CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Đặt vấn đề
Cải tiến là cần thiết và rất quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lực cần thiết cho tiến trình cải tiến thường được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ, là những nguồn lực hữu hình, rất hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam - phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp luôn đối diện với tình trạng thiếu vốn nhưng lại ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng và rơi vào vòng lẩn quẩn của sự thiếu nguồn lực cải tiến. Vòng lẩn quẩn xuất phát từ việc thiếu vốn vật thể, dẫn đến không có tài sản thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư cho cải tiến. Khi không cải tiến được thì năng lực cạnh tranh kém, dẫn đến lợi nhuận thấp rồi tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Mặt dù vòng lẩn quẩn đó là chung đối với các chủ doanh nghiệp, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đã phá vỡ “vòng dây” để tìm lối thoát và thực hiện tốt việc cải tiến và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Để truy tìm những giải pháp cải tiến, trước hết ta xem xét đến các nguồn lực hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn vật thể (thiết bị, nhà xưởng, tiền mặt và các nguồn tài nguyên hữu hình khác) và trình độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ điển). Những nguồn lực đó được đến từ hai nguồn chính: nguồn thứ nhất, do chủ doanh nghiệp huy động từ các nhà đầu tư khác; nguồn thứ hai, doanh nghiệp tiếp cận với các tổ chức tín dụng. Nghĩa là chủ doanh nghiệp phải có khả năng huy động nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đó là khả năng tiếp cận nguồn lực của các doanh nghiệp, phần nhiều là nhờ vào nắm bắt được xu thế thị trường, công nghệ, nhu cầu và dự báo được hành vi của các đối thủ cạnh tranh.
Để nắm bắt được những xu thế trên, đòi hỏi doanh nghiệp nói chung và lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng phải có mạng lưới các mối quan hệ với các chủ thể khác trong môi trường kinh doanh: trước hết là mối quan hệ với các chủ thể tạo ra năm áp lực cạnh tranh(1) đối với doanh nghiệp; sau đó là mối quan hệ tốt với các cơ quan đơn vị có khả năng giúp doanh nghiệp cải tiến về mặt công nghệ, bao gồm viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý vĩ mô và cộng đồng. Các mối quan hệ này cần phải duy trì bằng “sự tín cẩn” lẫn nhau và hành sử với nhau theo “chuẩn mực” văn hoá kinh doanh và xã hội. Ba yếu tố mạng lưới kinh doanh, sự tín cẩn và chuẩn mực cấu thành một loại vốn gọi là “vốn xã hội”.
Theo thảo luận trên, vốn xã hội được giả thuyết như là một nguồn lực “vô hình” tác động đến sự cải tiến và giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có sự kiểm định giả thuyết này và chưa có một khung lý thuyết chung cho các doanh nghiệp quan tâm đầu tư hợp lý vốn xã hội. Việc xây dựng một khung lý thuyết về vốn xã hội trong doanh nghiệp là một việc làm rất cần thiết để giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn ngoài vốn vật chất và trình độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ điển) còn có vốn xã hội; và điều này thật sự rất
(1) Năm áp lực cạnh tranh theo Porter (1999) là: nhà cung cấp, khách hàng, nội bộ, đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn.cần thiết cho một nền kinh tế như Việt Nam – đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn dĩ hạn chế về vốn vật chất và trình độ công nghệ. Hơn nữa, ngay cả khi đạt được dồi dào về vốn vật chất và trình độ công nghệ hiện đại, thì cũng có thể giới hạn
3 vấn đề nêu ở bên trên.
1.1.2 Nêu tên đề tài
Vấn đề cấp thiết hiện nay là xác định đầy đủ các nguồn lực giải thích sự cải tiến, mà trước đây chỉ được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ - vốn dĩ hạn chế đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đề tài “phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nổ lực tìm kiếm một nguồn lực mới đóng góp vào tiến trình cải tiến của doanh nghiệp.
1.1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:
- Vốn xã hội có tác động đến quyết định cải tiến của doanh nghiệp không?
- Vốn xã hội ảnh hưởng đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp như thế nào?
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đo lường vốn xã hội và mức độ cải tiến của doanh nghiệp.
- Kiểm định thang đo vốn xã hội trong doanh nghiệp.
- Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến doanh nghiệp.
- Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp.
- Gợi ý một số giải pháp vĩ mô và vi mô giúp cho doanh nghiệp thực hiện cải
tiến thành công bằng các biện pháp sử dụng vốn hội.
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
TC TG QH TT CT ML TD
DT
CT
NC
TT RD
NV
RD SC
N LN TS
DT
CT NV
H
ệ
số
b
iế
n
th
iê
n
Các biến đo
lường quy
mô hoạt
động và mức
độ cải tiến
sản phẩm.
Các biến đo lường vốn xã hội
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 35
4.3 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
Để đánh giá tính nhất quán nội tại của các biến quan sát thang đo lường khái
niệm nghiên cứu, phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha được thực hiện. Các
biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation)
nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi độ tin cậy Cronbach’s alpha
từ 0,60 trở lên(8).
Bảng 4.1 cho thấy các khái niệm đo lường vốn xã hội đều có hệ số tin cậy
Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và các hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-
Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 (xem phụ lục 4). Điều này cho thấy thang đo
lường các nhân tố (thành phần) của khái niệm vốn xã hội đều đáng tin cậy. Các nhân
tố đó là:
Nhân tố 1, tài sản tham gia bao gồm những mục hỏi về mức độ tham gia của
doanh nghiệp vào cuộc họp, hội thảo, hiệp hội, triển lãm và mạng lưới sản xuất kinh
doanh ở các cấp độ: quận/ huyện (tg1), tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (tg2),
quốc gia (tg5), quốc tế (tg4). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,89 và
các biến tg1, tg2, tg3, tg4 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản
tham gia, biểu hiện qua hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3 (tối thiểu là
0,64).
Nhân tố 2, tài sản quan hệ đo lường mức độ quan hệ thường xuyên của
doanh nghiệp với các chủ thể, cá nhân: chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ
quan ở địa phương (qh1), chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ quan chính
phủ về phát triển kinh tế (qh2), các nhà nghiên cứu ở các trường đại học và chính
phủ trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp (qh3), các khách hàng và nhà cung
cấp (qh4). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,68 và các biến qh1, qh2,
(8) Xem Nunnally & Burnstein (1994) Pschy chometric Theory, 3rd edition, NewYork, McGraw Hill.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 36
qh3, qh4 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản quan hệ, biểu
hiện qua hệ số tương quan biến - tổng của các biến tối thiểu là 0,396.
Bảng 4.1: Hệ số tin cậy nhất quán nội tại (Cronbach’s alpha) của các nhân tố
đo lường khái niệm vốn xã hội
Biến
quan
sát
Các nhân tố chính Số câu hỏi
đo lường
Cronbach's
alpha
TG Tài sản tham gia - mức độ tham gia của
doanh nghiệp vào cuộc họp, hội thảo, hiệp
hội, triển lãm và mạng lưới sản xuất kinh
doanh
4 0,89
QH Tài sản quan hệ - mức độ quan hệ thường
xuyên của doanh nghiệp với các chủ thể,
cá nhân trong môi trường kinh doanh
4 0,68
TC Tài sản tín cẩn: mức độ nhận thức của
doanh nghiệp về tầm quan trọng của sự tín
cẩn trong các mối quan hệ với các chủ thể
trong môi trường kinh doanh
2 0,84
CT Tài sản cạnh tranh - mức độ nhận thức của
doanh nghiệp về các áp lực cạnh tranh
5 0,88
ML Tài sản mạng lưới - mức độ nhận thức của
doanh nghiệp về vai trò của mạng lưới
liên kết để có được thông tin phục vụ cho
cải tiến
13 0,95
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra.
