Yahoo! Inc là một tập đoàn đại chúng Hoa Kỳ với mục tiêu trở thành "dịch vụ Internet toàn cầu hàng đầu cho người tiêu thụ và giới doanh nghiệp". Trang chính của nó đặt tại http://www.yahoo.com, phiên bản tiếng Việt tại http://vn.yahoo.com, và có một thư mục mạng lưới và một số dịch vụ khác, trong đó có Yahoo! Mail, Yahoo! Search và Yahoo! News.
Yahoo! được sáng lập bởi hai sinh viên cao học trường Đại học Stanford là David Filo và Jerry Yang (Dương Trí Viễn) vào tháng 01/1994 và được thành lập vào 02/03/1995. Trụ sở công ty đặt tại Sunnyvale, California.
Yahoo khởi đầu là “Jerry's Guide to the World Wide Web”, nhưng sau này được đổi tên thành Yahoo! là một từ viết tắt cho "Yet Another Hierarchichal Officicious Oracle". Đầu tiên Yahoo chỉ làm việc ở máy tính làm việc của Yang, trong khi phần mềm ở trong máy tính của Filo.
46 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3854 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược và đánh giá chiến lược kinh doanh của Yahoo khi bước vào thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nền tảng của Internet lại là cộng đồng sử dụng chúng. Từ trước đến nay, ở mọi quốc gia, những người tham gia Internet đầu tiên đều có văn hoá cao, có học thức và ham hiểu biết. Cộng đồng những người sử dụng Internet để tạo ra Internet, tạo ra sức hấp dẫn cho thế giới cô độc và hoành tráng của Internet, tạo ra một xã hội ảo của một công đồng có văn hoá.
Internet là một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một xã hội ảo của một cộng đồng có văn hoá, một nền văn hoá không biên giới và chúng ta không nên dò xét quá, hãy bắt đầu bằng việc tự vũ trang cho chính mình một vốn kiến thức và “tan” vào Internet để thấy mình lớn lên và trẻ ra. Ngay cả người khổng lồ bất khả bại Microsoft có lẽ cũng đang bắt đầu thời kỳ cáo chung, không phải vì phán quyết của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ mà bởi sự phát triển của phần mềm dân gian Linux trên Internet được phát triển hàng ngày bằng tri thức chung của toàn thế giới. Một nền văn hoá của cộng đồng Internet đang phát triển và không có lý gì chúng ta lại đứng bên ngoài nền văn hoá ấy.
4. Môi trường nhân khẩu học :
Dân số toàn cầu vào khoảng 7 tỷ, dự đoán khoảng 10 tỷ vào năm 2020. Mức sống chênh lệch giữa những nơi này nên việc sử dụng sản phẩm này cung khác nhau. Việc đáp ứng nhu cầu này sẽ ngày càng tăng cao trong thời gian tới chính vì vậy tạo động lực khuyến khích các công ty phát triển sản phẩm của mình để phục vụ thị trường này. Những thay đổi trong môi trường dân số học tác động mạnh mẽ đến công ty như sự thay đổi cơ cấu tuổi, dân cư, đặc điểm gia đình, trình độ học vấn. Nạn ô nhiễm môi trường cũng ngày càng nặng nề thêm. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh chóng kéo theo nhiều vấn đề về xã hội. Sự lão hóa của dân số, đồng thời với độ tuổi bình quân tăng dần. Trình độ học vấn trong dân chúng ngày càng được nâng cao, nhu cầu tìm hiểu về nhiếu mặt của sống xã hội rât lớn, đời sống vật chất ngày càng cải thiện, nhu cầu giải trí tăng mạnh làm cho Internet trở thành môi trường được đông đảo người dân quan tâm.
5. Môi trường công nghệ :
Hiện nay đi cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, ngành CNTT cũng có những bước phát triển nhanh chóng, ngày nay có thể truy cập Internet qua mạng cáp truyền hình. Đồng thời, sự kiện này cũng đánh dấu xu hướng ngành dịch vụ truyền thông xâm nhập thị trường dịch vụ viễn thông, vốn lâu nay vẫn thuộc về các công ty viễn thông và công nghệ thông tin.
Những ngôn ngữ lập trình Web liên tục được cải tiến và nâng cao cung cấp thêm nhiều tính năng mà trước đâu Internet không có, hạ tầng viễn thông liên tục được cải thiện, mạng lưới đường truyền đã được nâng cao tốc độ truyền tải, hệ thống máy chủ với năng lức siêu mạnh liên tục được cho ra đời. Internet giờ đây thực sự như một thế giới ảo với muôn vàn tính năng hiện đại, nổi trội. Sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy việc hội tụ các dịch vụ viễn thông, truyền thông và giải trí. Trên thế giới, xu hướng này không chỉ làm cho các công ty viễn thông và truyền thông trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà còn kích thích họ phải hợp tác. Xu hướng tham gia thị trường của nhau giữa các doanh nghiệp truyền thông, viễn thông - CNTT hứa hẹn mang đến cho người tiêu dùng những dịch vụ chất lượng cao với giá rẻ. Bên cạnh cuộc chiến về đường truyền, các ISP đang bước vào một cuộc chiến mới: cạnh tranh dịch vụ, giải pháp trên mạng internet, tất cả đều hướng đến mục tiêu khách hàng. Điều này sẽ thực sự mang lại lợi ích cho người dùng và tác động tích cực đến sự phát triển của internet Việt Nam.
6. Môi trường toàn cầu :
Trong kinh doanh, xu hướng toàn cầu đã đưa thị trường toàn cầu đến những tiêu chuẩn chung của thế giới, các tập đoàn lớn bán các sản phẩm theo tiêu chuẩn giống nhau ở mọi nơi từ xe ô tô, sắt thép, hoá chất, dầu lửa, các thiết bị ông nghiệp, cho đến các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, máy vi tính, thuốc men, viễn thông, thức ăn nhanh... Ngày nay, toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu trên thế giới. Toàn cầu hoá mở ra rất nhiều cơ hội cho các công ty cũng như là các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hoá là một giải pháp tốt cho các công ty có qui mô lớn, nó giúp cho các công ty đa quốc gia tiêu chuẩn hoá thị trường và sản phẩm, từ đó phát huy hiệu quả giảm chi phí theo qui mô.
MÔI TRƯỜNG VI MÔ: (Phân tích theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Forter)
Biểu đồ lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới tính theo tuần (2009)
1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Đối với ngành kinh doanh của Yahoo cần nhận thấy những đối thủ sau đây sẽ là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng nhất đó là : Facebook, Twitter (dịch vụ mạng xã hội). Trong những năm tháng qua, các trang mạng xã hội đã phát triển một cách bùng nổ và chiếm rất nhiều khách hàng của các dịch vụ truyền thông của Yahoo như chat, mail…Hiện tại các nhà cung cấp dịch vụ này chưa có những động thái cạnh tranh trực tiếp với những dịch vụ truyền thống của Yahoo hay Google thế nhưng sự phát triển nhanh chóng của họ đã tạo ra những nguy cơ cho chính Yahoo và Google mặc dù ai cũng biết dịch vụ tìm kiếm trên mạng là những dịch vụ rất khó thay thế ngày một ngày hai.
Ngoài ra hiện nay Yahoo còn phải đối diện với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có năng lực cao như Wikipedia (bách khoa toàn thư mở Online) Amazon (thương mại điện tử)... Hiện tại Wikipedia sẽ cùng với amazon.com ra mắt động cơ tìm kiếm mới sử dụng cổng nghệ tương tác mở dựa trên người dùng giống như Wikipedia , dự án trên có tên là Wikiasari - kết hợp giữa từ "wiki" (tiếng Hawai có nghĩa là "nhanh") và từ "asari" (tiếng Nhật có nghĩa là "tìm kiếm khắp nơi"). Wikipedia còn cho biết ý định sẽ phát triển một phiên bản thương mại của động cơ tìm kiếm trên, dự kiến sẽ ra mắt vào khoảng quý đầu năm tới.
