kho của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng TSNH và có xu hướng tăng
dần qua các năm trong giai đoạn 2011 - 2013. Có thể thấy công ty đang tích trữ quá
nhiều hàng hóa, doanh nghiệp sẽ tốn chi phí để lưu hàng, đối với một số hàng hóa nếu
để quá lâu sẽ bị hư hỏng, giảm chất lượng, ảnh hưởng không tốt tới khả năng thanh
toán ngắn hạn của công ty, chậm thu hồi vốn.
iện pháp đặt ra là công ty nên cân đối lại khối lượng hàng tồn kho, tính toán
lượng hàng tồn kho tối ưu theo mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ – The Basic
Economic Order Quantity Model. Mô hình này là một trong những kỹ thuật kiểm soát
tồn kho phổ biến và lâu đời nhất, được nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông
Ford. W. Harris đề xuất. Theo mô hình này có 2 loại chi phí thay đổi theo lượng đặt
hàng là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng. Như vậy, mục tiêu của mô hình là nhằm
làm tối thiểu hóa tổng 2 loại chi phí trên. 2 chi phí này phản ứng ngược chiều nhau.
Khi quy mô đơn hàng tăng lên, ít đơn hàng hơn được yêu cầu làm cho chi phí đặt hàng
giảm, trong mức dự trữ bình quân sẽ tăng lên, đưa đến tăng chi phí lưu kho. Do đó mà
trên thực tế số lượng đặt hàng tối ưu sẽ là kết quả của một sự dung hòa giữa 2 chi phí
có liên hệ nghịch nhau này.
Thang Long University Library
57
Chi phí đặt hàng =
D
Q
S
Chi phí lưu kho =
Q
2
H
Tổng chi phí tồn kho trong năm = Chi phí đặt hàng + Chi phí lưu kho
Lượng đặt hàng tối ưu (Q*) = √
2 S D
H
Trong đó:
D là nhu cầu hàng năm;
S là chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng;
H là chi phí lưu kho cho 1 đơn vị hàng hóa;
Q là lượng hàng đặt mua trong 1 đơn đặt hàng.
Cụ thể, ta có thể tính lượng đặt hàng tối ưu cũng như chi phí tiết kiệm được sau
khi sử dụng mô hình EOQ cho năm 2014 như sau:
Công ty có nhu cầu hàng năm là D = 400.000 sản phẩm/năm (bao gồm máy tính,
hệ thống âm thanh, bộ truyền dẫn các loại), chi phí lưu kho cho 1 đơn vị hàng hóa là H
= 0,3 triệu đồng/sản phẩm/năm, chi phí đặt hàng là S = 10 triệu đồng/đơn hàng. Quy
mô đơn hàng hiện tại trong các năm qua của công ty là 8.000 sản phẩm/đơn hàng, thời
gian làm việc thực tế trong năm là 330 ngày (Nguồn: áo cáo tài chính công ty). Ta sẽ
xác định được:
Tổng chi phí tồn kho hiện tại với quy mô đơn hàng 8.000 sản phẩm/đơn hàng:
TC1 =
S D
Q
+
H Q
2
=
10 400.000
8.000
+
0,3 8.000
2
= 1700 (triệu đồng)
Quy mô đơn hàng tối ưu khi áp dụng mô hình EOQ:
Q* =√
2 S D
H
=√
2 10 400.000
0,3
= 5164 (sản phẩm)
Tổng chi phí cho lượng hàng tồn kho hàng năm nếu áp dụng mô hình EOQ:
TC2 =
10 400.000
5164
+
0,3 5164
2
= 1549,19 (triệu đồng)
=> Ước tính khoản tiết kiệm hàng năm:
TK = |TC2 – TC1| = |1549,19– 1700| = 150,81 (triệu đồng)
Vậy công ty có thể tiết kiệm được một lượng khoảng 150,81 triệu đồng nếu sử
dụng mô hình EOQ để tính được quy mô đơn hàng tối ưu.