Nhân tố 3, tài sản tín cẩn mức độ nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan
trọng của sự tín cẩn trong các mối quan hệ với: khách hàng và nhà cung cấp (tc1),
các tổ chức chính phủ và phi chính phủ với các vấn đề liên quan đến sự cải tiến
doanh nghiệp (tc2). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,84 và các biến
tc1, tc2 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản tín cẩn, biểu hiện
qua hệ số tương quan biến - tổng đồng thời bằng 0,72.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 37
Nhân tố 4, tài sản cạnh tranh đo lường mức độ nhận thức của doanh nghiệp
về các nguy cơ mất khách hàng (ct1), xuất hiện đối thủ cạnh tranh (ct2), sự biến
động nhân viên (ct3), tính lỗi thời của sản phẩm (ct4) và sự tiến hoá nhanh chóng về
công nghệ (ct5). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,88 và các biến ct1,
ct2, ct3, ct4 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản cạnh tranh,
biểu hiện qua hệ số tương quan biến - tổng tối thiểu là 0,513.
Nhân tố 5, tài sản mạng lưới thể hiện mức độ nhận thức của doanh nghiệp từ
mạng lưới thông tin phục vụ cho cải tiến. Chúng bao gồm thông tin từ mạng lưới
kinh doanh: khách hàng (ml1), nhà cung cấp (ml2), đối thủ cạnh tranh (ml3), các
công ty tư vấn (ml4), những công ty trong cùng tập đoàn (ml5); thông tin từ mạng
lưới truyền thông: hội chợ/triển lãm (ml6), các cuộc họp/hội thảo với chuyên gia
(ml7), dữ liệu từ ngân hàng máy tính và internet (ml8), các chương trình của chính
phủ (ml9), tài liệu về bằng phát minh sáng chế (ml10); những thông tin từ mạng lưới
nghiên cứu: các tổ chức nghiên cứu công (ml11), tổ chức chuyển giao công nghệ
(ml112), các trường đại học, cao đẳng (ml13). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s
alpha là 0,95 và các biến ml1, ml2, ml3, ml4, ml5, ml6, ml7, ml8, ml9, ml10, ml11,
ml12, ml13 đều đo lường được khái niệm tài sản mạng lưới, biểu hiện qua hệ số
tương quan biến - tổng tối thiểu là 0,454.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 38
4.4 TÓM TẮT
Kỹ thuật thống kê mô tả cho thấy ngành dệt may là ngành thâm dụng lao
động (chiếm 25% tổng số lao động trong các ngành công nghiệp của cả nước), các
doanh nghiệp chủ yếu tham gia vào chuỗi sản xuất là lao động với giá trị gia tăng
thấp (chủ yếu là làm hàng gia công). Trong cơ cấu xuất khẩu, trung bình hàng FOB
chỉ chiếm 14% là thấp hơn so với các doanh nghiệp thuộc các nước Trung Quốc,
Thái Lan, Malaysia. Những hạn chế đó là do các doanh nghiệp ít quan tâm đầu tư
cho cải tiến, thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí nghiên cứu thị trường và nghiên
cứu phát triển trên tổng chi phí rất thấp, lần lượt là 0,51% và 0,6%, điều này dẫn đến
hậu quả là tỷ trọng trung bình doanh thu từ sản phẩm cải tiến chỉ chiếm 6,53% trên
tổng doanh thu. Trong tổng thể nghiên cứu có sự khác biệt lớn về quy mô và hiệu
quả sản xuất kinh doanh (thể hiện qua hệ số biến thiên cao) mặt dù sự nhận thức về
vốn xã hội có sự tương đồng nhau (hệ số biến thiên của các biến đo lường vốn xã
hội thấp).
Để tiến đến phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp,
phương pháp kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha đã được thực
hiện. Kết quả cho thấy các thành phần của khái niệm vốn xã hội đều có hệ số
Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và các hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item –
Total Correction) đều nhỏ hơn 0,3. Điều này cho thấy các thang đo thành phần của
khái niệm vốn xã hội đều đáng tin cây.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 39
CHƯƠNG 5:
PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO
SỰ CẢI TIẾN DOANH NGHIỆP
5.1. GIỚI THIỆU
Chương 4 đã kiểm định thang đo thành phần của khái niệm vốn xã hội là
đáng tin cậy. Chương 5 sẽ phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến qua hai
mô hình. Thứ nhất là sử dụng mô hình logit để phân tích vốn xã hội ảnh hưởng đến
quyết định cải tiến trên toàn bộ tổng thể mẫu (bao gồm cả những doanh nghiệp có
quyết định cải tiến và không cải tiến). Nếu mô hình logit có ý nghĩa thì sử dụng mô
hình hồi quy bội để đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến trên
những doanh nghiêp (quan sát) có thực hiện cải tiến. Mục tiêu của những phân tích
này là nhằm phát hiện những nhân tố thuộc vốn xã hội tác động đến quyết định và
mức độ cải tiến sản phẩm. Kết quả của chương này sẽ giúp rút ra những kết luận
quan trọng về đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp.
5.2. VỐN XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐỂN SỰ CẢI TIẾN KHÔNG?
5.2.1. Ước lượng và lựa chọn mô hình
Để trả lời câu hỏi vốn xã hội có ảnh hưởng đến sự cải tiến không? Mô hình
kinh tế lượng được thiết kế sau:
0 1 2 3 4 5 6 7( /(1 )i iLogit P P TG ML TC TT QH TD CT + ei (U)
Trong đó:
Logit(Pi/(1-Pi)) là logarít cơ số e của tỷ lệ xác suất doanh nghiệp cải tiến trên
xác suất không cải tiến.
i là các hệ số hồi quy.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 40
Các biến độc lập là các thành phần của khái niệm vốn xã hội, bao gồm TG là
tài sản tham gia, ML là tài sản mạng lưới, TC là tài sản tín cẩn, TT là tài sản thị
trường, QH là tài sản quan hệ, TD là tín dụng doanh nghiệp và CT là tài sản cạnh
tranh, được trình bày ở chương 2 và kiểm định độ tin cậy của thang đo được trình
bày ở chương 4.
Kết quả ước lượng mô hình không áp đặt (U) thể hiện trong bảng 5.1
Bảng 5.1: Mô hình hồi quy logit không áp đặt (U)
Biến độc lập: logit xác suất cải/không cải tiến [logit(Pi/(1-Pi))]
Log likelihood (LUR): – 26,071
Số quan sát: 170
2(7) : 182,68
Tên biến Hệ số hồi quy (β) Mức ý nghĩa (p)
Khoảng chắn -29,117*** 0,000
TG - Tài sản tham gia 0,630*** 0,000
ML - Tài sản mạng lưới 0,087** 0,036
TC - Tài sản tín cẩn 0,407 0,120
TT - Tài sản thị trường 0,381*** 0,009
QH - Tài sản quan hệ 0,523* 0,061
TD – Tín dụng doanh nghiệp 0,073 0,104
CT - Tài sản cạnh tranh 0,079 0,306
Nguồn: Tính tóan của tác giả từ dữ liệu điều tra.
