1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là một ngân
hàng thương mại nhà nước có vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài
chính, tiền tệ ở nông thôn. Thực hiện tích cực các giải pháp theo chỉ đạo của
chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam đã góp phần tích cực ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng bền vững.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công
nghiệp hoá –hiện đại hoá và đáp ứng với yêu cầu hội nhập trong thời kỳ đổi
mới, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã thể hiện
một cách đầy đủ vai trò của mình thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi trong
xã hội để đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản
hẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ nông dân. Từ đó đã góp
hần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động mở ra sự phát triển
kinh tế đất nước.
Với xu thế chung đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Gò Công Tây cũng góp phần mạnh mẽ vào việc thúc đẩy phát triển
kinh tế huyện nhà. Tuy đã đạt được những mục tiêu kế hoạch đề ra nhưng
trong quá trình hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Gò Công Tây còn tồn tại không ít khó khăn. Khách hàng chủ yếu của
Ngân hàng là Nông dân, địa bàn hoạt động chủ yếu là Nông thôn và đối tượng
phục vụ là Nông nghiệp. Hơn nữa, đối với địa bàn hoạt động của ngân hàng
lại là một huyện mang tính thuần nông, tích lũy của người dân chưa cao, có
hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp thì vai trò tài trợ vốn cho lĩnh vực
này là vô cùng quan trọng. Những năm gần đây thời tiết diễn biến phức tạp
như thiên tai, dịch bệnh, giá cả không có lợi cho sản xuất nông nghiệp làm
cho đời sống kinh tế của người dân ngày càng khó khăn đồng nghĩa với việc
rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng cao, chất lượng tín dụng
giảm sút. Mặt khác, hiện nay còn có sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng
thương mại khác như: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng phát triển nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long, Quỹ Tín Dụng nhân dân buộc ngân hàng phải
không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng tín dụng của mình để có thể giữ
vững vị trí chủ lực của mình trên địa bàn huyện nhà.
Vì vậy, việc phân tích và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò
Công Tây trong giai đoạn hiện nay là vô cùng quan trọng. Do đó, em chọn đề
tài “Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Gò Công Tây” làm đề tài nghiên cứu của mình .
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn:
Luận văn dựa trên thực trạng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Huyện Gò Công Tây, từ đó đi sâu vào phân tích bản chất của
những khía cạnh, vấn đề còn tồn tại và hạn chế. Dựa trên cách phân tích thực
trạng cộng với nghiên cứu lý thuyết và sự đóng góp ý kiến của các cán bộ trong
ngân hàng để có thể đưa ra các ý kiến, đề xuất xác đáng, phù hợp với thực tế.
Qua đó, tác giả sẽ đưa ra đề xuất của mình nhằm giúp ích công việc thực
tế, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Gò Công Tây qua 3 năm (2006-2008). Từ đó đưa ra những biện
pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình cơ bản của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Gò Công Tây.
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2006-2008
Phân tích chất lượng tín dụng bằng các chỉ tiêu tài chính
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Địa bàn nghiên cứu tập trung chủ yếu tại chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây Tỉnh Tiền Giang
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài thực hiện nghiên cứu từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2006-2008 . Từ đó
đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Luận văn của Lâm Ngọc Châu viết về đề tài: “Phân tích hoạt động tín
dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc
Trăng” trong đề tài này đã nghiên cứu các khái niệm về ngân hàng thương mại,
về tín dụng ngân hàng và chức năng của chúng, phân tích hoạt động tín dụng
ngắn hạn tại ngân hàng thông qua 4 chỉ tiêu chính là doanh số cho vay, doanh
số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. Và qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín
dụng đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
Trên cơ sở các báo cáo tổng kết, báo cáo phân tích tài chính, báo cáo
thống kê của Ngân hàng Nông nghiệp Gò Công Tây em phân tích thêm các
chỉ tiêu đo lường về chất lượng tín dụng như nợ xấu, nợ khó đòi, số lượng
khách hàng có nợ xấu . để có thể đánh giá một cách toàn diện về chất lượng
tín dụng và đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng tại địa bàn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Gò Công Tây.
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4831 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện gò công tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hồi nhanh, ngân hàng dễ chọn lựa khách hàng tốt
để đầu tư, dễ quản lý và có thể đầu tư vốn nhiều cho một khách hàng, do đó chi
phí ít. Để tăng trưởng lãnh vực này, ngân hàng đã tiếp cận, mời gọi khách hàng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 06-07
So sánh
07-08 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TM-DV 44.500 12,74 63.975 16,22 95.301 22,40 19.475 43,76 31.326 48,97
NLN 220.750 63,21 215.789 54,71 234.757 55,18 -4.961 -2,25 18.968 8,79
TS 450 0,13 520 0,13 262 0,06 70 15,56 -258 -49,62
NN Khác 83.549 23,92 114.145 28,94 95.155 22,36 30.596 36,62 -18.990 -16,64
Tổng cộng 349.249 100 394.429 100 425.475 100 45.180 12,94 31.046 7,87
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 40 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
không những trong địa bàn huyện Gò Công Tây mà ngay cả ở địa bàn huyện
khác, do vậy dư nợ ngành thương mại dịch vụ đang có chiều hướng tăng trưởng
rất tốt, ta cần duy trì và phát huy.
Nông –lâm nghiệp
Là ngành đầu tư truyền thống của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn, khách hàng chủ yếu của ngành này là hộ nông dân cho nên món vay nhiều và
nhỏ lẻ, đối tượng đầu tư thường chịu ảnh hưởng của môi trường nên nhiều rủi ro
và mang tính thời vụ rất cao. Huyện Gò Công Tây lại là huyện mang tính thuần
nông, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Do đó, dư nợ ngành nông nghiệp
luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (trên 50%). Dựa vào bảng số liệu ta thấy:
năm 2007 dư nợ của ngành giảm 2,25% so với năm 2006 tương ứng với 4.961
triệu đồng. Nguyên nhân là do điều kiện môi trường không có lợi cho sản xuất
chăn nuôi nhất là gia cầm và thủy cầm đã làm giảm nhu cầu vay vốn của nông dân.
Về phía ngân hàng cũng đầu tư hạn chế ở những vùng có dịch. Chính vì vậy, năm
2007 không tăng doanh số cho vay của ngành nông nghiệp làm cho dư nợ cũng
giảm đi đôi chút. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang ngành thương mại
dịch vụ nên tỷ trọng ngành nông nghiệp so với tổng dư nợ có phần giảm .
Đến năm 2008 dư nợ tăng 8,79% tương ứng với 18.968 triệu đồng so với
năm 2007. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện cho hợp tác xã vay mua bán
lúa giống, hộ hàng xáo vay thu mua lương thực theo chỉ đạo của Ngân hàng
Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì tăng
trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, còn đối với hộ nông dân vay sản xuất lúa
chăn nuôi heo thì không tăng dư nợ. Do đó mức độ tăng năm 2008 không nhiều
lắm và tỷ trọng trong tổng dư nợ cũng chỉ tăng đôi chút.
Thủy sản
Như đã phân tích phần cho vay, ngành thủy sản không phải là thế mạnh của
địa bàn, hiệu quả sản xuất lại bấp bênh nên ngân hàng chỉ đầu tư cầm chừng.
Riêng năm 2008 ngân hàng đầu tư rất ít chỉ vài trăm triệu vào lãnh vực này. Vì
vậy, đây luôn là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ. Cụ thể là:
- Năm 2006 dư nợ đạt 450 triệu đồng chiếm 0,13%
- Năm 2007 dư nợ đạt 520 triệu đồng chiếm 0,13%, so với năm 2006 tăng
70 triệu đồng tương ứng 15,56%. Mặc dù cả doanh số cho vay và thu nợ của
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 41 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
ngành đều giảm nhưng do doanh số thu nợ của ngành giảm nhiều hơn doanh số
cho vay nên dư nợ ngành mới tăng. Sự tăng lên dư nợ ngành thủy sản chủ yếu là
do những khoản nợ không thu hồi được.
