Vai trò của Công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý chuỗi cung ứng là không thể
phủ nhận.CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc g iúp đỡ để cơ cấu lại toàn bộ phân
phối thiết lập để đạt được cấp độ dịch vụ cao hơn và hàng tồn kho thấp hơn và chi phí
chuỗi cung ứng thấp hơn . Các hướng chiến lược mở rộng cần được hỗ trợ bởi các
chiến lược CNTT đang gia tăng tần số của biên lai/công văn, giữ nguyên vật liệu tiếp
tục lên chuỗi cung ứng và đâm nhiều lần dẫn đầu. CNTT đóng góp quan trọng và triển
khai được thảo luận.thay đổi cơ bản đã xảy ra trong nền kinh tế ngày nay. Những thay
đổi này làm thay đổi mối quan hệ chúng ta có với khách hàng của chúng ta, nhà cung
cấp của chúng ta, các đối tác của chúng tôi kinh doanh và các đồng nghiệp của chúng
ta.Nó cũng mô tả cách phát triển CNTT đã trình bày các công ty có cơ hội chưa từng
có để đạt được lợi thế cạnh tranh.Vì vậy, đầu tư CNTT là điều kiện tiên quyết cho từng
công ty để duy trì trên thị trường.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Việt Nam Nok, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Bài tập nhóm môn QTVH
PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
CÔNG TY TNHH VIỆT NAM NOK
GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Mai
Nhóm 6 – MBA12B:
1. Võ Văn Dũng
2. Lê Khánh Giang
3. Trương Ngọc Phượng
4. Huỳnh Thị Yến Trinh
5. Trần Minh Trí
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 1
Mục lục
PHẦN 1: TỔNG QUAN............................................................................................................. 2
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................. 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 2
1.3. Giới thiệu về công ty VIỆT NAM NOK.......................................................................... 3
1.3.1 Giới thiệu tổ chức ....................................................................................................... 3
1.3.2 Tổng quan hoạt động nộ i bộ của NOK....................................................................... 3
1.3.3 Những đặc trưng hệ thống sản xuất tại NOK ............................................................. 3
PHẦN 2: LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG.................................................................... 5
2.1.Chuỗi cung ứng:................................................................................................................ 5
2.2. Quản lý chuỗi cung ứng: .................................................................................................. 6
2.3. Nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng:................................................................................ 8
2.4. Cơ cấu chuỗi cung ứng: ................................................................................................... 8
PHẦN 3: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY TNHH VIỆT NAM NOK .............. 9
3.1 Quản trị nhà cung cấp ....................................................................................................... 9
3.2 Quản trị vật tư ................................................................................................................. 10
3.3 Quản trị vận tải................................................................................................................ 10
3.4 Quản trị kho bãi. .............................................................................................................. 11
3.5 Quản trị t ồn kho. ............................................................................................................. 12
3.6 Quản trị sản xuất ............................................................................................................. 13
3.6.1 Quy trình sản xuất .................................................................................................... 13
3.6.2 Sự liên kết thông tin giữa thông tin đơn hàng và dây chuyên sản xuất .................... 15
3.7.Quản trị phân phối. .......................................................................................................... 16
3.8. Quản trị hệ thống thông tin ............................................................................................ 16
PHẦN 4: KẾT LUẬN .............................................................................................................. 19
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 2
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
- Sự khan hiếm về nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình toàn cầu hóa đã gây sức
ép rất lớn lên nền kinh tế thế giới làm cho sự cạnh tranh ngày càng gây gắt.Ngày
nayChuỗi cung ứng được xem là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp.Và các doanh
nghiệp đều hiểu rằng chuỗi cung ứng là sự khác biệt mang tính sống còn.Họ liên tục
tìm ra những cách thức để tạo thêm giá trị, mở rộng ranh giới hiệu quả hoạt động và
luôn phải hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình để có thể đi trước một bước trong cạnh
tranh.Họ biết rằng lợi thế cạnh tranh ngày hôm nay sẽ là hàng rào cản bước đối thủ
vào ngày mai. “Theo Ganeshan & Harrison ( 1995) Chuỗi cung ứng là một tiến trình
bắt đầu từ nguyên liệu thô đến khi sản phẩm được hoàn thành hay dịch vụ tới tay
người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và
phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biết đổi nguyên vật liệu này qua các
khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này đến tay người tiêu
dùng. Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả
các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Để hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng trong thực tiễn của doanh nghiệp đang hoạt sản xuất
tại Việt Nam, Đề tài “ Phân tích chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Việt Nam NOK”
đã được nhóm quyết định lựa chọn thực hiện nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng
- Phân tích chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Việt Nam NOK (VNN)
- Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm chuỗi cung ứng của VNN
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 3
1.3. G iới thiệu về công ty VIỆT NAM NOK
1.3.1 Giới thiệu tổ chức
VIỆT NAM NOK được thành lập vào tháng 8/2004 với 100% vốn đầu tư từ Tập Đoàn
NOKNhật Bản.