Ghi chú: (*), (**), (***) là các hệ số hồi quy lần lượt có ý nghĩa thống kê tại mức ý
nghĩa 10%, 5% và 1%.
Mô hình hồi quy không áp đặt (U) cho thấy có 4 biến có ý nghĩa thống kê và
3 biến không có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của các biến tài sản tham gia (TG)
và tài sản thị trường (TT) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%; biến tài sản mạng
lưới (ML) có ý nghĩa thống kế tại mức ý nghĩa 5% và biến tài sản quan hệ (QH) có ý
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 41
nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Biến tín dụng doanh nghiệp (TD) và biến tài
sản cạnh tranh (CT) không có ý nghĩa thống kê nên loại chúng ra khỏi mô hình
nhằm lựa chọn mô hình giải thích tốt. Mô hình sau khi loại biến TD và CT được gọi
là mô hình áp đặt (R) như sau:
0 1 2 3 4 5( /(1 ))i i iLogit P P TG ML TC TT QH e (R)
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy áp đặt (R) thể hiện trong bảng 5.2.
Bảng 5.2: Mô hình hồi quy logit sau khi loại biến không cần thiết
(mô hình áp đặt R)
Biến độc lập: Logit của xác suất cải/không cải tiến [logit(Pi/(1-Pi))]
Log likelihood (LR): – 27,942
Số quan sát: 170
Hệ số xác định R2: 0,76
2(7): 178,938
Tên biến Hệ số hồi quy (α) Mức ý nghĩa (p)
Khoảng chắn -2,637*** 0,000
TG - Tài sản tham gia 0,603*** 0,000
ML - Tài sản mạng lưới 0,089** 0,026
TC - Tài sản tín cẩn 0,433* 0,054
TT – Tài sản thị trường 0,460*** 0,001
QH - Tài sản quan hệ 0,597** 0,014
Nguồn: Tính tóan của tác giả từ dữ liệu điều tra.
Ghi chú: (*), (**), (***) là các hệ số hồi quy lần lượt có ý nghĩa thống kê tại
mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.
Việc loại bỏ biến CT và TD ra khỏi mô hình U, nghĩa là áp đặt giả thuyết hai
hệ số hồi quy đứng trước biến TD và CT đồng thời bằng 0 (giả thuyết H0:
6 7 0 ). Giá trị kiểm định chi - bình phương với bậc tự do bằng 2 (
2
(2) ) được
tính toán như sau:
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 42
2(2) = –2ln(LR/LUR) = –2(lnLR – lnLUR)
= –2(-27,942 + 26,071) = 3,552 (9)
Với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị 2(α,m) = 5,99 (10)
Ta thấy, giá trị kiểm định 2(2) < 2(α,m) nên giả thuyết H0 được chấp nhận,
nghĩa là mô hình (R) giải thích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến
doanh nghiệp tốt hơn mô hình (U).
Mặt khác khi loại hai biến tín dụng doanh nghiệp (TD) và tài sản cạnh tranh
(CT) ta thấy hệ số hội quy trong mô hình biến thiên nhỏ, được minh họa ở bảng 5.3.
Bảng 5.3: So sánh hệ số hội quy trong hai mô hình logit (U) và (R)
Tên biến Hệ số hồi quy mô hình (U) Hệ số hồi quy mô hình (R)
Khoảng chắn -29,117*** -2,637***
TG - Tài sản tham gia 0,630*** 0,603***
ML - Tài sản mạng lưới 0,087** 0,089**
TC - Tài sản tín cẩn 0,407 0,433*
TT - Tài sản thị trường 0,381*** 0,460***
QH - Tài sản quan hệ 0,523* 0,597**
TD – Tín dụng doanh nghiệp 0,073 -
CT - Tài sản cạnh tranh 0,079 -
Nguồn: Tính tóan của tác giả từ dữ liệu điều tra.
Như vậy mô hình giải thích tốt nhất ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định
cải tiến doanh nghiệp là mô hình (R) với tất cả các hệ số hồi quy trong mô hình đều
có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của hai biến tài sản tham gia (TG) và tài sản thị
trường (TT) có ý nghĩa thống kế tại mức ý nghĩa 1%; biến tài sản mạng lưới (ML)
(9) Việc tính toán giá trị 2(2) được thực hiện dễ dàng với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 4.1 với kiểm định
wald (xem phụ lục 5).
(10) Với m là số biến áp đặt, trong phần mềm Excel 2(α,m) được tính bằng công thức Chiinv(5%;2).
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 43
và tài sản quan hệ (QH) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% và biến tín cẩn
(TC) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%.
Mô hình (R) có hệ số xác định (McFadden R2 ) là 0,76. Điều này có nghĩa là tất
cả các biến giải thích, bao gồm tài sản tham gia, mạng lưới, tín cẩn, tài sản thị
trường và quan hệ có thể giải thích 76% quyết định cải tiến của doanh nghiệp. Hai
biến tín dụng doanh nghiệp (tỷ lệ phần trăm nợ trên tổng tài sản) và tài sản cạnh
tranh không có ý nghĩa thống kê nên không có ý nghĩa trong việc giải thích quyết
định cải tiến của doanh nghiệp.
5.2.2. Mức độ ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến doanh nghiệp
Để xem xét mức độ ảnh huởng các thành phần (nhân tố) vốn xã hội đến quyết
định cải tiến của doanh nghiệp, ta dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy trong mô hình
R. Phụ lục 5 tính tóan những thành phần của vốn xã hội có ý nghĩa thống kê trong
mô hình R (bao gồm tài sản tham gia, mạng lưới, tín cẩn, thị trường và quan hệ) ảnh
hưởng đến xác suất cải tiến. Chẳng hạn, ứng với xác xuất cải tiến cho trước là 3%,
khi tài sản tham gia (TG), mạng lưới kinh doanh (ML), tín cẩn (TC), quan hệ (QH)
tăng lên 1 bậc và tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu hàng FOB (tài sản thị trường TT) tăng
lên 1% thì xác suất cải tiến mới lần lượt là 5,35%, 3,27%, 4,55%, 5,32% và 4,67%.
Hình 5.1 cho thấy tài sản tham gia và quan hệ là hai thành phần của vốn xã
hội ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định cải tiến. Ngược lại, tài sản mạng lưới là
thành phần của vốn xã hội ảnh hưởng ít nhất đến sự cải tiến. Hai thành phần tài sản
tín cẩn và tài sản thị trường tác động ở mức trung bình đến quyết định cải tiến của
doanh nghiệp.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 44
Hình 5.1: Mức độ ảnh hưởng của các thành phần vốn xã hội đến xác suất
cải tiến doanh nghiệp
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra.