- Năm 2008 dư nợ ngành thủy sản là 262 triệu đồng. So với năm 2007 giảm
49,62% tương ứng 258 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ giảm là do ngân hàng đã
thu hồi được những khoản nợ quá hạn năm 2007 và hạn chế đầu tư mới.
Các ngành nghề khác
Theo bảng số liệu ta thấy dư nợ ngành biến động bất thường. Năm 2007
tăng 36,62%. Nhưng đến năm 2008 giảm 18.964 triệu đồng tương ứng với
16,64%. Dư nợ ngành khác giảm là do ngân hàng hạn chế đầu tư, nhu cầu vay
vốn của khách hàng giảm do giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng lên nên nhu cầu tiêu
dùng và mua sắm đồ dùng của dân cư giảm.
4.2.4 Nợ quá hạn và nợ xấu
Nợ quá hạn
Bảng 10 : NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG THEO 5 NHÓM
ĐVT: triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 06-07
So sánh
07-08 Chỉ
tiêu Số
tiền %
Số
tiền %
Số
tiền %
Số
tiền %
Số
tiền %
Nhóm 2 794 31,20 838 18,39 2.260 24,42 44 5,54 1.422 169,69
Nhóm 3 658 25,85 932 20,45 3.718 40,18 274 41,64 2.786 298,93
Nhóm 4 434 17,05 1.320 28,96 1.357 14,66 886 204,15 37 2,80
Nhóm 5 659 25,89 1.468 32,21 1.919 20,74 809 122,76 451 30,72
Tổng 2.545 100 4.558 100 9.254 100 2.013 79,10 4.696 103,03
(nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh)
Nhìn chung ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng mỗi năm đều có sự tăng
cao. Trong đó, nợ quá hạn thuộc nhóm 4 và 5 lại có mức độ tăng nhiều và có
số dư tương đối cao. Đây lại là nhóm nợ có thời gian quá hạn lâu, khả năng
thu hồi nợ thấp. Điều nầy làm cho ngân hàng phải trích quỹ dự phòng rủi ro
cao và cũng chứng tỏ chất lượng tín dụng có chiều hướng giảm. Nhất là năm
2007 nợ quá hạn thuộc nhóm 5 chiếm 32,21% trong tổng số nợ quá hạn (đây
là nhóm nợ có khả năng mất vốn).
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 42 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
Tiếp đến năm 2008 nợ quá hạn nhóm 4 và 5 tuy chiếm tỷ trọng thấp,
nhưng số tuyệt đối vẫn cao. Điều đó một lần nữa đã khẳng định chất lượng tín
dụng của ngân hàng đang suy giảm, cần phải có phải có biện pháp trong công
tác cho vay cũng như thu hồi nợ.
Để có thể hiểu rõ hơn về nợ quá hạn ta có thể xem qua tình hình chuyển
và thu nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm như sau:
Bảng 11 : TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu/Năm 2006 2007 2008
Chuyển nợ quá hạn 242.113 233.910 135.599
Thu nợ quá hạn 241.091 231.897 130.903
Dư nợ quá hạn 2.545 4.558 9.254
Dư nợ quá hạn / tổng dư nợ 0,73% 1,16% 2,17%
(nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh)
Qua bảng phân tích trên ta thấy mỗi năm ngân hàng chuyển nợ quá hạn
rất nhiều (từ trên 100 tỷ đến hơn 200 tỷ đồng). Chứng tỏ số khách hàng không
trả nợ đúng hạn quá nhiều, nhất là năm 2006 doanh số chuyển 242.113 triệu
đồng chiếm 54% doanh số thu nợ, năm 2007 doanh số chuyển 233.910 triệu
đồng chiếm 49,61% doanh số thu nợ, nguyên nhân có thể là do việc ngân hàng
định kỳ hạn trả nợ đa phần tập trung vào một số tháng trong năm là tháng 3,
tháng 4, tháng 5, tháng 9 (để dễ quản lý và chạy chỉ tiêu thi đua cuối năm),
việc tập trung kỳ hạn nợ như vậy tạo nên quá tải trong công tác cho vay lẫn
thu nợ, tạo tâm lý lo sợ cho khách hàng là khi trả nợ xong thì khó có khả năng
vay lại được liền, nên họ chấp nhận quá hạn, phần khác là một số hộ vay
không có thu nhập vào thời điểm này. Vì vậy mà nợ quá hạn phát sinh nhiều.
Ngân hàng cần phải có biện pháp để khắc phục tình trạng trên để không tạo
thói quen cho khách hàng là thường xuyên để nợ quá hạn. Tuy nhiên, doanh
số này giảm dần qua các năm, nó cho thấy ngân hàng đã có sự quan tâm đến
nợ quá hạn.
Cần lưu ý hơn nữa về dư nợ quá hạn của ngân hàng, bởi vì dư nợ quá hạn
tăng lên qua các năm và tăng nhiều nhất vào năm 2008 ( từ 2.545 triệu năm
2006 tăng lên 9.254 triệu năm 2008) và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 43 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
lên đáng kể. Quan trọng hơn là nợ quá hạn thuộc nhóm nợ 4 và 5 luôn chiếm
tỷ trọng cao và mỗi năm đều có sự tăng trưởng. Điều này thể hiện công tác thu
hồi và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng chưa được tốt để nợ quá hạn kéo dài.
Mặc dù, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ nằm trong phạm vi cho phép
của ngân hàng cấp trên, song việc nợ quá hạn tăng dần lên đồng nghĩa với
chất lượng tín dụng của ngân hàng đang giảm sút ngân hàng cần chú trọng
hơn trong vấn đề này.
Bảng 12: NỢ QUÁ HẠN CHIA THEO THỜI GIAN CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 06-07 So sánh 07-08
Chỉ tiêu Số
tiền %
Số
tiền %
Số
tiền %
Số
tiền %
Số
tiền %
Ngắn hạn 702 27,58 1.602 35,15 3.181 34,37 900 128,21 1.579 98,56
Trung,
dài hạn 1.843 72,42 2.956 64,85 6.073 65,63 1.113 60,39 3.117 105,45
Tổng 2.545 100 4.558 100 9.254 100 2.013 79,10 4.696 103,03
(nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động, phòng kế hoạch-kinh doanh)
Nợ quá hạn ngắn hạn
Nhìn chung trong 3 năm, nợ quá hạn ngắn hạn mặc dù có sự tăng dần qua các
năm nhưng luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số nợ quá hạn, dưới 40% trong
tổng số. Bởi vì đối với loại cho vay ngắn hạn chỉ có một kỳ hạn trả nợ và thời
gian cho vay là 12 tháng, nên khi đến kỳ hạn trả nợ khách hàng trả xong là có thể
vay lại liền. Vì vậy, tuy có phát sinh nợ quá hạn nhưng ngân hàng vẫn có thể thu
hồi được, phần không thu được là do khách hàng làm ăn thất bại, sử dụng không
đúng mục đích hoặc có khó khăn về tài chính nhiều năm. Sự tăng trưởng của nợ
quá hạn có thể cho thấy khả năng thẩm định, chọn lọc khách hàng cho vay và
biện pháp thu hồi nợ đến hạn của ngân hàng còn nhiều mặt hạn chế
Nợ quá hạn trung và dài hạn
Đây là chủ yếu là những khoản nợ của các phân kỳ nợ trung dài hạn đến hạn,
đối với một khoản vay trung dài hạn thì một năm có hai lần trả nợ, khi trả một
phân kỳ khách hàng không vay lại được vì lúc đó khách hàng vẫn còn đang dư
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 44 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
nợ. Do đó đòi hỏi khách hàng phải trả nợ bằng nguồn thu nhập thật sự của khách
hàng nên khi khách hàng có khó khăn về tài chính thì sẽ không trả được nợ cho
ngân hàng. Đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có sự quan tâm sát sao và kiểm tra
trước, trong và sau khi cho vay. Nhìn chung ta thấy nợ quá hạn tăng đếu qua các
năm năm sau có tốc độ tăng nhanh hơn năm trước. Nguyên nhân là trong năm
tình hình dịch bệnh kéo dài làm cho một số hộ nông dân thu lỗ, hộ kinh doanh
không đạt hiệu quả cao dẫn đến chậm trả nợ cho ngân hàng.
