Đề tài Phân tích cấu trúc tài chính và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty Cổ Phần XLTH Bình Định

LỜI MỞ ĐẦU ---aòb--- 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong sự nghiệp phát triển kinh tế nước ta, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngành xây dựng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng và phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn. Sản phẩm của nó có đặc thù riêng là xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền sản xuất xã hội. Cùng với sự phát triển của ngành thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt hơn. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì cần phải tìm cho mình một điểm mạnh riêng. Để làm được điều này thì mỗi doanh nghiệp phải tự mình đánh giá tình hình chung của doanh nghiệp mình như: tình hình tài chính, khả năng hoạt động sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm Trong đó cấu trúc tài chính có một tầm quan trọng rất lớn trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Mỗi cấu trúc sẽ có một tác động đến tình hình hoạt động và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu cho mình một cấu trúc tài chính phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó sẽ đưa ra nhũng quyết định đúng đắn trong việc nên đầu tư loại tài sản nào? ngắn hạn hay dài hạn, nguồn huy động là nguồn vốn chủ sở hữu hay nguồn vay Mỗi quyết định của nhà quản lý đều có một tác động nhất định đến tình hình phát triển của công ty. Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận cũng như tình hình thực tế của công ty, em cảm nhận được tầm quan trọng của việc phân tích cấu trúc tài chính của công ty. Với mong muốn vận dụng những kiến thức thu được từ học tập, những kinh nghiệm tiếp thu được qua đợt thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần XLTH Bình Định cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo T.S Nguyễn Thị Mai Hương và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị phòng tài vụ nên em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích CTTC và hoàn thiện CTTC tại công ty Cổ Phần XLTH Bình Định” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng cấu trúc tài chính của công ty để từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những bất ổn của công ty. Để từ đó có thể tìm cho mình những biện pháp đối phó thích hợp. 3. Đối tượng nghiên cứu: Từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để nội dung phân tích đúng với tình hình thực tế tại công ty em đã sử dụng các phương pháp phân tích sau: Phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp phân tích nguồn số liệu chủ yếu từ bảng cân đối kế toán. 5. Kết cấu của đề tài: Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 phần cơ bản: Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích CTTC doanh nghiệp. Phần II: Phân tích CTTC tại công ty Cổ Phần XLTH Bình Định. Phần III: Đánh giá tổng quát về CTTC và hoàn thiện CTTC tại công ty Cổ Phần XLTH Bình Định. Do tài liệu còn thiếu thốn và thời gian trải nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên dù đã cố gắng hết sức nhưng chuyên đề tốt nghiệp sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô và các cô chú phòng Kế toán - tài vụ để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Quy Nhơn, Ngày 2 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Trần Thị Băng Thanh PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Cấu trúc tài chính doanh nghiệp Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một khái niệm rộng, phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. 1.1.2. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp Phân tích CTTC là phân tích khái quát về tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để từ đó làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính. Một CTTC còn chỉ ra những tác động đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp. Thông qua phân tích CTTC, nhà quản lý có thể tìm ra phương cách tốt nhất trong việc kết hợp giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Phân tích CTTC doanh nghiệp rất hữu ích trong việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Giúp cho những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, để có những quyết định mang tính chiến lược trong tương lai. Phân tích CTTC doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu chung sau đây: * Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị liên quan (như ngân hàng, nhà

doc92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cấu trúc tài chính và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty Cổ Phần XLTH Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2008 các chỉ tiêu trên tăng giảm thất thường. Hàng tồn kho tăng thêm 1,584 tỷ đồng, nợ phải thu khách hàng lại giảm khoảng 0,874 tỷ và nợ người bán cũng giảm 1,705 tỷ đồng. Lúc này làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng tăng thêm gần 2 tỷ đồng so với năm 2007. Với khuynh hướng biến động như trên ta thấy các yếu tố này tác động lẫn nhau làm cho nhu cầu VLĐ ròng tăng lên. Tuy nhiên với cách xác định nhu cầu VLĐ ròng như trên chỉ cho sự tác động nhỏ hẹp giữa hàng tồn kho, nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán. Một cách tổng quát hơn nhu cầu vốn lưu động ròng còn liên quan đến các nguồn vốn tạm thời khác, như nợ lương, thuế…Do vậy ta có bảng phân tích nhu cầu VLĐ sau: Bảng 2.13: Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Hàng tồn kho 961.962.283 2.179.589.172 3.303.799.717 2. Nợ phải thu 10.473.562.845 12.751.566.690 11.215.309.472 3. Nợ ngắn hạn (trừ nợ vay) 8.418.783.089 10.274.259.810 7.915.924.720 4. Nhu cầu VLĐ ròng (4) = (1) + (2) - (3) 3.016.742.034 4.656.896.052 6.603.184.469 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2006 đến năm 2008-phòng Kế toán Tài vụ) Với cách xác định nhu cầu VLĐ ròng ở bảng 2.13 thì nhu cầu VLĐ ròng của công ty nhỏ hơn cách xác định như trên. Lúc này nhu cầu VLĐ ròng qua ba năm 2006, 2007 và 2008 lần lượt là 3.016.742.034 đồng, 4.656.896.052 đồng và 6.603.184.469 đồng. Như vậy theo cách tính này thì VLĐ ròng của công ty vẫn đang tăng liên tục qua 3 năm. Đây cũng chính là kết quả của sự tác động giữa các yếu tố hàng tồn kho, nợ phải thu và nợ ngắn hạn (không kể nợ vay ngắn hạn). Theo số liệu ở bảng 2.13 ta thấy hàng tồn kho, nợ phải thu và nợ ngắn hạn (không kể nợ vay ngắn hạn) luôn có sự biến đổi không ngừng và đặc biệt theo chiều hướng tăng vào cuối năm 2007. So sánh giữa năm 2007 và 2006 thì hàng tồn kho tăng hơn 1,2 tỷ đồng, nợ phải trả tăng hơn 1,8 tỷ đồng và nợ phải thu tăng hơn 2,2 tỷ đồng. Kết quả là năm 2007 nhu cầu VLĐ ròng tăng gần 2 tỷ đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 ta nhận thấy có sự biến động trái ngược ở trên, các chỉ tiêu hàng tồn kho tiếp tục tăng, trong khi đó nợ phải thu và nợ phải trả đều có xu hướng giảm đi. Cụ thể, vào năm 2008 này hàng tồn kho tăng hơn 