- Một thương hiệu mạnh, có uy
tín, chất lượng được thừa nhận
trên thị trường cả nước.
- Nguồn tài chính mạnh, trình
độ quản lý cao.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, công
nghệ hiện đại.
- Đứng đầu về thị phần, hệ
thống phân phối rộng khắp cả
nước.
- Chất lượng sản phẩm cao.
- Hoạt động marketing còn
yếu, chưa chuyên nghiệp.
- Chưa có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các phòng ban
trong Công ty.
- Hệ thống phân phối trực
tiếp đến khách hàng còn
hạn chế.
Những cơ hội (O)
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6952 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích, đánh giá và kiến nghị chiến lược tổng công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể hiện vai trò của một đơn vị
chủ lực trong việc thực hiện chiến lược công nghệ hóa ngành kim hoàn thành phố, hướng
mạnh về xuất khẩu.
- Tiến hành các biện pháp quản lý chặt chẽ và hiệu quả theo hướng tăng cường
quy chế hóa để củng cố, tạo sự ổn định về tổ chức hoạt động trong toàn hệ thống. Xây
dựng thành công mô hình Công ty mẹ – công ty con chuyên ngành vàng bạc đá quý của
thành phố mà SJC đã được chọm làm thí điểm.
- Mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh với phương thức thích hợp và loại hình
hiện đại. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ và xuất khẩu.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ SÀI GÒN – SJC
4.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty
SJC là doanh nghiệp quốc doanh đầu tiên trong cả nước đã hình thành nên thương
hiệu vàng được sự tin cậy của người tiêu dùng, góp phần tiêu chuẩn hóa quản lý ngành
vàng và loại trừ tình trạng thao túng của tư nhân trên thị trường vàng trước đây. Đồng
thời là doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, góp phần tích cực và có hiệu quả trong việc
đáp ứng cung cầu thị trường, thực hiện chủ trương bình ổn giá vàng và kiềm chế lạm
phát. Để hiểu rõ về điều này, ta sẽ đi vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh vàng
tại công ty SJC:
Hiện nay công ty SJC đang chiếm trên 90% thị phần vàng cả nước.
Doanh số kinh doanh vàng bạc đá quý hiện đạt trên: 63.00 tỉ đồng/năm, tương
đương trên 3.6 tỉ USD
Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, ta xem xét các bảng số
liệu sau:
Phụ lục 4: Tóm tắt kết quả kinh doanh của SJC trong 20 năm qua.
Dựa vào bảng tóm tắt tình hình kinh doanh của SJC trong 20 năm qua, ta thấy
công ty đã nỗ lực rất nhiều. Nếu như mức tăng doanh thu trong giai đoạn từ năm 1991
đến 2005 có sự tăng giảm chênh lệch không nhiều và ở mức thấp, khoảng dưới 2.600 tỉ
thì năm 2006 đến 2010 mức doanh thu tăng mạnh qua các năm. Như vậy, từ khi thực hiện
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 16
việc chuyển sang mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty đã đạt được những thành
tựu đáng kể:
- Trong 5 năm gần đây (2006 – 2010): bình quân đạt nhịp độ tăng trưởng 201%
năm về doanh thu, 204% năm về lợi nhuận và 180% năm về nộp ngân sách. So giai đoạn
5 năm (2006 – 2010) với số liệu thực hiện của cả 15 năm trước (1991 – 2005), doanh thu
bằng 643%, lợi nhuận bằng 253% và nộp ngân sách bằng 132%.
- Riêng trong năm 2010, Công ty đã đạt các kỷ lục cao nhất về doanh thu: 3.6 tỉ
USD; lợi nhuận: 150.4 tỉ và nộp ngân sách: 128.7 tỉ.
- Vốn CSH: tính đến cuối năm 2010, tổng vốn chủ sở hữu tại Công ty mẹ là
255.16 tỉ, bằng 132% so với năm trước.
- Hiệu suất sử dụng vốn (ROE) toàn công ty, tính theo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau
thế trên vốn chủ sở hữu: trung bình đạt 32.92% bằng 158% so với năm trước. Trong đó,
công ty mẹ đạt mức cao nhất: 38.16% bằng 162% so với năm trước và các công ty con
trung bình đạt: 18.94% bằng 107% so với năm trước.
- Lao động: Toàn hệ thống Công ty đã tăng lên 1.019 người. Tại công ty mẹ, lao
động tuyển dụng đã tăng từ 254 lên 342 người, làm bằng 135% so với năm trước, cũng là
mức cao nhất từ trước đến nay.
- Mức cổ tức: Bình quân của các công ty cổ phần trong toàn hệ thống đạt 15.7%
đơn vị (năm trước: 14.7%); trong đó, cổ tức các công ty con đạt 16.7% (năm trước:
15.6%).
4.2.2 Phân tích chiến lược của công ty theo mô hình Delta (DPM)
4.2.2.1 Sản phẩm tối ưu:
SJC sớm nhận thức được nhu cầu xã hội về loại vàng - tiền tệ dùng cho dự trữ.
Nhu cầu ấy là tập quán đã có từ nhiều năm trước. Năm 1989, SJC đã đầu tư trang thiết bị,
máy móc và nhập vàng tinh chất 99.99 để sản xuất thành vàng miếng 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ
và 1 lượng mang nhãn hiệu “Rồng Vàng” và “Bông hồng”. Kết quả là, SJC đã thiết lập
một nhãn hiệu vàng mới đầu tiên cho TP.Hồ Chí Minh và cả nước sau năm 1975. Với
chất lượng đảm bảo và thuận tiện trong sử dụng, sản phẩm vàng SJC 99.99 đã nhanh
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 17
chóng đáp ứng nhu cầu của xã hội về dự trữ và thanh toán, xác lập thị phần hay uy tín
trên thị trường TP.Hồ Chí Minh và cả nước.
Cho đến nay, vàng miếng mang nhãn hiệu Rồng vàng của SJC là loại phổ biến
nhất, chiếm hơn 90% thị phần vàng miếng và doanh thu vàng bạc đá quý chiếm tỷ trọng
lớn nhất (90%), luôn đem lại cho công ty hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Song song với việc khẳng định vị trí nổi bật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
vàng miếng, SJC đã tập trung nổ lực trong việc đầu tư phát triển ngành vàng trang sức.
Chủ trương của SJC trong lĩnh vực này là: vừa phát huy tinh hoa truyền thống của nghệ
thuật kim hoàn Việt Nam, vừa du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài để
góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ngành kim hoàn của thành phố. Đặc biệt,
kinh doanh nữ trang, mỹ nghệ tại công ty năm 2010 có bước tăng trưởng vượt bậc với
doanh số đạt 693 tỉ.
Sau đây là các số liệu cụ thể:
Phụ lục 5: Tình hình tiêu thụ vàng VN và thị phần chiếm lĩnh của SJC
Thị phần Công ty từ năm 2005 đến năm 2010 tăng đều, trong năm 2009 tuy có phần
giảm nhưng đến năm 2010, thị phần công ty tăng vọt, cao nhất từ trước đến nay, chiếm
hơn 90% thị phần cả nước. Đây là một bước chuyển mạnh mẽ, thể hiện rõ vai trò là một
“doanh nghiệp đi đầu” trong ngành kim hoàn Việt Nam.