Tóm lại, công tác quản lý nợ của ngân hàng còn nhiều hạn chế nhất là đối với
những khoản nợ trung và dài hạn.
Nợ xấu
Bảng 13:NỢ XẤU CHIA THEO THỜI GIAN CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
06-07
So sánh
07-08
Chỉ tiêu
Số
tiền
% Số
tiền
% Số
tiền
% Số
tiền
% Số
tiền
%
Ngắn hạn 2.698 45,75 8.302 60,60 3.299 35,83 5.604 207,71 -5.003 -60,26
Trung, dài
hạn 3.199 54,25 5.397 39,40 5.908 64,17 2.198 68,71 511 9,47
Tổng 5.897 100 13.699 100 9.207 100 7.802 132,30 -4.492 -32,79
(nguồn:báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh)
Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo qui định. Nguyên nhân làm
cho nợ xấu tăng cao là do khách hàng trả nợ không đúng thời hạn ghi trên hợp
đồng tức là để nợ quá hạn, phần khác là do khách hàng nhiều lần gia hạn nợ hoặc
điều chỉnh các kỳ hạn nợ của vay trung dài hạn hay do cán bộ tín dụng đánh giá
khả năng tài chính ,mức độ hiệu quả dự án vay của khách hàng để chuyển nhóm
nợ cao hơn hoặc là thuộc nhóm nợ ăn theo bất lợi . Do vậy, nợ xấu càng nhiều thì
chứng tỏ chất lượng tín dụng càng có nhiều nguy cơ rủi ro. Như đã phân tích
phần cho vay, thu nợ , dư nợ , nợ quá hạn ta thấy rõ các nguyên nhân làm phát
sinh nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm. Như vậy muốn giảm nợ xấu thì ngân hàng
cần khắc phục các nguyên nhân trên như là thu nợ quá hạn, hạn chế gia hạn nợ
hoặc điều chỉnh các kỳ hạn nợ. . .
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 45 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn :
Theo bảng số liệu ta thấy nợ xấu trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng năm
2007 tăng rất nhanh, cao hơn năm 2006 là 207,71%. Nguyên nhân là do giá cả
trong kinh doanh mà một số doanh nghiệp, công ty cổ phần và công ty TNHH
gia hạn, điều chỉnh kỷ hạn nợ và do đơn vị làm ăn kém hiệu quả (nợ xấu của
doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 6.061 triệu đồng).
Đến năm 2008 nợ xấu trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã giảm xuống gần
bằng với số nợ xấu trong cho vay ngắn hạn năm 2006. Nguyên nhân là các doanh
nghiệp đã nâng cao kết quả kinh doanh của mình, khắc phục tình trạng nợ xấu.
Nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn:
Khác với cho vay và dư nợ, nợ xấu trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao.
Có thể nói trong năm 2007 nợ xấu tăng rất nhanh cả về ngắn hạn lẫn trung và dài
hạn. Đây là năm có số nợ xấu tăng nhanh nhất vì nợ quá hạn năm này cũng nhiều
nhất gần 3 tỷ. Cho nên mặc dù nợ xấu trung và dài hạn tăng rất cao nhưng nó vẫn
chiếm tỷ trong thấp trong tổng nợ xấu của ngân hàng.
Nhìn chung nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng dần qua
các năm. Đây là điều đáng lo ngại đối với chất lượng tín dụng trung dài hạn của
ngân hàng.
Tóm lại: công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng còn chưa tốt. Nhất là đối với
các khoản nợ trung và dài hạn. Đây là khỏan nợ có nhiều rủi ro cần sự quan tâm
chặt chẽ của ngân hàng và đặc biệt là các cán bộ tín dụng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 46 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
4.5 PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG QUA CÁC CHỈ SỐ
TÀI CHÍNH
Bảng 14: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tồng dư nợ Triệu đồng 349.249 394.429 425.475
Dư nợ bình quân Triệu đồng 326.932 371.839 409.952
Tồng vốn huy động Triệu đồng 118.677 146.652 272.562
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 265.221 431.210 463.499
Doanh số cho vay Triệu đồng 492.649 516.600 635.775
Doanh số thu nợ Triệu đồng 448.320 471.480 604.727
Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 199.342 232.131 263.245
Dư nợ trung và dài hạn Triệu đồng 149.907 162.298 162.230
Nợ xấu Triệu đồng 5.897 13.699 9.207
Nợ khó đòi Triệu đồng 147 541 4.191
Nợ mất vốn Triệu đồng 659 1.468 775
Tổng số khách hàng Người 16.601 15.786 14.684
Số khách hàng có nợ xấu Người 391 603 468
Dự phòng rủi ro Triệu đồng 2.890 11.252 11.144
Tồng dư nợ /vốn huy động % 294,29 268,96 156,10
Vòng quay tín dụng Vòng 1,37 1,27 1,48
Nợ xấu /tổng dư nợ % 1,69 3,47 2,16
Nợ khó đòi/ tổng dư nợ % 0,04 0,14 0,99
Số khách hàng có nợ xấu/
tổng số khách hàng % 2,36 3,82 3,19
Dự phòng rủi ro/ tổng dư nợ % 0,83 2,85 2,62
Dự phòng rủi ro /nợ mất vốn Lần 4,38 7,66 14,38
Hệ số thu nợ % 91,00 91,27 95,12
(Nguồn: báo cáo thống kê của ngân hàng)
4.5.1 Tổng dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động.
Ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây
là một chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam , đóng trên địa bàn mang
tính thuần nông , điều kiện huy động vốn tại chỗ không ưu đãi nên vốn huy động
thấp chủ yếu là dựa vào vốn điều hòa từ cấp trên. Như đã phân tích ở phần tổng
vốn huy động của ngân hàng. Trong những năm gần đây, nó đang dần lớn mạnh
và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Cho nên tỷ lệ này
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 47 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
cũng giảm dần qua các năm. Qua khảo sát thì chỉ tiêu tổng dư nợ /vốn huy động
luôn lớn hơn 100%, có thể nói ngân hàng đã sử dụng hết hiệu quả của 1 đồng vốn
huy động. Cụ thể là:
- Năm 2006 bình quân cứ 100 đồng vốn huy động thì có 294 đồng cho vay
- Năm 2007 cả tuy vốn huy động có tăng nhưng đồng thời dư nợ cho vay
cũng tăng nên chỉ số có giảm nhưng không đáng kể. bình quân có 268 đồng cho
vay trên 100 đồng vốn huy động.
- Năm 2008 là năm vốn huy động đặt biệt tăng cao chiếm hơn 70% trên tổng
nguồn vốn nên mặc dù dư nợ cho vay năm này tăng cao nhưng chỉ số này vẫn
giảm đáng kể. bình quân trong 100 đồng huy động thì có 156 đồng cho vay.
Tuy vốn huy động vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng nhưng
đây cũng là thành quả của ngân hàng cần được phát huy
4.5.2 Nợ xấu trên tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng
Nhìn chung nợ xấu trên dư nợ của ngân hàng đều ở mức khống chế của ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là không quá 5%.