Lĩnh vực hoạt động chính:Vớ i vị trí là nhà sản xuất các loại Phốt chặn kín (Oil Seals)
và Roon cao su (O-Rings) chuyên cung cấp cho các ngành công nghiệp ôtô, xe máy
và các thiết bị động cơ chính xác khác.
Nhân lực: Sau 8 năm đi vào sản xuất VNN đã đạt đến quy mô hơn 1,850 nhân viên.
VNN đang trên đà phát triển và ngày một lớn mạnh hơn nữa về quy mô sản xuất, kỹ
thuật công nghệ, thiết bị máy móc, đồng thời đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và phát
triển vững chắc về mặt tổ chức.
Địa chỉ: Nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Amata - Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai.
1.3.2 Tổng quan hoạt động nội bộ của VNN
- VNN luôn luôn đi đầu trong các lĩnh vực hoạt động nhằm sản xuất ra những sản
phẩm có chất lượng cao, dùng trong các ngành công nghiệp mũi nhọn. Ngoài dây
chuyền trang thiết bị đồng bộ, vật tư và linh kiện ngoại nhập, đội ngũ công nhân kỹ
thuật cao được đào tạo chuyên nghiệp, sản phẩm được kiểm tra chất lượng chặt chẽ,
VNN còn chú trọng đẩy mạnh những hoạt động mang lại những giá trị thặng dư khác.
Với phương châm “Slim và Strong” (Tinh gọn và Mạnh mẽ), VNN luôn cố gắng tìm
tòi cải thiện hệ thống máy móc trang thiết bị nhằm giảm thiểu tối đa những giá trị lãng
phí, giảm các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, tạo môi trường làm việc s ạch sẽ và an
toàn, đơn giản hóa các quy trình sản xuất tạo sự thuận tiện và dễ dàng cho công nhân
thao tác cũng như đội ngũ quản lý. Tăng cường giáo dục và nâng cao tinh thần làm
việc và ý thức an toàn lao động cho nhân viên.
1.3.3 Những đặc trưng h ệ thống sản xuất tại VNN
- JIT ( Just in time – Đúng lúc/ kịp thời)
JIT là hệ thống nhằm giảm thiểu tính không hiệu quả việc cung cấp chính xác những
chi tiết cần thiết cho mỗi công đoạn sản xuất
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 4
- KAIZEN
Kaizen là một hệ thống “Cải tiến liên tục” nhằm khuyến khích tất cả mọi thành viên
của công ty luôn phấn đấu vì năng suất và chất lượng cao nhất.
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 5
PHẦN 2: LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
2.1.Chuỗi cung ứng:
Cụm từ “chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong
những năm 90.Có rất nhiều định nghĩa về "chuỗi cung ứng"và dưới đây là một vài
định nghĩa về chuỗi cung ứng:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ
vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock
và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14)
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp,
đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản
xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân
khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” của
Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall
c.1)
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành
bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An
introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and Terry
P.Harrison, 1995.
“Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền
thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công
ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện
kết quả lâu dài của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng” – Mentzer, De
Witt, Deebler, Min . . .
Và có sự tồn tại cho rằng chuỗi cung ứng cũng giống như công việc hầu cần
phía sau mục tiêu kinh doanh chính của công ty, hỗ trợ việc đưa sản phẩm hay dịch vụ
ra thị trường, tuy nhiên có sự khác biệt giữa khái niệm quản lý chuỗi cung ứng và khái
niệm quản lý hậu cần truyền thống. Hậu cần là những hoạt động xảy ra trong ranh giới
một công ty nhỏ và chuỗi cung ứng là mạng lưới các công ty cùng làm việc và hợp tác
để phân phối sản phẩm đến thị trường. Hậu cần truyền thống chỉ tập trung chú ý vào
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 6
các hoạt động như thu mua, phân phối, bảo trì và quản lý tồn kho. Quản lý chuỗi cung
ứng không chỉ gồm hậu cần truyền thống mà còn bao gồm các hoạt động như tiếp thị,
phát triển sản phẩm mới, tài chính, và dịch vụ khách hàng
2.2.Q uản lý chuỗi cung ứng:
Quản lý chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế, kiểm soát dòng thông tin và
nguyên vật liệu của chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một
cách hiệu quả nhất ở hiện tại và tương lai.
Quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung
ứng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm
phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng; tác động của các thành tố này đến
chi phí và vai trò chúng trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu
khách hàng. Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, điều cần thiết là nhà
phân tích phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của
khách hang bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Quản trị chuỗi cung ứng là hiệu lực và hiệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí
của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu,
tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa.Nói cách
khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ
thống.Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm
cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá
trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa doanh
thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng
chi phí của cả chuỗi cung ứng.
Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các thách thức kinh
doanh riêng nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng chuỗi. Các công ty
trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng và chung trong 5 lĩnh
vực sau:
- Sản xuất: Thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu
loại sản phẩm nào và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 7
sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất
lượng và bảo trì thiết bị
- Hàng tồn kho: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho
những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay
thành phẩm?Mục đ ích trước tiên của hàng tồn kho là hoạt đông như một bộ
phận giảm sốc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc
trữ hàng tồn rất tốn kém, vì thế đâu là mức độ tồn kho và điểm mua bổ sung
tối ưu?
- Vị trí: Các nhà máy sản xuất và lưu trữ hàng tồn cần được đặt ở đâu? Đâu
là vị trí h iệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng tồn? Có nên sử
dụng các nhà máy có sẵn hay xây mới. Một khi các quyết định này đã lập
cần xác định các con đường sẵn có để đưa sản phẩm đến tay người tiêu
dùng.
- Vận chuyển: Làm thế nào để vận chuyển hàng tồn từ vị trí chuỗi cung ứng
này đến vị trí chuỗi cung ứng khác? Phân phối bằng hàng không và xe tải
nói chung là nhanh chóng và đáng tin nhưng chúng thường tốn kém. Vận
chuyển bằng đường biển và xe lửa đỡ tốn kém hơn nhưng thường mất thời
gian trung chuyển và không đảm bảo. Sự không đảm bảo này cần được bù
bằng các mức độ trữ hàng tồn cao hơn.
- Thông tin : Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông tin?
Thông tin chính xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết
định đúng hơn. Có được thông tin tốt, người ta có thể có những quyết định
hiệu quả về việc sản xuất cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận
chuyển tốt nhất.
Tổng của các quyết định này sẽ xác định công suất và tính hiệu quả của chuỗi cung
ứng của công ty.Những gì mà công ty có thể làm và các cách mà nó có thể thực
hiện trong thị trường của nó đều phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của chuỗi
cung ứng.
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 8
2.3. Nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng:
Có 5 nguyên tắc cốt lõi đóng vai trò hướng dẫn chủ đạo cho những nỗ lực đơn
giản hoá và cải thiện không ngừng tất cả giai đoạn của dây chuyền cung ứng.
- Giá trị sản phẩm: Giá trị đưa ra phải được xác định từ viễn cảnh của các
khách hàng – cho dù giá trị đó là chi phí thấp, dịch vụ tốt nhất, chất lượng cao
nhất, hay một giải pháp đơn nhất cho các yêu cầu sản phẩm, dịch vụ.
-Tối ưu hoá dòng giá trị: Quy trình sản xuất và hoàn thiện sản phẩm phải
được vạch ra một cách chi tiết để nắm được mọi rào cản, qua đó nâng cao giá trị
và tối ưu hoá dây chuyền cung ứng.
- Chuyển đổi từ các quy trình đứt đoạn sang một dòng chảy không ngừng.
Một khi các rào cản và sự lãng phí được loại bỏ, mục tiêu là để thay thế lối suy
nghĩ “đứt đoạn kế tiếp” và những đánh giá hành động có liên quan bằng một lối
tư duy “dòng chảy không ngừng” về sản phẩm và dịch vụ.
- Kích hoạt một sức hút nhu cầu. Cùng với tư duy dòng chảy, các dây chuyền
cung ứng có thể chuyển dịch từ chỗ bị chèo lái bởi các nhu cầu dự đoán tới chỗ
có thể được định hướng trực tiếp theo nhu cầu của khách hàng.
- Hoàn thiện tất cả các sản phẩm, quy trình và dịch vụ. Với bốn nguyên tắc
trên, các dây chuyền cung ứng có thể tập trung sự quan tâm chú ý của họ vào
việc cải thiện hiệu suất, ch i phí, thời gian quy trình và chất lượng
khách hàng như số lượng giao nhận luân phiên và phương thức vận chuyển)
cũng như tính linh hoạt (ví dụ, có khả năng tận dụng tối đa các sản phẩm, nguồn
lực bên ngoài và triển khai việc định giá và xúc tiến năng động). Trong các dây
chuyền cung ứng khung, outsourcing được sử dụng để trợ giúp các điểm yếu
nội bộ.Cuối cùng, các dây chuyền cung ứng khung luôn tận tuỵ với những cải
thiện không ngừng về con người và quy trình xuyên suốt tổng thể.
2.4. C ơ cấu chuỗi cung ứng:
Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng gồm có: nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Mỗi thành phần tham gia
có nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ thành một chuỗi không
thể tách rời.
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 9
Nhà sản xuất: Là công ty làm ra sản phẩm gồm nhà s ản xuất thành phẩm và
nguyên vật liệu. Họ có thể sử dụng nguyên vật liệu, bán thành phẩm từ từ nhà
sản xuất khác để sản xuất ra sản phẩm.
