Đề tài Phân tích công ty cổ phần vinacafé biên hòa-Kth k34

Nhìn chung tỷ suất sinh lợi trên tài sản của Vinacafé BH vẫn đang ở trong xu hướng tăng qua các năm, riêng năm 2010 là tỷ suất sinh lợi trên tài sản bị giảm đột ngột do những nguyên khách quan và chủ quan như đã được đề cập ở trên. Xét đến đòn bẩy tài chính, ta nhận thấy ngay rằng Vinacafé BH là một công ty ít sử dụng yếu tố đòn bẩy trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là năm 2009, tỷ lệ trên tổng tài sản chỉ chiếm 20.58%, điều này góp phần làm phóng đại mức ROE. Mặt khác, Vinacafé BH luôn đảm bảo hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán hiện hành ở mức an toàn, cụ thể, 1đồng nợ luôn được đảm bảo bằng trung bình 7.57 đồng tài sản trong suốt giai đoạn 2008-2010. Do đó,cho dù đòn bẩy có là một nhân tố chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, thì nó vẫn chưa phải là mối lo lớn của Vinacafé BH . Cho dù vậy, sự suy giảm đột ngột của ROE cũng là một dấu hiệu báo hiệu một thời kỳ kinh doanh khó khăn, và nhiều thách thức đang ở phía trước, do đó đòi hỏi ban lãnh đạo công ty không ngừng phải nghiên cứu để đề ra chiến lược kinh doanh hợp lý và tìm hiểu mọi nguyên nhân gây kìm hãm sự phát triển của công ty để ngăn chặn kịp thời ngay từ lúc nó vừa mới bắt đầu. Nhằm tránh cho Vinacafé BH khỏi rơi vào những khó khăn tài chính từ môi trường kinh doanh đầy , rủi ro, biến động.

doc48 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 8236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích công ty cổ phần vinacafé biên hòa-Kth k34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ba trăm năm mươi ngàn đồng) Trụ sở chính : Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Điện thoại :+84 -61- 3836554 Fax :+84 - 61- 3836108 Website : www.vinacafebienhoa.com Email : vinacafe@vinacafebienhoa.com Giấy CNĐKKD : Số 4703000186 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp l lần đầu ngày 29/12/2004 và thay đổi lần thứ 4 ngày 10/11/2010 Tên cổ phiếu : Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa Mã cổ phiếu : VCF PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉBIÊN HÒA Lịch sử hình thành và phát triển: Năm 1969 - Nhà máy cà phê Corone Ông Marcel Coronel, quốc tịch Pháp, cùng vợ là bà Trần Thị Khánh khởi công xây dựng Nhà máy Cà phê Coronel tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa (nay là Khu Công nghiệp Biên Hòa 1), tỉnh Đồng Nai với mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển cà phê về Pháp. Nhà máy Cà phê Coronel có công suất thiết kế 80 tấn cà phê hòa tan/năm, với toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đức. Nhà máy Cà phê Coronel tự hào là  nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên trong toàn khu vực các nước Đông Dương Năm 1975 - Nhà máy Cà phê Biên Hòa Khi Việt Nam thống nhất, gia đình Coronel trở về Pháp. Họ bàn giao Nhà máy cho Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nhà máy Cà phê Coronel được đổi tên thành Nhà máy Cà phê Biên Hòa và được giao cho Tổng cục Công nghệ Thực phẩm quản lý. Tại thời điểm bàn giao, Nhà máy Cà phê Coronel vẫn chưa chạy thử thành công bởi dù rất đam mê công việc, nhưng vốn là kỹ sư nông nghiệp, ông Marcel Coronel chưa tìm được cách “thuần phục” được hệ thống dây chuyền phức tạp gồm rất nhiều máy móc, thiết bị chế biến cà phê hòa tan. Năm 1977 – Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan Vào đúng dịp kỷ niệm 2 năm ngày Việt Nam thống nhất, mẻ cà phê hòa tan đầu tiên ra lò trước sự vui mừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy. Trong suốt hai năm trước đó, tập thể các kỹ sư, công nhân đã ngày đêm cùng nhau tìm tòi, nghiên cứu để có thể vận hành thành công nhà máy. Năm 1977 đánh dấu một cột mốc quan trọng của Nhà máy cà phê Biên Hòa và cũng là của ngành cà phê Việt Nam: lần đầu tiên, Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan. Năm 1978 – Cà phê Việt Nam xuất ngoại Theo Nghị định thư Việt Nam ký kết với các nước trong hệ thống XHCN về hàng đổi hàng, từ 1978, Nhà máy Cà phê Biên Hòa bắt đầu xuất khẩu cà phê hòa tan đến các nước thuộc Liên Xô cũ và  Đông Âu. Năm 1983 – Thương hiệu Vinacafé ra đời Trong suốt những năm 1980, Nhà máy Cà phê Biên Hòa vừa nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để xây dựng quy trình sản xuất chuẩn, vừa sản xuất cà phê hòa tan xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nhà nước. Cùng với địa chỉ sản xuất được ghi trên từng bao bì sản phẩm, tên “Vinacafé” bắt đầu xuất hiện ở thị trường Đông Âu bắt đầu từ 1983, đánh dầu thời điểm ra đời của thương hiệu Vinacafé Năm 1990 – Vinacafé chính thức trở lại Việt Nam Vào cuối những năm 1980, các đơn đặt hàng cà phê hòa tan Vinacafé ngày càng giảm, theo cùng với tốc độ diễn biến bất lợi của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Năm 1990, Vinacafé chính thức quay trở lại thị trường Việt Nam dù trước đó một số sản phẩm của Nhà máy Cà phê Biên Hòa đã được tiêu thụ ở thị trường này. Năm 1993 – Ra đời cà phê hòa tan 3 trong 1 Khi quay lại Việt Nam, các sản phẩm của Nhà máy cà phê Biên Hòa rất khó tìm được chỗ đứng, do trước đó thị trường cà phê Việt Nam đã được định hình bởi thói quen uống cà phê rang xay pha tạp (hệ lụy từ chính sách ngăn sông cấm chợ  dẫn đến thiếu hụt cà phê nguyên liệu, người ta phải độn ngô và nhiều phụ gia khác vào cà phê). Cùng với những bước chập chững của Vinacafé, người Việt cũng lần đầu tiên đến với cà phê hòa tan. Cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafé ra đời đã được thị trường đón nhận nhanh chóng. Giải pháp đưa đường và bột kem vào cà phê đóng sẵn từng gói nhỏ đã giúp người Việt Nam lần đầu tiên được thoả mãn thói quen uống cà phê với sữa mà không phải chờ cà phê nhỏ giọt qua phin. Cà phê hòa tan 3 trong 1 thành công nhanh đến mức thương hiệu Vinacafé ngay lập tức được Nhà máy Cà phê Biên Hòa đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới Năm 1998 – Khởi công nhà máy thứ hai Năm 1998 đánh dấu một cột mốc quan trọng về sự lớn mạnh vượt bậc. Nhà máy chế biến cà phê hòa tan thứ hai được khởi công xây dựng ngay trong khuôn viên của nhà máy cũ. Nhà máy này có công suất thiết kế 800 tấn cà phê hòa tan/năm, lớn gấp 10 lần nhà máy cũ. Chỉ sau đó 2 năm, nhà máy mới đã chính thức được đưa vào vận hành để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu Năm 2004 – Công ty CP Vinacafé Biên Hòa Ngày 29 tháng 12 năm 2004, Nhà máy cà phê Biên Hòa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp - từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Yêu quý đứa con tinh thần, cộng với sự nổi tiếng của thương hiệu Vinacafé, các cổ đông sáng lập (hầu hết là người của Nhà máy Cà phê Biên Hòa) đã đặt tên mới cho công ty là: Công ty Cổ phần VINACAFÉ BIÊN HÒA (Vinacafé BH). Đây cũng là thời điểm mở ra một chương mới cho lịch sử Công ty khi mà nó hoạch định lại chiến lược phát triển, viết lại sứ mệnh, tầm nhìn mới và xác định những giá trị cốt lõi của mình, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2010- Khởi công nhà máy thứ 3 tại Long Thành, Đồng Nai Nhà máy thứ 3 có công suất 3.200 tấn cà phê hòa tan nguyên chất/năm, lớpn gấp 4 lần nhà máy thứ hai và gấp 40 lần nhà máy thứ nhất của Vinacafé Biên Hòa và công nghệ tiên tiến nhất thế giới tính đến năm 2010. Khi nhà máy đi vào hoạt động, mỗi giờ Việt Nam sẽ có thêm nửa tấn cà phê hòa tan đưa vào thị trường quốc tế. Điều này góp phần đẩy mạnh thương hiệu cà phê Việt nam ra thị trường Quốc tế. Năm 2011- Niêm yết tại HoSE Được sự chấp thuận của Ủy Ban Chứng Khóa Nhà Nước và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp.HCM (HoSE) ngày 28/01/2011 Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa nhận quyết định niêm yết tại HoSE với mã chứng khóa VCF. Ngày 28/01/2011 cũng chính là ngày giao dịch chính thức cổ phiểu của VCF tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp.HCM Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh,xuất, nhập khẩu cà phê, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực phẩm Những thành tựu đã đạt được: Vinacafé Biên Hòa đã đạt được nhiều thành tựu, danh hiệu để khẳng định uy tín và vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh được người tiêu dùng tin cậy. Tiêu biểu là các danh hiệu và giải thưởng như: Các danh hiệu do Nhà nước phong tặng gồm: Huân chương Lao Động hạng Ba năm 1997. Huân Chương Lao động hạng Nhì năm 2001. Danh hiệu Anh Hùng Lao Động năm 2007 Danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn : Hàng Việt Nam chất lượng cao 14 năm liền kể từ năm 1997. Top 5 các thương hiệu thuộc ngành hàng giải khát năm 2001. Sản phẩm Việt Nam tốt nhất năm 2010 Danh hiệu do các tổ chức chứng nhận: Năm 2005: Thương hiệu mạnh Việt nam; Thương hiệu Nổi tiếng do VCCI-Nielsen điều tra. Năm 2006: Giải thưởng Quả chuông vàng của Hiệp Hội Quảng cáo Việt Nam. Thương hiệu mạnh Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín. Giải thưởng quốc tế WIPO của Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới thuộc Liên Hợp Quốc Năm 2007: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Doanh nghiệp xuất khẩu Uy tín; Thương hiệu mạnh Việt Nam Năm 2008: Được lựa chọn vào Chương trình Thương hiệu Quốc gia lần 1; Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Thương hiệu mạnh Việt Nam Năm 2009: Thương Hiệu mạnh Việt Nam;; Doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả Công nghệ thông tin; Sao vàng Đất Việt; Thương hiệu Nổi tiếng do VCCI-Nielsen điều tra Năm 2010: Được lựa chọn vào Chương trình Thương hiệu Quốc gia lần 2; Thương hiệu mạnh Việt Nam; Sao vàng Đất Việt, Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia Năm 2011: Hàng Việt nam Chất Lượng Cao; Top 10 Thương hiệu mạnh Dòng sản phẩm và nhãn hiệu nổi tiếng: Cà phê rang xay: Gồm có: Cà phê xay Vinacafé Select, Vinacafé Super, Vinacafé Natural, Vinacafé Gold Cà phê hòa tan: Gồm có: Vinacafé hòa tan đen , Vinacafé hòa tan 3 trong 1, Vinacafé hòa tan 4 trong 1 Ngũ cốc dinh dưỡng: Gồm có: Ngũ cốc dinh dưỡng Vinacafé, ngũ cốc dinh dưỡng Dế Mèn Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối của Vinacafé Biên Hòa có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với hàng trăm nhà phân phối, hàng trăm điểm bán lẻ. Vinacafé Biên Hòa đã đăng ký thương hiệu ở 70 quốc gia và xuất khẩu thường xuyên đến 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Châu Âu, Vinacafé Biên Hòa đã được công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong nhiều năm, được các đối tác nước ngoài đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và chất lượng sản phẩm. Bộ máy lãnh đạo và năng lực quản trị của công ty: Đại Hội Đồng CĐ Ban Kiểm Soát Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Phòng Kế Toán Tài Chính Phòng Marketing Phòng KCS Phòng Tổ Chức Hành Chính Phân Xưởng Cà Phê Sữa HTP Phân Xưởng Cà Phê Hòa Tan Phòng Kỹ Thuật Phòng Kinh Doanh Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc 6.1 Sơ đồ tổ chức công ty: Bộ máy lãnh đạo: Hội đồng quản trị của công ty Vinacafé Biên Hòa gồm có 7 thành viên. Ông Đỗ Văn Nam: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ông Đỗ Văn Nam là cử nhân kinh tế, giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Công ty cà phê Việt Nam từ tháng 6 năm 2005 và là đại diện phần vốn góp của nhà nước tại Vinacafé Biên Hòa. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa các nhiệm kỳ 2005-2009 và 2010-2014. Ông Phạm Quang Vũ: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Ông Vũ là cử nhân kinh tế, có nhiều năm gắn bó với ngành cà phê và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cà phê. Ông giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Vinacafé Biên Hòa từ tháng 06 năm 2010 Ông Lê Hùng Dũng: Phó Tổng Giám đốc Tài Chính kiêm Kế toán trưởng. Ông Dũng là cử nhân kinh tế, cử nhân luật, ông có nhiều năm gắn bó với công ty, là nhân viên kế toán của Nhà máy cà phê Biên Hòa từ tháng 06 năm 1988. Ông giữ chức vụ Phó tổng giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng của công ty Vinacafé Biên Hòa từ tháng 06 năm 2010. Ông Lê Quang Chính: Phó Tổng Giám đốc về Đầu tư- Xây dựng cơ bản Ông Chính là cử nhân kinh tế, có nhiều năm gắn bó với công ty. Từ 06/1982 đến 04/1988 ông là Tổ trưởng Tổ Nghiệp vụ Nhà máy Cà phê Biên Hòa. Ông Chính trở thành Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa từ tháng 06 năm 2010. Với bộ máy lãnh đạo gồm những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có nhiều năm công tác trong công ty Vinacafé Biên Hòa cũng như có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cà phê nên họ hiểu rõ những đặc điểm trong công ty cũng như trong lĩnh vực mà công ty đang sản xuất kinh doanh. Điều này đảm bảo cho bộ máy lãnh đạo hoạt động có hiệu quả để đưa công ty phát triển đúng hướng trong một thị trường mà sự cạnh tranh ngày một gay gắt và quyết liệt hơn. PHẦN II: PHÂN TÍCH TỔNG QUANG VỀ NGÀNH CÀ PHÊ Đặc điểm của ngành cà phê: Nguồn nguyên liệu: Ngành cà phê Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có đặc điểm là sản lượng cà phê được sản xuất ra có tính chu kỳ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Trên thế giới, Brazil là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất, tiếp theo đến Việt và Indonesia đứng thứ ba. Cà phê thu hoạch theo vụ mùa, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như đặc tính mùa vụ của cây cà phê. Theo nghiên cứu, cây cà phê có đặc tính thông thường sau một vụ được mùa thì sản lượng cà phê của vụ tiếp sau thường sẽ giảm sút. Theo nghiên cứu của Neumann Kaffee Gruppe (NKG) tổng sản lượng cà phê thế giới năm 2010-2011 đạt 8.55 triệu tấn cao hơn năm 2009-2010 khoảng 1.254 triệu tấn. Tuy nhiên, theo dự báo Brazil sẽ có một vụ thu hoạch được mùa trong khi điều kiện khí hậu ở Việt Nam sẽ gặp bất lợi nên sản lượng cà phê thu hoạch ở Việt Nam dự kiến sẽ không có đột phá. Có hai loại cà phê là Arabica và Robusta, trong đó Arabica là loại cà phê có chất lượng cao phù hợp để sản xuất cà phê rang xay, còn Robusta là loại cà phê có chất lượng thấp hơn nên thường chỉ phù hợp để sản xuất cà phê hòa tan. Ở Brazil và Indonesia có điều kiện phù hợp cho việc sản xuất cả hai loại cà phê Arabica và Robusra nhưng với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thì Việt Nam chỉ chủ yếu tập trung vào Robusta. Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ cà phê: Mỹ, Brazil, Đức là ba quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Ước tính 3 nước này tiêu thụ khoảng 37% sản lượng cà phê của thế giới. Bảng 1: Lượng cà phê tiêu thụ bình quân đầu người năm 2007 Kg/người Thế giới 1.3 Bắc Âu 10.0 Tây Âu 5.0 Brazil 5.3 Mỹ 4.2 Việt Nam 0.7 Indonesia 0.5 Nguồn: Viện Tài Nguyên Thế Giới Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới tăng khoảng 2%/năm trong giai đoạn 1997-2010. Mặc dù năm 2009 dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên nhu cầu tiêu thụ cà phê năm 2009 chỉ tăng 0.9% nhưng sang đến năm 2010 nhu cầu tiêu thụ đã tăng trở lại 1.5%. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ cà phê giữa các thị trường phát triển và đang phát triển có sự khác biệt. Trong khi các thị trường tiêu thụ cà phê truyền thống như Mỹ, Đức, Nhật duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định thì những thị trường có nhu cầu tăng mạnh là những thị trường mới nổi như: Brazil, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippines. Triển vọng phát triển của ngành cà phê ở Việt Nam: Những thuận lợi cho việc phát triển ngành cà phê ở Việt Nam: Như đã phân tích, nhu cầu tiêu thụ cà phê cũng như tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ cà phê trong giai đoạn hiện nay tăng nhanh là một trong những thuận lợi cho việc phát triển cà phê của Việt Nam. Việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở nhiều nước trồng cà phê đã tạo ra những chuyển biến đối với nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới. Quá trình đô thị hóa khiến những nước chuyên xuất khẩu cà phê như Brazil lại trở thành nước tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Việc cà phê được tiêu thụ nhiều hơn tại thị trường nội địa đã làm cho cà phê xuất khẩu của Brazil giảm đi đáng kể. Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Mỹ La Tinh và Đông Nam Á chiếm 88% nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng thêm trong năm 2010. Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Với lợi thế giá cà phê Robusta rẻ hơn so với Arabica nên cà phê Robusta được ưa chuộng hơn ở những thị trường đang phát triển như Brazil, Indonesia với tốc độ tiêu thụ tăng trưởng trên 5%/năm. Ngoài ra, khi cà phê với sản phẩm cà phê hòa tan đang xâm nhập vào những thị trường có truyền thống uống trà như Trung Quốc thì nhu cầu tiêu thụ cà phê Robusta sẽ tiếp tục gia tăng. Sản lượng cà phê tiêu thụ tại Trung Quốc trong 5 năm qua đã tăng nhanh với tốc độ trung bình là 6,9%/năm. Ngoài ra, do nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa của 2 nước có lượng cà phê xuất khẩu lớn là Brazil và Indonesia tăng nhanh nên các nước này phải tăng cường phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước khiến sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu sẽ bị sụt giảm. Điều này là một lợi thế không nhỏ đối với ngành cà phê của Việt Nam vì hiện tại nước ta đang xuất khẩu khoảng 90% tổng sản lượng cà phê sản xuất. Những khó khăn trong việc phát triển của ngành cà phê Việt Nam: Một trong những khó khăn của ngành cà phê Việt Nam đó là chất lượng sản phẩm chưa cao. Việc cà phê của Việt Nam chủ yếu là Robusta với chất lượng không cao chỉ chủ yếu dùng để sản xuất cà phê hòa tan làm cho sản phẩm cà phê Việt Nam không được đa dạng hóa. Công nghệ thu hoạch, phơi, rang, sấy cà phê còn được thực hiện một cách thủ công, chưa được trang bị những công nghệ hiện đại dẫn tới lượng tạp phẩm trong cà phê còn nhiều làm giảm chất lượng và không đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng trên thế giới như ISO 1047-2004 Ngoài ra, dù là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng cà phê của Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo dựng được cho mình những thương hiệu cà phê xứng tầm quốc tế, từ đó làm cho uy tín và danh tiếng của cà phê Việt Nam vẫn chưa tạo được dấu ấn trên thị trường tiêu thụ cà phê quốc tế đặc biệt là đối với những thị trường khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao như thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật. Sự cạnh tranh trong ngành cà phê Việt Nam: Dựa trên những phân tích về nhu cầu tiêu thụ cũng như tốc độ tiêu thụ cà phê ngày càng gia tăng nhanh chóng, ta có thể thấy ngành cà phê đã phát triển tốt trong thời gian qua cũng như hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng trong tương lai. Cũng chính triển vọng phát triển đầy hứa hẹn ấy đã làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh giữa ba thương hiệu cà phê lớn đang thống trị thị trường cà phê Việt Nam hiện nay là: Vinacafé Biên Hòa, Nestle và Trung Nguyên ngày càng trở nên gay gắt. Sau đây là vài nét sơ lược về những đối thủ cạnh tranh chính của Vinacafé Biên Hòa Cà phê Trung Nguyên: Ra đời vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là một nhàn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê Việt quen thuộc đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hung mạnh với 6 công thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty lien doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê, nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công tu thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Nestle Việt Nam: Công ty Nestle được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé, một dược sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức. Với trụ sở chính tại thành phố Vevey, Thụy Sĩ, Nestlé là công ty hàng đầu thế giới về dinh dưỡng, sức khoẻ. Nestlé có 500 nhà máy và Nestlé đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1916. Trải qua nhiều thập kỷ, các sản phẩm như Guigoz, Lait Mont-Blanc, Maggi đã trở nên thân thuộc với các thế hệ người tiêu dùng Việt Nam. Nestlé trở lại Việt Nam vào năm 1990, và mở một văn phòng đại diện vào năm 1993. Vào năm 1995, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, trực thuộc tập đoàn Nestlé S.A. Cũng