Phụ lục 6: Thị phần công ty SJC qua các năm
4.2.2.2 Giải pháp khách hàng toàn diện
Nhiều năm qua, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC đạt nhiều thành công
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chiếm hơn 90% thị phần vàng trong cả nước, đây
là một con số không nhỏ, cho ta thấy lượng khách hàng tiêu thụ trong nước của Công ty
thật dồi dào, dường như, bất cứ người tiêu dùng nào có nhu cầu tích trữ vàng cũng tìm
đến thương hiệu “SJC”. Tuy mạnh ở thị trường trong nước nhưng thương hiệu của Công
ty chưa thực sự có tiếng ở nước trên thế giới, lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của
Công ty ở nước ngoài thực tế chỉ chiếm một phần nhỏ mà thôi. Trong năm 2010 vừa qua,
lượng khách hàng giao dịch bán sĩ đạt 100, trong đó có 70 khách hàng thường xuyên,
xuất khẩu được 2 lô nữ trang vàng và bạc cho 2 khách hàng mới tại Mỹ và CH Sec.
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 18
Là một doanh nghiệp chiếm ưu thế về thị phần, nhưng Công ty không lấy đó làm
chủ quan mà luôn luôn đổi mới, nâng cao giá trị sản phẩm hiện hữu, phát triển sản phẩm
mới nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng không chỉ ở thị trường trong nước mà cả
ở nước ngoài.
4.2.2.3 Cố định hệ thống:
Mô hình tổ chức của Công ty theo loại hình kinh doanh Công ty mẹ- Công ty con
thường phức tạp hơn các mô hình kinh doanh khác bởi sự mở rộng của nhiều mạng lưới
các công ty nhỏ.
Mọi hoạt động kinh doanh của SJC đều tập trung tại trụ sở chính, sau đó các kế
hoạch chiến lược sẽ được triển khai đến các công ty thành viên. Ngược lại, các công ty
thành viên cũng cung cấp cho công ty mẹ nhiều thông tin về thị trường, khách hàng
Phụ lục 7: Sơ đồ tổ chức
Năng lực, vị thế cạnh tranh :
Thị trường vàng là một thị trường đầy biến động và luôn đem lại nguồn lợi cao
nếu nhà kinh doanh biết nắm bắt các cơ hội. Nếu đầu năm 2010, mới chỉ có 5 doanh
nghiệp sản xuất vàng miếng thì tới cuối năm đã có thêm 4 doanh nghiệp khác gia nhập
“cuộc chơi” và nhiều ngân hàng đang ngấp nghé dò thị trường. Như vậy, với 9 thương
hiệu vàng miếng hiện nay và nhiều thương hiệu sắp trình làng trong thời gian tới, không
khó để dự đoán rằng năm 2011 sẽ là năm cạnh tranh vất vả của doanh nghiệp cả mới và
cũ trên lĩnh vực kinh doanh sôi động này.
Hơn nữa, Việt Nam là một nước có lợi thế về giá nhân công rẻ, nghệ nhân và thợ
kim hoàn có tay nghề cao, nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào TP.
HCM để làm vàng mỹ nghệ xuất đi nước khác, đặt nền móng tiêu thụ tại thị trường nước
ta. Điều này cho thấy nếu biết khai thác, đầu tư vào đội ngũ thiết kế, chế tác công nghiệp,
xuất khẩu vàng nữ trang sẽ là mảnh đất cho các công ty nước ngoài gặt hái. Như vậy,
trước tình hình trên, Công ty SJC nên chú trọng để đối phó với những rủi ro trong tương
lai từ phía các đối thủ tiềm ẩn.
4.3 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY:
Phụ lục 8: Bảng phân tích ma trận SWOT
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 19
Sự vận dụng ma trận SWOT của công ty được thực hiện như sau:
SO: Công ty đã sử dụng mặt mạnh để khai thác cơ hội như sau:
- Sở hữu một thương hiệu mạnh với nguồn tài chính ổn định, Công ty gia tăng
sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, như vậy Công ty sẽ đáp ứng mọi nhu cầu
của người dân đồng thời mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Nhu cầu nữ trang của người tiêu dùng ngày một tăng cao, Công ty sẽ khai thác
được cơ hội này với thế mạnh của mình về uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm cao
cộng với khoa học kỹ thuật hiện đại.
WO: Công ty đã khai thác cơ hội để vượt qua mặt yếu như sau:
- Tuy hoạt động marketing của Công ty còn yếu, nhưng công ty đã hợp đồng
với các công ty marketing chuyên nghiệp để thực hiện các chương trình đánh bóng
thương hiệu, nâng cấp nhận diện thương hiệu. Năm 2011, Công ty có kế hoạch tăng
cường cán bộ marketing tại Phòng Marketing của Công ty.
- Xây dựng một hay nhiều nhãn hiệu nữ trang mới, chiến lược xây dựng được
hoạch định rõ ràng, chặt chẽ và có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các phòng ban
trong Công ty.
- Tập trung vào khách hàng mục tiêu.
ST: Công ty đã tận dụng mặt mạnh để tránh các đe dọa như sau:
- Tận dụng những nguồn lực sẵn có nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũ
cũng như phát triển sản phẩm mới, với kinh nghiệm hoạt động của mình, Công ty có thể
dự đoán được những biến động của thị trường, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh các mặt
so với đối thủ của mình.
- Đầu tư thích đáng cho hoạt động quảng bá thương hiệu của Công ty.
- Mở rộng thêm kênh phân phối, tập trung chăm sóc khách hàng.
WT: Công ty không có một chiến thuật nào chỉ có tấn công mà không
phòng thủ, Công ty đã giảm thiểu mặt yếu để tránh các đe dọa như sau:
- Sự lớn mạnh của các đối thủ trong ngành cũng như sự xâm nhập của các công ty
nước ngoài, đây là một mối đe dọa hàng đầu của Công ty. Để tránh những tổn thất có thể
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 20
xảy ra, Công ty tập trung phát triển hệ thống bán sỉ và bán lẻ tại các thị trường mục tiêu,
củng cố vị trí của mình về thương hiệu và thị phần.