Sự trung thành nhãn hiệu: đối với các dịch vụ của Yahoo hiện nay không đều, có những dịch vụ như tìm kiếm, games, hay mail số lượng người sử dụng giảm xuống trong khi đó những dịch vụ khác như Yahoo chát lại vẫn giữ thế quán quân trên thế giới. Trang web Yahoo news hiện nay vẫn đang là trang web tin tức số một tại thị trường Bắc Mỹ. Tuy vậy hiện nay chiến lược của Yahoo là cải thiện lại mức độ người sử dụng Yahoo tìm kiếm, một dich vụ mà trước đây Yahoo chiếm thị phần rất lớn. Qua những phân tích trên ta thấy đối với ngành kinh doanh dịch vụ trên mạng sựu trung thành nhãn hiệu là không cao, có khả năng thay đổi nhanh theo thời gian do sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.
Rào cản nhập cuộc: ngành kinh doanh dịch vụ Internet có rào cản nhập cuộc thấp với nhứng lý do như chi phí cố định đầu tư thấp, sự cạnh tranh trong ngành khốc liệt, các đối thủ hiện tại chưa tạo ra lợi thế chi phí tuyệt đối so với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, bên cạnh đó các đối thủ đi sau sẽ hưởng được lợi thế về ứng dụng công nghệ.
Các quy định của chính phủ: chính phủ các nước hiện tại đều áp dụng những chính sách cởi mở cho sự phát triển của ngành với nhiều sự hỗ trợ vệ hạ tầng, văn bản pháp luật. Tuy vậy vẫn có những sự kiểm soát đối với những dịch vụ bị cấm hay hạn chế như hack, bẻ khóa, web khiêu dâm, bạo lực, lừa đảo, chính trị …
2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Trên lĩnh vực kinh doanh của mình Yahoo có rất nhiểu đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên nổi bật trong số đó là hai tập đoàn Google và Microsoft, hai đối thủ có tiềm lực mạnh mẽ và cạnh trạnh trực tiếp đối với lợi ích của Yahoo.
Theo một báo cáo gần đây của comScore cho biết Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất đối với người dùng máy tính nối mạng Internet.
Theo comScore cho biết, bình quân mỗi tháng có 750 triệu người dùng với 61 tỷ lần tìm kiếm trên mạng internet. Người ta đã sử dụng Google cho 37 tỷ lần tìm kiếm, một con số vượt trội so với những công cụ tương tự.
Theo bảng báo cáo này, Yahoo đứng vị trí thứ nhì, Baidu đứng thứ ba nhờ nó là công cụ tìm kiếm hỗ trợ tiếng Hoa. Điều lý thú là đa phần các cuộc tìm kiếm trên mạng xuất phát từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương với các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc. Hãng comScore cho biết trong tháng 8-2007, khu vực này có 258 triệu lượt người dùng tìm kiếm 20,3 tỷ lần trên mạng Internet.
Châu Âu đứng thứ hai với 210 triệu lượt người dùng, vị trí kế tiếp thuộc về bắc Mỹ với 206 triệu. Ít sử dụng công cụ tìm kiếm trên mạng nhất là vùng Trung Đông và châu Phi, chỉ 30 triệu lượt người/tháng mà thôi.
Xếp hạng tháng 8-2007 của ComScore
1. Google: 37 tỷ (lượt tìm kiếm)
6. eBay: 1,3 tỷ
2. Yahoo: 8,5 tỷ
7. Time Warner: 1,2 tỷ
3. Baidu: 3,2 tỷ
8. Ask: 743 triệu
4. Microsoft site: 2,1 tỷ
9. Fox: 683 triệu
5. NHN: 2 tỷ
10. Lycos: 441 triệu
Môi trường nghành của công ty yahoo với các đối thủ cạnh tranh : bản sắp xếp thứ tự trong nghành theo thứ tự trên
Tổng quan thị phần tìm kiếm trên thế giới
Trong đó công ty Google là đối thủ lớn nhất thu hút được nhiều lượt người truy cập nhất và có doanh thu lớn nhất . Vị thế cạnh tranh khá khốc liệt và yahoo luôn là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với google. Đặc biệt khi Microsoft sẽ bán các quảng cáo tìm kiếm trên Yahoo.
Tuy vậy giữa Yahoo và Google đã có những động thái hợp tác để cùng phát triển như kế hoạch của Yahoo và Google hợp đồng phát triển mạng xã hội Tracy Schmaler. Phát ngôn viên của Yahoo cho biết cả hai bên vẫn đang thảo luận và họ cũng đang làm việc với các quan chức chống độc quyền.“Thương vụ này chắc chắn sẽ giúp Yahoo có được vị trí cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến và sẽ giúp hãng lấy lại được cân bằng sau nhiều Quý chật vật khó khăn”, Schmaler chia sẻ.
Bên cạnh đó Microsoft cũng tuyên bố sẽ hợp tác với Yahoo để tiêu diệt Google làm cho ngành có xu hướng cạnh trạnh không rõ rạng giữa các ông lớn, các bên luôn thừa nhận sự cần thiết phải có hợp tác giữa đôi bên song lại có những động thái thể hiện tham vọng hạ bệ nhau.
Cần phải nói thêm là hiện tại Google, đang có những khó khăn tại thị trường mới nổi Trung quốc. Qua những tuyến bố gần đây cho thấy Google không còn quá mặn mà với thì trường này. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến những tranh chấp giữa Google và chính quyền Trung quốc, do đó nếu việc Google rút lui khỏi thị trường Trung quốc thì đây sẽ là cơ hội lớn cho Yahoo. Hơn nữa tai Trung quốc, Yahoo đã tạo ra chỗ đứng vững mạnh từ rất lâu.
3. Năng lực thương lượng của khách hàng tiêu thụ
Trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiên nay, nhu cầu về dịch vụ Internet chắc chắn sẽ có những biến động nhưng chúng ta có thể nhận thấy 2 xu hướng rõ ràng sau:
Thứ 1: đối với những người sử dụng dịch vụ Internet mang tính cá nhân, nhu cầu của họ sẽ không thay đổi mà còn có thể tăng lên. Do vậy yêu cầu của họ về dịch vụ mạng gia tăng nên đối với đối tượng khách hàng này, Yahoo sẽ phải chịu thêm nhiều sức ép từ họ về yêu cầu chất lượng dịch vụ.
Thứ 2: đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, do khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu phát triển mở rộng thêm các dịch vụ về Marketing hay E Marketing sẽ giảm sút do vậy Yahoo sẽ giảm bớt áp lực từ những đe dọa do nhóm khách hàng này gây ra.
Qua quá trình phát triển Yahoo đã xây dựng một thương hiệu phổ biến và đại chúng, và được mọi người công nhận do vậy năng lực thương lượng của người sử dụng dịch vụ Yahoo sẽ không có nhiểu biến động trong thời gian ngắn tuy vậy cần phải nhận thấy sự phát triển vũ bão của các công ty khác đặc biệt là Google hay sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sẽ tạo ra quá trình gia tăng sức ép của các khách hàng đối với Yahoo.
4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Trên thực tế những nhà cung cấp cho Yahoo không có nhiều sự đa dạng, đó bao gồm những công ty cung cấp phần cứng cho hệ thồng mạng của họ như IBM, Dell. Tuy vậy có rất nhiều công ty hoạt động trên các lĩnh vực này cho nên sức ép của các nhà cung cấp cho Yahoo không có nhiều hay nói cách khác họ phải cạnh tranh nhau khốc liệt để có thể hợp tác với Yahoo.
Tuy vậy qua nhiều động thái gần đây những nhà cung cấp phần cứng chủ yếu cho Yahoo trước đây như IBM hiện nay đã bắt đầu hợp tác với Yahoo về kinh doanh trên Internet, qua đó nhận thấy IBM có thêm năng lực thương lượng với Yahoo.
Phối hợp với Yahoo, IBM sẽ tung ra phiên bản miễn phí OmniFind nhưng bị giới hạn số lượng văn bản mà nó có thể tìm kiếm. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí lại được tích hợp kết quả tìm kiếm trên web của Yahoo.
Phiên bản OmniFind miễn phí đã chính thức ra mắt người dùng trong ngày 13/12. IBM và Yahoo hi vọng sự hợp tác giữa hai hãng sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của lĩnh vực tìm kiếm doanh nghiệp, vốn chịu sự thống trị của Google, Autonomy và FAST...