Theo bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này cao nhất là năm 2007 (3,47%). Cả về ngắn
hạn lẫn trung và dài hạn đều ớ mức cao. Tuy vẫn đảm bào yêu cầu có thể chấp
nhận được nhưng cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng năm 2007 có sự
suy giảm rất nhiều. Ngân hàng cần có biện pháp làm giảm tỷ lệ nợ xấu để chất
lượng tín dụng tốt, đảm bảo thu nhập theo kế hoạch.
Đến năm 2008, tuy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có giảm. Nhưng nếu xét kỷ ta
thấy chỉ tiêu này chỉ giảm đối với nợ vay ngắn hạn, còn trong cho vay trung và
dài hạn vẫn tăng cao, nó cho thấy việc sử dụng vốn vay trung dài hạn của hộ vay
chưa đạt hiệu quả. Vì vậy chỉ tiêu này giảm chưa thật chứng tỏ chất lượng tín
dụng của ngân hàng tăng lên. Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn chất lượng tín
dụng đối với các khoản nợ trung và dài hạn .
4.5.3 Vòng quay vốn tín dụng
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín
dụng, vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ càng có hiệu
quả và tốc độ luân chuyển đồng vốn càng nhanh.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 48 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
Nhìn chung thì vòng quay của ngân hàng 3 năm qua có nhiều biến động. Năm
2006 là 1,37 vòng, năm 2007 giảm còn 1,27 vòng, nhưng năm 2008 tăng lên 1,48
vòng trên năm. Tuy có sự thay đổi nhưng không đáng kể, có thể nói trong những
năm qua vốn tín dụng của ngân hàng được quay vòng nhanh và hiệu quả.
4.6 Các chỉ số đo lường chất lượng tín dụng
Nợ khó đòi/ tổng dư nợ
Nợ khó đòi là những khoản nợ đã được ngân hàng xử lý bằng nguồn dự
phòng rủi ro và hạch toán ngoại bảng của ngân hàng. Khi thu được những khoản
nợ này ngân hàng hạch toán vào thu nhập, cụ thể năm 2006 ngân hàng thu được
260 triệu, năm 2007 thu được 410 triệu, năm 2008 thu được 4.296 triệu đã làm
tăng thu nhập lên đáng kể. Chính vì vậy, ngân hàng cần có sự quan tâm hơn nửa
về công tác thu hồi nợ khó đòi để có thể cải thiện thu nhập của mình.
Điểm qua các năm, tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ có tăng nhưng chỉ chiếm
tỉ lệ rất thấp trong tổng dư nợ. Sự tăng lên của khoản nợ cho thấy sự giảm sút của
chất lượng tín dụng và sự quan tâm thu hồi của ngân hàng chưa tốt lắm.
Số khách hàng có nợ xấu /tổng số khách hàng
Chỉ số này cho ta biết chất lượng khách hàng của ngân hàng và khả năng
thẩm định cho vay của ngân hàng
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số khách hàng của ngân hàng giảm dần qua các
năm. Nguyên nhân là do có sự chọn lọc khách hàng của ngân hàng và sự cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại mới xuất hiện trên địa bàn như ngân hàng
phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, ngân
hàng Công Thương Việt Nam ….Nhưng đồng thời cũng trong năm 2007 số
khách hàng có nợ xấu lại tăng lên làm cho chỉ số này tăng đáng kể đến năm 2008
chỉ số này giảm xuống nhưng vẫn còn cao so năm 2006. Cho thấy chất lượng
khách hàng của ngân hàng ngày càng giảm, Ngân hàng cần phải chú ý nhiều hơn
trong vấn đề chọc lọc khách hàng qua khâu thẩm định và thực hiện công tác kiểm
tra trước khi cho vay để có thể nâng cao chất lượng khách hàng đồng nghĩa với
việc nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng mình.
Dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 49 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
kết. Các khoản dự phòng rủi ro được ngân hàng trích lập dựa trên các nhóm nợ.
Nhóm nợ càng cao thì số phải trích dự phòng rủi ro càng nhiều và nếu trích nhiều
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng thậm chí có thể lỗ. Dự phòng
rủi ro còn thể hiện chất lượng nợ của ngân hàng .
Cụ thể dự phòng rũi ro ở Ngân hàng Nông nghiệp Gò Công Tây được trích
theo tỷ lệ sau:
Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 5%
Nhóm 3: 20%
Nhóm 4: 50%
Nhóm 5:100%
Bảng 16 : TÌNH HÌNH DỰ PHÒNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Số dự phòng đã sử dụng 292 2.031 8.814
Số dư nguồn dự phòng rủi ro 2.890 11.252 11.144
Dự phòng rủi ro/ tổng dư nợ 0,08 % 2,19 % 0,45%
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn dự phòng rủi ro rất lớn , chiếm tỷ lệ khá
cao trong tổng dư nợ. Nhất là năm 2007, nó chiếm đến 2,19% chứng tỏ chất
lượng tín dụng ngân hàng có phần giảm sút, số lượng khách hàng có nợ xấu tăng
(3,82% tổng số khách hàng), đồng thời nợ xấu cũng tăng cao (3,47%). Tuy năm
2008 có phần giảm hơn chút ít nhưng đây là một vấn đề cần có sự quan tâm đúng
mức và có biện pháp hạn chế, khắc phục thì chất lượng tín dụng mới tốt được.
Bảng số liệu trên còn cho ta thấy số được sử dụng để bù đắp cho khoản nợ
mất vốn ( nhóm 5) thì rất ít, năm 2007 sử dụng 2.031 triệu/11.252 triệu, đến năm
2008 xử lý 8.814 triệu . Nguồn xử lý này là một nguồn thu đáng kể để làm tăng
thu nhập của ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng cần quan tâm hơn về việc xử lý
rủi ro để tạo được nguồn thu và làm sạch nợ nội bảng của ngân hàng (nợ được xử
lý rủi ro thì sẽ hạch toán ngoại bảng)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 50 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
Dự phòng rủi ro / nợ mất vốn
Qua bảng số liệu, ta thấy dự phòng rủi ro trên nợ mất vốn luôn lớn hơn 4 lần
cho tới 14,37 trên nợ mất vốn. Chứng tỏ nguồn dự phòng rủi ro của ngân hàng
dồi dào, đủ khả năng xử lý các khoản nợ nhóm 5. Bên cạnh đó, do chỉ tiêu trích
dự phòng của nợ nhóm 5 là 100%, nên các nhóm nợ thuộc nhóm 3 và 4 luôn
nhiều hơn nợ ở nhóm 5 rất nhiều. Vì vậy dù nợ xấu có tăng cao nhưng ngân hàng
vẫn có khả năng thu được nợ nếu có biện pháp thích hợp (vì nợ nợ xấu đa phần là
ở nhóm 3 và 4)
Hệ số thu hồi nợ
Hệ số thu hồi nợ cho ta biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng trên doanh số
cho vay. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu hồi nợ không ngừng tăng lên qua 3
năm và luôn đạt hơn 90% cụ thể là: năm 2006 là 91,00%, năm 2007 là 91,27% và
năm 2008 là 95,12%. Chứng tỏ khả năng thu nợ của ngân hàng là khá tốt, cần
được giữ vững và phát huy.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 51 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU
5.1.1 Những thành tựu đạt được
- Nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng tăng qua mỗi năm là điều kiện
tiền đề và là nền tảng cơ bản để ngân hàng chủ động mở rộng kinh doanh.
- Đã đáp ứng kịp thời và thoả mãn các nhu cầu vay vốn hợp lý của khách
hàng, việc cho vay phù hợp với tính thời vụ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
trên địa bàn và định hướng phát triển kinh tế của huyện.
- Chi nhánh đã xây dựng mạng lưới phòng giao dịch đảm bảo đáp ứng yêu
cầu kinh doanh hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với khách
hàng, đảm bảo giao dịch đối với khách hàng nhanh chóng.
- Thực hiện giao dịch toàn bộ trên máy tính, hoà nhập chương trình IPCAS
bước đầu tạo điều kiện cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ mới .