1,12 tỷ đồng, nợ phải thu giảm hơn 1,53 tỷ đồng và nợ phải trả giảm hơn 2,3 tỷ đồng. Khi đó nhu cầu VLĐ ròng của công ty là 6.603.184.469 đồng, tăng gần 2 tỷ đồng so với năm 2007. Ta nhận thấy tuy trong năm 2007 cả ba chỉ tiêu đều biến động cùng chiều nhau nhưng năm 2008 thì chỉ tiêu HTK có sự biến động ngược chiều với hai chỉ tiêu trên. Và chúng có mối quan hệ với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có thể khái quát về mối quan hệ của các chỉ tiêu trên với doanh thu bán hàng như sau: Theo số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 12.180.756.525 đồng, năm 2007 doanh thu thuần tăng lên đạt 18.158.244.818 đồng và tiếp tục tăng lên 21.273.141.978 đồng vào cuối năm 2008. Trong thời gian này đáng lý ra nợ phải thu cũng liên tục tăng lên nhưng không phải như vậy, theo số liệu ở bảng 2.13 ta thấy trong năm 2007 nợ phải thu khách hàng lần lượt tăng từ 10.473.562.845 đồng lên 12.751.566.690 đồng nhưng đến năm 2008 thì nợ phải thu lại giảm xuống còn 11.215.309.472 đồng. Trên thực tế số dư các khoản nợ phải thu khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu bán hàng vì sự gia tăng của doanh thu bán hàng kéo theo nợ phải thu khách hàng tăng lên. Doanh thu bán hàng tăng lên có nghĩa là hoạt động tiêu thụ gia tăng và sẽ kéo theo sự gia tăng các khoản nợ tín dụng và từ các nhà cung ứng. Vậy có thể thấy nhu cầu VLĐ ròng có liên quan đến một dãy các hoạt động có tính tuần hoàn của công ty, đó là quá trình cung ứng, sản xuất và tiêu thụ. Trong ba năm qua nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty luôn ở mức cao, trong khi đó vốn lưu động ròng tuy có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với nhu cầu vốn lưu động ròng, nên không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng và công ty phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần tài sản cố định. Do vậy để đảm bảo vốn cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải vay nợ từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng để bù đắp. Tăng vốn vay sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn do vậy gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là vấn đề lớn mà công ty cần phải xem xét và điều chỉnh. 2.2.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngân quỹ ròng và cân bằng tài chính Phân tích cân bằng tài chính thông qua ngân quỹ ròng chính là phân tích mối quan hệ tương quan giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng. Phần chênh lệch giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng được gọi là ngân quỹ ròng. Ta có bảng phân tích cân bằng tài chính thông qua ngân quỹ ròng như sau: Bảng 2.14: Phân tích mối quan hệ giữa ngân quỹ ròng và cân bằng tài chính ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. VLĐ ròng 751.358.182 2.953.712.386 2.397.338.863 2. Nhu cầu VLĐ ròng 3.016.742.034 4.656.896.052 6.603.184.469 3. Ngân quỹ ròng (3) = (1) - (2) -2.265.383.852 -1.703.183.666 -4.205.845.606 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2006 đến năm 2008-phòng Kế toán Tài vụ) Từ bảng phân tích trên cho thấy ngân quỹ ròng của công ty trong cả ba năm 2006, 2007, 2008 đều mang giá trị âm (NQR<0). Cụ thể năm 2006 ngân quỹ ròng âm 2.265.383.852 đồng, đến năm 2007 giá trị này còn âm 1.703.183.666 đồng và đến năm 2008 vì nhu cầu VLĐ ròng quá nhiều nên ngân quỹ ròng thâm hụt tới 4.205.845.666 đồng. Điều này chứng tỏ VLĐ ròng của công ty không đủ tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng. Phần thiếu hụt này công ty phải bù đắp bằng các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng. Như vậy cân bằng tài chính trong trường hợp này là kém an toàn, doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh và áp lực về thanh toán rất nặng nề. Năm 2006 ngân quỹ ròng của công ty -2.265.383.852 đồng vì nhu cầu VLĐ ròng đến 3.016.742.034 đồng trong khi đó VLĐ ròng chỉ có 751.358.182 đồng. Phần thiếu hụt này công ty vay ngắn hạn từ các ngân hàng để bù đắp, khi tiến hành vay ngắn hạn đồng nghĩa với việc công ty chấp nhận rủi ro, chịu áp lực thanh toán nợ ngắn hạn cao và hàng năm công ty phải tốn một khoản chi phí cao cho việc vay vốn đó. Năm 2007 ngân quỹ ròng của công ty ít thiếu hụt hơn năm 2006, ngân quỹ ròng lúc này là -1.703.183.666 đồng. Cuối năm 2007 VLĐ ròng tăng 2.953.712.386 đồng, trong khi đó nhu cầu VLĐ ròng tăng 4.656.896.052 đồng. Sự thiếu hụt ngân quỹ ròng vẫn ở mức cao nhưng đã cải thiện hơn năm 2006, cụ thể ngân quỹ ròng đạt -1.703.183.666 đồng. Nhưng vào cuối năm 2008 tình hình thiếu hụt lại quay về trạng thái nặng nề hơn. VLĐ ròng tăng 2.397.338.863 đồng, trong khi đó nhu cầu VLĐ ròng tăng tới 6.603.184.469 đồng. Chính sự chênh lệch này đã làm ngân quỹ ròng thiếu hụt tới 4.205.845.666 đồng. Qua nội dung phân tích ở trên ta thấy ngân quỹ ròng âm liên tục trong ba năm có nghĩa là công ty đang mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Áp lực thanh toán nợ ngắn hạn cao và rủi ro mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chắc chắn. Điều này cho thấy công ty đang đứng trước tình trạng mất cân bằng tài chính ngắn hạn ngày càng trầm trọng. Để cải thiện tình hình mất cân bằng tài chính ngắn hạn như hiện nay thì vấn đề đặt ra cho công ty là cần rút ngắn sự chênh lệch giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng bằng cách đề ra những biện pháp khắc phục trong tương lai. Nếu tình trạng này kéo dài thì nguy cơ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là không tránh khỏi. Qua phân tích ta thấy công ty chỉ đạt cân bằng tài chính trong dài hạn còn trong ngắn hạn thì mất cân bằng trầm trọng. Do đó công ty cần xem xét lại việc sử dụng vốn của mình. PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XLTH BÌNH ĐỊNH 3.1. Đánh giá tổng quát cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần XLTH Bình Định 3.1.1. Những ưu và nhược điểm về cấu trúc tài chính đang tồn tại trong công ty 3.1.1.1. Ưu điểm Qua việc phân tích cấu trúc tài chính của công ty ở phần 2 cho thấy quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, cấu trúc tài chính có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên dần tăng lên, không những đủ tài trợ cho tài sản cố định mà còn dôi ra một phần tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Chính vì thế mà công ty đạt được cân bằng tài chính trong dài hạn. Trong nguồn vốn thường xuyên, nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng dần, nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung từ các cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thu được. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đặc biệt vào cuối năm 2008, làm tính tự chủ về tài trợ tài sản cố định nhờ đó được cải thiện. Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng thấp dẫn đến chi phí khấu hao cũng thấp, điều này sẽ giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh của công ty khi công ty hoạt động kém hiệu quả. Và do đặc điểm hoạt động của công ty diễn ra ở nhiều khu vực, vì vậy nếu tỷ trọng tài sản cố định nhiều sẽ gây khó khăn trong việc vận chuyển. Với đặc trưng này chính sách của công ty là không mua sắm thêm tài sản cố định mà đi thuê khi có nhu cầu. Công ty đã có chính sách quản lý hàng tồn kho tương đối hợp lý, tỷ trọng hàng tồn kho trong 3 năm vừa qua đều chiếm tỷ trọng thấp. Do đó công ty đã tiết kiệm được một khoản tiền cho việc dự trữ hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu xây dựng qua các năm. Nhờ vào công tác quản lý trên cơ sở xây dựng kế hoạch về nguyên vật liệu trước khi tiếp nhận công trình, điều này đã giúp cho công ty có những chính sách phù hợp trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho công trình. Chính sách quản lý các khoản phải thu khách hàng chi tiết cho từng khách hàng và từng công trình cụ thể, điều này giúp cho công ty biết được khách hàng nào có khả năng thanh toán tốt và có uy tín trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc ký kết hợp đồng. 3.1.1.2. Nhược điểm Bên cạnh một số kết quả đạt được, cấu trúc tài chính của công ty vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm và điều chỉnh. Tuy công ty quản lý nợ cũng tương đối chặt chẽ nhưng việc khách hàng nợ đọng kéo dài vẫn còn nhiều, hiện nay công ty chưa có biện pháp để khắc phục tình trạng này. Điều này đã làm cho công ty gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc quay vòng vốn vì đa số tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty là nợ phải thu khách hàng. Và điều này cũng chứng tỏ một số vốn của công ty đã bị các tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng. Lượng tiền để công ty hoạt động vào cuối kỳ không đủ cho nhu cầu quay vòng vốn của công ty. Lượng tiền để công ty hoạt động quá ít, tuy nó không gây ra tình trạng lãng phí vốn nhưng lại gây cho công ty các khó khăn trong việc thanh toán với nhà cung cấp. Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng thấp làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Vì trong thời buổi này đa số các công trình đều đòi hỏi xây dựng phải được tiến hành bằng các phương tiện kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu khoa học vào lĩnh vực xây dựng. Nhưng tình hình của công ty thì chỉ có thể xây dựng các công trình có quy mô vừa và nhỏ. Do đó lợi nhuận từ các công trình mang lại vẫn chưa cao. Việc vay nợ của công ty ngày càng có xu hướng tăng, nhưng đồng thời với việc vay nợ là ta cũng phải trả với một mức chi phí ngày càng tăng. Mặt khác số tiền mà ngân hàng cho phép công ty nợ có thời hạn không phải là vô hạn. Do đó nếu tình trạng vay nợ tiếp tục diễn ra ngày càng tăng thì đến lúc công ty sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán hoặc phải đi vay với một mức lãi suất cao hơn. Do đó trong tương lai công ty cần phải có biện pháp để huy động nguồn vốn khác để đầu tư cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty tuy đạt được trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn nhưng đây không phải là tiềm năng thực sự của công ty mà do công ty đầu tư vào tài sản cố định quá thấp. Do vậy việc cân bằng tài chính trong dài hạn này cũng không được đảm bảo vì chỉ cần công ty đầu tư thêm vào tài sản cố đinh thì việc cân bằng tài chính này sẽ dễ bị phá vỡ. Mặt khác công ty bị mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn, làm cho áp lực thanh toán nợ ngắn hạn tăng và rủi ro mất thanh toán là khá cao. 3.1.2. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của công ty Ngày nay theo xu hướng ngày càng hiện đại hoá khoa học kỹ thuật, mọi ngành nghề đều đang trên đà phát triển trong đó bao gồm cả ngành xây dựng. Do đó việc xây dựng không nên chỉ tiến hành thủ công mà cần phải áp dụng các tiến bộ khoa học vào công tác xây dựng. Một mặt, do điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng trong và ngoài tỉnh, đòi hỏi việc xây dựng cần phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các phương tịên hiện đại để việc xây dựng được thực hiện tốt và đạt chất lượng cao hơn. Mặt khác, để đẩy nhanh khả năng cạnh tranh, công ty cần phải đầu tư mới máy móc thiết bị để có thể xây dựng các công trình lớn mà thị trường đang cần chứ không thể chỉ xây dựng các công trình có quy mô nhỏ lẻ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của công ty không cao và dễ dàng bị đào thải. 3.1.2.1. Đặc điểm về cấu trúc tài sản của công ty Trong quá trình phân tích trên ta cũng đã hình dung được phần nào về việc phân bổ tài sản của công ty. Tài sản của công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn mà tập trung chủ yếu là nợ phải thu còn tái sản cố định lại chiếm tỷ trọng rất thấp. Nếu ta đâu tư nhiều tài sản cố định thì những tài sản này được dùng để đảm bảo cho các khoản nợ của công ty, và nó cũng làm cho đòn cân định phí tăng gây rủi ro cho công ty trong trường hợp công ty làm ăn không hiệu quả. Vì vậy đặc điểm về cấu trúc tài sản có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó cần phải có những quyết định đúng đắn để xây dựng một cấu trúc tài sản cho hợp lý. 3.1.2.2. Tỷ suất lãi vay Nguồn vốn của công ty gồm hai bộ phận cơ bản là vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Khi công ty dùng nguồn vốn từ việc vay nợ thì công ty cần phải trả chi phí sử dụng vốn vay. Chi phí này không được xem là chi phí kinh doanh mà nó là chi phí tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Tỷ suất vay càng cao thì chi phí sử dụng vốn vay càng lớn làm hạn chế khả năng vay nợ của công ty. Vì mỗi doanh nghiệp chỉ có một hạn mức vay nợ nhất định, do đó khi doanh nghiệp vay hết trong hạn mức cho phép thì sẽ không được phép vay nữa và doanh nghiệp phải vay ngoài với một mức lãi suất cao hơn. Do đó khi vay tiền doanh nghiệp cần quan tâm đến lãi suất vay (i), tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) và hạn mức vay mà ngân hàng cho phép. Trong thực tế của công ty hiện nay thì việc vay nợ càng nhiều sẽ gây cho công ty rất nhiều khó khăn trong tương lai vì hạn mức ngân hàng cho phép đã gần đạt chỉ tiêu. Mặt khác theo xu hướng hiện nay các ngân hàng đang dần tăng lãi suất cho vay vì vậy công ty đang đứng trước nguy cơ phải trả một chi phí tài chính khá lớn điều này sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Vì vậy ta cần xem xét về tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) như thế nào để công ty có quyết định đúng đắn trong việc có nên hay không sử dụng tỷ suất nợ như hiện nay. Ta có bảng phân tích về tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản trong ba năm như sau: Bảng 3.1: Phân tích về tỷ suất sinh lợi tài sản ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.LN trước thuế 221.035.491 246.731.931 658.703.094 2.Chi phí lãi vay 285.884.514 459.755.867 459.588.862 3.Tổng tài sản 13.370.654.951 18.337.111.435 19.313.302.763 4.RE(%) (4) = [(1)+(2)]:(3) 3,8% 3,85% 5,8% Ta có lãi suất vay ngân hàng là 0,83%/tháng, nên lãi suất năm