5. Các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế cho các dịch vụ do Yahoo cung cấp nổi bật nhất hiện nay chính là các dịch vụ tích hợp trên điện thoại di động. Các mạng di động tận dụng những ưu thế về khả năng nhanh chóng tiện lợi của mobile và liên tục tung ra những chiêu khuyến mãi râm rộ khiến cho số lượng người dùng các dịch vụ truyền thống trên mạng Internet giảm xuống, thay vào đó là các tiện ích tích hợp trên điện thoại như : games, nhắn tin, nghe nhạc…
Xét ở góc độ nào đó, Mobile dù không phải là đối thủ của Internet, lại cạnh tranh một phần phân khúc khách hàng. Mobile không chỉ đáp ứng thú chơi công nghệ, mà nó còn thực sự là giải pháp cho những cá nhân hay di chuyển. Thiết bị này vừa cho phép truy cập Internet, vừa cho phép gọi thoại di động và nhắn tin SMS. Vì thế, dù chỉ hấp dẫn phân khúc thị trường nhỏ là khách hàng có năng lực tài chính, nhưng rõ ràng nó chia sẻ một phần thị trường thuê bao Internet.
Một luồng ý kiến khác cho rằng đó không hẳn là cạnh tranh, mà thực chất nó là sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau - tức là ở những chỗ ADSL chưa tới được, những cá nhân hay di chuyển thì dịch vụ Mobile sẽ bù được khoảng trống của Internet.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ:
Phân tích lợi thế cạnh tranh bền vững :
1.1 Phân tích nguồn lực của công ty:
1.1.1. Nguồn lực hữu hình :
Nguồn lực tài chính: Yahoo, hãng sở hữu công cụ tìm kiếm trực tuyến mạnh thứ 2 tại Mỹ, công bố kết quả lợi nhuận quý 4/2009 vượt dự báo của cac chuyên gia, thị trường quảng cáo trực tuyến đã đón tín hiệu phục hồi.
Yahoo công bố doanh số quý 4/2009 đạt 1,26 tỷ USD, cao hơn dự báo 1,23 tỷ USD của giới chuyên gia. Lợi nhuận ròng đạt 153 triệu USD tương đương 11 cent/cổ phiếu trong khi đó ở thời điểm cùng kỳ năm 2008, Yahoo thua lỗ 303,4 triệu USD tương đương (-)22 cent/cổ phiếu.
Sau khi giảm mạnh chi phí trong năm ngoái, Yahoo hiện đang hưởng lợi từ việc chi tiêu vào lĩnh vực quảng cáo trực tuyến hồi phục. Những công ty lớn đã tăng ngân sách quảng cáo trực tuyến. Cổ phiếu Yahoo tăng 38 cent lên mức 16,37USD/cổ phiếu (sau giờ giao dịch). Trong phiên giao dịch ngày hôm qua trên thị trường Nasdaq, cổ phiếu Yahoo tăng 13 cent lên mức 15,99USD/cổ phiếu. Cổ phiếu Yahoo tăng 38% trong năm 2009.
Từ những thống kê trên nhận thấy tình hình tài chính của Yahoo hoàn toàn khả quan mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, hơn hết nếu thương vụ sáp nhập Yahoo – Microsoft thành hiện thực thì Yahoo sẽ có thêm 1 nguồn lực tài chính vô cùng hùng mạnh.
Nguồn lực vật chất: Tổng tài sản hiện tại của Yahoo hiện nay là khoảng gần 45 tỷ đô la theo thống kê của thị trường chứng khoán phố Wall. Yahoo hoạt động trên phạm vi toàn thế giới, sở hữu hệ thống đường truyền và phần cứng đồ sộ với những công nghê hiện đại. Yahoo hiện có hàng chục chi nhánh trên toàn thế giới với mục tiêu cụ thể của từng chi nhánh là tiếp cận sâu sát vào những thị trường khác nhau. Riêng tại Việt nam, Yahoo đã bắt đầu mở văn phòng đại diện tại Hà nội từ năm 2005. Tính trên phạm vi toàn thế giới, Yahoo hiện cũng đang là công ty có hạ tầng công nghệ thông tin thuộc diện lớn nhất, với lịch sử 15 năm thành lập và là đơn vị tiên phong đi đầu trong khai phá dịch vụ Internet, Yahoo đã tạo dựng cho mình một hạ tầng mà bất kỳ đối thủ nào cũng phải rất lâu mới có thể đuổi kịp.
Nguồn lực kỹ thuật: Yahoo đang sở hữu những công nghệ xử lý web hiện đại nhất, cho phép hàng triệu người sử dụng dịch vụ khắp nơi trên thế giới có thể truy cập và giao dịch đồng thời mà không có bất kỳ sự cố cũng như trục trặc kỹ thuật nào, bên cạnh đó Yahoo còn là công ty có năng lực chống hacsker cao nhất trên thế giới, hiện tại Yahoo là một trong những công ty cung cấp dịch vụ mạng có độ bảo mật cao hàng đầu.
Ngoài công cụ tìm kiếm của hãng, Yahoo còn mở cửa một số công nghệ khác để các nhà phát triển có thể tiếp cận và tùy biến cho công việc của họ.
Tất cả những nguồn lực về kỹ thuật của Yahoo hiện có được phát triển theo hai hướng : hướng 1 là từ chính nội bộ công ty, hướng 2 là thông qua tiềm lực tài chính của mình, Yahoo tiến hành mua lại công nghệ của các công ty con và sáp nhập các công nghệ này vào tổng thể công nghệ của Yahoo, do vậy có thể khẳng định rằng về mặt công nghệ, Yahoo hoàn toàn không hế thua kém các đối thủ khác như Google hay Microsoft và thậm chí là đã có những mảng dịch vụ mà Yahoo vẫn còn giữ thế thượng phong.
1.1.2. Nguồn lực vô hình :
Nhân sự : Sở hữu được một đội ngũ kỹ sư và nhà quản lý tài giỏi, Yahoo tự tin đảm nhận và phát triển những dịch vụ mạng mới cho toàn xã hội. Hiện nay tại Yahoo có đến 1200 nhân viên hoạt động trên thế giới, với cơ sở hoạt động trải khắp. Trong lịch sử hoạt động, Yahoo hiện cũng là công ty đi đầu trong việc khai phá các dịch vụ mới, tất cả những dịch vụ căn bản hiện nay trên mạng đều được bắt đầu từ bàn tay khối óc của nhân viên Yahoo, đội ngũ lãnh đạo hiện nay của Yahoo do ông Jerry Yang cầm lái. Ông Yang được giới công nghệ thông tin nhận định là một “ thiên tài Internet” .
Các nguồn công nghệ : Yahoo là nhà cung cấp dich vụ Internet hàng đầu thế giới và để giữ vững được thành tích trên, hãng cũng phải đã đầu tư rất nhiều cho công nghệ của mình. Năm vừa rồi, Yahoo đã công bố chương trình BOSS (xây dựng dịch vụ tìm kiếm riêng) để các bên thứ ba có thể sử dụng thuật toán và kiến trúc tìm kiếm của hãng này để thiết lập các dịch vụ tìm kiếm riêng. Mô hình này có thể sẽ lại được áp dụng cho các công nghệ khác của Yahoo như trang chia sẻ ảnh trực tuyến Flickr và mạng xã hội của hãng này.
Là tên tuổi lớn thứ hai trên thị trường tìm kiếm sau Google, Yahoo cũng có những mối quan tâm đặc biệt trong việc mở cửa thị trường và tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm và ý kiến đóng góp mới. Đầu năm vừa rồi, Yahoo đã công bố phiên bản API (giao diện lập trình ứng dụng) thử nghiệm để các website có thể tham khảo xây dựng dịch vụ tìm kiếm riêng.
Cũng theo đại diện của Yahoo thì các công nghệ của hãng sẽ được cấp phát cho các website trong khuôn khổ chương trình BOSS.
Những công nghệ trên của Yahoo là những công nghệ mang tính bản quyền là áp dụng những thuật toán riêng biệt, qua lịch sử phát triển của mình Yahoo đã tự phát triển công nghệ bên cạnh đó còn phát triển thêm những công nghệ của những công ty mà hãng mua lại, theo đánh giá của giới chuyên môn và chính các đối thủ cạnh tranh của Yahoo ở nhiều mặt công nghệ của Yahoo đã vượt xa họ.