- Công tác đào tạo cũng được coi trọng, thực hiện cử cán bộ tham gia các
lớp tập huấn nghiệp vụ do ngân hàng cấp trên tổ chức để đáp ứng yêu cầu kinh
doanh và hội nhập.
5.1.2 Những tồn tại và hạn chế
- Do đặc thù kinh tế trên địa bàn là một huyện thuần nông nên sản phẩm
kinh doanh chưa được phong phú, đối tượng đầu tư của ngân hàng còn chịu
ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết khí hậu, dịch bệnh, giá cả . . . mang
nhiều rủi ro cho ngân hàng. Các hoạt động dịch vụ khác quá ít.
- Vốn huy động tuy có tăng hàng năm nhưng vẫn còn thấp và thường
xuyên không ổn định do các yếu tố về lãi suất và mức độ cạnh tranh giữa các
ngân hàng đóng trên địa bàn, nên đa phần là sử dụng vốn điều hòa từ cấp trên
để đáp ứng các nhu cầu cho vay của ngân hàng, do đó không chủ động được
trong cho vay, đôi khi vào vụ cho vay thì lại không đủ vốn phải tạm ngưng
chờ sự phân bổ của cấp trên hoặc thu nợ được mới tiếp tục cho vay.
- Đa số khách hàng là hộ nông dân nên số tiền vay nhỏ, món vay nhiều
thường tập trung vào thời vụ, địa bàn lại rộng, trình độ dân trí chưa đồng đều
nên khâu xác lập hồ sơ vay vốn dễ sai sót, quản lý khách hàng lỏng lẻo, phục
vụ chưa chu đáo, chi phí tăng cao.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 52 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
- Thực hiện cho vay qua tổ liên danh vay vốn tuy có nhiều thuận lợi, nhưng
vẫn còn những hạn chế nhất định như: một số tổ yếu kém không lập được hồ sơ
vay vốn ngân hàng, dòi vĩnh đòi tiền thù lao cao của tổ viên, vay hùn, vay ké
của tổ viên, không cho tổ viên vay hoặc thu nợ của tổ viên không nộp vào ngân
hàng đã làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Hầu hết các tài sản thế chấp của ngân hàng hiện nay là quyền sử dụng đất,
việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất khi khách hàng không trả được
nợ gặp rất nhiều khó khăn, ngân hàng không tự bán được do giá cả, do vị trí
đất, do khách hàng và thủ tục chuyển nhượng. Hơn nữa phòng địa chính huyện
đang thực hiện chủ trương đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu
mới, mà tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu mới rất chậm
phần nào đã gây không ít khó khăn trong công tác cho vay của ngân hàng.
- Dư nợ có tăng trưởng hàng năm nhưng chỉ tập trung tăng vào dư nợ ngắn
hạn, chưa có sự quan tâm đúng mức đối với tín dụng trung và dài hạn. Chưa
quan tâm thỏa đáng trong việc giữ khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách
hàng mới. Ta thấy lượng khách hàng giảm dần qua các năm.
- Nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, việc quản lý nợ đã xử lý rủi ro chưa chặt
chẽ, chưa phân công rõ người rõ việc để có biện pháp chỉ đạo thường xuyên,
hiệu quả. Công tác thu hồi nợ đã khởi kiện ra tòa án thường chậm và kéo dài
phải mất ít nhất từ 1 đến 2 năm mới thu hồi được thậm chí không thu được.Vì
các bước thủ tục rườm rà, phức tạp.
- Sự quá tải công việc của cán bộ ngân hàng thường xuyên xảy ra, do lượng
khách hàng đông và tập trung vào những thời điểm nhất định trong năm.
- Thực hiện giao dịch trên máy vi tính và mạng IPCAS nhưng số lượng
máy tính không nhiều, phải bố trí 2 cán bộ tín dụng làm chung một máy và cả
phòng kế hoạch - kinh doanh chỉ có 2 máy in nên việc nhập hồ sơ vào máy
chậm và cán bộ tín dụng không có điều kiện nghiên cứu và quản lý khách
hàng trên máy.
- Trình độ cán bộ tín dụng không đồng đều còn nhiều mặt hạn chế, nhận
thức và tác nghiệp chưa đổi mới thường chỉ làm theo sự hướng dẫn của người
đi trước và theo sự vụ. Do vậy, chất lượng thẩm định tín dụng và quản lý hoạt
động tín dụng còn thấp, chưa đạt yêu cầu còn mang tính hình thức.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 53 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
5.1.3 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
Nguyên nhân thành công
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của ngân hàng cấp trên mà cụ thể là ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang .
- Ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng bước đầu tạo được mối quan hệ mật
thiết đối với chính quyền địa phương để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ .
- Áp dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi
trong công tác cho vay và quản lý nợ. Ngân đã sử dụng hệ thống IPCAP.
- Thực hiện cơ chế khoán địa bàn xã cho các cán bộ tín dụng sẽ tạo điều
kiện quản lý nắm rõ tình hình của từng hộ trong vùng mình đang quản lý.
Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng tăng cường mối quan hệ
với khách hàng.
Nguyên nhân hạn chế
- Tình hình kinh tế trên thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động của ngân hàng. Cụ thể như giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát cao
ảnh hưởng đến các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp. Điều này gây khó
khăn cho công tác huy động vốn và cho vay của ngân hàng
- Công tác tuyên truyền vận động người dân gửi tiền tiết kiệm và thực hiện
các dịch vụ trong thanh toán chưa thực hiện được rộng rãi và thường xuyên.
Hơn nữa là một ngân hàng thương mại nhà nước nên chỉ giao dịch với khách
hàng trong giờ hành chánh nên không tạo được sự thuận tiện cho khách hàng
ảnh hưởng phần nào đến công tác huy động vốn.
- Do thực hiện giao dịch một cửa theo chế độ giao dịch viên nên không bố
trí cán bộ chuyên làm công tác huy động tiền gửi, không bố trí quầy giao dịch
gửi tiền riêng, mà tất cả các khách hàng đến giao dịch ngân hàng từ gửi tiền,
vay tiền, trả nợ, chuyển tiền . . . đều chung một quầy nên khách hàng đến gửi
tiền thường phải chờ đợi và cảm thấy không thoải mái.Đó cũng là nguyên nhân
làm cho công tác huy động vốn không ổn định và mức độ tăng không cao.
- Việc thực hiện công tác giao khoán địa bàn xã cho từng cán bộ tín dụng
quản lý, tuy đem lại nhiều thuận lợi nhưng do địa bàn rộng lớn nên công tác
cho vay và quản lý khách hàng của các cán bộ tín dụng còn nhiều khó khăn.
Mặt khác do ý thức và hiểu biết của người dân về hoạt động vay vốn còn thấp
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 54 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
nên nguồn vốn cho vay nhiều lúc không được khách hàng sử dụng đúng mục
đích, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
- Công tác tập huấn nghiệp vụ tổ liên danh vay vốn chưa thường xuyên,
chưa tổ chức kiểm tra hoạt động của tổ và củng cố nâng chất hoạt động tổ nên
còn xảy ra sai sót và tiêu cực trong công tác tín dụng.
- Việc nhận tài sản thế chấp và định giá trị tài sản thế chấp là quyền sử
dụng đất chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa xem xét
bất động sản nằm ở vị trí nào, là loại đất gì, hạng mấy, có thể bán được hay
không,. Đây cũng là vấn đề hết sức phức tạp trong công việc phát mãi tài sản
nếu khách hàng không trả nợ được.
- Chưa có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm khách hàng mới và giữ
khách hàng cũ, nên lượng khách hàng có giảm hàng năm.
- Việc định kỳ trả nợ đa phần tập trung vào tháng 3 đến tháng 5 nên vào
những tháng này lượng khách hàng đến giao dịch vay và trả rất đông, tạo áp
lực công việc và quá tãi cho cán bộ tín dụng. Hơn nữa việc định kỳ hạn nợ
như thế sẽ có một số hộ không rơi vào thời điểm có thu nhập để trả nên
thường phát sinh nợ quá hạn.