Nhà phân phối : Là công ty mua sản phầm với số số lượng lớn từ nhà sản xuất.
Là trung gian trung chuyển sản phấm từ nhà sản xuất đến khách hàng
Nhà bán lẻ: Là người mua hàng từ nhà phân phối, dự trữ hàng và bán lại cho
người tiêu dùng dựa vào nhu cầu và sở thích của họ.
Khách hàng: Là người tiêu dùng cuối cùng mua hàng từ nhà bán lẻ hoặc là
người mua hàng và cung cấp lại sản phẩm.
Nhà cung cấp dịch vụ : Là công ty cung cấp dịch vụ - nhu cầu chuyên môn, kỹ
năng theo yêu cầu của nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng.
- Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản:
Nhà cung cấp Nhà sản xuất Khách hàng
- Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng:
Nhà cung cấp cuối cùng Nhà cung cấp Nhà sản xuất Khách hàng
Khách hàng cuối cùng.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH CHUỖ I CUNG ỨNG CÔNG TY TNHH VIỆT NAM NOK
3.1 Q uản trị nhà cung cấp
Đối với các nguyên liệu chính: Cao su, thép.. Công ty VNN sử dụng nguyên vật liệu
nhập khẩu 100% từ các nhà cung cấp Nhật Bản.Tất cả nguyên liệu điều được nhập từ
nguồn chỉ định của công ty mẹ. VNN luôn luôn tạo mọi điều kiện và giữ mối quan hệ
bền chặt với các nhà cung ứng từ Nhật Bản
Đối với các phụ liệu: Công ty tìm kiếm nhà các nhà cung cấp tại Việt Nam
VNN luôn chủ trương tìm kiếm các nhà cung ứng có sức cạnh tranh mạnh trong nước
VNN và các nhà các cung cấp luôn có bản cam kết hợp tác từ nhà cung cấp như:
“CAM KẾT TỪ NHÀ CUNG CẤP”, “ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG NHÀ CUNG
CẤP”. Từ việc làm này sẽ tạo nên hệ thống làm việc chặt chẽ , hữu nghị, và đảm bảo
chất lượng giữa nhà cung cấp thân thiết và VNN
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 10
Tiêu chí của VNN đối với nhà cung cấp:
Giữ mối quan hệ lâu dài và ổn định đối với các nhà cung cấp từ Nhật Bản và một số
nhà cung cấp tại Việt Nam
Đàm phán trên cở sở cam kết từ nhà cung cấp và nâng cao chất lượng từ nhà cung cấp
Quan tâm và giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh đối với nhà cung cấp
Ưu điểm của công ty là chất lượng nguyên liệu luôn được đảm bảo, tiết kiệm được chi
phí tìm kiếm nhà cung cấp.Nhưng đây cũng chính là nhược điểm vì nguồn nguyên liệu
phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ, VNN bị chi phối hoàn toàn trong vấn đề giá
nguyên liệu.
3.2 Q uản trị vật tư
VNN là một công ty sản xuất nên sản lượng sản xuất phụ hoàn toàn vào đơn đặt hàng.
Thời hạn VNN nhận đơn hàng đến lúc giao hàng là 45 ngày
Vật tư tại VNN luôn được đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sản xuất
VNN luôn dự trữ số tồn kho vật tư nguyên vật liệu cho kế hoạch dự tính trong 3 tháng
Thường xuyên kiểm kê nguyên liệu tồn kho, theo dõi số lượng nguyên liệu tồn kho để
kịp thời lên kế hoạch sản xuất khi có đơn hàng mới. Phải nắm bắt rõ ràng thông tin các
đơn hàng đang sản xuất và các đơn hàng sẽ sản xuất trong tuần sau (tháng sau) cũng
như thông tin nguyên liệu đang trên đường nhập về Việt Nam. Để có thể phối hợp nhịp
hàng với bộ phận sản xuất tạo ra một kế hoạch sản xuất tối ưu nhất.
VNN chỉ đặt hàng nguyên liệu khi đã nhận được đơn hàng chính thức cho tháng kế
tiếp và dự tính PO cho forecast của 3 tháng sau, và chỉ đặt hàng theo số lượng đã tính
theo tỷ lệ hao hụt để đảm bảo cho sản xuất, điều này giúp VNN giảm tối thiểu số
lượng nguyên liệu tồn kho dài hạn.
Thế nên việc đặt hàng và quản lý số lượng nguyên liệu tồn kho phải thật hợp lý để
vừa tiết kiệm chi phí tồn kho vừa linh hoạt trong những đơn hàng cần sản xuất gấp.