của công ty là i = 0,83% x 12 = 9,96%/năm. Như vậy việc vay nợ sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm. Thế nên trong năm tới công ty cần có biện pháp để giảm tỷ suất nợ trên vốn và hạn chế tình trạng vay nợ. 3.2. Quan điểm hoàn thiện việc phân tích cấu trúc tài chính của Công ty Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu một doanh nghiệp có cấu trúc tài chính khả quan đảm bảo thanh toán, đầu tư hiệu quả,… thì doanh nghiệp đó cần phải phát triển bền vững. Qua phân tích cho thấy, Công ty Cổ phần Xây Lắp Tổng Hợp Bình Định bên cạnh một số mặt mạnh vẫn còn một số mặt không hợp lý và đó là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển gia tăng lợi nhuận của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó em xin đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế để nâng cao hiệu quả sản xuất. - Biện pháp thứ nhất: Quản lý tốt khoản mục vốn bằng tiền. - Biện pháp thứ hai: Quản lý chặt chẽ khoản phải thu. - Biện pháp thứ ba: Đầu tư thêm vốn vào TSCĐ - Biện pháp thứ tư: Dự toán nhu cầu vốn lưu động của công ty nhằm chủ động trong việc huy động vốn. - Biện pháp thứ năm: Giảm vay ngắn hạn, tăng vay dài hạn và tiết kiệm chi phí lãi vay bằng cách huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ, công nhân viên trong công ty 3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần XLTH Bình Định 3.3.1. Biện pháp thứ nhất: Quản lý tốt khoản mục vốn bằng tiền Lý do thực hiện biện pháp Vì trong những năm gần đây lượng tiền của doanh nghiệp còn rất ít, nên mỗi lần cần đến tiền công ty thường phải đi vay hoặc nợ người bán một thời gian mới trả. Vì vậy do đó ta cần phải xây dựng kế hoạch cho việc dự trữ tiền để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty và thường thì ta lên kế hoạch tháng. - Phần thu: ta phải liệt kê tính toán tất cả các khoản có thể thu được trong tháng của doanh nghiệp như: thu do khách hàng nợ, thu do lãi tiền gửi, thu do bán hàng, cung cấp dịch vụ… - Phần chi: bên cạnh việc dự toán phần thu thì ta cũng cần xác định trong tháng ta cần chi những mục nào và tổng khoản chi trong tháng cho các khoản mục đó là bao nhiêu. Chẳng hạn như: chi trả lương công nhân viên, mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Do đó ta cần phải tính cho nó một lượng tiền dự trữ thích hợp. Từ việc tính toán liệt kê trên thì ta thấy phần thu bù cho phần chi nếu thấy còn thiếu thì ta nên dự trữ một lượng tiền để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong tháng. Mặt khác ta cũng cần phải lên được kế hoạch chi tiết là sẽ thu và chi tiền vào ngày nào trong tháng để có thể cung ứng lượng tiền đúng và kịp thời tránh tình trạng lãng phí vốn hay là không có tiền để chi trả đúng hẹn. Ta có một ví dụ đơn giản như: giả sử trong tháng ta có tổng các khoản thu được là 3 tỷ đồng và đều được thu vào đầu tháng. Còn tổng các khoản chi là 4 tỷ đồng và được thực hiện vào cuối tháng. Trong điều kiện này thì đầu tháng doanh nghiệp chỉ cần có một số dư nợ trên tài khoản tiền là 1 tỷ đồng. Và lượng tiền thu được ta có thể đem gửi ngân hàng đến ngày cần chi trả ta có thể rút về để thanh toán nhằm tránh được tình trạng lãng phí vốn của doanh nghiệp. Trong điều kiện ngược lại nếu việc chi lại được thực hiện đầu tháng và việc thu tiền lại xảy ra vào cuối tháng thì lúc này lượng tiền dự trữ của doanh nghiệp phải lên đến 4 tỷ đồng. Qua đó ta cũng thấy được cùng một lượng thu chi như nhau nhưng thời gian thu chi khác nhau thì lượng tiền dự trữ để đáp ứng nhu cầu cũng khác nhau. Vì vậy ta cần lập dự toán thu chi tiền trong tháng cho chính xác để tránh tình trạng lãng phí vốn hay không đủ tiền để chi trả. Vì lý do trên đây mà công ty cũng cần phải có một chính sách dự trữ tiền hợp lý, vừa đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày, không dư thừa quá mức dễ dẫn đến số vốn nhàn rỗi quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Muốn như vậy theo em công ty cần phải quản lý từng khâu trong quá trình thu, chi tiền mặt để trên cơ sở đó công ty có thể nắm bắt kịp thời số lượng vốn bằng tiền hiện có để kịp thời có những chính sách, biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn . Đồng thời để duy trì một lượng vốn bằng tiền phù hợp, công ty cần phải lập kế hoạch vốn bằng tiền, thông qua đó có thể phân tích được dòng tiền thu, dòng tiền chi và nợ tới hạn của công ty. Từ đó công ty có thể dự toán được nguồn thu, chi trong tháng để có kế hoạch huy động vốn phù hợp. Nội dung thực hiện biện pháp BÁO CÁO KẾ HOẠCH VỐN BẰNG TIỀN ĐVT: đồng Chỉ tiêu Quí I Quí II Quí III Quí IV I. Dòng tiền thu 1. Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Tiền thu từ hoạt động khác II. Dòng tiền chi 1. Tiền trả nhà cung cấp 2. Trả cho công nhân viên 3. Nộp thuế cho nhà nước 4. Các khoản chi khác III. Chênh lệch thu chi 1. Tiền tồn đầu kỳ 2. Tiền tồn cuối kỳ 3. Tiền tồn tối thiểu 4. Số tiền thừa Đối với các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, nhàn rỗi ở đây chỉ mang tính tạm thời cho đến khi tiền được huy động vào kinh doanh. Tiền nhàn rỗi của công ty chủ yếu là gửi ngân hàng với lãi suất thường thấp, công ty chưa tìm kiếm được cơ hội đầu tư nào khác. Tuy nhiên, theo em công ty có thể sử dụng số tiền tạm thời nhàn rỗi này để kinh doanh như bán nhiên liệu như xăng, dầu và các loại vật liệu xây dựng ra bên ngoài dựa trên các lợi thế đã có sẵn của công ty. Như thế công ty vừa có thể tận dụng được số tiền tạm thời nhàn rỗi để đầu tư kinh doanh với mục đích sinh lời và có thể mở rộng quy mô vốn của công ty. Tuy nhiên công ty cần lưu ý rằng, mục tiêu của quản trị tài chính là đồng thời theo đuổi hai mục tiêu: sinh lợi và thanh khoản. Do vậy, khi quyết định đầu tư công ty phải hết sức lưu ý đến hai mục tiêu này. Theo đuổi mục tiêu lợi nhuận - tiền phải được sử dụng dù là tạm thời trong ngắn hạn, sao cho tạo ra lợi nhuận cho công ty. Nhưng do tiền nhàn rỗi tạm thời nên không được sử dụng để đầu tư lâu dài vào những tài sản kém thanh khoản. Vì vậy bên cạnh việc kinh doanh nói trên công ty cần chú trọng công tác thu hồi vốn tránh tình trạng ứ đọng vốn. 3.3.2. Biện pháp thứ hai: Quản lý chặt chẽ khoản phải thu Lý do thực hiện biện pháp Quản lý khoản phải thu là việc hết sức quan trọng, đó là bước trung gian để hoán chuyển khoản phải thu bằng tiền của công ty, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý vốn lưu động. Quản lý khoản phải thu tốt sẽ góp phần đáng kể vào việc sử dụng vốn hiệu quả. Tại công ty khoản mục phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, là vấn đề có liên quan đến việc tính toán cho số tiền dự trữ hoạt động sản xuất trong năm và hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có chính sách để đẩy nhanh việc thu nợ từ khách hàng tránh tình trạng nợ kéo dài. Qua phân tích về tình hình phải thu trong ba năm vừa rồi tuy có được cải thiện nhưng nợ phải thu vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, do đó ta cần có những chính