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
1% 3% 5% 7% 9% 11% 13% 15% 17% 19%
Xác suất cải tiến khi TG tăng thêm 1 bậc Xác suất cải tiến khi ML tăng thêm 1 bậc
Xác suất cải tiến khi TC tăng thêm một bậc Xác suất cải tiến khi QH tăng thêm một bậc
Xác suất cải tiến khi TT tăng thêm 1%
X
ác
su
ất
c
ải
ti
ến
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 45
5.3. ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN MỨC ĐỘ CẢI TIẾN
5.3.1. Ước lượng và lựa chọn mô hình
Biến phụ thuộc trong mô hình đo lường mức độ cải tiến sản phẩm là biến tỷ
lệ phần trăm doanh thu từ sản phẩm cải tiến trên tổng doanh thu (DTCT), được ước
lượng theo các biến thành phần của khái niệm vốn xã hội và các biến số có chức
năng làm đòn bẩy cho việc cải tiến là tỷ lệ phần trăm chi phí cho nghiên cứu phát
triển trên tổng chi phí (RD), nhân viên bộ phận nghiên cứu phát triển (NVRD), tỷ lệ
phần trăm chi phí nghiên cứu thị trường trên tổng chi phí (NCTT). Mô hình thiết kế
như sau:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 iDTCT ML TT CT NVRD NCTT TG QH TD TC RD e
Trong đó, i là các hệ số hồi quy.
Việc lựa chọn mô hình được thực hiện theo nguyên tắc đưa dần từng biến giải
thích vào mô hình đến khi xuất hiện những biến mới thêm vào không có ý nghĩa
thống kê và làm hệ số hồi quy, hệ số xác định (R2) của các mô hình khác biến thiên
nhiều thì ta xem xét và loại trừ những biến đó. Kế tiếp, ta dùng kiểm định giả thuyết
áp đặt các biến không có ý nghĩa thống kê để thu được mô hình ước lượng tốt nhất
được trình bày ở phụ lục 6.
Kết quả của mô hình tốt nhất được trình bày ở bảng 5.4, là mô hình không có
sự hiện diện của 5 biến giải thích là tài sản tham gia (TG), tài sản tín cẩn (TC), tài
sản quan hệ (QH), tín dụng doanh nghiệp (TD) và tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu
phát triển trên tổng chi phí (RD). Chỉ còn lại ba biến thuộc vốn xã hội là: tài sản
mạng lưới (ML), thị trường (TT), tài sản cạnh tranh (CT), và hai biến không thuộc
vốn xã hội là: tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu thị trường trên tổng chi phí
(NCTT) và số nhân viên nghiên cứu phát triển (RD) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê
đến sự biến thiên của tỷ lệ doanh thu cải tiến.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 46
Bảng 5.4: Mô hình hồi quy bội ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến
Biến độc lập: Tỷ lệ phần trăm doanh thu cải tiến trên tổng sản phẩm (DTCT)
Số quan sát: 79
Hệ số xác định R2: 75,04%
Thống kê F: 43,89
Tên biến Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa (p)
Khoảng chắn 6,662*** 0,000
ML-Tài sản mạng lưới 0,038*** 0,000
TT -Tài sản thị trường 0,079*** 0,000
CT -Tài sản cạnh tranh 0,049** 0,042
NVRD - Nhân viên nghiên cứu phát triển 0,164*** 0,003
NCTT - Tỷ lệ chi phí nghiên cứu thị
trường trên tổng chi phí
2,998*** 0,001
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra.
Ghi chú: (*), (**), (***) là các hệ số hồi quy lần lượt có ý nghĩa thống kê tại mức ý
nghĩa 10%, 5% và 1%.
Để ước lượng độ tin cậy của mô hình hồi quy ở bảng 5.4, sử dụng các kiểm
định hệ số hồi quy (kiểm định T), mức độ giải thích của mô hình (hệ số xác định
R2), đa cộng tuyến và phương sai thay đổi.
Thứ nhất, tất cả các hệ số hồi quy trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê. Hệ
số hồi quy của các biến tài sản mạng lưới (ML) và tài sản thị trường (TT), số nhân
viên nghiên cứu phát triển (NVRD), tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu thị trường
trên tổng chi phí (NCTT) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%; biến tài sản cạnh
tranh (CT) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%.
Thứ hai, kết quả mô hình có hệ số xác định R2 là 75,04%. Điều này có nghĩa
là tất cả các biến giải thích, bao gồm tài sản mạng lưới, tài sản thị trường, tài sản
cạnh tranh, số nhân viên nghiên cứu phát triển và tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu
thị trường trên tổng chi phí có thể giải thích 75,04% sự biến thiên của tỷ lệ doanh
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 47
thu từ sản phẩm cải tiến trong doanh nghiệp. Năm biến tài sản tham gia, tín cẩn,
quan hệ, tín dụng doanh nghiệp, và tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu phát triển trên
tổng chi phí không có ý nghĩa thống kê nên không có ý nghĩa trong việc giải thích sự
thay đổi của mức độ cải tiến sản phẩm.
Thứ ba, để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, chúng ta dùng phương pháp
nhân tử phóng đại phương sai (VIF), (Gujarati, 1995). Theo Gujarati (1995) mô hình
không có hiện tượng đa cộng tuyến khi hệ số nhân tử phóng đại (VIF) của các biến
giải thích đều nhỏ hơn 10. Hệ số VIF được tính bởi công thức sau:
Trong đó, R2j là giá trị hệ số xác định (R2) trong hàm hồi quy của Xj theo (k-
1) biến giải thích còn lại. Kết quả tính toán hệ số nhân tử phóng đại phương sai
(VIF) của các biến giải thích đều nhỏ hơn 10, nghĩa là mô hình không có hiện tượng
đa cộng tuyến (xem phụ lục 6).
Thứ tư, để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, chúng ta dùng kiểm
định Breusch-Pagan và Glejesr (Ramanathan, 2002, chương 8, trang 347-357). Kết
quả kiểm định cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi (xem phụ
lục 6).
5.3.2. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến sản phẩm
Để đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến sản phẩm, dựa
vào hệ số hồi quy đứng trước những biến có ý nghĩa thống kê, chúng biểu hiện mức
độ thay đổi của biến tỷ lệ doanh thu cải tiến theo các biến giải thích (xem phụ lục 6).
Nhìn vào cột thứ hai của bảng 5.4 cho thấy mức độ giải thích sự cải tiến theo tài sản
mạng lưới, thị trường và cạnh tranh lần lượt là 0,038, 0,079 và 0,049 và biến thiên
đồng biến. Nghĩa là với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tài sản tham gia,
mạng lưới, áp lực cạnh tranh tăng lên 1 bậc thì tỷ lệ doanh thu cải tiến tăng lần lượt
là 0,038%, 0,079% và 0,049%.
2
1
(1 )j
VIF
R
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 48
Các biến tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu thị trường trên tổng chi phí và số
nhân viên nghiên cứu phát triển tỷ lệ thuận và có mức độ ảnh huớng đến sự cải tiến
(tỷ lệ phần trăm doanh thu cải tiến trên tổng doanh thu) lần lượt là 2,998 và 0,164.
Điều này có nghĩa là với các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ chi phí nghiên cứu thị
trường tăng 1% thì mức độ cải tiến tăng 0,164%, nhân viên bộ phận nghiên cứu phát
triển tăng lên một người thì mức độ cải tiến tăng 2,998%.
5.4 SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA VỐN XÃ HỘI
TRONG HAI MÔ HÌNH
Ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến và mức độ cải tiến sản
phẩm doanh nghiệp, được tổng hợp so sánh ở bảng 5.5.