3.3Quản trị vận tải
Vận tải là một khâu quan trọng quá trình vận chuyển nguồn nguyên liệu từ cảng về
kho vật liệu tại công ty hoặc vận chuyển thành phẩm đến kho thành phẩm hoặc đến
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 11
công ty khách hàng. Hoạt đông vận tải chính xác và an toàn sẽ giúp hàng hóa đến đúng
nới đúng thời điểm cần thiết
VNN có một hệ thống vận tải linh hoạt với đội xe tải và xe đầu kéo chuyên nghiệp.
Công ty chỉ công tác với đội ngũ tài xế có kinh nghiệm và xe luôn được bảo dưỡng
định kỳ. VNN thực hiện chiến lược rút ngắn không gian và thời gian. Cụ thể như sau:
trong những chuyến chở hàng thì chuyến đi là vận chuyển thành phẩm từ kho thành
phẩm đến công ty khách hàng (đối với hàng nội địa) hoặc vận chuyển ra cảng xuất
khẩu ra nước ngoài thì chuyến về có thể kết hợp vận chuyển nguyên liệu nhập từ cảng
về kho nguyên vật liệu. Như vậy công ty s ẽ tiết kiệm được một chuyến xe về không.
Có một hệ thống vận tải riêng đã giúp VNN tiết kiệm được 3% chi phí vận chuyển và
vận chuyển nhanh hơn gấp 2 lần.
Việc sở hữu một hệ thống vận tải riêng giúp công tác vận chuyển của công ty VNN vô
cùng thuận lợi và linh hoạt. Nhưng công ty phải bỏ một khoảng chi phí không phải là
nhỏ để “nuôi” dàn xe và đội tài xế này, đặc biệt chi phí này càng trở nên lãng phí trong
“những tháng thường niên ít sản xuất” vì trong thời gian này đội xe chị hoạt động
khoảng 50% công suất.
3.4 Q uản trị kho bãi.
VNN có hệ thống kho bãi tại nhà máy và được thực hiện theo sơ đồ nhánh cây.
Phòng quản lý sản xuất quản lý 3 kho thành phẩm bao gồm 2 nhà máy tại Amata và 1
kho tại Hà Nội
Phòng Part production quản lý kho bãi của các bán thành phẩm bao gồm: Bộ phận cao
su, Metal case và lò xo, các bán thành phẩm sản xuất đúng với số lượng sản xuất do
phòng quản lý sản xuất phát hành, không được để tồn kho bán thành phẩm
Bộ phận Purchase quản lý kho bãi nguyên vật liệu.
Hệ thống quản trị kho bãi được tiến hành theo quy trình 5S
Quản trị kho bãi tại công ty VNN gồm các chức năng cơ bản như sau:
Nhập kho: Giám sát viên cập nhật dữ liệu đầu vào hàng ngày và nhập dữ liệu vào hệ
thống
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 12
Xuất kho: Giám sát viên cập nhật dữ liệu đầu ra hàng ngày và nhập dữ liệu vào hệ
thống
Báo cáo nhập xuất tồn theo định kiểm kê hằng tháng, số lượng tồn kho và xuất kho
hằng ngày được bộ phận chủ quản theo dõi thông qua hệ thống
Ưu điểm kho bãi của VNN được đặt tại nhà máy nên tại cho công ty giảm một lượng
chi phí về việc thuê kho bãi và chi phí vận chuyển trong quá trình hoạt động của nhà
máy
3.5 Quản trị tồn kho.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay thì sự tồn kho về hàng hoá và nguyên
vật liệu là một nhân tố có ý nghĩa đối với hoạt động của chuỗi cung ứng. Nhưng số
lượng hàng tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến tăng chi phí lưu kho, giảm sức cạnh tranh và
lợi nhuận của doanh nghiệp.
VNN là một công ty sản xuất để quản trị hàng tồn kho tốt nhất, giảm chi phí sản xuất
và đáp ứng kịp thời các đơn hàng của khách hàng là một vấn đề không nhỏ. Để giải
quyết hiệu quả vấn đề này ban lãnh đạo công ty đã cho ứng dụng mạnh mẽ hệ thống
công nghệ thông tin trong quản trị tồn kho.
Ứng dụng công nghệ trong quản trị tồn kho:
VNN đã ứng dụng phần mềm quản lý kho vào hoạt động sản xuất, dữ liệu của phần
mềm được kết nối với các bộ phận có liên quan như kế toán, sản xuất. Dữ liệu luôn
được cập nhật liên tục vào phần mềm khi có nghiệp vụ phát sinh về hàng tồn kho. Dữ
liệu hàng tồn kho của công ty VNN được tập trung vào hệ thống máy chủ vì vậy các
bộ phận có liên quan dễ dàng nhận biết được hàng tồn kho của công ty. Nó cũng dễ
dàng cho thấy rằng nguyên vật liệu, thành phẩm có đủ đáp ứng nhu cầu cho sản xuất
và giao hàng cho khách hàng. Đồng thời cũng quản lý được hàng đang vận chuyển ra
kho hàng tại Hà Nội và hàng đang trên đường giao cho khách hàng, dựa vào các dữ
liệu trên đã cập nhật vào hệ thống nguyên vật liệu,thành phẩm sẽ được cập nhật tồn
kho liên tục.