sách để đẩy mạnh hơn nữa việc thu hồi nợ. Như ta đã biết việc ký hợp đồng xây dựng các công trình nhà nước thường được thông qua ban quản lý dự án vì vậy việc đòi nợ là rất khó và thường kéo dài gây nhiều bất lợi cho công ty. Thời gian này công ty luôn phải đi vay vốn để trả nợ cho nhà cung cấp và phải bỏ ra một khoản chi phí về lãi vay trong khi đó công ty lại đang có những khoản nợ đọng kéo dài mà chưa thu hồi được và những khoản nợ này thì công ty không cần phải trả lãi. Nếu như tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì trong thời gian đến công ty chưa chắc thu hồi được hết các khoản nợ này. Nội dung thực hiện biện pháp BẢNG THEO DÕI TÌNH HÌNH CÔNG NỢ KHÁCH HÀNG Tháng…năm… Tên khách hàng Phát sinh nợ Phần thanh toán Theo dõi nợ quá hạn Ngày chứng từ Hạn thanh toán Giá trị nợ Ngày trả Giá trị trả Còn lại Thời gian quá hạn Giá trị quá hạn Thanh toán nợ quá hạn Tổng Thông qua báo cáo này, ta có thể dễ dàng quan sát được khoản nợ nào đã trả, khoản nợ nào chưa trả, khoản nợ nào quá hạn và quá hạn bao nhiêu ngày. Từ đó công ty có thể căn cứ để lập kế hoạch xử lý đối với các khoản nợ quá hạn như: gửi thông báo đến khách hàng, nhắc nhở khách hàng về các khoản nợ bằng các phương tiện thông tin, nếu các khoản nợ đó quá lớn thì có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật. Bên cạnh đó, khi ký kết hợp đồng giữa 2 bên cần phải quy định thời gian trả nợ, nếu sau thời gian quy định mà bên A chưa trả hết nợ thì ta sẽ tính một mức lãi suất hay còn gọi là tiền phạt do làm sai hợp đồng. Còn nếu bên A trả tiền trước hạn thì ta sẽ trích ra một khoản để thưởng.(Vấn đề này được dùng để áp dụng cho các công trình tư nhân). Báo cáo này được lập và xử lý theo yêu cầu của nhà quản lý, vì vậy dựa vào nó công tác phân tích có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào thời điểm quyết toán. Mặt khác để nâng cao hiệu quả trong công tác thu hồi nợ công ty có thể sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp. Vì thông qua hoạt động mang tính chuyên nghiệp và trải qua kinh nghiệm thì hiệu suất thu hồi nợ dần dần sẽ nâng cao trong khi chi phí thu hồi nợ có thể giảm. 3.3.3. Biện pháp thứ ba: Đầu tư thêm vốn vào TSCĐ Qua quá trình phân tích trên ta thấy được tình hình về TSCĐ của công ty chiếm rất ít và đã lạc hậu, vì vậy ta cần phải có một chính sách đầu tư nâng cấp TSCĐ. Trong tình hình hiện tại của công ty thì vốn không đủ để mua sắm hàng loạt được. Do đó công ty có thể mua một số máy móc thiết bị chủ đạo để phục vụ cho việc sản xuất. Hoặc công ty có thể sử dụng biện pháp là đi thuê tài chính vì với phương thức này công ty không bỏ vốn đầu tư nhưng phải trả tiền thuê hàng tháng, phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng… Sau thời gian ký hợp đồng công ty có thể mua lại với giá trị còn lại thấp. Do tình hình đặc trưng của ngành xây dựng việc sản xuất không phải tập trung tại doanh nghiệp mà được phân bổ ở nhiều nơi vì vậy rất khó khăn trong việc vận huyển máy móc. Vì vậy công ty chỉ nên đầu tư các loại thiết bị có khả năng di chuyển dễ dàng và việc đầu tư này cũng cần phải phù hợp với những chính sách của công ty. 3.3.4. Biện pháp thứ tư: Dự toán nhu cầu vốn lưu động của công ty nhằm chủ động trong việc huy động vốn. Lý do thực hiện biện pháp Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hay lớn tuỳ thuộc vào cơ cấu vốn, và để đạt được một khoản doanh thu nào đó đòi hỏi phải có một lượng vốn thích hợp. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn sẽ tác động mạnh đến mức doanh thu. Thực tế việc quản lý cấu trúc tài chính tại công ty luôn nảy sinh nhu cầu về vốn, đòi hỏi nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các nguồn tài trợ cho đơn vị một cách hợp lý nhất. Xác định nhu cầu vốn lưu động chính xác, hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng: - Đảm bảo cho quá trình sản xuất và lưu thông của doanh nghiệp dược tiến hành liên tục, đồng thời tránh được tình trạng ứ đọng và lãng phí vốn. - Là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động đối với doanh nghiệp. - Để sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả vốn lưu động, đồng thời là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn lưu động trong nội bộ doanh nghiệp. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động: Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tuỳ hoàn cảnh cụ thể thực tế mà lựa chọn phương pháp xác định hợp lý với quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Việc tính toán nhu cầu số vốn tối thiểu chủ yếu là nhằm giúp doanh nghiệp có căn cứ để quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dự toán nhu cầu vốn lưu động tại doanh nghiệp, song phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu là được sử dụng phổ biến nhất. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán và phù hợp cho các dự báo về khoản tiền, nợ phải thu…Việc xác định vốn tăng thêm theo phương pháp này sẽ giúp cho bộ máy lãnh đạo công ty chủ động trong quá trình huy động vốn, tránh tình trạng huy động vốn quá mức là ứ đọng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Các bước thực hiện biện pháp: Bước 1: Tính số dư bình quân các khoản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp năm trước. Bước 2: Chọn những khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và quan hệ chặt chẽ với doanh thu, tính tỷ lệ % các khoản đó so với doanh thu. Bước 3: Dùng tỷ lệ % đó và doanh thu dự báo của năm thực hiện biện pháp để dự báo nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt động của công ty. Bước 4: Trên cơ sở đó tìm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh tại công ty. Cụ thể ta có bảng số liệu như sau: Bảng 3.2: Bảng tính các khoản mục ảnh hưởng đến doanh thu Đvt: 1000đ TÀI SẢN Số dư % so với doanh thu NGUỒN VỐN Số dư % so với doanh thu bình quân bình quân 1.Tiền 2.666.960.243 12,54 1.Vay và nợ ngắn hạn 5.212.880.000 24,5 2. Các khoản phải thu 7.215.309.472 33,92 2.Phải trả cho người bán 4.591.766.598 21,58 3. Hàng tồn kho 6.303.799.717 29,63 4.Tài sản ngắn hạn khác 200.599.083 0,94 Cộng 77,03 Cộng 46,8 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008) Một số chỉ tiêu năm 2008 liên quan tính toán: Doanh thu: 21.273.141.978 đồng Lợi nhuận sau thuế: 468.350.484 đồng Qua bảng 3.2 ta thấy cứ 1 đồng doanh thu tăng thêm thì công ty cần phải bổ sung 0,7703 đồng vốn lưu động. Tuy nhiên, cứ 1 đồng doanh thu tăng thêm nguồn vốn phát sinh tự động hay công ty đi chiếm dụng đương nhiên là 0,468 đồng. Như vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng thêm công ty cần bổ sung là: 0,7703 – 0,468 =0,3023 (đồng) Năm 2009, công ty dự kiến mức doanh thu thấp hơn năm 2008, khoảng 10.378.235.000 đồng. Vì vậy ta có thể tính nhu cầu vốn lưu động giảm xuống là: (10.378.235.000 – 21.273.141.978) x 0,3023 = - 3.293.530.377 (đồng) Như vậy trong năm tới doanh nghiệp cần phải giảm lượng vốn lưu động xuống 3.293.530.377 đồng tương ứng với doanh thu giảm đi của doanh nghiệp Khi đó nhu cầu vốn lưu động ròng sẽ là : 6.603.184.469 -3.293.530.377 = 3.309.654.092 đồng. Tìm nguồn trang trải cho nhu cầu vốn năm 2009: Tổng lợi nhuận sau thuế dự kiến năm 2009 là 125.764.000 đồng. Lợi nhuận giữ lại có thể sử dụng làm vốn lưu động là: 125.764.000 x 20% = 25.152.800 đồng. Như vậy, nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2009 có thể dụng loqị nhuận giữ lại để trang trải là 25.152.800 đồng. Phần còn thiếu là 3.309.654.092 – 25.152.800 = 3.284.501.292 đồng công ty phải tiến hành huy động từ các tổ chức bên ngoài. 