Bảng 5.5: Tổng kết sự ảnh hưởng của các biến đến quyết định và mức độ
cải tiến sản phẩm
Tên biến ảnh hưởng Mô hình
Quyết định cải tiến
Mô hình
Mức độ cải tiến
TG_Tài sản tham gia Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
ML_Tài sản mạng lưới Có ảnh hưởng Có ảnh hưởng
TC_Tài sản tín cẩn Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
TT_Tài sản thị trường Có ảnh hưởng Có ảnh hưởng
QH_Tài sản quan hệ Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
TD_Tín dụng doanh nghiệp Không ảnh hưởng Không ảnh hưởng
CT_Tài sản cạnh tranh Không ảnh hưởng Có ảnh hưởng
NVRD_Nhân viên R&D Không xem xét Có ảnh hưởng
NCTT_Tỷ lệ chi phí nghiên cứu
thị trường trên tổng chi phí
Không xem xét Có ảnh hưởng
Bảng 5.5, cho thấy hai thành phần của vốn xã hội là tài sản mạng lưới và tài
sản thị trường đồng thời ảnh hưởng có ý nghĩa đến quyết định cải tiến và mức độ cải
tiến sản phẩm. Nghĩa là hai thành phần này vừa là động lực, vừa là nguồn lực phục
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 49
vụ cải tiến. Các biến tài sản tham gia, tài sản tín cẩn và tài sản quan hệ chỉ tác động
với vai trò là động lực thúc đẩy cải tiến (không phải là nguồn lực cải tiến). Thành
phần tài sản cạnh tranh có tác động như là nguồn lực cải tiến (không phải là động
lực cải tiến). Hai biến số nhân viên nghiên cứu phát triển và tỷ trọng chi phí nghiên
cứu thị trường trên tổng chi phí là hai nguồn lực hữu hình tác động có ý nghĩa đến
mức độ cải tiến.
5.5 TÓM TẮT
Trong chương này đã phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến qua
hai bước. Bước thứ nhất là phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải
tiến doanh nghiệp trên tổng thể mẫu gồm 170 doanh nghiệp (quan sát). Kết quả cho
thấy các nhân tố thuộc vốn xã hội bao gồm tài sản tham gia, tài sản mạng lưới, tài
sản tín cẩn, tài sản thị trường và quan hệ tác động đồng biến và giải thích quyết định
cải tiến của doanh nghiệp là 76%. Trong đó, tài sản tham gia và quan hệ là hai nhân
tố của vốn xã hội tác động nhiều nhất đến quyết định cải tiến doanh nghiệp. Hai
nhân tố tín dụng doanh nghiệp và tài sản cạnh tranh không có ý nghĩa thống kê trong
mô hình nên chúng không tác động đến sự cải tiến.
Bước tiếp theo là phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến sản
phẩm trên 79 doanh nghiệp (quan sát) có tham gia cải tiến. Kết quả phân tích cho
thấy có ba thành phần thuộc về vốn xã hội (bao gồm tài sản mạng lưới, thị trường và
cạnh tranh) và hai thành phần không thuộc vốn xã hội (bao gồm tỷ trọng chi phí
nghiên cứu thị trường trong tổng chi phí, số nhân viên nghiên cứu phát triển) tác
động đồng biến có ý nghĩa thống kê và đồng thời giải thích sự biến thiên của tỷ lệ
doanh thu cải tiến (mức độ cải tiến) là 75,04%.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 50
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
6.1. KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới
chuyển đổi hình thức sở hữu sang cổ phần từ những doanh nghiệp nhà nước trước
đây thực hiện cải tiến rất chậm chạp. Doanh nghiệp rơi vào vòng lẩn quẩn của sự
thiếu vốn – khó tiếp cận nguồn tín dụng - thiếu nguồn lực cải tiến - lợi thế cạnh
tranh kém – và rồi tiếp tục thiếu vốn. Với tư duy vốn vật chất là nguồn lực duy nhất
để thực hiện cải tiến đã đặt doanh nghiệp trong vòng lẩn quẩn và không có lối thoát.
Để tìm giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp thực hiện cải tiến thành công,
không còn cách nào khác là phải tư duy thoát ra ngoài hệ thống với giả thuyết cho
rằng nguồn lực phục vụ cải tiến không chỉ là vốn hữu hình mà còn là vốn vô hình
mạng lại cơ hội tiếp cận như nhau đối với tất các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu
cho thấy nguồn lực vô hình ở đây là vốn xã hội, chúng tham gia vào tiến trình cải
tiến trước hết với tư cách là động lực thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến, sau đó là
nguồn lực trực tiếp tham gia vào tiến trình cải tiến(11).
6.1.1. Vốn xã hội là động lực thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước hết là vốn xã hội đóng vai trò là động lực
thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến. Đóng góp này thông qua các nhân tố tài sản tham
gia, mạng lưới, tín cẩn, thị trường và quan hệ với mức độ giải thích 76% được phân
tích qua mô hình kinh tế lượng logit (trình bày tại mục 5.2, chương 5) đưa đến
những kết luận như sau:
(11) Ngoài những kết luận ở nghiên cứu này, sự đóng góp của vốn xã hội vào tiến trình cải tiến còn được tác
giả giả thuyết và lý giải tại bài tham luận “ Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp”, diễn đàn
kinh tế www.saga.vn (tháng 09 năm 2007), được đính kèm tại phụ lục 7.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 51
Thứ nhất, việc doanh nghiệp tham gia vào các cuộc họp, hội thảo, hiệp hội,
triển lãm và mạng lưới sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nhận thấy những
động lực và cơ hội cải tiến. Bởi vì khi mức độ tham gia cao sẽ giúp doanh nhận thấy
biến đổi về mặt công nghệ cũng như quản lý của các chủ thể trong môi trường kinh
doanh để đối chiếu với tình hình hiện tại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực
hiện cải tiến (kết luận rút ra từ phân tích ảnh hưởng của tài sản tham gia đến quyết
định cải tiến được trình bày trong mô hình logit, mục 5.2, chương 5).
Thứ hai, các nguồn thông tin từ mạng lưới kinh doanh là kênh phát tín hiệu
và nhận phản hồi về chất lượng sản phẩm, cũng như các chính sách của doanh
nghiệp đến/từ khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các chủ thể khác
trong môi trường kinh doanh. Thông qua các nguồn thông tin đó sẽ giúp doanh
nghiệp đề xuất các giải pháp cải tiến sản phẩm, chẳng hạn như các giải pháp chuẩn
hóa, đồng nhất và liên tục trong quy trình sản xuất (kết luận rút ra từ phân tích ảnh
hưởng của tài sản mạng lưới đến quyết định cải tiến được trình bày trong mô hình
logit, mục 5.2, chương 5).
Thứ ba, các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức nghiên cứu là nơi cập
nhật những kiến thức cải tiến khoa học nhất. Việc doanh nghiệp kết nối với tổ chức
này sẽ là một kênh tiếp nhận thông tin giúp doanh nghiệp cải tiến (kết luận rút ra từ
phân tích ảnh hưởng của tài sản mạng lưới đến quyết định cải tiến được trình bày
trong mô hình logit, mục 5.2, chương 5).