Sơ đồ hoạt động công nghệ của Yahoo
Các nguồn danh tiếng, thương hiệu :
* Danh tiếng thương hiệu:
Công ty chuyên cung cấp cho khách hàng và nhà kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến khác nhau thông qua website: yahoo.com. Mạng lưới toàn cầu của Yahoo! bao gồm 25 sản phẩm bằng 13 ngôn ngữ. Ngoài ra, dịch vụ nghe nhạc qua mạng mới của Yahoo! cho phép khách hàng truy cập và thưởng thức đến 1 triệu bài hát. Tốc độ tăng trưởng của thương hiệu Yahoo! là 34% với giá trị 6,8 tỉ USD và doanh thu 3,6 tỉ USD.
Hiện tại thương hiệu Yahoo đang đứng thứ 81 trong số 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, là website đứng hàng đầu tại Hoa Kỳ về lượng truy cập cùng hạng với các thương hiệu khác như Canon, hay Beeline, tuy vậy đã có những bước thụt lùi so với đối thủ cạnh tranh chính là Google.
Danh tiếng với khách hàng :
So sánh vị thế của Yahoo tại thị trường Hoa Kỳ
Yahoo luôn là một trong những webite thông dụng nhất trên thế giới. Tháng 12/2009, đạt 594 triệu người truy cập. Tuy nhiên, ở Mỹ Yahoo vẫn đứng thứ nhì với 161 triệu lượt sau Google về lượng thời gian người dùng sử dụng. (Yahoo là 101 triệu phút trong khi số phút trung bình trên 1 người truy cập Google là 170 phút)
Nhiều nhận định cho rằng những thành công mà Yahoo có được hiện nay là nhờ sự đa dạng về dịch vụ; một thương hiệu dễ nhớ; một website dễ truy cập với giao diện và hiệu năng đẹp mắt, và khai thác thông tin với độ tin cậy về dịch vụ cực cao. Yahoo đã xây dựng được một đội ngũ những Yahooligan hết sức trung thành, tạo nên những cơn sốt Yahoo thậm chí có những thời kỳ người ta vào mạng chỉ cần vào các dịch vụ của Yahoo mà không hề quan tâm đến các dịch vụ khác. Những phân tích như vậy chứng minh rằng Yahoo luôn là một phần không thể thiếu đối với cộng đồng mạng cũng như sự thiết yếu trong lĩnh vực hệ điều hành máy tính.
Luôn coi việc làm hài lòng khách hàng là mục đích sống còn, phục vụ xã hội Yahoo thường xuyên tìm cách cải tiến nâng cấp hay cho ra lò những dịch vụ mới nhất với công nghệ đỉnh cao đồng thời đi đôi với chiến lược marketing thương hiệu các dịch vụ của mình trở thành điểm bắt đầu thiết yếu cho mọi đối tượng khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ thân thiện với độ bảo mật cao.
Một điều mà hầu hết các công ty Internet toàn cầu không có được, là ở Việt Nam dường như là một "vương quốc Yahoo!" khi số người sử dụng Internet Việt Nam đang đạt tỉ lệ 23% dân số (xấp xỉ 20 triệu người) thì số tài khoản sử dụng các dịch vụ của Yahoo! tại Việt Nam theo ông Trí đã lên đến 15 triệu.
* Nhận thức của khách hàng :
Trong tâm trí khách hàng Yahoo với biểu tượng mặt cười luôn là những bạn đồng hành không thể thiếu khi sử dụng Internet, thực tế là mặt dù các hãng sinh sau để muộn như Google đã vượt Yahoo nhiều điểm nhưng có những dịch vụ mà hiện nay Yahoo vẫn chiếm thế thượng phong như Yahoo Chat, Yahoo News, nhờ vào lòng trung thành của khách hàng từ những ngày đầu mà những dịch vụ này tạo ra. Yahoo hiện thân là nhà cung cấp dịch vụ Internet ban đầu, mạnh dạn khai phá nhiều dịch vụ mà lúc bấy giờ còn rất xa lạ với công chúng, tiềm ẩn sâu trong tiềm thức khách hàng hay cộng đồng mạng Yahoo luôn là hình ảnh người khai phá, với những tố chất dũng cảm, táo bạo, do vậy nhận thức của mọi người về Yahoo hiện tại vẫn rất bền vững bất chấp những khó khăn mà Yahoo hiện đang gặp phải.
1.2 Phân tích về hoạt động marketing :
1.2.1 .Các hoạt động chính :
Nghiên cứu và phát triển: Yahoo luôn quan tâm thiết kế sản phẩm của mình theo chiều hướng cung cấp cho khách hàng những chất lượng vượt trội. Tại Yahoo, công ty tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách phát triển những dịch vụ xã hội tiên phong, ban đầu là yahoo chat, sau đó là yahoo mail. Yahoo search...Khi sử dụng sản phẩm của Yahoo, người dùng luôn có những cảm nhận thấy Yahoo mang lại sự thân thiện, thuận tiện mà không kém phần an toàn. Tại các trung tâm nghiên cứu của Yahoo trên toàn thế giới, luôn xác định phương châm đưa dịch vụ Yahoo đến với văn hóa từng nước thông qua nghiên cứu chính bản sắc văn hóa của nước đó. Thông qua tiềm năng về công nghệ của mình, Yahoo luôn tìm mọi cách nâng cao năng lực cho dịch vụ mình cung cấp hướng đến mục tiêu và viễn cảnh mà Yahoo đã xác định trong tuyên ngôn.
Ngoài ra khi sử dụng các dich vụ trên mạng thì điều người tiêu dùng quan tâm nhất là vấn đề bảo mật, tại Yahoo công ty luôn quan tâm đến nhu cầu này và liên tục đưa ra những biện pháp an ninh mới nhất. Hiện tại theo thống kê của Cơ quan An toàn mạng trên thế giới thì Yahoo vẫn là một trong những công ty cung cấp dịch vụ mạng an toàn nhất, thông qua hướng phát triển này Yahoo mang đến cho người tiêu dùng những cảm giác an toàn khi sử dụng dịch vụ.
Hoạt động R&D của Yahoo được tiến hành theo tiêu chí luôn coi trọng văn hóa quốc gia vùng miền làm trung tâm, khai thác tối đa yếu tố xu hướng tình cảm để thiết kế ra những dịch vụ mới.Hiện tại trung tâm nghiên cứu chính của Yahoo đặt tại chính thung lũng Silicon, bang Califocnia, Hoa kỳ.
Marketing, quảng cáo: Hoạt động marketing, quảng cáo của Yahoo đã được tiến hành và đẩy lên một mức độ chuyên nghiệp tất nhiên đã có những điểm yếu mà các đối thủ cạnh tranh đã lợi dụng vượt lên.
Yahoo! đã tiết lộ kế hoạch cho chiến dịch marketing mới của họ, sẽ được thực hiện trên toàn cầu. Đã rất lâu Yahoo! không có một hoạt động marketing nào đáng kể, (phần lớn đều thực hiện trong nội bộ hệ thống của Yahoo!). Chiến dịch lần này do Ogilvy thực hiện, Yahoo! sẽ đầu tư khoảng 15 triệu USD và sẽ kéo dài đến hết năm 2010. Với câu khẩu hiệu "It's You", chiến dịch tập trung vào khả năng cá nhân hóa, và cách thức để khách hàng có thể truy cập vào các dịch vụ & thông tin phong phú của Yahoo!
Yahoo! vừa qua đã công bố thêm chi tiết về chiến dịch marketing họ đã ấp ủ cho 7 năm tới với đầy đột phá và sáng tạo sau khi trang chủ của họ được thiết kế mới đi vào hoạt động. Cỗ máy sáng tạo cho chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên phương diện toàn cầu lần này là Ogilvy thuộc tập đoàn WPP với tên gọi chiến dịch: “Y!OU” Yahoo! không cho biết về ngân sách sẽ được phân bổ như thế nào cho từng thị trường, nhưng theo nguồn thông tin từ công ty thì tại thị trường Anh là 9 triệu bảng. Ngoài ra, còn được tiến hành trên các thị trường lớn khác là Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Brazil, Canada, Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc và Đài Loan. Chiến dịch cũng bao gồm quảng cáo báo giấy trên hệ thống các tạp chí, nhật báo Metro, The Guardian, GQ và Glamour.