VNN cũng nắm giữ hệ thống máy tinh quy mô lớn và phức tạp, sử dụng các phần mềm
quản trị chuyên ngành để lưu trữ quá trình vận chuyển hàng tồn kho và mức tồn kho.
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 13
Tất cả các thông tin liên quan đến doanh số và tồn kho được chuyển đến thông qua
một hệ thống quản trị mạng hiện đại. Vì vậy cung cấp đượcc các số liệu và thông tin
kịp thời cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả nhất về hàng
tồn kho.
Một hệ thống quản lý nhà kho hợp nhất giám sát toàn bộ quá trình giao nhận và lưu
chuyển trong và ngoài nhà máy được cập nhật về tồn kho: hệ thống máy tính nối
mạng, phần mềm quản lý tồn kho QIM, máy quét mã vạch…
Hệ thống quản trị tồn kho cung cấp những chức năng chính sau:
Giữ mức tỷ lệ tồn kho thành phẩm theo bảng báo cáo hằng tháng từ bộ phận sản xuất
Nhận hàng: được thực hiện thông qua hệ thống QIM, các thông tin trên tem nhãn sẽ
được quét bởi máy scan lưu động được thực hiện bởi công nhân,và chuyển đến máy
chủ qua mạng máy tính
Lưu kho: hệ thống lưu kho được thực hiện theo quy trình 5S
Giao hàng: Được thực hiện thông qua hệ thống QIM và hệ thống kê khai hàng hóa
Với hệ thống quản lý tồn kho QIM đã cập nhật chính xác các thông tin về hàng tồn
kho, hỗ trợ các bộ phận kiểm soát tồn kho chặt chẽ hơn, hạn chế và giảm đáng kể số
lượng tồn kho nhiều và không cần thiết, giảm thời gian quản lý kho trên hệ thống excel
và giảm được chi phí cho số lượng nhân công cho công việc nhập kho và xuất kho
3.6 Q uản trị sản xuất
3.6.1 Quy trình sản xuấ t
a. Quy trình sản xuất tại nhà máy NOK là một quy trình sản xuất khép kín với đầu vào
là các nguyên vật liệu thô từ các nhà cung cấp.
- Phương thức sản xuất của NOK: sản xuất theo dây chuyền
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 14
+ Sản phẩm thành phẩm phải được thực hiện bởi các linh kiện sau:
- Linh kiện khuôn cung cấp cho sản xuất
- Từ nguyên liệu cao su bộ phận Cao su sẽ sản xuất bán thành phẩm hình dạng cao su
- Từ nguyên liệu thép bộ phận dập và lò xo sẽ sản xuất bán thành phẩm vòng thép và
vòng lò xo
- Tất cả các bán thành phẩm sẽ được vận chuyển và cung cấp cho bộ phận sản xuất ra
thành phẩm chính
Với quy trình sản xuất khép kín, NOK đã áp dụng tốt các hệ thống, các phuong pháp
trong quản trị sản xuất.
b. Sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng cần thiết vào thời điểm cần thiết
“Đúng thời điểm” JUST IN TIME (JIT).
Mỗi công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công
đoạn tiếp theo cần đến, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ. Hệ thống
sản xuất của NOK được thực hiện trong đó các dòng nguyên vật liệu, bán thành phẩm
( Cao su, metal case, lò xo) được vận chuyển trong quá trình sản xuất được lập kế
hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo sẽ thực h iện được ngay khi quy
trình thực hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có công đoạn nào rơi vào tình trạng để
không chờ xử lý, không có nhân viên thao tác nào phải đợi để có đầu vào vận hành.
“ Sản xuất đúng lúc” JUST ON TIME (JOT)
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 15
Sản xuất Oil Seals và O ring thành hiệu quả với những đặc điểm, kỹ thuật khác nhau
cùng một thời điểm và đúng lúc trong khi vẫn đảm bảo chất lượng cao. Các tiêu chuẩn
hướng dẫn thao tác sản xuất được đưa đến đầu tiên trong quá trình sản xuất
Phương thức sản xuất tiết kiệm
NOK luôn sử dụng các dự án về TCD ( giảm giá thành sản xuất) vào quy trình sản
xuất của tất cả các công đoạn.Tất cả các nguồn lực được s ử dụng vào sản xuất đều ít
hơn so với phương thức sản xuất hàng loạt.