- Công tác đào tạo, tập huấn, cập nhật thông tin nhằm nâng cao trình độ
nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng chưa thường xuyên, rộng
khắp và chủ động; còn chờ đợi và phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên
(NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang).
- Sự xuất hiện và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác trong thời
gian gần đây làm giảm thị phần của ngân hàng.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
Trong điều kiện kinh tế hiện nay mức độ cạnh tranh của những chi nhánh
ngân hàng khác và để hạn chế những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng, ngân hàng cần chú ý các giải pháp sau:
*Về huy động vốn
Công tác huy động vốn có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng thương
mại. Song việc mở rộng nguồn vốn này, biến nó thành thói quen trong xã hội
còn là một chặng đường dài đòi hỏi phải có những bước đi thích hợp. Ở đây
em chỉ xin nêu một số ý kiến của mình nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 55 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò
Công Tây trong các tầng lớp dân cư trong toàn xã hội.
Thành lập các điểm thêm các điểm giao dịch giao dịch ngoài giờ hành
chính: Do hiện nay ngân hàng chỉ làm việc 8 giờ/ngày, và 5 ngày/tuần. Điều
này làm cho số đông khách hàng là cán bộ công nhân viên, thậm chí người lao
động hay những hộ kinh doanh cũng khó khăn trong việc thu xếp thời gian
đến giao dịch với ngân hàng trong giờ hành chính. Vì vậy, cần tăng thêm giờ
làm việc tại ngân hàng như: trưa đến 12h, chiều đến 19h để tạo điều kiện cho
khách hàng đến gửi và rút tiền được thuận lợi. Đây cũng là biện pháp giúp cho
ngân hàng gia tăng số lượng khách hàng và khối lượng tiền gửi cho mình.
Khuyến khích vật chất và tinh thần cho người gửi tiền: thực hiện thăm
viếng và tặng quà cho khách hàng vào dịp lễ, tết cổ truyền để tạo mối quan hệ
thân thiện giữa ngân hàng và khách hàng, đối với khách hàng giao dịch lần
đầu cần tặng những món quà lưu niệm để tác động vào tâm lý khách hàng.
Mở một phòng giao dịch tiết kiệm riêng để tạo tâm lý thoải mái cho
khách hàng khi muốn giữ bí mật việc gửi tiền của mình và cảm giác được an
toàn nhanh chóng.
* Xây dựng và củng cố mạng lưới cho vay :
Giải pháp này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng quản lý khách hàng vay tốt
hơn và phần nào giảm đi áp lực công việc quá tải khi vào vụ, đồng thời kiểm
tra kiểm soát được hoạt động của tổ liên danh vay vốn nhằm hạn chế và khắc
phục các tiêu cực xảy ra. Mặt khác còn là cầu nối để hộ vay đến với ngân
hàng, không những để vay tiền mà cả gởi tiền.
Đa số khách hàng là hộ nông dân nên lượng khách hàng đến giao dịch
ngân hàng rất nhiều, số tiền vay nhỏ, món vay nhiều lại tập trung vào thời vụ,
trình độ dân trí chưa đồng đều nên khâu xác lập hồ sơ vay vốn dễ sai sót, việc
quản lý khách hàng lỏng lẻo do địa bàn rộng. Để giải quyết vấn đề này ngân
hàng đã thành lập mạng lưới tổ liên danh vay vốn để hổ trợ ngân hàng trong
khâu xác lập hồ sơ vay, thông báo nợ đến hạn, nợ quá hạn cho hộ vay, kiểm
tra sơ bộ trước tình hình tài chính và khả năng sử dụng vốn của hộ vay. Tuy
nhiên, ở một số tổ chưa thành thạo trong khâu xác lập hồ sơ vay, lại nảy sinh
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 56 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
tiêu cực ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nhằm
hạn chế vấn đề trên thì trước tiên ngân hàng:
- Cần thay đổi những tổ yếu kém, tiêu chuẩn chọn tổ trưởng, tổ phó (gọi
chung là ban quản lý tổ) ngoài việc được tổ viên tín nhiệm thì phải có trình
độ, có khả năng hiểu biết viết được hồ sơ vay của ngân hàng và nhất là phải
có tài sản từ 100 triệu trở lên để có tài chính lành mạnh, không nảy sinh tiêu
cực. Trường hợp có tiêu cực xảy ra thì sẽ có tài sản đảm bảo để thanh toán.
- Thường xuyên mở lớp tập huấn cho ban quản lý tổ (ít nhất 6 tháng 1 lần)
để trang bị kiến thức về thủ tục vay vốn ngân hàng nhằm hạn chế sai sót trong
khâu xác lập hồ sơ.
- Tổ chức họp tổ viên hàng năm để thông tin hai chiều về các chủ trương
cho vay của ngân hàng và những khó khăn vướn mắc của tổ viên trong quá
trình cho vay. Đồng thời thực hiện đối chiếu nợ vay để có thể phát hiện tiêu
cực nếu có xảy ra.
- Kết hợp với Ủy ban nhân dân các xã kiểm tra hoạt động tổ liên doanh
nhằm hạn chế tiêu cực phát sinh và kịp thời giải quyết những vướn mắc khiếu
nại của tổ viên vay vốn (nếu có).
- Hằng năm, nên tổ chức hội nghị sơ tổng kết cho vay theo từng xã để có
thể rút kinh nghiệm năm cũ và đề ra phương hướng hoạt động cho năm tới,
đồng thời tạo được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương trong việc
thu hồi nợ quá hạn.
- Phát động phong trào thi đua có các chỉ tiêu cụ thể về nợ quá hạn của
từng tổ có khen thưởng kịp thời.
*Phối kết hợp với phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, công ty
giống, trạm bảo vệ thực vật của huyện để tổ chức các buổi hội thảo chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương pháp về phòng - chống dịch cúm
gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng trên gia súc và nhất là phòng trừ rầy nâu,
bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, sử dụng các giống lúa mới . . . phần nào
có thể tăng năng suất, giảm rủi ro do điều kiện thời tiết, khí hậu đảm bảo được
thu nhập và khả năng trả nợ ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 57 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
* Quan tâm hơn về tài sản thế chấp
Bất kỳ một món vay nào trước khi quyết định cho vay, ngân hàng cần
phải xem xét đến hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả
nợ khách hàng, tuy nhiên cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro nếu
có xảy ra. Vì vậy, khi xem xét giải quyết cho vay cũng phải quan tâm đến tài
sản thế chấp, việc dùng tài sản thế chấp không phải là mục đích cuối cùng, mà
là phương tiện, là biện pháp để phòng rủi ro.
Hầu hết tài sản mà ngân hàng nông nghiệp huyện Gò Công Tây nhận thế
chấp đều là quyền sử dụng đất, tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy đất đai,
nhà ở là vấn đề khó khăn trong việc xử lý, khi món vay không có khả năng trả
nợ. Do đó, khi nhận tài sản thế chấp cán bộ tín dụng phải thận trọng kiểm tra
tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế
chấp, các giấy tờ chủ sở hữu kèm theo, vị trí của tài sản thế chấp, giá trị lưu
thông của tài sản thế chấp chớ không nên chỉ căn cứ vào giấy tờ rồi định giá
cứng nhắc theo khung giá của Ủy Ban nhân dân tỉnh, điều quan trọng nữa là
cán bộ tín dụng còn phải có những hiểu biết về phong tục tập quán, tín
ngưỡng của nhân dân vể đất đai, nhà ở. Có như vậy, trường hợp không thuận
lợi phải phát mãi tài sản thế chấp thì giảm được nhiều khó khăn.