Bên cạnh chiến dịch quảng bá hình ảnh ngoài trời tại Trạm điện ngầm Luân Đôn, Yahoo! sẽ cho chạy quảng cáo trên mạng lưới di động và trang chủ - các banner quảng cáo trực tuyến sẽ chứng thực cho bạn thấy chiến dịch “Y!OU” hấp dẫn như thế nào. Thêm vào đó, công cụ tìm kiếm Yahoo! Search sẽ cho chạy các video quảng cáo một số dịch vụ chủ chốt khi người sử dụng tra cứu các từ khóa của thương hiệu trên trang này. Yahoo! Mobile thì có chức năng cho phép người sử dụng kết hợp trang Yahoo! Yodel để tải nhạc chuông về điện thoại.
Thông qua ví dụ trên, có thể tóm gọn hơn hoạt động marketing của Yahoo được thực hiện theo phương pháp hỗn hợp, kết hợp rất nhiều phương thức như pr, buzz marketing,quảng cáo…Yahoo tạo ra sự nhất quán trong toàn thể phương thức marketing của hãng, tạo nên ấn tượng thương hiệu mạnh, lấy yếu tố tình cảm, bản sắc văn hóa vùng miền làm nền tảng cho các phương thức marketing thường hiệu. Bên cạnh đó với sự vượt trội về mặt kỹ thuật ở một vài sản phẩm, Yahoo luôn tạo ra những làn sóng Yahoo trên toàn thế giới.
1.2.2 Các hoạt động hỗ trợ khác :
Hệ thống thông tin: là nhà cung cấp công nghệ dịch vụ mạng hàng đầu thế giới Yahoo đã xây dựng hệ thông thông tin liên mạng trên toàn thế giới.
Xin giới thiệu sơ đồ phân tích thông tin tại Yahoo
1.3 Phân tích quản trị mối quan hệ :
Quan hệ của Yahoo và khách hàng :
Theo danh mục thoả mãn khách hàng ở Mỹ của trường ĐH Michigan, chỉ số của Yahoo! tăng tới 3,9% so với năm trước và đạt 79 điểm. Trong khi đó, người khổng lồ tìm kiếm Google chỉ còn 78 điểm, mất đi 3,7%.
Xác định khách hàng luôn là trọng tâm của tất cả mọi chiến lược mà Yahoo hướng đến, Yahoo luôn có những động thái quan tâm đến những yêu cầu khách quan lẫn chủ quan của người sử dụng. Trong bản tuyên bố sứ mệnh, viễn cảnh của Yahoo, ta luôn thấy tầm quan trọng của khách hàng đối với sự thành công của Yahoo. Tuy là một công ty đi tiên phong trong ngành cung cấp dịch vụ mạng, song Yahoo không bao giớ xem vai trò của khách hàng là thứ yếu. Yahoo thành lập một bộ phân goi là Customer Advocacy (Bộ phận ủng hộ khách hàng ) để liên kết hoạt động thường nhật của Yahoo đối với khách hàng. Ngoài ra Yahoo là công ty đã tạo ra được những làn sóng Yahooligan, những sự kiện đánh sâu vào yếu tố tình cảm của người. Cụ thể của những chính sách này xin được nếu rõ ở phần sau.
1.4 Phân tích tính bền vững và các tài sản chiến lược :
Đánh giá tính bền vững các nguồn lực, giá trị tạo nên lợi thế cạnh tranh của Yahoo, trong phần này nhóm chúng tôi xin đánh giá một vài giá trị riêng biệt của Yahoo :
* Nguồn lực công nghệ, thương hiệu và nhân lực
Nguồn lực công nghệ: Yahoo có nguồn công nghệ hàng đầu thế giới, đặc biệt là ở những dịch vụ mới. Hiện tại công cụ search của Yahoo những tính năng mà các công cụ khác hiện nay vẫn chưa triển khai được cho phép nhìn thấy trước nội dung trang web, hệ thống lọc thông minh...ví dụ như hình bên dưới. Ngoài ra tính năng gợi ý tìm kiếm cũng được Yahoo phát minh trước tiên. Dịch vụ chia sẻ ảnh Flickr đến nay vẫn là dịch vụ có công nghệ độc quyền mà các đối thủ vẫn chưa thay thế được. Do vậy trong tương lai không xa sự bền vững về công nghệ của Yahoo là rất lớn. Được biết để phát triển những công nghệ trên các hãng cần nhiều năm để thực hiện.
Tuy vậy cũng cần nhận thấy là với sự phát triển nhanh về công nghệ, nên Yahoo không thể lấy lợi thế công nghệ là lợi thế bền vững lâu dài mặc dù nó chiếm vị thế quan trọng trong tổng thể chiến lược
Thương hiệu: thương hiệu Yahoo đứng hàng thứ 81 thế giới, cách quá xa so với thương hiệu Google (23) tuy vậy đối với nhận thực của khách hàng Yahoo luôn là thương hiệu đáng tin cậy; bảo mật cao; thân thiện và luôn đi tiên phong trong công nghệ. Yahoo đã xây dựng cho mình một thương hiệu dựa trên những chiến lược pr, truyền khẩu hiệu quả, tạo nên những sự kiện đánh sâu vào tình cảm người tiêu dùng, hơn nữa Yahoo là một trong những thương hiệu nổi tiếng rất ít khi vấp phải những vụ kiện tụng, bê bối nên hình ảnh thương hiệu được giữ vững. Do đó giá trị thương hiệu của Yahoo hiện tại rất bền vững, không dễ gì mai một.
Nhân sự: nhân sự của Yahoo có trình độ chuyên môn cao, được Bill Gates đánh giá là lợi thế rất lớn của Yahoo so với các đối thủ. Trong quá trình phát triển của mình Yahoo đã tích hợp những giá trị nhân lực từ nhiều nguồn, từ chính nội bộ công ty cho đến những công ty khác được Yahoo mua lại. Nguồn nhân lực là nguồn lực rất khó bắt chước và tính bền vững rất cao.
Nhận thức khách hàng: Yahoo được sự ủng hộ của rất nhiều thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, Nhật Bản. Nhiều dịch vụ Yahoo vẫn chiếm thế thượng phong, thương hiệu Yahoo không mai một. Trong khi đó các đối thủ như Google đã phải đối mặt với những vụ kiện tai tiếng và những xung đột với chính quyền nhiều nước. Cho nên nhận thức của khách hàng về Yahoo hiện nay vẫn còn vững bền. Bên cạnh đó Yahoo áp dụng chiến thuật truyền miệng, cho nên sự ăn sâu vào tâm trí khách hàng là rất sâu đậm.
1.5 Kết luận về lợi thế cạnh tranh của Yahoo so với các đối thủ khác:
Theo nhóm những nguyên nhân tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Yahoo là :
Cung cấp dịch vụ tiện ích trực tuyến để phục vụ các hành vi xã hội trong cộng đồng. Yahoo tạo ra môi trường cho các hoạt động trí tuệ, xoay quanh mối quan hệ giữa con người; nhấn mạnh liên kết giữa người dùng phục vụ đa mục đích, đa tiện ích, mở rộng cho tất cả mọi người và có nhiều phiên bản địa phương hóa cho phép chia sẻ quan điểm, suy nghĩ, thông tin và tương tác với nhau. Thông qua các dịch vụ như Chat hay Blog
Có nhiều dịch vụ Yahoo áp dụng chính sách hạn chế đăng ký thành viên (và các hành vi khác) để tạo ra sự thèm muốn các dịch vụ trực tuyến (tạo làn sóng đăng ký thông qua hình thức marketing truyền khẩu)
Tạo dựng một sự tổng hợp của một chuỗi các cộng đồng vi mô đã được thâm nhập sâu, đồng thời xây dựng cổng truy cập hiện đại nhất thế giới.