3.3.5. Biện pháp thứ năm: Giảm vay ngắn hạn, tăng vay dài hạn nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay bằng cách huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ, công nhân viên trong công ty. * Lý do lựa chọn biện pháp: Công ty được đánh giá là có lớn mạnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là nguồn vốn kinh doanh, từ đây giúp cho nhà quản trị lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó đặc điểm của công ty xây dựng là bên A chiếm dụng vốn dưới hình thức chưa thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Công ty cổ phần xây lắp tổng hợp Bình Định cũng không nằm ngoài khả năng này vì vậy công ty chiếm dụng vốn dưới nhiều hình thức: vay ngân hàng, tín dụng thương mại, thuế phải nộp nhưng chưa nộp, trả hộ công nhân viên nhưng chưa trả, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên…qua việc phân tích tình hình tài chính cho thấy hàng năm công ty phải trả một khoản vay rất lớn cho việc vay vốn ngân hàng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó công ty cần tăng nợ dài hạn. Vì vậy việc đề ra giải pháp tiết kiệm trả lãi vay bằng cách huy động vốn của cán bộ, công nhân viên công ty là hết sức cần thiết và hiệu quả. Hiện tại nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn mặc dù hàng năm đều đợc bổ sung. Vốn này thường được dùng để tài trợ cho TSCĐ, phần còn dôi ra công ty dùng để đầu tư cho TSNH, trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi sử dụng nguồn vốn này sẽ không chịu áp lực thanh toán. Do đó để tăng hiệu quả kinh doanh, cải thiện nguồn vốn chủ sở hữu, em xin đóng góp một số ý kiến. Nội dung thực hiện biện pháp : + Huy động vốn của cán bộ, công nhân viên của công ty là hoàn toàn có thể được vì thu nhập bình quân của họ khá cao, khi đó cả hai bên người lao động và công ty đều có lợi, cụ thể như sau: - Lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 6 tháng: 0,76%/tháng x 12 = 9,12%/năm - Lãi suất tiền vay ngân hàng kỳ hạn 6 tháng: 0,83%/tháng x 12 = 9,96%/năm Giả sử lãi suất huy động là 9,36%/năm và mức huy động vốn là 10 triệu đồng/người. Nếu huy động hết 106 cán bộ công nhân viên thì công ty sẽ thu được một lượng tiền tối thiểu là: 106 x 10tr = 1060 triệu đồng. Kết quả là công ty tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay: 1060 x (9,96% – 9,36%) = 6,36 triệu đồng Công nhân viên được lợi thêm: 1060 x (9,36% - 9,12%) = 2,544 triệu đồng. Nếu công ty áp dụng biện pháp này tức là lãi suất huy động vốn lớn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng và nhỏ hơn lãi suất tiền vay ngân hàng sẽ giúp cho công ty giảm bớt gánh nặng chi phí lãi vay, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên công ty. Ngoài ra còn giảm áp lực thanh toán đến hạn; góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên với sự phát triển của công ty nói chung và lợi ích cá nhân nói riêng. + Mặt khác, trong thời gian tới công ty tiếp tục huy động vốn từ các cổ đông bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Công ty có thể sử dụng biện pháp trích lương của cán bộ công nhân viên theo một tỷ lệ nhất định để đóng cổ phần và ngoài ra công ty có thể phát hành cổ phiếu rộng rãi trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty nên xây dựng các phương án kinh doanh có tính khả thi cao, có khả năng mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận nhằm bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, chẳng hạn như: Từ nguồn vốn chủ sở hữu đã được bổ sung công ty có thể mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách sử dụng các tiềm lực vốn có của mình. Trong quá trình thực tập tại công ty em được biết công ty có XN số 5 chuyên sản xuất các loại vật liệu phục vụ cho các XN khác xây dựng. Công ty có thể mua sắm các máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất này nhằm đáp ứng nhu cầu của các XN khác và tham gia vào việc kinh doanh vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó tỷ trọng tài sản cố định của công ty là rất thấp công ty có thể mua sắm thêm để phục vụ cho việc sản xuất của mình, mặt khác có thể cho thuê tài sản cố định thi công cho các công trình của các công ty khác nhằm kiếm thêm thu nhập. Đây là nguồn lực đầy tiềm năng góp phần mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu của công ty. *Trên đây là một số phương hướng và biện pháp nhằm cải thiện cấu trúc tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty. Hy vọng phần nào giúp cho đơn vị ngày càng phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh. KẾT LUẬN ---aªb--- Qua việc phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Xây Lắp Tổng Hợp Bình Định em nhận thấy bên cạnh những điểm tích cực thì Công ty còn có những mặt hạn chế mà hiện nay công ty cũng đang tiến hành khắc phục. Đó là công ty đang đẩy mạnh góp vốn cổ phần để làm tăng tính tự chủ của công ty, tích cực tham gia quản lý tình hình nợ đọng của khách hàng và những chính sách để khắc phục tình trạng này trong tương lai. Hiện công ty đang đang kêu gọi nguồn vốn vay từ cán bộ công nhân viên trong công ty thay cho việc vay vốn từ ngân hàng để khắc phục tình trạng gần hết hạng mức vay ngân hàng trong tương lai… Nhưng dù thế nào đi nữa thì việc vay vốn trong tương lai công ty cần hạn chế và không tốt cho tình hình thực tế của công ty. Từ những điều này em hy vọng cấu trúc tài chính của công ty trong tương lai sẽ có nhiều biến chuyển tốt hơn nữa và có khả năng phát triển, cạnh tranh tốt hơn. Với trình độ và lý luận còn hạn chế của mình, trong quá trình phân tích sẽ có những chỗ còn hạn chế mong thầy cô thông cảm. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô TS. Nguyễn Thị Mai Hương cùng các thầy cô giảng dạy, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cùng các cô chú phòng Kế toán – tài vụ của Công ty Cổ Phần Xây Lắp Tổng Hợp Bình Định đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Quy nhơn, ngày 2 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Trần Thị Băng Thanh PHỤ LỤC BAÙO CAÙO KEÁT QUAÛ HOAÏT ÑOÄNG KINH DOANH Năm 2008 Ñôn vò tính: ñoàng CHÆ TIEÂU Maõ soá Thuyeát minh Năm 2008 Naêm 2007 1 2 3 4 5 1. Doanh thu baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï 01 VI.25 21,273,141,978 18,158,244,818 2. Caùc khoaûn giaûm tröø doanh thu 02 3. Doanh thu thuaàn veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï (10 = 01 - 02) 10 21,273,141,978 18,158,244,818 4. Giaù voán haøng baùn 11 VI.27 19,167,424,376 16,765,858,150 5. Lôïi nhuaän goäp veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï (20=10-11) 20 2,105,717,602 1,392,386,668 6. Doanh thu hoaït ñoäng taøi chính 21 VI.26 14,859,093 8,685,629 7. Chi phí taøi chính 22 VI.28 459,588,862 459,755,867 - Trong ñoù: chi phí laõi vay 23 459,588,862 459,755,867 8. Chi phí baùn haøng 24 9. Chi phí quaûn lyù doanh nghieäp 25 974,200,954 708,741,810 10. Lôïi nhuaän thuaàn töø hoaït ñoäng kinh doanh {30 = 20+(21-22)-(24+25)} 30 686,786,879 232,574,620 11. Thu nhaäp khaùc 31 2,300,000 18,637,311 12. Chi phí khaùc 32 30,383,785 4,480,000 13. Lôïi nhuaän khaùc(40=31-32) 40 -28,083,785 14,157,311 14. Toång lôïi nhuaän keá toaùn tröôùc thueá (50=30+40) 50 658,703,094 246,731,931 15. Chi phí Thueá thu nhaäp doanh nghieäp hieän haønh 51 VI.30 190,352,610 69,084,941 16. Chi phí thueá TNDN hoaõn laïi 52 VI.30 17. Lôïi nhuaän sau thueá TNDN(60=50-51-52) 60 468,350,484 177,646,990 18. Laõi cô baûn treân coå phieáu 70 Laäp, ngaøy thaùng naêm 2008 NGÖÔØI LAÂP BIEÅU KEÁ TOAÙN TRÖÔÛNG GIAÙM ÑOÁC BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙN Taïi ngaøy 31 thaùng 12 naêm 2008 Ñôn vò tính: ñoàng TAØI SAÛN MAÕ SOÁ THUYEÁT MINH SOÁ CUOÁI NAÊM (3) SOÁ ÑAÀU NAÊM (3) 1 2 3 4 5 A. TAØI SAÛN NGAÉN HAÏN 100 16,426,668,515 16,386,794,998 (100)=110+120+130+140+150 I Tieàn vaø caùc khoaûn töông ñöông tieàn 110 1,666,960,243 1,372,466,390 1 Tieàn 111 V.01 1,666,960,243 1,372,466,390 2 Caùc khoaûn töông ñöông tieàn 112 II Caùc khoûan ñaàu tö taøi chính ngaén haïn 120 V.02 40,000,000 40,000,000 1 Ñaàu tö ngaén haïn 121 40,000,000 40,000,000 2 Döï phoøng giaûm giaù chöùng khoaùn ñaàu tö ngaén haïn(*) (2) 129 (…) (…) III Caùc khoaûn phaûi thu 130 11,215,309,472 12,751,566,690 1 Phaûi thu khaùch haøng 131 8,593,165,357 9,467,826,225 2 Traû tröôùc cho ngöôøi baùn 132 3 Phaûi thu noäi boä ngaén haïn 133 2,341,299,472 3,024,587,675 4 Phaûi thu theo tieán ñoä keá hoaïch HĐXD 134 5 Caùc khoaûn phaûi thu khaùc 135 V.03 280,844,643 259,152,790 6 Döï phoøng phaûi thu ngaén haïn khoù ñoøi(*) 139 (…) (…) IV Haøng toàn kho 140 3,303,799,717 2,179,589,172 1 Haøng toàn kho 141 V.04 3,303,799,717 2,179,589,172 2 Döï phoøng giaûm giaù haøng toàn kho 149 (…) (…) V Taøi saûn ngaén haïn khaùc 150 200,599,083 43,172,746 1 Chi phí traû tröôùc ngaén haïn 151 200,414,026 43,172,746 2 Thueá GTGT ñöôïc khaáu tröø 152 185,057 3 Thueávaø caùc khoaûn khaùc phaûi thu Nhaø nöôùc 154 V.05 5. Taøi saûn ngaén haïn khaùc 158 B. TAØI SAÛN DAØI HAÏN 200 2,886,634,248 1,950,316,437 (200= 210+ 220+ 240+ 250+ 260) I. Caùc khoaûn phaûi thu daøi haïn 210 1 Phaûi thu daøi haïn cuûa khaùch haøng 211 2 Voán kinh doanh ôû ñôn vò tröïc thuoäc 212 3 Phaûi thu daøi haïn noäi boä 213 V.06 4 Phaûi thu daøi haïn khaùc 218 V.07 5. Döï phoøng phaûi thu daøi haïn khoù ñoøi(*) 219 (…) (…) II Taøi saûn coá ñònh 220 501,286,813 1,511,886,437 1 Taøi saûn coá ñònh höõu hình 221 V.08 501,286,813 1,049,511,398 - Nguyeân giaù 222 2,134,659,438 2,639,976,866 - Giaù trò hao moøn luõy keá(*) 223 1,633,372,625 1,590,465,468 2 Taøi saûn coá ñònh thueâ taøi chính 224 V.09 -nguyeân giaù 225 -Gia trò hao moøn luõy keá(*) 226 (…) (…) 3 Taøi saûn coá ñònh voâ hình 227 V.10 -Nguyeân giaù 228 -Giaù trò hao moøn luõy keá(*) 229 (…) 462,375,039 4 Chi phí xaây döïng cô baûn dôû dang 230 V.11 III Baát ñoäng saûn ñaàu tö 240 V.12 1,559,730,185 0 -Nguyeân giaù 241 1,662,330,459 -Giaù trò hao moøn luõy keá(*) 242 102600274 (…) IV Caùc khoaûn ñaàu tö taøi chính daøi haïn 250 11 0 0 1. Ñaàu tö vaøo coâng ty con 251 2. Ñaàu tö vaøo coâng ty lieân keát, lieân doanh 252 3. Ñaàu tö daøi haïn khaùc 258 V.13 4. Döï phoøng giaûm giaù ĐTTC DH (*) 259 (…) (…) V Taøi saûn daøi haïn khaùc 260 825,617,250 438,430,000 1. Chi phí traû tröôùc daøi haïn 261 V.14 825,617,250 431,718,000 2. Taøi saûn thueá thu nhaäp hoaõn laïi 262 V.21 3 Taøi saûn daøi haïn khaùc 268 6,712,000 TOÅNG TAØI SAÛN (270=100+200) 270 19,313,302,763 18,337,111,435 NGUOÀN VOÁN A. NÔÏ PHAÛI TRAÛ (300=310+320) 300 15,526,143,490 14,890,881,453 I Nôï ngaén haïn 310 13,128,804,627 13,433,082,610 1 Vay vaø nôï ngaén haïn 311 V.15 5,212,880,000 3,158,822,800 2 Phaûi traû ngöôøi baùn 312 4,591,766,598 6,297,560,055 3 Ngöôøi mua traû tieàn tröôùc 313 4 Thueá vaø caùc khoaûn phaûi noäp NN 314 V.16 849,443,359 771,166,538 5 Phaûi traû ngöôøi lao ñoäng 315 9,301,889 1,001,900 6 Chi phí phaûi traû 316 V.17 7 Phaûi traû noäi boä 317 2,298,699,472 3,024,587,675 8 Phaûi traû theo tieán ñoä keá hoaïch HĐXD 318 9 Caùc khoaûn phaûi tra,û phaûi noäp NHạn khaùc 319 V.18 111,948,100 165,775,642 10. Döï phoøng phaûi traû ngaén haïn 320 54,765,209 14,168,000 II Nôï daøi haïn 330 2,397,338,863 1,457,798,843 1 Phaûi traû daøi haïn ngöôøi baùn 331 2 Phaûi traû daøi haïn noäi boä 332 V.19 3 Phaûi traû daøi haïn khaùc 333 4 Vay vaø nôï daøi haïn 334 V.20 2,302,112,000 1,396,950,000 5 Thueá thu nhaäp hoaõn laïi phaûi traû 335 V.21 6. Döï phoøng trôï caáp maát vieäc laøm 336 95,226,863 60,848,843 7. Döï phoøng phaûi traû daøi haïn 337 B. VOÁN CHUÛ SÔÛ HÖUÕ (400=410+420) 400 3,787,159,173 3,446,229,982 I Voán chuû sôû höõu 410 V.22 3,787,159,173 3,446,229,982 1 Voán ñaàu tö cuûa chuû sôû höõu 411 3,346,216,281 2,966,069,281 2 Thaëng dö voán coå phaàn 412 3 Voán khaùc cuûa chuû sôû höõu 413 4 Coå phieáu quyõ(*) 414 (…) (…) 5 Cheânh leäch ñaùnh giaù laïi taøi saûn 415 6 Cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi 416 7 Quyõ ñaàu tö phaùt trieån 417 124,842,000 124,842,000 8 Quyõ döï phoøng taøi chính 418 3,204,249 3,204,245 9 Quyõ khaùc thuoäc voán chuû sôû höõu 419 10 Lôïi nhuaän sau thueá chöa phaân phoái 420 312,896,643 352,114,456 11 Nguoàn voán ñaàu tö XDCB 421 II Nguoàn kinh phí vaø quyõ khaùc 430 0 0 1 Quyõ khen thöôûng , phuùc lôïi 431 2 Nguoàn kinh phí 432 V.23 3 Nguoàn kinh phí ñaõ hình thaønh TSCÑ 433 TOÅNG NGUOÀN VOÁN (440=300+400) 440 19,313,302,663 18,337,111,435 CAÙC CHÆ TIEÂU NGOAØI BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙN SùTT CHÆ TIEÂU THUYEÁT MINH SOÁ CUOÁI NAÊM SOÁ ÑAÀU NAÊM 1 Taøi saûn thueâ ngoaøi 24 2 Vaät tö, haøng hoaù nhaän giöõ hoä, nhaän gia coâng 3 Haøng hoaù nhaän baùn hoä, nhaän kyù göûi,kyù cöôïc 4 Nôï khoù ñoøi ñaõ xöû lyù 5 Ngoaïi teä caùc loaïi 6 Döï toaùn chi söï nghieäp,döï aùn Laäp, ngaøy thaùng naêm 2008 NGÖÔØI LAÂP BIEÅU KEÁ TOAÙN TRÖÔÛNG GIAÙM ÑOÁC BAÙO CAÙO KEÁT QUAÛ HOAÏT ÑOÄNG KINH DOANH Năm 2007 Ñôn vò tính: ñoàng CHÆ TIEÂU Maõ soá Thuyeát minh Năm 2007 Naêm 2006 1 2 3 4 5 1. Doanh thu baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï 01 VI.25 18,158,244,818 12,180,756,525 2. Caùc khoaûn giaûm tröø doanh thu 02 3. Doanh thu thuaàn veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï (10 = 01 – 02) 10 18,158,244,818 12,180,756,525 4. Giaù voán haøng baùn 11 VI.27 