* Biện pháp hạn chế nợ xấu và thu hồi nợ quá hạn
Chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua chỉ tiêu nợ quá hạn và
nợ xấu. Đây cũng là điều trăn trở của các nhà quản lý ngân hàng cần phải có
những giải pháp để ngăn chặn tình trạng nợ xấu phát sinh và nợ quá hạn tăng cao.
Nợ xấu và nợ quá hạn không phải chỉ do bản thân ngân hàng gây nên mà
do rất nhiều nguyên nhân từ cơ chế, chính sách đến các nguyên nhân bất khả
kháng, từ khách hàng. Do đó, việc giải quyết vấn đề nợ này không chỉ dựa vào
chính ngân hàng mà cần có giải pháp đồng bộ, có sự hỗ trợ của cơ quan ban
ngành cấp trên và tại địa phương hoạt động của ngân hàng.
Đối với vấn đề này, em xin nêu một số ý kiến của mình nhằm góp phần
giảm bớt nợ xấu và nợ quá hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Gò Công Tây như sau:
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 58 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
- Ngân hàng cần thực hiện nghiêm chỉnh, thực hiện đúng qui chế và qui
trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, có như vậy vốn vay
ngân hàng sẽ đảm bảo sinh lời và góp phần để khách hàng trả nợ tốt, hạn chế
nợ xấu và nợ quá hạn phát sinh. Để thực hiện tốt khâu thẩm định trước tiên
phải xem xét khách hàng thật sự là người có tâm quyết làm ăn, có kinh
nghiệm với ngành nghề sản xuất kinh doanh, dự án vay thật sự có hiệu quả, có
tính khả thi, giá cả được thị trường chấp nhận. Ngân hàng có thể đầu tư với
mức vốn bao nhiêu vào chu kỳ sản xuất kinh doanh là hợp lý, an toàn tức là
phải xem xét yếu tố về hiệu quả kinh tế là hàng đầu khi quyết định cho vay.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi vay
vốn. Kiểm soát cho vay phải thực hiện từ khâu bắt đầu cho vay đến khi thu hết
nợ, cần tập trung kiểm tra ở các khâu như: kiểm tra chặt chẽ tính hợp lệ hợp
pháp của hồ sơ, kiểm tra năng lực pháp lý của người vay, xem xét mục đích sử
dụng của vốn vay có thật sự hợp pháp không?. Tính toán lại doanh thu, chi phí
để xác định chính xác mức đầu tư hợp lý, tránh lãng phí vốn. Xác định thời
hạn cho vay, thu nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của người vay,
xem xét tài sản thế chấp có phù hợp hay không, số tiền cho vay có đúng theo
qui định đối giá trị tài sản thế chấp không. Kiểm tra trong quá trình sử dụng
tiền vay theo mục đích cho vay ghi trên hợp đồng. Ngoài việc phát hiện những
sai sót trong quá trình sử dụng vốn vay để có hướng xử lý thì việc kiểm tra
trong khi cho vay phải kiểm tra hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, để có thể
đánh giá được khả năng thu hồi. Kiểm tra sau khi cho vay, cán bộ tín dụng
phải giành thế chủ động nghĩa là phải giám sát quá trình sản xuất kinh doanh
của đơn vị một cách chặt chẽ, cán bộ tín dụng không thể ngồi chờ cho đến khi
khoản vay hết hạn mà phải tiếp tục theo dõi, từ đó phát hiện kịp thời những
khoản vay có vấn đề, xác định được nguyên nhân, trên cơ sở đó có biện pháp
tác động kịp thời. Việc kiểm tra thường xuyên các khoản vay chưa đến hạn là
phương pháp hữu hiệu để đảm bảo nguồn vốn ngân hàng mang lại hiệu quả về
hai phía hộ vay và ngân hàng. Đây cũng là biện pháp tích cực nhằm hạn chế
nợ xấu và quá hạn phát sinh.
- Trước khi nợ đến hạn 10 ngày, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng
biết số tiền phải trả và ngày trả. Việc làm này phải thường xuyên và liên tục
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 59 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
thì mới có thể đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết
đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Thực hiện phân loại nợ quá hạn theo thời gian, theo nguyên nhân nhằm
mục đích giúp công tác điều hành có hướng dẫn chỉ đạo cụ thể về giải pháp xử
lý như: cho khoanh nợ, thu hồi tiền gốc trước, thu hồi tiền lãi sau, hoặc giảm
lãi suất cho vay, hoặc kéo dài thời gian trả nợ, có thể xử lý bằng quỹ dự phòng
rủi ro hoặc qui trách nhiệm trực tiếp cho cán bộ tín dụng đó. Đối với những hộ
vay cố tình chay ỳ, khuất hoãn thì đề xuất chính quyền địa phương hỗ trợ xử
lý, áp dụng biện pháp bắt buộc cưỡng chế, thậm chí là khởi tố trước pháp luật
khi cần thiết.
- Lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm thường xuyên và chủ động xây dựng
chương trình hoạt động trong tháng, giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử
lý rủi ro cụ thể cho từng cán bộ tín dụng và có sự động viên khen thưởng kịp
thời đối với các cán bộ thực hiện tốt vấn đề này.
Tóm lại, tất cả các biện pháp từ khâu lựa chọn khách hàng đến khâu giảm
tỉ lệ nợ quá hạn nếu được tiến hành đều đặn, nhịp nhàng trong quá trình cho
vay thì vốn tín dụng sẽ phát huy hiệu quả, kích thích người dân mạnh dạn làm
ăn, tạo ý thức tự giác trong quan hệ vay trả, giảm tỉ lệ nợ quá hạn.
*Giải pháp giử khách hàng cũ và khai thác khách hàng mới
Để hoạt động tín dụng được ổn định và mở rộng thì phải giử được khách
hàng củ đồng thời khai thác khách hàng mới. Thực hiện tốt vấn đề nầy ngân
hàng cần phải có sự quan tâm đúng mức với từng khách hàng, thái độ phục vụ
phải ân cần hoà nhã, hướng dẫn tận tình đến nơi đến chốn, tạo tình cảm thân
quen (thăm viếng, đi đám giỗ, đám cưới . . .) để khách hàng luôn cảm thấy
ngân hàng là người bạn đồng hành của mình trong suốt quá trình sản xuất kinh
doanh. Đối với khách hàng mới thì ngân hàng có thể thông qua những người
quen biết khác để có sự giới thiệu lẫn nhau tạo nên mối quen biết dây chuyền,
lập hộ hồ sơ vay, thực hiện chi tiền tại nhà, sử dụng lãi suất cho vay mềm. Và
có thể đạt được hiệu quả cao khi Ban Giám Đốc ngân hàng là người trực tiếp
thực hiện các cuộc giao dịch đó. Tuy nhiên, trong quá trình giữ và tìm khách
hàng thì ngân hàng cũng cần phải từng bước thanh lọc những khách hàng yếu
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 60 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
kém để loại trừ nhằm vừa có thể vừa mở rộng cho vay vừa nâng cao chất
lượng tín dụng.
* Xác định thời gian cho vay phù hợp
Việc xác định thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh,
kể cả thời gian tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho ngân hàng thu được nợ đúng
theo kế hoạch, hạn chế việc xin gia hạn nợ do nguyên nhân chưa có nguồn thu
sản phẩm để trả nợ vay. Điều này giúp cho ngân hàng giảm thiểu được nợ quá
hạn và nợ xấu.
Nhất là đối với khách hàng là hộ nông dân, vì Ngân hàng Nông nghiệp
Gò Công Tây chủ yếu là phục vụ cho vay sản xuất nông nghiệp lượng khách
hàng đông, món vay nhỏ và mang tính thời vụ rất cao, nên cần phải tính toán
thời hạn trả nợ sao cho vừa đúng thời vụ thu hoạch vừa hạn chế việc tập trung
vào thời vụ, cải thiện được mức quá tải của cán bộ tín dụng, hạn chế sai sót và
thời gian chờ đợi của khách hàng.