Kết luận chương 4:
Như vậy, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triễn, SJC đã luôn giữ vững vị
thế dẫn đầu của mình trong ngành kinh doanh vàng tại Việt Nam với thị phần rộng lớn,
sản phẩm vàng miếng Rồng Vàng đã chiếm được vị thế gần như tuyệt đối đối với người
tiêu dùng. Để có được điều này, tập thể SJC đã phải trải qua một quá trình không ngừng
phấn đấu bền bỉ, lâu dài cùng với việc theo đuổi chiến lược phát triễn đúng đắn được đề
ra một cách nhất quán, khoa học. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận sự hỗ trợ hết sức to
lớn từ các Cơ quan, Ban ngành, Lãnh đạo nhà nước để SJC có được vị thế như hiện nay.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường không ngừng vận động sẽ đưa Công ty phải luôn
đối đầu với những khó khăn, thử thách trong tương lai như việc lớn mạnh không ngừng
của các đối thủ cạnh tranh, thị phần xuất khẩu vẫn chưa được gia tăng, mảng sản xuất
kinh doanh vàng nữ trang vẫn chưa là thế mạnh cùng với đó là tâm lý tự mãn với thành
công và dựa dẫm vào sự bảo trợ của nhà nước…Để đối phó với những thách thức này,
đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty phải luôn hoàn thiện chiến lược phát triễn, phấn đấu đạt
được các mục tiêu đã đề ra, có như vậy, Công ty mới giữ vững được vị thế và không
ngừng phát triễn
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 21
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
HIỆN TẠI CỦA SJC
5.1. Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược của công ty
Mọi chiến lược khi đưa vào hoạch định, đều phải gắn chặt với Sứ mệnh và mục
tiêu chiến lược lâu dài của công ty. Toàn bộ thông tin về phương hướng, chiến lược đều
được Công ty quan tâm. Có những chiến lược dài hạn, cũng có những chiến lược ngắn
hạn. Nhưng dù như thế nào, Sứ mệnh và mục tiêu cuối cùng để tạo ra chiến lược chính là
lợi nhuận. Trong quá trình thực thi chiến lược của SJC, Ban lãnh đạo luôn bám sát với
mục tiêu, sứ mệnh đặt ra nhằm đạt được hiệu quả như mong muốn, luôn phấn đấu để giữ
vững vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng tại Việt Nam. Do đó, chiến
lược phát triễn công ty đến năm 2015 luôn gắn liền với mục tiêu bảo vệ thị phần trong
nước và gia tăng doanh số xuất khẩu, muốn như vậy đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu,
đánh giá tỉ mỉ về sự tác động của các yếu tố bên ngoài, bên trong và vị thế năng lực cạnh
tranh hiện tại của công ty qua đó rút ra được những khó khăn, thuận lợi mà công ty đã,
đang gặp phải trong quá trình thực thi nhằm hoàn thiện hơn chiến lược phát triễn mà công
ty đã đề ra.
5.2. Tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với môi trường bên
trong và môi trường bên ngoài của Công ty
5.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài:
* Yếu tố kinh tế:
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
(WTO) năm 2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta. Tuy nhiên năm 2010 vừa qua, dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
vẫn còn tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế Việt Nam và gây ảnh hưởng nặng nề tới tất cả
các chủ thể trong nền kinh tế từ các doanh nghiệp đến người lao động và gia đình của họ
khiến tình trạng của nền kinh tế xấu đi trông thấy, chỉ số giá tiêu dùng liên tục gia tăng,
trong bối cảnh lạm phát tăng cao người tiêu dùng Việt Nam đã phản ứng bằng cách thắt
chặt chi tiêu cá nhân, chi tiêu chính phủ giảm do chính sách tài khóa thắt chặt quyết liệt
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 22
của chính phủ nhằm hạ nhiệt lạm phát, xuất khẩu của Việt Nam do các thị trường tiêu thụ
sản phẩm chính bị thu hẹp…
Tóm lại năm 2011 nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ phải đương đầu với những khó
khăn, thử thách hết sức khốc liệt và nguy cơ giảm tăng trưởng vẫn đang hiện hữu. Tuy
nhiên với những chính sách điều hành kinh tế linh hoạt của Chính phủ và nỗ lực của toàn
xã hội, kinh tế Việt Nam sẽ đứng vững tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững trong
những năm tiếp theo.
* Yếu tố xã hội:
Việt Nam là một nước đông dân với số liệu ước tính năm 2010 gần 86,2 triệu
người, đứng thứ 12 trên thế giới, có tỉ lệ tăng tự nhiên ở mức 1,2% và tỉ lệ dân số thành
thị của Việt Nam đạt 27,9% có thể thấy nguồn lao động ở nước rất dồi dào.
Tuy nhiên , theo thống kê hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỉ
lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Số người tham gia thị trường lao
động ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% lực lượng lao động. Số lao động dư thừa ở khu
vực nông thôn, nông nghiệp rất lớn ( có nơi lên đến 50% ) với đa số lao động không có
nghề, không được đào tạo, khi tham gia thị trường lao động rất khó tìm việc làm, tạo nên
bất cập trong quan hệ cung cầu lao động trên thị trường.
Có 3 điểm về tình trạng lao động ở nước cần lưu ý và phải nỗ lực không ngừng để
cải thiện chất lượng lao động của Việt Nam: thứ nhất là trình độ chuyên môn, tay nghề và
kỹ năng hành nghề và tính linh hoạt nghề chưa cao, thiếu ngoại ngữ; thứ hai là tinh thần
chấp hành kỷ luật, hiểu biết pháp luật và ý thức hành động theo pháp luật còn hạn chế ;
thứ ba là văn hóa ứng xử trong công việc còn chưa phù hợp với tác phong làm việc hiện
đại và chưa mang tính chuyên nghiệp. Vì thế, phải có chính sách và cơ chế đồng bộ, lâu
dài để giải quyết những yếu điểm này, đồng thời phát huy những thế mạnh của lao động
Việt Nam, tạo nên sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn với
những nhà đầu tư nước ngoài.
* Yếu tố chính trị, pháp luật:
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 23
Nhìn chung, nước ta có nền chính trị ổn định, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát
triển thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết được lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, có tác dụng mạnh đến sự tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước về ngành vàng, đặc biệt là nữ trang chưa
nhất quán, không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành có được kế hoạch ổn
định trong hoạt động. Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích ngành mỹ nghệ kim
hoàn tại Việt Nam và cũng chưa có sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ và trách nhiệm
quản lý đối với ngành này, Nhà nước chỉ quan tâm đến quản lý vàng tiền tệ. Hiện nay,
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động gia công, chế tác,
cầm đồ, mua bán, xuất nhập khẩu vàng: cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương
thực hiện việc quản lý thị trường vàng trong cả nước.
Chính sách thuế đối với ngành kinh doanh vàng bạc quá cao: trong năm 2010, Nhà
nước chủ trương chống nhập siêu mà biện pháp liên quan đến thị trường vàng là tăng
thuế nhập khẩu vàng lên gấp đôi (0,5 lên 1%) và ngưng cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng
nguyên liệu, hạn mức sản xuất vàng miếng bắt đầu cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên
liệu. Nhờ đó, đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vàng thu được hiệu quả kinh doanh cao
và góp phần giảm bớt nhập siêu.
Kết thúc quá trình phân tích môi trường bên ngoài, chúng ta cơ bản có đủ cơ sở để
xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE.
Phụ lục 9: Ma trận các yếu tố bên ngoài của Công ty SJC
Qua phân tích bảng ma trận các yếu tố bên ngoài của Công ty SJC, chúng ta nhận
thấy số điểm quan trọng bằng 2.97 cho thấy doanh nghiệp đang phản ứng khá với
các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường hoạt động của mình. Công ty SJC tiếp
tục thực hiện các chiến lược ứng phó tốt hơn nữa để tận dụng các cơ hội có được và tối
thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của mối đe dọa bên ngoài.