vào năm 1995, Nestlé được cấp giấy phép thành lập Nhà máy Đồng Nai, chuyên sản xuất cà phê hoà tan Nescafe, trà hoà tan Nestea và đóng gói thức uống Milo, Bột ngũ cốc dinh dưỡng Nestle,bột nêm và nước chấm Maggi, Bột kem Coffee-Mate PHẦN III: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINACAFÉ BIÊN HÒA Định hướng phát triển: Công ty Vinacafé Biên Hòa đã đưa ra các chiến lược phát triển 10 năm từ năm 2004 đến 2014 với các vấn đề chủ yếu sau: Về sản xuất: Tạo ra các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Phát huy tối đa thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm sản xuất lâu năm để đẩy mạnh sản xuất cà phê hòa tan. Tập trung vào hàng có nhãn hiệu Công nghệ sản xuất không ảnh hưởng đến môi trường Về marketing: Thương hiệu số 1 và có thị phần lớn nhất tại Việt Nam về cà phê hòa tan. Xuất khẩu thành công các sản phẩm mang thương hiệu Vinacafé. Kênh phân phối hiệu quả cả trong và ngoài nước Hiểu rõ thị trường và người tiêu dùng bằng nghiên cứu có hệ thống. Về quản trị và tổ chức: Đạt tới trình độ quản trị tiên tiến theo các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt nhất, đồng thời phù hợp với Luật doanh nghiệp Thu hút tốt nguồn vốn từ bên ngoài An toàn và hiệu quả trong đầu tư tài chính Về nguồn nhân lực: Có nguồn nhân lực đủ mạnh Tạo động lực phấn đấu và phát triển cho nhân viên Sứ mệnh của Vinacafé Biên Hòa: trở thành một công ty sở hữu các thương hiệu mạnh và đáp ứng thế giới người tiêu dùng bằng các saen phẩm thực phẩm và đồ uống có chất lượng cao và độc đáo trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu của họ và tuân thủ các giá trị cốt lõi của công ty. Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Về trung hạn, Vinacafé Biên Hòa phấn đấu nằm trong Top 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm niêm yết tại HoSE vào năm 2015. Trong dài hạn, ngoài việc duy trì sản phẩm cốt lõi là cà phê với sản phẩm đa dạng, Công ty sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh sang các sản phẩm khác trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Tất cả những sản phẩm đã có và sẽ phát triển mới của Vinacafé Biên Hòa đều có chung một đặc điểm là chất lượng cao và độc đáo khi so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dựa trên nền tảng của việc nắm vững và làm chủ khoa học, công nghệ. Hình ảnh nổi bật của một công ty đứng đầu về công nghệ, thị trường trong lĩnh vực cà phê hòa tan sẽ được duy trì khi công ty tham gia vào các ngành hàng mới. Rủi ro kinh doanh: Ngành cà phê chế biến có xu hướng tăng trưởng ổn định, tuy nhiên Vinacafé Biên Hòa có thể đối mặt với một số rủi ro như: vấn đề về giá nguyên liệu, sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh. Rủi ro về giá nguyên liệu: Chi phí sản xuất chiếm đến khoảng 80% doanh thu thuần của Vinacafé nên sự biến động về giá cà phê nguyên liệu và giá đường sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận của công ty. Trong tình hình hiện nay giá nhân cà phê Robusta đang tăng cao. Cuối tháng 12/2010 mức giá cà phê nhân là: 36.000đ/kg thì sang năm 2010 giá tăng lên khoảng 50.000đ/kg. Do giá nguyên liệu tăng cao nên công ty buộc phải tăng giá bán sản phẩm, dự tính giá bán Vinacafé sẽ tăng khoảng 25% so với giá năm 2010 Rủi ro cạnh tranh và thị trường tiêu thụ: Giá nguyên liệu tăng cao buộc công ty Vinacafé Biên Hòa phải tăng giá bán trong điều kiện người dân đang cắt giảm tiêu dùng cùng với sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh sẽ là một thách thức cho Vinacafé Biên Hòa trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Hiện nay trên thị trường cà phê Việt Nam có sự cạnh tranh quyết liệt của ba thương hiệu cà phê lớn đó là: Vinacafé Biên Hòa, Nestle và Trung Nguyên. Trong khi, Vinacafé Biên Hòa và Nestle tập trung vào thị trường cà phê hòa tan thì Trung Nguyên tập trung nhiều hơn vào thị trường cà phê xay rang. Tuy nhiên, sau khi Trung Nguyên mua lại nhà máy sản xuất cà phê hòa tan của Vinamilk vào năm 2009 thì công ty này đã tăng sản lượng cà phê hòa tan của mình lên đến 3.000 tấn/ năm. Ngoài ra, trên thị trường cà phê hòa tan còn có một số gương mặt tiêu biểu như: Maccoffee, Rockcafe Vinacafé Biên Hòa Nestle Trung Nguyên Sản phẩm chính Cà phê rang xay, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng Cà phê rang xay, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng Cà phê rang xay, cà phê hòa tan Công suất thiết kế (tấn/năm) 1.200 1.000 3.000 Thị phần cà phê hòa tan 40% 38% 10% Ngoài ra, Vinacafé Biên Hòa còn phải đối mặt với sự xuất hiện của các dòng sản phẩm cà phê mới có khả năng cạnh tranh cao như: cà phê lon Birdy (sản phẩm của Ajinomoto Việt Nam), cà phê chai VIP (Tân Hiệp Phát). Trong khi, sản phẩm cà phê hòa tan là sản phẩm chính của Vinacafé Biên Hòa thì hiện tại thị trường này đang có sự cạnh tranh rất quyết liệt của các công ty đối thủ nhằm giành thị phần tiêu thụ của dòng sản phẩm này. Đây chính là thách thức lớn đối với công ty Vinacafé Biên Hòa trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Rủi ro về tỷ giá: Việt Nam là nước có cán cân thương mại âm nên tỷ giá hối đoái có xu hướng gia tăng. Sự gia tăng tỷ giá hối đoái là một thách thức đối với các công ty phải nhập khẩu nguyên liệu nói chung và Vinacafé Biên Hòa nói riêng. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu của Vinacafé Biên Hòa không cao vì hầu hết nguồn nguyên liệu sản xuất được cung cấp trong nước đồng thời doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty cũng có thể bù đắp được rủi ro tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu nên tác động của biến động tỷ giá đối với công ty Vinacafé Biên Hòa là không đáng ngại. Lợi thế của công ty Vinacafé Biên Hòa: Vinacafé Biên Hòa là một công ty có bề dày lịch sử với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành cà phê Việt Nam. Vinacafé Biên Hòa hiện là nhà sản xuất cà phê lớn nhất tại Việt Nam với hơn 40% thị phần. Có các thương hiệu nổi tiếng trong nước, có nhiều khách hàng trung thành và hệ thống phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành với hơn 120 đại lý là lợi thế nổi bật trong việc cạnh tranh hiện nay của công ty Vinacafé Biên Hòa. Sản phẩm cà phê hòa tan đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam trong nhiều năm nay cùng với hương vị cà phê đậm đà theo hương vị Việt Nam vì vậy, mặc dù phải cạnh tranh với nhà sản xuất cà phê lâu đời nhất thế giới là Nestle hay đối thủ Trung Nguyên nhưng Vinacafé Biên Hòa vẫn duy trì được vị trí thống trị trên thị trường Việt Nam. Ngoài ra, xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động, đưa thương hiệu đến với thế giới đã được Vinacafé Biên Hòa xúc tiến và được chấp nhận ở những thị trường khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc là tín hiệu tốt cho sự phát triển của Vinacafé Biên Hòa trong tương lai. PHẦN IV: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN Phân tích dòng tiền qua các năm. (đvt : triệu đồng) 2007 2008 2009 2010 Q1- 2011 Hoạt động kinh doanh 71,539 -16,175 155,513 105,105 -144,686 Hoạt động đầu tư -45,365 104,194 7,802 15,944 185,159 Hoạt động tài trợ -16,250 -101,680 -24,545 5,597 -18,160 Lưu chuyển tiền thuần trong kì 9,964 -13,661 138,770 126,646 22,313 Từ số liệu trên ta có biểu đồ về các dòng tiền và dòng tiền thuần biến động như sau: Nhìn từ biểu đồ ta thấy dòng tiền thuần biến động mạnh qua các thời kì, dòng tiền thuần chủ yếu là dương từ sau khủng hoảng toàn cầu năm 2008, hoạt động dòng tiền dòi dào vào năm 2009 và 2010 . Năm 2007: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bù đắp được dự thiếu hụt của dòng tiền trong hoạt động đầu tư và tài trợ. Chứng tỏ công ty ăn nên làm ra, hoạt động đầu tư mạnh theo đà năm 2006, nhưng đầu tư giảm dần. Năm 2008: chi phí hoạt động kinh oanh trong năm 2008 tăng cao, trong khi chi phí để mở rộng sản xuất lại ít hơn năm 2007, chi phí trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vu tăng 1/3 so với năm 2007 (năm 2008: 741.212 triệu đồng, năm 2007:499.968 triệu đồng). Trong khi việc mở rộng việc mua sắm thiết bị cố định giảm đi gần 10 lần so với năm 2007. Chứng tỏ khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư và chi phí rất lớn đối với vinacafe Biên Hòa. Lạm phát lớn đã làm cho chi phí vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác tăng lên gấp 6 lần so với năm 2007. Tuy nhiên trong năm 2008 hoạt động đầu tư đã đem lại dòng tiền dương cho công ty vì tiền thu hồi lãi vay và bán lại công cụ nợ khác cũng tăng lên đáng kể cùng với tiền thu từ lãi vay và cổ tức lợi nhuận được chia tăng gần gấp 2 so với năm 2007. Doanh nghiệp bị rắc rối trong khả năng thanh khoản, cần giảm chi phí sản xuất. Đầu tư tài chính nhiều tạo nhiều rủi ro về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Năm 2009: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sản xuất tăng lên đáng kể , trong khi dòng tiền từ hoạt động đầu tư giảm. Doanh nghiệp chuyển hướng trong quá trình đầu tư gửi tiền để lấy lãi rất lớn. Chứng tỏ doanh nghiệp có một lượng tiền lớn không tham gia vào sản xuất. Hoạt động tài trợ sử dụng từ dòng tiền dương lớn của kinh doanh và đầu tư nên lượng tiền mặt còn dư là rất lớn. Năm 2010: bước sang năm 2010 theo đà năm 2009 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt, kinh tế thế giới phục hồi. doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính để khuếch đại thu nhập, trong khi vẫn còn tiền gửi trong hoạt động đầu tư, chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp rất cao. Sang Q1-2011 do nền inh tế đang ở tình trạng lạm phát nhanh, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đang trạng thái âm, do đó khả năng thanh khoản của doanh nghiệp có khà năng bị đe dọa. Nó kéo theo dòng tiền thuần trong quý 1 giảm mạnh. Mặc dù hoạt động đầu tư đem lại dòng tiền dương. Dòng tiền thô (đvt: triệu đồng)  2007 2008 2009 2010 Q1-2011  Dòng tiền thô  217.582 220.652 259.565 293.137 207.139 Nhìn vào biểu đồ ta thấy dòng tiền tho của doanh nghiệp tương đối cao, chứng tỏ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh có tạo ra lợi nhuận, khấu hao lớn đem lại cho dòng tiền thô lớn mặc dù trong năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng doanh nghiệp nhờ có tài sản cố định được khấu hao lớn nên dòng tiền thô vẫn cao hơn năm 2007. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh biến động lớn qua các thời kì. Năm 2007 dòng tiền dương là do doanh thu từ bán hàng tăng, chi phí lãi vay giảm đáng kể, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng công cụ nợ ít lại. Trong khi chi phí khác tăng không đáng kể. Năm 2008: Tuy dòng tiền từ thu nhập do bán hàng hóa tăng đáng kể nhưng chi phí cũng tăng rất lớn làm cho thu từ bán hàng không bù đắp nổi. Chi phí chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ và chi phí từ các hoạt động kinh doanh khác tăng gần gấp đôi, làm cho dòng tiền kinh doanh âm. Tuy nhiên đây là xu thế chung trong ngành bưởi vì năm 2008 kinh tế thế giới bị suy thoái, nhập khẩu lạm phát ,nên chi phí tăng là chuyện đương nhiên. Năm 2009: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng đột biến, nguyên nhân là do doanh thu từ bán hàng tăng lên mạnh trong khi chi phí bán hàng tăng rất ít, trong khi doanh nghiệp được ưu tiên vay tín dụng mạnh, điều đó được thấy ở chi phí lãi vay tăng lên hơn 1600 triệu. Doanh nghiệp gia tăng sản xuất nên hàng tồn kho tăng vọt. Chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng sản xuất sau suy thoái kinh tế. Năm 2010: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm nhưng không đáng kể. Do doanh nghiệp tăng cường mạnh hàng hóa tồn kho. Mục đích là để đối phó với lạm phát giá cả tăng trong năm 2011, đồng thời giá nguyên vật liệu như đường sữa So sánh thu nhập ròng sau thuế và dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 2007 2008 2009 2010 Dòng tiền thuần( triệu đồng) 108.343 105.193 136.005 161.561 Hoạt động kinh doanh (triệu đồng) 71539 -16175 155513 105105 Thu nhập ròng biến đổi ít qua các năm và có xu hướng tăng, mặc dù trong năm 2008 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm. Nhưng thu nhập ròng vẫn bằng với năm 2007, chứng tỏ doanh nghiệp có nguồn thu lớn từ đầu tư. Dòng tiền từ hoạt động kinh đầu tư. Dòng tiền hoạt động đầu tư biến đổi manh qua các năm, trong năm 2007 dòng tiền đầu tư âm, do doanh nghiệp doanh nghiệp tăng cường mua tài sản cố định , và mua các công cụ nợ từ các doanh nghiệp khác, chứng tỏ doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất và đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Qua năm 2008, suy thoái kinh tế doanh nghiệp thu lãi vay thu lời từ các công cụ nợ khác đã làm cho dòng tiền đầu tư tăng lên bất chấp sự suy thoái. Tuy chứa nhiều rủi ro nhưng doanh nghiệp đứng vững với dòng tiền lưu động mạnh, khả năng thanh toán được đảm bảo. Qua năm 2009 và 2010 thì dòng tiền đầu tư giảm mạnh và không tăng đáng kể do doanh nghiệp duy trì một lượng tiền gửi và thu lãi để mua tài sản cố định mở rộng sản xuất. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn duy trì một lượng tiền gửi lớn mà không đem đầu tư sản xuất. So sánh hoạt động thu lãi từ cho vay với dòng tiền đầu tư Đơn vị: triệu đồng 2007 2008 2009 2010 Hoạt động đầu tư -45,365 104,194 7,802 15,944 Thu lãi từ tiền gửi 11,282 23,307 12,030 26,536 Năm 2008 doanh nghiệp đã thu lại các khoản nợ để cho dòng tiền từ hoạt động đầu tư tăng vọt, trong khi tiền lãi từ hoạt động cho vay cũng góp phần tăng cho dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Hoạt động mở rộng sản xuất bị giới hạn, tài sản cố định trong năm 2008 doanh nghiệp chỉ chi có hơn 13 triệu VND. Năm 2010 doanh nghiệp cũng gia tăng cho vay để lấy lãi nên dòng tiền lãi thu được rất lớn bù cho mua tài sản cố định mà dòng tiền vẫn còn dương. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài trợ Dòng tiền từ hoạt động tài trợ ít biến đổi lớn. Đặc biệt doanh nghiệp không vay ngắn hạn cho đến năm 2010 doanh nghiệp vay hơn 24 tỷ đồng. Chứng tỏ doanh nghiệp luôn có một lượng tiền lớn để duy trì doanh nghiệp không vay nợ để khuếch đại thu nhập. Hoạt động chi trả cổ tức được so sánh với hoạt động tài trợ của doanh nghiệp trong biểu đồ sau. Đơn vị: triệu đồng 2007 2008 2009 2010 Chi trả cổ tức 12.836 98.304 19.197 10.634 Hoạt động tài trọ -16.250 -101.680 -24.545 5.597 Tuy năm 2008, dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm, nhưng doanh nghiệp vẫn chi trả cổ tức đầy đủ, điều này chứng tỏ doanh nghiệp rất uy tín với các cổ đông, trong cả 2 năm 2009 và 2007 cũng vậy. Kết luận: Dòng tiền của doanh nghiệp biến đổi mạnh qua các thời kì, doanh nghiệp luôn có một lượng vốn lớn không tham gia sản xuất mà tham gia đầu tư cho vay và thị trường tài chính vì thế xuất hiện rủi ro khi có biến động lớn của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh có tiến triển tốt vì giá cafe trên thế giới tăng và nhu cầu tăng mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN Phân tích tỷ số thanh toán hiện hành: Tỷ số 2008 2009 2010 Tỷ số thanh toán hiện hành 8.91 12.89 5.37 Tỷ số thanh toán hiện hành trung bình ngành chế biến TP 3.35 4.04 2.55 Nhìn chung Vinacafé BH luôn đảm bảo một tỷ lệ thanh toán hợp lý và khá an toàn. Trung bình 1 đồng nợ được bảo đảm bằng 9 đồng tài sản. Đây là con số khá cao so với trung bình chung của ngành chế biến thực phẩm. Cho thấy chính sách tài trợ và cơ cấu vốn của công ty khá hợp lý, giúp cho Vinacafé BH tránh được mọi rủi ro do đòn bấy tài chính có thể mang lại. Phân tích tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số 2008 2009 2010 Tỷ số thanh toán nhanh 5.14 9.81 3.81 Tỷ số thanh toán nhanh trung bình ngành chế biến TP 1.98 2.82 1.72 Với chỉ số thanh toán nhanh, tức loại bỏ đi hàng tồn kho trong tài sản lưu động, Vinacafé BH vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán an toàn và luôn cao hơn so với trung bình ngành. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI Phân tích doanh thu: Nguồn doanh thu của Vinacafé BH đến chủ yếu từ hoạt động kinh các sản phẩm cà phê chủ lực với chất lượng và thương hiệu nổi tiếng , bao gồm: Nhóm sản phẩm cà phê rang xay: đặc điểm chung của các sản phẩm loại này là 100% cà phê nguyên chất, không pha tạp chất và không sử dụng hương nhân tạo. Nhóm sản phẩm cà phê hoà tan : được sản xuất với quy trình độc đáo có ưu điểm ít chua, phù hợp với sở thích của người tiêu dùng Việt Nam. Nhóm sản phẩm cà phê hòa tan mix:đây là dòng sản phẩm chủ lực, khẳng định hương vị vượt trội của cà phê Việt Nam. Loại sản phẩm này liên tục dẫn đầu thị phần cà phê sữa hoà tan 3 trong 1. Nhóm sản phẩm Ngũ cốc dinh dưỡng Dòng sản phẩm cà phê sữa hoà tan được xem là dòng sản phẩm chủ lực của Vinacafé BH , chiếm 40% thị phần cà phê hoà tan nội địa, đóng góp từ 77%-78% trong tổng doanh thu của công ty suốt giai đoạn 2008-2010. Tiếp đó là dòng sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng đóng góp trên 19% doanh thu trong suốt 3 năm liền. Cơ cấu doanh thu 2008-2010 Thị phần cà phê hoà tan Riêng trong năm 2010, dòng sản phẩm cà phê sữa hoà tan và bột ngũ cốc mang lại doanh thu cho Vinacafé BH lần lượt 1.035 tỷ đồng và 0.256 tỷ đồng chiếm 78.5% và 19.7% . Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Tổng doanh thu 1.301.664 100% Cà phê sữa hoà tan 1,035,394 79.5% Ngũ cốc 256,505 19.7% Các sản phẩm khác 9,765 0.8% (đvt: triệu đồng) Tính bền vững về doanh thu: Tăng trưởng doanh thu (đvt: triệu đồng) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu 454,980 619,369 863,037 1,020,693 1,301,664 Tốc độ tăng trưởng - 36.1% 39.3% 18.3% 27.5% Vinacafé BH đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu cao từ năm 2006, tốc độ tăng bình quân trong 5 năm qua đạt 30.3%/năm. Doanh thu tăng trưởng tốt là nhờ khối lượng sản phẩm bán ra và giá bán đều tăng. Trong số các dòng sản phẩm của Vinacafé BH, sản phẩm ngũ cốc có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng bình quân 5 năm qua là 32%/năm trong khi sản phẩm cà phê sữa hòa tan cũng tăng 29%/năm trong cùng kỳ. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm thì năm 2009 tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại, chỉ đạt 18.3% và thấp hơn so với năm 2008. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của lạm phát cao năm 2008cộng với thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên và trên diện rộng với mức độ thiệt hại rất nặng nề nhất là khu vực miền Trung và Tây nguyên. Đời sống của đại bộ phận người dân lao động gặp nhiều khó khăn, tình trạng thất nghiệp tại các thành thị tăng cao, giá cả leo thang làm cho sức mua bị giảm mạnh. Ngoài ra,tác động xấu của khủng hoảng tài kinh tế toàn cầu nên thị trường xuất khẩu chủ lực của Vinacafé BH giảm sút khiến cầu hàng hoá cả trong và ngoài nước đều sụt giảm nhất là 2 quý đầu năm 2009. Những yếu tố nêu trên cũng là yếu tố bất lợi cho toàn ngành còn bản thân doanh nghiệp vẫn hoạt động sản xuất tốt và tăng trưởng bền vững, do đó vấn đề trên không thực sự đáng lo ngại. Bằng chứng là kết quả kinh doanh năm 2009 vẫn đạt chỉ tiêu đề ra, và Vinacafé BH lại ghi nhận một sự tăng trưởng mạnh trong doanh thu năm 2010 đạt 27.5%. So với năm 2009, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng 27,5%, chủ yếu do khối lượng hàng bán tăng trong đó khối lượng cà phê các loại bán tăng 18,7% và khối lượng hàng bán bột ngũ cốc tăng 27,16%. Trong tương lai gần, Vinacafé BH sẽ không có nhiều bước đột phá về doanh thu và lợi nhuận vì các nhà máy hiện tại đã hoạt động gần hết công suất trong nhiều năm. Công ty hiện đang tập trung vào việc nâng cao công suất hoạt động để làm nền tảng cho sự tăng trưởng doanh thu trong tương lai. Vinacafé BH đang xây dựng một nhà máy mới tại KCN Long Thành, Đồng Nai. Khi các nhà máy này đi vào hoạt động trong Q3/2012, đà tăng trưởng doanh thu sẽ hồi phục về mức cao như các năm trước. Mối quan hệ giữa doanh thu và giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm lớn nhất trong hầu hết các công ty sản xuất, trong đó có công ty Vinacafé BH . Trong chi phí giá vốn hàng bán của Vinacafé BH thì chi phí nguyên vật liệu đầu vào (chủ yếu là cà phê hạt làm nguyên liệu,đường RE và bột ngũ cốc) là chiếm đa số. Ngoài ra, chi phí nhân công và nhiên liệu (than, xăng dầu,v.v...) cũng chiếm một phần đáng kể. Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu 454,980 619,369 863,037 1,020,693 1,301,664 Giá vốn hàng bán (GVHB) 366,455 480,468 690,836 769,265 1,028,845 Tốc độ tăng GVGB - 31.1% 43.8% 11.4% 33.7% Tỷ lệ %GVHB trên doanh thu 81% 78% 80% 75% 79% (đvt: triệu đồng) Trong suốt gia đoạn 2006-2010, chi phí giá vốn hàng bán luôn duy trì mức tỷ lệ % ổn định trên doanh thu trung bình 78.5%, riêng năm 2009, tỷ lệ này là 75%.Cho thấy chính sách quản lý chi phí của doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả, gia tăng đáng kể phần lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất. Qua đó cũng thấy được sự nỗ lực của doanh nghiệp nhằm duy trì một tốc độ tăng trưởng đồng đều giữa doanh thu và GVHB, trong bối cảnh chi phí đầu vào ngày càng gia tăng. Tuy nhiên xét riêng từng yếu tố thì tốc độ gia tăng hàng năm của GVHB có sự giao động đáng kể. Cụ thể, năm 2008, do lạm phát cao và tỷ giá biến động mạnh nên chi phí đầu vào cũng tăng theo tới 43.8% so với năm trước đó. Sang năm 2009, cùng với chính sách quản lý thắt chặt của nhà nước và nỗ lực cắt giảm lạm phát của chính phủ, giá cả các yếu tố đầu vào có phần dịu lại, cụ thể mức tăng chỉ bằng 11.4% của năm 2008. Riêng năm 2010, xu hướng giá cả lại có chiều hướng tăng nhanh trở lại, đối ngành cà phê thì chi phí đầu vào chủ yếu là cà phê nguyên liệu và đường nhập khẩu.Đây cũng là thách thức lớn đối với ban lãnh đạo công ty. Do đo Vinacafé BH cần phải có chiến lược dài hạn, chủ động nguồn nguyên liệu bằng cách tăng cường mua nguyên liệu dự trữ và tích cực hỗ trợ người nông dân trong quá trình sản xuất đổi lại, công ty sẽ ký kết giao kèo với người nông dân sản suất cà phê bằng những hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Như vậy sẽ giúp doanh nghiệp phân tán được rủi ra do biến động giá cả nguyên liệu. Về phía nguyên liệu nhập khẩu, bên cạnh rủi ro về giá cả do giá thế giới tăng nhanh thì rủi ro biến động tỷ giá cũng là nguyên nhân quan trọng. Tuy nhiên, với doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, Vinacafé BH có thể đảm bảo đủ nguồn cung ngoại tệ chi cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vì thế bài toán rủi ro tỷ giá trở nên không đáng lo ngại. Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận ròng: Trong năm 2010, tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khá cao song lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng 18.8% do giá vốn hàng bán tăng mạnh: 33,7%. Để đảm bảo lợi nhuận cho các cổ đông, công ty đã phải tiết giảm chi phí hoạt động (chỉ tăng 7,9%), mà chủ yếu là tiết giảm chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng 2010 giảm 0,2% so với 2009. Tổng chi phí sản xuất chiếm khoảng 80% giá bán, do vậy, bất kỳ thay đổi nào về giá cà phê xanh và giá đường đều có thể tác động đáng kể đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, Vinacafé BH có khả năng chuyển phần chi phí gia tăng cho khách hàng bằng cách tăng giá bán. Trong năm 2008 và 2009, khi thị trường thiếu hụt cà phê và đường do thời tiết không thuận lợi, cộng với công tác quản lý hàng tồn kho tốt, Vinacafé BH đã tăng giá bán khoảng 5%/năm và vẫn bảo toàn biên lợi nhuận trên 20% mặc dù chi phí sản xuất tăng cao. Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu 454,980 619,369 863,037 1,020,693 1,301,664 Lợi nhuận thuần 59,987 108,343 105,193 136,005 161,561 Tốc độ tăng lợi nhuận thuần - 80.6% -2.9% 29.3% 18.8% Tỷ lệ % trên doanh thu 13% 17% 12% 13% 12% Với những phân tích vừa nêu trên, có thể nói, Vinacafé BH có tiềm năng lớn trong tăng trưởng bền vững doanh thu thuần. Trước mắt trong ngắn hạn, Vinacafé BH chưa thể có bước đột phá về lợi nhuận vì các nhà máy hiện tại đã hoạt động gần hết công suất. Tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ phụ thuộc nhiều vào doanh thu của dòng sản phẩm ngũ cốc và việc tăng giá bán nếu có. Nhưng trong dài hạn, khi nhà máy chế biến cà phê mới đi vào hoạt động năm 2012, và chí phí khấu hao nhà máy cũ hoàn tất vào năm 2011, thì Vinacafé BH sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc trong doanh thu và lợi nhuận thuần. PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản: Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Vòng quay khoản phải thu 9.66 10.84 11.64 Vòng quay hàng tồn kho 6.06 9.66 6.62 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2.21 2.07 1.78 Hiệu suất sử dụngvốn cổ phần 6.09 7.20 4.90 1.1 Vòng quay khoản phải thu: Số vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng đều qua các năm, điều này cho thấy công ty đang thắt chặt tín dụng đối với khách hàng, đồng nghĩa với việc công ty thực hiện chính sách thu tiền nhanh hơn. Chính sách này một mặt vừa bảo đảm cho công ty khỏi rủi ro về tín dụng (do bị khách hàng chiếm dụng vốn quá dài, hoặc khách hàng không trả), mặt khác đảm bảo dòng tiền mặt được quay vòng nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất,nâng cao khả năng sinh lợi và hiệu quả đồng vốn. Bên cạnh đó tính thanh khoản cũng được đảm bảo, tránh cho công ty khỏi rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt, hay khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, chính sách này cũng mang lại tác động không tốt đó là sẽ làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm của Vinacafé BH , các đại lý bán hàng và khách hàng truyền thống sẽ dễ rời bỏ doanh nghiệp để chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh. Đây là điều mà ban lãnh đạo công ty cần phải cân nhắc tới sao cho đảm bảo dung hoà được cả hai mục tiêu trên. Vòng quay hàng tồn kho: Đối với hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho từ năm 2008 - 2010 có xu hướng tăng sau đó giảm xuống. Cụ thể là trong năm 2008, do khủng kinh tế và lâm phát cao, giá cả leo thang trong nước nên và thị trường xuất khẩu suy giảm nên cầu sản phẩm giảm sút, và công ty đã mua một lượng lớn cà phê nguyên liệu để dự trữ cho hoạt động sản xuất năm 2009 vì sợ rằng giá cả nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng nên sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất,do đó làm cho lượng hàng tồn kho năm 2008 tăng đến so với năm 2007, chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm. 1.3 Vòng quay tổng tài sản: Năm 2008 2009 2010 Vòng quay tổng tài sản (HSSD TS) 2.21 2.07 1.78 Vòng quay tổng TS TB ngành CBTP 1.08 0.67 0.57 Nhìn chung, vòng quay tổng tài sản của công ty luôn cao hơn và vượt trội so với chỉ số trung bình của toàn ngành chế biến thực phẩm, qua số liệu cho thấy, với 1 đồng tài sản, Vinacafé BH luôn tạo ra được trung bình khoảnh 2 đồng doanh thu, đây là điểm mạnh của Vinacafé BH so với các đối thủ cạnh tranh, điều này cũng cho thấy Vinacafé BH đã biết tận dụng và khai thác gần như tối đa công suất máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất phục cho việc gia tăng sản lượng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản với hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, xét trong cả giai đoạn thì chỉ số vòng quay tổng tài sản lại có xu hướng giảm qua các năm. Điều này một phần là do xu hướng chung của toàn ngành, nhưng một phần cũng là do bản thân doanh nghiệp đã chủ trương khai thác gần như tối đa hiệu suất tài sản ngay thời kỳ ban đầu nhằm hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình đối với tài sản. Mặc dù vậy, đây cũng là dấu hiệu cho thấy có sự giảm sút hiệu quả trong quản lý và khai thác tài sản. Do đó, ban lãnh đạo Vinacafé BH cũng nên chú ý tới điều này để đưa ra giải pháp nâng dần hiệu suất trên, điều đó cũng sẽ phần nào giúp doanh nhiệp trụ vững trước xu thế ngày càng cạnh tranh gay gắt của đối thủ trong ngành. 