Cải tiến mô hình nhà xưởng, các đường đi các bán thành phẩm đã tiết kiệm được một
nữa không gian sản xuất, một nữa vốn đầu tư vào công cụ. Cải tiến năng cao tay nghề
của công nhân đã tiết kiệm được số lượng nguồn nhân lực…
Với phương thức sản xuất tiết kiệm, NOK đã tiết kiêm được một khoảng chi phí đầu tư
vào quá trình sản xuất. 5 mục tiêu triệt tiêu lãng phí trong hệ thống sản xuất NOK:
- Sản phẩm dư thừa ( bán thành phẩm và thành phẩm)
- Sự di chuyển ( các thao tác hoặc máy móc)
- Thời gian chờ ( Các thao tác hay máy móc)
- Tồn kho ( bán thành phẩm và thành phẩm)
- Thời gian sản xuất lại các phế phẩm
Phương thức cải tiến chất lượng
- Tự kiểm soát lỗi: Mỗi công đoạn sản xuất, nhân viên thao tác tự động kiểm tra các
lỗi,những điểm bất thường trong quá trình sản xuất
- Sự đổi mớ i liên tục: Nguyên tắc Kaizen –Nhằm khuyến khích tất cả mọi thành viên
của công ty luôn phấn đấu vì năng suất và chất lượng cao nhất. Luôn cải tiến sản xuất
được thực qua các dự án QCC ( vòng tròn khảo sát chất lượng)
3.6.2 Sự liên kết thông tin giữa thông tin đơn hàng và dây chuyên sản xuấ t
Hệ thống tiếp nhận thông tin về đơn đặt hàng được liên kết chặt chẽ và nhanh chóng
với hệ thống dây chuyền sản xuất.
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 16
- Phòng quản lý sản xuất nhận đơn hàng từ NOK và các công ty trong tập đoàn và các
khách hàng nội địa
- Kế hoạch sản xuất hàng tháng với số lượng được quyết nhận định 3 lần/ 1 tháng
3.7.Q uản trị phân phối.
Để đạt được sự phát triển bền vững lâu dài, Công ty VNN đã thiết lập mối quan hệ mật
thiết không chỉ với Công ty NOK Nhật Bản mà còn với các đối tác ở VN như Honda,
Yamaha, Zuzuki…
Với việc thiết lập mạng lưới phân phối theo phương thức B2B, VNN đảm bảo chất
lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn của NOK Nhật Bản.
3.8. Q uản trị hệ thống thông tin
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là liên quan với dòng chảy của sản phẩm và thông tin
giữa các thành viên tổ chức cung ứng dây chuyền. Ngày nay, với sự phát triển của
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 17
công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp (DN) dễ dàng triển khai ứng dụng QT
hệ thống thông tin cho DN. Những công nghệ này là hữu ích để điều phối các hoạt
động để quản lý chuỗi cung ứng. Chi phí của thông tin là giảm do tỷ lệ ngày càng tăng
của công nghệ. Trong mô hình chuỗi cung ứng tích hợp phản ánh ở vật liệu ngược và
dòng chảy thông tin phản hồi.
Vai trò của Công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý chuỗi cung ứng là không thể
phủ nhận.CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc g iúp đỡ để cơ cấu lại toàn bộ phân
phối thiết lập để đạt được cấp độ dịch vụ cao hơn và hàng tồn kho thấp hơn và chi phí
chuỗi cung ứng thấp hơn. Các hướng chiến lược mở rộng cần được hỗ trợ bởi các
chiến lược CNTT đang gia tăng tần số của biên lai/công văn, giữ nguyên vật liệu tiếp
tục lên chuỗi cung ứng và đâm nhiều lần dẫn đầu. CNTT đóng góp quan trọng và triển
khai được thảo luận.thay đổi cơ bản đã xảy ra trong nền kinh tế ngày nay. Những thay
đổi này làm thay đổi mối quan hệ chúng ta có với khách hàng của chúng ta, nhà cung
cấp của chúng ta, các đối tác của chúng tôi kinh doanh và các đồng nghiệp của chúng
ta.Nó cũng mô tả cách phát triển CNTT đã trình bày các công ty có cơ hội chưa từng
có để đạt được lợi thế cạnh tranh.Vì vậy, đầu tư CNTT là điều kiện tiên quyết cho từng
công ty để duy trì trên thị trường.
ERP – Hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp (Enterprise resources
Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ các ứng
dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất nhằm tự động hoá các
quy trình quản lý…
Với ERP, mọi hoạt động của công ty, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền
sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ, đến việc bán hàng, tiếp thị sản
phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng… đều được thực h iện trên một hệ thống duy
nhất. ERP được xem là một giải pháp quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế
giới hiện nay.Nếu triển khai thành công ERP, bạn sẽ có thể tiết kiệm chi phí, tăng khả
năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.
Trong thuật ngữ ERP, hai chữ R và P đã thể hiện hầu như trọn vẹn ý nghĩa của g iải
pháp quản trị doanh nghiệp mới này.