5.2.2 Phân tích môi trường bên trong
Phân tích các yếu tố nội bộ là cơ sở để xây dựng ma trận IFE. Đây là công cụ
nhằm tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu tố quan trọng của các bộ phận chức
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 24
năng trong công ty cũng như xem xét cách thức mà các chiến lược hiện tại của Công ty
SJC đang áp dụng:
* Nguồn nhân lực:
Bộ máy tổ chức là một bộ phận quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự hình thành
và khẳng định mình của Công ty. Một công ty hoạt động, mà không có bộ máy tổ chức
quản lý, thì cũng như “một đoàn tàu không có đầu tàu”. Công ty SJC là một doanh nghiệp
phát triển mạnh, điều này luôn đi song song với việc công ty sở hữu một bộ máy tổ chức
khoa học và luôn luôn định hướng cải tổ bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý. Tất
cả các mục tiêu đã vạch ra đều thực hiện bởi con người, do đó chiến lược nguồn nhân lực
có ý nghĩa quyết định. Sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào năng lực và sự nhiệt tình
của đội ngũ những người lao động của Công ty. Liên quan tới năng lực các chiến lược về
nguồn nhân lực quan tâm tới việc tuyển những người tốt nhất, đào tạo và phát triển họ
liên tục, để người lao động có thể đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển chiến
lược. Năng lực của người lao động không chỉ được quan tâm ở năng lực chuyên môn sâu
mà còn được chú trọng và thích ứng nhanh với sự thay đổi.
Nắm bắt được điều này, Công ty SJC luôn có chiến lược thu hút nguồn nhân lực.
Ngoài ra, trong Công ty, luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc; tạo thời
cơ, động lực giúp nhân viên có cơ hội thể hiện mình từ đó từng bước thăng tiến trong
công việc. Hiện nay, SJC tăng cường cán bộ quản lý tin cậy và có trình độ nghiệp vụ cho
việc mở rộng mạng lưới, thiết lập các chi nhánh và đầu tư ra nước ngoài
* Hoạt động Marketing:
Để có thể giữ giá vàng và nâng cao thị phần, nâng cao uy tín thương hiệu của
Công ty SJC, Công ty cần phải xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing. Chiến lược
Marketing là phương cách lâu dài, xuyên suốt nhằm triển khai và phối hợp toàn bộ các
lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó biểu hiện thái độ và mối quan hệ giữa
nhu cầu của thị trường và thế đứng trong kinh doanh của doanh nghiệp.
* Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều yếu tố gồm: nguyên liệu, trang thiết bị, chất
lượng lao động. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhu cầu người tiêu dùng, Công ty SJC
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 25
đã thực hiện cải thiện chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức
quốc tế QMS cấp. Từ khâu lựa chọn nguyên liêu nhập cho tới khâu kiểm tra trước khi
bán rộng rãi tại thị trường phải có sự kết hợp chặt chẽ.
Để có nguồn nguyên liệu tốt, Công ty đã nhập hiệu “3 chìa khóa” của Thụy Sĩ.
Đây là loại vàng có uy tín trên thị trường thế giới. Các sản phẩm của SJC đều phải qua
công đoạn chế tác quy trình kiểm tra nghiêm ngặt để bảo đảm chất lượng. Các sản phẩm
của SJC đều có mã hiệu riêng của Công ty. Thương hiệu, quy cách sản phẩm (đối với
vàng miếng) đều đã được lập thủ tục đăng ký hợp pháp. Với mục tiêu chiến lược chất
lượng của mình, Công ty đã từng bước xây dựng và tiếp tục phát huy ngày một tốt hơn.
Như vậy, căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại của Công ty SJC kết hợp
phương pháp chuyên gia chúng ta có thể thiết lập ma trận các yếu tố bên trong cho
Công ty:
Phụ lục 10: Ma trận các yếu tố bên trong của Công ty SJC
Qua phân tích bảng ma trận các yếu tố bên trong của Công ty SJC, cho thấy tổng
số điểm quan trọng của các yếu tố môi trường bên trong là 3.350, điều này chứng tỏ năng
lực của Công ty tương đối tốt, Công ty có điểm mạnh nổi trội là: Thương hiệu, chất
lượng sản phẩm và thị phần. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố cần khắc phục
như nâng cao chất lượng quản lý và nguồn nhân lực, đầu tư thêm công nghệ sản xuất và
máy móc thiết bị
5.3. Các khó khăn từ quá trình thực thi và gắn kết chiến lược với môi trường
cạnh tranh
5.3.1. Đối thủ cạnh tranh
Trong ngành sản xuất kinh doanh vàng bạc nữ trang, Công ty SJC phải đối phó với
các nhóm công ty sau:
- Các công ty cổ phần
- Các doanh nghiệp cửa hàng tư nhân.
- Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Các công ty cổ phần:
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 26
Bao gồm các công ty sau: Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Công ty
Vàng bạc đá quý TP. HCM (VJC), Công ty Vàng bạc đá quý Bến Thành (FIDIJECO),
Công ty Mỹ nghệ thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AJC) …
Trong đó, PNJ là nổi bật nhất, được đánh giá là đối thủ cạnh tranh chính, PNJ có
các đặc điểm như sau:
- PNJ là công ty cổ phần với vốn điều lệ là 300 tỷ, vốn hoạt động 1298 tỷ, ngành
nghề kinh doanh: dịch vụ kiểm định kim cương và đá quý; sản xuất, kinh doanh trang sức
bằng vàng, bạc, đá quý, vàng miếng; cho thuê nhà theo luật kinh doanh bất động sản.
- Ngoài ra, PNJ tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối, xây dựng các trung tâm nữ
trang ở các đô thị lớn và chuẩn bị kỹ càng để bước chân qua lĩnh vực kinh doanh thời
trang cao cấp.
Æ Các công ty cổ phần đang dần cải thiện và khẳng định vị trí của mình trên
thương trường, trước tình hình đó Công ty SJC cần có những chiến lược để đối phó nhằm
giữ vững thương hiệu “Vua” và thị phần của mình.
Các doanh nghiệp tư nhân (DNTN):
Như đã nói ở trên lực lượng này là đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường nữ
trang bình dân hiện nay. Họ có khả năng bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Hệ
thống này có đặc điểm sau:
- Qui mô tổ chức: nhỏ bé, hoạt động theo kiểu gia đình. Trình độ quản lý không
cao, mang tính truyền thống, cha truyền con nối.
- Tiềm lực tài chính: một số DNTN có tiềm lực tài chính khá, một vài doanh
nghiệp có khả năng vốn đến một triệu USD.
- Phương thức kinh doanh: các DNTN phần lớn kinh doanh trên cơ sở tín nhiệm,
giao nhận trăm lượng vàng có thể bằng giấy hay điện thoại ghi nhận. Các doanh nghiệp
bán nữ trang cho các cửa hàng lẻ hay bán buôn theo hình thức gối đầu.