58
Quản lý các hoản phải thu ngắn hạn
Qua phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ta thấy các khoản phải thu
ngắn hạn giảm trong giai đoạn 2011 – 2012 và tăng trong năm 2013. Trong đó, khoản
phải thu khách hàng trong 3 năm ngày càng giảm, đặc biệt năm 2013 phải thu khách
hàng giảm 42,83% so với năm 2012 và tỷ trọng phải thu khách hàng chiếm 49,22%
trong tổng TSNH trong khi đó các khoản trả trước người bán có xu hướng tăng trong
năm 2013 đồng thời phát sinh các khoản phải thu khác từ lợi nhuận của các hoạt động
tài chính. Điều này cho thấy công ty bị nhà cung cấp chiếm dụng vốn nhiều hơn, và
vốn công ty chiếm dụng được của nhà cung cấp, người bán giảm.
Mục tiêu đặt ra là công ty phải thu hồi nợ của các khoản phải thu khách hàng, nợ
quá hạn, nợ xấu, giảm các khoản phải thu quá hạn, nợ khó đòi, tránh tình trạng vốn của
công ty bị chiếm dụng gây lãng phí trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
iện pháp đặt ra cho công ty là phải đẩy mạnh các khoản phải thu khách hàng
đặc biệt nợ xấu, nợ quá hạn bằng cách xây dựng chính sách thu hồi nợ với từng khách
hàng, phân loại khách hàng. Đối với khách hàng truyền thống, trước khi ký kết hợp
đồng phải qua sự kiểm tra của bộ phận quản lý công nợ của phòng tài chính kế toán để
chắc chắn rằng khách hàng không có lịch sử về nợ xấu. Yêu cầu khách hàng thanh
toán dứt điểm từng giai đoạn để tránh tồn đọng sang giai đoạn sau. Đối với hợp đồng
giá trị lớn yêu cầu khách hàng phải đặt cọc phần trăm giá trị hợp đồng. Đối với khách
hàng mới, trước khi ký hợp đồng cần tìm hiểu thông tin về khách hàng.
Ta có thể lập bảng theo dõi tình hình công nợ khách hàng như sau:
Bảng 3.2: Bảng theo dõi tình hình công nợ hách hàng
Tháng....năm....
Tên
hách
hàng
Phát sinh nợ Phần thanh toán Theo dõi nợ quá hạn
Ngày
chứng
từ
Hạn
thanh
toán
Giá trị
nợ
Ngày
trả
Giá trị
trả
Còn
lại
Thời
gian quá
hạn
Giá trị
quá hạn
Thanh
toán nợ
quá hạn
Tổng
Thông qua báo cáo này, ta có thể dễ dàng quan sát được khoản nợ nào đã trả,
khoản nợ nào chưa trả, khoản nợ nào quá hạn và quá hạn bao nhiêu ngày. Từ đó công
ty có thể căn cứ để lập kế hoạch xử lý đối với các khoản nợ quá hạn như: gửi thông
báo đến khách hàng, nhắc nhở khách hàng về các khoản nợ bằng các phương tiện
Thang Long University Library
59
thông tin, nếu các khoản nợ đó quá lớn thì có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật. ên
cạnh đó, khi ký kết hợp đồng giữa 2 bên cần phải quy định thời gian trả nợ, nếu sau
thời gian quy định mà bên chưa trả hết nợ thì công ty sẽ tính mức lãi suất hay còn
gọi là tiền phạt do làm sai hợp đồng. Còn nếu bên trả tiền trước hạn thì công ty sẽ
trích một khoản để thưởng hoặc chiết khấu.
Quản lý tài sản cố định
Qua việc phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
chương 2, có thể thấy mặc dù doanh thu thuần của công ty đạt mức cao nhưng lợi
nhuận sau thuế lại thấp, lý do chính là bởi giá vốn hàng bán của công ty lớn. Giá vốn
hàng bán được hình thành từ việc tập hợp các chi phí nguyên nhiên liệu, động lực,
nhân công sản xuất, khấu hao tài sảnđược phân chia thành chi phí cố định và chi phí
biến đổi.