16,765,858,150 11,366,846,283 5. Lôïi nhuaän goäp veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï (20=10-11) 20 1,392,386,668 813,910,242 6. Doanh thu hoaït ñoäng taøi chính 21 VI.26 8,685,629 4,219,586 7. Chi phí taøi chính 22 VI.28 459,755,867 285,884,514 - Trong ñoù: chi phí laõi vay 23 459,755,867 285,884,514 8. Chi phí baùn haøng 24 9. Chi phí quaûn lyù doanh nghieäp 25 708,741,810 356,166,813 10. Lôïi nhuaän thuaàn töø hoaït ñoäng kinh doanh {30 = 20+(21-22)-(24+25)} 30 232,574,620 176,078,501 11. Thu nhaäp khaùc 31 18,637,311 49,275,490 12. Chi phí khaùc 32 4,480,000 4,318,500 13. Lôïi nhuaän khaùc(40=31-32) 40 14,157,311 44,956,990 14. Toång lôïi nhuaän keá toaùn tröôùc thueá (50=30+40) 50 246,731,931 221,035,491 15. Chi phí Thueá thu nhaäp doanh nghieäp hieän haønh 51 VI.30 69,084,941 61,889,937 16. Chi phí thueá TNDN hoaõn laïi 52 VI.30 17. Lôïi nhuaän sau thueá TNDN(60=50-51-52) 60 177,646,990 159,145,554 18. Laõi cô baûn treân coå phieáu 70 Laäp, ngaøy thaùng naêm 2007 NGÖÔØI LAÂP BIEÅU KEÁ TOAÙN TRÖÔÛNG GIAÙM ÑOÁC BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙN Taïi ngaøy 31 thaùng 12 naêm 2007 Ñôn vò tính: ñoàng TAØI SAÛN MAÕ SOÁ THUYEÁT MINH SOÁ CUOÁI NAÊM (3) SOÁ ÑAÀU NAÊM (3) 1 2 3 4 5 A. TAØI SAÛN NGAÉN HAÏN 100 16,386,794,998 12,378,541,271 (100)=110+120+130+140+150 I Tieàn vaø caùc khoaûn töông ñöông tieàn 110 1,372,466,390 893,827,741 1 Tieàn 111 V.01 1,372,466,390 893,827,741 2 Caùc khoaûn töông ñöông tieàn 112 II Caùc khoûan ñaàu tö taøi chính ngaén haïn 120 V.02 40,000,000 40,000,000 1 Ñaàu tö ngaén haïn 121 40,000,000 40,000,000 2 Döï phoøng giaûm giaù chöùng khoaùn ñaàu tö ngaén haïn(*) (2) 129 (…) (…) III Caùc khoaûn phaûi thu 130 12,751,566,690 10,482,751,247 1 Phaûi thu khaùch haøng 131 9,467,826,225 8,586,748,906 2 Traû tröôùc cho ngöôøi baùn 132 71,435,494 3 Phaûi thu noäi boä ngaén haïn 133 3,024,587,675 1,622,180,367 4 Phaûi thu theo tieán ñoä keá hoaïch HĐXD 134 5 Caùc khoaûn phaûi thu khaùc 135 V.03 259,152,790 242,022,380 6 Döï phoøng phaûi thu ngaén haïn khoù ñoøi(*) 139 (…) -39,635,900 IV Haøng toàn kho 140 2,179,589,172 961,962,283 1 Haøng toàn kho 141 V.04 2,179,589,172 861,911,660 2 Döï phoøng giaûm giaù haøng toàn kho 149 (…) (…) V Taøi saûn ngaén haïn khaùc 150 43,172,746 100,050,623 1 Chi phí traû tröôùc ngaén haïn 151 43,172,746 100,050,623 2 Thueá GTGT ñöôïc khaáu tröø 152 3 Thueávaø caùc khoaûn khaùc phaûi thu Nhaø nöôùc 154 V.05 5. Taøi saûn ngaén haïn khaùc 158 B. TAØI SAÛN DAØI HAÏN 200 1,950,316,437 992,113,680 (200= 210+ 220+ 240+ 250+ 260) I. Caùc khoaûn phaûi thu daøi haïn 210 1 Phaûi thu daøi haïn cuûa khaùch haøng 211 2 Voán kinh doanh ôû ñôn vò tröïc thuoäc 212 3 Phaûi thu daøi haïn noäi boä 213 V.06 4 Phaûi thu daøi haïn khaùc 218 V.07 5. Döï phoøng phaûi thu daøi haïn khoù ñoøi(*) 219 (…) (…) II Taøi saûn coá ñònh 220 1,511,886,437 893,127,624 1 Taøi saûn coá ñònh höõu hình 221 V.08 1,049,511,398 526,587,808 - Nguyeân giaù 222 2,639,976,866 2,234,416,450 - Giaù trò hao moøn luõy keá(*) 223 1,590,465,468 -1,707,828,642 2 Taøi saûn coá ñònh thueâ taøi chính 224 V.09 -nguyeân giaù 225 -Gia trò hao moøn luõy keá(*) 226 (…) (…) 3 Taøi saûn coá ñònh voâ hình 227 V.10 -Nguyeân giaù 228 -Giaù trò hao moøn luõy keá(*) 229 (…) (…) 4 Chi phí xaây döïng cô baûn dôû dang 230 V.11 462,375,039  366,539,816 III Baát ñoäng saûn ñaàu tö 240 V.12 0 0 -Nguyeân giaù 241 -Giaù trò hao moøn luõy keá(*) 242 (…) (…) IV Caùc khoaûn ñaàu tö taøi chính daøi haïn 250 11 0 0 1. Ñaàu tö vaøo coâng ty con 251 2. Ñaàu tö vaøo coâng ty lieân keát, lieân doanh 252 3. Ñaàu tö daøi haïn khaùc 258 V.13 4. Döï phoøng giaûm giaù ĐTTC DH (*) 259 (…) (…) V Taøi saûn daøi haïn khaùc 260 438,430,000 98,986,056 1. Chi phí traû tröôùc daøi haïn 261 V.14 431,718,000 2. Taøi saûn thueá thu nhaäp hoaõn laïi 262 V.21 3 Taøi saûn daøi haïn khaùc 268 6,712,000 98,986,056 TOÅNG TAØI SAÛN (270=100+200) 270 18,337,111,435 13,370,654,951 NGUOÀN VOÁN A. NÔÏ PHAÛI TRAÛ (300=310+320) 300 14,890,881,453 11,827,852,089 I Nôï ngaén haïn 310 13,433,082,610 11,627,183,089 1 Vay vaø nôï ngaén haïn 311 V.15 3,158,822,800 3,208,400,000 2 Phaûi traû ngöôøi baùn 312 6,297,560,055 5,054,531,916 3 Ngöôøi mua traû tieàn tröôùc 313 364,814,000 4 Thueá vaø caùc khoaûn phaûi noäp NN 314 V.16 771,166,538 636,966,226 5 Phaûi traû ngöôøi lao ñoäng 315 1,001,900 43,519,900 6 Chi phí phaûi traû 316 V.17 7 Phaûi traû noäi boä 317 3,024,587,675 1,609,792,117 8 Phaûi traû theo tieán ñoä keá hoaïch HĐXD 318 9 Caùc khoaûn phaûi tra,û phaûi noäp NHạn khaùc 319 V.18 165,775,642 709,158,930 10. Döï phoøng phaûi traû ngaén haïn 320 14,168,000 II Nôï daøi haïn 330 1,457,798,843 200,669,000 1 Phaûi traû daøi haïn ngöôøi baùn 331 2 Phaûi traû daøi haïn noäi boä 332 V.19 3 Phaûi traû daøi haïn khaùc 333 4 Vay vaø nôï daøi haïn 334 V.20 1,396,950,000 200,669,000 5 Thueá thu nhaäp hoaõn laïi phaûi traû 335 V.21 6. Döï phoøng trôï caáp maát vieäc laøm 336 60,848,843 7. Döï phoøng phaûi traû daøi haïn 337 B. VOÁN CHUÛ SÔÛ HÖUÕ (400=410+420) 400 3,446,229,982 1,542,802,826 I Voán chuû sôû höõu 410 V.22 3,446,229,982 1,626,283,508 1 Voán ñaàu tö cuûa chuû sôû höõu 411 2,966,069,281 1,142,365,383 2 Thaëng dö voán coå phaàn 412 3 Voán khaùc cuûa chuû sôû höõu 413 4 Coå phieáu quyõ(*) 414 (…) (…) 5 Cheânh leäch ñaùnh giaù laïi taøi saûn 415 6 Cheânh leäch tyû giaù hoái ñoaùi 416 7 Quyõ ñaàu tö phaùt trieån 417 124,842,000 114,921,844 8 Quyõ döï phoøng taøi chính 418 3,204,245 47,960,790 9 Quyõ khaùc thuoäc voán chuû sôû höõu 419 10 Lôïi nhuaän sau thueá chöa phaân phoái 420 352,114,456 221,035,491 11 Nguoàn voán ñaàu tö XDCB 421 II Nguoàn kinh phí vaø quyõ khaùc 430 0 16,519,354 1 Quyõ khen thöôûng , phuùc lôïi 431 16,519,354 2 Nguoàn kinh phí 432 V.23 3 Nguoàn kinh phí ñaõ hình thaønh TSCÑ 433 TOÅNG NGUOÀN VOÁN (440=300+400) 440 18,337,111,435 13,370,654,951 SùTT CHÆ TIEÂU THUYEÁT MINH SOÁ CUOÁI NAÊM SOÁ ÑAÀU NAÊM 1 Taøi saûn thueâ ngoaøi 24 2 Vaät tö, haøng hoaù nhaän giöõ hoä, nhaän gia coâng 3 Haøng hoaù nhaän baùn hoä, nhaän kyù göûi,kyù cöôïc 4 Nôï khoù ñoøi ñaõ xöû lyù 5 Ngoaïi teä caùc loaïi 6 Döï toaùn chi söï nghieäp,döï aùn Laäp, ngaøy thaùng naêm 2007 NGÖÔØI LAÂP BIEÅU KEÁ TOAÙN TRÖÔÛNG GIAÙM ÑOÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---š&›--- Bộ Tài Chính(2006),”Hướng dẫn lập chứng từ và ghi sổ kế toán(ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC NGÀY 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính”,NXB Tài chính. “Phân tích hoạt động kinh doanh - phần II”, TS. Trương Bá Thanh(chủ biên), Th.S Trần Đình Khôi Nguyên - NXB Giáo Dục 2001. Bài giảng của cô TS. Đỗ Huyền Trang. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần XLTH Bình Định năm 2006, 2007, 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài Phân tích cấu trúc tài chính và hoàn thiện CTTC tại công ty Cổ Phần XLTH Bình Định.doc
Luận văn liên quan