- Thị trường: có thể nói hệ thống này đang chiếm lĩnh thị trường nữ trang trong cả
nước, 80% thị phần nữ trang bình dân.
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 27
Æ Trong tương lai, theo đà phát triển kinh tế của đất nước, họ sẽ là đối thủ cạnh
tranh mạnh, Công ty SJC cần có những chiến lược để có thể lường trước cũng như kiểm
soát tốt và đối phó với thị trường luôn biến động này.
Các công ty nước ngoài:
Hiện nay tại phía Nam (Đồng Nai) có hai công ty sản xuất nữ trang 100% vốn
nước ngoài đang hoạt động với quy mô lớn. Các công ty này có công nghệ hiện đại, có
kinh nghiệm về tiếp thị cũng như tiềm lực tài chính để quảng cáo. Họ là: Công ty Design
International Pháp và Công ty Pranda Thái Lan, là các công ty con của hai tập đoàn nữ
trang lớn của Thái Lan và Pháp. Các công ty này đem hàng vào bán và thiết lập mạng
lưới bán lẻ trên thị trường nước ta. Đây là đối thủ đáng gờm của SJC trong tương lai.
Hơn nữa, nước ta có lợi thế về giá nhân công rẻ, nghệ nhân và thợ kim hoàn có tay
nghề cao, nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào TP. HCM để làm vàng mỹ
nghệ xuất đi nước khác. Đây là một mối đe dọa đáng quan tâm đối với Công ty SJC.
Phụ lục 11: Bảng so sánh SJC với các đối thủ cạnh tranh
5.3.2 Các khó khăn khác
Giá vàng Việt Nam trong những năm gần đây chuyển biến không ngừng, những
bài toán về giá vàng luôn làm đau đầu các nhà đầu tư kinh tế. Là một doanh nghiệp hoạt
động mạnh, Công ty cần nhận định, phân tích và dự đoán tình hình thị trường vàng để
hiểu rõ và nắm bắt thị trường, từ đó tìm ra những cơ hội và giảm thiểu những đe dọa ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là một thử thách lớn đối với Công
ty, đòi hỏi sự nỗ lực và không ngừng tim tòi nghiên cứu. Nhưng nếu Công ty thực hiện
được với xác suất chính xác cao, thì đây sẽ là một thế mạnh mà không đối thủ cạnh tranh
nào có được; góp phần cực kỳ quan trọng vào việc khẳng định vị thế “Vua” của mình
trên thương trường kinh doanh vàng.
SJC – một công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, đây là một
yếu tố thuận lợi cơ bản cho sự phát triển lâu dài của công ty, nhưng đồng thời cũng đòi
hỏi công ty phải có các biện pháp chỉ đạo linh hoạt trong kinh doanh để đối phó với các
biến động của thị trường, đặc biệt là đối với khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu và suy
giảm kinh tế trong nước trong những năm tới.
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 28
Thị trường vàng miếng có sự tham gia của nhiều thương hiệu mới sẽ tạo khả năng
chia sẻ thị phần vàng mà SJC đã chiếm ưu thế trong nhiều năm qua. Do vậy, cần có chủ
trương, biện pháp tích cực nhằm nâng cao tính cạnh tranh và giữ vững thị phần thương
hiệu SJC
Với những biến động bất thường của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng vàng
để thanh toán và dự trữ vẫn là một lựa chọn “an toàn”, đồng thời tiêu thụ nữ trang sẽ tăng
theo đà phát triển kinh tế. Trong khi đó, thế mạnh của SJC tập trung ở vàng miếng, sản
xuất và tiêu thụ nữ trang còn nhiều hạn chế, điều này đòi hỏi công ty phải có biện pháp
thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, xây dựng thương hiệu SJC thành một
thương hiệu vững mạnh và nổi bật
Kết luận Chương 5:
Như vậy, rất rõ ràng, chiến lược kinh doanh hiện tại của Công ty SJC đang được
triễn khai, thực thi một cách hết sức thuận lợi, gắn liền với sức mệnh, mục tiêu mà ban
lãnh đạo đã đặt ra. Để có được điều này, phải công nhận những lợi thế không thể chối cãi
mà Công ty đã và đang có được từ sự hậu thuẫn của Cơ quan quản lý nhà nước, sức mạnh
tài chính, thương hiệu và thị phần vàng miếng gần như độc quyền…Tuy nhiên,trong quá
trình gắn kết chiến lược với hoạt động thực tế, Công ty vẫn phải luôn đương đầu với rất
nhiều vấn đề khó khăn từ sự lớn mạnh không ngừng cua các đối thủ cạnh tranh đến
những vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan đến đặc thù kinh doanh vàng hay yêu cầu cấp bách
phải đẩy mạnh thị trường xuất khẩu…Tất cả điều này cho thấy, trong chiến lược phát
triễn của công ty đến năm 2015 vẫn còn phải bổ sung, hoàn thiện thêm rất nhiều để đạt
đến mục tiêu, sứ mệnh đã đề ra.
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 29
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
CỦA SJC GIAI ĐOẠN 2010-2015
6.1. Hoàn thiện sứ mệnh - mục tiêu - tầm nhìn
6.1.1 Sứ mệnh và Mục tiêu của Công ty SJC đến năm 2015:
- Tập trung mọi nguồn lực cho việc phát triển kinh doanh chính là vàng bạc, đá
quý, nhằm duy trì, củng cố và phát triển thế đứng, uy tín, thị phần và nhịp độ tăng trưởng
của SJC.
- Tập trung đẩy mạnh sản xuất, chế tác nữ trang để thể hiện vai trò của một đơn vị
chủ lực trong việc thực hiện chiến công nghệ hóa ngành kim hoàn thành phố, hướng
mạnh về xuất khẩu.
- Tiến hành các biện pháp quản lý chặt chẽ và hiệu quả theo hướng tăng cường
quy chế hóa để củng cố, tạo sự ổn định về tổ chức hoạt động trong toàn hệ thống. Xây
dựng thành công mô hình Công ty mẹ – công ty con chuyên ngành vàng bạc đá quý của
thành phố mà SJC đã được chọm làm thí điểm.
- Mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh với phương thức thích hợp và loại hình
hiện đại. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ và xuất khẩu.
6.1.2 Tầm nhìn:
- SJC trở thành công ty kinh doanh vàng bạc đá quý với uy tín chất lượng hàng
đầu là nơi đàng tin cậy nhất cho người tiêu dùng Việt Nam
- Tiếp tục giữ vững thị phần vàng tiền tệ chiếm đến 90% nhu cầu trên phạm vi cả
nước.
- Mở rộng thị phần vàng trang sức để dần dần chiếm đa số trong doanh thu kinh
doanh vàng bạc đá quý.
- Đẩy mạnh xuất khẩu vàng ra thị trường quốc tế với kim ngạch hàng năm trên 100
triệu USD dẫn đầu về kim ngạch đối với các doanh nghiệp kim hoàn trong nước.