Thứ tư, mức độ tín cẩn của doanh nghiệp được thể hiện qua sự cam kết của
doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp và các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ cũng là động lực giúp doanh nghiệp thực hiện cải tiến. Thông qua sự tín cẩn với
các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp nhận được nhiều sự hỗ trợ trong việc được
chọn làm thí điểm đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm. Cũng tương tự, sự tín cẩn
với khách hàng không những thể hiện qua việc giao hàng đúng mẫu mã, quy cách,
số lượng, chất lượng, thời gian và liên tục mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 52
mối quan hệ bạn hàng bằng cách nâng cao chất lượng, cải tiến sản phẩm để phục vụ
tốt nhu cầu của khách hàng. Sự tín cẩn đối với nhà cung cấp cũng sẽ tạo ra mối nối
cải tiến, nếu nhà cung cấp cải tiến thì doanh nghiệp cũng thực hiện cải tiến tương
thích (kết luận rút ra từ phân tích ảnh hưởng của tài sản tín cẩn đến quyết định cải
tiến được trình bày trong mô hình logit, mục 5.2, chương 5).
Thứ năm, mối quan hệ của doanh nghiệp với các chủ thể trong môi trường
kinh doanh được thể hiện trên phương diện chiều ngang và chiều dọc. Quan hệ chiều
ngang của doanh nghiệp được thiết lập với các doanh nghiệp khác ngành trên cùng
địa bàn (trong nghiên cứu này là thành phố Hồ Chí Minh), các cơ quan địa phương
và cộng động trong việc cùng nhau tạo ra phúc lợi cho địa phương. Doanh nghiệp
luôn giữ vai trò trung tâm trong sự phối hợp này nên thường xuyên nhận sự ưu tiên
hỗ trợ nguồn lực từ chính quyền địa phương để cải tiến công nghệ nhằm làm tốt vai
trò đó. Quan hệ chiều dọc là mối quan hệ của doanh nghiệp thiết lập với các cơ quan
từ trung ương đến địa phương trong nội bộ ngành (trong nghiên cứu là ngành dệt
may) sẽ giúp doanh nghiệp nhận được những thông tin từ các chương trình nghiên
cứu phát triển ứng dụng trong ngành. Qua đó, sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được
những cơ hội để cải tiến (kết luận rút ra từ phân tích ảnh hưởng của tài sản quan hệ
đến quyết định cải tiến được trình bày trong mô hình logit, mục 5.2, chương 5).
Thứ sáu, đa phần những doanh nghiệp dệt may có thực hiện cải tiến đều có sự
chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ hàng gia công sang hàng FOB. Đây là một trong
những biểu hiện của sự nổ lực tự chủ kinh doanh được bắt nguồn từ việc tiếp nhận
thông tin thị trường và các đối thủ cạnh tranh (kết luận rút ra từ phân tích ảnh hưởng
của tài sản thị trường đến quyết định cải tiến được trình bày trong mô hình logit,
mục 5.2, chương 5).
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 53
6.1.2. Vốn xã hội là nguồn lực cho sự cải tiến
Mô hình được trình bày ở mục 5.3 của chương 5 cho kết luận vốn xã hội như
là một nguồn lực tham gia vào tiến trình cải tiến. Kết quả cho thấy có ba biến thành
phần của vốn xã hội trực tiếp tham gia vào quá trình cải tiến, bao gồm tài sản mạng
lưới, tài sản thị trường và áp lực cạnh tranh; Có hai nguồn lực thuộc vốn hữu hình là
số nhân viên nghiên cứu phát triển và đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển
tham gia trực tiếp vào quá trình cải tiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia
của các biến giải thích có ý nghĩa thống kê, đồng thời giải thích được 75,04% sự
biến thiên của tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm phẩm cải tiến của doanh nghiệp.
6.2. GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn xã hội không những là động lực mà còn là
nguồn lực trực tiếp tham gia vào tiến trình cải tiến doanh nghiệp với mức độ giải
thích cao. Để giúp doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng vốn xã hội phục vục cho mục
tiêu cải tiến sản phẩm, tác giả gợi ý những chính sách ở cấp độ quản lý nhà nước và
doanh nghiệp.
6.2.1 Cấp độ quản lý nhà nước
Để các doanh nghiệp tiếp cận với vốn xã hội như là động lực và nguồn lực
thực hiện cải tiến. Trước hết, ở cấp độ quốc gia cần phải nhận diện và thừa nhận vốn
xã hội như nguồn lực phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế (giống như các
nguồn lực vốn vật chất và trình độ cộng nghệ). Việc thừa nhận chúng là nguồn lực
quốc gia, nghĩa là chính phủ phải có kế hoạch đầu tư, khai thác bằng các chính sách.
Việc xây dựng chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp trong việc đầu tư, khai thác
vốn xã hội cần hướng đến những khía cạnh sau:
Thứ nhất, chính phủ cần tổ chức ngày lễ thường niên nhằm tôn vinh các
doanh nghiệp có thành tích trong công tác nghiên cứu phát triển, cải tiến sản phẩm;
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 54
Tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, quảng bá
thương hiệu ở nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác giữa chính phủ Việt
Nam với chính phủ các nước, chẵng hạn như xây Nhà Việt Nam ở nước ngoài
(chính sách được đề xuất từ kết luận ảnh hưởng của tài sản tham gia đến quyết định
cải tiến).
Thứ hai, ở cấp độ quản lý ngành cần tạo điều kiện cho việc phát triển các
hiệp hội trong nội bộ ngành, liên ngành và thường xuyên tổ chức đối thoại giữa
chính phủ với hiệp hội trong xây dựng các chính sách vĩ mô điều tiết nền kinh tế
(chính sách được đề xuất từ kết luận ảnh hưởng của tài sản quan hệ đến quyết định
và mức độ cải tiến sản phẩm).
Thứ ba, trong sạch hóa cơ chế quản lý vĩ mô nhằm tạo sự tín cẩn cao từ các
doanh nghiệp đối với chính phủ. Để thực hiện điều này, chính phủ cần phải minh
bạch hóa thông tin về các dự án và chính sách công, đồng thời có chế tài thật nặng
với các cơ quan quản lý vĩ mô khi vi phạm “bưng bít thông tin” gây mất lòng tin của
doanh nghiệp (chính sách được đề xuất từ kết luận ảnh hưởng của tài sản tín cẩn đến
quyết định cải tiến).
Thứ tư, chính phủ cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận
và học hỏi những tiến bộ trong khoa học công nghệ kỹ thuật và quản lý. Chẳng hạn
như quy đinh: “Nhà thầu nước ngoài khi thắng thầu đối với một số công trình nghiên
cứu lớn, công nghệ phức tạp phải liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong
nước”. Như vậy, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước học tập và trao
đổi kinh nghiệm, kỹ năng về cải tiến công nghệ cũng như quản lý (chính sách được
đề xuất từ kết luận ảnh hưởng của tài sản quan hệ đến quyết định cải tiến).