Xây dựng nhận thức thương hiệu mạnh dựa trên người dùng và quảng cáo
Yahoo cung cấp các dịch vụ được tiêu chuẩn hoá và tự điều khiển linh hoạt - một cổng dừng chân được cá nhân hoá cao phục vụ kết nối trực tuyến - có giao diện người sử dụng đơn giản, sạch, bảo mật và ổn định
Nguồn nhân lực của Yahoo luôn đạt trình độ rất cao, chính Bill Gates đã khẳng định rằng con người của Yahoo chính là điểm đáng giá nhất của Yahoo, và cũng là đích ngắm khiến cho Microsoft quan tâm nhất trong thương vụ mua lại Yahoo
Công nghệ của Yahoo có nến tảng vững mạnh qua năm tháng thông qua phát triển nội bộ Yahoo và các công ty được chính Yahoo mua lại trong quá trình phát triển.
Tình cảm là vũ khí lợi hại: Có thể nói rằng một trong những lý do để Yahoo! phổ biến hơn tại Việt Nam là nhờ vào những hiện tượng như blog của chàng Joe người Canada sử dụng tiếng Việt tài tình, blog của Trần Tuyên về sự dũng cảm, ý chí cao độ chống chọi lại căn bệnh ung thư hiểm nghèo, và rất nhiều những cuộc vận động từ thiện và các chương trình cộng đồng khác. Đây có thể xem là những cú "hích" quảng bá tích cực cho sản phẩm Yahoo! tại Việt Nam.
2. Mô hình SWOT
SWOT
CƠ HỘI
(OPPORTUNITIES – O)
O1: Chi phí quảng cáo video trực tuyến dự kiến sẽ tăng 82%, khoảng 410 triệu USD.
O2: Yahoo! đã mua lại Flickr.
O3: Sử dụng đường truyền băng thông rộng.
O4: Yahoo! có một đội ngũ nhân viên hùng hậu, đầy tài năng.
O5: Yahoo! đã thâm nhập thành công vào các thị trường chịu ảnh hưởng lớn bởi các đối thủ của mình.
ĐE DỌA
(THREATENS – T)
T1: Theo khảo sát của Neilson và Net Rating, Google đáp ứng nhu cầu cho khoảng 50% những người tìm kiếm trực tuyến trong khi con số của Yahoo! là 20%.
T2: Người sử dụng thường cảm thấy khó chịu bởi các mẫu quảng cáo trực tuyến.
T3: Các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều.
T4: Các mạng xã hội như MySpace và Facebook cũng đã tham gia vào thị trường quảng cáo.
T5: Google đã vượt mặt Yahoo! về doanh thu.
ĐIỂM MẠNH
(STRENGTHS – S)
S1: Yahoo! đã đánh bại Google trên thị trường điện thoại di động.
S2: Yahoo! có nhiều tính năng hỗ trợ hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
S3: Yahoo! là một thương hiệu mạnh đã được công nhận.
S4: Bất cứ ai truy cập Internet đều có thể sử dụng được.
S5: Là đối tác của MBL, VISA và NFL.
CÁC CHIẾN LƯỢC S-O
S3 O1: Sửa sang lại các trang web video hiện tại và khuyến khích quảng cáo trên trang web bằng cách sử dụng thương hiệu của mình để PR cho sản phẩm.
S5 O2: Sử dụng Flickr như là một phương tiện quảng cáo mới cho quan hệ đối tác với VISA, MLB và NFL.
S4 O5: Sử dụng chiến lược mở rộng thị trường để nhắm đến các nhà quảng cáo tiềm năng tại những nước này.
CÁC CHIẾN LƯỢC S-T
S3 S5 T1: Tận dụng sự công nhận thương hiệu lớn và quan hệ đối tác của mình với MLB, NFL và VISA để thúc đẩy các công cụ tìm kiếm trên Yahoo!
S3 T4: Sử dụng uy tín thương hiệu để xây dựng một trang web xã hội riêng.
ĐIỂM YẾU
(WEAKNESSES –W)
W1 : Yahoo là trang web video phổ biến thứ 5, trong đó YouTube ( thuộc sở hữu của Google) vẫn giữ vị trí độc tôn trên thị trường video trực tuyến.
W2 : Kết quả tìm kiếm hình ảnh của Yahoo! giảm đi 3% mỗi năm.
W3 : Kết quả tìm kiếm của Google tạo ra doanh thu gấp hai lần so với Yahoo!
W4 : Thu nhập từ quảng cáo giảm do có sự có mặt của Google và các đối thủ lớn khác trên thị trường.
CÁC CHIẾN LƯỢC W-O
W1 O1: Sử dụng video trực tuyến để quảng cáo.
W1 O2: Sử dụng Flickr như là một công cụ để phát triển một trang web video tốt hơn.
W2 O2: Tăng khả năng của Flickr để đảo ngược sự suy giảm trong tìm kiếm trên Yahoo!
CÁC CHIẾN LƯỢC W-T
W4 T1: Tăng cường quảng cáo cho Công cụ tìm kiếm để tăng người sử dụng.
- PHẦN III -
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN YAHOO
* Chiến lược Yahoo theo đuổi :
CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG
1. Chiến lược thâm nhập thị trường
Trong các cách thức để thâm nhập thị trường, Yahoo đánh mạnh vào quảng cáo. Với đội ngũ nhân viên có năng lực, Yahoo phát triển các dịch vụ hiện có trên thị trường bằng những nỗ lực tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả.
Từ trước tới nay, phần lớn các website quảng cáo chỉ đảm nhận chức năng hỗ trợ các nhà quảng cáo trong việc truyền tải hình ảnh quảng cáo tới máy tính cá nhân của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong kế hoạch mới lần này, Yahoo! muốn gia tăng thêm chức năng chứa đựng dữ liệu về người truy cập cho các website quảng cáo. Để thực hiện được điều này, chiến lược của Yahoo! là tập trung hơn nữa vào thị trường các phần mềm hỗ trợ quảng cáo, cho phép điều tra hành vi người truy cập, như: theo dõi số lượng lần truy cập vào một website, phần nội dung nào trên website được yêu thích nhất...v.v…
Như vậy khi các nhà quảng cáo mua lại chỗ trên website quảng cáo, họ đồng thời được sở hữu một lượng thông tin quý giá về hành vi người tiêu dùng. Từ đó có thể xây dựng những quảng cáo đánh trúng tâm lý và phù hợp với thị hiếu người xem.
Tuy nhiên Yahoo! vẫn giữ kín một số thông tin cụ thể về kế hoạch Apex, chẳng hạn như Apex được vận hành như thế nào và với chi phí bao nhiêu. Công ty hứa hẹn rằng công ty sẽ công bố những thông tin này trong một vài năm tới.
2. Chiến lược phát triển thị trường
Là một tập đoàn vững mạnh và có mạng lưới khắp toàn cầu, tuy nhiên Yahoo luôn hướng tới những thị trường mới là các nước có tiềm năng chưa được khai thác như Ả Rập.
Theo tin cuối tháng 09/2009 thì Yahoo có ý định đưa ra lời đề nghị mua lại Maktoob.com, một trong những cổng thông tin điện tử tiếng Ảrập lớn nhất thế giới. Gã khổng lồ Internet đang tìm thị trường mới trong bối cảnh bị cạnh tranh quyết liệt ở châu Âu.
"Chúng tôi thấy tiềm năng lớn ở khu vực này. Trong thời gian tới, Internet sẽ phát triển, thêm nhiều người dùng và thêm nhiều quảng cáo. Vì vậy chúng tôi đã quyết định đầu tư vào đây", Nilsson nói.
Cổng thông tin điện tử Maktoob có trụ sở ở Jordan, với khoảng 16 triệu người dùng hàng tháng, Ahmed Nassef, giám đốc điều hành Maktoob, cho biết. Trong khu vực từ Bắc Phi đến vùng vịnh, có khoảng 45-50 triệu người dùng Internet. Con số này vẫn tăng đều khoảng 30% theo chu kỳ hàng năm, hứa hẹn tiềm năng vô cùng lớn.
Hussam Barhoush, một chuyên gia phân tích công nghệ của tập đoàn tư vấn Arab Advisors Group, trụ sở tại Jordan cho biết, nếu thỏa thuận Yahoo - Maktoob thành công, họ sẽ phải điều tiết thông tin phù hợp với người dùng trong khu vực hơn, bởi cách làm hiện tại của đối thủ Google lại mang xu hướng toàn cầu và không thực sự phù hợp.