- Thiết lập các kênh phân phối vàng bạc đá quý với mạng lưới phủ kín 61 tỉnh,
thành phố.
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 30
- Tăng cường hoạt động kinh doanh phụ trợ (ngoài vàng bạc đá quý): thương mại,
ngoại thương, dịch vụ … chiếm đến 30% quy mô và hiệu quả hoạt động của Công ty.
- Hình thành tập đoàn kinh tế mạnh của Thành phố và một doanh nghiệp kim hoàn
nổi bật trong toàn khu vực
6.2. Đề xuất sản phẩm tối ưu
Chiến lược sản phẩm là chiến lược chủ yếu, là phương thức kinh doanh có hiệu
quả trên cơ sở bảo đảm thảo mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong
từng thời kỳ hoạt động kinh doanh. Chiến lược sản phẩm giữ vai trò quyết định, nó là
xương sống của chiến lược kinh doanh.
Để đáp ứng một phần nào xu hướng thị trường cũng như tạo sự khác biệt để cạnh
tranh, trước tiên nhà quản trị phải có chiến lược định vị sản phẩm phù hợp để đáp ứng
phân khúc lựa chọn.
ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM:
Với ưu thế của mình, Công ty SJC có thể đạt được sự thành công với phân khúc
trang sức cao cấp, đúc – máy, cộng với tiềm lực tài chính lớn, đội ngũ quản lý tốt, có
trình độ cũng như lực lượng nhân sự tốt. Công ty có thể định vị chiến lược sản phẩm theo
phân khúc phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường nữ trang, lựa chọn khách hàng
mục tiêu. Tiêu thức đầu tiên và duy nhất của chiến lược sản phẩm là “Chất lượng cao
nhất trên thị trường và trong lòng khách hàng” ở cả 3 phân khúc sau:
y Phân khúc 1: Trang sức cao cấp: Đây là phân khúc hiện thời của Công ty đang
chiếm thị phần cao, được khách hàng đánh giá tốt, công ty định hướng chiến lược phục
vụ cho tầng lớp trung lưu .
y Phân khúc 2: Trang sức bình dân:
- Đây là một phân khúc lớn, có nhiều đối thủ tham gia, tuy nhiên do tính chất sản
xuất thủ công nên sản phẩm chưa đạt độ đồng đều về chất lượng, lượng sản xuất ít, chậm,
khó khăn có khả năng cạnh tranh về lâu dài. Với ưu thế sản xuất công nghiệp sản phẩm
đạt chất lượng cao, Công ty nên chiếm lĩnh thị trường này.
- Hiện Công ty SJC chưa có các sản phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu này, vì thế
công ty nên chú tâm sản xuất các loại nữ trang có trọng lượng thấp từ 1 chỉ trở xuống, với
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 31
chất lượng vàng là vàng 18K, 14K; với các màu sắc đa dạng, độ bóng tốt, đặc biệt là các
loại nữ trang gắn đá quý.
y Phân khúc 3: Nữ trang mạ bình dân và cao cấp
- Nữ trang mạ bình dân: Các sản phẩm trên nên định vị theo hướng nữ trang thời
trang bình dân. Chu kỳ các sản phẩm này ngắn hơn, thường chỉ một tháng trở xuống
thông qua hệ thống các nhà sách, cửa hàng lưu niệm và chợ. Sản phẩm rẻ nên được tiêu
thụ tốt nhờ giá rẻ.
- Nữ trang mạ cao cấp: Các sản phẩm này được định vị như nữ trang cao cấp
nhưng được làm từ kim loại rẻ tiền.
Công ty cần xác định cho mình một chiến lược sản phẩm phù hợp, phát triển được
vị thế, thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
chiến lược sản phẩm phải có một sự kết hợp chặt chẽ với các chiến lược trong marketing
– mix, có như vậy mới đạt hiệu quả cao.
6.3. Đề xuất khách hàng tòan diện
Cho đến nay, mặc dù Công ty SJC đã có quan hệ buôn bán với một số nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhưng nói chung, SJC chưa tạo được những thị trường xuất
khẩu trực tiếp có quy mô lớn ổn định, chưa vào được một số thị trường lớn quan trọng.
Việc mở rộng thị trường ngoài nước chưa thực sự chú ý đúng mức để đáp ưng nhu cầu
xuất khẩu ngày một tăng, mà công ty SJC chỉ nỗ lực tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong nước. Hiện nay, Công ty SJC đủ khả năng để xuất khẩu, nhưng đồng thời Công ty
cũng cần có thêm nhiều hoạt động hỗ trợ để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng
như tìm cách giới thiệu hàng, sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài.
Công ty có thể liên hệ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tranh thủ
những chương trình hỗ trợ cho các đoàn danh nhân tham gia các hội chợ triễn lãm.
Thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm nữ trang trên thế giới, hoặc tại các nước
Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, … để khuyếch trương uy tín, chất lượng, thương
hiệu của Công ty. Từ điều này, ngoài việc tạo được mối giao lưu hợp tác và trao đổi kinh
nghiệm giữa các nghệ nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nữ trang, Công ty còn có
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 32
thể giới thiệu và tạo tiếng vang tốt đẹp cho nghệ thuật kim hoàn Việt Nam trong và ngoài
nước. Qua đó, các nghệ nhân, các doanh nghiệp trong nước đối chiếu, so sánh, giới thiệu,
thử nghiệm những sản phẩm mới của mình với khách hàng nước ngoài và bạn hàng quốc
tế; đồng thời đánh giá được thị hiếu thẩm mỹ, lượng giá được nhu cầu làm đẹp và sức
mua để có chính sách, biện pháp hợp lý trong sản xuất và kinh doanh.
Hội chợ kim hoàn còn tạo điều kiện cho Công ty nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng,
thu nhập thông tin tiếp thị để cải tiến sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng không chỉ
riêng thị trường trong nước, mà còn hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Mặt khác, thông qua
hội chợ, Công ty có thể tìm hiểu được xu hướng thị hiếu khách hàng cũng như xu thế
phát triển ngành kim hoàn thế giới. Tạo cơ hội tham quan trực tiếp các đơn vị, tổ chức
sản xuất, kinh doanh nữ trang vàng bạc đá quý trên thế giới. Xác lập, mở rộng mối giao
lưu, tạo điều kiện giới thiệu, quảng cáo, chào bán các sản phẩm truyền thống.
Củng cố quan hệ với các bạn hàng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng chủ
động hơn trong khâu đặt hàng, thanh toán sao phù hợp hai bên cùng có lợi. Trưng bày sản
phẩm bắt mắt, dễ nhận biết. Bao bì sản phẩm có thể được phân loại theo nhóm sản phẩm,
đa dạng các mẫu bao bì theo các loại nữ trang khác nhau cho khách hàng dễ dàng lựa
chọn. Các sản phẩm mới cần được trưng bày phân biệt so với các sản phẩm trước. Do
tâm lý khách hàng, với những khách hàng có nhu cầu cao, ưa thích hàng độc, thì việc sở
hữu một sản phẩm mới, không đụng hàng là một điều đáng tự hào.