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 55
6.2.2. Cấp độ doanh nghiệp
Để thoát khỏi vòng lẩn quẩn của sự thiếu vốn vật thể phục vụ cho cải tiến,
doanh nghiệp cần phải suy nghĩ đến nguồn lực bổ sung là vốn xã hội và xem chúng
như một nguồn lực quan trọng. Vì lẽ đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư, khai
thác hợp lý vốn xã hội bằng cách xem chúng là một nguồn lực đưa vào hoạch định
chiến lược kinh doanh trên những phương diện sau:
- Thường xuyên quan tâm đến việc tham gia vào các cuộc họp, hội thảo, hiệp
hội, triển lãm và mạng lưới sản xuất kinh doanh ở các cấp độ quận/huyện,
tỉnh /thành phố trực thuộc trung ương, quốc gia, quốc tế.
- Thiết lập mạng lưới kinh doanh trên cơ sở giữ vững quan hệ tốt cả chiều
ngang (với các đơn vị khác ngành) cũng như chiều dọc (các đơn vị từ trung
ương đến địa phương trong nội bộ ngành) nhằm tìm kiếm cơ hội và tranh thủ
sự hỗ trợ cho doanh nghiệp cải tiến.
- Xác định sứ mệnh và các giá trị văn hoá doanh nghiệp(12) dựa trên sự tín cẩn
trong các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp cũng như các tổ chức
chính phủ và phi chính phủ nhằm giữ vững thị phần khi thực hiện cải tiến thí
nghiệm (giải pháp giảm rủi ro trong cải tiến).
- Hình thành đối tác chiến lược biểu hiện qua mức độ quan hệ thường xuyên
của doanh nghiệp với các chủ thể, cá nhân là chuyên gia và các nhà quản lý
trong các cơ quan ở địa phương, chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ
quan chính phủ về phát triển kinh tế, các nhà nghiên cứu ở các trường đại học
và chính phủ trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp, các khách hàng và
nhà cung cấp.
(12) Xem bài tham luận của tác giả, “Văn hóa doanh nghiệp và vốn xã hội trong doanh nghiệp”, tại diễn đàn
kinh tế tại website: www.saga.com.vn (2007), được đính kèm tại phụ lục 6.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 56
6.3. GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Bện cạnh những đóng góp đã đề cập ở bên trên, nghiên cứu cũng tồn tại một
số hạn chế nhất định cần được nghiên cứu tiếp như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của vốn xã hội đến sự cải tiến
sản phẩm. Trong khi cải tiến trong doanh nghiệp được hiểu trên nhiều phương diện
như cải tiến đầu vào, cải tiến quy trình, cải tiến chiến lược (theo Milé Terziovski,
Professor Danny Samson và Linda Glassop (2001). Do đó, cần có các nghiên cứu về
ảnh hưởng của vốn xã hội đến các phương diện cải tiến khác.
Thứ hai, mục đích của nghiên cứu tìm ra nguồn lực mới bổ sung vào kế
hoạch kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp (không chỉ riêng doanh nghiệp ngành
dệt may) để hỗ trợ khung lý thuyết giúp chính phủ ban hành các chính sách phân
phối vốn xã hội đến cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các nghiên cứu về vốn
xã hội thuộc các ngành công nghiệp khác nhau để đảm bảo độ tin cậy của vốn xã hội
là nguồn lực quan trọng cần được quan tâm trong hoạch định chính sách vĩ mô.
Thứ ba, cải tiến sản phẩm luôn nằm trong giới hạn hệ thống sản xuất cũ có
quy luật năng suất biên giảm dần theo thời gian nên không giúp doanh nghiệp tăng
trưởng đột phá mà cần thiết phải có sáng tạo và phát minh sản phẩm mới. Vốn vật
thể không có thể góp phần là nguồn lực của nhưng không phải là động lực sự sáng
tạo. Do vậy, cần có nghiên cứu mối quan hệ của vốn xã hội và sự sáng tạo để hỗ trợ
chính sách cho doanh nghiệp.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Afuah, A. (1998) Innovation Management: Strategies, implementation and profits,
Oxford University Press, New York.
Amidon Rogers, D.M. (1996) “The Challenge of Fifth Generation R&D” Research-
Technology Management, 39(4):33-41.
Ashton, W.B. (1997) “Tech Intelligence Survey Finds Few are World-Class”
Research-Technology Management, 40(2):3-5.
Australian Bureau of Statistics (ABS) (1998) Innovation in Manufacturing, ABS,
Canberra.
Baptista, R., and Swann, P. (1998) ‘Do Firms in Clusters Innovate More?’ Research
Policy, 27:525-540.
Braczyk, H.J. et al. Eds. (1998). “Regional Innovation Systerms: The Role of
Goverance in a Globalized World”, London, UCL Press.
Bourdieu, P. (1983) “Forms of capital” in J. C. Richards (ed.) Handbook of Theory
and Research for the Sociology of Education, New York: Greenwood Press.
Carter C. and Williams, B, 1957, “Industry and Technical Progress”, Oxford
University Press.
Chiesa, V., Coughlan, P., and Voss, C.A. (1996) “Development of a Technical
Innovation Audit” Journal of Products Innovation Management, 1996(13):105-
136.
Christiansen, J. (2000) Building the Innovative Organisation: Management systems
that encourage innovation, Macmillian, Basingstoke.
Coleman, J. S. (1990) Foundations of Social Theory, Cambridge, Mass.: Harvard
University Press.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 58
Coleman, J.C (1988), “Social capital in the creation of human capital”, American
Journal of Socialogy 44, Phụ trang S95 – S120.
Coleman, J.S. (2000). “ Social capital in the Creation of Human Capital”, pp. 13-39
in DASGUPTA, P. AND SERAGELDIN I. ed, Social Capital: A Multifaceted
Perspective, Washington, DC. The World Bank.
Dasgupta, P. and Serageldin, I, ed., 2000. “Social Capital: A Miltifaceted
Perpectives”, Washington, D.C. The World Bank.
De la Mothe, J. And Paraquet, G. eds. (1998). “Local and Regional Systems of
Inovation” Amsterdam, Kluwer Academic Publisher.
De Soto, Hermando, (2000), The Myster of Capital: Why Capitalism Triumphs in
the West and Fails Everywhere Else, New York: Basic Books.
Dogson, M. (1991). “The Management of Technological Learning: Lesson from a
Biotechnology Company”, Berlin, Walter & Gruyter.
Drucker, P.F. (1998) “The Discipline of Innovation” Harvard Business Review,
76(6):149-157.
Edquist, D. ed (1997). “Systerm of Inovation. Theory and Policy for the Demand
Side”, Technology in Society, 21: 63-79.
Fukuyama, F. (1999) “The Great Disruption. Human nature and the reconstitution of
social order”, London: Profile Books.
Fukuyama, F. (1995) “Trust: The Social Virtue and the Creation of Prosperity” NY:
Free Press.
Fleming (2000) “Intelligence Skills” Mindshifts Matters, August 2000.
Fountain, JE. (1998). “Social Capital: Its Relationship to Inovation in Science and
Technology”, Science and Public Phlicy, 25-3, pp. 103-115.
Gujarati, D.N. (1999) “Basis Econometrics”. Singapore: McGraw-Hill, Inc.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 59
Hansen, M.T., Chesbrough, H.W., Nohria, N. and Sull, D.N. (2000) “Networked
Incubators: Hothouses of the new economy” Harvard Business Review,
78(5):74-88.
Kaplan, S., and Sawhney, M. (2000) “E-Hubs: The new B2B marketplaces”
Harvard Business Review, 78(3):97-103.