Giá trị hao mòn của TSCĐ của công ty bao gồm các khoản khấu hao từ văn
phòng, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 - 2013. Vì thế việc cải
thiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định đối với công ty là điều hết sức cần thiết để làm
tăng hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với đặc điểm là doanh nghiệp thương mại, công ty cần mạnh dạn trang bị thêm
những máy móc thiết bị công nghệ mới hiện đại, vì trình độ trang bị TSCĐ có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Việc huy động tối đa cả về số lượng và chất
lượng của TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng tốc độ sử dụng vốn, tránh
được hao mòn vô hình, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí vật tư từ đó
làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định, từ đó làm tăng lợi nhuận của công ty. Vì vậy,
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong công ty, ta có một số giải pháp sau:
Trước khi tiến hành đầu tư phải phân loại rõ ràng từng nhóm tài sản cố định, xác
định số tài sản cố định sử dụng kém hiệu quả, hư hỏng để có kế hoạch thanh lý. Đồng
thời việc mua sắm thêm TSCĐ cũng phải gắn liền với nhu cầu thực tế sử dụng. Tránh
tình trạng đầu tư thừa, không sử dụng gây lãng phí.
Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình
trạng tài sản hư hỏng, không sử dụng được để vào kho phải sửa chữa.
3.2.2 Tổ chức tốt công tác phân tích tài chính
Để nâng cao chất lượng quản trị, điều hành doanh nghiệp, một giải pháp quan
trọng mà công ty cần phải thực hiện ngay đó là: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cho an lãnh đạo và cán bộ công nhân
viên, tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. Cụ thể, Công ty cần tiến hành ngay một
số công việc sau:
60
- Xác định ngay từ chiến lược của Công ty vị trí và vai trò của công tác phân tích
tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp phải được coi như một biện
pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, bởi nhờ đó an giám
đốc Công ty có thể nhận biết những biến đổi bất thường, những dấu hiệu bất an trong
quá trình kinh doanh;
- Xây dựng quy trình phân tích tài chính của Công ty một cách cụ thể, chi tiết
làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ phân tích. Công tác phân tích tài
chính doanh nghiệp hiện nay ở Công ty vẫn chưa đi vào nề nếp, một trong những
nguyên nhân chủ yếu do là an giám đốc Công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức.
Vì vậy, cho đến nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể, chi tiết về mục đích, ý
nghĩa, cơ chế tổ chức thực hiện, đặc biệt là hướng dẫn quy trình tự thực hiện công tác
phân tích.
Như vậy, Công ty cần sớm ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình
thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Nếu thực hiện được điều đó thì mức độ
chính xác trong đánh giá tình hình tài chính cũng như khả năng dự báo chiến lược sẽ
tăng lên khá nhiều, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
3.2.3 Mở rộng quy mô thị trường
Thị trường trọng điểm của Công ty trong những năm qua là thị trường miền Bắc.
Thị trường trọng điểm tiêu thụ chính sản phẩm của Công ty và trong đó quan trọng
nhất là thị trường Hà Nội. Tại khu vực này cần củng cố và phát triển các đại lý, điểm
bán hàng, chi nhánh sang tất cả các tỉnh giáp Hà Nội. Ngoài ra Công ty cũng nên mở
rộng trung tâm phân phối điểm trung chuyển tại một số tỉnh, thành phố đang phát triển
cơ sở hạ tầng như Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định để có khả năng bao quát tiêu
thụ toàn khu vực. Các chính sách tiêu thụ ở khu vực này cần ưu đãi hơn về giá và linh
hoạt về cơ chế để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Hỗ trợ khách hàng ở tỉnh xa bằng trợ
giá vận chuyển. Đồng thời có mức thưởng hoa hồng theo doanh số bán hàng cho các
đại lý, gian hàng kinh doanh trong kỳ tốt. Thêm vào đó, việc phát triển thêm mạng
lưới kênh phân phối, tăng cường công tác thị trường, tìm kiếm khách hàng mới ở các
tỉnh miền Trung như Nha Trang, Huế, ở miền Nam như Vũng Tàu, iên Hòa cũng nên
được Công ty trú trọng vì đây là những nơi đang thu hút đầu tư phát triển các dự án,
công trình đô thị.