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 18
R: Resource (Tài nguyên). Trong kinh doanh, resource là nguồn lực nói chung bao
gồm cả tài chính, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên, trong ERP, res ource còn có nghĩa
là tài nguyên.Trong giới công nghệ thông tin, tài nguyên là bất kỳ phần mềm, phần
cứng hay dữ liệu nào thuộc hệ thống mà bạn có thể truy cập và sử dụng được.Việc ứng
dụng ERP vào hoạt động quản trị công ty đòi hỏi bạn phải biến nguồn lực này thành
tài nguyên. Cụ thể là bạn phải:
- Làm cho mọi phòng ban đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho công ty.
- Hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực của các bộ phận sao cho giữa
các bộ phận luôn có sự phối hợp nhịp nhàng.
- Thiết lập các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất .
- Luôn cập nhật thông tin một cách chính xác, kịp thời về tình trạng nguồn lực của
công ty.
Muốn biến nguồn lực thành tài nguyên, phải trải qua một thời kỳ “lột xác”, nghĩa là
cần thay đổi văn hóa kinh doanh cả bên trong và ngoài công ty, đồng thời phải có sự
hợp tác chặt chẽ giữa công ty và nhà tư vấn. Giai đoạn “chuẩn hóa dữ liệu” này sẽ
quyết định thành bại của việc triển khai hệ thống ERP và nó cũng chiếm phần lớn chi
phí đầu tư cho ERP.
P: Planning (Hoạch định). Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh
doanh.Điều cần quan tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ công ty lên kế hoạch ra sao?
Chức năng phần mềm ERP tại VNN: Lưu trữ và quản trị tất cả các dữ liệu của công ty.
Quản trị hệ thống thông tin tại VNN tạo mối liên kết thông tin chặt chẽ giữa các bộ
phận trong công ty, giúp tiết kiệm chi phí trong việc quản lý sổ sách, nâng cao hiệu
quả làm việc giữa các bộ phận.
Nhược đ iểm: phần mềm quản trị HTTT của VNN chỉ mới dừng lại ở mức ghi nhận,
lưu trữ dữ liệu chưa hỗ trợ cho việc lên kế hoạch sản xuất, chưa giúp nhà quản trị
trong việc ra quyết định.
Đề xuất: trong tương lai DN sẽ đầu tư phần mềm quản trị HTTT có khả năng giúp nhà
QT lên kế hoạch sản xuất, ra quyết định (SAP, Ocracle… ).
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 19
PHẦN 4: KẾT LUẬN
Gốc rễ thành công của VNN là quy trình hóa công việc của mỗi cá nhân,mỗi bộ phận
tự tạo thành một chuỗi các các công việc thực nghiệm đan xen lẫn nhau.
Tất cả mọi người phải biết rõ công việc của mình trước khi bắt tay vào công việc.
Trong quá trình thực hiện sản xuất, mỗi nhân viên vừa là công nhân thao tác vừa là
nhân viên kiểm tra chất lượng tại chỗ của sản phẩm, họ phải quan sát xem có thể cải
thiện được quy trình sản xuất.
Ưu điểm của VNN là có sự hậu thuẫn với nguyên liệu từ công ty mẹ chất lượng
nguyên liệu luôn được đảm bảo, tiết kiệm được chi phí tìm kiếm nhà cung cấp.Quản lý
tốt hàng tồn kho giúp VNN giảm tối thiểu số lượng nguyên liệu tồn kho dài hạn.Sở
hữu hệ thống vận tải và kho bãi riêng giúp VNN chủ động hoàn toàn trong vấn đề vận
chuyển và lưu trữ hàng hóa đồng thời giúp VNN tiết kiệm được chi phí nếu phải thuê
thuê ngoài.
Trong quá quản lý công việc, mỗi nhân viên vừa là người trực tiếp lập kế hoạch, vừa là
người trong mô hình QCC với phương châm “chất lượng” là chìa khóa thành công của
công ty, mỗi thành viên luôn tìm ra phương pháp tốt để cải tiến liên tục quá trình quản
lý công việc tạo nên chuỗi cung ứng liên tục.
VNN vẫn còn tốn tại một số vấn đề hạn chế, do VNN phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn
nguyên liệu từ công ty mẹ nên sẽ bị chi phối về giá nguyên liệu và VNN cũng không
thể chủ động lựa chọn nhà cung cấp mới tiềm năng hơn.Bên cạnh lợi ích việc s ở hữu
riêng đội vận tải và kho bãi thì VNN cũng phải bỏ ra 1 khoảng chi phí lớn cho việc
duy trì bảo dưỡng.
GVHD: TS. Nguy n Quỳnh Mai
Bài t p nhóm môn “Qu n tr v n hành” Trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lambert, Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14)
2. Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c .1
3. Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995
4. Nguyễn Quỳnh Mai, Bài giảng Quản lý sản xuất và vận hành
5. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản Trị Logis tic
6. Chuỗi cung ứng tại Việt Nam,
chain
7.Tài liệu thực tế tại công ty VNN, www.nokjobs.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_6_mba12b_2069.pdf