Đề tài Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng đầu tư

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh hướng đến việc xây dựng những kế hoạch, những quyết định một cách chủ động, linh hoạt hơn ngay cả đối với các mặt hoạt động hằng ngày của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể – Nghiên cứu tình hình hoạt động cụ thể của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tại địa bàn tỉnh Hậu Giang qua các bảng số liệu, điều kiện thực tế . – Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước . – Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch. – Tìm ra những nguyên nhân tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhất nhằm giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro, đồng thời phát huy những thế mạnh sẵn có của mình. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Do thực tập tại BIDV – HG nên toàn bộ nguồn số liệu được lấy trên địa bàn tỉnh HG. Cụ thể tại Ngân hàng bao gồm các số liệu, quy định; tại website: www.haugiang.com.vn và các trang web có liên quan đến tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên do mỗi ngân hàng có những quy định, đặc thù riêng nên số liệu có phần hạn chế trong quá trình phân tích các chỉ tiêu. 1.3.2 Thời gian Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy trong 3 năm gần nhất (2004 – 2005 – 2006). Thêm vào đó là thời gian thực tập 3 tháng (từ 05/3 đến 11/6/2007) tại Ngân hàng sẽ giúp em có cơ sở vững chắc nắm thông tin xác thực hơn, từ đó đưa ra những lý luận, giải pháp phù hợp với tình hình KT – XH của tỉnh Hậu Giang hơn. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu (Nội dung) – Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình KT – XH tỉnh Hậu Giang – Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang, sau đó đi vào phân tích từng hoạt động của ngân hàng (hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ) . – Cuối cùng là đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhất xuất phát từ điều kiện thực tế của ngân hàng. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Qua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh” ở thư viện, Trung tâm học liệu, em đã tìm được một số bài viết có nội dung tương tự như sau: 1) Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty giày Cần Thơ – SVTH: Nguyễn Ngọc Điệp – Ngoại thương K27 – GVHD: Hứa Thanh Xuân – Phân tích tình hình tiêu thụ của Cty trong 3 năm 2002 – 2003 – 2004 + Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu hàng hóa + Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường xuất khẩu + Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ ở công ty – Phân tích tình hình thực hiện chi phí – Phân tích tình hình lợi nhuận, mối quan hệ C – V – P ở Công ty – Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoat động kinh doanh Bài viết cho thấy nội dung hoạt động của công ty: – Không ngừng phát triển việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo, sản xuất và kinh doanh các loại giày vải, dép xốp Eva. Đáp ứng ngày càng cao yêu cầu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trong nước và nước ngoài. – Bảo đảm việc ký kết và thực hiện các đơn đặt hàng ngày càng tăng để XK thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các khách hàng từ nước ngoài nhằm giải quyết tốt hơn nhu cầu đầu ra mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên qua phân tích cho thấy công ty giày Cần Thơ hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân chính là do sản phẩm của công ty không có lợi thế cạnh tranh và gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía hàng hóa Trung Quốc dẫn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm. 2) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank – Luận Văn Thạc sĩ kinh tế của Đỗ Trọng Phát do PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn TPHCM hướng dẫn. – Một số vấn đề về ngoại hối và cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam – Thị truờng ngoại hối, đặc điểm, vai trò nghiệp vụ trên TT ngoại hối – Tỷ giá hối đoái – Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh – Tính hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ – Giải pháp nâng cao hiệu quả ngoại hối và đẩy mạnh HĐKD ngoại tệ 3) Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM trong xu thế hội nhập trên địa bàn Tp Cần Thơ – Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Nguyễn Thị Ánh Hồng – Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Hoàng Ngân TPHCM – NHTM trong nền KTTT và những quy luật KT cơ bản trong nền KT Nghiệp vụ chủ yếu của NHTM + Nghiệp vụ tạo vốn – Nghiệp vụ nợ + Nghiệp vụ sử dụng vốn – Nghiệp vụ có + Nghiệp vụ trung gian, nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng – Hội nhập quốc tế và khu vực trong lĩnh vực ngân hàng + Cơ hội đối với ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập + Những thách thức đối với NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập. – Đánh giá sức cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập – Các nguyên tắc – yêu cầu hội nhập – Phân tích thực trạng hoạt động của ngân hàng rên địa bàn TPCT – Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng 4) Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và phương thức nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại Công ty TNHH Chế biến Thủy sản UT – XI Sóc Trăng Do điều kiện thực tế khách quan nên việc tìm kiếm những tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung rất khó, đa phần là những đề tài phân tích về tình hình tín dụng, tình hình huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, thẻ Mặt khác việc nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Hậu Giang, một tỉnh mới tách hẳn hoàn toàn từ tỉnh Cần Thơ còn rất ít, chính vì vậy em quyết định chọn đề tài này nhằm phát triển và làm rõ thêm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang, đồng thời cũng thấy được hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng cụ thể – BIDV – HG qua việc thu hút và phân phối vốn cho các cá nhân, các đơn vị tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số phương pháp luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích KT, XH đạt được từ quá trình HĐKD mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả KT (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của DN hoặc của XH để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả XH (phản ánh những lợi ích về mặt XH đạt được từ quá trình HĐKD), trong đó hiệu quả KT có ý nghĩa quyết định. Phân tích đánh giá hiệu quả HĐKD là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nhằm làm rõ chất lượng HĐKD và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD ở ngân hàng. 2.1.1.2 Ý nghĩa – Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu KT mà mình đã đề ra. – Phát hiện khả năng tiềm tàng của ngân hàng. – Giúp NH nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và thấy hạn chế của mình. – Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà Quản trị ở ngân hàng một cách hiệu quả. – Phòng ngừa rủi ro. – Phân tích hữu dụng cho cả trong và ngoài ngân hàng. 2.1.1.3 Nội dung – Đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh (KQKD), KQKD có thể là KQKD đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện qua các chỉ tiêu KT. – Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu KT mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu. 2.1.1.4 Nhiệm vụ – Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã xây dựng của ngân hàng – Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. – Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, khắc phục những tồn tại yếu kém của NH, góp phần mang lại hiệu quả KT cho địa phương – Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định 2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại NHTM là định chế tài chính trung gian kinh doanh quyền sử dụng vốn tiền tệ và hoạt động kinh doanh đó gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế. Ở nước ta, pháp lệnh NHNN Việt Nam cho rằng: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. 