Trong những năm qua cán bộ của Công ty đã nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm,
song việc làm này chưa hiệu quả một cách triệt để do vậy chưa mang lại hiệu quả cao
đầu ra cho sản phẩm đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù công ty đã giành được
các hợp đồng lớn song chưa có tính liên tục. Để giải quyết được việc này phòng Kinh
doanh cùng phòng Marketing & XNK phải chủ động phối hợp với nhau, xây dựng giá
bán và cơ chế riêng phù hợp, ưu đãi các đơn đặt hàng số lượng lớn như thực hiện theo
Thang Long University Library
61
giá kỳ hạn, ưu đãi về thời gian trả chậm hoặc các ưu đãi khác phù hợp nhằm khuyến
khích tiêu thụ cho đối tượng này.
Hàng tháng Công ty cần tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm
dựa trên số liệu sổ sách kế toán, và kế hoạch tiêu thụ, qua đó có thể đánh giá những
mặt đã làm được để phát huy và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục kịp thời trong
tháng sau. Đồng thời, công ty cần giao cho phòng Marketing & XNK nghiên cứu vì
việc điều tra nghiên cứu thị trường giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm và mở rộng thị trường, làm tốt công tác này giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp
thời nhu cầu và sức mua của thị trường.
3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên
Yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong nhiều vấn đề và lĩnh vực trong
cuộc sống, đặc biệt đóng vai trò quan trọng với sự thành công của bất kì doanh nghiệp
nào. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, người ta
không chỉ cần có vốn, công nghệ mà quan trọng hơn cả là con người. Song con người
đã có cả tài và đức thì vẫn chưa đủ, những con người ấy phải tạo thành một khối thống
nhất thật sự vững mạnh. Để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, công ty có thể sử
dụng một số biện pháp như sau:
- Thường xuyên đánh giá, tổng kết về cơ cấu tổ chức, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, từ đó cũng cấp các khóa học chuyên sau nhằm
đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn để cán bộ, công nhân viên của mình có thể
thích ứng tốt với nhu cầu thay đổi liên tục như hiện nay.
- Trên nền tảng của những cán bộ công nhân viên dày dạn kinh nghiệm, từng
bước đưa cán bộ công nhân viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm học hỏi và dần khẳng
định mình cũng như cống hiến tài năng của mình cho sự nghiệp chung của công ty.
- Công tác quản lý cán bộ cần được thực hiện một cách nghiêm túc, công minh,
việc nhìn nhận đánh giá phải đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình
hoạt động của đội ngũ lao động trong công ty để từ đó phát huy những điểm tích cực
và hạn chế điểm tiêu cực. Để làm tốt điều này, trước hết đội ngũ lãnh đạo trong công
ty luôn phải là gương sáng, đi đầu trong mội hoạt động của công ty để các cán bộ,
công nhân viên của mình noi theo.
- Trong quá trình hoạt động của mình, công ty phải định kỳ tổng kết, từ đó kịp
thời khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể đạt được thành tích tốt, đóng góp xây
dựng cho sự phát triển chung của công ty, đồng thời cũng phải nghiêm khắc phê bình,
kiểm điểm những cá nhân có hành vi sai trái làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát
triển của công ty.
62
- Thường xuyên có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghỉ mát, cử người của
công ty tham gia các hoạt động văn hóa của đoàn thể quần chúng. Điều này tạo nên sự
đoàn kết, thoải mái về tinh thần trong cán bộ công nhân viên cũng như tạo không khí
làm việc tập thể thân thiện.
- Cần phải đưa kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vào trong chiến
lược phát triển lâu dài của công ty.