Phát triển hoạt động quảng bá về vàng SJC, tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh nữ
trang. Đối với hệ thống phân phối, tổ chức thống nhất hoạt động theo một đường lối
chung, đồng thời tăng cường thêm các kênh phân phối phù hợp với tình hình Công ty.
Theo sát, nghiên cứu nhằm có kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như
phát triển các sản phẩm mới, kịp thời đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng.
6.4. Hoàn thiện hệ thống cấu trúc
Bộ máy tổ chức là một bộ phận quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự hình thành
và khẳng định mình của Công ty. Công ty SJC là một doanh nghiệp phát triển mạnh, điều
này luôn đi song song với việc công ty sở hữu một bộ máy tổ chức khoa học và luôn luôn
định hướng cải tổ bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý, bằng cách:
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 33
Tiếp tục thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
Cử nhiều cán bộ tham gia các cuộc hội thảo, các khóa học ngắn hạn để nâng cao
kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Công ty cần triễn khai nhiều biện pháp để thực hiện nghiêm túc chương trình hành
động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chương trình hành động
phòng chống tham nhũng.
Liên quan tới năng lực các chiến lược về nguồn nhân lực quan tâm tới việc tuyển
những người tốt nhất, đào tạo và phát triển họ liên tục, để người lao động có thể đáp ứng
được những đòi hỏi của sự phát triển chiến lược. Năng lực của người lao động không chỉ
được quan tâm ở năng lực chuyên môn sâu mà còn được chú trọng và thích ứng nhanh
với sự thay đổi.
Công ty SJC cần phải có chiến lược thu hút nguồn nhân lực. Ngoài ra, trong Công
ty, phải luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc; tạo thời cơ, động lực giúp
nhân viên có cơ hội thể hiện mình từ đó từng bước thăng tiến trong công việc.
SJC nên tăng cường cán bộ quản lý tin cậy và có trình độ nghiệp vụ cho việc mở
rộng mạng lưới, thiết lập các chi nhánh và đầu tư ra nước ngoài. Để làm được điều này,
Công ty cần phân bổ nguồn lực một cách phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Phân bổ
nguồn lực là công việc rất quan trọng, là nhiệm vụ hàng đầu nhằm đảm bảo cơ sở vật chất
kỹ thuật cho chiến lược được thực hiện.
Kết luận Chương 6:
Bất kỳ một chiến lược nào cũng cần có thời gian thực thi và áp dụng trong thực
tiễn kinh doanh để rút ra được bài học hoàn thiện. Do đó, với mô hình chiến lược hiện tại
đang áp dụng tại SJC, mặc dù đã có những thành tựu bước đầu nổi trội nhưng rõ ràng để
hoàn thành được mục tiêu, sứ mệnh tầm nhìn đã đề ra, công ty còn cần phải nỗ lực nhiều
hơn nữa trong nhiều mặt, cụ thể trong chương này, tôi xin nêu kiến nghị, đóng góp như
trên để hoàn thiện 3 đỉnh quan trọng của mô hình Delta, đó là: sản phẩm tối ưu, khách
hàng toàn diện và hệ thống cấu trúc…
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 34
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN
Ngày nay, đứng trước những đổi mới không ngừng của đất nước, ta thấy được sự
nỗ lực hết mình nhằm khẳng định vị trí của nước ta trên thương trường kinh tế thế giới.
Hòa nhập chung với xu hướng đó, thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế hàng
đầu của đất nước với tính chất địa lý, đặc điểm dân cư mạnh, sẽ là một cửa ngõ quan
trọng nhằm thu hút sự đầu tư, hợp tác với các quốc gia trên thế giới, đưa nền kinh tế Việt
Nam ngày một phát triển hơn.
Sau khi gia nhập WTO, điều đó đã đánh dấu một mốc quan trọng, đưa nên kinh tế
Việt Nam sang một trang mới; nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ chủ chốt càng được chú
trọng và mở rộng hơn, trong đó không thể không nói đến ngành kinh doanh vàng. Kim
loại vàng có sự ra đời và phát triển từ rất lâu, luôn luôn được ưa chuộng qua nhiều giai
đoạn phát triển của loài người. Hiện nay, Nhà nước ngày càng quan tâm chú trọng hơn
đến ngành kinh doanh vàng vì tuy đây là một ngành kinh doanh còn mới mẻ, nhưng nó có
một sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia.
Ta có thể thấy, việc tiêu thụ vàng tập trung mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều
cơ sở sản xuất kinh doanh vàng được hình thành ở đây và thành phố được coi là nơi có
tiềm năng rất lớn về sản xuất đồ trang sức. Là một doanh nghiệp chủ chốt trong hoạt
động kinh doanh vàng, công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn SJC luôn luôn định ra cho
mình một chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đối phó với những biến chuyển trên thị
trường đề công ty có thể phát triển bền vững không ngừng cho đến năm 2015.
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 35
PHỤ LỤC
Phụ lục I : Sơ đồ mô hình Delta
© 2005 Prentice Hall Inc. All rights reserved. 1–21
Các thành phần cố định
vào hệ thống
Sản phẩm tốt nhất
Các giải pháp khách
hàng toàn diện
Sứ mệnh kinh doanh
Xác định vị trí cạnh tranh Cơ cấu ngành
Kế hoạch triển khai chiến lược
Đổi mới, cải tiến Hiệu quả hoạt động
XĐ khách hàng mục tiêu
Lộ trình thực hiện chiến lược
Ma trận kết hợp
Thử nghiệm và Phản hồi
Mô hình Delta Session 5C
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 36
Phụ lục 2: Bản đồ chiến lược
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 37
Phụ lục 3: Sơ đồ 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter.
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 38
Phụ lục 4: Tóm tắt kết quả kinh doanh của SJC trong 20 năm qua.