Ta có thể định kỳ hạn nợ cho các xã chia theo lịch thu hoạch của từng vụ
lúa trong năm (một năm có ba vụ ). Ví dụ như có thể định kỳ hạn cho 4 xã trả
vào vụ hè thu , 4 xã trả vào vụ thu đông, 4 xã trả vào vụ đông xuân …. chớ
không nên định kỳ hạn trả nợ toàn bộ các xã vào một vụ đông xuân như đang
thực hiện.
*Tăng cường nâng cao trình độ nghiệp vụ, hiểu biết về khoa học kỹ
thuật ở lĩnh vực đầu tư và trang bị phương tiện làm việc đầy đủ đối với
cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
trách nhiệm lớn, việc làm gặp nhiều rủi ro. Nếu không có một giải pháp nào
khuyến khích e rằng hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ không đạt hiệu
quả cao.
Để giải quyết thực trạng này, ngân hàng cần phải từng bước sắp xếp lại và
bổ sung cán bộ tín dụng để thực hiện tốt việc cho vay. Việc phân công cán bộ
tín dụng trên địa bàn và khách hàng phải tương đối phù hợp với năng lực và
điều kiện của từng người. Ngoài ra, phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng,
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 61 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
nâng cao kiến thức quản lý và nghiệp vụ chuyên môn để có đủ trình độ đáp
ứng được yêu cầu hoạt động của ngành, trong quá trình học tập, bồi dưỡng
chế độ phải gắn lý luận với thực tiễn để cán bộ tín dụng có thể vận dụng một
cách linh hoạt sáng tạo và hiệu quả khi giải quyết cho vay chớ không nên làm
theo đường mòn của người đi trước mà không có sự sáng tạo nào cho phù hợp.
Mặt khác cán bộ tín dụng còn phải được thường xuyên trang bị hiểu thêm về
pháp luật – kinh tế kỹ thuật – thị trường … có liên quan đến quá trình thực hiện
công tác tín dụng. Từ đó mới có thể là người bạn đồng hành của người sản xuất,
giúp đỡ, tư vấn… Cho hộ vay có hiệu quả và có lợi nhuận. Đồng thời trang bị
kiến thức về pháp lý như: luật ngân hàng, luật dân sự, luật phá sản… nhằm đề
nắm vững kiến thức pháp luật để hiểu rõ những việc mình được làm, phải làm
và những việc không được làm theo qui định của pháp luật.
Thực hiện trang bị phương tiện làm việc đầy đủ, cụ thể là máy vi tính mỗi
người một máy và máy in để cán bộ tín dụng có thể giải quyết công việc
nhanh chóng, không phải chờ đợi và có thể quản lý khách hàng trên máy hoặc
có thể tìm tòi học hỏi trên mạng thông tin nội bộ hay INTERNET.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 62 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
CHƯƠNG 6: PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn huyện Gò
Công Tây ngày càng được mở rộng thành một ngân hàng thương mại lớn trên
địa bàn, có uy tín được dư luận đánh giá tốt. Bất chấp sự cạnh tranh của các
ngân hàng thương mại khác mới xuất hiện trên địa bàn, ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn góp không ngừng tăng doanh số cho vay góp
xây dựng huyện nhà ngày càng giàu đẹp hơn.
Trong 3 năm qua, từ năm 2006 -2008 thì NHNo&PTNT huyện Gò Công
Tây hoạt động có hiệu quả. Biểu hiện qua nguồn vốn huy động tăng đều mỗi
năm, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ qua 3 năm đếu tăng. Riêng
tình hình nợ quá hạn tuy có tăng nhưng không cao lắm, có thể tạm chấp nhập
được. Nợ xấu tuy không ổn định còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách
quan bên ngoài tác động nhưng nhìn chung thì nợ xấu trên tổng dư nợ chiếm
tỷ lệ thấp, trong phạm vi cho phép của ngân hàng cấp trên. Có thể nói chất
lượng tín dụng của ngân hàng khá tốt thể hiện qua các chỉ số tài chính ở trong
bài. Để đạt được kết quả như vậy là do sự quản lý, chỉ đạo tốt và thường
xuyên kiểm tra đôn đốc cán bộ công nhân viên trong công tác của ban lãnh
đạo. Cùng với sự năng động, sáng tạo, đầy kinh nghiệm và nhiệt tình hoàn
thành tốt công việc của đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng mang lại kết quả kinh tế
cao hơn thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công
Tây cần phải có những giải pháp cụ thể, linh hoạt hơn trong công tác cung cấp
tín dụng. Và để đảm bảo tính cạnh tranh, ngân hàng cần xem xét lại mức lãi
suất đối với từng loại khách hàng của mình. Có như vây mới phù hợp với
phương châm: “ mang phồn thịnh đến khách hàng”.
6.2 KIẾN NGHỊ
Đối với nhà nước và các bộ ngành có liên quan
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 63 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
- Nhà nước và chính quyền địa phương cần thực hiện hợp đồng bao tiêu
sản phẩm, tiêu thụ hàng hóa và có chính sách giá cả phù hợp cho nhân dân
phấn khởi an tâm sản xuất, ngân hàng an tâm đầu tư.
- Nhà nước nên thành lập quỹ rủi ro nông nghiệp để giúp nông dân an tâm
đầu tư vào lãnh vực có tỷ xuất lợi nhuận thấp nhưng gặp nhiều rủi ro. Quỹ này
có thể được hình thành từ nguồn thu thuế nông nghiệp.
- Ngành nông nghiệp nên tổ chức thường xuyên những buổi hội thảo về kỹ
thuật trong trồng trọt chăn nuôi hoặc các thông tin về cơ giới hóa trong sản
xuất nông nghiệp.
- Chính quyền địa phương các cấp cần tăng cường vai trò hỗ trợ ngân hàng
trong công tác huy động vốn cũng như cho vay như: cung cấp thông tin khách
hàng, hỗ trợ ngân hàng trong công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi và nợ xử
lý rủi ro.
Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang
- Cần có chính sách lãi suất cạnh tranh áp dụng cho từng đối tượng khách
hàng để có thể thu hút khách hàng mới, giữ khách cũ.
- Cần có văn bản liên tịch giữa các ngành Tòa án, Thi hành án, Địa chính
và Ngân hàng để tạo điều kiện thuận tiện nhanh chóng cho ngân hàng trong
khâu xử lý và thu hồi các món nợ cần khởi kiện ra tòa và những món nợ cần
xử lý tài sản là quyền sử dụng đất để cấn trừ nợ.
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò
Công Tây
- Duy trì phong trào thi đua hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, kịp thời khen
thưởng những đơn vị cá nhân có thành tích tốt
- Ngân hàng cần trang bị thêm phương tiện làm việc để các cán bộ tín dụng
làm việc tốt hơn, mỗi cán bộ tín dụng cần có 1 máy tính để đảm bảo có thể
theo dõi được các khoản tín dụng thường xuyên.
- Tổ chức tự kiểm tra, kiểm soát bằng hình thức kiểm tra chéo ở từng cán
bộ tín dụng phụ trách cho vay nhằm phát hiện những sai sót, tồn tại, yếu kém
để có biện pháp uốn nắn xử lý kịp thời
- Ngân hàng nên tổ chức họp dân theo từng cụm dân cư hàng năm để có
thể phổ biến các chủ trương về huy động vốn, về công tác cho vay đồng thời
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Thái Văn Đại 64 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang
tiếp nhận những ý kiến đóng góp nhằm gây ấn tượng tốt cho sự quan hệ giữa
ngân hàng với khách hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.
2. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2008). Quản trị ngân hành
thương mại
3. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp vá phát triển nông thôn
Việt Nam
4. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây
5. Bảng cân đối nội tệ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Gò Công Tây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện gò công tây.pdf