3.2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng được những
phương án kinh doanh hợp lý cũng như xây dựng các hình thức dịch vụ trong và sau
bán hàng như:
+ Chú ý công tác tiếp thị đối với những khách hàng tiềm năng: Tổ chức hội nghị
khách hàng rộng rãi để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phầm và hàng hóa
do công ty mình kinh doanh, gửi thư chào hàng, gửi tờ quảng cáo tới các công ty bạn;
+ Có sự quan tâm tặng quà, những lời chúc vào các dịp lễ tết đối với khách hàng
thường xuyên. Tổ chức khuyến mại cho khách hàng trong những dịp lễ tết hoặc ngày
kỷ niệm lớn, khách hàng sẽ được hưởng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn với
những phần quà có giá trị khi mua hàng của công ty.
- Nâng cao tính hữu hình của chất lượng dịch vụ bằng cách: Đầu tư cho việc xây
dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quá trình bán hàng nhằm đảm bảo được
việc giao hàng đúng hẹn và kịp thời. Như các phương tiện vận tải, xây dựng lại các đại
lý bán hàng, trang bị các thiết bị tin học trợ giúp, thiết bị văn phòng.
- Dịch vụ tư vấn khách hàng: Lập website của công ty, là một kênh giao tiếp và
tương tác thường xuyên với khách hàng, cập nhật thông tin liên tục, giúp khách hàng
tìm thấy những thứ họ cần. Tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên trực tổng đài, hotline để
tư vấn trực tiếp cho khách hàng về sản phẩm của công ty, giải đáp thắc mắc giá cả,
chế độ bảo hành, tư vấn kỹ thuật, khiếu nại
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đo lường và đánh giá chất lượng dịch vụ bán
hàng của công ty, có chế độ khen thưởng và kỷ luật nhất định.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa: Dịch vụ giao nhận có vai trò
quan trọng, nhất là đối với giao dịch giữa công ty với khách hàng. Ngoài hai phương
thức giao hàng thủ công của công ty là “người mua đến nhận hàng tại các điểm đại lý”
hoặc sử dụng đội ngũ nhân viên chính của công ty để giao hàng thì nên phát triển
phương thức mới phù hợp hơn với thời buổi thương mại điện tử, xu thế tất yếu của
thương mại thời đại công nghệ thông tin. Với các đơn hàng điện tử, tùy theo loại hình
hàng hóa mà công ty giao hàng trực tuyến, lấy hàng từ đại lý, sử dụng dịch vụ giao
nhận hoặc chuyển hàng qua bưu điện. Phương pháp giao hàng này rất thích hợp đối
với các khách hàng ở xa.
Thang Long University Library
63
KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý luận chung về phân tích cấu trúc tài chính, khóa luận đã đi sâu tìm
hiểu nghiên cứu tình hình thực tiễn tại Công ty Cổ phần XNK Kỹ nghệ Á Đông về vấn
đề đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính của công ty. Với các tài liệu thu thập được và
những tìm hiểu thực tế tại công ty, em đã tiến hành phân tích, tính toán thêm một số
chỉ tiêu tài chính cần thiết nhằm thấy rõ hơn thực trạng cấu trúc tài chính của công ty
trong giai đoạn 2011 - 2013. Từ đó, em đã đưa ra một số giải pháp góp phần khắc phục
những hạn chế còn tồn tại.
Tuy vậy, công tác đánh giá tình hình cấu trúc tài chính doanh nghiệp là vấn đề
phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nhiệm thực tiễn và việc nghiên cứu đề tài còn gặp những
khó khăn nhất định. Mặt khác, với trình độ năng lực có hạn và thời gian thực tập
không dài, việc phân tích chủ yếu dựa vào các số liệu trên báo cáo tài chính năm vừa
qua nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự góp ý để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Thay lời kết, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Hồng Nga đã
hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2014
Sinh viên
Vũ Minh Thúy
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính,
NXB ĐH Kinh tế quốc dân
2. Nguyễn Minh Kiều, Bài giảng phân tích tài chính – Chương trình giảng dạy
kinh tế Fulbright
3. GS.TS Phạm Quang Trung (2013), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp,
NX ĐH KTQD
4. Tạp chí sinh viên nghiên cứu khoa học – Học viện Tài chính.
5. Website công ty Cổ phần XNK Kỹ nghệ Á Đông:
Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a19528_4232.pdf