NĂM DOANH THU
(ĐVT: Tỉ đồng)
SẢN LƯỢNG
VÀNG (lượng)
LỢI NHUẬN
(ĐVT: Tr. đ)
NỘP NSNN
(ĐVT: Tr. đ)
1991 348 6.076 8.887 2.000
1992 931 35.890 6.187 2.682
1993 431 78.014 4.007 6.393
1994 932 318.258 7.401 15.533
1995 750 250.542 4.795 19.035
1996 1.243 452.447 7.189 22.156
1997 999 383.416 12.394 35.050
1998 1.283 726.390 12.662 23.362
1999 1.128 849.034 10.944 18.741
2000 924 315.441 7.825 24.417
2001 1.139 459.964 8.812 13.606
2002 1.567 419.969 7.652 10.019
2003 1.483 259.724 14.801 16.560
2004 1.878 176.224 8.219 8.078
2005 2.604 378.944 10.108 10.779
2006 3.913 724.303 20.609 16.277
2007 5.449 820.675 16.022 22.217
2008 17.136 1.726.923 69.666 70.839
2009 23.840 1.100.477 77.446 63.426
2010 36.018 2.908.732 150.411 128.678
Cộng 130.996 12.391.443 466.037 529.848
(Nguồn: công ty SJC)
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 39
Phụ lục 5: Tình hình tiêu thụ vàng VN và thị phần chiếm lĩnh của SJC
Tiêu thụ tại VN (tấn)
theo số liệu WGC
Sản lượng vàng
SJC
Thị phần (%)
Năm
Tổng
Vàng
đầu tư
Nữ
trang
Vàng miếng
(Lượng)
Tính theo
tấn
Chung
(tổng cầu)
Vàng đầu
tư
2005 58.80 36.00 22.80 378.944 14.21 24.17 39.47
2006 65.30 39.20 26.10 724.303 27.16 41.59 69.29
2007 60.90 34.00 26.90 820.675 30.78 50.53 90.52
2008 91.60 69.50 22.10 1.726.923 64.76 70.70 93.18
2009 77.50 56.10 21.40 1.100.477 41.27 53.25 73.56
2010 115.80 96.20 19.60 2.908.730 109.08 94.19 113.39
CỘNG 469.90 331.00 138.90 7.660.054 287.25 / /
(Nguồn: Công ty SJC)
Phụ lục 6: Thị phần công ty SJC qua các năm
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 40
Phụ lục 7: Sơ đồ tổ chức
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 41
Phụ lục 8: Bảng phân tích ma trận SWOT
Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W)
SWOT
- Một thương hiệu mạnh, có uy
tín, chất lượng được thừa nhận
trên thị trường cả nước.
- Nguồn tài chính mạnh, trình
độ quản lý cao.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, công
nghệ hiện đại.
- Đứng đầu về thị phần, hệ
thống phân phối rộng khắp cả
nước.
- Chất lượng sản phẩm cao.
- Hoạt động marketing còn
yếu, chưa chuyên nghiệp.
- Chưa có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các phòng ban
trong Công ty.
- Hệ thống phân phối trực
tiếp đến khách hàng còn
hạn chế.
Những cơ hội (O)
- Thị trường nữ trang tại Việt Nam và
nước ngoài rất lớn, trong khi nhu cầu
người tiêu dùng ngày một cao hơn,
thì chưa có doanh nghiệp nào trong
ngành đáp ứng được đầy đủ về nữ
trang cao cấp và thời trang.
- Thói quen tích trữ vàng ngày một
tăng.
PHỐI HỢP SO
(Sử dụng mặt mạnh để khai
thác cơ hội)
PHỐI HỢP WO
(Khai thác cơ hội để vượt
qua mặt yếu)
Những đe dọa (T)
- Sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh
về vàng miếng nhằm chiếm thị phần
của Công ty.
- Các doanh nghiệp nước ngoài với
công nghệ hiện đại, kinh nghiệm và
tiềm lực xâm nhập mạnh vào thị
trường Việt Nam, đây là đe dọa lớn
nhất đối với Công ty SJC trong tương
lai.
PHỐI HỢP ST
(Sử dụng mặt mạnh để tránh
các đe dọa)
PHỐI HỢP WT
(Giảm thiểu mặt yếu để
tránh các đe dọa)
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 42
Phụ lục 9: Ma trận các yếu tố bên ngoài của Công ty SJC
Yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ quan
trọng
Phân
loại
Số điểm
quan trọng
Nhu cầu thị trường cao 0.11 2 0.18
Kinh tế tăng trưởng, đời sống nâng cao 0.12 2 0.22
Khoa học công nghệ phát triễn tạo điều kiện
cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
sản xuất.
0.11
3
0.33
Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh trong nước vẫn
chưa chiếm được thị phần đáng kể
0.12
3
0.36
Khách hàng trung thành khá nhiều 0.11 3 0.33
Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều 0.13 3 0.39
Nền kinh tế chính trị Việt Nam hội nhập và phát
triễn ổn định
0.11 4 0.48
Xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế 0.09 4 0.44
Thị trường xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn
0.10
3
0.30
Tổng cộng: 1.00 2.97
Phụ lục 10: Ma trận các yếu tố bên trong của Công ty SJC
STT Các yếu tố môi trường bên trong chủ yếu
Mức độ
quan trọng
Phân loại Điểm quan trọng
1 Thương hiệu sản phẩm 0.15 4 0.60
2 Chất lượng sản phẩm 0.15 4 0.60
3 Thị phần 0.15 4 0.60
4 Khả năng nguồn nhân lực 0.15 3 0.45
5 Khả năng tài chính 0.10 3 0.45
6 Khả năng quản lý 0.15 2 0.30
7 Công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị 0.10 2 0.20
8 Vị trí địa lý 0.05 3 0.15
Tổng cộng: 1.00 3.35
0
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 43
Phụ lục 11: Bảng so sánh SJC với các đối thủ cạnh tranh
Tiêu thức SJC PNJ Doanh nghiệp tư
nhân
Doanh nghiệp
nước ngoài
Vốn Lớn Lớn Nhỏ Rất lớn
Nhân lực Khá Dồi dào Lớn, không tập trung Ít đào tạo chính
quy
Công nghệ Hiện đại Hiện đại Thấp Rất hiện đại
Marketing Khá Mạnh Không có Mạnh
Thị trường
chiếm lĩnh
Vàng miếng Nữ trang
đúc – máy
80% thị trường bình
dân
Xuất khẩu
Ủng hộ của
Nhà nước
Có Không có Chưa quan tâm Hàng rào thuế
quan
Chất lượng sản
phẩm
Cao Cao Thấp, không đúng
tuổi
Cao
Giá Cạnh tranh Phù hợp Rất thấp Cao
Phân phối Chính thức rộng Chính thức
rộng
Hẹp Nước ngoài
Quảng cáo Nhiều Nhiều Không Không
Hình thức
thanh toán
Trả ngay + gối
đầu
Trả ngay Gối đầu Không gối đầu
Uy tín nhãn
hiệu
Cao Tốt Trung bình Cao
Đồ Án Tốt Nghiệp Thực hiện: Nguyễn Hoàng Vũ
_____________________________________________________________________________________________
Trang 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
¾ Thompson, A.A. and Strickland, A.J., – Strategic Management – McGraw-Hill
Irwin, Boston.
¾ Hax, A. C. and Wilde II, D.L(2001) – The Delta Project: Discovering New
Sources of Profitability in a Networked Economy – Palgrave, NY.
¾ Kaplan, R.S and Norton, D.P.(2004) – Strategy Maps – Harvard Business
School Press, Boston.
¾ Hamel, Gary (2000) – Leading the Revolution – Harvard Business School Press,
Boston.
¾ Kaplan, R.S and Norton, D.P.(1996) – The Balanced Scorecard – Harvard
Business School Press, Boston.
¾ PGS.TS Đào Duy Huân – Quản lý chiến lược trong toàn cầu hoá kinh tế –
Nhà xuất bản thống kê 2007
¾ PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam (2003) – Chiến lược và
chính sách kinh doanh - Nhà xuất bản thống kê.
¾ Giáo trình bài giảng của Mr. Foo Kok Thye.
¾
¾
¾
¾ http:// www.valuebasedmanagement.net
¾
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_hoang_vu_9008.pdf