Kim, W.C., and Mauborgne, R. (1999) “Strategy, Value Innovation, and the
Knowledge Economy” Sloan Management Review, 1999(Spring): 41-54.
Knack S. and Keefer, p. (1997). “Dose Social Capital Have Economic Payoff? A
Cross – Country Investigation”, The Quarterly Journal of Economics,
November 1997: 1251 – 1288.
Kline, S.J and Rosenberg, N. (1986). “ An Overview of Innovation”, pp. 275 – 306
in Landau, R. and Rosenberg, eds, The Positive Sum Strategy. Harnessing
Technology for Economic Growth, Washington, D.C, National Academy Press.
Lengrand, L. and Chatrie, I. (1999). “Business Networks and the Knowledge-Driven
Economy”, Brussels, European Commission.
Lesser, E.L. (2000). “Knowledge and Social Capital. Foundations and application”,
Boston, Butterworth Heinemann.
Lundvall, G-A., ed (1995). “National Systems of Innovation”, Londer, Printer.
Maskell, P. (1999). “Social Capital, Innovation and Competiveness”, Forthcoming
in “Social Capital” edited by Baron, J. Field and T. Schuller, Oxfor University
Press.
Milé Terziovski, Professor Danny Samson and Linda Glassop, (2001). “An
Overview of Innovation and Social capital” Harvard Business Review,
87(5):64-78.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 60
Mowery, D.C. and Rosenberg, N. (1978). “The Influence of Market Demand upon
Innavtion: A Dritical Review of Some Recent Empirical Stdies”, Research
Policy, 8, April.
M. Geen Nah Tiepoh, Bill Reimer, (2004) “Social Capital, Information flows, and
Income Creation in Rural Canada: A Cross Community Analysis”, The Journal
of Socio-Economics 33(2004), 427-448.
Myesry, S. and Marquis, D.G. (1969). “Succefuk Industrial Innovaton”,
Washington, DC, National Science Foundation.
Nelson R.R and Winter, S.G (1982). “An Evolutionary Theory of Economic
Change”. Cambridge, Harvard University Press.
Nelson, R.R., ed (1993). “National Innovaton Aystems: A Camparative Analysis”,
Oxford, Oxfor University Press.
Nosi, J (1993). “National Systems of Innovation in Search of a Workable Concept”,
Technology in Society, 15: 207-227.
Nunnally & Burnstein (1994) Pschy chometric Theory, 3rd edition, NewYork,
McGraw Hill.
OECD (2001). The wellbeing of Nations: The Role of Human and social capital,
Education and Skills. OECD Centre for Education Research and Innovation,
Paris, France.
Ovens, A. (2000). “E-procurement at Schlumberger”, Harvard Business Review,
78(3):21-22.
Patel, P and Pavitt, K. (1994). “National Innovation Systems: Why they are
important, and How They Might Be Measured and Caopare”, Economics of
Innovation and New Technology, 3, pp, 77-99.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 61
Porter, M. (1999). “Clusters and the New Economics of Competition”, Harvard
Business Review, Dec, pp. 77 – 99.
Porter, M (2000). “Locatio, Copetition and Development: Local Cluster in an Global
Economy”, Economis Development Quarterly, 14-1: 15-34.
Porter, M.E., and Stern, S. (1999). The New Challenge to America’s Prosperity:
Findings from the Innovation Index, Council on Competitiveness, Washington.
Putnam, RD (1993). “Marking Democrecy Work, Princeton” Princeton University
Press.
Putnam, RD (2000). “Bowling alone: The Collapse and Revival of American
Community, Simon and Schuster”, New York.
Putnam, R. D (1995). “Bowling Alone: America's Declining Social Capital”, Journal
of Democracy 6:1, Jan, 65-78.
Putnam, RD (1995) “Bowling alone: America’s declining social capital”, Journal of
Democracy 6:1, January 1995 pp65-78.
Paul Newbold (1995) “Satistics for Business and Economics”, Prentice Hall
International, Inc, 1995.
Ramu Ramanathan (2002). “Introductory econometrics with application”. Chapter 8, pp347
– 357.
Réjean.L, Nabil. A and Moketar. L (2000). “Does Social Capital Determine
Innovation? To What Extent?”, at 4th International Conference on Technology
Policy and Innovation, Curitiba, August 28-31, 2000.
Rosenbgerg, N (1982). “Inside the Black Box: Technology and Economics”, New
York, Cambrige University Press.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 62
Rogers, M. (1998). “The Definition and Measurement of Innovation” Melbourne
Institute Working Paper No. 10/98, Melbourne Institute of Applied Economic
and Social research, the University of Melbourne, Melbourne.
Rothwell, R. (1994). “Towards Fifth-generation Process Innovation”International
Marketing Review, 11(1):7-31.
Rycroft, R. W., and Kash, D.E. (1999). “Managing Complex Networks – Keys to
21st Century Innovation Success”, Research-Technology Management,
42(3):13-18.
Samson, D., and Terziovski, M. (1999). “The Relationship Between Total Quality
Management Practices and Operational Performance”, Journal of Operations
Management, 1999(17):393-409.
Schmookler, J. (1996). “Invention and Economic Growth”, Canbrige, Harvard
University Press.
Uphoff, N (2000). “Understanding Social Capital: Learning from the Analysis and
Experience of Participation”, pp. 215-252 in Dasguspta, P. and Serageldin I.
ed, Social Capital: A Multifaceted Perspective, Washington, D.C. The Word
bank.
Von Hippel, E (1998). “The Sources of Innovaton”, Oxford University Press.
Woolcock, M. (2000). “Why should we care about social capital?” Canberra
Bulletin of Public Administration, pp17-19.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÁC BÀI BÁO TIẾNG VIỆT
Huỳnh Thanh Điền (2007), “Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh
nghiệp”, Diễn đàn SAGA – www.saga.vn, tháng 09 năm 2007.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 63
Huỳnh Thanh Điền (2007), “Vốn xã hội, pháp luật, chế độ chính trị và tăng trưởng
kinh tế”, Diễn đàn SAGA – www.saga.vn, tháng 09 năm 2007.
Huỳnh Thanh Điền (2007), “Văn hóa doanh nghiệp và vốn xã hội trong doanh
nghiệp”, Diễn đàn SAGA – www.saga.vn, tháng 11 năm 2007.
Huỳnh Thanh Điền (2007), “Quy trình phát triển dự án kinh doanh bất động sản”,
Diễn đàn SAGA – www.saga.vn, tháng 12 năm 2007.
CÁC BÀI BÁO BẰNG TIẾNG ANH
Dien. Huynh Thanh (2004), “Obstacles to the development of the Eco-Tourism
center in Upper U Minh - Kien Giang”, Economics Development Journal,
July 2004 (No. 119).
Dien. Huynh Thanh (2003), “Some remarks on the plan to develop rural economy in
upper U Minh – Kien Giang”, Economics Development Journal, October
2004 (No. 110).
Dien. Huynh Thanh (2003), “Resources allocation for development of local
economy”, Economics Development Journal, July. 2003 (No. 107).
Dien. Huynh Thanh and Trang. Le Thi Thuy (2002), ”Measures to develop tourism
industry in Kien Giang”, Economics Development journal, November 2002
(No. 99).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp- trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.pdf