Ngoài ra, với những thị trường tiềm năng và mới phát triển như Việt Nam, Yahoo cũng đẩy mạnh nhiều chiến lược hoạt động trong năm nay. Cụ thể là xây dựng và cung cấp dịch vụ trên internet bằng tiếng việt ; tập huấn triển khai sử dụng internet cho người dân và các trường học.
3. Chiến lược phát triển sản phẩm
Yahoo luôn chú trọng việc phát triển sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm hiệc có để khai thác mạnh mẽ và hiệu quả hơn những thị trường đã có của doanh nghiệp.
Các trang quảng cáo trực tuyến truyền thống và trong công cụ tìm kiếm đã đẩy lợi nhuận của Yahoo lên cao. Hiện công cụ tìm kiếm của Yahoo đã có thể “sánh ngang” với Google và ngày càng được nhiều người sử dụng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, Yahoo.com là trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới và đã cung ứng các dịch vụ như là trang quảng cáo tư nhân, mà những người sử dụng phải trả một lệ phí.
Bên cạnh việc tiếp tục tăng trưởng số lượng người sử dụng, Yahoo có ý định sẽ xây dựng một hình ảnh Yahoo! Việt Nam trẻ trung, năng động hơn. Trước đây, Yahoo! chỉ tập trung vào 2 sản phẩm chủ lực là Messenger và Mail. Hiện nay, tính năng giải trí đã được chú trọng nhiều hơn thông qua các sản phẩm tin tức, thể thao, games. Dự kiến công ty còn cho ra nhiều sản phẩm mới trong cuối năm 2010.
Bên cạnh đó, tất cả các tính năng sẽ được nâng cao và tăng khả năng liên kết và tương tác, chẳng hạn, đối với Yahoo! Messenger, người dùng có thể chơi games hay gọi điện từ máy tính tới điện thoại chứ không chỉ đơn thuần từ máy tính tới máy tính như trước.
Yahoo! cũng sẽ mở rộng hợp tác với mọi đối tác để cùng phát triển ngành công nghiệp trực tuyến như hợp tác với nhà phát triển games Match Moves để tung ra Yahoo! Games.
CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP
1. Chiến lược hội nhập bên trên
Là chiến lược nhằm tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách thâm nhập và thu hút những người cung cấp để cải thiện doanh số, lợi nhuận. Nhằm tạo thêm năng lượng trong cuộc đua với các đối thủ cạnh tranh Yahoo đã hợp tác với các nhà cung ứng với những ví dụ cụ thể như sau :
Năm 2002 và 2003, tham gia liên minh chiến lược với BT Openworld - nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu của Anh
Năm 2007, Yahoo tham gia liên minh với SanDisk, nhà cung cấp phần cứng
Tập đoàn Yahoo, sự hợp tác của hãng bảo mật Symantec, đã công bố gói phần mềm bảo mật Internet có tên gọi là Norton Internet Security. Gói phần mềm này được thiết kế để bảo vệ người dùng tránh khỏi những mối đe dọa trực tuyến như virus hay phần mềm gián điệp. Với thỏa thuận mới này, Yahoo đã có công cụ để cạnh tranh với các gói sản phẩm tương tự mà các đối thủ đang triển khai liên quan đến vấn đề bảo mật.
Vodafone và Yahoo! đã hình thành một liên minh chiến lược, với sự góp sức về chuyên môn của cả hai bên, nhằm tạo nên một cuộc cách mạng trong quảng cáo di động. Sự hợp tác này hứa hẹn không chỉ sẽ giúp khách hàng tăng thêm vốn hiểu biết về di động mà còn mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho cả hai công ty. Qua sự hợp tác này, Yahoo! sẽ trở thành đối tác quảng cáo trực tuyến độc quyền của Vodafone tại Anh. “Bộ sưu tập sản phẩm và dịch vụ” khổng lồ của Vodafone sẽ được cung cấp những những mẫu quảng cáo có ứng dụng công nghệ mới nhất của Yahoo!. Đội ngũ kinh doanh và kỹ thuật của Yahoo! sẽ hợp tác cùng Vodafone trong việc khai thác lợi nhuận từ lợi thế quảng cáo riêng biệt của di động, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm cho phép với khách hàng và với những người làm quảng cáo khác.
2. Chiến lược hội nhập bên dưới
Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng trên cơ sở thâm nhập va thu hút trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Yahoo đã hợp tác với các nhà phân phối với những ví dụ cụ thể như sau :
Năm 1998, Yahoo! tiến hành mua lại Viaweb, đổi tên thành Yahoo! Store
Năm 1999, Yahoo! mua lại Yoyodyne Entertainment Inc, một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực marketing trực tiếp Internet. Sau đó không lâu, Yahoo! mua GeoCities và Broadcast.com
Năm 2000 Yahoo! mua lại eGroups nhằm mở rộng và hoàn thiện dịch vụ thư điện tử.
Năm 2001 Yahoo! mua lại HotJobs, một công ty phần mềm cung cấp giải pháp tuyển dụng…
Năm 2002 và 2003, Yahoo! tiếp tục mua lại cỗ máy tìm kiếm Inktomi và tập đoàn Overture Services Inc.
Năm 2005 Yahoo! tiến hành một loạt các hoạt động mua lại như với Flickr (dịch vụ chia sẻ ảnh), DialPad Communications (nhà cung cấp dịch vụ VoiP), Upcoming.org (trang web về các sự kiện xã hội sắp diễn ra), Whereonearth.com hay del.icio.us.
Năm 2006 của Yahoo! bắt đầu bằng sự kiện mua lại trang webjay.org, trang web chia sẻ các playlist (danh sách) nhạc,
Năm 2007, Yahoo! mua lại MyBlogLog và Right Media, công ty hàng đầu về quảng cáo trực tuyến và mạng quảng cáo trực tuyến nổi tiếng BlueLithium.
Ngày 20/6/2008 , Yahoo! mua lại Rivals.com
Năm 2009 Yahoo mua lại công ty quản lý ảnh Xoopit và Inquisitor, một startup cung cấp plug-in cho các trình duyệt phổ biến
3. Chiến lược hội nhập ngang
trong lịch sử phát triển của mình Yahoo cũng đã tham gia nhiều liên minh chiến lược như sau:
Năm 2000, Yahoo! tham gia liên minh chiến lược với Google cho phép đăng tải kết quả của Google trên trang web của Yahoo!.
Ngày 12/6/2008: Google và Yahoo đạt được thỏa thuận Google sẽ phân phối quảng cáo trên một số kết quả tìm kiếm và trên một số trang web của Yahoo ở Mỹ và Canada.
Cũng trong năm 2008, IBM, Yahoo bắt tay nhau thành lập liên minh chống lại Google
Ngày 29/7/2009: Microsoft và Yahoo tuyên bố trở thành đối tác trong lĩnh vực tìm kiếm Internet và kinh doanh quảng cáo, đưa quan hệ liên minh giữa hai bên lên tầm cao mới, mở đường cho một cách mạng trong công nghiệp dịch vụ trực tuyến.
Quan hệ giữa Yahoo và đối thủ cạnh tranh : có thể nói mối quan hệ giữa Yahoo và các đối thủ cạnh tranh là Google hay Microsoft là mối quan hệ phức tạp vì tính chất hai mặt của nó, vừa hợp tác cùng phát triển vừa cạnh tranh gay gắt.
Về hợp tác: thể hiện qua những ví dụ như sau:
Ngày 12/6/2008: Google và Yahoo đạt được thỏa thuận Google sẽ phân phối quảng cáo trên một số kết quả tìm kiếm và trên một số trang web của Yahoo ở Mỹ và Canada.
Ngày 10/4/2009: Yahoo và Microsoft cùng tuyên bố tái khởi động đàm phán nhằm tạo ra một liên minh quảng cáo. Bản thỏa thuận có thể cho phép Microsoft bán các quảng cáo tìm kiếm thay Yahoo, và đổi lại, Yahoo sẽ bán các quảng cáo hiển thị trên các sản phẩm của Microsoft.