1.4 Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản): Chỉ tiêu ROA nói lên rằng 1 đồng công ty đầu tư vào tài sản sẽ sản sinh ra mức lợi nhuận là bao nhiêu.Phân tích ROA là phân tích đứng trên góc độ phân tích ROI không phân biệt giữa vốn cổ phần và nợ. ROA=TSSL trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản ROA=Thu nhập ròng+Lãi vay x (1-Thuế)Doanh thuxDoanh thuTổng tài sản Chúng ta sẽ tiến hành phân tích từng thành phần trong ROA để có được cái nhìn rõ nét nhất về ROA của công ty Vinacafé BH . Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ROA 26.92% 27.65% 22.16% ROA trung bình ngành CBTP 19% 14% 15% Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 12.19% 13.32% 12.41% Hiệu suất sử dụng tài sản 2.21 2.07 1.78 Xét trong giai đoạn 2008-2010, ta thấy, trong năm 2008-2009, ROA của Vinacafé BH có xu hướng tăng khá nhanh, từ 26.92% lên 27.65%. Sau đó chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong ROA giai đoạn 2009-2010 xuống còn 22.16%. Nguyên nhân là do: Trong giai đoạn 2008-2009, hiệu suất sử dụng tài sản tăng là lý do chính khiến cho ROA của Vinacafé BH tăng. Lý giải cho việc này, ta nhận thấy rằng trong giai đoạn này, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay tài sản cố định tăng cao, chúng là những nhân tố chính làm cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng. Ngoài ra, hiệu suất sử dụng tài sản tăng còn là vì giá bán mặt hàng cà phê tăng cao trong giai đoạn này, nhất là trong năm 2008 đã làm cho doanh thu tăng lên đột biến. Tất cả những điều đó đã giúp ROA tăng lên. Tiếp đến giai đoạn 2009-2010, ROA của công ty Vinacafé BH giảm mạnh, và có giá trị 22.16%. Nguyên nhân chính là do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty bị giảm đột ngột.Lý giải cho việc này, ta có thể nêu những nguyên nhân sau đây: Giá mua cà phê nguyên liệu tăng cao, trong khi giá cà phê bán ra bình quân của năm 2010tăng chậm so với năm 2009 là do chủ trương của ban lãnh đạo công ty muốn chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời buổi vật giá leo thang, đã dẫn đến việc giá vốn hàng bán tăng 11.4% và lợi nhuận thuần chỉ tăng 18.8%, thấp hơn con số 29.3% của năm 2009. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chi phí lãi vay của công ty tăng đột biến so với năm 2009. Tuy nhiên, nhìn chung ROA của Vinacafé BH vẫn cao hơn ROA trung bình của toàn ngành CBTP. 1.5 Phân tích ROE Nếu đứng trên góc độ của các cổ đông của công ty thì vốn đầu tư nên là vốn cổ phần thường.Vì vậy, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROE) là một trong những tỷ số được cổ đông công ty quan tâm nhiều nhất. ROE=TSSL trên doanh thu điều chỉnh x Hiệu suất sử dụng t ài sản x Đòn bẩy ROE=Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãiDoanh thuxDoanh thuTổng tài sảnxTổng tài sảnVốn cổ phần Trong đó: TSSL trên doanh thu hiệu chỉnh=Tỷ lệ giữ lại thuế x TSSL trên doanh thu điều chỉnh trưởc thuế Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãiDoanh thu=Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãiThu nhập trước thuế-Cổ tức ưu đãixThu nhập trước thuế-Cổ tức ưu đãiDoanh thu Hay: ROE = ROA * Tài sản/VCP = ROA * Đòn bẩy tài chính Năm 2008 2009 2010 ROE 82.45% 95.94% 60.79% ROA 26.92% 27.65% 22.16% Tài sản/VCP 3.06 3.47 2.74 ROE TB ngành CBTP 29.00% 25.00% 26.00% Nhìn chung,trong giai đoạn 2008-2009, ROE của Vinacafé BH có sự tăng trưởng khá cao và ổn định trong thời gian dài, tuy nhiên sang năm 2010, chỉ tiêu ROE có sự sụt giảm mạnh từ 95.94% xuống còn 60.79%. Nguyên nhân là do sự sụt giảm mạnh trong cả ROA và hệ số đòn bẩy tài chính. Cụ thể, ROA từ 27.65% năm 2009, giảm xuống còn 22.16% và HS đòn bẩy TC giảm từ 3.47 lần xuống 2.74 lần. Nếu xét đến từng thành phần trong khoản mục ROE, ta nhận thấy đòn bẩy và tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) là 2 chỉ tiêu đáng được quan tâm nhiều nhất. Nhìn chung tỷ suất sinh lợi trên tài sản của Vinacafé BH vẫn đang ở trong xu hướng tăng qua các năm, riêng năm 2010 là tỷ suất sinh lợi trên tài sản bị giảm đột ngột do những nguyên khách quan và chủ quan như đã được đề cập ở trên. Xét đến đòn bẩy tài chính, ta nhận thấy ngay rằng Vinacafé BH là một công ty ít sử dụng yếu tố đòn bẩy trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là năm 2009, tỷ lệ trên tổng tài sản chỉ chiếm 20.58%, điều này góp phần làm phóng đại mức ROE. Mặt khác, Vinacafé BH luôn đảm bảo hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán hiện hành ở mức an toàn, cụ thể, 1đồng nợ luôn được đảm bảo bằng trung bình 7.57 đồng tài sản trong suốt giai đoạn 2008-2010. Do đó,cho dù đòn bẩy có là một nhân tố chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, thì nó vẫn chưa phải là mối lo lớn của Vinacafé BH . Cho dù vậy, sự suy giảm đột ngột của ROE cũng là một dấu hiệu báo hiệu một thời kỳ kinh doanh khó khăn, và nhiều thách thức đang ở phía trước, do đó đòi hỏi ban lãnh đạo công ty không ngừng phải nghiên cứu để đề ra chiến lược kinh doanh hợp lý và tìm hiểu mọi nguyên nhân gây kìm hãm sự phát triển của công ty để ngăn chặn kịp thời ngay từ lúc nó vừa mới bắt đầu. Nhằm tránh cho Vinacafé BH khỏi rơi vào những khó khăn tài chính từ môi trường kinh doanh đầy , rủi ro, biến động. PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31/12/2010 BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP MỘT SỐ CHỈ TIÊU SXKD CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên, Phân Tích Tài Chính Báo cáo thường niên năm 2010 của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa Bản cáo cạch của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa Báo cáo tài chính năm 2008, 2009,2010 và quý I năm 2011 của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Thông tin trên website của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_tcdn_nuhxl_20130523014216_23895_296.doc
Luận văn liên quan