2.1.2.2 Chức năng của NHTM – Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính – Ngân hàng thương mại là thủ quỹ của các doanh nghiệp – Ngân hàng thương mại “tạo ra” bút tệ 2.1.3 Hoạt động huy động vốn Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động. Bằng nhiều hình thức (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu), NHTM có thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các DN. Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào NH thì được ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ và mang theo khi đến ngân hàng để giao dịch. Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn. Mục đích của loại tiền gửi này của công chúng là nhằm để sinh lời từ tiền nhàn rỗi của mình. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp. Loại tiền gửi này không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. 2.1.4 Hoạt động tín dụng 2.1.4.1 Khái niệm và hình thức tín dụng a) Khái niệm Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay. Giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua quá trình vận động vốn tín dụng. Quá trình này được khái quát qua ba giai đoạn sau: – Giai đoạn 1: Cho vay (phân phối vốn tín dụng) Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. – Giai đoạn 2: Sử dụng vốn đi vay Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay đó không có quyền sở hữu giá trị đó mà chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. – Giai đoạn 3: Sự hoàn trả tín dụng + lãi suất Sự hoàn trả tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Sự hoàn trả này luôn luôn phải được bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng thêm dưới hình thức lợi tức. Vậy bản chất của tín dụng được thể hiện dưới hình thức vận động của vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. b) Các hình thức tín dụng – Căn cứ vào thời hạn tín dụng: TD ngắn hạn, TD trung hạn và dài hạn – Căn cứ vào đối tượng tín dụng: TD vốn lưu động, TD vốn cố định – Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: TD sản xuất và lưu thông hàng hóa, TD tiêu dùng. – Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: TD thương mại, TD ngân hàng, TD nhà nước

doc95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số sử dụng tài sản. 2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Sự tăng trưởng của ROA này do ảnh hưởng bởi các nhân tố (yếu tố) sau 2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố Tỷ suất lợi nhuận ∆a = a05b04 – a04b04 = 9,766 x 0,037 – 17,852 x 0,037 = – 8,086 x 0,037 = – 0,301 % Vậy: Do tỷ suất lợi nhuận giảm 8,086% làm ROA ngân hàng giảm 0,30%. 2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố Hệ số sử dụng tài sản: ∆b = a05b05 – a05b04 = 0,075 x 9,766 – 0,037 x 9,766 = 0,038 x 9,766 = 0,373 % Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2005 tăng 0,038 lần so với 2004, làm ROA của ngân hàng tăng 0,373%. 3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng * Nhân tố làm tăng ROA: + Hệ số sử dụng tài sản: 0,373 % * Nhân tố làm giảm ROA: + Tỷ suất lợi nhuận: 0,301 % 0,072 % ð 0,37 – 0,30 = 0,07 % = Đối tượng phân tích (ROA) X Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2006/2005 1 Xác định đối tượng phân tích ∆ R = R06 – R05 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ROA được xác định: Rn = an x bn + Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2006 (R06) R06 = a06 x b06 = 9,249 x 0,097 = 0,896 % + Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2005 (R05 ) R05 = a05 x b05 = 9,766 x 0,075 = 0,736 % ð Đối tượng phân tích: ∆R = R06 – R05 = 0,896 – 0,736 = 0,160 % = 0,16 % Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2005 so với năm 2004 tăng 0,16% là do ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận và Hệ số sử dụng tài sản 2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Sự tăng trưởng của ROA này do ảnh hưởng bởi các nhân tố (yếu tố) sau Ảnh hưởng bởi nhân tố Tỷ suất lợi nhuận ∆a = a06b05 – a05b05 = 9,249 x 0,075 – 9,766 x 0,075 = – 0,517 x 0,075 = – 0,039 % Vậy: Do TSLN giảm so với năm 2005 là 0,517% làm ROA NH giảm 0,039%. Ảnh hưởng bởi nhân tố Hệ số sử dụng tài sản ∆b = a06b06 – a06b05 = 0,097 x 9,249 – 0,075 x 9,249 = 0,021 x 9,249 = 0,199 % Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2006 tăng 0,021 lần so với 2005, làm ROA của ngân hàng tăng 0,199%. 3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng * Nhân tố làm tăng ROA: + Hệ số sử dụng tài sản: 0,199 % * Nhân tố làm giảm ROA: + Tỷ suất lợi nhuận: 0,039 % 0,160 % ð 0,199 – 0,039 = 0,160 % = 0,16 % = Đối tượng phân tích (ROA) Nhận xét: Qua kết quả so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA theo từng năm ta thấy, nhân tố tác động thuận lợi đến ROA là hệ số sử dụng tài sản. Hệ số này luôn tăng, chứng tỏ hiệu quả tạo ra từ 1 đồng tài sản của NH ở năm sau cao hơn năm trước, có nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV – HG đã được khẳng định và cần tiếp tục phát huy hơn nữa. Bên cạnh đó, nếu so sánh giữa 2 mốc thời gian 2005/2004 & 2006/2005, thấy yếu tố làm giảm nhẹ tốc độ tăng của ROA là tỷ suất lợi nhuận (tăng 0,26%). Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập, bởi muốn có khoản thu nhập đó, ngân hàng đã phải bỏ ra 1 khoản chi phí tương ứng cho hoạt động của mình. Còn yếu tố làm tăng ROA – Hệ số sử dụng tài sản – thì vẫn tăng nhưng tăng ít hơn (0,17%) tức còn 0,199% do tổng thu nhập và tổng tài sản 2006 đều tăng chậm hơn nhiều so với mức tăng của năm 2005. Tuy ROA tăng qua 3 năm nhưng vẫn còn < 1, cho thấy ứng với 1 đồng tài sản đem đầu tư thì vẫn thu được lợi nhuận, nhưng lợi nhuận này còn bị tác động bởi chi phí khá lớn nên giá trị của ROA chưa cao. b) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Nhìn vào bảng 16 cho thấy qua ba năm tỷ số này giảm rõ rệt. Năm 2004 là 17,85%. Năm 2005 giảm nhiều nhất (8,09%) còn 9,77% so với năm 2004 do tốc độ tăng của cả chi lãi và chi dịch vụ đều tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập từ 2 nguồn tương ứng. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh từ 1 đồng chi phí bắt đầu có dấu hiệu giảm sút, Ngân hàng cần xem lại mức chi tiêu cho các khâu quảng cáo, tiếp thị nhằm giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình có đạt được kế hoạch đề ra hay chưa để kịp thời chấn chỉnh. Sang năm 2006 tỷ số này tiếp tục giảm nhẹ (0,52%) đạt 9,25% so với năm 2005. Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 17,85 đồng lợi nhuận ở năm 2004; 9,77 đồng lợi nhuận ở năm 2005 và 9,25 đồng lợi nhuận ở năm 2006. Tuy tỷ số này có giảm nhưng vẫn còn đạt ở mức khá cao. Để đạt được điều này là nhờ chi nhánh đã có những biện pháp tích cực trong việc tăng thu nhập như áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống,… Song, cũng phải xem xét lại tốc độ tăng của lợi nhuận so với thu nhập. Nếu như năm 2005, tốc độ tăng của thu nhập là 133,71% thì tốc độ tăng của lợi nhuận chỉ có 27,85%; đến năm 2006, tốc độ tăng của thu nhập và lợi nhuận lần lượt là 34,60% và 27,48%. Ta có thể thấy, thu nhập thì tăng nhanh trong khi lợi nhuận tăng rất ít, vậy thì Ngân hàng phải kiểm tra lại, bên cạnh đưa ra nhiều biện pháp tăng thu nhập thì đơn vị có kết hợp tốt với việc giảm chi phí như sử dụng điện tiết kiệm, giảm liên lạc không cần thiết,… chưa để góp phần đầy nhanh tốc độ tăng lợi nhuận. c) Mức lãi biên tế Trong ba năm qua nhìn chung tỷ số này tăng lên một cách rõ rệt, chứng tỏ khả năng quản lý tài sản hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận ròng từ tài sản sinh lời của NH Cụ thể: Năm 2004 mức lãi biên tế là 1,71%. Đến năm 2005 tỷ số này tăng lên 2,87% (tăng 1,16% so với năm 2004) và tỷ số này tiếp tục tăng đến 3,53% ở năm 2006 (tăng 0,66% so với năm 2005). Sở dĩ tỷ lệ này tăng là do tốc độ tăng của thu nhập lãi suất ròng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các tài sản sinh lợi: năm 2005 tốc độ tăng của thu nhập lãi suất ròng là 90,6% so với năm 2004 và tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005 là 30,9%, trong khi đó tốc độ tăng của các tài sản sinh lợi ở năm 2005 so với năm 2004 là 13,92% và tăng ở năm 2006 so với năm 2005 là 6,42%. Chính vì vậy mà tỷ số lãi suất biên tế tăng qua hàng năm. d) Hệ số sử dụng tài sản Nhìn chung, hệ số sử dụng tài sản của Ngân hàng qua ba năm (2004 - 2006) tăng khá rõ nét (từ 3,72% đến 9,69%), tăng nhanh nhất là vào năm 2005 – hệ số sử dụng tài sản là 7,54% (tăng 3,82% so với 2004), năm 2006 tăng ít hơn (2,15% so với 2005). Với xu hướng phát triển như thế cho thấy Ngân hàng đã có nhiều cố gắng gia tăng nguồn vốn hoạt động và có sự điều động linh hoạt các khoản mục sinh lời ngày càng hợp lý để tạo ra thu nhập ngày càng nhiều hơn. Con số này phản ánh cứ 100 đồng tài sản có của Ngân hàng đem đi đầu tư sẽ thu được 3,72 đồng lợi nhuận năm 2004; 7,54 đồng lợi nhuận năm 2005 và 9,69 đồng lợi nhuận năm 2006 e) Tài sản có sinh lời trên tổng tài sản Qua bảng 16 trên ta thấy, tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản tăng giảm không đều qua 3 năm (2004 – 2006). Cụ thể Năm 2005 đạt 96,16% giảm 1,27% so với 2004, do năm 2005 tổng tài sản tăng nhanh hơn tài sản có sinh lời cả về tuyệt đối (88.426 triệu đồng > 77.753 triệu đồng) lẫn tương đối (15,43% > 13,92%). Năm 2006 tỷ số này tăng trở lại đạt 97,71% tăng 1,55% so với năm 2005 và cao hơn năm 2004 do giá trị tài sản sinh lời lại có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, về tuyệt đối (40.876 triệu đồng > 31.361 triệu đồng), về tương đối (6,72% > 4,74%). Tuy có giảm nhẹ vào năm 2005 nhưng chỉ số tài sản có sinh lời trên tổng tài sản đã tăng nhanh trở lại vào năm 2006, điều này chứng tỏ khả năng sinh lời từ 1 đồng tài sản của Ngân hàng là rất cao; hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rất hiệu quả, tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên không ngừng được nâng lên. 4.4.4.2 Chỉ tiêu về rủi ro * Rủi ro tín dụng Cho vay khách hàng – là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NH, chiếm tỷ lệ lớn (hơn 90%) trong tổng đầu tư của BIDV – HG. Tuy nhiên lại là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất vì nó rất nhạy cảm với môi trường KT – CT – XH. Qua bảng 17 cho thấy tỷ lệ rủi ro này ngày càng tăng lên qua các năm nhưng khoản rủi ro này vẫn còn nằm trong mức chỉ tiêu do TW đề ra cho chi nhánh (chỉ tiêu TW giao cho chi nhánh ở năm 2005 là ≤ 3,5%; còn ở năm 2006 là ≤ 3%). Cụ thể năm 2005 là 0,88%; đến năm 2006 tỷ lệ này tăng lên vừa phải 0,94%. Chỉ số này tăng lên là do năm 2006 so với 2005 tốc độ tăng của NQH tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ (do người vay vốn lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính). Và chỉ số này là rất nhỏ. Đó là nhờ vào sự nổ lực của tập thể cán bộ trong công tác thu hồi nợ cũng như ban lãnh đạo đã giao nhiệm vụ đến từng cán Bảng 17: CHỈ TIÊU VỀ RỦI RO TT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 A Tài sản nhạy cảm lãi suất Tr.VND 246.183 398.709 497.151 TG tại NHNN & TCTD khác Tr.VND 1.616 13.011 5.768 Cho vay ngắn hạn Tr.VND 244.567 385.698 491.383 B Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất Tr.VND 293.045 227.612 405.666 Tiền gửi ngắn hạn Tr.VND 27.792 43.166 98.820 Tiền vay ngắn hạn (G) Tr.VND 259.400 176.898 293.784 Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn Tr.VND 5.853 7.548 13.062 C Nợ quá hạn Tr.VND 0 5.233 6.025 D Tổng Dư nợ Tr.VND 383.746 595.598 641.314 E Tài sản thanh khoản Tr.VND 250.781 408.065 504.602 Tiền mặt Tr.VND 4.598 9.356 7.451 TG tại NHNN & TCTD khác Tr.VND 1.616 13.011 5.768 Cho vay ngắn hạn Tr.VND 244.567 385.698 491.383 F Tổng nguồn vốn huy động Tr.VND 157.355 243.019 225.356 1 Rủi ro tín dụng (C/D) % - 0,88 0,94 2 Rủi ro lãi suất (A/B) % 84,01 175,17 122,55 3 Rủi ro thanh khoản [(E-G)/F] % (5,48) 95,12 93,55 Nguồn: Phòng Nguồn vốn – Kế hoạch BIDV – HG và Kết quả phân tích từ bảng 6 VHĐ, 9Dư nợ & Phụ lục 1 Cơ cấu TS bộ tín dụng về các khoản thu NQH cuối mỗi kỳ/ mỗi tháng, đến khi kết thúc niên độ sẽ tiến hành tổng kết lại nhằm khen thưởng cá nhân nào hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, với mục đích hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Hay nói khác hơn là do phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn, nên việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ nhanh chóng hơn giúp NH tránh được rủi ro, bởi cho vay với kỳ hạn trả nợ dài sẽ có biến động nhiều do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều yếu tố: cạnh tranh, thị trường, giá cả…; nhưng nếu vì lý do đó mà NH hạn chế cho vay dài hạn thì sẽ mất đi phần thu nhập không nhỏ từ hoạt động cho vay trung và dài hạn bởi lãi suất cho hoạt động này cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. * Rủi ro lãi suất Chỉ số rủi ro lãi suất của chi nhánh trong 3 năm qua có sự biến động như sau: năm 2004 là 84,01%; năm 2005 là 175,17% (tăng 91,16% so với năm 2004) Đến năm 2006 chỉ số này giảm xuống 122,55%. Thực tế thì tỷ số này nhỏ hơn 1 hay lớn hơn 1 đều ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng khi có sự thay đổi của lãi suất. Nếu lãi suất tăng thì thu nhập sẽ bị giảm ngược lại nếu lãi suất giảm thì thu nhập của Ngân hàng sẽ tăng lên. Nguyên nhân tỷ số này luôn lớn hơn 1 là do NH chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động của lãi suất trên thị trường, sự không cân xứng giữa các kỳ hạn của tài sản Nợ và tài sản Có. Cụ thể, với tỷ trọng tài sản Nợ dài hạn (Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư) chiếm rất nhỏ khoảng 12%, nếu đem đầu tư tài sản Có ngắn hạn thì khi lãi suất đầu tư giảm, NH có nguy cơ bị rủi ro. * Rủi ro thanh khoản Qua bảng 17 cho thấy tỷ số này đang tăng lên một cách rõ rệt qua năm 2005 rồi giảm nhẹ ở năm 2006. Cụ thể, năm 2004 là – 5,48%, không xảy ra rủi ro; đến năm 2005 tăng lên 95,12% (tăng 100%) so với năm 2004 do tốc độ tăng của tài sản thanh khoản cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn huy động. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng thanh thanh toán cho khách hàng là thấp, chưa tạo được niềm tin và sự tín nhiệm nhiều ở khách hàng. Mức rủi ro này vẫn còn cao ở năm 2006 là 93,55% (giảm nhẹ 1,57% so với năm 2005). Nguyên nhân chính là do ngân hàng chưa chủ động về nguồn vốn của mình, vốn huy động còn rất thấp chỉ chiếm khoản 20% tổng nguồn vốn, phần còn lại chủ yếu là tiền gửi Kho bạc nhà nước và vay TW. Vì vậy ngân hàng cần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng của nguồn vốn nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Tóm lại, chính những rủi ro trên đã gây ra những tổn thất về tài chính cho BIDV – HG: làm tăng chi phí hoạt động, làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận lẽ ra phải đạt từ 27,85% trở lên như năm 2005, thì năm 2006 chỉ đạt mức 27,48%. Do đó NH cần phải cân nhắc kỹ trưóc khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận với rủi ro và tổn thất. Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG Qua kết quả phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang, có thể rút ra được một số thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong thời gian qua; từ đó đưa ra vài giải pháp cụ thể giúp ngân hàng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động trong tương lai. 5.1.1 Thuận lợi – Được sự quan tâm của TW và chính quyền địa phương. – Thu hút được nhiều khách hàng, các DN, công ty lớn làm ăn hiệu quả. – Nằm ngay Quốc lộ, giao thông thuận lợi – Có được nhiều khách hàng tiềm năng, cụ thể là BIDV – HG được phép đầu tư hay nói cách khác là được hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô trên 2 Quận thuộc địa bàn Thành phố Cần Thơ vốn là 2 Quận nền tảng của TPCT cũ – đó là Quận Cái Răng và Quận Ninh Kiều. – Các quy chế, quy trình được chuyển hóa dần thiết lập nền tảng tốt, ổn định cho chi nhánh trong hoạt động. – Chất lượng hoạt động ngày càng được củng cố, các biện pháp kiểm soát chất lượng bước đầu phát huy tác dụng cho thấy hoạt động tín dụng có chiều hướng diễn biến tích cực. – Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ HĐH phát triển khá nhanh. – Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng, chuẩn hóa dần. 5.1.2 Khó khăn – Chưa có máy ATM tại Chi nhánh – Cán bộ lãnh đạo của NH cũng như các phòng ban còn thiếu so với nhu cầu thực tế. – Hậu Giang còn là tỉnh nghèo nên nhiều dich vụ chưa phát triển được – Tình hình xuất nhập khẩu nông – thủy sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có nhiều doanh nghiêp là khách hàng của chi nhánh, làm ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 5.2 GIẢI PHÁP CHUNG Căn cứ các chỉ tiêu giao Kế Hoạch Kinh Doanh 2007, chi nhánh tổ chức triển khai đảm bảo đến hết quý III (30/9/2007) đạt tối thiểu 80% kế hoạch năm nhằm thực hiện mục tiêu Cổ phần hóa BIDV. – Các chi nhánh quán triệt nội dung chỉ đạo, điều hành đến 30/9/2007: + Tăng trưởng Dư nợ tín dụng cuối kỳ đến 30/9/2007 toàn ngành dưới 15% + Chỉ số hiệu quả hoạt động ROA ≥ 1 – Hàng tháng, quý Chi nhánh theo dõi và có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh theo đúng hướng dẫn của NHĐT&PT Trung ương để thực hiện yêu cầu quản trị điều hành tại Chi nhánh và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Trung ương đạt được mục tiêu CPH. – Giám đốc Chi nhánh phối hợp với cấp ủy Đảng, tổ chức đoàn thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên đơn vị mình nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. – Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, chi nhánh phản ánh kịp thời về Hội sở chính để xử lý. 5.3 GIẢI PHÁP CỤ THỂ Sau khi phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV – HG thông qua các chỉ tiêu quan trọng, thì nhìn chung ta thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định. Song, bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế chưa khắc phục đuợc. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong việc giải quyết xử lý cũng như tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của mình nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Xuất phát từ những thuận lợi khó khăn của ngân hàng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau – Tranh thủ tối đa sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp nhằm đảm bảo kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NH (tiết kiệm thời gian thẩm định), nhất là khi tiếp cận tìm hiểu các đối tác, các DN trước khi ký hợp đồng cho vay được nhanh chóng, an toàn. – Tăng cường đưa cán bộ, nhân viên thực hiện công tác triển khai, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các doanh nghiệp, công ty lớn, làm ăn hiệu quả, qua đó giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ. – Tiếp tục duy trì đối với khách hàng có uy tín trên địa bàn Q. NK và Q.CR, thường xuyên tổ chức những đợt kiểm tra, theo dõi tình hình hoạt động của các DN (ngay cả trên địa bàn trong tỉnh), xem SP của họ có còn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng hiện nay và tương lai không, sản phẩm đó ở giai đoạn phát triển nào, lỗi thời hay chưa, từ đó đưa ra giải pháp là tiếp tục đầu tư hay không. 5.3.1 Về huy động vốn Tăng cường mở rộng huy động vốn trong dân cư và các TCKT, đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của Ngân hàng; nhanh chóng nắm bắt cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà máy (ưu tiên cho những đơn vị có tiếng, thương hiệu mạnh), nơi có nhiều khu công nghiệp mọc lên. Muốn vậy, khả năng thăm dò thị trường của NH phải cao và nhanh nhạy. – Phấn đấu tăng huy động TG thanh toán và TG có kỳ hạn dài. – Tạo ra các sản phẩm huy động vốn có hiệu quả như phát triển dịch vụ thẻ nhằm huy động vốn thông qua dịch vụ thẻ: mở ra chương trình phát hành thẻ miễn phí, giao thẻ tận nhà, ưu tiên cho học sinh, sinh viên… – Xây dựng Ngân hàng khang trang nhằm tạo ra lòng tin nơi khách hàng bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại, gửi và rút tiền; vì đây là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng, họ biết phần nào về ngân hàng mình: có vốn lớn, mức độ an toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào. – Tăng cường quảng bá, tiếp thị thu hút khách hàng mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể xã hội về sản phẩm huy động vốn (Đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, chương trình tài trợ (học bổng cho Sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi có/ không có sử dụng dịch vụ BIDV; thể thao; văn nghệ; các chương trình lớn và thường xuyên được tổ chức trên địa bàn: “Vầng trăng cổ nhạc”…),… nhằm mang đến lợi ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình; đồng thời cũng tạo dấu ấn, niềm tin trong lòng công chúng). – Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trong giao tiếp: nhiệt tình, vui vẻ, thân thiện và có tinh thần trách nhiệm đối với khách hàng. Đáp ứng tốt hơn yêu cầu vốn của khách hàng (không hẹn khách hàng quá lâu khi không đủ vốn cho vay...). Muốn vậy, Ngân hàng phải luôn đảm bảo lượng tiền dự trữ đủ lớn, kịp thời phân phối khi cần thiết. – Chủ động đa dạng hóa các sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú, đáp ứng được thị hiếu của khách hàng; thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi như: TK tích lũy, TK gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, có tặng phẩm, tiết kiệm ổ trứng vàng… với nhiều mức lãi suất hợp lý, mang tính cạnh tranh Đối với nguồn vốn xin điều chuyển – đáp ứng kịp thời sự thiếu hụt vốn trong thời điểm nhất định – NH cần tính toán một cách hợp lý về kế hoạch sử dụng nguồn vốn này để đảm bảo thời gian thu hồi vốn, mức lợi thu được có đủ bù đắp cho chi phí để sử dụng vốn không (với lãi suất khá cao). Bên cạnh đó, cán bộ NH cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu để phát hiện ra những khách hàng tiềm năng và đưa ra chính sách thu hút vốn tốt nhất như vận động, khuyến khích người dân gửi NH từ tiền nhàn rỗi này để sinh lời. Chẳng hạn, theo dự án tuyến đường Nam Sông Hậu, nhiều hộ dân sẽ có nguồn thu nhập bất ngờ từ việc được bồi thường giải phóng mặt bằng. Nếu khai thác triệt để các nguồn này sẽ giúp Ngân hàng giảm bớt áp lực về nguồn vốn, đặc biệt là khi lượng tiền gửi của Kho bạc nhà nước không còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng nữa. 5.3.2 Về tín dụng, chất lượng tín dụng Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương và kết quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua, ta có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau 5.3.2.1 Về tín dụng Tận dụng lợi thế giao dịch với khách hàng trên 2 quận của TPCT (Q. Ninh Kiều & Q. Cái Răng), tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp mới thành lập nữa; nhằm tăng doanh số cho vay nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng và nghiêm ngặt những quy định của NH; không được chạy theo lợi nhuận vì lợi nhuận luôn đi liền với rủi ro. Nếu rủi ro xảy ra trên một tỉ lệ tài sản lớn như vậy thì tổn thất của NH là rất cao. Do đó NH cần điều chỉnh lại tỷ lệ này. – Tiếp cận, lôi kéo và chào mời các khách hàng kinh doanh hiệu quả, ngành nghề mũi nhọn, sử dụng nhiều dịch vụ NH. Cũng cần chú ý đến khách hàng trên địa bàn tỉnh nhà, vì đây là lượng khách hàng chủ yếu và nhiều tiềm năng đối với NH. – Tăng cường công tác thẩm định và quản lý tín dụng trước và sau khi giải ngân. Tái thẩm định lại các dự án lớn trung dài hạn…Thường xuyên cập nhật các thông tin về KT – kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, các loại sản phẩm,v.v… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay. – Tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu đạt tiêu chuẩn trong xây lắp, góp phần phát triển dịch vụ; đồng thời giảm tỷ trọng cho vay trong xây lắp – giảm thiểu rủi ro. – Mở rộng thị trường tín dụng, chú trọng vào đối tượng khách hàng là DNV&N ngoài quốc doanh (vì nguồn vốn của họ dồi dào hơn, tác phong làm việc CNH – HĐH hơn, họ rất tích cực trong việc đầu tư mở rộng sản xuất bằng chính năng lực của mình, trong khi đó khả năng đầu tư và thực hiện quỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước rất yếu, việc tăng vốn chủ yếu dựa vào vốn vay từ ngân hàng hoặc cổ phần hóa, như vậy phải chịu kãi suất, tăng chi phí và kết quả là giảm lợi nhuận trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh…), các ngành mũi nhọn của tỉnh như: Nuôi cá da trơn, xuất khẩu Nông – Thủy sản,…ưu tiên cho CN & TM DV theo định hướng phát triển chung của tỉnh. – Tiếp tục tăng đầu tư vào ngành thủy sản – thế mạnh của tỉnh, CNCB, vì khi các khu, cụm công nghiệp, nhà máy đóng tàu của tỉnh (nhất là KCN Tân Phú Thạnh, cảng Cái Cui ở khu vực Cái Tắc,…) đã đi vào hoạt động thì khả năng và tốc độ khai thác thủy sản sẽ rất cao. – Giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để đảm bảo từng bước cải thiện cơ cấu bảng tổng kết tài sản, thực hiện theo đúng lộ trình chiến lược kinh doanh dài hạn của NH. – Đưa cán bộ xuống tận những khu vực có nhu cầu vay vốn cao (nhiều khách hàng tiềm năng) nhưng không thuận tiện khi giao dịch với ngân hàng mình (chẳng hạn quá xa so với các ngân hàng khác) nhằm giới thiệu sản phẩm phù hợp với điều kiện của từng nhóm khách hàng. Với cách phục vụ chuyên nghiệp, giải thích rõ ràng những thắc mắc cho khách hàng hiểu, nói cho họ nghe mình sẽ được ưu đãi gì khi vay vốn của ngân hàng, khi đó khách hàng sẽ cảm thấy mình là thượng đế, được chăm sóc chu đáo, và sẵn sàng giao dịch với ngân hàng. Đó cũng là cách quảng bá thương hiệu của BIDV – HG. 5.3.2.2 Về chất lượng tín dụng Đồng thời với tăng trưởng tín dụng thì NH cũng phải quan tâm hơn nữa việc nâng cao chất lượng tín dụng để tăng khả năng sinh lời của NH – Thực hiện chính sách lựa chọn và sàn lọc khách hàng (có TS thế chấp…) duy trì quan hệ với khách hàng tốt, chấm dứt quan hệ với khách hàng xấu, nhằm nâng cao chất lượng TD, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. – Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng theo QĐ 493: đánh giá, xếp hạng chặt chẽ khách hàng khi tiếp cận và trước khi cho vay. – Thực hiện cho vay đúng quy trình, quy chế (đúng đối tượng, chế độ chính sách). Kiểm soát chặt chẽ trước và sau khi giải ngân. – Tăng cường công tác rà soát, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng. Thường xuyên đánh giá lại tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng. – Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ và quản lý TD đối với từng món vay, khoản vay...Đảm bảo trích đúng và trích đủ DPRR – Đội ngũ cán bộ phải đông, có kiến thức, nhiệt tình, có kinh nghiệm và trình độ cao trong việc thẩm định các dự án đầu tư – khâu quan trọng giúp NH đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế NQH phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong quá trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc; tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định. Muốn vậy, NH phải tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, đào tạo sau đại học, đại học, trung học nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho việc phát triển kinh doanh, đủ sức cạnh tranh với các NH khác. 5.3.2.3 Về công tác thu nợ – Cố gắng thu đủ và vượt kế hoạch mức thu nợ chỉ định TW giao (2005 TW giao thu nợ chỉ định 2 tỷ nhưng NH đã làm tốt hơn (5 tỷ) vượt 3 tỷ đồng) – Tích cực hơn nữa công tác kiểm tra, bám sát, theo dõi việc sử dụng vốn, thời gian trả nợ của khách hàng (xuống từng địa bàn, từng hộ), xem họ sử dụng có đúng mục đích không, việc kinh doanh của họ có gặp phải trở ngại gì không.... để kịp thời hướng dẫn hoặc thu hồi lại vốn nếu thấy có dấu hiệu không tốt đến việc trả nợ cho NH. – Đối với các ngành nghề lĩnh vực có thời gian thu hồi chậm (xây lắp) thì NH cần xem xét và cân nhắc lại, nhằm lựa chọn ra những công trình, dự án nào khả thi nhất thì mới đầu tư, như thế sẽ rút ngắn được thời gian thu hồi nợ. Tùy trường hợp mà cho khách hàng gia hạn nợ sẽ tốt hơn cho cả 2 bên: khách hàng có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, phục hồi nhũng biến cố xảy ra, còn Ngân hàng vẫn đảm bảo thu được nợ. Năm 2006, nhìn chung tốc độ thu nợ của các lĩnh vực đều giảm, thu ít nhất là TM DV. NH cần phải quan tâm hơn, phối hợp với chính quyền địa phương, cùng nhau xem xét kiểm tra tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc lĩnh vực này, để biết được có nên tiếp tục đầu tư nữa không, từ đó kịp thời ngăn chặn những nguy cơ (làm ăn phi pháp) có thể gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của NH. 5.3.2.4 Về dư nợ, nợ quá hạn Thực hiện tốt công tác thu nợ, NH cũng cần phải kết hợp tốt với việc giữ vững và tăng truởng tốc độ dư nợ, vì đây là nguồn sinh lợi chủ yếu của NHTM nói chung, BIDV – HG nói riêng; mà mục tiêu chủ yếu của NH là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Dư nợ nhiều nhất vẫn là ngành CNCB, vì thế ta cần linh hoạt thỏa thuận thay đổi thời hạn, chính sách trả nợ, thúc đẩy với các doanh nghiệp này trả nợ khi thấy thời điểm thích hợp (lúc thị trường ổn định); tạo điều kiện cho họ vay tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó giúp NH tăng vòng quay tín dụng & vòng luân chuyển vốn đối với các doanh nghiệp. Về NQH, nếu thấy không có khả năng thu hồi thì phải tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ, giúp NH bảo toàn nguồn vốn hoạt động hoặc lựa chọn phương án xử lý sao cho đỡ tốn thời gian chi phối cho cả 2 bên. Đối với tài sản phát mãi, cần tăng cường tìm đầu ra càng sớm càng tốt. Cần xem xét nguyên nhân không trả được nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý phù hợp thu hồi được nợ. Thường xuyên phân tích đánh giá thực trạng dư nợ của từng khách hàng nhằm xem xét đánh giá điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó phát hiện ra những món nợ có rủi ro tiềm ẩn, nhất là các khoản nợ có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, các khoản nợ chậm trả lãi. Đối với những khách hàng có thực hiện đảm bảo tiền vay phải phân tích biến động của tài sản làm đảm bảo nếu phát hiện trong sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp phải khó khăn, cần có biện pháp thích hợp cùng khách hàng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo cho việc thu hồi vốn đạt hiệu quả. Cần chú ý, NQH cũng thể hiện năng lực làm việc của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng, để thực hiện được điều này đòi hỏi năng lực của cán bộ tín dụng phải không ngừng được nâng cao. 5.3.3 Về phát triển sản phẩm dịch vụ, công nghệ thông tin – Giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ, đồng thời hướng dẫn rõ các điều kiện và nêu bật những tiện ích mà DV mang lại, nhấn mạnh những điểm khác biệt giữa NH mình với các NH khác. – Phát triển DV thẻ sao cho tạo ra tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng (thẻ đa dạng, nhiều hạn mức thích hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, tăng số lượng tiền rút/ mỗi lần/ mỗi ngày…), trong đó chú trọng phân phối đủ tiền tại các máy ATM – Gia tăng số lượng máy ATM tại các khu công nghiệp, thị trấn, khu hành chánh, đáp ứng yêu cầu phát triển. – Phát huy tốt các sản phẩm hiện có và là thế mạnh của chi nhánh, nhất là sản phẩm chuyển tiền trong nước, thanh toán. Không ngừng trau dồi nghiệp vụ thanh toán quốc tế để phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thanh toán quốc tế của Công ty Cafatex nói riêng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung. – Tích cực triển khai và áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích, chất lượng, tính bảo mật cao. Tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền, tiếp cận và chào mời khách hàng song song với việc kiểm soát chi phí. – Áp dụng mức phí linh hoạt, hợp lý và cạnh tranh. Đối với DV bảo lãnh, NH xem xét, lựa chọn bên thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng phải đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có lợi nhuận ít nhất trong 3 năm liền… Về kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền, tích cực thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả thị trường, lãi suất ... ảnh hưởng tới tỷ giá các loại ngoại tệ… đảm bảo quá trình kinh doanh được an toàn, tránh sơ suất, nhầm lẫn, thận trọng trong quá trình ghi chép, tính toán chi trả…vừa nhằm mục tiêu lợi nhuận, vừa là kênh tạo nguồn thanh khoản. – Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về dịch vụ cho cán bộ. Giao dịch viên phải lành nghề, am hiểu tường tận tín năng quy trình sản phẩm cũng như tư vấn tốt cho khách hàng. 5.3.4 Về thu nhập Tuy nguồn thu chủ yếu của NH là thu từ lãi cho vay và lãi tiền gửi (> 98% tổng thu nhập), nhưng gần đây (năm 2006) nguồn thu từ DV cũng góp phần không nhỏ (đạt 1.144 triệu đồng tăng 40,37% so với 2005) trong việc gia tăng lợi nhuận của NH. Chính vì vậy, NH cần phát huy hơn nữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ bằng các biện pháp tăng DSCV, tăng công tác thu hồi nợ, giảm NQH…và các nguồn thu khác (tư vấn, hoa hồng, mở rộng SP DV…) + Tăng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ nhưng phải biết đâu là thế mạnh của mình để tập trung khai thác, đầu tư nhằm thu hút tối đa doanh số từ dịch vụ đó (Ví dụ EAB đi sâu triển khai DV Thẻ). Vì hiện nay, các hoạt động dịch vụ chủ yếu của NH là dịch vụ truyền thống, chưa phát triển tốt các DV mới. + Áp dụng chính sách ưu đãi về lãi suất cũng như các dịch vụ khác nhằm duy trì mối quan hệ với các khách hàng tốt đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và thu hút thêm những khách hàng tiềm năng. Luôn đặt mục tiêu “Tăng trưởng tín dụng đi liền với chất lượng tín dụng” lên hàng đầu, góp phần xây dựng mục đích chung của toàn hệ thống: xây dựng BIDV thành NH đa sở hữu, KD đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm với các NH tiên tiến trong khu vực 5.3.5 Về chi phí Tuy do điều kiện khách quan nhưng chi nhánh cũng không được xem nhẹ vấn đề này. Khi đưa ra một SPDV mới nào thì phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng giữa giá trị mà nó mang lại với chi phí bỏ ra có hợp lý chưa, xem nó có mang lại lợi nhuận lâu dài cho NH không hay chỉ tức thời trong thời gian ngắn. Điều này không chỉ gây hao phí về vật lực, mà còn về nhân lực. Đối với chi phí tác nghiệp, mỗi CBNV phải nâng cao ý thức bảo quản tài sản công, tránh lãng phí. Trừ những hao phí do máy móc thiết bị cũ kỹ,… thì đề nghị NHTW nâng cấp thiết bị, đầu tư mới, đảm bảo hoạt động của NH được thông suốt. – Phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản cho phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của NH mình. – Thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là trách nhiệm của phòng kế toán, mà còn phải được sự tham gia của các phòng, ban khác để ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí. Các chi phí phải được phân bổ thành từng loại cụ thể. – Phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được của từng bộ phận nhân viên. – Các cấp lãnh đạo phòng, ban phải thường xuyên đánh giá, phân tích các báo cáo chi phí cũng như có cách ứng xử thích hợp với nhân viên trong việc kiểm soát chi phí, đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý. Vì việc kiểm soát chi phí của NH không chỉ là bài toán về giải pháp tài chính, mà còn là giải pháp về cách dùng người của nhà quản trị. Đây chính là vấn đề sống còn của NH trong thời kỳ hội nhập. 5.3.6 Về lợi nhuận Qua phân tích thực trạng về lợi nhuận ở trang 58, ta thấy: Để tăng lợi nhuận – đây là kết quả từ kết hợp thực hiện tốt từng khâu riêng lẻ trong quá trình hoạt động quản lý của NH, như – Tăng DSCV bằng cách duy trì khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới. – Giảm tốc độ tăng chi phí, giảm khoản vay TW (lãi phải trả giảm). Khi NH thực hiện tốt khả năng huy động vốn, thì nguồn vốn sẽ dồi dào và tự cân đối lại cơ cấu NV, TS; NH sẽ chủ động hơn trong hoạt động của mình. Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá và công nghiệp hoá nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động; có chính sách cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu, áp dụng những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở các nước phát triển. Tổ chức, sắp xếp lại từng bộ phận trong Ngân hàng, hợp lý hoá quy trình, thủ tục kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. – Tăng tốc độ tăng lợi nhuận trong mức độ cho phép, không quá mạo hiểm cho vay quá nhiều chỉ vì lấy lãi Theo kết quả phân tích lợi nhuận của ngân hàng, góp phần lớn trong nguồn thu của ngân hàng là thu từ lãi cho vay, mà khoản cho vay lại có mức độ rủi ro lớn nhất. Đây là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải điều chỉnh lại cơ cấu/ tỷ trọng thu, chi của mình: tăng tỷ trọng thu dịch vụ – thế mạnh đầy tiềm năng; xem xét lại việc sử dụng tài sản công có hợp lý chưa, có phun phí không; lãnh đạo, trưởng phòng tìm hiểu cụ thể đó là do nguyên nhân khách quan (tài sản cũ kỹ, kém chất lượng…) hay chủ quan (cố ý..) để đưa ra biện pháp giải quyết thỏa đáng. Nói tóm lại, để tăng lợi nhuận trong thời gian tới, NH cần phát huy nhân tố Thu nhập và DSCV bởi nó làm tăng lợi nhuận song song với giảm thiểu nhân tố làm giảm lợi nhuận là chi phí (bao gồm lãi huy động). (xem phần phần giải pháp 5.3.2 trang 81, 5.3.5 trang 86) 5.3.7 Về suất sinh lời của Tài sản (ROA) Đẩy nhanh giá trị ROA > 1, càng lớn càng tốt. Căn cứ và kết hợp giải pháp làm tăng lợi nhuận, doanh thu và tổng tài sản như đã nêu trên vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Về tài sản, cố gắng giảm những khoản TS không sinh lời: Tiền tại quỹ, tiền dự trữ, giá trị máy móc thiết bị, giá trị tài sản có định; tăng các khoản tài sản có sinh lời). Khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận sẽ nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản và giá trị ROA sẽ lớn hơn. Theo kết quả phân tích lợi nhuận ở mục 4.4., ta thấy NH nên phát huy nhân tố hệ số sử dụng tài sản (DT/TTS), tức phải đẩy nhanh tốc độ tăng của doanh thu hơn của tổng tài sản, giảm nhân tố tỷ suất LNR/DT (làm không âm)/ tăng tốc độ tăng của LNR nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. (xem giải pháp liên quan ở 5.3.6 trang 87; 5.3.4 trang 86) 5.3.8 Về rủi ro Cần sắp xếp cân đối đảm bảo luôn có 1 khoản thu nhập ngân quỹ để đề phòng rủi ro và đảm bảo trong việc thanh toán tiền gửi. Khi giao dịch với với các thương nhân nước ngoài cần tìm hiểu trước khi xác lập giao dịch thương mại mua bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân đó. Có nhiều cách để làm công việc này, như: kiểm tra đối tác thông qua các phương tiện truyền thông quốc tế (kể cả báo điện tử), cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi có trụ sở của đối tác đó, các cơ sở của các TCKT Việt Nam tại nước nơi có trụ sở của đối tác nước ngoài hoặc thông qua các tổ chức tư vấn quốc tế có mặt tại Việt Nam... Tùy theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và tính chất của quan hệ mua bán mà bên Việt Nam có sự lựa chọn hình thức kiểm tra, xác minh cho phù hợp. * Rủi ro tín dụng Trước hết là phải tìm nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do khách hàng, NH hay nguyên nhân khách quan, từ đó mới đưa ra cách xử lý phù hợp nhất. Nếu quan sát trên báo cáo của BIDV – HG, ta thấy Rủi ro tín dụng tăng là do tốc độ tăng của NQH cao hơn của dư nợ. Vì vậy, ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, cử nhân viên xuống địa bàn, trực tiếp trao đổi với đại diện bên doanh nghiệp thống nhất cách giải quyết tốt nhất. (Xem phần tín dụng 5.2.2) Tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhiều lĩnh vực ngành nghề theo nguyên tắc “không để trứng trong cùng 1 giỏ” Duy trì và tăng DSCV ngắn hạn (vì có vòng quay tín dụng nhiều), cân đối lại cho vay trung dài hạn (đảm bảo nguồn thu từ lãi nhưng ít rủi ro) bằng cách chỉ cho vay đối với dự án khả thi nhất, không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến tình hình chung của NH (vi phạm đạo đức nghề nghiệp). Do đó, mỗi cán bộ, nhân viên phải tự nhận thức rõ vai trò của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa để trở thành một con người vừa hồng vừa chuyên. * Rủi ro thanh khoản & Rủi ro lãi suất Về mức độ, RRTK tương đương RRTD. NH cần xem xét lại cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, các khoản cho vay không thu hồi được khi đến hạn; cần giảm khoản mục tài sản thanh khoản xuống để giảm rủi ro (điển hình năm 2006 – TG tại NHNN & các TCTD giảm góp phần làm giảm rủi ro). Rủi ro lãi suất thì cao hơn, trong khoản mục TS NCLS, thì cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu, vì thế khi lãi suất trên thị trường giảm thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập của NH. Do đó, tùy theo tình hình cụ thể tại mỗi thời điểm mà NH cố gắng linh hoạt xoay chuyển đồng vốn của mình, chấp nhận một mức rủi ro vừa phải để đạt được lợi nhuận tối đa. Nói tóm lại, không nên giữ lượng tiền mặt quá lớn tại NH – điều này đồng nghĩa NH chưa phát huy tối đa khả năng sinh lời của tài sản có, kết hợp tăng nguồn vốn huy động sẽ làm giảm giá trị của RR thanh khoản; đồng thời cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của NV NCLS. Tuy nhiên, còn một kênh huy động mà NH chưa sử dụng tới và cần khai thác triệt để nguồn này, đó là thông qua các chứng từ có giá. NH nên nâng tỷ trọng đầu tư: đầu tư vào trái phiếu chính phủ, sẽ đáp ứng nhu cầu thanh khoản toàn ngành, cơ cấu lại TSC sinh lời theo hướng tích cực, tăng hiệu quả trong đầu tư kinh doanh, đảm bảo an toàn thanh khoản, đồng thời đem lại hiệu quả trong kinh doanh. Bên cạnh những giải pháp liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng, chúng ta cũng cần chú trọng đến thực hiện tốt những mặt khác như 5.3.9 Về quản trị điều hành, xây dựng phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực – Có sự phân công công việc cụ thể cho từng phòng, tổ và cá nhân phù hợp với năng lực chuyên môn, tăng cường nhân sự tại NH nhằm đáp ứng và giải quyết tốt khối lượng công việc được giao (thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các phòng & chi nhánh trực thuộc, thông báo tuyển dụng những vị trí còn thiếu, nhưng phải đúng chuyên ngành có liên quan, có năng lực thực sự). – Phát triển mạng lưới nhằm mở rộng địa bàn, thị phần, thuận lợi cho khách hàng (tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại) trong khâu giao dịch, tiếp cận,… – Mở rộng và phát huy thế mạnh hiện có của chi nhánh (đầu tư vào các công trình, dự án; có lượng khách hàng tiềm năng rất lớn (Q. Ninh Kiều, Q. Cái Răng, các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp,… đã đang và sẽ đi vào hoạt động ngày càng nhiều trên địa bàn)), nhất là tại khu vực Cái Tắc, bởi Hậu Giang là một tỉnh mới và còn rất nhiều thay đổi. – Bám sát các chỉ tiêu kế hoạch được giao và định hướng kinh doanh của ngành (đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, các tuyến đường giao thông liên tỉnh, sớm hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia như quốc lộ 1A, tuyến lộ Nam sông Hậu, tuyến Vị Thanh – Cần Thơ; ưu tiên đầu tư sớm hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng KCN tập trung Sông Hậu, Cụm CN tập trung Tân Phú Thạnh, Cụm CN Vị Thanh, Ngã Bảy, các cụm CN – TTCN ở các huyện để sớm thu hút các dự án đầu tư SXCN; nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước…). 5.3.10 Về hợp tác phát triển – Phối hợp, trao đổi với các ngân hàng trên địa bàn nhằm đưa ra mức lãi suất thống nhất, hợp lý, phù hợp với tình hình kinh doanh của từng NH – Hợp tác, trao đổi thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ, nhằm xây dựng hệ thống liên lạc nhanh nhất và an toàn nhất. Thực hiện tốt những giải pháp trên, mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng cũng đã góp phần từng bưóc hoàn thiện các mục tiêu mà mình đã đề ra trong năm tiếp theo, cụ thể là năm 2007 với những mục tiêu chính như sau: 5.4 Mục tiêu đề ra – Tiếp tục xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. – Hoàn thành tốt các chỉ tiêu TW giao. – Luôn chú trọng tăng cường quan hệ và chăm sóc khách hàng. – Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp – Tỷ lệ tăng trưởng hợp lý về huy động vốn, dư nợ, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, thanh toán và phát hành thẻ tín dụng. – Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ – Cải tiến và xây dựng qui trình nghiệp vụ, phát triển công nghệ đáp ứng nhu cầu công việc và thông lệ quốc tế. – Tăng cường huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung đầu tư các công trình trọng điểm trên địa bàn. – Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo chuyển biến mạnh về nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, thích ứng dần trước yêu cầu gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. – Chăm lo phát triển con người, nâng cao mức sống nhân viên, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.... – Thực hiện có hiệu quả công tác chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. – Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua 3 năm hoạt động, tuy còn những khó khăn nhất định nhưng hoạt động của Chi nhánh đã từng bước đi vào ổn định; DT, LN đều có sự gia tăng ( LNTT năm 2004: 5.292 triệu đồng , 2005: 6.766 triệu đồng, 2006: 8.625 triệu đồng). HĐKD của NH luôn phát triển theo đúng định hướng của chỉ đạo của ngành, cụ thể tỷ lệ an toàn đều thỏa mãn các tỷ lệ chung của ngành. Không vượt giới hạn tín dụng cho phép. Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, dư nợ tín dụng đều có tài sản đảm bảo. Thực hiện cho vay nhiều đối tượng và TPKT khác nhau nhằm tránh rủi ro tập trung, dây chuyền. Mặt khác, do ảnh hưởng chung về quá trình đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở nước ta còn chậm – chưa có hệ thống và công nghệ thanh toán hiện đại – nên các dịch vụ thanh toán tại NH cũng còn chậm, chủ yếu vẫn là thủ công, với chứng từ bằng văn bản giấy tờ, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn lớn. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế, do tính thuận tiện, nhanh nhạy, an toàn chưa cao. Ngoài ra việc cung cấp các dịch vụ tư vấn về thông tin, thị trường, nghiệp vụ… cho khách hàng cũng hầu như chưa được triển khai. Bên cạnh đó, cơ chế, luật pháp của Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của NHTM nói chung còn mang nặng tính hành chính, bao cấp, thiếu đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn nhất định cho hoạt động NH. Chính vì vậy, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của Ban GĐ cùng toàn thể CBNV NH nhằm tạo ra những bước tiến vững chắc 6.2 KIẾN NGHỊ * Khung pháp lý đối với hoạt động ngân hàng Cơ chế chính sách của Nhà nước cần được ban hành đồng bộ, kịp thời, phù hợp với yêu cầu mới của hoạt động kinh doanh NH trong điều kiện nền kinh tế thị trường: tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện việc kinh doanh thực sự vì mục tiêu lợi nhuận, tách bạch kinh doanh và chính sách, sắp xếp chấn chỉnh hoạt động của hệ thống NHTM thông qua việc sáp nhập, giải thể một số NHTM không đủ điều kiện. Cần rà soát lại nội dung Luật Các TCTD và hệ thống các văn bản dưới luật nhằm bãi bỏ một số hạn chế đang cản trở các NHTM mở rộng các hoạt động dịch vụ tài chính mới. Mặt khác, các NHTM cần chủ động đóng góp ý kiến, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng để sao cho các chính sách này không mâu thuẫn hoặc ít ra không hạn chế các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quá trình hội nhập. Đối với ngành Ngân hàng, hằng năm hoặc sáu tháng một lần, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần tổng kết thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa NH với thương nhân nước ngoài để rút kinh nghiệm. Qua đó, các NHTM có thể rút ra những bài học quý báu để hạn chế hoặc tránh được những rủi ro, tổn thất mà một số NH đã gặp phải; đồng thời, kế thừa, phát huy những ưu điểm mà trước đó một số NH đã thực hiện thành công giao dịch thương mại với thương nhân nước ngoài. * Đối với Hội sở chính – Hỗ trợ kinh phí, máy móc, trang thiết bị hiện đại cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa công cụ dụng cụ, bảo quản… – Đưa thêm chỉ tiêu tăng số lượng đưa CB NV đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường, điều kiện KD trong thời đại mới, góp phần nâng số lượng CB có trình độ cao trên địa bàn. – Xem xét và cung cấp thêm máy ATM trên địa bàn, giúp người dân giao dịch thường xuyên và quen thuộc hơn với máy ATM của BIDV. – Nên có trang phục thống nhất cho toàn hệ thống (có thể vào những ngày nhất định trong tuần), bởi những lợi thế sau: + Tạo được sự nhất quán không chỉ trong NH mà còn đối với công chúng trong và ngoài nước. Khi ra đường, họ thấy màu áo đó là biết ngay nhân viên của BIDV. + Tạo cảm giác thân quen vì đi đâu cũng thấy hình ảnh của BIDV (lặp đi lặp lại). Hình ảnh BIDV đã có từ lâu, tuy nhiên nếu chỉ qua băng rol, tài trợ không cũng chưa đủ. Bởi khi BIDV tài trợ cho bóng đá, thì những ai đam mê bóng đá mới biết, còn những thành phần khác sẽ không biết và không có ấn tượng gì… + Làm cho nhân viên thấy tự tin hơn khi khoác trên người một chiếc áo, một Logo biểu tượng của BIDV – một NH luôn vì mục tiêu: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. – Nhanh chóng liên kết với các NH khác hệ thống (Xây dựng hệ thống liên NH trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ATM) nhằm tránh tình trạng thẻ của NH nào phát hành thì chỉ rút tiền tại máy rút tiền tự động của NH đó tức 1 thẻ có thể sử dụng được nhiều máy ATM của bất kỳ NH nào. * Đối với các Sở, Ban ngành Tiếp tục thực hiện nghiêm túc CCHC theo đúng cơ chế “một cửa”, trước hết coi trọng cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực TĐDA đầu tư, thẩm định thầu, cấp giấy phép xây dựng… phân định trách nhiệm rạch ròi, không lẫn lộn, làm thay, giữa cơ quan chủ trì, đầu mối và cơ quan phối hợp có liên quan cùng làm tham mưu cho UBND tỉnh trong lĩnh vực này. Chính quyền tỉnh HG cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn, định hướng quảng bá thông tin NH trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo qua NH v.v… * Đối với ngân hàng – Về việc áp dụng công nghệ hiện đại, do mỗi nhân viên ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới nên giới chức lãnh đạo ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nỗ lực hết khả năng để sớm thích nghi. – Ngân hàng cần lập ra bộ phận nghiên cứu Marketing nhằm theo dõi diễn biến trên thị trường, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin bất lợi và có lợi cho NH, để từ đó báo cáo ngay với cấp trên đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Hiện nay, cùng với sự phát triển của các Khu Công nghiệp – Khu Chế xuất, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp ở đây ngày càng gia tăng. Đây là cơ hội cho các NHTM trong nước nói chung, BIDV nói riêng đẩy mạnh mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ và là thị trường tạo nguồn thu ngoại tệ giúp NH thu hút được các khách hàng thanh toán quốc tế. Song song đó, cơ chế quản lý, chính sách thu hút đầu tư hiện nay ngày càng được mở rộng, hoàn thiện và thông thoáng hơn đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các NH tiếp cận, đầu tư cho DN vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Không những thế, việc Chính phủ ký nhiều hiệp định thương mại, đầu tư với nước ngoài nhằm tạo hành lang pháp lý thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đã thúc đẩy gia tăng hoạt động thương mại giữa Việt Nam và quốc tế. Đây chính là cơ hội cho NH vay vốn và phát triển dịch vụ tín dụng trong các Khu Công nghiệp – Khu Chế xuất. Ta có thể thấy nhu cầu tín dụng ở các Khu Công nghiệp – Khu Chế xuất là rất lớn, vì nơi đây tập trung nhiều doanh nghiệp và nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp, những khách hàng luôn thiếu vốn cho những dự án đầu tư. Mặt khác, tình hình SXKD của doanh nghiệp khá tốt, bộ phận quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp có trình độ cao. Do vậy, các NHTM có thể hoàn toàn yên tâm hơn khi cho các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp – Khu Chế xuất vay vốn. Nắm được mảng tín dụng đầy tiềm năng lại ít rủi ro này, BIDV – HG cần phải tự hoàn thiện mình bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại và phát triển đội ngũ nhân lực đủ tầm tiếp cận các DN để nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng và đạt tới thành công trong việc khai thác tín dụng tại các KCN – KCX. Ngoài ra, NH cũng cần phối hợp chặt chẽ với các KCN, cũng như chính quyền địa phương để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động, tìm giải pháp giúp doanh nghiệp vay vốn ngày càng thuận lợi hơn. Vì nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có thói quen giao dịch qua NH, mặt khác họ cũng khó có thể tin rằng NH sẽ cung ứng vốn nếu không có tài sản thế chấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng đầu tư.doc
Luận văn liên quan