Như vậy cho thấy sự hợp tác giữa 3 hãng thể hiện sự quan tâm và cùng chia sẻ lợi nhuận ở những phân đoạn thị trường mà cả 3 hãng đều có thị phần lớn, hơn nữa với sự phát triển như vũ bảo hiện nay của công nghệ, xu hướng hợp tác là xu hướng tất yếu của các công ty kinh doanh dịch vụ trực tuyến.
Về cạnh tranh: cạnh tranh giữa Yahoo, Google, Microsft là một trong những cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Từ chỗ là gã dẫn đầu ngành công nghệ dịch vụ mạng hiện nay, Yahoo đã bị Google qua mặt ở nhiều phân đoạn như tìm kiếm. Yahoo liên tục cách tân chiến lược, tham gia vào các liên minh chiến lược với nhiều hãng thứ 3 để tạo ra năng lực cạnh tranh với các đối thủ. Với vị thế hiện tại Yahoo hoàn toàn không hề thua kém các đối thủ tuy vậy điểm yếu nhất của Yahoo trong những năm qua là khâu marketing. Từ những năm 2007 đến này Yahoo rất ít khi có những chiến dịch marketing tầm cỡ, trong khi đó nhiều mảng dịch vụ Yahoo đã ra đời khi Google đã có chỗ đững vững chắc cho nên sự cạnh tranh đôi bên rất khốc liệt. Bên cạnh đó việc mua lại Yahoo của Microsoft khiến cho tình hình kinh doanh của Yahoo thêm khó khăn, mâu thuẫn nội bộ tăng cao. Cuộc đua của cả ba hãng đang đến những giai đoạn rất khốc liệt tuy các bên luôn thừa nhận sự cần thiết phải hợp tác với nhau cùng phát triển.
CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA
1. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
Đi kèm với các chiến lược trên, trong lịch sử hình thành và phát triển của mình Yahoo đã tiến hành đa dạng hóa rất nhiều dịch vụ, từ những dịch vụ căn bản nhất như Yahoo search, Yahoo messenger, từ chỗ chỉ ứng dụng trên nền web thấp lên đến nền mạng 2.0. Các sản phẩm mới luôn có liên hệ mật thiết với hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp.
2007 2008 2009
Quá trình đa dạng hóa, liên minh tại Yahoo trong những năm gần đây.
Các phiên bản được nâng cấp thường xuyên đáp ứng nhu cầu của người dùng và tích hợp nhiều tính năng hơn. Lấy ví dụ như: Không chịu lép vế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường webmail với hai đối thủ đáng gờm là GMail và Hotmai, Yahoo! thông báo sắp tới hãng sẽ phát hành một phiên bản Yahoo! Mail sáng sủa hơn, chạy nhanh hơn và tích hợp các tính năng xã hội nhiều hơn. Yahoo! cũng muốn làm cho dịch vụ mới của mình mang nhiều tính năng xã hội hơn. Giống như Gmail và Hotmail, Yahoo! sẽ tích hợp khả năng hiển thị các bức ảnh xem thử khi có ai đó gửi một liên kết từ YouTube hay Flickr. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tích hợp cả một slideshow của Flickr vào trong e-mail.
2. Chiến lược đa dạng hóa ngang
Ngoài ra, Yahoo còn phát triển chiến lược đa dạng hóa dựa trên sự đối mới và mở rộng hàng loạt sản phẩm, dịch vụ mới. Ví dụ như đưa các bộ gõ tiếng việt, các Plugin, các avarta dành riêng cho cộng đồng Việt Nam…
Ngoài ra, dịch vụ tiểu blog mới nhất của Yahoo có tên Yahoo Meme vừa chính thức bắt đầu cho phép mọi người có thể đăng ký và sử dụng. Dịch vụ tiểu blog này rất có thể sẽ là “đối thủ xứng tầm” với Twitter trong nay mai. Đối với người dùng Yahoo Meme có thể tha hồ trải nghiệm những tính năng thật độc đáo như không giới hạn ký tự và sử dụng trực tiếp trên văn bản text, hình ảnh, video và audio trong quá trình đăng tải bài viết.
Ngoài ra, còn có những dịch vụ hiện đại như Yahoo Finance, Yahoo Tv, Yahoo Movies…
3. Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp
Chiến lược này là sự kết hợp giữa hai chiến lược trên, với mục đích chính mà Yahoo muốn hướng tới đó là tăng quy mô và thị phần một cách nhanh chóng nhất, để vượt qua khỏi bế tắc hiện tại. Đây chính là chiến lược mục tiêu mà Yahoo đã đề ra và thực hiện.
ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC
Trong những chiến lược được Yahoo áp dụng trên thì chiến lược chính đó là hội nhập. Mục đích chung chiến lược này đó là mở rộng quy mô cũng như các mối quan hệ nhắm nhanh chóng nắm bắt lại thị phần đồng thời phát triển và mở rộng mạng lưới nhanh chóng. Với xu hướng hội nhập toàn cầu, thì đây là một điều kiện cũng như bước tiên phong tất yếu mà Yahoo hướng tới và làm mục tiêu chiến lược của họ.
Nói về chiến lược thuận chiều là nói đến chiến lược mua lại. Đánh giá chiến lược này, chiến lược mua lại tạo cho Yahoo những năng lực đặc biệt, củng cố thêm lợi thế cạnh tranh của Yahoo. Có những dịch vụ mua lại của Yahoo đến nay đã phát huy tác dụng rất lớn cho tổng thể kết quả kinh doanh của Yahoo ví dụ như dịch vụ chia sẻ ảnh Flickl (trang web và tổng hợp dịch vụ chia sẽ ảnh số một thế giới). Do vậy trong nguồn gốc tạo nên lợi thế cạnh tranh của Yahoo hiện nay, chiến lược mua lại đã đem lại rất nhiều thành công. Tuy vậy đã có những hậu quả đáng tiếc do việc mua lại tạo ra, sự khác biệt văn hóa đã nhiều lúc đẩy Yahoo đến những tranh chấp nội bộ dẫn đến những cuộc thay đổi lớn ở đội ngũ lãnh đạo của Yahoo trong những năm gần đây.
Hay khi nói đến hội nhập ngang, ta không thể không nhắc tới những ưu điểm mà nó mang lại. Để có thể cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh chính là Google và Microsoft, thì đây là lựa chọn chiến lược gần như bắt buộc của Yahoo. Hơn nữa so với chiến lược mua lại, chiến lược liên minh Yahoo áp dụng vào những phân khúc sản phẩm mà Yahoo hiện đã có tiềm lực tuy còn yếu ớt, còn chiến lược mua lại đã tạo nên sự đa dạng về dịch vụ của Yahoo. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng Yahoo còn liên minh đối với chính các đối thủ cạnh tranh chính, điều này thể hiện sự phụ thuộc giữa các công ty trong cùng ngành kinh doanh dịch vụ mạng.
Một vài đánh giá của các Tạp chí nổi tiếng vế Yahoo :
KẾT LUẬN
Yahoo! Inc là một tập đoàn internet hàng đầu thế giới và là một trong những địa chỉ internet có lượng người truy cập nhiều nhất trên toàn cầu. Mặc dù tuổi đời còn non trẻ (mới thành lập được 10 năm) tuy nhiên, với tiềm lực của mình Yahoo! luôn hướng tới việc nâng cao lợi ích cộng đồng cho những người sử dụng, các công ty, đơn vị cung cấp nội dung số và phát triển mạng bằng việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, được xây dựng trên nền tảng là sự tin cậy.
Qua việc nghiên cứu các chiến lược cấp doanh nghiệp của tập đoàn Yahoo! Inc chúng ta có thể hiểu được tình hình hoạt động của tập đoàn Yahoo và những quyết định sáng suốt và nhạy bén của ban quản trị công ty để giúp đưa Yahoo từ một tên tuổi vô danh trở thành một tập đoàn dịch vụ Internet lớn mạnh hàng đầu thế giới. Với tầm nhìn chiến lược xuất sắc của mình, Yahoo xứng đáng với những thành công như ngày hôm nay.
Vì thời gian cộng với những kiến thức có hạn, nhóm chúng em xin trình bày những tìm hiểu của mình về tập đoàn Yahoo như trên. Mong thầy cô đọc và góp ý cho bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích chiến lược và đánh giá chiến lược kinh doanh của Yahoo khi bước vào thị trường Việt Nam.doc